Quyết định 633/QĐ-CHK 2016 về vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý lên tàu bay

thuộc tính Quyết định 633/QĐ-CHK

Quyết định 633/QĐ-CHK của Cục hàng không Việt Nam về việc ban hành Danh mục các vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý lên tàu bay và Danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm được phép mang theo người, hành lý lên tàu bay
Cơ quan ban hành: Cục Hàng không Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:633/QĐ-CHK
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đinh Việt Sơn
Ngày ban hành:27/04/2016
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cấm mang đồ uống có nồng độ cồn trên 70% theo người lên máy bay

Cục Hàng không Việt Nam đã ra Quyết định số 633/QĐ-CHK ngày 27/04/2016 về vệc ban hành Danh mục các vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý lên tàu bay và Danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm được phép mang theo người, hành lý lên tàu bay.
Theo đó, các vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý xách tay lên máy bay bao gồm: Vũ khí hoặc dụng cụ được thiết kế để gây thương tích cho tính mạng con người hoặc các vật gây nên sự nhầm lẫn là vũ khí; Các thiết bị được thiết kế để gây mệ hoặc làm bất động đối tượng; Các vật sắc, nhọn có thể sử dụng được để gây thương tích nghiêm trọng; Dụng cụ lao động có thể sử dụng được để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe dọa đến an toàn của tàu bay; Dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật; Chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại có chiều dài từ 30cm trở lên; Đồ uống có nồng độ cồn trên 70%...
Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang trong hành lý ký gửi lên tàu bay gồm: Đạn, trừ trường hợp được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển như hành lý ký gửi; Các loại kíp nổ, dây cháy chậm; Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác; Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu, thuốc pháo; Đạn khói, quả tạo khói; Các loại thuốc nổ, thuốc súng; Xăng, dầu, bình chưa nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm quẹt đâu cũng cháy, thiết bị có chứa ôxy lỏng; Đồ uống có nồng độ cồn trên 70%.
Quy định cũng cho phép mang theo người lên máy bay một số dụng cụ thiết yếu; đồ vật để trang trí nhà cửa, chăm sóc sắc đẹp; đồ vật tiêu dùng là hàng nguy hiểm như: Tối đa 05 lít đồ uống có nồng độ cồn từ 24% - 70%; Máy uốn tóc có chứa khí hydrocacrbon; Tối đa 05kg hoặc 05 lít đồ trang điểm, nước hoa, chất thơm; Nhiệt kế hoặc dụng cụ đo nhiệt độ y tế bằng thủy ngân; Pin dự phòng; Thiết bị điện tử cầm tay có gắn pin lithium metal hoặc lithium-ion…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2016.

Xem chi tiết Quyết định633/QĐ-CHK tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
-------
Số: 633/QĐ-CHK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2016
 
 
CẤM MANG THEO NGƯỜI, HÀNH LÝ LÊN TÀU BAY VÀ DANH MỤC VẬT PHẨM
LÀ HÀNG NGUY HIỂM ĐƯỢC PHÉP MANG THEO NGƯỜI, HÀNH LÝ LÊN TÀU BAY
----------------------------
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
 
 
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 của Chính phủ quy định về Nhà chức trách hàng không;
Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 110 Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam;
Căn cứ Tài liệu hướng dẫn của ICAO về an ninh hàng không (Aviation Security Manual - Doc 8973/9);
Xét đề nghị của Trưởng phòng An ninh hàng không,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Cục trưởng (để b/c);
- Bộ GTVT: Vụ PC, Vụ VT;
- VPTT UBANHK;
- Các Phó Cục trưởng;
- Tcty Cảng HKVN-CTCP, Tcty HKVN-CTCP, Tcty QLBVN;
- Các hãng HK;
- Các phòng: PC, VTHK, TCATB, TTHK;
- Cảng vụ HK miền Bắc, Trung, Nam;
- Lưu: VT, ANHK (HungLN.xbn).
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Đinh Việt Sơn
 
PHỤ LỤC I
DANH MỤC VẬT PHẨM NGUY HIỂM CẤM MANG THEO NGƯỜI, HÀNH LÝ LÊN TÀU BAY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 633/2016/QĐ-CHK ngày 27/4/2016 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam)
 
 
I. DANH MỤC VẬT PHẨM NGUY HIỂM CẤM MANG THEO NGƯỜI, HÀNH LÝ XÁCH TAY
1. Vũ khí hoặc dụng cụ được thiết kế để gây thương tích cho tính mạng con người hoặc các vật gây nên sự nhầm lẫn là vũ khí:
a) Súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng bắn đạn ghém, súng săn và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Các bộ phận cấu tạo của súng, gồm cả các loại ống ngắm;
c) Súng hơi các loại như súng ngắn, súng trường và súng bắn đạn bi, đạn sơn, đạn cao su…;
d) Súng bắn pháo sáng và súng hiệu lệnh;
đ) Súng tự chế, súng phóng lao;
e) Súng cao su;
g) Súng la-de hoặc thiết bị phát tia la-de;
h) Các vật dụng, đồ chơi giống vũ khí thật như súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi…;
i) Các loại dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, tên, nỏ.
2. Các thiết bị được thiết kế để gây mê hoặc làm bất động đối tượng:
a) Các thiết bị gây sốc, như súng điện và dùi cui điện;
b) Súng dùng để gây mê hoặc giết động vật;
c) Các loại bình xịt chất hóa học, bình xịt khí dùng để vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như bình xịt hơi cay, bình xịt dung dịch a-xít, bình xịt chống côn trùng, bình xịt khí gây chảy nước mắt.
3. Các vật sắc, nhọn có thể sử dụng được để gây thương tích nghiêm trọng:
a) Các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ như rìu, dao phay …;
b) Đục, rìu, cuốc chim dùng phá đá, phá băng;
c) Dao lam, dao rọc giấy;
d) Các loại dao có lưỡi dài trên 06 cm (không bao gồm cán dao);
đ) Kéo có lưỡi dài trên 06 cm tính từ trục của kéo;
e) Các dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật có mũi nhọn và/hoặc cạnh sắc.
4. Các dụng cụ lao động có thể sử dụng được để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe dọa đến an toàn của tàu bay:
a) Xà beng; cuốc, thuổng, xẻng, mai, liềm;
b) Khoan và mũi khoan, bao gồm cả khoan bằng tay;
c) Các loại dụng cụ có lưỡi dài trên 06 cm có cán và có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít, tràng, đục …;
d) Các loại búa, cờ-lê, mỏ lết, kìm có chiều dài trên 10 cm;
đ) Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa bằng tay;
e) Đèn khò;
g) Dụng cụ bắn vít, bắn đinh.
5. Các đồ vật, dụng cụ có thể sử dụng được để gây thương tích nghiêm trọng khi tấn công:
a) Gậy thể thao như gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gậy chơi khúc côn cầu, gậy chơi bi-a, gậy trượt tuyết …;
b) Các loại dùi cui như dùi cui cao su, dùi cui kim loại, dùi cui gỗ;
c) Dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật;
d) Chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại có chiều dài từ 30 cm trở lên.
6. Chất nổ, chất cháy và thiết bị có thể sử dụng được để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe dọa an toàn của tàu bay:
a) Các loại đạn;
b) Kíp nổ, dây cháy chậm;
c) Các vật mô phỏng giống một vật nổ;
d) Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác;
đ) Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu… và thuốc pháo;
e) Đạn khói, quả tạo khói;
g) Các loại thuốc nổ, thuốc súng;
h) Xăng, dầu, bình chứa nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm quẹt đâu cũng cháy, thiết bị có chứa ôxy lỏng;
i) Đồ uống có nồng độ cồn trên 70%.
II. DANH MỤC VẬT PHẨM NGUY HIỂM CẤM MANG TRONG HÀNH LÝ KÝ GỬI LÊN TÀU BAY
1. Đạn, trừ trường hợp được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển như hành lý ký gửi theo các điều kiện cụ thể quy định tại Phần 8, Chương 1, Mục 1.1.2 Hướng dẫn kỹ thuật của ICAO về vận chuyển hàng nguy hiểm (Doc 9284).
2. Các loại kíp nổ, dây cháy chậm.
3. Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác.
4. Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu… và thuốc pháo.
5. Đạn khói, quả tạo khói.
6. Các loại thuốc nổ, thuốc súng.
7. Xăng, dầu, bình chứa nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm quẹt đâu cũng cháy, thiết bị có chứa ôxy lỏng.
8. Đồ uống có nồng độ cồn trên 70%.
 
ĐƯỢC PHÉP MANG THEO NGƯỜI, HÀNH LÝ LÊN TÀU BAY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 633/2016/QĐ-CHK ngày 27/4/2016 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam)
 
 

Vật phẩm
Được phép mang trong
Điều kiện được phép
 
Hành lý ký gửi
Hành lý xách tay
Theo người
 
Các dụng cụ y tế thiết yếu
Bình khí ôxy hoặc bình khí nhỏ sử dụng trong y tế
Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển.
Phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay biết số lượng và nơi chứa các bình ôxy, bình khí được chuyên chở.
Mỗi bình có tổng trọng lượng không quá 5 kg.
Bình, van và bộ điều chỉnh phải được bảo vệ tránh hư hại, không rò rỉ khí.
Bình khí ga theo quy định tại Nhóm 2.2 của Doc 9284 dùng cho chân, tay giả cơ khí
Bình khí ga theo quy định tại Nhóm 2.2 của Doc 9284 dùng cho hoạt động của chân, tay giả cơ khí và bình dự phòng cùng kích cỡ nếu có chỉ được mang theo với số lượng đủ sử dụng trong thời gian chuyến bay.
Dụng cụ y tế không có chất phóng xạ (gồm cả bình xịt)
Khối lượng mỗi dụng cụ không được quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít.
Van xả trên bình xịt phải được bảo vệ bằng nắp chụp hoặc biện pháp phù hợp, không rò rỉ khí.
Khối lượng không được quá 2 kg hoặc 2 lít mỗi người đối với dụng cụ y tế và các dụng cụ trang điểm, vệ sinh, bình xịt không có chất độc hại, chất dễ cháy dùng trong hoạt động thể thao hoặc gia đình, (ví dụ: 4 bình xịt loại 500 ml/01 người).
Đối với thuốc chữa bệnh, keo xịt tóc, nước hoa, nước thơm có cồn không có chất phóng xạ, kể cả đựng trong bình xịt, mỗi người được mang tổng cộng không quá 2 kg hoặc 2 lít, mỗi loại không quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít.
Máy tạo nhịp tim đồng vị phóng xạ hoặc các thiết bị y tế khác và thuốc chứa phóng xạ hạt nhân cấy trong cơ thể
N/A
N/A
Máy tạo nhịp tim đồng vị phóng xạ hoặc các thiết bị y tế khác có sử dụng pin lithium, được cấy vào cơ thể người hoặc được gắn liền với cơ thể và thuốc chứa phóng xạ hạt nhân cấy trong cơ thể để điều trị.
Xe lăn chạy bằng pin hoặc các thiết bị hỗ trợ đi lại tương tự khác được hành khách đang bị hạn chế về đi lại do tàn tật, tuổi tác, sức khỏe yếu hoặc có vấn đề tạm thời về đi lại sử dụng (ví dụ: bị gãy chân)
Không
Không
Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển.
Phải thông báo cho Người chỉ huy tàu bay về vị trí để xe lăn hoặc thiết hỗ trợ đi lại có lắp pin ướt, vị trí của pin được đóng gói hoặc vị trí để xe lăn hoặc thiết bị hỗ trợ đi lại dùng pin lithium-ion.
Phải tuân thủ các quy cách về đóng gói, đánh dấu và các biện pháp bảo quản khác được quy định trong Doc 9284.
Người khai thác tàu bay phải đảm bảo các thiết bị hỗ trợ đi lại nêu trên được vận chuyển theo đúng quy định để ngăn chặn sự kích hoạt vô ý nguồn điện của pin và không bị hư hỏng do sự di chuyển của hành lý, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên tàu bay và hàng hóa khác.
Các thiết bị y tế điện tử xách tay
Phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển đối với các thiết bị điện tử cầm tay (máy trợ tim, máy xông mũi họng, máy thở, v.v…) dùng pin lithium metal trên 2 gam đến 8 gam lithium hoặc pin lithium- ion có công suất trên 100 Wh đến 160 Wh. Mỗi người không được phép mang quá 2 viên pin dự phòng trong đó không quá 2 gam lithium đối với pin lithium metal hoặc 100Wh đối với pin lithium-ion. Mỗi viên pin dự phòng phải được bảo vệ để chống đoản mạch (bằng cách đóng gói như khi mới mua hoặc cách điện các đầu cực, ví dụ như dán băng dính các đầu cực lộ thiên, hoặc để từng viên pin trong hộp nhựa hoặc túi bảo vệ) và mang theo hành lý xách tay. Mỗi viên pin dự phòng hoặc pin gắn liền với thiết bị phải là loại đáp ứng yêu cầu trong Phần III, Mục 38.3 Sổ tay Thử nghiệm và Phân loại của Liên Hợp Quốc.
Pin dự phòng cho các thiết bị y tế điện tử xách tay
Không
Phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển đối với các loại pin lithium metal trên 2 gam đến 8 gam lithium hoặc pin lithium-ion có công suất trên 100 Wh đến 160 Wh.
Nhiệt kế hoặc dụng cụ đo nhiệt độ y tế bằng thủy ngân
Mỗi người được mang một nhiệt kế y tế loại nhỏ có chứa thủy ngân, dùng cho bản thân, được để trong vỏ bảo vệ.
Các đồ vật để trang trí nhà cửa và chăm sóc sắc đẹp
Đồ trang điểm, vệ sinh
Khối lượng của mỗi vật không quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít. Đồ trang điểm, vệ sinh gồm cả bình xịt như keo xịt tóc, nước hoa và chất thơm.
Van trên bình xịt phải có nắp bảo vệ hoặc biện pháp phù hợp để không rò rỉ khí.
Khối lượng không được quá 2 kg hoặc 2 lít mỗi người đối với đồ trang điểm, vệ sinh, bình xịt không có chất độc hại, chất dễ cháy dùng trong hoạt động thể thao hoặc gia đình, (ví dụ: 4 bình xịt loại 500 ml/01 người).
Máy uốn tóc
Mỗi người không được phép mang quá 01 máy uốn tóc có chứa khí hydrocarbon, với điều kiện bộ phận sinh nhiệt của máy có nắp chụp an toàn bảo vệ.
Không được phép mang theo khí để sạc cho máy uốn tóc nêu trên.
Khối lượng của tất các vật được đề cập trong các mục 3), 10) và 13) của Bảng 8-1 trong Doc 9284 không được quá 2 kg hoặc 2 lít mỗi người (ví dụ: 4 bình xịt loại 500 ml/01 người).
Các đồ vật để tiêu dùng
Đồ uống có cồn
Dưới 24% nồng độ cồn: không bị hạn chế.
Từ 24% đến 70 % nồng độ cồn: bình đựng đồ uống của nhà sản xuất không quá 5 lít; một người được phép mang không quá 5 lít.
Bình xịt không độc hại, không dễ cháy dùng trong thể thao hoặc trong gia đình
Không
Không
Bình xịt thuộc Nhóm 2.2 Doc 9284 dùng trong thể thao hoặc trong gia đình không có tác dụng phụ chỉ được phép vận chuyển như hành lý ký gửi. Khối lượng mỗi bình xịt không được quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít. Tổng khối lượng các bình xịt mỗi người không được quá 2 kg hoặc 2 lít (ví dụ: 4 bình xịt loại 500 ml/01 người).
Đạn được đóng gói an toàn
Không
Không
Đối với các loại đạn đóng gói theo số phân loại UN 0012 hoặc 0014 Nhóm 1.4S của Doc 9284 phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển như hành lý ký gửi.
Mỗi người được mang khối lượng không quá 5 kg bao gồm cả bao bì để sử dụng của chính người đó.
Mỗi người một kiện, không được ghép nhiều người với nhau.
Không áp dụng các điều kiện trên đối với các loại đạn có chứa chất nổ và chất dễ cháy.
Bật lửa và diêm an toàn
Không
Không
Mỗi người được mang một bao diêm an toàn loại nhỏ hoặc một bật lửa dùng hút thuốc theo người; với điều kiện bật lửa dùng nhiên liệu lỏng thấm được, không bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng.
Bật lửa dạng đèn hàn, đèn khò
Không
Không
Mỗi người được mang một bật lửa dạng đèn hàn, đèn khò cho nhu cầu sử dụng của chính người đó; với điều kiện bật lửa dùng nhiên liệu lỏng thấm được, không bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng; có phương thức bảo vệ ngăn sự kích hoạt vô ý.
Các công cụ sinh nhiệt cao
Không
Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển.
Thiết bị sử dụng pin có thể tạo ra nguồn nhiệt cao, gây cháy nếu bị kích hoạt - như đèn pha dùng dưới nước, chỉ được chấp nhận vận chuyển với điều kiện bộ phận sinh nhiệt và pin của thiết bị phải được tách rời bằng cách tháo rời các bộ phận đó (bao gồm cả cầu chì).
Tất cả pin tháo rời phải được bảo vệ để tránh đoản mạch.
Ba lô cứu hộ tuyết lở có
bình xi-lanh chứa khí nén thuộc Nhóm 2.2 Doc 9284
Không
Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển.
Mỗi người được mang một ba lô cứu hộ có trang bị cơ chế kích hoạt pháo hiệu chứa không quá 200 mg thuốc pháo nhóm 1.4S.
Ba lô phải được đóng gói đúng quy cách để ngăn sự kích hoạt vô ý. Các túi khí bên trong ba lô phải gắn van giảm áp.
Hộp nổ nhỏ gắn trong thiết bị an toàn cá nhân tự làm phồng như áo phao hoặc phao cứu hộ
Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển.
Mỗi người được mang không quá 2 hộp nổ nhỏ có khí carbon dioxide hoặc loại khí phù hợp thuộc Nhóm 2.2 của Doc 9284 lắp trong một thiết bị an toàn cá nhân để giúp làm phồng thiết bị và không được quá 2 hộp nổ nhỏ dự trữ.
Thiết bị an toàn cá nhân tự làm phồng phải được đóng gói đúng quy cách để ngăn sự kích hoạt vô ý.
Hộp nổ nhỏ cho các thiết khác
Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển.
Mỗi người được mang không quá 4 hộp nổ nhỏ có khí carbon dioxide hoặc loại khí phù hợp thuộc Nhóm 2.2 của Doc 9284 và không có nguy hại phụ. Dung tích nước trong mỗi hộp nổ không quá 50 ml.
Các thiết bị điện tử cầm tay (gồm cả các thiết bị dụng cụ y tế) có gắn pin lithium metal hoặc lithium-ion.
Phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển đối với các thiết bị điện tử cầm tay có pin lithium ion có công suất trên 100 Wh đến 160 Wh.
Các thiết bị điện tử cầm tay (đồng hồ, máy tính bấm số, máy ảnh, điện thoại di động, máy tính xách tay, máy quay phim, v.v…) có gắn pin lithium metal hoặc lithium-ion phải được để trong hành lý xách tay. Nếu để trong hành lý ký gửi, phải có các biện pháp ngăn ngừa sự kích hoạt vô ý.
Các loại pin phải là loại đáp ứng tiêu chuẩn tại Phần III, Mục 38.3 Sổ tay Thử nghiệm và Phân loại của UN.
Pin dự phòng cho các thiết bị điện tử cầm tay
Không
Phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển đối với các loại pin dự phòng lithium ion có công suất trên 100 Wh đến 160 Wh.
Chỉ được mang cho nhu cầu sử dụng của chính người đó.
Pin dự phòng phải được bảo quản riêng từng viên pin nhằm ngăn ngừa sự đoản mạch và chỉ được để trong hành lý xách tay.
Mỗi viên pin không được quá 2 gam lithium đối với pin lithium metal hoặc quá 100 Wh đối với pin lithium-ion.
Các loại pin phải là loại đáp ứng tiêu chuẩn tại Phần III, Mục 38.3 Sổ tay Thử nghiệm và Phân loại của UN.
Các loại pin nhiên liệu
Không
Chủng loại, nội dung, vận chuyển và dán nhãn các loại pin này khi được gắn trong các thiết bị điện tử cầm tay hay là pin dự phòng, đều phải tuân theo quy định tại Doc 9284.
Đá khô
Không
Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển.
Mỗi người không được mang quá 2,5 kg đá khô dùng để bảo quản vật dễ bị hư hỏng không nằm trong quy định của Doc 9284; với điều kiện đóng gói phải bảo đảm cho thoát khí carbon dioxide.
Khi vận chuyển như hành lý ký gửi, mỗi kiện phải được dán nhãn như sau:
a) “DRY ICE” hoặc “CARBON DIOXIDE, SOLID”;
b) Khối lượng của đá khô hoặc ký hiệu chỉ rõ khối lượng từ 2,5 kg trở xuống.
Khí áp kế hoặc nhiệt kế thủy ngân
Không
Không
Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển.
Phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay biết về việc vận chuyển các loại khí áp kế hoặc nhiệt kế thủy ngân.
Chỉ được phép để trong hành lý xách tay. Phải được hành khách là cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về khí hậu và môi trường hoặc đại diện các cơ quan chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế có chức năng tương tự mang theo.
Các khí áp kế hoặc nhiệt kế phải được đóng gói trong bao bì có vỏ ngoài bền vững, lớp bên trong dán kín, hoặc để trong một túi có vật liệu chống việc rò rỉ và chống thấm của thủy ngân, nhằm ngăn chặn sự rò rỉ của thủy ngân ở bất cứ vị trí nào.
Các loại dụng cụ có chứa chất phóng xạ
Không
Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận và để trong hành lý xách tay hoặc hành lý ký gửi.
Các loại dụng cụ có chứa chất phóng xạ không được phép vượt quá các giới hạn quy định tại Doc 9284, phải được đóng gói an toàn và không có pin lithium, do nhân viên của Tổ chức OPCW (Organization for the Prohibition of Chemical Weapons) mang khi thực hiện nhiệm vụ.
Các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng
Được đóng gói trong bao bì của nhà sản xuất và có mục đích sử dụng cho cá nhân hoặc gia đình.
Các thiết bị thẩm thấu dùng đo đạc chất lượng không khí
Không
Không
Các thiết bị thẩm thấu dùng đo đạc chất lượng không khí chỉ được phép để trong hành lý ký gửi và phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.
Thiết bị điện tử cầm tay có gắn pin khô
Không
Các thiết bị này phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.
Pin khô dự phòng
Không
Các loại pin này phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.
Các động cơ đốt trong hoặc động cơ chạy pin nhiên liệu
Không
Không
Các loại động cơ này phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.
Mẫu vật phẩm không lây nhiễm
Không
Các mẫu vật phẩm không lây nhiễm phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.
Bao bì cách nhiệt chứa nitơ lỏng làm lạnh
Không
Bao bì cách nhiệt có chứa nitơ lỏng lạnh phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.
Thiết bị an ninh
Va-li ngoại giao; kết hoặc túi đựng tiền có gắn thiết bị báo động và các thiết bị an ninh khác có chứa hàng nguy hiểm như pin lithium hoặc thuốc pháo hoa.
Không
Không
Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển
Được phép vận chuyển như hành lý ký gửi và tuân thủ các quy định trong Doc 9284.
Chú thích:
1. OPCW: Tổ chức cấm Vũ khí hóa học: là một tổ chức quốc tế độc lập, được các nước tham gia Công ước về Cấm vũ khí hóa học (CWC) thành lập năm 1997 nhằm đảm bảo việc thực hiện Công ước một cách hiệu quả. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký kết và đã trở thành thành viên chính thức của OPCW từ ngày 30/10/1998.
2. N/A: Không có trên thực tế.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất