Nghị định 13/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ

thuộc tính Nghị định 13/2003/NĐ-CP

Nghị định 13/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:19/02/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 13/2003/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ13/2003/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2003
QUY ĐỊNH DANH MỤC HÀNG NGUY HIỂM, VẬN CHUYỂN
HÀNG NGUY HIỂM BẰNG ĐƯỜNG BỘ

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định danh mục hàng nguy hiểm, việc vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện vận tải đường bộ.

2. Đối với hoạt động vận chuyển các chất phóng xạ thực hiện theo Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về an toàn và kiểm soát bức xạ.

3. Đối với hoạt động vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp ngoài việc thực hiện Nghị định này còn phải thực hiện Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài vận chuyển hàng nguy hiểm trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm bằng đường bộ mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

­2. Việc vận chuyển các loại hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

 

Điều 3. Các trường hợp được miễn áp dụng các quy định tại Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định:

1. Hàng phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa.

2. Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập điều ước với các nước, tổ chức quốc tế đó.

 

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

2. Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

3. Bên gửi hàng là cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng tên gửi hàng nguy hiểm.

4. Bên nhận hàng là cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng tên nhận hàng nguy hiểm.

5. Bên vận tải là cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận vận chuyển hàng nguy hiểm.

6. Quyết định thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh.

 

CHƯƠNG II. HÀNG NGUY HIỂM

 

Điều 5. Phân loại hàng nguy hiểm

1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

Loại 1:

Nhóm 1.1: Các chất nổ.

Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp.

 

Loại 2:

Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí ga không dễ cháy, không độc hại.

Nhóm 2.3: Khí ga độc hại.

 

Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.

 

Loại 4:

Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy.

Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.

 

Loại 5:

Nhóm 5.1: Các chất ôxy hóa.

Nhóm 5.2: Các hợp chất ô xít hữu cơ.

 

Loại 6:

Nhóm 6.1: Các chất độc hại.

Nhóm 6.2: Các chất lây nhiễm.

 

Loại 7: Các chất phóng xạ.

 

Loại 8: Các chất ăn mòn.

 

Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.

2. Các bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng nguy hiểm cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng.

 

Điều 6. Danh mục hàng nguy hiểm

1. Danh mục hàng nguy hiểm được phân theo loại, nhóm loại kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm nêu tại Phụ lục số 1.

2. Bộ Công nghiệp quy định danh mục hàng nhóm 1.2 loại1 (các chất và vật liệu nổ công nghiệp)

3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định danh mục hàng loại 7 (các chất phóng xạ).

4. Sự nguy hiểm của mỗi chất trong hàng hóa được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm 2 đến 3 chữ số được nêu ở Phụ lục số 2.

 

Điều 7. Đóng gói hàng nguy hiểm để vận chuyển

1. Hàng nguy hiểm thuộc loại phải đóng gói trong quá trình vận chuyển thì phải đóng gói tại nơi sản xuất hoặc nơi phân phối. Các Bộ, ngành quy định tại Điều 6, Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm công bố danh mục hàng nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển.

2. Việc đóng gói hàng nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Những loại hàng, nhóm hàng chưa có TCVN thì các Bộ quản lý ngành có quy định bổ sung.

 

Điều 8. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm

1. Bộ quản lý ngành hàng quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì chứa đựng, thùng chứa hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và tiêu chuẩn kiểm định của bao bì chứa đựng, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng nguy hiểm.

2. Chỉ được sử dụng những bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm đạt tiêu chuẩn quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

 

Điều 9. Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm

1. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm được thực hiện theo các quy định trong quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Phía ngoài mỗi kiện hàng, thùng chứa hàng nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm được quy định tại mục 1 Phụ lục số 3.

3. Các phương tiện vận chuyển, container có chứa hàng nguy hiểm:

a) Có dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện hoặc container có xếp nhiều loại hàng khác nhau thì phía ngoài phương tiện, container cũng dán đủ biểu trưng các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện, container;

b) Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm được quy định tại mục 2 Phụ lục 3. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.

 

Điều 10. Việc kiến nghị bổ sung danh mục hàng nguy hiểm tại khoản 1 Điều 6; quy định quy cách đóng gói tại Điều 7; tiêu chuẩn bao bì chứa đựng, thùng chứa tại khoản 1 Điều 8 và dán biểu trưng hàng nguy hiểm tại khoản 2 Điều 9 do các Bộ sau đây chịu trách nhiệm công bố chậm nhất là 180 ngày, sau ngày Nghị định này có hiệu lực:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, bổ sung các quy định về các loại thuốc bảo vệ thực vật.

2. Bộ Y tế xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.

3. Bộ Thương mại xây dựng, bổ sung các quy định về các loại xăng dầu, khí đốt.

4. Bộ Công nghiệp xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và bổ sung các quy định về các chất phóng xạ

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.

 

Điều 11. Bộ trưởng các Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung, sửa đổi danh mục hàng nguy hiểm cần vận chuyển.

 

CHƯƠNG III. VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

 

Điều 12. Điều kiện hiểu biết của người lao động khi tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm:

1. Những người thủ kho, điều khiển phương tiện vận chuyển, áp tải hàng nguy hiểm bắt buộc phải qua lớp huấn luyện và có giấy chứng nhận huấn luyện về loại hàng nguy hiểm mà mình bảo quản, vận chuyển.

2. Trách nhiệm huấn luyện và cấp giấy chứng nhận:

a) Tổ chức huấn luyện, cấp giấy chứng nhận huấn luyện cho người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm do các Bộ quản lý ngành hàng chịu trách nhiệm;

b) Tổ chức huấn luyện cho người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm do các Bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm.

 

Điều 13. Bốc dỡ, sắp xếp hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho bãi

1. Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ đúng chỉ dẫn trong quy phạm về bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển của từng loại hàng nguy hiểm hoặc trong thông báo của bên gửi hàng.

2. Việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển phải do thủ kho, người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát.

 

Điều 14. Yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông và bảo vệ môi trường.

2. Phương tiện có thiết bị chuyên dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định.

3. Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.

4. Nghiêm cấm việc sử dụng phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm để vận chuyển hàng nguy hiểm.

5. Phương tiện và container vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được làm sạch và bóc, xoá hết biểu trưng nguy hiểm.

Điều 15. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm ngoài việc có đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định còn phải có giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm.

 

Điều 16. Quy định an toàn khi vận chuyển hàng nguy hiểm

Chủ phương tiện, lái xe phải tuân thủ các quy định khi vận chuyển hàng nguy hiểm sau đây:

1. Người vận chuyển phải tuân theo quy định về tuyến đường vận chuyển, các điểm dừng, đỗ trên đường, thời gian thực hiện vận chuyển, mức xếp tải trên phương tiện được ghi trong giấy phép.

2. Chấp hành yêu cầu của bên gửi hàng trong thông báo gửi cho bên vận tải.

3. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhậy, khi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công trên đường giao thông có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện, phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công.                           

 

Điều 17. Trách nhiệm đối với bên gửi hàng

1. Phải đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì chứa đựng đúng theo quy phạm an toàn kỹ thuật của từng loại hàng.

2. Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa theo quy định ở khoản 1; có dán biểu trưng nguy hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

3. Có hồ sơ hợp lệ về hàng nguy hiểm bao gồm:

a) Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất, tên địa chỉ bên gửi hàng, bên nhận hàng;

b) Đối với những loại hàng nguy hiểm cấm lưu thông phải được các Bộ quản lý ngành cho phép vận chuyển.

4. Có văn bản thông báo cho bên vận chuyển về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải.

5. Nếu là hàng bắt buộc phải có người áp tải thì phải cử người áp tải.

6. Bộ quản lý ngành hàng quản lý loại, nhóm hàng nguy hiểm nào thì hướng dẫn thực hiện Điều này áp dụng cho loại, nhóm hàng nguy hiểm đó.

 

Điều 18. Trách nhiệm đối với bên vận tải

1. Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với tiêu chuẩn quy định về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển.

2. Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn vận chuyển theo quy định.

3. Chấp hành đầy đủ thông báo của bên gửi hàng và những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

4. Chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm.

5. Chỉ dẫn người điều khiển phương tiện về những quy định phải chấp hành khi vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại Điều 16 Nghị định này.

6. Bên vận tải chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển.

 

Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân địa phương khi có sự cố trong vận chuyển hàng nguy hiểm

Trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm, nếu xảy ra sự cố thì Ủy ban nhân dân nơi gần nhất được huy động lực lượng kịp thời để:

1. Giúp người điều khiển phương tiện và người áp tải hàng (nếu có) trong việc cứu người, cứu hàng, cứu xe.

2. Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố, tổ chức cấp cứu nạn nhân.

3. Tổ chức bảo vệ hàng hóa, phương tiện để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho bãi, chuyển tải.

4. Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ô nhiễm, độc hại đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên để huy động các đội phòng hỏa, phòng hóa, phòng dịch, bảo vệ môi trường đến xử lý kịp thời.

              

CHƯƠNG IV. GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

 

Điều 20. Thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Bộ Công an cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

3. Bộ Y tế cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho loại 6 được quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định này.

4. Các Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nói tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

 

Điều 21. Nội dung, mẫu giấy phép và thời hạn giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Nội dung chủ yếu của giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

a) Tên phương tiện, biển kiểm soát;

b) Tên chủ phương tiện;

c) Tên người lái xe;

d) Loại, nhóm hàng nguy hiểm, trọng lượng hàng;

đ) Nơi đi, nơi đến;

e) Hành trình, lịch trình vận chuyển;

g) Thời hạn vận chuyển.

2. Mẫu giấy phép vận chuyền hàng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do các Bộ có thẩm quyền cấp quản lý và phát hành.

3. Thời hạn giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng.

 

CHƯƠNG V. THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 22. Thanh tra, kiểm tra vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Các Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phải tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nghị định này.

2. Thanh tra giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát người điều khiển và phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm khi thấy có dấu hiệu vi phạm theo quy định của pháp luật.

 

Điều 23. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 24. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

 

Điều 25. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

 

Điều 26. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom– Happiness
----------
No: 13/2003/ND-CP
Ha Noi, February 19, 2003
 
DECREE
PRESCRIBING THE LIST OF DANGEROUS GOODS AND THE LAND-ROAD TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Land-Road Traffic of June 29, 2001;
At the proposal of the Minister of Communications and Transport,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
1. This Decree prescribes the list of dangerous goods, the transport of dangerous goods and the competence to grant permits for transport of dangerous goods by land-road transport means.
2. Activities of transporting radioactive substances shall comply with the Government’s Decree No. 50/1998/ND-CP of July 16, 1998 guiding the implementation of the Ordinance on Radioactivity Safety and Control.
3. Activities of transporting industrial explosive materials, apart from being subject to this Decree, shall also comply with the Government’s Decree No. 47/CP of August 12, 1996.
Article 2.- Objects of application
1. This Decree applies to all domestic and foreign agencies, organizations and individuals that transport dangerous goods over the Vietnamese territory.
In cases where an international treaty concerning the land-road transport of dangerous goods which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Decree, the provisions of such international treaty shall apply.
2. The transport of assorted dangerous goods in service of national defense or security purposes of the armed forces shall be subject to regulations of the Minister of Defense and the Minister of Public Security.
Article 3.- Cases exempt from the application of the provisions of this Decree shall be decided by the Prime Minister, including:
1. Goods in service of urgent needs for preventing and combating epidemics, diseases, natural disasters or enemy sabotage.
2. Transited goods of countries or international organizations, with which Vietnam has not signed or acceded to agreements.
Article 4.- Interpretation of terms
In this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. Dangerous substances are substances or compounds in gaseous, liquid or solid form which may cause harms to human life and health, the environment, safety and national security.
2. Dangerous goods are goods which contain dangerous substances and may, when being transported en route, cause harms to human life and health, the environment, safety and national security.
3. Goods consignors are agencies, organizations or individuals that send dangerous goods under their own names.
4. Goods consignees are agencies, organizations or individuals that receive dangerous goods under their own names.
5. Carriers are agencies, organizations or individuals that undertake the transportation of dangerous goods.
6. Customs clearance decision means the customs’ decision permitting goods to be exported or imported, transport means to exit or enter.
Chapter II
DANGEROUS GOODS
Article 5.- Classification of dangerous goods
1. Depending on their chemical and physical properties, dangerous goods are classified into the following 9 types and type groups:
Type 1:
Group 1.1: Explosives
Group 1.2: Industrial explosive substances and materials
Type 2:
Group 2.1: Flammable gases
Group 2.2: Non-flammable and non-hazardous gases
Group 2.3: Hazardous gases
Type 3: Flammable liquids and liquid desensitized explosives
Type 4:
Group 4.1: Flammable solid substances, self-reactive substances and solid desensitized explosives
Group 4.2: Spontaneously flammable substances
Group 4.3: Substances which, in contact with water, emit flammable gases
Type 5:
Group 5.1: Oxidizing substances
Group 5.2: Organic oxide compounds
Type 6:
Group 6.1: Hazardous substances
Group 6.2: Infectious substances
Type 7: Radioactive substances
Type 8: Corrosive substances
Type 9: Other dangerous substances and goods
2. Packages and tanks containing dangerous goods, which have not yet been cleansed inside and outside after the dangerous goods are completely removed therefrom, shall also be considered corresponding dangerous goods.
Article 6.- Lists of dangerous goods
1. Lists of dangerous goods are classified by types and type groups of dangerous goods together with their United Nations code numbers and danger identification numbers specified in Appendix 1.
2. The Ministry of Industry shall prescribe the list of goods of group 1.2 of type 1 (industrial explosive substances and materials).
3. The Ministry of Science and Technology shall prescribe the list of goods of type 7 (radioactive substances).
4. The danger of each substance contained in goods shall be denoted with danger identification numbers for one two- or three-digit group specified in Appendix 2.
Article 7.- Packing of dangerous goods for transport
1. Dangerous goods of types, which must be packed for transportation must be packed at the places of manufacture or distribution. The ministries and branches defined in Articles 6 and 10 of this Decree shall have to announce the lists of dangerous goods which must be packed for transportation.
2. The packing of dangerous goods in the Vietnamese territory must comply with the Vietnamese standards (VNS). Regarding goods types and groups, for which exists no Vietnamese standard, the branch-managing ministries shall prescribe additional regulations.
Article 8.- Packages and tanks containing dangerous goods
1. The goods line-managing ministries shall prescribe materials for use as packages or tanks containing dangerous goods on transport means; use technical standards and tested standards of containing packages or tanks for each kind of substances or each group of dangerous goods.
2. Only packages and tanks for containing dangerous goods satisfying the standards prescribed by the competent agencies shall be used.
Article 9.- Goods labels, danger symbols and danger signs
1. The labeling of dangerous goods shall comply with the provisions of the Regulation on labeling of domestically circulated, exported and imported goods, promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999.
2. The outward side of each package or tank of dangerous goods shall be stuck with a danger symbol. The sizes, patterns and colors of danger symbols are prescribed in Section 1 of Appendix 3.
3. Transport means and containers containing dangerous goods shall:
a/ Be stuck with danger symbols of transported goods types or groups. In cases where a transport means or container is loaded with different goods types, the outward side of such transport means or container shall be stuck with symbols of all those goods types. Positions for sticking symbols are on both sides and the back of transport means and containers;
b/ Be stuck with danger signs which are of rectangular shape, in reddish-yellow and inscribed with the UN numbers in the middle. The size of danger signs is prescribed in Section 2 of Appendix 3. The position for sticking danger signs is below the danger symbols.
Article 10.- The proposals on supplements to the list of dangerous goods is prescribed in Clause 1 of Article 6; prescription of packaging specifications in Article 7; standards of containing packages and tanks in Clause 1, Article 8, and sticking of symbols of dangerous goods in Clause 2, Article 9, shall be publicized by following ministries within 180 days after the effective date of this Decree:
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall elaborate and supplement regulations on plant protection drugs.
2. The Ministry of Health shall elaborate and supplement regulations on toxic chemicals for medical use and insecticide and bactericide chemicals for domestic use.
3. The Ministry of Trade shall elaborate and supplement regulations on petrol, oils and fuel gases.
4. The Ministry of Industry shall elaborate and supplement regulations on dangerous chemicals for use in industrial production.
5. The Ministry of Science and Technology shall elaborate and supplement regulations on radioactive substances.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall elaborate and supplement regulations on remaining toxic and dangerous chemicals in dangerous goods types and groups.
Article 11.- The ministers shall report to the Prime Minister for decision supplements and/or amendments to the list of dangerous goods which need to be transported.
Chapter III
TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS
Article 12.- Conditions on knowledge of laborers who are involved in the transport of dangerous goods:
1. Storekeepers, drivers of transport means, escorts of dangerous goods must go through training courses and obtain certificates of training in dangerous goods which they preserve or transport.
2. Responsibilities to train and grant training certificates:
a/ The goods line-managing ministries shall have to organize training courses and grant training certificates for drivers of means transporting dangerous goods;
b/ The branch-managing ministries shall have to organize the training for storekeepers and escorts of dangerous goods.
Article 13.- Loading and unloading of dangerous goods onto and from transport means and keeping thereof in stores and at storing yards
1. Organizations and individuals must strictly comply with the instructions in the regulations on preservation, loading, unloading and transport of each dangerous goods type or in notices of the goods consignors.
2. The loading and unloading of dangerous goods onto and from transport means must be conducted under the direct instruction and supervision by storekeepers, such means’ drivers or escorts.
Article 14.- Technical requirements on dangerous goods transport means
1. Transport means must fully satisfy the conditions for joining in traffic and protecting the environment.
2. Transport means equipped with special-use devices for transporting dangerous goods must be compatible with the standards prescribed by the branch-managing ministries.
3. Basing themselves on the standard regulations of the branch-managing ministries, the agencies in charge of expertising motorized land-road vehicles shall conduct the expertise and certify that such motorized land-road vehicles fully meet the conditions for transport of dangerous goods.
4. It is strictly prohibited to use means, which are not up to the technical standards or fail to meet the conditions for transport of dangerous goods, for transport of dangerous goods.
5. Transport means and containers carrying dangerous goods must, after having such goods completely unloaded without continuing to transport such type of goods, be cleansed and have all danger symbols stuck thereon removed.
Article 15.- Drivers of dangerous goods-transporting means, besides having to fully meet the conditions for driving transport means to join in traffic according to the regulations, must also have certificates of training in dangerous goods transport.
Article 16.- Regulations on safety in the transport of dangerous goods
Transport means owners and drivers must observe the following regulations applicable to the transport of dangerous goods:
1. Carriers must comply with regulations on transport routes, parking points and stops en route, time for transportation, loading capacities of transport means inscribed in permits.
2. Carriers must satisfy requirements of the goods consignors, parties inscribed in notices sent to them.

3. Drivers of transport means carrying dangerous goods being flammable substances, spontaneously flammable substances, sensitized liquid or solid explosives, when going through bridges and tunnels of particular importance or other works currently under construction on traffic roads where exist high temperatures, welding sparks or electric sparks, must follow instructions of the units directly managing or constructing such works.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 13/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất