Quyết định 1518/QĐ-TĐC của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc ban hành Hướng dẫn phương pháp lấy mẫu xăng dầu

thuộc tính Quyết định 1518/QĐ-TĐC

Quyết định 1518/QĐ-TĐC của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc ban hành Hướng dẫn phương pháp lấy mẫu xăng dầu
Cơ quan ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1518/QĐ-TĐC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Văn Diện
Ngày ban hành:17/10/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Số: 1518/QĐ-TĐC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Hướng dẫn phương pháp lấy mẫu xăng dầu

TỔNG CỤC TRƯỞNG

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Quyết định số 140/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng và nhiên liệu điêzen số QCVN 1:2007/BKHCN;

Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Đánh giá sự phù hợp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn phương pháp lấy mẫu xăng dầu”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Văn bản hướng dẫn này thay thế các văn bản hướng dẫn trước đây.
Điều 3. Ban Đánh giá sự phù hợp, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu VP, ĐGPH.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Vũ Văn Diện

HƯỚNG DẪN
Phương pháp lấy mẫu xăng dầu
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1518/QĐ-TĐC ngày 17 tháng 10 năm 2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
1. Phạm vi áp dụng
Văn bản này hướng dẫn về nội dung và cách thức thực hiện việc lấy mẫu thủ công phục vụ mục đích thử nghiệm, kiểm tra chất lượng đối với xăng và nhiên liệu điêzen (dưới đây được gọi tắt là xăng dầu) được nhập khẩu, sản xuất, chế biến, pha chế và lưu thông trên thị trường trong nước.
2. Văn bản viện dẫn
TCVN 6777:2000 (ASTM D 4057) - Dầu mỏ và sản phẩm từ dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thủ công.
3. Thuật ngữ:
3.1. Lô hàng (lô xăng dầu):
a) Đối với xăng dầu nhập khẩu:
Lô hàng là lượng hàng hóa có cùng tên gọi, cùng mức chất lượng, thuộc cùng một hợp đồng mua bán và được chuyên chở trên cùng một phương tiện vận chuyển;
b) Đối với xăng dầu sản xuất, chế biến, pha chế trong nước:
Lô hàng là lượng sản phẩm có cùng tên gọi, cùng mức chất lượng, được sản xuất, chế biến, pha chế trong một ca sản xuất và được chứa trong một hoặc nhiều phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,…) tại cùng một địa điểm;
c) Đối với xăng dầu lưu thông, phân phối, bán lẻ trên thị trường:
Lô hàng là lượng hàng hóa có cùng tên gọi, cùng mức chất lượng, được chứa trong một hoặc nhiều phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,…) trên cùng một phương tiện vận chuyển hoặc tại cùng một địa điểm và được giao nhận hoặc bán lẻ tại cùng một địa điểm (trạm giao nhận, phương tiện giao nhận, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trạm kinh doanh xăng dầu…).
3.2. Lấy mẫu là các bước công việc cần thiết phải thực hiện để có được mẫu đại diện về chất lượng cho lô xăng dầu phục vụ cho mục đích kiểm tra và thử nghiệm.
3.3. Mẫu đại diện là mẫu được lấy từ lô xăng dầu theo các cách thức khác nhau từ các phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,…) riêng biệt đảm bảo thể hiện được mức đặc trưng chung nhất về chất lượng đối với toàn bộ thể tích xăng dầu thuộc lô hàng.
Mẫu điển hình quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 1:2007/BKHCN là mẫu đại diện của loại xăng dầu.
3.4. Mẫu hỗn hợp là mẫu được trộn theo tỷ lệ thể tích xăng dầu thuộc lô hàng chứa trong các phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,…) khác nhau từ các mẫu xăng dầu được lấy đơn lẻ theo cách lấy mẫu di động hoặc lấy mẫu cục bộ. Mẫu hỗn hợp được coi là mẫu đại diện khi người lấy mẫu đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và cách thức lấy mẫu đơn lẻ. Mẫu hỗn hợp được chia thành các mẫu lẻ để phục vụ mục đích kiểm tra thử nghiệm, lưu mẫu.
3.5. Cách thức lấy mẫu
a) Mẫu di động là mẫu xăng dầu được lấy bằng cách thả chai lấy mẫu xuống đến đáy của phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,…) và kéo chai lên với tốc độ đều cho đến khi ra khỏi bề mặt chất lỏng sao cho lượng xăng dầu lấy vào chai trong suốt quá trình kéo lên vào khoảng 3/4 dung tích của chai;
b) Mẫu cục bộ là mẫu xăng dầu được lấy tại một vị trí xác định trong một phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,…) hoặc từ đường ống tại một thời điểm xác định;
Mẫu cục bộ có thể được lấy bằng chai lấy mẫu hoặc bằng dụng cụ lấy mẫu tự động (MMC).
Các loại mẫu cục bộ thường được lấy như sau:
- Mẫu trên là mẫu cục bộ lấy tại vị trí khoảng 1/6 chiều cao của mức xăng dầu tính từ bề mặt xăng dầu tại phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,…).
- Mẫu giữa là mẫu cục bộ lấy tại vị trí khoảng 1/2 chiều cao của mức xăng dầu tính từ bề mặt xăng dầu tại phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,…).
- Mẫu dưới là mẫu cục bộ lấy tại vị trí khoảng 1/6 chiều cao của mức xăng dầu tính từ đáy phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,…).
3.6. Bình chứa trung gian là bình chứa toàn bộ các mẫu di động hoặc mẫu cục bộ hoặc cả mẫu di động với mẫu cục bộ để tạo thành mẫu đại diện phục vụ mục đích kiểm tra, thử nghiệm, lưu mẫu.
3.7. Ống đứng định hướng là đoạn ống thẳng đứng kéo dài từ bệ đo lường tới sát đáy của phương tiện lưu trữ xăng dầu (hầm, bồn, bể,…) được trang bị mái phao trong hoặc mái phao ngoài.
4. Dụng cụ lấy mẫu và bình chứa mẫu
4.1. Dụng cụ lấy mẫu:
a) Thông thường, mẫu xăng dầu được lấy bằng chai lấy mẫu theo quy định tại mục 13 của TCVN 6777:2000 khi tiến hành lấy mẫu tại các phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,…);
b) Đối với các lô xăng dầu nhập khẩu được chứa trong các hầm hàng trên tàu chuyên dụng đã được đậy kín nắp và nạp khí trơ (closed-tank) vì lý do an toàn trong chuyên chở xăng dầu, phải tiến hành lấy mẫu bằng dụng cụ lấy mẫu tự động (thường gọi là dụng cụ lấy mẫu MMC) được trang bị sẵn trên tàu. Việc lấy mẫu bằng dụng cụ lấy mẫu MMC phải được nêu rõ và ghi nhận trong Biên bản lấy mẫu (theo biểu mẫu quy định tại phụ lục);
c) Khi tiến hành lấy mẫu tại cửa hàng hoặc trạm bán lẻ xăng dầu có thể lấy mẫu bằng cách bơm mẫu trực tiếp từ cần cấp phát (vòi bơm) xăng dầu vào bình chứa mẫu;
d) Dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô, trước khi cho mẫu vào cần được tráng kỹ bằng xăng dầu sẽ được lấy.
Chú thích: Dụng cụ lấy mẫu tự động (MMC) là loại van kín khí có trang bị phương tiện lấy mẫu xăng dầu do MMC International Corporation (New York, USA) sản xuất, thường được lắp đặt sẵn sử dụng cho các hầm chứa xăng dầu được nạp khí trơ vì mục đích an toàn trong chuyên chở.
4.2. Bình chứa mẫu:
a) Bình chứa mẫu phải được làm bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng đến chất lượng xăng dầu như: sắt tráng kẽm, thép hợp kim không gỉ, hợp kim nhôm, hoặc bằng thủy tinh có dung tích từ 4 đến 5 lít, không rò rỉ, không có các chất làm ảnh hưởng đến chất lượng xăng dầu (ví dụ chất trợ dung cho hàn, keo dán có thể bị hòa tan hoặc bị trương nở trong xăng dầu) và có nắp kín. Bình chứa mẫu phải được làm sạch, khô và cần được tráng kỹ bằng xăng dầu sẽ chứa trước khi lấy mẫu;
b) Có thể sử dụng bình chứa tạm mẫu bằng nhựa (plastic) không màu, không bị ảnh hưởng hoặc bị hòa tan trong xăng dầu. Trong thời gian không quá 12 giờ phải chuyển mẫu vào bình chứa mẫu.
5. Phương pháp lấy mẫu:
5.1. Đối với xăng dầu nhập khẩu:
Tiến hành lấy mẫu đại diện cho mỗi lô xăng dầu như sau:
Thực hiện lấy mẫu hỗn hợp gồm tất cả các mẫu di động đơn lẻ được lấy từ từng phương tiện lưu trữ xăng dầu (hầm, bồn, bể,…) theo tỷ lệ thể tích/khối lượng xăng dầu chứa trong từng phương tiện so với tổng thể tích/khối lượng của lô hàng, cho vào bình chứa trung gian. Trộn đều mẫu hỗn hợp, rót vào các bình đựng mẫu chuẩn bị sẵn.
5.2. Đối với xăng dầu sản xuất, chế biến, pha chế trong nước và xăng dầu lưu thông, phân phối, bán lẻ trên thị trường:
Tiến hành lấy mẫu đại diện theo một trong hai cách sau:
a) Lấy mẫu trực tiếp từ cần cấp phát xăng dầu (vòi bơm);
b) Lấy mẫu hỗn hợp (có thể là mẫu di động hoặc mẫu cục bộ) từ các phương tiện lưu trữ xăng dầu (hầm, bồn, bể,…).
5.3. Lưu ý:
a) Các phương pháp lấy mẫu trên có thể áp dụng linh hoạt tùy thuộc vào phương tiện lưu trữ xăng dầu và mục đích lấy mẫu;
b) Địa điểm, vị trí, lý do lựa chọn và cách thức lấy mẫu phải được ghi nhận cụ thể tại Biên bản lấy mẫu.
6. Lấy mẫu, lập biên bản lấy mẫu, gửi mẫu thử nghiệm và lưu mẫu:
6.1. Lấy mẫu:
a) Lượng mẫu cần lấy: lượng mẫu cần thiết để thử nghiệm đủ các chỉ tiêu theo quy định là khoảng 3 lít/mẫu. Tổng lượng mẫu cần thiết cho mỗi lần lấy mẫu kiểm tra thông thường là khoảng 9 lít;
b) Mẫu hỗn hợp (đại diện cho lô hàng) được trộn đều trong bình chứa trung gian và chia đều vào 3 bình chứa mẫu riêng biệt, 01 bình để gửi thử nghiệm, 02 bình còn lại được lưu giữ đối chứng tại doanh nghiệp (chủ hàng) và tổ chức kiểm tra;
c) Ghi ký hiệu mẫu và các thông tin cần thiết trên bình chứa mẫu ngay sau khi chia mẫu xong. Tổ chức kiểm tra thực hiện niêm phong các bình chứa mẫu.
6.2. Lập biên bản lấy mẫu
a) Biên bản lấy mẫu được lập theo phụ lục kèm theo hướng dẫn này, cần ghi đầy đủ cả những đặc điểm bất thường trong quá trình lấy mẫu. Nội dung biên bản có thể được bổ sung các nội dung khác phù hợp với yêu cầu và mục đích lấy mẫu;
b) Biên bản lấy mẫu phải có chữ ký xác nhận của người lấy mẫu (đại diện tổ chức kiểm tra), đại diện doanh nghiệp (chủ hàng);
Trong trường hợp đại diện doanh nghiệp không ký biên bản, để phục vụ mục đích kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra ký xác nhận vào biên bản lấy mẫu và nêu rõ lý do doanh nghiệp không ký biên bản. Nếu có thể nên mời thêm đại diện của chính quyền địa phương ký chứng kiến. Trường hợp này biên bản vẫn có đầy đủ giá trị pháp lý để làm cơ sở xử lý vi phạm (nếu có).
6.3. Gửi mẫu thử nghiệm, lưu mẫu, bảo quản mẫu:
a) Chuyển mẫu thử nghiệm đến phòng thử nghiệm trong thời gian không quá 24 giờ kể từ khi lấy mẫu. Trong quá trình vận chuyển mẫu phải thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, cảnh báo về cháy nổ và tính toàn vẹn của mẫu;
b) Các mẫu còn lại phải được lưu trữ, bảo quản trong bình chứa mẫu đến hết thời hạn lưu mẫu (15 ngày). Lưu giữ mẫu ở nơi thoáng mát, có mái che, được phòng chống cháy nổ.
Bổ sung
7. Các lưu ý trong khi lấy mẫu xăng dầu
7.1. Lưu ý về cách lấy mẫu:
a) Không được lấy mẫu từ các ống đứng định hướng vì thông thường mẫu trong ống này không đại diện cho xăng dầu chứa trong phương tiện lưu trữ (hầm, bồn, bể,…);
b) Khi thực hiện lấy mẫu di động, cần lưu ý cách thức lấy theo quy định tại điểm a. mục 3.5. Nếu lượng mẫu mỗi lần lấy nhiều hơn 3/4 dung tích chai, cần lấy lại mẫu bằng cách điều chỉnh tốc độ thả và kéo chai.
7.2. Lưu ý về an toàn khi lấy mẫu: Ngoài các lưu ý về an toàn liên quan đến các nguồn nhiệt, tia lửa sinh ra do tĩnh điện và ngọn lửa hở nêu tại phụ lục của TCVN 6777:2000, người lấy mẫu cần thực hiện các quy định về an toàn tại nơi lấy mẫu; khi lấy mẫu cần đứng ở vị trí thích hợp với hướng gió để tránh ảnh hưởng trực tiếp của hơi xăng dầu. 

PHỤ LỤC

Số: ………/…

(Tên tổ chức kiểm tra)

Ngày: …/…/200…

 

BIÊN BẢN LẤY MẪU

 Xăng không chì

 Nhiên liệu Điêzen

 

1. Tên hàng hóa:

  Xăng không chì có trị số octan RON…

 

  Nhiên liệu Điêzen DO …%S

2. Doanh nghiệp:..................................................................................................................

3. Địa chỉ:............................................................................................................................

4. Số lượng hàng hóa:............................................................   thực tế                          khai báo

5. Địa điểm lấy mẫu:............................................................................................................

6. Phương pháp lấy mẫu: TCVN 6777:2000 và Quyết định số: ……………./QĐ-TĐC của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  lấy mẫu di động            lấy mẫu cục bộ             lấy mẫu bằng dụng cụ MMC

  lấy mẫu tại vị trí cấp phát

7. Mục đích lấy mẫu:

  kiểm tra hàng nhập khẩu           kiểm tra hàng sản xuất, chế biến

  kiểm tra lưu thông thị trường

  các nội dung khác: …………… (các ghi chú cần thiết nếu có) …………………………………. tại………………………………… (ghi cụ thể, ví dụ: kho của Tổng đại lý; trạm bán xăng dầu,…)

8. Chi tiết về lấy mẫu:

▪ Số lượng các phương tiện lưu trữ xăng dầu:   hầm         bồn      bể        khác: ……….

▪ Số hiệu các phương tiện lưu trữ xăng dầu được lấy mẫu:

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

▪ Lượng xăng dầu đã lấy từ mỗi phương tiện lưu trữ được chia đều vào… bình đựng mẫu mang số hiệu    

▪ Các bình đựng mẫu được niêm phong có mã số:..........................................................................

(Tên tổ chức kiểm tra)……………/gửi thử nghiệm mẫu số…………. và lưu mẫu số..........................

▪ Doanh nghiệp lưu và bảo quản mẫu số.........................................................................................

Thời gian lưu mẫu là 15 ngày.

▪  Biên bản này được lập thành 02 bản và có giá trị ngang nhau……….. (tên tổ chức kiểm tra)…… lưu 01 bản, doanh nghiệp lưu 01 bản.

Biên bản lấy mẫu và mẫu lưu được giao cho đại diện của doanh nghiệp lúc …giờ …phút ngày …/…/200…

Đại diện doanh nghiệp
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Người lấy mẫu
(ký, ghi rõ họ tên)

(Thêm tên và chữ ký của các thành viên khác của Tổ chức kiểm tra khi cần thiết)

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất