Thông tư 36/2021/TT-BGTVT quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa

thuộc tính Thông tư 36/2021/TT-BGTVT

Thông tư 36/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:36/2021/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Xuân Sang
Ngày ban hành:22/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

5 tiêu chí chính xác định tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa
Ngày 22/12/2021, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2021/TT-BGTVT quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.

Theo đó, tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia được xác định theo các tiêu chí chủ yếu: Loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý; vai trò của luồng đường thủy nội địa đối với vận tải thủy nội địa; trọng tải phương tiện thủy hoạt động thực tế trên luồng đường thủy nội địa; và cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa.

Cụ thể, trên thanh điểm đánh giá 100 điểm, đối với các luồng có tổng số điểm đạt dưới 70 điểm, từ 70 điểm đến dưới 85 điểm và từ 85 điểm trở lên, tần suất khảo sát lần lượt là 05 năm/lần, 03 năm/lần, 01 năm/lần. Bên cạnh đó, tần suất khảo sát nhỏ hơn 01 năm/lần với luồng, đoạn luồng đường thủy nội địa quốc gia khác tại khu vực cửa sông hoặc các khu vực bị bồi, xói lớn.

Công việc khảo sát định kỳ và đột xuất luồng đường thủy nội địa gồm các nội dung: nhiệm vụ khảo sát và lập phương án kỹ thuật khảo sát; thu thập và phân tích số liệu, tài liệu; khảo sát hiện trường; xây dựng lưới tọa độ và độ cao; đô địa hình trên cạn và dưới nước; đo, quan trắc thủy văn; xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát;…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/3/2022.

Xem chi tiết Thông tư36/2021/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

___________

Số: 36/2021/TT-BGTVT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

Quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa

____________

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chiều rộng luồng đường thủy nội địa là kích thước theo mặt cắt ngang tại đáy luồng đường thủy nội địa và được xác định theo cấp kỹ thuật hiện trạng luồng đường thủy nội địa.
2. Tuyến đường thủy nội địa là một hoặc nhiều luồng đường thủy nội địa được xác định cụ thể điểm đầu và điểm cuối.
Chương II
KHẢO SÁT LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 4. Phân loại khảo sát luồng đường thủy nội địa
1. Khảo sát luồng đường thủy nội địa thường xuyên là công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa được thực hiện trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên tuyến đường thủy nội địa.
2. Khảo sát luồng đường thủy nội địa định kỳ là công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa theo một tần suất được xác định.
3. Khảo sát luồng đường thủy nội địa đột xuất là công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa khi xuất hiện các tình huống đột xuất trong luồng, phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa có nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Điều 5. Phạm vi khảo sát và tỷ lệ bình đồ khảo sát luồng đường thủy nội địa
1. Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa
a) Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa thường xuyên được thực hiện trong phạm vi luồng (theo tim luồng) và phạm vi bãi cạn có trong hồ sơ quản lý luồng đường thủy nội địa;
b) Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa định kỳ theo chiều rộng gồm chiều rộng luồng đường thủy nội địa và phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa về hai phía nhưng không vượt quá đường mép bờ sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh;
c) Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa đột xuất được thực hiện trong phạm vi khu vực xuất hiện các tình huống đột xuất xảy ra trên luồng đường thủy nội địa và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa. Đối với tình huống đột xuất làm phát sinh mới luồng đường thủy nội địa, chiều rộng phạm vi khảo sát không quá 03 lần chiều rộng luồng và không vượt quá đường mép bờ sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh. Chiều dài phạm vi khảo sát là chiều dài luồng đường thủy nội địa phát sinh.
2. Tỷ lệ bình đồ khảo sát luồng đường thủy nội địa
a) Tỷ lệ bình đồ khảo sát luồng đường thủy nội địa bao gồm các loại tỷ lệ 1:1.000; 1:2.000 và 1:5.000;
b) Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:1.000 áp dụng đối với khảo sát luồng đường thủy nội địa đột xuất. Trường hợp tình huống đột xuất phát sinh luồng đường thủy nội địa mới, tỷ lệ bình đồ khảo sát được áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản này;
c) Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:1.000 áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát đến 50 m;
d) Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:2.000 áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát từ trên 50 m đến 300 m;
đ) Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:5.000 áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát từ trên 300 m trở lên.
Điều 6. Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa
1. Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia được xác định theo các tiêu chí chủ yếu sau:
a) Loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý;
b) Vai trò của luồng đường thủy nội địa đối với vận tải thủy nội địa;
c) Trọng tải phương tiện thủy hoạt động thực tế trên luồng đường thủy nội địa;
d) Cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa.
2. Việc xác định tần suất khảo sát định kỳ đối với luồng đường thủy nội địa quốc gia theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm, được xác định cụ thể theo tiêu chí chính quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia, gồm:
a) Tần suất khảo sát 01 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt từ 85 điểm trở lên;
b) Tần suất khảo sát 03 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt từ 70 điểm đến dưới 85 điểm;
c) Tần suất khảo sát 05 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt dưới 70 điểm;
d) Tần suất khảo sát lớn hơn 05 năm/lần đối với trường hợp luồng đường thủy nội địa quốc gia có tổng số điểm chấm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này nhưng là luồng đường thủy nội địa trên vùng hồ, đầm phá, vụng, vịnh, khu vực luồng ổn định có độ sâu lớn do Bộ Giao thông vận tải quyết định theo đề nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
đ) Tần suất khảo sát nhỏ hơn 01 năm/lần đối với trường hợp luồng, đoạn luồng đường thủy nội địa quốc gia khác tại khu vực cửa sông hoặc các khu vực bị bồi, xói lớn. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam căn cứ vào tính chất, quy mô, phạm vi, vai trò của luồng đường thủy nội địa đối với vận tải thủy nội địa báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định tần suất khảo sát.
4. Đối với luồng đường thủy nội địa địa phương, trên cơ sở tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Giao thông vận tải căn cứ thực tế, xây dựng tiêu chí đánh giá trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa địa phương.
5. Đối với luồng đường thủy nội địa chuyên dùng, tổ chức, cá nhân có luồng đường thủy nội địa chuyên dùng quyết định tần suất khảo sát nhưng tối đa không quá 05 năm/lần.
6. Đối với vùng nước cảng thủy nội địa, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải theo phạm vi quản lý quyết định tần suất khảo sát vùng nước cảng thủy nội địa tối đa không quá 05 năm/lần và chỉ đạo chủ cảng thủy nội địa tổ chức khảo sát vùng nước cảng thủy nội địa để đảm bảo an toàn cho phương tiện thủy nội địa ra, vào cảng thủy nội địa.
7. Định kỳ 05 năm một lần vào Quý III của năm cuối trong kỳ hoặc căn cứ vào nhu cầu thực tế, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cập nhật, bổ sung, tổng hợp trình Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia cho kỳ tiếp theo. Hồ sơ trình danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị công bố danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa;
b) Danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa, gồm: tên luồng (đoạn luồng), tỷ lệ bình đồ, tần suất khảo sát;
c) Bảng đánh giá, chấm điểm xác định tần suất khảo sát theo quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Các nội dung khác liên quan (nếu có).
Điều 7. Yêu cầu và nội dung công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa
1. Yêu cầu chung công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa
a) Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát phải được lập phù hợp với loại, cấp kỹ thuật hiện trạng của luồng đường thủy nội địa, loại hình khảo sát;
b) Phương án kỹ thuật khảo sát đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng;
c) Công tác khảo sát tuân thủ nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định;
d) Bình đồ khảo sát trên hệ tọa độ quốc gia VN2000, kinh tuyến trục địa phương và hệ tọa độ quốc gia VN2000, kinh tuyến trục quốc gia;
đ) Khảo sát định kỳ: bình đồ thể hiện tọa độ, cao độ đáy luồng đường thủy nội địa, phạm vi luồng, tim luồng và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa, lý trình và hệ thống báo hiệu trên luồng (nếu có); cao độ mực nước tại thời điểm đo; các thông tin về địa hình, địa giới hành chính, địa danh, lý trình, công trình trên đường thủy nội địa;
e) Đối với khảo sát đột xuất: bình đồ khảo sát thể hiện tọa độ, cao độ trong phạm vi khảo sát, tim luồng, lý trình và các thông tin có liên quan thuộc phạm vi khảo sát; cao độ mực nước tại thời điểm đo;
g) Đối với khảo sát thường xuyên: bình đồ khảo sát thể hiện chiều sâu của luồng tại khu vực có vị trí bãi cạn, vật chướng ngại trên luồng; mực nước tại thời điểm khảo sát; sự thay đổi của báo hiệu đường thủy nội địa (nếu có); những cảnh báo cần thiết khác.
2. Nội dung công việc khảo sát định kỳ và đột xuất luồng đường thủy nội địa
a) Nhiệm vụ khảo sát và lập phương án kỹ thuật khảo sát;
b) Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu;
c) Khảo sát hiện trường;
d) Xây dựng lưới tọa độ và độ cao; đo địa hình trên cạn và dưới nước;
đ) Đo, quan trắc thủy văn;
e) Xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát;
g) Các công việc khảo sát khác.
3. Nội dung công tác khảo sát thường xuyên luồng đường thủy nội địa được thực hiện theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
4. Công tác xây dựng thủy đồ điện tử được ưu tiên thực hiện đối với các luồng trên hành lang vận tải thủy, tuyến vận tải chính, luồng có tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động và được cập nhật sau các lần khảo sát định kỳ.
Điều 8. Quy định về hồ sơ khảo sát luồng đường thủy nội địa
1. Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát địa hình luồng đường thủy nội địa, bao gồm nội dung công tác đo đạc và xử lý các số liệu khảo sát; hồ sơ tính toán lưới tọa độ và độ cao; thống kê chi tiết các công trình, báo hiệu đường thủy nội địa hiện hữu (nếu có).
2. Nhật ký thi công khảo sát.
3. Sổ đo mực nước; sổ đo lưới tọa độ và độ cao.
4. Bình đồ khảo sát.
5. Hồ sơ nghiệm thu kết quả khảo sát.
6. Dữ liệu để số hóa kết quả khảo sát.
7. Hồ sơ khảo sát thường xuyên thực hiện theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
8. Các tài liệu liên quan khác.
Điều 9. Quản lý, sử dụng số liệu khảo sát
1. Số liệu và hồ sơ khảo sát được chủ đầu tư, cơ quan thực hiện thông báo luồng đường thủy nội địa bảo quản, lưu trữ.
2. Số liệu, hồ sơ khảo sát được sử dụng phục vụ công tác thông báo luồng đường thủy nội địa; quản lý, bảo trì luồng đường thủy nội địa; cập nhật, theo dõi diễn biến của luồng đường thủy nội địa; số hóa bình đồ (nếu có) và cung cấp cơ sở dữ liệu khảo sát, bình đồ.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.
2. Bãi bỏ Thông tư số 19/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khảo sát luồng phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa.
Điều 11. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 11;

- Bộ trưởng (để b/c);

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;

- Các Sở Giao thông vận tải;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ);

- Công báo;

- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;

- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;

- Lưu: VT, KCHT (2).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Sang

 

Phụ lục

Tiêu chí xác định xác định tần suất khảo sát luồng định kỳ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BGTVT ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Stt

Tiêu chí

Điểm chấm tối đa

I

Loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý

 

1

Đường thủy nội địa loại 1

30

2

Đường thủy nội địa loại 2

25

3

Đường thủy nội địa loại 3

20

II

Vai trò của luồng đường thủy nội địa đối với vận tải thủy nội địa

 

1

Luồng đường thủy thuộc hành lang vận tải, tuyến vận tải chính

30

2

Luồng đường thủy không thuộc hành lang vận tải, tuyến vận tải chính nhưng có kết nối trực tiếp với tuyến vận tải chính

25

3

Luồng đường thủy không thuộc và không kết nối trực tiếp hành lang vận tải và tuyến vận tải thủy chính

15

III

Trọng tải phương tiện thủy hoạt động thực tế trên luồng đường thủy nội địa

 

1

Có phương tiện thủy nước ngoài hoặc phương tiện thủy có trọng tải từ 2.000 tấn trở lên

20

2

Có phương tiện thủy có trọng tải từ 1.000 tấn đến dưới 2.000 tấn

15

3

Có phương tiện thủy có trọng tải dưới 1.000 tấn

10

IV

Cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa

 

1

Luồng đường thủy nội địa cấp đặc biệt, cấp I

20

2

Luồng đường thủy nội địa cấp II, III

15

3

Luồng đường thủy nội địa cấp IV trở xuống

5

 

Ghi chú: Hành lang vận tải và tuyến vận tải chính theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất