Thông tư 36/2014/TT-BGTVT chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không

thuộc tính Thông tư 36/2014/TT-BGTVT

Thông tư 36/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:36/2014/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:29/08/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Máy bay chậm chuyến, hành khách sẽ được bố trí ăn, nghỉ

Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT do Bộ Giao thông Vận tải ban hành ngày 29/08/2014 quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không.
Cụ thể, khi chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển theo kế hoạch 15 phút trở lên, hãng hàng không phải thông báo cho hành khách các thông tin liên quan đến chuyến bay, bao gồm: Số hiệu chuyến bay và chặng bay; lý do của việc chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển; thời gian cất cánh dự kiến hoặc kế hoạch bay thay thế; kế hoạch phục vụ hành khách; bộ phận trợ giúp hành khách; đồng thời phải xin lỗi hành khách.
Đối với hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến, hãng hàng không có trách nhiệm phục vụ nước uống nhẹ cho hành khách (trường hợp chậm từ 02 giờ); phục vụ ăn, uống với loại bữa ăn tùy theo thời điểm (bữa sáng, trưa hoặc tối) nếu thời gian chậm từ 03 giờ trở lên; trường hợp chậm từ 06 giờ trở lên, hãng hàng không phải bố trí nơi ngủ, nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của cảng hàng không cho hành khách hoặc giải pháp thay thế nếu được sự đồng ý của hành khách...
Đối với hành khách sử dụng các loại dịch vụ đặc biệt, Thông tư nhấn mạnh, hãng hàng không không được thu phí đối với dịch vụ xe lăn tại nhà ga và các dịch vụ phục vụ hành khách là người già yếu, khiếm thị, khiếm thính. Đồng thời, phải cung cấp thông tin cụ thể, rõ ràng về quy trình phục vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của hành khách khi mua vé có nhu cầu sử dụng các dịch vụ đặc biệt.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ về việc thực hiện đóng, mở quầy làm thủ tục chuyến bay. Theo đó, thời gian mở quầy đối với chuyến bay nội địa và quốc tế lần lượt là 02 giờ và 03 giờ trước giờ cất cánh dự kiến; thời gian đóng quầy đối với chuyến bay nội địa và quốc tế là 40 phút và 50 phút trước giờ cất cánh dự kiến...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2014.

Xem chi tiết Thông tư36/2014/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------


Số: 36/2014/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH KHÁCH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chất lượng dịch vụ tối thiểu cho hành khách tại cảng hàng không.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cục Hàng không Việt Nam, các Cảng vụ hàng không.
2. Hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không.
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH KHÁCH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG
Mục 1. QUY ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH KHÁCH
Điều 3. Khu vực chức năng tại nhà ga hành khách
1. Khu vực chức năng tại nhà ga hành khách bao gồm:
a) Khu vực làm thủ tục cần thiết theo quy trình phục vụ hành khách, hành lý;
b) Khu làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo chức năng khai thác của nhà ga tại cảng hàng không;
c) Khu vực dành cho hành khách không đủ điều kiện nhập cảnh đối với cảng hàng không quốc tế;
d) Khu vực hành lý thất lạc;
đ) Khu vực đặt quầy, thiết bị hướng dẫn thông tin chung cho hành khách;
e) Khu vực trợ giúp y tế, sơ cứu ban đầu;
g) Khu thương mại, dịch vụ;
h) Khu vực dành cho đại diện hãng hàng không tại nhà ga.
Bổ sung
2. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm đảm bảo các khu vực chức năng cơ bản tại nhà ga hành khách quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 4. Xây dựng Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không
1. Hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất có trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không.
2. Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Dịch vụ hành khách tại điểm đi;
b) Dịch vụ đưa hành khách ra tàu bay;
c) Dịch vụ phục vụ hành khách của chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến;
d) Dịch vụ phục vụ hành khách sử dụng các loại dịch vụ đặc biệt;
đ) Dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý tại điểm đến, điểm nối chuyến.
3. Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không và các sửa đổi, bổ sung (nếu có) phải được gửi cho Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không khu vực để giám sát thực hiện.
Điều 5. Dịch vụ hành khách tại điểm đi
1. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm:
a) Đảm bảo diện tích mặt bằng đối với khu vực làm thủ tục và không gian lưu thông tối thiểu 1,2 m2 cho 01 hành khách vào giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga;
b) Cung cấp đủ số lượng quầy làm thủ tục cho hãng hàng không trên cơ sở yêu cầu của hãng hàng không và phù hợp với cơ sở hạ tầng tại nhà ga;
c) Cung cấp đầy đủ bảng hiệu với ngôn ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh (sử dụng bảng điện tử, màn hình hoặc bảng treo) để hiển thị thông tin về chuyến bay, thời gian đóng quầy dự kiến; bảng thông báo hướng dẫn hành khách về hàng hóa và vật dụng nguy hiểm không được mang theo người, hành lý lên tàu bay, hướng dẫn về các loại giấy tờ cần thiết khi đi tàu bay theo quy định về an ninh hàng không tại quầy làm thủ tục;
d) Đáp ứng diện tích mặt bằng đối với khu vực chờ tại cửa ra tàu bay và không gian lưu thông tối thiểu 0,6 m2 cho 01 hành khách vào giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga;
đ) Bố trí số lượng ghế ngồi tại cảng hàng không như sau: bảo đảm đáp ứng tối thiểu cho 5% tổng số hành khách giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga tại khu vực làm thủ tục; bảo đảm đáp ứng tối thiểu cho 70% tổng số hành khách giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga tại khu vực chờ ra tàu bay; bố trí chỗ ngồi riêng cho người già yếu, phụ nữ có thai, người khuyết tật.
2. Hãng hàng không có trách nhiệm:
a) Bố trí số lượng quầy làm thủ tục cho chuyến bay: bảo đảm không quá 25 hành khách cho 01 quầy đối với quầy hạng Thương gia; bảo đảm không quá 40 hành khách cho 01 quầy đối với quầy hạng Phổ thông. Quy định này không áp dụng cho cảng hàng không thực hiện theo hình thức làm thủ tục chung cho nhiều chuyến bay (common check-in);
b) Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cảng hàng không trong việc hiển thị thông tin liên quan đến chuyến bay;
c) Bố trí khung đo, cân hành lý xách tay cho hành khách tại các khu vực quầy thủ tục và tại các cửa khởi hành;
d) Công bố và thực hiện việc mở, đóng quầy như sau: thời gian mở quầy đối với các chuyến bay nội địa là 02 giờ trước giờ cất cánh dự kiến, đối với chuyến bay quốc tế là 03 giờ trước giờ cất cánh dự kiến; thời gian đóng quầy (kết thúc chấp nhận hành khách) đối với chuyến bay nội địa là 40 phút trước giờ cất cánh dự kiến, đối với chuyến bay quốc tế là 50 phút trước giờ cất cánh dự kiến; trường hợp chuyến bay bị chậm thì có thể lùi thời gian đóng quầy tương ứng với giờ cất cánh mới hoặc mở lại quầy theo giờ cất cánh mới trong trường hợp thấy cần thiết;
đ) Bố trí nhân viên trợ giúp hành khách chưa làm thủ tục tại khu vực làm thủ tục trước giờ đóng quầy 10 phút và thông tin cho các bộ phận an ninh, xuất nhập cảnh, hải quan để hỗ trợ hành khách hoàn thiện các thủ tục;
e) Quy định trong điều lệ vận chuyển, công khai các danh mục vật phẩm hạn chế vận chuyển nằm ngoài danh mục vật phẩm nguy hiểm không được vận chuyển bằng đường hàng không theo quy định của pháp luật;
g) Xuất thẻ hành lý và bảo quản cho từng kiện hành lý đã ký gửi của hành khách.
Bổ sung
Điều 6. Dịch vụ đưa hành khách ra tàu bay
1. Hãng hàng không có trách nhiệm:
a) Quy định nội dung phục vụ hành khách cần sự giúp đỡ, hành khách là người khuyết tật, đau ốm, người già, người đi cùng trẻ em, phụ nữ có thai, trẻ em đi một mình không có người đi cùng trong quy trình đưa hành khách ra tàu bay;
b) Phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất để thông báo các thông tin tại cửa ra tàu bay với ngôn ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh về: thông tin chuyến bay, số cửa ra tàu bay, giờ lên tàu bay và giờ đóng cửa lên tàu bay, bảng thông báo hướng dẫn hành khách về hàng hóa và vật dụng nguy hiểm không được mang theo người, hành lý lên tàu bay;
c) Công bố và thực hiện giờ đóng cửa lên tàu bay không quá 15 phút trước giờ cất cánh dự kiến;
d) Yêu cầu doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất phải đảm bảo cung cấp xe ô tô chở hành khách từ cửa ra tàu bay đến vị trí đậu tàu bay trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với các chuyến bay không sử dụng cầu ống dẫn hành khách có khoảng cách từ cửa ra tàu bay đến vị trí đậu tàu bay lớn hơn 50 mét (m); bố trí chỗ ngồi riêng cho người già yếu, phụ nữ có thai, người khuyết tật trên xe ô tô chở khách từ nhà ga ra tàu bay;
đ) Thông báo, bố trí nhân viên hướng dẫn hành khách và bảng thông tin thay đổi cửa khởi hành tại cửa khởi hành cũ đối với các chuyến bay thay đổi cửa khởi hành.
2. Nhân viên phục vụ mặt đất phải có mặt tại cửa ra tàu bay và chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc đưa hành khách lên tàu bay trước khi thông báo tiếp nhận hành khách ra tàu bay.
3. Đại diện hãng hàng không tại cảng hàng không có trách nhiệm giám sát hoạt động đưa hành khách lên tàu bay.
Điều 7. Dịch vụ phục vụ hành khách của chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến
1. Hãng hàng không phải cung cấp thông tin về tình trạng chuyến bay cho doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; bố trí nhân viên thông báo và tổ chức cung cấp các dịch vụ mà hành khách được hưởng theo quy định, giải quyết các thắc mắc và nhu cầu của hành khách trên cơ sở tình hình thực tế và quy định của pháp luật.
2. Trường hợp chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển theo kế hoạch 15 phút trở lên, hãng hàng không có trách nhiệm:
a) Thông báo cho hành khách các thông tin liên quan đến chuyến bay, cụ thể như sau: số hiệu chuyến bay và chặng bay; lý do của việc chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển; thời gian cất cánh dự kiến hoặc kế hoạch bay thay thế; kế hoạch phục vụ hành khách; bộ phận trợ giúp hành khách (vị trí, dấu hiệu nhận biết);
b) Xin lỗi hành khách.
3. Trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến, hãng hàng không có trách nhiệm phục vụ hành khách theo quy định như sau:
a) Thời gian chậm từ 02 giờ phải phục vụ nước uống nhẹ;
b) Thời gian chậm từ 03 giờ trở lên phải phục vụ ăn, uống với loại bữa ăn theo thời điểm: từ 06 giờ 00 đến 08 giờ 00 phục vụ bữa sáng; từ 12 giờ 00 đến 14 giờ 00 phục vụ bữa trưa; từ 19 giờ 00 đến 21 giờ 00 phục vụ bữa tối;
c) Thời gian chậm từ 06 giờ trở lên (từ 07 giờ đến trước 22 giờ) phải bố trí nơi nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của cảng hàng không;
d) Thời gian chậm 06 giờ trở lên (từ 22 giờ hôm trước đến trước 07 giờ ngày hôm sau) phải bố trí chỗ ngủ, nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương hoặc giải pháp thay thế nếu được sự đồng ý của hành khách;
đ) Chuyển đổi hành trình của hành khách trong phạm vi cung cấp dịch vụ của hãng hàng không để hành khách tới được điểm cuối của hành trình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
4. Hãng hàng không được miễn trừ việc thực hiện nghĩa vụ tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay;
b) Nguy cơ an ninh ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay;
c) Chuyến bay không thể thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không phải do lỗi của người vận chuyển.
5. Việc cung cấp các dịch vụ quy định tại Điều này không hạn chế việc thực hiện các nghĩa vụ khác của hãng hàng không khi vận chuyển hành khách theo quy định của pháp luật.
6. Doanh nghiệp cảng hàng không phải tổ chức hoặc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống cho hành khách tại cảng hàng không trong các trường hợp chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến phù hợp với điều kiện thực tế của cảng hàng không trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền khai thác.
Điều 8. Dịch vụ cho hành khách sử dụng các loại dịch vụ đặc biệt
1. Hãng hàng không không được thu phí đối với các dịch vụ đặc biệt sau đây:
a) Dịch vụ xe lăn tại nhà ga;
b) Dịch vụ phục vụ hành khách là người già yếu, khiếm thị, khiếm thính.
2. Hãng hàng không phải cung cấp thông tin cụ thể, rõ ràng về quy trình phục vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của hành khách khi hành khách mua vé có nhu cầu sử dụng các dịch vụ đặc biệt.
Điều 9. Dịch vụ cho hành khách tại điểm đến, điểm nối chuyến
1. Hãng hàng không có trách nhiệm:
a) Quy định nội dung phục vụ hành khách khi tạm dừng, nối chuyến trong quy trình phục vụ hành khách tại điểm đến, điểm nối chuyến;
b) Bố trí nhân viên chăm sóc, hỗ trợ hành khách là người già yếu, người khuyết tật và hành khách sử dụng xe lăn;
c) Bố trí nhân viên, quầy thông tin, bảng thông tin để hướng dẫn hành khách tạm dừng, nối chuyến thực hiện các thủ tục cần thiết để tiếp tục hành trình;
d) Đảm bảo việc vận chuyển hành khách theo đúng hành trình;
đ) Thiết lập bộ phận và khu vực giải quyết khiếu nại về hành lý tại cảng hàng không, phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không để đảm bảo có hệ thống biển chỉ dẫn dễ nhận biết đến khu vực này.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm:
a) Bố trí hệ thống thông tin, biển chỉ dẫn trong nhà ga hướng dẫn hành khách tới khu vực làm thủ tục nhập cảnh, thủ tục hải quan, khu vực trả hành lý;
b) Bố trí nhân viên, băng chuyền hành lý đảm bảo việc giải phóng hành lý cho các chuyến bay đến như sau: đối với chuyến bay quốc tế, kiện hành lý đầu tiên di chuyển đến cuối băng chuyền trong vòng 20 phút từ lúc chuyển lên đầu băng chuyền, trừ trường hợp không phải do lỗi của doanh nghiệp cảng hàng không; đối với chuyến bay nội địa, kiện hành lý đầu tiên di chuyển đến cuối băng chuyền trong vòng 10 phút từ lúc chuyển lên đầu băng chuyền, trừ trường hợp không phải do lỗi của doanh nghiệp cảng hàng không.
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất phải bố trí nhân viên, phương tiện vận chuyển hành lý để đảm bảo kiện hành lý đầu tiên chuyển lên đầu băng chuyền trong vòng 15 phút từ lúc đóng chèn tàu bay, trừ trường hợp không phải do lỗi của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; kiện hành lý cuối cùng chuyển lên đầu băng chuyền trong vòng 35 phút từ lúc đóng chèn tàu bay, trừ trường hợp không phải do lỗi của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất.
Điều 10. Dịch vụ cơ bản tại nhà ga
1. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm:
a) Đáp ứng đầy đủ trang thiết bị, hệ thống biển báo, hệ thống phát thanh thể hiện thông tin các chuyến bay và các thông tin cho hành khách tại nhà ga. Tùy vào điều kiện thực tế của cảng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không phải bố trí một hoặc nhiều quầy thông tin với nhân viên trợ giúp hành khách;
b) Bố trí khu vực làm thủ tục kiểm soát an ninh tại nhà ga đi, nhân viên, máy soi chiếu để đảm bảo thực hiện thủ tục kiểm tra an ninh bao gồm cả thời gian xếp hàng cho một hành khách không quá 15 phút, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ Giao thông vận tải quyết định;
c) Thông báo ngay cho hãng hàng không khi phát hiện hành lý của hành khách có các vật dụng, hàng hóa bị giới hạn vận chuyển theo điều lệ vận chuyển của hãng hàng không;
d) Bố trí xe đẩy đáp ứng đầy đủ và thuận tiện cho nhu cầu sử dụng của hành khách;
đ) Tổ chức hệ thống giao thông, khu vực nhà vệ sinh phục vụ người khuyết tật;
e) Đảm bảo vệ sinh, môi trường văn minh, sạch đẹp trong nhà ga đi, đến; hệ thống nhà vệ sinh đáp ứng tiêu chuẩn theo công suất thiết kế của nhà ga;
g) Bố trí khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá tại khu vực cách ly của nhà ga;
h) Bố trí quầy nước miễn phí tại khu vực cách ly trong nhà ga đi, đến.
2. Hãng hàng không có trách nhiệm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cảng hàng không để hiển thị thông tin liên quan đến chuyến bay sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Thông tin bao gồm các nội dung sau: số hiệu chuyến bay, điểm đi, điểm đến, quầy làm thủ tục, thời gian cất cánh, hạ cánh dự kiến, cửa ra tàu bay đối với chuyến bay đi, băng chuyền hành lý đối với chuyến bay đến, thông tin chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến.
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất tại các cảng hàng không phải đảm bảo trang thiết bị phục vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng xe lăn tại khu vực nhà ga đi, đến; có xe nâng hành khách sử dụng xe lăn lên tàu bay.
Điều 11. Dịch vụ phi hàng không
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không có trách nhiệm:
a) Niêm yết giá, công khai nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm ở vị trí dễ nhận biết và tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan;
b) Đảm bảo cung cấp các hàng hóa thiết yếu và đồ uống không cồn trong khu vực cách ly với mức giá hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá chung của từng cảng hàng không.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm bố trí mặt bằng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không theo phương án bố trí mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Mục 2. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NHÂN VIÊN HOẠT ĐỘNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG
Điều 12. Doanh nghiệp
1. Hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không có trách nhiệm ban hành Quy định về kỷ luật lao động, trong đó có nội dung quy định hình thức và mức kỷ luật đối với nhân viên có hành vi vi phạm quy định về thái độ khi trực tiếp tiếp xúc với hành khách.
2. Các đơn vị cung cấp dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này phải trang bị trang phục cho nhân viên hoạt động tại cảng hàng không để phân biệt với nhân viên hàng không và hành khách đi tàu bay.
Điều 13. Nhân viên hoạt động tại cảng hàng không
1. Nhân viên trực tiếp tiếp xúc với hành khách phải có thái độ ân cần, chu đáo, tôn trọng và cầu thị, đặc biệt trong việc giải quyết những thắc mắc, khiếu nại, ý kiến đóng góp của hành khách về chất lượng dịch vụ trong quá trình cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không; bình tĩnh, kiên  quyết xử lý các đối tượng hành khách có hành vi quá khích, gây rối, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại cảng hàng không.
2. Nhân viên trực tiếp tiếp xúc với hành khách phải có trang phục phù hợp với đặc điểm, tính chất của đơn vị cung cấp dịch vụ; phải đeo thẻ nhân viên trong quá trình tác nghiệp và thẻ kiểm soát an ninh khi làm việc tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam
1. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này và báo cáo Bộ Giao thông vận tải tình hình thực hiện Thông tư.
2. Kiểm tra, yêu cầu thực hiện Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
3. Định kỳ 06 tháng, tổ chức rà soát, công bố các đơn vị không đáp ứng quy định về chất lượng dịch vụ theo quy định của Thông tư này; chỉ đạo doanh nghiệp cảng hàng không rà soát, sắp xếp phương án tổ chức phân bổ mặt bằng kinh doanh dịch vụ phi hàng không nhằm đảm bảo diện tích mặt bằng chung cho hành khách quy định tại Thông tư này.
4. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp không đáp ứng các quy định của Thông tư này.
Điều 15. Trách nhiệm của các Cảng vụ hàng không
1. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Thực hiện giám sát việc tuân thủ chất lượng dịch vụ của các hãng hàng không, các đơn vị cung cấp dịch vụ theo Quy trình phục vụ hành khách quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
3. Giám sát trực tiếp tất cả các trường hợp chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến nhằm kịp thời yêu cầu các hãng hàng không, các đơn vị cung cấp dịch vụ có liên quan thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
4. Bố trí nhân viên, thiết lập, công bố đường dây nóng để xử lý các sự việc, tranh chấp xảy ra giữa hành khách với các hãng hàng không, các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không và báo cáo kết quả xử lý về Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 16. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 Nơi nhận:
- Như Điều 17;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ,
- Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, VTải (5).

BỘ TRƯỞNG





Đinh La Thăng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT
_______

No. 36/2014/TT-BGTVT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
___________

Hanoi, August 29, 2014

CIRCULAR

On the quality of passenger services at airports

 

Pursuant to the Vietnam Civil Aviation Law dated June 29, 2006;

Pursuant to the Government’s Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, power and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the proposal of the Director of the Transportation Department and the Director of the Civil Aviation Authority of Vietnam,

The Minister of Transport hereby promulgates the Circular on the quality of passenger services at airports.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular regulates the minimum quality of passenger services at airports.

Article 2. Subjects of application

1. The Civil Aviation Authority of Vietnam and airport authorities.

2. The airlines, airport enterprises, ground technical-commercial service providers and non-aviation service providers at airports.

3. Organizations and individuals related to the quality of passenger services at airports.

 

Chapter II

REGULATIONS ON QUALITY OF PASSENGER SERVICES AT AIRPORTS

 

Section 1. REGULATIONS ON QUALITY OF PASSENGER SERVICES

 

Article 3. Functional areas at passenger terminals

1. Functional areas at passenger terminals include:

a) Areas where necessary procedures are carried out according to the passenger and baggage service processes;

b) Working areas of relevant state management agencies according to the operational function of terminals at airports;

c) Areas for passengers who are ineligible for entry for international airports;

d) Areas for lost baggage;

dd) General information counters or devices for passengers.

e) Areas of medical assistance and first aid to passengers;

g) Commercial and service areas;

h) Areas for airlines’ representatives at terminals.

2. Airport enterprises shall be responsible for ensuring the basic functional areas at passenger terminals as prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 4. Development of passenger service process at airports

1. Airlines, airport enterprises, ground technical-commercial service providers shall be responsible for formulating, organizing the implementation and propagating the passenger service processes at airports.

2. A passenger service process at an airport must include the following basic contents:

a) Passenger services at the departure point;

b) Services of transporting passengers to aircraft;

c) Services for passengers of flights that are delayed, interrupted or cancelled;

d) Services for passengers using special service types;

dd) Services for passengers and baggage at destination and transit points.

3. Passenger service processes at airports and any modifications or supplementations (if any) must be sent to the Civil Aviation Authority of Vietnam and regional airport authorities for monitoring.

Article 5. Passenger services at departure points

1. The airport enterprises shall be responsible for:

a) Ensuring the space area for the areas for carrying out procedures and traffic space of at least 1.2 m2 for 01 passenger during peak hours according to the terminal’s operating limit;

b) Providing adequate number of check-in counters for airlines at the airports’ requests and in compliant with the infrastructure at terminals;

c) Providing full signage in Vietnamese and English (using electronic boards, screens or hanging boards) to display flight information, expected counter closing time; notice boards instructing passengers on dangerous goods and items that are not allowed to be carried on the person or in baggage on the aircraft, instructions on necessary documents when traveling by aircraft according to aviation security regulations at the check-in counters;

d) Meeting the floor area for the waiting area at the aircraft gate and the minimum circulation space of 0.6 m2 for 01 passenger during peak hours according to the terminal's operating limit;

dd) Equipping the number of seats at the airport as follows: ensuring to meet at least 5% of the total number of passengers during peak hours according to the terminal's operating limit at the check-in area; ensuring to meet at least 70% of the total number of passengers during peak hours according to the terminal's operating limit at the aircraft waiting area; arranging separate seats for the elderly, pregnant women, and people with disabilities.

2. Airlines shall be responsible for:

a) Arranging a number of check-in counters for flights: ensuring not more than 25 passengers/1 counter for business class and not more than 40 passengers/1 counter for economy class. These regulations do not apply to airports applying the form of common check-in;

b) Providing information for airport enterprises in displaying information relating to the flights;

c) Arranging measuring and weighing frames for carry-on baggage for passengers at check-in counters and at departure gates;

d) Announcing and implementing the opening and closing of counters as follows: counter opening time for domestic flights and for international flights is 02 hours before the scheduled departure time and 03 hours before the scheduled departure time, respectively; counter closing time (end of accepting passengers) for domestic flights and international flights is 40 minutes before the scheduled departure time and 50 minutes before the scheduled departure time, respectively; in case of flight delay, the counter closing time can be postponed to correspond to the new departure time or the counter can be reopened according to the new departure time if deemed necessary;

dd) Arranging staff to assist passengers who have not completed procedures at the check-in area 10 minutes before the counter closes and informing security, immigration, and customs departments to assist passengers in completing procedures;

e) Prescribing in transportation regulations, publicizing the list of items restricted for transportation that are not on the list of dangerous items banned from transportation by air in accordance with law.

g) Issuing baggage tags and maintaining each passenger's checked baggage.

Article 6. Services of transporting passengers to the aircraft

1. The airlines shall be responsible for:

a) Providing regulations on service for passengers needing assistance, passengers who are disabled, sick, elderly, people traveling with children, pregnant women, children traveling alone without an accompanying person in the process of taking passengers to the aircraft.

b) Coordinating with airport enterprises and ground technical-commercial service providers to provide information at the boarding gate in Vietnamese and English about: flight information, boarding gate number, boarding time and boarding gate closing time, notice boards instructing passengers about dangerous goods and items that are not allowed to be carried on the person or in baggage on the aircraft.

c) Announcing and implementing the boarding gate closing time within 15 minutes prior to the estimated take-off hour.

d) Requesting the ground technical-commercial service provider to ensure the supply of vehicles to transport passengers from the boarding gate to the aircraft parking position based on the services provision contracts for flights that do not use passenger bridges with a distance from the aircraft exit to the aircraft parking position greater than 50 meters (m); arranging separate seats for the elderly, pregnant women, and disabled people on passenger cars from the terminal to the aircraft;

dd) Announcing and arranging staff to guide passengers and information board to change departure gate at the old departure gate for flights with changed departure gate.

2. Ground service staff must be present at the boarding gate and fully prepare equipment and tools for boarding passengers before announcing the reception of passengers to board the aircraft.

3. The representatives of airlines at the airport shall be responsible for monitoring the activity of taking passengers onto the aircraft.

Article 7. Passenger service for delayed, interrupted, or canceled flights

1. The airlines must provide information on flight status for airport enterprises, ground technical-commercial service providers; arrange staff to notify and organize the provision of services that passengers are entitled to according to regulations, and resolve passenger inquiries and needs based on actual situations and legal regulations.

2. In case of delayed flight or interrupted transportation as planned from 15 minutes or more, the airlines shall be responsible for:

a) Notifying the passengers of information related to the flights. To be specific: flight number, route; reasons for delayed flight or interrupted transportation, estimated take-off hour or alternative flight plan, passenger service plan and passenger assistance division (position, identification signs);

b) Apologizing to passengers.

3. In case the passengers whose seats have been confirmed on the flight but the transportation is delayed, interrupted or cancelled, the airlines shall be responsible for serving passengers in accordance with the following regulations:

a) Serving soft drinks, if the delayed time is from 02 hours;

b) Serving meals depending on point of time: from 06 to 08 am: breakfast; from 12 pm to 14 pm: lunch and from 19 to 21 pm: dinner, if the delayed time is from 03 hours or more;

d) Arranging the accommodation in accordance with the practical condition of locality or alternative solution if getting the passengers’ consent, in case the delayed time is from 06 hours or more (from 22:00 pm of the previous day to before 7:00 am of the following day).

dd) Changing the passengers’ route within the range of service supply of the airlines so that the passengers can reach their destination most quickly and conveniently.

4. The airlines shall be exempted from fulfilling their obligations prescribed in Points b, c, and d Clause 3 of this Article in the following cases:

a) The weather conditions affecting the safe operation of the flights;

b) The security risks affecting the safe operation of the flights;

c) The flights cannot be performed under the competent state agencies’ decisions, without the carrier’s fault.

5. The provision of services prescribed in this Article does not restrict the fulfillment of other obligations of the airlines when transporting passengers in in accordance with law.

6. The airport enterprises must organize or request the enterprises to provide catering services for passengers at the airport in cases of flight delays, interruptions, or cancellations in accordance with the actual conditions of the airport on the basis of the concession contract.

Article 8. Services for passengers using special types of services

1. The airlines are not allowed to collect charges for the following special services:

a) Wheelchair services at the terminal;

b) Services for passengers who are elderly, blind, or deaf.

2. Airlines must provide specific and clear information about the service process, rights, and obligations of passengers when passengers purchase tickets and need to use special services.

Article 9. Services for passengers at destination or transit point

1. The airlines shall be responsible for:

a) Providing passenger service content during temporary stops and transit flights in the passenger service process at destinations and transit points;

b) Arranging staff to care for and support elderly, disabled and wheelchair-using passengers;

c) Arranging staff, information counters and information boards to guide temporary stops and transfer passengers to carry out necessary procedures to continue the trip;

d) Ensuring the transportation of passengers according to the correct itinerary;

dd) Establishing division and area for settlement of complaint about their baggage at the airport and coordinating with the airport enterprises to ensure the recognizable instruction signboard system to such area.

2. The airport enterprises shall be responsible for:

a) Arranging the information and instruction signboard system in the terminal to guide passengers to check-in area, customs procedures area and baggage return area;

b) Arranging staff and conveyor belts to ensure baggage clearance for arriving flights as follows: for international flights, the first piece of baggage moves to the end of the conveyor belt within 20 minutes from the time it is transferred to the beginning of the conveyor belt, except in cases not due to the fault of the airport enterprise; for domestic flights, the first piece of baggage moves to the end of the conveyor belt within 10 minutes from the time it is transferred to the beginning of the conveyor belt, except in cases not due to the fault of the airport enterprise;

3. The ground technical-commercial service providers must arrange their staff and means of baggage transportation to ensure the first baggage must be moved to the head of conveyor belt within 15 minutes from the time of choking, except for cases through no fault of the ground technical-commercial service providers; the last baggage must be moved to the head of conveyor belt within 35 minutes from the time of choking, except for cases through no fault of the ground technical-commercial service providers;

Article 10. Basic services at the terminal

1. The airport enterprises shall be responsible for:

a) Fully providing equipment, signboard system, radio system giving flight information and other information to the passengers at terminals. Depending on the actual condition of airport, the airport enterprises must arrange one or many information counters with passenger assistance staff.

b) Arranging security check-in area at departure terminal, staff, and screening machines to ensure security check procedures including queuing time for a passenger do not exceed 15 minutes, except in special cases decided by the Ministry of Transport;

c) Immediately notifying the airline when discovering that the passenger's baggage contains items or goods that are restricted from being transported according to the airline's transportation regulations;

d) Arranging trolleys that fully and conveniently meet the needs of passengers;

dd) Organizing the traffic system and toilet areas to serve the disabled;

e) Ensuring hygiene, a civilized and clean environment in the departure and arrival terminals; the toilet system meeting the standards according to the design capacity of the terminal;

g) Arranging a separate area for smokers in the isolation area of ​​the terminal;

h) Arranging a free water counter in the isolation area in the departure and arrival terminals.

2. Airlines shall be responsible for providing information to airport businesses to display flight-related information in Vietnamese and English. Information includes the following contents: flight number, departure point, destination, check-in counter, estimated take-off and landing time, boarding gate for departure flights, baggage conveyor belt for arrival flights, information on delayed, interrupted, and canceled flights.

3. The ground technical-commercial service providers at airports must ensure the equipment meeting the need of use of wheelchair at the areas of departure and arrival terminal and have forklift truck for passenger using wheelchair onto the aircraft.

Article 11. Non-aviation services

1. The non-aviation service providers at airports shall be responsible for:

a) Listing price, publicizing the origin, food hygiene and safety at the recognizable place and complying with the relevant laws.

b) Ensuring the provision of essential goods and non-alcoholic beverages in quarantine areas at reasonable prices, consistent with the general price level of each airport.

2. Airport enterprises shall be responsible for arranging premises for enterprises providing non-aviation services at the airport according to the premises arrangement plan approved by competent agencies in accordance with laws.

 

Section 2. REGULATIONS APPLICABLE TO ENTERPRISES AND STAFF OPERATING AT AIRPORTS

Article 12. Enterprises

1. Airlines, airport enterprises, ground technical-commercial service providers and non-aviation service providers at airports shall be responsible for issuing Regulations on labor discipline, including regulations on forms and levels of discipline for employees who violate regulations on attitude when directly in contact with passengers.

2. Units providing services prescribed in Clause 1 of this Article must provide uniforms for employees working at airports to distinguish them from aviation staff and passengers on aircraft.

Article 13. Employees operating at airports

1. Staff who directly contact passengers must be attentive, thoughtful, respectful and receptive, especially in resolving questions, complaints and comments from passengers about service quality during the provision of air transport services; calmly and resolutely handle passengers who behave excessively, cause disturbances and affect the activities of organizations and individuals operating at the airport.

2. Staff who directly contact passengers must wear uniforms appropriate to the characteristics and nature of the service provider; must wear employee badges during work and security control badges when working in restricted areas of the airport.

 

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

 

Article 14. Responsibility of the Civil Aviation Authority of Vietnam

1. To organize the implementation of this Circular and report to the Ministry of Transport on the implementation of Circular.

2. To inspect and request the implementation of passenger service process at airports as prescribed in Article 4 of this Circular.

3. Every 06 months, to review and announce the units failing to meet the regulations on service quality as prescribed by this Circular; to direct the airport enterprises to review and arrange the plan for allocation of non-aviation service business space to ensure the general space area for passengers as prescribed in this Circular.

4. To strictly handle enterprises failing to meet requirements of this Circular.

Article 15. Responsibility of airport authorities

1. To organize the implementation of this Circular.

2. To monitor the compliance with service quality by airports and service providers according to the passenger service process prescribed in Article 4 of this Circular.

3. To directly monitor all cases of delayed, interrupted or cancelled flights in order to promptly request airlines and relevant service providers to fulfil their obligations as prescribed by law.

4. To arrange staff, set up and announce the hotline to remove problems and deal with disputes occurring between passengers with airlines or service providers at airports and send reports on handling results to the Civil Aviation Authority of Vietnam.

Article 16. Effect

This Circular takes effect from December 1, 2014.

Article 17. Implementation responsibility

Chief of Ministry Office, Chief of Ministry Inspector, Directors, Directors General of Civil Aviation Authority of Vietnam, Heads of relevant agencies, organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

 

 

THE MINISTER



Dinh La Thang

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 36/2014/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất