Thông tư 18/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 18/LĐTBXH-TT
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 18/LĐTBXH-TT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trần Đình Hoan |
Ngày ban hành: | 12/09/1996 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 18/LĐTBXH-TT
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 18/LĐTBXH-TT NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 1996 HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ DẠY NGHỀ
Thi hành Nghị định số 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về học nghề. Sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề theo Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ như sau:
I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC QUY HOẠCH HỆ THỐNG
CƠ SỞ DẠY NGHỀ
Thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề theo Điều 20 Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ nhằm:
1. Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng tỷ lệ người lao động được đào tạo trong tổng số lao động từ 10% lên 22-25% vào năm 2000, trong đó đào tạo nghề chiếm vị trí quan trọng.
2. Bảo đảm cân đối giữa nhu cầu học nghề của người lao động với khả năng dạy nghề của hệ thống cơ sở dạy nghề, đáp ứng lao động kỹ thuật cho các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG
CƠ SỞ DẠY NGHỀ
1. Phạm vi: Xuất phát từ mục đích quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề, để việc quy hoạch được sát hợp, lấy đơn vị quy hoạch là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở dạy nghề theo Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ.
2. Đối tượng: Các cơ sở dạy nghề thuộc đối tượng quy hoạch theo Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ gồm:
a. Cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp (Tổng công ty, công ty, xí nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế);
b. Cơ sở dạy nghề của các tổ chức:
- Cơ sở dạy nghề thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội nông dân Việt Nam; Hội cựu chiến binh Việt Nam v.v...;
- Cơ sở dạy nghề gắn với tạo việc làm thuộc các trung tâm dịch vụ việc làm;
c. Cơ sở dạy nghề của tư nhân.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH HỆ THỐNG
CƠ SỞ DẠY NGHỀ CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Việc quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề cần được sử dụng nhiều biện pháp:
1. Biện pháp hành chính để quyết định giải thể hoặc sáp nhập các cơ sở dạy nghề trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Biện pháp chính sách khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động của có sở dạy nghề để đẩy nhanh tiến độ quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề ở địa phương.
3. Biện pháp kinh tế thông qua đầu tư có trọng điểm cho các cơ sở dạy nghề nòng cột cơ sở dạy nghề đang hoạt động đúng mục tiêu và có triển vọng phát triển tốt để hệ thống cơ sở dạy nghề hoạt động có hiệu quả ngày càng cao.
IV. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ TIẾN HÀNH QUY HOẠCH HỆ THỐNG
CƠ SỞ DẠY NGHỀ CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh, thành phố Trung ương là nhằm đảm bảo cân đối giữa nhu cầu học nghề và khả năng dạy nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, để tiến hành quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề phải dựa vào những căn cứ sau:
1. Nhu cầu học nghề của người lao động theo đòi hỏi của các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từng năm 1996, 1997... đến năm 2000. Nhu cầu học nghề bao gồm: học nghề mới, học nghề lại và bồi dưỡng nghề. (Cách xác định nhu cầu học nghề tiến hành theo hướng dẫn tại phụ lục 1).
2. Nhu cầu học nghề của người lao động ngoài các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ
DẠY NGHỀ TRONG PHẠM VI TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. Kiểm soát, phân tích đánh giá năng lực dạy nghề của hệ thống cơ sở dạy nghề hiện có:
a. Số cơ sở dạy nghề hiện có;
b. Xác định năng lực dạy nghề của hệ thống cơ sở dạy nghề hiện có. (Cách xác định theo phụ lục 2);
c. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu học nghề của người học tại địa phương.
2 Xác định nhu cầu học nghề của người lao động theo đòi hỏi của các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (Cách xác định theo phụ lục 1).
3. Xác định số cơ sở dạy nghề trong quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động theo đòi hỏi của các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của người lao động ngoài các chương trình, kế hoạch này:
a. Xác định lưu lượng người học trung bình của mỗi nghề;
b. Xác định số cơ sở dạy nghề dự tính cho từng nghề;
c. Xác định số cơ sở dạy nghề cần có trong quy hoạch: Sắp xếp các nghề dạy trong mỗi cơ sở dạy nghề giữa các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, của các tổ chức, của trung tâm dịch vụ việc làm và của tư nhân trong hệ thống cơ sở dạy nghề để có số cơ sở dạy nghề theo quy hoạch ít nhất, chất lượng dạy tốt nhất, năng lực dạy cao nhất.
4. Đối chiếu hệ thống cơ sở dạy nghề hiện có với hệ thống cơ sở dạy nghề trong quy hoạch đến năm 2000.
a. Mức độ đáp ứng nhu cầu học nghề của hệ thống cơ sở dạy nghề hiện có;
b. Số cơ sở dạy nghề cần mở thêm để đáp ứng nhu cầu học nghề theo quy hoạch từng năm từ năm 1997 đến năm 2000;
c. Số cơ sở dạy nghề không đáp ứng nhu cầu học nghề của người học;
d. Số cơ sở dạy nghề cần mở rộng quy mô, nâng cao năng lực dạy nghề;
e. Số cơ sở dạy nghề cần điều chỉnh nhiệm vụ dạy nghề, số nghề dạy giữa các cơ sở dạy nghề trong hệ thống cơ sở dạy nghề.
5. Tính toán các điều kiện để thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề:
a. Tính tổng số tiền cần có để đầu tư cho các cơ sở dạy nghề theo quy hoạch từng năm từ năm 1997 đến năm 2000;
b. Số giáo viên và cán bộ quản lý cần có cho các cơ sở dạy nghề theo quy hoạch từng năm từ 1997 đến năm 2000;
c. Kế hoạch đầu tư để xây dựng hệ thống cơ sở dạy nghề theo quy hoạch từng năm từ 1997 đến 2000:
- Đầu tư cho những cơ sở dạy nghề nòng cột,
- Hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề đang hoạt động đúng mục tiêu và có triển vọng phát triển tốt.
(Cách xác định theo phụ lục 3).
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề theo Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ là vấn đề liên quan chặt chẽ với nội dung các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2000, đòi hỏi nhiều sự đóng góp của các Ban, ngành, Sở, có sự hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Trước khi lập kế hoạch tiến hành quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề theo Thông tư này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải hoàn thành việc kiểm soát, đánh giá hệ thống hiện có tại địa phương theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch cụ thể, tiến độ triển khai việc quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từng năm từ năm 1997 đến năm 2000. Chậm nhất đến 31/3/1997 hoàn thành dự án quy hoạch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Thông tư này có hiệu lực ngày ký. Bãi bỏ các văn bản trước đây trái với Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở dạy nghề phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu giải quyết.
PHỤ LỤC 1
(Kèm theo Thông tư số
18/LĐTBXH-TT ngày 12/9/1996
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CÁCH XÁC ĐỊNH
NHU CẦU
HỌC NGHỀ CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - Xà HỘI TỈNH (THÀNH PHỐ)........ NĂM......
I. XÁC ĐỊNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - Xà HỘI SẼ ĐƯỢC ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở TỈNH
(THÀNH PHỐ) VÀO NĂM.....
1. Chương trình A.
2. Chương trình B.
3. v.v...
II. DỰA VÀO MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH, XÁC ĐỊNH
NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Xác định số lao động cần có của chương trình.
2. Số đơn vị sản xuất của chương trình.
3. Công nghệ sẽ sử dụng trong đơn vị sản xuất và trong chương trình.
4. Xác định số nghề người lao động cần học trong mỗi đơn vị sản xuất và trong chương trình.
5. Xác định số lao động cần học của mỗi nghề và các nghề trong chương trình, bao gồm: học nghề mới, học nghề lại, bồi dưỡng nghề.
III. XÁC ĐỊNH NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA TỈNH (THÀNH PHỐ) NĂM.........
1. Xác định nhu cầu lao động của tất cả các chương trình.
2. Các nghề cần đào tạo trong tất cả các chương trình.
3. Nhu cầu học nghề của người lao động của mỗi nghề trong tất cả các chương trình, bao gồm: số học nghề mới, học nghề lại, bồi dưỡng nghề.
4. Xác định nhu cầu học nghề của người lao động của tất cả các ghề trong tất cả các chương trình, bao gồm: số học nghề mới, học nghề lại và bồi dưỡng nghề.
5. Xác định số lao động cần học nghề của những người di chuyển tự do đến tỉnh (thành phố) làm việc.
6. Xác định số lao động cần học nghề của những người ngoài các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Xác định nhu cầu học nghề của tổng số người lao động cần học nghề của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, của người di chuyển tự do đến tỉnh làm việc, của người ngoài các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
MẪU SỐ 1
THEO T.T: 18/LĐTBXH NGÀY 12/9/1996
BẢNG THỐNG KÊ
NHU CẦU
HỌC NGHỀ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - Xà HỘI TỈNH (THÀNH PHỐ)..... NĂM......
|
|
|
Công |
Số |
Số lao |
Nhu cầu học nghề trong đơn vị sản xuất |
|
|||||||||||
S |
Tên |
Đơn |
nghệ |
nghề |
động |
Nghề A |
Nghề B |
Nghề C |
Nghề D |
Ghi |
||||||||
TT |
chương trình |
vị sản xuất |
sự dụng |
trong đơn vị sản xuất |
cần học nghề |
Học nghề mới |
Học nghề lại |
Bồi dưỡng nghề |
Học nghề mới |
Học nghề lại |
Bồi dưỡng nghề |
Học nghề mới |
Học nghề lại |
Bồi dưỡng nghề |
Học nghề mới |
Học nghề lại |
Bồi dưỡng nghề |
chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2
(KÈM THEO
THÔNG TƯ SỐ 18/LĐTBXH-TT NGÀY 12/9/1996
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI)
PHÂN
TÍCH, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY NGHỀ CỦA HỆ THỐNG
CƠ SỞ DẠY NGHỀ HIỆN CÓ CỦA TỈNH (THÀNH PHỐ)......... NĂM........
I. Xác định số cơ sở dạy nghề hiện có của tỉnh
1. Tổng số cơ sở dạy nghề hiện có.
2. Số cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp.
3. Số cơ sở dạy nghề của các tổ chức: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Hội phụ nữ Việt Nam; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội cựu chiến binh v.v...
4. Số cơ sở dạy nghề của các trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập trên cơ sở Quyết định 146/LĐTBXH-QĐ ngày 17/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Số cơ sở dạy nghề của tư nhân.
- Ngoài các đối tượng trên có tính đến các cơ sở dạy nghề của ngành giáo dục - đào tạo và trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã.
II. Xác định năng lực dạy nghề của hệ thống cơ sở dạy nghề hiện có
1. Số nghề và tên các nghề đang dạy tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh (thành phố).
2. Số người học theo từng nghề, tại các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp; của các tổ chức; của trung tâm dịch vụ việc làm; của tư nhân theo các dạng, học nghề mới, học nghề lại, bồi dưỡng nghề.
Ngoài ra còn tính đến số người học các nghề tại trường nghề chính quy và cơ sở dạy nghề của ngành giáo dục đào tạo sẽ làm việc theo các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (thành phố) từng năm từ năm 1997 đến năm 2000.
3. Sử dụng năng lực dạy nghề của mỗi cơ sở dạy nghề.
- Sử dụng hết năng lực dạy nghề.
- Sử dụng chưa hết năng lực dạy nghề.
- Sử dụng quá năng lực dạy nghề.
4. Xác định lưu lượng người học trung bình của mỗi nghề trong các nghề đã dạy qua các cơ sở dạy nghề của tỉnh.
5. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu học nghề của người học tại địa phương.
- Những nghề đáp ứng nhu cầu người học.
- Những nghề chưa đáp ứng nhu cầu người học.
MẪU SỐ 2
THEO T.T: 18/LĐTBXH NGÀY 12/9/1996
PHÂN
TÍCH, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY NGHỀ CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ DẠY NGHỀ HIỆN CÓ
CỦA TỈNH (THÀNH PHỐ)........... NĂM........
S |
|
Loại Cơ sở dạy nghề |
Dạy nghề |
Dạy nghề
của |
Dạy nghề của trung tâm DVVL |
Dạy nghề tư nhân |
|
|||||||||||
TT |
Nội dung |
Của doanh nghiệp |
Của các tổ chức |
Của TTDVVL |
Của tư nhân |
Học nghề mới |
Học nghề lại |
Bồi dưỡng nghề |
Học nghề mới |
Học nghề lại |
Bồi dưỡng nghề |
Học nghề mới |
Học nghề lại |
Bồi dưỡng nghề |
Học nghề mới |
Học nghề lại |
Bồi dưỡng nghề |
chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
1 |
Số cơ sở dạy nghề |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tổng số người học nghề |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghề A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghề B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghề C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Số cơ sở dạy nghề: Ghi cột 3, 4, 5, 6.
PHỤ LỤC 3
(KÈM THEO
THÔNG TƯ SỐ 18/LĐTBXH-TT NGÀY 12/9/1996
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI)
TÍNH TOÁN
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
HỆ THỐNG CƠ SỞ DẠY NGHỀ
1. Tính tổng số tiền cần có đầu tư cho các cơ sở dạy nghề theo quy hoạch từng năm từ năm 1997 đến năm 2000. Số tiền đầu tư tính cho một cơ sở dạy nghề mới mở hoặc mở rộng quy mô nâng cao năng lực dạy nghề dựa theo các căn cứ chính sau:
- Các nghề nhận dạy của cơ sở dạy nghề;
- Trình độ nghề cao nhất có thể dạy được;
- Thiết bị máy móc để dạy nghề;
- Cơ sở nhà, xưởng;
- Nguyên, vật liệu dùng cho dạy nghề và thực tập.
2. Tính nhu cầu giáo viên và cán bộ quản lý cần có cho cơ sở dạy nghề:
- Số lượng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề;
- Trình độ học vấn của giáo viên và trình độ quản lý của cán bộ;
- Tiền lương trả cho giáo viên và cán bộ quản lý;
- Chi phí hành chính đảm bảo cho hoạt động của cơ sở dạy nghề;
- Các khoản chi khác.
3. Kế hoạch đầu tư cho các cơ sở dạy nghề:
- Mức độ, tiến độ đầu tư cho các cơ sở dạy nghề nòng cột: mở cơ sở dạy nghề mới; mở rộng quy mô nâng cao năng lực dạy nghề cho cơ sở dạy nghề hiện có.
- Mức độ, tiến độ đầu tư hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề đang hoạt động đúng mục tiêu có triển vọng phát triển tốt theo các hạng mục: cơ sở nhà, xưởng, thiết bị máy móc; giáo viên; cán bộ quản lý v.v...
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây