Quyết định 4291/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 4291/QĐ-BGTVT

Quyết định 4291/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:4291/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:24/12/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đầu tư 7.360 tỷ đồng phát triển vận tải sông pha biển

Ngày 24/12/2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký Quyết định số 4291/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Quy hoạch được thực hiện trên 21 tuyến vận tải sông pha biển qua các cửa sông ở khu vực miền Bắc, Trung và Nam như: Cửa Vạn Gia, sông Ka Long; cửa Đáy, sông Đáy; cửa Cái Mép, sông Thị Vải; cửa Lạch Trào, sông Mã... với mục tiêu đến năm 2020, tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa vận tải sông pha biển đảm nhận khoảng 17,1 triệu tấn, tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt khoảng 11.325 triệu T.km, quy mô đội tàu pha sông biển khoảng 855.000 DWT; đến năm 2030, tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa vận tải sông pha biển đảm nhận khoảng 30,3 triệu tấn, tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt khoảng 20.743 triệu T.km và quy mô đội tàu pha sông biển khoảng 1.515.000 DWT...
Tổng vốn đầu tư các dự án đến năm 2020 của Quy hoạch dự kiến khoảng 7.360 tỷ đồng; trong đó tổng vốn cải tạo, nâng cấp luồng cửa Vạn Gia - Ka kong; cải tạo, nâng cấp luồng cửa Trà Lý, luồng cửa Đáy, Gianh, Hà Luông, Cổ Chiên; xây dựng âu Đáy - Ninh Cơ là khoảng 2.560 tỷ đồng và tổng vốn phát triển đội tàu pha sông biển ước tính khoảng 4.800 tỷ đồng.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định4291/QĐ-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
Số: 4291/QĐ-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2013
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI SÔNG PHA BIỂN ĐẾN NĂM 2020
 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
-----------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
 
 
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 2041/TTr-CĐTNĐ ngày 09/12/2013 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm phát triển
- Phát triển vận tải sông pha biển phù hợp với Chiến lược biển, Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa và các phương thức vận tải khác để phát huy hiệu quả của toàn hệ thống giao thông vận tải.
- Phát huy tối đa điều kiện tự nhiên của đất nước có bờ biển dài, mật độ sông, kênh lớn với nhiều cửa sông, đặc biệt là tiềm năng vận tải ven biển kết nối hệ thống vận tải thủy nội địa 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tạo bước đột phá về giao thông vận tải thủy góp phần giảm tải cho các phương thức vận tải khác, đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ, đồng thời đáp ứng, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền và hội nhập kinh tế quốc tế với các nước lân cận.
- Phát triển vận tải sông pha biển từng bước hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, tăng sức cạnh tranh của vận tải đường thủy.
- Quan tâm đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với phương thức vận tải sông pha biển.
- Huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác vận tải sông pha biển, trong đó chú trọng đầu tư phát triển đội tàu pha sông biển có cơ cấu hợp lý, từng bước hiện đại.
II. Mục tiêu phát triển
1. Giai đoạn đến năm 2020
Khai thác tối đa cơ sở hạ tầng hiện có, từng bước cải tạo nâng cấp để thúc đẩy vận tải sông pha biển. Không ngừng nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải với giá thành hợp lý để dần mở rộng thị phần vận tải sông pha biển.
Chú trọng phát triển đội tàu pha sông biển hợp lý, đảm bảo đủ số lượng, chủng loại, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với điều kiện luồng lạch trong từng thời kỳ, đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải sông pha biển.
2. Định hướng đến năm 2030
Phấn đấu cơ bản hoàn thành nâng cấp, chỉnh trị các luồng cửa sông được quy hoạch đạt mức tương đồng với cấp kỹ thuật của luồng trong sông, xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng vận tải sông pha biển; phát triển phương tiện vận tải sông pha biển, phấn đấu đảm nhận đáng kể thị phần vận tải trong hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam.
III. Quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
1. Về vận tải
Đẩy mạnh phát triển vận tải sông pha biển thành phương thức vận tải có chất lượng dịch vụ tốt, thuận tiện, giá thành hợp lý để nâng cao tính cạnh tranh, đảm nhận thị phần vận tải ngày càng cao trong vận tải nội địa.
Đến năm 2020, tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa vận tải sông pha biển đảm nhận khoảng 17,1 triệu tấn, tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt khoảng 11.325 triệu T.km.
Định hướng đến năm 2030, tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa vận tải sông pha biển đảm nhận khoảng 30,3 triệu tấn, tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt khoảng 20.743 triệu T.km.
Đội tàu vận tải sông pha biển bao gồm các tàu hàng tổng hợp bao kiện, hàng rời, hàng lỏng, có trọng tải đến 5.000 DWT. Quy mô đội tàu pha sông biển đến năm 2020 khoảng 855.000 DWT, định hướng đến năm 2030 khoảng 1.515.000 DWT.
2. Về cơ sở hạ tầng giao thông
a) Khu vực miền Bắc
Quy hoạch 6 tuyến vận tải sông pha biển qua các cửa sông: cửa Vạn Gia, cửa sông Chanh, cửa Nam Triệu, cửa Trà Lý, cửa Lạch Giang và cửa Đáy cho tàu pha sông biển (PSB) từ 600 DWT đến 3.000 DWT, cụ thể như sau:

STT
Tuyến vận tải sông pha biển
Hiện tại
Quy hoạch đến 2020
Độ sâu luồng (Hmin, m)
Cỡ tàu (DWT)
Độ sâu luồng (Hmin, m)
Cỡ tàu PSB (DWT)
1
Cửa Vạn Gia
- Sông Ka Long
0,8
400
(lợi dụng thủy triều)
2,0
600
(lợi dụng thủy triều)
2
Cửa sông Chanh
- Sông Chanh, sông Bạch Đằng, sông Đá Bạc, sông Mạo Khê
2,8
(luồng biển)
1500
(lợi dụng thủy triều)
2,8
1.500
(lợi dụng thủy triều)
3
Cửa Nam Triệu
- Sông Bạch Đằng, kênh Đình Vũ, sông Cấm, sông Hàn, sông Kinh Thầy, sông Thái Bình, sông Đuống...
- Sông Bạch Đằng, sông Đá Bạc, sông Mạo Khê
1,0
(luồng biển)
1.500
(lợi dụng thủy triều)
1,0
1.500
(lợi dụng thủy triều)
4
Cửa Trà Lý
- Sông Trà Lý
1,6
1.000
(lợi dụng thủy triều)
3,2
2.000
(lợi dụng thủy triều)
5
Cửa Lạch Giang
- Sông Ninh Cơ, âu Đáy - Ninh Cơ (quy hoạch), sông Đáy;
- Sông Ninh Cơ, sông Hồng
1,0
600
(lợi dụng thủy triều)
4,5
3.000
(lợi dụng thủy triều)
6
Cửa Đáy
- Sông Đáy
1,3
1.000
(lợi dụng thủy triều)
2,8
1.500
(lợi dụng thủy triều)
 
Ghi chú: Tàu pha sông biển trên 1.500 DWT ra vào khu vực sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Hàn... theo luồng biển qua kênh Hà Nam.
b) Khu vực miền Trung
Quy hoạch 4 tuyến vận tải sông pha biển qua các cửa sông: cửa Lạch Trào, cửa Hội, cửa Sót và cửa Gianh cho tàu pha sông biển từ 600 DWT đến 2.000 DWT, cụ thể như sau:

STT
Tuyến vận tải sông pha biển
Hiện tại
Quy hoạch đến 2020
Độ sâu luồng (Hmin, m)
Cỡ tàu (DWT)
Độ sâu luồng (Hmin, m)
Cỡ tàu PSB (DWT)
1
Cửa Lạch Trào
- Sông Mã
1,0
(luồng biển)
1.000
(giảm tải, lợi dụng thủy triều)
1,0
1.000
(giảm tải, lợi dụng thủy triều)
2
Cửa Hội
- Sông Lam, sông La
2,5
luồng biển)
2.000
(giảm tải, lợi dụng thủy triều)
2,5
2.000
(giảm tải, lợi dụng thủy triều)
3
Cửa Sót
- Sông Nghèn
0,9
600
(lợi dụng thủy triều)
0,9
600
(lợi dụng thủy triều)
4
Cửa Gianh
- Sông Gianh
2,2
(luồng biển)
1.000
(lợi dụng thủy triều)
3,6
2.000
(lợi dụng thủy triều)
 
c) Khu vực miền Nam
Quy hoạch 11 tuyến vận tải sông pha biển qua các cửa sông: cửa Cái Mép, cửa Ngã Bảy, cửa Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Định An, cửa Gành Hào, cửa Bồ Đề, cửa Ông Đốc, cửa Rạch Giá cho tàu pha sông biển từ 600 DWT đến 5.000 DWT, cụ thể như sau:

STT
Tuyến vận tải sông pha biển
Hiện tại
Quy hoạch đến 2020
Độ sâu luồng (Hmin, m)
Cỡ tàu (DWT)
Độ sâu luồng (Hmin, m)
Cỡ tàu PSB (DWT)
1
Cửa Cái Mép
- Sông Thị Vải, sông Gò Gia
12,5
(luồng biển)
100.000
(lợi dụng thủy triều)
12,5
5.000
2
Cửa Ngã Bảy
- Sông Ngã Bảy, sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn
8,5
(luồng biển)
30.000
(lợi dụng thủy triều)
8,5
5.000
3
Cửa Soài Rạp
- Sông Soài Rạp, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn
- Sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây
6,3
(luồng biển)
15.000
(lợi dụng thủy triều)
6,3
5.000
4
Cửa Tiểu
- Sông Tiền Giang
2,0
(luồng biển)
3.000
(lợi dụng thủy triều)
2,0
3.000
(lợi dụng thủy triều)
5
Cửa Hàm Luông
- Sông Hàm Luông, sông Tiền Giang
2,2
3.000
(lợi dụng thủy triều)
6,0
5.000
(lợi dụng thủy triều)
6
Cửa Cổ Chiên
- Sông Cổ Chiên, sông Tiền Giang
2,1
3.000
(lợi dụng thủy triều)
6,0
5.000
(lợi dụng thủy triều)
7
Cửa Định An
- Sông Hậu Giang
3,2
(luồng biển)
5.000
(lợi dụng thủy triều)
3,2
5.000
(lợi dụng thủy triều)
8
Cửa Gành Hào
- Sông Gành Hào
3,5
5.000
(lợi dụng thủy triều)
3,5
5.000
(lợi dụng thủy triều)
9.
Cửa Bồ Đề
- Sông Bồ Đề
2,1
(luồng biển)
3.000
(lợi dụng thủy triều)
2,1
3.000
(lợi dụng thủy triều)
10
Cửa Ông Đốc
- Sông Ông Đốc
2,4
600
(lợi dụng thủy triều)
2,4
600
(lợi dụng thủy triều)
11
Cửa Rạch Giá
- Sông Cái Lớn
2,0
600
(lợi dụng thủy triều).
2,0
600
(lợi dụng thủy triều)
IV. Nhu cầu vốn đầu tư các dự án đến năm 2020

TT
Hạng mục đầu tư
Nguồn vốn dự kiến (tỷ đồng)
Ngân sách/ ODA
Nguồn khác
Tổng
I
Xây dựng cơ sở hạ tầng
1.880
680
2.560
1
Cải tạo, nâng cấp luồng cửa Vạn Gia - Ka long
280
 
 
2
Cải tạo, nâng cấp luồng cửa Trà Lý
 
125
 
3
Xây dựng âu Đáy - Ninh Cơ (WB6)
1.600
 
 
4
Cải tạo, nâng cấp luồng cửa Đáy
 
33
 
5
Cải tạo, nâng cấp luồng cửa Gianh
 
50
 
6
Cải tạo, nâng cấp luồng cửa Hàm Luông
 
204
 
7
Cải tạo, nâng cấp luồng cửa Cổ Chiên
 
268
 
II
Phát triển đội tàu pha sông biển
 
4.800
4.800
Tổng: (I) + (II)
1.880
5.480
7.360
 
V. Các giải pháp, cơ chế chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch
- Tổ chức quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch, thường xuyên theo dõi, phát hiện các bất cập phát sinh để kịp thời điều chỉnh quy hoạch.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đảm bảo hành lang pháp lý phát triển vận tải sông pha biển.
- Rà soát, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm kỹ thuật có liên quan, nhất là trong lĩnh vực đóng tàu pha sông biển.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia phát triển vận tải sông pha biển, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển phương tiện vận tải, xây dựng hệ thống cảng bến, nạo vét luồng lạch cho phép tận thu sản phẩm... Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ một phần kinh phí trong xây dựng, cải tạo nâng cấp, chỉnh trị cửa sông.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý và khai thác vận tải sông pha biển, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trong phát triển vận tải. Xây dựng, cải cách chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp tại các trường, trung tâm đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải sông pha biển.
- Tăng cường hoạt động quản lý chuyên ngành, hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng của phương tiện và dịch vụ vận tải, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phát triển vận tải bền vững.
Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện đúng theo quy hoạch được duyệt. Định kỳ tổ chức rà soát, bổ sung, cập nhật quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tình hình thực tế, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
- Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức, quản lý và thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, Công Thương, Quốc phòng, Công an, NN&PTNT, TN&MT, TT&TT, KHCN, GD-ĐT, VH-TTDL, LĐ-TB-XH;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Thứ trưởng;
- Website Bộ GTVT;
- Báo Giao thông;
- Lưu VT, Vtải (7).
BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe