Thông tư liên tịch 08/2006/TTLT-BGDĐT-BCA của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an về việc hướng dẫn thực hiện chương trình học văn hoá cho học viên tại cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 08/2006/TTLT-BGDĐT-BCA
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an; Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 08/2006/TTLT-BGDĐT-BCA |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Lê Thế Tiệm; Nguyễn Văn Vọng |
Ngày ban hành: | 27/03/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, An ninh trật tự |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 08/2006/TTLT-BGDĐT-BCA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ CÔNG AN Số: 08/2006/TTLT-BGDĐT-BCA |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2006 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện chương trình học văn hóa cho học viên
tại cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng
Căn cứ Luật Giáo dục đã được Quốc hội khóa XI, lỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng;
Căn cứ Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chương trình học văn hóa cho học viên tại cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng như sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện chương trình học văn hóa trong các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng.
2. Thông tư này áp dụng cho các học viên hiện đang học tập tại cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an quản lý.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Chương trình học văn hóa tại cơ sở giáo dục
a) Những học viên chưa biết chữ được học theo chương trình xóa mù chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình và nhu cầu của học viên, Giám đốc cơ sở giáo dục quyết định việc tổ chức lớp học cho các đối tượng khác.
2. Chương trình học văn hóa tại trường giáo dưỡng
a) Đối với giáo dục tiểu học:
Thực hiện chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho những học viên chưa biết chữ hoặc chưa học hết chương trình tiểu học.
b) Đối với giáo dục trung học cơ sở:
Thực hiện chương trình bổ túc trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho những học viên đã có giấy chứng nhận học hết chương trình tiểu học hoặc chưa học hết chương trình trung học cơ sở.
c) Đối với giáo dục trung học phổ thông:
Thực hiện chương trình bổ túc trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành áp dụng cho những học viên đã có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc chưa học hết chương trình trung học phổ thông.
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng căn cứ vào điều kiện cụ thể của trường và nhu cầu của học viên quyết định việc tổ chức lớp học theo chương trình bổ túc trung học phổ thông.
3. Về sách giáo khoa
a) Sách giáo khoa của chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Sách giáo khoa của chương trình bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông dùng chung với sách giáo khoa phổ thông.
4. Đối với những học viên trường giáo dưỡng đã thôi học hoặc bỏ học giữa chừng nhưng bị mất hồ sơ, học bạ, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức kiểm tra kiến thức hai môn Văn và Toán bằng hình thức kiểm tra viết. Căn cứ vào kết quả kiểm tra kiến thức, Hiệu trưởng quyết định xếp lớp học văn hóa cho phù hợp. Quyết định này thay cho học bạ những năm trước trong hồ sơ xét tốt nghiệp trung học cơ sở.
5. Việc đánh giá, xếp loại học văn hóa cho học viên thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Việc quản lý và sử dụng các loại sổ sách, hồ sơ liên quan đến việc học văn hóa của học viên trong các cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Việc xét công nhận, cấp chứng nhận người biết chữ được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
8. Việc xét và công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Những học viên hoàn thành chương trình bổ túc trung học cơ sở nếu đủ các điều kiện theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo được xét cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Căn cứ vào kết quả học tập của học viên, trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
10. Những học viên hoàn thành chương trình bổ túc trung học phổ thông nếu đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được dự thi tốt nghiệp và nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ, CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
1. Bộ Công an (Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng) có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức học văn hóa cho học viên cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng;
b) Theo dõi, tổng hợp thông tin, tình hình, kết quả học văn hóa của học viên và nhu cầu về giáo viên để đề xuất bổ sung biên chế bảo đảm đủ giáo viên dạy văn hóa cho học viên cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng;
c) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề xuất với các cơ quan chức năng kịp thời có các chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy văn hóa cho học viên.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện chương trình học văn hóa cho học viên cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng.
3. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm:
a) Quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chương trình học văn hóa; tổ chức thi và cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cho học viên trường giáo dưỡng; chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo tổ chức xét và cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cho học viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Cửa giáo viên dạy văn hóa cho học viên theo đề nghị của giám đốc cơ sở giáo dục, hiệu trưởng trường giáo dưỡng trong những trường hợp cơ sở giáo dục, trườn giáo dưỡng chưa có đủ giáo viên dạy văn hóa;
c) Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên của các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do sở giáo dục và đào tạo tổ chức;
d) Tạo điều kiện cho những người sau khi ra khỏi cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng được tiếp tục học văn hóa tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy văn hóa cho học viên; kịp thời đề nghị sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phòng giáo dục và đào tạo địa phương giúp đỡ để tổ chức các lớp học văn hóa cho học viên theo đúng nội dung, chương trình và thời gian quy định;
b) Dự trù kinh phí và trả lương cho những giáo viên được sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo cử đến dạy văn hóa cho học viên; bố trí đủ phòng học, thiết bị đồ dùng học tập để dạy văn hóa cho học viên;
c) Cử cán bộ theo dõi việc tổ chức lớp học văn hóa; kịp thời tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả việc dạy, học văn hóa theo định kỳ và khi có yêu cầu cho cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên.
d) Tạo điều kiện cho những người sau khi ra khỏi cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng được tiếp tục học văn hóa tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy văn hóa cho học viên; kịp thời đề nghị sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phòng giáo dục và đào tạo địa phương giúp đỡ để tổ chức các lớp học văn hóa cho học viên theo đúng nội dung, chương trình và thời gian quy định;
b) Dự trù kinh phí và trả lương cho những giáo viên được sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo cử đến dạy văn hóa cho học viên; bố trí đủ phòng học, thiết bị đồ dùng học tập để dạy văn hóa cho học viên;
c) Cử cán bộ theo dõi việc tổ chức lớp học văn hóa; kịp thời để tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả việc dạy, học văn hóa theo định kỳ và khi có yêu cầu cho cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, cần kịp thời phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an để nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG ANTHỨ TRƯỞNGThượng tướng Lê Thế Tiệm |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHỨ TRƯỞNGNguyễn Văn Vọng |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây