Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù

thuộc tính Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC

Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù
Cơ quan ban hành: Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Hoàng Thế Liên; Nguyễn Thanh Sơn; Trần Công Phàn; Lê Quý Vương
Ngày ban hành:22/02/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hình sự
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chỉ tiếp nhận phạm nhân còn tối thiểu 1 năm tù
Đây là quy định được Liên Bộ Công an - Tư pháp - Ngoại giao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao thông qua tại Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC về việc hướng dẫn tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù.
Theo Thông tư liên tịch này, người đang chấp hành án phạt tù ở nước chuyển giao chỉ có thể được tiếp nhận về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây: Là công dân Việt Nam có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam; hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cấu thành tội phạm theo pháp luật Việt Nam; vào thời điểm tiếp nhận yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành án phạt tù phải còn ít nhất 01 năm, trường hợp đặc biệt thì thời hạn này còn ít nhất 06 tháng...
"Trường hợp đặc biệt" được giải thích là trường hợp người đang chấp hành án phạt tù đang bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án như: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc...; hoặc để phục vụ yêu cầu đối ngoại giữa Việt Nam và nước tiếp nhận, chuyển giao.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người được đề nghị chuyển giao về Việt Nam có nơi thường trú cuối cùng hoặc nơi người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tiếp nhận, chuyển giao hoặc từ chối tiếp nhận, chuyển giao.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2013.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ CÔNG AN - BỘ TƯ PHÁP - BỘ NGOẠI GIAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
------------------

Số: 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2013

 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VIỆC TIẾP NHẬN, CHUYỂN GIAO, TIẾP TỤC THI HÀNH ÁN

ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ

 

 

Để áp dụng đúng và thống nhất những quy định của pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù như sau:

 

 

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn về trình tự, thủ tục và điều kiện tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù.

Điều 2. Nguyên tắc tiếp nhận, chuyển giao

1. Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Vì mục đích nhân đạo nhằm tạo thuận lợi cho người đang chấp hành án phạt tù cơ hội được tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại tại nước mà họ mang quốc tịch hoặc nước khác đồng ý tiếp nhận.

3. Ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trường hợp không có điều ước quốc tế thì áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” nhưng không được trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Tiếp nhận” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận công dân Việt Nam bị kết án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân ở nước chuyển giao để tiếp tục chấp hành án tại Việt Nam;

2. “Chuyển giao” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chuyển người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân tại các cơ sở giam giữ của Việt Nam cho nước tiếp nhận để tiếp tục chấp hành án tại nước đó;

3. “Người đang chấp hành án phạt tù” là nguời đang chấp hành hình phạt tù tại các cơ sở giam giữ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc lãnh thổ nước chuyển giao;

4. “Tòa án nhân dân có thẩm quyền” là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của người đang chấp hành án phạt tù ở nước chuyển giao hoặc nơi người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam;

5. “Cơ sở giam giữ” là trại giam, trại tạm giam hoặc nơi giam giữ khác trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc lãnh thổ nước chuyển giao;

6. “Trường hợp đặc biệt” quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 50 Luật tương trợ tư pháp được hiểu là một trong những trường hợp sau đây:

a) Để phục vụ yêu cầu đối ngoại giữa Việt Nam và nước tiếp nhận;

b) Người đang chấp hành án phạt tù đang bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án được là người mắc một trong các bệnh sau: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu..., có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người đang chấp hành án phạt tù bị bệnh nặng;

7. “Người được phép cư trú không thời hạn tại nước tiếp nhận” quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 50 Luật tương trợ tư pháp được hiểu là những người được phép đến, nhập cảnh và lưu lại lâu dài tại nước tiếp nhận;

8. “Người thân thích của người đang chấp hành án phạt tù” quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 50 Luật tương trợ tư pháp gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột của người đang chấp hành án phạt tù đó có nơi cư trú chính trên lãnh thổ của nước tiếp nhận.

Điều 4. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong hoạt động chuyển giao, tiếp nhận

1. Bộ Công an có thẩm quyền sau:

a) Tiếp nhận, yêu cầu chuyển giao;

b) Kiểm tra hồ sơ ban đầu; yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu cần thiết).

Trường hợp khi xem xét hồ sơ đề nghị chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù trong các cơ sở giam giữ do mình quản lý, Bộ Công an thấy người đó chưa đủ điều kiện xem xét chuyển giao theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 hoặc thuộc một trong các trường hợp từ chối chuyển giao theo quy định tại Điều 51 Luật tương trợ tư pháp thì Bộ Công an thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu chuyển giao và người đang chấp hành án phạt tù đó về khả năng từ chối chuyển giao.

Trường hợp hồ sơ đề nghị tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù do các cơ sở giam giữ nước ngoài quản lý, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện tiếp nhận hoặc chưa đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 50, Điều 52 và Điều 53 Luật tương trợ tư pháp thì Bộ Công an thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị về khả năng từ chối tiếp nhận hoặc yêu cầu nước đề nghị tiếp nhận cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định.

2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” trong tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam) liên quan đến việc chuyển giao, tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù.

3. Cơ quan đại diện Việt Nam trợ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền ở trong nước trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài liên quan tới việc chuyển giao, tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù.

4. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi người được đề nghị chuyển giao về Việt Nam có nơi cư trú cuối cùng hoặc nơi người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam xem xét, quyết định việc tiếp nhận, chuyển giao hoặc từ chối tiếp nhận, chuyển giao.

5. Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các quyết định tiếp nhận, chuyển giao hoặc từ chối tiếp nhận, chuyển giao của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham gia phát biểu quan điểm tại phiên họp xem xét tiếp nhận, yêu cầu chuyển giao, thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong hoạt động tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù.

Điều 5. Tiếp nhận, chuyển giao theo nguyên tắc “có đi có lại”

1. Việc tiếp nhận, chuyển giao theo đề nghị của phía Việt Nam

a) Trên cơ sở đề nghị của nguời đang chấp hành án phạt tù hoặc người đại diện hợp pháp của người đó, Bộ Công an lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận, chuyển giao theo quy định của pháp luật và có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, đồng thời gửi bản sao hồ sơ và văn bản cho Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để nghiên cứu phối hợp. Trong văn bản gửi Bộ Ngoại giao cần nêu rõ sự cần thiết áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” với nước hữu quan, sự phù hợp của hồ sơ theo quy định của Luật tương trợ tư pháp và Thông tư này.

b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến bằng văn bản về sự cần thiết áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, sự phù hợp của hồ sơ đối với quy định tại các điều 50, 52 và 53 của Luật tuơng trợ tư pháp.

c) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến bằng văn bản.

d) Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao chủ trì xem xét việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”.

Trường hợp áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao biết, đồng thời có công hàm kèm theo hồ sơ liên quan gửi cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Trường hợp không áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, Bộ Ngoại giao gửi trả lại hồ sơ cho Bộ Công an và nêu rõ lý do, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

đ) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của phía nước ngoài về việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, Bộ Ngoại giao có văn bản thông báo cho Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao biết, phối hợp.

2. Việc tiếp nhận, chuyển giao theo đề nghị của phía nước ngoài

a) Trường hợp Bộ Ngoại giao nhận được đề nghị tiếp nhận, chuyển giao của phía nước ngoài mà giữa Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế liên quan đến việc tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và chưa có thỏa thuận hoặc tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” về vấn đề này, Bộ Ngoại giao có văn bản kèm theo hồ sơ (nếu có) đề nghị Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao (bản chính), Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp phối hợp xem xét việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”.

b) Trường hợp Bộ Công an nhận được đề nghị tiếp nhận, chuyển giao của phía nước ngoài mà giữa Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế liên quan đến tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và chưa có thỏa thuận hoặc tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, Bộ Công an có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ (nếu có) đề nghị Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”. Trong văn bản cần nêu rõ ý kiến của Bộ Công an về sự cần thiết áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, sự phù hợp của hồ sơ đối với quy định tại các điều 50, 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp.

Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao có văn bản, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp phối hợp có ý kiến về sự cần thiết áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, sự phù hợp của hồ sơ đối với quy định tại các điều 50, 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp.

c) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp phải có ý kiến bằng văn bản.

d) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao xem xét và quyết định việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” và trả lời bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có yêu cầu và gửi một bản sao văn bản đó cho Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp để phối hợp. Trường hợp đồng ý áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, trên cơ sở hồ sơ do phía nước ngoài đã gửi, các cơ quan liên quan thực hiện việc tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù theo quy định.

 

Chương 2.

TIẾP NHẬN NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ TẠI NƯỚC NGOÀI

VỀ VIỆT NAM TIẾP TỤC CHẤP HÀNH ÁN

 

Điều 6. Điều kiện tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù

Người đang chấp hành án phạt tù ở nước chuyển giao chỉ có thể được tiếp nhận về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Là công dân Việt Nam;

2. Có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam;

3. Hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam;

4. Vào thời điểm tiếp nhận yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành án phạt tù phải còn ít nhất là 01 (một) năm; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này còn ít nhất là 06 (sáu) tháng;

5. Bản án đối với người được đề nghị chuyển giao về Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao;

6. Nước chuyển giao và người bị kết án đều đồng ý với việc chuyển giao. Trong trường hợp người bị kết án phạt tù là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó;

7. Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam có quyết định đồng ý tiếp nhận đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 7. Hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyển giao

Hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyển giao phải được lập thành 03 (ba) bộ theo các quy định tại các điều 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp trừ trường hợp điều ước quốc tế về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù mà Việt Nam và nước chuyển giao là thành viên có quy định khác.

Điều 8. Xác định quốc tịch Việt Nam của người đang chấp hành án phạt tù

Khi nhận được yêu cầu tiếp nhận chuyển giao, cơ quan đầu mối của Bộ Công an phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Tư pháp xác minh quốc tịch Việt Nam của người đang chấp hành án phạt tù. Trình tự, thủ tục xác minh quốc tịch thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Điều 9. Trình tự, thủ tục nhận yêu cầu chuyển giao; xem xét, quyết định việc tiếp nhận

1. Công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân hoặc tù có thời hạn tại nước ngoài có nguyện vọng được chuyển giao về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt còn lại thì có thể làm đơn (hoặc thông qua người đại diện hợp pháp) trình bày nguyện vọng đó với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cơ quan đại diện Việt Nam.

2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được đơn xin được chuyển giao của người đang chấp hành án phạt tù, Cơ quan đại diện Việt Nam chuyển đơn, hồ sơ cho Bộ Công an để vào sổ hồ sơ.

3. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Bộ Công an vào sổ hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại các điều 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao cung cấp thông tin bổ sung vào hồ sơ. Sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước chuyển giao và nêu rõ lý do, đồng thời gửi cho người đang chấp hành án phạt tù có yêu cầu tiếp nhận về Việt Nam (hoặc người đại diện hợp pháp của người đó) biết. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền 02 (hai) bộ hồ sơ để xem xét, quyết định có tiếp nhận chuyển giao về Việt Nam hay không.

4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu tiếp nhận do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu tiếp nhận, Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu tiếp nhận. Văn bản yêu cầu và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.

5. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau:

a) Xem xét yêu cầu tiếp nhận khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 50 Luật tuơng trợ tư pháp và Điều 6 của Thông tư này;

b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu tiếp nhận và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người yêu cầu rút yêu cầu chuyển giao hoặc vì các lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.

6. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu tiếp nhận trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ tại Khoản 3 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

7. Việc xem xét yêu cầu tiếp nhận đuợc tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm 03 (ba) thẩm phán trong đó có 01 (một) thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

8. Hội đồng xem xét yêu cầu tiếp nhận làm việc theo trình tự quy định tại Khoản 4 Điều 55 Luật tương trợ tư pháp.

9. Chậm nhất là 10 (mười) ngày, kể từ ngày ra quyết định tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc có kháng nghị hay không; đồng thời gửi cho Bộ Công an để thông báo cho phía nước ngoài biết.

10. Quyết định tiếp nhận, từ chối tiếp nhận có hiệu lực pháp luật bao gồm:

a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị;

b) Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.

11. Trường hợp quyết định đồng ý tiếp nhận, trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tiếp nhận có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án đã ra quyết định sơ thẩm ra các quyết định sau đây:

a) Quyết định thi hành quyết định tiếp nhận;

b) Quyết định tiếp tục thi hành án phạt tù tại Việt Nam;

c) Quyết định chuyển đổi hình phạt theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trong trường hợp tính chất và thời hạn của hình phạt nước chuyển giao đã tuyên không tương thích với quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 10. Xác minh sự đồng ý của người được chuyển giao

Trong trường hợp cần thiết, trước khi có quyết định tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Bộ Công an cử cán bộ đến nước chuyển giao hoặc ủy quyền cho cơ quan đại diện Việt Nam tại nước chuyển giao để xác định xem người đó có đồng ý một cách tự nguyện và với nhận thức đầy đủ về những hệ quả pháp lý của việc chuyển giao hay không.

Điều 11. Tổ chức tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù

1. Sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định tiếp nhận, Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an trao đổi thống nhất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước chuyển giao về thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận và tổ chức việc tiếp nhận, áp giải người được chuyển giao về cơ sở giam giữ nơi người đó sẽ tiếp tục thi hành án phạt tù tại Việt Nam.

2. Thành phần Đoàn tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù gồm có:

a) Đại diện Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an làm Trưởng đoàn;

b) Cảnh sát hỗ trợ tư pháp.

3. Việc tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù từ nước chuyển giao phải được lập thành biên bản gồm 03 (ba) bản bằng tiếng Việt, 03 (ba) bản tiếng Anh và 03 (ba) bản bằng tiếng của nước tiếp nhận; có chữ ký xác nhận của đại diện các cơ quan có trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều này và đại diện cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao.

4. Thủ trưởng Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an quyết định và chỉ định cơ sở giam giữ tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù có quyết định tiếp nhận.

 

Chương 3.

CHUYỂN GIAO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

CHO PHÍA NƯỚC NGOÀI

 

Điều 12. Thông báo về quyền được yêu cầu chuyển giao

1. Khi tuyên bản án và hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm có trách nhiệm thông báo cho bị cáo là các đối tượng nêu tại điểm a Khoản 2 Điều 50 Luật tương trợ tư pháp biết về quyền được yêu cầu chuyển giao.

2. Hàng năm, Bộ Công an thực hiện việc thông báo cho người đang chấp hành án phạt tù là người nước ngoài đang chấp hành án tại các cơ sở giam giữ do Bộ Công an quản lý biết về quyền được yêu cầu chuyển giao.

Điều 13. Hồ sơ yêu cầu chuyển giao

Hồ sơ yêu cầu chuyển giao và tài liệu kèm theo được quy định tại các điều 52 và 53 của Luật tương trợ tư pháp và các quy định trong điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam và phía nước ngoài là thành viên.

Điều 14. Xác định sự đồng ý chuyển giao của người đang chấp hành án phạt tù

1. Việc xác định sự đồng ý chuyển giao của người đang chấp hành án phạt tù được căn cứ vào:

a) Đơn xin chuyển giao của người đó;

b) Bản tuyên bố của người đang chấp hành án phạt tù hoặc người đại diện hợp pháp trong trường hợp người bị kết án phạt tù là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần dẫn đến người đó không có đầy đủ năng lực hành vi, khả năng nhận thức về việc họ hiểu biết đầy đủ về hệ quả của việc chuyển giao và các quyền, nghĩa vụ của việc chuyển giao.

2. Căn cứ vào yêu cầu của nước tiếp nhận và từng vụ việc cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho phép nước tiếp nhận cử đại diện sang Việt Nam để xác minh sự đồng ý chuyển giao của người đang chấp hành án phạt tù.

Điều 15. Trình tự, thủ tục xem xét quyết định chuyển giao, từ chối chuyển giao

Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định chuyển giao, từ chối chuyển giao cho phía nước ngoài thực hiện theo quy định tại các điều 50, 51 và 55 Luật tương trợ tư pháp và các quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên và quy định tại Thông tư liên tịch này.

Điều 16. Quyết định bảo lưu bản án, quyết định của Tòa án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trường hợp đồng ý chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù cho nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, phúc thẩm ra quyết định bảo lưu bản án, quyết định mà Tòa án Việt Nam đã tuyên đối với người phạm tội.

Điều 17. Thực hiện việc chuyển giao

1. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định chuyển giao, Bộ Công an thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về thời gian, địa điểm và cách thức chuyển giao.

2. Căn cứ quyết định của Thủ trưởng Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, cơ sở giam giữ người đang chấp hành án phạt tù có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc áp giải người đang chấp hành án phạt tù đến địa điểm và đúng thời gian đã thỏa thuận để bàn giao cho nước ngoài. Thành phần Đoàn áp giải người đang chấp hành án phạt tù gồm có:

a) Đại diện Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an làm Trưởng đoàn;

b) Giám thị hoặc Phó Giám thị cơ sở giam giữ nơi người đang chấp hành án phạt tù đang chấp hành hình phạt tù.

3. Việc bàn giao người đang chấp hành án phạt tù cho nước tiếp nhận phải được lập thành biên bản gồm 03 (ba) bản bằng tiếng Việt, 03 (ba) bản tiếng Anh và 03 (ba) bản bằng tiếng của nước tiếp nhận; có chữ ký xác nhận của đại diện các cơ quan có trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều này và đại diện cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận.

4. Quá thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ thời điểm ấn định trong thỏa thuận bàn giao người đang chấp hành án phạt tù mà nước yêu cầu chuyển giao không tiếp nhận chuyển giao mà không có lý do chính đáng thì Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an lập biên bản về việc này và thông báo ngay cho Tòa án đã ra quyết định chuyển giao biết để xem xét, hủy quyết định chuyển giao. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, Tòa án đã ra quyết định chuyển giao phải tiến hành họp và ra quyết định hủy quyết định chuyển giao và thông báo ngay cho Bộ Công an biết để thông báo cho nước ngoài.

Sau khi nhận được quyết định hủy quyết định chuyển giao, Bộ Công an thông báo ngay cho nước ngoài và người đang chấp hành án phạt tù đó biết về quyết định của Tòa án Việt Nam và ra quyết định trả người đang chấp hành án phạt tù về cơ sở giam giữ để tiếp tục chấp hành án tại Việt Nam.

5. Trường hợp quá thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ thời điểm ấn định trong thỏa thuận bàn giao người đang chấp hành án phạt tù mà nước yêu cầu chuyển giao chưa thể tiếp nhận chuyển giao do có những nguyên nhân khách quan và đã thông báo cho Bộ Công an biết về sự chậm trễ này và cam kết bằng văn bản việc sẽ tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù và chi trả toàn bộ chi phí phát sinh do việc chậm chễ tiếp nhận chuyển giao gây nên, thì Bộ Công an có thể ra quyết định hoãn thực hiện quyết định chuyển giao và thỏa thuận với nước ngoài để ấn định thời gian và địa điểm mới thực hiện việc chuyển giao. Việc hoãn thực hiện quyết định chuyển giao không được quá 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản cam kết của nước ngoài về việc sẽ tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù.

Thủ trưởng Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an ra quyết định đưa người đang chấp hành án phạt tù vào cơ sở giam giữ gần và thuận tiện nhất cho việc chuyển giao theo thỏa thuận mới.

Điều 18. Thông báo về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá, đại xá cho người đang chấp hành án phạt tù đã được chuyển giao

1. Ngay sau khi nhận được thông báo về quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá, đại xá cho người đang chấp hành án phạt tù đã được chuyển giao, Bộ Công an thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài biết để thực hiện việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá, đại xá cho người đang chấp hành án phạt tù.

2. Cơ quan đại diện Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an giám sát việc cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận thực hiện quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá, đại xá của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

 

Chương 4.

TIẾP TỤC THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ

 

Điều 19. Chuyển đổi hình phạt

Việc chuyển đổi hình phạt được thực hiện như sau:

1. Khi ra quyết định tiếp nhận công dân Việt Nam đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về nước để tiếp tục thi hành án tại Việt Nam, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét có phải chuyển đổi hình phạt không. Nếu tính chất hoặc thời hạn của hình phạt đó không phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam thì có thể chuyển đổi hình phạt đó cho phù hợp với hình phạt mà pháp luật của Việt Nam quy định đối với tội phạm tương tự. Khi chuyển đổi hình phạt, Tòa án có thẩm quyền phải căn cứ vào các kết luận về sự việc của vụ án được thể hiện trong các ý kiến, bản luận tội, phán quyết hoặc hình phạt đã được nước chuyển giao tuyên. Hình phạt chuyển đổi không được nghiêm khắc hơn hình phạt mà nước chuyển giao đã tuyên về tính chất và thời hạn.

2. Trường hợp người phạm tội bị xử phạt tù có thời hạn trên 30 (ba mươi) năm đối với nhiều tội hoặc trên 20 (hai mươi) năm đối với một tội, sau khi trao đổi với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam có thể xem xét, quyết định để thời hạn phải chấp hành phần hình phạt còn lại của người được tiếp nhận cao nhất đến 30 (ba mươi) năm tù (trường hợp phạm nhiều tội) hoặc đến 20 (hai mươi) năm tù (trường hợp phạm một tội) theo quy định về quyết định hình phạt của Bộ luật hình sự Việt Nam và được trừ thời gian người đó đã thi hành hình phạt ở nước ngoài.

Điều 20. Thực hiện chế độ đối với người đang chấp hành án phạt tù được chuyển giao về Việt Nam

1. Các chế độ và quyền lợi của người đang chấp hành án phạt tù được chuyển giao về Việt Nam được thực hiện như đối với người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam.

2. Trong thời gian người đang chấp hành án phạt tù tiếp tục chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam, người đang chấp hành án phạt tù được hưởng các chế độ quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo, xem xét tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù, đặc xá, đại xá theo quy định của pháp luật Việt Nam như những người đang chấp hành án phạt tù khác.

3. Trong trường hợp nhận được thông báo về quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù, đặc xá, đại xá hoặc bất kỳ quyết định, biện pháp nào của nước chuyển giao đối với người được chuyển giao về Việt Nam dẫn đến việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Bộ Công an thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư này.

4. Người được chuyển giao là người chưa thành niên được hưởng các quy định về giam giữ đối với người đang chấp hành án phạt tù là người chưa thành niên theo pháp luật Việt Nam.

Điều 21. Thông báo về tình hình chấp hành án của người đang chấp hành án phạt tù

Bộ Công an thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài khi:

1. Người đang chấp hành án phạt tù được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hoặc đặc xá;

2. Người đang chấp hành án phạt tù đã chấp hành xong án phạt tù;

3. Người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn khỏi nơi giam giữ;

4. Người đang chấp hành án phạt tù chết trước khi chấp hành xong án phạt tù;

5. Phía nước ngoài đề nghị thông báo về tình hình chấp hành án của người đang chấp hành án phạt tù.

Điều 22. Thực hiện quyết định đặc xá hoặc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù

Khi nhận được thông báo về quyết định đặc xá hoặc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù, Bộ Công an gửi ngay thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục như sau:

1. Báo cáo đề xuất Chính phủ trình Chủ tịch nước về quyết định đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù đã tiếp nhận về Việt Nam của nước ngoài để quyết định theo thẩm quyền;

2. Thông báo cho Tòa án nhân dân tối cao về quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của nước chuyển giao để ra quyết định công nhận và cho thi hành quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù tại Việt Nam của Tòa án nước chuyển giao;

3. Sau khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền, Bộ Công an thực hiện việc đặc xá, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho người đang chấp hành án phạt tù.

 

Chương 5.

HIỆU LỰC THI HÀNH

 

Điều 23. Hiệu lực của Thông tư liên tịch

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2013.

Điều 24. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề cần phải giải thích, hướng dẫn đề nghị phản ánh cho Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Sơn

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Thế Liên

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Trung tướng Lê Quý Vương

 

KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN THƯỜNG TRỰC




Đặng Quang Phương

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Trần Công Phàn

 Nơi nhận:
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Ngoại giao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu: VT (BCA, BTP, BNG, TANDTC, VKSNDTC).

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY- THE MINISTRY OF JUSTICE, THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS - THE SUPREME PEOPLE S PROCURACY- THE SUPREME PEOPLE S COURT 

Joint Circular No. 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC dated February 22, 2013 guiding the reception, transfer and continual enforcement for prison-sentenced person

To have correct and consistent application for legal regulation on transfer for prison-sentenced person, the Ministry of Public Security, Ministry of Justice, Ministry of Foreign Affairs, the Supreme People s Procuracy, the Supreme People s Court guiding the reception, transfer and continual enforcement for prison-sentenced person as follows:

Chapter 1.

GENERAL REGULATIONS

Article 1. Scope of regulation and objectives of application

1. This Joint Circular guides the reception, transfer and continual enforcement for prison-sentenced person.

2. This Joint Circular is applicable to Vietnamese and foreign agencies, organizations and individuals; related the reception, transfer and continual enforcement for prison-sentenced person

Article 2. Reception and transfer’s regulations

1. In conformity with the Constitution and Vietnam laws and international agreement to which Vietnam is a member.

2. For humanitarian purposes to facilitate prison-sentenced person have the opportunity to continue serving the rest of the sentence in the country in which they are nationals or in other countries which agree to receive them.

3. Priority is given to the application of international agreement in which Vietnam is a member. In case there is no international agreement, the regulation of “reciprocity” shall apply but must be in line with Vietnamese and international law.

Article 3. Term explanations

In this Joint Circular, the terms below are construed as follows:

1. "Reception" means the competent authorities of Vietnam receives Vietnamese citizen who has been sentenced to a specific time in prison or life imprisonment in transferring countries to continue his/her execution of judgment in Vietnam;

2. "Transfer" means the competent agencies of Vietnam remove the persons who are serving a fixed-term sentence or life imprisonment in the Vietnamese detention camps to the receiving country for further execution of judgment in that country;

3. “Sentenced person” is the person who is serving sentence in the detention camps in the territory of the Socialist Republic of Vietnam or territory of transferring country;

4."Competent People s Court" is a provincial-level People s Court as the last residence in Vietnam of the sentenced person in the transferring country or the place where the foreigner is serving h sentence in Vietnam;

5. "Detention camps" means the cell house, detention camp or other detention places in the territory of the Socialist Republic of Vietnam or the territory of transferring country.

6. "Special cases" specified at Point d, Clause 1, Article 50 of the Law on Mutual Legal Assistance shall be in following cases:

a) To serve the foreign requirements between Vietnam and receiving country;

b) The person who is serving sentence suffers from such a serious disease that he/she cannot continue to exercise his/her judgment with one of the following diseases: end-stage cancer, cirrhosis as cites, drug-resistant tuberculosis at degree 4, polio, heart failure at degree 3 or higher, kidney failure at degree 4 or higher, HIV moving to AIDS stage with opportunistic infections and poor prognosis ..., and conclusion of the hospital at provincial-level or higher more about the person who is serving sentence while suffering serious diseases.

7. "Person allowed living indefinitely in the receiving country" specified at Point a, Clause 2, Article 50 of the Law on Mutual Legal Assistance is understood as those who are permitted to enter and stay permanently in the receiving country;

8. "Kin of the person who is serving sentence" is specified at Point a, Clause 2, Article 50 of the Law on Mutual Legal Assistance are: his maternal and paternal grandparents; natural parents, parents-in-law, legitimate adoptive parents, spouse, natural child, daughter-in-law, son-in-law, legitimate adopted child, natural siblings, wife or husband’s siblings, aunt, uncle and so on of the person serving that sentence has main residence in the territory of receiving country.

Article 4. Agency and organization’s competence in transfer and receive activities

1. Ministry of Public Security has competences as follows:

a) Receive and require transfer;

b) Check record and require supplementation (if necessary).

In case of reviewing record for transfer sentenced person in detention camps under its management, the Ministry of Public Security sees that person is not eligible for transfer as specified in Clause 2 of Article 50 or subject to one of the cases of transfer refusal as specified in Article 51 of the Law on Mutual Legal Assistance, the Ministry of Public Security shall notify the competent agencies of the transfer requesting country and that sentenced person of the possibility of transfer refusal.

In case the record for receiving the sentenced person managed by foreign detention camps, if seeing that it is not eligible for reception or incomplete record as specified in Clause 59, 52 and 53 of the Law on Mutual Legal Assistance, the Ministry of Public Security shall notify the competent agencies of the requesting country on receiving refusal or requiring the country requesting the reception to supply complete information as prescribed.

2. The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with relevant ministries and sectors to consider and make a decision on application of regulation of  “reciprocity” in receiving and transferring the sentenced person; direct and guide diplomatic missions, consular missions and other agencies authorized to perform consular function of Vietnam in foreign countries (hereinafter referred to as the Vietnamese representative agencies) related to the transfer and reception of sentenced person.

3. Vietnamese representative agencies shall assist the competent authorities in the country in relation to the foreign competent authorities concerning the transfer and reception of the sentenced person.

4. Provincial People’s Court where the person required to be transferred to Vietnam with the last residence or the place where the foreigner is serving his/her sentence in Vietnam shall consider and make a decision on reception, transfer or refusal of reception or transfer.

5. Supreme People s Court shall review the appeal or protest, the appeal procedures for decisions on reception or transfer or refusal of reception or transfer of provincial-level People s Court.

6. The Supreme People s Procuracy, the provincial People s Procuracy shall express their opinion at the meeting to consider the reception and transfer, performing the control of the judicial activities in the reception and transfer and further execution of judgment over the sentenced person.

Article 5. Reception and transfer in the regulation of “reciprocity”

1. The reception and transfer at the request of Vietnamese party

a) On the basis of request of the sentenced person or his/her legal representative, the Ministry of Public Security shall make record to require the reception and transfer as prescribed by law and send written request to the Ministry of Foreign Affairs to consider and apply the regulation of “reciprocity” while sending the copy of record and document to the Ministry of Justice, Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy for study and coordination.  In the document sent to the Ministry of Foreign Affairs, it is required to mention the necessity of applying the regulation of “reciprocity” with the countries concerned, the compatibility of the records in accordance with the Law on Mutual Legal Assistance and this Joint Circular.

b) Within 05 (five) working days after receiving the record, the Ministry of Foreign Affairs shall send written request to the Ministry of Justice, the Supreme People s Court, the Supreme People s Procuracy to have their opinions in writing on the need to apply the regulation of "reciprocity", compatibility of the record for the provisions of Articles 50, 52 and 53 of the Law on Mutual Legal Assistance.

c) Within 30 (thirty) days from the date of receipt of document of the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice, the Supreme People s Court and Supreme People s Procuracy shall have their written opinion.

d) Within 10 (ten) days from the date of receipt of the written opinion of the Ministry of Justice, the Supreme People s Court and Supreme People s Procuracy, the Ministry of Foreign Affairs shall consider the application of the regulation of "reciprocity".

In case of application of the regulation of "reciprocity", the Ministry of Foreign Affairs shall notify in writing the Ministry of Public Security, Ministry of Justice, the Supreme People s Court and Supreme People s Procuracy while sending diplomatic note together with the relevant documents to the competent authorities of foreign countries.

In case of no application of regulation of “reciprocity”, the Ministry of Foreign Affairs shall return specifying the reason while notifying in writing to the Ministry of Justice, the Supreme People s Court and Supreme People s Procuracy.

e) Within 05 (five) working days from the date of receipt of the opinion of the foreigners on the application of the regulation of "reciprocity", the Ministry of Foreign Affairs shall inform the Ministry of Public Security, Ministry of Justice, the Supreme People s Court and Supreme People s Procuracy for coordination.

2. Reception and transfer at the request of foreign party

a) In case the Ministry of Foreign Affairs receives the request for reception and transfer from foreign party but there is no international agreement between Vietnam and the country concerning the reception and transfer of sentenced person and no agreement and precedent on application of regulation of “reciprocity” about this issue. The Ministry of Foreign Affairs shall have document together with the record (if any) to request the Ministry of Public Security, Ministry of Justice, the Supreme People s Court and Supreme People s Procuracy to coordinate and consider the application of regulation of “reciprocity”.

b) In case the Ministry of Public Security receives the request for reception and transfer from foreign party but there is no international agreement between Vietnam and that country concerning the reception and transfer of sentenced person and no agreement and precedent on application of regulation of “reciprocity” about this issue. The Ministry of Public Security shall have document together with the copy of record (if any) to request the Ministry of Foreign Affairs to coordinate with the Ministry of Justice, the Supreme People s Court and Supreme People s Procuracy to consider and make a decision on application of regulation of “reciprocity”. In the document it is necessary to specify the opinions of the Ministry of Public Security on the necessity of application of regulation of “reciprocity”, the compatibility of record for provisions in Article 50, 52 and 53 of the Law on Mutual Legal Assistance.

In this case, the Ministry of Foreign Affairs shall have document within 05 (five) working days after receiving record, to request the Supreme People s Court and Supreme People s Procuracy and Ministry of Justice to have their opinion on the application’s necessity on the regulation of “reciprocity”. The compatibility of record for provisions in Article 50, 52 and 53 of the Law on Mutual Legal Assistance.

c) Within 30 (thirty) days after receipt of document from the Ministry of Foreign Affairs, the Supreme People s Court and Supreme People s Procuracy and Ministry of Justice shall have their opinions in written form.

d) Within 05 (five) working days after receiving opinions from the Supreme People s Court and Supreme People s Procuracy and Ministry of Justice, the Ministry of Foreign Affairs shall consider and make a decision on application of regulation of “reciprocity” and reply in writing to the requesting foreign competent agencies and send a copy of that document to the Ministry of Public Security, the Supreme People s Court and Supreme People s Procuracy and Ministry of Justice for coordination. In case of application with consent of regulation of “reciprocity” on the basis that the record was sent by foreign party, the agencies concerned shall receive and transfer the sentenced person as prescribed.

Chapter 2.

RECEIVING THE SENTENCED PERSON IN FOREIGN COUNTRY BACK TO VIETNAM FOR FURTHER EXECUTION OF JUDGMENT

Article 6. Reception conditions for sentenced person

A sentenced person who is serving sentence in the transferring country is only received back to Vietnam for further execution of remaining sentence upon meeting the following conditions:

1. Being Vietnamese citizen;

2. Having the last residence in Vietnam;

3. Acts of criminal by which the offender is sentenced in foreign country also constitute a criminal under the provisions of Vietnamese law;

4. At the time of receiving request for transfer, the period of remaining sentence must be at least 01 (one) year. In special case, this period must be at least 06 (six) months.

5. The judgment for the person to be transferred back to Vietnam has legal effect and no procedural proceedings for that person in the transferring country;

6. The transferring country and the sentenced persons have agreed upon the transfer. In case the sentenced person is a minor, person with physical or mental defects, he/she must have the consent of his or her legal representative;

7. The Vietnamese competent Court has a decision on reception with legal effect

Article 7. Transfer record

Transfer record shall be made in 03 (three) sets as prescribed in Article 52 and 53 of the Law on Mutual Legal Assistance except that international agreements on transfer of sentenced person in which Vietnam and the transferring country are members have different provisions.

Article 8. Vietnamese nationality identification for sentenced person

When receiving request for transfer reception, the focal agency of the Ministry of Public Security shall coordinate with the competent agencies of the Ministry of Justice to verify the Vietnamese nationality of the sentenced person. Order and procedures for verification of nationality shall comply with current regulations of Vietnam laws.

Article 9. Order and procedures for receiving transfer request; consideration and decision on reception

1. Vietnamese citizen committing a crime guilty and sentenced to life imprisonment or fixed-term sentence in foreign countries and wishing to be transferred back to Vietnam for further execution of the remaining sentence may apply petition (or through his/her legal representative) to express his/her desire to foreign competent authorities or the Ministry of Public Security of the Socialist Republic of Vietnam or Vietnamese representative agencies.

2. Within 10 (ten) days after receiving petition for transfer of the sentenced person, the Vietnamese representative agencies shall forward the petition and record to the Ministry of Public Security for record.

3. Within 20 (twenty) days after receiving record for transfer reception of the sentenced person, the Ministry of Public Security shall record and check the records as specified in Article 52 and 53 of the Law on Mutual Legal Assistance. The Ministry of Public Security may request the competent agencies of the transferring country to supply additional information in the record. After 60 (sixty) days from the date of sending document for additional information without receiving additional information, the Ministry of Public Security shall return the record to the transferring country specifying the reason and also to the sentenced person requesting the transfer back to Vietnam (or his/her legal representative). In case of valid record, the Ministry of Public Security shall immediately forward 02 (two) sets of record to the competent provincial People’s Court to consider and decide whether to accept the transfer to Vietnam or not.

4. Within 10 (ten) days after fully receiving records for reception forwarded by the Ministry of Public Security, the competent provincial-level People’s Court shall handle and notify in writing the People’s Procuracy of the same level. Within the period to prepare the request for reception, the People s Court shall request the competent authorities of foreign country to clarify unclear points in the records for reception request. The written request and written reply are sent through the Ministry of Public Security.

5. Within 30 (thirty) days from the date of handling, depending on each case, the provincial-level People’s Court shall make one of the following decisions:

a) Considering request for reception upon having sufficient conditions specified in Article 50 of the Law on Mutual Legal Assistance and Article 6 of this Joint Circular.

b) Suspending the consideration for receipt and return of record to the Ministry of Industry and Trade in case not under the competence or the foreign competent agencies or the requester takes back his/her request for transfer or for other reasons that the consideration cannot be done.

6. Provincial-level People’s Court shall consider the request for reception within 30 (thirty) days after fully receiving record specified in Clause 3 of this Article and immediately forward to the People’s Procuracy of the same level.

7. The consideration for reception is done at the meeting chaired by a judge in a Board of 03 (three) judges with participation of prosecutors of People s Procuracy of the same level.

8. The Board shall consider the request for reception shall perform work in the order specified in Clause 4, Article 55 of the Law on Mutual Legal Assistance.

9. Within 10 (ten) days from the date of making a decision on reception or refusal of reception, the provincial-level People’s Court shall send it decision to the People s Procuracy of the same level to consider whether to protest or not while sending it to the Ministry of Public Security to inform the foreign party.

10. Decision on reception, refusal of reception with legal effect includes:

a) Decision of the First Instance Court cannot appealed or protested;

b) Decision of the Court of Appeal

11. In case of decision on reception, within five (05) days, after receiving the decision on reception with legal effect, the Tribunal President who made the first instance decision and the following decisions:

a) Decision to implement the decision on reception;

b) Decision on further execution of judgment in Vietnam;

c) Decision on conversion of penalty as prescribed in Article 19 of this Joint Circular in case the nature and duration of the penalty of the transferring country adjudicated are not compatible with the provisions of Vietnamese law.

Article 10. Verification of transferee’s consent

In case of necessity, before there is a decision on reception of transfer of the sentenced person, the Ministry of Public Security shall send officials to the transferring country or authorize the Vietnamese representative agencies in the transferring country to determine whether he or she has agreed voluntarily and with full awareness of the legal consequences of the transfer or not.

Article 11. Reception organization for sentenced person

1. After receiving decision on executing the reception decision, the Ministry of Public Security’s criminal judgment execution management agency shall agree with the competent agencies and organizations of the transferring country upon the time, location, way of reception and organization of reception and escorting of the transferee to detention camps for further execution of his/her sentence in Vietnam.

2. Composition of the group receiving the sentenced person includes:

a) Representative of the Ministry of Public Security’s criminal judgment execution management agency as the Head of the group

b) Judicial police

3. The reception of the sentenced person from the transferring country must be made into record including 03 (three) Vietnamese copies, 03 (three) English copies and 03 (three) copies in language of the receiving country with the signature of representatives of responsible agencies specified in Clause 2 of this Article and representatives of competent agencies of the transferring country.

4. The Head of the Ministry of Public Security’s criminal judgment execution management agency shall decide and appoint the detention camp to execute further judgment over the sentenced person who has reception decision.

Chapter 3.

TRANSFERRING SENTENCED PERSON IN VIETNAM TERRORITY TO FOREIGN PARTY

Article 12. Inform on the request transfer’s right

1. When adjudicating a fixed-term sentence or life imprisonment, the People’s Court has exercised the hearing of first instance and appeal shall inform defendants who are subjects specified at Point a, Clause 2, Article 50 of the Law on Mutual Legal Assistance of the right to request transfer.

2. Annually, the Ministry of Public Security shall inform the sentenced persons who are foreigners and serving their sentence at detention camps managed by the Ministry of Public Security of the right to request transfer.

Article 13. Dossier for transfer request

Dossier for transferee request and attached documents specified in Article 52 and 53 of the Law on Mutual Legal Assistance and provisions in international agreements in which Vietnam and foreign party are members.

Article 14. Transfer determination for sentenced person

1. The determination of consent of transfer of the sentenced person is based on:

a) Petition for transfer of that person.

b) Declaration of the sentenced persons or legal representative in case the sentenced person are minors or persons with physical or mental defects that make those persons have insufficient capacity and behavior, cognitive abilities of their full understanding of the consequences of the transfer and the rights and obligations of the transfer.

2. Based on the requirement of the receiving country and each specific case, the Minister of Public Security shall decide on permitting the receiving country to send its representative to Vietnam to verify the consent of transfer of the sentenced person.

Article 15. Order and procedures for transfer and refusal of transfer

The order and procedures for transfer and refusal of transfer to foreign party shall comply with provisions in Article 50, 51 and 55 of the Law on Mutual Legal Assistance and other regulations in international agreements in which Vietnam and foreign party are members and provisions in this Joint Circular.

Article 16. Decision on judgment reservation of the Court of the Socialist Republic of Vietnam

In case of consent to transfer of the sentenced person to the foreign party, the first instance and appellate People’s Court shall decide upon reservation of judgment and decision adjudicated for the criminal.

Article 17. Transfer execution

1. Right after receiving the decision on transfer execution, the Ministry of Security shall agree with the foreign competent authorities on the time, location and way of transfer.

2. Based on decisions from the head of the Ministry of Public Security’s criminal judgment execution management agency, the detention camp of sentenced person shall coordinate with other Vietnamese competent agencies to escort the sentenced person to the location and at the right time as agreed for transfer to the foreign party. The composition of the escorting group of sentenced person includes:

a) Representative of the Ministry of Public Security’s criminal judgment execution management agency as the head of group;

b) Superintendent or deputy superintendent of detention camp of the sentenced person.

3. The transfer of sentenced person to the receiving country must be made in record including 03 (three) Vietnamese copies, 03 (three) English copies and 03 (three) copies in language of receiving country with the signature of representatives of responsible agencies specified in Clause 2 of this Article and representative of competent authorities of the receiving country.

4. Upon expiration of 07 (seven) days from the fixed time in the agreement of transfer of sentenced person but the country requesting the transfer does not receive transfer without any plausible reason, the Ministry of Public Security’s criminal judgment execution management agency shall make a record of this and immediately notify the Court which has made a decision on transfer to consider and annul the transfer decision. Within 05 (five) working days after receiving notice of the Ministry of Public Security’s criminal judgment execution management agency, the Court which has made a decision on transfer shall organize a meeting to annul the transfer decision and immediately notify the Ministry of Public Security to inform the foreign party.

After receiving decision on annulling the transfer decision, the Ministry of Public Security shall inform immediately the foreign party and the sentenced person of the Vietnamese Court’s decision and make a decision on returning the sentenced person to the detention camp for further execution of judgment in Vietnam.

5. Upon expiration of 07 (seven) days from the fixed time in the agreement of transfer of sentenced person but the country requesting the transfer cannot receive the transfer due to objective reasons and has informed the Ministry of Public Security of this delay and committed in writing to receive the sentenced person and pay all expenses arising due to this delay, the Ministry of Public Security shall decide to postpone the implementation of transfer decisions and make agreement with foreign party to fix the new time and location to implement the transfer. The delay of implementation of transfer decision must not exceed 15 (fifteen) days after receiving the written commitment from foreign party concerning the reception of sentenced person.

The Head of the Ministry of Public Security’s criminal judgment execution management agency shall decide to bring the sentenced person to the nearest and most convenient detention camp for the transfer under new agreement

Article 18.  Notice on remission of prison term, amnesty and general amnesty for transferred sentenced persons

1. Right after receiving the notification of decision on remission of prison term, amnesty, general amnesty, the Ministry of Public Security shall inform immediately the foreign competent authority to execute the remission of prison term, amnesty, and general amnesty for the sentenced persons.

2. The Vietnamese representative agencies shall coordinate with the Ministry of Public Security to monitor the execution of remission of prison term of Vietnamese competent authority from the receiving country’s competent authorities

Chapter 4.

CONTINUAL SENTENCE EXECUTION

Article 19. Sentence transformation

Sentence transformation is executed as follows:

1. When making a decision on receiving Vietnamese citizens who are serving sentence in foreign countries back to home for continual judgment execution in Vietnam, the competent Court shall consider whether to transform the penalty or not. If the nature or the term of that penalty is not in line with regulations of Vietnamese laws, that penalty may be transformed in line with that of Vietnamese laws prescribed for the same crime. Upon transformation of penalty, the competent Court shall base on the conclusions of the case presented in opinions, impeachment, and judgment or penalty adjusted by the transferring country. The transformed penalty must not be severe than that adjusted by the transferring country concerning the nature and term.

2. In case the offender is imprisoned for a term of over 30 (thirty) years for many offences or over 20 (twenty) years for one offence, after consultation with the foreign competent authorities, the Vietnamese competent Court may consider and make a decision on the term so that the execution of the remaining penalty is 30 (thirty) years imprisonment at most (in case of committing many offences) or up to 20 (twenty) years (in case of committing one offence) as prescribed by the decision on penalty of the Vietnam Penal Code and deduct the time of penalty execution of that person in foreign country.

Article 20. Implementation for the sentenced persons transferred back to Vietnam

1. The regulations and interest of the sentenced persons who are transferred back to Vietnam are the same as those of the sentenced person executing judgment in Vietnam.

2. During the term of imprisonment in Vietnam, the sentenced persons are entitled to regulations on detention management, education, reformation, consideration for suspension of sentence execution, remission of sentence term, release, amnesty and general amnesty as prescribed by Vietnamese laws as those who are serving other prison penalty.

3. If receiving notice concerning the remission of prison term, release, amnesty, general amnesty or any decision and measure of the transferring country for persons transferred back to Vietnam leading to the remission of prison term, the Ministry of Public Security shall comply with the order and procedures specified in Clause 2, Article 22 of this Joint Circular.

4. If the transferee is a minor, he/she shall be entitled to regulations on detention for the sentenced person who is a minor as prescribed by Vietnamese laws.

Article 21. Notice for judgment execution of the sentenced person

The Ministry of Public Security shall inform the foreign competent authorities when:

1. The sentenced person is suspended from execution of judgment, granted remission of sentence or amnesty;

2. The sentenced person has finished his/her prison sentence;

3. The sentenced person has escaped from the detention camp;

4. The sentenced person has died before completion of prison sentence.

5. The foreign party requests the notice on the execution of judgment of the sentenced persons.

Article 22. Decision execution on amnesty or remission of prison term in the transferring country for the sentenced person

When receiving notice concerning the decision on amnesty or remission of prison term from the transferring country for the sentenced person, the Ministry of Public Security shall send notice immediately to the competent authorities to consider and decide according to the order and procedures as follows:

1. Making a report to propose the Government to submit the State President the decision on amnesty of foreign party for the sentenced person who has been received in Vietnam for decision under competence.

2. Informing the Supreme People’s Court of decision on remission of prison term of the transferring country in order to decide on recognition and execution of decision on remission of prison term in Vietnam of the Court of transferring country.

3. After receiving decision of the competent authorities, the Ministry of Public Security shall execute the amnesty and remission of prison term for the sentenced person.

Chapter 5.

EFFECT

Article 23. Effect

This Joint Circular takes effect on April 15, 2013.

Article 24. Implementation organization

Any difficulty arising during the implementation of this Circular should be promptly to the Ministry of Public Security, Ministry of Justice, Ministry of Foreign Affairs, the Supreme People s Procuracy, the Supreme People s Court for timely explanation, guidance and supplementation.

For Minister of Foreign Affairs
Deputy Minister
Nguyen Thanh Son

For Minister of Justice
Deputy Minister
Hoang The Lien

For Minister of Public Security
Deputy Minister
Lt. Gen. Le Quy Vuong

For Tribunal President of Supreme People’s Court
Acting Deputy Tribunal President
Dang Quang Phuong

For Director of Supreme People’s Procuracy
Deputy Director
Tran Cong Phan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Joint Circular 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất