Nghị định 60/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ

thuộc tính Nghị định 60/2000/NĐ-CP

Nghị định 60/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:60/2000/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:30/10/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hình sự

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 60/2000/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 60/2000/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2000
QUY ĐỊNH VIỆC THI HÀNH HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ quy định tại các điều 31, 58, 59, 73 và 76 của Bộ Luật Hình sự và các điều 227, 234, 237 và 238 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1

1. Hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạo không giam giữ (sau đây gọi là người bị kết án) lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục) và gia đình người đó.

2. Người bị kết án phải chấp hành hình phạt dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình người đó.

Khi người bị kết án đã chấp hành được một phần ba thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được Tòa án xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các điều 58, 59 và 76 Bộ Luật Hình sự.

 

Điều 2.

1. Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm hiệu quả thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giám sát, giáo dục người bị kết án.

2. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ người bị kết án sửa chữa lỗi lầm, không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; quan hệ chặt chẽ với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Các cơ quan, tổ chức hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người bị kết án cư trú có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giáo dục, giúp đỡ người đó.

 

Điều 3. Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nói trong Nghị định này là:

1. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị kết án, nếu người đó là cán bộ, công chức, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;

2. Đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên, nếu người bị kết án là quân nhân, công nhân quốc phòng;

3. Doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu người bị kết án là người lao động làm công ăn lương;

4. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú, nếu người đó không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.

 

CHƯƠNG II. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ KẾT ÁN

 

Điều 4. Người bị kết án có nghĩa vụ:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú;

2. Làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, trong đó nêu rõ nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục (sau đây gọi là người trực tiếp giám sát, giáo dục);

3. Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, phải tích cực sửa chữa lỗi lầm; làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng nơi mình cư trú;

4. Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ;

5. Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có);

6. Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người bị kết án vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;

7. Ba tháng một lần phải tự kiểm điểm về kết quả thực hiện bản cam kết của mình nói tại điểm 2 Điều này trước tập thể nơi mình làm việc, học tập hoặc cư trú theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này;

8. Khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho cơ quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì phải chịu lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

9. Phải có mặt khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;

10. Trong trường hợp người bị kết án cần đi khỏi nơi cư trú:

a) Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú;

b) Nếu là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép lãnh đạo cơ sở giáo dục, đào tạo, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú;

c) Nếu là người được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình; trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày thì phải báo cáo bằng văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;

d) Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 10 Điều này, nếu người bị kết án đi khỏi nơi cư trú qua đêm thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người bị kết án cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.

 

Điều 5.

1. Người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi mình làm việc trước khi phạm tội thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và được hưởng chế độ phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm.

2. Người bị kết án là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo: nếu được tiếp tục học tập tại cơ sở đó thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó.

3. Người bị kết án không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều này được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú trước khi phạm tội tạo điều kiện làm ăn, sinh sống.

4. Người bị kết án thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng hoặc người đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định hiện hành.

5. Người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì thời gian chấp hành hình phạt cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ, nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian chấp hành hình phạt được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án.

 

Điều 6. Người bị kết án có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực nơi mình làm việc hoặc cư trú xem xét việc giảm thời gian chấp hành hình phạt khi đã chấp hành được một phần ba thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Người bị kết án là người chưa thành niên đã chấp hành được một phần tư thời hạn cải tạo không giam giữ thì được xét giảm hình phạt. Trong trường hợp người chưa thành niên lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Tòa án cấp huyện nơi người đó cư trú xét giảm thời gian chấp hành hình phạt ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

 

CHƯƠNG III. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC GIÁM SÁT, GIÁO DỤC NGƯỜI BỊ KẾT ÁN

 

Điều 7.

1. Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án có trách nhiệm và quyền:

a) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án;

b) Tạo điều kiện để người bị kết án lao động, học tập và hoà nhập vào cuộc sống chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình;

c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người bị kết án trong việc giáo dục, cảm hoá, giúp họ sửa chữa lỗi lầm.

d) Yêu cầu người bị kết án thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục kịp thời khi người đó có biểu hiện tiêu cực và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;

đ) Kịp thời biểu dương khi người bị kết án có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công;

e) Cho phép người bị kết án được vắng mặt ở nơi cư trú;

g) Xem xét hoặc theo đề nghị của người bị kết án đề nghị Toà án cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi người đó đang chấp hành hình phạt xem xét việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt còn lại theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này;

h) Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cải tạo không giam giữ cho người bị kết án;

i) Nhận xét bằng văn bản và ghi vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành hình phạt của người bị kết án khi người đó chuyển đi nơi khác;

k) Tiến hành khấu trừ một phần thu nhập của người bị kết án theo quyết định của Toà án để giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự.

2. Khi đề nghị Toà án xem xét việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt còn lại quy định tại khoản 1 điểm e Điều này, cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án phải gửi kèm theo hồ sơ.

Hồ sơ đề nghị gồm có:

a) Bản đề nghị của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về việc xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cho người bị kết án;

b) Sổ theo dõi người bị kết án;

c) Trích lục bản án và quyết định thi hành án của Toà án;

d) Đơn xin rút ngắn thời gian thử thách của người bị kết án (nếu họ có đề nghị);

đ) Bản tự kiểm điểm của người bị kết án;

e) Biên bản cuộc họp kiểm điểm người bị kết án.

3. Đối với người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo chấp hành hình phạt tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo, thì ngoài những trách nhiệm và quyền được quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo đó còn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.

4. Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục không được đặt thêm nghĩa vụ và hạn chế khác đối với người bị kết án ngoài những nghĩa vụ quy định tại Điều 4 Nghị định này và những hạn chế đã ghi trong bản án của Toà án.

 

Điều 8.

1. Trong trường hợp quy định tại điểm e và h khoản 1 Điều 7 của Nghị định này, cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục phải tổ chức cuộc họp để người bị kết án kiểm điểm, làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá quá trình chấp hành hình phạt của người đó.

2. Việc kiểm điểm được thực hiện như sau:

a) Cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương kiểm điểm trước tập thể đơn vị nơi mình đang làm việc;

b) Người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo kiểm điểm trước tập thể lớp nơi mình đang học tập;

c) Người được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục kiểm điểm trước thôn, làng, ấp, bản hoặc tổ dân phố nơi mình cư trú;

d) Việc kiểm điểm có sự tham gia của lãnh đạo cơ quan, tổ chức và người trực tiếp giám sát, giáo dục và phải có biên bản.

 

Điều 9. Người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án có trách nhiệm và quyền:

1. Chủ động gặp gỡ người bị kết án để tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh khi phạm tội, tâm tư nguyện vọng của người dó và giải thích, hướng dẫn người đó chấp hành tốt các nghĩa vụ của mình;

2. Ba tháng một lần báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, trừ trường hợp đột xuất hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;

3. Khi người bị kết án đã đủ điều kiện xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Bộ Luật Hình sự, thì báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục để đề nghị Toà án xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt; trong trường hợp người đó đã chấp hành xong hình phạt thì đề nghị Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cho người đó;

4. Đề xuất các biện pháp phối hợp cụ thể với gia đình người bị kết án, với các tổ chức xã hội nơi người đó chấp hành hình phạt trong việc giám sát, giáo dục người đó;

5. Phối hợp với cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người bị kết án cư trú trong việc giám sát, giáo dục người đó;

6. Hàng tháng ghi nhận xét về tình hình tu dưỡng, rèn luyện của người bị kết án vào sổ theo dõi;

7. Lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành hình phạt của người bị kết án.

 

Điều 10. Hồ sơ theo dõi việc chấp hành hình phạt của người bị kết án gồm:

a) Sổ theo dõi do Toà án cấp;

b) Trích lục bản án và quyết định thi hành án của Toà án;

c) Quyết định của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án.

d) Bản cam kết của người bị kết án và bản cam kết của gia đình nếu người bị kết án là người chưa thành niên;

đ) Bản báo cáo của người bị kết án với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình;

e) Bản báo cáo của người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ của người bị kết án;

g) Bản tự kiểm điểm của người bị kết án;

h) Biên bản cuộc họp kiểm điểm người bị kết án;

i) Bản nhận xét của người trực tiếp giám sái, giáo dục về quá trình chấp hành hình phạt của người bị kết án;

k) Quyết định của Toà án giảm thời gian chấp hành hình phạt (nếu có);

l) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt;

m) Các tài liệu khác liên quan đến việc giám sát, giáo dục người bị kết án.

2. Khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt, thì người trực tiếp giám sát, giáo dục có trách nhiệm giao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho các cơ quan, tổ chức sau đây quản lý:

a) Bộ phận quản lý nhân sự của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo trực tiếp quản lý người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;

b) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú, nếu người bị kết án không thuộc đối tượng nói tại điểm a khoản 2 Điều này.

 

Điều 11. Trong trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt chuyển đi nơi khác, thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thông báo ngay cho Toà án đã ra quyết định thi hành án kèm theo hồ sơ của người đó để Toà án làm thủ tục cần thiết giao cho cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án chuyển đến tiếp tục giám sát, giáo dục.

 

Điều 12. Gia đình của người bị kết án có trách nhiệm:

1. Luôn quan tâm, gần gũi và có biện pháp cụ thể giúp đỡ người bị kết án sửa chữa lỗi lầm của mình, không vi phạm pháp luật; nhắc nhở, uốn nắn kịp thời khi người đó có hành vi sai trái;

2. Phối hợp chặt chẽ với người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án trong việc quản lý, giáo dục người đó; trong trường hợp người bị kết án là người chưa thành niên, thì gia đình của người đó phải có bản cam kết với cơ quan tổ chức giám sát, giáo dục;

3. Thực hiện việc bồi thường thiệt hại do người bị kết án là người chưa thành niên gây ra. Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì chỉ bồi thường khi người đó không có đủ tài sản để bồi thường;

4. Thông báo cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của người đó khi có yêu cầu;

5. Tham dự các cuộc họp kiểm điểm người bị kết án.

 

CHƯƠNG IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 13. Người nào vi phạm các quy định của Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Điều 14. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 95/HĐBT ngày 25 tháng 7 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế về chế độ cải tạo không giam giữ và cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội.

 

Điều 15. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 60/2000/ND-CP
Hanoi, October 30, 2000
DECREE
STIPULATING THE EXECUTION OF THE NON-CUSTODIAL REFORM PENALTY
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
For the execution of the non-custodial reform penalty defined in Articles 31, 58, 59, 73 and 76 of the Penal Code and Articles 227, 234, 237 and 238 of the Criminal Procedure Code;
At the proposal of the Minister of Justice,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-
1. The non-custodial reform penalty is aimed to create conditions for persons subject to non-custodial reform (hereinafter referred to as convicted persons) to labor and study in community and show their repentance and amelioration in a normal social environment, under the supervision and education by the agencies, organizations, army units, education and training establishments or People’s Committees of communes, wards or district towns, where the convicted persons reside (hereinafter referred to as supervising and educating agencies and organizations) and such persons’ families.
2. The convicted persons shall have to serve their penalties under the supervision or education by the supervising and educating agencies and organizations as well as their families.
In cases where the convicted persons have already served one third of their non-custodial reform term and made good progress or recorded merits or suffered from serious illness, they may be considered by the court for penalty reduction or exemption according to the provisions of Articles 58, 59 and 76 of the Penal Code.
Article 2.-
1. The supervising and educating agencies and organizations shall have to take necessary measures to ensure the effectiveness of execution of non-custodial reform penalty and coordinate with the concerned agencies and organizations in supervising and educating the convicted persons.
2. The convicted persons’ families shall have to educate and help them to redress themselves, neither break law nor commit new offenses; closely contact the supervising and educating agencies and organizations in supervising and educating such persons.
3. The concerned agencies and organizations and the population community of the localities where the convicted persons reside shall have to coordinate with the supervising and educating agencies and organizations in educating and helping such persons.
Article 3.- Supervising and educating agencies and organizations mentioned in this Decree include:
1. Agencies and organizations that directly manage the convicted persons, if such persons are officials, public servants or students at education and/or training establishments;
2. Army units at the company, equivalent or higher level, if the convicted persons are armymen or defense workers;
3. Enterprises and cooperatives, if the convicted persons are salaried laborers;
4. People’s Committees of communes, wards or district towns, where the convicted persons reside, if such persons are other than those specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Chapter II
OBLIGATIONS AND RIGHTS OF CONVICTED PERSONS
Article 4.- Convicted persons shall have the following obligations:
1. To strictly abide by the State’s law; actively engage themselves in labor and study, fulfill all their citizen obligations, and comply with conventions of villages, hamlets or population clusters where they reside;
2. To make written commitments with the supervising and educating agencies or organizations, clearly stating their resolve and ways of redressing themselves. Such a written commitment must be commented by the persons assigned to directly supervise and educate them (hereafter referred to as directly supervising and educating persons);
3. To strictly comply with their commitments, to actively redress their wrongdoings; honestly make their living and participate in collective activities in the community where they reside;
4. To fully inscribe the required contents in the monitoring books and submit such books to the persons directly supervising and educating them when the non-custodial reform term expires;
5. To fully execute additional penalties and obligation to pay compensations for damage (if any);
6. Monthly, to report in writing to the persons directly supervising and educating them on the situation of their self-training and betterment. In cases where the convicted persons are absent from their places of residence for more than 30 days, their reports must be commented by the police of the quarter or commune where such persons arrive for temporary residence;
7. Once every three months, to make self-criticism of the fulfilment of their commitments mentioned at Point 2 of this Article before the collectives of the places where they labor, study or reside according to the provisions of Article 8 of this Decree;
8. To declare and remit in full their income’s parts deductible under the court’s decisions to the civil judgment enforcement bodies. If they fail to remit such amounts within the prescribed time limit, they shall have to bear the interests thereon according to the Vietnam State Bank’s regulations;
9. To show up when so requested by the supervising and educating agencies or organizations;
10. In cases where the convicted persons need to leave their places of residence:
a/ If they are officials, public servants, armymen, defense workers or salaried laborers, they shall have to obtain permission from the heads of the agencies or organizations where they work, and at the same time notify such to the chiefs of population groups, villages, hamlets or police of quarters or communes where they reside;
b/ If they are students at the education and training establishments, they shall have to obtain permission from the leaders of such education and training establishments, and at the same time notify such to the chiefs of population groups, villages, hamlets or police of quarters or communes where they reside;
c/ If they are placed under the supervision and education by the People’s Committees of the communes, wards or district towns, they shall have to notify such to the persons directly supervising and educating them. In cases where they are away from their places of residence for more than 30 days, they shall have to report in writing to the presidents of the supervising and educating commune, ward or district town People’s Committees, clearly stating the absence duration and places of temporary residence;
d/ In cases specified at Points a, b and c, Clause 10 of this Article, if the convicted persons leave their places of residence overnight, they shall have to present themselves and produce the monitoring books to the polices of quarters or communes where they arrive for temporary residence.
Article 5.-
1. If convicted persons being officials, public servants, armymen, defense workers or salaried laborers are allowed to continue working at the agencies, organizations or army units where they worked before committing offenses, they shall be assigned tasks suitable to the supervision and education requirements and purposes and enjoy entitlement commensurate to jobs they undertake.
2. If convicted persons being students at the education and training establishments are allowed to continue their study at such establishments, they shall enjoy benefits according to the regulations of such education and training establishments.
3. Convicted persons other than those specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be given favorable conditions by the People’s Committees of communes, wards or district towns where they reside for their livelihood and daily life.
4. Convicted persons being subjects specified in Article 1 of the Ordinance on preferential treatment of revolutionary activists, fallen heroes and their families, war invalids, sick soldiers, resistance war activists, persons with meritorious services to the revolution or current social insurance beneficiaries shall continue to enjoy the preferential regimes according to the current regulations.
5. For convicted persons being officials, public servants, armymen, defense workers or salaried laborers, the penalty execution term shall also be counted into their work or service seniority, but not into the time period for annual or periodical wage rise or rank promotion consideration. The penalty execution term shall be calculated from the date the agencies or organizations supervising and educating such persons receive the judgment execution decisions and judgment excerpts.
Article 6.- Convicted persons may request the supervising and educating agencies or organizations to propose to the people�s court of the district or the military court of the region where they work or reside for consideration the reduction of the penalty execution term, when they have already served one third of their respective non-custodial reform terms and made good progress or recorded merits, or they are too old and weak or suffer from serious illness.
Convicted persons being minors, who have already served one quarter of their non-custodial reform terms, shall be considered for penalty reduction. In cases where a convicted minor records a merit or suffers from serious illness, the supervising and educating agency or organization shall request the court of the district where he/she resides to consider the prompt penalty reduction and possible exemption from execution of remaining penalty term.
Chapter III
RESPONSIBILITIES AND RIGHTS OF THE CONCERNED AGENCIES, ORGANIZATIONS AND FAMILIES FOR SUPERVISING AND EDUCATING CONVICTED PERSONS
Article 7.-
1. Agencies and organizations supervising and educating convicted persons shall have the following responsibilities and rights:
a/ To assign persons to directly supervise and educate the convicted persons;
b/ To create conditions for the convicted persons to labor, study and integrate themselves into collective activities of their respective agencies, organizations, units and/or localities;
c/ To coordinate with other concerned agencies and/or organizations as well as families of the convicted persons in educating, persuading, helping them redress their wrongdoings;
d/ To request the convicted persons to fulfill all their obligations; to take timely preventive and educative measures when they show negative signs and notify the competent authorities thereof for handling when necessary;
e/ To promptly commend the convicted persons when they make good progress, actively participate in social activities or record merits;
f/ To allow the convicted persons to be absent from their places of residence;
g/ To propose at their own initiative or at requests of the convicted persons the court of the district or the military court of the region where such persons are serving the penalty to consider the reduction of or exemption from the remaining penalty execution term according to the provisions of Article 6 of this Decree;
h/ To grant certificates of complete serving of non-custodial reform term to the convicted persons;
i/ To inscribe their remarks in the monitoring books on the process of penalty execution by the convicted persons when such persons move to other localities;
j/ To deduct part of incomes of the convicted persons under the court�s decisions and remit it to the civil judgment enforcement bodies.
2. Upon proposing the court to consider the reduction of or exemption from the remaining penalty execution term according to the provisions of Clause 1, Point f of this Article, the agencies or organizations supervising and educating the convicted persons shall have to send in their dossiers.
A request dossier comprises:
a/ The written request of the supervising and educating agency or organization for consideration for the reduction of or exemption from the remaining penalty execution term for the convicted person;
b/ The convicted person monitoring book;
c/ The excerpts of the court’s judgment and judgment execution decision;
d/ The convicted person’s application for shortening of the probation period (if he/she so requests);
e/ The convicted person’s written self-criticism;
f/ The minutes of the meeting for criticism of the convicted person.
3. For convicted persons who are officials, public servants, armymen, defense workers, salaried laborers or students at the education and training establishments and serving their penalties at their agencies, organizations, army units and education and training establishments, besides the responsibilities and rights prescribed in Clause 1 of this Article, the heads of such agencies, organizations, army units or education and training establishments shall also have to coordinate with the People’s Committees of the communes, wards or district towns where the convicted persons reside.
4. The supervising and educating agencies and organizations must not impose obligations and restrictions on convicted persons other than the obligations prescribed in Article 4 of this Decree and the restrictions inscribed in the court’s judgment.
Article 8.-
1. In cases specified at Points f and h, Clause 1, Article 7 of this Decree, the supervising and educating agencies and organizations shall have to hold meetings where the convicted persons shall make self-criticism, which shall serve as basis for remarks on or appraisal of such persons’ penalty execution process.
2. The self-criticism shall be conducted as follows:
a/ Officials, public servants, armymen, defense workers and salaried laborers shall make self-criticism before the collectives of the units where they work;
b/ Those who are studying at the education and training establishments shall make self-criticism before the collectives of the classes where they study;
c/ Those who have been consigned to the commune, ward or district town People’s Committees for supervision and education shall make self-criticism before the villages, hamlets or population groups where they reside;
d/ The self-criticism must be participated by the leaders of the supervising and educating agencies, organizations and persons, and recorded in writing.
Article 9.- Persons directly supervising and educating convicted persons shall have the following responsibilities and rights:
1. To take initiative in contacting the convicted persons to inquire into the offense causes and circumstances, their thoughts and aspirations of such persons, and explain and guide such persons to well perform their obligations;
2. Once every three months, to report to the heads of the supervising and educating agencies or organizations on the situation of executing the non-custodial reform penalty, except for extraordinary cases or when the supervising and educating agencies or organizations so request;
3. When the convicted persons meet all conditions for being considered for penalty execution term reduction according to the provisions of Clause 1, Article 58 of the Penal Code, to report such to the heads of the supervising and educating agencies or organizations with a view to proposing the court to consider the penalty execution term reduction. If such persons have completely served the penalty, to request the heads of the supervising and educating agencies or organizations to grant certificates of complete penalty serving to such persons;
4. To propose specific measures to coordinate with the convicted persons’ families and/or social organizations where such persons serve the penalty in supervising and educating such persons;
5. To coordinate with the quarter polices, commune polices or heads of population groups, chiefs of villages or hamlets where the convicted persons reside in supervising and educating such persons;
6. Monthly, to inscribe in the monitoring books their comments on the convicted person’s self-training and betterment;
7. To make dossiers to monitor the penalty execution by the convicted persons.
Article 10.- A dossier to monitor the penalty execution by a convicted person comprises:
a/ The monitoring book granted by the court;
b/ Excerpts of the court’s judgment and judgment execution decision;
c/ Decision of the head of the supervising and educating agency or organization on assignment of a person to directly supervise and educate the convicted person;
d/ The convicted person’s written commitment, and his/her family’s commitment if he/she is a minor;
e/ The convicted person’s written report to the person directly supervising and educating him/her on his/her self-training and betterment;
f/ Written report of the directly supervising and educating person on the execution of non-custodial reform penalty by the convicted person;
g/ Written self-criticism by the convicted person;
h/ Minutes of the meeting to criticize the convicted person;
i/ Written remarks by the supervising and educating person on the penalty execution by the convicted person;
j/ Court�s decision to reduce the penalty execution term (if any);
k/ Certificate of complete penalty serving;
l/ Other documents related to the supervision and education of the convicted person.
2. When the convicted persons completely serve their penalties, their direct supervising and educating persons shall have to hand over the dossiers specified in Clause 1 of this Article to the following agencies and organizations for management:
a/ The personnel management sections of the agencies, organizations, army units, educational and training establishments directly managing the convicted persons being officials, public servants, armymen, defense workers, salaried laborers or students at educational and training establishments;
b/ The People’s Committees of communes, wards or district towns where such persons reside, if the convicted persons are not subjects specified at Point a, Clause 2 of this Article.
Article 11.- In cases where convicted persons, who are currently serving the penalty, move to other localities, the above-mentioned agencies or organizations shall have to promptly notify such to the court that has issued judgment execution decisions together with such persons’ dossiers, so that the court can proceed with necessary procedures to assign agencies or organizations where the convicted persons move to for further supervision and education.
Article 12.- Families of convicted persons shall have to:
1. Care for and be close to the convicted persons and take specific measures to help them redress their wrongdoings, not to break laws; give timely warnings and remedies when such persons commit wrong acts;
2. Closely coordinate with the persons directly supervising and educating the convicted persons in managing and educating the latter. If the convicted persons are minors, such persons’ families shall make written commitments with the supervising and educating agencies or organizations;
3. Pay compensations for damage caused by the convicted persons being minors. For minors aged between full 15 years and under 18 years, compensations shall be made only when such persons have not enough assets to cover such compensations;
4. Notify the agencies or organizations supervising and educating the convicted persons of the result of such persons’ self-training and betterment when so requested;
5. Join meetings to criticize the convicted persons.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 13.- Those who violate the provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to the provisions of law.
Article 14.- This Decree takes effect 15 days after its signing and replaces Decree No.95/HDBT of July 25, 1989 of the Council of Ministers promulgating the Regulation on the regime of non-custodial reform and reform at disciplining units of the army.
Article 15.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
 

 
ON THE GOVERNMENT’S BEHALF
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 60/2000/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất