Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

thuộc tính Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT

Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:20/2018/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành:22/08/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ban hành Chuẩn giáo viên phổ thông mới

Ngày 22/08/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo đó, chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông gồm 05 tiêu chuẩn, cụ thể: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

Riêng tiêu chuẩn sử dụng ngoại ngữ được đánh giá theo các mức: Mức đạt (Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ hoặc ngoại ngữ thứ hai); Mức khá (Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hàng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục; Mức tốt (Có thể viết hoặc trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục…).

Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm; Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/10/2018.

Xem chi tiết Thông tư20/2018/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

Số: 20/2018/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2018

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2018.
Thông tư này thay thế Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, giám đốc sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Bộ trưởng;
- Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Công báo;
- Website của Chính phủ;
- Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD (10 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

QUY ĐỊNH

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là chuẩn nghề nghiệp giáo viên), hướng dẫn sử dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
2. Quy định này áp dụng đối với giáo viên trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục.
3. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
4. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phẩm chất là tư tưởng, đạo đức, lối sống của giáo viên trong thực hiện công việc, nhiệm vụ.
2. Năng lực là khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ của giáo viên.
3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
4. Tiêu chuẩn là yêu cầu về phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
5. Tiêu chí là yêu cầu về phẩm chất, năng lực thành phần của tiêu chuẩn.
6. Mức của tiêu chí là cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi tiêu chí. Có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần: mức đạt, mức khá, mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề.
a) Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong dạy học và giáo dục học sinh theo quy định;
b) Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông và phát triển giáo dục địa phương.
7. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.
8. Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
9. Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết về tình hình giáo dục; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt; có uy tín trong tập thể nhà trường; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp.
10. Học liệu số là các tài liệu, dữ liệu thông tin, tài nguyên được số hóa, lưu trữ phục vụ cho việc dạy và học.
Chương II
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
Điều 4. Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
1. Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
b) Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.
2. Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo
a) Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
b) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.
Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
a) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân;
nhayNgưng hiệu lực đối với Điểm a khoản 1 Điều 5 về đạt chuẩn trình độ đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT từ ngày 20/10/2021 đến thời điểm có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định tại Khoản 2 Điều 1Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT.nhay
b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
3. Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
4. Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
5. Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Điều 6. Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường
1. Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách (nếu có);
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.
2. Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có);
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp.
3. Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có);
c) Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Điều 7. Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
1. Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;
b) Mức khá: Tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;
c) Mức tốt: Đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan.
2. Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
a) Mức đạt: Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở trên lớp; thông tin về chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong việc thực hiện các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ và động viên học sinh học tập, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục của học sinh.
3. Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
a) Mức đạt: Tham gia tổ chức, cung cấp thông tin về nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Điều 8. Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
1. Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
a) Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
b) Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
2. Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
a) Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh theo quy định; hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định;
b) Mức khá: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục; cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục tộc;
Chương III
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
Điều 9. Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
2. Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
3. Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
Điều 10. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Quy trình đánh giá
a) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Điều 11. Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Điều 12. Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
1. Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
b) Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này phải đạt mức tốt;
c) Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
d) Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
e) Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau: có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo; được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục; có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.
2. Quy trình lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn và đề xuất giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;
b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo sở giáo dục và đào tạo;
c) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu.
3. Nhiệm vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương;
b) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinh; tham gia biên soạn tài liệu chuyên đề môn học, tài liệu hướng dẫn (cho giáo viên, học sinh); tổ chức hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giảng dạy môn học; về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành (cấp phòng, sở, Bộ);
d) Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng dạy học, giáo dục và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên; tham gia tổ chức, báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ tại các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường hoặc các trường trên địa bàn;
e) Thực hiện kết nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học giáo dục (đặc biệt là khoa học sư phạm ứng dụng).
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của văn bản này; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Điều 14. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy định này theo thẩm quyền; cập nhật, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thẩm quyền dựa trên kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Điều 15. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy định này theo thẩm quyền; cập nhật, báo cáo sở giáo dục và đào tạo kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thẩm quyền dựa trên kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông
1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông chỉ đạo, tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; cập nhật, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thẩm quyền dựa trên kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
3. Tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, chính quyền địa phương về công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông dựa trên kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

No. 20/2018/TT-BGDDT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
 ---------------

Hanoi, August 22, 2018

 

CIRCULAR

PROMULGATING THE REGULATION ON
STANDARDIZED PROFESSIONALISM FOR TEACHERS
OF GENERAL EDUCATION INSTITUTIONS

 

Pursuant to the Government’s Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law; the Government’s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP of August 2, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Education Law; the Government’s Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 9, 2013, amending Point b, Clause 13, Article 1 of the Government’s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP of August 2, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Education Law;

At the proposal of the Director of the Department of Teachers and Educational Managers;

The Minister of Education and Training hereby issues the Circular promulgating the regulation on standardized professionalism for teachers of general education institutions.

 

Article 1. The Regulation on standardized professionalism for teachers of general education institutions are promulgated together with this Circular.

Article 2. This Circular takes effect from October 10, 2018.

This Circular replaces Decision No. 14/2007/QD-BGDDT dated May 4, 2007 of the Minister of Education and Training, promulgating the regulation on standardized professionalism for teachers at primary schools, and Circular No. 30/2009/TT-BDDT dated October 22, 2009 of the Minister of Education and Training, promulgating the regulation on standardized professionalism for teachers at lower and upper secondary schools.

Article 3. Chief of Ministry Office, Director of the Department of Teachers and Education Managers, heads of relevant agencies under the Ministry of Education and Training, directors of provincial-level education and training departments, heads of concerned units and relevant individuals shall be responsible for the implementation of this Circular.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER

 

 

Nguyen Huu Do

 

 

 

REGULATION

ON STANDARDIZED PROFESSIONALISM FOR TEACHERS
OF GENERAL EDUCATION INSTITUTIONS

(Issued together with the Circular No. 20/2018/TT-BGDDT dated August 22, 2018 of the Minister of Education and Training)

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. The Regulation on standardized professionalism for teachers of general education institutions covers the standardized professionalism for teachers of general education institutions (hereinafter referred to as the standardized teacher professionalism) and the instructions to apply the standardized teacher professionalism.

2. This Regulation applies to teachers at elementary schools, lower and upper secondary schools, multi-level high schools, high schools for gifted students, boarding and semi-boarding schools for students of ethnic minorities (hereinafter referred to as general education institutions) as well as relevant organizations and individuals.

Article 2. Purpose of promulgating the Regulation on standardized teacher professionalism

1. To serve as a basis for teachers of general education institutions to self-assess their qualities and competence; to formulate and implement plans on quality training and professional competence improvement for teachers to meet the requirements of educational innovation.

2. To serve as a basis for general education institutions to evaluate the qualities, professional competence, and professional qualifications of teachers; to develop and implement plans to foster and develop teachers’ professional competence to meet the educational goals of the educational institutions, the respective localities, and the education sector.

3. To serve as a basis for State management agencies to scrutinize, develop and implement regimes and policies on development of the teaching staff of general education institutions; to select and employ key teachers in general education institutions.

4. To serve as a basis for teacher training and refresher institutions to formulate and develop programs, organize training courses and refreshers to develop the qualities, professional competence, and professionalism of teachers in general education institutions.

Article 3. Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1. Qualities include a teacher’s thoughts, morals, and style in performing his/her job and tasks.

2. Competence means a teacher’s ability to perform his/her job and tasks.

3. Standardized professionalism for teachers of general education institutions means a system of qualities and competence levels that teachers should attain in order to perform their tasks of teaching and educating students in general education institutions.

4. Standards mean requirements on the qualities and competence levels for the standardized teacher professionalism in each field.

5. Criteria mean sub-requirements on the qualities and competence levels for a standard.

6. Level of a criterion means the level of attaining the qualities and competence required by each criterion. There are three levels for each criterion in ascending order: Qualified, Good, Excellent. The higher level already includes the requirements of the adjacent lower level.

a) Qualified: Having the qualities and ability to perform the assigned tasks of teaching and educating students in accordance with the law provisions;

b) Good: Having the qualities and ability to self-study and self-train, proactively innovate the performance of their assigned tasks;

c) Excellent: Having a positive influence on students, colleagues, parents or guardians of students while realizing the educational goals of the general education institution and contributing to the education development of the locality.

7. Proofs mean the evidence (documents, archives, objects, events, witnesses) that may objectively confirm the attainment level of a criterion.

8. Assessment based on standardized teacher professionalism means the determination of a teacher’s attainment level of qualities and abilities required by the standardized teacher professionalism.

9. Key teachers of a general education institution mean general education teachers who have good morals; understand the educational situation; have good professional competence; are reputable across the institution; capable of advising, consulting, supporting, leading colleagues, and sharing experience with them in professional activities and in professional competence development.

10. Digital learning materials mean documents, data, information resources digitized and stored in service of teaching and learning.

 

Chapter II

STANDARDIZED TEACHER PROFESSIONALISM

 

Article 4. Standard 1. Qualities of a teacher

Complying with law provisions and practice teacher ethics; sharing experiences with colleagues and supporting them to improve teacher ethics and form the style of a teacher.

1. Criterion 1. Teacher ethics

a) Qualified: Strictly complying with the law provisions on teacher ethics;

b) Good: Having the spirit of self-study, self-training and striving to improve teacher ethics;

c) Excellent: Being an exemplary model of teacher ethics; sharing experiences with and supporting colleagues to improve their teacher ethics.

2. Criterion 2. Teacher’s style

a) Qualified: Having the working style and methods suitable to the job of a teacher in a general education institution;

b) Good: Having a sense of self-training to form the style of an exemplary teacher; having good influence on students;

c) Excellent: Being an exemplary teacher; having good influence on and supporting colleagues to form their styles.

Article 5. Standard 2. Development of expertise and professional proficiency

Mastering expertise and professional operations; regularly updating professional operations and improving professional competence to meet the requirements for educational innovation.

1. Criterion 3. Development of personal expertise

a) Qualified: Obtaining qualifications and fully completing training courses, refreshers on professional knowledge as prescribed; having a plan to regularly study and improve one’s own expertise;

b) Good: Actively researching and promptly updating requirements for innovation in professional knowledge; applying creatively and appropriately forms and methods and selecting contents to study and improve one’s own professional competence;

c) Excellent: Guiding, supporting colleagues and sharing experiences with them on personal development to meet requirements for educational innovation.

2. Criterion 4. Formulation of teaching and educational plans towards developing students’ qualities and abilities

a) Qualified: Being able to formulate teaching and educational plans;

b) Good: Actively adjusting teaching and educational plans to suit the actual conditions of the educational institution and the respective locality;

c) Excellent: Guiding and supporting colleagues in formulating teaching and educational plans.

3. Criterion 5. Use of teaching and educational methods towards developing students’ qualities and abilities

a) Qualified: Be able to apply teaching and educational methods to developing students’ qualities and abilities;

b) Good: Actively updating, flexibly and effectively applying teaching and educational methods to meet the requirements for innovation and in accordance with actual conditions;

c) Excellent: Guiding and supporting colleagues in terms of knowledge, skills, and experiences in applying teaching and educational methods to developing students’ qualities and competence.

4. Criterion 6. Testing and evaluation of students towards developing their qualities and abilities

a) Qualified: Being able to employ testing methods to assess student learning outcomes and progress;

b) Good: Actively updating and creatively applying forms, methods, and assessment tools towards developing students’ qualities and abilities;

c) Excellent: Guiding and supporting colleagues in terms of experiences to effectively assess students’ learning outcomes and progress.

5. Criterion 7. Student counseling and support

a) Qualified: Understanding various groups of students and mastering regulations on student counseling and support; combining student counseling and support with teaching and educational activities;

b) Good: Effectively taking counseling and support measures appropriate to each student in teaching and educational activities;

c) Excellent: Guiding and supporting colleagues in terms of experiences to effectively combine student counseling and student support with teaching and educational activities.

Article 6. Standard 3. Building of an educational environment

Building a safe, healthy and democratic educational environment, preventing and combating school violence

1. Criterion 8. Building school culture

a) Qualified: Fully complying with the school’s intramural rules and etiquette;

b) Good: Proposing measures to effectively implement the school’s intramural rules and etiquette; having solutions to promptly and effectively handle violations against the intramural rules and etiquette in the classrooms and school within the scope of their management (if any);

c) Excellent: Being an exemplary role model, sharing experiences in building a healthy culture in the school.

2. Criterion 9. Exercising democratic rights in schools

a) Qualified: Fully complying with law provisions on democratic rights in schools, guiding students to exercise democratic rights in schools;

b) Good: Proposing measures to promote the democratic rights of students, teachers themselves, students’ parents or guardians, and colleagues in the school; detecting, reporting, preventing and promptly handling violations of the law provisions on students’ democratic rights (if any);

c) Excellent: Guiding and supporting colleagues in exercising and promoting democratic rights of students, themselves, students’ parents or guardians, and colleagues.

3. Criterion 10. Building of safe schools, prevention of school violence

a) Qualified: Fully complying with the schools’ regulations on safe schools and prevention of school violence;

b) Good: Proposing measures to build safe schools and prevent school violence; detecting, reporting, preventing and promptly handling violations of regulations on building of safe schools and prevention of school violence (if any);

c) Excellent: Being a typical example of building safe schools and preventing school violence; sharing experiences in building safe schools and preventing school violence.

Article 7. Standard 4. Development of relationships with schools, families, and the society

Participating in and organizing activities to develop the relationships with schools, families, and the society in carrying out teaching activities, improving morals and building good lifestyles for students

1. Criterion 11. Development of collaborative relationships with parents or guardians of students and related parties

a) Qualified: Fully complying with applicable regulations regarding parents or guardians of students and related parties;

b) Good: Developing healthy, trustworthy relationships parents or guardians of students and related parties;

c) Excellent: Proposing the school solutions to strengthen the close collaborative relationships with parents or guardians of students and related parties.

2. Criterion 12. Coordination with schools, families, and the society to carry out teaching activities for students

a) Qualified: Timely providing adequate information on the learning and training situation of students in class; information about curriculum, course plans, and educational activities for parents or guardians of students and other related parties; receiving information from parents or guardians of students and other related parties about the students’ learning and training situation;

b) Good: Actively coordinating with colleagues, parents or guardians of students and related parties in implementing measures to guide, support and motivate students to study and implement curriculum, course plans, and educational activities;

c) Excellent: Timely responding to feedback from parents or guardians of students and related parties about the students’ learning and training process as well as implementation of curriculum, course plans, and educational activities.

3. Criterion 13. Coordination with schools, families, and the society to improve morals and build good lifestyles for students

a) Qualified: Organizing and providing information about the school’s rules and etiquette to parents or guardians of students and related parties; receiving information from parents or guardians of students and related parties about the students’ morals and lifestyle;

b) Good: Actively cooperating with colleagues, parents or guardians of students and other related parties in carrying out moral and lifestyle education for students;

c) Excellent: Timely responding to feedback from parents or guardians of students and related parties about the moral and lifestyle education for students.

Article 8. Standard 5. Use of foreign languages or ethnic languages, application of information technology, employment of technological equipment in teaching and education

Being able to use foreign languages or ethnic languages, apply information technology, employ technological devices in teaching and education.

1. Criterion 14. Use of foreign language or ethnic language

a) Qualified: Being able to use simple communication words in a foreign language (English is preferred) or a second foreign language (for foreign language teachers) or an ethnic language for job positions requiring the use of ethnic languages;

b) Good: Being able to exchange information on simple, familiar everyday topics, or simple, familiar topics related to teaching and educational activities (English is preferred) or knowing a second foreign language (for foreign language teachers) or an ethnic language for job positions requiring the use of ethnic languages;

c) Excellent: Being able to write and present simple passages on familiar topics related to teaching and educational activities (English is preferred) in a foreign language or a second foreign language (for foreign language teachers) or an ethnic language for job positions requiring the use of ethnic languages.

2. Criterion 15. Application of information technology, employment of technological equipment in teaching and education

a) Qualified: Being able to use basic application software, technological equipment in teaching, education, and student management as prescribed; completing training courses, refreshers on application of information technology and employment of technological equipment in teaching and education as prescribed;

b) Good: Applying information technology and using digital learning materials in teaching and educational activities; updating and effectively using the software; employing technological equipment in teaching and educational activities;

c) Excellent: Guiding and supporting colleagues to improve their competence for information technology application; technological equipment employment in teaching and educational activities;

 

Chapter III

INSTRUCTIONS TO APPLY THE STANDARDIZED
TEACHER PROFESSIONALISM

 

Article 9. Requirements for the assessment based on the standardized teacher professionalism

1. Being conducted in an objective, comprehensive, fair and democratic manner.

2. Based on the qualities, competence and working history of the teachers in the specific conditions of the school and the respective locality.

3. Based on the attainment level of each criterion mentioned in Chapter II of this Regulation and authentic, appropriate proofs.

Article 10. Processes of assessing and classifying teachers based on the standardized teacher professionalism

1. Assessment process

a) A teacher shall assess his/herself based on the standardized teacher professionalism;

b) The general education institution shall collect opinions from colleagues in the professional team of the teacher who is assessed based on standardized teacher professionalism;

c) The head of the general education institution shall assess and announce the teacher assessment results based on the teacher’s self-assessment results, the opinions of the teacher’s colleagues and his/her actual performance of duties demonstrated by authentic, appropriate proofs.

2. Classification of assessment results

a) Attaining excellent standardized teacher professionalism: All the criteria must be attained at “Good” level or higher, of which at least two-thirds at “Excellent” level, and the criteria prescribed in Article 5 of this Regulation must be attained at “Excellent” level;

b) Attaining good standardized teacher professionalism: All the criteria must be attained at “Qualified” level or higher, of which at least two-thirds at “Good” level, and the criteria prescribed in Article 5 of this Regulation must be attained at “Good” level;

c) Attaining standardized teacher professionalism: All the criteria must be attained at “Qualified” level or higher;

d) Not yet attaining standardized teacher professionalism: Some criteria have not been attained (the teachers do not reach the attainment level of such criteria).

Article 11. Cycles of standardized teacher professionalism assessment

1. Teachers shall self-assess their standardized teacher professionalism once a year at the end of the school year.

2. Heads of general education institutions shall assess their teachers’ standardized teacher professionalism every two years at the end of the school year.

3. In special cases, with the consent of the superior management agencies, the schools may shorten the cycles of standardized teacher professionalism assessment.

Article 12. Key teachers in general education institutions

1. Criteria for recognition as key teachers in general education institutions

a) Being a teacher of a general education institution with at least 05 years of direct teaching experience at the same level until the time of recognition;

b) Attaining the standardized teacher professionalism at “Good” level or higher, in which the criteria prescribed in Article 5 of this Regulation must be attained at “Good” level;

c) Being capable of designing and teaching model lessons, organizing seminars, workshops, and refreshers on teaching and educational methods and techniques, innovative contents related to professional activities and skills, and fostering such skills of colleagues in the school or other schools in the respective locality;

d) Being capable of using foreign languages, applying information technology, employing technological equipment in teaching and education, building and developing digital learning materials, and fostering teachers’ skills;

e) Being willing to become a key general education teacher.

In case the number of teachers in a general education institution satisfying the criteria specified at Points a, b, c, d, e, Clause 1 of this Article is greater than that requested by the superior management agency, those who should be recognized as key general education teachers shall be selected based on with the following criteria: having the professional qualifications higher than the standards; attaining excellent standardized teacher professionalism; being recognized as excellent teachers at the provincial level or having particularly excellent achievements in teaching and education; having scientific and technical research products, innovative solutions in teaching and education that are recognized and widely used in schools and in the respective locality.

2. The process of selecting key teachers in a general education institution

a) The general education institution shall select and propose the teachers to be recognized as key general education teachers and report the results to the superior management agency;

b) The head of the district-level Division of Education and Training shall select and approve teachers on the list of key general education teachers based on their competence; report the list to the provincial-level Department of Education and Training;

c) The director of the provincial-level Department of Education and Training shall scrutinize and recognize the list of key general education teachers based on their competence; report the list to the Ministry of Education and Training upon request.

3. A key general education teacher shall:

a) Support and advise colleagues in the school or other schools in the respective locality to develop their professional qualities, competence, and skills in accordance with the standardized teacher professionalism, which should be suitable to the conditions of the schools and the locality;

b) Support and advise colleagues in the school or other schools in the respective locality on issues related to ensuring and improving the qualities of teaching and education for students; participate in compiling subject-specific documents and manuals (for teachers and students); organize and guide scientific research projects of students at the request of heads of general education institutions and management authorities;

c) Guide and support colleagues in the school or other schools in the respective locality with regard to activities related to the formulation and implementation of school education plans and course plans; the implementation of training courses and refreshers for teachers via the Internet; the improvement of professional competence for teachers in the school or other schools in the respective locality; participate in annual training courses and refreshers for teachers upon request of education authorities (at the district level, provincial level, and ministerial level);

d) Advise the authorities directly managing them on the development of school education plans suitable to the specific conditions of the respective locality in order to ensure the objectives and qualities of teaching, education and improvement of the teaching staff’s professional competence; participate in the organization of seminars, professional activities in the school or other schools in the respective locality as well as present professional reports at such events;

e) Connect and cooperate with institutions specialized in teacher training and improvement as well as research, application, and transfer of educational science (especially applicable pedagogical science).

 

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 13. Responsibilities of the Ministry of Education and Training

The Department of Teachers and Education Managers shall direct, guide and inspect the implementation of the provisions in this document; develop a plan for training, improving, and developing the teaching staff at general education institutions with the qualities and competence levels as required by the standardized teacher professionalism.

Article 14. Provincial-level Departments of Education and Training shall

1. Direct and organize the implementation of this Regulation in accordance with their jurisdictions; update and report to the Ministry of Education and Training the results of teacher assessment based on the standardized teacher professionalism before June 30 every year.

2. Develop and implement plans to train, improve and develop the training staff in general education institutions in accordance with their jurisdictions based on the results of standardized teacher professionalism assessment.

Article 15. District-level Divisions of Education and Training shall

1. Direct and organize the implementation of this Regulation with their jurisdictions; update and report to the respective provincial-level Departments of Education and Training the results of teacher assessment based on standardized teacher professionalism.

2. Develop and implement plans to train, improve and develop the training staff in general education institutions in accordance with their jurisdictions based on the results of standardized teacher professionalism assessment.

Article 16. Responsibilities of general education institutions

1. Heads of general education institutions shall direct and organize the assessment of teachers based on the standardized teacher professionalism; update and report to their superior management agencies the results of teacher assessment based on standardized teacher professionalism.

2. Develop and implement plans to train, improve and develop the training staff in general education institutions in accordance with their jurisdictions based on the results of standardized teacher professionalism assessment.

3. Advise their superior management agencies and local authorities on the management and training to improve the qualities, professional competence, and expertise of the teaching staff in general education institutions based on the results of standardized teacher professionalism assessment.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 20/2018/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 20/2018/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất