Thông tư 04/2019/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng Giáo sư

thuộc tính Thông tư 04/2019/TT-BGDĐT

Thông tư 04/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2019/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phùng Xuân Nhạ
Ngày ban hành:28/03/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Mỗi ngành giới thiệu tối đa 03 ứng viên Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước

Ngày 28/03/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư 04/2019/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở.

Theo đó, trình tự bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước như sau:

Trước hết, Hội đồng Giáo sư ngành ở nhiệm kỳ trước giới thiệu ứng viên Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Số lượng ứng viên giới thiệu tối đa bằng số lượng thành viên của Hội đồng Giáo sư ngành của nhiệm kỳ trước.

Tiếp theo, cơ sở giáo dục đại học giới thiệu ứng viên Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước và tóm tắt lý lịch khoa học. Mỗi ngành giới thiệu tối đa 03 ứng viên. Nhà giáo, nhà khoa học đang giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học được giới thiệu ứng viên thông qua hình thức trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Cuối cùng, Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ tổng hợp danh sách ứng viên trình Thường trực Hội đồng Giáo sư Nhà nước thống nhất danh sách Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Văn phòng sẽ phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 13/05/2019.

Từ ngày 15/5/2020, Thông tư này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2020/TT-BGDĐT.

Xem chi tiết Thông tư04/2019/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

Số: 04/2019/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2019

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ NHÀ NƯỚC, CÁC HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ NGÀNH, LIÊN NGÀNH VÀ HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ CƠ SỞ

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 5 năm 2019.
Thông tư này thay thế Thông tư số 25/2013/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở và Thông tư số 05/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 25/2013/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước; Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học; các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cục Kim tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Hội đồng Giáo sư nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Cng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD.

BỘ TRƯỞNG





Phùng Xuân Nhạ

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ NHÀ NƯỚC, CÁC HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ NGÀNH, LIÊN NGÀNH VÀ HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2019/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành (sau đây gọi là Hội đồng Giáo sư ngành) và Hội đồng Giáo sư cơ sở.
2. Quy chế này áp dụng đối với Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở (sau đây gọi là các Hội đồng Giáo sư), các đại học, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu được phép đào tạo tiến sĩ (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc của các Hội đồng Giáo sư
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 18 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (sau đây viết tắt là Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg).
2. Trao đổi, thảo luận công khai, dân chủ để quyết nghị những vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội đồng Giáo sư.
Điều 3. Tiêu chuẩn thành viên của các Hội đồng Giáo sư
1. Thành viên các Hội đồng Giáo sư là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng ở các cơ sở giáo dục đại học; cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
2. Thành viên Hội đồng Giáo sư không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều này hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng Giáo sư quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm người thay thế.
Điều 4. Thanh tra, kiểm tra
1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng Giáo sư cơ sở tại cơ sở giáo dục đại học thành lập Hội đồng.
2. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kiểm tra hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của các Hội đồng Giáo sư; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Xử lý vi phạm
Tập thể, cá nhân để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá hình xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ NHÀ NƯỚC
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giáo sư nhà nước
1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
2. Thông qua kế hoạch xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư hàng năm do Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước đề xuất.
3. Hàng năm, bổ sung và cập nhật những nội dung cần thiết, phù hợp với thực tiễn vào các biểu mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
4. Tư vấn cho Chủ tịch Hội đồng trong xác định ngành, chuyên ngành đặc thù; xác định danh mục tạp chí khoa học, nhà xuất bản quốc tế được tính điểm và danh mục tạp chí khoa học, nhà xuất bản có uy tín cho các nhóm ngành; định hướng việc đánh giá chất lượng và phát triển các tạp chí khoa học trong nước.
5. Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư và chất lượng đào tạo tiến sĩ.
Điều 7. Cơ cấu tổ chức và trình tự bổ nhiệm ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước
1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Giáo sư nhà nước gồm Thường trực hội đồng và các Ủy viên. Thường trực hội đồng gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký và các Phó chủ tịch khác do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
2. Số lượng Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước đảm bảo đủ theo số lượng Hội đồng Giáo sư ngành và do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước bổ nhiệm.
3. Trình tự bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước:
a) Hội đồng Giáo sư ngành ở nhiệm kỳ trước giới thiệu ứng viên Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước (Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này) và tóm tắt lý lịch khoa học (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này). Số lượng ứng viên giới thiệu tối đa bằng số lượng thành viên của Hội đồng Giáo sư ngành của nhiệm kỳ trước;
b) Cơ sở giáo dục đại học giới thiệu ứng viên Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước (Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này) và tóm tắt lý lịch khoa học (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này). Mỗi ngành giới thiệu tối đa 03 (ba) ứng viên;
c) Nhà giáo, nhà khoa học đang giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học được giới thiệu ứng viên thông qua hình thức trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước. Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước chỉ đạo xây dựng phương án giới thiệu trực tuyến phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể hàng năm;
d) Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước tổng hợp danh sách ứng viên được giới thiệu từ các nguồn nêu tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trình Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước thống nhất danh sách Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước;
đ) Căn cứ ý kiến thống nhất của Thường trực hội đồng, Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước;
e) Danh sách thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên được công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.
4. Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước được điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước
1. Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
2. Thông qua kế hoạch công tác của các Hội đồng Giáo sư trước khi trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt.
3. Đánh giá và quyết nghị miễn nhiệm những Ủy viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm trong thi hành nhiệm vụ; nhận xét, lựa chọn và quyết nghị việc điều chỉnh, bổ sung ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước theo quy định. Thông qua danh sách ứng viên đủ điều kiện bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước và thành viên các Hội đồng Giáo sư ngành.
4. Tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các Hội đồng Giáo sư.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước
1. Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
2. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác của Hội đồng Giáo sư nhà nước và các Hội đồng Giáo sư ngành.
3. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát hoạt động của các Hội đồng Giáo sư ngành và các Hội đồng Giáo sư cơ sở.
4. Thay mặt Hội đồng ký các quyết định và Giấy công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư theo nghị quyết của Hội đồng Giáo sư nhà nước.
5. Tham gia các hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước với tư cách là thành viên Hội đồng.
6. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước
1. Thực hiện nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Thay mặt Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước giải quyết công việc thường xuyên của Hội đồng và những việc có liên quan khác khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
3. Tổ chức, hướng dẫn việc thành lập Hội đồng Giáo sư ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở. Tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của các Hội đồng Giáo sư ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở.
4. Tổ chức, triển khai đánh giá chất lượng của các tạp chí khoa học và nhà xuất bản trong danh mục tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước phục vụ công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
5. Chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa công tác hành chính của Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước và các Hội đồng Giáo sư ngành; chỉ đạo xây dựng và triển khai phương án giới thiệu trực tuyến ứng viên tham gia Hội đồng Giáo sư nhà nước và các Hội đồng Giáo sư ngành.
6. Xây dựng kế hoạch công tác và dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành và Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước.
7. Trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức và người lao động hợp đồng làm việc tại Văn phòng theo quy định của pháp luật.
8. Tham gia các hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước với tư cách thành viên của Hội đồng.
9. Được hưởng lương và phụ cấp trách nhiệm chuyên trách Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước
1. Thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng Giáo sư nhà nước theo phân công của Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước.
2. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng giải quyết các công việc của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước ủy quyền.
3. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được giao phụ trách.
4. Tham gia các hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước với tư cách thành viên của Hội đồng.
5. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước
1. Giải quyết công việc của Hội đồng Giáo sư nhà nước theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
2. Tham gia công việc của Hội đồng Giáo sư nhà nước với tư cách thành viên Hội đồng.
3. Được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước giao nhiệm vụ và bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
4. Tổ chức xây dựng phương hướng hoạt động và xác định các nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến Hội đồng Giáo sư ngành được phân công phụ trách phù hợp với Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg và Quy chế này, báo cáo Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước thông qua và tổ chức thực hiện.
5. Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Hội đồng Giáo sư ngành được phân công theo quy định.
6. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ NGÀNH
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giáo sư ngành
1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
2. Thu nhận hồ sơ của ứng viên thuộc ngành được phân công đảm nhiệm do Hội đồng Giáo sư nhà nước chuyển giao.
3. Thẩm định hồ sơ của ứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 19 và Điều 22 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
4. Xét tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của ứng viên theo quy định tại Điều 19 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
5. Triển khai thực hiện kế hoạch công tác của Hội đồng Giáo sư ngành đã được Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước thông qua.
6. Tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công việc của Hội đồng Giáo sư ngành, báo cáo Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước.
7. Xét hủy bỏ công nhận chức danh hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư đối với các đối tượng quy định tại Điều 29 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg thuộc ngành, liên ngành được giao đảm nhiệm.
8. Tư vấn và giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định luận án tiến sĩ phù hợp với ngành, chuyên ngành của Hội đồng Giáo sư ngành khi có yêu cầu.
Điều 14. Cơ cấu tổ chức và trình tự thành lập, bổ nhiệm thành viên Hội đồng Giáo sư ngành
1. Hội đồng Giáo sư ngành có từ 07 (bảy) đến 15 (mười lăm) thành viên, bao gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên do Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước quyết định thành lập và bổ nhiệm căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ hàng năm.
2. Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành là Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước.
3. Số lượng thành viên của cùng một cơ sở giáo dục đại học tham gia trong một Hội đồng Giáo sư ngành không quá 03 (ba) người.
4. Ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư thì trong năm đó không tham gia Hội đồng Giáo sư ngành.
5. Trình tự bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Giáo sư ngành:
a) Trình tự giới thiệu thành viên Hội đồng Giáo sư ngành thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 7 Quy chế này, có thể thực hiện độc lập hoặc kết hợp khi giới thiệu ứng viên Hội đồng Giáo sư nhà nước.
b) Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước tổng hợp danh sách ứng viên được giới thiệu từ các nguồn nêu tại điểm a khoản 5 Điều này trình Thường trực hội đồng Giáo sư nhà nước thống nhất danh sách thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, Phó chủ tịch và Thư ký Hội đồng;
c) Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước căn cứ ý kiến thống nhất của Thường trực hội đồng Giáo sư nhà nước trình Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước xem xét, quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư ngành, bổ nhiệm Phó chủ tịch, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên.
6. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước bổ nhiệm đặc cách một số thành viên Hội đồng Giáo sư ngành phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Hội đồng.
7. Danh sách thành viên Hội đồng Giáo sư ngành và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên được công bố công khai, cập nhật thường xuyên trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.
8. Kinh phí hoạt động của Hội đồng Giáo sư ngành do Hội đồng Giáo sư nhà nước chi trả.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành
1. Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành tham gia Hội đồng Giáo sư nhà nước và thực hiện nhiệm vụ với tư cách Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước nêu tại Điều 12 Quy chế này.
2. Chủ trì các kỳ họp của Hội đồng Giáo sư ngành.
3. Chủ trì xét tiêu chuẩn của ứng viên và giải quyết công việc của Hội đồng Giáo sư ngành theo quy định.
4. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước và trước pháp luật về hoạt động của Hội đồng Giáo sư ngành.
5. Tham gia các hoạt động của Hội đồng Giáo sư ngành với tư cách thành viên Hội đồng.
6. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành
1. Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành.
2. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành giải quyết các công việc khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
3. Tham gia các hoạt động của Hội đồng Giáo sư ngành với tư cách thành viên Hội đồng.
4. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng Giáo sư ngành
1. Giải quyết các công việc của Hội đồng Giáo sư ngành theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành. Xây dựng hồ sơ báo cáo Hội đồng Giáo sư nhà nước kết quả xét của Hội đồng Giáo sư ngành.
2. Tham gia các hoạt động của Hội đồng Giáo sư ngành với tư cách thành viên Hội đồng.
3. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Hội đồng Giáo sư ngành
1. Giải quyết công việc của Hội đồng Giáo sư ngành theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
2. Tham gia các hoạt động của Hội đồng Giáo sư ngành với tư cách thành viên Hội đồng.
3. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ CƠ SỞ
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giáo sư cơ sở
1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 12 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
2. Phối hợp với cơ sở giáo dục đại học xây dựng giải pháp công khai hoạt động của Hội đồng Giáo sư cơ sở và hồ sơ của ứng viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
3. Phối hợp với Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện hồ sơ, báo cáo kết quả xét lên Hội đồng Giáo sư nhà nước để thẩm định và xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
4. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Cơ cấu tổ chức và trình tự thành lập, bổ nhiệm thành viên Hội đồng Giáo sư cơ sở
1. Cơ cấu tổ chức và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
2. Chủ tịch Hội đồng Giáo sư cơ sở có ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư phải có chức danh giáo sư.
3. Hội đồng Giáo sư cơ sở được sử dụng con dấu của cơ sở giáo dục đại học thành lập Hội đồng.
4. Ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư thì trong năm đó không tham gia Hội đồng Giáo sư cơ sở.
Điều 21. Điều kiện thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở
1. Cơ sở giáo dục đại học có ứng viên là giảng viên cơ hữu đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư và có nhu cầu thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở.
2. Cơ sở giáo dục đại học đã hoàn thành ít nhất 03 (ba) khóa đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ.
3. Năm trước liền kề với năm thành lập Hội đồng, cơ sở giáo dục đại học không vi phạm các quy định về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.
4. Cơ sở giáo dục đại học có tối thiểu 09 (chín) giảng viên cơ hữu có chức danh giáo sư, phó giáo sư. Để có đủ số lượng thành viên theo quy định, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có thể mời giáo sư, phó giáo sư ở trong và ngoài nước đang tham gia giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học tham gia Hội đồng Giáo sư cơ sở. Số lượng thành viên mời không quá 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên Hội đồng.
Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Giáo sư cơ sở
1. Chủ trì các kỳ họp và giải quyết công việc của Hội đồng Giáo sư cơ sở quy định tại Điều 12 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước và người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng.
3. Tham gia các công việc của Hội đồng Giáo sư cơ sở với tư cách thành viên Hội đồng.
4. Giải trình và báo cáo Hội đồng Giáo sư nhà nước, Hội đồng Giáo sư ngành về các nội dung liên quan đến hoạt động của Hội đồng Giáo sư cơ sở khi cần thiết.
5. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư cơ sở
1. Thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng Giáo sư cơ sở theo phân công của Chủ tịch hội đồng.
2. Thay mặt Chủ tịch hội đồng Giáo sư cơ sở giải quyết các công việc khi được Chủ tịch hội đồng ủy quyền.
3. Tham gia các công việc của Hội đồng Giáo sư cơ sở với tư cách thành viên Hội đồng.
4. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng Giáo sư cơ sở
1. Thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các công việc của Hội đồng Giáo sư cơ sở theo sự phân công của Chủ tịch hội đồng Giáo sư cơ sở.
1. Thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các công việc của Hội đồng Giáo sư cơ sở theo sự phân công của Chủ tịch hội đồng Giáo sư cơ sở.
2. Phụ trách tổ giúp việc (nếu cần thiết) do người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học thành lập theo đề nghị của chủ tịch Hội đồng.
3. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ của ứng viên, phân loại theo ngành và báo cáo Chủ tịch hội đồng Giáo sư cơ sở.
4. Tham gia công việc của Hội đồng Giáo sư cơ sở với tư cách thành viên Hội đồng.
5. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Hội đồng Giáo sư cơ sở
1. Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch hội đồng Giáo sư cơ sở.
2. Tham gia công việc của Hội đồng Giáo sư cơ sở với tư cách thành viên Hội đồng.
3. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật./.

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2019/TT-BGDĐT ngày 28 tháng năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Mẫu số 01

...............(1) ...............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH

ỨNG VIÊN THAM GIA HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ

TT

Họ và tên

Năm sinh

Năm bổ nhiệm Phó giáo sư (PGS)/ Giáo sư (GS)

Đơn vị công tác

Ghi chú

PGS

GS

Ngành

 

 

1

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

 

2

Nguyễn Văn B

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

(Danh sách này gồm ...(2)... ứng viên)

 

.......(3) ......., ngày ..... tháng ..... năm .....
Thay mặt Hội đồng giáo sư ngành
(ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú

(1) Hội đồng Giáo sư ngành

(2) Tổng số ứng viên trong danh sách

(3) Địa danh.

Mẫu số 02

...............(1) ...............
...............(1) ...............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH

ỨNG VIÊN THAM GIA HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ

TT

Họ và tên

Năm sinh

Năm bổ nhiệm Phó giáo sư (PGS)/ Giáo sư (GS)

Đơn vị công tác

Ghi chú

PGS

GS

Ngành

 

 

1

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

 

2

Nguyễn Văn B

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

(Danh sách này gồm ...(3)... ứng viên)

 

.......(4) ......., ngày ..... tháng ..... năm .....
Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học
(ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Cơ quan chủ quản

(2) Tên cơ sở giáo dục đại học

(3) Tng số ứng viên trong danh sách

(4) Địa danh.

Mẫu số 03

TÓM TẮT LÝ LỊCH KHOA HỌC ỨNG VIÊN THAM GIA HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ

1. Họ và tên:

2. Năm sinh:

3. Chức vụ và cơ quan công tác hiện nay:

4. Năm được bổ nhiệm Giáo sư (hoặc Phó giáo sư):

Ngành:                                              Chuyên ngành:

5. Danh hiệu trong nước và quốc tế:

6. Số công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học:

Trong đó:

- ISI hoặc/và Scopus:                   (5 năm gần đây:           )

- Tạp chí nước ngoài khác:          (5 năm gần đây:           )

7. Số sáng chế, giải pháp hữu ích:

Trong đó, quốc tế:                        (5 năm gần đây:           )

8. Số sách chuyên khảo và giáo trình đã xuất bản:

Trong đó:

- 5 năm gần đây:

- Do Nhà xuất bản nước ngoài, Nhà xuất bản cp Quốc gia, Bộ và tương đương xuất bản:

9. Tổng số trích dẫn (nếu có):                                             Chỉ số hindex (nếu có):

10. Giải thưởng KH&CN quốc tế, quốc gia hoặc tương đương:

11. Bài báo khoa học tiêu biểu (Liệt kê tối đa 10 bài báo tiêu biểu trong cả quá trình, kèm theo chỉ số trích dẫn của bài báo và chỉ số ảnh hưởng của tạp chí, nếu có):

12. Sách chuyên khảo và giáo trình tiêu biểu (Liệt kê tối đa 5 sách và/hoặc giáo trình tiêu biểu trong cả quá trình, kèm theo chỉ số trích dẫn, slần tái bản, nếu có):

13. Kết quả nghiên cứu khoa học tiêu biểu trong 5 năm gần đây (Liệt kê tối đa 5 công trình khoa học tiêu biểu trong 5 năm gần đây (bài báo khoa học và/hoặc sách chuyên khảo; sáng chế, giải pháp hữu ích; giải thưởng...):

14. Các hoạt động cộng đồng hiện nay (Lãnh đạo các hiệp hội khoa học, kỹ thuật trong nước và quốc tế; Ban biên tập tạp chí khoa học,...):

 

ng viên
(ký và ghi rõ họ tên)

nhayMẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 04/2019/TT-BGDĐT được thay thế bằng Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BGDĐT theo quy định tại Khoản 3 Điều 1.nhay
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF
EDUCATION AND TRAINING
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 04/2019/TT-BGDDT

Hanoi, March 28, 2019

 

CIRCULAR
Promulgating the Regulation on organization and operation of The State Council for Professor Title, Councils for Professor Title in Specialty and Interdisciplinarity, and Grassroots-level Councils of Professor Title

Pursuant to the Government s Decree No.69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 promulgating the functions, tasks, authorities and organization of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government s Decree No.75/2006/ND-CP dated August 2, 2006 detailing and guiding the implementation of a number of articles in Law on Education; theGovernment’s Decree No.31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 amending and supplementing a number of articles in Decree No.75/2006/ND-CP; theGovernment’s Decree 07/2013 / ND-CP dated January 9, 2013 amending Point b, Clause 13, Article 1 of Decree No.31/2011/ND-CP;

Pursuant to the Prime Minister  s Decision No. 37/2018/QD-TTg dated August 31, 2018 on standards and procedures for consideration of recognition of accreditation and appointment to professor or associate professor title; procedures for cancellation of recognition and removal of professor or associate professor title;

At the proposal of the Director of the Teachers and Educational Managers Department;

The Minister of Education and Training issues a Circular promulgating the Regulation on organization and operation of the State Council for Professor Title, Councils for Professor Title in Specialty and Interdisciplinarity, and Grassroots-level Councils of Professor Title.

Article 1.The Regulation on organization and operation of the State Council for Professor Title, Councils for Professor Title in Specialty and Interdisciplinarity, and Grassroots-level Councils of Professor Title is promulgated with this Circular.

Article 2. This Circular takes effect from May 13, 2019.

This Circular replaces Circular No.25/2013/TT-BGDDT dated July 15, 2013 of the Minister of Education and Training promulgating the Regulation on organization and operation of the State Council for Professor Title, Councils for Professor Title in Specialty and Interdisciplinarity, and Grassroots-level Councils of Professor Title and Circular No.05/2014/TT-BGDDT dated February 28, 2014 amending and supplementing a number of articles of the Regulation on organization and operation of The State Council for Professor Title, Councils for Professor Title in Specialty and Interdisciplinarity, and Grassroots-level Councils of Professor Title promulgated with Circular No.25/2013/TT-BGDDT dated July 15, 2013 of the Minister of Education and Training.

Article 3. Chief of the Ministerial Office, Director of Teachers and Educational Managers Department, Heads of relevant units under Ministry of Education and Training; Chairpersons of the State Council for Professor Title; Heads of the tertiary education institutions; related parties and individuals shall take responsibilities for implementing this Circular./.

THE MINISTER

(Signed)

Phung Xuan Nha

 



 

MINISTRY OF
EDUCATION AND TRAINING
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
---------------

 

REGULATION
On organization and operation of The State Council for Professor Title, Councils for Professor Title in Specialty and Interdisciplinarity, and Grassroots-level Councils of Professor Title
 
(Promulgated in Circular No.04/2019/TT-BGDDT dated May 13, 2019 
of the Minister of Education and Training)

--------------------------

Chapter I 
GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Regulation prescribes the organization and operation of the State Council for Professor Title, Councils for Professor Title in Specialty and Interdisciplinarity (hereinafter referred to as Councils for Professor Title in Specialty) and Grassroots-level Councils for Professor Title.

2. This Regulation applies to the Council of State Professors, Councils for Professor Title in Specialty and Grassroots-level Councils for Professor Title (hereinafter referred to as Councils for Professor Title), universities, academies, colleges, research institutes which are allowed to undertake doctoral training (hereinafter referred to as tertiary education institutions) and related organizations and individuals.

Article 2. Operational principles of the Councils for Professor Title

1. Comply with the provisions of Article 18 of the Prime Minister s Decision No. 37/2018/QD-TTg dated August 31, 2018 onstandards and procedures forconsideration of recognition of accreditation and appointment to professor or associate professor title; procedures for cancellation of recognition and removal of professor or associate professor title (hereinafter referred to as Decision No. 37/2018/QD-TTg).

2. Openly and democratically discuss on decision of issues related to the activities of the Councils for Professor Title.

Article 3. Membership standards of Councils for Professor Title

1. Members of Councils of Professor Title are official and visiting lecturers at tertiary education institutions or practice centers of tertiary education institutions in the health sector of Vietnam, who meeting the standards prescribed in Article 17 of Decision No.37/2018/QD-TTg.

2. For the members of the Councils for Professor Title who no longer meet the standards prescribed in this Article or receive disciplinary warnings or more severe disciplinary actions, the competent authorities that set up Councils of Professor Title shall cancel their membership and appoint the substitutes.

Article 4. Inspection

1. Heads of the tertiary education institutions shall inspect and supervise the consideration of recognition of accreditation to professor or associate professor title of Grassroots-level Councils for Professor Title at the tertiary education institutions where the Council are established.

2. Inspectors of the Ministry of Education and Training assume the prime responsibilities and coordinate with relevant units under the Ministry of Education and Training to inspect and supervise the consideration of recognition of accreditation to professor or associate professor title of Grassroots-level Councils for Professor Title; to settle complaints and denunciations according to law provisions.

Article 5. Handling of violations

Organizations and individuals who make wrongdoings or violations in the process of consideration of recognition of accreditation and appointment to professor or associate professor title; cancellation of recognition and removal of professor or associate professor title shall be handled according to law provisions.

Chapter II 
ORGANIZATION AND OPERATION OF THE STATE COUNCIL
FOR PROFESSOR TITLE

Article 6. Tasks and powers of the State Council for Professor Title

1. Perform the duties prescribed in Article 14 of Decision No.37/2018/QD-TTg.

2. Adopt annual plans of consideration of recognition of accreditation and appointment to professor or associate professor title proposed by the Office of the State Council for Professor Title.

3. Annually, supplement and update the necessary contents for the forms in the Appendices issued together with Decision No.37/2018/QD-TTgin consistency with the reality.

4. Advise the Chairpersons of the Councils in identifying specific branches and specialties; identifying lists of scoring scientific journals, international publishers and prestigious scientific journals and publishers for sectors; directing the quality assessment and development of domestic scientific journals.

5. Participate in developing mechanisms and policies as well as propose solutions to develop the contingent of professors and associate professors and improve the quality of doctoral training.

Article 7. Organizational structure and order of membership appointment of the State Council for Professor Title

1. The organizational structure of the Council of State Professors consists of the Standing Committee and other members. The Council s Standing Committee includes the Chairperson, the Deputy Chairperson cum Secretary General and other Deputy Chairpersons appointed by the Prime Minister.

2. The number of members of the State Council for Professor Title shall be in accordance with the number of Councils for Professor Title in Specialty and they shall be appointed by the Minister of Education and Training - Chairperson of the State Council for Professor Title.

3. Order of membership appointment of the State Council for Professor Title:

a) Councils for Professor Title in Specialty in the previous term shall introduce member candidates for the State Council for Professor Title (Form No.01 in the Appendices attached to this Regulation) and summarize their scientific backgrounds (Form No.03 in the Appendices attached to this Regulation). The maximum number of candidates is equal to the number of members of Councils for Professor Title in Specialty of the previous term;

b) Tertiary education institutions shall introduce member candidates for the State Council for Professor Title (Form No.02 in the Appendices attached to this Regulation) and summarize their scientific backgrounds (Form No.03 in the Appendices attached to this Regulation). Each specialty shall introduce up to 03 (three) candidates;

c) Teachers, scientists who are teaching and researching at tertiary education institutions shall introduce member candidates via the website of the State Council for Professor Title. Chairperson of the State Council for Professor Title shall instruct the development of online introduction plans meeting the specific annual requirements and conditions;

d) The Office of the State Council for Professor Title shall make a list of candidates introduced by organizations and individuals mentioned at Points a, b and c of this Clause and submit it to the Standing Committee of the State Council for approval of the list of members of the State Council for Professor Title;

e) Based on the approval of the Standing Committee, the Office of the State Council for Professor Title shall coordinate with the Organization and Personnel Department to submit the list to the Minister of Education and Training – Chairpersons of the Council for appointment of approved members;

e) The approved list of members of the State Council for Professor Title and the summary of their scientific backgrounds shall be publicized on the website of the State Council.

4. The change of members of the State Council for Professor Title shall be adjusted and supplemented according to the provisions of Clause 3, Article 13 of Decision No.37/2018/QD-TTg.

Article 8. Tasks and powers of the Standing Committee of the State Council for Professor Title

1. The Standing Committee of the State Council for Professor Title shall perform the tasks prescribed in Clause 1, Article 15 of Decision No.37/2018/QD-TTg.

2. They shall take the responsibility to adopt the work plans of the Council before submitting them to the Chairperson of the Council for approval.

3. They shall evaluate and decide to remove membership of members who fail to fulfill their assigned tasks or commit violations in performing their tasks; comment, select and decide on the change of members of the State Council for Professor Title according to regulations; approve the list of qualified member candidates for the State Council for Professor Title and members of Councils for Professor Title in Specialty.

4. They shall organize, instruct and guide the operation of the Councils for Professor Title.

Article 9. Tasks and powers of the Chairperson of the State Council for Professor Title

1. Perform the tasksasprescribed in Clause 2, Article 15 of Decision No.37/2018/QD-TTg.

2. Direct the implementation of work plans of the State Council for Professor Title and Councils for Professor Title in Specialty.

3. Instruct the inspection and supervision of the operation of Councils for Professor Title in Specialty and Grassroots-level Councils for Professor Title.

4. Sign decisions and accreditation papers of professor and associate professor title on behalf of the Council under the Resolutions of the State Council for Professor Title.

5. Participate in activities of the State Council for Professor Title as a member of the Council.

6. Receive remuneration in accordance with law provisions.

Article 10. Tasks and powers of the Deputy Chairperson cum Secretary General of the State Council for Professor Title

1. Perform the duties of the Standing Committee according to the provisions of Article 8 of this Circular.

2., Settle regular affairs and other related problems on behalf of the Standing Committee of the Council under the authorization of the Chairperson of the Council.

3. Organize and instruct the establishment of Councils for Professor Title in Specialty and Grassroots-level Councils for Professor Title; organize and instruct the inspection and supervision of theconsideration of recognition of accreditation to professor or associate professor titleof Councils for Professor Title in Specialty and Councils for Professor Title in Specialty.

4. Organize and conduct the quality assessment of scientific journals and publishers in the scoring list of the State Council for Professor Title for consideration of recognition of accreditation to professor or associate professor title.

5. Direct the development and implementation of plans on the application of information technology to modernize the administrative activities of the Office of the State Council for Professor Title and the Councils for Professor Title in Specialty; direct the development and implementation of plans on online introduction of member candidates for the State Council for Professor Title and the Councils for Professor Title in Specialty.

6. Develop work plans and operational budget estimates of the State Council for Professor Title, the Councils for Professor Title in Specialty and the Office of the State Council for Professor Title.

7. Directly manage and monitor the operation of the Office of the State Council for Professor Title; organize the implementation of references and policies for civil servants and employees working at the Office in accordance with law provisions.

8. Participate in activities of the State Council for Professor Title as a member of the Council.

9. Receive salaries and responsibility allowances as the Deputy Chairperson cum Secretary General of the State Council for Professor Title according to law provisions.

Article 11. Tasks and powers of the Deputy Chairpersons of the State Council for Professor Title

1. Perform the duties of the State Council for Professor Title as assigned by the Chairperson of the State Council for Professor Title.

2. Settle affairs of the Council on behalf of the Chairperson of the Council under the authorization of the Chairperson of the State Council for Professor Title.

3. Taketheaccountabilityiesfor their assigned tasks to the Chairperson of the State Council for Professor Title and the legislation.

4. Participate in activities of the State Council for Professor Title as members of the Council.

5. Receive remuneration in accordance with law provisions.

Article 12. Tasks and powers of members of the State Council for Professor Title

1. Perform the duties of the State Council for Professor Title as assigned by the Chairperson of the State Council for Professor Title.

2. Participate in activities of the State Council for Professor Title as members of the Council.

3. Receive assigned tasks from the Chairperson of the State Council for Professor Titleand be appointed as Chairpersons of Councils for Professor Title in Specialty concurrently.

4. Organize the development of operational orientations and identify professional tasks related to theCouncils for Professor Title in Specialty which they are appointed to be Chairpersonsin compliance with Decision No.37/2018/QD-TTg and this Regulation and submit them to the Standing Committee of the State Council for Professor Title for approval and implementation.

5. Taketheresponsibility for the operation of the Councils for Professor Title in Specialty which they are appointed to be Chairpersons according to regulations.

6. Receive remuneration in accordance with law provisions.

Chapter III 
ORGANIZATION AND OPERATION OF COUNCILS FOR PROFESSOR TITLE IN SPECIALTY

Article 13. Tasks and powers of Councils for Professor Title in Specialty

1. Perform tasks and powers prescribed in Article 16 of Decision No.37/2018/QD-TTg.

2. Receive dossiers of candidates in the specialties under management transferred by the State Council for Professor Title.

3. Examine dossiers of candidates according to the provisions of Clause 1, Article 19 and Article 22 of Decision No.37/2018/QD-TTg.

4. Consider recognition of accreditation to professor or associate professor title for the candidates according to the provisions of Article 19 of Decision No.37/2018/QD-TTg.

5. Implement work plans of Councils for Professor Title in Specialty approved by the Standing Committee of the State Council for Professor Title.

6. Receive and settle complaints and denunciations related to Councils for Professor Title in Specialty and report them to the Standing Committee of the State Council for Professor Title.

7. Consider the cancellation of recognition or cancellation of accreditation to professor and associate professor title for subjects prescribed in Article 29 of Decision No.37/2018/QD-TTgwithin their scope of management.

8. Advise and assist the Minister of Education and Training to assess the doctoral theses on suitable specialties of Councils for Professor Title in Specialty at request.

Article 14. Organizational structure and order for establishment and membership appointment of Councils for Professor Title in Specialty

1. Councils for Professor Title in Specialty shall have 07 (seven) to 15 (fifteen) members, each of whichincludes one Chairperson, one Deputy Chairperson, one Secretary and members appointed by the Chairperson of the State Council for Professor Title based on annual task requirements.

2. Chairpersons of Councils for Professor Title in Specialty are members of the State Council for Professor Title.

3. The number of members from the same tertiary education institution participating in a Councils for Professor Title in Specialty shall not exceed 3 (three).

4. Applicants for professor title shall not participate in the Councils for Professor Title in Specialty in the same year.

5. Order for membership appointment of Councils for Professor Title in Specialty:

a) The order of introducing member candidates for Councils for Professor Title in Specialty shall comply with the provisions at Points a, b and c, Clause 3, Article 7 of this Regulation, which may be conducted independently or integrated into the candidate introduction for the State Council for Professor Title.

b) The Office of the State Council for Professor Title shall make a list of member candidates introduced from the sources mentioned at Point a, Clause 5 of this Article and submit it to the Standing Committee of the State Council for Professor  Title for approval of members, Deputy Chairpersons and Secretaries of the Councils;

c) The Office of the State Council for Professor Title, on the approval of the Standing Committee of the State Council for Professor Title, shall submit the list to the Chairperson of the State Council for Professor Title for consideration and decision of establishment of Councils for Professor Title in Specialty and appointment of Vice Chairpersons, Secretaries and members of the Council.

6. In case of necessity, the Chairperson of the State Council of Professor Title shall appoint a number of specific members for Councils for Professor Title in Specialty to meet their task requirements.

7. The approved list of members of Councils for Professor Title in Specialty and the summaries of their scientific backgrounds shall be publicized and regularly updated on the State Council for Professor Title s website.

8. Funding for the operation of Councils for Professor Title in Specialty shall be covered by the State Council for Professor Title.

Article 15. Tasks and powers of Chairpersons of Councils for Professor Title in Specialty

1. Chairpersons of the Councils for Professor Title in Specialty shall participate in the State Council for Professor Title and perform his/her tasks as a member of the State Council as prescribed in Article 12 of this Regulation.

2. They shall chair the sessions of Councils for Professor Title in Specialty.

3. They shall chair the consideration of recognition of accreditation to member candidates and settle affairs of Councils for Professor Title in Specialty according to regulations.

4. Taketheaccountabilities for the activities of Councils for Professor Title in Specialty to the Chairperson of the State Council for Professor Title and the legislation.

5. Participate in activities of Councils for Professor Title in Specialty as Council members.

6. Receive remuneration in accordance with law provisions.

Article 16. Tasks and powers of Deputy Chairpersons of the Councils for Professor Title in Specialty

1. Perform the assigned tasks by the Chairpersons of Councils for Professor Title in Specialty.

2. Handle affairs on behalf of Chairpersons of Councils for Professor Title in Specialty under the authorization of the Chairpersons.

3. Participate in activities of Councils for Professor Title in Specialty as Council members.

4. Receive remuneration in accordance with law provisions.

Article 17. Tasks and powers of the Secretaries of the Councils for Professor Title in Specialty

1. Settle affairs of Councils for Professor Title in Specialty as assigned by the Chairpersons of the Councils; Develop dossiers and report to the State Council for Professor Title on membership appointment and establishment decision of Councils for Professor Title in Specialty.

2. Participate in activities of Councils for Professor Title in Specialty as Council members.

3. Receive remuneration in accordance with law provisions.

Article 18. Tasks and powers of members of the Councils for Professor Title in Specialty

1. Participate in activities of Councils for Professor Title in Specialty as Council members.

2. Receive remuneration in accordance with law provisions.

Chapter IV 
ORGANIZATION AND OPERATION OF COUNCILS FOR PROFESSOR TITLE

Article 19. Tasks and powers of the Grassroots-level Councils for Professor Title

1. Perform tasks and powers as prescribed in Article 12 of Decision No.37/2018/QD-TTg.

2. Coordinate with tertiary education institutions to develop solutions for publicizing activities of the Grassroots-level Councils for Professor Title and the dossiers of member candidates on the website of tertiary education institutions.

3. Coordinate with heads of tertiary education institutions to complete the dossiers and report the consideration results of recognition of accreditation and appointment to professor or associate professor title to the State Council for Professor Title for approval.

4. Coordinate with competent state agencies to settle complaints and denunciations about consideration of recognition of accreditation, appointment, cancellation of recognition and removal of professor or associate professor title according to law provisions.

Article 20. Organizational structure and order for establishment and membership appointment ofGrassroots-level Councils for Professor Title

1. Organizational structure and order for establishment of Grassroots-level Councils for Professor Title shall comply with the provisions of Clause 1, Article 12 of Decision No.37/2018/QD-TTg.

2. Chairpersons of Grassroots-level Councils for Professor Title, which have candidates for consideration of recognition of accreditation to professor title, shall have professor title.

3. Grassroots-level Councils for Professor Title shall use the seal of a tertiary education institutions where they are established.

4. Candidates for consideration of recognition of accreditation to professor title shall not participate in Grassroots-level Councils for Professor Title in the same year.

Article 21. Establishment standards of Grassroots-level Councils for Professor Title

1. Tertiary education institution with candidates who are official lecturers applying for consideration of recognition of accreditation to professor or associate professor title and needs of establishment of Grassroots-level Councils for Professor Title.

2. Tertiary education institutions which have completed at least 03 (three) master s or doctoral level training courses.

3. Tertiary education institutions which did not violate the regulations on training and scientific research activitiesin the previous year of establishment of the Grassroots-level Councils.

4. Tertiary education institutions which have at least 09 (nine) official lecturers with professor or associate professor title. To have enough members as prescribed, Heads of the tertiary education institutions shall invite domestic and foreign professors and associate professors who are teaching at tertiary education institutions to join theGrassroots-level Councils. The number of invited members shall not exceed 1/3 (one third) of the total number of Council members.

Article 22. Tasks and powers of Chairpersons of Grassroots-level Councils for Professor Title

1. Chair the sessions and settle the affairs of Grassroots-level Councils for Professor Title as prescribed in Article 12 of Decision No.37/2018/QD-TTg.

2. Taketheaccountabilities for the consideration of recognition of accreditation to professor or associate professor title to the legislation, the Chairperson of theState Council for Professor Titleand Heads of the tertiary education institutions where Councils for Professor Title in Specialty are established.

3. Participate in activities of Councils for Professor Title in Specialty as Council members.

4. Explain and report to the State Council for Professor Title and Councils for Professor Title in Specialty on the activities of Councils for Professor Title in Specialty in case of necessity.

5. Receive remuneration in accordance with law provisions.

Article 23. Tasks and powers of Deputy Chairpersonsof Grassroots-level Councils for Professor Title

1. Perform the duties of Councils for Professor Title in Specialty as assigned by the Chairpersons of the Councils.

2. Settle the affairs on behalf of the Chairpersons of Grassroots-level Councils for Professor Title under the authorization of the Chairpersons of the Councils.

3. Participate in the activities of Councils for Professor Title in Specialty as Council members.

4. Receive remuneration in accordance with law provisions.

Article 24. Tasks and powers of Secretaries of the Council of Professor of History

1. Perform tasks and solve the work of Councils for Professor Title in Specialty as assigned by Chairpersons of Grassroots-level Councils for Professor Title.

2. Take the responsibility for the assistant team (if necessary), which shall be established by Heads of tertiary education institutions at the request of the Chairpersons of the Councils.

3. Organize the reception of dossiers of candidates, classify by specialty and submit to the Chairpersons of the Grassroots-level Councils for Professor Title.

4. Participate in the activities of Grassroots-level Councils for Professor Title as Council members.

5. Receive remuneration in accordance with law provisions.

Article 25. Tasks and powers of members of the Grassroots-level Councils for Professor Title

1. Perform tasks assigned by the Chairpersons of the Grassroots-level Councils for Professor Title.

2. Participate in the activities of Grassroots-level Councils for Professor Title as Council members.

3. Receive remuneration in accordance with law provisions./.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 04/2019/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 04/2019/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất