Thông tư 11/2010/TT-BKHCN quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 11/2010/TT-BKHCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 11/2010/TT-BKHCN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Quân |
Ngày ban hành: | 30/07/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 30/7/2010, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 11/2010/TT-BKHCN Quy định về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu được nêu rất cụ thể trong Thông tư: bảo đảm lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán với khách hàng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường; Chỉ được đưa vào lưu thông trên thị trường các loại xăng dầu đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Thông tư này; Khi cung cấp xăng dầu cho đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhập khẩu, sản xuất, pha chế xăng dầu phải cung cấp kèm theo chứng chỉ chất lượng…
Các quy định về Quản lý đo lường trong kinh doanh xăng dầu; và Quản lý chất lượng trong kinh doanh xăng dầu được quy định thành hai Chương riêng biệt. Điểm đáng lưu ý là vấn đề về chất lượng được quy định rất rõ ràng, cụ thể đối với từng trường hợp: chất lượng xăng dầu nhập khẩu; chất lượng xăng dầu xuất khẩu; chất lượng xăng dầu trong sản xuất, pha chế; chất lượng xăng dầu trong phân phối…Theo đó, thương nhân là tổng đại lý, đại lý, cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về quản lý chất lượng: Thông báo công khai ở vị trí dễ nhận biết cho người tiêu dùng các thông tin về: tên, chủng loại xăng dầu. Cung cấp xăng dầu đúng chất lượng, chủng loại đã thông báo; Có hồ sơ chất lượng sản phẩm (bao gồm tên, chủng loại, tiêu chuẩn công bố, nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng) đối với từng loại xăng dầu khi nhập vào do nhà phân phối cung cấp…
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Thông tư này thay thế Thông tư số 29/2007/TT-BKHCN ngày 25/12/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện bảo đảm chất lượng, bảo đảm đo lường đối với hoạt động kinh doanh xăng động cơ, dầu điêzen theo quy định tại Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/4/2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Xem chi tiết Thông tư11/2010/TT-BKHCN tại đây
tải Thông tư 11/2010/TT-BKHCN
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ---------------------- Số: 11/2010/TT-BKHCN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2010 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU
QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 84/2009/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2009
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU
-----------------------------------
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Thương nhân kinh doanh xăng dầu;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này;
c) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Thông tư này không áp dụng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu, pha chế xăng dầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không lưu thông trên thị trường theo quy định của Bộ Công thương.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phép đo là tập hợp các thao tác để xác định lượng xăng dầu cần đo.
2. Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
3. Các từ ngữ khác trong Thông tư này được hiểu theo quy định tại Điều 3 Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Điều 4. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu
1. Bảo đảm lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán với khách hàng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường.
2. Chỉ được đưa vào lưu thông trên thị trường các loại xăng dầu đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Thông tư này.
3. Khi cung cấp xăng dầu cho đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhập khẩu, sản xuất, pha chế xăng dầu phải cung cấp kèm theo chứng chỉ chất lượng.
4. Cung cấp cho người tiêu dùng xăng dầu đúng chủng loại với chất lượng được cung cấp từ nhà phân phối.
5. Thực hiện các biện pháp theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để người có trách nhiệm, khách hàng hoặc đại diện của khách hàng có thể kiểm tra phương pháp đo, kết quả đo, chất lượng của xăng dầu cung cấp cho khách hàng.
6. Chịu sự kiểm tra, thanh tra về đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật.
7. Tuân thủ quyết định thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 5. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Công nhận các tổ chức kiểm định phương tiện đo theo quy định của pháp luật về đo lường;
2. Hướng dẫn chi tiết về yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phương tiện đo, hệ thống đo; hướng dẫn về việc kiểm tra phép đo, kết quả đo.
3. Chỉ định, thừa nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp có đủ năng lực thực hiện việc đánh giá sự phù hợp xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý đo lường, quản lý chất lượng đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, pha chế, tồn trữ, phân phối và vận chuyển xăng dầu theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
5. Hướng dẫn thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện các biện pháp để người có trách nhiệm, khách hàng hoặc đại diện của khách hàng có thể kiểm tra phép đo, kết quả đo, chất lượng của xăng dầu cung cấp cho khách hàng.
6. Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý đo lường, quản lý chất lượng đối với kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Thông tư này.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý đo lường, quản lý chất lượng đối với kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Thông tư này trên địa bàn địa phương.
2. Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì tổ chức thực hiện việc kiểm tra đo lường, chất lượng, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thanh tra về đo lường, chất lượng tại các đơn vị bán lẻ xăng dầu trên địa bàn địa phương theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Định kỳ tháng 3 hàng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình kiểm tra và xử lý vi phạm về đo lường, chất lượng trong hoạt động bán lẻ xăng dầu của năm trước trên địa bàn địa phương.
Chương II
QUẢN LÝ ĐO LƯỜNG TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU
Điều 7. Đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối, kinh doanh dịch vụ xăng dầu
Thương nhân nhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối, kinh doanh dịch vụ xăng dầu phải thực hiện các quy định về quản lý đo lường sau đây:
1. Phương tiện đo dùng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Đã được kiểm định và còn trong thời hạn giá trị của chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định);
b) Các bộ phận, chi tiết của phương tiện đo phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt;
c) Có phạm vi đo phù hợp với lượng xăng dầu cần đo;
d) Bảo đảm các yêu cầu sử dụng theo quy định của nhà sản xuất.
2. Khi một hoặc một số phương tiện đo quy định tại khoản 1 Điều này được lắp đặt cùng với các cơ cấu, bộ phận khác tạo thành hệ thống đo dùng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân thì hệ thống đo này phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định của pháp luật về đo lường.
3. Sai số kết quả đo lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán với các tổ chức, cá nhân hoặc trong kiểm tra không được vượt quá 1,5 lần giới hạn sai số cho phép của phương tiện đo quy định tại khoản 1 hoặc hệ thống đo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 8. Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Ngoài các quy định về quản lý đo lường quy định tại Điều 7 của Thông tư này, thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Có sẵn các ca đong, bình đong có dung tích 1 L, 2 L, 5L, 10 L và các ống đong chia độ có phạm vi đo phù hợp; sẵn sàng thực hiện phép đo đối chứng khi được yêu cầu. Các ca đong, bình đong và ống đong chia độ này phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đã được kiểm định và còn trong thời hạn giá trị của chứng chỉ kiểm định;
b) Được đặt tại vị trí thuận lợi để người có trách nhiệm hoặc người mua xăng dầu có thể kiểm tra kết quả đo.
2. Định kỳ tự kiểm tra phương tiện đo, hệ thống đo, điều kiện thực hiện phép đo để bảo đảm sai số kết quả đo lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.
Chương III
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU
Điều 9. Chất lượng xăng dầu nhập khẩu
Thương nhân phải thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sau đây:
1. Đối với xăng dầu nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học - QCVN 1:2009/BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (sau đây viết tắt là QCVN 1:2009/BKHCN):
a) Phải thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theo quy định tại quy chuẩn QCVN 1:2009/BKHCN trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
b) Thực hiện việc kiểm tra chất lượng xăng dầu nhập khẩu trước khi làm thủ tục thông quan. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng xăng dầu nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Xăng dầu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng phải được xử lý theo một trong hai hình thức tái chế hoặc tái xuất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với loại xăng dầu nhập khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn QCVN 1:2009/BKHCN:
a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với từng loại sản phẩm theo quy định. Nội dung của tiêu chuẩn công bố không được trái với các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng;
b) Bảo đảm chất lượng xăng dầu phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.
Điều 10. Chất lượng xăng dầu xuất khẩu
Thương nhân phải thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sau đây:
1. Cung cấp xăng dầu cho thương nhân nước ngoài đúng chất lượng theo hợp đồng đã ký kết.
2. Trường hợp xăng dầu bị nước nhập khẩu trả lại, thương nhân kinh doanh xăng dầu phải thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Điều 11. Chất lượng xăng dầu trong sản xuất, pha chế
1. Thương nhân phải có phòng thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có thiết bị thử nghiệm, cán bộ thử nghiệm, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành;
b) Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đối với phòng thử nghiệm xăng dầu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;
c) Đối với phòng thử nghiệm chưa đủ điều kiện thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành, thương nhân được phép sử dụng phòng thử nghiệm bên ngoài để thử các chỉ tiêu chưa thử nghiệm được và phải được thể hiện bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ thử nghiệm. Sử dụng các phòng thử nghiệm đã xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005.
2. Thương nhân phải thực hiện các quy định quản lý chất lượng sau đây:
a) Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 hoặc hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí theo tiêu chuẩn ISO/TS 29001:2007 - Công nghiệp dầu mỏ, hoá dầu và khí thiên nhiên - Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành - Các yêu cầu đối với tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ;
b) Đối với xăng dầu thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn QCVN 1:2009/BKHCN: Thực hiện việc chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1:2009/BKHCN (chứng nhận hợp quy); công bố hợp quy trên cơ sở chứng nhận hợp quy; công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn QCVN 1:2009/BKHCN;
c) Đối với loại xăng dầu khác: Thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với từng lô xăng dầu thành phẩm và chỉ đưa vào lưu thông các lô xăng dầu đã công bố tiêu chuẩn áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Kết quả kiểm tra thử nghiệm của từng lô hàng phải được cấp cho nhà phân phối, bán lẻ và lưu trữ, xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
d) Khi sử dụng phụ gia không thông dụng để sản xuất, pha chế xăng dầu, thương nhân phải đăng ký sử dụng phụ gia này và được chấp thuận đăng ký theo quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 12. Chất lượng xăng dầu trong phân phối
Thương nhân là tổng đại lý, đại lý, cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sau đây:
1. Thông báo công khai ở vị trí dễ nhận biết cho người tiêu dùng các thông tin về: tên, chủng loại xăng dầu. Cung cấp xăng dầu đúng chất lượng, chủng loại đã thông báo.
2. Có hồ sơ chất lượng sản phẩm (bao gồm tên, chủng loại, tiêu chuẩn công bố, nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng) đối với từng loại xăng dầu khi nhập vào do nhà phân phối cung cấp.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 29/2007/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện bảo đảm chất lượng, bảo đảm đo lường đối với hoạt động kinh doanh xăng động cơ, dầu điêzen theo quy định tại Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Lưu VT, PC, TĐC. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỎNG Đã ký
Nguyễn Quân |
THE MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY No. 11/2010/TT-BKHCN | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM Hanoi, July 30, 2010 |
CIRCULAR
ON MEASUREMENT AND QUALITY MANAGEMENT OF PETROL AND OIL TRADING UNDER THE GOVERNMENT S DECREE NO. 84/ 2009/ND-CP OF OCTOBER 15, 2009, ON PETROL AND OIL TRADING
THE MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
Pursuant to the Government s Decree No. 28/ 2008/ND-CP of March 14, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;
Pursuant to the Government
s Decree No. 84/ 2009/ND-CP of October 15, 2009, on petrol and oil trading;
The Minister of Science and Technology provides the measurement and quality management of petrol and nil trading as follows:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides the measurement and quality management of petrol and oil trading in Vietnam.
Article 2. Subjects of application
1. This Circular applies to:
a/ Petrol and oil traders;
b/ Measurement and quality state management agencies defined in Articles 5 and 6 of this Circular;
c/ Other concerned state agencies, organizations and individuals.
2. This Circular does not apply to traders manufacturing, importing and processing petrol and oil for their own use, not for market sale under the Ministry of Industry and Trade s regulations.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Measurement means a sequence of manipulations to determine the volume of petrol and oil subject to measurement.
2. Measuring device means a technical equipment for measurement.
3. Other terms referred to in this Circular are construed under Article 3 of the Government s Decree No. 84/2009/ND-CP of October 15.2009, on petrol and oil trading.
Article 4. Responsibilities of petrol and oil traders
1. To ensure that the volume of petrol and oil to be traded and paid with customers comply with the law on measurement.
2. To market only petrol and oil meeting quality requirements under this Circular.
3. When supplying petrol and oil to petrol and oil agents and retailers, petrol and oil importers, manufacturers and processors shall provide them with quality certificates.
4. To supply consumers with petrol and oil of proper category with quality as supplied from distributors.
5. To take measures requested by competent state management agencies to enable responsible persons or consumers or their representatives to inspect measuring methods and results and quality of petrol and oil supplied to consumers.
6. To submit to measurement and quality examination and inspection under law.
7. To abide by inspection decisions of competent state agencies.
Article 5. Responsibilities of the Directorate for Standards, Metrology and Quality
1. To accredit measuring device inspection institutions under the law on measurement;
2. To guide in detail technical measurement requirements on measuring devices and systems; to guide the inspection of measurement and measuring results.
3. To designate or accredit conformity assessment institutions which are qualified for assessing petrol and oil conformity with national technical regulations.
4. To assume the prime responsibility for. and coordinate with specialized agencies of concerned ministries and branches in, inspecting and examining the observance of regulations on measurement and quality management of petrol and oil import, manufacture, processing, storage, distribution and transportation under this Circular and other relevant laws.
5. To guide petrol and oil traders in taking measures to enable responsible persons or consumers or their representatives to examine measurement and measuring results and quality of petrol and oil supplied to consumers.
6. To conduct public information and provide professional guidance on measurement and quality management of petrol and oil trading under this Circular.
Article 6. Responsibilities of Science and Technology Departments of provinces and centrally run cities
1. To conduct public information and provide professional guidance on measurement and quality management of petrol and oil trading under this Circular in their localities.
2. To direct Sub-Directorates for Standards, Metrology and Quality in conducting measurement and quality examination and in coordinating with concerned units in conducting measurement and quality inspection of local petrol and oil retailers under this Circular and other relevant laws.
3. In March every year, to summarize and report to the Ministry of Science and Technology and provincial-level People s Committees on examination and handling of violations of regulations on measurement and quality in petrol and oil retail of the previous year in their localities.
Chapter II
MEASUREMENT MANAGEMENT OF PETROL AND OIL TRADING
Article 7. For petrol and oil import manufacture, processing, distribution and service provision
Petrol and oil importers, manufacturers, processors, distributors and service providers shall comply with the following regulations on measurement management:
1. Measuring devices used to determine the quantity of petrol and oil to be traded and paid among organizations and individuals must meet the following requirements:
a/ They have been inspected with valid inspection certificates (inspection marks, stamps or certificates);
b/Their parts and details match the approved samples;
c/ The scope of measuring corresponds the volume of petrol and oil subject to measurement:
d/ They meet manufacturers use requirements.
2. When one or more measuring devices provided in Clause 1 of this Article arc installed together with other structures and parts to form a measuring system for determining the volume of petrol and oil to be traded and paid among organizations and individuals, this system must meet technical measurement requirements under the law on measurement.
3. Petrol and oil measurement errors in trading and payment with organizations and individuals or in inspection must not exceed 1.5 times the tolerable errors for measuring devices specified in Clause 1 or measuring systems defined in Clause 2 of this Article.
Article 8. For petrol and oil retail
In addition to the regulations on measurement management under Article 7 of this Circular, petrol and oil retailers shall comply with the following regulations:
1. To have measuring mugs and vessels with volumes of 1, 2. 5 and 10 liters and calibrated measuring cylinders with appropriate measurement units lo be readied for comparative measurement upon request, which must meet the following requirements:
a/ They have been inspected with valid inspection certificates;
b/ They are placed in positions convenient for responsible persons or petrol and oil buyers to examine measuring results.
2. To regularly inspect on their own measuring devices and systems and measurement conditions to ensure that petrol and oil measurement errors in trading and payment with suppliers and consumers comply with Clause 3. Article 7 of this Circular.
Chapter III
QUALITY MANAGEMENT OF PETROL AND OIL TRADING
Article 9. Quality of imported petrol and oil
Traders shall comply with the following regulations on quality management:
1. For imported petrol and oil subject to national technical regulations on petrol, diesel and bio fuels - QCVN 1: 2009/BKHCN promulgated by the Minister of Science and Technology (below abbreviated to QCVN L2009/BKHCN):
a/ To take quality management measures under QCVN 1:2009/BKHCN prior to market sale;
b/ To inspect the quality of imported petrol and oil before customs clearance. The contents, order and procedures for quality inspection of imported petrol and oil comply with the Science
and Technology Minister s Circular No. 17/2009/ TT-BKHCN of June 18, 2009.
Imported petrol and oil which fail to meet quality requirements shall be either recycled or re-exported under decisions of competent state agencies.
2. For imported petrol and oil not subject to QCVN 1:2009/BKHCN:
a/ To announce standards applicable to each category of products under regulations. Announced standards must not be contrary to relevant national standards;
b/ To guarantee that petrol and oil quality conforms with announced standards.
Article 10. Quality of exported petrol and oil
Traders shall comply with the following regulations on quality management:
To supply petrol and oil to foreign traders with quality as under signed contracts.
When petrol and oil are returned by foreign importers, petrol and oil traders shall take quality management measures under Article 9 of this Circular.
Article 11. Petrol and oil quality in manufacture and processing
1. Traders must have laboratories which meet the following requirements:
a/ Having testing devices and staff and material foundations meeting requirements for testing petrol and oil quality indicators under current national technical regulations and standards;
b/ Developing and applying quality management systems for petrol and oil laboratories by national standard TCVN ISO/TEC 17025:2007 or international standard ISO/IEC 17025:2005;
c/ For laboratories which are not qualified for testing all quality indicators by current national technical regulations and standards, traders may use outside laboratories to test indicators beyond their laboratories capacity under testing service contracts. Using laboratories which have developed and applied quality management systems in conformity with national standards TCVN ISO/IEC 17025:2007 or international standards ISO/IEC 17025:2005.
2. Traders shall comply with the following regulations on quality management:
a/ To develop and apply quality management systems by national standards TCVN ISO 9001:2008 or the oil and gas industry s specialized quality management system by standard ISO/TS 29001:2007- Petroleum oil, petrochemistry and natural gas industries - specialized quality management system - requirements for product suppliers and service providers;
b/ For petrol and oil subject to QCVN 1:2009/ BKHCN: To have products certified as conformable with QCVN 1:2009/BKHCN (regulation conformity certification); to announce regulation conformity on the basis of regulation conformity certification; to announce applicable standards under regulations, which must not be contrary to requirements of QCVN 1:2009/ BKHCN;
c/ For petrol and oil of other categories: To inspect quality of each lot of petrol and oil products and only circulate lots for which applicable standards in conformity with the Ministry of Science and Technology s current national standards have been announced. Testing results of each lot shall be provided for distributors and retailers and be kept and produced at the request of competent agencies;
d/ When using uncommon additives to manufacture or process petrol and oil, traders shall register such additives and obtain registration approval under the Science and Technology Minister s Circular No. 15/2009AT-BKHCN of June 2, 2009.
Article 12. Petrol and oil quality in distribution
General agents, agents, shops and filling stations shall comply with the following regulations on quality management:
1. To publicly notify names and categories of petrol and oil in easy-to-spot places. To supply petrol and oil with quality and categories as notified.
2. To have product quality dossiers (comprising names, categories, announced standards, origin, quality certificates) for each category upon receipt from distributors.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 13. Effect
This Circular takes effect 45 days from the date of its signing and replaces the Science and Technology Ministry s Circular No. 29/2007 AT-BKHCN of December 25. 2007, guiding quality and measurement assurance conditions for engine petrol and diesel oil trading under the Government s Decree No. 55/2007/ND-CP of April 6. 2007, on petrol and oil trading.
Article 14. Organization of implementation
1. When legal documents and national technical regulations and standards invoked in
this Circular are amended, supplemented or replaced, new documents prevail.
2. The Directorate for Standards. Metrology and Quality shall organize the implementation of this Circular.
3. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Science and Technology for consideration and settlement.-
| FOR THE MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây