Quyết định 1866/1999/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Thể lệ vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ nội địa

thuộc tính Quyết định 1866/1999/QĐ-BGTVT

Quyết định 1866/1999/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Thể lệ vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1866/1999/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đào Đình Bình
Ngày ban hành:30/07/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1866/1999/QĐ-BGTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
SỐ 1866/1999/QĐ-BGTVT NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 1999
BAN HÀNH THỂ LỆ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông Vận tải;

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải và ông Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Thể lệ vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa".

 

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1036 QĐ/VT ngày 12 tháng 6 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện; có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, các Giám đốc Sở Giao thông Vận tải ( Sở Giao thông Công chính ), Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


 

Bộ Giao thông vận tải

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

THỂ LỆ

VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

( Ban hành kèm theo Quyết định số 1866 /1999/QĐ-BGTVT
ngày 30 tháng 7năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

 

Điều 1. Mục đích, đối tượng, phạm vi áp dụng

1- Mục đích: Thể lệ này quy định các nguyên tắc về kinh doanh vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa; xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan.

2- Đối tượng áp dụng: Thể lệ này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép kinh doanh tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3- Phạm vi áp dụng: Thể lệ này được áp dụng đối với việc vận chuyển hành khách trên đường thuỷ nội địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; liên vận hành khách trong nước và quốc tế nếu không trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Vận chuyển hành khách ngang luồng đường thuỷ nội địa có quy định riêng.

 

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thể lệ này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1- "Người vận chuyển" là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện thuộc sở hữu của mình hoặc thuê phương tiện thuộc sở hữu của người khác để kinh doanh vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa.

2- "Hành khách" là người ở trên phương tiện chở khách trừ thuyền viên, những người thuộc gia đình thuyền viên cùng sinh sống trên phương tiện và những người được phân công làm nhiệm vụ trên phương tiện.

3- "Hành lý" là vật dùng, hàng hoá của hành khách mang theo trong cùng chuyến đi bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi.

4- "Hành lý xách tay" là phần hành lý do hành khách tự bảo quản trong suốt chuyến đi.

5- "Hành lý ký gửi" là phần hành lý gửi cho phương tiện bảo quản trong chuyến đi.

6- "Bao gửi" là vật dùng, hàng hoá của hành khách gửi theo bất kỳ chuyến tầu nào mà người gửi không đi cùng chuyến tầu đó.

7- "Hàng nguy hiểm" là các loại chất độc, dễ cháy, dễ nổ gây nguy hiểm cho người, phương tiện và môi trường.

8-"Trường hợp bất khả kháng" là trường hợp xẩy ra do thiên tai, dịch bệnh, địch họa, tắc luồng vận chuyển.

 

Điều 3. Điều kiện kinh doanh vận chuyển hành khách; kinh doanh cảng, bến hành khách ( sau đây gọi chung là bến tầu khách )

1 - Người kinh doanh vận chuyển hành khách phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa.

2 - Phương tiện vận chuyển hành khách phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định; phải có thuốc cấp cứu; thường xuyên giữ vệ sinh sạch đẹp. Đối với phương tiện chạy xa, chạy đêm phải tổ chức phục vụ sinh hoạt cho hành khách;

3 - Các bến tầu khách phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

Bến tầu khách có 2 loại : Bến chính và bến phụ.

a- Bến chính : Là nơi xuất phát và kết thúc hành trình của phương tiện.

Bến chính tối thiểu phải có ban quản lý bến, có nhà chờ cho khách, có phòng bán vé, có cầu cho khách lên xuống an toàn, có trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cần thiết cho hành khách ( nhà vệ sinh, ánh sáng, loa phóng thanh, các bảng thông báo...).

b- Bến phụ: Là các bến phương tiện đón và trả khách dọc đường.

Bến phụ tối thiểu phải có cầu cho hành khách lên xuống an toàn thuận tiện, có đèn đủ độ sáng nếu hoạt động ban đêm.

 

CHƯƠNG II
VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH

 

Điều 4. Nghĩa vụ của người vận chuyển

Người vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:

1- Có biểu đồ hành trình và nội quy an toàn đối với từng phương tiện;

2- Tổ chức vận chuyển, nhận, trả hành khách an toàn từ nơi xuất phát đến nơi trả hành khách đúng giờ, đúng tuyến đường theo biểu đồ hành trình đã được quy định.

Trường hợp có thay đổi biểu đồ hành trình, người vận chuyển có trách nhiệm thông báo trước cho hành khách ít nhất 10 ngày. Trường hợp thay đổi giờ khởi hành phải thông báo trước cho hành khách ít nhất 24 giờ;

3- Đảm bảo đủ chỗ ngồi cho hành khách theo số ghế đã quy định;

4- Đón tiếp hành khách văn minh, lịch sự;

5- Các bến chính phải mở cửa nhận khách xuống phương tiện ít nhất 30 phút trước khi phương tiện rời bến.

Sắp tới bến, thuyền trưởng phải thông báo cho hành khách biết tên bến, thời gian đỗ tại bến ít nhất 10 phút trước khi phương tiện cập bến.

6- Phổ biến cho hành khách nội quy đi tầu, cách sử dụng phao cứu sinh và các trang bị an toàn khác;

7- Phải có bảo hiểm hành khách;

8- Trong mùa lũ, người vận chuyển phải thực hiện giảm tải theo quy định.

 

Điều 5. Quyền của người vận chuyển

Người vận chuyển có quyền sau đây:

1- Người vận chuyển được thu cước vận chuyển hành khách, phần hành lý quá mức quy định miễn cước, bao gửi và các khoản thu dịch vụ khác nếu hành khách có yêu cầu;

2- Người vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển trong các trường hợp sau:

- Người có hành vi làm mất trật tự công cộng, vi phạm nội quy an toàn, cản trở công việc điều hành phương tiện;

- Người say rượu có thể gây nguy hại trong quá trình vận chuyển;

- Người có bệnh động kinh, bệnh tâm thần mà không có người đi kèm;

- Người có mang theo các loại hàng quy định tại Khoản 3, Điều 11;

- Người có hành vi trốn, lậu vé;

- Bao gửi khai không đúng sự thật.

 

Điều 6. Nghiêm cấm đối với người vận chuyển

Nghiêm cấm người vận chuyển:

1 - Bán vé quá giá quy định;

2 - Cho phương tiện khác cập vào tầu khách để đưa đón hành khách trong khi tầu đang chạy;

3 - Nhân viên trên tầu uống rượu, bia; cho người không có trách nhiệm vào phòng làm việc của mình trong khi làm nhiệm vụ.

 

Điều 7. Nghĩa vụ của hành khách

Hành khách có nghĩa vụ sau đây:

1- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tầu, mua vé và trả cước phí đầy đủ, lên xuống đúng bến, đúng giờ quy định, không gây mất trật tự trong bến tầu khách và trên phương tiện;

2- Tự bảo quản hành lý xách tay;

3- Giữ gìn tài sản chung trên phương tiện; phải bồi thường nếu làm hỏng, mất trang thiết bị trên phương tiện;

4- Chịu trách nhiệm trong việc khai tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người bán vé lập danh sách hành khách.

 

Điều 8. Quyền của hành khách

Hành khách có quyền sau đây:

1- Yêu cầu được vận chuyển đúng loại phương tiện, đúng thời gian và hành trình đã thông báo;

2- Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại nếu người vận chuyển không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận; làm mất mát , hư hỏng hành lý ký gửi , bao gửi;

3- Hành khách được quyền nhận lại toàn bộ hoặc một phần tiền vé tương ứng với quãng đường chưa đi nếu do lỗi của người vận chuyển gây ra.

 

Điều 9. Vé hành khách

1- Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa hành khách và người vận chuyển. Vé hành khách phải theo mẫu quy định, nội dung vé gồm: Tên hoặc số đăng ký của phương tiện; tên bến đi, bến đến; ngày giờ phương tiện xuất phát; giá vé.

2- Tổ chức bán vé : Các bến phải căn cứ số lượng hành khách và hàng hoá đối với mỗi chuyến tầu mà quy định thời gian bán vé cho phù hợp. Giờ bán vé phải được thông báo tại các cửa bán vé và nơi hành khách chờ đợi. Thời gian đóng cửa bán vé chậm nhất là 15 phút trước giờ phương tiện rời bến.

Số lượng vé bán trong mỗi chuyến tầu không được vượt quá số ghế do cơ quan đăng kiểm quy định và phải thông báo cho hành khách biết. Khi bán vé, người bán vé phải lập danh sách hành khách đi tầu. Danh sách được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại bến, 1 bản giao cho thuyền trưởng để bổ sung vào danh sách hành khách lên tại các bến phụ.

3- Miễn giảm giá vé:

- Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn vé nhưng phải ngồi chung chỗ ngồi với người lớn đi kèm;

- Trẻ em trên 5 tuổi đến 10 tuổi được miễn 50% giá vé và cứ 2 em được chiếm 1 chỗ ngồi.

4- Ưu tiên mua vé :

Hành khách thuộc các đối tượng dưới đây được ưu tiên mua vé, thứ tự ưu tiên như sau:

- Người bệnh có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi;

- Thương bệnh binh hạng 1 và hạng 2;

- Người già trên 65 tuổi;

- Phụ nữ kèm theo con nhỏ dưới 24 tháng tuổi;

- Phụ nữ có thai;

- Nhà báo;

- Cán bộ công nhân viên , lực luợng vũ trang có công tác khẩn cấp.

5 - Kiểm soát vé : Trước khi đón và trả khách, người phục vụ phải kiểm soát vé của hành khách, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp không có vé hoặc nhầm lẫn tuyến đường, bến đến.

 

Điều 10. Xử lý về vé của hành khách

1- Hành khách đi quá bến phải mua vé bổ sung quãng đường đi thêm.

2- Hành khách đã mua vé cả chặng đường nhưng lên bờ ở bến dọc đường, không được hoàn lại tiền vé đoạn đường không đi.

3- Hành khách trả lại vé, trước khi phương tiện rời bến không chậm quá 1 giờ thì được hoàn lại 90% tiền vé.

4- Hành khách tới trễ giờ sau khi phương tiện đã khởi hành theo lịch hành trình đã thông báo, nếu hành khách muốn đi tiếp thì người vận chuyển bố trí cho hành khách đi chuyến tiếp theo và thu thêm 50% tiền vé. Nếu hành khách không đi nữa thì vé không còn giá trị.

 

Điều 11. Hành lý

1- Mỗi hành khách được miễn cước 20 kg hành lý xách tay.

2- Hành khách thuộc đối tượng được giảm 50% giá vé được miễn cước 10 kg hành lý xách tay.

3- Các loại hành lý xách tay cấm mang lên tàu:

- Hàng nguy hiểm; hàng cấm lưu thông;

- Tử thi hài cốt, chất hôi thối;

- Động vật sống;

- Hàng cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên phương tiện.

 

Điều 12. Trường hợp không vận chuyển được do lỗi của người vận chuyển

1- Sau khi đã bán vé, nếu tầu chạy không đúng giờ quy định, hành khách phải chờ đợi qua đêm thì người vận chuyển phải chịu mọi chi phí phát sinh. Nếu hành khách không muốn đi, trả lại vé thì người vận chuyển phải hoàn lại toàn bộ tiền vé, cước (nếu có) cho hành khách.

2- Trường hợp đang trên đường vận chuyển, tầu khách bị hỏng không chạy tiếp được, thuyền trưởng phải tìm mọi biện pháp đưa khách tới bến đến an toàn.

- Nếu hành khách phải chờ đợi qua đêm thì người vận chuyển tìm nơi ăn nghỉ cho hành khách và chịu mọi chi phí phát sinh;

- Nếu hành khách không muốn chờ đợi để đi tiếp thì người vận chuyển phải trả lại tiền vé, cước đoạn đường còn lại cho hành khách;

- Nếu thuyền trưởng bố trí được phương tiện khác quay về bến xuất phát thì hành khách quay về không phải trả tiền vé, cước và được hoàn lại tiền vé, cước hàng hoá hành khách đã mua.

 

Điều 13. Trường hợp bất khả kháng

Các trường hợp bất khả kháng được giải quyết như sau :

1- Nếu phương tiện chưa xuất phát, người vận chuyển phải thông báo ngay việc huỷ bỏ hoặc tạm dừng chuyến đi cho hành khách biết và hoàn lại toàn bộ tiền vé, cước cho hành khách;

2- Nếu phương tiện đang trên đường hành trình:

a- Trường hợp phương tiện phải đi luồng khác dài hơn luồng thường lệ thì không thu thêm tiền vé của hành khách;

b- Trường hợp phương tiện không thể chờ đợi giao thông phục hồi, phải quay về nơi xuất phát thì hành khách không phải trả tiền vé, cước lượt về và được trả lại số tiền vé, cước đoạn đường chưa đi.

 

Điều 14. Trường hợp xảy ra trên đường đối với hành khách

Các trường hợp xảy ra trên đường hành trình được giải quyết như sau:

1- Hành khách rơi xuống nước, thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức cứu vớt nhanh chóng. Nếu đã làm hết khả năng mà không cứu được phải lập biên bản có sự chứng kiến của đại diện hành khách và thân nhân nạn nhân (nếu có), đồng thời báo cho chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn; trường hợp không có thân nhân đi theo thì phải báo cho gia đình, thân nhân hoặc cơ quan nạn nhân để giải quyết hậu quả.

2- Hành khách chết trên phương tiện, thuyền trưởng cùng với thân nhân người chết ( nếu có ) và đại diện hành khách trên phương tiện lập biên bản và đưa lên bến gần nhất. Nếu hành khách chết không có thân nhân đi theo thì thuyền trưởng đưa lên bến gần nhất, cử người ở lại liên hệ với chính quyền địa phương và cơ quan bảo hiểm để làm các thủ tục cần thiết đồng thời báo cho gia đình, thân nhân hoặc cơ quan người chết tới để phối hợp giải quyết. Hành lý của người chết phải được kiểm kê, lập biên bản giao lại cho gia đình, thân nhân hoặc cơ quan của người chết.

3- Hành khách bị ốm đau trên đường hành trình:

- Nếu bị đau ốm đột xuất nguy hiểm đến tính mạng, thuyền trưởng có trách nhiệm giúp đỡ hành khách việc cấp cứu và đưa hành khách tới bến gần nhất để lên bờ chữa trị.

- Nếu sức khoẻ của hành khách bị thiệt hại do lỗi của người vận chuyển thì người vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

CHƯƠNG III
VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN HÀNH LÝ KÝ GỬI, BAO GỬI

 

Điều 15. Điều kiện nhận chở hành lý ký gửi, bao gửi

1 - Hành lý ký gửi và bao gửi chỉ được nhận vận chuyển khi có đủ các điều kiện sau :

- Có kích thước, trọng lượng phù hợp với từng loại phương tiện chuyên chở và điều kiện xếp dỡ hai đầu bến;

- Được đóng gói đúng quy định;

- Không thuộc loại hàng nêu tại Khoản 2 Điều này;

- Phải trả tiền cước vận chuyển theo quy định.

Đối với hành lý ký gửi còn cần các điều kiện sau :

- Hành khách đã có vé đi tàu;

- Hành khách mua vé đến bến nào thì nhận gửi hành lý đến bến đó;

- Hành lý phải đi cùng một chuyến với người gửi kể cả trường hợp phải chuyển sang một phương tiện khác trong quá trình vận chuyển.

2 - Không nhận vận chuyển các loại hành lý ký gửi , bao gửi sau đây :

- Hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông;

- Linh cữu, thi hài ( trừ trường hợp hài cốt có giấy phép cho di chuyển hợp lệ);

- Động vật sống ( trừ trường hợp động vật nhỏ được nhốt trong rọ và phương tiện có khoang giành riêng cho loại này );

- Hàng quý hiếm như vàng , bạc , đá quý.

 

Điều 16. Thủ tục nhận gửi và bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi

1- Hành khách có hành lý ký gửi phải mua vé cước của phần quá mức quy định miễn cước và giao cho người vận chuyển ít nhất 30 phút trước khi phương tiện khởi hành.

2- Người có bao gửi phải lập tờ khai gửi hàng, trong đó kê khai từng loại hàng gửi : Số lượng, khối lượng hàng, tên người gửi, tên người nhận.

3- Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hàng trong bao gửi và phải gửi bản sao các giấy tờ có giá trị pháp lý cho người vận chuyển để trình báo khi cần thiết.

4- Người vận chuyển có trách nhiệm kiểm tra bao bì, số lượng, nhãn mác hàng hoá và xác nhận vào tờ khai gửi hàng. Tờ khai gửi hàng gồm 2 bản: hành khách và người vận chuyển mỗi bên 1 bản. Trường hợp thanh toán qua ngân hàng, thêm mỗi bên 1 bản.

Người vận chuyển tuỳ theo khả năng phương tiện, kho bãi của mình mà công bố nhận bao gửi trên các tuyến thích hợp.

5 - Đối với vận chuyển liên vận , việc bảo quản và chuyển hành lý ký gửi, bao gửi sang phương tiện khác do người vận chuyển đảm nhiệm. Người vận chuyển và người có hàng bao gửi phải ký hợp đồng vận chuyển .

 

Điều 17. Giao trả hành lý ký gửi, bao gửi

1 - Hành khách có hành lý ký gửi khi nhận hàng phải xuất trình vé; chứng từ thu cước .

2 - Hành khách có bao gửi khi nhận hàng phải xuất trình chứng từ thu cước; tờ khai gửi hàng và giấy tờ tuỳ thân. Nếu người khác nhận thay phải có giấy uỷ quyền hợp pháp theo luật định.Trường hợp người nhận bao gửi tới nhận chậm quá thờì hạn quy định từ 1 ngày trở lên thì phải chịu phí lưu kho, bãi .

3 - Hành khách phải kiểm tra lại hàng của mình tại nơi giao hàng. Sau khi hành khách nhận xong, người vận chuyển không chịu trách nhiệm về hàng bị mất mát hoặc hư hỏng.

 

Điều 18. Phát hiện người có hàng bao gửi khai không đúng sự thật

Khi phát hiện người có hàng bao gửi khai không đúng sự thật nếu

Phát hiện trước khi vận chuyển:

Người gửi hàng phải khai lại hàng . Nếu là hàng thuộc loại nguy hiểm, hàng cấm lưu thông thì phải bốc lên bờ, người gửi hàng phải chịu mọi chi phí phát sinh.

2- Phát hiện trên đường vận chuyển:

a - Nếu không phải là hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông, người vận chuyển báo cho người thuê vận chuyển biết và tiếp tục vận chuyển tới nơi trả hàng, mọi chi phí phát sinh( nếu có ) người thuê vận chuyển phải chịu;

b - Nếu là hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông, người vận chuyển phải báo cho cơ quan chức năng để xử lý đồng thời báo cho người gửi hàng biết. Người gửi hàng ngoài việc chịu chi phí phát sinh, còn phải chịu tiền phạt bằng 3 lần tiền cước.

 

Điều 19. Bồi thường hành lý ký gửi, bao gửi bị mất mát hư hỏng

Trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, mất mát, người vận chuyển phải bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm nơi trả hàng. Trường hợp hai bên không thống nhất được mức bồi thường thì bên bị thiệt hại có thể gửi đơn yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế để giải quyết theo qui định của pháp luật.

 

CHƯƠNG IV
HỢP ĐỒNG THUÊ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ KINH DOANH

 

Điều 20. Hợp đồng thuê phương tiện

Hợp đồng thuê phương tiện là hợp đồng được ký kết giữa người cho thuê phương tiện và người thuê phương tiện, sau đây gọi chung là các bên ký hợp đồng, theo đó người thuê phương tiện sử dụng phương tiện để kinh doanh vận chuyển hành khách trong một thời hạn hoặc một số chuyến nhất định. Giá thuê phương tiện do hai bên thoả thuận trong hợp đồng (nếu không có quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Trường hợp người kinh doanh vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa thuê phương tiện của nước ngoài, phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.

 

Điều 21. Các hình thức thuê phương tiện

Có các hình thức thuê phương tiện sau đây:

1- Thuê phương tiện định hạn: Người cho thuê giao quyền sử dụng phương tiện cho người thuê cùng với kíp thuyền viên;

2- Thuê phương tiện trần: Người cho thuê giao quyền sử dụng phương tiện cho người thuê không cùng với kíp thuyền viên.

 

Điều 22. Nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng

Các bên ký hợp đồng thuê phương tiện có nghĩa vụ sau:

1- Người cho thuê phương tiện:

a- Giao phương tiện cùng các giấy tờ hợp pháp của phương tiện cho bên thuê đúng thời gian, địa điểm đã ghi trong hợp đồng;

b- Trường hợp cho thuê phương tiện định hạn, phải cung cấp kíp thuyền viên có bằng cấp phù hợp với loại phương tiện theo quy định, thực hiện việc quản lý lao động và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kíp thuyền viên đó;

c- Trả tiền sửa chữa phương tiện nếu các tổn thất phát sinh ngoài trách nhiệm của người thuê phương tiện;

2- Người thuê phương tiện:

a- Sử dụng phương tiện đúng công dụng, mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng;

b- Bảo dưỡng phương tiện và các trang thiết bị khác nếu không có thoả thuận khác trong hợp đồng;

c- Khi hết thời hạn thuê phương tiện, phải giao trả phương tiện đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật như đã thoả thuận.

 

Điều 23. Quyền của các bên ký kết hợp đồng

Các bên ký kết hợp đồng thuê phương tiện có quyền sau:

1- Người cho thuê phương tiện:

a - Trường hợp cho thuê phương tiện trần, có quyền cử người đại diện để kiểm tra bất thường việc chấp hành nghĩa vụ của người thuê phương tiện nhưng không gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người thuê phương tiện;

b - Được quyền thu hồi phương tiện và chấm dứt hợp đồng nếu người thuê phương tiện vi phạm nghiêm trọng các điều khoản mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng.

2 - Người thuê phương tiện :

a- Được quyền sử dụng phương tiện và kíp thuyền viên để thực hiện các mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng;

b- Trường hợp phương tiện bị trưng dụng do lệnh của cơ quan có thẩm quyền, phải báo cho người cho thuê phương tiện biết và được quyền đề nghị cơ quan ký lệnh trưng dụng phải sử dụng đúng công dụng phương tiện và thanh toán cước phí, phụ phí do việc trưng dụng gây ra.

 

Điều 24. Chấm dứt hợp đồng

1- Hai bên chấm dứt hợp đồng nếu phương tiện mất tích, chìm đắm, bị tịch thu hoặc hư hỏng không sửa chữa được, lỗi thuộc bên nào, bên đó chịu trách nhiệm bồi thường.

2- Hợp đồng thuê phương tiện đương nhiên chấm dứt nếu xẩy ra chiến tranh, thiên tai không thể tiếp tục thực hiện được. Hai bên xác định thời hạn đã sử dụng phương tiện để thanh toán.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND COMMUNICATIONS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 1866/1999/QD-BGTVT
Hanoi, July 30, 1999
 
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON INLAND WATERWAY PASSENGER TRANSPORTATION
THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
Pursuant to the Government’s Decree No. 22/CP of March 22, 1994 defining the tasks, powers, State management responsibility and organizational structure of the Ministry of Communications and Transport;
At the proposals of the Director of the Legal Department and the Director of Vietnam Inland Waterway Bureaus,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on inland waterway passenger transportation.
Article 2.- This Decision shall replace Decision No. 1036/QD-VT of June 12, 1990 of the Minister of Communications, Transport and Post, and take effect 30 days after its signing.
Article 3.- The director of the Office, director of the Legal Department and director of Vietnam Inland Waterway Bureaus of the Ministry, directors of the provincial/municipal Communications and Transport Services (the Communications and Public Works Services), the heads of concerned agencies and organizations as well as relevant individuals shall have to implement this Decision.
 

 
 
 
 
 
FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER




Dao Dinh Binh
 
REGULATION
ON INLAND WATERWAY PASSENGER TRANSPORTATION
(Issued together with Decision No. 1866/1999/QD-BGTVT of July 30, 1999 of the Minister of Communications and Transport)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Purposes, objects and scope of application
1. Purposes: This Regulation prescribes business principles for inland waterway transportation of passengers and defines the rights and obligations of concerned organizations and individuals.
2. Objects of application: This Regulation shall apply to organizations and individuals of all economic sectors, including organizations and individuals that have foreign investment capital and are licensed to do business in the Socialist Republic of Vietnam.
3. Scope of application: This Regulation shall apply to the passenger transportation on the inland waterways of the Socialist Republic of Vietnam, and domestic and international transshipment of passengers if it is not contrary to the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.
The passenger transportation across inland waterways shall comply with separate regulations.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:
1. "The carrier" means an organization or individual that uses its/his/her own means or rents means owned by others to do business in the passenger transportation on inland waterways.
2. "The passengers" mean people onboard passenger transport means, excluding crew members and their family members living onboard the means as well as persons assigned to perform public duty thereon.
3. "Luggage" means the passengers’ belongings and goods carried along in their journey, which includes handbags and accompanied luggage.
4. "Handbags" mean the luggage taken care of by the passengers themselves throughout their journeys.
5. "Accompanied luggage" means the part of luggage consigned to the means for preservation during the journeys.
6. "Unaccompanied baggage" means the passengers’ belongings and goods to be carried by any shipment on which the senders do not travel.
7. "Dangerous goods" mean toxic substances, inflammables, explosives, which are dangerous to people, means and environment.
8. "Force majeure cases" mean cases where natural calamities, epidemics, enemy sabotage occur or the transport lanes are obstructed.
Article 3.- Conditions for dealing in passenger transportation; dealing in ports and passenger wharves (hereinafter referred collectively to as the passenger wharves).
1. Persons dealing in passenger transportation must acquire the business registration certificates or the business licenses for passenger transportation on inland waterways.
2. The passenger transport means must have all papers as prescribed, have emergency medicines, be kept clean and beautiful. For long-distance means and means operating at nights, services must be provided for passengers’ daily-life activities.
3. Passenger wharves must be licensed by competent bodies according to regulations.
There are two types of passenger wharves: The primary wharves and the secondary wharves.
The primary wharves means the departure location and the destination of the means.
A primary wharf must be organized at least with the management board, the waiting lounge for passengers, the ticket room, built with pier for safe embarkation and disembarkation by the passengers, with facilities in service of passengers’ daily-life activities (WCs, lighting, public address system, notice boards…).
b/ The secondary wharves are places where the means take in and release passengers en route.
A secondary wharf must be furnished at least with a pier for safe embarkation and disembarkation by the passengers and adequate lighting if it operates at night.
Chapter II
PASSENGER TRANSPORTATION
Article 4.- Obligations of the carrier.
The carrier shall have the following obligations:
1. To equip each means with an itinerary chart and safety rules;
2. To organize the safe transport, take-in and release of passengers from the departure place to the destination according to schedule and the right route prescribed in the itinerary chart.
Where there is a change to the itinerary chart, the carrier shall have to notify it to the passengers at least 10 days in advance. Where there is a change to the departure time, the passengers must be informed thereof at least 24 hours in advance;
3. To provide enough seats for the passengers according to their seat numbers as prescribed;
4. To receive passengers in a civilized and decent manner;
5. All primary wharves must be open for passengers to board the means at least 30 minutes before the means leave the wharves.
When approaching a wharf, the ship master must announce to the passengers the name of wharf; the minimum time for stopping at the wharf shall be 10 minutes before the means reach the wharf.
6. To popularize the passengers with the travel rules and the way of using the life buoys and other safety devices;
7. To buy insurance for the passengers;
8. To reduce load in the flood seasons as prescribed.
Article 5.- Rights of the carrier
The carrier shall have the following rights:
1. The carrier may collect charges for the transportation of passengers, accompanied luggage in excess of the prescribed free-of-charge limits, unaccompanied baggage and for other services if requested by passengers;
2. The carrier may refuse the transportation in the following cases:
- Persons who commit acts of causing public disorder, breaching the safety rules, obstructing the operation of the means;
- Drunkards who may cause harms in the course of transportation;
- Persons suffering from epilepsy or mental diseases without anyone to accompany them;
- Persons carrying goods categories prescribed in Clause 3, Article 11;
- Persons failing or refusing to buy travel tickets;
- Unaccompanied baggage falsely declared.
Article 6.- Prohibitions on the carrier
The carrier is strictly forbidden to:
1. Sell tickets at prices higher than the prescribed ones;
2. Let other means come close to the passenger ships to take in and/or discharge passengers while the ships are on the move;
3. Staff members onboard the ships drink alcohols and/or beer; letting persons who have no duty to enter their working rooms while on duty.
Article 7.- Obligations of the passengers
The passengers shall have the following obligations:
1. To strictly abide by the rules on travel by ship, to buy tickets and pay charges fully, to board and land at the right wharves and on time, not to cause disorder in the wharves and on board the means;
2. To protect their own handbags;
3. To protect the common property on the means; to compensate for damage caused to or loss of equipment on board the means;
4. To take responsibility for the declaration of the names and addresses of their own and accompanying children when the ticket sellers make lists of passengers.
Article 8.- The rights of passengers
The passengers shall have the following rights:
1. To request to be transported by the right means, according to the announced timetable and itinerary;
2. To request the payment of arising expenses or the compensation for damage if the carriers fail to carry them according to the time and places as agreed upon or cause loss of or damage to accompanied luggage and/or unaccompanied baggage;
3. To be refunded the ticket money fully or partially corresponding to the distance uncovered due to the faults of the carriers.
Article 9.- Passenger tickets
1. The passenger tickets constitute the evidence of entering into contracts between the passengers and the carriers. The passenger tickets must be made according to set forms, containing the following details: The name or registration number of the means; the departure wharf and the arrival wharf; the departure time; the ticket price.
2. To organize the ticket sale: Wharves shall have to stipulate the appropriate time for ticket sale, based on the number of passengers and volume of cargo for each shipment. The ticket selling time must be posted up at the ticket counters and the passengers’ waiting places. The time to close the ticket counters shall be 15 minutes at the latest before the means leaves the wharf.
The quantity of tickets sold for each shipment must not exceed the number of seats, prescribed by the registry, and must be announced to the passengers. When selling tickets, the ticket sellers shall have to make the lists of passengers on board the ships. Such a list shall be made in 2 copies with 1 being kept at the wharf and another handed over to the ship master for adding names of passengers who board the ship at secondary wharves.
3. Ticket price exemption or reduction:
- Under- 5 children shall be exempt from tickets but have to share seats with their accompanying adults;
- Children aged over 5 to 10 shall enjoy the 50% reduction of the ticket price and every two of them shall occupy a seat.
4. Ticket purchase priority:
Passengers of the following categories shall be given priority in ticket purchase according to the order below:
- Sick persons who must be shipped as soon as possible at the request of the medical bodies;
- Wounded or diseased soldiers of class 1 and class 2;
- Persons aged over 65;
- Women with children of under 24 months old;
- Pregnant women;
- Journalists;
- Officials and employees of the armed forces on urgent missions.
5. Ticket check: Before passengers board the ships or land, the ship attendants shall have to check the passengers’ tickets in order to detect and handle cases of ticket evasion or misboarding or mislanding.
Article 10.- Handling cases related to passengers’ tickets
1. Passengers who travel past their designated wharves shall have to buy tickets for the additional distance.
2. Passengers who have bought tickets for their whole journeys but landed midway shall not be refunded the money for the uncovered distance.
3. Passengers who return their tickets at least one hour before the ships leave wharves shall be refunded 90% of their ticket price money.
4. Passengers who arrive late after the means have left according to the announced itinerary schedule and wish to continue their journeys shall be arranged for the next shipment by the carrier but have to pay an extra 50% of the ticket prices. If such passengers do not continue their journeys, their tickets shall be invalid.
Article 11.- Luggage
1. Each passenger shall have 20 kg of his/her handbag luggage free of charge.
2. A passenger enjoying the 50% reduction of the ticket price shall have 10 kg of his/her handbag luggage free of charge.
3. Handbag luggage of the following categories are prohibited from being carried on board the ships:
- Dangerous goods; goods banned from circulation;
- Corpses or remains of dead bodies; stinking matters;
- Live animals;
- Bulky commodities obstructing the passengers’ movement on board the means.
Article 12.- Cases of transport failure due to the carriers’ faults
1. After tickets are sold, if a ship fails to leave as scheduled and the passengers have to stay overnight in waiting, the carrier shall have to bear all arising costs. If passengers do not wish to continue their journey and return their tickets, the carrier shall have to refund the whole amount of ticket money and freight (if any) to such passengers.
2. Where a ship breaks down, being unable to continue its journey, the shipmaster shall have to seek ways and means to carry the passengers to the arrival wharf safely.
- If passengers have to stay overnight in waiting, the carrier shall provide lodgings and meals to them and bear all arising costs.
- If passengers do not wish to wait for resumption of their trips, the carrier shall have to refund them the ticket money and freight for the remaining distance;
- If the shipmaster arranges another means to return to the departure wharf, the passengers shall return there without having to pay for their fares and freight and be refunded the ticket money and cargo freight they have paid.
Article 13.- Force majeure cases
The force majeure cases shall be handled as follows:
1. If the means have not yet departed, the carrier shall have to immediately notify the cancellation or suspension of the trip to the passengers and refund them all the ticket and freight money;
2. If the means are on their itinerary:
a/ Where the means have to take other routes longer than the usual routes, no extra ticket money shall be collected from the passengers.
b/ Where the means can not wait for the traffic restoration and have to return to the departure place, the passengers shall not have to pay for the return tickets and freight and be refunded the ticket and freight money for the uncovered distance.
Article 14.- Happenings to passengers on the routes
Happenings to passengers along the travel routes shall be handled as follows:
1. Where a passenger falls into the water, the shipmaster shall have to quickly organize the rescue. If all attempts have still failed to rescue the passenger, a record thereof must be made to the witness of the passengers’ representative and the victim’s next of kin (if any) and at the same time the case shall be reported to the authorities of the locality where the accident has occurred; where the victim is not accompanied by any next of kin, the accident must be notified to his/her family, relatives or office for settlement.
2. Where a passenger dies on board the vessel, the shipmaster shall, together with the dead person’s relatives (if any) and the passengers’ representative, make the record thereof and take the dead body onto the nearest wharf. If the dead passenger is not accompanied by any relative, the shipmaster shall carry him/her onto the nearest wharf and appoint someone to stay back and contact the local authorities and the concerned insurance agency to carry out necessary procedures and at the same to invite the victim’s family, relatives or office to the place for coordinated settlement. The dead person’s luggage must be inventoried and the record must be made to hand them over to the dead person’s family, relatives or office.
3. Passengers getting sick during the journey:
- If a passenger gets an unexpected illness which threatens his/her life, the shipmaster shall have to help him/her with emergency treatment and take him/her to the nearest wharf for treatment ashore.
- If damage is caused to a passenger’s health due to the carrier’s fault, the latter shall have to make compensation therefor according to the current law provisions.
Chapter III
TRANSPORT AND PRESERVATION OF ACCOMPANIED LUGGAGE AND UNACCOMPANIED BAGGAGE
Article 15.- Conditions for accompanied luggage and unaccompanied baggage to be transported.
1. To be transported, the accompanied luggage and unaccompanied baggage shall have to satisfy the following conditions:
- Having sizes and weights suitable to each type of transport means and the handling conditions at both terminals;
- Being packed according to regulations;
- Not falling into the goods types mentioned in Clause 2 of this Article;
- With freight paid therefor according to regulations.
For the accompanied luggage, the following conditions should also be met:
- The passengers have already got the travel tickets.
- The luggage shall be received for transportation to the wharves of their arrivals;
- The luggage must be transported on the same vessel with the senders even where they are transshipped to another means during the process of transportation.
2. The following types of luggage and baggage shall not be received for transportation:
- Dangerous goods; goods banned from circulation;
- Coffins and corpses (except where there are permits for the transportation of remains);
- Live animals (except where they are small animals which are kept in cages and separate compartments of the vessel);
- Rare and precious goods such as gold, silver, gemstones.
Article 16.- Procedures for luggage and baggage to be received, transported and preserved
1. Passengers with luggage shall have to pay freight for the goods in excess of the prescribed limits and deliver them to the carrier at least 30 minutes before the means depart.
2. Persons having unaccompanied baggage shall have to make a declaration of the baggage, stating each types of goods in term of quantity, volume, the consignor’s name, the consignee’s name.
3. The goods consignors shall take responsibility for the legality of the goods in the baggage and forward papers of legal validity to the carrier for report when necessary.
4. The carrier shall have to inspect the packages, quantities as well as labels of goods and write the certification in the goods consignment declaration. The goods consignment declaration shall be made in two original copies to be kept by the passenger and the carrier separately. Where the payment is made via bank, an additional copy is required for each party.
The carriers shall announce the reception of baggage on appropriate routes, depending on the availability of their means, warehouses and/or storing yards.
5. With regard to transshipment, the preservation and transshipment of goods to other means shall be undertaken by the carriers. The carriers and the goods consignors shall have to sign transport contracts.
Article 17.- Delivery of luggage and baggage
1. Passengers with accompanied luggage, when receiving their luggage, have to produce luggage tickets; freight vouchers.
2. Passengers with unaccompanied baggage, when receiving them, shall have to produce the freight vouchers, goods consignment declarations and personal papers. If other people receive the goods on their behalf, there must be the letter of authorization as prescribed by law. Where the consignees delay the reception of the goods for one day or more, they shall have to pay the warehousing fees.
3. The passengers shall have to check their goods at the place of delivery. After the passengers receive their goods, the carriers shall bear no responsibility for the loss or damage caused to such goods.
Article 18.- Detection of false declaration by baggage consignors
Upon the detection of false declaration by a baggage consignor
1. If it is detected before the transportation:
The goods consignor shall have to make a new declaration of their goods. If they are dangerous goods and/or goods banned from circulation, they must be unloaded ashore and the goods consignor shall have to bear all arising costs.
2. If it is detected en route:
a/ If they are neither dangerous goods nor goods banned from circulation, the carrier shall notify such to the transport hirer and continue transporting them to the place of delivery; all arising costs (if any) must be borne by the transport hirer;
b/ If they are dangerous goods and/or goods banned from circulation, the carrier shall have to report such to the functional bodies for handling and at the same time inform the goods consignor thereof. The goods consignor shall, besides having to bear all arising costs, be subject to a fine trebling the freight.
Article 19.- Compensation for lost or damaged luggage, baggage
In the process of loading, unloading and preservation, if luggage and/or baggage are lost or damaged, the carriers shall have to compensate therefor at the market price at the time and place of goods delivery. Where the two sides cannot reach agreement on the compensation level, the damage suffering party may file its petition to the economic arbitration or the economic court for settlement according to the provisions of law.
Chapter IV
CONTRACTS FOR COMMERCIAL LEASE OF MEANS
Article 20.- The means chartering contracts
A means chartering contract is a contract signed between the means lessor and the means lessee, hereinafter referred collectively to as the contractual parties, thereby the means lessee shall use the means for dealing in the passenger transportation within a given period of time or for certain shipments. The means leasing prices shall be agreed upon by the two parties in the contracts (if they are not set by the competent State bodies).
Where a person dealing in the inland waterway transportation of passengers hires foreign means, such must be approved by the Ministry of Communications and Transport.
Article 21.- Forms of means chartering
Following are forms of means chartering:
1. Limited means charter: The lessor shall assign the lessee the right to use the means together with the crew;
2. Ceiling means charter: The lessor shall assign the lessee the right to use the means but not the crew.
Article 22.- Obligations of the contractual parties
Parties to the contract for means charter shall have the following obligations:
1. The means lessor:
a/ To hand over the means and their lawful papers to the lessee according to the time and place inscribed in the contracts;
b/ In case of limited means charter, to provide the crew members with diplomas or certificates suitable to the means as prescribed, to perform the labor management and bear full responsibility for matters related to such crew;
c/ To pay for the repair of the means if the losses arise outside the responsibility of the means lessee.
2. The means lessee:
a/ To use the means according to their utility and for the right purpose agreed upon in the contract;
b/ To maintain the means and other equipment unless otherwise agreed upon in the contract;
c/ Upon the expiry of the charter, to return the means at the right place, on the right time and in the technical status as agreed upon.
Article 23.- Rights of the contractual parties
The parties to the means chartering contract shall have the following rights:
1. The means lessor:
a/ In case of the ceiling means charter, to be entitled to nominate a representative to conduct extraordinary inspection of the fulfillment of obligations by the means lessee but without affecting the business activities of the means lessee;
b/ To be entitled to recover the means and terminate the contract if the means lessee seriously breaches the terms agreed upon in the contract by the two parties.
2. The means lessee:
a/ To use the means and the crew for the attainment of the purposes agreed upon in the contract;
b/ In cases where the means is requisitioned on the order of the competent body, the lessee shall notify such to the means lessor and request the body that has signed the requisition order to use the means according to its utility and to pay the charges and surcharges incurred by the requisition.
Article 24.- Termination of contracts
1. The two parties shall terminate the contract if the means is missing, wrecked, confiscated or irreparably damaged; and the party at fault shall have to make the compensation therefor.
2. A means chartering contract shall automatically terminate if a war or natural disaster occurs, making the contract unable to be continuously performed. The two parties shall determine the duration the means has been used for making the payment.
 

 
FOR THE MINISTER OF
COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER




Dao Dinh Binh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1866/1999/QD-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất