Thông tư 36/2016/TT-BGTVT Quy chuẩn giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 36/2016/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 36/2016/TT-BGTVT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trương Quang Nghĩa |
Ngày ban hành: | 24/11/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 24/11/2016, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2016/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ quy định các yêu cầu về hoạt kiểm tra, giám sát kỹ thuật trong thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa nhập khẩu và khai thác phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ, có các đặc trưng: Phương tiện có chiều dài thiết kế dưới 20m; Phương tiện có động cơ, tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa; Phương tiện có động cơ, sức chở từ 05 - 12 người; Phương tiện dân gian.
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến các phương tiện thủy nội địa thuộc phạm vi điều chỉnh, bao gồm: Cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chủ phương tiện các đơn vị thiết kế; các cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác phương tiện; các cơ sở chế tạo vật liệu, sản phẩm, trang thiết bị và sử dụng cho phương tiện; các tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện và vật liệu trang thiết bị sử dụng cho phương tiện.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 28/06/2017; bãi bỏ Thông tư số 15/2010/TT-BGTVT 28/06/2010 và Thông tư số 61/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013.
Xem chi tiết Thông tư36/2016/TT-BGTVT tại đây
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 36/2016/TT-BGTVT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2016 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY PHẠM GIÁM SÁT KỸ THUẬT VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA CỠ NHỎ VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
Mã số đăng ký: QCVN 25: 2015/BGTVT.
Mã số đăng ký: Sửa đổi 1:2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆNTHỦY NỘI ĐỊA
National Technical Regulation
onRule of Inland - Waterway ShipsClassification and Construction
HÀ NỘI 2015
Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa Sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 36/2016/TT-BGTVT ngày 24 tháng 11 năm 2016.
MỤC II - QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
PHẦN 10 - TRANG BỊ AN TOÀN
CHƯƠNG 1 - PHƯƠNG TIỆN CỨU SINH
1.1 Quy định chung
1.1.1 Chương này quy định định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho các tàu, cũng như các yêu cầu kỹ thuật và cách bố trí chúng ở trên tàu.
1.1.2 Phương tiện cứu sinh được chế tạo phải phù hợp với các yêu cầu của QCVN 85: 2015/BGTVT và các tiêu chuẩn hiện hành, với các điều kiện kỹ thuật được Đăng kiểm chấp thuận.
1.1.3 Các phương tiện cứu sinh chỉ được phép chế tạo hàng loạt, sau khi sản phẩm mẫu đã được Đăng kiểm kiểm tra, thử và cấp giấy chứng nhận sản phẩm mẫu.
1.1.4 Các quy định trong Phần này không phải là cơ sở để phân cấp phương tiện.
1.2 Giải thích từ ngữ
1.2.1 Dụng cụ nổi cứu sinh là phương tiện cứu sinh (trừ xuồng cứu sinh, bè cứu sinh, phao tròn và phao áo) bảo đảm giữ được một số người nổi trên mặt nước mà vẫn giữ nguyên được hình dạng và đặc tính kỹ thuật trong suốt quá trình hoạt động.
1.2.2 Phao tròn là phao dùng để cứu người bị nạn và giữ người nổi trên mặt nước.
1.2.3 Phao áo là phao dùng để giữ người nổi trên mặt nước.
1.2.4 Sản phẩm mẫu là sản phẩm được chế tạo lần đầu, thỏa mãn các yêu cầu của Đăng kiểm, để các sản phẩm khác được chế tạo hàng loạt (hàng lô) đúng theo nó với cùng một thiết kế, loại vật liệu và cùng một quy trình sản xuất ở một cơ sở chế tạo.
1.3 Yêu cầu về trang bị phương tiện cứu sinh
1.3.1 Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu trình bày dưới đây xuất phát từ điều kiện khai thác của các loại tàu trong các vùng phù hợp với cấp được trao;
1.3.2 Nếu tàu khai thác ở vùng có cấp cao hơn (di chuyển, chuyển vùng,...) thì phương tiện cứu sinh phải được trang bị tương ứng với cấp thuộc vùng đó.
1.4 Trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu khách, tàu phục vụ và phà có động cơ cấp VR-SI và VR-SII
1.4.1 Định mức trang bị
Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu khách, tàu phục vụ và phà có động cơ lấy theo Bảng 10/1.4, có tính đến các quy định ở 1.4.2.
1.4.2 Các quy định khác
1 Tàu khách mang cấp VR-SII khai thác ở vùng SI với mục đích chở khách tham quan trong thời gian dưới 4 giờ, phải trang bị thêm phương tiện cứu sinh phù hợp với số lượng khách, số lượng thuyền viên và vùng hoạt động theo Bảng 10/1.4. Tàu mang cấp VR-SI sử dụng cho mục đích nêu trên không cần phải thay đổi trang bị phương tiện cứu sinh.
2 Với phà có động cơ, nếu theo chiều dài phà ở mỗi mạn, cứ 4 m đặt một phao tròn thì không yêu cầu trang bị dụng cụ nổi cứu sinh như nêu ở Bảng 10/1.4.
Bảng 10/1.4 - Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu khách,
tàu phục vụ và phà có động cơ cấp VR-SI và VR-SII
Cấp tàu |
Chiều dài tàu L, m |
Tổng số người trên tàu được đảm bảo bằng phương tiện cứu sinh, % |
Phao tròn, chiếc |
||
Dụng cụ nổi cứu sinh |
Phao áo (1) |
Ở mỗi boong |
Số phao có dây ném |
||
VR-SI |
L £ 10 10 < L ≤ 20 20 < L ≤ 60 L > 60 |
- 35 50 50 |
100 100 100 100 |
1 2 4 6 |
- 1 2 2 |
VR-SII |
L £ 10 10 < L ≤ 20 20 < L ≤ 60 L > 60 |
- 20 35 35 |
100 100 100 100 |
1 2 4 6 |
- - - |
Chú thích: Đối với tàu khách, ngoài số lượng theo Bảng 10/1.4, phải trang bị thêm 10% phao áo cho trẻ em. |
|||||
(1) Đối với phà có thể thay thế phao áo bằng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân kiểu được duyệt. |
1.5 Trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu hàng, tàu kéo và tàu công trình có động cơ cấp VR-SI và VR-SII
1.5.1 Định mức trang bị
Định mức trang thiết bị phương tiện cứu sinh cho tàu hàng, tàu kéo và tàu công trình có động cơ lấy theo Bảng 10/1.5, có tính đến các quy định ở 1.5.2.
1.5.2 Các quy định khác
Các nhóm công nhân hoặc người phục vụ đi trên các tàu không phải là tàu khách, phải được trang bị phương tiện cứu sinh giống như thuyền viên của tàu.
1.6 Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu không có động cơ cấp VR-SI và VR-SII
1.6.1 Định mức trang thiết bị cứu sinh cho tàu không có động cơ kể cả tàu công trình không có động cơ được lấy như Bảng 10/1.6, có lưu ý đến các chỉ dẫn ở 1.6.2 và 1.6.3.
1.6.2 Tàu không có động cơ đang khai thác mà trên đó không bố trí thuyền viên không cần trang bị phương tiện cứu sinh.
1.6.3 Phà không có động cơ, theo chiều dài của phà ở mỗi mạn, cứ 4 m đặt một phao tròn, phao áo trang bị theo quy định tại Bảng 10/1.6.
Bảng 10/1.5 - Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu hàng, tàu kéo và tàu công trình có động cơ cấp VR-SI và VR-SII
Cấp tàu |
Chiều dài tàu L, m |
Tổng số thuyền viên được đảm bảo bằng phương tiện cứu sinh, % |
Phao tròn, chiếc |
||
|
|
Dụng cụ nổi |
Phao áo |
Tổng số |
Số phao có dây ném |
VR-SI |
L £ 30 L > 30 |
50 50 |
100 100 |
2 4 |
1 1 |
VR-SII |
L £ 30 L > 30 |
- - |
100 100 |
2 4 |
- - |
động cơ cấp VR-SI và VR-SII
Cấp tàu |
Chiều dài tàu L, m |
Phao áo, % (1) |
Phao tròn, chiếc |
VR-SI và VR-SII |
L £ 30 |
100 |
2 |
L > 30 |
100 |
4 |
|
Chú thích: Trường hợp đoàn sà lan đẩy được ghép theo đội hình 2 hàng dọc thì số lượng phao tròn cứu sinh, trang bị cho mỗi phương tiện được giảm đi 50% so với yêu cầu nêu trong Bảng này. |
|||
(1) Đối với phà có thể thay thế phao áo bằng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân có kiểu được duyệt. |
1.7 Định mức trang bị cứu sinh cho các công trình nổi tĩnh tại cấp VR-SI và VR-SII
1.7.1 Các công trình nổi tĩnh tại (bến nổi, trạm trực ca...) có chiều dài L £ 30 m phải trang bị 2 phao tròn trên mỗi boong, nếu chiều dài L > 30 m thì trang bị 4 phao tròn trên mỗi boong.
1.7.2 Các công trình nổi đang khai thác ở vùng SI ngoài định mức quy định ở 1.7.1 còn phải trang bị dụng cụ nổi cứu sinh đảm bảo cho 20% thuyền viên và 100% phao áo.
1.8 Trang bị cứu sinh cho tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi
1.8.1 Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm phải trang bị phao áo cứu sinh đủ cho 200% số người trên tàu, trong đó 100% số phao áo được bố trí trong các buồng ngủ và 100% số phao áo còn lại bố trí trong phòng ăn, phòng bar, tại nơi làm việc một cách phù hợp. Ngoài ra phải trang bị thêm số lượng phao áo cho trẻ em bằng 10% số hành khách. Số lượng phao tròn tối thiểu là 8 chiếc, trong đó 4 chiếc có dây ném; mỗi mạn bố trí 4 chiếc, trong đó 2 chiếc có dây ném. Dụng cụ nổi cứu sinh phải bố trí đủ cho 100% số người trên tàu.
1.8.2 Nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải được trang bị phao áo cứu sinh đủ cho 100% số người trên tàu và được bố trí trong phòng ngủ, phòng ăn, phòng bar một cách phù hợp. Số phao áo cho trẻ em được trang bị tối thiểu bằng 30% số hành khách. Số lượng phao tròn tối thiểu là 8 chiếc, trong đó 4 chiếc có dây ném; mỗi mạn bố trí 4 chiếc, trong đó 2 chiếc có dây ném.
Đối với nhà hàng nổi có động cơ, dụng cụ nổi cứu sinh phải bố trí đủ cho 100% số người trên tàu.
1.9 Định mức trang bị cứu sinh cho tàu hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven bờ biển (cấp VR-SB)
Định mức trang bị phương tiện cứu sinh được nêu trong Bảng 10/1.9.1; 10/1.9.2 và 10/1.9.3.
Bảng 10/1.9.1 - Định mức trang bị phương tiện cứu sinh
cho tàu hàng cấp VR-SB
Chiều dài tàu L, m |
Tổng số thuyền viên được đảm bảo bằng phương tiện cứu sinh, % số người |
Số lượng phao tròn, chiếc |
|||
Dụng cụ nổi cứu sinh (ở mỗi mạn) |
Phao áo cứu sinh |
Tổng số |
Có đèn tự cháy sáng |
Có dây ném |
|
L < 30 30 £ L < 50 L ³ 50 |
100 % 100 % 100 % |
100 % 100 % 100 % |
4 6 8 |
2 3 4 |
2 2 2 |
Chú thích: Ngoài số phao áo cứu sinh nêu trên, mỗi tàu có động cơ còn phải được trang bị thêm 04 phao áo cho người đi ca (buồng máy: 2 chiếc và buồng lái: 2 chiếc). |
Bảng 10/1.9.2 - Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu khách,
tàu phục vụ cấp VR-SB
Chiều dài tàu L, m |
Tổng số khách và thuyền viên được đảm bảo bằng phương tiện cứu sinh, % số người |
Số lượng phao tròn, chiếc |
|||
Bè cứu sinh (mỗi mạn) |
Phao áo cứu sinh |
Tổng số |
Có đèn tự cháy sáng |
Có dây ném |
|
L < 30 30 £ L < 50 L ³ 50 |
100 % 100 % 100 % |
105 % + 10 % cho trẻ em |
6 8 10 |
3 4 5 |
2 2 2 |
Chú thích: 1. Tàu có L < 30 m, có thể thay bè cứu sinh bằng dụng cụ nổi cứu sinh; Nếu bè cứu sinh di chuyển được từ mạn này sang mạn kia thì tổng số bè trang bị cho tàu có thể giảm xuống với số lượng đủ sức chở 100% số người ở trên tàu. 2. Tàu có sức chở n ≥ 300 khách còn phải trang bị 2 xuồng cấp cứu (mỗi mạn một chiếc); Tàu có sức chở từ 200 khách đến dưới 300 khách phải trang bị 1 xuồng cấp cứu; Tàu khách có sức chở dưới 200 khách hoặc có L < 30 m không phải trang bị xuồng cấp cứu. 3. Những công nhân hoặc người phục vụ đi trên tàu không phải là tàu khách, phải được trang bị phương tiện cứu sinh giống như quy định đối với thuyền viên của tàu. 4. Ngoài số phao áo cứu sinh nêu trên, mỗi tàu có động cơ còn phải được trang bị thêm 04 phao áo cho người đi ca (buồng máy: 2 chiếc và buồng lái: 2 chiếc). |
Bảng 10/1.9.3 - Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu đẩy (kéo), tàu công trình, tàu không động cơ và các công trình nổi tĩnh tại cấp VR-SB
Chiều dài tàu L, m |
Tổng số người được đảm bảo bằng phương tiện cứu sinh, % số người |
Số lượng phao tròn, chiếc |
|||
Dụng cụ nổi cứu sinh (ở mỗi mạn) |
Phao áo cứu sinh |
Tổng số |
Có đèn tự cháy sáng |
Có dây ném |
|
L < 30 30 £ L < 50 L ³ 50 |
50 % 50 % 50 % |
100 % 100 % 100 % |
4 6 8 |
2 3 4 |
2 2 2 |
Chú thích: Ngoài số phao áo cứu sinh nêu trên, mỗi tàu có động cơ còn phải được trang bị thêm 04 phao áo cho người đi ca (buồng máy: 2 chiếc và buồng lái: 2 chiếc). |
1.10 Yêu cầu về trang bị súng phóng dây cho tàu cấp VR-SB
Mỗi tàu khách có chiều dài lớn hơn 30 m và tàu hàng có trọng tải toàn phần lớn hơn hoặc bằng 1000 tấn cấp VR-SB phải trang bị ít nhất 1 súng phóng dây loại 2 đầu phóng. Không cần trang bị súng phóng dây cho các tàu chạy chuyên tuyến ra đảo với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km.
1.11 Yêu cầu đối với dụng cụ nổi cứu sinh, phao áo và phao tròn
1.11.1 Yêu cầu đối với dụng cụ nổi cứu sinh
Dụng cụ nổi cứu sinh phải tuân thủ các yêu cầu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
1.11.2 Yêu cầu đối với phao tròn cứu sinh
Mọi yêu cầu về phao tròn cứu sinh phải tuân thủ các yêu cầu được nêu ra tại QCVN 85: 2015/BGTVT.
1.11.3 Yêu cầu chung đối với phao áo cứu sinh
Mọi yêu cầu về phao áo cứu sinh phải tuân thủ các yêu cầu được nêu ra tại QCVN 85: 2015/BGTVT.
1.12 Bố trí dụng cụ nổi cứu sinh trên tàu
1.12.1 Dụng cụ nổi cứu sinh phải đặt trên boong thoáng ở chỗ dễ đến lấy, các chi tiết cố định chúng vào boong phải tự rời được khi tàu bị chìm để dụng cụ tự nổi lên.
1.12.2 Dụng cụ nổi cứu sinh có thể xếp chồng lên nhau, nhưng giữa chúng phải có tấm đệm và chúng phải được giữ không bị xê dịch khi tàu bị nghiêng, chúi.
1.12.3 Chỗ bảo quản dụng cụ nổi cứu sinh phải được chiếu sáng và có biển báo “Dụng cụ nổi cứu sinh”.
1.12.4 Các phương tiện cứu sinh tập thể phải được bố trí càng gần mặt nước càng tốt nhưng phải đảm bảo không bị phá hủy do lực tác động của sóng.
1.12.5 Các phương tiện cứu sinh tập thể phải được bố trí càng gần khu vực thượng tầng và các không gian dịch vụ càng tốt, bố trí ở những khu vực an toàn tránh cháy, nổ và va chạm với tàu khác…
1.12.6 Các phương tiện cứu sinh tập thể phải bố trí sao cho tránh chướng ngại vật khi tập hợp mọi người tại địa điểm tập trung, đồng thời tránh chướng ngại vật khi đưa phương tiện cứu sinh ra khỏi mặt boong, hạ phương tiện cũng như việc đưa phương tiện trở lại tàu.
1.12.7 Nói chung, các phương tiện cứu sinh tập thể phải được bố trí sao cho mạn của chúng trùng với mạn tàu. Chúng có thể được bố trí ở những khu vực mà ở đó góc giữa phương thẳng đứng và đường thẳng đi qua mép ngoài tấm tôn mạn, trong mặt phẳng sườn không vượt quá 45 độ, ở cả điều kiện tàu không tải và khi tàu có dằn.
1.12.8 Phải kẻ tên tàu và số lượng người được phép chở bằng chữ in hoa trên phương tiện cứu sinh tập thể.
1.13 Bố trí phao tròn và phao áo trên tàu
1.13.1 Phải bố trí phao tròn đều dọc hai bên mạn tàu tại chỗ dễ đến và dễ thấy nhất, giá đỡ phao không được cản trở phao tự nổi khi tàu bị chìm.
1.13.2 Nếu tàu được trang bị hai phao tròn loại có dây ném thì mỗi mạn đặt một chiếc.
1.13.3 Phao áo dùng cho hành khách và thuyền viên được bố trí ngay trong buồng khách và buồng thuyền viên, để ở nơi dễ đến.
1.13.4 Nếu phao áo dùng cho hành khách được bố trí ở phía ngoài buồng khách, phải chia thành nhóm, mỗi nhóm không quá 20 chiếc, để ở nơi dễ đến, có biển báo được chiếu sáng với dòng chữ “Phao áo cứu sinh”.
1.13.5 Phao áo dành cho trẻ em phải được xếp riêng biệt, gần đó phải có dòng chữ “Phao áo dành cho trẻ em”. Nơi xếp phao phải được chiếu sáng.
CHƯƠNG 2 - TRANG BỊ TÍN HIỆU GIAO THÔNG
2.1 Tín hiệu
2.1.1 Nếu không có quy định nào khác thì việc trang bị tín hiệu phải phù hợp với các quy định nêu ở Mục 2 Chương V của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
2.1.2 Yêu cầu bổ sung
Đối với các tàu cấp VR-SB, trên mỗi tàu phải trang bị không ít hơn 06 pháo hiệu dù, trừ các tàu chạy chuyên tuyến ra đảo với khoảng cách hai đầu tuyến không quá 15 km.
2.1.3 Yêu cầu kỹ thuật của trang bị tín hiệu phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của tín hiệu trên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 30/2004/QĐ-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2.2 Bảo quản trang bị tín hiệu dự trữ
2.2.1 Các tín hiệu dự trữ phải được bảo quản trong kho tại nơi dễ đến và phải đặt ở vùng buồng lái.
2.2.2 Dầu dùng cho đèn phải được bảo quản trong các thùng riêng và có thể lấy để sử dụng ngay. Buồng chứa dầu và đèn phải đảm bảo an toàn về phòng cháy.
2.2.3 Buồng và kho chứa đèn dự trữ phải làm bằng kim loại, trên giá phải có thiết bị để giữ đèn chống xê dịch khi tàu nghiêng.
2.2.4 Phải có tủ loại nhiều ngăn để bảo quản cờ hiệu. Trên từng ngăn ghi rõ tên từng loại cờ. Tủ đặt ở buồng lái và phải có biện pháp chống ẩm và tác động của môi trường.
CHƯƠNG 3 - TRANG BỊ HÀNG GIANG, CỨU ĐẮM
3.1 Quy định chung
3.1.1 Các định mức và yêu cầu kỹ thuật đối với trang bị hàng giang của mục này được áp dụng cho các loại tàu, như nêu ở Phần 1A của Quy chuẩn này.
3.1.2 Chủ tàu và thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về số lượng và tình trạng kỹ thuật của trang bị hàng giang của tàu, kể cả độ tin cậy của chúng khi tàu hoạt động.
3.2 Định mức trang bị hàng giang
3.2.1 Trang bị hàng hải cho tàu có động cơ cấp VR-SB lấy theo Bảng 10/3.2.1
Bảng 10/3.2.1 - Định mức trang bị hàng hải cho tàu có động cơ cấp VR-SB
TT |
Tên trang bị |
Số lượng |
1 |
La bàn từ lái hoặc la bàn từ chuẩn (*) |
1 chiếc |
2 |
Máy định vị vệ tinh hoặc thiết bị tương tự (**) |
1 chiếc |
3 |
Radio |
1 chiếc |
4 |
Ống nhòm hàng hải |
1 chiếc |
5 |
Máy đo độ nghiêng |
1 chiếc |
6 |
Đồng hồ bấm giây |
1 chiếc |
7 |
Thiết bị đo sâu bằng tay có dây đo |
1 chiếc |
8 |
Thước đo mức nước |
2 chiếc |
9 |
Thước đo độ, thước đo song song (**) |
1 bộ |
10 |
Compa (**) |
2 chiếc |
11 |
Kính lúp |
1 chiếc |
12 |
Danh mục đèn biển và đài trực canh trên bờ (**) |
1 tập |
13 |
Hải đồ chạy tàu cùng thỏi chặn (**) |
1 bộ |
14 |
Bảng thủy triều vùng chạy tàu (**) |
1 quyển |
15 |
Sách hướng dẫn đi biển (**) |
1 quyển |
Chú thích: (*) Đối với các tàu hàng, tàu khách có L < 30 m chạy chuyên tuyến ra đảo với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km, có thể thay thế bằng loại la bàn chuyên dùng cho xuồng cứu sinh. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình cụ thể về điều kiện thông tin liên lạc và điều kiện ứng cứu hai đầu tuyến thì có thể được Đăng kiểm xem xét miễn trang bị. (**) Đối với các tàu hàng, tàu khách có L < 30 m chạy chuyên tuyến ra đảo với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km, căn cứ vào tình hình cụ thể về điều kiện thông tin liên lạc và điều kiện ứng cứu hai đầu tuyến thì có thể được Đăng kiểm xem xét miễn trang bị. |
3.2.2 Trang bị hàng giang cho tàu có động cơ cấp VR-SI, VR-SII lấy theo Bảng 10/3.2.2
Bảng 10/3.2.2 - Định mức trang bị hàng giang cho tàu
có động cơ cấp VR-SI và cấp VR-SII
TT |
Tên trang bị |
Cấp VR-SI |
Cấp VR-SII |
1 |
Đồng hồ tàu |
1 |
1 |
2 |
Dụng cụ đo sâu bằng tay kiểu đơn giản |
1 |
- |
3 |
Thước đo mức nước |
1 |
1 |
4 |
Thước đo độ nghiêng |
1 |
1 |
5 |
Ống nhòm 7 ´ 50 |
1 |
- |
6 |
Radio |
1 |
- |
7 |
Cầu lên xuống |
1 |
1 |
3.2.3 Trang bị VTĐ cho tàu cấp VR-SB được lấy theo Bảng 10/3.2.3
Bảng 10/3.2.3 - Định mức trang bị VTĐ cho tàu cấp VR-SB
TT |
Tên trang bị |
Số lượng |
1 |
Thiết bị MF/HF (1) |
1 chiếc |
2 |
Thiết bị VHF DSC |
1 chiếc |
3 |
Thiết bị truyền thanh chỉ huy (2) |
1 chiếc |
4 |
Thiết bị VHF cầm tay (3) |
2 chiếc |
Chú thích: (1) Không yêu cầu trang bị đối với tàu chạy chuyên tuyến ra đảo với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km với điều kiện trong vùng trực canh của ít nhất 01 trạm VHF; Các tàu không động cơ được kéo, đẩy hoặc để lâu dài bên ngoài khu vực cảng và vùng có tàu qua lại mà trên tàu có người thì phải trang bị thiết bị VHF DSC hoặc thiết bị MF/HF để đảm bảo liên lạc với tàu kéo, đẩy hoặc đài vô tuyến điện trên bờ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể; Nếu trên tàu không thường xuyên có người thì không cần trang bị thiết bị VHF DSC cũng như MF/HF; nhưng khi cần có người để xử lý tình huống trên phương tiện thì phải mang theo thiết bị vô tuyến điện thoại hai chiều (two-way VHF). (2) Trang bị cho tàu khách; Các tàu khách có L < 30 mét chỉ cần trang bị loa phóng thanh cầm tay nếu đảm bảo việc thông tin đến các hành khách không bị ảnh hưởng. (3) Chỉ áp dụng cho tàu được trang bị xuồng cấp cứu, xuồng cứu sinh và bè cứu sinh. |
3.2.4 Các tàu hàng, tàu khách có L < 30 m chạy chuyên tuyến ra đảo với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km chỉ cần trang bị một thiết bị VHF DSC với điều kiện trong vùng trực canh của ít nhất 01 trạm VHF.
3.2.5 Tất cả các tàu khách mang cấp VR-SI phải được trang bị ít nhất một máy VTĐ thoại sóng mét (VHF) hàng hải.
3.2.6 Máy VTĐ phải được lắp đặt cố định chắc chắn trong buồng lái tại vị trí dễ sử dụng.
3.2.7 Ăng ten dùng cho máy VTĐ phải là loại phân cực kiểu đứng, được đặt trên nóc buồng lái sao cho không vượt quá kim thu sét của tàu.
- Máy VTĐ phải được cấp điện từ nguồn điện chính và nguồn điện sự cố của tàu.
- Các tàu sau đây phải trang bị ra đa:
1 Tàu có động cơ cấp VR-SB (trừ tàu cao tốc chở khách cấp VR-SB) có tổng dung tích GT ≥ 300;
2 Tàu cao tốc chở khách cấp VR-SB không kể kích thước;
3 Tàu cao tốc chở khách hoạt động vùng hạn chế IV có chiều dài tàu L ≥ 25 m;
3.2.10 Tàu cấp VR-SB (trừ phương tiện không có người ở) có tổng dung tích GT ≥ 300 phải được trang bị phao vô tuyến chỉ báo vị trí sự cố qua vệ tinh S.EPIRB.
3.2.11 Tàu cao tốc chở khách cấp VR-SB; tàu khách hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo phải được trang bị thiết bị nhận dạng tự động (AIS) ở cấp độ A hoặc B.
3.2.12 Tàu cấp VR-SB tham gia vận chuyển đổ bùn đất phải lắp đặt hệ thống giám sát nạo vét, bao gồm:
1 Thiết bị nhận dạng tự động (AIS) ở cấp độ A hoặc B để tự động cung cấp các thông tin về hành trình di chuyển của tàu nạo vét (vị trí, vận tốc, tên tàu), hỗ trợ tránh va, đảm bảo an toàn hàng hải trong khu vực nạo vét.
2 Thiết bị ghi hình (ca-mê-ra) cung cấp các hình ảnh khoang chứa bùn đất nạo vét khi bắt đầu di chuyển đi đổ bùn đất và trước khi đổ bùn đất tại vị trí quy định.
3.2.13 Tàu có cấp thấp hoạt động ở vùng có cấp cao hơn phải trang bị hàng giang cho tàu phù hợp với vùng có cấp tương ứng.
3.2.14 Bố trí trang thiết bị hàng hải trên tàu
Các thiết bị hàng hải nếu sử dụng nguồn năng lượng điện thì phải được cung cấp điện suốt ngày đêm từ trạm điện tàu hoặc ắc quy để đảm bảo thiết bị sẵn sàng hoạt động.
Tất cả các thiết bị hàng hải dùng nguồn năng lượng điện phải được lấy điện theo từng đường dây riêng từ một bảng điện (tủ điện) chung của các thiết bị hàng hải.
Ở mỗi đường dây riêng cấp cho mỗi thiết bị hàng hải phải có ngắt điện và cầu chì hoặc thiết bị ngắt điện tự động.
Đường dây điện của thiết bị hàng hải phải được bọc kín và phù hợp với các yêu cầu của phần thiết bị điện.
Các trang thiết bị hàng hải phải là loại chuyên dùng cho hàng hải và có hồ sơ kỹ thuật của nhà chế tạo.
3.2.15 Bố trí thiết bị truyền thanh chỉ huy
Thiết bị truyền thanh chỉ huy phải được bố trí trên tàu sao cho có khả năng phát các thông báo rõ ràng tới:
- Buồng khách;
- Khu vực công cộng;
- Khu vực thuyền viên và nhân viên phục vụ;
- Khu vực tập trung.
3.3 Trang bị cứu đắm
Mỗi tàu phải được trang bị bộ dụng cụ cứu đắm, gồm:
- Bộ đồ mộc (cưa, đục, tràng...): 1 bộ;
- Nêm gỗ: 10 chiếc;
- Gỗ thanh: 10 chiếc;
- Bạt cứu đắm: 1 chiếc;
- Xô múc nước có dây: 2 chiếc;
- Giẻ: 2 kg.
Đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, các khoang phải có thiết bị tự động báo mức nước đáy khoang. Các thiết bị báo mức nước đáy khoang phải tạo báo động bằng âm thanh và ánh sáng tại buồng lái khi mực nước đáy khoang đến 300 mm trong mọi tình huống.
4.1 Quy định chung
4.1.1 Các yêu cầu trong mục này có liên quan tới bố trí và trang bị của các buồng ở và buồng công vụ dành cho hành khách và thủy thủ đoàn, cửa các buồng lái, khoang hàng, lối đi, các cửa và lỗ khoét cửa sổ thoát hiểm.
4.1.2 Trang bị buồng máy
Các yêu cầu về việc bố trí và trang bị cho buồng máy được trình bày ở Phần 3 của Quy chuẩn này.
4.1.3 Trang bị buồng ở và buồng phục vụ
1 Khi tính toán khả năng chở khách theo diện tích, thì các diện tích sau không tính vào:
(1) Khoang mũi, boong trên khoang mũi và khoang đuôi hẹp;
(2) Câu lạc bộ, nhà ăn và các buồng tương tự. Riêng tàu dùng để tham quan mới tính đến các buồng này;
(3) Vùng boong là lối lên xuống cho hành khách, lối dẫn lên boong cứu sinh và cầu thang;
(4) Vùng boong trong khoảng 1 m xung quanh các thiết bị của tàu (thiết bị lái, thiết bị kéo, thiết bị chằng buộc, thiết bị làm hàng);
(5) Cửa khoang hàng, cửa buồng máy, cửa buồng ở;
(6) Các buồng mà Đăng kiểm thấy không phù hợp để bố trí hành khách cũng như các buồng không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh.
2 Khi bố trí các buồng dọc theo lan can thì chúng phải cách mép lan can không dưới 300 mm. Cho phép bố trí giường dọc theo vách mạn thượng tầng.
3 Cho phép bố trí buồng hành khách và buồng thuyền viên ở trên hoặc cạnh két nhiên liệu lỏng với điều kiện có bố trí ngăn đệm phía dưới với chiều cao tối thiểu là 600 mm hoặc một khoảng sườn. Ngăn đệm phải có hệ thống thông gió tăng cường không phụ thuộc vào hệ thống thông gió buồng ở.
4 Không cho phép bố trí thuyền viên ở các vị trí:
(1) Buồng thuộc khoang mũi hoặc khoang đuôi hẹp;
(2) Buồng máy và nồi hơi;
(3) Buồng có cửa xếp hàng nhưng không có nắp đậy;
(4) Buồng ở của hành khách, buồng công cộng, nhà bếp, buồng y tế;
(5) Các buồng không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh.
5 Trên tàu các cấp các trang thiết bị sinh hoạt phải được cố định vào tàu.
6 Các lối ra dự phòng của buồng phải có bảng chỉ dẫn và được chiếu sáng thường xuyên.
7 Trang bị các buồng ngủ của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong phần này và các yêu cầu sau:
- Trường hợp sử dụng cửa sổ có lắp kính làm cửa thoát nạn phải trang bị búa để phá cửa kính khi cần thiết. Các cửa sổ được sử dụng làm cửa thoát nạn phải có kích thước tối thiểu là 400 x 400 mm;
- Các trang thiết bị và các vật trang trí khác trong các buồng trên tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải được cố định không dịch chuyển trong mọi điều kiện thời tiết;
- Các khu vực công cộng phải có tối thiểu 2 cửa thoát hiểm được bố trí đối diện nhau, các cửa này phải đảm bảo không bị tắc nghẽn khi có sự cố. Các cửa thoát hiểm từ các khu vực công cộng thông thường phải có cơ cấu nhả nhanh và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Các cơ cấu bố trí ở độ cao không thấp hơn 760 mm nhưng không quá 1120 mm;
+ Lực tác động lên cơ cấu mở yêu cầu không quá 67 N;
+ Không có bất kỳ cơ cấu khóa, vít định vị hoặc cơ cấu ngăn cản việc mở cửa khi tác động lên cơ cấu mở.
- Trong buồng khách, buồng công cộng phải bố trí sơ đồ thoát hiểm, hướng dẫn sử dụng trang bị cứu sinh ở vị trí dễ nhận biết.
4.2 Lối qua lại, cửa, cầu thang
4.2.1 Chiều rộng của lối qua lại không nhỏ hơn:
1 Tại hành lang chung buồng hành khách, hành lang trong các buồng ở và buồng sinh hoạt, lối đi trên boong tàu khách dẫn đến vị trí lên xuồng, phao cứu sinh là 0,8 m.
2 Trên boong giữa mạn chắn sóng và lầu đối với tàu có công suất nhỏ hơn 590 kW, hay chiều dài nhỏ hơn 25 m, hoặc tải trọng nhỏ hơn 300 tấn là 0,6 m, còn đối với tàu có công suất, chiều dài và tải trọng lớn là 0,7 m.
3 Tại hành lang của buồng thủy thủ là 0,7 m.
4 Tại hành lang các buồng trên tàu có chiều dài nhỏ hơn 25 m là 0,6 m.
5 Tại hành lang buồng trên tàu nâng theo nguyên lý động học có chiều dài nhỏ hơn
25 m là 0,5 m.
6 Trên mặt boong và các vị trí lắp cột cáp, miệng hầm hàng... là 0,5 m.
4.2.2 Cửa thượng tầng và lầu dẫn ra boong hở phải mở ra ngoài;
Cửa các buồng công cộng phải mở ra ngoài hoặc mở được hai phía. Cửa buồng ở phải mở vào trong và có tấm nắp phòng nạn phá được ở phía dưới, có kích thước (0,4´0,5) m. Ở buồng khách, trên tấm nắp này phải có dòng chữ “Lối ra khi gặp nạn, phá nó để ra”.
Khi trong buồng có cửa cứu sinh hoặc cửa sổ mở được có kích thước không nhỏ hơn (0,4´0,4) m thì trên cửa ra vào không phải đặt tấm nắp phòng nạn.
4.2.3 Nếu buồng khách được bố trí ở thượng tầng thuộc tầng 2, tầng 3… thì 2 đầu của thượng tầng phải bố trí ít nhất là 2 cầu thang.
4.2.4 Đối với buồng khách ở trong khoang có sức chứa dưới 20 người thì mỗi buồng có thể đặt 1 cầu thang để lên xuống.
4.2.5 Với buồng trên 20 khách thì phải đặt cầu thang lên xuống ở hai đầu buồng, trong đó, một cầu thang dẫn ra boong hở thượng tầng.
4.2.6 Khi số hành khách trong buồng có khoảng từ 20 đến 50 người, cầu thang phải đặt ở 2 đầu buồng, cầu thang dự phòng cho phép thay bằng cầu thang thẳng đứng.
4.2.7 Ngoài các lối ra từ buồng theo các yêu cầu nêu ở 4.2.4, 4.2.5 và 4.2.6 trong từng buồng của khoang phải bố trí một cửa sổ cứu sinh ở mỗi mạn phù hợp với 4.3.
4.2.8 Trong trường hợp số hành khách ở trong buồng dưới 50 người thì chiều rộng cầu thang lên xuống không nhỏ hơn 0,8 m. Nếu số hành khách ở trong buồng trên 50 người thì cứ thêm 10 người chiều rộng cầu thang phải tăng thêm 5 cm. Chiều rộng cầu thang buồng ở của thuyền viên không nhỏ hơn 0,8 m. Với tàu có chiều dài dưới 25 m, chiều rộng cầu thang không nhỏ hơn 0,65 m.
4.2.9 Buồng ở dành cho hành khách với số lượng 20 người hoặc hơn phải đảm bảo có ít nhất 2 cầu thang bố trí đối diện ở cuối buồng và dẫn hướng ra boong chính; một trong số cầu thang (dự phòng) phải dẫn ra boong lộ thiên nằm ngoài thượng tầng boong hoặc dẫn tới tấm chắn thép được bọc bảo vệ trong thượng tầng để bảo đảm lối thoát an toàn ra phần lộ thiên trên boong chính khi có cháy. Cầu thang dự phòng được phép thay thế bằng cầu thang đỉa thẳng đứng.
4.2.10 Nếu trong buồng chứa từ 10 đến 20 người trong thủy thủ đoàn và có lối thoát dẫn ra phần boong lộ thiên thì cầu thang bổ sung có thể không cần lắp đặt, nếu từ phía ngược chiều với cửa ra chính, xem xét tới các cửa sổ thoát hiểm - mỗi bên mạn bố trí 1 cửa.
4.2.11 Nếu trong buồng có đến 10 người của thủy thủ đoàn và có lối thoát ra phần boong lộ thiên thì cầu thang bổ sung hay cửa sổ thoát hiểm có thể không cần xét tới.
4.2.12 Chiều sâu của bậc thang phải ít nhất là 0,15 m, còn khoảng cách giữa các bậc là 0,3 m.
4.2.13 Buồng khách trên tàu cánh ngầm và tàu đệm khí có sức chứa từ 20 hành khách trở lên, phải được trang bị ít nhất 2 cửa ra bố trí đối diện ở phía cuối buồng. Một trong số cửa ra có thể là cửa thoát hiểm.
4.3 Cửa sổ
4.3.1 Việc trang bị và bố trí các cửa sổ mạn phải phù hợp với các yêu cầu của Phần 9 của Quy chuẩn này. Các buồng dùng để chở hàng khô không bố trí cửa sổ.
4.3.2 Trong các buồng khách, buồng thuyền viên của tàu khách cũng như buồng máy và nồi hơi phải bố trí cửa sổ cứu sinh, kích thước tối thiểu (0,4´0,4) m.
Chú ý. Cửa sổ thoát hiểm cần được xem xét chỉ dành cho tàu có chiều cao mạn khô cho phép dễ dàng bố trí chúng.
4.3.3 Trong khu vực buồng ở của hành khách và thuyền viên, cửa sổ cứu sinh phải được bố trí ở buồng công cộng hoặc ở hành lang mỗi mạn một chiếc.
4.3.4 Trong buồng máy, cửa sổ cứu sinh bố trí mỗi mạn một chiếc. Nếu vách ngăn buồng máy có cửa ra vào thì phải bố trí ở vách đối diện một cửa sổ cứu sinh.
4.3.5 Nếu trong buồng ở của hành khách và thuyền viên cũng như buồng máy có lối ra dự phòng dẫn trực tiếp ra boong chính thì các buồng này không cần đặt cửa sổ cứu sinh.
4.3.6 Mép dưới của cửa sổ cứu sinh không thấp hơn mép dưới của cửa sổ thường đặt ở mạn tàu.
4.3.7 Lối dẫn đến cửa sổ cứu sinh phải thoáng, các lỗ chui ở mạn phải có quai vòng để người chui qua dễ dàng.
4.3.8 Cửa sổ cứu sinh phải sơn màu đỏ, có bảng chỉ dẫn đặt ở chỗ dễ thấy.
4.4 Buồng ở và buồng phục vụ trên tàu dầu
4.4.1 Buồng ở của thuyền viên trên tàu có động cơ chở dầu loại I phải được bố trí trong thượng tầng bằng thép trên boong đuôi, không bố trí trên khoang hàng, buồng bơm và buồng cách ly thẳng đứng. Về mặt kết cấu, nếu không bố trí được như trên thì cho phép bố trí một phần trên buồng bơm với điều kiện sàn của buồng phải cao hơn mặt boong tối thiểu 1,6 m.
Trên tàu chở dầu loại II, buồng ở của thuyền viên có thể bố trí trên khoang hàng nếu sàn của buồng cao hơn mặt boong tối thiểu 0,7 m.
4.4.2 Buồng ở của thuyền viên trên tàu không động cơ chở dầu loại I phải bố trí trong thượng tầng kim loại ở phía đuôi tàu, trên boong mạn khô, sàn của buồng phải cao hơn mặt boong tối thiểu 1,6 m.
Trên tàu không động cơ chở dầu loại II, sàn của buồng ở thuyền viên phải cao hơn mặt boong tối thiểu 0,7 m.
4.4.3 Không gian giữa sàn buồng ở và mặt boong trên tàu dầu phải thoáng. Sàn phải kín khí và bằng kim loại.
4.4.4 Buồng bếp của tàu chở dầu loại I phải được bố trí tại phần đuôi của thượng tầng và lầu trên boong, ở phía sau buồng ở và được phân cách bằng vách ngăn bằng thép hoặc vật liệu tương đương.
4.4.5 Thượng tầng bằng thép dùng cho thuyền viên bố trí ở vùng đuôi của tàu có động cơ chở dầu loại I phải được kéo suốt từ mạn này sang mạn kia. Vách trước ở tầng một của thượng tầng này phải kín, không bố trí cửa sổ hoặc lỗ khoét. Nếu thượng tầng bố trí một phần trên buồng bơm, buồng cách ly hoặc trên khoang hàng thì vách của thượng tầng trong giới hạn buồng cách ly có thể kéo đến sàn kim loại của thượng tầng với điều kiện vách trước của thượng tầng phải kín.
4.4.6 Thượng tầng có buồng ở phải có hai cửa ra boong lộ thiên, được bố trí về hai bên mạn tàu. Trong một số trường hợp riêng, nếu được Đăng kiểm chấp thuận thì có thể bố trí một cửa ra tại phần phía sau của boong thượng tầng.
5.1 Yêu cầu chung
5.1.1 Theo chu vi phần boong hở, cầu nối và thượng tầng xung quanh khu vực lộ thiên và vị trí làm việc phân bố ở độ cao lớn hơn 0,5 m, các lỗ cửa và lỗ khoét trên boong, mạn, vách, mạn chắn sóng và ở các vị trí khác phải có kết cấu ngăn cố định hay di động nhằm ngăn ngừa khả năng rơi xuống từ trên cao trong quá trình khai thác tàu.
5.1.2 Kết cấu ngăn cố định (thành quây miệng hầm hàng, mạn chắn sóng, tay vịn, thành quầy) có tính đến loại tàu, chức năng của tàu và các điều kiện khi khai thác tàu được bố trí sao cho giảm thiểu sự nguy hiểm cho con người khi xảy ra tai nạn và thuận tiện nhất cho việc cứu chữa.
5.1.3 Kết cấu ngăn phải chịu được tải trọng xuất hiện trong quá trình khai thác. Các chi tiết kết nối và cố định (bu lông, đai ốc, đinh vấu) kết cấu ngăn phải đảm bảo chắc chắn khi rung lắc.
5.1.4 Mạn chắn sóng cố định hay thành quây phải được đặt trên toàn bộ phần boong hở của tàu, thượng tầng và lầu. Trên tàu có động cơ có chiều dài đến 10 m cho phép lắp đặt tay vịn theo chu vi thượng tầng hay lầu.
5.1.5 Trên tàu khách không phụ thuộc vào vùng hoạt động, kết cấu ngăn trên boong nơi hành khách có thể tiếp cận phải được làm dưới dạng mạn chắn sóng đặc hay thành quây có lưới bảo vệ.
5.1.6 Tại khu vực có bố trí cột cáp và tấm tì cáp, lan can hay mạn chắn sóng được bố trí sao cho không làm cản trở công tác chằng buộc.
5.1.7 Ở vị trí thả cầu ván phải xem xét đến các cửa nhỏ hay các loại kết cấu ngăn tháo lắp được kiểu ống xếp, kiểu có bản lề.
5.1.8 Kết cấu ngăn tháo lắp được phải có ca bin riêng có kết cấu bảo đảm dễ dàng tháo lắp và ngăn ngừa nhả tự phát dưới tác động của khối lượng người lên kết cấu ngăn.
5.1.9 Boong của phà hay các loại tàu khác có chức năng để vận chuyển phương tiện có bánh xe phải có kết cấu gờ chặn chắc chắn cao tối thiểu 0,45 m có thể hạ xuống mặt boong bằng bản lề.
5.2 Mạn chắn sóng
5.2.1 Mạn chắn sóng phải được bố trí trên tất cả các boong hở của tàu.
5.2.2 Chiều cao mạn chắn sóng của tàu khách không nhỏ hơn 900 mm. Có thể giảm chiều cao này, nếu có biện pháp bảo vệ an toàn cho hành khách và thuyền viên. Trên các tàu không phải là tàu khách, chiều cao mạn chắn sóng không nhỏ hơn 550 mm.
5.2.3 Trên tàu khách các cấp, ở các boong mà hành khách thường đến gần phải đặt mạn chắn sóng hoặc lan can có lưới bảo vệ.
5.2.4 Ở mỗi đoạn liên tục của mạn chắn sóng phải có các lỗ khoét thoát nước có tổng diện tích bằng ít nhất 10% diện tích phần liên tục của mạn chắn sóng.
5.2.5 Lỗ khoét trên mạn chắn sóng dành cho cửa ra phải có dạng là cửa hai cánh mở vào trong hay có dạng kết cấu ngăn tháo lắp được.
5.2.6 Phần trên mạn chắn sóng phải có tay vịn.
5.3 Lan can
5.3.1 Lan can phải được bố trí trên tất cả các boong hở (không kể nơi đã có be chắn sóng), thượng tầng và lầu của tàu. Lan can phải có các cột đỡ, khoảng cách giữa các cột đỡ không lớn hơn 3 khoảng sườn.
5.3.2 Thanh ngang dưới cùng của lan can không được cao hơn mặt boong 230 mm. Khoảng cách trên không lớn hơn 380 mm. Ở những chỗ hành khách thường đến, khoảng cách trên không lớn hơn 100 mm.
5.3.3 Tàu không động cơ các cấp, trong vùng thượng tầng và lầu phải có lan can. Lan can trong vùng khoang hàng cho phép thay thế bằng mép khoang hàng.
5.3.4 Mép trên của miệng khoang hàng phải thỏa mãn điều 3.1.1 Chương 3 Phần 9 của Quy chuẩn này. Miệng khoang hàng không cản trở việc thoát nước trên boong.
5.3.5 Lan can có móc nối tháo lắp được bằng tay phải bố trí ở chỗ mạn chắn sóng và lan can gián đoạn (lối qua lại, vùng đặt máy trên boong).
5.3.6 Cầu thang phải có lan can và tay vịn, chiều cao bằng chiều cao lan can trên tàu.
5.4 Tay vịn, cầu chuyển tiếp, cầu thang lên xuống
5.4.1 Cầu thang phải có kết cấu ngăn và tay vịn có chiều cao ít nhất bằng chiều cao lan can.
5.4.2 Khi có lối đi xung quanh vách ngoài thượng tầng phải lắp đặt tay vịn chắc chắn.
5.4.3 Trên tàu dầu hoạt động ở các vùng SB và SI, giữa các buồng phục vụ và buồng ở được bố trí riêng rẽ phải xét tới cầu dẫn đi lên trên mặt boong. Trên cầu dẫn phải có tay vịn.
5.4.4 Tàu đẩy và tàu bị đẩy phải có lối thoát xuống và cầu thang đảm bảo an toàn cho thủy thủ khi di chuyển từ tàu này sang tàu khác.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây