Thông tư 04/1999/TT-TCTK của Tổng cục Thống kê hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê

thuộc tính Thông tư 04/1999/TT-TCTK

Thông tư 04/1999/TT-TCTK của Tổng cục Thống kê hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thống kê
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:04/1999/TT-TCTK
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Văn Toàn
Ngày ban hành:19/10/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Kế toán-Kiểm toán

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 04/1999/TT-TCTK

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ SỐ 04/1999/TT-TCTK

NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ

Thi hành Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 thnga 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, Tổng cục Thống kê hướng dẫn thực hiện như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện sai các nguyên tắc, chế độ thống kê của Nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
a)
Cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác thống kê; công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (sau đây gọi chung là cá nhân) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt theo Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.
b) Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế (gồm doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế), tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt theo Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng phải thực hiện chế độ thống kê theo luật định của Việt Nam, nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam được quy định tại Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
Nguyên tắc  xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê áp dụng như Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995 và Điều 2 Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Cụ thể là:
a) Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê  phải do người có thẩm quyền thực hiện như quy định tại các điều 12, 13, 14, và 15 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Đó là Thanh tra viên chuyên ngành Thống kê, Chánh Thanh tra chuyên ngành Thống kê cấp tỉnh, cấp Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
b) Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê khi được phát hiện phải bị đình chỉ ngay và phải tiến hành xử lý nhanh chóng, công minh. Đồng thời với việc xử phạt, phải khắc phục ngay các vi phạm bằng cách thực hiện lại các chế độ thống kê đúng theo quy định.
c) Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê chỉ bị xử phạt một lần. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.
d) Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại các Điều 7 và 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Thông tư này để quyết định hình thức, mức xử phạt thích hợp.
d.1. Các  trường hợp được giảm nhẹ mức phạt trong xử phạt vi phạm hành chính về thống kê là:
- Cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự giác sửa chữa, khắc phục hậu quả.
- Vi phạm trong hoàn cảnh thiên tai, hoả hoạn.
- Vi phạm do trình độ bị hạn chế, chưa được tập huấn, bồi dưỡng và hướng dẫn về chế độ thống kê, được cơ quan thống kê các cấp xác nhận.
d.2. Các trường hợp bị tăng nặng mức phạt trong xử phạt vi phạm hành chính về thống kê là:
- Vi phạm có tổ chức.
- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một hành vi.
- Cố ý không báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật liên tục nhiều kỳ.
- Cố ý áp dụng sai phương pháp tính chỉ tiêu thống kê, thực hiện sai các quy định của phương án điều tra thống kê, sau khi đã được nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hoặc ép buộc người khác vi phạm.
- Lợi dụng hoàn cảnh khách quan như thiên tai, hoả hoạn, v.v... để vi phạm.
- Vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định xử phạt lần trước về thống kê.
- Có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm.
e) Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính, như các hành vi cố ý báo cáo sai về kinh tế - xã hội, v.v... gây hậu quả nghiêm trọng.
g) Trường hợp vi phạm do tổ chức gây ra thì xử phạt tổ chức. Tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt, đồng thời tiến hành xác định lỗi của từng người trực tiếp gây ra vi phạm hành chính để truy cứu trách nhiệm kỷ luật, bồi thường số tiền tổ chức đã nộp phạt.
h) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
i) Khi quyết định xử phạt một người hoặc một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt bằng tiền thì phải cộng lại thành mức phạt chung.
Ví dụ: Tại Doanh nghiệp X, khi kiểm tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê năm 1998, đã phát hiện các hành vi vi phạm sau:
- Sử dụng loại mẫu biểu kỳ báo cáo 6 tháng sai so với mẫu biểu của chế độ thống kê Nhà nước, nhưng là lần đầu nên bị xử phạt 300.000 đồng (khung từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng theo quy định tại mục 1.1 phần II của Thông tư này);
- Báo cáo năm chậm 30 ngày xử phạt 1.000.000 đồng (khung từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm a, mục 4.2 phần II của Thông tư này);
- Báo cáo doanh thu năm 1998 hụt 15% so với thực tế, bị xử phạt 3.500.000 đồng (khung từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại mục 3.1 phần II của Thông tư này).
Tổng cộng mức phạt chung của 3 hành vi vi phạm trên đối với doanh nghiệp X là:
300.000 + 1.000.000 + 3.500.000 = 4.800.000 đồng.
4. Thời hiệu xử phạt
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là một năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đã hết thời hiệu xử phạt thì không bị xử phạt.
Ví dụ doanh nghiệp Y đã không báo cáo thống kê quý I năm 1998. Từ quý I năm 1998 đến hết quý I năm 1999 là thời hiệu xử phạt. Sau quý I năm 1999 dù có phát hiện doanh nghiệp Y không báo cáo quý I năm 1998 cúng không được xử phạt nữa.
b) Cá nhân bị khởi tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu hành vi đó có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và theo hướng dẫn tại Thông tư này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ nói trên.
5. Các hình thức xử phạt
a) Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
b) Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê ngoài việc bị phạt theo hình thức xử phạt chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung và biện pháp xử lý khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
6. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
a) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: đã quá một năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hoặc quá ba tháng, kể từ ngày quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hình sự.
b) Hành vi có dấu hiệu tội phạm đã chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Người vi phạm chưa đủ tuổi để xử phạt vi phạm hành chính theo luật định.
II. CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ MỨC XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ
Căn cứ vào quy định từ Điều 5, Điều 11 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê và mức phạt được thực hiện như sau:
1- Vi phạm quy định về sử dụng mẫu biểu thống kê
1.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi sử dụng mẫu biểu không do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc theo quy định đã hết thời hạn sử dụng, bao gồm các mẫu biểu: báo cáo thống kê, phiếu điều tra, bảng hỏi, báo cáo kết quả điều tra và các quy định khác của phương án điều tra thống kê.
1.2- Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu tái phạm hành vi vi phạm quy định tại mục 1.1 trên đây.
1.3- áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc huỷ bỏ mẫu biểu thống kê sai quy định đang sử dụng; lập lại báo cáo thống kê đúng mẫu quy định, gửi cho cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.
2. Vi phạm việc ban hành, bổ sung, sửa đổi chế độ thống kê
Cá nhân, tổ chức không có thẩm quyền ban hành chế độ thống kê mà tự ý hoặc ép buộc người khác ban hành, bổ sung, sửa đổi chế độ thống kê của Nhà nước đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
2.1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý bổ sung, sửa đổi mẫu biểu báo cáo thống kê, bảng phân loại thống kê, phương án điều tra thống kê, nội dung các văn bản hướng dẫn về thống kê; phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê kinh tế, xã hội trái với chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.
2.2- Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại mục 2.1 trên đây.
2.3- Phạt tiền từ trên 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo hoặc phương án điều tra thống kê tuy thuộc thẩm quyền ban hành, nhưng chưa có sự thoả thuận bằng văn bản của Tổng cục Thống kê.
2.4- Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo hoặc phương án điều tra thống kê không đúng thẩm quyền hoặc trái với chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.
2.5- áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: bãi bỏ và thu hồi mẫu biểu thống kê, phương án điều tra thống kê đã ban hành, bổ sung, sửa đổi không đúng thẩm quyền hoặc trái với chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.
3. Báo cáo sai và khai man số liệu thống kê
Nhìn chung chế độ báo cáo và điều tra thống kê hiện hành của Nhà nước không quy định tỷ lệ sai số cho phép. Vì vậy cần căn cứ vào chênh lệch giữa số liệu báo cáo so với thực tế để áp dụng hình thức và mức phạt thích hợp.
Trường hợp chế độ báo cáo và điều tra thống kê có quy định tỷ lệ sai số cho phép thì căn cứ vào sai số của số liệu báo cáo và sai số cho phép theo quy định để áp dụng hình thức và mức phạt thích hợp.
Mức phạt cụ thể như sau:
3.1- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo số liệu hụt hoặc vượt mức so với thực tế hoặc vượt quá tỷ lệ sai số cho pháp trong thống kê.
3.2- Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cố ý báo cáo sai số lượng, giá trị thực tế các hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh.
3.3-  Phạt tiền từ trên 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm các hành vi vi phạm tại mục 3.1 và 3.2 nói trên hoặc khai man, ép buộc người khác khai man, báo cáo sai số liệu thống kê.
a) Phạt tiền từ trên 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại mục 3.1 trên đây.
b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại mục 3.2 trên đây.
c)  Phạt tiền từ trên 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai man, ép buộc người khác khai man và báo cáo sai số liệu thống kê.
3.4- áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: lập lại báo cáo thống kê đúng hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh, đúng phương pháp thống kê, gửi cho các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.
4. Nộp báo cáo thống kê không kịp thời, đầy đủ
 Nộp báo cáo thống kê nói tại Điều 8 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 bao gồm nộp trực tiếp và gửi qua bưu điện.
4.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm dưới 5 ngày đối với báo cáo tháng, dưới 10 ngày đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và dưới 15 ngày đối với báo cáo năm.
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b.1- Báo cáo thống kê chậm từ 5 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo tháng, từ 10 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và từ 15 ngày đến dưới 30 ngày đối với báo cáo năm.
b.2- Báo cáo không đủ số lượng biểu, số lượng chỉ tiêu thống kê của kỳ báo cáo tháng, quý.
4.2- Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a.1- Báo cáo thống kê chậm từ 20 ngày đến dưới 30 ngày đối với báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, từ 30 ngày đến dưới 45 ngày đối với báo cáo năm.
a.2- Báo cáo không đủ số lượng biểu, số lượng chỉ tiêu thống kê của kỳ báo cáo 6 tháng, 9 tháng và năm.
b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo thống kê chậm từ 30 ngày đến dưới 45 ngày của kỳ báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và từ 45 ngày đến dưới 60 ngày của kỳ báo cáo năm.
Căn cứ vào số kỳ/số biểu/số chỉ tiêu báo cáo không đầy đủ và báo cáo chậm so với chế độ quy định để áp dụng mức phạt thích hợp từ tối thiểu đến tối đa của khung phạt tiền.
4.3- Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê; nếu từ 30 ngày đối với báo cáo tháng, 45 ngày đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng, 60 ngày đối với báo cáo năm so với chế độ quy định vẫn chưa báo cáo thì được coi là hành vi không báo cáo thống kê.
Các mức phạt cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê của kỳ báo cáo tháng;
b) Phạt tiền từ trên 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê của kỳ báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng;
c) Phạt tiền từ trên 6.000.000 đồng dến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê của kỳ báo cáo năm.
4.4- áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: lập lại báo cáo thống kê đúng, đủ hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh, đúng phương pháp thống kê, gửi cho các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.
5- Vi phạm phương pháp thống kê 
Phạm vi vi phạm hành chính nói tại Đièu 9 "Vi phạm phương pháp thống kê" của Nghị định 93/1999/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm các vi phạm về nguyên tắc ghi chép số liệu, phương pháp tính toán các chỉ tiêu trong chế độ báo cáo thống kê và vi phạm các quy định trong phương án điều tra thống kê.
5.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ghi chép số liệu không rõ ràng, sửa chữa, tẩy xoá các số liệu, tài liệu thống kê.
5.2- Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê.
5.3- Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý áp dụng sai, ép buộc người khác áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê.
a) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cố ý áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê;
b) Phạt tiền từ trên 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê;
c) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tái phạm việc ép buộc người khác áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê.
5.4- áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc điều tra lại, buộc tính lại theo đúng phương pháp thống kê, lập lại báo cáo gửi cho các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.
6- Vi phạm chế độ cung cấp, công bố số liệu, tài liệu thống kê
Phạm vi xử phạt vi phạm hàng chính tại mục 6 này không bao gồm số liệu, tài liệu thống kê thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
Các số liệu, tài liệu thống kê quy định chưa được công bố, công khai và chưa được giải mật, cụ thể là:
-  Tư liệu thống kê đơn lẻ ban đầu thu thập được từ báo cáo và phiếu điều tra của đơn vị cơ sở, hộ gia đình và của cá nhân;
- Tư liệu thống kê đang trong quá trình xử lý, tổng hợp chưa công bố, chưa giải mật;
- Số liệu, tài liệu thống kê không được công bố khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng nếu cung cấp không đầy đủ, không chính xác số liệu, tài liệu thống kê theo yêu cầu hợp pháp của người có thẩm quyền.
a) Phạt cảnh cáo nếu cung cấp không đầy đủ số liệu, tài liệu thống kê;
b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng nếu cung cấp không chính xác số liệu, tài liệu thống kê.
6.2- Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây trở ngại hoặc trì hoãn việc cung cấp số liệu, tài liệu thống kê theo yêu cầu hợp pháp của người có thẩm quyền. 
b) Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp số liệu, tài liệu thống kê theo yêu cầu hợp pháp của người có thẩm quyền.
6.3- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi công bố những số liệu, tài liệu thống kê theo quy định chưa được công bố, công khai và những số liệu thống kê  khi chưa được giải mật.
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tính toán, điều chỉnh lại thông tin thống kê Nhà nước để phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, công bố những số liệu, tài liệu thống kê theo quy định chưa được công bố, công khai và chưa được giải mật.
6.4- áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc cung cấp số liệu, tài liệu thống kê cho cơ quan, người có thẩm quyền, đính chính lại những số liệu, tài liệu thống kê đã công bố nói tại các điểm a, b mục 6.3 trên đây.
7. Vi phạm chế độ bảo quản số liệu, tài liệu thống kê
Chế độ, thời hạn bảo quản số liệu, tài liệu thống kê được quy định tại Quyết định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền là căn cứ để đối chiếu khi kiểm tra, xử lý.
Số liệu, tài liệu thống kê nói ở mục 7 này bao gồm: phiếu điều tra thống kê, sổ thống kê, báo cáo thống kê, các tài liệu thống kê khác chứa trong các phương tiện mang thông tin.
Mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm như sau:
7.1- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi để hư hỏng các tài liệu thống kê nhưng còn khả năng khôi phục.
7.2- Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi để hư hỏng các tài liệu thống kê đến mức không còn khả năng khôi phục.
7.3- Phạt tiền từ rên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi để thất lạc các tài liệu thống kê.
7.4- Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi huỷ bỏ số liệu, tài liệu thống kê khi chưa hết niên hạn quy định.
7.5- Phạt tiền từ trên 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác huỷ bỏ số liệu, tài liệu thống kê khi chưa hết niên hạn quy định.
7.6- áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc khôi phục lại tài liệu thống kê còn khả năng khôi phục; thực hiện bảo quản số liệu, tài liệu thống kê theo đúng quy định của Nhà nước.
III. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT; KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ VIỆC XỬ LÝ CÁC VI PHẠM VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1.1- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thực hiện theo quy định tại các điều 12, 13, 14 và 15 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ.
a) Thẩm quyền của Thanh tra Thống kê thực hiện như quy định tại Điều 12 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ. Những người có thẩm quyền xử phạt là:
a.1- Thanh tra viên, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên cao cấp của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
a.2- Chánh Thanh tra Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
a.3- Chánh Thanh tra Tổng cục Thống kê.
b) Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh thực hiện như quy định tại Điều 13 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ.
c) Uỷ quyền xử phạt vi phạm  hành chính trong lĩnh vực thống kê
Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các điểm a.2, a.3 và điểm b trên đây vẵng mặt hoặc được sự uỷ quyền của họ thì cấp phó được xử phạt theo thẩm quyền của cấp trưởng.
d) Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành cính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện như quy định tại Điều 15 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999  của Chính phủ, cụ thể là:   
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thuộc đia phương;
- Cơ quan Thanh tra của Tổng cục Thống kê có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê trên phạm vi cả nước;
- Cơ quan Thanh tra của Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê trên phạm vi lãnh thổ tỉnh, thành phố đó.
- Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan, thì xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
1.2- Cán bộ thống kê các cấp, các ngành trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì phải lập biên bản gửi cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý nói tại mục 1.1. trên đây.
1.3- Mội công dân có quyền tố giác các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê với người hoặc cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan và người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quy định tại Chương VI của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995 và hướng dẫn sau đây:
2.1- Khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, người có thẩm quyền phải quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
2.2- Trong các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ thống kê, ngoài việc lập báo cáo kết luận thanh tra, trưởng đoàn thanh ra, kiểm tra hoặc thanh tra viên còn phải lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
2.3- Căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính, trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê ra quyết định xử phạt theo một trong hai hình thức: cảnh cáo hoặc phạt tiền và áp dụng các biện pháp xử lý bổ sung theo quy định tại Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và Thông tư này về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
2.4- Biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải lập theo mẫu và gửi theo địa chỉ quy định tại Thông tư này.
Mọi quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải bằng hình thức văn bản.
Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp một bản.
2.5- Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải nộp vào Kho bạc Nhà nước.
Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền đều phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Nghiêm cấm việc thu tiền phạt tại chỗ.
Chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt, thu và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
2.6- Việc thi hành quyết định xử phạt; cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt: chuyển hồ sơ vi phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành quyết định xử phạt thực hiện theo các Điều 17, 18, và 20 của Nghị định số 93/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê và các Điều 53, 54, 55 và 56 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.
3.  Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính
3.1- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê quy định tại Điều 21 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo Luật khiếu nại tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998.
3.2- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình và quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;
b) Chánh thanh tra chuyên ngành thống kê giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình và của Thanh tra viên cùng cấp về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;
c) Cục trưởng Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra Cục Thống kê về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê theo chức năng và quyền hạn quản lý Nhà nước về thống kê giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của Chánh thanh tra Tổng cục Thống kê về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
4. Xử lý vi phạm
Xử lý các sai phạm trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quy định tại các điều 19 và 22  của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, gồm:
4.1- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt quá thẩm quyền quy định, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4.2-  Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê nếu có hành vi chống đối người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4.3- Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống đối người thi hành công vụ trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo điều 92 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại các điểm a, b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 5  Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan Thống kê và Thanh tra Thống kê các cấp có trách nhiệm phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ  và Thông tư này về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
3. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ảnh với Tổng cục Thống kê để kịp thời sửa đổi, bổ sung.

 

................

Số: /BB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày tháng năm....

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ
Ban hành kèm theo Thông tư số 04/1999/TT-TCTK ngày 19 tháng 10 năm 1999 của Tổng cục Thống kê (Áp dụng trong trường hợp không có quyết định kiểm tra, thanh tra)

Tổ chức (hoặc cá nhân) vi phạm: .............................

Địa chỉ ......................................................................

A. người lập biên bản:

Họ và tên: ...........................................................................................

Cấp bậc, chức vụ: ...............................................................................

Đơn vị công tác: .................................................................................

B. Đại diện của tổ chức vi phạm (hoặc tổ chức quản lý cá nhân vi phạm):

Họ và tên: .......................... Cấp bậc, chức vụ: ..............................

Họ và tên: .......................... Cấp bậc, chức vụ: ..............................

Họ và tên: .......................... Cấp bậc, chức vụ: ..............................

C. Nội dung vi phạm

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

D. Ý kiến của tổ chức (hoặc cá nhân) vi phạm

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

Đ. Ý kiến của người lập biên bản

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

.............................................................................................................

Biên bản này lập vào hồi... giờ, ngày... tháng... năm và lập thành....... bản, đã đọc lại cho mọi người có tên trên cùng nghe, nhất trí và cùng ký tên.

Đại diện tổ chức
(hoặc cá nhân) vi phạm
Ký tên, đóng dấu (nếu có) họ và tên

Người lập biên bản
Ký tên, đóng dấu (nếu có), họ và tên

Nơi nhận:

- Tổ chức (cá nhân) vi phạm
- Tổ chức quản lý cá nhân vi phạm
- Cơ quan ra quyết định xử lý
- Người lập biên bản

................

Số: /BB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày tháng năm.....

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ
Ban hành kèm theo Thông tư số 04/1999/TT-TCTK ngày 19 tháng 10 năm 1999 của Tổng cục Thống kê (Áp dụng trong trường hợp có quyết định kiểm tra, thanh tra)

Tổ chức (hoặc cá nhân) vi phạm: ...................................................

Địa chỉ ..........................................................................................

Căn cứ kết luận thanh tra (kiểm tra) số..... /KLTT ngày.... tháng.... năm... của Đoàn thanh tra ( kiểm tra) ...............................................

Hồi ............... giờ, ngày tháng năm ........

Tại ..........................................................................

A. Đoàn Thanh tra ( kiểm tra) gồm có:

1- Cấp bậc, chức vụ ...........................

2- Cấp bậc, chức vụ ...........................

3- Cấp bậc, chức vụ ...........................

B. Đại diện đơn vị ........................................................... gồm có:

1- Cấp bậc, chức vụ ...........................

2- Cấp bậc, chức vụ ...........................

3- Cấp bậc, chức vụ ...........................

C. Nội dung vi phạm

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

..............................................................................................................

D. Ý kiến kết luận của đoàn Thanh tra (kiểm tra). ................................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

E. Ý kiến của tổ chức (hoặc cá nhân) vi phạm.

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

Biên bản này lập vào hồi giờ, ngày tháng năm và lập thành......... bản, đã đọc lại cho mọi người có tên trên cùng nghe, nhất trí và cùng ký tên.

Đại diện tổ chức
(hoặc cá nhân) vi phạm
Ký tên, đóng dấu (nếu có) họ và tên

Trưởng đoàn
Thanh tra, kiểm tra
Ký tên, đóng dấu họ và tên

Nơi nhận:

- Tổ chức (cá nhân) vi phạm

- Tổ chức quản lý người vi phạm

- Cơ quan ra quyết định thanh tra (K/tra)

- Trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra)

................

Số: /QĐXP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày tháng năm 199

QUYẾT ĐỊNH

 

CỦA .............................................. VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ (PHẠT CẢNH CÁO)
Ban hành kèm theo Thông tư số 04/1999/TT-TCTK ngày 19 tháng 10 năm 1999 của Tổng cục Thống kê

- Căn cứ Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;

- Căn cứ biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê số... /BB lập ngày.... tháng..... năm.... ;

- Xét tính chất và mức độ vi phạm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:

a. Phạt chính: Phạt cảnh cáo đối với ............................................

Địa chỉ..........................................................................................

Đã vi phạm ...................................................................................

......................................................................................................

b/ Áp dụng biện pháp khác: ...........................................................

.......................................................................................................
Điều 2: Tổ chức (hoặc cá nhân)..................................... có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Tổ chức (cá nhân) bị xử phạt (để thi hành)
- Tổ chức quản lý người vi phạm
- Cơ quan, tổ chức cấp trên của tổ chức bị xử phạt (để biết)
- Trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) hoặc Thanh tra viên
- Lưu

Cơ quan xử phạt
Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ người ra quyết định
ký tên, đóng dấu (nếu có)

nhayMẫu Quyết định xử phạt cảnh cáo ban hành theo Thông tư số 04/1999/TT-TCTK được thay thế bởi Mẫu Quyết định xử phạt cảnh cáo mới theo quy định tại Thông tư số 01/2000/TT-TCTKnhay

 

................

Số: /QĐXP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày tháng năm 199

QUYẾT ĐỊNH

CỦA......................................................VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ (PHẠT TIỀN)
Ban hành kèm theo Thông tư số 04/1999/TT/TCTK ngày 19 tháng 10 năm 1999 của Tổng cục Thống kê

- Căn cứ Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;

- Căn cứ biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê số... /BB lập ngày.... tháng... năm......;

- Xét tính chất và mức độ vi phạm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:

a. Phạt chính: Phạt tiền ................ đồng (viết bằng chữ) .....................

.....................................................................................................................

Đối với tổ chức (hoặc cá nhân) ...................................................................

Địa chỉ (hoặc nơi thường trú) .....................................................................

Đã vi phạm ..................................................................................................

....................................................................................................................

b. Áp dụng biện pháp khác:

.....................................................................................................................

Điều 2:

a) Tổ chức (hoặc cá nhân)..................... có trách nhiệm nộp số tiền trên vào Kho bạc Nhà nước........................ theo tài khoản số........................... trước ngày .............

b) Quá thời hạn trên mà không thực hiện thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Điều 3: Tổ chức (hoặc cá nhân)............................................. có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Tổ chức (cá nhân) bị xử phạt (để thi hành)
- Tổ chức quản lý người vi phạm
- Cơ quan, tổ chức cấp trên của tổ chức bị xử phạt (để biết)
- Trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) hoặc Thanh tra viên
- Kho bạc (để thu tiền)
- Viện Kiểm sát (mức phạt từ 2 triệu đồng trở lên)
- Lưu

Cơ quan xử phạt

Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ người ra quyết định

ký tên, đóng dấu (nếu có)

nhayMẫu Quyết định xử phạt tiền ban hành theo Thông tư số 04/1999/TT-TCTK được thay thế bởi Mẫu Quyết định xử phạt tiền mới theo quy định tại Thông tư số 01/2000/TT-TCTKnhay
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE SECURITIES COMMISSION
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------
No: 04/1999/QD-UBCK1
Hanoi, March 27, 1999
 
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON MEMBERSHIP, LISTING, INFORMATION DISCLOSURE AND SECURITIES TRADING
THE CHAIRMAN OF THE STATE SECURITIES COMMISSION
Pursuant to Decree No.15-CP of March 2, 1993 of the Government on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to Decree No.75/CP of November 28, 1996 of the Government on the establishment of the State Securities Commission;
Pursuant to Decree No.48/1998/ND-CP of July 11, 1998 of the Government on securities and securities market;
Pursuant to Decision No 127/1998/QD-TTg of July 11, 1998 of the Prime Minister on the establishment of the Securities Trading Centers;
At the proposal of the Director of the Securities Market Development Department,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on membership, listing, information disclosure and securities trading.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 3.- The Director of the Office, the Director of the Market Development Department, the Directors of the Securities Trading Centers, the heads of the units attached to the State Securities Commission and the concerned parties shall have to implement this Decision.
 

 
THE STATE SECURITIES COMMISSION




Le Van Chau
 
REGULATION
ON MEMBERSHIP, LISTING, INFORMATION DISCLOSURE AND SECURITIES TRADING
(Promulgated together with Decision No. 04/1999/QD/UBCK1 of March 27, 1999 of the Chairman of the State Securities Commission)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Regulation stipulates the membership, listing, information disclosure and securities trading.
Article 2.- In this Regulation, the following terms shall be understood as follows:
1. Trading representative is a person nominated by a member of the Securities Trading Center (hereafter abbreviated to the STC) to act as its representative to perform the trading task at the STC.
2. Listed organization is an issuing organization that has securities listed at the STC.
3. Share division is the increase of the number of shares in circulation by a prescribed percentage without increasing the equity capital of a listed organization and without changing the holding portions of its shareholders.
4. Share merger is the decrease of the number of shares in circulation by a prescribed percentage without decreasing the equity capital of a listed organization and without changing the holding portions of its shareholders.
5. Trading system is the computer system used in service of trading activities at the STC.
6. Order routing system is a system performing the transfer of trading orders from the STC members to the STC.
7. Executed price is a securities price determined from the order matching result.
8. Opening price is an executed price at the first order matching time of a trading day.
9. Closing price is an executed price at the final order matching time of a trading day.
10. Price fluctuating range is the extent of securities price fluctuation set out on a trading day.
11. Referred price is a price level serving as basis for calculating the securities price fluctuation limits.
12. Limit order is a securities buying or selling order placed by an investor for his/her broker to execute at an instructed price.
13. Periodical information disclosure is the disclosure of information at a prescribed time point.
14. Prompt information disclosure is the disclosure of information immediately after the occurrence of important events that may affect the securities prices or investors� interests.
15. Information disclosure at request is the disclosure of information when the State Securities Commission and the STC so request.
16. Value of net assets of a securities investment fund is the total value of assets and investments owned by a fund minus its debt liabilities at the time of calculation.
17. Net assets of a listed organization is its total existing assets minus its payable debts owed to issuing organization calculated according to the value in accounting books at the time of calculation.
18. Front-end terminal is the input and output equipment used for receiving or transmitting information.
Chapter II
MEMBERS OF THE SECURITIES TRADING CENTER
Article 3.- A member of the STC (hereafter referred to as member for short) is a securities firm that holds the brokerage or dealing license and has registered with the STC. Only members shall be allowed to conduct securities trading at the STC.
Article 4.- A securities firm that wishes to be a member shall have to file to the STC a registration dossier, comprising:
1. An application for the STC membership registration;
2. The copy of its securities operation license;
3. The copies of practitioner licenses of its business staff members.
Article 5.-A member shall have the following obligations:
1. To comply with the STC regulations on securities trading activities;
2. To be subject to inspection and supervision by the STC;
3. To pay the membership fee, trading fee and fee for use of the trading system;
4. To make contributions to the establishment of the settlement support fund;
5. To report to the STC on:
a/ Its operation and financial situation according to provisions of the Regulation on organization and operation of securities firms;
b/ Its monthly securities trading activities, within the first 5 days of the following month;
c/ Its daily securities trading activities, on the working day following the day when the reported trading activities are conducted;
d/ Its amalgamation, merger, division, split-up and branch establishment; when its operation is partly or entirely terminated; or the restructure of the firm (if any);
e/ Information relating to the member’s activities when so requested by the STC;
f/ Activities which it detects as having violated the legislation on securities and securities market.
6. Besides reports specified in Clause 4 of this Article, a member shall have to report to the STC on the following events within 24 hours after their occurrence:
a/ The increase or decrease of its charter capital;
b/ The state of bankruptcy or dissolution it falls into;
c/ Its application for bankruptcy declaration;
d/ Its being the plaintiff or defendant in a case;
e/ Its bank accounts being suspended or frozen or the suspending or freezing orders being revoked;
f/ Its head office being moved or its branch�s office opened, closed down or moved;
g/ Its director or business staff member(s) being subject to investigation by law enforcement bodies or to court judgments.
Article 6.- A member shall have the following rights:
1. To use the trading system and services provided by the STC;
2. To collect service charges from clients as prescribed by laws;
3. To propose the STC to settle disputes relating to securities business activities;
4. To withdraw from the STC membership after it is so approved by the STC.
Article 7.-
1. Members shall appoint their trading representatives to perform trading tasks at the STC. Trading representatives must be business staff members of the members and be granted the trading representative’s card by the STC. A trading representative’s card shall be valid for 2 years and may be renewed at the request of the member.
2. Trading representatives, when conducting their activities at the STC, shall have to abide by the Center’s regulations.
3. The members shall take responsibility for all acts relating to the trading task performance at the STC by their own trading representatives.
Article 8.-
1. The trading representative’s card shall be withdrawn in the following cases:
a/ The STC detects fraudulence in the application for the trading representative’s card;
b/ The trading representative has failed to perform his/her task for one month without reasons;
c/ The trading representative has had his/her practitioner license withdrawn;
d/ The member requests the STC to withdraw the trading representative card.
2. The trading representative shall be allowed to apply for re-granting of trading representative�s card 6 months after his/her previous card is withdrawn;
Article 9.-
1. Members shall not be allowed to buy and sell securities outside the STC.
2. Members shall be allowed to receive orders from their clients only at their head-offices and branches already registered with the STC.
Article 10.- Before opening accounts or providing services to their clients, members shall have to sign written contracts with their clients according to Regulation on organization and operation of securities firms. Members shall have to keep the dossiers on clients.
Article 11.-
1. Before entering orders into the trading system, members shall check the balance of their clients� accounts in accordance with provisions on security deposits in Clause 1, Article 61 of this Regulation.
2. Members shall request their clients to fill in the order forms within the trading day. Order forms of clients shall be kept according to current provisions of law.
3. Members shall open and keep order-receiving books. An order-receiving book shall contain:
a/ Daily orders, including orders received from the firm’s head office and branches;
b/ Trading orders executed within a trading day.
Article 12.- Members shall send written notices to their clients confirming the result of execution of such clients’ trading orders within the trading day. The written notice confirming the order execution shall be made in two original copies, one shall be sent to the concerned client, the other kept at the member’s head-office.
Article 13.- Members shall send monthly account abstracts to their clients within the first five days of the following month.
Article 14.-
1. In cases where a client holds securities certificates and wishes to put them into trading, the member shall request such client to produce the securities certificates before placing order(s). When the client submit securities certificates, the member shall have to give such client a receipt of securities certificates and submit such securities certificates to the STC after transactions are effected.
2. In cases where a client wishes to withdraw securities certificates available in his/her account, the member shall, at such client’s written request, have to request the STC to return the securities certificates.
Chapter III
SECURITIES LISTING
Article 15.- Securities listed at the STC shall include:
1. Government bonds;
2. Shares already registered for listing at the STC;
3. Corporate bonds already registered for listing at the STC;
4. Investment fund certificates already registered for listing at the STC.
Article 16.-
1. An issuing organization wishing to list its shares and/or bonds for the first time shall have to file to the STC a dossier for listing registration, comprising:
a/ An application for listing registration;
b/ A copy of its issuing license granted by the State Securities Commission;
c/ A report on the result of the sale offer of its shares and/or bonds to the public;
d/ A book recording its shareholders or bond holders.
2. Five working days after the STC receives the complete dossier for listing registration, the issuing organization’s securities shall be listed at the STC.
3. In cases where it registers for listing 1 year after being granted the issuing license by the State Securities Commission, besides dossier stipulated in Clause 1 of this Article, the issuing organization shall have to send to the STC its financial reports for the latest 2 consecutive years, including: the accounting balance sheet, the business performance report and the financial statement explanation (enclosed with the independent audit’s opinions). The STC shall consider and decide within 45 days after receiving the complete dossier applying for listing.
Article 17.-
1. A fund-managing company wishing to list investment fund certificates shall have to file to the STC a dossier for listing registration, comprising:
a/ An application for listing registration;
b/ A copy of its operation license granted by the State Securities Commission;
c/ A copy of the license for setting up the investment fund and issuing investment fund certificates, granted by the State Securities Commission;
d/ A report on the result of the sale offer of investment fund certificates to the public;
e/ A book recording investment fund certificate owners.
2. Five working days after the STC receives the complete registration dossier, the investment fund certificates shall be listed at the STC.
Article 18.-
1. An issuing organization that issues securities not according to the provisions of Decree No.48/1998/ND-CP of the Government and wishes to have its securities listed at the STC shall, after making the re-registration in accordance with the provisions of Section XI of Circular No.01/1998/TT-UBCK of October 13, 1998 guiding Decree No.48/1998/ND-CP on the issuance of shares and bonds to the public, have to file to the STC a dossier for listing registration, comprising:
a/ An application for listing registration;
b/ A copy of the written re-registration approval granted by the State Securities Commission;
c/ A book for monitoring its shareholders or bondholders.
2. Five working days after the STC receives the complete dossier for listing registration, the securities of such issuing organization shall be listed at the STC.
Article 19.-
1. A listed organization wishing to have its shares additionally listed shall have to file to the STC a dossier for additionally listing registration, comprising:
a/ An application for additional listing registration;
b/ A copy of the additional issuance license granted by the State Securities Commission;
c/ A report on the public sale offer result of the additional issuance;
d/ A shareholder monitoring book.
2. Five working days after the STC receives the complete dossier for additional listing registration, the additional issued shares shall be listed at the STC.
Article 20.-
1. In case of change of its name, share division or merger, a listed organization shall have to file to the STC a dossier for registration thereof, comprising:
a/ An application for listing change registration;
b/ The details of name change, share division or merger (proportion of share division or merger, time of division or merger, volume of shares in circulation).
2. Five working days after the STC receives the complete dossier for listing change registration, the listing change shall be effective.
Article 21.-
1. A listed organization that has its securities delisted and wishes to have them relisted shall file to the STC a dossier of application for relisting, comprising:
a/ An application for relisting;
b/ A book monitoring the shareholders or bondholders of the issuing organization;
c/ Financial reports for the latest two consecutive years, including: the accounting balance sheet, the business performance report and the financial report explanation (enclosed with the independent audit�s opinions).
2. Within 45 days after receiving complete application dossiers, the STC shall consider and permit the relisting.
3. The listed organization that has securities delisted shall not be considered for relisting within 2 years after such securities are delisted.
Article 22.- The issuing organization defined in Clause 3, Article 16 and Article 21 of this Regulation may lits its securities if it meets the following conditions:
1. It has a minimum charter capital of 10 billion VND;
2. Its business activities have yielded profits in the latest 2 consecutive years up to the date of applying for listing or relisting; its financial situation is healthy and it has good development prospects;
3. At least 20% of its equity capital must be held by more than 100 outside investors. In cases where its equity capital is 100 billion VND or more, this portion shall be 15% (if this capital is in the form of shares);
4. At least 20% of the total value of its bonds must be held by more than 100 investors. In cases where the total value of bonds applied for being issued is 100 billion VND or more, this portion shall be 15% of the total value of bonds to be issued (if this capital is in the form of bonds);
5. The audit�s opinions on its financial reports for the latest 2 consecutive years up to the date of applying for listing or relisting must be "fully accepted" or "accepted with exception".
6. The reasons for delisting have been worked off (for cases of application for relisting).
Article 23.-
1. In cases where a fund-managing company wishes to relist its investment fund certificates, which have been delisted according to provisions of Article 27 of this Regulation, it shall file to the STC a dossier comprising:
a/ An application for listing registration;
b/ A book recording investment fund certificate holders;
c/ A report evidencing that the reasons for delisting have been worked off.
2. Within 45 days after receiving the complete dossiers, the STC shall consider and permit the relisting.
3. The fund-managing company shall not be considered for relisting within 2 years after the delisting.
Article 24.- A fund-managing company as specified in Article 23 of this Regulation may relist its investment fund certificates if it meets the following conditions:
1. The fund�s net asset value is more than 5 billion VND;
2. It has a healthy financial situation and development prospects;
3. The audit’s opinions on the fund�s financial reports for the latest 2 consecutive years up to the date of applying for relisting must be "fully accepted" or "accepted with exception".
4. The reasons for delisting have been worked off.
Article 25.- Listed organizations and fund-managing companies shall have to pay fully fees according to the current regulations.
Article 26.- Shares and bonds shall be delisted in the following cases:
1. Listed organizations go bankrupt or are dissolved;
2. Listed organizations have discontinued their main business activities for one year or more or have their business registration certificates or main operation licenses withdrawn;
3. The audit’s opinions on financial reports of listed organizations for 2 consecutive years are unaccepted or refusal to give opinions;
4. Listed organizations deliberately or frequently breach regulations on information disclosure;
5. Listed organizations fail to submit annual reports for 2 consecutive years;
6. There have been no transactions on shares or bonds listed at the STC for one year;
7. Net assets of listed organizations have been negative for 2 consecutive years;
8. The conditions prescribed in Clause 3, Article 22 of this Regulation have not been met for over one year (if the capital is in the form of shares);
9. The conditions prescribed in Clause 4, Article 22 of this Regulation have not been met for over one year (if the capital is in the form of bonds);
10. The remaining time for bond repayment is under 2 months; or all bonds are bought back by issuing organizations before their maturity;
11. Listed organizations have filed applications for delisting and obtained STC approval;
12. The State Securities Commission deems it necessary to delist in order to protect the investors’ interests.
Article 27.- Investment fund certificates shall be delisted in the following cases:
1. The funds are dissolved;
2. The fund-managing companies deliberately or frequently breach regulations on information disclosure;
3. There have been no transactions on investment fund certificates listed at the STC for one year;
4. The investment fund certificate prices have fallen by 20% a year for 2 consecutive years;
5. The number of investors has been less than 100 for a period of more than one year;
6. The remaining operation duration of the fund is 2 months;
7. The fund-managing companies have filed applications for delisting and obtained the STC approval;
8. The State Securities Commission deems it necessary to delist in order to protect the investors’ interests.
Article 28.-
1. A listed organization or a fund-managing company that wishes to cancel its listing at the STC shall have to file to the STC a dossier, comprising:
a/ An application for delisting, clearly stating the reasons therefor;
b/ The resolution of shareholders’ congress on delisting.
2. Thirty days after receiving the complete dossier stipulated in Clause 1 of this Article, the STC shall either approve or reject the application for delisting.
3. Fifteen days before the delisting, the STC shall publicly announce to the investors and inform the concerned listed organization or fund-managing company of the date and reason(s) for delisting.
Article 29.- Listed shares and bonds shall be put on the list of securities subject to control in the following cases:
1. Listed organizations have their business operation suspended for 3 months or more or their business registration certificates or main operation licenses withdrawn;
2. The audit’s opinions on annual financial reports of listed organizations are unaccepted or first refusal to give opinions;
3. Listed organizations breach regulations on information disclosure;
4. Listed organizations fail to submit their annual reports for the first time;
5. Net assets of listed organizations are negative;
6. The conditions prescribed in Clause 3, Article 22 of this Regulation have not been met (if the capital is in form of shares);
7. The conditions prescribed in Clause 4, Article 22 of this Regulation have not been met (if the capital is in form of bonds).
Article 30.- Listed investment fund certificates shall be put on the list of securities subject to control in the following cases:
1. Fund-managing companies fail to submit their annual reports for the first time;
2. Fund-managing companies breach regulations on information disclosure;
3. The number of investment fund certificate holders of each fund is less than 100.
Chapter IV
INFORMATION DISCLOSURE
Article 31.-
1. The STC, listed organizations and fund-managing companies shall disclose information according to provisions of this Regulation.
2. The information disclosure by the listed organizations and fund-managing companies shall be performed by the information disclosing employees.
3. The listed organizations and fund-managing companies shall have to appoint their information disclosing employees and submit to the STC the dossiers on such employees, which include a curriculum vitae and an authorization paper of the concerned listed organization.
4. In case of replacement of their information disclosing employees, the listed organizations and fund-managing companies shall have to report it to the STC in writing.
Article 32.-
1. A listed organization shall have to publicly announce its annual report within 90 days after the end of a fiscal year, including: the accounting balance sheet, business performance report, financial report explanation made according to form set under the current regulations (together with the accepted auditing agency’s opinions) and summarized report;
2. In cases where a listed organization owns 50% or more of equity capital of another organization, its financial report must include the latter’s financial report;
3. The listed organizations’ annual reports stipulated in Clause 1 of this Article shall be submitted to the STC and the State Securities Commission, published on yearly publications of such listed organizations, and briefly published on a centrally-run newspaper for two consecutive issues.
4. Annual reports shall be kept for 2 years at the STC information disclosure section for reference by investors.
Article 33.-
1. A listed organization shall have to make prompt information disclosure when:
a/ Its bank account is suspended or frozen; or the freezing order is removed and the account is resumed;
b/ It falls into the state of bankruptcy or decides on its dissolution;
c/ It decides on its, amalgamation, merger, split-up or division;
d/ Its business activities have been ceased for more than 3 months, are suspended or resumed after suspension; its main product is suspended from circulation;
e/ Its business registration certificate or operation license is withdrawn;
f/ It suffers from a loss equal to 10% or more of its equity capital’s value;
g/ It is prosecuted for matters related to the listed organization;
h/ It decides to pay dividends;
i/ It decides to change its business objectives;
j/ It decides to make an investment for production and/or business expansion valued at 10% or more of its total equity capital’s value;
k/ It decides to apply new technology or transfer technology; purchase or sell its fixed assets with a value equal to 10% or more of its total equity capital;
l/ It decides to invest in another organization’s shares with a value equal to 10% or more of its total equity capital;
m/ It decides to divide, merge, increase or decrease shares allowed to be issued; decides to buy or sell its shares; or decides to issue bonds together with the right to buy shares or issue convertible bonds;
n/ The tax agency investigates violation(s) of the tax legislation; or there is a court judgment concerning the firm’s business activities;
o/ It signs a loan contract or issue bonds with a value of 30% or more of its total equity capital;
p/ It issues reward shares or shares for payment of dividends with a value of 10% or more of its equity capital;
q/ It convenes a shareholders’ congress (including annual congress and extraordinary one), informing the date, agenda and result of such congress; it changes its director, head office address or appellation;
r/ It files an application for delisting;
s/ Other events that may adversely affect the securities’ prices or the investors’ interests, occur.
2. The listed organization shall disclose events specified in Points a, b, c, d, e, f, g and h, Clause 1 of this Article within 24 hours after their occurrence on a centrally-run newspaper and a newspaper of the locality where such organization’s head office is located; and report to the STC thereon in writing.
3. The listed organization shall have to report to the STC in writing on events specified in Points i, j, k, l, m, n, o, p, q, r and s, Clause 1 of this Article within 3 days after their occurrence. The STC shall disclose such events on the mass media and the STC information means including electronic front-end terminals, publications and/or a centrally-run newspaper.
Article 34.-
1. A listed organization shall have to disclose information at the requests of the STC or the State Securities Commission when:
a/ There is a rumor concerning the listed organization, which affects the securities prices and needs to be verified;
b/ The listed securities prices and trading volume are volatile.
2. The listed organization shall have to disclose information according to provisions of Clause 1 of this Article within 24 hours after the STC or the State Securities Commission makes its request on a centrally-run newspaper and a newspaper of the locality where such organization’s head office is located; and report to the STC thereon in writing.
Article 35.-
1. Fund-managing companies shall have to disclose their annual reports.
2. The annual report must have the following contents:
a/ Accounting balance sheet, business performance report and financial report explanation of the fund-managing company (together with the opinions of the accepted auditing agency), made according to the current set forms;
b/ Any change of Director (General Director), structure of major shareholders or structure of the Managing Board of the fund-managing company;
c/ Other changes relating to the company’s organization and operation;
d/ Accounting balance sheet, business performance report and financial report explanation of each fund made according to the current set form;
e/ The fund’s profit and profit distribution in the reporting period;
f/ The fund’s net assets and prices of investment fund certificates currently circulated at the end of the reporting period;
g/ Change of the fund manager;
h/ Important decisions concerning the fund’s investment policies.
3. Reports specified in Points d, e and f, Clause 2 of this Article must be certified by the fund-supervising bank.
4. In cases where a fund-managing company owns 50% or more of the equity capital of another organization, the former’s financial report must contain the latter’s financial report.
5. The annual reports shall be disclosed within 90 days after the end of a fiscal year.
6. Periodical reports specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article of fund-managing companies shall be submitted to the STC and the State Securities Commission, published on the yearly publications of listed organizations and briefly published on a centrally-run newspaper for 2 consecutive issues.
7. The annual reports shall be kept for 2 years at the information disclosing section of the STC for reference by investors.
Article 36.-
1. A fund-managing company shall have to promptly disclose information when:
a/ Its operation has been suspended;
b/ It decides on its amalgamation, merger, split up or division;
c/ It suffers from a loss equal to 10% or more of its equity capital;
d/ The chairman of its managing board or its executive director is prosecuted;
e/ It falls into the state of bankruptcy or decides to be dissolved;
f/ It decides to shut down or open a branch;
g/ It makes important changes in its business activities, which may affect the fund management;
h/ The fund’s net assets decreases by 10% as compared to that at the time of its official establishment registration;
i/ The fund supervising bank is replaced;
j/ The fund-managing company is replaced;
k/ The fund charter is amended and/or supplemented;
l/ The fund is dissolved.
2. The fund-managing company shall have to disclose events specified in Clause 1 of this Article within 24 hours after the occurrence of such events on a centrally-run newspaper and a newspaper of the locality where the company’s head office is located; and report it to the STC in writing.
Article 37.-
1. The fund-managing companies shall have to disclose information at the request of the STC or the State Securities Commission when:
a/ There is a rumor which may affect the investment fund certificate prices and needs to be verified;
b/ The prices and trading volume of the investment fund certificates are volatile.
2. The fund-managing companies shall have to disclose information as prescribed in Clause 1 of this Article within 24 hours after it is so requested by the STC or the State Securities Commission, on a centrally-run newspaper and a newspaper of the locality where their head-offices are located; and have to report to the STC in writing.
Article 38.-
1. In cases where the information disclosure cannot be made on time due to force majeure, the listed organizations and fund-managing companies shall have to report to the STC and the State Securities Commission, then effect the information disclosure as soon as possible.
2. The State Securities Commission and the STC may consider and approve the non-disclosure or temporary postponement of disclosure when:
a/ The information may affect the national security, defense and interest;
b/ The information may reveal business secrets or cause damage to listed organizations;
c/ The information may lead to misunderstanding and affect the investors’ interest;
Article 39.- Listed organizations, fund-managing companies and concerned persons must not:
1. Disclose false and untruthful information;
2. Disclose change in the content of already dislosed important information without giving any explanation and reporting it to the State Securities Commission and the STC;
3. Disclose conflicting information and negate previously disclosed information;
4. Use undisclosed information for the purpose of buying or selling securities.
Article 40.- The STC shall have to disclose the following information:
1. Information on trading activities on the market, including:
a/ Securities trading prices (including opening price, closing price, highest price and lowest price) on a trading day;
b/ Trading volume;
c/ Trading value;
d/ Result of block trading (names of securities, trading prices and volume);
e/ Trading activities of redeeming or reselling shares of listed organizations by themselves (names of shares, trading prices and volume).
2. Information on trading orders on the market, including:
a/ The best offer price, the best ask price;
b/ The size of trading orders;
c/ The number of buying orders or selling orders;
3. Information on listed securities price index, including:
a/ Assorted share price index;
b/ Average share price;
c/ Bond price index.
4. Information on market management, including:
a/ Halt or allowed resumption of listed securities trading;
b/ Announcement of trading day(s) on which dividends or the rights to buy shares shall not be received;
c/ The securities which are subject to control;
d/ Delisting of a type of securities or allowed relisting of such type of securities;
e/ Membership suspension or allowed resumption of members’ operation;
f/ Other information relating to the market management.
5. Information on market situation, including:
a/ Trading situation of 5 top shares;
b/ Size of trading orders placed for 5 top shares;
c/ Daily share price fluctuation;
d/ Shares with closing prices reaching the ceiling limit or the floor limit.
6. Information on listed organizations and fund-managing companies, including:
a/ Financial situation;
b/ Securities names, issuing volumes, par values and prices;
c/ Administrative sanctions related to securities;
d/ Other information.
7. Information on members, including:
a/ Trading activities;
b/ Sanctions against members;
c/ Other information.
8. Information on investors, including:
a/ Organizations and/or individuals that conduct transactions which change their respective holding of 5% or more of the voting shares or that no longer hold 5% of the voting shares of a listed organization.
b/ The open bidding by organizations and/or individuals that conduct securities trading with a volume equal to 25% or more of the voting shares of a listed organization.
c/ Other information.
Article 41.-
1. The STC shall disclose the market information through its means, including: electronic display-board at the STC, front-end terminals or other computerized means on the trading floor, and publications of the STC.
2. The STC may use the mass media to disclose information.
Article 42.- The STC shall keep and preserve the market information according to provisions of law.
Chapter V
SECURITIES TRADING
Article 43.- The STC shall organize securities trading sessions from 8:00 hrs to 11:00 hrs on every Monday, Wednesday and Friday, except for the public holidays provided for in the Labor Code.
Article 44.-
1. The STC may change the trading hours in the following cases where:
a/ Transactions cannot be conducted as usual due to incidents in the trading system;
b/ A half (1/2) or more of the STC members meet with incidents in the trading order routing system;
c/ Such force majeure events as natural disasters, fires or other objective events occur.
2. When events mentioned in Points a and b, Clause 1, this Article occur, the STC shall halt the reception of trading orders. Trading activities shall resume immediately after the trading system or the order routing system of the members is restored. In cases where these systems cannot be restored before the end of a trading session, such trading session shall be considered concluded at the previous order matching time.
3. When events mentioned in Point c, Clause 1, this Article occur, the STC shall base itself on the actual situation to decide and announce the change of trading hours.
Article 45.- The STC shall organize share trading counters, bond trading counters and investment fund certificate trading counters.
Article 46.-
1. Each trading order may be either a limit order or an order amending or canceling the original order entered by a member’s trading representative into the trading system at the STC.
2. Orders entered into the trading system shall be valid until the end of the trading session.
3. Trading orders shall be invalid in cases where the details specified in Article 47 of this Regulation are falsely recorded.
Article 47.- Each trading order to be entered into the trading system at the STC must include:
1. Buying order or selling order;
2. Name (code) of securities;
3. Volume of securities;
4. Price;
5. Conditions of bond maturity (if any);
6. Code number of the trading order;
7. Amending or canceling order together with the original order�s code number;
8. Trading activities in favor of clients or dealing activities;
9. Foreign investment management code number (in case of foreign investors);
10. Code number of member;
11. Other details specified by the STC.
Article 48.-
1. The amendment to or cancellation of the original order shall be effected according to the amending order or canceling order enclosed with the original order’s code number.
2. The amending order or canceling order shall be effective only when the original order has not been executed yet.
3. When the amending order is entered, the original order shall be canceled, and the order entry time shall be calculated from the time when the new order is entered.
Article 49.- Trading orders shall not be accepted in the following cases:
1. Selling orders in cases where the STC deter-mines the referred prices for newly listed securities;
2. Buying orders in cases where the STC determines the referred prices for securities under the initial control as prescribed in Clause 1, Article 63, and selling orders in cases where the STC determines the referred prices of securities, which are no longer under control according to provisions of Clause 2, Article 63 of this Regulation.
Article 50.-
1. The share trading unit of even lots is equal to 100 shares; the share trading unit of odd lots is from 1 to 99 shares.
2. The bond trading unit is 1,000,000 VND.
3. The investment fund certificate trading unit is 100 certificates.
4. The unit for listing share and investment fund certificate prices is 100 VND; unit for listing bond prices is 200 VND.
Article 51.-
1. The price fluctuating range applicable to securities listed in a trading day shall be equal to ± 5% of the referred price for shares and investment fund certificates; or equal to 1.5% of the referred price for bonds.
2. The securities price fluctuating limits shall be calculated as follows:
a/ For shares and investment fund certificates:
The maximum price = the referred price + (the referred price x 5%)
The minimum price = the referred price - (the referred price x 5%)
b/ For bonds:
The maximum price = the referred price + (the referred price x 1.5%)
The minimum price = the referred price - (the referred price x 1.5%)
3. The referred price shall be determined as follows:
a/ The referred price of bonds is the executed price at the latest trading time;
b/ The referred price of shares and investment fund certificates which are normally traded is the closing price of the previous trading session;
c/ For initial listing, the STC shall, in the first trading session, take the average price of buying orders as the referred price; in cases where the average price is lower than the public sale offering price, the referred price shall be such public sale offering price;
d/ For securities specified in Article 63 of this Regulation, the STC shall take the average price of selling orders or buying orders as the referred price;
e/ The opening price of the first securities trading day shall be once again chosen as the referred price in the following cases:
- Securities trading is halted for more than 30 days;
- Share division or merger;
- Share trading days on which dividends and accompanying rights are not enjoyed.
Article 52.-
1. The STC shall perform the order matching three times in each trading session at 9:00, 10:00 and 11:00 hrs.
2. The opening price shall be the executed price at 9:00 hrs, the closing price shall be the executed price at 11:00 hrs.
3. The time for placing trading orders shall begin at 8:00 hrs of each trading day and end 10 minutes before each order matching.
Article 53.- Trading orders entered into the trading system shall be matched in the following priority order:
1. Price priority:
a/ Buying orders with higher prices shall be executed first;
b/ Selling orders with lower prices shall be executed first;
2. Time priority: In cases where the buying orders and selling orders have the same price, the trading orders which have been entered into the trading system first shall be executed first.
Article 54.- The STC shall give the trading confirmation to its members right after it obtains the order matching result. Each confirmation by the STC shall contain the following details:
1. Name of securities;
2. Buying or selling volume and executed price;
3. Name (code number) of the partner member;
4. Date and time when the transaction is executed;
5. Code number of the executed order;
6. Other necessary details prescribed by the STC.
Article 55.-
1. Within 3 working days immediately before the final ownership registration date, the share buyers shall not be entitled to get dividends and the accompanying rights.
2. Within 4 working days immediately before the date of bond interest payment, the bond buyers shall not be entitled to interest.
3. Within 4 working days immediately before the final ownership registration date, the buyers of convertible bonds or bonds accompanied with the right to buy shares shall not enjoy the right to convert or the right to buy shares. In these cases, the final ownership registration date shall be determined as follows:
a/ For convertible bonds: It is the expiry date of the converting time limit;
b/ For bonds accompanied with the right to buy shares: It is the expiry date of the time limit for exercising the right to buy.
4. The STC shall prescribe the signals on the electronic scoreboard and publish on its daily bulletin the trading days without dividend pay-out, share or bond interest or accompanying rights.
Article 56.-
1. The block trading is the trading with the following minimum volume or value:
a/ For shares: 10,000 shares or 300 million VND;
b/ For investment fund certificates: 10,000 certificates or 300 million VND;
c/ For bonds: 300 million VND;
The trading value shall be calculated at the closing price of the latest trading day.
2. The block trading price negotiated among the members shall be neither higher than the closing price of the latest trading day plus two price listing units nor lower than the closing price of the latest trading day minus two price listing units.
3. Before conducting a block trading, a member shall have to report in writing to the STC on the following information: the name of securities to be traded, the volume, the price, the name of the partner member and other necessary information at the STC request.
4. The STC shall make public the block transactions according to the provisions of Point d, Clause 1, Article 40 of this Regulation.
Article 57.-
1. Listed organizations that wish to redeem or resell their listed shares shall have to file applications to the STC one trading day in advance.
2. The redemption or resale of the listed shares shall be effected through the trading system. At each trading session, a listed organization shall be allowed to place orders only once with a maximum share volume equal to 5% of the total share volume stated in the applications. In cases where 5% of the total applied share volume is valued at less than 100 million VND, the listed organization shall be allowed to place an order with a maximum value of 100 million VND.
3. In case of redemption, the order placing price must not be higher than the closing price of the latest trading day plus two price listing units. In case of resale, the order placing price must not be lower than the closing price of the latest trading day minus two price listing units.
4. Listed organizations shall have to conclude the listed share redemption or resale within 3 months after they obtain the approval. In case of redemption, the listed organizations shall hold the redeemed shares for at least 6 months.
Article 58.-
1. Organizations and/or individuals that conduct transactions which change their holding of 5% or more of the voting shares or that no longer hold 5% of the voting shares of a listed organization shall have to report it to the STC within 24 hours after the transactions are liquidated.
2. Organizations and/or individuals that wish to make a securities trading with a volume of 25% or more of the voting shares of a listed organization shall have to organize an open bidding according to the State Securities Commission’s regulations.
Article 59.-
1. Trading errors may be committed by either the STC or its members.
2. The STC trading errors arise due to incidents in the trading system or due to computer program operating errors that lead to order mismatching. The STC shall reach a written agreement with the concerned member so that the latter can perform a transaction to correct errors for the former.
3. The members’ trading errors arise due to confusions or mistakes (about buying or selling orders, types of securities, prices, volumes) in the process of receiving orders, processing orders or in the process of routing or entering orders into the trading system. Members shall have to report to the STC on errors made by themselves and perform transactions for error correction.
Article 60.- In cases where an error is made by the STC, all arising price discrepancies between the original transaction and the error-correcting transaction shall be cleared by the STC with the concerned member at the end of each month and the STC shall bear all expenses related to the error-correcting transaction.
Article 61.-
1. When orders are placed to a member, the balance of the ordering client�s account opened at such member must satisfy the requirement that the deposit fund is equal to 100% of the value of securities ordered to buy or full volume of securities ordered to sell.
2. In case of deposit fund, securities which are held by the ordering client shall be converted at the market price when orders are placed with the ratio set by STC.
Article 62.-
1. In cases where the price of a securities type rises or falls to the permitted limit within 3 consecutive trading days together with a trading volume volatile, the STC may halt the trading and request the concerned listed organization(s) to disclose necessary information.
2. In cases where there is a sign of suspicion about the securities price or volume volatile related to the prohibited trading activities prescribed in Chapter VIII of the Government’s Decree No.48/1998/ND-CP of July 11, 1998 on securities and securities market, the STC shall conduct an investigation to verify acts committed by the concerned organizations and/or individuals and report them to the State Securities Commission.
3. In cases where there is a rumor which causes a mass price and trading volume volatile, the STC may decide to halt the trading and request the concerned listing organization to confirm such rumor. The securities trading shall resume after the STC receives the information confirming the rumor from the listed organization.
4. When detecting counterfeit securities on the market, the STC shall halt the trading of such type of securities until the investigation results are available.
5. In case of share division or merger, the STC shall halt the trading of such type of securities until the share division or merger has been completed.
6. The STC may decide to halt the trading of a specific type of securities in order to protect the common interest of the public investors or to ensure the fair and stable operation of the securities market.
Article 63.-
1. In case of securities subject to control as prescribed in Articles 29 and 30 of this Regulation, the STC shall halt the trading of such controlled securities to re-determine the referred price and shall organize only one order matching at 10:00 hrs on the next trading days.
2. Securities shall no longer be subject to control as soon as the listed organization overcomes the situation mentioned in Clause 1 of this Article.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 64.- Any supplements and/or amendments to this Regulation shall be decided by the Chairman of the State Securities Commission.

  
THE STATE SECURITIES COMMISSION




Le Van Chau

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 04/1999/TT-TCTK DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất