Thông tư 05/2019/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô

thuộc tính Thông tư 05/2019/TT-BTC

Thông tư 05/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2019/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:25/01/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính

Ngày 25/01/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 05/2019/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.

Theo đó, sổ kế toán mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với tổ chức tài chính vi mô (TCVM) mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của TCVM phải ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ.

Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh. Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán thì phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Thông tư này còn quy định cụ thể về các loại tài khoản kế toán, Báo cáo tài chính...

Thông tư có hiệu lực từ ngày ngày 01/4/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2020.

Xem chi tiết Thông tư05/2019/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

------------

Số: 05/2019/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

Hà Nội,  ngày 25 tháng 01  năm 2019

THÔNG TƯ

Hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô

Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán;

Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định hệ thống tài khoản kế toán, báo cáo tài chính, sổ kế toán áp dụng cho các tổ chức tài chính vi mô.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các tổ chức tài chính vi mô (sau đây gọi tắt là TCVM) được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là TCTD).
CHƯƠNG II
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Điều 3. Tài khoản kế toán
1. TCVM áp dụng thống nhất tài khoản kế toán theo Danh mục tài khoản kế toán được quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
2. Để phục vụ yêu cầu quản lý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là NHNN) quy định các tài khoản cấp 2, cấp 3 và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
3. Trường hợp NHNN cần bổ sung tài khoản cấp 1 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1 về tên, ký hiệu, nội dung kết cấu để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
4. TCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định trong Danh mục tài khoản kế toán khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động.
5. TCVM  được mở các tài khoản cấp 4, cấp 5, tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ và phải phù hợp với nội dung, kết cấu và nguyên tắc kế toán của các tài khoản tổng hợp do Bộ Tài chính và NHNN ban hành.
6. Thông tư này chỉ hướng dẫn nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của các loại tài khoản.
7. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho TCVM được chia thành 08 loại tài khoản:
- Loại tài khoản tài sản: Từ Tài khoản 101 - Tài khoản 391.
- Loại tài khoản nợ phải trả: Từ Tài khoản 415 - Tài khoản 491.
- Loại tài khoản thanh toán: Tài khoản 519.
- Loại tài khoản vốn chủ sở hữu: Từ Tài khoản 601 - Tài khoản 691.
- Loại tài khoản doanh thu: Từ Tài khoản 701 - Tài khoản 791.
- Loại tài khoản chi phí: Từ Tài khoản 801 - Tài khoản 891.
- Loại tài khoản xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 001.
- Loại tài khoản ngoài bảng: Từ Tài khoản 901 - Tài khoản 999.
Điều 4. Tài khoản 101 - Tiền mặt
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt tại TCVM. Chỉ phản ánh vào Tài khoản 101 “Tiền mặt” số tiền mặt thực tế nhập, xuất, tồn quỹ.
b. Khi tiến hành nhập, xuất tiền mặt phải có giấy nộp tiền, lĩnh tiền, hoặc phiếu thu, phiếu chi, séc lĩnh tiền,... và có đủ chữ ký theo quy định của Luật kế toán.
c. Thủ quỹ phải có trách nhiệm mở sổ quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ.
d. Các khoản tiền mặt do đơn vị khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại TCVM được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.
đ. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Định kỳ, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
e. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ và khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với TCTD.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
-  Các khoản tiền mặt nhập quỹ;
-  Số tiền mặt thừa tại quỹ phát hiện khi kiểm kê;
-  Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).
Bên Có:
-  Các khoản tiền mặt xuất quỹ;
-  Số tiền mặt thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;
-  Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo.
Điều 5. Tài khoản 110 - Tiền gửi tại NHNN
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi tại NHNN của TCVM.
b. Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
- Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của NHNN kèm theo các chứng từ gốc.
- Khi nhận được chứng từ của NHNN gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của NHNN thì phải thông báo cho NHNN để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:           
Số tiền TCVM gửi tại NHNN.
Bên Có:           
Số tiền TCVM rút ra.
Số dư Nợ:       
Phản ánh số tiền TCVM đang gửi tại NHNN tại thời điểm báo cáo.
Điều 6. Tài khoản 121. Các khoản đầu tư
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư TCVM được phép đầu tư theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành. TCVM không được sử dụng tài khoản này trong trường hợp pháp luật chưa có quy định.
b. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng...
c. TCVM phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
d. Đối với các khoản đầu tư, nếu chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Giá trị các khoản đầu tư tăng.
Bên Có:
Giá trị các khoản đầu tư giảm.
Số dư bên Nợ:
Giá trị các khoản đầu tư hiện có tại thời điểm báo cáo.
Điều 7. Tài khoản 130 - Tiền gửi tại các TCTD
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền của TCVM gửi tại các TCTD trong nước.
b. Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của TCTD kèm theo các chứng từ gốc.
c. Khi nhận được chứng từ của TCTD gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của TCTD thì phải thông báo cho TCTD để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Số tiền gửi vào các TCTD trong nước;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.
Bên Có:
- Số tiền TCVM rút ra;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.
Số dư Nợ:
Số tiền của TCVM đang gửi tại các TCTD trong nước tại thời điểm báo cáo.
Điều 8. Tài khoản 201 – Cho vay
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCVM cho khách hàng vay.
b. Tài khoản này không phản ánh các khoản cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác.
c. TCVM phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản cho vay theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng vay, số đã trả,... 
d. TCVM phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành đối với TCVM trong hoạt động cho vay như đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay,…
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:           
Số tiền cho khách hàng vay .
Bên Có:           
Số nợ gốc thu từ khách hàng.
Số dư Nợ:       
Số nợ gốc vay còn lại của khách hàng cuối kỳ.
Điều 9. Tài khoản 251 – Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCVM cho các Tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước vay theo mục đích chỉ định bằng nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
b. TCVM phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản cho vay theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng, số đã trả,... 
c. TCVM phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành đối với TCVM trong hoạt động cho vay như đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay,…
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:           
Số tiền cho khách hàng vay.
Bên Có:           
Số nợ gốc thu từ khách hàng.
Số dư Nợ:       
Số nợ gốc vay còn lại của khách hàng cuối kỳ.
Điều 10. Tài khoản 281 - Các khoản nợ chờ xử lý
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ  chờ xử lý, bao gồm: các khoản nợ có tài sản gán nợ, xiết nợ; Các khoản nợ có tài sản thế chấp liên quan đến vụ án đang chờ xét xử; Các khoản nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm.
b. TCVM phải mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ theo từng khách hàng, theo kỳ hạn,...
c. TCVM chuyển các khoản nợ đang theo dõi tại tài khoản 201, 251 sang theo dõi tại tài khoản này khi chờ xử lý.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:           
- Số nợ gốc chưa thu được chờ xử lý;
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá bán tài sản thu được lớn hơn khoản nợ người vay phải trả đối với những khoản nợ có tài sản xiết nợ, gán nợ. 
Bên Có:
- Số nợ gốc được xử lý theo quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Số nợ gốc tồn đọng đã được xử lý;
- Số nợ gốc tồn đọng có tài sản bảo đảm được chuyển giao để xử lý theo quy định;
- Số tiền nhượng bán tài sản xiết nợ, gán nợ TCVM đã thu được (theo số tiền thực tế thu được do bán tài sản xiết nợ, gán nợ);
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá bán tài sản thu được nhỏ hơn số nợ người vay phải trả (bù đắp rủi ro sau khi bán tài sản xiết nợ, gán nợ).
Số dư Nợ: Số nợ gốc cho vay chờ xử lý cuối kỳ.
Điều 11. Tài khoản 291 – Nợ cho vay được khoanh
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCVM cho các khách hàng vay đã quá hạn trả và đã được chấp thuận khoanh nợ cho các khoản nợ quá hạn này không phải trả lãi để chờ xử lý.
b. TCVM mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có nợ cho vay được khoanh.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Số nợ gốc cho vay đã được khoanh.
Bên Có:           
- Số tiền thu hồi từ các khách hàng trả nợ.
- Số tiền được chấp thuận cho xử lý.
Số dư Nợ:       
Phản ánh số nợ gốc cho vay đã được khoanh tại thời điểm báo cáo.
Điều 12. Tài khoản 299 – Dự phòng rủi ro cho vay
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh việc TCVM lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay.
b. Để xử lý những tổn thất do các rủi ro có thể xảy ra khi cho vay, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán, TCVM phải trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay tính vào chi phí.
c. Việc trích lập, hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc lập hoặc hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay được thực hiện tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:  
- Sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro tín dụng.
- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.
Bên Có:
Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.
Số dư Có:
Số dự phòng rủi ro cho vay hiện có cuối kỳ.
Điều 13. Tài khoản 301 – Tài sản cố định hữu hình
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của TCVM theo nguyên giá.
b. Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 - Tài sản cố định hữu hình. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo cơ chế tài chính do Bộ Tài chính ban hành.
c. Kế toán phải mở tài khoản chi tiết để theo dõi từng loại TSCĐ hữu hình.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Bên Có:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,...
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở TCVM cuối kỳ.
Điều 14. Tài khoản 302 – Tài sản cố định vô hình
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định vô hình của TCVM theo nguyên giá.
b. Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - Tài sản cố định vô hình. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo cơ chế tài chính do Bộ Tài chính ban hành.
c. Kế toán phải mở tài khoản chi tiết để theo dõi từng loại TSCĐ vô hình.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
Bên Có:
Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Số dư bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở TCVM tại thời điểm báo cáo.
Điều 15. Tài khoản 303 – Tài sản cố định thuê tài chính
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định thuê tài chính của TCVM theo nguyên giá.
b. Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 - Thuê tài sản.
c. Kế toán phải mở tài khoản chi tiết để theo dõi từng loại TSCĐ đi thuê tài chính.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính tăng.
Bên Có:
Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của TCVM.
Số dư bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính hiện có ở TCVM tại thời điểm báo cáo.
Điều 16. Tài khoản 305 - Hao mòn TSCĐ
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.
b. Về nguyên tắc, mọi TSCĐ của TCVM có liên quan đến hoạt động kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong hoạt động kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao, TCVM phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí kinh doanh mà chỉ tính hao mòn TSCĐ và hạch toán giảm nguồn hình thành TSCĐ đó.
c. Căn cứ vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của TCVM để lựa chọn 1 trong các phương pháp tính, trích khấu hao theo quy định của pháp luật phù hợp cho từng TSCĐ nhằm kích thích sự phát triển kinh doanh, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của TCVM.
Phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng TSCĐ phải được thực hiện nhất quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ.
d. Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong Báo cáo tài chính.
đ. Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và  phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo TCVM quyết định.
e. Đối với TSCĐ vô hình, phải tuỳ thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (theo hợp đồng, cam kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Riêng đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thì chỉ trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất xác định được thời hạn sử dụng. Nếu không xác định được thời gian sử dụng thì không trích khấu hao.
g. Đối với TSCĐ thuê tài chính, trong quá trình sử dụng bên đi thuê phải trích khấu hao trong thời gian thuê theo hợp đồng tính vào chi phí, đảm bảo thu hồi đủ vốn.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do TSCĐ thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác.
Bên Có:
Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ.
Số dư bên Có:
Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ hiện có cuối kỳ.
Điều 17. Tài khoản 311 - Công cụ, dụng cụ
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của TCVM.
b. Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên Tài khoản 311 được thực hiện theo giá gốc. Nguyên tắc xác định giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thực hiện như  quy định trong chuẩn mực “Hàng tồn kho”.
c. Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ phải phản ánh theo giá trị thực tế.
d. Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí quản lý.
đ. Trường hợp công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng hoặc cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán thì được ghi nhận vào Tài khoản 381 “Tài sản khác” và phân bổ dần vào chi phí trong kỳ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn;
- Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho;
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho hoạt động kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn;
- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng;
- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá;
- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê.
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ.
Điều 18. Tài khoản 313 - Vật liệu
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại vật liệu của TCVM.
b. Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên Tài khoản 313 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực “Hàng tồn kho”.
c. Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phải phản ánh theo giá trị thực tế.
d. Không phản ánh vào tài khoản này đối với vật liệu không thuộc quyền sở hữu của TCVM như vật liệu nhận giữ hộ,...   
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của vật liệu nhập kho;
- Trị giá vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào kinh doanh;
- Trị giá vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;
- Chiết khấu thương mại vật liệu khi mua được hưởng;
- Trị giá vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Điều 19. Tài khoản 321 -  Xây dựng cơ bản dở dang
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB.Tài khoản này chỉ sử dụng trong thời gian tiến hành xây dựng cơ bản để phản ánh các vật liệu, dụng cụ và thiết bị dùng cho xây dựng cơ bản.
b. Chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Chi phí đầu tư XDCB được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được thực hiện theo quy chế về quản lý  đầu tư XDCB. Chi phí đầu tư XDCB, bao gồm:
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí thiết bị;
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chi phí quản lý dự án;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- Chi phí khác.
Tài khoản 321 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
c. Trường hợp dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán dự án chưa được duyệt thì TCVM ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá tạm tính (giá tạm tính phải căn cứ vào chi phí thực tế đã bỏ ra để có được TSCĐ) để trích khấu hao, nhưng sau đó phải điều chỉnh theo giá quyết toán được phê duyệt.
d. Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Đối với các TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải sửa chữa, bảo trì, duy tu định kỳ, kế toán được trích lập dự phòng phải trả và tính trước vào chi phí kinh doanh để có nguồn trang trải khi việc sửa chữa, bảo trì phát sinh.
đ. Trường hợp dự án đầu tư bị hủy bỏ, TCVM phải tiến hành thanh lý và thu hồi các chi phí đã phát sinh của dự án. Phần chênh lệch giữa chi phí đầu tư thực tế phát sinh và số thu từ việc thanh lý được ghi nhận vào chi phí khác hoặc xác định trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân để thu hồi.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình);
- Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ;
- Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ.
Bên Có:
- Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản chi phí duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt;
- Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt;
- Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ vào các tài khoản có liên quan.
Số dư Nợ:
- Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang cuối kỳ;
- Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ cuối kỳ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt.
Điều 20. Tài khoản 351 - Các khoản phải thu bên ngoài
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản TCVM phải thu bên ngoài.
b. TCVM phải mở tài khoản chi tiết theo dõi từng đối tượng phải thu, từng khoản phải thu.
c. Trong kế toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Các khoản phải thu bên ngoài phát sinh.
Bên Có:
Số tiền phải thu bên ngoài đã thu được.
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu bên ngoài cuối kỳ.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền đã nhận trước hoặc số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).
Điều 21. Tài khoản 353 - Thuế GTGT được khấu trừ
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của TCVM.
b. Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 353. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
c. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua hoặc chi phí tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
d. Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư bên Nợ:
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
Điều 22. Tài khoản 359 - Dự phòng rủi ro các khoản phải thu
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập khoản dự phòng rủi ro cho các khoản phải thu của TCVM.
b. Khi lập Báo cáo tài chính, TCVM xác định các khoản nợ phải thu khó đòi để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.
c. TCVM trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành.
d. Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý.
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro các khoản phải thu.
- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã trích lập theo quy định.
Bên Có:           
 Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí trong kỳ.
Số dư Có:
Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.
Điều 23. Tài khoản 362 - Phải thu khác
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu gồm: các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác, như: Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý; Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường; Các khoản đã chi nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi; Các khoản chi hộ phải thu hồi; Các khoản ký quỹ, thế chấp, cầm cố; Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Giá trị các khoản tạm ứng;
- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết;
- Giá trị tài sản mang đi cầm cố, thế chấp hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược;
- Phải thu của cá nhân, tập thể đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay;
- Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi;
- Các khoản nợ phải thu khác.
Bên Có:
- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;
- Giá trị tài sản cầm cố hoặc số tiền ký quỹ, ký cược đã nhận lại hoặc đã thanh toán;
- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác;
- Số tiền tạm ứng đã thu về.
Số dư Nợ:
Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được cuối kỳ.
Tài khoản này có thể có số dư Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu.
Điều 24. Tài khoản 366 - Chi dự án
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này phản ánh các khoản chi dự án để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc Nhà tài trợ giao cho TCVM và không vì mục đích lợi nhuận của TCVM. Các khoản chi dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc được viện trợ, tài trợ không hoàn lại.
b. TCVM phải mở sổ kế toán chi tiết chi dự án theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán, ...
c. Hạch toán chi dự án phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán và phải đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa sổ kế toán với chứng từ và Báo cáo tài chính.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Các khoản chi dự án thực tế phát sinh.
Bên Có:
- Các khoản chi dự án sai quy định không được phê duyệt, phải xuất toán thu hồi;                                                                                                                                                                                                                  
- Số chi dự án được duyệt quyết toán với nguồn kinh phí dự án.
Số dư bên Nợ:
Các khoản chi dự án chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt y tại thời điểm báo cáo.
Điều 25. Tài khoản 381 - Tài sản khác
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản khác của TCVM, như: Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả kinh doanh của nhiều kỳ kế toán; và các tài sản khác của TCVM chưa được phản ánh tại các tài khoản khác.
b. Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều kỳ kế toán;
- Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,...) và các loại lệ phí mà TCVM mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;
- Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn TCVM không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ;
- Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động của nhiều kỳ kế toán;
- Tài sản khác ngoài các khoản nói trên.
c. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.
d. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí trả trước phát sinh trong kỳ;
- Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ;
- Các tài sản khác của TCVM.
Bên Có:
- Các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi phí trong kỳ;
- Số tiền thu hồi chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ;
- Các tài sản khác của TCVM đã xử lý.
Số dư bên Nợ:
- Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ;
- Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ chưa thu được;
- Giá trị các tài sản khác của TCVM cuối kỳ.
Điều 26. Tài khoản 382 - Ủy thác cho vay
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCVM chuyển cho các tổ chức nhận ủy thác để thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng theo thỏa thuận hợp đồng ủy thác đã ký kết.
b. TCVM mở tài khoản chi tiết để theo dõi từng tổ chức nhận ủy thác, từng loại ủy thác cấp tín dụng.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Số tiền TCVM đem đi ủy thác cho vay.
Bên Có:
Số tiền tổ chức nhận ủy thác thanh toán theo hợp đồng.
Số dư Nợ:
Số tiền ủy thác cho vay còn lại cuối kỳ.
Điều 27. Tài khoản 391 – Lãi và phí phải thu
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi và phí phải thu của TCVM, bao gồm:
- Lãi tiền gửi mà TCVM gửi tại NHNN và tại các TCTD khác;
- Lãi cho vay, phí phải thu từ hoạt động tín dụng, dịch vụ;
- Lãi và phí phải thu từ hoạt động ủy thác cho vay;
- Lãi và phí phải thu từ hoạt động khác.
b.  Lãi phải thu được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
c. Phí phải thu được ghi nhận trên cơ sở thời gian và số phí thực tế phải thu từng kỳ.
d. Lãi và phí phải thu thể hiện số lãi dồn tích mà TCVM đã hạch toán vào doanh thu nhưng chưa được thanh toán.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:           
Số lãi và phí phải thu tính cộng dồn.
Bên Có:           
Số tiền lãi và phí phải thu đã được trả.
Số dư Nợ:       
Phản ánh số lãi và phí còn phải thu của TCVM cuối kỳ.   
Điều 28. Tài khoản 415 - Vay cá nhân, các TCTD, tổ chức khác
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCVM vay của các cá nhân, TCTD, tổ chức khác.
b. TCVM phải theo dõi chi tiết từng khoản vay theo kỳ hạn, đối tượng vay,...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:           
- Số tiền nợ vay TCVM đã trả;
- Chênh lệch giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
Bên Có:           
- Số tiền TCVM vay các cá nhân, TCTD, tổ chức khác;
- Chênh lệch tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
Số dư Có:       
Phản ánh số tiền TCVM đang vay các cá nhân, TCTD, tổ chức khác cuối kỳ.
Điều 29. Tài khoản 420 - Tiền gửi của khách hàng
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi tại TCVM bao gồm tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của các khách hàng tài chính vi mô và khách hàng khác.
b. TCVM phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản tiền gửi theo từng khách hàng, kỳ hạn,...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Số tiền khách hàng rút ra.
Bên Có:
- Số tiền khách hàng gửi vào.
- Số tiền lãi nhập gốc tiền gửi của khách hàng.
Số dư Có:       
Phản ánh số tiền của khách hàng đang gửi tại TCVM cuối kỳ.
Điều 30. Tài khoản 441 - Vốn nhận ủy thác cho vay
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số vốn uỷ thác cho vay của Chính phủ, các Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài giao cho TCVM để sử dụng theo các mục đích chỉ định, TCVM có trách nhiệm hoàn trả vốn này khi đến hạn.
b. TCVM phải mở tài khoản chi tiết theo từng loại vốn của từng đối tác giao vốn.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
 - Số vốn chuyển trả lại cho các đối tác giao vốn.
- Chênh lệch giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
Bên Có:
 - Số vốn của các bên đối tác giao cho TCVM.
- Chênh lệch tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
Số dư Có:  
Số vốn uỷ thác cho vay của các đối tác TCVM đang sử dụng cuối kỳ.
Điều 31. Tài khoản 451 - Các khoản phải trả bên ngoài
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản TCVM phải trả bên ngoài.            
b. Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu về XDCB  cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu XDCB nhưng chưa nhận được hàng hoá, lao vụ.
c. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua công cụ, dụng cụ, dịch vụ mua ngoài... trả tiền ngay (tiền mặt, séc hay chuyển khoản).
d. Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:           
Số tiền đã thanh toán cho người cung cấp.
Bên Có:           
Các khoản phải trả.
Số dư Có:       
Phản ánh các khoản còn phải trả cuối kỳ.
Tài khoản này có thể có số dư Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả nhiều hơn số phải trả cuối kỳ.
Điều 32. Tài khoản 453 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm của TCVM.
b. TCVM chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn...
c. Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác.
d. Đối với các khoản thuế được hoàn, được giảm, kế toán phải phân biệt rõ số thuế được hoàn, được giảm là thuế đã nộp ở khâu mua hay phải nộp ở khâu bán và thực hiện .
đ. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp.
Bên Có:
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có:
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước cuối kỳ.
Trong trường hợp cá biệt, Tài khoản 453 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của Tài khoản 453 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Điều 33. Tài khoản 461 – Phải trả người lao động
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của TCVM về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.
Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động cuối kỳ.
Trong trường hợp cá biệt, tài khoản 461 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
Điều 34. Tài khoản 462 – Phải trả khác
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp khác, như:
- Giá trị tài sản thừa ch­ưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền; Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi trong biên bản xử lý, nếu đã xác định được nguyên nhân;
- Số tiền trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn;
- Các khoản khấu trừ vào tiền l­ương của công nhân viên (nếu có);
- Các khoản tiền giữ hộ theo quy định và các khoản tiền đang chờ thanh toán, xử lý của các cơ quan, đơn vị gửi TCVM để nhờ giữ hộ;
- Các khoản doanh thu, thu nhập chưa thực hiện.
- Các khoản phải trả, phải nộp để mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ và các khoản hỗ trợ khác (ngoài lương) cho người lao động...
- Số tiền, tài sản nhận ký quỹ, ký cược, các khoản chi phí phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí hoạt động của kỳ báo cáo;
- Các khoản phải trả, phải nộp khác.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;
- Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn;
- Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản;
- Hoàn trả nhận ký quỹ, ký cược;
- Các khoản chi trả thực tế phát sinh đã được tính vào chi phí phải trả;
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí;
- Các khoản đã trả và đã nộp khác.
Bên Có:
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (ch­ưa xác định rõ nguyên nhân); Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay đư­ợc nguyên nhân;
- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lư­ơng của công nhân viên;
- Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, n­ước ở tập thể;
- Kinh phí công đoàn vư­ợt chi đư­ợc cấp bù;
- Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán;
- Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ;
- Các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả lại;
- Nhận ký quỹ, ký cược.
- Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí hoạt động;
- Các khoản phải trả khác.
Số dư­ bên Có:
Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác cuối kỳ.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả.
Điều 35. Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí dự án
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán số kinh phí dự án của TCVM.
Nguồn kinh phí dự án là khoản kinh phí do Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài viện trợ, tài trợ trực tiếp thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án đã được duyệt, để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội không vì mục đích lợi nhuận. Việc sử dụng nguồn kinh phí dự án phải theo đúng dự toán được duyệt và phải quyết toán với cơ quan cấp kinh phí.
b. Nguồn kinh phí dự án phải được hạch toán chi tiết theo từng nguồn hình thành. Đồng thời, phải hạch toán chi tiết, tách bạch nguồn kinh phí dự án năm nay và kinh phí dự án năm trước.
c. Nguồn kinh phí dự án phải được sử dụng đúng mục đích, nội dung hoạt động, đúng tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự toán đã được duyệt.
d. Cuối mỗi năm tài chính, TCVM phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí dự án với cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và với từng cơ quan, tổ chức cấp phát kinh phí theo chính sách tài chính hiện hành. Số kinh phí sử dụng chưa hết được xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. TCVM chỉ được chuyển sang năm sau số kinh phí dự án chưa sử dụng hết khi được cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận.
đ. Cuối năm tài chính, nếu số chi hoạt động bằng nguồn kinh phí dự án chưa được duyệt quyết toán, thì kế toán kết chuyển nguồn kinh phí dự án năm nay sang nguồn kinh phí dự án năm trước.
2. Kết cấu và nội dung phải ánh
Bên Nợ:                                      
- Số chi bằng nguồn kinh phí dự án đã được duyệt quyết toán với nguồn kinh phí dự án;
- Số kinh phí dự án sử dụng không hết hoàn lại.
Bên Có:
- Số kinh phí dự án đã thực nhận;
Số dư bên Có: Số kinh phí dự án chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng chưa được quyết toán.
Điều 36. Tài khoản 471 – Dự phòng phải trả
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của TCVM.       
b. Dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:
- TCVM có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
c. Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ.
d. Khoản dự phòng phải trả được lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí hoạt động của kỳ kế toán đó. Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí hoạt động của kỳ kế toán đó.
đ. Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
e. Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai, trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thoả mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn, thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.
g. Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm: khoản dự phòng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ định kỳ (theo yêu cầu kỹ thuật), khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó.
h. Khi lập dự phòng phải trả, TCVM được ghi nhận vào chi phí quản lý.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu;
- Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi TCVM chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ;
- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.
Bên Có:
Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí.
Số dư bên Có:
Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ.
Điều 37. Tài khoản 483 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ          
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (PTKH&CN) của TCVM. Quỹ PTKH&CN của TCVM chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam.
b. Quỹ PTKH&CN được hạch toán vào chi phí quản lý để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Việc trích lập và sử dụng Quỹ PTKH&CN của TCVM phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
c. Định kỳ, TCVM lập báo cáo về mức trích, sử dụng, quyết toán Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và nộp cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh           
Bên Nợ:
- Các khoản chi tiêu từ Quỹ PTKH&CN ;
- Giảm Quỹ PTKH&CN đã hình thành tài sản cố định (TSCĐ) khi tính hao mòn TSCĐ; giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý; chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
- Giảm Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ khi TSCĐ hình thành từ PTKH&CN chuyển sang phục vụ mục đích kinh doanh.
Bên Có:
- Trích lập PTKH&CN vào chi phí quản lý.
- Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ.
Số dư bên Có:
Số Quỹ PTKH&CN hiện còn cuối kỳ.
Điều 38. Tài khoản 484 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của TCVM. Quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích lập từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và được trích lập theo quy định của pháp luật.
b. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải theo chính sách tài chính hiện hành.
c. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải được hạch toán chi tiết theo từng loại quỹ.
d. Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành, kế toán ghi tăng TSCĐ đồng thời ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và giảm quỹ phúc lợi.
đ. Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành,  kế toán ghi tăng. Những TSCĐ này hàng tháng không trích khấu hao TSCĐ vào chi phí mà cuối niên độ kế toán tính hao mòn TSCĐ một lần /một năm.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Các khoản chi tiêu quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;
- Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc do nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu khi kiểm kê TSCĐ;
- Đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành phục vụ nhu cầu văn hóa, phúc lợi;
- Cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi cho chi nhánh.
Bên Có
- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế TNDN;
- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tăng do đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi hoàn thành đưa vào sử dụng.
Số dư bên Có:
Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi hiện còn.
Điều 39. Tài khoản 491 - Lãi và phí phải trả
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi và phí phải trả của TCVM, bao gồm: lãi tiền vay, lãi tiền gửi phải trả cho khách hàng đang gửi tiền tại TCVM, lãi phải trả tính trên số vốn ủy thác cho vay, phí ủy thác phải trả cho bên nhận ủy thác; các khoản phí phải trả khi TCVM sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ các nhà cung cấp,..
b.  Lãi phải trả được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
c. Lãi và phí phải trả thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCVM đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho khách hàng.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:           
- Số lãi và phí TCVM đã trả;
- Số lãi tiền vay, tiền gửi TCVM đã trả;
- Số phí TCVM đã trả cho các nhà cung cấp.
Bên Có:           
- Số lãi và phí TCVM phải trả;
- Số lãi tiền vay, tiền gửi TCVM phải trả;
- Số phí TCVM phải trả cho các nhà cung cấp.
Số dư Có:       
Phản ánh số lãi và phí còn phải trả của TCVM tại thời điểm báo cáo.   
Điều 40. Tài khoản 519 - Các khoản thanh toán nội bộ
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán trong nội bộ TCVM như: Số vốn điều chuyển đi đến giữa Hội sở chính của TCVM với các đơn vị trực thuộc; Các khoản thu hộ, chi hộ hoặc thanh toán khác giữa các đơn vị trong cùng hệ thống TCVM phát sinh trong quá trình giao dịch.
b. Tài khoản 519 - "Các khoản thanh toán nội bộ" được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị trực thuộc, trong đó được theo dõi theo từng khoản phải nộp, phải trả.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Số vốn điều chuyển đi;
- Số tiền đã trả cho đơn vị trực thuộc;
- Số tiền đơn vị trực thuộc đã nộp TCVM;
- Số tiền đã trả các khoản mà các đơn vị trực thuộc chi hộ;
- Số tiền thu hộ các đơn vị trực thuộc nội bộ.
Bên Có:
- Số vốn điều chuyển đến;
- Số tiền đơn vị trực thuộc phải nộp TCVM;
- Số tiền phải trả cho đơn vị trực thuộc ;
- Số tiền phải trả cho các đơn vị trực thuộc khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị trực thuộc khác chi hộ;
- Các khoản thu hộ đơn vị trực thuộc khác.
Số dư bên Nợ:
- Chênh lệch số vốn điều đi lớn hơn số vốn điều chuyển đến;
- Số tiền đã trả cho các đơn vị trực thuộc trong nội bộ TVCM nhiều hơn số phải trả, phải nộp.                            
Số dư bên Có:
- Chênh lệch số vốn điều chuyển đến lớn hơn số vốn điều chuyển đi;
- Số tiền còn phải trả, phải nộp các đơn vị trực thuộc trong nội bộ TCVM.
Điều 41. Tài khoản 601 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu.
b.  Vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu của TCVM;
- Các khoản được bổ sung từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản nhận được khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.
c. TCVM chỉ hạch toán vào Tài khoản  601 - “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” theo số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp, không được ghi nhận theo số cam kết, số phải thu của các chủ sở hữu.
d. TCVM phải tổ chức hạch toán chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu theo từng nguồn hình thành vốn và theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn.
đ. TCVM ghi giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu khi:
- TCVM nộp trả vốn cho Ngân sách Nhà nước hoặc bị điều động vốn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Trả lại vốn cho các chủ sở hữu theo quy định của pháp luật;
- Giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm do:
- Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn;
- Điều chuyển vốn cho đơn vị khác;
- Giải thể, chấm dứt hoạt động;
- Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng do:
- Các chủ sở hữu góp vốn;
- Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu;
- Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (sau khi trừ các khoản thuế phải nộp) được ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Số dư bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu hiện có.
Điều 42. Tài khoản 611 – Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ của TCVM.
b. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp của TCVM.
c. Việc trích và sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với TCVM.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Bên Có: Trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế hàng năm.
Số dư bên Có: Số tiền hiện có tại Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tại thời điểm báo cáo.
Điều 43. Tài khoản 612 – Quỹ đầu tư phát triển
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ đầu tư phát triển của TCVM.
b. Quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của TCVM và bổ sung vốn điều lệ cho TCVM.
c. Việc trích và sử dụng quỹ đầu tư phát triển phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với TCVM.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ đầu tư phát triển.
Bên Có:
Quỹ đầu tư phát triển tăng do được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.
Số dư bên Có: 
Số tiền hiện có tại Quỹ tại thời điểm báo cáo.
Điều 44. Tài khoản 613 - Quỹ dự phòng tài chính
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ dự phòng tài chính của TCVM.
b. Quỹ dự phòng tài chính được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí; sử dụng cho các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
c. Việc trích và sử dụng quỹ dự phòng tài chính phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với TCVM.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ dự phòng tài chính.
Bên Có:
Quỹ dự phòng tài chính tăng do trích lập từ lợi nhuận sau thuế hàng năm.
Số dư bên Có:
Số tiền hiện có tại Quỹ tại thời điểm báo cáo.
Điều 45. Tài khoản 631 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở TCVM.
b. TCVM chỉ được phép đánh giá lại tài sản theo giá trị thị trường trong trường hợp Chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc cơ chế tài chính cho phép hoặc khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
c. TCVM mở tài khoản chi tiết theo từng  tài sản đánh giá lại.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ :          
- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản;
 - Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.
 Bên Có:          
 - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản;
- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.
Tài khoản 631 có thể có Số dư bên Nợ hoặc Số dư bên Có.
Số dư bên Nợ :
Phản ảnh số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
Số dư bên Có : 
Phản ảnh số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
Điều 46. Tài khoản 641 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái của TCVM. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:
- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;
- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;
- Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
b. Đối với các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ: TCVM phải quy đổi giá trị ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành đối với TCTD.
c. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, TCVM tiến hành đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo quy định của pháp luật hiện hành đối với TCTD.
d. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
đ. TCVM không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục có gốc ngoại tệ.
e. TCVM đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Lỗ tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ;
- Kết chuyển lãi tỷ giá vào tài khoản doanh thu hoạt động khác.
Bên Có:  
- Lãi tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ;
- Kết chuyển lỗ tỷ giá vào tài khoản chi phí hoạt động khác.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Điều 47. Tài khoản 691 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của TCVM.
b. Việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của TCVM phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng chính sách tài chính hiện hành.
c. Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính (năm trước, năm nay).
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của TCVM;
- Trích lập các quỹ của TCVM;
- Phân chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
- Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Bên Có:
- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh trong kỳ;
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 691 có thể có Số dư Nợ hoặc số dư Có.
Số dư bên Nợ:
Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.
Số dư bên Có:
Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.
Điều 48. Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu
Loại tài khoản này phản ánh các khoản doanh thu của TCVM và bao gồm: Doanh thu hoạt động tín dụng; doanh thu hoạt động dịch vụ, doanh thu hoạt động kinh doanh khác và doanh thu khác.
Kế toán loại tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
            1. Loại tài khoản này phản ánh tất cả các khoản doanh thu của TCVM. Cuối kỳ kế toán, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang Tài khoản 001 - Xác định kết quả kinh doanh và không còn số dư.
2. Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của TCVM ngoại trừ phần đóng góp thêm của các chủ sở hữu. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
3. Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.
4. Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị dùng để hạch toán trên tài khoản này là toàn bộ số tiền thu được về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến thanh lý, nhượng bán được hạch toán vào tài khoản chi phí.
5. Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính thì các khoản phát sinh từ giao dịch nội bộ (thu lãi tiền gửi, cho vay nội bộ) phải loại trừ.
7. Đối với doanh thu từ các cam kết ngoại bảng phải phân bổ trong suốt thời hạn thực hiện cam kết.
Các khoản doanh thu được hạch toán trên các tài khoản:
- Tài khoản 701 - Doanh thu từ hoạt động tín dụng;
- Tài khoản 711 - Doanh thu từ hoạt động dịch vụ;
- Tài khoản 741 - Doanh thu từ hoạt động khác;
- Tài khoản 791 - Doanh thu khác.
Điều 49. Tài khoản 701 - Doanh thu từ hoạt động tín dụng
1. Nguyên tắc kế toán:
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ lãi và các khoản doanh thu tương tự, bao gồm: thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ và các khoản thu khác từ hoạt động tín dụng theo quy định của pháp luật.
 - Thu lãi tiền gửi: gồm các khoản thu lãi tiền gửi của TCVM gửi tại NHNN, gửi tại các TCTD ở trong nước (nếu có);
 - Thu lãi cho vay: gồm các khoản thu lãi cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các Tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước (bao gồm cả trường hợp TCVM cho vay trực tiếp và TCVM ủy thác cho vay);
 - Thu khác từ hoạt động tín dụng: gồm các khoản thu khác từ hoạt động tín dụng của TCVM ngoài các khoản thu nói trên.
b. Việc ghi nhận doanh thu từ hoạt động tín dụng thực hiện theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành. 
c. Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - “Doanh thu và thu nhập khác”.
d. Không hạch toán vào tài khoản này các trường hợp sau:
 - Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
 - Nợ đã xoá nay thu hồi được;
 - Khoản được phạt; bảo hiểm bồi thường;
 - Thu từ nhận tài trợ không hoàn lại;
 - Các khoản thu khác.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
- Các khoản giảm trừ doanh thu từ hoạt động tín dụng;
- Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động tín dụng vào tài khoản 001 "Xác định kết quả kinh doanh".
Bên Có: Doanh thu từ hoạt động tín dụng của TCVM thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 701 không có số dư cuối kỳ.
Điều 50. Tài khoản 711 - Doanh thu từ hoạt động dịch vụ
1. Nguyên tắc kế toán:
a. Tài khoản này phản ánh các khoản doanh thu từ hoạt động dịch vụ, bao gồm:
- Thu từ dịch vụ thanh toán;
- Thu từ dịch vụ ngân quỹ;
- Thu từ dịch vụ nhận ủy thác cho vay vốn;
 - Thu từ cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô, gồm các khoản thu phí dịch vụ thanh toán của TCVM đối với khách hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thu hộ, chi hộ, thu lệ phí hoa hồng và các dịch vụ thanh toán khác...;
- Thu từ dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực hoạt động tài chính vi mô;
- Thu từ đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm;
- Các khoản thu từ hoạt động dịch vụ khác, như: thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, chi thuê tủ, két an toàn; thu từ cung ứng sản phẩm phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng;...
b. Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - “Doanh thu và thu nhập khác”.
c. Doanh thu cung cấp dịch vụ không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp, như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường.
Trường hợp không tách ngay được số thuế gián thu phải nộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu, kế toán được ghi nhận doanh thu bao gồm cả số thuế phải nộp và định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp. Khi lập báo cáo kết quả hoạt động, chỉ tiêu “Doanh thu từ hoạt động dịch vụ” không bao gồm số thuế gián thu phải nộp trong kỳ do về bản chất các khoản thuế gián thu không được coi là một bộ phận của doanh thu.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
- Các khoản giảm trừ doanh thu từ hoạt động dịch vụ;
- Thu từ các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm các khoản nợ đã được xóa nay thu hồi được;
- Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động dịch vụ vào tài khoản 001 "Xác định kết quả kinh doanh".
Bên Có:
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ của TCVM thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
Điều 51. Tài khoản 741 - Doanh thu từ hoạt động khác
1. Nguyên tắc kế toán:  
Tài khoản này phản ánh các khoản doanh thu hoạt động khác của TCVM, bao gồm:
- Thu từ nghiệp vụ mua bán nợ;
- Thu hoàn nhập dự phòng;
- Lãi tỷ giá hối đoái;
- Thu từ hoạt động kinh doanh khác theo quy định pháp luật.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
- Các khoản giảm trừ doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác;
- Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh khác vào tài khoản 001 "Xác định kết quả kinh doanh".
Bên Có:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác của TCVM thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 741 không có số dư cuối kỳ.
Điều 52. Tài khoản 791 - Doanh thu khác
1. Nguyên tắc kế toán:
a. Tài khoản này phản ánh các khoản doanh thu khác của TCVM trừ các khoản doanh thu từ hoạt động tín dụng, doanh thu từ hoạt động dịch vụ và doanh thu từ hoạt động khác.
b. Các khoản doanh thu khác của TCVM được hạch toán vào Tài khoản 791 như: thu các khoản nợ phải trả đã mất chủ hoặc không xác định được chủ nợ; thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản; thu tiền phạt khách hàng, tiền khách hàng bồi thường do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm bồi thường; thu từ nhận tài trợ không hoàn lại, thu các khoản giảm thuế, hoàn thuế, Thu từ các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm cả các khoản nợ đã được xóa nay thu hồi được),...
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 001 "Xác định kết quả kinh doanh".
Bên Có:
Doanh thu khác của TCVM thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 791 không có số dư cuối kỳ.
Điều 53. Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí
1. Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa.
2. Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.
3. Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
4. Loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí của TCVM và bao gồm: chi hoạt động tín dụng; chi hoạt động dịch vụ; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; chi phí hoạt động khác; chi phí quản lý; chi phí dự phòng; chi phí khác.
Cuối kỳ kế toán, số dư các tài khoản chi phí được lập chứng từ kết chuyển toàn bộ sang Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh” và không còn số dư.
5. Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị hạch toán trên tài khoản này là toàn bộ phần chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm (nếu có- trong trường hợp tập thể, cá nhân có liên quan làm mất mát, hư hỏng tài sản hoặc tài sản được mua bảo hiểm). Tất cả các khoản thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ được hạch toán vào tài khoản doanh thu khác.
6.  Các khoản chi phí được hạch toán trên các tài khoản:
- Tài khoản 801 - Chi phí hoạt động tín dụng;
- Tài khoản 811 - Chi phí hoạt động dịch vụ;
- Tài khoản 831 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Tài khoản 841 - Chi hoạt động khác;
- Tài khoản 851 - Chi phí quản lý;
- Tài khoản 881 - Chi phí dự phòng;
- Tài khoản 891 - Chi phí khác.
Điều 54. Tài khoản 801 – Chi phí hoạt động tín dụng
1. Nguyên tắc kế toán:
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí hoạt động tín dụng của TCVM phát sinh trong kỳ, như: Chi trả lãi tiền gửi; tiền gửi tiết kiệm bắt buộc; chi phí bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng; chi trả lãi tiền gửi khác; chi trả lãi tiền vay; chi phí khác của hoạt động tín dụng.
- Chi trả lãi tiền gửi: gồm các khoản trả lãi tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, lãi tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam cho các Tổ chức kinh tế, cá nhân là khách hàng TCVM, và các cá nhân, tổ chức khác.
- Chi trả lãi tiền vay: gồm các khoản trả lãi tiền vay Chính phủ và NHNN, vay các TCTD trong nước, vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Chi phí bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng: gồm các khoản chi phí cho công ty bảo hiểm tiền gửi của khách hàng.
- Chi khác cho hoạt động tín dụng: gồm các khoản chi phí trả lãi khác và các khoản chi tương đương trả lãi của TCVM ngoài các khoản chi lãi nói trên.
b. Tài khoản 801 chỉ phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng và được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
Các chi phí hoạt động tín dụng phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí hoạt động tín dụng;
- Kết chuyển chi phí hoạt động tín dụng vào Tài khoản 001 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 801 không có số dư cuối kỳ.
Điều 55. Tài khoản 811 - Chi phí hoạt động dịch vụ
1. Nguyên tắc kế toán:
Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động dịch vụ, bao gồm:
- Chi cho dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng TCVM;
- Chi dịch vụ viễn thông;
- Chi trả phí ủy thác cho vay vốn;
- Chi cho dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực hoạt động
TCVM;
- Chi hoa hồng cho đại lý, môi giới, ủy thác đối với các hoạt động đại lý
môi giới, ủy thác được phép;
- Chi cho hoạt động làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
Các chi phí hoạt động dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí hoạt động dịch vụ;
- Kết chuyển chi phí hoạt động dịch vụ vào bên Nợ Tài khoản 001 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
Điều 56. Tài khoản 831 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Nguyên tắc kế toán:
a. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của TCVM phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
b. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa phát sinh bên Có lớn hơn phát sinh bên Nợ của Tài khoản 831 trong năm vào Tài khoản 001 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
- Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa phát sinh bên Nợ lớn hơn phát sinh bên Có của Tài khoản 831 trong năm vào Tài khoản 001 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 831 không có số dư cuối kỳ.
Điều 57. Tài khoản 841 - Chi hoạt động khác
1. Nguyên tắc kế toán:
Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động khác của TCVM, như: Chi về nghiệp vụ mua bán nợ, lỗ tỷ giá hối đoái, chi hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
Các chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí hoạt động khác;
- Kết chuyển chi phí hoạt động khác vào bên Nợ TK 001 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 841 không có số dư cuối kỳ.
Điều 58. Tài khoản 851 - Chi phí quản lý
1. Nguyên tắc kế toán:
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của TCVM, như:
- Chi cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật (Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất lương); Chi các khoản đóng góp theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN); Chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; Chi mua bảo hiểm tai nạn con người; Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc; Chi trang phục giao dịch cho cán bộ nhân viên làm việc; Chi ăn ca; Chi y tế; Các khoản chi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Chi cho hoạt động quản lý, công vụ, như: Chi vật liệu, giấy tờ in; Chi công tác phí; Chi huấn luyện, đào tạo tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên bao gồm cả chi đào tạo cộng tác viên và khách hàng thuộc phạm vi hoạt động tài chính vi mô; Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ;  Chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí; Chi bưu phí và điện thoại; Chi xuất bản tài liệu, công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại; Chi mua tài liệu, sách báo; Chi trả tiền điện, tiền nước, vệ sinh văn phòng; Chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại; Chi thuê tư vấn, chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước; Chi kiểm toán; Chi phòng cháy chữa cháy; Chi cho công tác bảo vệ môi trường; Chi khác.
- Chi cho tài sản, như: Chi khấu hao tài sản cố định; Chi thuê tài sản cố định; Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định; Chi mua sắm, sửa chữa công cụ dụng cụ; Chi bảo hiểm tài sản; Chi khác về tài sản theo quy định của pháp luật.
b. TCVM mở chi tiết các tài khoản cấp 2 theo từng nội dung chi phí tùy theo yêu cầu quản lý của TCVM. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý vào bên Nợ Tài khoản 001 -  “Xác định kết quả kinh doanh”.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
Các chi phí quản lý phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí quản lý;
- Kết chuyển chi phí quản lý vào bên Nợ TK 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 851 không có số dư cuối kỳ.
Điều 59. Tài khoản 881 - Chi phí dự phòng
1.Nguyên tắc kế toán:
- Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng của TCVM, bao gồm: dự phòng rủi ro cho vay; dự phòng rủi ro phải thu, dự phòng phải trả.
+ Dự phòng rủi ro cho vay: phản ánh việc TCVM lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành đối với các khoản cho khách hàng TCVM vay.
+ Dự phòng rủi ro phải thu bên ngoài: phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng cho các khoản phải thu bên ngoài của TCVM.
+ Dự phòng phải trả: phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng cho các khoản phải trả của TCVM.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ: Các chi phí dự phòng phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí dự phòng;
- Kết chuyển chi phí dự phòng vào bên Nợ TK 001 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 881 không có số dư cuối kỳ.
Điều 60. Tài khoản 891 – Chi phí khác
1. Nguyên tắc kế toán:
a. Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí khác của TCVM trừ các khoản chi phí hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí hoạt động kinh doanh khác, chi phí dự phòng, như:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm (nếu có -  trong trường hợp tập thể, cá nhân có liên quan làm mất mát, hư hỏng tài sản hoặc tài sản được mua bảo hiểm;
- Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề theo quy định pháp luật;
- Chi cho công tác đảng, đoàn thể tại TCVM;
- Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu;
- Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại;
- Chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được;
- Chi công tác xã hội theo quy định pháp luật;
- Chi nộp phạt vi phạm hành chính;
- Chi khác theo quy định tại cơ chế tài chính của TCVM.
b. Đối với các khoản chi phí không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí phí khác;
- Kết chuyển chi phí khác vào bên Nợ TK 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 891 không có số dư cuối kỳ.
Điều 61. Tài khoản 001 - Xác định kết quả kinh doanh
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của TCVM trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của TCVM bao gồm: kết quả hoạt động tín dụng, kết quả hoạt động dịch vụ, kết quả hoạt động khác và kết quả khác.
- Kết quả hoạt động tín dụng là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tín dụng với chi phí hoạt động tín dụng, chi phí dự phòng rủi ro cho vay và chi phí quản lý;
- Kết quả hoạt động dịch vụ là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động dịch vụ và chi phí hoạt động dịch vụ;
- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động kinh doanh khác và chi phí hoạt động khác;
- Kết quả khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
b. Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động.
c. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số thu nhập thuần.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
- Kết chuyển chi phí hoạt động tín dụng;
- Kết chuyển chi phí hoạt động dịch vụ;
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển chi hoạt động khác;
- Kết chuyển chi phí quản lý;
- Kết chuyển chi phí dự phòng;
- Kết chuyển chi phí khác;
- Kết chuyển lãi.
Bên Có:
- Kết chuyển doanh thu từ hoạt động tín dụng;
- Kết chuyển doanh thu từ hoạt động dịch vụ;
- Kết chuyển doanh thu từ hoạt động khác;
- Kết chuyển doanh thu khác và các khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 001 không có số dư cuối kỳ.
Điều 62. Tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại đang chờ xử lý.
b. TCVM có trách nhiệm mở tài khoản theo dõi chi tiết cho từng khoản tiền.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Giá trị các khoản tiền nhận vào để chờ xử lý.
Bên Có: Giá trị các khoản tiền được xử lý.
Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị các khoản tiền mẫu, tiền lưu niệm, tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại đang chờ xử lý TCVM đang bảo quản.
Điều 63. Tài khoản 911 - Các công nợ bằng ngoại tệ
1. Nguyên tắc kế toán
a. Đối với số nguyên tệ hạch toán ngoại bảng trên tài khoản này, giá trị quy ước mỗi đơn vị nguyên tệ là 1 đồng (một đồng), bao gồm các loại: Vay ngắn hạn gốc ngoại tệ; Vay dài hạn gốc ngoại tệ; Vốn ủy thác nhận được gốc ngoại tệ; Vốn tài trợ nhận được gốc ngoại tệ; Lãi phải trả bằng ngoại tệ; Nguồn kinh phí dự án bằng ngoại tệ.
b. TCVM có trách nhiệm mở tài khoản chi tiết theo dõi từng loại nguyên tệ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Giá trị nhận được hoặc phải trả, nguyên gốc ngoại tệ.
Bên Có: Giá trị đã hoàn trả, nguyên gốc ngoại tệ.
Số dư bên Nợ: Phản ánh số ngoại tệ nhận được hoặc còn phải trả, nguyên gốc ngoại tệ.
Điều 64. Tài khoản 912 - Các tài sản bằng ngoại tệ
1. Nguyên tắc kế toán
a. Đối với số nguyên tệ hạch toán ngoài bảng trên tài khoản này, giá trị quy ước mỗi đơn vị nguyên tệ là 1 đồng (một đồng), bao gồm các loại: Tiền mặt bằng ngoại tệ; Tiền gửi tại các TCTD bằng ngoại tệ; Lãi phải thu bằng ngoại tệ.
b. TCVM có trách nhiệm mở tài khoản chi tiết theo dõi theo từng loại nguyên tệ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Giá trị khoản tồn quỹ, thu và tiền gửi tại các TCTD, nguyên gốc ngoại tệ.
Bên Có: Giá trị đã chi hoặc rút ra từ các TCTD, nguyên gốc ngoại tệ.
Số dư bên Nợ: Phản ánh số ngoại tệ tồn quỹ hoặc đang gửi tại các TCTD, nguyên gốc ngoại tệ.
Điều 65. Tài khoản 941 - Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền lãi cho vay bằng đồng Việt Nam đã quá hạn mà TCVM chưa thu được, bao gồm các khoản lãi: Lãi cho vay chưa thu được từ khách hàng TCVM ; Lãi cho vay chưa thu được từ khách hàng khác; Lãi cho vay chưa thu được từ vay tài trợ, ủy thác; Phí phải thu chưa thu được.
b. TCVM  có trách nhiệm mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng khách hàng vay chưa trả lãi cho TCVM.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Số tiền lãi chưa thu được.
Bên Có: Số tiền lãi đã thu được.
Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền lãi cho vay bằng đồng Việt Nam TCVM còn phải thu.
Điều 66. Tài khoản 971 - Nợ khó đòi đã xử lý
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản:
-  Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi: Nợ bị tổn thất (bao gồm cả nợ gốc; nợ lãi) đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để có thể tiếp tục thu hồi dần. Thời gian theo dõi trên tài khoản này phải theo quy định của Bộ Tài chính, hết thời gian quy định mà không thu được thì được huỷ bỏ khoản nợ theo quy định pháp luật hiện hành;
- Nợ tổn thất trong hoạt động thanh toán: Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản nợ tổn thất trong hoạt động thanh toán của TCVM đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để tận thu nợ. Thời gian theo dõi trên tài khoản này thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, hết thời gian theo dõi mà vẫn còn số dư thì được hủy bỏ khoản nợ.
b. TCVM có trách nhiệm mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng khách hàng và từng khoản nợ. Đối với những khoản xoá nợ theo Lệnh của Chính phủ thì không hạch toán vào tài khoản này.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Số tiền nợ khó đòi đã được bù đắp nhưng đưa ra theo dõi ngoài báo cáo tình hình tài chính.
Bên Có:
- Số tiền thu hồi được của khách hàng;
- Số tiền nợ bị tổn thất đã hết thời hạn theo dõi.
Số dư bên Nợ: Phản ánh số nợ bị tổn thất đã được bù đắp nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi để thu hồi tại thời điểm báo cáo.
Điều 67. Tài khoản 983 - Nghiệp vụ uỷ thác và đại lý
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản
- Cho vay theo hợp đồng nhận ủy thác: Tài khoản này mở tại TCVM nhận uỷ thác cho vay vốn, dùng để phản ánh tình hình cho vay, thu nợ khách hàng bao gồm các khoản Nợ trong hạn và Nợ quá hạn bằng vốn nhận uỷ thác (bên nhận uỷ thác không phải chịu rủi ro cho vay).
TCVM nhận uỷ thác cho vay vốn căn cứ tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng để thực hiện phân loại các khoản cho vay bằng nguồn vốn nhận uỷ thác (bên nhận uỷ thác không phải chịu rủi ro cho vay) theo quy định hiện hành về phân loại nợ của NHNN, đồng thời thông báo ngay cho bên uỷ thác (Bên thứ ba) tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng để bên uỷ thác chịu trách nhiệm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. TCVM mở tài khoản chi tiết theo dõi theo từng đối tượng khách hàng vay.
- Các nghiệp vụ đại lý khác: Tài khoản này mở tại TCVM nhận uỷ thác, làm đại lý, dùng để phản ánh tình hình thực hiện các nghiệp vụ đại lý khác.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Số tiền cho vay bằng vốn nhận uỷ thác.
Bên Có: Số tiền khách hàng trả nợ.
Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền đang cho khách hàng vay.
Điều 68. Tài khoản 991 - Tài sản cố định phục vụ cho các chương trình, dự án
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh các TSCĐ phục vụ cho các chương trình dự án do TCVM thực hiện.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Giá trị TSCĐ mua vào hoặc nhận được thuộc chương trình, dự án.
Bên Có:
Giá trị TSCĐ thanh lý hoặc chuyển giao cho các chi nhánh thuộc TCVM .
Số dư bên Nợ:
Phản ánh tổng giá trị TSCĐ phục vụ cho các chương trình, dự án.
Điều 69. Tài khoản 992 - Tài sản khác giữ hộ
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản của các đơn vị khác giao cho TCVM giữ hộ theo chế độ quy định. Giá trị của tài sản giữ hộ được hạch toán theo giá thực tế của hiện vật, nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán.
b. TCVM mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị có tài sản nhờ giữ hộ. Ngoài sổ tài khoản chi tiết, TCVM lưu biên bản giao nhận tài sản giữ hộ để theo dõi hiện vật.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Giá trị tài sản nhận giữ hộ.
Bên Có: Giá trị tài sản trả lại cho người gửi.
Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị tài sản TCVM đang giữ hộ khách hàng tại thời điểm báo cáo.
Điều 70. Tài khoản 993 - Tài sản thuê ngoài
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản TCVM thuê ngoài để sử dụng;
b. Ngoài sổ tài khoản chi tiết, TCVM mở sổ theo dõi chi tiết tài sản của từng người sở hữu.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Giá trị tài sản thuê ngoài.
Bên Có:
Giá trị tài sản trả lại người sở hữu.
Số dư bên Nợ:
 Phản ánh giá trị tài sản thuê ngoài TCVM đang bảo quản tại thời điểm báo cáo.
Điều 71. Tài khoản 994 - Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng đưa đi thế chấp, cầm cố
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản thế chấp, cầm cố của các tổ chức, cá nhân vay vốn TCVM  theo quy định cho vay của NHNN.
b. Ngoài sổ tài khoản chi tiết, TCVM mở sổ theo dõi chi tiết tài sản thế chấp, cầm cố của từng tổ chức, cá nhân vay vốn.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố giao cho TCVM quản lý để bảo đảm nợ vay.
Bên Có:
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố trả lại cho các tổ chức, cá nhân vay khi trả được nợ;
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được đem phát mại để trả nợ vay TCVM.
Số dư bên Nợ:
Phản ánh giá trị tài sản thế chấp, cầm cố TCVM đang quản lý tại thời điểm báo cáo.
Điều 72. Tài khoản 995 - Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản gán, xiết nợ của tổ chức, cá nhân vay vốn TCVM để chờ xử lý do thiếu bảo đảm nợ vay.
b. Ngoài sổ tài khoản chi tiết, TCVM mở sổ theo dõi chi tiết tài sản gán, xiết nợ của từng Tổ chức, cá nhân vay.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Giá trị tài sản TCVM tạm giữ chờ xử lý.
Bên Có: Giá trị tài sản TCVM tạm giữ đã được xử lý.
Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị tài sản của Tổ chức, cá nhân vay vốn đang được TCVM tạm giữ chờ xử lý do thiếu bảo đảm nợ vay TCVM tại thời điểm báo cáo.
Điều 73. Tài khoản 996 - Công cụ dụng cụ đang sử dụng
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại công cụ dụng cụ đang sử dụng tại đơn vị. Yêu cầu phải được quản lý chặt chẽ kể từ khi xuất dùng khi báo hỏng. TCVM phải có quy định cụ thể quy trình quản lý, sử dụng và thanh lý công cụ, dụng cụ nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả, an toàn sử dụng.
- Đối với các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho hoạt động kinh doanh phải phân bổ một lần 100% giá trị vào chi phí.
- Đối với các công cụ dụng cụ có giá trị lớn khi xuất dùng một lần và được sử dụng trong nhiều kỳ kế toán thì giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng được hạch toán vào tài khoản “Chi phí quản lý” và phân bổ dần vào chi phí cho các kỳ kế toán.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Giá trị công cụ dụng cụ tăng do xuất ra để sử dụng;
Bên Có: Giá trị công cụ dụng cụ giảm do báo hỏng, mất và các nguyên nhân khác.
Số bên Nợ: Giá trị dụng cụ hiện đang sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Điều 74. Tài khoản 998 - Tài sản, giấy tờ có giá của TCVM thế chấp, cầm cố
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản, giấy tờ có giá của TCVM thế chấp, cầm cố để bảo đảm nợ vay.
b. TCVM mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản thế chấp, cầm cố.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Giá trị tài sản thế chấp TCTD thế chấp, cầm cố để bảo đảm nợ vay.
Bên Có:
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được trả lại sau khi trả được nợ;
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được xử lý.
Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị tài sản TCTD đang thế chấp, cầm cố.
Điều 75. Tài khoản 999 - Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để hạch toán các chứng từ có giá trị mà TCVM đang chịu trách nhiệm bảo quản như sổ tiết kiệm của khách hàng nhờ TCVM giữ hộ. Giá trị của các chứng từ được hạch toán theo đúng số tiền ghi trên chứng từ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Giá trị các chứng từ nhận vào để bảo quản.
Bên Có: Giá trị các chứng từ xuất ra.
Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị các chứng từ TCVM đang bảo quản.
CHƯƠNG III
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 76. Quy định chung
Chương này quy định về nội dung, phương pháp lập, trình bày và các nội dung khác có liên quan đến Hệ thống báo cáo tài chính của TCVM.
Báo cáo tài chính của TCVM (sau đây gọi tắt là báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của TCVM. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê và báo cáo khác phục vụ cho quản trị và điều hành các mặt hoạt động của TCVM (kể cả báo cáo kế toán quản trị) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này.
1. Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và luồng tiền của một TCVM, đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo TCVM, cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một TCVM về:
a. Tài sản;
b. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c. Doanh thu, chi phí;
d. Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
đ. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
e. Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;
g. Các luồng tiền của TCVM.
Ngoài những thông tin này, TCVM còn phải cung cấp thông tin có liên quan khác trong bản “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính và giải trình thêm về mức độ các loại rủi ro tài chính chủ yếu.
2. Trách nhiệm lập, trình bày và ký báo cáo tài chính
TCVM phải lập báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
3. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính
a. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - “Trình bày báo cáo tài chính”, gồm:
- Trung thực và hợp lý;
- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:
+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
+ Trình bày khách quan, không thiên vị;
+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
b. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
4. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
a. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của đơn vị.
b. Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
c. Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
d. Các khoản mục doanh thu, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
đ. Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa TCVM và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Báo cáo tình hình tài chính, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.
5. Kỳ lập báo cáo tài chính
5.1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm
Các TCVM phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán.
5.2. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
5.3. Kỳ lập Báo cáo tài chính khác
a. Các TCVM có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác theo yêu cầu của pháp luật hoặc yêu cầu của chủ sở hữu.
b. Các TCVM bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
6. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
6.1. Báo cáo tài chính năm
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập (bao gồm: Báo cáo kiểm toán; thư quản lý và các tài liệu liên quan) chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
6.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ
Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý kế tiếp;
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
7. Nơi nhận báo cáo tài chính
a. Tổ chức tài chính vi mô Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng), cơ quan thuế và cơ quan thống kê;
b. Các tổ chức tài chính vi mô còn lại gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), cơ quan thuế và cơ quan thống kê.
8. Hệ thống báo cáo tài chính 
8.1. Báo cáo tài chính năm
a. Báo cáo bắt buộc

- Báo cáo tình hình tài chính

Mẫu số B01-TCVM

- Báo cáo kết quả hoạt động

Mẫu số B02-TCVM

- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B09-TCVM

b. Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập           

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B03-TCVM

8.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ
a. Báo cáo bắt buộc

- Báo cáo tình hình tài chính giữa niên độ

Mẫu số B01a-TCVM

- Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ

Mẫu số B02a-TCVM

- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc

Mẫu số B09a-TCVM

b. Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập           

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

Mẫu số B03a-TCVM

Điều 77. Hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo tình hình tài chính
1. Nội dung và kết cấu báo cáo
Báo cáo tình hình tài chính phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài chính của TCVM tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên Báo cáo tình hình tài chính cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của TCVM theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Báo cáo tình hình tài chính có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của TCVM.
2. Cơ sở lập Báo cáo tình hình tài chính
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;
- Căn cứ vào Báo cáo tình hình tài chính năm trước.Số liệu ghi vào cột 4 “Số đầu năm” của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 3 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này kỳ trước.
3. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu  trong Báo cáo tình hình tài chính của TCVM (Mẫu B01-TCVM)
3.1. Tài sản (Mã số 100)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị tài sản của TCVM tại thời điểm báo cáo, bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD, các khoản đầu tư, các khoản cho vay, các khoản phải thu, tài sản cố định, chi dự án, hàng tồn kho, XDCB dở dang, ủy thác cho vay và các tài sản khác của TCVM.
Mã số 100 = Mã số 110+Mã số 120+Mã số 130+Mã số 140+Mã số 150 + Mã số 155+ Mã số 160+Mã số 170+Mã số 180+Mã số 190.
- Tiền (Mã số 110)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của TCVM tại thời điểm báo cáo bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD.
Mã số 110= Mã số 111+Mã số 112+Mã số 113.
+ Tiền mặt (Mã số 111)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền mặt hiện có của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền mặt” là tổng số dư Nợ của Tài khoản 101 “Tiền mặt”.
+ Tiền gửi tại NHNN (Mã số 112)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền gửi tại NHNN hiện có của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền gửi tại NHNN” là tổng số dư Nợ của Tài khoản 110 “Tiền gửi tại NHNN”.
+ Tiền gửi tại các TCTD (Mã số 113)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền gửi tại các TCTD hiện có của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản của TK 130 "Tiền gửi tại các TCTD".
- Các khoản đầu tư (Mã số 120)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản đầu tư của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 121 - “Các khoản đầu tư”.
- Các khoản cho vay (Mã số 130)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản cho vay của TCVM tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi dự phòng rủi ro cho vay).
Mã số 130=Mã số 131+Mã số 132+Mã số 133+Mã số 134+Mã số 139.
+ Cho vay (Mã số 131)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản cho vay TCTD, cho vay khách hàng của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 201 - “Cho vay”.
+ Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác (Mã số 132)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản cho vay bằng nguồn vốn ủy thác của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 251 - “Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác”.
+ Các khoản nợ chờ xử lý (Mã số 133)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản nợ chờ xử lý của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 281 - “Các khoản nợ chờ xử lý”.
+ Nợ cho vay được khoanh (Mã số 134)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản nợ cho vay được khoanh nợ của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 291 - “Nợ cho vay được khoanh”.
+ Dự phòng rủi ro cho vay (Mã số 139)
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản dự phòng rủi ro cho vay của TCVM tại thời điểm báo cáo bao gồm: Cho vay, cho vay bằng nguồn vốn ủy thác, các khoản nợ chờ xử lý, nợ cho vay được khoanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 299 - “Dự phòng rủi ro cho vay” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tài sản cố định (Mã số 140)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (Nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định của TCVM tại thời điểm báo cáo.
Mã số 140=Mã số 141+Mã số 144+Mã số 147.
- Tài sản cố định hữu hình (Mã số 141)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo.
Mã số 141=Mã số 142+Mã số 143.
+ Nguyên giá TSCĐ (Mã số 142)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 301 “Tài sản cố định hữu hình”.
+ Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 143)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định hữu hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của Tài khoản 305 “Hao mòn TSCĐ” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 144)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.
Mã số 144=Mã số 145+Mã số 146.
+ Nguyên giá TSCĐ (Mã số 145)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 303 “Tài sản cố định thuê tài chính”.
+ Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 146)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định thuê tài chính luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của Tài khoản 305 “Hao mòn tài sản cố định” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tài sản cố định vô hình (Mã số 147)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo.
Mã số 147=Mã số 148+Mã số 149.
+ Nguyên giá TSCĐ (Mã số 148)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 302 “Tài sản cố định vô hình”.
+ Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 149)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định vô hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của Tài khoản 305 “Hao mòn TSCĐ” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (... ).
- Tài sản khác (Mã số 150)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản khác tại thời điểm báo cáo, như: Chi phí trả trước, Các khoản ký quỹ, thế chấp, cầm cố, Thuế GTGT được khấu trừ và các tài sản khác chưa được trình bày ở các chỉ tiêu khác tại thời điểm báo cáo.
Mã số 150=Mã số 151+Mã số 152+Mã số 153+Mã số 154.
+ Chi phí trả trước (Mã số 151)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ; Lợi thế thương mại và lợi thế kinh doanh còn chưa phân bổ vào chi phí tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 381 “Tài sản khác”.
+ Các khoản ký quỹ, thế chấp, cầm cố (Mã số 152)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản ký quỹ, thế chấp, cầm cố của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 381 “Tài sản khác”.
+ Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 153)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản thuế GTGT còn được khấu trừ của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 353 “Thuế GTGT được khấu trừ”.
+ Tài sản khác (Mã số 154)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản khác ngoài các tài sản đã nêu trên tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 381 “Tài sản khác”, dư Nợ TK 453 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Chi dự án (Mã số 155)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi dự án của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 366 "Chi dự án".
- Các khoản phải thu (Mã số 160)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo, như: Các khoản phải thu bên ngoài, lãi và phí phải thu, phải thu nội bộ, phải thu khác sau khi trừ đi dự phòng các khoản phải thu.
Mã số 160=Mã số 161+Mã số 162+Mã số 163+Mã số 164+Mã số 169.
+ Các khoản phải thu bên ngoài (Mã số 161)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của các tổ chức, cá nhân bên ngoài tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ của Tài khoản 351 “Các khoản phải thu bên ngoài”, và dư Nợ TK 451 "Các khoản phải trả bên ngoài".
+ Lãi và phí phải thu (Mã số 162)
Chỉ tiêu này phản ánh số lãi và phí TCVM còn phải thu tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ của Tài khoản 391 “Lãi và phí phải thu”.
+ Phải thu nội bộ (Mã số 163)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu nội bộ tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 519 "Các khoản thanh toán nội bộ".
Khi TCVM lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp trên cơ sở đã bao gồm số liệu của toàn bộ các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân và đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. Chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu "Phải trả nội bộ" trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn bị trực thuộc không có tư cách pháp nhân. Chỉ tiêu này không phải trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp của TCVM.
+ Phải thu khác (Mã số 164)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác như: Các khoản tạm ứng, các khoản thu hộ, chi hộ tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 362 "Phải thu khác", số dư Nợ TK 451 "Các khoản phải trả bên ngoài", số dư Nợ TK 461 "Phải trả người lao động, số dư Nợ TK 462 "Phải trả khác".
+ Dự phòng các khoản phải thu (Mã số 169)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng các khoản phải thu như: dự phòng các khoản phải thu bên ngoài, dự phòng lãi và phí phải thu tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 359 "Dự phòng rủi ro các khoản phải thu" và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Hàng tồn kho (Mã số 170)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của TCVM đến thời điểm báo cáo.
Mã số 170=Mã số 171+Mã số 172.
+ Công cụ, dụng cụ (Mã số 171)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị công cụ, dụng cụ của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 311 "Công cụ, dụng cụ".
+ Vật liệu (Mã số 172)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị vật liệu tồn kho của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 313 "Vật liệu".
- Xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 180)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 321 "Xây dựng cơ bản dở dang".
- Ủy thác cho vay (Mã số 190)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền TCVM đem đi ủy thác cho vay tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 382 "Ủy thác cho vay".
3.2. Nợ phải trả (Mã số 200)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm: Vay cá nhân, các TCTD, tổ chức khác, Tiền gửi của khách hàng, Vốn nhận ủy thác cho vay, các khoản phải trả bên ngoài, Lãi và phí phải trả, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, Phải trả người lao động, Phải trả nội bộ, Phải trả khác, Dự phòng phải trả, nguồn kinh phí dự án và các Quỹ của TCVM.
Mã số 200 = Mã số 210+Mã số 220+Mã số 230+ Mã số 240+Mã số 250 + Mã số 260+ Mã số 270+Mã số 280+Mã số 290.
- Vay cá nhân, các TCTD, tổ chức khác (Mã số 210)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền TCVM vay của các cá nhân, TCTD và các tổ chức khác tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có tài khoản 415 "Vay cá nhân, các TCTD, các tổ chức khác".
- Tiền gửi của khách hàng (Mã số 220)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền khách hàng đang gửi tại TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có tài khoản 420 "Tiền gửi của khách hàng".
- Vốn nhận ủy thác cho vay (Mã số 230)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền TCVM nhận ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức kinh tế, cá nhân để cho vay tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có tài khoản 441 "Vốn nhận ủy thác cho vay".
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 240)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số các khoản TCVM còn phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 453 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”.
- Phải trả người lao động (Mã số 250)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản TCVM còn phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 461 “Phải trả người lao động”.
- Dự phòng phải trả (Mã số 260)
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản dự kiến phải trả tại thời điểm báo cáo, như các khoản chi phí trích trước để sửa chữa TSCĐ định kỳ, khoản dự phòng phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến TCVM … Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính, chưa chắc chắn về thời gian phải trả, giá trị phải trả. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 471 “Dự phòng phải trả”.
- Các khoản phải trả (Mã số 270)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ các khoản phải trả của TCVM tại thời điểm báo cáo, gồm: Các khoản phải trả bên ngoài, Lãi và phí phải trả, Phải trả nội bộ, Nhận ký cược, ký quỹ, Chi phí phải trả, Phải trả khác.
Mã số 270 = Mã số 271+Mã số 272+Mã số 273+Mã số 274.
+ Các khoản phải trả bên ngoài (Mã số 271)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền TCVM phải trả bên ngoài tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có tài khoản 451 "Các khoản phải trả bên ngoài".
+ Lãi và phí phải trả (Mã số 272)
Chỉ tiêu này phản ánh số lãi và phí TCVM phải trả tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có tài khoản 491 "Lãi và phí phải trả".
+ Phải trả nội bộ (Mã số 273)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả nội bộ của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có tài khoản 519 "Các khoản thanh toán nội bộ".
Khi TCVM lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp trên cơ sở đã bao gồm số liệu của toàn bộ các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân và đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. Chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu "Phải thu nội bộ" trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn bị trực thuộc không có tư cách pháp nhân. Chỉ tiêu này không phải trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp của TCVM.
+ Phải trả khác (Mã số 274)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ các khoản phải trả khác của TCVM tại thời điểm báo cáo, bao gồm: Các khoản nhận ký quỹ, ký cược, các khoản chi phí phải trả, các khoản phải trả khác,...
Mã số 274= Mã số 274a + Mã số 274b+ Mã số 274c.
. Nhận ký cược, ký quỹ (Mã số 274a)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản nhận ký cược, ký quỹ của TCVM tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 462 “Phải trả khác”.
. Chi phí phải trả (Mã số 274b)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản nợ còn phải trả do đã nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa có hóa đơn hoặc các khoản chi phí của kỳ báo cáo chưa có đủ hồ sơ, tài liệu nhưng chắc chắn sẽ phát sinh cần phải được tính trước vào chi phí kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 462 “Phải trả khác”.
. Phải trả khác (Mã số 274c)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản phải trả khác tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 462 “Phải trả khác”, số dư Có TK 351 "Các khoản phải thu bên ngoài", số dư Có TK 362 "Phải thu khác".
- Nguồn kinh phí dự án (Mã số 280)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số nguồn kinh phí dự án của TCVM. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 466 “Nguồn kinh phí dự án”.
- Quỹ của TCVM (Mã số 290)
Chỉ tiêu này phản ánh các Quỹ của TCVM, bao gồm: Quỹ khen thưởng phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học công nghệ.
Mã số 290=Mã số 291+Mã số 292.
+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 291)
Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 484 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi".
+ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Mã số 292)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 483 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
3.3. Vốn chủ sở hữu (Mã số 300)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá…
Mã số 300 = Mã số 310+Mã số 320+Mã số 330+Mã số 340+Mã số 350 + Mã số 360.
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 310)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số vốn đã thực góp của các chủ sở hữu vào TCVM. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 601 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu”.
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 320)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chênh lệch do đánh giá lại tài sản được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 631 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”. Trường hợp tài khoản 631 có số dư Nợ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 330)
Chỉ tiêu này phản ánh số Quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 612 “Quỹ đầu tư phát triển”.
- Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 340)
Chỉ tiêu này phản ánh số Quỹ dự phòng tài chính chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 613 “Quỹ dự phòng tài chính”.
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (Mã số 350)
Chỉ tiêu này phản ánh số Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 611 “Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”.
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 360)
Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) sau thuế chưa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 691 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”. Trường hợp tài khoản 691 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 400)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nguồn vốn bao gồm: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của TCVM tại thời điểm báo cáo.
Mã số 400 = Mã số 200 + Mã số 300.
Điều 78. Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động (Mẫu B02-TCVM)
1. Nội dung và kết cấu báo cáo
a. Báo cáo kết quả hoạt động phản ánh tình hình và kết quả hoạt động trong kỳ của TCVM theo từng hoạt động như: hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ, hoạt động khác,…
b. Báo cáo kết quả hoạt động gồm có 5 cột:
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;
- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;
- Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh). Số liệu ghi vào cột 5 “Năm trước” (để so sánh) của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này kỳ trước.
  2. Cơ sở lập báo cáo
  - Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động của kỳ trước;
  - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản thu nhập loại 7, tài khoản chi phí loại 8 và tài khoản 001 - Xác định kết quả kinh doanh.
   3. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động
3.1. Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động tín dụng (Mã số 03 )
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số thu nhập từ lãi hoạt động tín dụng và các khoản thu nhập tương tự trừ đi các khoản chi phí lãi vay, chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có).
Mã số 03 = Mã số 01 - Mã số 02
- Doanh thu từ hoạt động tín dụng (Mã số 01 )
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay (TCVM trực tiếp cho vay), lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có) trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ Tài khoản 701 “Doanh thu từ hoạt động tín dụng” đối ứng với bên Có Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Chi phí hoạt động tín dụng (Mã số 02)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay, chi phí lãi tiền gửi huy động, chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động huy động vốn và các khoản chi phí của hoạt động tín dụng (bao gồm cả chi phí bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng) được tính vào chi phí trong kỳ. Chỉ tiêu này không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro cho vay được trình bày tại chỉ tiêu “Chi phí dự phòng” (Mã số 15)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có Tài khoản 801 “Chi phí hoạt động tín dụng” đối ứng với bên Nợ Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.2. Lãi /Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ (Mã số 06)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ, bao gồm thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, dịch vụ mua hộ, chi hộ, nhận ủy thác cho vay vốn , dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ đại lý bảo hiểm và các khoản thu hoạt động dịch vụ khác sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến các hoạt động dịch vụ trong kỳ báo cáo.
Mã số 06 = Mã số 04 - Mã số 05
- Doanh thu từ hoạt động dịch vụ (Mã số 04 )
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu hoạt động dịch vụ trong kỳ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có), bao gồm: thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, dịch vụ mua hộ, chi hộ, nhận ủy thác cho vay vốn, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ đại lý bảo hiểm và các khoản thu hoạt động dịch vụ khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ Tài khoản 711 “Doanh thu từ hoạt động dịch vụ” đối ứng với bên Có Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Chi phí hoạt động dịch vụ (Mã số 05)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí hoạt động dịch vụ liên quan đến hoạt động thanh toán, mua hộ, chi hộ, nhận ủy thác cho vay vốn, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ đại lý bảo hiểm và các chi phí hoạt động dịch vụ khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có Tài khoản 811 “Chi phí hoạt động dịch vụ” đối ứng với bên Nợ Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.3. Lãi/lỗ từ hoạt động khác (Mã số 09)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh số lãi/lỗ từ hoạt động khác (ngoài các khoản doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ) sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 09 = Mã số 07 - Mã số 08
- Doanh thu từ hoạt động khác (Mã số 07)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số doanh thu từ hoạt động khác sau khi trừ đi các khoản giảm trừ (nếu có) phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ Tài khoản 741“Doanh thu từ hoạt động khác” đối ứng với bên Có Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Chi phí hoạt động khác (Mã số 08)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí từ hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có Tài khoản 841 “Chi hoạt động khác” đối ứng với bên Nợ Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.4. Chi phí quản lý (Mã số 10)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có Tài khoản 851 “Chi phí quản lý” đối ứng với bên Nợ Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.5. Lợi nhuận khác (Mã số 13)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh số lãi/lỗ từ các hoạt động khác của TCVM (ngoài các khoản lãi/lỗ từ hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ) sau khi đã từ đi các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 13 = Mã số 11 - Mã số 12
- Doanh thu khác (Mã số 11)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số doanh thu từ hoạt động khác sau khi trừ đi các khoản giảm trừ (nếu có) phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ Tài khoản 791“Doanh thu khác” đối ứng với bên Có Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Chi phí khác (Mã số 12)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí từ hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có Tài khoản 891 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (Mã số 14)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận từ các hoạt động trong kỳ báo cáo của TCVM trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng phát sinh trong kỳ báo cáo
Mã số 14 = Mã số 03 + Mã số 06 + Mã số 09 - Mã số 10
3.7. Chi phí dự phòng (Mã số 15)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí dự phòng phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có Tài khoản 881 “Chi phí dự phòng” (trên sổ kế toán chi tiết chi phí dự phòng rủi ro cho vay, chi phí dự phòng rủi ro các khoản phải thu, chi phí dự phòng phải trả) đối ứng với bên Nợ Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.8. Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số 16 )
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán trước khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 16 = Mã số 14 - Mã số 15
3.9. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 17 )
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có Tài khoản 831 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
3.10. Lợi nhuận sau thuế (Mã số 18)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ thuần) sau thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 18 = Mã số 16 - Mã số 17
Điều 79. Nội dung và phương pháp lập và trình bày Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-TCVM)
1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
a. Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”. Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày, TCVM được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu.
b. TCVM phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ".
c. TCVM được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của TCVM.
d. Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
- Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản;
- Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.
đ. Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.
e. Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
g. Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên Bảng cáo tình hình tài chính.
h. TCVM phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do TCVM nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà TCVM phải thực hiện.
i. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán bù trừ với cùng một đối tượng, việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo nguyên tắc:
- Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong cùng một luồng tiền thì được trình bày trên cơ sở thuần (ví dụ trong giao dịch hàng đổi hàng không tương tự…);
- Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong các luồng tiền khác nhau thì TCVM không được trình bày trên cơ sở thuần mà phải trình bày riêng rẽ giá trị của từng giao dịch (Ví dụ bù trừ tiền bán hàng phải thu với khoản đi vay…).
2. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:
- Bảng cáo tình hình tài chính;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
- Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước”, "Tiền gửi tại các TCTD"; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác...
3. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm
3.1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
- Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự nhận được (Mã số 01)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu về thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự nhận được từ hoạt động tín dụng của TCVM trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu "Doanh thu từ hoạt động tín dụng" (Mã số 01) trên Báo cáo kết quả hoạt động. Nếu số liệu này là số âm (trường hợp lỗ), thì ghi trong ngoặc đơn (…).
- Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự đã trả (Mã số 02)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về lãi và các khoản chi phí tương tự cho hoạt động tín dụng của TCVM trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu "Chi phí hoạt động tín dụng" (Mã số 02) trên Báo cáo kết quả hoạt động. Số liệu chỉ tiêu này là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tiền thu từ hoạt động dịch vụ (Mã số 03)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ hoạt động dịch vụ của TCVM trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu "Doanh thu từ hoạt động dịch vụ" (Mã số 04) trên Báo cáo kết quả hoạt động. Nếu số liệu này là số âm (trường hợp lỗ), thì ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tiền chi cho hoạt động dịch vụ (Mã số 04)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về lãi và các khoản chi phí tương tự của hoạt động dịch vụ của TCVM trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu "Chi phí hoạt động dịch vụ" (Mã số 05) trên Báo cáo kết quả hoạt động. Số liệu chỉ tiêu này là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tiền thu các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro (Mã số 05)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các khoản nợ đã được xử lý bằng cách xóa nợ hoặc được bù đắp từ nguồn dự phòng rủi ro của TCVM trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ số tiền thu được từ các khoản nợ đã được xóa, bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro đang theo dõi ngoài bảng được ghi vào thu nhập.
- Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 06)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng... do TCVM đã thanh toán hoặc tạm ứng.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK tiền, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 461 (chi tiết số đã trả bằng tiền) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Thuế TNDN đã nộp (Mã số 07)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK tiền (chi tiết tiền nộp thuế TNDN), sau khi đối chiếu với sổ kế toán chi tiết TK 453. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …).
- Tiền thu từ hoạt động khác (Mã số 08)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ hoạt động khác của TCVM trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu "Doanh thu từ hoạt động khác" (Mã số 07) trên Báo cáo kết quả hoạt động. Nếu số liệu này là số âm (trường hợp lỗ), thì ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tiền chi cho hoạt động khác (Mã số 09)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về lãi và các khoản chi phí tương tự của hoạt động khác của TCVM trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu "Chi phí hoạt động khác" (Mã số 08) trên Báo cáo kết quả hoạt động. Số liệu chỉ tiêu này là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động (Mã số 20)
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trước những thay đối về tài sản và vốn lưu động của TCVM trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ Mã số 01 đến Mã số 09. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07+ Mã số 08 + Mã số 09
- Tăng/ giảm các khoản tiền gửi và cho vay (Mã số 21)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ số chênh lệch giữa số kỳ này với số kỳ trước của khoản mục tiền gửi, cho vay của TCVM.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các chỉ tiêu: Tiền gửi tại NHNN (Mã số 112), Tiền gửi tại các TCTD (Mã số 113) và Cho vay (Mã số 130) trên Báo cáo tình hình tài chính. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
- Giảm nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản (Mã số 22)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ số dự phòng được sử dụng để bù đắp tổn thất trong năm.
- Tăng/ giảm khác về tài sản hoạt động (Mã số 23)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ số chênh lệch giữa số kỳ này với số kỳ trước của hai chỉ tiêu "Tài sản khác" (Mã số 150), "Các khoản phải thu" (Mã số 160) trên Báo cáo tình hình tài chính của TCVM được điều chỉnh các khoản lãi/lỗ do chênh lệch tỷ giá lũy kế không được kết chuyển vào doanh thu/ chi phí, điều chỉnh các khoản lãi/ lỗ do đánh giá lại tài sản. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tăng/ (Giảm) các khoản tiền gửi, tiền vay các TCTD (Mã số 24)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ số chênh lệch giữa số kỳ này với số kỳ trước của chỉ tiêu "Vay cá nhân, các TCTD, tổ chức khác" (Mã số 210) trên Báo cáo tình hình tài chính.
- Tăng/ (Giảm) tiền gửi của khách hàng (Mã số 25)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ số chênh lệch giữa số kỳ này với số kỳ trước của chỉ tiêu "Tiền gửi của khách hàng" (Mã số 211) trên Báo cáo tình hình tài chính.
- Tăng/ (Giảm) vốn ủy thác cho vay (Mã số 26)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ số chênh lệch giữa số kỳ này với số kỳ trước của chỉ tiêu "Vốn nhận ủy thác cho vay" (Mã số 212) trên Báo cáo tình hình tài chính.
- Tăng/ (Giảm) khác về công nợ hoạt động (Mã số 27)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ số chênh lệch giữa số kỳ này với số kỳ trước của chỉ tiêu "Các khoản phải trả bên ngoài" (Mã số 213); chỉ tiêu "Phải trả khác" (Mã số 217) trên Báo cáo tình hình tài chính (không bao gồm các khoản phải trả cho nhân viên, chi phí phải trả).
- Chi từ các quỹ (Mã số 28)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ số tiền chi ra từ các quỹ trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ số chênh lệch giữa số cuối năm với số đầu năm của chỉ tiêu "Quỹ của TCVM" (Mã số 223).
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh sau khi điều chỉnh những thay đối về tài sản và vốn lưu động của TCVM trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ Mã số 01 đến Mã số 28. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26+ Mã số 27 + Mã số 28
3.2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
- Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ (Mã số 31)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thực chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn hoá thành TSCĐ vô hình trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK tiền (chi tiết số tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ), sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền thu nợ chuyển trả ngay cho hoạt động mua sắm), sổ kế toán TK 451 (chi tiết trả nợ cho người bán TSCĐ), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 301, 302, 303, 305 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
- Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (Mã số 32)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thuần đã thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình trong kỳ báo cáo, kể cả số tiền thu hồi các khoản nợ phải thu liên quan trực tiếp tới việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
Chỉ tiêu này không bao gồm số thu bằng tài sản phi tiền tệ hoặc số tiền phải thu nhưng chưa thu được trong kỳ báo cáo từ việc thanh lý nhượng bán TSCĐ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Số tiền thu được lấy từ sổ kế toán các TK tiền, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 791, 351 (chi tiết tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ) trong kỳ báo cáo. Số tiền chi được lấy từ sổ kế toán các TK 101, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 891 (Chi tiết chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ( Mã số 35)
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
Mã số 35 = Mã số 31 + Mã số 32.
3.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
- Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 36)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thực thực nhận góp vốn của chủ sở hữu trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn, khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chuyển thành vốn hoặc nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản phi tiền tệ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK tiền sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 601 trong kỳ báo cáo.
- Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu (Mã số 37)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản trả lại vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản phi tiền tệ hoặc sử dụng vốn góp để bù lỗ kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK tiền, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 601 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40)
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
Mã số 40 = Mã số 36 + Mã số 37.
3.4. Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ
- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ ( Mã số 50)
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của TCVM trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 35 + Mã số 40.
- Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Tiền” đầu kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số đầu năm” trên Báo cáo tình hình tài chính).
- Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ (Mã số 110 của Báo cáo tình hình tài chính) tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK tiền và các tài khoản liên quan (chi tiết các khoản thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền), sau khi đối chiếu với sổ kế toán chi tiết TK 641 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu có lãi tỷ giá và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu phát sinh lỗ tỷ giá.
- Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Tiền” cuối kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số cuối năm” trên Báo cáo tình hình tài chính).
Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61.
Điều 80. Nội dung và phương pháp lập và trình bày Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-TCVM)
1. Mục đích của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
a. Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.
b. Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu TCVM xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.
2. Nguyên tắc lập và trình bày Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
a. Khi lập Báo cáo tài chính năm, TCVM phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại Thông tư này.
b. Khi lập Báo cáo tài chính giữa niên độ TCVM phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực
c. Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của TCVM phải trình bày những nội dung dưới đây:
- Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);
- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của TCVM.
d. Bản thuyết minh Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. TCVM được chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh Báo cáo tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục trong Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
3. Cơ sở lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
a. Căn cứ vào Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
b. Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;
c. Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;
d. Căn cứ vào tình hình thực tế của TCVM và các tài liệu liên quan.
4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu
4.1. Đặc điểm hoạt động của TCVM
Trong phần này TCVM nêu rõ:
(1) Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị;
(2) Hình thức góp vốn, số lượng thành viên;
(3) Thành phần Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên (Tên, chức danh từng người);
(4) Thành phần Ban Tổng Giám đốc/Giám đốc (Tên, chức danh từng người);
(5) Địa bàn hoạt động;
(6) Trụ sở chính; Số Phòng Giao dịch;
(7) Tổng số cán bộ, công nhân viên.
4.2. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
(1) Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/… đến 31/12/… Nếu TCVM có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
(2) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam, hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán.
4.3. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng
(1) Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rõ TCVM hiện đang áp dụng chế độ kế toán nào.
(2)Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Nêu rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay không? Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam nếu Báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành mà TCVM đang áp dụng. Trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ.
4.4. Các chính sách kế toán áp dụng
(1) Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán
- Ngân hàng thương mại mà TCVM lựa chọn tỷ giá để áp dụng trong kế toán;
- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại tài sản;
- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại nợ phải trả;
- Các loại tỷ giá áp dụng trong giao dịch khác.
(2) Nguyên tắc ghi nhận các khoản cho vay:
- Nguyên tắc ghi nhận cho vay từ nguồn vốn hoạt động của TCVM;
- Nguyên tắc ghi nhận cho vay từ nguồn vốn ủy thác;
- Nguyên tắc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; xóa sổ các khoản cho vay không có khả năng thu hồi.
(3) Nguyên tắc kế toán nợ phải thu
- Tiêu chí phân loại các khoản nợ phải thu;
- Có được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại thời điểm báo cáo, theo nguyên tệ và theo từng đối tượng không?
- Có ghi nhận nợ phải thu không vượt quá giá trị có thể thu hồi không?
(4) Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rõ hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào (Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; hay tính theo giá đích danh, phương pháp giá bán lẻ).
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên cơ sở chênh lệch lớn hơn của giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho có được xác định theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” hay không? Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là lập theo số chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết dẫn đến năm nay phải lập thêm hay hoàn nhập.
(5) Nguyên tắc ghi nhận và cách khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính
a. Nguyên tắc kế toán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:
- Nêu rõ giá trị ghi sổ của TSCĐ là theo nguyên giá hay giá đánh giá lại.
- Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu (chi phí nâng cấp, cải tạo, duy tu, sửa chữa) được ghi nhận vào giá trị ghi sổ hay chi phí sản xuất, kinh doanh;
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ; Số phải khấu hao tính theo nguyên giá hay bằng nguyên giá trừ giá trị có thể thu hồi ước tính từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Các quy định khác về quản lý, sử dụng, khấu hao TSCĐ có được tuân thủ không?
b. Nguyên tắc kế toán TSCĐ thuê tài chính:
- Nêu rõ giá trị ghi sổ được xác định như thế nào;
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ thuê tài chính.
(6) Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước
- Nêu rõ chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí hoạt động bao gồm những khoản chi phí nào.
- Phương pháp và thời gian phân bổ chi phí trả trước;
- Có theo dõi chi tiết chi phí trả trước theo kỳ hạn không?
(7) Nguyên tắc kế toán nợ phải trả
- Phân loại nợ phải trả như thế nào?
- Có theo dõi nợ phải trả theo từng đối tượng, kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại thời điểm báo cáo, theo nguyên tệ không?
- Có đánh giá lại nợ phải trả thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không?
- Có ghi nhận nợ phải trả không thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán không?
- Có lập dự phòng nợ phải trả không?
(8) Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí hoạt động trong kỳ là những khoản chi phí nào? Cơ sở xác định giá trị của những khoản chi phí đó.
(9) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
- Nguyên tắc ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận có thoả mãn các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” không?.
- Phương pháp ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả được lập thêm (hoặc hoàn nhập) theo số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay so với số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng đang ghi trên sổ kế toán.
(10) Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu có được ghi nhận theo số vốn thực góp không?
- Lý do ghi nhận khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái?
- Lợi nhuận chưa phân phối được xác định như thế nào? Nguyên tắc phân phối lợi nhuận, cổ tức.
(11) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận cáckhoản thu nhập:
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng, dịch vụ: Có tuân thủ đầy đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán “Doanh thu và thu nhập khác” hay không? Các phương pháp nào được sử dụng để ghi nhận thu nhập.
- Các nguyên tắc ghi nhận thu nhập khác.
(12) Nguyên tắc kế toán chi phí:
- Có ghi nhận đầy đủ chi phí hoạt động (hoạt động tín dụng; dịch vụ) và chi phí quản lý phát sinh trong kỳ không?
- Các khoản chi phí quản lý là gì?
(13) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành.
(14) Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác: Nêu rõ các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác với mục đích giúp cho người sử dụng hiểu được là Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trên cơ sở tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
4.5. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính
- Trong phần này, TCVM phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính ” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo tình hình tài chính . Số liệu ghi vào cột “Đầu năm” được lấy từ cột “Cuối năm” trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính kỳ trước. Số liệu ghi vào cột “Cuối năm” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
+ Báo cáo tình hình tài chính kỳ này;
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
- TCVM được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo tình hình tài chính và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.
- Trường hợp TCVM có áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các kỳ trước thì phải điều chỉnh số liệu so sánh (số liệu ở cột “Đầu năm”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so sánh và giải trình rõ điều này. Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
4.6. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động.
- Trong phần này, TCVM phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục thu nhập, chi phí.
- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo kết quả hoạt động. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kỳ này;
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
- TCVM được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo kết quả hoạt động và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.
- Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Năm trước” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Năm nay” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
4.7. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Trong phần này, TCVM phải trình bày và phân tích các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong kỳ của TCVM.
- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước; Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
4.8. Những thông tin khác
- Trong phần này, TCVM phải trình bày những thông tin quan trọng khác (Nếu có) ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần trên nhằm cung cấp thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp cho người sử dụng hiểu Báo cáo tài chính của TCVM đã được trình bày trung thực, hợp lý.
- Khi trình bày thông tin thuyết minh ở phần này, tuỳ theo yêu cầu và đặc điểm thông tin theo quy định từ điểm 4.5 đến điểm 4.7 của phần này, TCVM có thể đưa ra biểu mẫu chi tiết, cụ thể một cách phù hợp và những thông tin so sánh cần thiết.
- Ngoài những thông tin phải trình bày theo quy định từ phần 4.5 đến phần 4.6, TCVM được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
CHƯƠNG IV
SỔ KẾ TOÁN
Điều 81. Sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến TCVM. Mỗi TCVM chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. TCVM phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Luật kế toán.
2. TCVM được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.
3. Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, TCVM được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu
Điều 82. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ. Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế  toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.
Điều 83. Mở, ghi sổ kế toán và chữ ký
1. Mở sổ
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với TCVM mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của TCVM có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
- Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi tõ tên TCVM, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
- Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên TCVM, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được Tổng giám đốc/ Giám đốc TCVM hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
2. Ghi sổ: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
3. Khoá sổ: Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề,  tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người ghi sổ kế toán là cá nhân hành nghề ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
Điều 84. Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi phát hiện sổ kế toán của kỳ báo cáo có sai sót thì phải sửa chữa bằng phương pháp phù hợp với quy định của Luật kế toán.
2. Trường hợp phát hiện sai sót trong các kỳ trước, TCVM phải điều chỉnh hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 85. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2019,và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2020.
2. Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, các tổ chức tài chính vi mô và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng TW Đảng;

- Văn phòng Tổng bí thư;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;

- UBND, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;

- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ Tài chính;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);

- Lưu: VT (2 bản), Cục QLKT.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

PHỤ LỤC 1 – DANH MỤC TÀI KHOẢN

ÁP DỤNG CHO CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2019/TT-BTC ngày 25 /01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Tài khoản cấp 1

Tên tài khoản

Ghi chú

 

LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN

 

101

Tiền mặt

 

110

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

 

121

Các khoản đầu tư

 

130

Tiền gửi tại các TCTD

 

201

Cho vay

 

251

Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác

 

281

Các khoản nợ chờ xử lý

 

291

Nợ cho vay được khoanh

 

299

Dự phòng rủi ro cho vay

 

 

 

 

301

Tài sản cố định hữu hình

 

302

Tài sản cố định vô hình

 

303

Tài sản cố định thuê tài chính

 

305

Hao mòn TSCĐ

 

311

Công cụ dụng cụ

 

313

Vật liệu

 

321

Xây dựng cơ bản dở dang

 

351

Các khoản phải thu bên ngoài

 

353

Thuế GTGT được khấu trừ

 

359

Dự phòng rủi ro các khoản phải thu

 

362

Phải thu khác

 

366

Chi dự án

 

381

Tài sản khác

 

382

Ủy thác cho vay

 

391

Lãi và phí phải thu

 

 

 

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

 

415

Vay cá nhân, các TCTD, tổ chức khác

 

420

Tiền gửi của khách hàng

 

441

Vốn nhận uỷ thác cho vay

 

451

Các khoản phải trả bên ngoài

 

453

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

 

461

Phải trả người lao động

 

462

Phải trả khác

 

466

Nguồn kinh phí dự án

 

471

Dự phòng phải trả

 

483

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

 

484

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

491

Lãi và phí phải trả

 

 

 

 

 

TÀI KHOẢN THANH TOÁN

 

519

Các khoản thanh toán nội bộ

 

 

 

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU

 

601

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

 

611

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

 

612

Quỹ đầu tư phát triển

 

613

Quỹ dự phòng tài chính

 

631

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

 

641

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

 

691

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

 

 

 

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN DOANH THU

 

701

Doanh thu từ hoạt động tín dụng

 

711

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ

 

741

Doanh thu từ hoạt động khác

 

791

Doanh thu khác

 

 

 

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ

 

801

Chi phí hoạt động tín dụng

 

811

Chi phí hoạt động dịch vụ

 

831

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

 

841

Chi hoạt động khác

 

851

Chi phí quản lý

 

881

Chi phí dự phòng

 

891

Chi phí khác

 

 

 

 

 

TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

 

001

Xác định kết quả kinh doanh

 

 

 

 

 

LOẠI TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

 

901

Tiền không có giá trị lưu hành

 

941

Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được

 

911

Các công nợ bằng ngoại tệ

 

912

Các tài sản bằng ngoại tệ

 

971

Nợ khó đòi đã xử lý

 

983

Nghiệp vụ uỷ thác và đại lý

 

991

Tài sản cố định phục vụ cho các chương trình, dự án

 

992

Tài sản khác giữ hộ

 

993

Tài sản thuê ngoài

 

994

Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng đưa đi thế chấp, cầm cố

 

995

Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý

 

996

Công cụ dụng cụ đang sử dụng

 

998

Tài sản, giấy tờ có giá của TCVM thế chấp, cầm cố

 

999

Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản

 

PHỤ LỤC 02 - MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ÁP DỤNG CHO CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2019/TT-BTC ngày 25/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Stt

Tên báo cáo

Mã số

Báo cáo tài chính năm:

1

Báo cáo tình hình tài chính

B01-TCVM

2

Báo cáo kết quả hoạt động

B02-TCVM

3

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

B03-TCVM

4

Thuyết minh Báo cáo tài chính

B09-TCVM

Báo cáo tài chính giữa niên độ:

1

Báo cáo tình hình tài chính giữa niên độ

B01a-TCVM

2

Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ

B02a-TCVM

3

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

B03a-TCVM

4

Thuyết minh Báo cáo tài chính chon lọc

B09a-TCVM

I. Mẫu Báo cáo tài chính năm

1. Báo cáo tình hình tài chính

Đơn vị báo cáo: .............                                       Mẫu số: B01-TCVM

Địa chỉ: ..............................     Ban hành theo Thông tư số 05/2019/TT-BTC

                                                               Ngày 25/01 /2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Cho năm tài chính kết thúc ngày ...  tháng...  năm ......

            Đơn vị: Đồng Việt Nam

Stt

Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Số cuối năm

Số đầu năm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

A

Tài sản

100

 

 

 

I

Tiền

110

 

 

 

1

Tiền mặt

111

 

 

 

2

Tiền gửi tại NHNN

112

 

 

 

3

Tiền gửi tại các TCTD

113

 

 

 

II

Các khoản đầu tư

120

 

 

 

III

Các khoản cho vay

130

 

 

 

1

Cho vay

131

 

 

 

2

Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác

132

 

 

 

3

Các khoản  nợ chờ xử lý

133

 

 

 

4

Nợ cho vay được khoanh

134

 

 

 

5

Dự phòng rủi ro cho vay

139

 

(...)

(...)

III

Tài sản cố định

   140

 

 

 

1

Tài sản cố định hữu hình

141

 

 

 

a

Nguyên giá TSCĐ     

142

 

 

 

b

Hao mòn TSCĐ (*)

143

 

(...)

(...)

2

Tài sản cố định thuê tài chính

144

 

 

 

a

Nguyên giá TSCĐ     

145

 

 

 

b

Hao mòn TSCĐ (*)

146

 

(...)

(...)

3

Tài sản cố định vô hình

147

 

 

 

a

Nguyên giá TSCĐ     

148

 

 

 

b

Hao mòn TSCĐ  (*)

149

 

(...)

(...)

IV

Tài sản khác

150

 

 

 

1

Chi phí trả trước

151

 

 

 

2

Các khoản ký quỹ, thế chấp, cầm cố

152

 

 

 

3

Thuế GTGT được khấu trừ

153

 

 

 

4

Tài sản  khác

154

 

 

 

V

Chi dự án

155

 

 

 

VI

Các khoản phải thu

160

 

 

 

1

Các khoản phải thu bên ngoài

161

 

 

 

2

Lãi và phí phải thu

162

 

 

 

3

Phải thu nội bộ

163

 

 

 

4

Phải thu khác

164

 

 

 

5

Dự phòng các khoản phải thu (*)

169

 

(...)

(...)

VII

Hàng tồn kho

170

 

 

 

1

Công cụ, dụng cụ

171

 

 

 

2

Vật liệu

172

 

 

 

VIII

Xây dựng cơ bản dở dang

180

 

 

 

IX

Ủy thác cho vay

190

 

 

 

B

Nợ phải trả

200

 

 

 

I

Vay cá nhân, các TCTD, tổ chức khác

210

 

 

 

II

Tiền gửi  của khách hàng

220

 

 

 

III

Vốn nhận ủy thác cho vay

230

 

 

 

IV

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

240

 

 

 

V

Phải trả người lao động

250

 

 

 

VI

Dự phòng phải trả

260

 

 

 

VII

Các khoản phải trả

270

 

 

 

1

Các khoản phải trả bên ngoài

271

 

 

 

2

Lãi và phí phải trả

272

 

 

 

3

Phải trả nội bộ

273

 

 

 

4

Phải trả khác

274

 

 

 

a

Nhận ký cược, ký quỹ

274a

 

 

 

b

Chi phí phải trả

274b

 

 

 

c

Phải trả khác

274c

 

 

 

VIII

Nguồn kinh phí dự án

280

 

 

 

IX

Quỹ của TCVM

290

 

 

 

1

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

291

 

 

 

2

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

292

 

 

 

C

Vốn chủ sở hữu

300

 

 

 

I

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

310

 

 

 

II

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

320

 

 

 

III

Quỹ đầu tư phát triển

330

 

 

 

IV

Quỹ dự phòng tài chính

340

 

 

 

V

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

350

 

 

 

VII

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

360

 

 

 

Tổng cộng nguồn vốn (400=200+300)

400

 

 

 

               

Ghi chú:  

- Các chỉ tiêu có đánh dấu (*) là các chỉ tiêu được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi  trong ngoặc đơn (xxx).

- Số liệu để lập cột “Số cuối năm” là số liệu được lấy từ Bảng cân đối tài khoản kế toán hoàn chỉnh của tháng 12 của năm tài chính hiện hành. Số liệu để lập cột “Số đầu năm” là số liệu được lấy từ Báo cáo tình hình tài chính hoàn chỉnh của tháng 12 của năm tài chính trước liền kề.

....., ngày ... tháng ... năm ........

Lập bảng

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

2. Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động

Đơn vị báo cáo: .............                                          Mẫu số:B02-TCVM

Địa chỉ: ..............................           Ban hành theo Thông tư số 05/2019/TT-BTC  Ngày 25/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

Năm ......

Đơn vị: Đồng Việt Nam

Stt

Chỉ tiêu

 

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

1

Doanh thu từ hoạt động tín dụng

01

 

 

 

 

2

Chi phí hoạt động tín dụng

02

 

 

 

 

I

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động tín dụng

03

 

 

 

 

3

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ

04

 

 

 

 

4

Chi phí hoạt động dịch vụ

05

 

 

 

 

II

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ

06

 

 

 

 

5

Doanh thu từ hoạt động khác

07

 

 

 

 

6

Chi phí hoạt động khác

08

 

 

 

 

III

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động khác

09

 

 

 

 

IV

Chi phí quản lý

10

 

 

 

 

7

Doanh thu khác

11

 

 

 

 

8

Chi phí khác

12

 

 

 

 

VII

Lợi nhuận khác

13

 

 

 

 

VIII

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

14

 

 

 

 

IX

Chi phí dự phòng

15

 

 

 

 

X

Tổng lợi nhuận trước thuế

16

 

 

 

 

XI

Chi phí thuế TNDN

17

 

 

 

 

XII

Lợi nhuận sau thuế

18

 

 

 

 

....., ngày ... tháng ... năm ........

Lập bảng

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

                   

3. Mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đơn vị báo cáo: .............                                              Mẫu số:B03-TCVM

Địa chỉ: ..............................           Ban hành theo Thông tư số 05/2019/TT-BTC                                                               Ngày 25/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp trực tiếp) (*)

Năm….                   

                                    Đơn vị tính: ...........

Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

 

1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự nhận được

01

 

 

 

2. Chi phí lãi và các chi phí tương tự đã trả

02

 

 

 

3. Tiền thu từ hoạt động dịch vụ

03

 

 

 

4. Tiền chi cho hoạt động dịch vụ

04

 

 

 

6. Tiền thu các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro

05

 

 

 

7. Tiền chi trả cho người lao động

06

 

 

 

8. Thuế TNDN đã nộp

07

 

 

 

9. Tiền thu từ hoạt động khác

08

 

 

 

10. Tiền chi cho hoạt động khác

09

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động (20=01+02+...+09)

20

 

 

 

Những thay đổi về tài sản hoạt động

 

 

 

 

11. Tăng/ giảm các khoản tiền gửi và cho vay

21

 

 

 

12. Giảm nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản

22

 

 

 

13. Tăng/ giảm khác về tài sản hoạt động

23

 

 

 

Những thay đổi về công nợ hoạt động

 

 

 

 

14. Tăng/ (Giảm) các khoản nợ chính phủ và NHNN

24

 

 

 

15. Tăng/ (Giảm) các khoản tiền vay các TCTD

25

 

 

 

16. Tăng/ (Giảm) tiền gửi của khách hàng

26

 

 

 

17. Tăng/ (Giảm) vốn ủy thác cho vay

27

 

 

 

18. Tăng/ (Giảm) khác về công nợ hoạt động

28

 

 

 

20. Chi từ các quỹ (*)

29

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (30=01+...+29)

30

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

 

 

 

 

1.Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ

31

 

 

 

2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ

32

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (35=31+32)

35

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

 

 

 

 

1. Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu

36

 

 

 

2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu

37

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (40=36+37)

40

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 30+35+ 40)

50

 

 

 

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

 

 

 

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

 

 

 

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61)

70

 

 

 


Lập bảng
(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

….., ngày … tháng … năm …
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

4. Mẫu Thuyết minh báo cáo tài chính

Đơn vị báo cáo: ..........

Địa chỉ: .........................

Mẫu số: B09-TCVM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2019/TT-BTC ngày 25/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

          THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Cho năm tài chính kết thúc ngày …tháng…năm …

I. Đặc điểm hoạt động của Tổ chức vi mô

1. Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị;

2. Hình thức góp vốn, số lượng thành viên;

3. Thành phần Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên (Tên, chức danh từng người);

4. Thành phần Ban Tổng Giám đốc/Giám đốc (Tên, chức danh từng người);

5. Địa bàn hoạt động;

6. Trụ sở chính; Số Phòng Giao dịch;

7. Tổng số cán bộ, công nhân viên.

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày..../ …../ ….. kết thúc vào ngày …../ ..../ ….);

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. Trường hợp có sự thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán so với năm trước, giải trình rõ lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi.

III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

1. Chế độ kế toán áp dụng

2. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

IV. Các chính sách kế toán áp dụng

1. Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán.

2. Nguyên tắc kế toán các khoản cho vay:

- Cho vay từ nguồn vốn hoạt động của TCVM;

- Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác;

- Nguyên tắc phân loại nợ và đánh giá rủi ro tín dụng;

- Chính sách trích lập dự phòng rủi ro và xóa sổ các khoản cho vay không có khả năng thu hồi.

3. Nguyên tắc kế toán nợ phải thu

4. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho;

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho;

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

5. Nguyên tắc ghi nhận và cách khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính.

6. Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước.

7. Nguyên tắc kế toán nợ phải trả.

8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.

9. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.

10. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:

- Nguyên tắc ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu;

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản;

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá;

- Nguyên tắc trích lập Quỹ dự phòng tài chính;

- Nguyên tắc trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;

- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối.

11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản thu nhập:

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng;

- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ;

- Thu nhập khác.

12. Nguyên tắc kế toán chi phí:

- Chi phí hoạt động tín dụng;

- Chi phí hoạt động dịch vụ;

- Chi phí quản lý;

- Chi phí khác.

13. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

14. Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.

15. TCVM trình bày việc điều chỉnh số liệu kế toán kỳ trước vào báo cáo tài chính của kỳ này (nếu có)

V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính

Đơn vị tính: ……

1. Tiền

Cuối năm

Đầu năm

a. Tiền mặt

- Tiền mặt bằng VND;

- Tiền mặt bằng ngoại tệ.

b. Tiền gửi tại NHNN

- Tiền gửi thanh toán tại NHNN

- Tiền gửi phong toả (nếu có)

c. Tiền gửi tại các TCTD

- Tiền gửi không kỳ hạn:

- Tiền gửi có kỳ hạn:

Tổng

 

 

 

2. Các khoản đầu tư

(Chi tiết các khoản đầu tư)

Tổng

Cuối năm

Đầu năm

3. Các khoản cho vay

Cuối năm

Đầu năm

 

 

a. Hình thức cho vay:

a1. Cho vay trực tiếp bằng nguồn vốn hoạt động của TCVM.

- Cho vay khách hàng tài chính vi mô;

- Cho vay khách hàng khác.

Tổng

 

a2. Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác

- Cho vay từ vốn nhận của Chính phủ;

- Cho vay từ vốn nhận của các tổ chức, cá nhân.

Tổng

 

 

Trong đó: Giá gốc là số gốc đã thực cho vay; Giá trị có thể thu hồi là giá gốc (sau khi đã trừ dự phòng rủi ro cho vay)

Gốc cho vay

 

 

 

Giá trị có thể thu hồi

 

 

 

Gốc cho vay

 

 

 

Giá trị có thể thu hồi

 

 

 

b. Phân tích chất lượng dư nợ cho vay

- Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn;

- Nhóm 2 - Nợ cần chú ý;

- Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn;

- Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ;

- Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.

Cuối năm

Đầu năm

 

c. Phân tích dư nợ cho vay theo thời gian

- Nợ ngắn hạn

- Nợ trung hạn;

- Nợ dài hạn.

Cuối năm

Đầu năm

 

d. Các khoản nợ chờ xử lý

 

Cuối năm

Đầu năm

 

e. Nợ cho vay được khoanh

 

Cuối năm

Đầu năm

 

f. Dự phòng rủi ro cho vay

- Dự phòng chung:

  + Số dư đầu kỳ;

  + Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ;

  + Hoàn nhập dự phòng rủi ro trong kỳ;

  + Số dự phòng đã sử dụng để xử lý rủi ro trong kỳ;

  + Số dư cuối kỳ.

 

- Dự phòng cụ thể:

  + Số dư đầu kỳ;

  + Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ;

  + Hoàn nhập dự phòng rủi ro trong kỳ;

  + Số dự phòng đã sử dụng để xử lý rủi ro trong kỳ;

  + Số dư cuối kỳ.

 

Cuối năm

 

(…)

 

 

(…)

 

Đầu năm

 

(…)

 

 

(…)

 

4. Các khoản phải thu

Cuối năm

Đầu năm

a. Phải thu bên ngoài

b. Lãi và phí phải thu

c. Phải thu nội bộ

d. Phải thu khác

đ. Dự phòng các khoản phải thu

Tổng

 

...

...

5. Hàng tồn kho

a. Công cụ, dụng cụ

b. Vật liệu

 

Cuối năm

Đầu năm

         

6. Tài sản cố định

a. Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình:

Khoản mục

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc thiết bị

Phương tiện vận tải truyền dẫn

Thiết bị dụng cụ quản lý

TSCĐ khác

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ hữu hình

 

 

 

 

 

 

Số dư đầu năm

 

 

 

 

 

 

- Mua trong năm

- Đầu tư XDCB hoàn thành

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượng bán

- Giảm khác

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

(…)

(…)

Số dư cuối năm

 

 

 

 

 

 

Giá trị hao mòn luỹ kế

 

 

 

 

 

 

Số dư đầu năm

 

 

 

 

 

 

- Khấu hao trong năm

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượng bán

- Giảm khác

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

Số dư cuối năm

 

 

 

 

 

 

Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình

 

 

 

 

 

 

- Tại ngày đầu năm

- Tại ngày cuối năm       

 

 

 

 

 

 

 

- Các thông tin khác về tài sản cố định hữu hình:

            * Giá trị còn lại cuối kỳ của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm   bảo cho các khoản vay;

            * Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng;

            * Nguyên giá TSCĐ cuối năm chờ thanh lý;

            * Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trong tương lai;

            * Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình.

b. Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính:

Khoản mục

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc thiết bị

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

Thiết bị dụng cụ quản lý

TSCĐ khác

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính

 

 

 

 

 

 

Số dư đầu năm

 

 

 

 

 

 

 - Đi thuê tài chính trong năm

- Tăng khác

 - Mua lại TSCĐ thuê tài chính

 - Trả lại TSCĐ thuê tài chính

- Giảm khác

 

 

 

 

 

 

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

(…)

Số dư cuối năm

 

 

 

 

 

 

Giá trị hao mòn luỹ kế

 

 

 

 

 

 

Số dư đầu năm

 

 

 

 

 

 

- Khấu hao trong kỳ

- Tăng khác

- Mua lại TSCĐ thuê tài chính

- Trả lại TSCĐ thuê tài chính

- Giảm khác

 

 

 

 

(…)

 

(…)

(…)

 

(…)

(…)

 

(…)

(…)

 

(…)

(…)

 

(…)

(…)

 

(…)

Số dư cuối năm

 

 

 

 

 

 

Giá trị còn lại của TSCĐ đi thuê tài chính

 

 

 

 

 

 

- Tại ngày đầu năm

- Tại ngày cuối năm      

 

 

 

 

 

 

- Các thông tin khác về tài sản cố định thuê tài chính:

            * Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong năm;

            * Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm;

            * Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản.

c. Tăng, giảm tài sản cố định vô hình:

Khoản mục

Quyền sử dụng đất có thời hạn

Bản quyền, bằng sáng chế

Nhãn hiệu hàng hóa

Phần mềm máy vi tính

TSCĐ vô hình khác

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ vô hình

 

 

 

 

 

 

Số dư đầu năm

 

 

 

 

 

 

- Mua trong năm

- Tạo ra từ nội bộ TCVM

- Tăng do hợp nhất kinh doanh

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượngbán

- Giảm khác

 

 

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

 

 

(…)

(…)

 

 

 

 

 

(…)

(…)

Số dư cuối năm

 

 

 

 

 

 

Giá trị hao mòn lũy kế

 

 

 

 

 

 

Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

 

 

- Khấu hao trong năm

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượng bán

- Giảm khác

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

 

 

(…)

(…)

Số dư cuối năm

 

 

 

 

 

 

Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình

 

 

 

 

 

 

- Tại ngày đầu năm

- Tại ngày cuối năm

 

 

 

 

 

 

- Các thông tin khác về tài sản cố định vô hình:

            * Giá trị còn lại cuồi kỳ của TSCĐ vô hình đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm     bảo cho các khoản vay;

            * Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng;

            * Các thay đổi khác về TSCĐ vô hình.

7. Tài sản khác

a. Chi phí trả trước;

b. Các khoản ký quỹ, thế chấp, cầm cố

c. Thuế GTGT được khấu trừ;

d. Tài sản khác

Tổng

 

Cuối năm

Đầu năm

8. Chi dự án

 

Tổng

Cuối năm

Đầu năm

9. Ủy thác cho vay

 

Tổng

Cuối năm

Đầu năm

10. Vay cá nhân, các TCTD, Tổ chức khác

a. Vay cá nhân

b. Vay các TCTD

c. Vay các Tổ chức khác:

Tổng

 

Cuối năm

Đầu năm

11. Tiền gửi của khách hàng

a. Thuyết minh theo loại tiền gửi:

- Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VND (Trong đó: Tiền gửi tiết kiệm bắt buộc; Tiền gửi tiết kiệm tự nguyện; Tiền gửi tiết kiệm khác);

- Tiền gửi ký quỹ bằng VND.

Tổng

 

b. Thuyết minh theo đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp:

- Tiền gửi của cá nhân:

  + Tiền gửi của khách hàng TCVM;

  + Tiền gửi của khách hàng khác.

- Tiền gửi của tổ chức khác.

Tổng

 

Cuối năm

Đầu năm

12. Vốn nhận ủy thác cho vay

a. Vốn nhận của Chính phủ

+ Vốn tài trợ

+ Vốn ủy thác, cho vay

 

b. Vốn nhận của các tổ chức, cá nhân nước ngoài

+ Vốn tài trợ

+ Vốn ủy thác, cho vay

 

c. Vốn nhận của cá nhân trong nước

+ Vốn tài trợ

+ Vốn ủy thác, cho vay

Tổng

 

Cuối năm

Đầu năm

13. Thuế và các khoản phải nộp nước

(Chi tiết theo từng loại thuế)

Tổng

 

Cuối năm

Đầu năm

14. Phải trả người lao động

 

Tổng

Cuối năm

Đầu năm

 

 

 

15. Dự phòng phải trả

 

Cuối năm

Đầu năm

16. Các khoản phải trả bên ngoài

 

Tổng

Cuối năm

Đầu năm

17. Lãi và phí phải trả

a. Trích trước chi phí tiền lương trong thời gian nghỉ phép;

b. Các khoản trích trước

Tổng

 

Cuối năm

Đầu năm

18. Phải trả khác

a. Nhận ký cược, ký quỹ;

b. Chi phí phải trả;

c. Phải trả khác.

Tổng

Cuối năm

Đầu năm

19. Phải trả nội bộ

(Chi tiết các khoản phải trả nội bộ)

Tổng

Cuối năm

Đầu năm

20. Nguồn kinh phí dự án

 

Tổng

 

                       Tổng

Cuối năm

Đầu năm

21. Các Quỹ của Tổ chức vi mô

a. Quỹ khen thưởng, phúc lợi;

b. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

Cuối năm

Đầu năm

22. Tình hình biến động Vốn chủ sở hữu

 

 

Các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu

 

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Quỹ đầu tư phát triển

Quỹ dự phòng tài chính

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

LNST chưa phân phối

Các khoản mục khác     ...

Cộng

 

A

1

2

3

4

5

6

7

8

 

Số dư đầu năm trước

- Tăng vốn trong năm trước

- Lãi trong năm trước

- Tăng khác

- Giảm vốn trong năm trước

- Lỗ trong năm trước

- Giảm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dư đầu năm nay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tăng vốn trong năm nay

- Lãi trong năm nay

- Tăng khác

- Giảm vốn trong năm nay

- Lỗ trong năm nay

- Giảm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dư cuối năm nay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Lý do thay đổi giữa số đầu năm và cuối năm (đánh giá lại trong trường hợp nào, tài sản nào được đánh giá lại, theo quyết định nào?...)

Cuối năm

Đầu năm

                           

24.Chênh lệch tỷ giá hối đoái

- Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ

- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ

- Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ sang VNĐ

Cuối năm

Đầu năm

25. Các khoản mục ngoài Báo cáo tình hình tài chính

  • Công cụ dụng cụ đang sử dụng;
  • Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được;
  • Phí phải thu chưa thu được;
  • Các công nợ bằng ngoại tệ;
  • Các tài sản bằng ngoại tệ;
  • Nợ khó đòi đã xử lý;
  • Nghiệp vụ uỷ thác và đại lý;
  • Tài sản cố định phục vụ cho các chương trình, dự án;
  • Tài sản khác giữ hộ;
  • Tài sản thuê ngoài;
  • Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng;
  • Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý;
  • Các giấy tờ có giá của khách hàng đưa cầm cố;
  • Tài sản, giấy tờ có giá của TCVM thế chấp, cầm cố;
  • Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản.

VI. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động

1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

 

Năm nay

Năm trước

Thu nhập lãi tiền gửi

 

 

Thu nhập lãi cho vay

 

 

Thu khác từ hoạt động tín dụng

 

 

Tổng

...

...

2. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự:

 

Năm nay

Năm trước

Trả lãi tiền gửi

 

 

Trả lãi tiền vay

 

 

Chi phí hoạt động tín dụng khác

 

 

Tổng

...

...

3. Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ:

 

Năm nay

Năm trước

- Lãi/ lỗ thuần từ dịch vụ thanh toán

 

 

      + Thu từ dịch vụ thanh toán

 

 

      + Chi về dịch vụ thanh toán

 

 

- Lãi/ lỗ thuần từ dịch vụ ngân quỹ

 

 

      + Thu từ dịch vụ ngân quỹ

 

 

      + Chi về ngân quỹ

 

 

- Lãi/ lỗ thuần từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý

 

 

      + Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý

 

 

      + Chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý

 

 

Tổng

...

...

4. Lãi/ lỗ thuần từ các hoạt động khác

 

Năm nay

Năm trước

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh khác (nêu số liệu chi tiết thu/ chi và cho từng loại hoạt động)

 

 

      - Thu nhập về hoạt động kinh doanh khác

 

 

      - Chi về hoạt động kinh doanh khác

 

 

Tổng

...

...

5. Chi phí hoạt động

 

Năm nay

Năm trước

1. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí

 

 

2. Chi phí cho nhân viên:

 

 

Trong đó:          - Chi lương và phụ cấp

 

 

                        - Các khoản chi đóng góp theo lương

 

 

                        - Chi trợ cấp

 

 

                        - Chi khác cho nhân viên

 

 

3. Chi về tài sản: 

 

 

Trong đó:         - Khấu hao cơ bản tài sản cố định

 

 

4. Chi cho hoạt động quản lý công vụ:  

 

 

Trong đó:         - Công tác phí        

 

 

                        - Chi về các hoạt động đoàn thể của TCVM

 

 

5. Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng

 

 

 

 

 

6. Chi phí hoạt động khác

 

 

Tổng

...

...

6. Chi phí dự phòng (không tính chi phí dự phòng rủi ro tín dụng)

7. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

 

Năm nay

Năm trước

1. Lợi nhuận trước thuế TNDN

 

 

Các khoản mục điều chỉnh:

 

 

Trừ (-) Thu nhập được miễn thuế TNDN:

 

 

- ...

 

 

Cộng (+) Chi phí không được khấu trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế:

 

 

 - ....

 

 

2. Thu nhập chịu thuế

 

 

3. Chi phí thuế TNDN tính trên thu nhập chịu thuế kỳ hiện hành (= Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN)

 

 

- Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành kỳ này

 

 

4. Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

 

 

- Thuế TNDN đã nộp trong kỳ

 

 

- Điều chỉnh chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước

 

 

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp cuối kỳ

 

 

VII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình baỳ trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 1. Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tương lai

 

 

Năm nay

Năm trước

- Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính;

- Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu;

- Các giao dịch phi tiền tệ khác

 

 

 

 

2. Các khoản tiền TCVM nắm giữ nhưng không được sử dụng: Trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền lớn do TCVM nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà TCVM phải thực hiện.

3. Số tiền đi vay thực thu trong kỳ:

- Tiền thu từ đi vay theo khế ước thông thường;

- Tiền thu từ đi vay dưới hình thức khác.

4. Số tiền đã thực trả gốc vay trong kỳ:

- Tiền trả nợ gốc vay theo khế ước thông thường;

- Tiền trả nợ vay dưới hình thức khác

VIII. Các thông tin khác

1. Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài chính  khác: ………................................................................................

2. Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm:………….....

3. Thông tin về các bên liên quan (ngoài các thông tin đã được thuyết minh ở các phần trên).

4.  Trình bày tài sản, thu nhập, kết quả hoạt động theo bộ phận (theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 28 “Báo cáo bộ phận”(1):.

5. Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong Báo cáo tài chính của các niên độ kế toán trước): ……………………………..………....

6. Thông tin về hoạt động liên tục: ……...…………………………...….

7. Những thông tin khác.............................................................................

 Lập, ngày... tháng... năm...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên)

- Số chứng chỉ hành nghề;

- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Những chỉ tiêu không có thông tin, số liệu thì không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu.

(2) TCVM được trình bày thêm các thông tin khác xét thấy cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính.

II. Mẫu Báo cáo tài chính giữa niên độ

1. Báo cáo tình hình tài chính giữa niên độ

Đơn vị báo cáo: .............                                             Mẫu số: B01a-TCVM

Địa chỉ: ..............................     Ban hành theo Thông tư số 05/2019/TT-BTC

                                                             Ngày 25/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ

(Dạng đầy đủ)

Quý.... năm....

Tại ngày... tháng... năm

            Đơn vị: Đồng Việt Nam

Stt

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này

Năm nay

Năm trước

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Tài sản

 

 

 

 

I

Tiền mặt

 

 

 

 

….

 

 

 

Ghi chú:  

....., ngày ... tháng ... năm ........

Lập bảng

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

      - Số chứng chỉ hành nghề;

- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

 

 

 

Ghi chú:

     (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo tình hình tài chính năm - Mẫu số B01-TCVM.

Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.

2. Báo cáo kết quả hoạt động giữa niên độ

Đơn vị báo cáo: .............                                 Mẫu số:B02a-TCVM

Địa chỉ: ..............................           Ban hành theo Thông tư số 05/2019/TT-BTC                                                            Ngày 25/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIỮA NIÊN ĐỘ

(Dạng đầy đủ)

Quý.... năm....

Tại ngày... tháng... năm

Đơn vị: Đồng Việt Nam

Stt

Chỉ tiêu

 

Mã số

Thuyết minh

Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này

 

Năm nay

Năm trước

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

1

Thu nhập từ hoạt động tín dụng

01

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

....., ngày ... tháng ... năm ........

Lập bảng

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

               

      - Số chứng chỉ hành nghề;

- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

 

 

 

Ghi chú:

     (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động năm - Mẫu số B02-TCVM.

Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

Đơn vị báo cáo: .............                                              Mẫu số:B03a-TCVM

Địa chỉ: ..............................           Ban hành theo Thông tư số 05/2019/TT-BTC                                                            Ngày 25/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

 

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ GIỮA NIÊN ĐỘ

(Dạng tóm lược)

Quý...Năm….

                                    Đơn vị tính: ...........

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này

 

Năm nay

Năm trước

 

1

3

4

5

 

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

 

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

 

 

 

 

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

 

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

 

 

 

 

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

 

 

 

 

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

 

 

 

 

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

 

 

 

 


Lập bảng
(Ký, họ tên)


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

….., ngày … tháng … năm …
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

4. Thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

Đơn vị báo cáo: ..............

Địa chỉ: .........................

Mẫu số: B09a-TCVM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2019/TT-BTC ngày 25/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

           THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHỌN LỌC

Quý.…năm …

I. Đặc điểm hoạt động của Tổ chức vi mô

1. Hình thức góp vốn, số lượng thành viên;

2. Lĩnh vực kinh doanh;

3. Ngành nghề kinh doanh;

4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh.

II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày..../ …../ ….. kết thúc vào ngày …../ ..../ ….);

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.

III. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng

1. Chế độ kế toán áp dụng

2. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

IV. Các chính sách kế toán áp dụng

Doanh nghiệp phải công bố việc lập Báo cáo tài chính giữa niên độ và Báo cáo tài chính năm gần nhất là cùng áp dụng các chính sách kế toán như nhau. Trường hợp có thay đổi thì phải mô tả sự thay đổi và nêu rõ ảnh hưởng của những thay đổi đó.

V. Các sự kiện hoặc giao dịch trọng yếu trong kỳ kế toán giữa niên độ

1. Giải thích về tính thời vụ hoặc tính chu kỳ của các hoạt động h trong kỳ kế toán giữa niên độ.

2. Trình bày tính chất và giá trị của các khoản mục ảnh hưởng đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập thuần, hoặc các luồng tiền được coi là yếu tố không bình thường do tính chất, quy mô hoặc tác động của chúng.

3. Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu và giá trị luỹ kế tính đến ngày lập Báo cáo tài chính giữa niên độ, cũng như phần thuyết minh tương ứng mang tính so sánh của cùng kỳ kế toán trên của niên độ trước gần nhất.

4. Tính chất và giá trị của những thay đổi trong các ước tính kế toán đã được báo cáo trong báo cáo giữa niên độ trước của niên độ kế toán hiện tại hoặc những thay đổi trong các ước tính kế toán đã được báo cáo trong các niên độ trước, nếu những thay đổi này có ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ kế toán giữa niên độ hiện tại.

5. Trình bày những sự kiện trọng yếu phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ chưa được phản ánh trong  Báo cáo tài chính giữa niên độ đó.

6. Trình bày những thay đổi trong các khoản nợ tiềm tàng hoặc tài sản tiềm tàng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất.

7. Các thông tin khác.


Lập bảng
(Ký, họ tên)

       
Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

….., ngày … tháng … năm …
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No. 05/2019/TT-BTC dated January 25, 2019 of the Ministry Of Financeon accounting instructions for microfinance institutions

Pursuant to the Law on Accounting No. 88/2015/QH13 dated November 20, 2015;

Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Amendments and Supplements to the Law on Credit Institutions No. 17/2017/QH14 dated November 20, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No.174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating certain articles of the Law on Accounting;

Pursuant to the Government’s Decree No. 93/2017/ND-CP dated August 7, 2017 prescribing the financial regime for credit institution or foreign bank branches and the financial supervision and assessment of the efficiency of investment of state capital in wholly state-owned or state-invested credit institutions;

Pursuant to the Government s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Upon the request of the Director of Accounting and Audit Management and Supervision Department,

The Minister of Finance hereby promulgates the Circular providing accounting instructions for microfinance institutions.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular shall set out regulations on the system of bookkeeping accounts, financial statements and accounting books used by microfinance institutions.

Article 2. Subjects of application

Entities governed by this Circular shall be microfinance institutions that are established, organized and operated under laws on credit institutions.

Chapter II

SYSTEM OF BOOKKEEPING ACCOUNTS

Article 3. Bookkeeping accounts

1. Microfinance institutions shall consistently use bookkeeping accounts listed in the Chart of Bookkeeping Accounts in the Appendix No. 01 hereto.

2. In order to meet administrative requirements, the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as SBV) shall decide on tier-2 and tier-3 accounts which can be used after receipt of the written consent from the Ministry of Finance.

3. In case where SBV needs to supplement or modify tier-1 accounts in terms of names, codes and contents of their entries in order to record particular economic transactions, the written consent from the Ministry of Finance must be sought.

4. Microfinance institutions may create and use accounts listed in the Chart of Bookkeeping Accounts only if these accounts conform to the accounting regime and have contents consistent with business activities specified in their licenses.

5. Microfinance institutions may create tier-4, tier-5 accounts and subaccounts that are in conformity with accounting administration requirements and are relevant to contents, components and principles of general bookkeeping accounts that are adopted by the Ministry of Finance and SBV.

6. This Circular shall only provide instructions about accounting principles, components and entries of economic transactions of bookkeeping accounts.

7. The system of bookkeeping accounts applicable to microfinance institutions shall be divided into 08 types of bookkeeping accounts:

- Assets accounts: From Account 101 – Account 391.

- Liabilities accounts: From Account 415 to Account 491.

- Payments account: Account 519.

- Equity accounts: From Account 601 to Account 691.

- Revenue accounts: From Account 701 to Account 791.

- Expenses accounts: From Account 801 to Account 891.

- Accounts linked to determination of business results: Account 001.

- Off-balance sheet accounts: From Account 901 to Account 999.

Article 4. Account 101 - Cash

1. Accounting principles

a. This account reflects the collection, spending and stockpile of cash available at microfinance institutions. Only the actual amount of inward, outward and residual cash.

b. When recording inward or outward cash, it shall be necessary to the note of cash payment or receipt, or the note of receipt or payment and cheque, etc. and provide all signatures required by the Law on Accounting.

c. The cashier must assume responsibility for creating the cashbook, keeping a record of receipt, spending, inward and outward cash on a daily and continuous manner and in order, and calculating the residual amount of cash.

d. Other cash put up as collateral and deposited by other entities and persons at microfinance institutions must be managed and accounted for as cash assets of a microfinance institution.

dd. The cashier shall be responsible for managing and recording the inflow and outflow of cash. On a periodic basis, the cashier must check the residual amount of cash, compare data on the cashbook and the cash accounting book. If there is any variation between these data, the accountant and cashier must double-check data to identify causes and give recommended actions to be taken to deal with such variation.

e. The accountant must keep a detailed record of cash denominated in the base currency. With respect to foreign currency transactions and reassessment of accounts derived from foreign currencies on the date of preparation of a financial statement, the accountant shall have to convert foreign currency into Vietnamese dong in accordance with applicable laws on credit institutions.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Received cash sums;

- Residual cash discovered after checking and inventorying cash;

- Exchange differences determined after re-assessment of foreign currency balances on the reporting date (in case where the foreign exchange rate is increased as against Vietnamese dong).

Credit side:

- Outward cash sums;

- Deficit cash sums discovered after checking and inventorying cash;

- Exchange differences determined due to reassessment of reported foreign currency balances (if the foreign exchange rate is decreased as against Vietnamese dong).

Balances on the Debit side:

Residual cash sums determined on the reporting date.

Article 5. Account 110 – Deposits at the State Bank

1. Accounting principles

a. This Account shall be used for recording a microfinance institution’s deposit amounts at the State Bank.

b. Recording of entries in this Account shall be regulated as follows:

- Bases for recording entries into this account shall include the notice of Credit, Debit or the bank account statement of SBV, enclosing original evidencing documents.

- Upon receipt of evidencing documents from SBV, the accountant must make comparison with attached original documents. In case where there is any difference between data available in the accounting book of a microfinance institution or data available in original evidencing documents and those available on evidencing documents of the SBV, it shall be obligatory to inform the SBV to make comparison and then verify and deal with such difference in a timely manner.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Deposits at the SBV.

Credit side:

Withdrawn deposits.

Balances on the Debit side:

This entry reflects deposit amounts at the SBV on the reporting date.

Article 6. Account 121 – Investments

1. Accounting principles

a. This Account is intended for recording the existing amounts of, increases or decreases in investments that a microfinance institution is allowed to make in accordance with regulations set out in the applicable financial regime. Microfinance institutions shall not be allowed to use this account in the absence of relevant legislative regulations.

b. The accountant must make a detailed journal of investments held to maturity over periods of time, items, base currencies and amounts, etc.

c. Microfinance institutions must keep a full and timely record of operating income generated from investments such as deposit interest, bond interest, profits and losses arising from the disposal and liquidation of investments.

d. If provisions for losses incurred from doubtful debts are set off against investments in accordance with law, the accountant must assess the likelihood of recovering these debts. In case where it is definitely established that part or all of investments may be unrecoverable, the accountant must record losses as financial expenses arising within an accounting period. In case these losses are not determined in a reliable manner, the accountant may not record any decrease in these investments, but must give an explanatory notes on the financial statement about the investment recovery likelihood.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Value of increased investments.

Credit side:

Value of decreased investments.

Balances on the Debit side:

The value of investments existing on the reporting date.

Article 7. Account 130 – Deposits at credit institutions

1. Accounting principles

a. This Account shall be used for recording a microfinance institution’s deposit amounts at domestic credit institutions.

b. Bases for recording entries into this account shall include the notice of Credit, Debit or the account statement issued by a credit institution, enclosing original evidencing documents.

c. Upon receipt of evidencing documents from credit institutions, the accountant must make comparison with attached original documents. In case where there is any difference between data available in the accounting book of a microfinance institution or data available in original evidencing documents and those available on evidencing documents of credit institutions, it shall be obligatory to inform credit institutions to make comparison and then verify and deal with such difference in a timely manner.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Deposit amounts at domestic credit institutions;

- Exchange differences increased owing to revaluation of foreign currency balances at the reporting date.

Credit side:

- Withdrawn deposits;

- Exchange differences decreased owing to revaluation of foreign currency balances at the reporting date.

Balances on the Debit side:

Microfinance institution’s total deposits made at domestic credit institutions on the reporting date.

Article 8. Account 201 – Lending

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting funds that microfinance institutions lend to borrowing customers.

b. This account shall not reflect loans derived from entrusted funding sources.

c. Microfinance institutions shall have to keep a detailed journal of loans specific to lending contracts or agreements, terms, maturity dates, borrowers and paid amounts, etc.

d. Microfinance institutions must comply with applicable regulations set out in laws on lending operations of microfinance institutions, including those on lenders, lending term and property put up as collateral for loans, etc.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Amounts lent to borrowing customers.

Credit side:

Principal collected from borrowing customers.

Balances on the Debit side:

The remaining amount of loan principal owed by borrowing customers at the end of the reporting period.

Article 9. Account 251 – Lending by using entrusted funds

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting the amounts that microfinance institutions lend to domestic business entities or persons to serve predetermined purposes by using entrusted funds of the Government, domestic and foreign organizations and individuals.

b. Microfinance institutions shall have to keep a detailed journal of loans specific to lending contracts or agreements, terms, maturity dates, borrowers and paid amounts, etc.

c. Microfinance institutions must comply with applicable regulations set out in laws on lending operations of microfinance institutions, including those on lenders, lending term and property put up as collateral for loans, etc.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Amounts lent to borrowing customers.

Credit side:

Principal collected from borrowing customers.

Balances on the Debit side:

The remaining amount of loan principal owed by borrowing customers at the end of the reporting period.

Article 10. Account 281 – Debts awaiting resolution

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting debts waiting for being dealt with, including debts secured by pledges or liens; debts secured by mortgaged property related to pending lawsuits; secured or unsecured debts accrued.

b. Microfinance institutions shall have to keep a detailed journal of debts specific to borrowing customers and lending terms, etc.

c. Microfinance institutions shall move debts under surveillance at the account 201 and 251 to this account for continued surveillance while they are awaiting solution.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Unrecovered principal amounts awaiting resolution;

- Adjustment in the difference in which the selling price of property collected as debt repayment is greater than the debt that a borrower has to pay if such debt is secured by a pledge or lien.

Credit side:

- Principal amounts disposed of under the legal decision issued by a competent regulatory authority;

- Accrued principal amounts already disposed of;

- Secured principal amounts disposed of under law;

- Proceeds from disposal of pledged or pawned property that are collected by microfinance institutions (based on the actual amounts collected by selling pledged or pawned property);

- Adjustment in the difference in which the selling price of property received as a pledge or lien for a debt is less than total debt that a borrower has to repay (a risk compensation provided after selling pledged or pawned property).

Balances on the Debit side: Total loan principal awaiting resolution at the end of period.

Article 11. Account 291 – Written-off debts

1. Accounting principles

a. This account shall be used for recording a microfinance institution’s delinquent loans of which writing off is accepted without having to pay interest whilst awaiting resolution.

b. Microfinance institutions shall have to record detailed entries in this account for each borrowing customer whose loan is written off.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Loan principal already written off.

Credit side:

- Amounts receivable from debt repayments of borrowing customers.

- Loan debts of which resolution is accepted.

Balances on the Debit side:

Total loan principal amounts already written off at the reporting period.

Article 12. Account 299 – Loan loss provisions

1. Accounting principles

a. This account shall be used for recording a microfinance institution’s setting aside funds for provisions against and treatment of loan-borne risks.

b. In order to deal with losses incurred by potential risks arising from lending operations and control fluctuations in business results during an accounting period, microfinance institutions shall have the burden of setting aside funds for provisions against losses of loans which are accounted for as expenses.

c. Setting aside of funds for, reversal of provisions against loan-associated losses and remitting of debts hardly recoverable (bad debts) must be subject to laws in force. Setting aside of funds for or reversal of provisions against loan-borne losses shall be carry out at the date of preparation of a financial statement.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Using provisions for dealing with credit risk.

- Posting an entry recording the reversal of the surplus of provisions already created in accordance with regulations in force.

Credit side:

Already created provisions charged as expenses.

Balances on the Credit side:

Total loan loss provisions existing at the end of an accounting period.

Article 13. Account 301 - Tangible fixed assets

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for recording the existing value, increase or decrease of all tangible fixed assets of a microfinance institution according to their historical costs.

b. Recording entries in this account must adhere to the Vietnamese Accounting Standard No. 03 – Tangible fixed assets. Management, use and depreciation of fixed assets shall conform to the financial regulations adopted by the Ministry of Finance.

c. Accountants shall be obliged to keep track of specific tangible fixed assets by using subaccounts.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Recording increased historical costs of tangible fixed assets that are formed by capital construction projects of which commissioning is completed, purchases, acceptance of contributed capital, allocation, or that are gifted or donated, or derived from surplus ones;

- Historical costs of fixed assets that are increased owing to construction, retrofit or alteration or improvement of existing ones;

- Historical costs of fixed assets increased owing to revaluation.

Credit side:

- Historical costs of fixed assets decreased owing to intracompany transfers, disposal and liquidation or use of such assets as capital contributions to entering into joint ventures, etc.

- Historical costs of fixed assets decreased due to uninstallation of the entire unit or certain components of an asset;

- Historical costs of fixed assets decreased owing to revaluation.

Balances on the Debit side: Total historical cost of existing tangible fixed assets of a microfinance institution at the end of an accounting period.

Article 14. Account 302 - Intangible fixed assets

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for recording the existing value, increase or decrease of all tangible fixed assets of a microfinance institution according to their historical costs.

b. Recording entries in this account must adhere to the Vietnamese Accounting Standard No. 04 – Intangible fixed assets. Management, use and depreciation of fixed assets shall conform to the financial regulations adopted by the Ministry of Finance.

c. Accountants shall be obliged to keep track of specific intangible fixed assets by using subaccounts.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Increased historical costs of intangible fixed assets.

Credit side:

Decreased historical costs of intangible fixed assets.

Balances on the Debit side:

Total historical cost of intangible

Article 15. Account 303 – Fixed assets hired under finance leases

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for recording the existing value, increase or decrease of all fixed assets that a microfinance institution hires under finance leases according to their historical costs.

b. Recording entries in this account must adhere to the Vietnamese Accounting Standard No. 06 – Renting of fixed assets.

c. Accountants shall be obliged to keep track of specific fixed assets hired under finance leases by using subaccounts.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Increased historical costs of fixed assets hired under finance leases.

Credit side:

Decreased historical costs of fixed assets under finance leases that have been returned to lessors upon contractual expiry dates or bought back as fixed assets of a microfinance institution.

Balances on the Debit side:

Total historical cost of fixed assets under finance leases that exist at a microfinance institution on the reporting day.

Article 16. Account 305 – Fixed asset depreciation

1. Accounting principles

a. This account shall deal with the increase or decrease in the depreciation or cumulative depreciation value of fixed assets during their useful life owing to fixed asset and other depreciations.

b. In principle, all fixed assets of a microfinance institution involved in business operations (even including assets not yet put to use, unnecessary for use and awaiting liquidation) must be depreciated according to applicable regulations. Depreciation on fixed assets used in business operations shall be accounted for as operating expenses within an accounting period; depreciation on fixed assets not yet put to use, unnecessary for use and awaiting liquidation shall be recorded as other expenses. In special cases where depreciation is not required, microfinance institutions shall have to comply with applicable laws. In cases where fixed assets are used for operating projects or welfare purposes, their depreciation shall not be accounted for as operating expenses but as depreciation of fixed assets, and shall be recorded as a decrease in funding for formation of these assets.

c. Based on regulations of laws and administrative requirements of a microfinance institution, accountants may decide on a depreciation method in compliance with legislative regulations which is appropriate for each fixed asset in order to boost business operations, ensure the fast and full recovery of capital and relevance to the capability of covering costs of a microfinance institution.

The depreciation method applied to each fixed asset must be consistent and may be changed whenever there is any significant change in the method of recovery of economic interests of a fixed asset.

d. The depreciation period and the fixed asset depreciation method must be reassessed at least the end of each fiscal year. If the estimated useful life of an asset has a vast difference from the previously estimated one, the depreciation period must be changed accordingly. The fixed asset depreciation method may be changed whenever there is any significant change in the method of estimation of recoverability of economic interests from a fixed asset. If this case happens, adjustments in depreciation costs in the current and subsequent years shall be required, and must be explained in a financial statement.

dd. If a fixed asset has been fully depreciated (fully recovered), but is still in use in business operations, depreciation on such asset shall not be continued. In contrast, if a fixed asset not yet fully depreciated (fully recovered) has been damaged or needs to be liquidated, it shall be mandatory to determine causes of that situation and responsibilities of the collective or individual for the purpose of charging compensations and claiming the remaining value of the asset not yet recovered, and if any compensation is not made, use proceeds from liquidation of such asset as compensations of which the amounts are subject to the decision granted by the microfinance institution’s leadership.

e. As for intangible fixed assets, depending on their useful timelength, depreciation thereof may begin from the date of commencement of their use (specified in a contract, a commitment or a decision of a competent authority). As for intangible fixed assets which are rights to use land, depreciation on these rights shall be allowed only if the period of use thereof is determined. In case such period is not determined for any reason, depreciation on these assets shall not be allowed.

g. As for fixed assets hired under finance leases during their useful life, lessees must charge depreciation on these assets within the contractual period as expenses or security for the full recovery of capital.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Depreciated value of fixed assets decreased due to liquidation, disposal or transfer thereof to other business entities or use of them as capital contributions to other business entities.

Credit side:

Depreciated value of fixed assets increased due to depreciation of these assets.

Balances on the Credit side:

Accumulated depreciation of fixed assets existing at the end of an accounting period.

Article 17. Account 311 – Tools and instruments

1. Accounting principles

a. This account shall be intended for reflecting the existing value of, the increases and decreases in, tools and instruments of microfinance institutions.

b. Accountants record receipt, dispatch and storage of tools and instruments in the Account 311 according to their historical costs. Principles of determination of historical costs of received tools and instruments shall be subject to regulations set out in the accounting standard of “Inventories”.

c. Accountants must record receipt, dispatch and storage of tools and instruments based on their actual value.

d. Tools and instruments of small value that are taken out of storage facilities for business uses must be recorded in full in administrative expenses.

dd. In case where tools, instruments and packing in circulation, or articles for rent, are dispatched for consumption or for business leasing purposes in multiple accounting periods, they shall be recorded in the Account 381 “Other assets” and shall be gradually charged to expenses within an accounting period.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Book value of tools and instruments received from procurement outsourcing, self-production, toll manufacturing or acquisition of contributed capital;

- Value of tools and instruments that are received back at warehouses following the rental period;

- Book value of surplus tools and instruments discovered after the stocktaking is completed.

Credit side:

- Book value of tools and instruments dispatched for uses in business, renting or capital contribution activities;

- Trade discounts obtained upon purchase of tools and instruments;

- Value of tools and instruments returned to or discounted by sellers;

- Value of missing tools and instruments discovered after the stocktaking is completed.

Balances on the Debit side: Book value of tools and instruments remaining in warehouses at the end of an accounting period.

Article 18. Account 313 – Raw materials

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting the existing value of, the increases and decreases in, raw materials of microfinance institutions.

b. Accountants must record receipt, dispatch and stocking in warehouses of raw materials in the Account 313 in conformance to the cost principle laid down in the accounting standard of “Inventories”.

c. Accountants must record receipt, dispatch and storage of tools and instruments based on their actual value.

d. Recording of raw materials that are not under a microfinance institution s ownership, including those kept in the custody of other safekeeping service providers, etc., shall not be allowed.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Book value of raw materials received in warehouses;

- Value of excess raw materials found after stocktaking.

Credit side:

- Book value of raw materials dispatched from warehouses for business uses;

- Value of raw materials returned to or discounted by sellers;

- Trade discounts obtained from purchase of raw materials;

- Value of lost or damaged raw materials found after stocktaking.

Balances on the Debit side:

Book value of raw materials remaining in warehouses at end of an accounting period.

Article 19. Account 321 – Capital work in progress

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting expenditures on implementing capital construction projects (including costs of purchase of fixed assets, new construction, repair, renovation, expansion or technical refurbishment of works) and the financial finalization of capital construction projects. This account shall only be used during the capital construction period for keeping record of materials, tools and equipment intended for capital construction activities.

b. Expenditures on implementing capital construction projects (capital construction expenditures) are defined as total costs necessary for new construction, repair, renovation, expansion or technical refurbishment of works. Capital construction expenditures shall be determined based on workload, set of economic-technical norms and criteria and state policies, must address objective market elements over periods of time and must be implemented according to regulations on capital construction management. Capital construction expenditures shall include:

- Construction cost;

- Equipment cost;

- Compensation, support and resettlement cost;

- Project management cost;

- Investment and construction consulting cost;

- Others.

The Account 321 may contain details of works or project items, each of which must record entries of contents of capital construction expenditures which are posted in a cumulative manner from the date of commencement to the date of completion, commissioning and transfer for use.

c. As for projects already completed and brought into operation, if final accounts of costs incurred in these projects have not been approved yet, microfinance institutions may record increases in historical costs of fixed assets at estimated prices (an estimated price must be based on an actual cost that a microfinance institution has to pay to acquire a fixed asset) in order to calculate depreciation on these assets, but must adjust such historical costs to those specified on the approved final accounts.

d. Costs incurred from repair, servicing and maintenance of normal operations of fixed assets shall be directly charged to business expenses within the accounting period. As for fixed assets that must be repaired, serviced or maintained periodically in conformance to technical requirements, accountants may set aside funds for provisions against accounts payable and charge them in advance to business expenses in order to cover costs of any repair or maintenance activities that may arise.

dd. In case investment projects are terminated, microfinance institutions must carry out the liquidation and recover costs already arising in these projects. The difference between actual costs and proceeds from such liquidation must be recorded as other expenses or may be recovered after determination of compensating responsibilities of involved organizations and individuals.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Costs of investment in capital construction, procurement and major overhaul of fixed assets (including tangible and intangible fixed assets);

- Costs of renovation and improvement of fixed assets;

- Costs arising after the initial recording of fixed assets.

Credit side:

- Value of fixed assets formed by capital construction and acquisition, and already completed and brought into operation;

- Value of eliminated projects and costs of approval of other eliminated projects which is carried forward once the financial finalization of a project is approved;

- Value of major overhauls of fixed assets already completed and carried forward once the financial finalization of each overhaul is approved;

- Carry-forward of costs incurred immediately after the initial recording of fixed assets in relevant accounts.

Balances on the Debit side:

- Total costs of investment projects for construction and major overhaul of fixed assets in progress at end of an accounting period;

- Value of investment projects for construction and major overhaul of fixed assets at end of an accounting period which have already been completed but not yet to be transferred or brought into operation, or of which the financial finalization has not been approved yet.

Article 20. Account 351 – Receivables

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting monetary amounts that other entities outside of microfinance institutions owe to microfinance institutions.

b. Microfinance institutions must keep a detailed record of each debtor and debt amount.

c. In details of this account, accountants must classify debts, types of debts likely to be repaid by due dates, doubtful debts or debts that may be unrecoverable in order to have grounds for determining the amounts set aside for provisions against hardly collectible receivables or taking measures to deal with non-collectible receivables.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Receivables that may arise from outside.

Credit side:

Amounts receivable from the outside that have already been collected.

Balances on the Debit side:

Total amounts that need to be collected from outside at the end of an accounting period.

This account may have balances on the Credit side. Balances on the Credit side reflect the sums received in advance or the sums already collected which are greater than the receivables (in special cases and in details of specific receivables).

Article 21. Account 353 – Deductible VAT

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting the allowable input VAT deduction, the deducted input VAT, and the input VAT deduction to be allowed, of microfinance institutions.

b. Accountants shall be required to keep separate records of the allowable input VAT deduction and the non-allowable input VAT deduction. In case where it is impossible to do so, the input VAT amount shall be recorded in the Account 353. At the end of an accounting period, accountants must determine the allowable input VAT deduction and the non-allowable input VAT deduction in accordance with laws on VAT.

c. The non-allowable input VAT deduction shall be charged to value of purchased assets or expenses, as the case may be.

d. The determination of the allowable input VAT deduction, preparation of tax returns, tax finalization and payment must comply with laws on VAT.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Allowable input VAT deduction.

Credit side:

- Deducted input VAT;

- Carry-forward of non-deductible input VAT;

- Input VAT on goods that are purchased but returned or discounted;

- Input VAT refunds.

Balances on the Debit side:

The remaining amount of input VAT deductions to be allowed, input VAT refunds allowed but not yet paid by the State Budget.

Article 22. Account 359 – Provisions against loss of receivables

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting the setting aside of funds for provisions against loss of receivables of microfinance institutions.

b. Upon preparation of financial statements, microfinance institutions shall have to determine doubtful debts in order to set aside funds for or reverse provisions against loss of receivables.

c. Microfinance institutions must set provisions against loss of receivables in compliance with regulations on the applicable financial regime.

d. The setting side of funds for or reversal of provisions against loss of receivables must occur at the financial reporting date.

- In case where a provision against loss of receivables that is set at the end of an accounting period is greater than the one specified in the accounting book, the positive difference shall be recorded as an increase in provisions and administrative expenses.

- In case where a provision against loss of receivables that is set at the end of an accounting period is less than the one specified in the accounting book, the negative difference shall be recorded as a decrease in provisions and administrative expenses.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Using provisions for dealing with risks arising from receivables.

- Reversing the surplus provisions already created in accordance with regulations in force.

Credit side:

Already created provisions charged as expenses within an accounting period.

Balances on the Credit side:

Reflecting total provisions existing at end of an accounting period.

Article 23. Account 362 – Other receivables

1. Accounting principles

This account shall be used for making latest updates on payments of debts that have to be recovered, including: advance payments or other receivables, e.g. The deficient value of assets found without causes and awaiting resolution; receivables related to material compensations for loss or damage of raw materials, goods or capital, etc. through fault of individuals or collectives according to the decision on compensation; spending of which the compulsory recovery is not accepted by a competent authority; payments that need to be recovered; deposits, pawns and pledges; receivables other than those mentioned above.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Value of advances;

- Deficient value of assets awaiting resolution;

- Value of property put up as mortgages, pawns or deposits or pledges;

- Receivables of individuals or collectives with respect to the deficiency in assets of which causes are clarified and which is handled according to the written document stating prompt actions.

- Third-party payments that have to be recovered;

- Other receivables.

Credit side:

- Carry-forward of the deficient value to corresponding accounts under the decision specified in the written document stating prompt actions;

- Value of pledges or deposits or pawns already received back or paid;

- Amounts collected from other receivables;

- Advances already collected.

Balances on the Debit side:

Other receivables not yet collected at end of an accounting period.

This account may have balances on the Credit side. The balances on the Credit side reflect the already collected amounts greater than the amounts receivable.

Article 24. Account 366 – Project spending

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting money spent on projects in order to carry out economic, political and social duties assigned by the State or a sponsor to microfinance institutions and serve not-for-profit purposes of microfinance institutions. Project expenditures shall be covered by funds for projects allocated by the State Budget, non-refundable grants or aids.

b. Microfinance institutions must create accounting books recording details of project expenditures arranged by specific funding sources or accounting years, etc.

c. Accounting for project expenditures must ensure uniformity with the preparation of cost estimate, matching and consistency of data available in accounting books and financial statements.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Actual project expenditures.

Credit side:

- Expenditures on projects in violation of regulations that are not approved and must be charged off and recovered;

- Expenditures on projects with the approved final accounts of costs.

Balances on the Debit side:

Expenditures on projects without final accounts or with final accounts approved at the reporting period.

Article 25. Account 381 – Other assets

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting other assets of microfinance institutions, including: Prepaid expenses that are defined as actual costs already arising but related to business results in different accounting periods; other assets of microfinance institutions that have not yet been reflected in other accounts.

b. Contents of prepaid expenses, including:

- Prepaid expenses related to infrastructure leases and fixed asset operating leases (e.g. rights to use land, workshops, warehouses, storage yards, offices, stores and others) for the purpose of performing business activities in multiple accounting periods;

- Expenses for purchase of insurance policies (e.g. fire and explosion insurance, insurance for civil liabilities of vehicle owners and fees paid in a one-off manner for insurance policies by microfinance institutions in multiple accounting periods;

- Tools, instruments and packing in circulation, articles for rent related to business operations in multiple accounting periods;

- Expenses for repair of fixed assets arising one time of great value of which costs of the major overhauls are not paid in advance by microfinance institutions, and distributed for not more than 3 years;

- Expenses for disposal of assets put up as collateral for debts;

- Other prepaid expenses for business operations in multiple accounting periods;

- Assets other than the abovementioned.

c. Calculation and distribution of prepaid expenses into expenses arising over accounting periods must be based on the nature and amount of each expense so that the proper method and criteria are selected.

d. Accountants must keep a detailed record of prepaid expenses over prepayment periods that have already arisen and been distributed to cost-bearing subjects in corresponding accounting periods, and the remaining amount of prepaid expenses which have not yet been distributed to expenses.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Prepaid expenses arising within an accounting period;

- Expenses for disposal of assets put up as collateral for debts;

- Other assets of microfinance institutions.

Credit side:

- Prepaid expenses charged into expenses arising within an accounting period;

- Proceeds from recovery of costs incurred from disposal of property put up as security for payment of debts;

- Other assets of microfinance institutions that have already been resolved.

Balances on the Debit side:

- Prepaid expenses not yet to be charged into business expenses arising within an accounting period;

- Expenses for disposal of assets put up as collateral for debts not yet to be recovered;

- Value of other assets of microfinance institutions at end of an accounting period.

Article 26. Account 382 – Lending entrustment

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting amounts that microfinance institutions transfer to trustees in order for them to extend credit to borrowing customers under terms and conditions of signed entrustment agreements.

b. Microfinance institutions must use subaccounts for keeping record of specific trustees and types of entrustment for credit extension.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Amounts that microfinance institutions entrust as loans.

Credit side:

Amounts that trustees pay under contracts.

Balances on the Debit side:

The remaining amounts entrusted as loans at the end of an accounting period.

Article 27. Account 391 – Interest and fees receivable

1. Accounting principles

a. This account shall be intended for reflecting interest and fee amounts that microfinance institutions have to collect, including:

- Interest on deposits that microfinance institutions make at the State Bank and other credit institutions;

- Interest on loans and fees for credit and service operations that must be collected;

- Interest and fees for loan entrustments that must be collected;

- Interest and fees for other operations that must be collected.

b. Interest receivable shall be recorded on the basis of time length and actual interest rates over periods of time.

c. Fees receivable may be recorded on the basis of time length and the actual fee amounts over periods of time.

d. Interest and fees receivable must represent the accrued interest amounts that microfinance institutions have charged to revenues but have not yet been paid.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Interest and fee amounts receivable that are accrued.

Credit side:

Interest and fee amounts receivable that have already been paid.

Balances on the Debit side:

Reflecting the remaining interest and fee amounts that microfinance institutions must collect at the end of an accounting period.

Article 28. Account 415 – Borrowing of funds from persons, credit institutions or other organizations

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting amounts that microfinance institutions borrow from persons, credit institutions or other organizations.

b. Microfinance institutions must use subaccounts for keeping record of details of specific borrowed funds classified by borrowing terms and lenders, etc.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Loan debts that microfinance institutions have already repaid;

- Negative difference that may occur owing to revaluation of the foreign currency balance at end of an accounting period.

Credit side:

- Amounts that microfinance institutions borrow from persons, credit institutions or other organizations;

-Positive difference that may occur owing to revaluation of the foreign currency balance at end of an accounting period.

Balances on the Credit side:

Reflecting amounts that microfinance institutions are borrowing from persons, credit institutions or other organizations at end of an accounting period.

Article 29. Account 420 – Customer’s deposits

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting amounts deposited at microfinance institutions, including compulsory savings and voluntary savings of microfinance institutions and other customers.

b. Microfinance institutions shall have to keep a detailed journal of deposits classified by customers and deposit terms, etc.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Withdrawn amounts.

Credit side:

- Deposited amounts.

- Interest added to principal of customers.

Balances on the Credit side:

Reflecting amounts deposited at microfinance institutions at end of an accounting period.

Article 30. Account 441 – Entrusted loans

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting funds that are entrusted as loans to microfinance institutions by the Government, domestic and overseas organizations and persons for specified purposes, and that these microfinance institutions are charged with repay upon maturity.

b. Microfinance institutions shall have to use subaccounts to record types of funds lent by specific entrustors.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Lending fund amounts repaid to entrustors.

- Negative difference that may occur owing to revaluation of the foreign currency balance at end of an accounting period.

Credit side:

- Amounts entrusted by partners to microfinance institutions.

- Positive difference that may occur owing to revaluation of the foreign currency balance at end of an accounting period.

Balances on the Credit side:

Total amount of loans entrusted from microfinance institution’s partners at the end of an accounting period.

Article 31. Account 451 – Payables outside microfinance institutions

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting monetary amounts that microfinance institutions owe to other entities outside of microfinance institutions. b. Details of specific amounts that microfinance institutions have to pay sellers, providers and bidders winning capital construction contracts shall need to be recorded. In addition to details about amounts payable, this account must reflect the amounts paid in advance to sellers, providers and bidders winning capital construction contracts for goods and services that have not yet been rendered.

c. This account shall not be constituted by entries recording purchases of tools, instruments and services from the outside, etc. that are paid immediately (e.g. in cash, cheque or by wire transfer).

d. Detailed subaccounts shall be used for recording specific entities or persons involved in payment relationships.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Amounts already paid to providers.

Credit side:

Amounts payable.

Balances on the Credit side:

Reflecting the remaining amounts to be paid at end of an accounting period.

This account may have balances on the Debit side. Balances on the Debit side shall reflect the amounts at end of an accounting period.

Article 32. Account 453 – Taxes and payables to the State

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting taxes, fees, charges and other amounts that need to be paid, have already been paid and will have to pay by microfinance institutions in the State Budget in an accounting year.

b. Microfinance institutions shall actively calculate, determine and declare taxes, fees, charges and other payables to the State as prescribed by laws; record taxes that need to be paid, have already been paid, are deductible or are refunded, etc. on time

c. In nature, indirect taxes such as VAT, environment protection tax and others shall be deemed as third-party collectibles. Therefore, indirect taxes must be deleted from the database of gross sales in financial statements or other reports.

d. As for deductible or refundable tax amounts, accountants must make clear difference between those already paid upon purchase or those that need to be paid upon sale of goods or rendering of services.

dd. Accountants must keep a detailed journal of taxes, fees, charges and amounts that need to be paid, have already been paid and will have to be paid.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- VAT amounts that are deducted within an accounting period;

- Taxes, fees, charges and amounts that need to be paid, have already been paid and will have to be paid to the State Budget;

- Tax amounts reduced from tax amounts payable.

Credit side:

Taxes, fees, charges and other amounts that need to be paid to the State Budget.

Balances on the Credit side:

Taxes, fees, charges and other amounts that will have to be paid to the State Budget at end of an accounting period.

In particular cases, the Account 453 may have balances on the Debit side. Balances on the Debit side (if any) recorded in the Account 453 must reflect tax amounts and amounts already paid which are greater than tax amounts and amounts payable to the State, or may reflect already paid tax amounts obtaining tax exemption, reduction or reimbursement which has not yet been carried out.

Article 33. Account 461 – Payables to employees

1. Accounting principles

This account shall be intended for reflecting amounts that microfinance institutions have to pay and payments of these amounts to their employees, including salaries, wages, bonuses, social insurance benefits and others classified as employee s income.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Amounts of salaries, wages, salary-associated bonuses, social insurance coverage and others that have been paid, spent and advanced to employees;

- Amounts withheld from salaries and wages of employees.

Credit side: Amounts of salaries, wages, salary-associated bonuses, social insurance coverage and others that need to be paid and spent to employees.

Balances on the Credit side: Amounts of salaries, wages, salary-associated bonuses and others that will have to be paid to employees at end of an accounting period.

In particular cases, the Account 461 may have balances on the Debit side. Balances on the Debit side shall reflect the already paid amount greater than the amount payable, including salaries, wages, bonuses and others.

Article 34. Account 462 – Other payables

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting the current conditions of payment of other payables, including:

- Value of surplus assets existing without clear causes and awaiting the asset disposal decision issued by the competent unit; value of surplus assets payable to persons and collectives under the decision of the competent unit specified in the written document stating disposal of such assets if causes for existence of such assets are determined;

- Retained amounts and payments for social insurance, health insurance, unemployment insurance contributions and contributions to trade union budgets;

- Amounts retained from salaries of staff members (if any);

- Amounts in custody under regulations in force and amounts awaiting payment and resolution that entities and units deposit with microfinance institutions to receive their safekeeping service;

- Unearned revenues and incomes.

- Amounts that have to be paid to underwrite voluntary retirement insurance policies, life insurance policies and other (non-salary) allowances for employees, etc.

- Amounts and assets put up as security deposits or collateral and expenses that have to be paid for goods and services received from sellers or services provided within an accounting period but, in fact, have not yet been paid owing to the absence of invoices, accounting materials and documents, shall be recorded in operating expenses in the accounting period;

- Other payables.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Carry-forward of the surplus value to corresponding accounts under the decision specified in the written document stating actions;

- Trade union budget spending at microfinance institutions;

- Amounts of Si, HI, UI contributions and union dues paid to SI, HI, UI and trade union budget authorities;

- Unearned revenues charged in each accounting period; reimbursement of advances to customers in case of termination of leasing of assets;

- Reimbursement of received security pledges or deposits;

- Actual payments charged into expenses payable;

- Positive difference in which expenses payable are greater than actual expenses recorded as expense reductions;

- Other amounts payable.

Credit side:

- Value of surplus assets awaiting disposal (without clear causes); value of surplus assets payable to individuals or collectives under the decision specified in the written document stating disposal of such assets if causes for existence of such assets are immediately determined;

- Charging SI, HI, UI and union dues into business expenses or withholding them from salaries paid to staff members;

- Payments for accommodation rentals, electricity and water bills to staff members who live in collective houses;

- Union budget that is overspent and supplemented;

- SI benefits paid to staff members if these benefits are paid by social insurance agencies;

- Unearned revenues arising at end of an accounting period;

- Other entrusted collectibles that must be repaid;

- Received pledges and collateral.

- Payable expenses estimated in advance and recorded as operating expenses;

- Other amounts payable.

Balances on the Credit side:

Reflecting remaining amounts payable at end of an accounting period.

This account may have balances on the Debit side. Balances on the Debit side shall reflect the already paid amounts greater than the amounts payable at end of an accounting period.

Article 35. Account 466 – Project funding sources

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting the receipt, use and preparation of the final account of funds for implementation of projects of microfinance institutions.

Project finances are defined as direct grants or aids from the Government, domestic and overseas organizations or individuals that are used for funding implementation of approved target programs and projects with the aim of fulfilling economic, political and social duties for non-business purposes. Project finances must be used in conformance to the approved estimate and must be recorded in the final account submitted to the financing entity.

b. Project finances relevant to specific funding sources must be accounted for in a detailed manner. Simultaneously, accounting for funding sources for implementation of projects in the present year and those in the previous year must be detailed and separate.

c. Project finances must be used according to specified purposes, business tasks, standards, norms and within the limits specified in the approved estimate.

d. At the end of a fiscal year, microfinance institutions must carry out registration for the final account assessing the current conditions of the receipt and use of project finances with financial institutions, supervisory bodies and financing entities. The amount of project finances that have not been used up shall be handled under the decision of the competent unit. Microfinance institutions shall be allowed to carry forward the remaining amount of project finances only in case of receiving approval from the competent entity or unit.

dd. At the end of a fiscal year, if the final account of operating expenditures funded by project finances is not approved, accountants shall carry forward project finances in the present year to those in the previous year.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Amounts of expenditures funded by project finances of which settlement has been approved by using project finances;

- Remaining amount of project finances that are refunded.

Credit side:

- Actually received project finances;

Balances on the Credit side: Amounts of project finances not yet to be used or already used, but not yet accounted for in the final account.

Article 36. Account 471 – Provisions payable

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting available provisions payable, setting aside funds for provisions and use of these provisions of microfinance institutions.

b. Provisions payable shall be recorded only if the following requirements are fully met:

- Microfinance institutions incur present debt obligations (legal or joint and several obligations) that result from an event that has already occurred;

- Reductions in economic benefits likely to occur lead to requirements for payment of debt obligations; and

- A reliable estimate of values of these obligations is made.

c. Recognized value of a provision payable is defined as the most properly estimated value of the monetary amount that will have to be spent on paying present debt obligations on the end date of an accounting year or on the end date of a half of the accounting year.

d. Provisions payable shall be set up at the date of preparation of a financial statement. In case where the amount of provisions payable that need to be set up in the present accounting period are greater than the amount of provisions payable that have already been set up in the previous accounting period and have not been used up, the difference shall be charged into operating expenses in that accounting period. In case where the amount of provisions payable that need to be set up in the present accounting period are less than the amount of provisions payable that have already been set up in the previous accounting period and have not been used up, the difference shall be reversely charged as a decrease in operating expenses in that accounting period.

dd. Only expenses related to the primary amount of provisions payable that have already been set up shall be compensated for by these provisions.

e. Provisions payable shall not be recognized in accounts reflecting future operating losses, except if they are connected to an agreement at high risk and meet requirements for recognition of provisions. If an enterprise enters into an agreement at high risk, agreed-upon current debt obligations must be recognized and deemed as a provision and the one specific to an agreement at high risk.

g. Provisions payable may usually include: Provisions for the periodic repair and maintenance of fixed assets (in conformance to technical requirements), provisions payable for agreements at high risk under which expenses bound to be paid to discharge contractual obligations exceed economic benefits expected to gain from these agreements.

h. Microfinance institutions may record provisions payable in administrative expenses.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Recording decreases in provisions payable in case expenses related to primary provisions arise;

- Recording decreases (reversely recording) provisions payable if microfinance institutions ensure that they will not suffer from economic declines because they no longer have to pay debts;

- Recording decreases in provisions payable to the difference in which provisions payable in the present year are less than provisions payable that have not yet been used up in the previous year.

Credit side:

Reflecting provisions payable charged into expenses.

Balances on the Credit side:

Reflecting total provisions payable that exist at end of an accounting period.

Article 37. Account 483 – Science and technology development funds

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting the existing amount, increases and decreases of the science and technology development fund of a microfinance institution. The science and technology development fund shall be intended for scientific and technological investments in Vietnam.

b. The science and technology development fund shall be recorded into administrative expenses as a basis for determination of business results within an accounting period. Setting aside amounts for and using the science and technology development fund must conform to legislative regulations.

c. On a periodic basis, microfinance institutions shall prepare a report on the amount set aside for, use and final account of the science and technology development fund and submit it to the competent authority in accordance with laws.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Spending amounts derived from the science and technology development fund;

- Decreases in the science and technology development fund from which fixed assets are formed in case of calculation of depreciation on these fixed assets; the remaining value of fixed assets upon liquidation or disposal thereof; expenses for liquidation or disposal of fixed assets formed from the science and technology development fund.

- Decreases in the science and technology development fund from which fixed assets are formed in case those fixed assets formed from science and technology development activities are transferred for uses in business activities.

Credit side:

- Setting aside of amounts for setting up the science and technology development fund which are charged into administrative expenses.

- Proceeds from disposal and liquidation of fixed assets formed from the science and technology development fund used for formation of fixed assets.

Balances on the Credit side:

Total residual amount of the science and technology development fund at end of an accounting period.

Article 38. Account 484 – Reward and welfare funds

1. Accounting principles

a. This account shall be intended for reflecting the present amount, increases and decreases of the reward and welfare fund of a microfinance institution. The reward and welfare fund shall be set up from undistributed post-tax profits in accordance with laws.

b. Setting aside of amounts for and use of the reward and welfare fund shall be subject to current financial policies.

c. The reward and welfare fund must be accounted for in detail, depending on fund types.

d. As for fixed assets formed and purchased by using the welfare fund, after completion of formation and purchase, accountants must record increases in fixed assets and paid-in capital, and decreases in the welfare fund.

dd. As for fixed assets formed and purchased by using the welfare fund, after completion of such formation and purchase, accountants must record increases. These fixed assets shall not be depreciated on a monthly basis as expenses but, at the end of an accounting year, shall be depreciated once each year.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Spending amounts used for setting up the reward and welfare fund;

- Decreases in the welfare fund used for formation of fixed assets due to fixed asset depreciation, disposal, liquidation and discovery of lack of fixed assets after fixed asset stocktaking;

- Investment in and acquisition of fixed assets by using the welfare fund which serve cultural and welfare demands upon completion of such investment and acquisition;

- The reward and welfare fund allocations to branches.

Credit side:

- Setting aside of profits after CIT for setting up the reward and welfare fund;

- The welfare fund for formation of fixed assets increased due to investment in and acquisition of fixed assets by using the welfare fund after completion of such investment and acquisition and bringing such assets into operation.

Balances on the Credit side:

The existing amount available in the reward and welfare fund.

Article 39. Account 491 – Interest and fees payable

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting interest and fee amounts that microfinance institutions have to pay, including: Loan interest, deposit interest payable to customers making deposits at microfinance institutions, interest payable on entrusted loans, entrustment fees payable to entrustees; fees payable by microfinance institutions using products and services from providers, etc.

b. Interest payable shall be recorded on the basis of timelength and actual interest rates over repayment periods.

c. Interest and fees payable that demonstrate the accrued amount of interest that microfinance institutions have recorded into expenses but have not yet paid to customers.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Interest and fee amounts that microfinance institutions have already paid;

- Loan and deposit interest amounts that microfinance institutions have already paid;

- Fee amounts that microfinance institutions have already paid to suppliers;

Credit side:

- Interest and fee amounts payable by microfinance institutions;

- Loan and deposit interest amounts payable by microfinance institutions;

- Fee amounts payable to suppliers.

Balances on the Credit side:

Reflecting the remaining amount of interest and fee amounts payable by microfinance institutions at the reporting time.

Article 40. Account 519 – Intracompany payments

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting current conditions of payments inside of microfinance institutions, including: Capital inflows and outflows from microfinance institution s headquarters to their affiliates and vice versa; collections, payments on behalf of customers or other settlements between affiliates in the same system arising during transactions.

b. Account 519 – “Intracompany payments” must include subaccounts reflecting details of payments made by affiliates of microfinance institutions.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Capital outflows;

- Amounts already paid to affiliates;

- Amounts that affiliates have already paid to microfinance institutions;

- Amounts already paid for payments made by affiliates on behalf of microfinance institutions;

- Amounts collected on behalf of affiliates inside of microfinance institutions.

Credit side:

- Capital inflows;

- Amounts payable by affiliates to microfinance institutions;

- Amounts payable to affiliates;

- Amounts payable to other affiliates inside of microfinance institutions on payments made by these affiliates on behalf of these microfinance institutions;

- Amounts collected on behalf of other affiliates.

Balances on the Debit side:

- Positive difference between capital outflows and capital inflows;

- Amounts already paid to affiliates inside of microfinance institutions, which are greater than amounts payable.

Balances on the Credit side:

- Positive difference between capital inflows and capital outflows;

- Remaining amounts payable to affiliates inside of microfinance institutions.

Article 41. Account 601 – Paid-in capital

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting increases and decreases in capital invested in business by owners of microfinance institutions.

b. Paid-in capital shall be comprised of the followings:

- Equity of microfinance institutions;

- Supplementary amounts derived from funds set up by equity and after-tax profits generated from business operations;

- Non-refundable aids and other receipts that competent authorities allow to be recorded as increases in paid-in capital.

c. Microfinance institutions shall only record the actual amount of capital contributed by owners in the Account 601 - "Paid-in capital", and shall not be entitled to record amounts agreed upon in commitments and amounts payable by owners.

d. Microfinance institutions shall have to record details of the paid-in capital by posting entries recording specific sources of funding for formation of paid-in capital and keep a detailed record of transactions performed by organizations and individuals making capital contribution.

dd. Microfinance institutions must record decreases in the paid-in capital in the following cases:

- Microfinance institutions repay capital to the State Bank or have to transfer capital under the decision of a competent body;

- They reimburse capital to owners under laws;

- Their business is dissolved or terminated as per laws;

- Other situations arising as provided by law.

2. Components and contents of this account

Debit side: Paid-in capital decreased due to:

- Reimbursement of capital to contributing owners;

- Transfer of capital to other entities;

- Business dissolution or closure;

- Compensation for losses arising from business operations under the decision of a competent entity.

Credit side: Paid-in capital increased due to:

- Owner’s contribution of capital;

- Supplementation of capital by using business profits and funds set up by using equity;

- Value of gifts, donations and finances (after deduction of taxes payable) which is recorded as increases in the paid-in capital under the decision of a competent entity.

Balances on the Credit side: Existing paid-in capital.

Article 42. Account 611 – Charter capital supplementation reserve funds

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting the existing amounts, increases and increases of a reserve fund for supplementation of the charter capital of a microfinance institution.

b. Charter capital supplementation reserve funds shall be set up by setting aside profits after CIT and may be used for supplementing the charter capital and allocation capital of microfinance institutions.

c. Setting aside of amounts for and use of charter capital supplementation reserve funds must be subject to current financial policies for microfinance institutions.

2. Components and contents of this account

Debit side: Recording payments derived from and use of the charter capital supplementation reserve fund.

Credit side: Setting aside amounts to set up the charter capital supplementation reserve fund by using annual after-tax profits.

Balances on the Credit side: Amounts available in the charter capital supplementation reserve fund at the reporting time.

Article 43. Account 612 – Development and investment funds

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting the existing amounts, increases and decreases of the fund for investment in development of microfinance institutions.

b. The investment and development fund shall be set up by using profits after CIT and shall be used for investing in expansion of the business size and renovation of technologies, equipment and working conditions of microfinance institutions and supplementation of charter capital of microfinance institutions.

c. Setting aside of amounts for and use of charter capital supplementation reserve funds must be subject to current financial policies for microfinance institutions.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Recording payments in and use of the investment and development fund.

Credit side:

The investment and development fund increased because it is set up by using after-tax profits.

Balances on the Credit side:

Amounts available in the charter capital supplementation reserve fund at the reporting time.

Article 44. Account 613 - Financial reserve funds

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting the existing amounts, increases and decreases of the financial reserve fund of a microfinance institution.

b. The financial reserve fund shall be set up by using profits after CIT and shall be used for compensating for the remaining part of material losses or damage occurring in the business process after they have already been offset by compensations from defaulting organizations or individuals and insurance organizations, and by using provisions charged as expenses; shall be used for other purposes in accordance with laws.

c. Setting aside of amounts for and use of financial reserve funds must be subject to current financial policies for microfinance institutions.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Recording payments in and use of the financial reserve fund.

Credit side:

The financial reserve fund increased due to use of annual after-tax profits for setting up such fund.

Balances on the Credit side:

Amounts available in the financial reserve fund at the reporting time.

Article 45. Account 631 - Differences upon asset revaluation

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting the differences upon revaluation of existing assets and current conditions of disposal of these differences at microfinance institutions.

b. Microfinance institutions shall only be allowed to revaluate assets at the market price in case Vietnamese accounting standards or financial policies permit or once they receive decisions from competent entities.

c. Microfinance institutions shall use subaccounts recording details of specific assets subject to revaluation.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Negative differences arising due to revaluation of assets;

- Actions against positive differences arising due to revaluation of assets.

Credit side:

- Positive differences arising due to revaluation of assets;

- Actions against negative differences arising due to revaluation of assets.

Account 631 may have balances on the Debit side or the Credit side.

Balances on the Debit side:

Reflecting negative differences arising due to revaluation of assets awaiting resolution.

Balances on the Credit side:

Reflecting positive differences arising due to revaluation of assets awaiting resolution.

Article 46. Account 641 – Exchange differences

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting differences arising from foreign exchange rates at microfinance institutions. Exchange difference is defined as the difference arising from actual exchanges or conversions of the same amount of foreign currency into accounting units of currency at the different exchange rates. The exchange difference mainly arises in the following cases:

- Actually buying, purchasing, trading and paying for economic transactions in foreign currencies within an accounting period;

- Revaluating monetary items of foreign currency origin at the time of preparation of financial statements;

- Making conversions of a financial statement in a foreign currency into Vietnamese dong.

b. Transactions related to foreign currencies: Microfinance institutions must convert value in a foreign currency into that in Vietnamese dong in accordance with applicable laws applied to credit institutions.

c. Upon the date of preparation of financial statements, microfinance institutions shall carry out the revaluation of monetary items of foreign currency origin in accordance with applicable laws applied to credit institutions.

d. As for any foreign currency of which the rate of exchange into Vietnamese dong is not available, it shall be obligatory to exchange it into a currency of which the rate of exchange into Vietnamese dong is available.

dd. Microfinance institutions shall not be entitled to distributed profits or dividends on interest earned from the exchange difference upon revaluation of monetary items of foreign currency origin at the end of a fiscal year .

e. In addition, microfinance institutions shall have to keep record of base currencies on detailed accounting books of such accounts as: Cash, bank deposits, receivables and payables.

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Exchange losses incurred due to revaluation of balances of monetary items of foreign currency origin;

- Carry-forward of exchange interest to the account of other operating revenues.

Credit side:

- Exchange interest generated owing to revaluation of balances of monetary items of foreign currency origin;

- Carry-forward of exchange losses to the account of other operating expenses.

The Account 641 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 47. Account 691 - Undistributed post-tax profits

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting business results (profit or loss) after CIT and assessing distribution of profits or handling of losses incurred by microfinance institutions.

b. The distribution of profits gained from business operations of microfinance institutions must be clear, apparent and conform to current financial policies.

c. It shall be necessary to record details of business results in each fiscal year (previous or present year).

2. Components and contents of this account

Debit side:

- Business losses of microfinance institutions;

- Setting up funds of microfinance institutions;

- Distribution of profits to owners;

- Supplementing the paid-in capital.

Credit side:

- Actual amounts of profits generated from business operations within an accounting period;

- Handling losses incurred from business operations.

Account 691 may have balances on the Debit side or the Credit side.

Balances on the Debit side:

Business losses awaiting resolution.

Balances on the Credit side:

Total amount of after-tax profits not yet to be distributed or used.

Article 48. Principles of accounting for revenues

This account shall be intended for reflecting revenues of microfinance institutions, including: Revenues generated from credit, service and other business operations, and others.

Recording of entries in this Account shall be regulated as follows:

1. This account shall be designed for reflecting all revenues of microfinance institutions. At end of an accounting period, all balances on this account shall be carried forward to the Account 001 – Determination of business results until no balance is left.

2. Revenues are defined as economic benefits obtained to help increase the equity of microfinance institutions, except for additional contribution portions of owners. Revenues shall be recorded at the time when transactions arise. Once it is obvious that economic benefits are gained, they shall be determined according to the reasonable value of amounts to which microfinance institutions are entitled, irrespective of whether money has been or will be received.

3. Revenues and expenses creating these revenues shall be recorded concurrently according to the matching principle.

4.In case of liquidation or disposal of fixed assets, the value used for recording entries in this account shall be all of proceeds from such liquidation or disposal transactions. All of costs incurred from such liquidation and disposal shall be recorded in the expense account.

5.At the end of an accounting period, upon preparation of financial statements, those amounts arising from intracompany transactions (e.g. collecting interest on deposits or lending funds within a microfinance institution) must be eliminated.

7.Off-balance sheet commitment revenues must be distributed during the period of implementation of a commitment.

Revenues shall be recorded in the following accounts:

- Account 701 – Revenues generated from credit operations;

- Account 711 – Revenues generated from service operations;

- Account 741 – Revenues generated from other operations;

- Account 791 – Other revenues.

Article 49. Account 701 – Revenues generated from credit operations

1. Accounting principles:

a. This account shall be designed for reflecting interest and similar revenues, including: Deposit interest receipts, loan interest receipts, receipts of interest earned from debt trading activities and other receipts from credit operations in accordance with laws.

- Deposit interest receipts, including receipts from deposits that microfinance institutions make at the State Bank or at domestic credit institutions (if any);

- Loan interest receipts: including receipts from interest on loans in Vietnamese dong granted to domestic economic organizations and individuals (even including cases in which microfinance institutions directly lend funds and entrust loans);

- Other receipts from credit operations: Including other receipts from credit transactions of microfinance institutions, which are other than those stated above.

b. Recording of revenues from credit operations shall be subject to regulations set out in the current financial system.

c. Recording entries in this account must adhere to the Vietnamese Accounting Standard No. 14 – “Sales and other income”.

d. The following entries shall not be recorded in this account:

- Proceeds from liquidation and disposal of fixed assets;

- Written-off debts that are now recovered;

- Receipts from imposition of penalties; insurance covers;

- Receipts from receiving non-refundable aids;

- Other receipts.

2. Components and contents of this account:

Debit side:

- Deductions from revenues generated from credit operations;

- Carry-forward of net revenues generated from credit operations to the account 001 “Determination of business results”.

Credit side: Revenues from credit operations earned within an accounting period.

The Account 701 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 50. Account 711 – Revenues generated from service operations

1. Accounting principles:

a. This account shall be designed for reflecting revenues from service operations, including:

- Receipts from payment services;

- Receipts from cashier services;

- Receipts from acting as loan entrustees;

- Receipts from provision of collection, payment and money transfer services, including receipts from charges for payment services that microfinance institutions render to customers, such as payment, collection, commission collection and other payment services, etc.;

- Receipt from financial counseling services related to the microfinance sector;

- Receipts from insurance service agents;

- Receipts from other services, such as receipts from provision of such services as safekeeping of property, payment of safe or cabinet rents; receipt from provision of products serving the public interest, etc.

b. Recording entries in this account must adhere to the Vietnamese Accounting Standard No. 14 – “Revenues and other income”.

c. Revenues from provision of services shall not be inclusive of indirect taxes payable, such as VAT, special consumption tax, import duty and environmental protection tax.

In case where it is impossible to immediately separate indirect taxes payable at the time of recognition of revenues, accountants may record revenues, including tax amounts payable and periodic decreases in revenues recorded in indirect taxes payable. Upon preparation of income statements, the indicator measuring “Revenues generated from services” shall not include indirect tax amounts payable within an accounting period because, in nature, indirect taxes are not considered as part of revenues.

2. Components and contents of this account:

Debit side:

- Deductions from revenues generated from services;

- Receipts from debts handled by risk provisions against risk (including debts written off but now recovered);

- Carry-forward of net revenues generated from services to the account 001 “Determination of business results”.

Credit side:

Revenues from services earned within an accounting period.

The Account 711 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 51. Account 741 – Revenues generated from other operations

1. Accounting principles:

This account shall be intended for reflecting revenues from other operations of microfinance institutions, including:

- Receipts from debt trading activities;

- Receipts from reversal of provisions;

- Interest on foreign exchange rates;

- Receipts from other business activities under laws.

2. Components and contents of this account:

Debit side:

- Deductions from revenues from other business activities;

- Carry-forward of net revenues generated from other business activities to the account 001 “Determination of business results”.

Credit side:

Revenues from business activities earned within an accounting period.

The Account 741 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 52. Account 791 – Other revenues

1. Accounting principles:

a. This account shall be intended for reflecting other revenues of microfinance institutions, except those generated from credit operations, revenues generations from services and revenues from other activities.

b. Other revenues of microfinance institutions may be accounted for in the Account 791, including receipts from debts owed to unknown or untraceable creditors; receipts from liquidation and disposal of assets; receipts from monetary penalties on customers and compensations for breach of contract; receipts from insurance covers; receipts from non-refundable aids, tax deductions and refunds; receipts from debts handled by provisions against risk (even including debts written off but now recovered), etc.

2. Components and contents of this account:

Debit side:

Carry-forward of net revenues to the account 001 “Determination of business results”.

Credit side:

Other revenues of microfinance institutions earned within an accounting period.

The Account 791 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 53. Principles of accounting for expenses

1. Expenses are defined as amounts that result in decreases in economic benefits and are recorded at the time of a transaction that arises or rather definitely arises in the future, regardless of whether money is spent or not.

2. Recording expenses even if the payment deadline does not expire but it is rather obvious that they will arise must adhere to the prudence and capital preservation principles. Expenses and revenues generated by incurring these expenses shall be recorded concurrently according to the matching principle. However, in certain cases, the matching principle may be conflicting with the prudence principle in the accounting sector, accountants must refer to the nature of and Accounting Standards for reflecting transactions in a reliable and rational manner.

3. Expenses that are not deemed as assessable ones set off against CIT under the provisions of the Law on Taxation, but are proved by invoices and evidencing documents, and have been accounted for according to the accounting regime, shall not be recorded as decreases in expenses in balance sheets but may only be adjusted in the CIT finalization as increases in the CIT amounts payable.

4. This account shall be intended for reflecting expenses of microfinance institutions, including: Expenses for credit operations; expenses for services; CIT expenses; other operating expenses; administrative expenses; provisional expenses; other expenses.

At end of an accounting period, all balances of expenses proved by evidencing documents shall be carried forward to the Account 001 – “Determination of business results” until none of them is left.

5. In case of liquidation and disposal of fixed assets, total value accounted for in this account shall be all of expenses associated with the liquidation, disposal of fixed assets, the value of fixed assets upon liquidation and disposal remaining after these expenses have already been offset by using compensations of individuals, collectives and insurance organizations (if any - in case where related collectives or individuals cause loss or damage to these assets or insured assets). All proceeds from liquidation and disposal of fixed assets shall be recorded in the account reflecting other revenues.

6. Expenses shall be recorded in the following accounts:

- Account 801 – Expenses incurred from credit operations;

- Account 811 – Expenses incurred from service operations;

- Account 831 – CIT expenses;

- Account 841 – Other operating expenses;

- Account 851 – Administrative expenses;

- Account 881 – Provisional expenses;

- Account 891 - Other costs.

Article 54. Account 801 – Expenses incurred from credit operations

1. Accounting principles:

a. This account shall be designed for reflecting expenses incurred from credit operations of microfinance institutions that may arise within an accounting period, including: Deposit payments; compulsory savings; expenses for preservation and protection of customer’s deposits; deposit interest payments; loan interest payments; and other expenses incurred from credit operations.

- Expenses incurred from deposit interest payments, including amount paid for deposit interest, compulsory savings and other deposit interest in Vietnamese dong to economic organizations and individuals as microfinance institution’s customers, other persons and entities.

- Expenses incurred from loan interest payments, including amounts paid for interest on loans granted by the Government and the State Bank, loans extended by domestic credit institutions, and loans granted by both domestic and foreign organizations and individuals.

- Expenses incurred from preservation and protection of customer’s deposits, including expenses paid to companies providing deposit insurance for customers.

- Other expenses incurred from credit operations, including other expenses incurred from interest payments and equivalent interest payments other than the abovementioned.

b. The account 801 shall only reflect actual expenses directly related to credit operations and shall contain subaccounts specific to details of expenses in accordance with regulations in force.

2. Components and contents of this account:

Debit side:

Expenses incurred from credit operations within an accounting period.

Credit side:

- Expenses recorded as decreases in costs of credit operations;

- Carry-forward of expenses incurred from credit operations to the account 001 - “Determination of business results”.

The Account 801 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 55. Account 811 – Expenses incurred from service operations

1. Accounting principles:

This account shall be designed for reflecting expenses directly related to credit operations, including:

- Payments for collection, payment and money transfer services that microfinance institutions provide to customers;

- Payments for telecommunications services;

- Payments of loan entrustment fees;

- Payments for financial counseling services related to the microfinance sector;

- Payments of commissions paid agents, brokers and for entrustment in licensed agent, broker and entrustment activities;

- Payments for acting as agents providing insurance services.

2. Components and contents of this account:

Debit side:

Expenses incurred from service operations within an accounting period.

Credit side:

- Expenses recorded as decreases in costs of service operations;

- Carry-forward of expenses incurred from service operations to the account 001 - “Determination of business results”.

The Account 811 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 56. Account 831 – CIT expenses

1. Accounting principles:

a. This account shall be intended for reflecting expenses incurred from payments of CIT arising within a year as a basis for determination of business results after tax of a microfinance institution in a present fiscal year.

b. Current CIT expenses shall be defined as total corporate income tax amount payable that is calculated based on taxable income earned within a year and the current CIT rate.

2. Components and contents of this account:

Debit side:

- CIT expenses arising within an accounting year;

- Current CIT amounts in previous years that must be additionally paid due to discovery of immaterial errors in the previous years shall be recorded as increases in current CIT expenses in the current year;

- Carry-forward of the positive difference between balances on the Credit side and those on the Debit side in the Account 831 within a year to the Account 001 – “Determination of business results”.

Credit side:

- CIT amounts actually payable in a year which are less than current CIT amounts paid in advance, which are deducted from current CIT expenses recorded in within a year;

- CIT amounts payable recorded as decreases due to discovery of immaterial errors arising in the previous years, which shall be recorded as decreases in the current year;

- Carry-forward of the positive difference between balances on the Debit side and those on the Credit side in the Account 831 within a year to the Account 001 – “Determination of business results”.

The Account 831 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 57. Account 841 – Other operating expenses

1. Accounting principles:

This account shall be designed for reflecting expenses directly related to other operations performed by microfinance institutions, including: Payments for debt trading activities, foreign exchange losses and other operations in accordance with laws.

2. Components and contents of this account:

Debit side:

Other operating expenses arising within an accounting period.

Credit side:

- Expenses recorded as decreases in other operating costs;

- Carry-forward of other operating expenses to the account 001 - “Determination of business results”.

The Account 841 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 58. Account 851 – Administrative expenses

1. Accounting principles:

a. This account shall be designed for reflecting general administrative expenses of microfinance institutions, including:

- Amounts paid to officers and employees as provided by laws (e.g. salaries, wages and the like); payments of contributions associated with salaries or wages (e.g. SI, HI, union dues and UI); payments of redundancy pay to employees under laws on labor; payments for human accident insurance policies; payments for personal protective equipment provided for employees needing them at work; payments for uniform of staff members; payments for shift meals; payments for healthcare services; other payments to employees in accordance with laws.

- Payments for management and business activities, such as payments for printing materials and paper sheets; payments for business travels; payments for courses in training in enhancement of competence of officers and employees, including payments for providing training for collaborators and customers within the scope of business of a microfinance institution; payments for science and technology research and application activities; payments for innovations, inventions, improvements of labor productivity, and bonuses for efforts to save costs; payments of postal and phone costs; payments for publishing materials, communications, advertising, marketing and promotion activities; payments for purchase of materials, books and newspapers; payments for electricity, water bills and office cleaning services; payments for conferences, guest reception service, festivity and external relation activities; payments for hiring of consultants, domestic and foreign experts; payments for audit services; fire safety expenses; environmental protection expenses; others.

- Property expenses, such as: Payments for depreciation on fixed assets; payments of fixed asset rents; payments for maintenance and repair of fixed assets; payments for purchase and repair of tools and instruments; payments for property insurance policies; other payments related to assets in accordance with laws.

b. Microfinance institutions shall use tier-2 accounts for recording details of expenses to meet their administrative requirements. At end of an accounting period, accountants shall carry forward administrative expenses to the Account 001 - “Determination of business results”.

2. Components and contents of this account:

Debit side:

Administrative expenses arising within an accounting period.

Credit side:

- Amounts set off against administrative expenses;

- Carry-forward of administrative expenses to the Account 001 - “Determination of business results”.

The Account 851 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 59. Account 881 – Provision expenses

1. Accounting principles:

- This account shall be designed for reflecting the existing amounts, increases and decreases of provisions of microfinance institutions, including: Provisions against lending risks; provisions against risks of receivables and provisions for payables.

+ Provisions against lending risks reflect a microfinance institution s setting up provisions and handling of provisions against risk under applicable regulations on microfinance institution’s loans granted to customers.

+ Provisions against risks of receivables from outside reflect the setting aside of amounts for setting up provisions and the treatment of provisions for receivables from outside of a microfinance institution.

+ Provisions for payables reflect the formation of provisions and the treatment of provisions for payables of microfinance institutions.

2. Components and contents of this account:

Debit side: Provision expenses arising within an accounting period.

Credit side:

- Amounts recorded as decreases in provision expenses;

- Carry-forward of provision expenses to the Account 001 - “Determination of business results”.

The Account 881 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 60. Account 891 – Other expenses

1. Accounting principles:

a. This account shall be designed for reflecting other expenses of microfinance institutions, except for expenses incurred from credit operations, expenses incurred from services, expenses incurred from CIT, expenses incurred from other business operations and provision expenses, including:

- Expenses incurred from liquidation and disposal of fixed assets;

- The value of fixed assets upon liquidation and disposal remaining after these expenses have already been offset by using compensations of individuals, collectives and insurance organizations (if any - in case where related collectives or individuals cause loss or damage to these assets or insured assets);

- Payments of fees for becoming members of trade associations under laws;

- Payments for the Party and trade union activities at microfinance institutions;

- Payments for recovery of written-off debts and expenses incurred from recovery of bad debts;

- Payments for treatment of remaining losses of assets;

- Payments of amounts already accounted for as revenues but actually not collected;

- Payments for social responsibility activities prescribed by laws;

- Administrative fines;

- Other expenses stipulated in the financial regime of a microfinance institution.

b. As for expenses that are not deemed as rational or valid ones used for calculation of CIT under the provisions of the Law on Taxation, but are fully proved by invoices and evidencing documents, and have been accounted for according to the accounting regime, shall not be recorded as decreases in expenses in balance sheets but may only be adjusted in the CIT finalization as increases in the CIT amounts payable.

2. Components and contents of this account:

Debit side:

Other expenses arising within an accounting period.

Credit side:

- Amounts recorded as decreases in other expenses;

- Carry-forward of other expenses to the Account 001 - “Determination of business results”.

The Account 891 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 61. Account 001 – Determination of business results

1. Accounting principles

a. This account shall be used for determining and reflecting outcomes of business and other activities of a microfinance institution within an accounting period. Business results of a microfinance institution shall comprise: Credit business results, service business results, results of other operations and other business results.

- Credit business results are defined as the difference between income from credit operations and expenses incurred from credit operations, expenses incurred from provisions against loan risk and administrative expenses;

- Service business results are defined as the difference between service business income and service business expenses;

- Other business results are defined as the difference between other business income and other operating expenses;

- Other business results are defined as the difference between other income and other expenses plus CIT expenses.

b. This account must reflect business results in a sufficient and accurate manner within an accounting period. Business results must be recorded in subaccounts reflecting details of each type of operation.

c. Revenues and incomes carried forward to this account must be the net revenue amounts.

2. Components and contents of this account:

Debit side:

- Carry-forward of credit business expenses;

- Carry-forward of service business expenses;

- Carry-forward of CIT expenses;

- Carry-forward of other operating expenses;

- Carry-forward of administrative expenses;

- Carry-forward of provision expenses;

- Carry-forward of other expenses;

- Carry-forward of profits.

Credit side:

- Carry-forward of credit business revenues;

- Carry-forward of service business revenues;

- Carry-forward of other business revenues;

- Cary-forward of other revenues and amounts recorded as decreases in CIT expenses;

- Carry-forward of losses.

The Account 001 shall not have the balances at the end of an accounting period.

Article 62. Account 901 – Money impermissible in circulation

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for keeping track of amounts suspected of counterfeit, counterfeit currencies or damaged currencies awaiting disposal.

b. Microfinance institutions shall be responsible for keeping a detailed record of specific monetary amounts.

2. Components and contents of this account

Debit side: Value of monetary amounts received and awaiting resolution.

Credit side: Value of monetary amounts already been disposed of.

Balances on the Debit side: Reflecting value of sample money, play money, money suspected of counterfeit, damaged money awaiting disposal of microfinance institutions and in a state of preservation.

Article 63. Account 911 – Public debts in foreign currencies

1. Accounting principles

a. As for amounts in base currencies accounted for as off-balance sheet entries in this account, the conventional value of each base currency unit is 1 dong (one dong), including: Short-term borrowing of foreign currency origin; long-term borrowing of foreign currency origin; entrusted funds of foreign currency origin received; finances of foreign currency origin received; interest payable in foreign currencies; project funding in foreign currencies.

b. Microfinance institutions shall be responsible for keeping a detailed record of specific base currencies.

2. Components and contents of this account

Debit side: Value receivable or payable, which is of foreign currency origin.

Credit side: Already reimbursed value which is of foreign currency origin.

Balances on the Debit side: Reflecting total foreign currency amounts receivable or payable, which are of foreign currency origin.

Article 64. Account 912 – Assets in foreign currencies

1. Accounting principles

a. As for amounts in base currencies accounted for as off-balance sheet entries in this account, the conventional value of each base currency unit is 1 dong (one dong), including: Foreign currency cash; foreign currency deposits at credit institutions; foreign currency interest receivable.

b. Microfinance institutions shall be responsible for keeping a detailed record of specific base currencies.

2. Components and contents of this account

Debit side: Value of cash balance, receipts and deposits at credit institutions, all of which are of foreign currency origin.

Credit side: Value already paid or withdrawn from credit institutions, which are of foreign currency origin.

Balances on the Debit side: Reflecting total amount of cash balances or deposits currently made at credit institutions, which are of foreign currency origin.

Article 65. Account 941 – Lending interest and fees receivable but not yet collected

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting delinquent loan interest amounts in Vietnamese dong that microfinance institutions have not yet collected, including the following interest amounts: Lending interest not yet collected from customers of microfinance institutions; lending interest not yet collected from other customers; lending interest not yet collected from financing or entrusted loans; fees receivable but not yet collected.

b. Microfinance institutions must use subaccounts recording details of specific borrowers that have not yet paid interest to lending microfinance institutions.

2. Components and contents of this account

Debit side: Interest amounts not yet collected.

Credit side: Interest amounts already collected.

Balances on the Debit side: Reflecting total Vietnamese dong interest amounts receivable by microfinance institutions.

Article 66. Account 971 - Bad debts already written off

1. Accounting principles

a. This account shall be used for recording the followings:

- Charged-off debts under surveillance: Charged-off debts (including principal and interest) already offset by provisions against risk and put under control to continue to be recovered gradually. The period of surveillance in this account must be subject to regulations adopted by the Ministry of Finance. Upon expiration of such period, if debts are not recovered, they must be remitted under applicable regulations;

- Charged-off debts arising from payment activities: This account shall be used for keeping track of debts charged off during payment activities of microfinance institutions which have been offset by provisions against risks, are under surveillance for recovery of all of such debts. The surveillance period in this account must be subject existing regulations of the Ministry of Finance. Upon expiration of such period, if debt amounts are still outstanding, all of these debts shall be remitted.

b. Microfinance institutions must use subaccounts recording details of specific borrowers and debts. As for debts to be remitted under the Government s orders, they shall not be recorded in this account.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Bad debts already offset but kept under surveillance outside of financial status reports.

Credit side:

- Amounts recoverable from borrowing customers;

- Debt amounts charged off after the surveillance period expires.

Balances on the Debit side: Reflecting the amount of charged-off debts already offset but continuing to be put under surveillance for recovery at the reporting time.

Article 67. Account 983 – Entrustment and agent operations

1. Accounting principles

a. This account shall be used for recording the followings:

- Lending under entrustment agreements: This account must be used by microfinance institutions entrusted with lending of borrowed funds and shall be designed for reflecting lending and recovery of borrowed funds, including unmatured debts and overdue debts, by using entrusted funds for lending (entrustees do not have to bear lending risks).

Microfinance institutions entrusted with granting loans shall refer to the financial status and solvency capacity of customers in order to classify loans by entrusted funds (entrustees do not have to bear lending risks) under applicable regulations on classification of debts of the State Bank, and at the same time, shall promptly inform the entrusting party (the third party) of the financial status and solvency capacity of customers in order for the entrusting party to assume liability for classification of debts and setting aside of amounts for provisions against risk in accordance with regulations enforced by the State Bank. Microfinance institutions shall keep record of details of specific borrowing customers.

- Other agent services: This account shall be used by microfinance institutions holding trust, acting as agents and shall be designed for reflecting implementation of other agent services.

2. Components and contents of this account

Debit side: Amounts lent by entrusted funds.

Credit side: Amounts paid by borrowers.

Balances on the Debit side: Reflecting the amounts currently borrowed by customers.

Article 68. Account 991 – Fixed assets used in programs and projects

1. Accounting principles

This account shall be intended for reflecting fixed assets used in programs and projects implemented by microfinance institutions.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Value of fixed assets purchased or acquired in programs and projects.

Credit side:

Value of fixed assets disposed of or transferred to branches of microfinance institutions.

Balances on the Debit side:

Reflecting total value of fixed assets used in programs and projects.

Article 69. Account 992 – Other assets kept in custody

1. Accounting principles

a. This account shall be used for reflecting assets transferred by other entities to be kept in the custody of microfinance institutions under the prescribed regime. The value of custodial assets shall be recorded at the actual price of each object. If the price is not available yet, the temporary price may be used for bookkeeping purposes.

b. Microfinance institutions shall keep a detailed record of specific custodial assets. In addition to detailed account books, microfinance institutions must keep safekeeping receipts for assets.

2. Components and contents of this account

Debit side: Value of custodial assets.

Credit side: Value of assets returned to safekeeping customers.

Balances on the Debit side: Reflecting total value of assets that microfinance institutions keep in custody at the reporting time.

Article 70. Account 993 – Outsourced assets

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting assets that microfinance institutions outsource for use;

b. In addition to detailed account books, microfinance institutions must keep a detailed journal of assets of specific owners.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Value of outsourced assets.

Credit side:

Value of assets returned to asset owners.

Balances on the Debit side:

Reflecting total value of outsourced assets that microfinance institutions keep in custody at the reporting time.

Article 71. Account 994 – Security pledges or collateral

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting property that borrowing entities and persons put up as pledges or collateral to receive loans in accordance with regulations of the State Bank.

b. In addition to detailed account books, microfinance institutions must keep a detailed journal of security pledges and collateral of specific borrowing entities or persons.

2. Components and contents of this account

Debit side:

Value of pledges and collateral under the control of microfinance institutions as security for loans.

Credit side:

- Value of pledges and collateral returned to borrowing entities and persons who have discharged their debt repayment obligations;

- Value of pledges and collateral closed out to repay loan debts to microfinance institutions.

Balances on the Debit side:

Reflecting total value of pledges and collateral that microfinance institutions keep in custody at the reporting time.

Article 72. Account 995 – Property pledged and appropriated for repayment of debts, awaiting resolution

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting property that are pledged by and appropriated from borrowing organizations or individuals for loans granted by microfinance institutions and await resolution because they are not sufficient to guarantee fulfillment of debt repayment obligations.

b. In addition to detailed account books, microfinance institutions must keep a detailed journal of property pledged or appropriated for debt repayment of specific borrowing entities or persons.

2. Components and contents of this account

Debit side: Value of assets that are currently kept in the custody of microfinance institutions and are awaiting resolution.

Credit side: Value of assets that have been temporarily kept in the custody of microfinance institutions and already been disposed of.

Balances on the Debit side: Reflecting total value of assets temporarily kept in the custody of microfinance institutions and awaiting resolution owing to insufficient security for loans granted by microfinance institutions at the reporting time.

Article 73. Account 996 – Tools and instruments in use

1. Accounting principles

This account shall be designed for reflecting value of tools and instruments in use at microfinance institutions. They must be strictly monitored during the period from the date of dispatch to the date of notification of any damage. Microfinance institutions must adopt specific regulations on management, use and liquidation of tools and instruments to ensure the safe and effective use thereof.

- Once taking out of warehouses to be used for business purposes, all value of tools and instruments of low value shall be distributed to expenses one time.

- If tools and instruments of high value are taken out of warehouses for use one time and used in multiple accounting periods, value of such tools and instruments shall be recorded in the account “Administrative expenses” and gradually distributed into expenses over accounting periods.

2. Components and contents of this account

Debit side: Value of tools and instruments increased once they are taken out of warehouses for use;

Credit side: Value of tools and instruments decreased owing to notification of damage, loss and for other reasons.

Balances on the Debit side: Total value of tools and instruments currently in use at the reporting time.

Article 74. Account 998 – Property and valuable papers pledged or hypothecated by microfinance institutions

1. Accounting principles

a. This account shall be designed for reflecting property and valuable papers that microfinance institutions pledge or hypothecate as security for repayment of loan debts.

b. Microfinance institutions shall keep record of details of specific pledged and hypothecated property.

2. Components and contents of this account

Debit side: Value of property that credit institutions pledge or hypothecate as security for loan debts.

Credit side:

- Value of pledged and hypothecated property returned after debts have been repaid;

- Value of pledged and hypothecated property already disposed of.

Balances on the Debit side: Reflecting total value of property that credit institutions are pledging and hypothecating.

Article 75. Account 999 – Other valuable documents in custody

1. Accounting principles

This account shall be designed for recording valuable documents that microfinance institutions are responsible to keep in their custody, including passbooks kept in the custody of microfinance institutions for customers. Value of documents accounted for according to the amounts specified on these documents.

2. Components and contents of this account

Debit side: Value of documents received for safekeeping.

Credit side: Value of documents taken out.

Balances on the Debit side:Reflecting value of documents kept in the custody of microfinance institutions.

Chapter III

FINANCIAL REPORTING

Article 76. General provisions

This Chapter shall provide for contents, methods of preparation, representation and other matters relating to the Financial Reporting System of microfinance institutions.

Financial statement of a microfinance institution (hereinafter referred to as financial statement) must be prepared in accordance with Vietnamese accounting standards and accounting regimes in force in order to record main economic and financial information of that microfinance institution. Financial reporting system shall be comprised of the followings: Financial status reports, income statements, cash flow statements and explanatory notes on financial statements.

Operational reports, statistical reports and others intended for the management and administration of operations of microfinance institutions (including administrative accounting reports) shall not be covered by this Chapter.

1. Purposes of financial statements

Financial statement is designed for providing information about the financial status, business performance and cash flow of a microfinance institution, meeting administrative requirements of leadership of that microfinance institution, state regulatory authorities and user’s helpful demands concerning the making of economic decisions. Financial statement must provide the following information about a microfinance institution:

a. Assets;

b. Liabilities and equity;

c. Revenues and expenses;

d. Profits, losses and distribution of business income;

dd. Taxes and amounts payable to the State;

e. Other assets related to an accounting entity;

g. Cash flows of a microfinance institution.

In addition to such information, a microfinance institution must provide other relevant information in the “explanatory notes on the financial statement” in order to give additional interpretations about items inscribed on that financial statement and accounting policies already in effect to record economic transactions that may arise, prepare and represent that financial statement, and give more explanations about the degree of main financial exposures.

2. Responsibility for preparation, representation and signing of financial statements

Microfinance institutions shall be responsible for preparing annual financial statements and mid-year financial statements.

3. Requirements concerning preparation and representation of financial statements

a. Preparation and representation of financial statements must conform to requirements set out in the Accounting Standard No. 21 – “Representation of financial statements", including:

- Fairness and relevance;

- Selecting and applying accounting policies conforming to regulations of each accounting standard in order to ensure that provided information meets user’s needs in making economic decisions and provide reliable information, if:

+ Representation of financial statements is faithful and relevant to the financial status, business performance and business income of each enterprise;

+ Financial statements correctly reflect the economic nature, not simply the legal form, of transactions and events;

+ Financial statements are represented in a neutral and unbiased manner;

+ Representation of financial statements conforms to the prudence principle;

+ Financial statements are complete in all material respects.

b. A financial statement must be prepared based on data obtained after an accounting book is closed. A financial statement must be prepared based on correct information and according to the correct method, and must be represented in a manner of consistency between reporting periods. The financial statement must be signed by the preparer, chief accountant and legal representative of the accounting entity and stamped by the accounting entity. The signatory of a financial statement must take responsibility for its contents.

4. Principles of preparation and representation of financial statements

a. Preparation and representation of financial statements must conform to regulations set out in the Accounting Standard “Representation of financial statements" and other relevant accounting standards. Material information must be interpreted to help readers truly understand the financial status and conditions of each accounting entity.

b. Financial statements must focus more on the economic nature than on the legal form (respect the nature more than the form) of transactions and events.

c. Assets shall not be recognized with higher value than the recoverable value; liabilities shall not be recognized with the lower value than the value of debt obligations.

d. All accounts and items regarding revenues and expenses must be represented according to the relevance and prudence principle. Income statements and cash flow statements must record accounts and entries of revenue, income, expenses and cash flows in a reporting period. If there are errors affecting business results and cash flows in revenue, income and expenses arising in previous accounting periods, retroactive adjustments must be made while any adjustment in the reporting period is not allowed.

dd. Upon preparation of general-purpose financial statements between microfinance institutions and lower-level entities without legal personality for dependent accounting, balances of internal accounts and items in the financial status report, revenues, expenses, profits and losses deemed unrealized from intracompany transactions must be all removed.

5. Financial reporting period

5.1. Annual financial reporting period

Period of preparation of financial statements must coincide with the accounting period as provided in the Law on Accounting.

5.2. Mid-year financial reporting period

Period of preparation of mid-year financial statements must be a quarter of the fiscal year (except the fourth quarter).

5.3. Other financial reporting period

a. Microfinance institutions may choose to prepare financial statements in other accounting period as required by laws or upon the requests of owners.

b. Microfinance institutions that are split, separated, consolidated, acquired or transformed into other ownership forms, dissolved, terminated or go bankrupt shall be obliged to prepare financial statements at the time of splitting, separation, consolidation, acquisition or transformation into other ownership forms, dissolution, termination or insolvency.

6. Time limits for submission of financial statements

6.1. Annual financial statements

The audited annual financial statement enclosing the audit results given by independent auditing bodies (e.g. audit reports, audit management letters and other relevant documents) shall be submitted no later than 90 days from the date ending the fiscal year.

6.2. Mid-year financial statements

The mid-year financial statement shall be submitted no later than 30 beginning months of the subsequent quarter;

If the deadline for submission of a financial statement falls in a national holiday or weekend, the deadline for submission of a financial statement shall be extended to the following day.

7. Recipients of financial statements

a. Microfinance institutions whose charter capital is wholly owned by the State shall have to send their financial statements to the State Bank’s branches in provinces and centrally-affiliated cities where main offices of these microfinance institutions are located, State Bank of Vietnam (via Bank Supervision and Inspection Agency), Ministry of Finance (Banking Finance Department), tax agencies and statistics departments;

b. Other microfinance institutions shall have to send their financial statements to the State Bank’s branches in provinces and centrally-affiliated cities where main offices of these microfinance institutions are located, State Bank of Vietnam (via Bank Supervision and Inspection Agency), tax agencies and statistics departments.

8. Financial reporting system

8.1. Annual financial statements

a. Compulsory financial reports

- Financial status report

Form No. B01-TCVM

- Income statement

Form No. B02-TCVM

- Explanatory notes on the financial statement

Form No. B09-TCVM

b. Non-compulsory, but advised, financial reports

- Cash flow statement

Form No. B03-TCVM

8.2. Mid-year financial statements

a. Compulsory financial reports

- Mid-year financial status report

Form No. B01a-TCVM

- Mid-year income statement

Form No. B02a-TCVM

- Selective explanatory notes on the financial statement

Form No. B09a-TCVM

b. Non-compulsory, but advised, financial reports

- Mid-year cash flow statement

Form No. B03a-TCVM

Article 77. Instructions for preparation and presentation of financial statements

1. Contents and components of financial statements

Financial status report shall give a general overview of the financial conditions and situations of a microfinance institution at a specified time. Data of a financial status report indicate total value of existing assets of a microfinance institution according to the structure of assets and capital forming these assets. A financial status report may give overall comments and assessments about the financial status of a microfinance institution.

2. Bases for preparation of a financial status report

- General accounting books;

- Journals, vouchers or detailed spreadsheets

- The previous year’s financial status report. Data entered into the fourth column “Opening balances” in the current accounting period’s financial status report are based on those entered into the third column “Closing balances” of corresponding items in the previous period’s financial status report.

3. Contents and methods of selection of indices in the financial status report of a microfinance institution (Form No. B01-TCVM)

3.1. Assets (No. 100)

This is the general index measuring total value of assets existing in a microfinance institution at the reporting period, including: cash, deposits at the State Bank, deposits at credit institutions, investments, loans, receivables, fixed assets, project expenditures, inventories, capital work in progress, entrusted loans and other assets.

No. 100 = No. 110 + No. 120 + No. 130 + No. 140 + No. 150 + No. 155 + No. 160 + No. 170 + No. 180 + No. 190.

- Cash and cash equivalents (No. 110)

This is the general index measuring total cash available at hand at a microfinance institution on the reporting day, including: cash, deposits at the State Bank and deposits at credit institutions.

No. 110 = No. 111 + No. 112 + No. 113.

+ Cash (No. 111)

This is the index indicating total cash amount at hand at microfinance institutions at the reporting time. The index "Cash and cash equivalents" shall contain data on total balance on the Debit side of Account 101 “Cash”.

+ Deposits in the State Bank (No. 112)

This is the index indicating total existing deposit amounts of a microfinance institution in the State Bank at the reporting time. The index "Deposits at the State Bank" shall contain data on total balance on the Debit side of Account 110 “Deposits at the State Bank”.

+ Deposits in credit institutions (No. 113)

This is the index measuring total existing deposit amounts of a microfinance institution in credit institutions at the reporting time. The index shall contain data on total balance on the Debit side of Account 130 “Deposits at credit institutions”.

- Investments (No. 120)

This is the index reflecting total value of investments that a microfinance institution makes at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Debit side of Account 121 - "Investments".

- Loans (No. 130)

This index shall reflect total value of loans granted by a microfinance institution at the reporting time (after provisions for loan losses have already been offset).

No. 130 = No. 131 + No. 132 + No. 133 + No. 134 + No. 139.

+ Lending (No. 131)

This index shall indicate total value of loans that a microfinance institution grants to credit institutions, or borrowing customers at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Debit side of Account 201 - "Lending".

+ Lending of entrusted funds (No. 132)

This index shall reflect total value of loans that a microfinance institution grants by using its entrusted funds at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Debit side of Account 251 - "Lending of entrusted funds".

+ Debts awaiting resolution (No. 133)

This index shall reflect total value of outstanding debts awaiting treatment measures of a microfinance institution at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Debit side of Account 281 - "Debts awaiting resolution".

+ Charged-off loan debts (No. 134)

This index shall reflect total value of outstanding loan debts of a microfinance institution of which write-off is allowed at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Debit side of the Account 291 - "Charged-off loan debts".

+ Provisions for loan losses (No. 139)

This index shall reflect provisions against loan risks that a microfinance institution sets up at the reporting time, including: Lending, lending of entrusted funds, outstanding debts awaiting resolution or charged-off debts. Data input in this index shall be total balance on the Credit side of Account 299 – “Provisions against loan risks” and must accept the negative numbers given in parentheses (…).

- Fixed assets (No. 140)

This index shall reflect total residual value (Historical cost minus cumulative depreciation value) of fixed assets of a microfinance institution at the reporting time.

No. 140 = No. 141 + No. 144 + No. 147.

- Tangible fixed assets (No. 141)

This index shall reflect total residual value of tangible fixed assets at the reporting time.

No. 141 = No. 142 + No. 143.

+ Historical costs of fixed assets (No. 142)

This index shall reflect total historical cost of tangible fixed assets at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 301 “Tangible fixed assets”.

+ Cumulative depreciation value (No. 143)

This index shall reflect total depreciation value of tangible fixed assets accumulated till the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Credit side of Account 305 “Fixed asset depreciation” and must accept the negative numbers given in parentheses (…).

- Fixed assets hired under finance leases (No. 144)

This index shall reflect total residual value of fixed assets hired under finance leases till the reporting time.

No. 144 = No. 145 + No. 146.

+ Historical costs of fixed assets (No. 145)

This index shall reflect total historical cost of fixed assets hired under finance leases at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 303 “Fixed assets hired under finance leases”.

+ Cumulative depreciation value (No. 146)

This index shall reflect total depreciation value of fixed assets hired under finance leases at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Credit side of Account 305 “Fixed asset depreciation” and must accept the negative numbers given in parentheses (…).

- Intangible fixed assets (No. 147)

This index shall reflect total residual value of intangible fixed assets at the reporting time.

No. 147 = No. 148 + No. 149.

+ Historical costs of fixed assets (No. 148)

This index shall reflect total historical cost of intangible fixed assets at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 302 “Intangible fixed assets”.

+ Cumulative depreciation value (No. 149)

This index shall reflect total depreciation value of intangible fixed assets accumulated till the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Credit side of Account 305 “Fixed asset depreciation” and must accept the negative numbers given in parentheses (…).

- Other assets (No. 150)

This index shall reflect total value of other assets at the reporting time, including prepaid expenses, security deposits, collateral, pledges, deductible VAT and other assets that have not already been mentioned in other indices, at the reporting time.

No. 150 = No. 151 + No. 152 + No. 153 + No. 154.

+ Prepaid expenses (No. 151)

This index shall reflect amounts paid in advance for services and goods; goodwill and other business advantages that have not yet been distributed into expenses at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 381 “Other assets”.

+ Security deposits, collateral and pledges (No. 152)

This index shall reflect amounts that a microfinance institution gives as deposits, collateral or pledges till the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 381 “Other assets”.

+ Deductible VAT amounts (No. 153)

This index shall reflect the remaining VAT amount deduction that a microfinance institution is granted at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 353 “Deductible VAT”.

+ Other assets (No. 154)

This index shall reflect total value of assets other than those stated above at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 381 “Other assets”, total balance on the Debit side of Account 453 – Taxes and other payables to the State.

- Project expenditures (No. 155)

This index shall reflect total project expenditures that a microfinance institution incurs till the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 366 “Project expenditures”.

- Receivables (No. 160)

This index shall reflect total value of amounts receivable at the reporting time, including: Receivables from outside of microfinance institutions, interest and fees receivable, other receivables after subtracting provisions for loss of receivables.

No. 160 = No. 161 + No. 162 + No. 163 + No. 164 + No. 169.

+ Receivables from outside of microfinance institutions (No. 161)

This index shall reflect the remaining amounts to be received from external organizations and individuals at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Debit side of Account 351 “Receivables from the outside" and total balance on the Debit side of Account 451 “Payables to the outside”.

+ Interest and fees receivable (No. 162)

This index shall indicate the remaining interest and fee amounts that a microfinance institution will collect at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Debit side of Account 391 “Interest and fees receivable”.

+ Intracompany receivables (No. 163)

This index shall reflect amounts receivable inside of a microfinance institution at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 519 “Intracompany payments”.

A microfinance institution must prepare a financial status report by collecting data from all of its affiliates without legal personality and must ensure that all data arising from intracompany transactions between higher-level units and lower-level units, and amongst lower-level units, must be eliminated. This index shall be complemented and reduced by the index “Intracompany payables” in the financial status report of an affiliate without legal personality. This index shall not be presented in the general financial status report of a microfinance institution.

+ Other receivables (No. 164)

This index shall reflect other receivables, such as advances, collections and payments on behalf of customers at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 362 “Other receivables”, total balance on the Debit side of Account 451 “Payables to the outside”, total balance on the Debit side of Account 461 “Payables to employees” and total balance on the Debit side of Account 462 “Other payables”.

+ Provisions for loss of receivables (No. 169)

This index shall measure provisions for loss of receivables, such as provisions for receivables from the outside, provisions for loss of interest and fee amounts at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 359 – “Provisions for loss of receivables” and must accept the negative numbers given in parentheses (…).

- Inventories (No. 170)

This index shall reflect total existing value of goods in stock under the ownership of a microfinance institution at the reporting time.

No. 170 = No. 171 + No. 172.

+ Tools and instruments (No. 171)

This index shall reflect total value of tools and instruments of a microfinance institution at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Debit side of Account 311 “tools and instruments”.

+ Raw materials (No. 172)

This index shall reflect total value of raw materials in stock at a microfinance institution at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 313 “Raw materials”.

- Capital work-in-progress (No. 180)

This index shall reflect total costs incurred from implementation of capital construction projects (including costs of purchase of fixed assets, new construction, repair, Renovation, expansion or technical refurbishment of facilities) of a microfinance institution at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Debit side of Account 321 “Capital work-in-progress”.

- Lending entrustment (No. 190)

This index shall reflect total loan amounts that a microfinance institution entrusts at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Debit side of Account 382 “Lending entrustment”.

3.2. Liabilities (No. 200)

This index shall reflect all debts that need to be repaid at the reporting time, including: Borrowing of funds from individuals, credit institutions or other entities, customer s deposits, entrusted loans, payables to the outside, interest and fee amounts payable, taxes and other amounts payable to the State, payables to employees, intracompany payables, other payables, provisions for payables, project funding sources and other funds of a microfinance institution.

No. 200 = No. 210 + No. 220 + No. 230 + No. 240 + No. 250 + No. 260 + No. 270 + No. 280 + No. 290.

- Borrowing of funds from individuals, credit institutions and other entities (No. 210)

This index shall reflect total amounts that a microfinance institution lends from individuals, credit institutions and other entities at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 415 “Borrowing of funds from persons, credit institutions and other entities”.

- Customer’s deposits (No. 220)

This index shall reflect sums that customers are deposited at a microfinance institution at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 420 “Customer’s deposits”.

- Entrusted loans (No. 230)

This index shall reflect total amounts entrusted to a microfinance institution by the Government, economic organizations and individuals as loans to customers at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 441 “Entrusted loans”.

- Taxes and amounts payable to the State (No. 240)

This index shall reflect total amounts that a microfinance institution has to pay the State at the reporting time, including taxes, fees, charges and other payables. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 453 “Taxes and amounts payable to the State”.

- Payables to employees (No. 250)

This index shall reflect total amounts that a microfinance institution has to pay employees at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 461 “Payables to employees”.

- Provisions for payables (No. 260)

This index shall reflect provisions for estimated amounts that have to be paid by a microfinance institution at the reporting time, such as accrued expenses for the periodic repair of fixed assets, provisions for payables on obligations related to a microfinance institution, etc. Provisions for payables are usually estimated and uncertain about the repayment deadline and value. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 471 “Provisions for payables”.

- Payables (No. 270)

This index shall reflect total amounts that a microfinance institution needs to pay at the reporting time, including: Payables to the outside, interest and fee amounts payable, intracompany payables, security collateral, deposits, accrued expenses and other payables.

No. 270 = No. 271 + No. 272 + No. 273 + No. 274.

+ Payables to the outside of microfinance institutions (No. 271)

This index shall indicate total amounts that a microfinance institution has to pay externally at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 451 “Payables to the outside”.

+ Interest and fee amounts payable (No. 272)

This index shall reflect the interest and fee amounts that a microfinance institution has to pay at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 491 “Interest and fee amounts payable”.

+ Intracompany payables (No. 273)

This index shall reflect amounts that a microfinance institution has to pay internally at the reporting time. Data input in this index shall be total balance on the Credit side of Account 519 “Intracompany payments”.

A microfinance institution must prepare a financial status report by collecting data from all of its affiliates without legal personality and must ensure that all data arising from intracompany transactions between higher-level units and lower-level units, and amongst lower-level units, must be eliminated. This index shall be complemented and reduced by the index “Intracompany receivables” in the financial status report of an affiliate without legal personality. This index shall not be presented in the general financial status report of a microfinance institution.

+ Other payables (No. 274)

This index shall reflect all of other amounts that a microfinance institution has to pay at the reporting time, including: Received security deposits, collateral, accrued expenses and other payables, etc.

No. 274 = No. 274a + No. 274b + No. 274c.

. Received security collateral and deposits (No. 274a)

This index shall reflect total value of amounts that a microfinance institution receives as security collateral or deposits at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 462 “Other payables”.

. Accrued expenses (No. 274b)

This index shall reflect total value of debts that have to be repaid for receipt of goods or services, but have not yet been invoiced, or of expenses in the reporting period without adequate documents and materials that are certain and need to be charged in advanced into business expenses at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 462 “Other payables”.

. Other payables (No. 274c)

This index shall reflect total value of other amounts that a microfinance institution has to pay at the reporting time. Data input into this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 462 “Other payables”, total balance on the Credit side of Account 351 “Receivables from the outside” and total balance on the Credit side of Account 362 “Other receivables”.

- Project funding sources (No. 280)

This index shall reflect total funds for projects of a microfinance institution. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 466 “Project funding sources”.

- Funds of microfinance institutions (No. 290)

This index shall reflect microfinance institution’s funds, including: Reward and welfare funds, science and technology development funds.

No. 290 = No. 291 + No. 292.

+ Reward and welfare funds (No. 291)

This index shall reflect amounts in reward funds and welfare funds that have not yet been used at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 484 “Reward and welfare funds”.

+ Science and technology development funds (No. 292)

This index shall reflect total value of a science and technology development fund currently available for use at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 483 – Science and technology development funds.

3.3. Equity (No. 300)

This index shall reflect owner investments, funds established by setting aside part of after-tax profits, undistributed after-tax profits, differences upon asset revaluation, exchange differences, etc.

No. 300 = No. 310 + No. 320 + No. 330 + No. 340 + No. 350 + No. 360.

- Owner investments (No. 310)

This index shall reflect total capital actually contributed by owners to microfinance institutions. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 601 "Owner investments”.

- Differences upon asset revaluation (No. 320)

This index shall reflect total differences arising from revaluation of assets that are directly recorded into the equity existing at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 631 “Difference upon asset revaluation”. If the Account 631 has the balance on the Debit side, this index shall be recorded by the negative numbers given in parentheses (…).

- Development investment funds (No. 330)

This index shall reflect total amounts in the development investment fund that have not yet been used at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 612 “Development investment funds”.

- Financial reserve funds (No. 340)

This index shall reflect total amounts in the financial reserve fund that have not yet been used at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 613 “Financial reserve funds”.

- Reserve funds for supplementing the charter capital (No. 350)

This index shall reflect total amounts in the reserve fund for supplementing the charter capital that have not yet been used at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 611 “Reserve funds for supplementing the charter capital”.

- Undistributed after-tax profits (No. 360)

This index shall reflect after-tax profits (or losses) that have not yet been distributed at the reporting time. Data input in this index shall be based on total balance on the Credit side of Account 691 “Undistributed after-tax profits”. If the Account 691 has the balance on the Debit side, this index shall be recorded by using the negative numbers given in parentheses (…).

- Total capital (No. 400)

This index shall reflect all capital sources, including: liabilities and owner equity of a microfinance institution at the reporting period.

No. 400 = No. 200 + No. 300.

Article 78. Methods of preparation of income statements (Form No. B02-TCVM)

1. Contents and components of income statements

a. Income statements shall reflect within-period business performance and results of the following operations, including credit operations, service operations and other operations, etc.

b. Each income statement shall have 5 columns:

- First column: Reporting indicators;

- Second column: Numbers of corresponding indicators;

- Third column: Codes of corresponding indicators presented in the explanatory notes on the financial statement;

- Fourth column: Total amounts arising within an accounting year;

- Firth column: Previous year’s data (for comparison purposes). Data entered into the fifth column “Previous year” (for comparison purposes) in the current accounting period’s income statement are based on those entered into the fourth column “Current year” of corresponding items in the previous period’s income statement.

2. Reporting bases

- Previous-period income statement;

- General ledger and journal within the reporting period used for recording entries in class-7 revenue accounts, class-8 expense accounts and account 001 - Determination of business results.

3. Contents and methods of selection of items in an income statement

3.1. Net profit/loss from credit operations (No. 03)

This index shall reflect total income from interest earned from credit operations and equivalent income minus loan interest costs and costs directly related to credit operations after revenue deductions are taken away from these costs (if any).

No. 03 = No. 01 - No. 02.

- Revenues generated from credit operations (No. 01)

This index shall reflect the aggregation of revenues from deposit interest, loan interest (microfinance institutions directly grant loans), interest earned from debt trading activities after revenue deductions have been taken away from such interest (if any) within the reporting period.

Data input in this index shall be based on the balance on the Debit side of Account 701 “Revenues from credit operations” versus the corresponding and opposite balance on the Credit side of Account 001 “Determination of business results”.

- Expenses incurred from credit operations (No. 02)

This index shall reflect loan interest costs, savings interest costs, costs directly related to deposit and savings mobilization and costs of credit operations (including costs of preservation and protection of customer’s deposits and savings) charged into expenses within the accounting period. This index shall not encompass costs of provisions against loan losses presented in the index “Provision costs” (No. 15).

Data input in this index shall be based on the balance on the Credit side of Account 801 “Expenses for credit operations” versus the corresponding and opposite balance on the Debit side of Account 001 “Determination of business results”.

3.2. Net profit/loss from credit operations (No. 06)

This index shall reflect net profit/loss from services, including receipts from such services as payment service, cashier service, purchases and payments on behalf of customers, receipt of entrusted loans, financial consulting service, insurance agent service and other receipts from other services after revenue deductions and costs directly related to service operations have already been taken away from these receipts within the reporting period.

No. 06 = No. 04 - No. 05.

- Revenues generated from service operations (No. 04)

This index shall reflect total service revenues from which revenue deductions (if any) have already been taken away, including: Receipts from payment, cashier services, purchases and payments on behalf of customers, receipt of entrusted loans, financial consulting service, insurance agent service and other receipts from other services that arise within the reporting period.

Data input in this index shall be based on the balance on the Debit side of Account 711 “Revenues from service operations” versus the corresponding and opposite balance on the Credit side of Account 001 “Determination of business results”.

- Expenses for service operations (No. 05)

This index shall reflect expenses for service operations related to payments, purchases and payments on behalf of customers, receipt of entrusted loans, financial consulting services, insurance agent services and other receipts from other services that arise within the reporting period.

Data input in this index shall be based on the balance on the Credit side of Account 811 “Expenses for service operations” versus the corresponding and opposite balance on the Debit side of Account 001 “Determination of business results”.

3.3. Profit/loss from other operations (No. 09)

This index shall reflect the amount of profits/losses from other operations (except revenues from specialized operations of microfinance institutions) from which expenses for other operations have been taken away within the reporting period.

No. 09 = No. 07 - No. 08.

- Revenues generated from other operations (No. 07)

This index shall reflect total revenues from other operations from which permitted deductions (if any) have already been taken away within the reporting period.

Data input in this index shall be based on the balance on the Debit side of Account 741 “Revenues from other operations” versus the corresponding and opposite balance on the Credit side of Account 001 “Determination of business results”.

- Expenses for other operations (No. 08)

This index shall reflect total expenses for other operations arising within the reporting period.

Data input in this index shall be based on the balance on the Credit side of Account 841 “Expenses for other operations” versus the corresponding and opposite balance on the Debit side of Account 001 “Determination of business results”.

3.4. Administrative expenses (No. 10)

This index shall reflect total administrative expenses arising within the reporting period. Data input in this index shall be based on the balance on the Credit side of Account 851 “Administrative expenses” versus the corresponding and opposite balance on the Debit side of Account 001 “Determination of business results”.

3.5. Other profits (No. 13)

This index shall reflect the amount of profits/losses from other operations of microfinance institutions (except profits/losses from credit and service operations) from which other expenses have been taken away within the reporting period.

No. 13 = No. 11 - No. 12.

- Other revenues (No. 11)

This index shall reflect total revenues from other operations from which permitted deductions (if any) have already been taken away within the reporting period.

Data input in this index shall be based on the balance on the Debit side of Account 791 “Other revenues” versus the corresponding and opposite balance on the Credit side of Account 001 “Determination of business results”.

- Other expenses (No. 12)

This index shall reflect total expenses for other operations arising within the reporting period.

Data input in this index shall be based on the balance on the Credit side of Account 891 “Other expenses” versus the corresponding and opposite balance on the Debit side of Account 001 “Determination of business results”.

3.6. Net profits from business operations before addition of expenses for provisions against credit risk (No. 14)

This index shall reflect total profits from business operations that a microfinance institution earns within the reporting period before expenses for provisions against credit risk arise in that period.

No. 14 = No. 03 + No. 06 + No. 09 - No. 10.

3.7. Provision costs (No. 15)

This index shall reflect provision costs arising within the reporting period. Data input in this index shall be the balance on the Credit side of Account 881 “Provision costs” (specified in the detailed journal of costs of provisions against lending risks, provisions for loss of receivables and provisions for payables) versus the corresponding and opposite balance on the Debit side of Account 001 “Determination of business results”.

3.8. Gross profits before tax (No. 16)

This index shall reflect total profits in the balance sheet before expenses incurred from CIT have been deducted from such profits within the reporting period.

No. 16 = No. 14 - No. 15.

3.9. CIT expenses (No. 17)

This index shall reflect total expenses incurred from CIT within the reporting period.

Data input in this index shall be based on the balance on the Credit side of Account 831 “CIT expenses” versus the corresponding and opposite balance on the Debit side of Account 001 “Determination of business results”.

3.10. Profits after tax (No. 18)

This index shall reflect total net profits (or net losses) after CIT arises within the reporting period.

No. 18 = No. 16 - No. 17.

Article 79. Contents and methods of preparation and presentation of cash flow statements (Form No. B03-TCVM)

1. Principles of preparation and representation of cash flow statements

a. Preparation and presentation of annual and mid-year cash flow statements must conform to regulations laid down in the Accounting Standard "Cash flow statements” and "Mid-year financial statements”. As for indices without data that do not need to be presented, microfinance institutions may rearrange, but shall not be allowed to change, the numbers of these indices.

b. Microfinance institutions shall have to present cash flows relevant to three following operations in a cash flow statement: Business, investment and financial operations as prescribed in the accounting standard “Cash flow statements”.

c. Microfinance institutions shall be entitled to present cash flows from business, investment and financial operations in the form most relevant to their business characteristics.

d. Cash flows arising from business, investment and financial operations as mentioned hereunder shall be reported on a net basis:

- Collecting and paying sums on behalf of customers, such as sums collected and paid on behalf of customers and returned to property owners;

- Collecting and paying sums with respect to items with high turnover ratios and short maturity periods, including: Purchases and sales of investments; short-term borrowed funds or loans with the maximum maturity period of 3 months.

dd. Cash flows arising from transactions in foreign currencies must be converted into official currencies used for the purposes of bookkeeping and preparation of financial statements at the forex rates quoted at the transaction time.

e. Investment and finance-related transactions that do not directly involve cash or cash equivalents shall not be presented in cash flow statements.

g. Cash and cash equivalents at the beginning and end of a reporting period, and impacts resulting from changes in foreign exchange rates used for conversion of cash and cash equivalents in foreign currencies at end of the reporting period, must be presented in separate indices included in cash flow statements so as to compare data with those in corresponding items on financial status reports.

h. Microfinance institutions must present values of and reasons for cash and cash equivalents with high closing balances which are at their hand but are prohibited from use due to restrictions imposed by laws or other binding clauses that they have to obey.

i. In case where amounts arise from clearing and settlement activities involved by the same person, cash flow statements shall be represented under the following rules:

- If the clearing and settlement process is related to transactions classified in the same cash flow, the cash flow statement shall be presented on a net basis (for example, asymmetric barter transactions, etc.);

- If the clearing and settlement process is related to transactions classified in different cash flows, microfinance institutions shall not be entitled to present cash flow statements on a net basis, but shall have to present them in separate values of these transactions (for example, clearing and settlement between sums receivable from sale of goods and borrowed funds, etc.).

2. Bases for preparation of cash flow statements

Cash flow statements shall be prepared based on:

- Financial status reports;

- Income statements;

- Explanatory notes on the financial statement;

- Previous-period cash flow statements;

- Other accounting records such as ledgers and journals recording such accounts as “Cash”, “Deposits at the State Bank”, “Deposits at credit institutions”; ledgers and journals recording other relevant accounts, spreadsheets for calculation and distribution of depreciation on fixed assets and other detailed accounting records, etc.

3. Contents and methods of writing of indices in annual cash flow statements

3.1. Cash flows from business operations

- Interest income and other equivalent income received (No. 01)

This index shall be written based on total sums gained from interest income and other equivalent incomes received from credit institutions of microfinance institutions within the reporting period.

Data input in this index shall come from the index “Revenues from credit operations” (No. 01) in the income statement. If these data have negative numbers (in case of loss), the numbers must be given in parentheses (...).

- Interest expenses and other equivalent expenses already paid (No. 02)

This index shall be written based on total interest payments and other equivalent expenses for credit operations of microfinance institutions within the reporting period.

Data input in this index may come from the index “Expenses for credit operations” (No. 02) in an income statement. Data in this index must be the negative numbers given in parentheses (…).

- Receipts from service operations (No. 03)

This index shall be written based on total receipts already collected from service operations of microfinance institutions within the reporting period.

Data input in this index shall come from the index “Revenues from service operations” (No. 04) in an income statement. If these data have negative numbers (in case of loss), the numbers must be given in parentheses (...).

- Sums paid for service operations (No. 04)

This index shall be written based on total interest payments and other equivalent expenses for service operations of microfinance institutions within the reporting period.

Data input in this index may come from the index “Expenses for service operations” (No. 05) in an income statement. Data in this index must be the negative numbers given in parentheses (…).

- Receipts from debts charged off or offset by provisions against risks (No. 05)

This index shall be written based on total sums already collected from debts charged off or offset by provisions against risks of microfinance institutions within the reporting period.

Data input in this index shall be based on sums collected and recorded as revenues from debts charged off or offset by provisions against risks, and monitored outside of the balance sheet.

- Sums paid to employees (No. 06)

This index shall be written based on total sums already paid to employees within the reporting period, including salaries, wages, allowances, bonuses, etc. that microfinance institutions have paid or paid in advance.

Data input in this index shall come from cash accounts in accounting books after being compared with those in the Account 461 (details of sums already paid in cash) within the reporting period. Data in this index must be the negative numbers given in parentheses (…).

- CIT sums already paid (No. 07)

This index shall be written based on total CIT sums already paid to the State within the reporting period, including CIT sums already paid in the present period, outstanding CIT sums in the previous periods already paid in the present period, and CIT sums paid in advance (if any).

Data input in this index shall come from accounts in accounting books, such as cash accounts (details of CIT sums payable) after being collated with details of Account 453 in accounting books. This index shall accept the negative numbers given in parentheses (…).

- Receipts from other operations (No. 08)

This index shall be written based on total sums received from other operations of microfinance institutions within the reporting period.

Data input in this index may come from the index “Revenues from other operations” (No. 07) in an income statement. If these data have negative numbers (in case of loss), the numbers must be given in parentheses (...).

- Sums paid for other operations (No. 09)

This index shall be written based on total sums already paid for interest and equivalent expenses for other operations of microfinance institutions within the reporting period.

Data input in this index may come from the index “Expenses for other operations” (No. 08) in an income statement. Data in this index must be the negative numbers given in parentheses (…).

- Net cash flows from business operations before changes in assets and working capital (No. 20)

This index shall reflect the difference in total sums received and total sums paid from business operations before assets and working capital are changed at microfinance institutions within the reporting period. Data input in this index may be the aggregation of data of the index No. 01 through No. 09. If the numbers are negative, they must be given in parentheses (…).

No. 20 = No. 01 + No. 02 + No. 03 + No. 04 + No. 05 + No. 06 + No. 07 + No. 08 + No. 09.

- Increases/decreases in deposits and loans (No. 21)

This index shall be written based on the difference between the deposit and loan amounts of microfinance institutions in the current period and those in the previous period.

Data input in this index shall come from the following indices: Deposits at the State Bank (No. 112), Deposits at credit institutions (No. 113) and Loans (No. 130) in the financial status report. If data in this index are the negative numbers, these numbers must be given in parentheses (…).

- Decreases in provision sums for losses (No. 22)

This index shall be used on the basis of the amounts of provisions used for compensating for losses within the reporting year.

- Other increases/decreases in working assets (No. 23)

This index shall be written based on the difference between the current-period and previous-period sums in two indices “Other assets” (No. 150), “Receivables” (No. 160) in the financial status report of a microfinance institution which adjusts profits/losses arising cumulative exchange differences that are not carried forward to revenues/expenses, or adjusts profits/losses upon asset revaluation. If data in this index are the negative numbers, these numbers must be given in parentheses (…).

- Increases/(Decreases) in deposit sums in the custody of and loan sums granted by credit institutions (No. 24)

This index shall be written based on the difference between current-period and previous-period amounts in the index “Borrowing of funds from individuals, credit institutions and other entities” (No. 210) in the financial status report.

- Increases/(Decreases) in customer’s deposits (No. 25)

This index shall be written based on the difference between current-period and previous-period amounts in the index “Customer’s deposits” (No. 211) in the financial status report.

- Increases/(Decreases) in entrusted loans (No. 26)

This index shall be written based on the difference between current-period and previous-period amounts in the index “Capital received as entrusted loans” (No. 212) in the financial status report.

- Other Increases/(Decreases) in operating public debts (No. 27)

This index shall be written based on the difference between current-period and previous-period amounts in the index “Payables to the outside” (No. 213) and the index “Other payables” (No. 217) in the financial status report (exclusive of sums payable to employees and expense sums payable).

- Sums taken out of funds (No. 28)

This index shall be written based on sums taken out of funds for spending within the reporting period. Data input in this index shall be based on the difference between amounts at the end and at the beginning of the accounting year in the index "Funds of microfinance institutions" (No. 223).

- Net cash flows from business operations (No. 30)

This index shall reflect the difference in total sums received in and total sums paid out from business operations after adjustments in changes in assets and working capital of microfinance institutions within the reporting period. Data input in this index may be the aggregation of data of the index No. 01 through No. 28. If the numbers are negative, they must be given in parentheses (…).

No. 30 = No. 20 + No. 21 + No. 22 + No. 23 + No. 24 + No. 25 + No. 26 + No. 27 + No. 28.

3.2. Cash flows from investment operations

- Sums spent on purchases and construction of fixed assets (No. 31)

This index shall be written based on total sums actually paid out for purchases and construction of tangible fixed assets, intangible fixed assets and payment sums in the phase of implementation of these assets which have been capitalized into intangible fixed assets within the reporting account.

Data input in this index shall come from bookkeeping accounts such as cash account (details of sums spent on purchases and construction of fixed assets), receivables account (detailed of collection of debts promptly paid in purchase activities), Account 451 (details of repayment of debts to sellers of fixed assets) after being collated with Accounts 301, 302, 303 and 305 within the reporting period. Data input in this index must be the negative numbers given in parentheses (…).

- Receipts from liquidation and disposal of fixed assets (No. 32)

This index shall be written based on the net sums already collected from liquidation and disposal of tangible fixed assets or intangible fixed assets within the reporting period, even including the sums gained from recovery of outstanding receivables directly related to the liquidation and disposal of fixed assets.

This index shall not encompass amounts of receipts from nonmonetary assets or sums receivable but not yet collected within the reporting period from the liquidation and disposal of fixed assets.

Data input in this index shall be the difference between sums received from and sums paid for the liquidation and disposal of fixed assets. Received sums shall come from such bookkeeping accounts as cash account after being collated with bookkeeping accounts such as Account 791 and 351 (details of receipts from the liquidation and disposal of fixed assets) within the reporting period. Paid sums shall come from such bookkeeping accounts as Account 101 after being collated with Account 891 (details of payments for the liquidation and disposal of fixed assets) within the reporting period. Data input in this index must be the negative numbers given in parentheses (…) if the sum actually collected is less than the sum actually paid.

- Net cash flows from investment operations (No. 35)

This index shall reflect the difference between total sums received from and total sums paid for investment operations within the reporting period. If data in this index are the negative numbers, these numbers must be given in parentheses (…).

No. 35 = No. 31 + No. 32.

3.3. Cash flows from financial operations

- Receipts from acquisition of owner’s paid-in capital (No. 36)

This index shall be written based on total sums actually contributed as owner’s paid-in capital within the reporting period.

This index shall not encompass borrowed funds and debts transformed into capital, undistributed after-tax profits transformed into capital or receipts from owner s capital contributions via nonmonetary assets.

Data input in this index shall come from cash accounts after being collated with those in the Account 601 within the reporting period.

- Sums used for repaying paid-in capital to owners (No. 37)

This index shall be written based on total sums already repaid owing to reimbursement of paid-in capital to owners in the monetary form within the reporting period.

This index shall not encompass sums used for repaying paid-in capital to owners by using nonmonetary assets or sums used as contributed capital for compensation for business losses.

Data input in this index shall come from cash accounts after being collated with those in the Account 601 within the reporting period. Data input in this index must be the negative numbers given in parentheses (…).

Net cash flows from financial operations (No. 40)

This index shall reflect the difference between total sums received from and total sums paid for financial operations within the reporting period. If data in this index are the negative numbers, these numbers must be given in parentheses (…).

No. 40 = No. 36 + No. 37.

3.4. Consolidation of cash flows within the reporting period

- Net cash flows within the reporting period (N0. 50)

The index “Net cash flows within the reporting period" shall reflect the difference between total sums received from and total sums paid for three operations, including business, investment and financial operations, of microfinance institutions within the reporting period. If data in this index are the negative numbers, these numbers must be given in parentheses (…).

No. 50 = No. 30 + No. 35 + No. 40.

- Cash and cash equivalents at the beginning of the reporting period (No. 60)

This index shall be written based on data in the index “Cash” in the beginning of the reporting period (No. 110, column “Opening balance” in the financial status report).

- Impacts resulting from changes in exchange rates for foreign currency conversion (No. 61)

This index shall be written based on total exchange difference upon revaluation of the closing balance of cash and cash equivalents in foreign currencies (No. 110 in the financial status report) at the end of the reporting period.

Data input in this index shall come from cash and related accounts (details of items defined as cash equivalents) after being compared with those in the Account 641 within the reporting period. Data input in this index must be the positive numbers if foreign exchange profits are gained. On the contrary, such data must be the negative numbers given in parentheses (…) if foreign exchange losses arise.

- Cash and cash equivalents at the end of the reporting period (No. 70)

This index shall be written based on data in the index “Cash” at the end of the reporting period (No. 110, column “Closing balance” in the financial status report).

No. 70 = No. 50 + No. 60 + No. 61.

Article 80. Contents and methods of preparation and presentation of explanatory notes on the financial statement (Form No. B09-TCVM)

1. Purposes of explanatory notes on the financial statement:

a. Explanatory notes on the financial statement refer to an integral part of a financial statement used for the narrative description or detailed analysis of data and information presented in financial status reports, income statements and cash flow statements as well as other necessary information in conformity with requirements set out in specific accounting standards.

b. Explanatory notes on the financial statement may also present other information if microfinance institutions consider them necessary for the fair and rational representation of a financial statement.

2. Principles of preparation and representation of explanatory notes on financial statements

a. Upon preparation of financial statements, microfinance institutions must give explanatory notes on these financial statements in compliance with the Accounting Standard “Presentation of financial statements” and instructions given herein.

b. Upon preparation of mid-year financial statements, microfinance institutions must give explanatory notes on these financial statements in compliance with the Accounting Standard “Presentation of mid-year financial statements” and Circulars providing instructions about this standard.

c. Explanatory notes on financial statements of microfinance institutions must comprise the following contents:

- Information about bases for preparation and presentation of financial statements and specific accounting policies selected and applied in important transactions and events;

- Representation of information included in accounting standards that has not yet been presented in other financial statements (material information);

- Provision of additional information which has not yet been presented in other financial statements, but is necessary for the truthful and rational representation of the financial status of microfinance institutions.

d. Explanatory notes on financial statements must be presented in a logical manner. Microfinance institutions may, on their own, decide to arrange the ordinal numbers in explanatory notes on financial statements in the form most relevant to their business characteristics according to the principles under which each item in a financial status report, income statement or cash flow statement needs to be hyperlinked to related information in these explanatory notes.

3. Bases for preparation of explanatory notes on financial statements

a. Financial status reports, income statements and cash flow statements;

b. General ledgers, accounting journals and vouchers or relevant detailed spreadsheets;

c. Previous-year explanatory notes on financial statements;

d. Actual conditions of microfinance institutions and other relevant documents.

4. Contents and methods of selection of indices

4.1. Business characteristics of microfinance institutions

In this section, microfinance institutions should give detailed information about:

(1) Establishment and operation license and its validity period;

(2) Capital contribution form and membership;

(3) Members of Managing Board/ Board of Members (name and title of each member);

(4) Members of Board of General Directors/Directors (name and title of each member);

(5) Operating locations;

(6) Main office; transaction offices;

(7) Total of officers and employees.

4.2. Accounting period and currency unit

(1) Accounting year must be the calendar year starting from January 1,… to December 31,… If a microfinance institution accepts the fiscal year other than the calendar year, start date and end date of the accounting year must be clearly informed.

(2) Accounting currency unit: Clearly specifying Vietnamese dong or another currency selected in accordance with the Law on Accounting.

4.3. Applied Accounting Standards and Regimes

(1) Applied accounting regime: Clearly informing which accounting regime is applied by a microfinance institution.

(2) Declaration of compliance with the applied accounting standard and regime: Clearly confirming whether the financial statement is prepared and presented in conformance to Vietnamese Accounting Standards and Regimes? A financial statement shall be deemed neutral and conforming to Vietnamese Accounting Standards and Regimes if it complies with regulations set out in each standard and circular providing instructions on implementation of Accounting Standards and Regimes that microfinance institutions are applying. In case none of accounting standards is applied, this case must be specified clearly.

4.4. Applied accounting policies

(1) Foreign exchange rates used for accounting purposes

- Commercial banks whose forex rates are chosen;

- Forex rates applied upon recognition and revaluation of assets;

- Forex rates applied upon recognition and revaluation of liabilities;

- Forex rates applied in other transactions.

(2) Principles of recognition of loans:

- Principles of recognition of lending of funds from operating capital of microfinance institutions;

- Principles of recognition of loans from entrusted funds;

- Principles of classification of debts and setting aside of funds for provisions against risks; write-off of unrecoverable loans.

(3) Principles of accounting for liabilities

- Criteria for classification of liabilities;

- Determining the detailed journal of liabilities according to the original maturity period, term to maturity at the reporting time, base currency or specific items.

- Confirming whether liabilities that do not exceed recoverable values are recorded or not.

(4) Principles of recognition of inventories

- Principles of recognition of inventories: Clearly stating whether inventories are recorded according to the historical cost or the net realizable value

- Principles of costing of inventories: Clearly stating the applied method (e.g. weighted average; first in first out; specific identification; retail methods).

- Methods of accounting for inventories: Clearly determining whether microfinance institutions apply the perpetual inventory count method or the periodic inventory method.

- Methods of setting up provisions against devaluation of inventories.

Clearly specifying that microfinance institutions set up provisions against devaluation of inventories on a basis of the positive difference between historical costs and net realizable values of inventories. Confirming whether net realizable values of inventories are defined in compliance with regulations set forth in the Accounting Standard “Inventories” or not. As provisions against devaluation of inventories are set up based on the difference between current-year provisions and previous-year provisions that have not yet been used up, determining whether provisions must be supplemented or reversely entered into the accounting report.

(5) Principles of recognition and depreciation of fixed assets or fixed assets hired under finance leases

a. Principles of accounting for tangible or intangible fixed assets:

- Clearly determining whether the book value of fixed assets is calculated according to the historical cost or the after – revaluation cost.

- Principles of accounting for costs arising after the primary cost recognition (e.g. costs of upgrade, renovation, maintenance, care and repair of fixed assets): Determining whether they are charged into the book value or operating expenses;

- Clearly stating methods of depreciation on fixed assets; depreciable amounts calculated according to the historical cost or the historical cost minus estimated recoverable value gained from the liquidation and disposal of fixed assets.

- Confirming whether other regulations on management, use and depreciation of fixed assets are observed or not.

b. Principles of accounting for fixed assets hired under finance leases:

- Clearly specifying the method of determination of the book value;

- Clearly specifying the method of depreciation of fixed assets hired under finance leases.

(6) Principles of accounting for prepaid expenses

- Clearly defining which prepaid expenses are gradually distributed into operating expenses.

- Methods and time of distribution of prepaid expenses;

- Determining whether prepaid expenses are recorded according to the prepayment term?

(7) Principles of accounting for liabilities

- In which way liabilities are classified?

- Determining the recording of liabilities according to specific items, the original maturity periods, term to maturity at the reporting time, or base currency.

- Determining whether liabilities are revaluated to ensure they satisfy definitions of accounts or items of foreign currency origin or not.

- Determining whether liabilities are recognized not to be less than value of repayment obligations or not.

- Determining whether provisions for liabilities are set up or not.

(8) Principles of recognition of accrued expenses: Clearly specifying which expenses not yet been paid but estimated to be recognized as operating expenses within an accounting period. Defining bases for determination of values of these expenses.

(9) Principles and methods of recognition of provisions payable:

- Principles of recognition of provisions payable: Clearly defining whether provisions payable already recognized meet requirements set out in the Accounting Standard “Provisions, contingent assets and debts” or not.

- Methods of recognition of provisions payable: Clearly determining provisions payable that are additionally set up (or charged back) according to the positive (or negative) difference between current-year provisions payable and previous-year unused provisions payable recorded in accounting books.

(10) Principles of recognition of equity:

- Determining whether paid-in capital of owners is recorded according to the actual amount of contributed capital or not.

- Specifying reasons for recognizing the differences upon asset revaluation and exchange differences.

- Determining the method of calculation of undistributed profits. Principles of distribution of profits and dividends.

(11) Principles and methods of recognition of incomes:

- Income from credit and service operations: Determining whether this income fully meets requirements for recognition of revenues set out in the Accounting Standard “Revenues and other income” or not. Determining which method is used for recognizing income.

- Other principles of recognition of income.

(12) Principles of accounting for expenses:

- Determining whether operating expenses (e.g. credit and service operations) and administrative expenses arising within an accounting period are recorded or not.

- Detailing administrative expenses.

(13) Principles and methods of recognition of current CIT expenses: Current CIT expenses must be determined on the basis of taxable income and CIT rates in the present year.

(14) Other accounting principles and methods: Clarifying other accounting methods and principles intended for helping users understand that financial statements have been presented on the basis of compliance with the Vietnamese Accounting Standards promulgated by the Ministry of Finance.

4.5. Supplementary information about items included in financial status reports

- In this section, microfinance institutions must give the detailed presentation and analysis of data included in the financial status report in order to help users of the financial statement to have insight into contents of items and accounts of assets, liabilities and equity.

- The unit of account used for calculation of values in the section “Supplementary information about items included in financial status reports” must be the same as used in the financial status report. Data input in the column “Beginning of the accounting year” must be copied from the column “End of the accounting year” in the explanatory notes on financial statements in the previous accounting period. Data input in the column “End of the accounting year” shall come from:

+ Current-period financial status report;

+ General accounting ledgers;

+ Journals, vouchers or relevant detailed spreadsheets.

- Microfinance institutions may, on their own, decide the ordinal numbers of detailed information represented in this section provided that they are relevant to the numbers given in the financial status report, and are easy to be collated and compared between accounting periods.

- In case where microfinance institutions retrospectively change accounting policies or make retroactive adjustments for material errors in the previous accounting period, they must adjust comparable data (data entered at the column “beginning of the accounting year”) in order to ensure that these adjustments are comparable and explainable. In case, for unknown reasons, data input at the column "Beginning of the accounting year" are not comparable with those at the column "End of the accounting year", this case must be clearly explained in the explanatory notes on the financial statement.

4.6. Supplementary information about items included in income statements.

- In this section, microfinance institutions must give the detailed presentation and analysis of data included in the income statement in order to help users of the financial statement to have more insight into contents of items and accounts of income and expenses.

- The unit of account used for calculation of values in the section “Supplementary information about items included in income statements” must be the same as used in the income statement. Data input in the column “Beginning of the accounting year” must be copied from the explanatory notes on financial statements in the previous accounting period. Data input in the column “Current year” shall come from:

+ Current-period income statement;

+ General accounting ledgers;

+ Journals, vouchers or relevant detailed spreadsheets.

- Microfinance institutions may, of their own accord, decide the ordinal numbers of detailed information represented in this section provided that they are relevant to the numbers given in the income statement, and are easy to be collated and compared between accounting periods.

- In case, for unknown reasons, data input at the column "Previous year" are not comparable with those at the column "Current year", this case must be clearly explained in the explanatory notes on the financial statement.

4.7. Supplementary information about items included in cash flow statements

- In this section, microfinance institutions must give the representation and analysis of data included in the cash flow statement in order to help users to have more insight into elements affecting cash flows within the accounting period.

- The unit of account used for calculation of values in the section “Supplementary information about items included in cash flow statements” must be the same as used in the cash flow statement. Data input at the column “Previous year” must be copied from those in the explanatory notes on the previous-year financial statement; Data input at the column “Current year” shall come from:

+ Current-year cash flow statement

+ General accounting ledgers;

+ Journals, vouchers or relevant detailed spreadsheets.

4.8. Other information

- In this section, microfinance institutions must present important information (if any) other than information provided in the aforesaid sections for the purpose of providing oral or numerical information according to regulations laid down in the particular accounting standard in order to help users understand that financial statements have been represented in a truthful and rational manner.

- Upon presenting explanatory information in this section, depending on requirements and characteristics of information as provided in 4.5 through 4.7 herein, microfinance institutions may issue detailed and elaborate forms in a relevant manner and comparable data where necessary.

- In addition to information to be presented according to provisions in the section 4.5 through the section 4.6, microfinance institutions may present additional information where necessary for users of financial statements.

Chapter IV

ACCOUNTING BOOKS

Article 81. Accounting books

1. Accounting books shall be intended for recording, systematizing and storing all of economic and financial transactions already arising according to economic contents and in chronological order in relation to microfinance institutions. Each microfinance institution shall use only one system of accounting books in an accounting period. Microfinance institutions must implement regulations on accounting books in the Law on Accounting, the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 elaborating on certain articles of the Law on Accounting, documents providing instructions on implementation of the Law on Accounting and other instruments providing instructions on amendments and supplements to the Law on Accounting.

2. Microfinance institutions may, of their own accord, create sample accounting books, but must ensure that information about economic transactions is transparent, sufficient, easy to be checked, controlled and collated.

3. Depending on business characteristics and managerial requirements, microfinance institutions may, on their own, choose the bookkeeping form provided that information about transactions is reflected in full, promptly, easily to be checked, controlled and collated.

Article 82. Responsibilities of bookkeepers

Accounting records must be strictly managed by persons clearly assigned to keep and record accounts in accounting records. If an accounting book is transferred to a staff member, that staff member shall be responsible for contents in that accounting book and safekeeping of such book during its useful life. If a staff member who keeps and records accounts in accounting records, chief accountant or a person in charge of accounting activities has been substituted, chief accountants must arrange the transfer of responsibilities for keeping and recording accounts in accounting books between the former and the new bookkeeper. The report on transfer of accounting books must carry the signature of the chief accountant.

Article 83. Opening and writing of accounting books and signatures

1. Opening of accounting books

Accounting books must be opened at the beginning of an accounting year. As for newly-established microfinance institutions, accounting books must be opened from the establishment date. Legal representatives and chief accountants of microfinance institutions shall be responsible for signing accounting books for ratification purposes. Accounting books may exist in the form of pages bound together into a book or separate sheets. Pages after being used must be bound into books for archive purposes. Before using accounting books, the following procedures must be implemented:

- As for accounting books in the form of pages bound together into a book, the first page must clearly specify microfinance institution’s name, book title, book opening date, accounting year, term of recording entries in books, full name and signature of bookkeeper, chief accountant and legal representative, book closing date or date of transfer of accounting books to other persons. Accounting books must be paginated from the first page to the last page, and must carry adjoining stamps between two pages.

- As for accounting books in the form of separate sheets, at the beginning of each book, the separate sheet must include microfinance institution’s name, ordinal number of each sheet, book title, useful months and bookkeeper’s full name. Before use, separate sheets must be signed and stamped by the General Director/Director of a microfinance institution, and recorded in the register for use of separate-sheet accounting books. Separate sheets must be arranged in order of bookkeeping accounts to ensure safety and easy traceability.

2. Writing of accounting books must be based on accounting documents proved to conform to regulations on accounting documents. All data input in accounting books must be proved by legitimate and relevant accounting documents.

3. Book closure: At the end of an accounting period, accounting books must be closed before preparation of financial statements. In addition, accounting books must be closed in case of inspection or in other cases in accordance with laws.

4. Bookkeepers of accounting service providers must sign and clearly give the numbers of their practicing certificates, names and addresses of accounting service providers. Bookkeepers as individuals practicing accounting must specify the numbers of their practicing certificates.

Article 84. Correction of accounting books

1. Whenever errors contained in accounting books are discovered, they must be corrected by using the method in compliance with regulations enshrined in the Law on Accounting.

2. In case where errors have been found previous accounting periods, microfinance institutions must make retroactive adjustments in accordance with the accounting standard “Changes in accounting policies, accounting estimation and errors”.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 85. Effect and implementation

1. This Circular takes effect on April 1, 2019 and apply in the financial year starting on January 1, 2020.

2. The Director of the Accounting and Audit Management and Supervision Department, microfinance institutions and Heads of involved entities shall be responsible for implementing this Circular.

3. In the course of implementation hereof, if there is any difficulty arising, the Ministry of Finance should be promptly informed to consider deciding possible solutions./.

For the Minister

Deputy Minister

Do Hoang Anh Tuan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 05/2019/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất