Thông tư 06/2021/TT-TTCP tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục một cuộc thanh tra

thuộc tính Thông tư 06/2021/TT-TTCP

Thông tư 06/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
Cơ quan ban hành: Thanh tra Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:06/2021/TT-TTCP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đoàn Hồng Phong
Ngày ban hành:01/10/2021
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Các trường hợp được gia hạn thời hạn thanh tra

Ngày 01/10/2021, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

Theo đó, các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra bao gồm: Người có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự,…là đối tượng thanh tra; Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;…

Bên cạnh đó, Đoàn thanh tra làm việc tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra, trụ sở cơ quan thanh tra hoặc tại nơi tiến hành kiểm tra, xác minh theo kế hoạch tiến hành thanh tra. Đoàn thanh tra làm việc với đối tượng thanh tra trong giờ hành chính; trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì Trưởng Đoàn thanh tra quyết định về thời gian cụ thể, thông báo cho các bên có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Ngoài ra, việc gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện trong các trường hợp sau: Các cuộc thanh tra phức tạp, đặc biệt phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị, địa bàn; Cần lấy ý kiến chuyên môn của các cơ quan; Cần xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi thanh tra; Cần xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/11/2021.

Xem chi tiết Thông tư06/2021/TT-TTCP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THANH TRA CHÍNH PHỦ

_________

Số: 06/2021/TT-TTCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

THÔNG TƯ

Quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra

______________

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;

Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra, trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra, ban hành và công khai Kết luận thanh tra.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, người được giao nắm tình hình, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phạm vi thanh tra là giới hạn cụ thể về nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra làm cơ sở cho việc tiến hành một cuộc thanh tra.
2. Nội dung thanh tra là việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực của đối tượng thanh tra.
3. Đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nhà nước cùng cấp với cơ quan được giao tiến hành cuộc thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được xác định trong Quyết định thanh tra.
4. Thời kỳ thanh tra là khoảng thời gian thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực của đối tượng thanh tra được xem xét, đánh giá trong một cuộc thanh tra, được xác định trong Quyết định thanh tra.
5. Thời hạn thanh tra là khoảng thời gian được tính từ ngày công bố Quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra, trừ những ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.
6. Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra là việc theo dõi, thu thập thông tin và phản ánh về việc chấp hành pháp luật, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, ý thức kỷ luật và việc thực hiện nhiệm vụ được giao của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
7. Người thực hiện giám sát là Tổ giám sát, công chức được Người ra quyết định thanh tra giao giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
8. Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra là việc xem xét, đánh giá để đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra do người có chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung thanh tra thực hiện khi được Người ra quyết định thanh tra giao.
Điều 4. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan thanh tra và các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của mình trong công tác thanh tra; giải quyết khó khăn, vướng mắc, xử lý kịp thời kiến nghị về thanh tra và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Đoàn thanh tra, bảo đảm nguyên tắc của hoạt động thanh tra, bảo đảm cuộc thanh tra được thực hiện đúng pháp luật, đúng mục đích, yêu cầu; giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của Đoàn thanh tra; các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, tiến độ thanh tra theo Quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra; chịu trách nhiệm trước Người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra; giám sát các thành viên Đoàn thanh tra thuộc cơ quan, đơn vị mình; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Người ra quyết định thanh tra giao.
Điều 6. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm báo cáo, giải trình, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra theo quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của người có thẩm quyền.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra
1. Hoạt động thanh tra thực hiện theo chế độ thủ trưởng. Thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Trưởng đoàn thanh tra; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra.
2. Thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến của mình về nội dung liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chương II
TỔ CHỨC ĐOÀN THANH TRA
Điều 8. Thành phần Đoàn thanh tra
Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu cần thiết), thành viên Đoàn thanh tra.
Phó Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao. Các quy định khác của Thông tư này đối với thành viên Đoàn thanh tra cũng áp dụng đối với Phó Trưởng đoàn thanh tra, trừ trường hợp có quy định riêng.
Thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
Điều 9. Đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc thanh tra làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra và số lượng người tham gia Đoàn thanh tra để Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trao đổi, thống nhất với người được dự kiến làm Trưởng đoàn thanh tra về những người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra. Việc đề xuất Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra phải được thông báo với đơn vị quản lý, sử dụng trực tiếp người được đề xuất, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ và người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra.
Điều 10. Tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm; liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra;
c) Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;
d) Có khả năng tổ chức, điều hành, hướng dẫn các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
2. Tiêu chuẩn cụ thể:
a) Đối với Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Trưởng phòng hoặc Thanh tra viên chính trở lên;
b) Đối với Đoàn thanh tra do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp tổng cục và tương đương, cục thuộc bộ, Chánh Thanh tra tỉnh thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Phó Trưởng phòng hoặc Thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên;
c) Đối với Đoàn thanh tra do Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở cục thuộc tổng cục hoặc tương đương thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên hoặc tương đương trở lên;
d) Đối với Đoàn thanh tra do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh thanh tra huyện, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở chi cục thuộc sở, chi cục thuộc cục hoặc tương đương thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên hoặc tương đương trở lên.
Điều 11. Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:
a) Người có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra;
c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Người có hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Thông tư này mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích;
đ) Người không đủ các điều kiện khác để tham gia Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra trước khi trình Người ra quyết định thanh tra.
Người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này hoặc các trường hợp khác mà nhận thấy có thể không bảo đảm tính khách quan thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trước khi Quyết định thanh tra được ban hành.
4. Trong quá trình tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, nếu nhận thấy mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo để Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Điều 12. Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi thành viên Đoàn thanh tra khi thành viên Đoàn thanh tra thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 13 của Luật Thanh tra;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này được phát hiện trong quá trình thanh tra;
c) Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không đủ sức khỏe hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra trong các trường hợp sau:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này;
b) Trưởng đoàn thanh tra không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của Người ra quyết định thanh tra;
c) Người ra quyết định thanh tra có căn cứ cho rằng Trưởng đoàn thanh tra không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra;
d) Trưởng đoàn thanh tra được giao nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 13. Trình tự, thủ tục thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra
1. Thay đổi Trưởng đoàn thanh tra
a) Trong trường hợp thay đổi Trưởng đoàn thanh tra theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này, Người ra quyết định thanh tra yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra trình văn bản đề nghị thay đổi Trưởng đoàn thanh tra kèm theo dự thảo Quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra và các tài liệu có liên quan (nếu có).
Trong trường hợp Trưởng đoàn thanh tra đồng thời là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra thì Người ra quyết định thanh tra yêu cầu Thủ trưởng đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ trình văn bản đề nghị thay đổi Trưởng đoàn thanh tra kèm theo dự thảo Quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra;
b) Người ra quyết định thanh tra căn cứ vào văn bản đề nghị và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra xem xét, ban hành quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra.
Quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra
a) Trong trường hợp thay đổi thành viên Đoàn thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này, Trưởng đoàn thanh tra thông báo với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp thành viên Đoàn thanh tra và có văn bản đề nghị Người ra quyết định thanh tra thay đổi thành viên Đoàn thanh tra.
b) Người ra quyết định thanh tra căn cứ vào văn bản đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra, kết quả giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra ban hành quyết định thay đổi thành viên Đoàn thanh tra. Trong trường hợp không đồng ý thì Người ra quyết định thanh tra trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
Quyết định thay đổi thành viên Đoàn thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bổ sung thành viên Đoàn thanh tra
Khi xét thấy cần thiết, căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra trao đổi, thống nhất với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng trực tiếp người được đề xuất bổ sung vào Đoàn thanh tra, có văn bản đề nghị và dự thảo quyết định bổ sung thành viên Đoàn thanh tra gửi Người ra quyết định thanh tra. Văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, họ tên, chức danh của người được bổ sung. Trường hợp Người ra quyết định thanh tra không đồng ý với đề nghị bổ sung thành viên Đoàn thanh tra thì trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
Quyết định bổ sung thành viên Đoàn thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thay đổi thành viên Đoàn thanh tra, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra.
Chương III
CHUẨN BỊ THANH TRA
Điều 14. Thu thập thông tin, tài liệu để chuẩn bị thanh tra
1. Trước khi ban hành Quyết định thanh tra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước của mình, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (gọi chung là Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra) chỉ đạo thu thập thông tin, tài liệu để phục vụ cho việc ban hành Quyết định thanh tra trên cơ sở đề xuất của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự kiến chủ trì cuộc thanh tra.
2. Việc thu thập thông tin, tài liệu được thực hiện như sau:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi thẩm quyền thanh tra báo cáo theo Đề cương yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Khi cần thiết và được Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra đồng ý bằng văn bản thì người được giao thu thập thông tin, tài liệu làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến là đối tượng thanh tra.
3. Người được giao thu thập thông tin, tài liệu có trách nhiệm báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình và Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra. Báo cáo gồm các nội dung sau:
a) Khái quát tình hình hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra; tình hình chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra (nếu có) và các thông tin khác có liên quan;
c) Đề xuất cụ thể nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra.
Điều 15. Ban hành Quyết định thanh tra
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất cụ thể nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn, thời gian tiến hành cuộc thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra và chuẩn bị dự thảo Quyết định thanh tra. Căn cứ quy định tại Điều 38 của Luật Thanh tra, Báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu và đề xuất của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra, Người có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra và chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra.
Quyết định thanh tra thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra với các nội dung: Mục đích, yêu cầu; phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo; việc sử dụng phương tiện, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.
Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thanh tra. Trường hợp thanh tra đột xuất thì thời hạn không quá 03 ngày làm việc.
Kế hoạch tiến hành thanh tra thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi, thời kỳ, thời hạn, thời gian, phương pháp tiến hành thanh tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra.
Điều 17. Xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
1. Căn cứ Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
2. Trước khi công bố Quyết định thanh tra 05 ngày làm việc, Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra kèm theo Đề cương yêu cầu báo cáo. Văn bản yêu cầu phải nêu rõ nội dung, hình thức báo cáo, thời hạn báo cáo.
Điều 18. Thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra
1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố Quyết định thanh tra; thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
2. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra ký văn bản thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CUỘC THANH TRA
Điều 19. Công bố Quyết định thanh tra
1. Quyết định thanh tra phải được công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 52 của Luật Thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố Quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết thì Người ra quyết định thanh tra chủ trì việc công bố hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra thực hiện việc công bố Quyết định thanh tra.
2. Thành phần tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra bao gồm:
a) Đối với quyết định thanh tra hành chính: Đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra, người thực hiện giám sát, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra mời đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra;
b) Đối với Quyết định thanh tra chuyên ngành: Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan do Người ra quyết định thanh tra quyết định trên cơ sở báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra.
Trong trường hợp đối tượng thanh tra cố tình vắng mặt thì Trưởng đoàn thanh tra lập biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và tiếp tục thực hiện cuộc thanh tra theo kế hoạch.
Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì việc công bố Quyết định thanh tra có thể được thực hiện sau khi lập biên bản vi phạm của đối tượng thanh tra.
3. Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố Quyết định thanh tra. Nội dung buổi công bố bao gồm: Trưởng đoàn thanh tra công bố Quyết định thanh tra, người thực hiện giám sát công bố Quyết định giám sát (nếu có), Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh tra theo đề cương Đoàn thanh tra đã yêu cầu, các thành viên khác tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra có thể phát biểu ý kiến liên quan đến nội dung thanh tra.
4. Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Biên bản công bố Quyết định thanh tra thực hiện theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 20. Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra
1. Đoàn thanh tra làm việc tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra, trụ sở cơ quan thanh tra hoặc tại nơi tiến hành kiểm tra, xác minh theo kế hoạch tiến hành thanh tra.
2. Đoàn thanh tra làm việc với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trong trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra quyết định về thời gian cụ thể, thông báo cho các bên có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Điều 21. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
1. Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo đề cương; yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu thực hiện theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc giao nhận hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản. Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu thực hiện theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với những hồ sơ, tài liệu không cần thu giữ thì người nhận hồ sơ, tài liệu trả lại cho đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trước khi kết thúc việc thanh tra trực tiếp. Việc trả hồ sơ, tài liệu phải lập thành biên bản giao nhận như quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan.
Điều 22. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
1. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được; đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên quan giải trình về những vấn đề chưa rõ; trường hợp cần làm việc trực tiếp với đối tượng thanh tra, người có liên quan thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.
Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu hoặc làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra mời đối tượng thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến làm việc hoặc yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Văn bản yêu cầu báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh sự việc hoặc làm rõ những vấn đề liên quan đến sự việc đã và đang xảy ra thì Trưởng đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra có thể mời thêm đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc hoặc người làm chứng khác.
2. Việc kiểm tra, xác minh được lập biên bản theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 23. Mẫu văn bản thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra
1. Quyết định niêm phong tài liệu được thực hiện theo Mẫu số 12, Biên bản niêm phong tài liệu được thực hiện theo Mẫu số 13, Quyết định mở niêm phong tài liệu được thực hiện theo Mẫu số 14, Biên bản mở niêm phong tài liệu được thực hiện theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quyết định kiểm kê tài sản được thực hiện theo Mẫu số 16, Biên bản kiểm kê tài sản được thực hiện theo Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Văn bản yêu cầu giám định được thực hiện theo Mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Quyết định tạm đình chỉ được thực hiện theo Mẫu số 19, Văn bản kiến nghị đình chỉ việc làm gây thiệt hại được thực hiện theo Mẫu số 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được thực hiện theo Mẫu số 21, Văn bản yêu cầu tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được thực hiện theo Mẫu số 22 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Quyết định thu hồi tiền được thực hiện theo Mẫu số 23, Quyết định thu hồi tài sản được thực hiện theo Mẫu số 24 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Văn bản kiến nghị tạm đình chỉ thi hành quyết định được thực hiện theo Mẫu số 25 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Văn bản kiến nghị tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Mẫu số 26 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Quyết định hủy bỏ một trong các Quyết định được quy định tại các điểm đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 46 hoặc các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 48 của Luật Thanh tra (đối với thanh tra hành chính); các điểm g, h, i, k và l khoản 1 Điều 53 hoặc các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 55 của Luật Thanh tra (đối với thanh tra chuyên ngành) được thực hiện theo Mẫu số 27 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 24. Xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra
1. Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lập biên bản về việc sai phạm để làm cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải xử phạt vi phạm hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra quy định tại các Điều 46, 48, 53 và Điều 55 của Luật Thanh tra để chấm dứt hành vi vi phạm, kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
2. Trong trường hợp sai phạm của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì Trưởng đoàn thanh tra kiến nghị Người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý.
3. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định chuyển thông tin, hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Đoàn thanh tra tiếp tục thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã phê duyệt và ban hành Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển và bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra phải được lập thành văn bản và thực hiện theo Mẫu số 28, Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 25. Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra
Người ra quyết định thanh tra quyết định việc sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra theo đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra không được vượt quá phạm vi thanh tra đã được xác định trong Quyết định thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra phải lấy ý kiến của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra về nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trước khi trình Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Điều 26. Gia hạn thời hạn thanh tra
1. Việc gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Các cuộc thanh tra phức tạp, đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị, địa bàn;
b) Cần lấy ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoặc thực hiện việc trưng cầu giám định các nội dung liên quan đến cuộc thanh tra;
c) Cần phải xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi thanh tra;
d) Cần xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng được quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng;
đ) Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra;
e) Có sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cuộc thanh tra.
2. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, việc gia hạn thời hạn thanh tra không được quá thời hạn tối đa được quy định tại Điều 45 của Luật Thanh tra, Điều 16 của Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi Người ra quyết định thanh tra đề nghị gia hạn kèm theo dự thảo Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra; văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, thời gian gia hạn. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra thực hiện theo Mẫu số 30 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được gửi cho Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Điều 27. Chế độ báo cáo, sổ nhật ký Đoàn thanh tra
1. Chế độ báo cáo:
a) Trưởng đoàn thanh tra giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh cho các thành viên Đoàn thanh tra bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung công việc, thời gian thực hiện, thời hạn báo cáo.
Thành viên Đoàn thanh tra phải hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn được giao và báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được giao ngay sau khi hoàn thành.
Trong trường hợp có vấn đề phát sinh ngoài nhiệm vụ được giao hoặc cần phải được xử lý ngay thì thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo với Trưởng đoàn thanh tra để xem xét, quyết định.
b) Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Người ra quyết định thanh tra theo tiến độ được xác định trong kế hoạch tiến hành thanh tra hoặc theo yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra.
Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của Trưởng đoàn thanh tra được gửi cho người thực hiện giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
2. Sổ nhật ký Đoàn thanh tra:
a) Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm ghi Sổ nhật ký Đoàn thanh tra một cách chính xác, khách quan, trung thực những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra từ khi công bố Quyết định thanh tra đến khi ban hành Kết luận thanh tra. Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được lưu trữ trong Hồ sơ thanh tra.
Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm quản lý sổ nhật ký Đoàn thanh tra cùng với các tài liệu khác trong quá trình thanh tra.
b) Sổ nhật ký Đoàn thanh tra do Người ra quyết định thanh tra cấp cho Đoàn thanh tra khi có Quyết định thanh tra. Trường hợp Đoàn thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ký quyết định thành lập thì sổ nhật ký Đoàn thanh tra do Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp cho Đoàn thanh tra.
c) Việc in, phát hành sổ nhật ký Đoàn thanh tra:
Thanh tra Chính phủ tổ chức việc in, phát hành sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra bộ, ngành tổ chức việc in, phát hành sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra bộ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc quyền quản lý của bộ, ngành mình.
Thanh tra tỉnh tổ chức việc in, phát hành sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc quyền quản lý của địa phương mình.
d) Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 31 ban hành kèm theo Thông tư này.
Khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra.
Điều 28. Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra
Trước khi kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo Người ra quyết định thanh tra và thông báo bằng văn bản cho đối tượng thanh tra về việc kết thúc thanh tra trực tiếp. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để thông báo việc kết thúc thanh tra trực tiếp.
Văn bản thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra thực hiện theo Mẫu số 32 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương V
GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH TRA
Điều 29. Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức tham gia Đoàn thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Trong trường hợp giao cho công chức thuộc thẩm quyền thực hiện việc giám sát hoặc Tổ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra (gọi chung là người thực hiện giám sát) thì Người ra quyết định thanh tra ban hành Quyết định giám sát theo Mẫu số 33 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức tham gia Đoàn thanh tra có trách nhiệm giám sát công chức của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
3. Không giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra cho người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này;
b) Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
Điều 30. Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra
1. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra.
2. Việc chấp hành chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra và việc thực hiện Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo và các yêu cầu khác của cuộc thanh tra.
3. Việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra và các quy định của pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm của Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra.
4. Nội dung khác khi được Người ra quyết định thanh tra giao.
Điều 31. Tổ chức việc giám sát
1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định giám sát, Tổ trưởng tổ giám sát hoặc công chức được giao thực hiện việc giám sát có trách nhiệm xây dựng, trình Người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
Kế hoạch giám sát cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức giám sát, tiến độ thực hiện và phân công thực hiện. Kế hoạch giám sát được gửi cho Đoàn thanh tra.
Kế hoạch giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thực hiện theo Mẫu số 34 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc giám sát được thực hiện thông qua xem xét các báo cáo của Đoàn thanh tra và các thông tin, tài liệu khác thu thập được.
Khi có thông tin, phản ánh, kiến nghị, tố cáo về việc vi phạm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 30 của Thông tư này, Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định cử người thực hiện giám sát làm việc với Đoàn thanh tra để làm rõ các thông tin, phản ánh, kiến nghị, tố cáo.
Người thực hiện giám sát chỉ được làm việc với đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra.
Biên bản làm việc được thực hiện theo Mẫu số 35 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát
1. Làm việc với Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung giám sát.
2. Yêu cầu Đoàn thanh tra cung cấp các thông tin, tài liệu sau đây:
a) Quyết định thanh tra, quyết định gia hạn thời hạn thanh tra, quyết định bổ sung, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, các văn bản chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra;
b) Báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra và của Trưởng đoàn thanh tra với Người ra quyết định thanh tra;
c) Nhật ký Đoàn thanh tra;
d) Đơn thư phản ánh, kiến nghị, tố cáo có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra (nếu có);
đ) Các tài liệu khác theo chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra.
3. Thực hiện chế độ báo cáo với Người ra quyết định thanh tra:
a) Báo cáo định kỳ theo kế hoạch giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra đã được phê duyệt và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra;
b) Báo cáo khi phát hiện Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc ứng xử trong hoạt động thanh tra;
c) Báo cáo khi có căn cứ cho rằng hoạt động của Đoàn thanh tra không phù hợp với kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt;
d) Báo cáo khi kết thúc hoạt động giám sát.
4. Đề nghị Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
Điều 33. Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong hoạt động giám sát
1. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, khách quan thông tin, tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 32 của Thông tư này.
2. Giải trình và làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của người thực hiện giám sát.
3. Báo cáo với Người ra quyết định thanh tra trong trường hợp người thực hiện giám sát có hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện giám sát.
4. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp để thực hiện việc giám sát theo quy định.
Điều 34. Báo cáo kết quả giám sát
1. Chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra trực tiếp, người thực hiện giám sát có trách nhiệm xây dựng Báo cáo kết quả giám sát trình Người ra quyết định thanh tra. Báo cáo kết quả giám sát thực hiện theo Mẫu số 36 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo kết quả giám sát bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra theo nội dung quy định tại Điều 30 của Thông tư này;
b) Làm rõ các hành vi vi phạm (nếu có) của Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra thông qua việc xem xét các thông tin, phản ánh, kiến nghị, tố cáo; kiến nghị biện pháp xử lý;
c) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
Điều 35. Xử lý kết quả giám sát
1. Căn cứ thông tin, báo cáo trong quá trình giám sát và Báo cáo kết quả giám sát, Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm:
a) Xem xét, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền đối với những kiến nghị của người thực hiện giám sát có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra;
b) Áp dụng các biện pháp đôn đốc, chấn chỉnh hoạt động của Đoàn thanh tra nhằm đảm bảo mục đích, yêu cầu và tiến độ cuộc thanh tra;
c) Xem xét, quyết định việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra theo đề nghị của người thực hiện giám sát.
2. Trường hợp phát hiện Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, người thực hiện giám sát có hành vi vi phạm pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị người có thẩm quyền xử lý hoặc chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm.
Điều 36. Giám sát của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thực hiện việc giám sát công chức do mình quản lý trực tiếp như sau:
1. Yêu cầu công chức do mình quản lý trực tiếp báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được phân công.
2. Xem xét thông tin, phản ánh, kiến nghị, tố cáo về việc chấp hành pháp luật về thanh tra, việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra của công chức do mình quản lý trực tiếp để áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Người ra quyết định thanh tra xử lý.
Điều 37. Hồ sơ giám sát
1. Hồ sơ giám sát bao gồm các tài liệu sau:
a) Quyết định giám sát, kế hoạch giám sát;
b) Báo cáo, văn bản kiến nghị xử lý của người thực hiện giám sát;
c) Biên bản làm việc với Đoàn thanh tra và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có);
d) Báo cáo, văn bản, tài liệu của Đoàn thanh tra gửi người thực hiện giám sát;
đ) Báo cáo kết quả giám sát;
e) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Báo cáo kết quả giám sát được gửi cho Trưởng đoàn thanh tra để quản lý và lưu giữ cùng với Hồ sơ thanh tra. Trường hợp Báo cáo kết quả giám sát có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thì gửi sau khi ban hành Kết luận thanh tra.
Chương VI
KẾT THÚC CUỘC THANH TRA
Mục 1
BÁO CÁO KẾT QUẢ THANH TRA, XÂY DỰNG DỰ THẢO KẾT LUẬN THANH TRA
Điều 38. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan, trung thực về nội dung báo cáo đó.
2. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Kết quả kiểm tra, xác minh theo nhiệm vụ được phân công;
b) Kết luận rõ đúng, sai về từng nội dung đã được kiểm tra, xác minh và quy định của pháp luật làm căn cứ để kết luận đúng, sai; nêu rõ hành vi tham nhũng phát hiện qua thanh tra (nếu có);
c) Xác định rõ tính chất, mức độ, nguyên nhân vi phạm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Kiến nghị, đề xuất việc xử lý về kinh tế, hành chính, hình sự (nếu có) đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật; nêu rõ quy định của pháp luật, cơ sở thực tiễn của những kiến nghị, đề xuất.
3. Trong trường hợp nhận thấy nội dung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra chưa rõ, chưa đầy đủ thì Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu thành viên Đoàn thanh tra bổ sung, hoàn thiện báo cáo.
Điều 39. Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
1. Căn cứ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Đoàn thanh tra và căn cứ hồ sơ, tài liệu của Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra. Trong trường hợp vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà Trưởng đoàn thanh tra không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì Người ra quyết định thanh tra giao Phó Trưởng đoàn thanh tra (trong trường hợp Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn) hoặc giao thành viên Đoàn thanh tra xây dựng, trình Báo cáo kết quả thanh tra trong thời gian chưa có quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra phải lấy ý kiến của thành viên Đoàn thanh tra về dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra. Thành viên Đoàn thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến về nội dung liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và các nội dung khác của dự thảo báo cáo trước Trưởng đoàn thanh tra. Ý kiến bảo lưu được thể hiện bằng văn bản gửi kèm theo Báo cáo kết quả thanh tra cho Người ra quyết định thanh tra và được lưu trong Hồ sơ thanh tra.
3. Khi cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra tham khảo ý kiến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan để bảo đảm cho việc nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị xử lý được chính xác, khách quan và chịu trách nhiệm về việc tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra.
4. Nội dung Báo cáo kết quả thanh tra bao gồm:
a) Báo cáo kết quả thanh tra hành chính: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 49 của Luật Thanh tra;
b) Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành: Thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
c) Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra thực hiện theo Mẫu số 37 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 40. Xem xét Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra xem xét, đánh giá các nội dung trong Báo cáo kết quả thanh tra.
2. Trong trường hợp cần phải làm rõ hoặc bổ sung thêm nội dung của Báo cáo kết quả thanh tra, Người ra quyết định thanh tra yêu cầu Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra báo cáo hoặc tổ chức họp Đoàn thanh tra có sự tham dự của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra, người thực hiện giám sát để nghe Đoàn thanh tra báo cáo trực tiếp.
3. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để thảo luận, làm rõ Báo cáo kết quả thanh tra, hoàn chỉnh báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra.
4. Trưởng đoàn thanh tra trình báo cáo bổ sung, làm rõ thêm Báo cáo kết quả thanh tra với Người ra quyết định thanh tra kèm theo những ý kiến khác nhau của thành viên Đoàn thanh tra (nếu có).
Điều 41. Xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra
1. Sau khi nhận được Báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung (nếu có) của Đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra. Trong trường hợp vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà Trưởng đoàn thanh tra không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì Người ra quyết định thanh tra giao Phó Trưởng đoàn thanh tra (trong trường hợp Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn) hoặc giao thành viên Đoàn thanh tra xây dựng, trình dự thảo Kết luận thanh tra trong thời gian chưa có quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra.
Dự thảo Kết luận thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đối với dự thảo Kết luận thanh tra hành chính: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Thanh tra;
b) Đối với dự thảo Kết luận thanh tra chuyên ngành: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
2. Trong quá trình xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, Người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề dự kiến kết luận về nội dung thanh tra.
3. Trong trường hợp yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình thì Người ra quyết định thanh tra gửi văn bản yêu cầu kèm theo dự thảo Kết luận thanh tra hoặc một số nội dung trong dự thảo Kết luận thanh tra liên quan đến yêu cầu giải trình.
Việc giải trình của đối tượng thanh tra được thực hiện bằng văn bản kèm theo các thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho nội dung giải trình. Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ giữ bí mật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc để lộ nội dung giải trình, lộ dự thảo Kết luận thanh tra hoặc một số nội dung trong dự thảo Kết luận thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất với Người ra quyết định thanh tra xử lý nội dung giải trình của đối tượng thanh tra để hoàn thiện dự thảo Kết luận thanh tra.
4. Dự thảo Kết luận thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra sau khi xin ý kiến của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra.
Phiếu trình dự thảo Kết luận thanh tra phải có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra. Trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra có ý kiến khác với dự thảo Kết luận thanh tra thì ghi rõ trong Phiếu trình.
Thành viên Đoàn thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến về nội dung dự thảo Kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến về nội dung dự thảo Kết luận thanh tra trước Người ra quyết định thanh tra. Ý kiến bảo lưu được thể hiện bằng văn bản gửi kèm theo dự thảo Kết luận thanh tra và được lưu trong Hồ sơ thanh tra.
Phiếu trình dự thảo Kết luận thanh tra theo Mẫu số 38 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Nội dung hoàn thiện dự thảo Kết luận thanh tra theo ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra, ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được Trưởng đoàn thanh tra tổng hợp, báo cáo bằng văn bản với Người ra quyết định thanh tra và được lưu trong Hồ sơ thanh tra.
Mục 2
THẨM ĐỊNH DỰ THẢO KẾT LUẬN THANH TRA
Điều 42. Thẩm định và tham khảo ý kiến
1. Khi nhận được dự thảo Kết luận thanh tra, Người ra quyết định thanh tra tổ chức việc thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra để bảo đảm việc ban hành Kết luận thanh tra chính xác, khách quan. Việc thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra của Đoàn thanh tra do thanh tra huyện, thanh tra sở tiến hành được thực hiện khi cần thiết.
Trong cơ quan thanh tra có bộ phận thẩm định chuyên trách thì bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định toàn bộ nội dung dự thảo Kết luận thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra có thể giao cho một hoặc một số công chức trong đó có người thực hiện giám sát thực hiện việc thẩm định một hoặc một số nội dung của dự thảo Kết luận thanh tra, trong đó xác định rõ nội dung và thời hạn thẩm định.
2. Người thực hiện thẩm định phải có chuyên môn nghiệp vụ về nội dung cần thẩm định và không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 29 của Thông tư này.
3. Người thực hiện thẩm định có trách nhiệm tiến hành thẩm định, xây dựng Báo cáo kết quả thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Người ra quyết định thanh tra về Báo cáo kết quả thẩm định.
4. Trong trường hợp cần thiết, Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo việc tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức khác về một hoặc một số nội dung trong dự thảo Kết luận thanh tra.
Điều 43. Tài liệu phục vụ việc thẩm định
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Người ra quyết định thanh tra quyết định thực hiện việc thẩm định, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn giao tài liệu phục vụ việc thẩm định. Tài liệu phục vụ việc thẩm định bao gồm:
a) Quyết định thanh tra;
b) Kế hoạch tiến hành thanh tra;
c) Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra;
d) Báo cáo kết quả giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra;
đ) Báo cáo, văn bản giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có);
e) Dự thảo Kết luận thanh tra;
g) Các biên bản làm việc và thông tin, tài liệu khác có liên quan.
2. Việc bàn giao tài liệu phục vụ việc thẩm định phải được lập thành biên bản, kèm theo danh mục tài liệu thẩm định. Việc quản lý, sử dụng tài liệu phục vụ việc thẩm định được thực hiện như tài liệu của Hồ sơ thanh tra.
Điều 44. Tiến hành thẩm định
1. Sau khi tiếp nhận tài liệu phục vụ việc thẩm định, người thực hiện thẩm định nghiên cứu, xem xét để đưa ra ý kiến đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra; căn cứ pháp luật, thực tiễn, tính khả thi của những kiến nghị; mức độ phù hợp giữa các nội dung về kết quả thanh tra và kết luận, kiến nghị trong dự thảo Kết luận thanh tra và những nội dung khác thấy cần thiết trong dự thảo Kết luận thanh tra.
2. Trong trường hợp cần thiết, người thực hiện thẩm định làm việc trực tiếp với Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra để làm rõ thêm về nội dung của dự thảo Kết luận thanh tra.
3. Kết thúc việc thẩm định, người thực hiện thẩm định phải có Báo cáo kết quả thẩm định. Trong trường hợp việc thẩm định được giao cho nhiều người thì mỗi người thực hiện thẩm định phải có Báo cáo kết quả thẩm định về nội dung được giao. Báo cáo kết quả thẩm định thực hiện theo Mẫu số 39 ban hành kèm theo Thông tư này.
Báo cáo kết quả thẩm định được gửi cho Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra để hoàn thiện dự thảo Kết luận thanh tra.
Điều 45. Xử lý kết quả thẩm định
1. Căn cứ Báo cáo kết quả thẩm định, Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện dự thảo Kết luận thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và gửi cho Người ra quyết định thanh tra, người thực hiện thẩm định; trường hợp cần làm rõ ý kiến thẩm định thì báo cáo với Người ra quyết định thanh tra để làm việc trực tiếp với người thực hiện thẩm định.
3. Trong trường hợp giữa người thực hiện thẩm định và Trưởng đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau thì Người ra quyết định thanh tra yêu cầu người thực hiện thẩm định và Trưởng đoàn thanh tra giải trình, làm rõ để xem xét, quyết định.
Mục 3
BAN HÀNH, CÔNG KHAI KẾT LUẬN THANH TRA; QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỒ SƠ THANH TRA
Điều 46. Ban hành Kết luận thanh tra
1. Căn cứ Báo cáo kết quả thanh tra, Báo cáo kết quả thẩm định và ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan, Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Kết luận thanh tra, ký ban hành Kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình.
Kết luận thanh tra thực hiện theo Mẫu số 40 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều Kết luận thanh tra nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước.
Người ra quyết định thanh tra có thể ban hành kết luận bổ sung, sửa đổi, thay thế một phần hoặc toàn bộ Kết luận thanh tra khi có căn cứ cho thấy Kết luận thanh tra không bảo đảm đầy đủ, chính xác, khách quan, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trình tự, thủ tục ban hành, công khai kết luận bổ sung, sửa đổi, thay thế Kết luận thanh tra được thực hiện như trình tự, thủ tục ban hành, công khai Kết luận thanh tra.
3. Kết luận thanh tra hành chính được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Thanh tra và quy định khác có liên quan.
4. Kết luận thanh tra chuyên ngành được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
a) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra bộ tiến hành thì Kết luận thanh tra phải gửi cho Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Đối với cuộc thanh tra do Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thì Kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra bộ, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở tiến hành thì Kết luận thanh tra phải gửi Giám đốc sở, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Đối với cuộc thanh tra do Chi cục thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thì Kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra sở, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Trường hợp Kết luận thanh tra có nội dung bí mật nhà nước thì Người ra quyết định thanh tra xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.
Điều 47. Công khai Kết luận thanh tra
1. Kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn theo quy định của pháp luật, trừ nội dung bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc công bố Kết luận thanh tra theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, khoản 3 Điều 27 của Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
2. Việc lựa chọn hình thức công khai Kết luận thanh tra thực hiện như sau:
Việc công khai Kết luận thanh tra theo hình thức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 39 của Luật Thanh tra phải được lập biên bản. Biên bản công bố Kết luận thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 41 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ngoài hình thức nêu trên, Người ra quyết định thanh tra phải thực hiện một trong các hình thức công khai sau:
a) Thông báo trên ít nhất một trong các phương tiện thông tin đại chúng, gồm báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử; thời gian thông báo trên báo nói, báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 01 số phát hành; trên báo điện tử ít nhất là 05 ngày liên tục;
b) Thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp ít nhất là 05 ngày liên tục;
c) Niêm yết Kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra trong thời gian ít nhất là 15 ngày liên tục.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện Kết luận thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải quản lý, sử dụng bí mật nhà nước có trong Kết luận thanh tra đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Điều 48. Kết thúc hoạt động của Đoàn thanh tra
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Người ra quyết định thanh tra ký ban hành Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp để kết thúc hoạt động của Đoàn thanh tra. Nội dung họp Đoàn thanh tra được lập thành biên bản và được lưu trong Hồ sơ thanh tra.
2. Nội dung họp kết thúc hoạt động của Đoàn thanh tra bao gồm:
a) Đánh giá kết quả thanh tra so với mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra;
b) Đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và việc chấp hành pháp luật, chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra và tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động của Đoàn thanh tra;
c) Những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc thanh tra;
d) Nội dung khác theo yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra.
3. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo kết quả cuộc họp với Người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra.
4. Trưởng đoàn thanh tra kết thúc việc thực hiện nhiệm vụ sau khi Kết luận thanh tra được công khai.
Điều 49. Hồ sơ thanh tra
Hồ sơ thanh tra bao gồm:
1. Nhóm 1 về các văn bản chủ yếu, bao gồm:
- Quyết định thanh tra, quyết định gia hạn thời hạn thanh tra, quyết định bổ sung, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra (nếu có);
- Kế hoạch tiến hành thanh tra;
- Văn bản, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền là căn cứ ra Quyết định thanh tra;
- Kết luận thanh tra; Báo cáo kết quả thanh tra của Thủ trưởng cơ quan ra Quyết định thanh tra với cấp trên (nếu có);
- Các văn bản kết luận, chỉ đạo xử lý, quyết định xử lý của Người ra quyết định thanh tra hoặc cấp có thẩm quyền;
- Nhật ký Đoàn thanh tra.
2. Nhóm 2 về các văn bản, tài liệu do Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ soạn thảo, ban hành trong quá trình thanh tra, bao gồm:
- Báo cáo khảo sát, nắm tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra trước khi tiến hành thanh tra (nếu có);
- Văn bản, đề cương của Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh tra;
- Các biên bản do Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lập khi làm việc với đối tượng thanh tra và những người có liên quan đến nội dung thanh tra;
- Các báo cáo về tiến độ, tình hình thực hiện nhiệm vụ thanh tra với Người ra quyết định thanh tra;
- Các văn bản, quyết định xử lý trong quá trình thanh tra;
- Các văn bản, báo cáo xác minh các nội dung thanh tra của Đoàn hoặc của các thành viên Đoàn thanh tra;
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra, Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra;
- Biên bản các buổi họp, làm việc của Đoàn thanh tra về Báo cáo kết quả thanh tra;
- Biên bản các cuộc họp, làm việc của Người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra với Đoàn thanh tra và thông báo ý kiến kết luận của người chủ trì họp, làm việc (nếu có);
- Văn bản, tài liệu do đối tượng thanh tra cung cấp, giải trình về các nội dung của Kết luận thanh tra (nếu có);
- Văn bản bảo lưu ý kiến của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
3. Nhóm 3 về văn bản, tài liệu thu thập từ đối tượng thanh tra, là chứng cứ phục vụ Kết luận thanh tra, bao gồm:
- Văn bản, báo cáo của đối tượng thanh tra theo đề cương, yêu cầu của Đoàn thanh tra;
- Văn bản, báo cáo của đối tượng thanh tra cung cấp có liên quan đến nội dung thanh tra.
4. Nhóm 4 về văn bản, tài liệu khác liên quan đến cuộc thanh tra, bao gồm:
- Các loại đơn thư phản ánh, kiến nghị, tố cáo có liên quan đến các nội dung thanh tra;
- Báo cáo kết quả giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra (nếu có);
- Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và các tài liệu, biên bản làm việc (nếu có);
- Các dự thảo Kết luận thanh tra xin ý kiến; các văn bản gửi lấy ý kiến về dự thảo Kết luận thanh tra; văn bản trưng cầu giám định (nếu có);
- Các văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến vào dự thảo Kết luận thanh tra; văn bản giám định (nếu có);
- Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.
Điều 50. Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng Hồ sơ thanh tra
1. Hồ sơ thanh tra bao gồm những tài liệu được quy định tại Điều 59 của Luật Thanh tra và Điều 49 của Thông tư này. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc lập và bàn giao Hồ sơ thanh tra cho cơ quan đã ra Quyết định thanh tra. Thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập có trách nhiệm lập và bàn giao Hồ sơ thanh tra cho cơ quan đã ra Quyết định thanh tra hoặc đã ra văn bản phân công nhiệm vụ tiến hành thanh tra độc lập.
Hồ sơ thanh tra được bàn giao cho đơn vị lưu trữ trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày đóng Hồ sơ thanh tra. Việc bàn giao Hồ sơ thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản bàn giao Hồ sơ thanh tra cho đơn vị lưu trữ thực hiện theo Mẫu số 42 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người ra quyết định thanh tra, người ra văn bản phân công nhiệm vụ tiến hành thanh tra độc lập phải đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, công chức được giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập trong việc lập, bàn giao Hồ sơ thanh tra.
3. Việc mở hồ sơ bắt đầu từ ngày ban hành Quyết định thanh tra và đóng hồ sơ vào ngày người có thẩm quyền ra văn bản chỉ đạo hoặc quyết định về việc xử lý kết quả thanh tra.
Chương VII
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 51. Xử lý hành vi vi phạm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra
1. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật khi có một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra;
b) Thanh tra vượt quá thẩm quyền, mở rộng hay thu hẹp phạm vi, nội dung thanh tra được xác định trong Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra;
c) Làm sai lệch Hồ sơ thanh tra, giả mạo, sửa chữa, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ nhằm kết luận, báo cáo sai sự thật; chiếm đoạt Hồ sơ thanh tra;
d) Bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
đ) Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức; quản lý, sử dụng trái phép hồ sơ, tài liệu thanh tra;
e) Không báo cáo hành vi vi phạm pháp luật đã được phát hiện; báo cáo, kết luận không đúng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;
g) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Người thực hiện giám sát có hành vi bao che cho các hành vi vi phạm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thì tùy theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp Trưởng đoàn thanh tra có hành vi vi phạm trong hoạt động thanh tra thì Người ra quyết định thanh tra phải chủ trì kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của người đó và kiến nghị xem xét kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thành viên Đoàn thanh tra vi phạm quy định trong hoạt động thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải chủ trì kiểm điểm, làm rõ về hành vi vi phạm và kiến nghị xử lý theo quy định. Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo bằng văn bản với Người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý thành viên Đoàn thanh tra để chỉ đạo, xem xét kỷ luật theo quy định.
Trường hợp người thực hiện giám sát có hành vi vi phạm khi thực hiện giám sát thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra chủ trì kiểm điểm, làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định.
4. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Điều 52. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2021.
2. Các văn bản sau hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực pháp luật:
a) Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra;
b) Thông tư số 05/2015/TT-TTCP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra;
c) Thông tư số 08/2015/TT-TTCP ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về sổ nhật ký Đoàn thanh tra;
d) Quyết định số 2316/QĐ-TTCP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ ban hành Quy trình thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra.
3. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và căn cứ Thông tư này quy định quy trình và các biểu mẫu sử dụng khi tiến hành thanh tra phù hợp với tính chất, đặc điểm của hoạt động thanh tra trong ngành, lĩnh vực do mình quản lý.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội;

- Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ;

- Cục Kiểm tra VB QPPL, Bộ Tư pháp;

- Thanh tra các Bộ, ngành TW;

- Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Công báo, Cổng thông tin điện tử của CP, TTCP;

- Các đơn vị thuộc TTCP;

- Lưu: VT, PC (05b).

TỔNG THANH TRA

 

 

 

 

 

 

Đoàn Hồng Phong

 

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT INSPECTORATE

_________

No. 06/2021/TT-TTCP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_________________________

Hanoi, October 1, 2021

CIRCULAR

Specifying the organization and operations of the inspection team and the order and procedures for conducting an inspection

_______________

 

Pursuant to the Law on Inspection dated November 15, 2010;

Pursuant to Decree No. 86/2011/ND-CP dated September 22, 2011, of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Inspection;

Pursuant to Decree No. 07/2012/ND-CP dated February 9, 2012, of the Government on the agencies assigned to conduct specialized inspection and the specialized inspection operations.

Pursuant to Decree No. 50/2018/ND-CP dated April 9, 2018, of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Government Inspectorate;

At the proposal of the Directors of the Department of Legal Affairs and the Department of Personnel and Organization;

The Government Inspector General hereby promulgates the Circular specifying the organization and operations of the inspection team and the order and procedures for conducting an inspection

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular specifies the organization and operations of the inspection team as well as the order and procedures for conducting an inspection, supervising the operations of the inspection team, appraising the draft inspection conclusions, issuing and announcing inspection conclusions.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to Heads of State management agencies, Heads of State inspection agencies, Heads of agencies assigned to conduct specialized inspection, Heads and members of inspection teams, civil servants assigned to conduct specialized inspection, the monitors, supervisors, and appraisers of inspection as well as relevant agencies, organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Scope of inspection means a specific scope in terms of contents of inspection, subjects of inspection, and period of inspection, which serve as the basis for conducting an inspection.

2. Contents of inspection cover the implementation of policies, the law enforcement, the performance of assigned tasks and powers, or the observance of specialized laws, professional and technical regulations, management rules of the respective sector or industry of the subject of inspection.

3. Subjects of inspection mean agencies, organizations and individuals under the ambit of management of State agencies at the same level as the agencies assigned to conduct the inspection and other agencies, organizations and individuals identified in the inspection decision.

4. Period of inspection means the period of time during which the implementation of policies, the law enforcement, the performance of assigned tasks and powers, or the observance of specialized laws, professional and technical regulations, management rules of the respective sector or industry is conducted by the subject of inspection, which shall be considered and assessed in an inspection and identified in the inspection decision.

5. Duration of inspection means the period of time from the announcement of the inspection decision to the end of the direct inspection at the inspected place, excluding holidays as specified by the law.

6. Supervision of operations of the inspection team means the monitoring and collection of information and feedback on the observance of the law, the compliance with ethical standards, codes of conduct, the awareness of discipline and the performance of assigned tasks by the Head and members of the inspection team.

7. Supervisor may be the Supervision Team, the civil servant assigned by the inspection decision-maker to supervise the operations of the inspection team.

8. Appraisal of draft inspection conclusions means the review and evaluation to make recommendations to improve the draft inspection conclusions by a person with expertise in the field related to the contents of inspection who is assigned by the inspection decision-maker.

Article 4. Responsibilities of Heads of State administrative agencies

Within the scope of their tasks and powers, the Heads of State administrative agencies shall organize, direct, guide, examine and urge inspection agencies and agencies under their ambit of management regarding the work of inspection; resolve difficulties and problems, promptly handle inspection recommendations as well as direct and organize the implementation of inspection conclusions in accordance with the law.

Article 5. Responsibilities of inspection decision-makers, Heads of inspection teams, Heads of agencies and units assigned to preside over inspections

1. The inspection decision-makers shall be responsible for organizing and directing the inspection teams, ensuring the principles of inspection operations, ensuring that the inspections are conducted in accordance with the law for the right purposes and requirements; promptly settle feedback and recommendations of the inspection teams; complaints, denunciations, recommendations and feedback related to operations of the inspection teams.

2. The Head of an inspection teams shall be responsible for organizing and directing the members of the inspection team to strictly comply with the contents and schedule of inspection in accordance with the inspection decisions and the inspection plans; implementing the information and reporting regimes upon request of the inspection decision-makers; and take accountability to the inspection decision-makers for the operations of the respective inspection teams.

3. Heads of agencies or units assigned to preside over the inspections shall recommend members to join the inspection teams; supervising members of the inspection team subject to their respective agencies or units; and performing other tasks when assigned by the inspection decision-makers.

Article 6. Responsibilities of subjects of inspection and relevant agencies, organizations, units and individuals

1. Agencies, organizations and individuals that are subject to the inspection shall report, explain and provide fully and promptly information and documents related to contents of inspection in accordance with the law; conduct inspection requests, conclusions, and recommendations, and handling decisions of competent persons.

2. Agencies, organizations, units and individuals related to contents of inspection shall be responsible for providing fully and promptly information and documents upon request of persons competent to conduct inspection in accordance with the law.

Article 7. Maintenance of adherence and discipline in inspection operations

1. Inspection operations shall be conducted under the leadership of a Head. Members of an inspection team shall abide by the decisions and directions of the Head of such inspection team. The Head of the agency or unit presiding over the inspection and the Head of the inspection team shall abide by the decisions and directions of the inspection decision-maker.

2. The Head and members of the inspection team and the Head of the agency or unit presiding over the inspection have the right to reserve their opinions on the results of performance of tasks assigned to them.

 

Chapter II
ORGANIZATION OF AN INSPECTION TEAM

 

Article 8. Members of an inspection team

The inspection team has a Head, a Deputy Head (if necessary), and members of the inspection team.

The Deputy Head of the inspection team shall be responsible for assisting the Head of the inspection team in performing the tasks assigned to them and taking charge of a number of operations of the inspection team when assigned by the Head of the inspection team. Other provisions of this Circular for members of the inspection team also apply to the Deputy Head of the inspection team, unless otherwise specified.

Members of the inspection team shall perform tasks assigned to them by the Head of the inspection team.

Article 9. Recommendation of members to join the inspection team

1. The Head of the agency or unit assigned to preside over the inspection shall recommend a person with professional qualifications suitable to the requirements of the inspection to be the Head of the inspection team, Deputy Head of the inspection team, and the number of members of the inspection team to the inspection decision-maker for consideration and decision.

2. The Head of the agency or unit assigned to preside over the inspection shall discuss and reach an agreement with the person expected to be the Head of the inspection team on who are expected to be the members of the inspection team. The recommendation of the Head and members of the inspection team shall be notified to the units managing and directly employing such persons, the units in charge of organization and personnel, and the persons expected to be members of the inspection team.

Article 10. Standards of the Head of an inspection team

1. General standards:

a) Having good moral qualities and a sense of responsibility; integrity, honesty, fairness, objectivity;

b) Having professional qualifications suitable to the requirements and tasks of the inspection;

c) Comprehensively understanding inspection operations; having the ability to analyze, evaluate and synthesize issues related to the contents and industries to be inspected;

d) Being capable of organizing, directing and guiding members of the inspection team to perform inspection tasks assigned to them.

2. Specific standards:

a) The Head of an inspection team established by the Government Inspector General shall be the Head of a division-level unit or the principal or higher-ranked inspector;

b) Heads of inspection teams established by ministers, chairpersons of provincial-level People's Committees, chief inspectors of ministries, and Heads of agencies assigned to conduct specialized inspection at the general department and equivalent level, or under-ministerial department level, provincial-level Chief Inspectors shall be Deputy Heads of division- or higher-level units, or Chief Inspectors, or equivalent or higher-ranked inspectors;

c) Heads of inspection teams established by directors of the provincial-level departments, chief inspectors of the provincial-level departments, Heads of the agencies assigned to conduct specialized inspection at agency/department level under the general departments or equivalent shall be inspectors or equivalent or high-ranked inspectors;

d) Heads of inspection teams established by chairpersons of district-level People's Committees, district-level chief inspectors, and Heads of agencies assigned to conduct specialized inspection at sub-department level under the provincial-level departments, or branch level of under-ministerial departments or equivalent shall be an inspector or equivalent or high-ranked inspectors.

Article 11. Persons not allowed to be members of an inspection team

1. Persons in any of the following cases may not be members of any inspection team:

a) Persons holding shares in enterprises that are subject to the inspection, unless otherwise specified by the law;

b) Persons whose spouses, natural parents, children, or siblings are (Deputy) Heads, persons in charge of organization and personnel, accountants, treasurers, or storekeepers in agencies, organizations or units that are subject to the inspection;

c) Persons who are undergoing disciplinary procedures or being examined for criminal liability;

d) Persons committing violations on whom penalties are imposed in accordance with Clauses 1 and 2, Article 51 of this Circular, of which the disciplinary periods have not yet expired or the criminal records have not been removed;

dd) Persons who do not meet other standards to join the inspection team as specified by the law.

2. Persons in any of the following cases may not be the Head of any inspection team:

a) Persons in the cases specified in Clause 1 of this Article;

b) Persons whose spouses, natural parents, parents-in-law, children, siblings or siblings-in-law work at the agencies, organizations or units that are subject to the inspection.

3. The Head of the agency or unit assigned to preside over the inspection shall be responsible for checking and reviewing to detect persons who are not allowed to be members of the inspection team before submitting it to the inspection decision-maker.

Persons who are expected to be members of the inspection team in any of the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article or in other cases that may not ensure objectivity shall report such to the Head of the agency or unit assigned to preside over the inspection before the inspection decision is made.

4. During the inspection, if someone is detected to be in any of the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the inspection decision-maker shall consider and decide on the change of the Head or member of the inspection team.

During the inspection, if they find themselves falling into any of the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the members of the inspection team or the Head of the inspection team shall report such to the inspection decision-maker for consideration and decision.

Article 12. Change of members or Head of an inspection team

1. The inspection decision-maker shall consider changing the members of the inspection team when such members fall into any of the following cases:

a) Committing any of the acts as prohibited in accordance with Article 13 of the Law on Inspection;

b) Being detected to be in any of the cases specified in Clause 1, Article 11 of this Circular during the inspection;

c) Failing to comply with the regime of information, reporting, direction and administration of the Head of the inspection team;

d) Failing to complete the tasks assigned to them, being unfit or unable to continue performing the inspection tasks for other objective reasons.

2. The inspection decision-maker shall consider changing the Head of the inspection team in the following cases:

a) Falling into any of the cases specified at Points a, b and d, Clause 1 of this Article;

b) Failing to comply with the information, reporting, direction and administration regime of the inspection decision-maker;

c) Being considered unqualified to complete the inspection tasks, when reasonably warranted, by the inspection decision-maker;

d) Being assigned other tasks upon request of a competent authority or organization.

Article 13. Order and procedures for substituting or adding the Head or members of an inspection team

1. Substitution of the Head of the inspection team

a) In case of substituting the Head of the inspection team as specified in Clause 2, Article 12 of this Circular, the inspection decision-maker shall request the Head of the agency or unit directly managing the Head of the inspection team to submit a written request for substituting the Head of the inspection team enclosed with the draft decision on substitution of the Head of the inspection team and relevant documents (if any).

In the case where the Head of the inspection team is concurrently the Head of the agency or unit presiding over the inspection, the inspection decision-maker shall request the Head of the unit in charge of personnel and organization to submit a written request for substituting the Head of the inspection team, enclosed with a draft decision on substitution of the Head of the inspection team;

b) The inspection decision-maker shall, based on the written request and other information related to the operations of the inspection team, consider and issue a decision to substitute the Head of the inspection team.

The decision to substitute the Head of the inspection team shall be made using Form No. 01 attached to this Circular.

2. Substitution of members of the inspection team

a) In case of substituting any member of the inspection team as specified in Clause 1, Article 12 of this Circular, the Head of the inspection team shall notify the Head of the agency or unit directly managing the respective member and submit a written request to the inspection decision-maker for substituting such member.

b) The inspection decision-maker shall, based on the written request of the Head of the inspection team, the results of supervision of the inspection team's operations and other information related to the operations of the inspection team, issue a decision to substitute members of the inspection team. In case of disapproval, the inspection decision-maker shall reply to the requester and clearly state the reasons therefor.

The decision to substitute the members of the inspection team shall be made using Form No. 02 attached to this Circular.

3. Addition of members to the inspection team

When deeming it necessary, based on the requirements of performing inspection tasks, the Head of the inspection team shall discuss and reach agreement with the Heads of the agencies and units directly managing and employing the persons to be added to the inspection team, send a written request and draft decision on addition of members to the inspection team to the inspection decision-maker. The written request shall clearly state the reasons, full names and positions of the persons to be added. In the case where the inspection decision-maker disapproves the request for adding members to the inspection team, he/she shall reply to the requester and clearly state the reasons therefor.

The decision to add members to the inspection team shall be made using Form No. 03 attached to this Circular.

4. The decision to change the Head of the inspection team, to change the members of the inspection team or to add members to the inspection team shall be sent to the subjects of inspection.

 

Chapter III
BUILD-UP OF THE INSPECTION

 

Article 14. Collection of information and documents before the inspection

1. Before making the inspection decisions, based on their State management functions, tasks and competence, Heads of State management agencies, Heads of State inspection agencies, Heads of agencies conducting specialized inspection (collectively referred to as the inspection decision-makers) shall direct the collection of information and documents for making the inspection decisions at the proposal of the Heads of the agencies and units expected to preside over the respective inspections.

2. The collection of information and documents shall be done as follows:

a) Agencies, organizations and units within the scope of inspection shall be requested to make reports following the outline of information and documents requested to be provided as specified in Form No. 04 attached to this Circular;

b) When necessary and with the written consent of the inspection decision-maker, the person assigned to collect information and documents shall works directly with the agency, organization or unit expected to be the subject of inspection.

3. The person assigned to collect information and documents shall be responsible for making a report on the results of information and document collection in writing to the Head of his/her agency or unit and the inspection decision-maker. Such report shall contain the following:

a) An overview of the operations of the agency, organization or unit expected to be inspected; their compliance with policies and laws related to the contents of inspection;

b) Results of inspection, examination, audit and investigation by competent authorities related to the contents of inspection (if any) and other relevant information;

c) Specific proposals regarding contents, subjects, period and duration of inspection.

Article 15. Issuance of the inspection decision

The Head of the agency or unit presiding over the inspection shall propose specific contents, subjects, period, duration and timelines of inspection, members of the inspection team and prepare a draft inspection decision. Pursuant to Article 38 of the Law on Inspection and based on the report on results of information and document collection and the proposals of the Head of the agency or unit presiding over the inspection, the inspection decision-maker shall issue such a decision and direct the Head of the inspection team to develop an inspection plan.

The inspection decision shall be made using Form No. 05 attached to this Circular.

Article 16. Development, approval and dissemination of an inspection plan

1. The Head of the inspection team shall assume the prime responsibility for developing an inspection plan with the following contents: Purposes and requirements; scope, contents, subjects, period and duration of operation; methods of conducting the inspection; schedule of inspection, reporting and information regimes; use of equipment, funds and necessary material conditions for the operations of the inspection team.

The Head of the inspection team shall submit the inspection plan to the inspection decision-maker for approval.

The time limit for development and approval of the inspection plan shall not exceed 05 working days from the date of issuing the inspection decision. In case of unscheduled inspection, the time limit shall not exceed 03 working days.

The inspection plan shall be made using Form No. 06 attached to this Circular.

2. The Head of the inspection team shall hold a meeting of the inspection team to disseminate the inspection plan, thoroughly understand the purposes, requirements, contents, scope, period, duration, timelines of the inspection, and methods of conducting the inspection, and assign tasks to members of the inspection team.

Article 17. Development of the outline of required information to be reported by the subjects of inspection

1. Based on the inspection decision and inspection plan, the Head of the inspection team shall be responsible for directing and organizing the development of the outline of required information to be reported by the subjects of inspection.

2. 05 working days before the announcement of the inspection decision, the Head of the inspection team shall send a written request to the subjects of inspection, enclosed with an outline of the report. Such written request shall clearly state the report's contents, form, and deadline.

Article 18. Notification of the announcement of the inspection decision

1. The Head of the inspection team shall notify in writing the subjects of inspection of the announcement of the inspection decision. Such notice shall clearly state the time, place and participants therein.

2. In case of necessity, the Head of the inspection team shall request the inspection decision-maker to sign the written notice of announcement of the inspection decision.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION ORGANIZATION OF THE INSPECTION

 

Article 19. Announcement of the inspection decision

1. The inspection decision shall be announced in accordance with Clause 2, Article 44 and Clause 2, Article 52 of the Law on Inspection.

The Head of the inspection team shall be responsible for announcing the inspection decision. In case of necessity, the inspection decision-maker shall preside over the announcement or authorize the Head of the agency or unit presiding over the inspection to announce the inspection decision.

2. Participants attending the announcement of the inspection decision include:

a) For administrative inspection decisions: The representative leader of the agency presiding over the inspection, the inspection team, the supervisor, the Head of the agency, organization, or individual subject to the inspection. In case of necessity, the Head of the inspection team shall invite representatives of relevant agencies, organizations, units and relevant individuals to attend the announcement of the inspection decision;

b) For specialized inspection decisions: The subjects of inspection and other relevant agencies, organizations, units and individuals as decided by the inspection decision-maker at the proposal of the Head of the inspection team.

In the case where the subjects of inspection are intentionally absent, the Head of the inspection team shall make a record, which shall be certified by the commune-level People's Committee, and continue to conduct the inspection as planned.

In the case where violations are detected, the announcement of the inspection decision may be made after a record of violations committed by the subjects of inspection is made.

3. The Head of the inspection team shall preside over the announcement of the inspection decision. The announcement shall be conducted as follows: The Head of the inspection team shall announce the inspection decision. The supervisor shall announce the supervision decision (if any). The Head of the agency, organization, unit or individual subject to the inspection shall report on the contents of inspection following the outline require by the inspection team. Other participants attending the announcement of the inspection decision can express their opinions related to the contents of inspection.

4. The announcement of the inspection decision shall be recorded in writing, which shall be signed by the Head of the inspection team and the Head of the agency, organization or individual subject to the inspection or an authorized person as specified by the law.

The record of the announcement of the inspection decision shall be made using Form No. 07 attached to this Circular.

Article 20. Workplace and working time of the inspection team

1. The inspection team works at the head office of the agency, organization or unit subject to the inspection or the head office of the inspection agency or at the place where the inspection and verification is conducted in accordance with the inspection plan.

2. The inspection team works with the subjects of inspection, relevant agencies, organizations, units and individuals during office hours. In case of having to work outside office hours, the Head of the inspection team shall decide on the specific overtime, notify relevant parties, and take accountability for his/her decision.

Article 21. Collection of information and documents related to the contents of inspection

1. During the inspection, the Head and members of the inspection team may request the subjects of inspection to report following the outline; request the subjects of inspection as well as relevant agencies, organizations, units and individuals to provide information and documents related to the contents of inspection.

The written request for information and documents shall be made using Form No. 08 attached to this Circular.

The delivery of dossiers and documents shall be recorded in writing. Such delivery record shall be made using Form No. 09 attached to this Circular.

2. For dossiers and documents that may not be seized, the recipient of such the dossiers and documents shall return them to the subjects of inspection, relevant agencies, organizations, units and individuals before the end of the direct inspection. The return of dossiers and documents shall be made recorded in a delivery record as specified in Clause 1 of this Article.

3. The management, exploitation and use of information and documents of inspection shall comply with the law regulations on inspection and other relevant laws.

Article 22. Checking and verification of information and documents

1. The Head and members of the inspection team shall study the information and documents collected; evaluate the implementation of policies, laws, tasks and powers of the subjects of inspection with respect to the contents of inspection; ask the responsible persons and relevant persons to explain the unclear issues. In the case where it is necessary to work directly with the subjects of inspection and relevant persons, members of the inspection team shall report to the Head of the inspection team for consideration and decision.

In the case where it is necessary to check and verify information and documents or clarify issues related to the contents of inspection, the Head of the inspection team or the inspection decision-maker shall invite the subjects of inspection and the representatives of relevant agencies, organizations, units and individuals to attend a meeting or request the subjects of inspection to send a report. The written request for the report shall be made using Form No. 10 attached to this Circular.

In the case where it is necessary to check and verify an incident or clarify issues related to an incident that has occurred or is taking place, the Head of the inspection team or the inspection decision-maker may invite the representative of the commune-level People's Committee of the locality where such incident occurred or other witnesses of such incident.

2. The checking and verification shall be recorded in writing using Form No. 11 attached to this Circular.

Article 23. Forms of documents recording the exertion of powers in inspection operations

1. The decision to document sealing shall be made using Form No. 12, the record of document sealing shall be made using Form No. 13, the decision on document unsealing shall be made using Form No. 14, and the record of document unsealing shall be made using Form No. 15 attached to this Circular.

2. The asset inventory decision is made using Form No. 16, and the asset inventory record is made using Form No. 17 attached to this Circular.

3. The written request for verification shall be made using Form No. 18 attached to this Circular.

4. The decision on suspension shall be made using Form No. 19, and the written request for suspension of the damage-causing act shall be made using Form No. 20, attached to this Circular.

5. The decision on temporary seizure of money, objects and licenses shall be made using Form No. 21, and the written request for temporary seizure of money, objects and licenses shall be made using Form No. 22, attached to this Circular.

6. The decision on money recovery shall be made using Form No. 23, and the decision on asset recovery shall be made using Form No. 24 attached to this Circular.

7. The written request for suspension of implementation of the decision shall be made using Form No. 25 attached to this Circular.

8. The written request for employment suspension of cadres, civil servants and public employees shall be made using Form No. 26 attached to this Circular.

9. The decision to annul any of the decisions specified at Points dd, e, g, h and i, Clause 1, Article 46 or Points d, dd, e, g and h, Clause 1, Article 48 of the Law on Inspection (for administrative inspection); Points g, h, i, k and l, Clause 1, Article 53 or Points d, dd, e and g, Clause 1, Article 55 of the Law on Inspection (for specialized inspection) shall be made using Form No. 27 attached to this Circular.

Article 24. Handling of wrongdoings during the inspection

1. During the inspection, if any wrongdoing is detected, the Head and members of the inspection team shall make a record of such wrongdoing to serve as a basis for handling it in accordance with the law. For wrongdoings on which administrative penalties shall be imposed, the Head of the inspection team or members of the inspection team shall make a record of administrative violations for handling for cases falling under their competence or transfer the cases to competent authorities for handling in accordance with the law.

The inspection decision-maker, the Head of the inspection team, and the members of the inspection team shall exercise the powers in inspection operations specified in Articles 46, 48, 53 and 55 of the Law on Inspection in order to stop acts of violation and promptly protect the interests of the State and the lawful rights and interests of agencies, organizations, units and individuals.

2. In the case where wrongdoings of the subjects of inspection or relevant agencies, organizations, units and individuals do not fall under his/her handling competence, the Head of the inspection team shall request the inspection decision-maker or Heads of the competent State authorities to consider handling the cases.

3. When detecting signs of crime, the Head of the inspection team shall report such to the inspection decision-maker who will then consider and decide on transferring such information and case dossiers to competent investigation agencies for handling in accordance with the law. In such case, the inspection decision-maker directs the inspection team to continue the inspection in accordance with the approved inspection plan and issues the inspection conclusions in accordance with the law.

The transfer and handover of dossiers of the cases showing signs of crime to investigation agencies shall be recorded in writing using Forms No. 28 and No. 29 attached to this Circular.

Article 25. Amendment and supplement of the contents of the inspection plan

The inspection decision-maker shall decide to amend or supplement the inspection plan upon request of the Head of the inspection team or upon request of a competent agency, organization or individual. Amendments and supplements to the inspection plan shall not be beyond the scope of inspection defined in the inspection decision.

The Head of the inspection team shall consult with the Head of the agency or unit presiding over the inspection on the amendments and supplements to the inspection plan before submitting them to the inspection decision-maker for consideration and decision.

Article 26. Extension of the duration of inspection

1. The duration of inspection shall be extended in the following cases:

a) The inspection is (extremely) complicated and involves many industries, agencies, units and localities;

b) It is necessary to seek professional opinions of agencies, organizations, units and individuals or to solicit verification of contents related to the inspection;

c) It is necessary to verify and clarify the cases involving foreign elements within the contents and scope of inspection;

d) It is necessary to verify and clarify corrupt acts specified in Clause 1, Article 2 of the Law on Anti-corruption;

dd) When the subjects of inspection, agencies, organizations, units and individuals do not cooperate, obstruct, oppose or cause difficulties for inspection operations, thereby affecting the duration of inspection;

e) There is a force majeure event affecting the schedule of inspection.

2. The extension of the duration of inspection shall be considered and decided by the inspection decision-maker. For the cases specified at Points a, b, c, d and dd, Clause 1 of this Article, the extension of the duration of inspection shall not exceed the maximum duration specified in Article 45 of the Law on Inspection and Article 16 of Decree 07/2012/ND-CP dated February 9, 2012, of the Government on the agencies assigned to conduct specialized inspection and the specialized inspection operations.

The Head of the inspection team shall send a written request to the inspection decision-maker for an extension, enclosed with the draft decision on extension of the duration of inspection. Such written request shall clearly state the reasons therefor and the period of extension. The decision to extend the duration of inspection shall be made using Form No. 30 attached to this Circular.

3. The decision to extend the duration of inspection shall be sent to the inspection team, subjects of inspection and relevant agencies, organizations, units and individuals.

Article 27. Reporting regime and logbook of the inspection team

1. Reporting regime:

a) The Head of the inspection team assigns inspection and verification tasks to members of the inspection team in writing, which clearly states the task description, turnaround time, and reporting deadline.

Members of the inspection team shall complete the tasks within the assigned deadline and report to the Head of the inspection team on the performance of the tasks assigned to them immediately upon completion.

In the case where problems arise beyond the ambit of the tasks assigned to them or need to be handled immediately, members of the inspection team shall report them to the Head of the inspection team for consideration and decision.

b) The Head of the inspection team shall report on the progress and results of the performance of tasks assigned to them to the inspection decision-maker in accordance with the schedule determined in the inspection plan or upon request of the inspection decision-maker.

The report on the progress and results of the performance of the tasks assigned to them by the Head of the inspection team shall be sent to the supervisor of the inspection team’s operations.

2. Logbook of the inspection team:

a) The Head of the inspection team shall be responsible for recording in the inspection team’s logbook accurately, objectively and honestly the contents related to the inspection team's operations that have taken place since the announcement of the inspection decision to the date of issuing the inspection conclusions. The inspection team's logbook shall be included in the inspection dossier.

The Head of the inspection team shall be responsible for managing the inspection team's logbook together with other documents during the inspection.

b) The inspection team's logbook shall be given by the inspection decision-maker to the inspection team when the inspection decision is issued. In the case where the inspection team is established by the Head of a State management agency, the logbook of the inspection team shall be given to the inspection team by the Head of the inspection agency at the same level as the Head of such State management agency.

c) Printing and distribution of the inspection team's logbooks:

The Government Inspectorate organizes the printing and distribution of the inspection team's logbooks to the Government Inspector.

Inspectorates of ministries and sectors shall organize the printing and distribution of the inspection team's logbooks to the ministerial-level inspectorates and agencies assigned to conduct specialized inspection under their respective ambit of management.

Provincial-level inspectorates shall organize the printing and distribution of the inspection team's logbooks to the provincial-level inspectorates, inspectorates of provincial-level departments, district-level inspectorates, and agencies assigned to conduct specialized inspection in the respective localities.

d) The inspection team's logbook shall be made using Form No. 31 attached to this Circular.

The application of information technology in recording the inspection team's logbooks is encouraged.

Article 28. Ending the inspection at the inspected place

Before the end of the inspection at the inspected place, the Head of the inspection team shall report to the inspection decision-maker and notify in writing the subjects of inspection of the end of the direct inspection. In case of necessity, the Head of the inspection team shall hold a meeting with the subjects of inspection to announce the end of the direct inspection.

The written notice of the end of the inspection at the inspected place shall be made using Form No. 32 attached to this Circular.

 

Chapter V

SUPERVISION OF OPERATIONS OF THE INSPECTION TEAM

 

Article 29. Responsibilities of inspection decision-makers, Heads of agencies or units directly managing civil servants participating in inspection teams

1. The inspection decision-maker shall be responsible for supervising the operations of the inspection team. In case of assigning to any civil servant under its ambit or the supervision team to conduct the supervision of the inspection team’s operations (collectively referred to as the supervisor), the inspection decision-maker shall issue a supervision decision using Form No. 33 attached to this Circular.

2. Heads of agencies or units directly managing civil servants participating in the inspection team shall supervise their civil servants during the performance of inspection tasks.

3. The task of supervising the operations of the inspection team shall not be assigned to the persons in any of the following cases:

a) Those specified in Clause 2, Article 11 of this Circular;

b) Persons whose spouses, natural parents, children, or siblings who are the Heads or members of the inspection teams.

Article 30. Contents of supervision of the inspection team's operations

1. The observance of the law on basis, competence, order and procedures for exercising powers and obligations in inspection operations by the Head and members of the inspection team.

2. The observance of the directions of the inspection decision-maker, the implementation of the inspection decision and the inspection plan, the observance of the information and reporting regime, and other requirements of the inspection.

3. The compliance with inspector’s ethical standards and code of conducts and law regulations on prohibited acts by the Head and members of the inspection team.

4. Other contents when assigned by the inspection decision-maker.

Article 31. Organization of the supervision

1. Within 05 working days from the date of issuing the supervision decision, the Head of the supervision team or the civil servant assigned to perform the supervision shall develop and submit the plan to supervise the operations of the inspection team to the inspection decision-maker for approval.

The supervision plan should clearly state the purposes, requirements, contents, form of supervision, schedule of implementation and assignment of tasks. The supervision plan shall be sent to the inspection team.

The plan to supervise operations of the inspection team shall be made using Form No. 34 attached to this Circular.

2. The supervision shall be conducted by reviewing the reports of the inspection team and other information and documents collected.

When there is information, feedback, recommendations and denunciations about violations of the contents specified in Clause 3, Article 30 of this Circular, the inspection decision-maker shall consider and decide to assign the supervisor to meet with the inspection team to clarify such information, feedback, recommendations and denunciations.

Supervisors may only meet with subjects of inspection and relevant agencies, organizations and individuals upon request of inspection decision-makers.

The meeting minutes shall be made using Form No. 35 attached to this Circular.

Article 32. The supervisor is tasked and granted the powers to:

1. Meet with the inspection team, the subjects of inspection and agencies, organizations, units and individuals related to the contents of supervision.

2. Request the inspection team to provide the following information and documents:

a) The inspection decision, the decision on extension of the duration of inspection, the decision to add or substitute the Head and members of the inspection team, the plan to conduct the inspection, the guiding documents of the inspection decision-maker;

b) The report on the performance of tasks by members of the inspection team to the Head of the inspection team and of the Head of the inspection team to the inspection decision-maker;

c) The logbook of the inspection team;

d) Complaints, recommendations and denunciations related to the inspection team's operations (if any);

dd) Other documents as directed by the inspection decision-maker.

3. Implement the reporting regime to the inspection decision-maker:

a) Report on a periodical basis in accordance with the approved plan to supervise the inspection team's operation supervision plan and on an ad-hoc basis upon request of the inspection decision-maker;

b) Report when detecting that the Head of the inspection team or members of the inspection team have committed law violations or violated the code of conducts in inspection operations;

c) Report when there are grounds to believe that the inspection team's operations are not in accordance with the approved inspection plan;

d) Report at the end of the supervision.

4. Request the inspection decision-maker to consider and decide on the substitution of the Head of the inspection team or members of the inspection team.

Article 33. The Head and members of the inspection team, with respect to the supervision, shall

1. Provide promptly, fully, accurately and objectively information and documents specified in Clause 2, Article 32 of this Circular.

2. Explain and clarify issues related to contents of supervision upon request of the supervisor.

3. Report to the inspection decision-maker in the case where the supervisor commits law violations regarding the supervision.

4. Report the progress of inspection tasks to the Heads of the agencies and units directly managing them to conduct the supervision in accordance with regulations.

Article 34. Reports on supervision results

1. Within 15 working days from the date of completing the direct inspection, the supervisor shall prepare a report on supervision results and submit it to the inspection decision-maker. The report on supervision results shall be made using Form No. 36 attached to this Circular.

2. The report on supervision results shall contain the following contents:

a) Assessment of the task performance of the inspection team according to the contents specified in Article 30 of this Circular;

b) Clarification of violations (if any) of the Head and members of the inspection team by considering the information, feedback, recommendations and denunciations; proposals of handling measures;

c) Other relevant contents (if any).

Article 35. Handling of supervision results

1. Based on the information and reports during the supervision and the report on supervision results, the inspection decision-maker shall:

a) Consider and promptly handling recommendations of the supervisor related to the inspection team's operations, for the cases falling under its competence;

b) Apply measures to urge and correct the operations of the inspection team in order to ensure the purposes, requirements and schedule of the inspection;

c) Consider and decide on the substitution of the Head and members of the inspection team at the proposal of the supervisor.

2. In case of detecting that the Head or members of the inspection team, or the supervisor have committed law violations, depending on the nature and severity of such violations, the inspection decision-maker shall consider and handle the cases falling under its competence or request competent persons to handle the cases or transfer the case dossiers to the investigation agencies for examination for criminal liability upon detection of signs of crime.

Article 36. Supervision by Heads of agencies or units directly managing Heads and members of inspection teams

Heads of agencies or units directly managing Heads and members of inspection teams shall supervise civil servants under their ambit of management as follows:

1. To request civil servants under their ambit of direct management to report on the performance of inspection tasks assigned to them.

2. To consider information, feedback, recommendations and denunciations about the observance of the law on inspection and the performance of inspection tasks by civil servants under their ambit of management to take measures for handling in accordance with their competence or report the cases to the inspection decision-maker for handling.

Article 37. Supervision dossiers

1. A supervision dossier consists of the following documents:

a) The supervision decision and supervision plan;

b) The report and written recommendations of the supervisor;

c) The minutes of the meeting with the inspection team and relevant agencies, organizations, units and individuals (if any);

d) Reports, documents and documents sent by the inspection team to the supervisor;

dd) The report on supervision results;

e) Other relevant documents.

2. The report on supervision results is sent to the Head of the inspection team to manage and store together with the inspection dossier. In the case where the report on supervision results contains denunciations about violations committed by the Head or members of the inspection team, it shall be sent after the inspection conclusions are issued.

 

Chapter VI

COMPLETION OF INSPECTIONS

 

Section 1

REPORTS ON INSPECTION RESULTS, DEVELOPMENT OF DRAFT INSPECTION CONCLUSIONS

 

Article 38. Report on results of performance of assigned tasks of members of inspection teams

1. Within 05 working days from the date of inspection completion at the inspected place, members of the inspection team shall be responsible for reporting in written form to the Head of the inspection team on the results of performance of the tasks assigned to them and shall take responsibility for the accuracy, objectivity and truthfulness of contents of the report.

2. Report on results of performance of assigned tasks of members of administrative inspection teams shall include the following contents:

a) Examination and verification results according to their assigned tasks;

b) Clear conclusions whether every examined and verified contents is right or wrong and legal provisions used as the ground to make such conclusions; clear identification of the corruption acts detected through inspection (if any);

c) Clear identification of the nature, extent and causes of violations and responsibilities of agencies, organizations, and individuals that commit law violations;

d) Recommendations and proposals on the handling of economic, administrative and criminal violations (if any) against agencies, organizations, units, and individuals that commit law violations; proposals to overcome loopholes and weaknesses in management work, proposals on amending and supplementing to mechanisms, policies and laws; clearly stating law provisions and practical issues used as the basis for such recommendations and proposals.

3. In the case where the contents of the report on results of performance assigned tasks of any inspection team member is not clear or complete, the Head of the inspection team shall ask such member of the inspection team to supplement and complete the report.

Article 39. Reports on inspection results of inspection teams

1. Based on reports on the results of performance of assigned tasks of the members of the inspection team and the records and documents of the inspection team, the Head of the inspection team shall take the prime responsibility for developing the reports on inspection results of the inspection team. In the case where due to health reasons or other reasons that the Head of the inspection team cannot continue to perform such task, the inspection decision-maker shall assign the Deputy Head of the inspection team (in the case where there is a Deputy Head of the inspection team) or assign a member of the inspection team to develop and submit the report on inspection results while there has not been any decision to change the Head of the inspection team.

2. The Head of the inspection team shall consult members of the inspection team on the draft report on inspection results of the inspection team. Members of the inspection team shall have the right to reserve opinions on the contents related to the results of performance of the assigned tasks and other contents of the draft report before the Head of the inspection team. The reserved opinions shall be stated in the written document attached to the report on inspection results for the inspection decision maker and shall be stored in the inspection dossier.

3. When necessary, the Head of the inspection team shall consult with relevant agencies, organizations, units, and individuals to ensure that the comments, assessments, conclusions and handling recommendations are accurate, objective and take responsible for receiving feedbacks and completing the report on inspection results of the inspection team.

4. Contents of reports on inspection results shall include:

a) Report on administrative inspection results: made in accordance with provisions in Clauses 2, 3 and 4, Article 49 of the Law on Inspection;

b) Report on specialized inspection results: made in accordance with the provisions in Article 25 of Decree No. 07/2012/ND-CP dated February 9, 2012 of the Government on the agencies assigned to conduct specialized inspection and the specialized inspection operations.

c) Report on inspection results of the inspection team made using Form No. 37 attached to this Circular.

Article 40. Consideration of reports on inspection results of inspection teams

1. The inspection decision-maker shall review and evaluate contents of the report on inspection results.

2. In the case where it is necessary to clarify or supplement the contents of the report on inspection results, the inspection decision-maker shall request the Head and members of the inspection team to report or hold a meeting with the participation of the Head of the agency or unit presiding over the inspection and the supervisor, where they listen to the report of the inspection team in person.

3. The Head of the inspection team shall hold a meeting of the inspection team to discuss and clarify the report on inspection results, complete the additional report in accordance with the directions of the inspection decision-maker.

4. The Head of the inspection team shall submit the additional report and clarify the report on inspection results with the inspection decision-maker together with different opinions of members of the inspection team (if any).

Article 41. Development of draft inspection conclusions

1. After receiving the report on inspection results and additional reports (if any) of the inspection team, the inspection decision-maker shall direct the Head of the inspection team to develop the draft inspection conclusions to submit to the inspection decision-maker. In the case where due to health reasons or other reasons that the Head of the inspection team cannot continue to perform such assigned tasks, the inspection decision-maker shall assign the Deputy Head of the inspection team (In the case where there is a Deputy Head of the inspection team) or assign a member of the inspection team to develop and submit the draft inspection conclusions while there has not been any decision to change the Head of the inspection team.

Draft inspection conclusions shall include the following contents:

a) For drafts of administrative inspection conclusions: made in accordance with the provisions in Clause 2, Article 50 of the Law on Inspection;

b) For drafts of specialized inspection conclusions: made in accordance with the provisions in Clause 1, Article 27 of Decree No. 07/2012/ND-CP dated February 9, 2012, of the Government on the agencies assigned to conduct specialized inspection and the specialized inspection operations.

2. In the process of developing draft inspection conclusions, the inspection decision-maker shall have the right to request the Head and members of the inspection team to report and request the subjects of inspection to explain to further clarify issues planned to be concluded in the inspection contents.

3. In the case where the inspected subject is requested to explain, the inspection decision-maker shall send a written request enclosed with the draft inspection conclusions or some contents in the draft inspection conclusions related to the request for explanation.

The explanation of the subjects of inspection shall be made in written form together with information, documents and evidences to prove the explanation content. The subjects of inspection shall have the obligation to keep the secret and shall take responsibility before the law if the explanation content, the draft inspection conclusions or some contents in the draft inspection conclusions is revealed.

The Head of the inspection team shall be responsible for researching and proposing to the inspection decision-maker to handle the explanation contents of the subjects of inspection to complete the draft inspection conclusions.

4. The Head of the inspection team shall submit the draft inspection conclusions to the inspection decision-maker after consulting the Head of the agency or unit presiding over the inspection.

The submittal of draft inspection conclusions shall be signed by the head of the agency or unit presiding over the inspection. In the case where the head of the agency or unit presiding over the inspection has a different opinion about the draft inspection conclusions, it shall be clearly stated in the report.

Members of the inspection team shall have the right to reserve their opinions on the draft inspection conclusions. The Head of the inspection team shall have the right to reserve their opinions on the draft inspection conclusions before the inspection decision-maker. The reserved opinions shall be expressed in written form attached to the draft inspection conclusions and shall be stored in the inspection dossier.

The submittal of draft inspection conclusions shall be made using Form No. 38 attached to this Circular.

5. The finalized contents of the draft inspection conclusions according to explanations of the subjects of inspection, opinions of agencies, organizations, units, and individuals specified in Clauses 2 and 3 of this Article shall be summarized and reported in written form by the Head of the inspection team to the inspection decision-maker and shall be stored in the inspection dossier.

 

Section 2

APPRAISAL OF DRAFT INSPECTION CONCLUSIONS

 

Article 42. Appraisal and consultation

1. Upon receiving the draft inspection conclusions, the inspection decision-maker shall hold an appraisal of such draft to ensure the issued inspection conclusions is accurate and objective. The appraisal of the draft inspection conclusions of the inspection team shall be conducted by the district and department’s inspectorate when necessary.

If the inspection agency has a specialized appraisal section, such section shall be responsible for appraising the entire contents of the draft inspection conclusions.

The inspection decision-maker may assign one or a number of civil servants, including the supervisor, to appraise one or a number of contents of the draft inspection conclusions, which clearly defines the contents and time limit for appraisal.

2. The appraiser shall have professional expertise in the contents to be appraised and not fall into any of the cases specified in Clause 3, Article 29 of this Circular.

3. The appraiser shall be responsible for conducting the appraisal, making the report on appraisal results and taking responsibility before the law and the inspection decision-maker for the report on appraisal results.

4. In case of necessity, the inspection decision-maker shall direct the consultation of other agencies and organizations on one or a number of contents of the draft inspection conclusions.

Article 43. Documents used for appraisal

1. Within 03 working days from the date on which the inspection decision-maker decides to conduct the appraisal, the Head of the inspection team shall be responsible for handing over documents to serve the appraisal. Documents used for the appraisal shall include:

a) The inspection decision;

b) The plan to conduct the inspection;

c) The report on inspection results of the inspection team;

d) The report on the results of supervision of the inspection team’s operations;

dd) Reports and written explanations of subjects of inspection (if any);

e) The draft inspection conclusions;

g) Meeting minutes and other relevant information and documents.

2. The handover of documents used for the appraisal shall be recorded in writing, enclosed with the list of appraisal documents. The management and use of documents used for the appraisal shall be carried out as documents of the inspection dossier.

Article 44. Performance of appraisal

        1. After receiving documents used for the appraisal, the appraiser shall study and review to give opinions on the implementation of policies, laws, tasks and powers of the subjects of inspection; legal basis, practice, feasibility of the recommendations; the degree of appropriateness between the contents of the inspection results and the conclusions and recommendations in the draft inspection conclusions and other contents deemed necessary in the draft inspection conclusions.

        2. In case of necessity, the appraiser shall work directly with the Head and members of the inspection team to further clarify the contents of the draft inspection conclusions.

        3. At the end of the appraisal, the appraiser shall have a report on appraisal results. In the case where the appraisal is assigned to more than one person, each appraiser shall have a report on appraisal results on their assigned contents. The report on appraisal results shall be made using Form No. 39 attached to this Circular.

     The report on appraisal results shall be sent to the inspection decision-maker, the Head of the team to finalize the draft inspection conclusions.

Article 45. Handling of appraisal results

1. Based on the report on appraisal results, the inspection decision-maker shall direct the Head of the inspection team to explain, receive appraisal opinions and finalize the draft inspection conclusions.

2. The Head of the inspection team shall be responsible for developing an explanatory report, receiving appraisal comments and sending it to the inspection decision-maker and the appraiser; In the case where it is necessary to clarify appraisal opinions, report it to the inspection decision-maker to work directly with the appraiser.

3. In the case where there are different opinions between the appraiser and the Head of the inspection team, the inspection decision-maker shall request the appraiser and the Head of the inspection team to explain and clarify for consideration and decision.

 

Section 3

ISSUANCE AND ANNOUNCEMENT OF INSPECTION CONCLUSIONS; MANAGEMENT AND USE OF INSPECTION DOSSIERS

 

Article 46. Issuance of inspection conclusions

1. Based on reports on results, reports on appraisal results and opinions of other relevant agencies, organizations, and individuals, the inspection decision-maker shall direct to finalize draft inspection conclusions, sign and issue the inspection conclusions and take responsibility for their conclusions and recommendations.

Inspection conclusions shall be made using Form No. 40 attached to this Circular.

2. For an inspection, several inspection conclusions can be made to promptly serve State management requirements.

The inspection decision-maker may issue additional conclusions, amend or replace all or part of an inspection conclusions when there are grounds to show that such inspection conclusions fails to guarantee completeness, accuracy, objectivity, affecting the interests of the State, lawful rights and interests of agencies, organizations, and individuals and shall take responsibility for their own decisions. The order and procedures for issuing and announcing additional, revised, and replaced inspection conclusions shall be the same as the order and procedures for issuing and publicizing inspection conclusions.

3. Administrative inspection conclusions shall be sent to subjects of inspection and relevant agencies, organizations, units, and individuals in accordance with Clause 1, Article 50 of the Law on Inspection and other relevant regulations.

4. Specialized inspection conclusions shall be sent to subjects of inspection and relevant agencies, organizations, units, and individuals in accordance with Clause 4, Article 27 of Decree No. 07/2012/ND-CP dated February 9, 2012 of the Government on the agencies assigned to conduct specialized inspection and the specialized inspection operations.

a) For inspections conducted by the Inspectorates of ministries, the inspection conclusions shall be sent to such Minister, the Inspector General of the Government Inspectorate, the subjects of inspection, the head of the immediate superior management agency of such subjects of inspection (if any) and relevant agencies, organizations, and individuals;

b) For inspections conducted by the General Department or Department of a Ministry assigned to conduct specialized inspection, the inspection conclusions shall be sent to the Inspectorate of such ministry, subjects of inspection, the head of the immediate superior management agency of the subjects of inspection (if any) and relevant agencies, organizations, and individuals;

c) For inspections conducted by the provincial-level departments’ inspectorates, the inspection conclusions shall be sent to the Director of such Department, the subjects of inspection, the head of the immediate superior management agency of the subjects of inspection (if any) and relevant agencies, organizations, and individuals;

d) For the inspection conducted by branches of provincial-level departments which are assigned to conduct specialized inspection, the inspection conclusions shall be sent to such department’s Inspectorate, subjects of inspection, the head of the immediate superior management agency of the subjects of inspection (if any) and relevant agencies, organizations, and individuals.

5. In the case where the inspection conclusions contain State secrets, the inspection decision-maker shall determine the State secrets and the level of confidential.

Article 47. Announcement of inspection conclusions

1. Full text of the inspection conclusions shall be announced to the public in accordance with the law, except for State secrets as specified by the law.

The inspection decision-maker shall be responsible for organizing the announcement of such inspection conclusions in accordance with Clause 2, Article 31 of Decree No. No. 86/2011/ND-CP dated September 22, 2011 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Inspection, Clause 3, Article 27 of Decree No. 07/2012/ND-CP dated February 9, 2012 of the Government on the agencies assigned to conduct specialized inspection and the specialized inspection operations.

2. The inspection conclusions shall be announced in the forms as follows:

The inspection conclusions shall be announced in the forms specified at Point a, Clause 2, Article 39 of the Law on Inspection and such announcement shall be recorded in writing. The record of such announcement shall be made using Form No. 41 attached to this Circular.

In addition to the forms mentioned above, the inspection decision-maker shall choose any of the following forms of announcement:

a) To announce on at least one type of mass media, including radio or television broadcasting, printed or online newspapers. On radio or television, the announcement shall be made on at least 02 broadcasts. On printed newspapers, it shall be made on at least 01 issue. On online newspapers, the announcement shall be displayed in at least 05 consecutive days;

b) To post on the websites of the inspection agency, the agency assigned to conduct specialized inspection or the State management agency of the same level for at least 05 consecutive days;

c) To publicly post up such inspection conclusions at the premises of agencies, organizations or units subject to the inspection for at least 15 consecutive days.

3. Agencies, organizations, and individuals being subjects of inspection, agencies, organizations, and individuals in charge of implementing such inspection conclusions and other relevant agencies, organizations, and individuals shall manage and use the State secrets included in such inspection conclusions for the right purpose, with the authority, order and procedures as specified by the law.

Article 48. Ending the operation of inspection teams

        1. Within 05 working days from the date on which the inspection decision-maker sign and issue inspection conclusions, the Head of the inspection team shall be responsible for holding a meeting to end the operation of such inspection team. The contents of the inspection team’s meeting shall be recorded in the minutes which shall be included in the inspection dossier.

        2. Contents of the meeting to end the operation of the inspection team shall include:

        a) Assessment of inspection results in comparison with the purposes and requirements of the inspection;

        b) Assessment of results of performance of the assigned tasks and the compliance with the law and directions of the inspection decision-maker as well as the compliance with ethical standards, code of conduct, information and reporting regimes in the operation of the inspection team;

        c) Lessons learned from the inspection;

        d) Other contents as required by the inspection decision-maker.

        3. The Head of the inspection team shall be responsible for reporting the meeting results to the inspection decision-maker and the head of the agency or unit presiding over the inspection.

        4. The Head of the inspection team shall end the operation after the inspection conclusions is made public.

Article 49. Inspection dossiers

Inspection dossiers shall include:

1. Group 1 on major documents, including:

- Inspection decisions, decisions on extending the inspection time limit, decision on supplementing or changing the Head and members of the inspection team (if any);

- Inspection plan;

- Documents and directions of competent agencies being the basis for issuing inspection decisions;

- Inspection conclusions; reports on inspection results of the head of the agency issuing the inspection decision to the superior level (if any);

- Written conclusions, instructions for handling, handling decisions of the inspection decision-maker or competent agencies;

- Diary of the inspection team.

2. Group 2 on documents and materials issued by the inspection team, members of the inspection team or the persons in charge of drafting and issuance during the inspection process, including:

- Reports on the research and the operation situation of subjects of inspection before conducting inspection (if any);

- Documents and outlines of the inspection team on inspection contents which subjects of inspection are requested to report;

- Minutes made by the Head and members of the inspection team when working with subjects of inspection and people related to inspection contents;

- Reports on the progress and status of inspection tasks with the inspection decision-maker;

- Documents and decisions which are handled during the inspection process;

- Documents and reports verifying the inspection contents of the inspection team or members of the inspection team;

- Reports on results of performance of assigned tasks of members of inspection team, reports on inspection results of the inspection team;

- Minutes of meetings and working sessions of the inspection team on the report on inspection results;

- Minutes of meetings and working sessions of the inspection decision-maker, the Head of the agency or unit presiding over the inspection with the inspection team and written notifications of the conclusions of the meeting chairperson (if any);

- Documents and materials provided by subjects of inspection, explanations on the contents of inspection conclusions (if any);

- Written reservation of opinions of the Head and members of the inspection team.

3. Group 3 on documents and materials collected from subjects of inspection, which serve as evidence for inspection conclusions, including:

- Documents and reports of subjects of inspection according to the outline and requirements of the inspection team;

- Documents and reports provided by subjects of inspection related to inspection contents.

4. Group 4 on other documents and materials related to the inspection, including:

- Written complaints, recommendations and denunciations related to inspection contents;

- Report on the results of supervision of the inspection team’s operations (if any);

- Reports on appraisal results of the draft inspection conclusions, explanatory reports, collections of appraisal opinions, meeting documents and minutes (if any);

- Draft inspection conclusions open for appraisal; documents seeking for comments on such draft inspection conclusions; the written request for expertise (if any);

- Documents of agencies, organizations, and individuals that have comments on the drafts of conclusions inspection; expertise documents (if any);

- Other documents related to the inspection.

Article 50. Preparation, handover, management and use of inspection dossiers

1. An inspection dossier shall consist of the documents specified in Article 59 of the Law on Inspection and Article 49 of this Circular. The Head of the inspection team shall be responsible for organizing and directing the preparation and handover of inspection dossiers to the agency that has issued the inspection decision. Inspectors and civil servants assigned to perform the task of specialized inspection that conduct the independent inspection shall prepare and hand over the inspection dossier to the agency that has issued the inspection decision or the agency that has issued the written assignment to perform independent inspection.

Inspection dossiers shall be handed over to the archiving unit within 15 working days from the date of closing such inspection dossiers. The handover of inspection dossiers shall be recorded in writing. The record of inspection dossier handover to the archiving unit shall be made using Form No. 42 attached to this Circular.

2. The inspection decision-maker and the person who issues the written assignment to perform the task of independent inspection shall urge, direct and supervise the Head and members of the inspection team, and civil servants assigned to perform independent specialized inspection in the preparation and handover of the inspection dossier.

3. Such dossier shall be opened on the date of issuing the inspection decision and closed on the date on which the competent person issues a document directing or deciding on the handling of the inspection results.

 

Chapter VII

HANDLING OF VIOLATIONS AND IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 51. Handling of violations committed by Heads and members of inspection teams

1. The Head and members of an inspection team, depending on the nature and severity of their violations, shall undergo disciplinary procedures or be examined for criminal liability. In case of causing damage, they shall pay compensation in accordance with the law if committing any of the following violations:

a) Abusing positions and powers to commit illegal acts, harass, cause difficulties or troubles for subjects of inspection;

b) Conducting inspection beyond assigned competence, expanding or narrowing the scope and contents of inspection as defined in the inspection decision and inspection plan;

c) Falsifying inspection dossiers, forging, correcting or destroying documents and evidences in order to make false conclusions or reports; appropriating inspection dossiers;

d) Covering up agencies, organizations, and individuals that commit law violations;

dd) Disclosing information and documents on inspection contents in the inspection process before official conclusions are made; illegally managing and using inspection dossiers and documents;

e) Failing to report detected violations of law; reporting or making conclusions that are not consistent with the nature and extent of the violation;

g) Other violations as specified by the law.

2. The supervisor who covers up violations of the Head and members of the inspection team, depending on the extent of the respective violations, shall undergo disciplinary procedures or be examined for criminal liability in accordance with the law.

3. In the case where the Head of the inspection team commits a violation in inspection operations, the inspection decision-maker shall assume the prime responsibility for the examination of such violations, clarify the responsibility of such person and consider the discipline in accordance with the law.

In the case where members of the inspection team violate regulations on inspection operations, the Head of the inspection team shall assume the prime responsibility for the examination and clarification of such violations and propose the handling in accordance with law regulations. The Head of the inspection team shall report in written form to the inspection decision-maker, the Head of the agency or the unit managing such members of the inspection team to direct and consider the discipline in accordance with the law.

In the case where the supervisor commits violations while conducting the supervision, the Head of the inspection agency shall assume the prime responsibility for the examination and clarification of such violations for handling in accordance with the law.

4. The order, procedures and competence to handle disciplines for violations shall comply with the law on handling of violations and imposing disciplines for civil servants.

Article 52. Effect and organization of implementation

1. This Circular shall take effect from November 15, 2021.

2. The following documents shall cease to be effective from the date on which this Circular takes effect:

a) Circular No. 05/2014/TT-TTCP dated October 16, 2014, of the Government Inspectorate specifying the organizational structure, operations, working relationships of inspection teams and the sequence and procedures for conducting an inspection;

b) Circular No. 05/2015/TT-TTCP dated September 10, 2015, of the Government Inspectorate specifying the supervision of inspection teams;

c) Circular No. 08/2015/TT-TTCP dated December 15, 2015, of the Government Inspectorate specifying logbooks used by inspection teams;

d) Decision No. 2316/QD-TTCP dated October 10, 2013, of the Government Inspectorate promulgating the process of appraising draft inspection conclusions.

3. In case of necessity, ministers and heads of ministerial-level agencies shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, and based on regulations of this Circular, prescribe the process and forms to be used when conducting inspections in accordance with the nature and characteristics of inspection operations in the sectors and fields under their management.

4. During the course of implementation, if any difficulties, hindrances, or new problems arise, agencies, organizations and units shall promptly report them to the Government Inspectorate for research, amendment and supplementation./.

THE INSPECTOR GENERAL

Doan Hong Phong

 

* The Appendices attached to this Circular are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 06/2021/TT-TTCP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 06/2021/TT-TTCP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe