Thông tư 14/2013/TT-BGTVT về bảo trì công trình hàng hải

thuộc tính Thông tư 14/2013/TT-BGTVT

Thông tư 14/2013/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về bảo trì công trình hàng hải
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14/2013/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:05/07/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Công trình bến cảng bắt buộc phải quan trắc trong quá trình sử dụng

Đây là yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tại Thông tư số 14/2013/TT-BGTVT ngày 05/07/2013 quy định về bảo trì công trình hàng hải (bao gồm công tác kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình).
Tại Thông tư này, Bộ GTVT quy định rõ, trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình hàng hải bắt buộc phải thực hiện quan trắc bao gồm: Cầu cảng, bến cảng, đèn biển, đê chắn sóng, đê chắn cát, hệ thống thông tin liên lạc (cột thu phát sóng) cấp đặc biệt và cấp I; các công trình hàng hải có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng hoặc có dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình. Trong đó, các bộ phận công trình hàng hải cần quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình.
Bộ cũng chỉ rõ yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng, cụ thể: Việc thực hiện quan trắc phải do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng tương đương năng lực tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát xây dựng hoặc kiểm định chất lượng công trình xây dựng và phải theo phương án do nhà thầu quan trắc lập; được người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt; phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác...
Trường hợp số liệu quan trắc đạt đến giá trị giới hạn có thể dẫn đến sập đổ hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn công trình, an toàn khai thác sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cũng theo Thông tư này, Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm trực tiếp tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hàng năm hoặc trung hạn 5 năm (hoặc theo kỳ kế hoạch), trình Bộ GTVT phê duyệt trước ngày 15/06 hàng năm hoặc trước 15/06 năm tiếp theo.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2013.

Xem chi tiết Thông tư14/2013/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
------------------
Số: 14/2013/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2013
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
 
 
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải (sau đây gọi là Nghị định số 21/2012/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 114/2010/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về bảo trì công trình hàng hải,
 
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về bảo trì công trình hàng hải. Đối với công trình hàng hải chuyên phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thì thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo trì công trình hàng hải trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Công trình hàng hải bao gồm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, đèn biển, hệ thống đài thông tin duyên hải và các công trình phụ trợ khác của cảng biển và luồng hàng hải, được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
3. Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
Nội dung bảo trì công trình có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.
4. Quy trình bảo trì công trình hàng hải là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình hàng hải.
5. Quan trắc công trình hàng hải là sự quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình hàng hải theo yêu cầu của thiết kế trong quá trình sử dụng.
6. Bảo dưỡng công trình hàng hải là các hoạt động (theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình) được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình hàng hải ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.
7. Sửa chữa công trình là việc khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm bảo đảm sự làm việc bình thường và an toàn của công trình.
8. Tuổi thọ thiết kế là thời gian sử dụng của công trình do người thiết kế tính toán trong quá trình thiết kế công trình.
9. Công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế là công trình đã có thời gian khai thác, sử dụng lớn hơn tuổi thọ thiết kế của công trình. Tuổi thọ thiết kế của công trình được xác định theo quy định của hồ sơ thiết kế. Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình bị mất hoặc không quy định tuổi thọ, chủ đầu tư xác định tuổi thọ của công trình theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc căn cứ theo tuổi thọ đã được xác định của công trình tương tự cùng loại và cấp.
10. Người có trách nhiệm bảo trì công trình là chủ sở hữu công trình hoặc người quản lý công trình hoặc người sử dụng công trình khi được chủ sở hữu ủy quyền hoặc người sử dụng công trình trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu công trình.
Điều 3. Nội dung công tác bảo trì công trình hàng hải
1. Kiểm tra công trình hàng hải để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình, xác định cấp bảo trì.
2. Quan trắc công trình hàng hải.
3. Bảo dưỡng công trình hàng hải: bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ.
4. Kiểm định chất lượng công trình hàng hải: kiểm định định kỳ 05 năm một lần và kiểm định đột xuất.
5. Sửa chữa công trình hàng hải: sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn.
Điều 4. Cấp bảo trì công trình hàng hải
1. Cấp duy tu, bảo dưỡng: được tiến hành thường xuyên hoặc định kỳ để đề phòng hư hỏng của từng chi tiết, bộ phận công trình hàng hải.
2. Cấp sửa chữa nhỏ: được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của bộ phận công trình hàng hải nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó.
3. Cấp sửa chữa vừa: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số bộ phận công trình hàng hải nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các bộ phận công trình đó.
4. Cấp sửa chữa lớn: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình.
Điều 5. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình hàng hải
1. Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì hàng hải bao gồm:
a) Hồ sơ hoàn công công trình hàng hải (hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng);
b) Sổ theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình hàng hải; lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình hàng hải;
c) Quy trình bảo trì công trình hàng hải;
d) Hồ sơ, tài liệu kiểm tra định kỳ công trình hoặc bộ phận, hạng mục công trình trong thời gian khai thác sử dụng công trình;
đ) Các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình;
e) Các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ cho bảo trì công trình.
2. Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì phải được lưu giữ và bổ sung kịp thời những thay đổi của công trình hàng hải.
Điều 6. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác bảo trì công trình hàng hải
1. Trách nhiệm bảo trì công trình hàng hải có một chủ sở hữu:
a) Đối với công trình hàng hải thuộc sở hữu nhà nước: tổ chức, cá nhân được nhà nước giao hoặc cho thuê quản lý, khai thác công trình hàng hải có trách nhiệm bảo trì công trình.
b) Đối với công trình hàng hải đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh), doanh nghiệp thực hiện dự án (nhà đầu tư) chịu trách nhiệm bảo trì công trình trong thời gian khai thác của hợp đồng BOT, BTO. Hết thời gian khai thác theo hợp đồng BOT, BTO, tổ chức, cá nhân được giao tiếp nhận quản lý, khai thác công trình từ nhà đầu tư có trách nhiệm tiếp tục bảo trì công trình.
c) Đối với công trình hàng hải thuộc sở hữu khác, chủ sở hữu công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.
2. Trách nhiệm bảo trì công trình hàng hải có nhiều chủ sở hữu: chủ sở hữu phần riêng của công trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đồng thời phải có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình. Việc phân định trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc do các chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền thỏa thuận cụ thể bằng văn bản hoặc trong hợp đồng mua bán, thuê mua tài sản.
3. Chủ sở hữu khi cho tổ chức, cá nhân thuê khai thác công trình hàng hải hoặc ủy quyền quản lý, sử dụng công trình hàng hải phải có nội dung thỏa thuận về trách nhiệm bảo trì công trình.
Điều 7. Yêu cầu về bảo trì công trình hàng hải
1. Công trình hàng hải sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa được nghiệm thu, bàn giao, tổ chức quản lý và bảo trì. Thời gian thực hiện bảo trì được tính từ ngày chủ sở hữu, chủ quản lý, khai thác ký biên bản nghiệm thu đưa công trình hàng hải vào khai thác, sử dụng.
2. Công tác bảo trì công trình hàng hải được thực hiện theo quy định của Thông tư này, quy trình bảo trì, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì công trình hàng hải và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Quy trình bảo trì công trình hàng hải:
a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy trình bảo trì công trình thực hiện theo quy định tại các Điều 6, 7, 8 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP. Đối với công trình hàng hải do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư, giao Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức phê duyệt, điều chỉnh quy trình bảo trì công trình.
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình cho chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
c) Đối với công trình hàng hải đang khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì công trình thực hiện như sau:
- Đối với các công trình hàng hải tạm thời không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì nhưng chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền vẫn phải thực hiện bảo trì công trình theo các quy định của Thông tư này và Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
- Đối với các công trình còn lại, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức thực hiện bảo trì công trình theo trình tự sau đây:
+ Khảo sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng hiện trạng công trình;
+ Lập quy trình bảo trì công trình;
+ Sửa chữa các hư hỏng của công trình (nếu có);
+ Thực hiện bảo trì công trình theo quy định của Thông tư này và Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
- Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phải thực hiện ngay việc rà soát hiện trạng công trình, hoàn thành việc lập, phê duyệt quy trình bảo trì đối với loại công trình này, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Cơ quan quản lý nhà nước sau đây có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn và yêu cầu chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền lập quy trình bảo trì đối với các công trình đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì:
a) Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện đối với công trình hàng hải cấp đặc biệt, cấp I hoặc công trình có thể gây ra thảm họa khi xảy ra sự cố theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình hàng hải cấp II trên địa bàn.
Điều 8. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý
1. Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm trực tiếp tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải hàng năm và trung hạn 5 năm (hoặc theo kỳ kế hoạch), trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
2. Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải phải dựa trên việc tổng hợp và thẩm định các số liệu, báo cáo, đề xuất từ đơn vị cơ sở, phản ánh đúng các yêu cầu thực tế và hiện trạng công trình hàng hải, phù hợp với quy trình bảo trì công trình theo nội dung công việc bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ.
3. Quá trình lập kế hoạch bảo trì công trình hàng hải phải nêu được đầy đủ các thông tin sau: tên công trình và hạng mục công trình (công việc) thực hiện; đơn vị, khối lượng, chi phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện, mức độ ưu tiên. Đối với các công trình, hạng mục công trình thuộc mức độ ưu tiên 1 (rất cần thiết) phải có thuyết minh. Biểu mẫu lập kế hoạch bảo trì theo Mẫu số 1 Phụ lục của Thông tư này.
4. Nội dung của kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm và trung hạn 5 năm (hoặc theo kỳ kế hoạch) bao gồm:
a) Đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên:
- Căn cứ vào thời gian đưa công trình hàng hải vào khai thác, sử dụng và thực tế khai thác công trình, phải tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên nhằm phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ của các bộ phận kết cấu công trình, thiết bị để nâng cao chất lượng phục vụ khai thác, đề phòng xảy ra những hư hỏng, sự cố tiếp theo và bảo đảm tuổi thọ công trình.
- Dự toán kinh phí được xác định phù hợp với công việc bảo trì công trình hàng hải. Đơn giá, dự toán căn cứ vào định mức, đơn giá hiện hành. Trường hợp các định mức, đơn giá chưa có hoặc đã có nhưng chưa phù hợp, Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất, tổ chức lập định mức, đơn giá mới, trình Bộ Giao thông vận tải hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với công tác sửa chữa định kỳ:
- Căn cứ vào thời hạn quy định và trên cơ sở kết quả đánh giá, kiểm định hiện trạng công trình hàng hải (nếu có) về tình trạng xuống cấp của các bộ phận, kết cấu công trình và hư hỏng xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình để lập và đề xuất các giải pháp sửa chữa (hoặc thay thế mới) nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình và bảo đảm sự làm việc bình thường, an toàn của công trình.
- Trình tự thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và các quy định khác có liên quan.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định hiện hành.
c) Đối với công tác sửa chữa đột xuất công trình hàng hải:
- Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm: Tổng hợp công trình, hạng mục công trình hàng hải đã sửa chữa khôi phục khẩn cấp kèm theo kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải trung hạn 5 năm (hoặc theo kỳ kế hoạch): dự phòng kinh phí 10%.
d) Đối với công trình hàng hải đã quá thời gian sử dụng, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, Cục Hàng hải Việt Nam và đơn vị quản lý, khai thác công trình báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc cho phép lập dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo từ nguồn vốn xây dựng cơ bản, không sử dụng kinh phí bảo trì.
5. Trình tự, thủ tục phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm thực hiện như sau:
a) Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 6 hàng năm.
b) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, chấp thuận kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải trước ngày 15 tháng 7 hàng năm; tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, trình Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 8 hàng năm.
c) Trên cơ sở Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải thông báo dự toán thu, chi ngân sách nhà nước gửi cho Cục Hàng hải Việt Nam và đơn vị quản lý, khai thác công trình hàng hải, trong đó có phần kinh phí dành cho bảo trì công trình hàng hải.
d) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức rà soát danh mục dự án, hạng mục và khối lượng công trình cấp thiết phải làm, chịu trách nhiệm về lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải, trình Bộ Giao thông vận tải chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại điểm c khoản này.
đ) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch, dự kiến dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải và tổng hợp, giao dự toán thu chi ngân sách cho Cục Hàng hải Việt Nam.
6. Trình tự, thủ tục phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải trung hạn 5 năm (hoặc theo kỳ kế hoạch) thực hiện như sau:
a) Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp, lập kế hoạch và dự kiến kinh phí bảo trì công trình hàng hải, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 6 của năm tiếp theo.
b) Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch, dự kiến kinh phí bảo trì công trình hàng hải, kế hoạch bố trí nguồn kinh phí thực hiện và tổ chức thực hiện, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế.
7. Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải đã được phê duyệt
a) Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt là căn cứ để Cục Hàng hải Việt Nam và đơn vị quản lý, khai thác công trình hàng hải triển khai thực hiện. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
b) Việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Công trình, hạng mục công trình phát sinh nguy cơ sự cố hoặc xảy ra sự cố nguy hiểm, công trình mất an toàn phải xử lý khẩn cấp hoặc điều chỉnh cục bộ hạng mục công trình, Cục Hàng hải Việt Nam và đơn vị quản lý, khai thác công trình hàng hải chịu trách nhiệm thẩm tra phê duyệt thực hiện và báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
- Công trình, hạng mục công trình, kinh phí thực hiện phát sinh ngoài kế hoạch được duyệt, Cục Hàng hải Việt Nam và đơn vị quản lý, khai thác công trình hàng hải trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trước khi thực hiện.
8. Quản lý, kiểm tra thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải đã được phê duyệt
a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra hàng năm, đột xuất và tổ chức triển khai thực hiện.
b) Cục Hàng hải Việt Nam và đơn vị quản lý, khai thác công trình hàng hải có trách nhiệm tổ chức quản lý, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch được duyệt của các đơn vị và tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình về Bộ Giao thông vận tải (hàng quý trước ngày 22 cuối tháng mỗi quý; hàng năm trước ngày 15 tháng 1 của năm tiếp theo).
c) Nội dung báo cáo phải nêu được đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình thực hiện; khối lượng và kinh phí thực hiện; thời gian hoàn thành; những điều chỉnh, phát sinh so với kế hoạch được giao; đánh giá kết quả thực hiện (theo kế hoạch được phê duyệt); đề xuất và kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác bảo trì công trình hàng hải. Biểu mẫu báo cáo theo Mẫu số 2 Phụ lục của Thông tư này.
Điều 9. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải do các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân khác quản lý
1. Chủ sở hữu công trình hàng hải hoặc người được ủy quyền tổ chức lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải thường xuyên, trung hạn, dài hạn theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP, quy định của Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ sở hữu công trình hàng hải hoặc người được ủy quyền gửi Bộ Giao thông vận tải văn bản phê duyệt và kế hoạch bảo trì công trình hàng hải để tổng hợp, quản lý chung.
Điều 10. Công trình, bộ phận công trình hàng hải bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình hàng hải sau đây bắt buộc phải thực hiện quan trắc:
a) Cầu cảng, bến cảng, đèn biển, đê chắn sóng, đê chắn cát, hệ thống thông tin liên lạc (cột thu phát sóng) cấp đặc biệt và cấp I;
b) Các công trình hàng hải có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng hoặc có dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình.
2. Các bộ phận công trình hàng hải cần quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình.
3. Các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này như: biến dạng, nghiêng, lún, nứt, võng...; thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác do nhà thầu thiết kế công trình hàng hải quyết định.
4. Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng:
a) Phải thực hiện quan trắc theo phương án quan trắc do nhà thầu quan trắc lập và được người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt.
b) Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác.
c) Nhà thầu quan trắc phải lập và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì về kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá so sánh với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định, tiêu chuẩn có liên quan.
Trường hợp số liệu quan trắc đạt đến giá trị giới hạn quy định tại khoản 2 Điều này hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn công trình, an toàn khai thác sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.
d) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc quan trắc phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng tương đương với điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát xây dựng hoặc kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
Điều 11. Quy định về sử dụng đối với công trình hết tuổi thọ thiết kế
1. Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế, người có trách nhiệm bảo trì công trình phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;
b) Sửa chữa công trình nếu có hư hỏng để bảo đảm công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình;
c) Tự quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình cấp III, cấp IV nhưng không gây ra thảm họa khi có sự cố theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
d) Báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có) để xem xét, chấp thuận việc tiếp tục sử dụng đối với công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế đối với công trình từ cấp II trở lên, công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Nội dung báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình và đề nghị việc xử lý công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế:
a) Kết quả đánh giá chất lượng công trình;
b) Đề nghị về việc xử lý công trình theo một trong các phương án sau:
- Tiếp tục sử dụng công trình hoặc chuyển đổi công năng sử dụng, sửa chữa công trình nếu cần thiết;
- Sử dụng hạn chế một phần công trình;
- Hạn chế sử dụng công trình;
- Ngừng sử dụng hoàn toàn công trình.
c) Các nội dung liên quan khác.
Điều 12. Thủ tục chấp thuận tiếp tục sử dụng đối với công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế
1. Người có trách nhiệm bảo trì công trình hàng hải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tới Cục Hàng hải Việt Nam để được xem xét, xử lý đối với công trình hết tuổi thọ thiết kế. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 3 Phụ lục của Thông tư này.
- Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình.
- Biên bản hoặc tài liệu thể hiện kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình.
- Kết quả sửa chữa công trình nếu có hư hỏng để bảo đảm công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình.
- Hồ sơ xây dựng và bảo trì của công trình hàng hải.
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ.
b) Trường hợp nhận hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
c) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản chấp thuận việc tiếp tục sử dụng đối với công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản nêu rõ lý do và gửi cho người có trách nhiệm bảo trì công trình hàng hải thông qua hệ thống bưu chính hoặc đến nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan.
Điều 13. Xử lý đối với công trình, bộ phận công trình hàng hải không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng
1. Công trình, bộ phận công trình không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng là công trình, bộ phận công trình nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ biểu hiện qua các dấu hiệu như nứt, võng, lún, nghiêng... đến giá trị giới hạn theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.
2. Khi phát hiện công trình hàng hải không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng, người có trách nhiệm bảo trì có trách nhiệm thực hiện các việc sau đây:
a) Kiểm tra công trình hoặc kiểm định chất lượng công trình;
b) Quyết định thực hiện các biện pháp an toàn: hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản (nếu cần thiết) để bảo đảm an toàn và báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước sau đây:
- Cục Hàng hải Việt Nam đối với công trình hàng hải từ cấp II trở lên và công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình hàng hải còn lại trên địa bàn.
c) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng công trình khẩn cấp.
3. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về biểu hiện xuống cấp về chất lượng công trình hàng hải, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá đỡ bộ phận công trình hoặc công trình (nếu cần thiết);
b) Quyết định áp dụng các biện pháp an toàn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này khi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền không thực hiện các công việc nêu tại điểm a khoản này;
c) Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật khi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước nêu tại điểm a và điểm b khoản này.
4. Trường hợp công trình hàng hải có thể sập đổ ngay, người có trách nhiệm bảo trì phải di dời khẩn cấp toàn bộ người ra khỏi công trình này và các công trình lân cận bị ảnh hưởng, báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để được hỗ trợ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.
Cục Hàng hải Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi nhận được báo cáo về tình huống công trình có thể sập đổ ngay, phải tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, kịp thời sau: ngừng sử dụng công trình, phong tỏa công trình và các biện pháp cần thiết khác theo quy định.
5. Chủ sở hữu, người sử dụng các công trình lân cận phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp an toàn theo quy định tại khoản 4 Điều này khi được yêu cầu.
6. Trường hợp công trình xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Điều 14. Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức trong công tác bảo trì công trình hàng hải
1. Đối với công tác bảo dưỡng công trình hàng hải:
a) Áp dụng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Đối với các hạng mục công trình chưa có định mức, áp dụng các định mức tương ứng của các ngành khác hoặc của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Đối với công tác sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất công trình hàng hải: áp dụng theo quy định đối với công trình xây dựng cơ bản và các quy định hiện hành có liên quan của nhà nước.
3. Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức của tổ chức, cá nhân trong bảo trì công trình hàng hải.
Điều 15. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải
1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cục Hàng hải Việt Nam kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải với những nội dung sau đây:
a) Việc lập và phê duyệt quy trình bảo trì của công trình hàng hải theo quy định của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
b) Việc tuân thủ quy định bảo trì công trình của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền theo các chế độ kiểm tra được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
c) Việc báo cáo thực hiện bảo trì công trình của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 114/2010/NĐ-CP;
d) Việc thực hiện các quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này trong trường hợp công trình hết tuổi thọ thiết kế.
đ) Việc thực hiện quan trắc đối với các công trình, bộ phận công trình bắt buộc phải quan trắc được quy định tại Điều 10 Thông tư này.
e) Các nội dung khác liên quan đến thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải theo quy định của pháp luật hoặc Bộ Giao thông vận tải giao.
3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
Điều 16. Báo cáo việc thực hiện bảo trì công trình
1. Cục Hàng hải Việt Nam và đơn vị quản lý, khai thác công trình hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý báo cáo việc thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Thông tư này.
2. Chậm nhất ngày 31 tháng 12 hàng năm, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phải báo cáo hàng năm với Bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải và sự an toàn của công trình hàng hải đối với công trình hàng hải từ cấp II trở lên và các công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Điều 17. Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình
Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 114/2010/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 18. Kinh phí bảo trì công trình hàng hải
1. Việc xác định chi phí thực hiện bảo trì công trình hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Việc lập, phê duyệt kinh phí lập kế hoạch bảo trì hàng năm và quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 114/2010/NĐ-CP, Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2013.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này 01 Phụ lục gồm 03 Mẫu tổng hợp, báo cáo và đơn đề nghị sử dụng trong bảo trì công trình hàng hải.
Điều 20. Tổ chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết./.
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 20;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- UBND các tỉnh, thành phố trục thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Website Bộ GTVT;
- Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT(03).
BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng
 
 
PHỤ LỤC
DANH MỤC MỘT SỐ MẪU TỔNG HỢP, BÁO CÁO, ĐƠN ĐỀ NGHỊ
SỬ DỤNG TRONG BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 07 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
 
 
1. Mẫu số 01: Bảng tổng hợp kế hoạch quản lý, bảo trì công trình hàng hải.
2. Mẫu số 02: Báo cáo thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì công trình hàng hải.
3. Mẫu số 03: Đơn đề nghị tiếp tục xử lý công trình hết tuổi thọ thiết kế.
 
 
Mẫu số 1
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI NĂM ……
 

TT
Hạng mục công việc
Đơn vị
Khối lượng
Dự toán Kinh phí (triệu đồng)
Thời gian thực hiện
Phương thức thực hiện
Mức độ ưu tiên
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
1
Bảo dưỡng công trình hàng hải
- Cảng biển, bến cảng, cầu cảng
- Luồng hàng hải (cả luồng cảng biển và luồng nhánh cảng biển do Nhà nước quản lý, vận hành)
- Kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở
- Khu nước, vùng nước
- Hệ thống giao thông trong cảng
- Hệ thống thông tin liên lạc
- Hệ thống hỗ trợ hàng hải
- Hệ thống điện, nước
- Công trình phụ trợ
 
 
 
 
 
 
 
2
Sửa chữa định kỳ
 
 
 
 
 
 
 
 
Cảng biển, bến cảng, cầu cảng
 
 
 
 
 
 
 
 
Đèn biển
 
 
 
 
 
 
 
 
Kê chi tiết từng loại đèn, tên đèn, vị trí đèn biển
 
 
 
 
 
 
 
 
Sửa chữa công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải
 
 
 
 
 
 
 
 
Kê chi tiết công trình, hạng mục sửa chữa của công trình, sắp xếp theo thứ tự mức độ ưu tiên.
 
 
 
 
 
 
 
 
Nạo vét, duy tu luồng hàng hải để bảo đảm độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế ban đầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không bao gồm công tác nạo vét đầu tư xây dựng mới luồng hàng hải)
 
 
 
 
 
 
 
 
Kê chi tiết tuyến luồng, vị trí nạo vét, duy tu, chuẩn tắc thiết kế ban đầu của luồng, độ sâu thực tế
 
 
 
 
 
 
 
 
- Kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở
- Khu nước, vùng nước
- Hệ thống giao thông trong cảng
- Hệ thống hỗ trợ hàng hải
 
 
 
 
 
 
 
3
Sửa chữa đột xuất
 
 
 
 
 
 
 
 
- Cảng biển, bến cảng, cầu cảng
- Luồng hàng hải (cả luồng cảng biển và luồng nhánh cảng biển do Nhà nước quản lý, vận hành)
- Kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở
- Khu nước, vùng nước
- Đê, kè
- Hệ thống giao thông trong cảng
- Hệ thống hỗ trợ hàng hải
 
 
 
 
 
 
 
4.
Quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải khác
……..
 
 
 
 
 
 
 
5
Dự phòng
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng
 
 
 
 
 
 
 
Ghi chú:
Cột số 8 - Mức độ ưu tiên: Ghi mức độ ưu tiên 1 (rất cần thiết); 2 (cần thiết).
 
Mẫu số 2
BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG NĂM.......
 

TT
Hạng mục công việc
Đơn vị
Khối lượng
Kinh phí (triệu đồng)
Thời gian thực hiện
Những điều chỉnh so với kế hoạch được giao
Mức độ hoàn thành (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mẫu số 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
V/v Xử lý công trình hết tuổi thọ thiết kế
 
 
Kính gửi: ………………………
 
 
1. Tên tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo trì:
- Người đại diện: ……………………………………          Chức vụ: …………………
2. Tên công trình:
3. Loại công trình: …………………………………..        Cấp công trình: ……………
4. Tên tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng công trình:
5. Nội dung báo cáo và đề nghị xử lý công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế:
………………………………………………………………………………………………
(Ghi các nội dung đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư).
 

 
……….. ngày …… tháng ……. năm ………..
Người làm đơn
(Ký ghi rõ họ tên)
Tài liệu gửi kèm:
- Báo cáo đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình.
- Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình;
- Biên bản hoặc tài liệu thể hiện kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;
- Kết quả sửa chữa công trình nếu có hư hỏng để bảo đảm công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình;
- Hồ sơ xây dựng và bảo trì của công trình hàng hải.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT

Circular No. 14/2013/TT-BGTVT dated July 05, 2013 of the Ministry of Transport promulgating navy construction’s maintenance

Pursuant to the Code on Navy dated June 14, 2005;

Pursuant to the Law on Construction dated November 26, 2003;

Pursuant to the Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20th 2012 of the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the Decree No. 21/2012/ND-CP dated March 21, 2012 of the Government on management of seaports and navigable channels (hereinafter called the Decree No. 21/2012/ND-CP);

Pursuant to the Decree No. 114/2010/ND-CP dated December 06, 2010 of the Government on maintenance of construction works;

Pursuant to the Decree No. 15/2013/ND-CP dated February 6, 2013 of the Government on quality management of construction works;

Pursuant to the Decree No.12/2009/ND-CP dated February 12, 2009 of the Government on management of investment projects on the construction of works;

At the request of the Director of the Department of Transport Infrastructure and the Director of Vietnam Navy Administration;

The Ministry of Transport issues the Circular on navy construction’s maintenance;

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular provides for the navy construction’s maintenance. The Navy constructions serving National defense and security shall comply with the regulations of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security.

2. This Circular is applicable to the organizations and individuals related to the navy construction’s maintenance within Vietnam’s territory.

Article 2. Interpretation of terms

1. Navy constructions include ports, harbors, wharves, docking buoys, water zones, waters, navigable channels, navy signs, lighthouses, coastal communication system, and ancillary constructions of ports and navigable channels, which are built or established in port waters and Vietnam’s territorial sea.

2. Investors are the owners of capital or the persons assigned to manage and use capital to make investment in the construction.

3. Maintenance is the all the works aiming at ensuring and maintaining the normal and safe operation of the constructions according to the design throughout their operation.

The maintenance may include one, some, or all of the following tasks: investigating, observing, quality assessment, maintenance, and repairs.

4. Maintenance process of navy constructions is the order, contents, and instructions on the navy construction’s maintenance.

5. Survey of navy constructions is the observation and measurement of specifications of the navy constructions according to the design during their operation.

6. Navy construction services are periodic activities (monitoring, caring, repairing minor damage, repairing equipment installed on the constructions) to maintain the normal operation of the navy constructions and minimize damage.

7. Repairing means fixing the damage of the constructions that are discovered during their operation in order to ensure their normal and safe operation.

8. Design life is the useful life of the construction calculated by the designer during the construction design.

9. Expired navy constructions are the constructions that have been operated for a period of time that is longer than their design life. The design life of a construction is determined in the design documents. Where the design documents of a construction are lost or do not specify its design life, the investor shall determine the life in accordance with the relevant technical regulations standards, or based on the lifespan of a similar construction at the same level.

10. The person in charge of maintenance is the construction owner, manager, or user that is authorized by the owner, or the user if the owner is not identifiable

Article 3. Contents of navy construction maintenance

1. Investigating navy constructions to find the signs of damage and determine the level of maintenance.

2. Surveying navy constructions.

3. Navy construction’s maintenance: frequent maintenance and periodic maintenance.

4. Assessing quality of navy constructions: every 05 years and unscheduled assessments.

5. Repairing navy constructions: periodic, unscheduled, minor, medium, and major repairs.

Article 4. Levels of navy construction’s maintenance

1. Servicing: carried out frequently or periodically to prevent damage of the parts of the navy construction.

2. Minor repairs: carried out when there is damage to some details of a part of a navy construction in order to restore the initial quality of those parts.

3. Medium repairs: carried out when there is damage or deterioration in some parts of a navy construction in order to restore the initial quality of those parts.

4. Major repairs: carried out when there is damage or deterioration in many parts of a navy construction in order to restore the initial quality of those parts.

Article 5. Documents for navy construction’s maintenance

1. The documents serving the maintenance of a navy construction include:

a) The as-built dossier of the navy construction (legal documents and quality control documents);

b) The logbook of the operation of the navy construction; the origins of the equipment installed on the navy construction;

c) The of maintenance process;

d) The documents about periodic investigations of the construction or parts of the construction during its operation;

dd) The technical standards of maintenance;

e) Other documents necessary for the maintenance.

2. The documents serving navy construction’s maintenance shall be kept and supplemented upon the changes in the navy constructions.

Article 6. Responsibilities of organizations and individuals related to the navy construction’s maintenance

1. Responsibility for navy construction’s maintenance within one owner:

a) For the navy constructions under the ownership of the State: the organizations and individuals assigned or hired by the State to manage or operate Navy constructions are responsible for their maintenance.

b) For the Navy constructions invested under BOT (Build—Operate – Transfer) or BTO (Build – Transfer – Operate) contracts, the project executers (the investors) are responsible for the maintenance throughout the duration of the BOT or BTO contracts. When the BOT or BTO contract expires, the organizations and individuals assigned to receive the construction from the owner shall be responsible for the maintenance.

c) For the navy constructions under other ownership, the owners of such constructions are responsible for the maintenance.

2. The responsibility for the navy construction’s maintenance with multiple owners: the owner of each part of the construction is responsible for the maintenance of their part, and responsible for the maintenance of the whole construction. The allocation of responsibility for the maintenance of common parts of the construction shall comply with relevant laws, agreed in writing by the owners, authorized persons, or specified in the sale or hire purchase contract.

3. When the owner leases out the navy construction authorized the management and use of the Navy construction to another organization or individual, the responsibility for the maintenance must be specified in writing.

Article 7. Requirements on navy construction’s maintenance

1. After a navy construction is finished, upgraded or repaired shall be assessed, handed over, and maintained. The maintenance shall begin from the day on which the owner or the manager signs the assessment records to put the navy construction into operation.

2. The navy construction’s maintenance shall be carried out in accordance with this Circular, the maintenance procedure, technical regulations and standards about navy construction’s maintenance and relevant laws.

3. Procedure for navy construction’s maintenance:

a) The formulating, assessment, approval, and adjustment of regulations on maintenance shall comply with Article 6, Article 7, and Article 8 of the Decree No. 114/2010/ND-CP. Vietnam Navy Administration shall examine and adjust the regulations on the maintenance of the Navy constructions invested by the Ministry of Transport.

b) The investor is responsible for providing documents serving the maintenance for the owner or the authorized person before putting the construction into operation.

c) For the operating navy constructions that do not have any maintenance procedure:

- For the temporary navy constructions that do not require a maintenance procedure, the owners or the authorized persons still have to carry out maintenance in accordance with this Circular and the Decree No. 114/2010/ND-CP.

- For other constructions, the owners or authorized persons shall carry out the maintenance in the below order:

+ Survey, investigate, and assess the construction quality;

+ Establish a maintenance procedure;

+ Repair the damage (if any);

+ Carry out maintenance in accordance with this Circular and the Decree No. 114/2010/ND-CP.

- The owner or the authorized person shall immediately check the condition of the construction, establish and approve the construction maintenance procedure, and send reports to a specialized authority according to Clause 4 of this Article.

4. The agencies below are responsible for checking, providing guidance, and request the construction owners or authorized persons to establish maintenance procedure for the constructions that operate operating without maintenance procedure:

a) Vietnam Navy Administration is responsible for the navy constructions in the special class, first class, or the constructions that may cause catastrophic accidents according to the law on construction quality control.

b) Provincial People’s Committees are responsible for local navy construction in the second class.

Article 8. Making, approving, and implementing plans for navy construction’s maintenance under the management of the Ministry of Transport 

1. Vietnam Navy Administration shall formulate annual and mid-term (5-year) plans, estimate budget for navy construction’s maintenance, and submit them to the Ministry of Transport for approval.

2. The plans for navy construction’s maintenance must be based on the data, reports, and recommendations from units, reflect practical requirements and condition of the navy constructions, conformable with the maintenance procedure.

3. The plan for navy construction’s maintenance must specify: name of the construction and items; units, workload, and cost; duration; method, and priority. The constructions and items that are first priority (very necessary) must have description. The form for maintenance plan is provide in the Appendix to this Circular.

4. The annual and 5-year plans for navy construction’s maintenance include:

a) For frequent maintenance:

- Based on the commencement date of the navy construction, the use and actual operation of the construction, the frequent maintenance shall be enhanced in order to prevent and repair minor damage of its parts to improve the quality, avoid subsequent damage, and ensure its lifespan.

- The budget shall be estimated to suit the navy construction’s maintenance. The prices and estimates shall be based on current prices. Where the prices are not available or not suitable, Vietnam Navy Administration shall make a new price list and request the Ministry of Transport or competent authorities to approve.

b) For periodic repairs:

- Examine the condition of the navy constructions, the deterioration of parts and structures to suggest repairs or replacements in order to restore the original quality of the construction, ensure its normal and safe operation.

- The order shall comply with the regulations on management of investments in construction and other relevant regulations.

- The management of investment in construction shall comply with current regulations.

c) For unscheduled repairs of navy constructions:

- The annual plan for navy construction’s maintenance: enumerate the navy constructions and items that have been repaired and the budgets approved by competent authorities.

- The 5-year plans for navy construction’s maintenance: 10% of budget provision.

d) For the expired navy constructions that fail to meet the requirements, Vietnam Navy Administration and operating units shall request the Ministry of Transport to consider approving the upgrade from fundamental capital without using the budget for maintenance.

5. Procedure for approving annual plans for navy construction’s maintenance:

a) Vietnam Navy Administration shall make the plan and estimate budget for the navy construction’s maintenance, and submit them to the Ministry of Transport before June 15.

b) The Ministry of Transport shall verify and approve the plan and budget estimate before July 15; integrate the plan and budget estimate into the annual budget estimate of the Ministry of Transport, and submit it to the Ministry of Finance before August 30.

c) Based on the decision on State budget of the Ministry of Finance, the Ministry of Transport shall notify the estimate of budget to Vietnam Navy Administration and the operating units, including the budget from navy construction’s maintenance.

d) Vietnam Navy Administration shall review the list of urgent projects, items and constructions; take responsibility for the making of plan and budget estimates; and submit it to the Ministry of Transport within 15 days from the day on which the notification in Point c of this Clause is received.

dd) The Ministry of Transport shall assess and approve the plan and budget estimate, and allocate budget to Vietnam Navy Administration.

6. The procedure for approving mid-term plan for navy construction’s maintenance:

a) Vietnam Navy Administration shall make the plan and estimate budget for the navy construction’s maintenance, then submit them to the Ministry of Transport before June 15 of the next year.

b) The Ministry of Transport shall approve the plan and budget estimate, plan the budget allocation, adjust the plan for navy construction’s maintenance to suit the practice.

7. Implementing the plan for navy construction’s maintenance that was approved

a) The annual plan for navy construction’s maintenance is the basis for Vietnam Navy Administration and the operating unit to implement. Vietnam Navy Administration shall approve the estimate of budget for navy construction’s maintenance according to Article 22 and Article 23 of the Decree No. 114/2010/ND-CP.

b) The plan for navy construction’s maintenance shall be adjusted as follows:

- Vietnam Navy Administration and the operating unit shall carry out investigations and send reports to the Ministry of Transport  on the constructions or items at risk of accidents or unsafe constructions that need urgent rectification.

- Goods owners Vietnam and the operating unit shall request the Ministry of Transport to approve the unplanned expenses.

8. Managing and investigating the plan for navy construction’s maintenance that was approved

a) The Ministry of Transport shall plan the annual, unscheduled investigation plan and organize the implementation.

b) Vietnam Navy Administration and the operating unit shall organize the management and investigate the implementation of approved plans, send quarterly reports (before the 22nd of the last month of each quarter) and annual reports (before January 15 of the next year) on the results of the maintenance plans to the Ministry of Transport.

c) The reports must specify the names of constructions and items; the workload and expense; finishing date, adjustments and unexpected issues; assessment of the result; suggestions and recommendations during the navy construction’s maintenance.  The report forms are provided in the Appendix to this Circular.

Article 9. Making, approving, and implementing plans for navy construction’s maintenance under the management of other Ministries, organizations and individuals

1. Owners of navy constructions or the persons authorized to make, approve, and implement the plans for frequent, mid-term, and long-term navy construction’s maintenance shall comply with Article 10 of the Decree No. 114/2010/ND-CP, this Circular, and other relevant laws.

2. Owners of navy constructions or authorized persons shall send the approval records and the plan for navy construction’s maintenance to the Ministry of Transport.

Article 10. Navy constructions and parts of navy constructions that need surveying in operations

1. The survey of the navy constructions below are compulsory:

a) Wharves, ports, lighthouses, seawalls, sand walls, communications systems (radio towers) in special class and first class;

b) The navy constructions that are subsided, cracked, tilted, or at risk of collapse.

2. Other parts of navy constructions that need surveying is the main bearing structure of the construction that may lead to collapse if it is damaged.

3. The survey position, survey figures, and limits of those figures such as deformation, tilt, subsidence, crack, etc; the survey duration, number of measurement cycles and other necessary information shall be decided by the designer of the navy construction.

4. General requirements of navy construction survey during operation:

a) The survey must be carried out in accordance with the survey plan made by the surveying contractor and approved by the person in charge of maintenance.

b) The survey plan must specify the measurement methods, instruments, the positions of marks, the implementation, the processing of measurements, and other necessary information.

c) The surveying contractor shall send the person in charge of maintenance reports on the survey result. The survey figures must be compared to the limits imposed by the designing contractor and relevant regulations or standards.

If the survey figures reach the limits in Clause 2 of this Article or considered unusual, the person in charge of maintenance shall assess the safety and take appropriate measures.

d) The capacity of the organization or individual that carries out the survey must be equivalent to the capacity of the organization or individual in charge of construction survey or quality assessment.

Article 11. Regulations on the use of expired constructions

1. When a construction expires, the person in charge of maintenance shall:

a) Carry out investigation and assess the condition of the construction.

b) Repair any damage of the construction to ensure its function and safety before deciding to keep using the construction;

c) Decide to keep using the constructions in third class or forth class that do not cause catastrophic accidents according to the laws on construction quality control.

d) Send Vietnam Navy Administration reports on the result of construction assessment and repairs (if any) to decide the prolongation of expired navy constructions in second class or above, and of the constructions that may cause catastrophic accidents according to the Law on Construction Quality Control.

2. The reports on the result of construction assessment and repairs and recommendation about expired navy constructions:

a) The result of construction quality assessment;

b) Recommendations about the constructions with the options below:

- Keep using the construction or change its functions and repair it if necessary;

- Use part of the construction;

- Avoid using the construction;

- Stop using the entire construction.

c) Other relevant information.

Article 12. Procedure for prolongation approval of expired navy construction

1. The person in charge of navy construction’s maintenance shall send 01 application to Vietnam Navy Administration directly or by post. The application includes:

- A written request according to the Form No. 3 in the Appendix to this Circular.

- The report on the result of investigation, quality assessment, and repair of the construction.

- The documents showing the condition of the construction.

- The result for repairing any damage of the construction to ensure its function and safety before considering keeping using the construction;

- The construction and maintenance documents.

2. Vietnam Navy Administration shall:

a) If the application is submitted directly: issue a receipt and make an appointment if the application is sufficient, or return the application if it is not sufficient and instruct the applicant to supplement it.

b) If the application is sent by post: make a written request for the supplementation of the application within 05 working days from the day on which the application is received if it is not sufficient.

c) Within 30 working days from the day on which the sufficient application is received, Vietnam Navy Administration shall make a written approval for the prolongation of the expired navy construction; if the application is rejected, a written explanation must be sent to the person in charge of navy construction’s maintenance by post or directly at the Vietnam Navy Administration.

Article 13. Settlement for the unsafe navy constructions and parts

1. The unsafe constructions and parts are dangerous and at risk of collapse by the signs such as cracks, subsidence, tilt, etc. according to relevant technical regulations and standards.

2. When finding unsafe navy constructions, the person in charge of maintenance shall:

a) Investigate the construction or assess the quality of the construction;

b) Take safety measures such as: restricting the use of the construction, stopping the operation, evacuating people and assets (if necessary) to ensure the safety, and notify the following authorities:

- Vietnam Navy Administration, for navy constructions in second class or above and constructions that may cause catastrophic accidents according to the Laws on Construction Quality Control.

- Provincial People’s Committees, for other navy constructions locally.

c) Repair the damage that may affect the safety of the construction according to the law on urgent construction.

3. When the deterioration of a navy construction is discovered or reported which is unsafe, Vietnam Navy Administration or the provincial People’s Committee shall:

a) Carrying out investigation, make announcement, request and instruct the owner or authorized person to survey, assess the quality and danger, carry out repairs, or dismantle part or the whole construction (if necessary);

b) Take the safety measures in Point b Clause 2 of this Article when the owner or the authorized person fails to perform the tasks mentioned in Point a of this Clause.

c) Take action against the owner or the authorized person according to law when they fail to comply with the requests of the authorities in Point a and Point b of this Clause.

4. If the collapse of a navy construction is imminent, the person in charge of maintenance shall urgently evacuate all people from the construction and the adjacent constructions that may be affected, and send reports to Vietnam Navy Administration or the provincial People’s Committee for assistance in taking safety measures.

After receiving the report on imminent collapse of a construction, the Vietnam Navy Administration and provincial People’s Committee shall immediately take the following safety measures: stopping the operation of the construction, blocking the construction, and other necessary measures.

5. The owners and users of adjacent constructions shall take safety measures provided for in Clause 4 of this Article on request.

6. When an accident occurs during the operation of a construction, it shall be settled in accordance with the laws on construction quality control.

Article 14. Application of technical regulations, technical standards and limits in navy construction’s maintenance

1. For navy construction service:

a) The technical regulations, technical standards and limits imposed by competent authorities shall apply;

b) For the items that have no limits, the corresponding limits of other fields imposed by competent authorities shall apply.

2. For periodic and unscheduled repairs of navy constructions: the regulations on fundamental construction and relevant regulations of the State shall apply.

3. Vietnam Navy Administration shall provide guidance, supervise, investigate, monitor, and assess the application of technical regulations, technical standards, and limits to navy construction’s maintenance.

Article 15. Investigations on the navy construction’s maintenance

1. The Ministry of Transport shall cooperate with other organizations and individuals in investigating the navy construction’s maintenance in accordance with Article 17 of the Decree No. 114/2010/ND-CP and relevant laws.

2. Vietnam Navy Administration shall investigate:

a) The making and approval for the navy construction maintenance procedure according to the Decree No. 114/2010/ND-CP.

b) The compliance with regulations on construction maintenance of the owner or the authorized person according to Clause 2 Article 17 of the Decree No. 114/2010/ND-CP.

c) The compliance with regulations on construction maintenance of the owner or the authorized person according to Clause 1 Article 17 of the Decree No. 114/2010/ND-CP.

d) The implementation of Article 11 and Article 12 of this Circular when the constructions expired.

dd) The compulsory survey of constructions and parts of Navy constructions according to Article 10 of this Circular.

e) Other contents related to the implementation of the plans for navy construction’s maintenance in accordance with regulations of the Ministry of Transport or law.

3. Ministries, provincial People’s Committees, and competent authorities shall investigate the navy construction’s maintenance in accordance with Article 17 of the Decree No. 114/2010/ND-CP.

Article 16. Reports on navy construction’s maintenance

1. Vietnam Navy Administration and operating units under the management of the Ministry of Transport shall report the implementation of the plans for navy construction’s maintenance according to Clause 8 Article 8 of this Circular.

2. On the 31 of December at the latest, the owners or authorized persons shall send annual reports to the Ministry of Transport on the construction maintenance and the safety of navy constructions in second class or above and the constructions that may cause catastrophic accidents according to the laws on construction quality control.

Article 17. Maintenance quality control for the navy construction’s maintenance

The owners or authorized persons are responsible for controlling the maintenance quality according to the Government s Decree No. 15/2013/ND-CP dated February 06, 2013 on construction quality control, the Government s Decree No. 12/2009/ND-CP dated February 12, 2009 on construction investment management, the Government s Decree No. 83/2009/ND-CP dated October 15, 2009 on the amendments to  the Decree No. 12/2009/ND-CP, the Decree No. 114/2010/ND-CP, and relevant laws.

Article 18. Budget for the navy construction’s maintenance

1. The determination of expenditures on navy construction’s maintenance shall comply with the guidance of the Ministry of Construction, the Ministry of Finance, and current laws.

2. The estimate of budget for annual maintenance, the management, use, and accounting of budget for navy construction’s maintenance shall comply with the Law on State budget, the Decree No. 114/2010/ND-CP, the Decree No. 112/2009/ND-CP dated December 14, 2009 on construction cost management, and relevant laws.

Article 19. Implementation effect

1. This Circular takes effect on September 01, 2013.

2. An Appendix attached Circular includes 03 forms for reports and applications.

Article 20. Implementation organization

1. Chief of the Ministry Office, the Chief Investigators of Ministries, the Directors of Departments, the Director of Vietnam Navy Administration, heads of relevant organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Circular.

2. Organizations and individuals are recommended to report the difficulties that arise during the implementation to the Ministry of Transport for consideration and settlement./.

The Minister of Transport

Dinh La Thang

 

* All appendices are not translated herein. 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 14/2013/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất