Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

thuộc tính Quyết định 181/2003/QĐ-TTg

Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:181/2003/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:04/09/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Thực hiện cơ chế "một cửa" - Ngày 04/09/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg, ban hành Quy chế này áp dụng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo Quy chế này, cơ chế "một cửa" được thực hiện theo các nguyên tắc sau: Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật, Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân, Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân... Cơ chế được thực hiện trong các lĩnh vực sau: phê duyệt các dự án đầu tư, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, giải quyết chính sách xã hội, đăng ký hộ khẩu, công chứng... Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm: tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh. Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết...

Xem chi tiết Quyết định181/2003/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 181/2003/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 181/2003/QĐ-TTG
NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
THỰC HIỆN CƠ CHẾ "MỘT CỬA" TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức;

Căn cứ Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

 

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHẾ

THỰC HIỆN CƠ CHẾ "MỘT CỬA" TẠI CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Quy chế này quy định việc áp dụng, triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" và quy trình giải quyết công việc theo cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

1. "Một cửa" là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là "bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" tại cơ quan hành chính nhà nước.

2. Việc thực hiện cơ chế "một cửa" nhằm đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

 

Điều 2. Cơ chế "một cửa" được áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, cụ thể là: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các sở, ban, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân); Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

 

Điều 3. Cơ chế "một cửa" được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

1. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.

2. Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân.

3. Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

4. Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.

5. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân.

 

Điều 4. Cơ chế "một cửa" được thực hiện trong các lĩnh vực sau:

1. Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: phê duyệt các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất, giải quyết chính sách xã hội.

2. Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng và chính sách xã hội.

3. Tại xã, phường, thị trấn: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực.

 

Điều 5. Ngoài các quy định tại Điều 4, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quyết định lựa chọn thêm một số lĩnh vực công tác khác để áp dụng cơ chế "một cửa".

 

CHƯƠNG II
TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI CƠ CHẾ "MỘT CỬA"

 

Điều 6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

1. Ban hành quyết định về áp dụng cơ chế "một cửa" đối với các lĩnh vực công việc ở các cấp chính quyền địa phương theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quy chế này.

2. Quy định thống nhất thủ tục, trình tự giải quyết những loại công việc được áp dụng theo cơ chế "một cửa" trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật, đồng thời bãi bỏ quy định do địa phương ban hành không cần thiết, gây phiền hà cho tổ chức, công dân.

3. Quy định thời gian giải quyết các loại công việc, phí, lệ phí được thu theo quy định của pháp luật.

 

Điều 7. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

1. Ban hành Quy chế làm việc quy định quy trình chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong thực hiện cơ chế "một cửa"; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

2. Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

3. Bố trí cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: là những cán bộ, công chức có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt, có khả năng giao tiếp với tổ chức, công dân. Cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải đeo thẻ cán bộ, công chức, ghi rõ họ tên, chức danh. Trên bàn làm việc của cán bộ, công chức phải có bảng ghi rõ giải quyết loại công việc gì, ví dụ về đất đai, xây dựng, công chứng hoặc đăng ký kinh doanh ...

4. Bố trí phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cách thích hợp, đủ điều kiện làm việc.

5. Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

6. Có các hình thức thông báo, tuyên truyền thích hợp để tổ chức, công dân biết về hoạt động theo cơ chế "một cửa" tại địa phương.

 

Điều 8. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các sở, ban cấp tỉnh đặt tại Phòng hành chính tổng hợp, chịu sự quản lý của Phòng hành chính tổng hợp.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp huyện đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, chịu sự quản lý của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp xã đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp xã, chịu sự quản lý của Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp xã.

 

Điều 9. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm trình Chính phủ quy định phân cấp các công việc thuộc ngành, lĩnh vực cho Uỷ ban nhân dân các cấp; quy định rõ thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân.

 

Điều 10. Kinh phí triển khai cơ chế "một cửa" do các cơ quan có liên quan lập dự toán, được cấp từ ngân sách nhà nước.

 

CHƯƠNG III
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA"

 

Điều 11. Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết công việc trực tiếp liên hệ với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

 

Điều 12. Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét yêu cầu, hồ sơ của tổ chức, công dân:

1. Tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh.

2. Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

 

Điều 13. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân đến các bộ phận chức năng có liên quan để giải quyết.

 

Điều 14. Các bộ phận liên quan có trách nhiệm giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến, trình lãnh đạo có thẩm quyền ký và chuyển về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo đúng thời gian quy định.

 

Điều 15. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận lại kết quả giải quyết công việc và trả lại tổ chức, công dân theo đúng thời gian đã hẹn, thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

 

Điều 16. Trường hợp giải quyết hồ sơ không đúng thời gian như đã hẹn thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân biết lý do và hẹn lại thời gian trả kết quả.

 

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 17. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" đối với cấp tỉnh và cấp huyện từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, đối với cấp xã từ ngày 01 tháng 01 năm 2005; hàng năm tổng kết, đánh giá, gửi báo cáo về Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 18. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời báo cáo về Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 181/2003/QD-TTg

Hanoi, September 4, 2003

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON IMPLEMENTATION OF “ONE-DOOR” MECHANISM IN LOCAL STATE ADMINISTRATIVE AGENCIES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 38/CP of May 4, 1994 on reforming for one further step the administrative procedures in settling citizens’ and organizations’ problems;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 136/2001/QD-TTg of September 17, 2001 approving the overall program on State administrative reform in the 2001-2010 period;

At the proposal of the Minister of Home Affairs,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on implementation of “one-door” mechanism in local State administrative agencies.

Article 2.- This Decision takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

The Minister of Home Affairs shall have to monitor and examine the implementation of this Decision.

Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

REGULATION

ON IMPLEMENTATION OF “ONE-DOOR” MECHANISM IN LOCAL STATE ADMINISTRATIVE AGENCIES
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 181/2003/QD-TTg of September 4, 2003)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Regulation prescribes the application and implementation of “one-door” mechanism as well as the process of settling problems according to “one-door” mechanism in local State administrative agencies.

1. “One-door” means a mechanism for settling citizens’ and/or organizations’ problems, which fall under the competence of State administrative agencies, from the reception of requests and dossiers to the return of results through one body being the “request-receiving and result-returning sections” in State administrative agencies.

2. The implementation of “one-door” mechanism aims to create a substantial change in the relationships and problem-settling procedures between State administrative agencies and organizations as well as citizens, reduce troubles for organizations and citizens, combat red-tape, corruption and authoritarianism among State officials and employees, and raise the effectiveness and efficiency of the State management.

Article 2.- “One-door” mechanism is applied in local State administrative agencies, concretely the provincial/municipal People’s Committees (the provincial/municipal Services and Departments as well as Offices of the People’s Councils and People’s Committees); the People’s Committees of rural and urban districts as well as provincial towns and cities; and the People’s Committees of communes, wards and district townships.

Article 3.- “One-door” mechanism is implemented on the following principles:

1. Administrative procedures being simple, clear and lawful;

2. Publicizing administrative procedures, charges, fees and time for settling organizations’ and citizens’ problems;

3. Receiving requests and returning results at the request-receiving and result-returning sections;

4. The coordination among relevant sections in settling organizations’ and citizens’ problems being the responsibility of the State administrative agencies;

5. Ensuring the speedy and convenient settlement of organizations’ and citizens’ problems.

Article 4.- “One-door” mechanism is implemented in the following domains:

1. In the provinces and centrally-run cities: The approval of domestic and foreign investment projects, the consideration and approval of provision of capital construction capital, the granting of business registration certificates to enterprises, the granting of construction permits, the granting of dwelling house ownership and land use right certificates, land lease, and the settlement of social policies.

2. In rural and urban districts as well as provincial towns and cities: The granting of business registration certificates to individual business households, the granting of construction permits, the granting of dwelling house ownership and land use right certificates, household registration, notarization and social policies.

3. In communes, wards and district townships: The construction of dwelling houses, land, civil status, and authentication.

Article 5.- Apart from the provisions in Article 4, the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall base themselves on the practical situation in their respective localities to decide on the selection of other working domains for the application of “one-door” mechanism.

Chapter II

RESPONSIBILITIES TO IMPLEMENT “ONE-DOOR” MECHANISM

Article 6.- The presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have the responsibilities:

1. To issue decisions on the application of “one-door” mechanism to various working domains at local administrations of different levels according to the provisions of Articles 4 and 5 of this Regulation.

2. To uniformly prescribe the procedures and order for settling problems of the types eligible for the application of “one-door” mechanism on the basis of law observance, and at the same time annul the unnecessary regulations promulgated by localities, which cause troubles to organizations and/or citizens.

3. To prescribe the time volumes for settling different problems, the charges and fees to be collected according to law provisions.

Article 7.- The heads of the provincial-level professional agencies, the presidents of the district-level People’s Committees and the presidents of the commune-level People’s Committees shall have the responsibilities:

1. To promulgate working regulations which prescribe the process of transferring, processing, submitting for signing, and returning dossiers to the request-receiving and result-returning sections; the responsibilities of relevant sections in implementing the “one-door” mechanism; and the responsibilities of State officials and employees working in the request-receiving and result-returning sections.

2. To publicly post up regulations, administrative procedures, charges, fees and time for settling various problems at the request-receiving and result-returning sections.

3. To arrange State officials and employees to work in request-receiving and result-returning sections who have high qualifications, good moral qualities and capability to communicate with organizations and citizens. State officials and employees working in request-receiving and result-returning sections must wear State officials’ and employees’ cards with their full names and titles clearly inscribed. On their working desks there must be boards clearly inscribed with types of problems to be settled, for example, that related to land, construction, notarization or business registration,…

4. To arrange working rooms of the request-receiving and result-returning sections with appropriate and adequate working conditions.

5. To provide training on professional and communication skills for the contingent of State officials and employees directly working in the request-receiving and result-returning sections.

6. To apply appropriate forms of notification and propagation so that organizations and citizens are aware of the operations under “one-door” mechanism in their respective localities.

Article 8.- The request-receiving and result-returning sections in the provincial-level Services and Departments shall be located in the Administrative and General Affairs Bureaus and subject to the management by the Administrative and General Affairs Bureaus.

The district-level request-receiving and result-returning sections shall be located in the Offices of the district-level People’s Councils and People’s Committees and subject to the management by the Offices of the district-level People’s Councils and People’s Committees.

The commune-level request-receiving and result-returning sections shall be located in the Offices of the commune-level People’s Councils and People’s Committees and subject to the management by the Offices of the commune-level People’s Councils and People’s Committees.

Article 9.- The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall have to submit to the Government the regulations on decentralization of tasks in their respective branches or domains to the People’s Committees of different levels; and clearly prescribe the administrative procedures for settling organizations’ and citizens’ problems.

Article 10.- Fundings for the implementation of “one-door” mechanism shall be estimated by relevant agencies and allocated from the State budget.

Chapter III

PROCESS FOR SETTLING PROBLEMS ACCORDING TO “ONE-DOOR” MECHANISM

Article 11.- Organizations and citizens requesting the settlement of their problems shall directly contact the request-receiving and result-returning sections.

Article 12.- State officials and employees working in the request-receiving and result-returning sections shall have to consider organizations’ and/or citizens’ requests and dossiers:

1. To receive dossiers and issue the receipts thereof, make appointments for returning results according to regulations. If dossiers are incomplete under the regulations, to provide detailed guidance for organizations and citizens to supplement and complete them.

2. In cases where organizations’ and/or citizens’ requests fall beyond their scope of settlement, to guide such organizations and/or citizens to go to competent State agencies for settlement.

Article 13.- The request-receiving and result-returning sections shall have to transfer organizations’ and/or citizens’ dossiers to relevant functional sections for settlement.

Article 14.- Relevant sections shall have to settle organizations’ and/or citizens’ dossiers transferred by the request-receiving and result-returning sections, submit them to competent leaders for signing and transfer them back to the request-receiving and result-returning sections strictly within the prescribed time limit.

Article 15.- The request-receiving and result-returning sections shall receive back the settlement results and return them to the concerned organizations and citizens according to the appointment time, collect charges and fees on matters from which charges and/or fees can be collected according to law provisions.

Article 16.- In cases where dossiers are settled not within the committed time limit, the request-receiving and result-returning sections shall have to notify the concerned organizations and citizens of the reasons therefor and make new appointment for returning the results.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17.- The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to direct and organize the implementation of “one-door” mechanism as from January 1, 2004 for the provincial and district levels and from January 1, 2005 for the commune level; and annually make a final review and evaluation thereof and send reports thereon to the Ministry of Home Affairs for summing-up and further report to the Prime Minister.

Article 18.- The Minister of Home Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in monitoring and examining the implementation of this Regulation.

In the course of implementation, if any difficulties or problems arise, the provincial/municipal People’s Committees should promptly report them to the Ministry of Home Affairs for consideration and settlement.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 181/2003/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất