Quyết định 737/2001/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Điều lệ đường ngang

thuộc tính Quyết định 737/2001/QĐ-BGTVT

Quyết định 737/2001/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Điều lệ đường ngang
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:737/2001/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phạm Quang Tuyến
Ngày ban hành:19/03/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 737/2001/QĐ-BGTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 737/2001/QĐ-BGTVT NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 2001 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ ĐƯỜNG NGANG

 

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định 39/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế vận tải Bộ Giao thông vận tải và Tổng Giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Nay ban hành "Điều lệ đường ngang" kèm theo Quyết định này.

 

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Điều lệ đường ngang đã ban hành theo Quyết định số 575/QĐ ngày 24 tháng 5 năm 1977 của Bộ Giao thông vận tải.

 

Điều 3: Chánh Văn phòng Bộ, các Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải, Tổng Giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông vận tải, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính và mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, xây dựng, sử dụng, khai thác đường ngang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


ĐIỀU LỆ ĐƯỜNG NGANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 737 /2001 QĐ- BGTVT
ngày 19 tháng 3 năm 2001 của Bộ Giao thông vận tải )

 

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.

1. Đường ngang nói trong Điều lệ này là nơi đường sắt và đường bộ giao nhau trên cùng một mặt bằng, được cơ quan có thẩm quyền quyết định xây dựng để bảo đảm an toàn giao thông.

2. Những quy định trong Điều lệ này không áp dụng đối với: mặt cầu chung (đường sắt và đường bộ cùng trên một mặt cầu ) và nơi đường sắt giao cắt với đường bộ trong nội bộ ga, cảng, bãi hàng, nhà máy, xí nghiệp.

 

Điều 2. Phạm vi đường ngang bao gồm:

1. Đoạn đường bộ đi qua đường sắt nằm giữa hai chắn hoặc nằm giữa hai ray chính ngoài cùng và hai bên đường sắt cách má ray ngoài cùng trở ra 6 m nơi không có chắn;

2. Đoạn đường sắt nằm giữa hai vai đường bộ tại điểm giao (Phụ lục số 1 ).

 

Điều 3. Đường ngang được phân loại như sau:

1. Theo thời gian sử dụng:

a) Đường ngang sử dụng lâu dài;

b) Đường ngang sử dụng có thời hạn;

c) Đường ngang thường xuyên đóng;

2.Theo cách tổ chức phòng vệ:

a) Đường ngang có người gác có giàn chắn hoặc cần chắn, có đèn báo hiệu trên đường bộ, chuông điện, có tín hiệu ngăn đường phía đường sắt hoặc không có tín hiệu ngăn đường phía đường sắt;

b) Đường ngang không có người gác bao gồm:

b.1. Có cần chắn tự động, có đèn báo hiệu trên đường bộ, chuông điện, không có tín hiệu ngăn đường phía đường sắt;

b.2. Không có cần chắn, có tín hiệu cảnh báo tự động, có đèn báo hiệu trên đường bộ, chuông điện, không có tín hiệu ngăn đường phía đường sắt;

b.3. Có biển báo hiệu, có cọc tiêu hoặc hàng rào, có vạch kẻ đường;

3. Theo cơ quan quản lý:

a) Cơ quan quản lý Đường sắt Việt Nam quản lý: đường ngang nơi đường bộ giao nhau với đường sắt chính hoặc đường sắt chuyên dùng của ngành đường sắt gọi là đường ngang công cộng và đường ngang nơi đường bộ chuyên dùng giao nhau với đường sắt gọi là đường ngang nội bộ;

b) Cơ quan quản lý đường bộ quản lý: đường ngang nơi đường bộ giao nhau với đường sắt chuyên dùng không do đường sắt quản lý gọi là đường ngang chuyên dùng.

Điều 4. Đường ngang được phân thành các cấp cụ thể như sau:

1. Đường ngang cấp I:

Đường sắt chính giao nhau với đường bộ cấp I, cấp II, cấp III;

2. Đường ngang cấp II:

Đường sắt chính giao nhau với đường bộ cấp IV, cấp V;

3. Đường ngang cấp III:

Đường ngang còn lại không thuộc đường ngang quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này;

4. Đường ngang nằm trong nội đô, nội thị ( thành phố, thị xã, thị trấn ) được xếp vào cấp tương ứng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Điều 5. Việc phòng vệ đường ngang được quy định như sau:

1. Đường ngang cấp I, cấp II phải tổ chức phòng vệ theo quy định tại điểm a hoặc điểm b.1, điểm b. 2 khoản 2 Điều 3 Điều lệ này.

2. Căn cứ quy định tại điểm b.3 khoản 2 Điều 3 Điều lệ này, Người đứng đầu Đường sắt Việt Nam quyết định việc tổ chức phòng vệ đường ngang cấp III của đường sắt quản lý và đường ngang nội bộ. Đơn vị trực tiếp quản lý đường ngang nội bộ phải thực hiện đúng Quyết định về việc tổ chức phòng vệ đường ngang của Người đứng đầu Đường sắt Việt Nam; Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với đường ngang chuyên dùng.

 

Điều 6. Hệ thống báo hiệu đường ngang là tài sản của Nhà nước, là phương tiện bảo đảm an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn, mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ những báo hiệu trên đường ngang; không được tự ý di chuyển, chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của những báo hiệu trên đường.

 

Điều 7. Hàng năm, cơ quan quản lý đường sắt và cơ quan quản lý đường bộ phối hợp kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa đường ngang.

Đường ngang thuộc phạm vi quản lý của Đường sắt Việt Nam do cơ quan quản lý đường sắt chủ trì kiểm tra, cơ quan quản lý đường bộ tham gia.

Đường ngang chuyên dùng do cơ quan quản lý đường bộ chủ trì kiểm tra, cơ quan quản lý đường sắt chuyên dùng tham gia.

 

Điều 8. Lực lượng Thanh tra giao thông Đường sắt, Đường bộ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông tại đường ngang.

CHƯƠNG II
TẦM NHÌN, VỊ TRÍ, GÓC GIAO CẮT

 

Điều 9. Tầm nhìn tối thiểu cho người lái xe, lái tàu phải bảo đảm như sau:

1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong điều kiện thời tiết bình thường ở cách đường ngang một khoảng cách bằng tầm nhìn hãm xe đối với cấp đường đó có thể nhìn thấy đoàn tàu ở cách đường ngang ít nhất 400 m ( điểm 8.3.3 phụ bản I );

2. Người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt ở vị trí của mình trong điều kiện thời tiết bình thường có thể nhìn thấy đường ngang từ 1000 m trở lên

( Hình.6, điểm 8.3.1 phụ bản I).

 

Điều 10. Vị trí đặt đường ngang phải thoả mãn các điều kiện:

1. Đặt ở đoạn đường sắt thẳng. Nếu phải đặt đường ngang ở đoạn đường sắt cong thì bán kính đường cong phải từ 300 m trở lên;

2. Đặt cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 m trở lên;

3. Đặt ngoài tín hiệu vào ga, trường hợp khó khăn được phép đặt cách ghi yết hầu của ga từ 50 m trở lên và cách ghi khác ( kể cả ghi trên khu gian) từ 12 m trở lên. Trường hợp đặc biệt, cho phép đặt đường ngang cách ghi yết hầu từ 25 m trở lên đối với các ga nhường tránh tàu;

4. Cấm đặt đường ngang vào đoạn hoãn hoà của đường sắt hoặc qua ghi đường sắt.

 

Điều 11. Góc giao cắt giữa đường sắt và đường bộ là 900; trường hợp địa hình khó khăn góc giao cắt không được nhỏ hơn 450.

 

CHƯƠNG III
CÔNG TRÌNH VÀ KIẾN TRÚC ĐƯỜNG NGANG

 

Điều 12. Đoạn đường bộ tại các đường ngang ngoài việc phải bảo đảm các quy định của Tiêu chuẩn ngành TCVN 4054-98 về đường ô tô, còn phải bảo đảm các quy định cụ thể sau:

1. Đường bộ từ má ray ngoài cùng trở ra phải thẳng trên một đoạn dài bằng khoảng cách tầm nhìn quy định tại Điều 9 của Điều lệ này, trường hợp khó khăn về địa hình cũng không được nhỏ hơn 15 m; trên đoạn đường thẳng này đặt các gờ để các phương tiện giao thông đường bộ giảm tốc độ và tăng cường chú ý trước khi vào đường ngang;

2. Chiều rộng phần xe chạy của đường ô tô tại chỗ giao nhau trên cùng một mặt bằng với đường sắt trong phạm vi 200 m tính từ tim của đường sắt về hai phía không được nhỏ hơn 6 m.

Trên các đường ngang cấp I, cấp II và đường ngang nằm trong nội đô, nội thị, nơi đông dân cư phải có phần đường dành riêng cho người đi bộ trong phạm vi đường ngang đó;

3. Từ ray ngoài cùng trở ra, đường bộ phải là đường bằng trên một đoạn dài 10 m nếu là nền đường bộ đắp và 15 m nếu là nền đường bộ đào. Tiếp theo đoạn đó phải có một đoạn dài ít nhất 20 m dốc không quá 3%, vùng núi và địa hình khó khăn không được quá 6%;

4. Để thoát nước dọc 2 bên đường sắt nếu cần làm cống ngang qua nền đường bộ phải theo đúng quy định trong quy phạm kỹ thuật đường bộ hiện hành và không làm xói, lở nền đường bộ và nền đường sắt.

 

Điều 13. Mặt lát đường bộ trong phạm vi đường ngang được quy định như sau:

1. Mặt lát đường bộ nằm giữa hai ray chính ngoài cùng và từ mỗi bên ray ngoài cùng trở ra một đoạn ít nhất 10 m rải bằng bê tông nhựa hoặc đá dăm rải nhựa hoặc lát bằng các tấm bê tông cốt thép. Khi dùng các tấm bê tông cốt thép lát đường ngang ở trong lòng đường sắt ( nằm giữa hai ray chính ) thì lát tiếp từ mép ray ngoài cùng trở ra ít nhất 1 m, tiếp sau đó rải bằng bê tông nhựa hoặc đá dăm rải nhựa ít nhất 10 m;

2. Độ cao của mặt lát đường ngang ở trong lòng đường sắt bằng độ cao mặt lăn của ray chính và được phép cao hơn mặt lăn ray chính không quá 10 mm;

3. Độ cao của mặt lát đường ngang tiếp giáp phía ngoài ray chính bằng độ cao mặt lăn của ray chính và được phép thấp hơn mặt lăn ray chính không quá 5 mm;

4. Mặt lát đường ngang phải ổn định. Các tấm bê tông cốt thép phải được liên kết chặt chẽ.

 

Điều 14. Đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1.Yêu cầu về kỹ thuật:

a) Dọc theo má trong của ray chính trên đường thẳng hoặc trên đường cong bán kính từ 500 m trở lên phải có khe ray rộng 50 - 80 mm còn trên đường cong bán kính nhỏ hơn 500 m phải có khe ray rộng 90 mm;

b) Chiều sâu khe ray ít nhất là 45 mm;

c) Chiều dài đoạn có khe ray ít nhất phải bằng bề rộng giữa 2 vai đường bộ.

d) Được dùng ray phụ đặt nằm hoặc đặt đứng hoặc dùng các tấm bê tông cốt thép có cấu tạo đặc biệt để tạo khe ray. Khi dùng ray phụ đặt đứng phải đặt các gián cách, các gián cách cách nhau không quá 1,5 m và dùng bu lông suốt để liên kết ray phụ với ray chính.

Hai đầu khe ray phải nới rộng vào phía trong lòng đường sắt để chỗ đầu mút khe ray rộng 250 mm, điểm bắt đầu nới rộng cách đầu mút khe ray 500 mm.

đ) Không đặt đầu mối ray trong phạm vi đường ngang. Nếu đường ngang dài phải hàn liền mối ray, khi chưa hàn được thì dồn ray để làm cháy mối.

e) Các phối kiện nối giữ ray trong phạm vi đường ngang phải đầy đủ, liên kết chặt chẽ.

2. Yêu cầu về vật liệu:

a) Tà vẹt đặt trong phạm vi đường ngang phải dùng tà vẹt bê tông hoặc tà vẹt sắt, hạn chế dùng tà vẹt gỗ. Nếu đặt bằng tà vẹt gỗ phải chọn loại gỗ tốt và phải tẩm dầu phòng mục;

b) Nền ba lát tại đường ngang phải bằng đá dăm sạch, độ dày đá bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

 

Điều 15. Nhà gác đường ngang chỉ được xây dựng khi có quyết định của Người đứng đầu Đường sắt Việt Nam và phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. đường ngang có bố trí người gác;

2. Đặt ở vị trí có thể quan sát được hai phía đường bộ và đường sắt; thuận tiện cho công tác của nhân viên gác đường ngang; không làm cản trở tầm nhìn của người tham gia giao thông trên đường sắt và đường bộ;

3. Bộ phận gần nhất của nhà gác đường ngang phải cách má ray ngoài cùng và cách mép phần xe chạy ít nhất 3,5 m và không xa quá 10 m. Cửa ra vào mở về phía đường bộ, tường nhà phải có cửa sổ lắp kính nhìn rõ được đường bộ và đường sắt; nền nhà phải cao hơn hoặc cao bằng mặt ray; diện tích để làm việc trong nhà gác đường ngang là 8 m2, ngoài ra phải có buồng vệ sinh, nước sạch, ánh sáng; diện tích nhà làm việc lớn hơn 8 m2 phải được người có thẩm quyền phê duyệt.

CHƯƠNG IV
BÁO HIỆU ĐƯỜNG NGANG

 

MỤC I
ĐƯỜNG NGANG ĐỦ TIÊU CHUẨN TẦM NHÌN

 

Điều 16. Dọc hai bên lề đường bộ dẫn vào đường ngang phải trồng cọc tiêu theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ hiện hành ( Phụ bản II ).

Cọc tiêu gần đường sắt nhất phải cách ray ngoài cùng là 2,5 m, chiều dài mỗi hàng cọc tiêu tính từ ray ngoài cùng ra ít nhất là 20 m.

Trên đường ngang có tổ chức phòng vệ, những cọc tiêu từ chắn đường bộ đến đường sắt phải thay bằng hàng rào cố định, đỉnh cột hàng rào cố định phải đặt thanh ngang suốt phạm vi hàng rào.

 

Điều 17. Trên mặt đường bộ dẫn vào đường ngang cấp I, cấp II nếu mặt đường rải bê tông nhựa hoặc lát tấm bê tông cốt thép thì từ chắn đường bộ trở ra 3 m ở nơi có chắn hoặc từ má ray ngoài cùng trở ra 5 m ở nơi không có chắn, phải sơn hoặc lát một vạch trắng liền, cắt ngang mặt đường bộ ( "vạch dừng "1.12 Phụ lục số 8 ).

Quy cách các loại vạch này phải theo đúng quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ hiện hành ( Phụ bản II Điều 50, 51, 52, 53 và Phụ lục số 8 ).

 

 

Điều 18. Trên hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải đặt biển báo hiệu theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ hiện hành:

1. Trước đường ngang có người gác:biển "giao nhau với đường sắt có rào chắn" ( Biển 210 Phụ bản IX );

2. Trước đường ngang không người gác: biển " giao nhau với đường sắt không có rào chắn " ( Biển 211 Phụ bản IX );

3. Biển phụ " chỗ đường sắt cắt đường bộ" ( Biển 508a hoặc 508b Phụ lục số 7 ) đặt trên đường bộ cách ray ngoài cùng của đường sắt là 10 m để bổ sung cho biển số 211 nói tại khoản 2 Điều này.

 

Điều 19. Đường ngang có tổ chức phòng vệ phải đặt đèn báo hiệu và chuông điện trên đường bộ.

Đèn báo hiệu và chuông điện trên đường bộ ( trừ trường hợp đường bộ giao cắt đường bộ chạy song song với đường sắt ) phải đặt trước chắn đường bộ ( hoặc liền với trụ chắn đường bộ) hoặc đặt cách ray ngoài cùng từ 6 m trở lên.

 

Điều 20. Đèn báo hiệu và chuông điện trên đường bộ quy định tại Điều 19 Điều lệ này phải đạt các yêu cầu sau:

1. Đèn báo hiệu phải có hai đèn đỏ đặt ngang nhau, hai đèn này thay phiên nhau nhấp nháy khi bật sáng. Khi có tàu sắp tới đường ngang đèn báo hiệu bật sáng; cấm mọi sự đi lại qua đường ngang. Khi tàu ra hết đường ngang, chắn đã mở hoàn toàn, đèn báo hiệu tắt, đi lại trên đường bộ trở lại bình thường;

Thời điểm đèn báo hiệu bật sáng phải bảo đảm trước lúc tàu tới đường ngang ít nhất là:

a) 50 giây khi dùng đèn báo hiệu tự động và chắn đường bộ tự động;

b) 90 giây khi dùng đèn báo hiệu tự động và chắn đường bộ không tự động;

c) 120 giây khi dùng đèn báo hiệu không tự động ( điện hoặc dầu ).

Tại các đường ngang cấp I, cấp II phải dùng đèn báo hiệu bằng điện.

2. Chuông điện phải được lắp đặt trên cùng cột đèn báo hiệu, khi chuông kêu phải có âm lượng đủ to để người đi bộ cách xa 15 m nghe thấy. Chuông kêu khi tàu tới gần đường ngang. Chuông tắt khi chắn đóng hoàn toàn.

 

Điều 21.

1. ánh sáng và góc phát sáng của đèn báo hiệu phải bảo đảm để người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhìn thấy được tín hiệu từ khoảng cách 100 m trở lên.

2. Ánh sáng đỏ của đèn báo hiệu không được chiếu về phía đường sắt.

Sơ đồ đèn báo hiệu trên đường bộ xem Phụ bản III.

 

Điều 22. Trên hai phía đường sắt đi tới đường ngang phải đặt biển "Kéo còi". Vị trí, quy cách biển quy định trong Quy trình tín hiệu Đường sắt Việt Nam.

 

Điều 23. Trên hai phía đường sắt đi tới đường ngang có người gác khi cần phải đặt tín hiệu ngăn đường thì Người đứng đầu Đường sắt Việt Nam quyết định, trừ những đường ngang sau:

1. Đường ngang mà chắn đường bộ thường xuyên đóng hoặc có cần chắn tự động hoặc tín hiệu cảnh báo tự động;

2. Đường ngang nằm trong phạm vi phòng vệ của tín hiệu vào ga, ra ga, hoặc tín hiệu bãi dồn, tín hiệu thông qua trên đường sắt có thiết bị đóng đường tự động hoặc tín hiệu phòng vệ khác, khi các tín hiệu trên cách đường ngang dưới 800 m.

 

Điều 24

1. Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang ( tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 m đến 500 m.

Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 m mà chưa cải tạo được theo quy định tại Điều 49 Điều lệ này thì tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực chung cho các đường ngang đó.

2. Tín hiệu ngăn đường phải đặt ở bên trái theo hướng tàu chạy vào đường ngang. Trường hợp khó khăn đặc biệt, nếu được Người đứng đầu Đường sắt Việt Nam cho phép thì đặt ở bên phải theo hướng tàu chạy vào đường ngang.

3. Tầm nhìn của tín hiệu ngăn đường trên đường sắt phải bảo đảm ít nhất 800 m. Trường hợp địa hình khó khăn tầm nhìn của tín hiệu ngăn đường không được nhỏ hơn 400 m.

 

Điều 25

1. Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt là tín hiệu màu đỏ, tín hiệu ngăn đường bật sáng báo hịệu ngừng tàu.

2. Khi tín hiệu ngăn đường tắt, tàu hoạt động bình thường. Khi có trở ngại trên đường ngang ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu thì nhân viên gác chắn mới chuyển tín hiệu này bật sáng.

3. Đường ngang có người gác nằm trên khu gian có thiết bị đóng đường tự động thì bất kể có tín hiệu ngăn đường trên đường sắt hay không, đều phải lắp đặt thiết bị để chuyển tín hiệu đóng đường ở gần đường ngang nhất về trạng thái đóng để nhân viên gác chắn thao tác kịp thời khi trên đường ngang có trở ngại ảnh hưởng đến chạy tàu.

Điều 26. Trong nhà gác đường ngang phải có các thiết bị thông tin tín hiệu như điện thoại hoặc điện thoại và thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang.

Điều 27. Đường ngang có người gác ở nơi có nguồn điện lưới quốc gia phải trang bị đèn chiếu sáng về ban đêm và ban ngày khi có sương mù. ánh sáng đèn đủ để người điều khiển phương tiện giao thông nhìn rõ tín hiệu của người gác chắn.

 

Điều 28. Các thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ đường ngang có người gác hoạt động bằng điện phải điều khiển tập trung tại nhà gác đường ngang. Các thiết bị này phải luôn tốt, sử dụng được và phải điều khiển được bằng tay nếu thiết bị tự động bị hỏng đột xuất.

Trường hợp không thể điều khiển tập trung được phải được Người đứng đầu Đường sắt Việt Nam cho phép.

 

Điều 29. Đường ngang có người gác phải đặt chắn ở hai đầu đường bộ đi vào đường ngang. Xà chắn đặt cách má ray ngoài cùng 6 m. Trường hợp điạ hình hạn chế, xà chắn không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt.

Xà chắn có thể làm trơn hoặc treo các lá kim loại hoặc lưới kim loại.

Xà chắn ( trừ xà chắn tự động ) đều phải có bộ phận chốt hãm để chắn không thể tự di động.

 

Điều 30. đường ngang có người gác, khi chắn đã đóng, xà chắn phải chắn ngang hết mặt đường bộ, liền sát với hàng rào cố định và phải cao hơn mặt đường bộ từ 1 đến 1,2 m.

Chắn phải bắt đầu đóng từ phía bên phải đường bộ (theo hướng đi vào đường ngang) sang phía trái. Đường ngang có nhiều chắn phải đóng chắn phía bên phải trước, đóng chắn phía trái tiếp theo cho đến chắn tận cùng phía bên trái.

Khi chắn mở, không một bộ phận nào của chắn được cản trở tĩnh không mặt đường bộ.

Cấm để giàn chắn, xà chắn ở vị trí lơ lửng.

 

Điều 31. Chắn ở đường ngang có người gác có 2 loại: cần chắn và giàn chắn. Quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật của cần chắn, giàn chắn được quy định theo sơ đồ tại Phụ bản IV.

 

Điều 32. Đường ngang cấp I, cấp II có tổ chức phòng vệ phải trang bị cần chắn tự động hoặc tín hiệu cảnh báo tự động. Khi chưa có cần chắn tự động hoặc tín hiệu cảnh báo tự động thì phải có người gác.

Điều 33.

1. Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu tới đường ngang ít nhất:

a) 40 giây đối với chắn tự động;

b) 60 giây đối với chắn điện và tời;

c) 90 giây đối với chắn thủ công.

2. Không đóng chắn trước quá 3 phút đối với đường ngang cấp I, cấp II và trước quá 5 phút đối với đường ngang cấp III trước khi tàu tới đường ngang ( trừ các đường ngang có quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải ).

 

Điều 34. Các cơ cấu và thiết bị chắn tự động phải bảo đảm hoạt động theo trình tự sau:

1. Khi tàu tới gần đường ngang, đèn đỏ báo hiệu trên đường bộ và đèn đỏ trên xà chắn tự động bật sáng, chuông báo hiệu tự động kêu. Sau 7- 8 giây cần chắn bắt đầu đóng. Khi cần chắn đóng hoàn toàn, chuông báo hiệu tự động tắt;

2. Khi tàu qua khỏi đường ngang, cần chắn tự động mở. Khi chắn đã mở hoàn toàn, đèn trên xà chắn và đèn báo hiệu trên đường bộ tự động tắt.

Đường ngang lắp đặt chắn tự động và không bố trí người gác chỉ dùng loại cần đóng 1/2 hoặc 2/3 mặt đường bộ. Phần đường bộ còn lại không có cần chắn phải rộng ít nhất 3m và ở bên trái của xe chạy vào đường ngang.

 

MỤC II
ĐƯỜNG NGANG KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN TẦM NHÌN

 

Điều 35.

1. Nơi đường bộ chạy song song với đường sắt có đường rẽ vào đường sắt mà đoạn đường bộ từ chỗ rẽ đến má ray ngoài cùng của đường sắt cùng phía nhỏ hơn 10 m thì phải bố trí giao cắt lập thể hoặc làm đường bộ đi vòng để kéo dài đoạn đường rẽ đủ để đặt biển báo hiệu, cọc tiêu, vạch kẻ đường.

2. Việc đặt biển báo hiệu trên đoạn đường bộ nói tại Điều này quy định như sau:

a) Chiều dài đoạn đường bộ nhỏ hơn 10 m, không đặt biển báo hiệu nguy hiểm;

b) Chiều dài đoạn đường bộ từ 10 m đến 50 m, chỉ đặt một biển phụ "chỗ đường sắt cắt đường bộ" ( Biển 508a hoặc 508b );

c) Chiều dài đoạn đường bộ trên 50 m, đặt các biển báo hiệu theo quy định tại Điều 18 Điều lệ này.

3. Mặt biển báo hiệu trên đường bộ đặt vuông góc với chiều xe đi vào đường ngang và đặt trong phạm vi đoạn đường rẽ vào đường sắt.

 

Điều 36. Tại ngã ba, ngã tư đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang có tổ chức phòng vệ, khi khoảng cách từ ngã ba, ngã tư đó đến đường ngang nhỏ hơn 50 m thì cơ quan quản lý đường bộ phải:

1. Đặt đèn báo hiệu trên đường bộ ở ngã ba, ngã tư nếu ở ngã ba, ngã tư không có đèn điều khiển giao thông để báo cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ sắp đi vào đường ngang đỗ lại trước ngã ba, ngã tư khi chắn đường bộ tại đường ngang phía trước đang đóng;

Nếu ở ngã ba, ngã tư có đèn điều khiển giao thông đường bộ thì đèn này phải có biểu thị phù hợp với đèn báo hiệu trên đường bộ đặt trên đoạn đường bộ đi vào đường ngang.

2. Đèn báo hiệu trên đường bộ song song với đường sắt phải có biểu thị phù hợp với biểu thị tín hiệu đường sắt ( khi đường bộ vào đường ngang đóng để cho tàu chạy; đường bộ song song với đường sắt phải thanh thoát ).

 

Điều 37. Đường bộ cùng một lúc giao cắt cả đường sắt và đường bộ chạy song song với đường sắt, việc đặt biển báo hiệu trên đường bộ đi vào đường ngang quy định như sau:

1. Phía đường bộ đi vào đường ngang có giao cắt đường bộ sau đó giao cắt đường sắt, thực hiện như quy định tại Điều 35 của Điều lệ này.

2. Phía đường bộ đi vào đường ngang không giao cắt với đường bộ, thực hiện theo quy định tại Điều 18 Điều lệ này.

 

CHƯƠNG V
QUY ĐỊNH VỀ GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG NGANG

 

Điều 38. Người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi qua đường ngang phải thực hiện theo quy định như sau:

1. Phải ưu tiên cho các phương tiện giao thông hoạt động trên đường sắt;

2. Phải chấp hành hướng dẫn của người gác đường ngang hoặc tín hiệu phòng vệ đường ngang:

a) Hiệu lệnh của người gác chắn, cờ đỏ, biển đỏ, đèn đỏ;

b) Chắn đường bộ;

c) Tín hiệu đèn,tín hiệu chuông;

3. Khi có báo hiệu dừng (hiệu lệnh của người gác chắn, cờ đỏ, biển đỏ, đèn đỏ, chuông kêu, chắn đã đóng), người và tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ ( kể cả những xe có quyền ưu tiên ) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và cách báo hiệu dừng ( trước vạch dừng" nêu tại Điều 17 Điều lệ này) ít nhất 3 m;

4. Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng.

5. Đối với đường ngang nói tại điểm b.3 khoản 2 Điều 3 Điều lệ này ( chỉ có biển báo hiệu, cọc tiêu hoặc hàng rào, có vạch kẻ đường ) người và tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi sắp đi vào đường ngang phải chú ý quan sát biển báo, lắng nghe còi tàu, quan sát trên đường sắt từ xa ở 2 phía đường ngang, nếu thấy tàu hoặc phương tiện giao thông đường sắt sắp tới đường ngang thì phải dừng trước đường ngang cách má ray ngoài cùng trở ra ít nhất 5 m và phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn.

 

Điều 39. Trong phạm vi đường ngang cấm quay xe và đỗ xe.

Khi cần phải đỗ xe gần đường ngang, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải chấp hành theo các biển chỉ dẫn giao thông đường bộ, nơi không có biển chỉ dẫn thì phải đỗ xe cách xa chắn đường bộ ít nhất 10 m ở nơi có chắn hoặc đỗ cách xa má ray ngoài cùng ít nhất 20 m ở nơi không có chắn.

 

Điều 40. Xe bánh xích, các loại xe lu bánh sắt, các phương tiện vận tải chuyên chở hàng siêu trường, siêu trọng, quá khổ giới hạn lưu thông trên đường bộ, trước khi đi qua đường ngang phải báo trước với nhân viên gác chắn để người đó bố trí và hướng dẫn đi qua đường ngang. Nơi không có nhân viên gác chắn thì phải báo trước cho đơn vị quản lý trực tiếp đoạn đường sắt đó để cử người phòng vệ và hướng dẫn đi qua đường ngang.

 

Điều 41. Khi phương tiện giao thông đường bộ bị hỏng, bị tai nạn hoặc hàng hoá rơi đổ tại đường ngang không có nhân viên gác chắn mà điểm gần nhất của xe hoặc của hàng hoá cách ray ngoài cùng nhỏ hơn 1,7 m thì người điều khiển phương tiện giao thông đó phải tìm biện pháp để báo cho tàu ngừng trước chướng ngại

(Phụ bản V)

 

Điều 42. Đoàn xe thô sơ, đàn súc vật khi qua đường ngang phải được chia ra từng tốp nhỏ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ hiện hành. Đối với súc vật qua đường ngang người coi dẫn súc vật phải dẫn dắt chúng.

 

Điều 43. Cấm người không có trách nhiệm leo trèo, xê dịch, động chạm vào các tín hiệu, thiết bị đường ngang; vào nhà gác đường ngang.

 

Điều 44. Khi sắp tới đường ngang, người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phải kéo còi, chú ý tín hiệu ngăn đường, tín hiệu cảnh báo đường ngang (nếu có), chú ý quan sát đường ngang để nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên đường ngang.

 

Điều 45.

1. Khi duy tu, sửa chữa đường sắt cần phải đỗ tàu trên đường ngang ảnh hưởng đến giao thông đường bộ phải được phép của Người đứng đầu Đường sắt Việt Nam và ý kiến thống nhất bằng văn bản ( khi cần thiết ) của Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam.

2. Trường hợp bắt buộc phải đỗ, dừng tàu trên đường ngang; dồn tàu hoặc giải thể, lập tàu thì người phụ trách phải tìm mọi cách để đường bộ được nhanh chóng thanh thoát.

3. Khi phải đỗ tàu trên đường ngang thì thời gian đỗ không được vượt quá 3 phút trên đường ngang cấp I, cấp II, không được quá 5 phút trên đường ngang cấp III ( trừ những đường ngang có quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải ).

 

CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC PHÒNG VỆ ĐƯỜNG NGANG

 

Điều 46. Tại đường ngang có bố trí người gác phải:

1.Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị theo quy định;

2.Thường trực liên tục suốt ngày đêm theo chế độ ban kíp.

 

Điều 47.

1. Người đứng đầu Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, phòng vệ đường ngang thuộc phạm vi quản lý của Đường sắt Việt Nam.

2. Cục Trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức quản lý,phòng vệ đường ngang chuyên dùng thuộc Đường bộ Việt Nam quản lý.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải uỷ nhiệm cho Người đứng đầu Đường sắt Việt Nam hướng dẫn cụ thể về tổ chức phòng vệ đường ngang.

CHƯƠNG VII
QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG NGANG

 

Điều 48.

1. Việc xây dựng mới khu dân cư, công nghiệp, vui chơi giải trí, trường học, thương mại, bệnh viện và các công trình khác phải thực hiện đúng quy định tại Điều 28, Điều 29 Nghị định 39 /CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.

2. Việc xây dựng công trình nêu tại khoản 1 Điều này nếu phải làm đường ngang qua đường sắt thì phải có khoảng cách từ điểm gần nhất của công trình thuộc khu đó đến tim đường sắt ít nhất là 25 m và phải có thoả thuận bằng văn bản của Cơ quan quản lý Nhà nước về đường sắt .

 

Điều 49.

1. Đường sắt chính giao nhau với đường bộ cấp I, cấp II, cấp III làm mới hoặc nâng cấp và ngược lại phải làm cầu vượt hoặc đường ngầm. Đối với đường ngang hiện có thì từng bước thay bằng cầu vượt hoặc đường ngầm;

2. Trong thành phố, thị xã, thị trấn đông dân cư, nếu khoảng cách giữa hai đường ngang dưới 500 m, ở nơi khác nếu khoảng cách giữa hai đường ngang dưới 1000 m thì phải làm cầu vượt hoặc đường ngầm;

3. Tổ chức có nhu cầu mở đường ngang mới, làm cầu vượt hoặc đường ngầm mới qua đường sắt phải được Bộ Giao thông vận tải cho phép.

 

Điều 50. Thẩm quyền quyết định thành lập, bãi bỏ, chuyển cấp đường ngang quy định như sau:

1. Đường ngang cấp I, cấp II, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;

2. Đối với đường ngang nằm trong nội đô, nội thị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định sau khi có ý kiến đề nghị của Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân thành phố,thị xã.

3. Đường ngang cấp III, đường ngang nơi đường bộ giao nhau với đường sắt chuyên dùng của ngành đường sắt quản lý, đường ngang nội bộ, Người đứng đầu Đường sắt Việt Nam quyết định;

4. Đường ngang nơi đường bộ giao nhau với đường sắt chuyên dùng ( không do ngành đường sắt quản lý ), Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam quyết định;

5. Chỉ được tiến hành xây dựng đường ngang sau khi có quyết định thành lập và hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt;

6. Việc xây dựng mới đường ngang có những đặc thù riêng phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép.

 

Điều 51.

1. Chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm tổ chức dỡ bỏ các đường ngang không có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 50 Điều lệ này.

Đối với đường bộ do tỉnh, huyện, xã quản lý nếu cần mở đường ngang thì Uỷ ban nhân dân cấp được giao quản lý làm thủ tục xin mở đường ngang. Khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì có trách nhiệm thực hiện đúng quy định.

2. Đơn vị quản lý đường sắt có trách nhiệm chủ động phối hợp với chính quyền địa phương dỡ bỏ đường ngang bất hợp pháp;

 

Điều 52.

1. Việc xin thành lập, bãi bỏ, chuyển cấp đường ngang đều phải có đơn theo mẫu quy định tại Phụ bản VI và gửi cho Người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 50 của Điều lệ này.

2. Các công trình, thiết bị đường ngang sau khi thi công xong đều phải được nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị đường sắt quản lý theo đúng các quy định hiện hành. Tổ chức nghiệm thu phải có đủ thành phần và đại diện của đơn vị thi công, đơn vị quản lý đường sắt và đường bộ.

3. Các đơn vị quản lý đường sắt và quản lý đường bộ có trách nhiệm theo dõi các đường ngang sử dụng có thời hạn để yêu cầu các đơn vị sử dụng dỡ bỏ khi hết hạn.

 

Điều 53. Mọi tổ chức xin thành lập đường ngang, nâng cấp, làm đường ngầm, cầu vượt qua đường sắt phải tuân theo quy định về vốn đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:

1. Đường sắt làm mới cắt ngang đường bộ do chủ đầu tư đường sắt đảm nhiệm;

2. Quốc lộ làm mới cắt ngang đường sắt do chủ đầu tư quốc lộ đảm nhiệm ;

3. Tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã làm mới cắt ngang đường sắt do ngân sách địa phương, nguồn vốn khác và nhân dân đóng góp;

4. Cơ quan, Xí nghiệp, Công ty... làm đường ngang mới phải tự giải quyết kinh phí.

 

Điều 54. Vốn dành cho quản lý và sửa chữa đường ngang do ngành đường sắt và ngành đường bộ quản lý được bố trí từ nguồn vốn ngân sách. Vốn quản lý và sửa chữa đường ngang chuyên dùng khác do cơ quan quản lý và sử dụng đường ngang chịu trách nhiệm.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đường ngang phải chỉ định rõ nguồn vốn quản lý và sửa chữa đường ngang đó.

 

Điều 55. Phạm vi quản lý đường ngang quy định như sau:

1. Đường sắt quản lý:

a) Các biển báo hiệu, tín hiệu, thông tin, chiếu sáng trên đường sắt và trên đường bộ thuộc phạm vi đường ngang;

b) Nhà gác chắn; nền, mặt đường bộ, hàng rào cố định trong phạm vi đường ngang.

2. Đường bộ quản lý: nền, mặt đường bộ, cọc tiêu, biển báo hiệu, các vạch kẻ đường trên mặt đường phần đường dẫn vào đến phạm vi đường ngang.

3. Đơn vị quản lý phải bảo đảm các công trình, thiết bị, tín hiệu được giao luôn ở trạng thái hoạt động bình thường trên các đường ngang.

 

Điều 56. Khi sửa chữa đường ngang có ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, đơn vị thi công đường sắt phải bàn thống nhất với cơ quan quản lý đường bộ, không được làm ách tắc giao thông đường bộ và đường sắt trong thời gian sửa chữa. Trong khi sửa chữa phải bảo đảm an toàn giao thông, khi cần phải cử người hướng dẫn người và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ qua lại đường ngang; phải đặt các biển báo hiệu, ban đêm phải thắp đèn đỏ; khi tạm nghỉ giữa hai đợt sửa chữa phải bố trí người điều khiển và hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông đường bộ qua lại đường ngang an toàn.

Trường hợp đặc biệt cần phong toả đường bộ phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

Đường ngang sau khi sửa chữa xong phải tổ chức nghiệm thu, bàn giao theo quy định.

 

CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 

Điều 57. Việc xây dưng mới đường ngang phải tuân theo quy định tại Điều lệ này.

Những đường ngang hiện có chưa phù hợp các quy định của Điều lệ này phải từng bước cải tạo và sửa chữa theo khả năng nguồn vốn được cân đối.

Trong khi chưa cải tạo, sửa chữa đường ngang theo đúng các quy định của Điều lệ này thì các đơn vị quản lý đường ngang phải có các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn giao thông.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND COMMUNICATIONS
------

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------

No: 737/2001/QD-BGTVT

Hanoi, March 19, 2001

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON CROSSROADS

THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT

Pursuant to the Governments Decree No. 22/CP of March 22, 1994 on the tasks, powers, State management responsibility and organizational structure of the Ministry of Communications and Transport;

Pursuant to the Governments Decree No. 39/CP of July 5, 1996 on ensuring the railway traffic order and safety;

At the proposals of the director of the Legal-Transport Department of the Ministry of Communications and Transport and the general director of Vietnam Railway Union,

DECIDES:

Article 1.-To promulgate the Regulation on Crossroads together with this Decision.

Article 2.-This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces the Crossroads Regulation promulgated together with Decision No. 575/QD of May 24, 1977 of the Ministry of Communications and Transport.

Article 3.-The director of the Office, the directors of Departments of the Ministry of Communications and Transport, the general director of Vietnam Railway Union, the director of Vietnam Road Administration, the director of the Department for Expertise and Management of Quality of Communications and Transport works, the directors of the provincial/municipal Services of Communications and Transport, Services of Communications and Public Works and all organizations and individuals involved in the management, construction, use and exploitation of crossroads shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER




Pham Quang Tuyen

 

REGULATION

ON CROSSROADS
(Promulgated together with Decision No. 737/2001/QD-BGTVT of March 19, 2001 of the Ministry of Communications and Transport)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

1. Crossroads mentioned in this Regulation are places where railways and roads intercross on the same plane, which are built under decisions of the competent bodies to ensure traffic safety.

2. The provisions of this Regulation shall not apply to common bridge surfaces (where railways and roads are on the same bridge surfaces) and places where railroads crosscut land roads inside railway stations, ports, goods-storing yards, factories, enterprises.

Article 2.-Crossroads shall include:

1. Road section running across railways, which lies between two barriers or two outmost main rails and two sides of the railways 6 m from the outmost rail edge from the barrier on each side;

2. The railway section lying between two road shoulders at the cross section.

Article 3.-Crossroads shall be classified as follows:

1. According to their use duration:

a) Long-term use crossroads;

b) Definite-term use crossroads;

c) Constantly closed crossroads.

2. According to way of guard organization:

a) Guarded crossroads with barricades or barriers, signal lights on roads, electric bells, with or without railway block signals;

b) Unguarded crossroads, including:

b.1. With automatic barriers, with road signal lights, electric bells, without railway block signals;

b.2. Without barriers, with automatic warning signals, with road signal lights, electric bells, without railway block signals;

b.3. With signboards, with marker posts or fences, with road painted lines;

3. According to management bodies:

a) The management bodies being Vietnam Railways: Crossroads where roads crosscut the main railways or the special-use railways of the railways transport service are called public crossroads and the crossroads where the special-use roads crosscut the railways are called internal crossroads.

b) The management bodies being the road administration: Crossroads where roads are intercrossed with special-use railways not managed by the railway service are called the special-use crossroads.

Article 4.-Crossroads are classified into the following specific grades:

1. Grade-I crossroads: The main railways are intercrossed with roads of grade I, grade II or grade III;

2. Grade-II crossroads: The main railways are intercrossed with roads of grade IV or grade V;

3. Grade-III crossroads: The remaining crossroads other than those specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. Intra-municipal, intra-town (cities, provincial towns, district towns) crossroads shall be classified into corresponding grades under decisions of the Minister of Communications and Transport.

Article 5.-The crossroad guard shall be stipulated as follows:

1. Grade-I and grade-II crossroads guard must be organized according to the provisions at Point a or Point b.1, Point b2, Clause 2, Article 3 of this Regulation.

2. Based on the provisions at Point b.3, Clause 2, Article 3 of this Regulation, the head of Vietnam Railways shall decide the organization of guard at Grade III crossroads managed by the railway service and the internal crossroads. Units directly managing the internal crossroads must strictly comply with the decisions of the head of Vietnam Railways on guarding the crossroads; the director of the Vietnam Road Administration shall decide on special-use crossroads.

Article 6.-The crossroad signal systems are the State assets and facilities to ensure traffic safety, prevent accidents, which, therefore, must be protected by all people; it is forbidden to arbitrarily remove, appropriate, damage or reduce the effect of signboards on roads.

Article 7.-Annually, the railway management bodies and the road management bodies shall coordinate in inspecting and drawing up plans for repair of crossroads.

Crossroads managed by Vietnam Railways shall be inspected by the railway management bodies as the key player and the road management bodies as the participants.

The special-use crossroads shall be inspected by the road management bodies as the key player and the special-use railway management bodies as the participants.

Article 8.-The railway and road inspection forces shall have to inspect and supervise the observance of legislation on traffic works protection and traffic safety at crossroads.

Chapter II

VISIBILITY, POSITION, CROSSCUT ANGLES

Article 9.-The minimum visibility for car drivers and train drivers must be as follows:

1. The operators of land road communications means may, under the normal weather conditions, when being from the crossroad at a distance equal to the visibility range to stop vehicles for such road grade, spot train convoys from a distance of at least 400 m away from the crossroads;

2. The railways communications means operators may, under normal weather conditions, spot the crossroads from a distance of 1,000m or more.

Article 10.-The locations for constructing crossroads must satisfy the following conditions:

1. The crossroads must be placed at straight railway sections. If they must be placed at curling railway sections, the radius of the curling circle must be 300 m or more;

2. They must be placed at least 100 m from the tunnel portals, railways bridge abutments;

3. They must be placed beyond the railway station-entering signals; or at least 50m from the main switch of the station and at least 12m from other switches (including switches on platform areas) for difficult cases; or at least 25m from the main switch for junction stations in special cases;

4. It is forbidden to build crossroads in the delay sections of railways or across railway switches.

Article 11.-The cross-section angle between railways and roads is 900; in case of difficult terrain, the cross-section angle must not be lower than 450.

Chapter III

CROSSROAD PROJECTS AND ARCHITECTURE

Article 12.-The road sections at crossroads, apart from having to meet the regulations on branch standards TCVN 4054-98 on motor roads, shall also have to satisfy the following specific requirements:

1. The land road section from the outmost rail edge must be straight for a length equal to the visibility range prescribed in Article 9 of this Regulation; in case of difficult terrain, it must not be lower than 15m; on this straight road section, hogbacks shall be built so that land road traffic means shall speed down and watch more carefully before entering the crossroads;

2. The width of the motor roads at the cross-sections on the same plane with the railways within 200m from the center of the railways to both sides must not be lower than 6m.

On grade-I and grade-II crossroads and those lying inside cities or towns, in populated areas, there must be sections for pedestrians within the limits of such crossroads;

3. From the outmost rail outwards, the land roads must be flat on a section of 10m, if they are earth-fill roads or 15m if they are dug roads. That section must be followed by another section of at least 20m long and the slanting degree of not more than 3%, or not more than 6% for mountainous regions and difficult terrain;

4. In case of necessity to build culverts across the road beds to drain water along both sides of the railways, the regulations in the current road technical standards must be complied with and the foundations of roads and railways must not be eroded.

Article 13.-The road surface within the crossroad area is stipulated as follows:

1. The paved surface of the roads lying between two principal outmost rails or in section of at least 10m from each side of outmost rail outwards shall be paved with asphalt concrete or macadam and asphalt or with ferro-concrete slabs. When ferro-concrete slabs are used for paving crossroads within the railway beds (in between two principal rails), such slabs shall also be used to pave for at least 1m from the outmost rail edge, then the roads shall be paved with asphalt concrete or macadam asphalt for at least 10 m;

2. The height of the paved crossroad surface within the railway beds is equal to the height of the principal rails and may be higher than the running-rail top for not more than 10 mm;

3. The height of the paved crossroad surface adjacent to the outside of the principal rail is equal to the height of the running top of the principal rail and may be lower than the running top of the principal rail for not more than 5 mm.

4. The paved crossroad surface must be stable. The ferro-concrete slabs must be tightly linked together.

Article 14.-The railway sections within the crossroad area must satisfy the following requirements:

1. Technical requirements:

a) Along the inner edge of main rail on the straight line or the curling line with radius of 500 m or more there must be a rail slit of 50-80 mm wide while on the curling line with radius of under 500 mm there must be a rail slit of 90 mm wide;

b) The depth of the rail slit must be at least 45 mm;

c) The length of the section with rail slit must be equal to the width between two road shoulders.

d) Auxiliary rails placed horizontally or vertically or ferro-concrete slabs with special structure can be used to form rail slits. When auxiliary rails are placed vertically, detachments must be placed at an interval of no more than 1.5 m and thru- bolts must be used to connect main rails with auxiliary rails.

Two ends of the rail slit must be expanded inward the railways so that the end of the rail slit shall be 250 mm wide, the starting point of the expansion shall be 500 mm from the rail slit end.

e) The rail ends must not be placed within the scope of the crossroads. If the crossroads are long, rails must be welded together; when not yet welded, rails shall be pressed together to burn the joints.

f) Components for connecting and holding rails within the crossroad area must be adequate and closely inter-connected.

2. Requirements on materials:

a) Sleepers placed within the crossroads must be made of concrete or iron; the use of wood sleepers must be limited. If wood sleepers are used, high-quality timber must be selected and dipped with anti-decay oil;

b) The surface at the crossroads must be paved with clean macadam with the thickness being up to the prescribed standards.

Article 15.-The crossroad watch houses shall be built only after the head of Vietnam Railways issues the decisions thereon and they must satisfy the following conditions:

1. They are built at guarded crossroads;

2. They are placed at positions where they can be spotted from both sides of the road and the railway, convenient for the crossroad guardsjobs; they must not obstruct the visibility of commuters on railways and roads;

3. The nearest part of the crossroad watch house must be away from the outmost rail edge and the edge of the section on which vehicles run for at least 3.5m and not more than 10 m. The door is open to the direction of the road; the walls must be opened with glass windows to clearly see the road and the railway; the house floor must be higher than or equal to the rail top; the working space inside the watch house is 8 m2; besides, there must be a toilet, clean water and lighting system; houses larger than 8 m2 must be approved by competent persons.

Chapter IV

CROSSROAD SIGNALS

SectionI.CROSSROADS MEETING VISIBILITY STANDARDS

Article 16.-Along both sides of the roads leading to the crossroads, marker posts must be planted according to the current Road Signs Regulation.

The marker posts closest to the railway must be away from the outmost rail edge for 2.5 m; the length of each marker post line from the outmost rail outward must be at least 20 m.

Guarding must be organized on crossroads, the marker posts from the road barrier to the railway must be replaced by a fixed fence on top of which a horizontal bar must be placed.

Article 17.-The surfaces of the roads leading to grade I or grade II crossroads, if paved with asphalt concrete or ferro-concrete slabs, must be painted or paved with a white line cutting across the road surface for 3m from the road barrier outward, for places with barriers or 5 m from the outmost rail edge, for places without barriers.

The specifications of these paint lines must comply with the current Road Signs Regulation.

Article 18.-On both sides of the roads leading to the crossroads, signboards must be placed according to the current Road Signs Regulation:

1. In front of the guarded crossroads: The signboard "crosscut with barrier railway";

2. In front of the unguarded crossroads: The signboard "crosscut with non-barrier railway".

3. Auxiliary signboard "railway crosscutting road" shall be placed on the road at a place 10 m from the outmost rail edge to supplement signboard 211 stated in Clause 2 of this Article.

Article 19.-The guarded crossroads must be placed with signal lights and electric bells on land roads

The signal lights and electric bells on land roads (except land roads crosscutting land roads which run in parallel with railways) must be placed in front of the road barriers (or on the road barrier posts) or placed at position at least 6m from the outmost rail.

Article 20.-The road signal lights and electric bells prescribed in Article 19 of this Regulation must satisfy the following requirements:

1. The signal light must be structured with two red lights, which alternately blink when they are switched on. When trains approach the crossroads, the signal lights flash: banning all movements across the crossroads. When trains move out of the crossroads, the barriers are fully opened and the signal lights are off, the movement on land roads return to normal;

The time for signal lights to flash before trains reach the crossroads must be at least:

a) 50 seconds when automatic signal lights and automatic road barriers are used;

b) 90 seconds when automatic signal lights and non-automatic road barriers are used;

c) 120 seconds when non-automatic (electric or oil) signal lights are used.

At crossroads of grade I and grade II, electric signal lights must be used.

2. The electric bells must be installed on the same signal light posts, when bells ring, their ringing must be loud enough for pedestrians to hear it from a distance of 15m. The bells ring when train reach near the crossroads. The bells stop when the barriers are completely closed.

Article 21.-

1. The light and illuminating angles of signal lights must ensure that the road vehicle operators may see the signals from a distance of 100 m or more.

2. The red light of the signal lights must not turn towards the railways.

Article 22.-On both sides of the railways leading to crossroads, the signboard "Blowing horn" must be placed. The position and specification of the signboard are prescribed in the Procedures of Signals of Vietnam Railways.

Article 23.-On both sides of railways leading to guarded crossroads, when it is necessary to place the road block signals, the head of Vietnam Railways shall decide, except the following crossroads:

1. Crossroads with permanently closed road barriers or automatic barriers or automatic warning signals;

2. Crossroads lying within the guarded areas of the signals for railway station entry, exit, or classification yard signal, thru-signal on the railway with automatic road close equipment or other guarding warning signals, when the above signals are under 800m away from the crossroads.

Article 24.-

1. Road block signals on railways are placed at positions of from 100m to 500m away from the crossroads (calculated from the road shoulder on the same side).

At places where guarded crossroads are situated close to each other and the distance between two crossroads is below 500 m and not yet improved according to the provisions of Article 49 of this Regulation, the road block signals on railways shall be arranged at both ends of the common area for such crossroads.

2. The road block signals must be placed on the left side along the direction of train running into the crossroads. In case of special difficulty, it may be placed on the right side along the direction of train running into the crossroads, if so permitted by the head of Vietnam Railways.

3. The visibility of road block signals on railways must be at least 800m. In case of difficult terrain, it must not be lower than 400m.

Article 25.-

1. The road block signals on railways are red signals, which shall flash, signaling the stop to trains.

2. When the road block signals are off, trains operate normally. Only when there appear obstacles on crossroads, affecting the safety of running trains, can the barrier men switch on these signals.

3. Guarded crossroads lying in sections with automatic road block equipment, regardless of whether there are road block signals on railways or not, must all be installed with road block signals at places nearest the crossroads in "close" position so that the barrier men can promptly operate them when there appear obstacles to train operation.

Article 26.-In the crossroad watch houses there must be signal communication equipment such as telephones or telephone and automatic devices notifying the barrier men of the trains approaching crossroads.

Article 27.-Guarded crossroads in areas where exist national power grids must be equipped with lighting lamps at night and during misty daytime. The lamp lighting must be strong enough for communication means operators to clearly see the signals of the barrier men.

Article 28.-Power-operated signal equipment and guard equipment at guarded crossroads must be controlled concentratedly at the crossroad watch houses. These equipment must be always in good order, useable and manually operated if the automatic equipment are out of order unexpectedly.

Where the concentrated control cannot be effected, such must be permitted by the head of Vietnam Railways.

Article 29.-The guarded crossroads must be placed with barriers at both ends of the roads leading into the crossroads. The barriers are placed 6m away from the outmost rail edge. Where terrain is limited, the barriers must not encroach upon the restricted range adjacent to the railway structure.

The barriers may be made singly or hung with metal sheets or netting.

Barriers (excluding automatic barriers) must be made with check bolt to check their free movement.

Article 30.-At the guarded crossroads, when the barriers are closed, the barriers must fully stretch across the roads, close to the fixed fences and must be from 1 to 1.2m higher than the road surface.

The barriers must be closed from the right of the roads (along the direction into the crossroads) to the left. Where a crossroad has many barriers, the barriers on the right must be closed first, then the barriers on the left till the last one.

When the barriers are opened, not any part of the barriers shall obstruct the clearance space of the road surface.

It is forbidden to place barricades, barriers in half-way position.

Article 31.-There are two types of guarded crossroad barriers: bar barrier and barricade. The specifications and technical criteria of the bar barriers and barricades are specified in diagram of the Appendix (not printed herewith).

Article 32.-Guarded crossroads of grade I and grade II must be equipped with automatic bar barriers or automatic warning signals. When automatic bar barriers or automatic warning signals are not yet available, there must be guards.

Article 33.-

1. Both sides of the roads leading into crossroads must be fully barred before trains reach the crossroads at least:

a) 40 seconds for automatic barriers;

b) 60 seconds for electric or capstan barriers;

c) 90 seconds for manual barriers.

2. Barriers are not closed more than 3 minutes, for grade I and grade II crossroads, and more than 5 minutes, for grade III crossroads, before trains reach the crossroads (except crossroads separately prescribed by the Ministry of Communications and Transport).

Article 34.-Automatic barrier structures and equipment must ensure operation in the following order:

1. When trains approach crossroads, the red signal lights on roads and the red lights on automatic barrier bars switch on, the automatic signaling bells ring. After 7-8 seconds, the bar barriers start closing. When the bar barriers fully close, the automatic signaling bells stop;

2. When train move out of the crossroads, the bar barriers automatically open. When the barriers are completely opened, the lights on bar barriers and the signal lights on roads automatically switch off.

For crossroads installed with automatic barriers and without guards, only bar barriers of 1/2 or 2/3 of road surface are used. The remaining sections of roads without barriers must be at least 3m wide and on the left side of the vehicles running into the crossroads.

Section II. CROSSROADS WITH SUBSTANDARD VISIBILITY

Article 35.-

1. At places where roads run in parallel with railways and have exits into railways and the road section from the turn to the outmost rail edge is smaller than 10m, the solid roundabouts or winding roads must be arranged so as to make the exit section long enough for installation of signboards, marker posts, road painted lines.

2. The installation of signboards in the road sections mentioned in this Article is prescribed as follows:

a) The length of the road section is smaller than 10m, no danger signboard is placed;

b) The length of the road section is between 10m to 50m, only an auxiliary signboard "railway-road crosscut" (Signboard 508a or 508b);

c) The length of the road section is over 50m, signboards are placed according to the provisions of Article 18 of this Regulation.

3. The road signboard surfaces are placed in quadrature with the direction the vehicles run into the crossroads and within the road section leading into the railways.

Article 36.-At T-junctions and crosscuts with branches running into guarded crossroads, if the distance from such T-junction or crosscut to the crossroad is smaller than 50 m, the road management bodies shall have to:

1. Place the road signal lights at T-junctions and crosscuts, if there are no traffic lights at such T- junctions and crosscuts in order to notify the commuters being people and means that are to enter the crossroads to stop in front of the T-junctions or crosscuts when the road barriers at the crossroads are being closed;

If there exist at T-junctions and crosscuts land traffic lights, such lights must indicate the same as the road signal lights placed on the road sections leading into the crossroads.

2. The signal lights on roads which run in parallel with railways must give out indications compatible with indications of railway signals (when the roads leading into the crossroads are closed for trains to run; the roads running in parallel with railways must be clear and easy).

Article 37.-For roads simultaneously cutting railways and roads which run in parallel with railways, the placement of signboards on roads leading into the crossroads is prescribed as follows:

1. For the road side running into crossroad, which crosscuts road then the railway, the provisions of Article 35 of this Regulation shall be complied with.

2. For the road side running into crossroad, which does not crosscut the road, the provisions of Article 18 of this Regulation shall be complied with.

Chapter V

STIPULATIONS ON CROSSROAD TRAFFIC

Article 38.-People and means participating in road traffic, when crossing the crossroads, shall have to comply with the following stipulations:

1. To give priority to communications means operating on railways;

2. To follow the instructions of crossroad guards or crossroad guard signals:

a) Order of the barrier men, red banner, red signboard, red lamp;

b) Road barriers;

c) Light signals, bell signals;

3. When the stop signals (orders of the barrier men, red banner, red signboard, red lamp, ringing bell, closed barrier) are given, all people and means participating in communications on roads (including priority vehicles) must stop on the right of their ways and at least 3m from the stop signals (in front of the stop paint line mentioned in Article 17 of this Regulation);

4. People without duty are strictly forbidden to arbitrarily open the crossroad barriers when they are already closed.

5. For crossroads mentioned at Point b.3, Clause 2, Article 3 of this Regulation (only with signboards, marker posts or fences, road paint lines), people and means participating in communications on roads, when prepared to enter the crossroads, must watch the signboards, listen to train horns, observe the trains from afar on both sides of the crossroads, if realizing that trains or railways communications means are approaching the crossroads, they must stop in front of the crossroads at least 5m from the outmost rail edge and take self-responsibility for accidents they cause.

Article 39.-Within the crossroad areas, vehicles are forbidden to make U-turn and stop.

In case of need to stop near the crossroads, the road traffic means operators shall have to abide by the road traffic signboards; in places where the signboards are not available, they must stop at least 10m from the barriers, for places with barriers, or at least 20m from the outmost rail edge, for places without barriers.

Article 40.-Caterpillar vehicles, including caterpillar road rollers, special-use transport means carrying super-length, super-weight or super-size cargoes on roads, before crossing the crossroads, must notify the barrier men in advance so that the latter shall arrange and guide the crossing of crossroads. At places where barrier men are not available, they must notify the units directly managing such railways section in advance so that the latter appoint people to guard and guide the crossing of crossroads.

Article 41.-When road communications means break down, get accidents or have cargoes fallen down on unguarded crossroads and the nearest point of the vehicles or the cargoes to the outmost rail is under 1.7m, the operators of such communications means shall have to find ways to notify trains to stop before the obstacles.

Article 42.-Rudimentary vehicle convoys, cattle herds, when crossing the crossroads, must be split up into small groups as provided for by the current road traffic legislation. Animals crossing the crossroads must be led by their tenders.

Article 43.-People without responsibility are strictly forbidden to climb on, remove, touch the crossroad signals and equipment, to enter the crossroad watch houses.

Article 44.-When approaching the crossroads, the railway communication means operators shall have to blow horn, watch the crossroad signals, crossroad warning signals (if any), watch the crossroads so as to be able to halt the trains when seeing the train stop signals or obstacles on the crossroads.

Article 45.-

1. In case of need to stop trains on crossroads for railways maintenance and repair, which affect the road traffic, the permission of the head of Vietnam Railways and the written consent (when necessary) of the head of Vietnam Road Administration are required.

2. Where trains must stop or halt on crossroads, trains are connected, disconnected, the persons in charge must seek ways and means to quickly liberate roads for traffic.

3. When trains stop on the crossroads, the stop duration must not exceed 3 minutes, on crossroads of grade I and grade II, and must not exceed 5 minutes, on crossroads of grade III (except crossroads separately prescribed by the Ministry of Communications and Transport).

Chapter VI

ORGANIZATION OF CROSSROAD GUARD

Article 46.-For guarded crossroads:

1. They must be adequately equipped with according to regulations;

2. The guards must be on duty around the clock according to the working shift regime.

Article 47.-

1. The head of Vietnam Railways shall have to organize the management and the guarding of crossroads under the management by Vietnam Railways.

2. The head of Vietnam Road Administration shall have to organize the management and guarding of special-use crossroads under the management by Vietnam Road Administration.

3. The Minister of Communications and Transport shall authorize the head of Vietnam Railways to provide detailed guidance on organization of the crossroad guarding.

Chapter VII

CROSSROAD MANAGEMENT AND CONSTRUCTION

Article 48.-

1. The construction of new population quarters, industrial parks, entertainment and recreation centers, schools, trade establishments, hospitals and other works must strictly comply with the provisions in Article 28 and Article 29 of the Governments Decree No. 39/CP of July 5, 1996 on ensuring railway traffic order and safety.

2. If the construction of the works mentioned in Clause 1 of this Article requires the building of crossroads cutting railways, the distance from the nearest point of such a work to the heart of the railway must be at least 25m and there must be written agreement of the body performing the State management over railways.

Article 49.-

1. If main railways crosscut newly built or upgraded roads of grade I, grade II or grade III and vice versa, flyovers or tunnels must be built. The existing crossroads shall be step by step replaced with flyovers or tunnels;

2. If the distance between two crossroads is under 500m in populous cities, provincial capitals and district capitals, or under 1,000 m in other areas, flyovers or tunnels must be built;

3. Organizations wishing to open new crossroads, build flyovers or tunnels across railways must obtain permission from the Ministry of Communications and Transport.

Article 50.-Competence to decide on the establishment, cancellation or re-grading of crossroads is prescribed as follows:

1. For crossroads of grade I and grade II, it shall be decided by the Minister of Communications and Transport;

2. For crossroads inside cities, towns, it shall be decided by the Minister of Communications and Transport at the proposals of the Ministry of Construction and the Peoples Committees of the cities or towns.

3. For crossroads of grade III, the crossroads between roads and exclusive railways managed by the railway service, the internal crossroads, it shall be decided by the head of Vietnam Railways.

4. For crossroads cutting exclusive railways (not managed by the railway service), it shall be decided by the director of Vietnam Road Administration;

5. The construction of crossroads shall commence only after the decisions thereon are issued and the design dossiers have already been approved by competent bodies;

6. The construction of new crossroads with particulars must be permitted by the Minister of Communications and Transport.

Article 51.-

1. The administrations of the localities where railways run through shall have to organize the removal of crossroads which have been opened without decisions of the competent authorities defined in Article 50 of this Regulation.

For roads under the provincial, district or commune management, if the opening of crossroads is needed, the Peoples Committees assigned to manage them shall carry out the procedures applying for the opening of crossroads. When they obtain the approval from the competent bodies, they shall have to comply with the regulations.

2. Units managing railways shall have to take initiative in coordinating with the local administrations in removing illegal crossroads.

Article 52.-

1. The application for establishment, cancellation or re-grading of crossroads must be made according to set form and sent to competent people as provided for in Article 50 of this Regulation.

2. Crossroad works, equipment, after being completely constructed, must all be tested before acceptance and handed over to the railway units for management strictly according to current stipulations. The pre-acceptance test organization must be composed of members and representatives of all the construction units, railway management units and road management units.

3. The railway management units and road management units shall have to monitor the use of crossroads for a given period of time and request the units using them to remove them upon the expiry of time limit.

Article 53.-Organizations applying for the opening, upgrading of crossroads, the construction of tunnels and/or flyovers across railways must comply with the regulations on construction investment capital; concretely as follows:

1. New railways crosscutting roads shall be undertaken by railway investors;

2. New national highways cutting across railways shall be undertaken by national highway investors;

3. New provincial, district, inter-commune roads crosscutting railways shall be financed with the local budget, other capital sources and peoples contributions;

4. Agencies, enterprises, companies, which build new crossroads shall have to find the funding by themselves.

Article 54.-The capital for management and repair of crossroads managed by the railway service and the road service shall be allocated from the budget capital source. The capital for management and repair of other special-use crossroads shall be supplied by agencies which manage and use such crossroads.

The bodies competent to decide on the establishment of crossroads must clearly designate the capital sources for management and repair of such crossroads.

Article 55.-The scope of crossroad management is prescribed as follows:

1. The railways service shall manage:

a) Signboards, signals, information, lighting on railways and roads within the crossroad areas;

b) Barrier houses; road foundations and surface, fixed fences within the crossroad areas.

2. The road service shall manage: road foundations and surfaces, marker posts, signboards, road paint lines on section leading to the crossroad areas.

3. The managing units must ensure that works, equipment, signals are always in the state of normal operation on crossroads.

Article 56.-When the crossroad repair affects road traffic, the railway construction units shall have to consult with the road managing agencies, without causing traffic jam on roads as well as railways during the repair. While repairing, traffic safety must be ensured; when necessary, they must appoint personnel to guide people and means participating in road communications in crossing the crossroads; place signboards, light up red lamps at night; during the intervals of two repair sessions, personnel must be arranged to guide means participating in road traffic in crossing the crossroads safely.

In special case of road blockage, such must be agreed upon by the competent road management body.

Crossroads, after being repaired, must be tested before acceptance and handed over according to regulations.

Chapter III

FINAL PROVISION

Article 57.-The construction of new crossroads must comply with the provisions of this Regulation.

The existing crossroads which are not compatible with the provisions of this Regulation must step by step be improved and repaired, depending on the supplied capital sources.

Pending the improvement and repair of crossroads as prescribed by this Regulation, the crossroad management units shall have to take necessary measures to ensure traffic safety.

 

 

FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER




Pham Quang Tuyen

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 737/2001/QD-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất