Nghị định 07/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử

thuộc tính Nghị định 07/2010/NĐ-CP

Nghị định 07/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2010/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:25/01/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thu hút nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Việt Nam. Nghị định này cũng quy định một số biện pháp thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, cụ thể, chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước được hưởng các chế độ ưu đãi về: tuyển dụng làm việc, bổ nhiệm vào vị trí chủ trì các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và quản lý, điều kiện làm việc, xếp lương phù hợp với trình độ và kinh nghiệm thực tiễn, phương tiện đi lại, nhà ở, giao lưu khoa học và hợp tác quốc tế…Người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp với mức tối đa là 70% mức lương theo ngạch, bậc. Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đạt loại giỏi trở lên được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử của Nhà nước. Người học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bậc đại học và sau đại học được Nhà nước trả chi phí đào tạo, được cấp học bổng nếu học ở trong nước và hỗ trợ chi phí đào tạo nếu học ở nước ngoài. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2010.

Xem chi tiết Nghị định07/2010/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 07/2010/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 01 NĂM 2010

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU

CỦA LUẬT NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Điều 65, 80, 82, 90 của Luật Năng lượng nguyên tử và hướng dẫn một số nội dung theo yêu cầu quản lý về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.
Điều 2. Biện pháp thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1. Chuyên gia có trình độ cao là người có kiến thức, trình độ, kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu sâu về một chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, đáp ứng các tiêu chí do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Chuyên gia có trình độ cao làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước được hưởng chế độ ưu đãi về:
a) Tuyển dụng làm việc;
b) Bổ nhiệm vào vị trí chủ trì các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và quản lý;
c) Điều kiện làm việc;
d) Xếp lương phù hợp với trình độ và kinh nghiệm thực tiễn;
đ) Phương tiện đi lại, nhà ở;
e) Giao lưu khoa học và hợp tác quốc tế;
g) Các chế độ ưu đãi khác.
2. Người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp với mức tối đa là 70% mức lương theo ngạch, bậc.
3. Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đạt loại giỏi trở lên được ưu tiên tuyển dụng làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử của Nhà nước. Bộ Nội vụ quy định cụ thể việc thực hiện nội dung này.
4. Người học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bậc đại học và sau đại học được Nhà nước trả chi phí đào tạo và được cấp học bổng nếu học ở trong nước và hỗ trợ chi phí đào tạo nếu học ở nước ngoài. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể việc thực hiện nội dung này.
5. Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các biện pháp đặc thù thu hút nguồn nhân lực quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 3. Đo lường bức xạ, kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị thuộc danh mục thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân phải kiểm định, hiệu chuẩn phải thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn trong các trường hợp sau:
a) Trước khi đưa thiết bị vào sử dụng;
b) Theo định kỳ;
c) Sau khi lắp đặt lại thiết bị hoặc sửa chữa có ảnh hưởng đến tính năng an toàn và độ chính xác của thiết bị.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ thiết lập, duy trì chuẩn đo lường bức xạ quốc gia; ban hành quy định cụ thể việc kiểm định, hiệu chuẩn và danh mục thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân phải kiểm định, hiệu chuẩn.
Điều 4. Quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường.
1. Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia là mạng lưới quan trắc phóng xạ chuyên ngành thuộc hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia.
2. Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia phối hợp với hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia phục vụ đánh giá hiện trạng phóng xạ môi trường, liều chiếu xạ đối với cộng đồng dân cư; thiết lập hệ cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường và theo dõi, cảnh báo mọi diễn biến bức xạ bất thường trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia trong hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia; chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 5. Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên bức xạ
Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên bức xạ như sau:
1. Trang bị phương tiện bảo vệ, thiết bị ghi đo bức xạ, liều kế cá nhân cần thiết cho nhân viên bức xạ khi tiến hành công việc bức xạ.
2. Tổ chức đào tạo cho nhân viên bức xạ mới tuyển dụng và hằng năm huấn luyện, bổ sung kiến thức mới về an toàn bức xạ và chuyên môn.
3. Tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ khi mới tuyển dụng; tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho nhân viên bức xạ theo quy định của Bộ Y tế.
4. Tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ ít nhất một lần trong 3 tháng.
5. Khi nhân viên bức xạ bị chiếu xạ quá liều giới hạn thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện ngay các công việc sau đây:
a) Chuyển nhân viên bị chiếu xạ quá liều giới hạn tới cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra, theo dõi sức khỏe;
b) Tìm nguyên nhân bị chiếu xạ quá liều và đề ra biện pháp khắc phục;
c) Bố trí công việc thích hợp cho nhân viên bị chiếu xạ quá liều giới hạn.
6. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 6. Phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo.
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc có thông tin về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo (sau đây gọi chung là nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát) có trách nhiệm thông báo ngay việc phát hiện cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Cơ quan hải quan tại cửa khẩu phải trang bị phương tiện kỹ thuật, thực hiện các biện pháp cần thiết để phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân tại cửa khẩu.
3. Các cơ sở sử dụng sắt, thép phế liệu để luyện thép phải có biện pháp hoặc thiết bị để phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát.
1. Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nhận được thông tin về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Sở Khoa học và Công nghệ sở tại.
2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Khi nhận được thông tin về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát, phối hợp với công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan xác minh thông tin, tổ chức việc tìm kiếm;
b) Khi tìm thấy nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh;
c) Thông báo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để phối hợp tìm kiếm, xử lý và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quá trình phát hiện và xử lý.
3. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác minh thông tin, tham gia tìm kiếm và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an ninh;
b) Phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành điều tra xác định chủ sở hữu; tổ chức, cá nhân đã quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân để xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm:
a) Khi nhận được thông tin về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ kỹ thuật cho công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở Khoa học và Công nghệ trong việc xác minh thông tin và tổ chức tìm kiếm;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan áp dụng các biện pháp xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát đã được tìm thấy;
c) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quá trình phát hiện và xử lý.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp tìm kiếm, xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát;
b) Xây dựng và đưa vào vận hành kho lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát;
c) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ quá trình phát hiện và xử lý đối với các trường hợp nghiêm trọng.
Điều 8. Kinh phí bảo đảm việc phát hiện, tìm kiếm, xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát.
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hải quan cửa khẩu, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ, tổ chức của Nhà nước có chức năng hỗ trợ kỹ thuật thực hiện việc phát hiện, tìm kiếm, xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát bao gồm:
a) Kinh phí đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát;
b) Kinh phí phục vụ cho việc tìm kiếm, xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể về kinh phí quy định tại khoản này.
2. Trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, bị thất lạc, bị bỏ rơi hoặc chuyển giao bất hợp pháp, thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho việc tìm kiếm, xử lý và lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 9. Kiểm soát an toàn đối với vận chuyển quá cảnh vật liệu phóng xạ và hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
1. Việc vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam phải được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản.
Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép biết.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và các cơ quan có liên quan thực hiện việc giám sát vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc kiểm soát an toàn đối với việc vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 10. Cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan với các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu.
1. Cơ quan hải quan tại cửa khẩu có trách nhiệm:
a) Ưu tiên làm thủ tục thông quan đối với vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân đáp ứng đủ điều kiện về đóng gói, vận chuyển, giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân và cập nhật thông tin cho cơ sở dữ liệu về vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Trong trường hợp vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì phải lập biên bản; thu giữ; áp dụng các biện pháp an toàn, an ninh theo quy định đồng thời thông báo ngay cho Bộ Khoa học và Công nghệ qua Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để phối hợp xử lý;
c) Trong trường hợp xảy ra sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân do vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu, phải thực hiện các biện pháp ứng phó đã được lập kế hoạch theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ đồng thời thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sở tại và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để phối hợp xử lý;
d) Định kỳ hằng năm gửi báo cáo về tình hình nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tới Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật cho cơ quan hải quan tại các cửa khẩu trong việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan có biện pháp kịp thời để xử lý theo quy định khi nhận được thông báo theo các điểm b và c khoản 1 Điều này.
3. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Phối hợp với cơ quan hải quan tại cửa khẩu kiểm tra, xử lý bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân trong trường hợp vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân không đáp ứng điều kiện thông quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong việc xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân do vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu.
4. Các cơ quan khác tại cửa khẩu, tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu trong trường hợp quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này.
Điều 11. Xác định mức sự cố và việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
1. Mức sự cố để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng khi xảy ra sự cố được xác định như sau:
a) Sự cố mức 1 là sự kiện nội quy làm việc bị vi phạm, thiết bị trục trặc có thể gây mất an toàn đối với hệ thống bảo vệ, nhưng nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp vẫn được bảo đảm;
b) Sự cố mức 2 là sự kiện các quy định về an toàn bị vi phạm, thiết bị bảo vệ bị hư hỏng nhưng hệ thống bảo vệ vẫn được bảo đảm; nhân viên bức xạ bị chiếu xạ vượt quá liều giới hạn nghề nghiệp nhưng không quá mười lần; suất liều chiếu xạ tại khu vực làm việc lớn hơn 50 milisivơ trên giờ (mSv/h) hoặc có nhiễm bẩn phóng xạ đến mức cần phải có hành động khắc phục ở những khu vực mà theo thiết kế không có khả năng bị nhiễm bẩn trong điều kiện bình thường;
c) Sự cố mức 3 là sự cố hệ thống bảo vệ bị hư hỏng dẫn đến rò rỉ chất phóng xạ gây nhiễm bẩn ở những khu vực mà theo thiết kế không có khả năng bị nhiễm bẩn trong điều kiện bình thường, gây ra chiếu xạ đối với người dân nhưng chưa vượt quá liều giới hạn công chúng; có nhân viên bức xạ bị chiếu xạ vượt quá mười lần liều giới hạn nghề nghiệp hoặc suất liều chiếu xạ tại khu vực làm việc vượt quá 1 sivơ trên giờ (Sv/h);
d) Sự cố mức 4 là tai nạn khi thanh nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân bị nóng chảy, bị hư hỏng làm thoát ra trên 0,1% tổng lượng chất phóng xạ của vùng hoạt; đối với các cơ sở hạt nhân khác là tai nạn làm một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra khỏi cơ sở, nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ có nguy cơ tử vong; gây chiếu xạ đối với người dân nhưng chưa vượt quá liều giới hạn công chúng;
đ) Sự cố mức 5 là tai nạn do vùng hoạt của lò phản ứng hạt nhân có hư hỏng; đối với các cơ sở hạt nhân khác là tai nạn làm một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra khỏi cơ sở, có nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ tử vong; gây tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường ở ngoài cơ sở, cần áp dụng một số biện pháp ứng phó sự cố ở phạm vi ngoài cơ sở;
e) Sự cố mức 6 là tai nạn nghiêm trọng đối với lò phản ứng hạt nhân, làm một lượng chất phóng xạ tương đương hàng nghìn đến hàng chục nghìn têra becơren (TBq) I-131 thoát ra môi trường; đối với các cơ sở hạt nhân khác là tai nạn nghiêm trọng làm thoát một lượng lớn chất phóng xạ ra môi trường làm nhiều người tử vong, phải áp dụng mọi biện pháp ứng phó trong kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh;
g) Sự cố mức 7 là thảm họa hạt nhân do nổ lò phản ứng hạt nhân và làm thoát một lượng rất lớn chất phóng xạ ra môi trường trên diện rộng, phải áp dụng kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia.
2. Khi xảy ra sự cố, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xác định mức sự cố và thông báo về sự cố trên các phương tiện thông tin đại chúng về:
a) Tình hình phóng xạ tại nơi xảy ra sự cố, dự đoán diễn biến sự cố và các ảnh hưởng của nó đến cộng đồng và môi trường;
b) Các hành động và biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Điều 12. Phí và lệ phí
1. Các loại phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bao gồm:
a) Phí thẩm định an toàn, an ninh để cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
b) Phí thẩm định điều kiện để cấp giấy đăng ký dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
c) Phí thẩm định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
d) Phí sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
2. Các loại lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bao gồm:
a) Lệ phí cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
b) Lệ phí cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
c) Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
d) Lệ phí cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.
3. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí và lệ phí quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 13. Bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
1. Bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại các khoản 1 Điều 90 Luật Năng lượng nguyên tử là bảo hiểm bắt buộc.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành những công việc bức xạ sau đây phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường:
a) Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
b) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
c) Khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
d) Xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán các loại bảo hiểm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
4. Bộ Tài chính ban hành quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại bảo hiểm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này. Mức phí bảo hiểm được quy định căn cứ vào khả năng gây thiệt hại của công việc bức xạ.
Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các loại giấy phép đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở bức xạ, nhân viên bức xạ trước khi Nghị định này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục có giá trị đến thời hạn hiệu lực của giấy phép.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép của cơ sở bức xạ và nhân viên bức xạ đã nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà chưa được giải quyết trước khi Nghị định này có hiệu lực thì phải được cập nhật và bổ sung theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2010.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

----------

No. 07/2010/ND-CP

Hanoi, January 25, 2010

 

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON ATOMIC ENERGY

THE GOVERNMENT

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 3, 2008 Law on Atomic Energy;

Pursuant to the June 3, 2008 Law on Promulgation of Legal Documents;

At the proposal of the Minister of Science and Technology,

DECREES:

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree details and guides the implementation of Articles 65, 80, 82 and 90 of the Law of Atomic Energy and guides a number of relevant provisions to meet requirements of management of atomic energy development and use and safety assurance.

2. This Decree applies to domestic organizations and individuals, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals and international organizations that conduct activities in the domain of atomic energy in Vietnam.

Article 2. Measures to attract human resources in the domain of atomic energy

1. Senior experts are those who have deep knowledge about, high expertise and practical experience in a certain specialized field of atomic energy and satisfy the criteria set by the Ministry of Science and Technology. Senior experts working in state agencies and institutions may enjoy preferences and incentives in:

a/ Recruitment and employment;

b/ Appointment to posts in charge of scientific and technological tasks or managerial posts;

c/ Favorable working conditions;

d/ Salaries suitable to their expertise and practical experience;

e/ Travel and accommodations;

f/ Participation in scientific exchange and international cooperation;

g/ Other preferences and incentives.

2. Workers in the domain of atomic energy who are salaried by the state budget may enjoy a preferential occupational allowance equal up to 70% of their rank or grade salaries.

3. Graduates with very good or higher academic results in atomic energy specialties will be prioritized in the recruitment and employment by atomic energy state management agencies, training establishments or research and application institutions. The Ministry of Home Affairs shall specify the implementation of this provision.

4. University and graduate students in atomic energy specialties may have their tuitions paid by the State and be granted scholarships, for those studying at home, and be provided with tuition supports, for those studying abroad. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, specifying the implementation of this provision.

5. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, devising particular measures to attract human resources as specified in Clauses 1 and 2 of this Article before proposing them to the Prime Minister for decision.

Article 3. Measurement of radiation, inspection and correction of radiation recording-measuring, radiation and nuclear devices

1. Organizations and individuals that use devices on the list of radiation recording-measuring, radiation and nuclear devices subject to inspection and correction shall inspect and correct such devices in the following cases: a/ Before putting such devices into use; b/ On a periodical basis; c/After reinstalling or repairing such devices, which may affect their safety and precision.

2. The Ministry of Science and Technology shall establish and maintain national standards of radiation measurement; and promulgate specific regulations on inspection and correction and a list of radiation recording-measuring, radiation and nuclear devices subject to inspection and correction.

Article 4. Environmental radioactivity observation and warning

1. The national network of environmental radioactivity observation and warning is a specialized radioactivity observation network within the national system of natural resources and environment observation.

2. The national network of environmental radioactivity observation and warning shall coordinate with the national system of natural resources and environment observation in serving the assessment of the actual state of environmental radioactivity and irradiation dose for population communities; setting up a database on environmental radioactivity; and monitoring and warning all radiation anomalies in the Vietnamese territory.

3. The Ministry of Science and Technology shall work out and submit to the Prime Minister for approval a planning on the national network of environmental radioactivity observation and warning, and its functions and tasks and the mechanism for its coordination within the national system of natural resources and environment observation; and establish and manage the national network of environmental radioactivity observation and warning after its planning is approved by the Prime Minister.

Article 5. Assurance of safe working conditions for radiation workers

Heads of organizations and individuals licensed to perform radiation jobs shall assure safe working conditions for their radiation workers as follows:

1. Furnishing protection equipment, radiation recording-measuring devices and personal radiation dose meters for radiation workers when performing radiation jobs.

2. Organizing training courses for newly recruited radiation workers and providing radiation workers with annual drills and new knowledge about radiation safety and professional knowledge.

3. Organizing health checks for newly recruited radiation workers; organizing annual health checks for radiation workers under regulations of the Ministry of Health.

4. Organizing the assessment of personal irradiation dose for radiation workers at least once every quarter.

5. When a radiation worker is exposed to an irradiation dose exceeding the prescribed limit, the concerned organization or individual licensed to perform radiation jobs shall immediately:

a/ Introduce him/her to a specialized medical establishment for health check and monitoring;

b/ Identify cause(s) of excessive irradiation and devise remedies;

c/ Place him/her in a more suitable job.

6. Complying with regulations on labor safety and sanitation.

The Ministry of Science and Technology shall detail the provisions of Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 6. Finding of radioactive sources and nuclear materials or devices which are lost, misappropriated, abandoned or illegally transferred or unreported

1. Upon finding or obtaining information on radioactive sources or nuclear materials or devices which are lost, misappropriated, abandoned, illegally transferred or unreported (below referred to as uncontrolled radioactive sources, nuclear materials or devices), organizations and individuals shall promptly report the finding to the nearest People's Committee or police office or provincial-level Science and Technology Department.

2. Border-gate customs offices shall have technical equipment and take necessary measures to detect radioactive sources and nuclear materials at their border gates.

3. Establishments using discarded iron and steel for metallurgical purpose shall take measures or procure equipment to detect radioactive sources and nuclear materials.

4. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, guiding and organizing the application of measures to detect uncontrolled radioactive sources and nuclear materials and devices.

Article 7. Responsibilities of agencies in the course of finding and handling uncontrolled radioactive sources and nuclear materials and devices

1. People's Committees or police offices that receive information on uncontrolled radioactive sources or nuclear materials and devices shall promptly notify such to provincial-level Science and Technology Departments.

2. A provincial-level Science and Technology Department shall:

a/ Upon receiving information on an uncontrolled radioactive source or nuclear material or device, coordinate with the provincial-level Police Department and concerned agencies in verifying information and carrying out a search:

b/ Upon finding an uncontrolled radioactive source or nuclear material or device, guide concerned organizations and individuals in taking safety and security assurance measures;

c/ Notify the information to the Radiation and Nuclear Safety Department for coordination in searching, handling and reporting to the provincial-level People's Committees on the process of finding and handling.

3. A provincial-level Police Department shall:

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Radiation and Nuclear Safety Department, provincial-level Science and Technology Department and concerned agencies, organizations and individuals in, verifying information, taking part in the search and taking order and security assurance measures;

b/ Coordinate with the Radiation and Nuclear Safety Department, provincial-level Science and Technology Department and concerned agencies, organizations and individuals in, investigating and identifying radioactive source, nuclear material or device owners, managers or users for handling under law.

4. The Radiation and Nuclear Safety Department shall:

a/ Upon receiving information on an uncontrolled radioactive source, nuclear material or device, provide professional guidance and technical assistance for the provincial-level Police Department or Science and Technology Depart­ment to verify information and carry out a search;

b/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned agencies, organizations and individuals in. applying measures to handle the uncontrolled radioactive source or nuclear material or device found;

c/ Report to the Minister of Science and Technology on the finding and handling.

5. The Ministry of Science and Technology shall:

a/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with ministries and branches in. guiding and organizing the application of measures to search and handle uncontrolled radioactive sources and nuclear materials and devices;

b/ Build and put into operation facilities for storing uncontrolled radioactive sources and nuclear materials and devices;

c/ Report to the Prime Minister on the finding and handling in serious cases.

Article 8. Funds for finding, searching, handling and storing uncontrolled radioactive sources and nuclear materials and devices

1. The state budget shall allocate funds for border-gate customs offices, the Radiation and Nuclear Safety Departments, provincial-level Science and Technology DepartmentSX, and state organizations with the function of technical assistance to find, search, handle and store uncontrolled radioactive sources and nuclear materials and devices, including:

a/ Allocations for procuring equipment and building facilities for storing uncontrolled radioactive sources and nuclear materials and devices;

b/ Funds for searching, handling and storing uncontrolled radioactive sources and nuclear materials and devices.

The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, specifically guiding allocations and funds specified in this Clause.

2. In case organizations and individuals that own or store radioactive sources, nuclear materials and devices which are misappropriated, lost, abandoned or illegally transferred can be identified, they shall refund the whole fund for the search, handling and storage of these radioactive sources and nuclear materials and devices under Point b, Clause 1 of this Article.

Article 9. Safety control of radioactive materials in transit and operation of seagoing ships and other vessels that are nuclear-powered

1. Transit of radioactive materials via the Vietnamese territory and operation of seagoing ships and other vessels that are nuclear-powered in the Vietnamese territory are subject to permission of the Ministry of Science and Technology after obtaining the Prime Minister's written approval.

If refusing to grant such permits, the Ministry of Science and Technology shall notify in writing applicants thereof.

2. Organizations and individuals mentioned in Clause 1 of this Article shall submit their dossiers of application for licenses to perform radiation jobs under regulations of the Ministry of Science and Technology.

3. The Radiation and Nuclear Safety Department and concerned agencies shall watch the transit of radioactive materials via the Vietnamese territory and operation of seagoing ships and other vessels that are nuclear-powered in the Vietnamese territory.

4. The Ministry of Science and Technology shall guide in detail the safety control of the transit of radioactive materials via the Vietnamese territory and operation of seagoing ships and other vessels that are nuclear-powered in the Vietnamese territory.

Article 10. Mechanism for coordination between customs offices and concerned agencies in controlling import and export of radioactive materials and nuclear devices through border gates

1. A border-gate customs office shall:

a/ Prioritize customs clearance for radioactive materials and nuclear devices which fully satisfy conditions of packing, transportation, import or export permit, and update information on these materials and in the database on radioactive materials and nuclear devices under regulations of the Ministry of Science and Technology;

b/ In case radioactive materials and nuclear devices fail to fully satisfy the conditions specified at Point a, Clause 1 of this Article, seize them, make a written record on the seizure and apply safety and security measures under regulations and promptly report such to the Ministry of Science and Technology through the Radiation and Nuclear Safety Department for coordinated handling;

c/ In case of occurrence of a radiation incident or a nuclear incident stemming from radioactive materials or nuclear equipment at the border gate, take response measures already planned under regulations of the Ministry of Science and Technology and promptly report the incident to the local provincial-level People's Committee and the Radiation and Nuclear Safety Department for coordinated handling;

d/ Send annual reports on the import or export of radioactive materials and nuclear devices to the Ministry of Science and Technology for summarization and reporting to the Prime Minister.

2. The Radiation and Nuclear Safety Department shall:

a/ Provide professional guidance and technical assistance for border-gate customs offices to control the import and export of radioactive materials and nuclear devices;

b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Science and Technology Departments and concerned agencies in, promptly taking handling measures under regulations after receiving reports mentioned at Points b and c. Clause 1 of this Article.

3. Provincial-level Science and Technology Departments shall assist provincial-level People's Committees in:

a/ Coordinating with border-gate customs offices in the inspection and handling to ensure radiation and nuclear safety in case radioactive materials and nuclear devices fail to satisfy the customs clearance conditions specified at Point b. Clause 1 of this Article;

b/ Coordinating with the Radiation and Nuclear Safety Department in handling radiation incidents and nuclear incidents stemming from radioactive materials and nuclear devices at border gates.

4. Other agencies at border gates shall, within their functions and tasks, assist and coordinate with border-gate customs offices in the cases specified at Points b and c. Clause 1 of this Article.

Article 11. Determination of levels of incidents and notification thereof in the mass media

1. Levels of incidents to be notified in the mass media upon their occurrence are determined as follows:

a/ Level-1 incident means an event in which internal working regulations are breached or any device fails but the multi-layer protection system is still secured;

b/ Level-2 incident means an event in which safety rules are breached or any protection equipment is damaged but the protection system is not affected; a radiation worker(s) is(are) exposed to a dose exceeding the occupational dose limit by ten times or less; the radiation dose ratio at the working place exceeds 50 millisieverts per hour (mSv/h) or there is a radioactive contamination that needs to be remedied in places designed to be free from contamination under normal conditions;

c/ Level-3 incident means an incident in which the protection system is damaged resulting in a leakage of radioactive substances causing contamination in places designed to be free from contamination under normal conditions and irradiation of local inhabitants at a level not exceeding the public dose limit; a radiation worker(s) is(are) exposed to a dose exceeding the occupational dose limit by more than ten times or the radiation dose ratio in the working place exceeds 1 sievert per hour (Sv/h);

d/ Level-4 incident means an accident in which a fuel bar of a nuclear reactor melts or is damaged resulting in a release of over 0.1% of total radioactive substances from the active zone. For other nuclear facilities, an incident of this level means an accident resulting in an external release of a considerable amount of radioactive substances, irradiation of radiation worker(s) at a fatal level, or irradiation of local inhabitants at a level not exceeding the public dose limit;

e/ Level-5 incident means an accident in which the active zone of a nuclear reactor is damaged. For other nuclear facilities, an incident of this level means an accident resulting in an external release of a considerable amount of radioactive substances or irradiation of a radiation worker(s) at a fatal level; or causing health and environmental effects outside the facility, and making it necessary to take some of the countermeasures outside the facility;

f/ Level-6 incident means a serious accident in a nuclear reactor resulting in an external release of an amount of radioactive substances equivalent to thousands or tens of thousands terabecquerels (TBq) of Iodine-131. For other nuclear facilities, an incident of this level means a serious accident resulting in an external release of a considerable amount of radioactive substances, causing many deaths and requiring the implementation of all countermeasures provided in a provincial-level incident response plan;

g/ Level-7 incident means a nuclear disaster caused by explosion of a nuclear reactor, resulting in an external release of a very large amount of radioactive substances on a wide scale and requiring the implementation of a national incident response plan.

2. Upon occurrence of an incident, the Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, determining the level of the incident and notify it in the mass media on:

a/ Radioactivity level at the place of occurrence, forecast the incident's developments and impacts on the community and the environment;

b/ Acts and measures to protect the community health.

Article 12. Charges and fees

1. Charges to be levied in the domain of atomic energy include:

a/ Charge for safety and security assessment before grant of licenses to perform radiation jobs;

b/ Charge for appraisal of eligibility before grant of registration certificates of atomic energy application support services;

c/ Charge for appraisal of eligibility before grant of practice certificates to providers of atomic energy application support services;

d/ Charges for services provided in the domain of atomic energy.

2. Fees to be levied in the domain of atomic energy include:

a/ Fee for grant of licenses to perform radiation jobs;

b/ Fee for grant of registration certificates of atomic energy application support services;

c/ Fee for grant of practice certificates to providers of atomic energy application support services;

d/ Fee for grant of radiation worker certificates.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, specifying rates and the regime of collection, remittance, management and use of charges and fees specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 13. Occupational insurance, civil liability insurance and environmental damage compensation liability insurance

1. Occupational insurance, civil liability insurance and environmental damage compensation liability insurance specified in Clause 1, Article 90 of the Law on Atomic Energy are compulsory.

2. Organizations and individuals licensed to perform the following radiation jobs shall purchase environmental damage compensation liability insurance:

a/ Operation of a research nuclear reactor or a nuclear power plant;

b/ Production or processing of radioactive substances;

c/ Exploitation and processing of radioactive ores;

d/ Disposal of radioactive wastes and spent radioactive sources and nuclear materials.

3. Insurance businesses licensed to provide compulsory insurance may not refuse to sell the insurances specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. The Ministry of Finance shall promulgate insurance rules, terms, premium levels and the minimum insurance sum applicable to each type of insurance specified in Clauses 1 and 2 of this Article. Insurance premium levels shall be set based on the possibility of damage to be caused by radiation jobs.

Article 14. Transitional provisions

1. Licenses granted by competent state management agencies to radiation facilities and workers before the effective date of this Decree remain valid until their validity duration expires.

2. Dossiers of application for licenses of radiation facilities and workers already filed with competent state management agencies and remaining unsettled before the effective date of this Decree must be updated and supplemented under the Law on Atomic Energy.

Article 15. Effect

This Decree takes effect on March 15, 2010.

Article 16. Implementation responsibility

1. The Minister of Science and Technology shall organize the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and concerned organizations and individuals shall implement this Decree-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 07/2010/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất