Thông tư 03/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Bộ Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành văn hoá - nghệ thuật, trình độ đại học

thuộc tính Thông tư 03/2009/TT-BGDĐT

Thông tư 03/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Bộ Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành văn hoá - nghệ thuật, trình độ đại học
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2009/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Vũ Luận
Ngày ban hành:16/02/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 03/2009/TT-BGDĐT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Số: 03/2009/TT-BGDĐT

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2009


THÔNG TƯ

về việc ban hành bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành
Văn hóa - Nghệ thuật, trình độ đại học

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

       Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

      Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

      Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

      Căn cứ kết quả thẩm định ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Văn hóa - Nghệ thuật;

      Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,



THÔNG TƯ:

 Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Văn hóa - Nghệ thuật trình độ đại học, gồm 10 chương trình khung của 10 ngành sau:
1. Ngành Thanh nhạc.
2. Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống.
3. Ngành Sáng tác Âm nhạc.
4. Ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật.
5. Ngành Điêu khắc. 
6. Ngành Biên đạo múa. 
7. Ngành Đạo diễn Điện ảnh.
8. Ngành Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình.
9. Ngành Nhiếp ảnh. 
10. Ngành Xuất bản.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lựcthi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bộ chương trình khung kèm theo Thông tư này được dùng trong các đại học, học viện, các trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành học này ở trình độ đại học.
Điều 3. Căn cứ Bộ chương trình khung quy định tại Thông tư này, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học tổ chức xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường; tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng thành lập.
   Điều 4. Các ông (bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:                                                       
-Uỷ ban VHGD-TNTN&NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục K.Tr. VBQPPL);
- Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch;                                                               
- Công báo;
- Website Chính phủ (vbpl@chinhphu.vn);
- Website Bộ GD&ĐT (ttth@moet.gov.vn);
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Phạm Vũ Luận

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Biên đạo Múa (Choreography)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03 /2009/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Biên đạo Múa trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Biên đạo Múa đáp ứng nhu cầu về Biên đạo Múa chuyên nghiệp, phục vụ sự nghiệp phát triển nền nghệ thuật Múa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

1.2. Mục tiêu cụ thể: sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Biên đạo Múa phải đạt được các yêu cầu sau:

1.2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

1.2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn và hệ thống kiến thức Biên đạo Múa ở trình độ đại học.

1.2.3. Kỹ năng

Nắm vững các kỹ năng về nghệ thuật Biên đạo Múa, có khả năng sáng tác và dàn dựng tác phẩm múa thuộc các loại hình múa dân gian, múa cổ điển châu Âu và múa hiện đại.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                                        đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

75

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

135

Kiến thức cơ sở của ngành

32

Kiến thức ngành

83

Thực tập nghề nghiệp

10

Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                            50 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

10

7

Tin học cơ bản

4

8

Lịch sử Văn học Việt Nam

4

9

Lịch sử Văn học Thế giới

6

10

Lịch sử Nghệ thuật tạo hình Việt Nam

2

11

Lịch sử Nghệ thuật tạo hình Thế giới

3

12

Giáo dục thể chất

5

13

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 12 và 13

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                    111 đvht

- Kiến thức cơ sở của ngành                                                                                           32 đvht

1

Lịch sử Múa Việt Nam

2

2

Lịch sử Múa Thế Giới

4

 3

Lịch sử sân khấu Việt Nam

3

4

Kỹ thuật Múa đôi trong múa cổ điển Châu Âu

6

5

Múa di sản sân khấu truyền thống Việt Nam

6

6

Phân tích tác phẩm âm nhạc

5

7

Nghệ thuật chiếu sáng

3

8

Phân tích tác phẩm Múa

3

- Kiến thức ngành                                                                                                           59 đvht

1

Nghệ thuật Biên đạo Múa 1

3

2

Nghệ thuật Biên đạo Múa 2

4

3

Nghệ thuật Biên đạo Múa 3

4

4

Nghệ thuật Biên đạo Múa 4

4

5

Nghệ thuật Biên đạo Múa 5

5

6

Nghệ thuật Biên đạo Múa 6

5

7

Kết cấu Múa dân gian 1

3

8

Kết cấu Múa dân gian 2

3

9

Kết cấu Múa dân gian 3

3

10

Kết cấu Múa dân gian 4

3

11

Kết cấu Múa dân gian 5

3

12

Kết cấu Múa dân gian 6

2

13

Kết cấu Múa cổ điển Châu Âu 1

3

14

Kết cấu Múa cổ điển Châu Âu 2

3

15

Kết cấu Múa cổ điển Châu Âu 3

3

16

Kết cấu Múa cổ điển Châu Âu 4

3

17

Kết cấu Múa cổ điển Châu Âu 5

3

18

Kết cấu Múa cổ điển Châu Âu 6

2

- Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                        8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh.   

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn tồn, tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

6. Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viờn đó hoàn thành chương trỡnh ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thụng, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trỡnh độ trung cấp (Intermediate Level).

7. Tin học cơ bản                                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính; xử lý văn bản, quản lý dữ liệu; giới thiệu về Internet và cách truy cập. Ngoài ra giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

8. Lịch sử Văn học Việt Nam                                                               4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức khái quát về quá trình phát triển của văn học Việt Nam; đồng thời, cung cấp một cách có hệ thống các tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn lịch sử. Gồm các phần:

+ Văn học dân gian Việt Nam: khái quát văn học dân gian Việt Nam và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

+ Văn học trung đại Việt Nam: một số vấn đề về loại hình và lịch sử trung đại.

+ Văn học hiện đại Việt Nam: khái quát văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến nay).

9. Lịch sử Văn học Thế Giới                                                                6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của văn học trong lịch sử nhân loại qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất ở từng thời kỳ cụ thể. Đồng thời, rèn luyện kỹ năng khám phá bản chất thẩm mỹ của văn chương, cá tính sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Gồm các phần:

+ Văn học cổ đại Hy Lạp.

+ Văn học thời Phục hưng.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVII.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVIII.

+ Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX.

+ Văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX.

+ Văn học thế kỷ XX.

10. Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam                                            2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: Nghệ thuật tạo hình Việt Nam với các nội dung: nghệ thuật tạo hình trước năm 1945; nghệ thuật tạo hình trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; nghệ thuật tạo hình từ sau khi Nhà nước thống nhất; nghệ thuật tạo hình với các ngành nghệ thuật khác.

11. Lịch sử nghệ thuật tạo hình Thế giới                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: học phần gồm 8 phần chính, giới thiệu cho sinh viên về nghệ thuật tạo hình thế giới thời Cổ đại; nghệ thuật tạo hình phương Đông; nghệ thuật tạo hình Hy Lạp; nghệ thuật tạo hình Rôman; nghệ thuật tạo hình Gôtích; nghệ thuật tạo hình thời Phục hưng; nghệ thuật tạo hình thế kỷ XVIII, XIX; nghệ thuật tạo hình hiện đại.

12. Giáo dục thể chất                                                                           5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

13. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                       165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

 

14. Lịch sử Múa Việt Nam                                                                    2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức tiêu biểu của nghệ thuật Múa các dân tộc Việt Nam với những thành tựu qua các thời đại của nền nghệ thuật Múa Việt Nam trong quá khứ và hiện đại. Đặc biệt, đi sâu giới thiệu lịch sử Múa thời kỳ cách mạng Việt Nam (từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay); thực trạng và phương pháp phát triển nghệ thuật Múa trong những năm tới.

15. Lịch sử Múa thế Giới                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khái quát về lịch sử Múa thế giới; sự hình thành các trung tâm, trường phái nổi tiếng nhất có ảnh hưởng to lớn đến sự nghiệp phát triển nghệ thuật Múa của các nước: Italia, Pháp, Nga, nước Nga Xô Viết.... Trên cơ sở những kiến thức trên, sinh viên kế thừa những truyền thống quý báu của nền nghệ thuật Múa thế giới làm phong phú cho kiến thức ngành Biên đạo Múa của mình.

16. Lịch sử sân khấu Việt Nam                                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về quá trình hình thành, các bước phát triển quan trọng của nền sân khấu Việt Nam (tất cả các kịch chủng) từ buổi phôi thai cho đến các giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Thông qua việc nghiên cứu học phần này, sinh viên có quyền tự hào về một nền sân khấu dân tộc và học tập trên nền tảng kinh nghiệm phong phú do cha ông truyền lại.

17. Kỹ thuật múa đôi trong Múa cổ điển châu Âu                                6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: múa đôi (kỹ thuật phối hợp của diễn viên nam và nữ trong múa cổ điển châu Âu); những kiến thức về luật động, thủ pháp, kết cấu và kỹ thuật thường thể hiện trong các Pas de deux, Adagio... mà hai diễn viên phải thể hiện trong các vở vũ kịch như: Hồ Thiên Nga, Spartac, Gizelle, Hằng nga ngủ...

18. Múa di sản sân khấu truyền thống Việt Nam                                  6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khái quát về đặc trưng và vai trò của Múa di sản trong sân khấu truyền thống Việt Nam. Trên cơ sở đó, sinh viên nắm được một số nguyên tắc hoạt động cơ bản trong hệ thống Múa di sản sân khấu truyền thống. Từ đó, tiếp tục nghiên cứu một số trích đoạn tiêu biểu trong sân khấu Chèo, Tuồng như: Xuý Vân giả dại, Thị Màu, Tuấn đuốc, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo... giúp sinh viên thêm kiến thức múa, làm phong phú vốn kiến thức của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ Biên đạo Múa sau này.

19. Phân tích tác phẩm âm nhạc                                                          5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguyên tắc kết cấu của các hình thức, thể loại Múa. Trên cơ sở đó, sinh viên phân tích được các tác phẩm âm nhạc ở các hình thức và thể loại từ đơn giản đến phức tạp, liên quan mật thiết với nghệ thuật Múa, giúp sinh viên hoàn thành có hiệu quả chương trình học tập các kiến thức ngành Biên đạo Múa.

20. Nghệ thuật chiếu sáng                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghệ thuật và kỹ thuật chiếu sáng; các thể loại đèn chiếu sáng - kỹ thuật trên sân khấu Múa, qua đó hình thành tư duy sử dụng và sáng tạo cho sinh viên trong việc vận dụng nghệ thuật chiếu sáng vào các tác phẩm Biên đạo Múa.

21. Phân tích tác phẩm Múa                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về cách đánh giá tác phẩm, phân tích các dạng tác phẩm khác nhau với nhiều dạng kết cấu; cấu trúc khác nhau về nội dung, chủ đề, kết cấu...

22. Nghệ thuật Biên đạo Múa 1                                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghệ thuật biên đạo và vai trò quan trọng của người biên đạo trong xây dựng tác phẩm Múa.

23. Nghệ thuật Biên đạo Múa 2                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật Biên đạo Múa 1

- Nội dung: những kiến thức về phương pháp xây dựng tác phẩm múa ngắn và vị trí quan trọng của nó trong sự nghiệp phát triển nghệ thuật múa Việt Nam.

Học phần gồm các nội dung cơ bản: vị trí của tác phẩm múa ngắn trong đời sống xã hội; phương pháp xây dựng tác phẩm Múa ngắn; phân tích một số tác phẩm múa ngắn tiêu biểu.

24. Nghệ thuật Biên đạo Múa 3                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật Biên đạo Múa 1 và 2.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghệ thuật viết kịch bản Múa và vai trò quan trọng của nó trong tác phẩm Múa.

Học phần gồm các nội dung cơ bản: đặc trưng nghệ thuật Múa, nghệ thuật viết kịch bản Múa, giới thiệu một số kịch bản Múa.

25. Nghệ thuật Biên đạo Múa 4                                                            4 đvht

 - Điều kiện tiên quyết: nghệ thuật Biên đạo Múa 1, 2 và 3

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tính tổng hợp của nghệ thuật múa, trong đó đi sâu phân tích mối quan hệ khăng khít giữa âm nhạc và múa là vấn đề trung tâm trong xây dựng tác phẩm Múa.

Học phần gồm các nội dung cơ bản: Vị trí, vai trò của âm nhạc trong tác phẩm Múa; hình tượng âm nhạc và hình tượng Múa; bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho người biên đạo Múa; kịch bản âm nhạc Múa; không gian và thời gian sân khấu.

26. Nghệ thuật Biên đạo Múa 5                                                            5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật Biên đạo Múa 1, 2, 3 và 4

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, cốt lõi của nghệ thuật biên đạo múa, đó là hình tượng nghệ thuật múa và nghệ thuật kết cấu múa.

Học phần gồm các nội dung cơ bản:

+ Hình tượng nghệ thuật Múa: hình tượng nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật Múa.

+ Nghệ thuật kết cấu múa: đội hình tuyến múa, ngôn ngữ múa, các thủ pháp biểu hiện khác.

27. Nghệ thuật Biên đạo Múa 6                                                            5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật Biên đạo Múa 1, 2, 3, 4 và 5

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp xây dựng tác phẩm kịch Múa - một hình thức cao nhất của nghệ thuật Múa.

Học phần gồm các nội dung cơ bản: thể loại kịch múa, phương pháp xây dựng tác phẩm kịch múa, phân tích một số tác phẩm kịch múa tiêu biểu.

28. Kết cấu Múa dân gian 1                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: hệ thống lại các nhóm múa dân tộc theo cư trú trên lãnh thổ Việt Nam từ miền Bắc tới miền Nam, Tây Nguyên: khái niệm về kết cấu múa dân gian; đặc trưng nghệ thuật Múa Việt Nam; sự phát triển ngôn ngữ múa theo kết cấu, ý tưởng, nội dung.

29. Kết cấu Múa dân gian 2                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kết cấu múa dân gian 1

- Nội dung: những kiến thức cơ bản thuộc học phần kết cấu Múa dân gian, với các nội dung: tìm ý liên kết ý; tìm ngôn ngữ diễn tả được ý; phương pháp kết cấu - phù hợp với luật động và tình cảm nội tại.

30. Kết cấu Múa dân gian 3                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kết cấu múa dân gian 1 và 2

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về giao thoa - tiếp biến để phát triển ngôn ngữ theo luật động mới; kết cấu múa 3 người; sắc thái tình cảm - tính tạo hình trong múa.

31. Kết cấu Múa dân gian 4                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kết cấu múa dân gian 1, 2, 3

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về viết đề cương kịch bản, khai thác đề tài - cảm xúc sáng tác, sáng tạo, tưởng tượng và biện pháp mỹ học.

32. Kết cấu Múa dân gian 5                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kết cấu múa dân gian 1, 2, 3 và 4

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về: tư duy logic - tư duy hình tượng; sự vận động nội tâm bên trong - diễn biến của các mối quan hệ nhân vật; các thủ pháp dàn dựng - thái độ của người sáng tạo với hiện thực cuộc sống.

33. Kết cấu Múa dân gian 6                                                                  2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kết cấu múa dân gian 1, 2, 3, 4 và 5

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hệ thống các hình thức kết cấu: Câu-Đoạn-Phần-Chương; cách xây dựng kết cấu tổ khúc múa, sắp xếp đối tỷ và thủ pháp sáng tạo và xây dựng hình tượng nghệ thuật mang tính điển hình.

34. Kết cấu Múa cổ điển châu Âu 1                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý thuyết bộ môn và lý thuyết học phần với các nội dung: khái quát về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Múa cổ điển châu Âu, đặc trưng của múa cổ điển châu Âu; hệ thống ngôn ngữ động tác múa cổ điển châu Âu; kết cấu và kết cấu múa cổ điển châu Âu - những kiến thức không thể thiếu trong xây dựng tác phẩm múa; quy luật động tác trong cách xây dựng tổ hợp múa, câu múa, đoạn múa.

35. Kết cấu Múa cổ điển châu Âu 2                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kết cấu múa cổ điển châu Âu 1

- Nội dung: những kiến thức cơ bản thuộc học phần kết cấu múa cổ điển châu Âu, với các nội dung: kết cấu múa đơn (01 người), ngôn ngữ múa cổ điển châu Âu được phát triển và ứng dụng trên sân khấu.

36. Kết cấu Múa cổ điển châu Âu 3                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kết cấu múa cổ điển châu Âu 1 và 2

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình thức múa đôi - Pas de deux (múa 02 người) và lý thuyết học phần.

37. Kết cấu Múa cổ điển châu Âu 4                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kết cấu múa cổ điển châu Âu 1, 2 và 3

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp kết cấu múa Pas de troi (3 người) và Pas de quetre (4 người) trong các vở Ballét cổ điển; sức biểu hiện đa dạng, đa chiều trong tác phẩm múa kết cấu theo hình thức múa 3 người và múa 4 người.

38. Kết cấu Múa cổ điển châu Âu 5                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kết cấu múa cổ điển Châu Âu 1, 2, 3 và 4

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý thuyết học phần: thế nào là Cor de ballét; múa đông người và hình thức phát triển của nó.

 

39. Kết cấu Múa cổ điển châu Âu 6                                                      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kết cấu múa cổ điển châu Âu 1, 2, 3, 4 và 5

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về kết cấu múa phức tạp trong cấu trúc âm nhạc ở thể loại phức tạp, lớn như thể loại Suite; phân tích và tìm hiểu các thể loại, các hình thức Suite.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH BIÊN ĐẠO MÚA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung

4.1.1. Chương trình khung giáo dục đại học ngành Biên đạo múa được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Biên đạo Múa ở trình độ đại học hệ chính quy với thời gian đào tạo 4 năm và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 210 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

4.1.2. Các học phần bắt buộc đã được tính toán, đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau được bố trí phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức từ thấp đến cao, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

4.2. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

4.3. Phần kiến thức tự chọn

4.3.1. Căn cứ quy định tại mục 2.2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục 3, các học phần còn lại thuộc kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 25 đvht

- Kiến thức ngành: 24 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm ngành nghề đào tạo của từng trường.

4.3.2. Giới thiệu một số học phần tự chọn:

- Nghệ thuật Biên đạo Múa 7                                                                  5 đvht

Học phần hệ thống toàn bộ phần lý thuyết và thực hành về nghệ thuật biên đạo múa; giới thiệu một số thông tin mới về nghệ thuật múa; hướng dẫn sinh viên xây dựng bài thi kết thúc học phần, thực tập tốt nghiệp.

- Kết cấu Múa dân gian 7                                                                       2 đvht

Những kiến thức cơ bản về hệ thống phương pháp tư duy, sự vận động của thẩm mỹ thông qua lăng kính sáng tạo có góc nhìn và phản ánh mới bằng cảm xúc đã được thẩm thấu và sàng lọc.

- Kết cấu Múa cổ điển Châu Âu 7                                                           2 đvht

Tổng kết các học phần đã học và xây dựng chương trình Ballét có đầy đủ các học phần đã học (từ uvertuya... đến coda)

- Kết cấu Múa hiện đại 1                                                                        3 đvht

Giới thiệu khái quát về nghệ thuật Múa hiện đại, chất liệu Múa hiện đại, nghệ thuật kết cấu múa hiện đại.

-Kết cấu Múa hiện đại 2                                                                         3 đvht

Những kiến thức cơ bản về các dạng tổ hợp múa hiện đại theo hình thức âm nhạc, xu hướng phát triển ngôn ngữ của Múa hiện đại Việt Nam và phương pháp sáng tạo ngôn ngữ múa hiện đại.

- Kết cấu Múa hiện đại 3                                                                        3 đvht

Những kiến thức cơ bản về phương pháp kết cấu múa hiện đại, phương pháp xây dựng tiểu phẩm Múa hiện đại, phương pháp xây dựng một điệu múa ngắn và phương pháp khai thác đề tài.

- Kết cấu Múa hiện đại 4                                                                        3 đvht

Những kiến thức cơ bản về các thủ pháp dàn dựng kết cấu múa hiện đại và âm nhạc trong kết cấu Múa hiện đại.

- Kết cấu Múa hiện đại 5                                                                        3 đvht

Những kiến thức cơ bản về phương pháp xây dựng kịch bản múa hiện đại và các hình thức Múa hiện đại (một, hai người).

- Kết cấu Múa hiện đại 6                                                                        2 đvht

Kiến thức cơ bản về các hình thức múa hiện đại (ba người, bốn người).

- Kết cấu Múa hiện đại 7                                                                        2 đvht

Những kiến thức cơ bản về các hình thức múa hiện đại (năm người, tập thể nam, tập thể nữ, dàn múa ....); vai trò - giá trị của nghệ thuật Múa hiện đại Việt Nam.

4.4. Thực tập tốt nghiệp: được thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 7, nội dung: thu thập tài liệu, nghiên cứu mô hình tổ chức các đoàn nghệ thuật thuộc phạm vi chuyên môn liên quan đến đề tài, vở diễn, tiểu phẩm tốt nghiệp.

4.5. Vở diễn và khóa luận tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên nhận đề tài về vở diễn hay tiểu phẩm và khóa luận tốt nghiệp, nội dung đề tài phải đúng với đề cương đã được hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Biểu diễn Nhạc cụ truyền thống

(Performance of Traditional musical instruments )

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03 /2009/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1.Mục tiêu chung:

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống có kiến thức, năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

1.2. Mục tiêu cụ thể: sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống phải đạt được các yêu cầu sau:

1.2.1. Phẩm chất đạo đức:

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

1.2.2. Kiến thức:

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung và Biểu diễn âm nhạc truyền thống nói riêng.

1.2.3. Kỹ năng:

Nắm vững kỹ thuật biểu diễn nhạc cụ truyền thống ở trình độ đại học. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống có thể đảm nhiệm các công việc chuyên môn tại các đơn vị nghệ thuật và tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo Âm nhạc chuyên nghiệp.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 198 đơn vị học trình, chưa kể phần Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết)

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                                       đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

75

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

123

 

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

36

- Kiến thức ngành

67

- Thực tập nghề nghiệp

10

- Chương trình biểu diễn tốt nghiệp

10

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                            49 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

T­ư tưởng Hồ Chí Minh                                      

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đ­ường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Mỹ học đại cương

3

7

Tin học cơ bản                                                 

4

8

Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                       

10

9

Giáo dục học đại cương                                                 

3

10

Phương pháp nghiên cứu khoa học                  

4

11

Tâm lý học đại cương

4

12

Giáo dục thể chất                                                         

5

13

Giáo dục quốc phòng - an ninh                                      

165 tiết

* Chưa tính các học phần 12 và 13

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                    108 đvht

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành                                                                  36 đvht

1

Lịch sử âm nhạc phương Tây I  

4

2

Lịch sử âm nhạc phương Tây II 

4

3

Lịch sử âm nhạc phương Đông

4

4

Lịch sử âm nhạc Việt Nam                                

4

5

Âm nhạc truyền thống Việt Nam

4

6

Phân tích âm nhạc I                                          

4

7

Phân tích âm nhạc II                                         

4

8

Hòa âm I                                  

4

9

Ký - Xướng âm I

4

- Kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành):                                                52 đvht

+ Kiến thức chung của ngành:                                                                                        28 đvht

1

Hòa tấu nhạc truyền thống I

3

2

Hòa tấu nhạc truyền thống II

3

3

Hòa tấu nhạc truyền thống III

3

4

Dàn nhạc I

3

5

Dàn nhạc II

3

6

Dàn nhạc III

3

7

Ca - Hát truyền thống I

2

8

Ca - Hát truyền thống II

2

9

Ca - Hát truyền thống III

2

10

Ký- Xướng âm nhạc truyền thống

4

+ Kiến thức chuyên ngành (một trong các nhạc cụ: Nhị; Bầu; Sáo; Nguyệt; Tranh; Tỳ Bà, Tam Thập lục…): 24 đvht

Phần kiến thức chuyên ngành, gồm:

Nhạc cụ chính: 16 đvht

Nhạc cụ phụ: 8 đvht

- Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

- Chương trình tốt nghiệp: 10 đvht

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-LêNin                        8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đ­ường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hoá từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và Văn hóa Việt Nam và tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc ngư­ời Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

6. Mỹ học đại cư­ơng                                                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học nhằm tạo cho người học ý thức, khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

7. Tin học cơ bản                                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học: khái niệm về tin học và máy tính; cách sử dụng hệ điều hành; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.

8. Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

9. Giáo dục học đại c­ương                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không                 

- Nội dung: những vấn đề chung của Giáo dục học: chức năng của giáo dục, đối t­ượng, nhiệm vụ, mục đích, phư­ơng pháp nghiên cứu giáo dục học; hệ thống giáo dục quốc dân; những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, nguyên tắc dạy học; nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; những lý luận về quản lý trư­ờng học: nội dung và phương pháp quản lý, vai trò của Hiệu trưởng, vai trò của giáo viên, vai trò của tập thể sinh viên.

10. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Những khái niệm cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học.

+ Chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học, các đặc điểm của nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học.

+ Khái niệm đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

+ Khái niệm chung về giả thuyết nghiên cứu.

+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, bao gồm: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, quan hệ giữa loại hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

+ Trình tự nghiên cứu khoa học: lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, kế hoạch nghiên cứu, các phương tiện và điều kiện nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu.

11. Tâm lý học đại cương                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về những quy luật chung trong sự hình thành, phát triển, vận hành tâm lý con người và sự vận dụng những quy luật đó vào việc giáo dục, phát triển con người toàn diện. Học phần bao gồm: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý con người, hoạt động giao tiếp - bản thể của tâm lý con người, sự hình thành nhân cách, tính cách và xu hướng năng lực.

12. Giáo dục thể chất                                                                           5 đvht

            Nội dung: Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT, ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư­ phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ tr­ưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao)

13. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                      165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

14. Lịch sử âm nhạc phương Tây I                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền âm nhạc châu Âu từ thời kỳ cổ đại cho tới nửa đầu thế kỷ XIX. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như­ bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trư­ờng phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

15. Lịch sử âm nhạc phương Tây II                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Âm nhạc phương Tây I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp châu Âu, Bắc Mỹ từ thời kỳ cuối thế kỷ XIX cho tới nửa sau thế kỷ XX. Từ đó, giúp sinh viên nắm đ­ược những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trường phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

16. Lịch sử âm nhạc phương Đông                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc ph­­ương Đông từ thời nguyên thuỷ, cổ đại đến th­ời kỳ cận đại; về thể loại và những đặc tr­ưng cơ bản trong âm nhạc các n­­ước, các dân tộc, các khu vực thuộc phạm vi phương Đông: âm nhạc Trung Quốc, âm nhạc Ấn Độ, âm nhạc bán đảo Triều Tiên, âm nhạc Nhật Bản, âm nhạc khu vực Đông Nam Á.

17. Lịch sử âm nhạc Việt Nam                                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam từ thời đại Hùng Vương đến nay, bao gồm: âm nhạc Việt Nam thời đại Hùng Vương và thời Bắc thuộc (từ cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên); âm nhạc Việt Nam thời phong kiến (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX); âm nhạc Việt Nam thời Pháp thuộc (từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945); âm nhạc Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến nay.

18. Âm nhạc truyền thống Việt Nam                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không.

- Nội dung: những kiến thức về âm nhạc dân gian và âm nhạc truyền thống, bao gồm các nội dung: tổng quan về âm nhạc ng­­­ười Việt, một số thể loại ca cổ, ca trù, chầu văn, ca Huế, ca tài tử; một số làn điệu dân ca tiêu biểu: hát ru, đồng dao, hát giao duyên, dân ca nghi lễ và phong tục, hò, lý của các tộc người. Những kiến thức về âm nhạc sân khấu (Chèo, Tuồng, Cải lương, hòa tấu Nhã nhạc (nhạc Lễ, nhạc tài tử); những nét khái quát về âm nhạc của các dân tộc thiểu số Việt Nam tiêu biểu ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ; tổng quan về hệ nhạc cụ dân tộc Việt Nam, nguyên tắc phân loại nhạc cụ, giới thiệu một số nhạc cụ tiêu biểu và ph­­ương thức tổ chức dàn nhạc trong âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình.

19. Phân tích âm nhạc I                                                                        4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và của một số tác giả điển hình. Thông qua các tác phẩm tiêu biểu, sinh viên nắm vững những nguyên tắc chung trong ph­ương pháp phân tích tác phẩm, những đặc điểm cơ bản để phân biệt hình thức, thể loại và cách xây dựng chủ đề, xác định chức năng từng phần trong cấu trúc âm nhạc ở các thời kỳ: Baroque, Cổ điển, Lãng mạn.

20. Phân tích âm nhạc II                                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phân tích âm nhạc I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và của từng tác giả. Thông qua các tác phẩm tiêu biểu, sinh viên nắm được những nguyên tắc chung trong ph­ương pháp phân tích tác phẩm, những đặc điểm cơ bản để phân biệt hình thức, thể loại và cách xây dựng chủ đề, xác định chức năng từng phần trong cấu trúc âm nhạc ở các thời kỳ: sau lãng mạn, âm nhạc thế kỷ XX.

21. Hòa âm I                                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hòa âm: cấu trúc điệu thức và vai trò của hệ thống công năng; tính ổn định và không ổn định trong điệu thức; màu sắc và vai trò của hệ thống biến âm, âm nền; các lý thuyết về chuyển điệu: chuyển điệu công năng, chuyển điệu đẳng âm, chuyển điệu bất ngờ, chuyển điệu bằng giai điệu, nhảy điệu, chuyển thể và hệ thống trưởng thứ liên hợp.

22. Ký - Xướng âm I                                                                             4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: các kỹ năng: xướng âm, đọc tiết tấu, ghi âm và luyện tai nghe thông qua các bài tập và các trích đoạn của các tác phẩm kinh điển có từ 0 đến 7 dấu hóa; đọc gam cromatic, quãng; các loại hợp âm ba, hợp âm bảy; xướng âm 1 bè, nhiều bè; ký âm 1 bè và nhiều bè có ly điệu, có biến âm, ly điệu, chuyển điệu; xướng âm trên khóa sol, khóa Fa, khóa đô alto; ký âm trên khóa sol, khóa fa.

23. Hòa tấu nhạc truyền thống I                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kỹ năng hòa tấu các loại hình ca nhạc dân tộc, các hình thức hòa tấu, các phong cách nhạc dân tộc truyền thống tiêu biểu của Việt Nam.

24. Hòa tấu nhạc truyền thống II                                                         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hòa tấu nhạc truyền thống I

- Nội dung: rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng hòa tấu các loại hình ca nhạc dân tộc, các hình thức hòa tấu, các phong cách nhạc dân tộc truyền thống tiêu biểu của Việt Nam.

25. Hòa tấu nhạc truyền thống III                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hòa tấu truyền thống II

- Nội dung: hoàn thiện cho sinh viên những kỹ năng hoà tấu các loại hình ca nhạc dân tộc, các hình thức hòa tấu, các phong cách nhạc dân tộc truyền thống tiêu biểu của Việt Nam.

26. Dàn nhạc I                                                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng hòa tấu các tác phẩm âm nhạc mới được sáng tác cho dàn nhạc dân tộc với các hình thức dàn nhạc nhỏ, dàn nhạc lớn.

27. Dàn nhạc II                                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Dàn nhạc I

- Nội dung: tiếp tục rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng hòa tấu các tác phẩm âm nhạc mới được sáng tác cho dàn nhạc dân tộc với các hình thức dàn nhạc nhỏ, dàn nhạc lớn.

28. Dàn nhạc III                                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Dàn nhạc II

- Nội dung: hoàn thiện cho sinh viên những kỹ năng hòa tấu các tác phẩm âm nhạc mới được sáng tác cho dàn nhạc dân tộc với các hình thức dàn nhạc nhỏ, dàn nhạc lớn.

29. Ca - Hát truyền thống I                                                                   2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: thực hành một số làn điệu, bài bản tiêu biểu của nghệ thuật Ca - hát truyền thống.

30. Ca - Hát truyền thống II                                                                  2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ca - Hát truyền thống I

- Nội dung: Tiếp tục thực hành một số làn điệu, bài bản tiêu biểu của nghệ thuật Ca- hát truyền thống.

31. Ca - Hát truyền thống III                                                                 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ca - Hát truyền thống II

- Nội dung: Tiếp tục thực hành một số làn điệu, bài bản tiêu biểu của nghệ thuật Ca- hát truyền thống..

32. Ký - Xướng âm nhạc truyền thống                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: các kiến thức cơ bản về nhạc lý cổ truyền Việt Nam; các lối ký âm, xướng âm xưa và nay.

33. Thực tập nghề nghiệp                                                                    10 đvht

- Thực hành biểu diễn, bao gồm: thực hành biểu diễn d­ưới các hình thức độc tấu, hòa tấu dàn nhạc trong các chương trình biểu diễn của nhà tr­ường cũng như tại một số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.

- Thực tập giảng dạy: trợ giảng dư­ới sự hướng dẫn của các giảng viên chính (dành cho sinh viên năm thứ 3, năm thứ 4).

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ:

4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung:

4.1.1 Chương trình khung giáo dục đại học ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống ở trình độ đại học hệ chính quy với thời gian đào tạo 4 năm và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 198 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

4.1.2. Các học phần bắt buộc đã được tính toán, đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau được bố trí phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức từ thấp đến cao, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

4.2. Hướng dẫn tổ chức đào tạo:

4.2.1. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

4.2.2. Căn cứ quy định tại mục 2.2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo) ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục 3, các đơn vị học trình còn lại thuộc kiến thức tự chọn, bao gồm:

 + Kiến thức giáo dục đại cương: 26 đvht

 + Kiến thức ngành: 15 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

4.2.3. Thang điểm đánh giá kết quả học tập đư­ợc tính theo thang điểm: 10 điểm

- Điểm trực tiếp của cán bộ giảng dạy được làm tròn đến một con số thập phân.

- Điểm trung bình của Hội đồng chấm thi đư­ợc làm tròn đến hai chữ số thập phân.

4.2.4. Điểm của các học phần được tích lũy thành điểm trung bình chung của từng năm học để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích lũy trong toàn khóa để xếp loại tốt nghiệp.

4.2.5. Hình thức thi tốt nghiệp: Biểu diễn trực tiếp trước Hội đồng giám khảo, chương trình biểu diễn tốt nghiệp với thời gian tối thiểu 45 phút./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình

(Film&Television technology)

Mã ngành:                   

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03 /2009/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1.Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình có khả năng nghiên cứu, khai thác, sử dụng các thiết bị điện ảnh - truyền hình và đảm nhiệm các công việc chuyên môn tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh - truyền hình.

1.2. Mục tiêu cụ thể: sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình phải đạt được các yêu cầu sau:

1.2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

1.2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản của ngành Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình: nguyên lý công nghệ sản xuất phim, phổ biến phim và truyền hình; cấu tạo nguyên lý làm việc của những thiết bị trong quy trình công nghệ sản xuất phim, chiếu phim điện ảnh - truyền hình. Trên cơ sở đó, sinh viên có khả năng tính toán, khai thác, sử dụng thiết bị đạt hiệu quả cao.

1.2.3. Kỹ năng

Nắm vững các kỹ năng về Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình, có khả năng nghiên cứu, thiết kế, khai thác và sử dụng các thiết bị điện ảnh - truyền hình.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 210 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                                                    đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

75

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

135

Kiến thức cơ sở của ngành

47

Kiến thức ngành

68

Thực tập nghề nghiệp

10

Đồ án tốt nghiệp

10

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC 

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc                                                

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                                        60 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

10

7

Tin học cơ bản

4

8

Đại số

4

9

Giải tích 1

6

10

Giải tích 2

5

11

Vật lý 1

4

12

Vật lý 2

3

13

Hóa học đại cương

3

14

Giáo dục thể chất

5

15

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 14 và 15

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                                112 đvht

- Kiến thức cơ sở của ngành                                                                                                      47 đvht

1

Vẽ kỹ thuật

3

2

Mạch điện (1, 2)

6

3

Thực hành Mạch điện (1, 2)

2

4

Kỹ thuật điện

3

5

Thực hành Kỹ thuật điện

2

6

Điện tử cơ bản

4

7

Thực hành Điện tử cơ bản

2

8

Cơ học kỹ thuật

3

9

Kỹ thuật điện tử số

5

10

Thực hành Kỹ thuật điện tử số

2

11

Hệ thống điều khiển tự động

4

12

Cơ sở kỹ thuật Điện ảnh - Truyền hình

3

13

Quang học ứng dụng và kỹ thuật ánh sáng

4

14

Công nghệ sản xuất phim Điện ảnh - Truyền hình

4

- Kiến thức ngành                                                                                                                                              45 đvht     

1

Kỹ thuật và thiết bị chiếu phim nhựa

4

2

Kỹ thuật và thiết bị chiếu phim điện tử

4

3

Kỹ thuật và thiết bị quay phim nhựa

4

4

Kỹ thuật và thiết bị quay phim điện tử

4

5

Kỹ thuật và thiết bị chuyển đổi phim nhựa sang phim video và ngược lại.

5

6

Kỹ thuật và thiết bị in, tráng phim

4

7

Kỹ thuật và thiết bị ghi âm

5

8

Thực hành Kỹ thuật và thiết bị ghi âm

2

9

Kỹ thuật truyền hình

5

10

Thực hành Kỹ thuật truyền hình

2

11

Công nghệ dựng và kỹ xảo Điện ảnh – Truyền hình

4

12

Thực hành Công nghệ dựng và kỹ xảo Điện ảnh-Truyền hình

2

- Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

- Đồ án tốt nghiệp: 10 đvht

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc                                                                

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - LêNin                                  8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam                      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chứcđời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

6. Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                                                                  10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viờn đó hoàn thành chương trỡnh ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thụng, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trỡnh độ trung cấp (Intermediate Level).

7. Tin học cơ bản                                                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính; xử lý văn bản, quản lý dữ liệu; giới thiệu về Internet và cách truy cập. Ngoài ra giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

8. Đại số                                                                                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về tập hợp và ánh xạ; cấu trúc đại số, số phức, đa phức, phân thức hữu tỉ; ma trận - định thức, hệ phương trình tuyến tính; không gian Vectơ, không gian Eculid; ánh xạ tuyến tính; trị riêng và vectơ riêng, dạng toàn phương.

9. Giải tích 1                                                                                                     6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về số thực và dãy số thực; hàm số 1 biến số, giới hạn và liên tục; đạo hàm và vi phân, các định lý về hàm số khả vi; tích phân; hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân vào hình học.

10. Giải tích 2                                                                                                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Giải tích 1

- Nội dung: những kiến thức về tích phân bội; tích phân đường, tích phân mặt; phương trình vi phân; chuỗi.

11. Vật lý 1                                                                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Giải tích 1

- Nội dung: những kiến thức về cơ học chất điểm; trường hấp dẫn Newton; cơ học hệ chất điểm-cơ học vật rắn; dao động và sóng cơ; nhiệt học; điện từ I, điện từ II.

12. Vật lý 2                                                                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Vật lý 1

- Nội dung: những kiến thức về trường sóng và điện từ; sóng ánh sáng; thuyết tương đối Einstein; quang lượng tử; cơ lượng tử; nguyên tử - phân tử; vật liệu điện và từ; vật liệu quang laser; hạt nhân - hạt cơ bản.

13. Hóa học đại cương                                                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về cấu tạo nguyên tử; hệ thống tuần hoàn; liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; áp dụng nhiệt động học trong hóa học; dung dịch, dung điện ly, điện hóa học, động hóa học; hóa học hiện tượng bề mặt; dung dịch keo; các chất hóa học; hóa học khí quyển.

14. Giáo dục thể chất                                                                                       5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

15. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                                  165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

16. Vẽ kỹ thuật                                                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản cần thiết và có hệ thống về vẽ kỹ thuật cơ khí, mặt cắt, hình chiếu, xây dựng và đọc các bản vẽ kỹ thuật; vẽ trong kỹ thuật điện, điện tử; giới thiệu các phần mềm về vẽ cơ khí (ACAD) và vẽ mạch điện, điện tử (OCAD).

17. Mạch điện (1 và 2)                                                                                      6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khái niệm cơ bản về mạch điện; mạch điện tuyến tính hình sin và không sin; các phương pháp phân tích mạch tuyến tính; mạch 3 pha, mạch 2 cửa; phân tích mạch trong miền thời gian và miền tần số; mạch phi tuyến.

18. Thực hành mạch điện (1 và 2)                                                                     2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Mạch điện (1 và 2)

- Nội dung: thực hành những khái niệm cơ bản về mạch điện, các phương pháp chung phân tích mạch điện; mạch RL. RC, RLC dưới tác dụng của điện 1 chiều và xoay chiều; các thí nghiệm hỗ trợ về mạch điện (phụ thuộc vào điều kiện thiết bị mà cơ sở hiện có).

19. Kỹ thuật điện                                                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Vật lý 1, Vật lý 2 và Mạch điện (1 và 2)

- Nội dung: khái niệm cơ bản về dòng điện, mạch điện; các định luật về mạch điện; dòng điện hình sin 1 pha, 3 pha; máy điện và khí cụ điện; máy biến áp; máy điện đồng bộ và không đồng bộ; máy điện 1 chiều; khởi động từ; aptômát; điều khiển máy điện.

20. Thực hành Kỹ thuật điện                                                                           2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật điện

- Nội dung: thực hành về điện 1 chiều; điện từ trường; cảm ứng điện từ; điện xoay chiều; các linh kiện cơ bản và mạch điện; sử dụng các thiết bị đo (đồng hồ, máy hiện sáng...); tìm hiểu các vấn đề cơ bản của máy điện quang. Qua đó, sinh viên có khả năng lắp ráp mạch điện, phân tích mạch điện, xác định các thông số của mạch điện.

21. Điện tử cơ bản                                                                                           4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Mạch điện (1 và 2)

- Nội dung: những kiến thức về các linh kiện bán dẫn: diot, transistor, linh kiện vi mạch, quang điện tử....; các sơ đồ cung cấp và ổn định cho phần tử bán dẫn; các mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ, tần số thấp; các mạch nối tầng, mạch hồi tiếp, mạch khuếch đại công suất; các mạch khuếch đại tần số cao, khuếch đại cộng hưởng; các mạch tạo dao động, đổi tần; mạch điều chế, giải điều chế; mạch khuếch đại thuật toán.

22. Thực hành Điện tử cơ bản                                                             2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Điện tử cơ bản

- Nội dung: xác định và đo đạc các thông số cơ bản của các linh kiện điện tử; thực hiện các bài thí nghiệm về mạch điện tử cơ bản: mạch khuếch đại điện áp, mạch khuếch đại điện toán, mạch khuếch đại công suất, mạch tạo dao động, mạch biến đổi tần số... Qua đó, sinh viên có khả năng lắp ráp, điều chỉnh và đo đạc các mạch điện tử.

23. Cơ học kỹ thuật                                                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Mạch điện (1 và 2)

- Nội dung: gồm 2 phần: cơ học vật rắn tuyệt đối và cơ học vật rắn biến dạng; các khái niệm về động học, về cơ học vật rắn, về cơ cấu chuyển động cơ học và các ứng dụng cơ học.

24. Kỹ thuật điện tử số                                                                                    5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Điện tử cơ bản

- Nội dung: những kiến thức và các khái niệm về đại số Bool, các cổng logic; các mạch logic cơ bản, vi mạch số; mạch tổ hợp; mạch dãy; mạch chuyển đổi ADC và DAC; các bộ nhớ bán dẫn.

25. Thực hành Kỹ thuật điện tử số                                                                   2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật điện tử số

- Nội dung: thực hành, khảo sát các mạch điện tử logic sử dụng linh kiện bán dẫn và vi mạch số như các mạch: các cổng logic, các mạch dồn kênh, phân kênh, so sánh, mã hóa và giải mã; các mạch tạo phát xung, mạch đếm, các bộ nhớ (ROM, RAM), các mạch chuyển đổi DAC và ADC.

26. Hệ thống điều khiển tự động                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật điện tử số

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý thuyết điều khiển tự động để phân tích và thiết kế hệ thống tuyến tính liên tục, hệ phi tuyến và hệ rời rạc; từ đó sinh viên hiểu rõ về một số công cụ phần mềm, đặc biệt là phần mềm MATLAB để phân tích và thiết kế hệ thống kỹ thuật.

27. Cơ sở kỹ thuật Điện ảnh - Truyền hình                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về lịch sử phát triển kỹ thuật điện ảnh; các thể loại phim điện ảnh và băng từ; phương pháp quay phim và chiếu phim; nguyên lý ghi và đọc âm thanh trong phim; phương pháp ghi và tạo hình ảnh bằng kỹ thuật số CVD, Video, DVD; hệ thống điều khiển tối ưu.

28. Quang học ứng dụng và kỹ thuật ánh sáng                                               4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về các khái niệm và định nghĩa về quang học, sự thụ cảm hình ảnh của mắt; cơ sở quang hình học, các định luật cơ bản, sự tạo hình ảnh quang học; thấu kính, gương phản xạ, lăng kính, vòng chắn sáng: ống kính thiết bị quay và thiết bị chiếu; quang học màn ảnh rộng, ống kính anaphot; nguồn sáng và kỹ thuật chiếu sáng, dụng cụ chiếu sáng, thiết bị chiếu sáng dùng cho điện ảnh - truyền hình.

29. Công nghệ sản xuất phim Điện ảnh - Truyền hình                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển kỹ thuật điện ảnh, phim điện ảnh, phim video; quay phim và chiếu phim; công nghệ in tráng, gia công phim điện ảnh; công nghệ ghi và đọc âm thanh trong phim Điện ảnh - Truyền hình; công nghệ sản xuất phim theo phương pháp điện tử; các thể loại phim điện ảnh; bảo quản phim điện ảnh, băng từ và đĩa... Qua đó, sinh viên hiểu biết sâu về quy trình công nghệ sản xuất phim Điện ảnh - Truyền hình.

30. Kỹ thuật và thiết bị chiếu phim nhựa                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về kỹ thuật chiếu phim, nguyên lý chiếu phim; yêu cầu kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hình ảnh và tiếng phim; thiết bị và thiết bị đồng bộ, tự động hoá chiếu phim; kỹ thuật và thiết bị chiếu phim hiện đại.

31. Kỹ thuật và thiết bị chiếu phim điện tử                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật và thiết bị chiếu phim nhựa

- Nội dung: những kiến thức về thiết bị đồng bộ, cấu tạo, chức năng của thiết bị chiếu băng, đĩa hình (đầu phóng video); phương pháp hiệu chỉnh, vận hành, bảo dưỡng; đặc tính kỹ thuật của một số thể loại đầu phóng video dùng trong Điện ảnh - Truyền hình.

32. Kỹ thuật và thiết bị quay phim nhựa.                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: kỹ thuật quay phim, nguyên lý quay phim; cấu tạo các hệ thống trong thiết bị quay phim nhựa; đặc tính và yêu cầu kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quay phim; kỹ thuật thiết bị quay phim và thiết bị đồng bộ.

33. Kỹ thuật và thiết bị quay phim điện tử                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật và thiết bị quay phim nhựa

- Nội dung: những kiến thức về kỹ thuật và thiết bị camera dân dụng và chuyên dùng trong Điện ảnh - Truyền hình: cấu tạo, tính năng kỹ thuật, thiết bị đồng bộ, vận hành (sử dụng) thiết bị, bảo quản thiết bị.

34. Kỹ thuật và thiết bị chuyển đổi phim nhựa sang phim video và ngược lại            5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật và thiết bị quay phim điện tử

- Nội dung: nguyên lý, kỹ thuật chuyển đổi phim nhựa sang phim video và ngược lại: cấu tạo nguyên lý làm việc của thiết bị chuyển đổi; các chuẩn đầu vào, đầu ra của thiết bị chuyển đổi; yêu cầu kỹ thuật để nâng cao hiệu quả chất lượng chuyển đổi hình - tiếng; phương pháp tạo hiệu quả, vận hành thiết bị.

35. Kỹ thuật và thiết bị in, tráng phim                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu về kỹ thuật thiết bị in phim, kỹ thuật thiết bị tráng phim.

Nội dung kiến thức về thiết bị in phim gồm: phương pháp in hình ảnh, in tiếng lên phim nhựa; công nghệ in phim điện ảnh; phương pháp nâng cao chất lượng và tạo hiệu quả hình và tiếng phim.

Nội dung kiến thức về thiết bị tráng phim gồm: phương pháp tráng phim; công nghệ tráng phim; phương pháp nâng cao chất lượng tráng phim; xử lý dung dịch tráng phim; hệ thống tráng phim hiện đại.

36. Kỹ thuật và thiết bị ghi âm                                                                         5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: kỹ thuật và thiết bị ghi âm; nguyên lý ghi âm từ tính, ghi âm quang học, ghi âm số trên băng từ (DAT), ghi âm quang tử (MO), ghi âm trên đĩa CD; nguyên lý tạo hiệu quả nâng cao chất lượng âm thanh.

37. Thực hành Kỹ thuật và thiết bị ghi âm                                                        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật và thiết bị ghi âm

- Nội dung: nghiên cứu khảo sát các loại thiết bị ghi âm; khảo sát các khối chức năng chủ yếu của thiết bị ghi âm; đo đạc và xác định các thông số của thiết bị ghi đọc âm thanh.

38. Kỹ thuật truyền hình                                                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: nguyên lý truyền hình, hệ thống thu phát hình và âm thanh; nguyên lý và các hệ truyền hình màu cơ bản; kỹ thuật và hệ thống truyền hình số, các phương thức truyền tín hiệu truyền hình số.

39. Thực hành Kỹ thuật truyền hình                                                                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật truyền hình

- Nội dung: nghiên cứu, khảo sát các hệ truyền hình màu cơ bản; các mạch điện chủ yếu của máy thu hình màu, mạch điện đèn hình màu; tìm hiểu các khối chủ yếu của truyền hình số.

40. Công nghệ dựng và kỹ xảo Điện ảnh - Truyền hình                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: quy trình dựng phim theo phương pháp tuyến tính và phi tuyến tính; công nghệ làm kỹ xảo Điện ảnh - Truyền hình: quy trình dựng phim điện ảnh; quy trình dựng phim Video anolog truyền hình; quy trình dựng phi tuyến; các phần mềm dựng và kỹ xảo hình ảnh - âm thanh; các hiệu quả kỹ xảo hình ảnh truyền hình hiện đại; các tổ hợp làm tin tức truyền hình hiện đại News Zoom và dựng đa đầu vào; kỹ xảo điện ảnh hiện đại; dựng điện ảnh kỹ thuật số.

41. Thực hành Công nghệ dựng và kỹ xảo điện ảnh - truyền hình                  2đvht

- Điều kiện tiên quyết: Công nghệ dựng và kỹ xảo Điện ảnh - Truyền hình

- Nội dung, gồm hai phần :

Phần 1: thực hành các thể loại dựng phim: dựng hình ảnh Video; dựng Online; dựng Offline; hệ thống dựng phi tuyến.

Phần 2: thực hành các phần mềm dựng và kỹ xảo: Media Composer; Adobe premiere; Affser effect. Aladin; 3D Studio.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN ẢNH – TRUYỀN HÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung

4.1.1. Chương trình khung giáo dục ngành Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Công nghệ Điện ảnh - Truyền hình ở trình độ đại học hệ chính quy với thời gian đào tạo 4 năm và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 210 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

4.1.2. Các học phần bắt buộc đã được tính toán, đảm bảo cung cấp cho sinh viên được những kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau được bố trí phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

4.2. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

4.3. Phần kiến thức chuyên ngành và tự chọn

Căn cứ quy định tại mục 2.2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc nêu trên, các đvht còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn gồm:

Kiến thức giáo dục đại cương: 15 đvht

Kiến thức ngành: 23 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng trường và chuyên môn sâu theo các định hướng về phổ biến phim, sản xuất phim, dựng phim và công nghệ truyền hình.

4.4. Thực tập tốt nghiệp: thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 7, nội dung: thu thập tài liệu, thực tập nghề nghiệp, nghiên cứu khảo sát các thiết bị chuyên môn liên quan đến đề tài tốt nghiệp.

4.5. Đồ án tốt nghiệp: thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên nhận đề tài về đồ án tốt nghiệp, nội dung đồ án tốt nghiệp phải đúng với đề cương đã được hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Đạo diễn điện ảnh (Film Directing)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03 /2009/TT-BGDĐT  ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Đạo diễn điện ảnh trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Đạo diễn Điện ảnh đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực Điện ảnh nói riêng và Văn hóa nghệ thuật nói chung.

1.2. Mục tiêu cụ thể: sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Đạo diễn điện ảnh phải đạt được các yêu cầu sau:

1.2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

1.2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Đạo diễn điện ảnh ở trình độ đại học.

1.2.3. Kỹ năng

Nắm vững các kỹ năng về kỹ thuật và nghệ thuật Đạo diễn điện ảnh, có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả cao trong lĩnh vực Đạo diễn điện ảnh.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                                        đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

75

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

135

Kiến thức cơ sở của ngành

41

Kiến thức ngành

74

Thực tập nghề nghiệp

10

Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                            50 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt nam

4

6

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

10

7

Tin học cơ bản

4

8

Phân tích tác phẩm văn học

5

9

Lịch sử văn học Việt Nam

4

10

Lịch sử văn học Thế giới

6

11

Giáo dục thể chất

5

12

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 11 và 12.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                    115 đvht

- Kiến thức cơ sở của ngành                                                                                           41 đvht

1

Lịch sử Điện ảnh Việt Nam

4

2

Lịch sử Điện ảnh Thế giới

5

3

Phân tích tác phẩm phim

3

4

Thực hành Phân tích tác phẩm phim

5

5

Nghiệp vụ biên kịch

4

6

Thực hành Nghiệp vụ biên kịch

4

7

Kỹ thuật quay phim

3

8

Nghệ thuật quay phim

4

9

Thiết kế mỹ thuật Điện ảnh

3

10

Âm thanh điện ảnh

3

11

Nhạc phim

3

- Kiến thức ngành                                                                                                           54 đvht

1

Nghiệp vụ đạo diễn 1

6

2

Nghiệp vụ đạo diễn 2

4

3

Nghiệp vụ đạo diễn 3

6

4

Nghiệp vụ đạo diễn 4

6

5

Nghiệp vụ đạo diễn 5

6

6

Nghiệp vụ đạo diễn 6

6

7

Nghiệp vụ diễn viên 1

5

8

Nghiệp vụ diễn viên 2

5

9

Dựng phim

6

10

Hậu kỳ

4

- Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                        8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng     Cộng sản Việt Nam 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                  4 đvht

Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

6. Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: khụng

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viờn đó hoàn thành chương trỡnh ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thụng, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trỡnh độ trung cấp (Intermediate Level).

7. Tin học cơ bản                                                                                 4 đvht

Nội dung: những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính; xử lý văn bản, quản lý dữ liệu; giới thiệu về Internet và cách truy cập. Ngoài ra giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

8. Phân tích tác phẩm văn học                                                            5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: cơ sở lý luận để phân tích một tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật của ngôn từ, cách xây dựng một tác phẩm văn học từ nội dung, hình thức, đề tài, chủ đề tư tưởng, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, thể loại, khuynh hướng và phong cách sáng tác - hình thành nhận thức về sáng tác tác phẩm văn học. Học phần gồm:

+ Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ.

+ Nội dung của tác phẩm văn học, đề tài, chủ đề, tư tưởng.

+ Nhân vật trong tác phẩm văn học.

+ Kết cấu của tác phẩm văn học.

+ Ngôn ngữ của tác phẩm văn học.

+ Thể loại của tác phẩm văn học.

9. Lịch sử văn học Việt Nam                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức khái quát về quá trình phát triển của văn học Việt Nam; hệ thống các tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn lịch sử, gồm:

+ Văn học dân gian Việt Nam: Khái quát văn học dân gian Việt Nam và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

+ Văn học trung đại Việt Nam: Một số vấn đề về loại hình và lịch sử trung đại.

+ Văn học hiện đại Việt Nam: Khái quát văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến nay).

10. Lịch sử văn học Thế Giới                                                              6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của văn học trong lịch sử nhân loại qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở từng thời kỳ cụ thể. Đồng thời, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng khám phá bản chất thẩm mỹ của văn chương, cá tính sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn, gồm:

+ Văn học cổ đại Hy Lạp.

+ Văn học thời phục hưng.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVII.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVIII.

+ Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX.

+ Văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX.

+ Văn học thế kỷ XX.

11. Giáo dục thể chất                                                                           5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

12. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                      165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

13. Lịch sử Điện ảnh Việt Nam                                                             4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: quá trình hình thành và phát triển của Điện ảnh Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những đặc điểm cơ bản, những quy luật phát triển của nền Điện ảnh Việt Nam; những vấn đề của Điện ảnh Việt Nam trong những chặng đường phát triển, từ đó giúp sinh viên hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển nền Điện ảnh Việt Nam, làm cơ sở lý luận, nền tảng cho công việc sáng tạo trong quá trình phát triển nghề nghiệp sau này. Học phần gồm:

+ Phần I: điện ảnh Việt Nam trước Cách mạng tháng tám.

+ Phần II: điện ảnh cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.

+ Phần III: điện ảnh vùng tạm chiếm.

+ Phần IV: phim truyện Việt Nam từ 1975 đến nay.

+ Phần V: phim tài liệu và phim hoạt hình.

14. Lịch sử Điện ảnh Thế Giới                                                             5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những nét cơ bản của lịch sử hình thành và phát triển, những trào lưu và khuynh hướng sáng tác của nghệ thuật điện ảnh thế giới, đại diện một số nước như: Pháp, Mỹ, Ý, Liên Xô, một số nước tây Âu khác và một số nước châu Á. Từ đó, phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Gồm các phần:

+ Điện ảnh Pháp.

+ Điện ảnh Mỹ.

+ Điện ảnh Ý.

+ Điện ảnh Liên Xô (cũ).

+ Giới thiệu một số nền điện ảnh các nước tây Âu.

+ Giới thiệu điện ảnh các nước châu Á.

15. Phân tích tác phẩm phim                                                               3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu cho sinh viên những kiến thức về việc lựa chọn một số phim tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam với các nội dung: nội dung tư tưởng, ý đồ nghệ thuật; phân tích cách tạo dựng hệ thống sự kiện, các hình thức bộc lộ tính cách nhân vật, chất kịch trong tác phẩm điện ảnh, tính hiện thực và thực tế của phim lịch sử. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản then chốt về nghề nghiệp phục vụ cho việc làm phim trong tương lai. Gồm các phần:

+ Mông ta giơ.

+ Hệ thống sự kiện.

+ Vấn đề xây dựng nhân vật trong nghệ thuật Điện ảnh Việt Nam từ trước đến nay (các mô hình, các thủ pháp xây dựng...).

+ Tính kịch trong điện ảnh.

+ Tính cách qua sự đối lập.

+ Hiện thực và thực tế.

+ Phim lịch sử.

+ Về ý nghĩa của các chi tiết.

16. Thực hành phân tích tác phẩm phim                                             5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phân tích tác phẩm phim

- Nội dung: thực hành xem các thể loại phim tiêu biểu; thảo luận chữa bài tập trên lớp có sự hướng dẫn của giảng viên; viết bài phân tích phim hoặc viết kịch bản phim.

17. Nghiệp vụ biên kịch                                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp xây dựng kịch bản điện ảnh từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn đến dài, từ phim câm đến phim tiếng và một số thể loại khác; công việc chuyển thể các tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh, trên cơ sở đó sinh viên sẽ hình dung được cách thức và giá trị của kịch bản điện ảnh. Nội dung gồm:

Phần thứ nhất: kịch bản phim câm.

+ Tầm quan trọng của yếu tố phim câm trong Điện ảnh.

+ Phương pháp kể chuyện bằng hình ảnh.

+ Một số tình huống điển hình, không nhất thiết phải dùng đối thoại.

Phần thứ hai: đoạn kịch bản phim có âm thanh.

+ Ý nghĩa của việc sử dụng âm thanh trong phim.

+ Đối thoại về diễn xuất.

+ Vai trò của đoạn và trường đoạn.

Phần thứ ba: kịch bản phim ngắn.

+ Những quan niệm về phim ngắn và kịch bản ngắn.

+ Vai trò của tính kịch.

+ Cốt truyện và nhân vật.

Phần thứ tư: kịch bản phim tài liệu - khoa học.

+ Các thể loại phim tài liệu - khoa học.

+ Ý nghĩa của lời bình.

+ Những hình thức chủ yếu của phim tài liệu – khoa học.

Phần thứ năm: chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh.

+ Tầm quan trọng của việc đưa tác phẩm văn học lên màn ảnh (chuyển thể).

+ Các phương pháp cơ bản trong chuyển thể tác phẩm văn học.

+ Tác phẩm văn học và kịch bản vô tuyến truyền hình nhiều tập.

Phần thứ sáu: Kịch bản phim truyện dài.

+ Các loại và các thể loại kịch bản phim truyện.

+ Phương pháp sáng tác kịch bản phim truyện dài.

18. Thực hành nghiệp vụ biên kịch                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ biên kịch

- Nội dung: viết một đoạn kịch bản phim câm; viết một đoạn kịch bản phim có âm thanh; viết một đoạn kịch bản phim ngắn; viết một kịch bản phim tài liệu khoa học; viết đề cương chi tiết chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh và viết đề cương chi tiết hoặc phác thảo kịch bản phim truyện.

19. Kỹ thuật quay phim                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: nguyên lý cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và các bộ phận chính trong máy quay video, khuôn hình và chế độ màu sắc của máy quay video, từ đó sinh viên biết sử dụng, khai thác, bảo quản máy quay đạt hiệu quả nhất. Các bài giảng và thực hành được kết hợp xen kẽ. Nội dung gồm:

+ Khái quát về kỹ thuật Video.

+ Khuôn hình.

+ Cấu tạo và chức năng các bộ phận.

+ Vai trò và góc độ máy quay Video.

+ Chế độ màu sắc của máy quay Video.

+ Ánh sáng.

+ Chân máy và các thiết bị kèm theo.

+ Thực hành học phần.

20. Nghệ thuật quay phim                                                                    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: phần lý thuyết và thực hành về khuôn hình điện ảnh, về kỹ thuật quay cơ bản trong nghệ thuật quay phim. Đặc biệt, các kiến thức cơ bản và kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật và nghệ thuật quay phim. Phần thực hành là thao tác kỹ thuật máy quay, áp dụng các yếu tố kỹ thuật khác phục vụ quay và sử dụng các thiết bị kỹ thuật quay phim. Gồm các phần:

+ Khái niệm khuôn hình điện ảnh.

+ Sự phát triển của nội dung khuôn hình Điện ảnh.

+ Ánh sáng và chiếu sáng trong khuôn hình Điện ảnh.

+ Vai trò và góc độ máy quay.

+ Tương quan của đối tượng.

+ Chuyển động máy quay.

+ Tít và tiêu đề của phim.

21. Thiết kế Mỹ thuật Điện ảnh                                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật trong phim; các công việc thiết kế từng công đoạn và tổng thể từ việc xử lý kịch bản, ý đồ phác thảo, xử lý bối cảnh, đạo cụ, phục trang, hóa trang đến tính cách và tâm lý nhân vật; mối quan hệ sáng tác với các thành phần chủ chốt trong đoàn làm phim như quay phim, biên kịch, nhà sản xuất phim tạo nên một sự thống nhất trong phong cách sáng tác cho bộ phim về tạo hình. Trong học phần, ở từng thời điểm sinh viên sẽ được giới thiệu tiếp về công tác thiết kế mỹ thuật hiện đại. Gồm các phần:

+ Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người họa sĩ thiết kế mỹ thuật trong phim.

+ Xử lý tạo hình trang phục, đạo cụ và hóa trang nhân vật.

+ Bối cảnh trang trí phim; tính cách và tâm lý nhân vật.

+ Xử lý kịch bản văn học và phác thảo thiết kế.

+ Quan hệ giữa họa sĩ thiết kế với đạo diễn và quay phim.

+ Thiết kế mỹ thuật trong phim lịch sử và phim truyền hình.

+ Công tác thiết kế mỹ thuật hiện nay.

22. Âm thanh Điện ảnh                                                                        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về kỹ thuật âm thanh trong quá trình sản xuất phim Điện ảnh và Truyền hình: từ thu thanh, chuyển ghi, lồng tiếng hòa âm, tạo hiệu ứng... để tạo ra bản tiếng chuẩn. Gồm các phần:

+ Các loại Micro và bố trí Micro trong khi thu thanh.

+ Cân bằng tiếng nói trong điện ảnh và truyền hình

+ Cân bằng âm nhạc.

+ Hiệu ứng âm thanh và tiếng vang nhân tạo.

+ Điều chỉnh mức âm thanh, hoà âm.

+ Đồng bộ âm thanh và hình ảnh.

+ Lồng tiếng phim.

23. Nhạc phim                                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về các chức năng của âm nhạc trong một tác phẩm điện ảnh, qua đó tạo cho tác phẩm đạt được hiệu quả toàn diện; các bài giảng và các bài thực hành được kết hợp xen kẽ, gồm các phần:

+ Mục tiêu của học phần - nhạc không lời.

+ Chức năng: nhạc phim làm cơ sở cảm thụ cho người xem.

+ Chức năng: nhạc phim bình luận, triết lý tư tưởng, đạo đức, xã hội.

+ Chức năng: hỗ trợ cho sự chuyển động, âm nhạc hóa tiếng động, giới thiệu không gian mô tả.

+ Nhạc phim giới thiệu khoảng thời gian mô tả và giới thiệu khoảng thời gian đang mô tả.

+ Chức năng của sự yên lặng trong phim.

+ Tổng kết kinh nghiệm làm phim, kinh nghiệm nghe nhạc.

+ Thực hành xem phim.

24. Nghiệp vụ đạo diễn 1                                                                     6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: lý thuyết nhập môn về vị trí, chức năng, tính chất sáng tạo, công việc và vai trò của đạo diễn trong nghệ thuật điện ảnh; các bài thực hành thẩm thấu, phân tích văn học, chuyển tác phẩm văn học thành kịch bản điện ảnh và viết phân cảnh kỹ thuật, cơ sở kịch bản; sự khác nhau giữa tư duy văn học và tư duy điện ảnh, ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh với sự kết hợp giữa nghệ thuật và kỹ thuật thể hiện. Gồm các phần:

+ Lý thuyết nhập môn.

+ Bài tập thẩm thấu, phân tích văn học.

+ Bài tập chuyển văn học sang kịch bản điện ảnh.

+ Bài tập viết kịch bản phân cảnh kỹ thuật.

25. Nghiệp vụ đạo diễn 2                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ đạo diễn 1

- Nội dung: kết hợp lý thuyết và thực hành để giúp sinh viên bước đầu hiểu được cách tiếp cận chất liệu thực tế thông qua cách nhìn điện ảnh; tổ chức chất liệu thông qua nghệ thuật dựng phim (Montage), cách quan sát cuộc sống để biết phát hiện vấn đề và chi tiết cho nghệ thuật thể hiện. Gồm các phần:

+ Cách tiếp cận chất liệu thực tế thông qua cách nhìn điện ảnh.

+ Tổ chức chất liệu thông qua nghệ thuật dựng phim (Montage).

+ Cách quan sát cuộc sống để phát hiện vấn đề và chi tiết cho nghệ thuật thể hiện.

+ Bài tập quan sát ghi hình bằng video, bài phóng sự có độ dài từ 15 đến 20 phút.

26. Nghiệp vụ đạo diễn 3                                                                     6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ đạo diễn 1 và 2

- Nội dung: Thông qua thực hành kết hợp với lý thuyết giúp sinh viên nắm vững những yêu cầu cơ bản của nghệ thuật dàn cảnh và xử lý diễn viên trong hệ thống dựng phim (Montage) và trong từng khuôn hình (midăngxen trong hệ thống dựng và midăngcat trong cảnh quay...). Gồm các phần:

+ Dàn cảnh trên sàn diễn, quay video ghi hình.

+ Kết hợp với nghiệp vụ diễn viên.

+ Bài tập midăng xen.

27. Nghiệp vụ đạo diễn 4                                                                     6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ đạo diễn 1,2 và 3.

- Nội dung: những kiến thức về toàn bộ quy trình sản xuất phim, bắt đầu từ kịch bản đến giai đoạn cuối kết thúc hậu kỳ ra phim; mối quan hệ liên kết, phối hợp giữa các bộ môn nghệ thuật trong một tổng thể thống nhất dưới sự chỉ đạo của đạo diễn từ nghệ thuật đến kỹ thuật; từ công việc sáng tạo tổ chức chất liệu nghệ thuật đến tổ chức công việc và con người. Gồm các phần:

+ Quy trình sản xuất phim.

+ Mối quan hệ liên kết phối hợp giữa các bộ môn nghệ thuật trong một tổng thể thống nhất.

+ Thực hiện bài tập phim không lời từ 10 đến 15 phút.

28. Nghiệp vụ đạo diễn 5                                                                     6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ đạo diễn 1, 2, 3 và 4

- Nội dung: những kiến thức về phim tài liệu, phim khoa học, phim truyền hình; sự kết hợp đa dạng các thể loại phim trong từng loại hình; sự giao thoa giữa các yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật của các loại hình phim. Gồm các phần:

+ Phim tài liệu.

+ Phim khoa học.

+ Phim truyền hình.

+ Phim truyện.

+ Thực hiện bài tập phim tự chọn, độ dài từ 10 phút đến 15 phút để thể nghiệm ý tưởng sáng tạo của sinh viên.

29. Nghiệp vụ đạo diễn 6                                                                     6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ đạo diễn 1,2,3,4 và 5.

- Nội dung: ngoài những hiểu biết và kinh nghiệm của bài tập phim không lời, sinh viên cần nắm được cách xử lý âm thanh trong phim, từ các loại tiếng động đến lời thoại và âm nhạc; từ việc lồng tiếng đến hòa âm; cách xử lý nghệ thuật dựng phim (montage) trong phim tiếng; các hiệu quả tạo không khí và cảm xúc của âm thanh... Gồm các phần:

+ Xử lý tiếng động và lời thoại trong phim.

+ Xử lý âm nhạc trong phim.

+ Xử lý lồng tiếng, hòa âm trong phim.

+ Xử lý Montage trong phim tiếng.

+ Xử lý hiệu quả và cảm xúc của âm thanh.

+ Thực hiện bài tập phim có âm thanh, độ dài từ 15 phút đến 30 phút.

30. Nghiệp vụ diễn viên 1                                                                    5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những bài tập về kỹ thuật tâm lý diễn viên, thông qua các tiểu phẩm cá nhân, sinh viên được tự do sáng tác, từ những bài tập đơn giản nâng dần đến phức tạp; giúp sinh viên nắm được những đơn nguyên của kỹ thuật tâm lý như tập trung chú ý, buông lỏng gân bắp, tưởng tượng, giao lưu... để hành động chân thực, hiển cơ, thoải mái có lôgic trong những hoàn cảnh giả định của nhân vật.

Bài tập bắt đầu từ tiểu phẩm một nhân vật tiến tới tối đa ba nhân vật để lựa chọn tiết mục tổng hợp biểu diễn báo cáo khi kết thúc học phần.

Ngoài tư cách là diễn viên thực hiện trong các tiểu phẩm chung của lớp, mỗi sinh viên phải chịu trách nhiệm đạo diễn một tiết mục do mình sáng tác và tổ chức thực hiện với sự tham gia của các bạn trong lớp.

31. Nghiệp vụ diễn viên 2                                                                    5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ diễn viên 1

- Nội dung: các bài tập diễn xuất với yêu cầu ở mức độ cao hơn: phải biết tổ chức tình huống và sự kiện, thể hiện nhân vật trong dây chuyền hành động, khai thác chi tiết để nói lên được ý tưởng của diễn viên.

Nội dung các đoạn diễn chọn từ văn học, trước hết là văn xuôi, có thể là truyện ngắn hoặc trích đoạn kịch bản phim.

Kết thúc học phần, các sinh viên tổ chức biểu diễn với hai nhiệm vụ diễn viên và đạo diễn như học phần 1.

 

32. Dựng phim                                                                                     6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: hệ thống lại kiến thức dựng phim trong nghệ thuật điện ảnh, trên cơ sở đó, cung cấp những kiến thức lý luận hiện đại trong công tác dựng phim hiện nay của thế giới; rèn luyện kỹ năng thực hành về những vấn đề cơ bản trong các khâu của công tác dựng phim; các bài giảng và các bài thực hành được kết hợp xen kẽ. Gồm các phần:

+ Ngôn ngữ điện ảnh và các đặc trưng riêng biệt của loại hình nghệ thuật điện ảnh.

+ Dựng phim trong ngôn ngữ điện ảnh.

+ Dựng phim với quá trình phát triển lịch sử.

+ Các thời kỳ phát triển của dựng phim.

+ Những tìm kiếm về dựng phim ở thời kỳ phim câm (hình ảnh, nhịp điệu).

+ Những tìm kiếm về dựng phim ở thời kỳ phim tiếng (âm thanh ở thời kỳ đầu; âm thanh và ý nghĩa kết hợp với dựng; vấn đề dựng tiếng, dựng nhạc, tiếng động).

+ Dựng phim theo phương pháp truyền thống.

+ Dựng phim theo phương pháp hiện đại (với sự trợ giúp của máy tính chuyên dùng, thiết bị dựng phim chuyên dụng, thiết bị kỹ xảo...)

+ Thực hành dựng phim.

33. Hậu kỳ                                                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: gồm hai phần cơ bản về: sản xuất phim hậu kỳ và sản xuất phim theo phương pháp điện tử - kỹ thuật số. Trên cơ sở đó, cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên về công nghệ sản xuất phim hậu kỳ theo phương pháp hiện đại. Trong quá trình học tập, sinh viên được tiếp cận (thực hành) tại các cơ sở sản xuất phim hậu kỳ có các thiết bị kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Gồm các phần:

Phần A: sản xuất phim hậu kỳ.

+ Công nghệ xử lý hình ảnh.

+ Công nghệ sản xuất âm thanh hậu kỳ.

Phần B: sản xuất phim theo phương pháp điện tử - kỹ thuật số.

+ Sơ đồ công nghệ sản xuất phim điện ảnh và truyền hình theo phương pháp hiện đại.

+ Camera điện tử độ phân giải cao (digital).

+ Chuyển đổi hình ảnh từ phim nhựa sang tín hiệu hình ảnh telecine.

+ Chuyển ghi tín hiệu hình vào phim điện ảnh.

+ Giới thiệu công nghệ CINEALTA.        

+ Giới thiệu công nghệ điện ảnh kỹ thuật số.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung

4.1.1. Chương trình khung giáo dục đại học ngành Đạo diễn điện ảnh được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Đạo diễn điện ảnh ở trình độ đại hệ học chính quy với thời gian đào tạo 4 năm và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 210 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

4.1.2. Các học phần bắt buộc đã được tính toán, đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau được bố trí phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

4.2. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

4.3. Phần kiến thức chuyên ngành và tự chọn

4.3.1. Căn cứ quy định tại mục 2.2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc trên, các đơn vị học trình thuộc phần kiến thức tự chọn gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 25 đvht

- Kiến thức ngành: 20 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điền kiện, đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

4.3.2. Giới thiệu một số học phần tự chọn thuộc kiến thức ngành:

- Nghiệp vụ đạo diễn 7                                                                           6 đvht

+ Tìm hiểu một số trào lưu nổi bật của điện ảnh và phong cách của các đạo diễn tiêu biểu để củng cố kiến thức một cách toàn diện và vững chắc trước khi sinh viên vào làm phim tốt nghiệp.

+ Thực hiện bài tập trước tốt nghiệp dưới hình thức phim ngắn hoàn chỉnh.

- Nghiệp vụ diễn viên 3                                                                          5 đvht

+ Yêu cầu các bài tập phải có bố cục hoàn chỉnh để kết hợp ghi hình, thực hiện đồng thời bài tập dàn cảnh điện ảnh như nghiệp vụ đạo diễn 3. Chất liệu các bài tập vẫn lấy từ văn học hoặc kịch bản phim. Trong trường hợp đặc biệt, sinh viên có thể tự viết nhưng phải đạt chất lượng để giúp cho việc thể hiện đạt hiệu quả tốt hơn.

+ Bài tập phải được chuẩn bị chu đáo từ khâu kịch bản với sự chấp thuận của giảng viên hướng dẫn trước khi dàn dựng. Khi ghi hình tiết mục, cho phép sinh viên mời diễn viên ngoài lớp tham gia.

- Nhiếp ảnh                                                                                           6 đvht

Giới thiệu lý thuyết cơ bản về bố cục tạo hình nhiếp ảnh, thể loại và thẩm mỹ nhiếp ảnh; cơ sở tạo hình tĩnh của nhiếp ảnh là nền móng để phát triển tiến dần sang hình ảnh động của điện ảnh. Từ đó, trang bị cho sinh viên các kiến thức từ thấp lên cao dần, từ đơn lẻ một bức ảnh để chuyển dần sang liên hoàn ảnh tĩnh, tập sự sáng tác từ những ảnh tĩnh đơn được ghép nối liên hoàn có nội dung, có chủ đề với kết cấu chặt chẽ. Phần thực hành sẽ được thực hiện song song với phần lý thuyết, từ tự chụp theo hướng dẫn, làm ảnh liên hoàn ngoại, làm ảnh liên hoàn với chiếu sáng nội, nhằm nâng cao khả năng sử dụng ánh sáng nội, phục vụ ý đồ nghệ thuật tạo hình theo cốt truyện. Nội dung gồm:

Phần thứ nhất: Bố cục tạo hình nhiếp ảnh.

+ Khái niệm khuôn hình nhiếp ảnh.

+ Bố cục khuôn hình nhiếp ảnh.

+ Ánh sáng trong nhiếp ảnh.

+ Khái niệm, nội dung và hình thức thể loại ảnh.

Phần thứ hai: Thể loại và thẩm mỹ nhiếp ảnh.

+ Khái niệm về ảnh liên hoàn.

+ Đặc trưng kết cấu trong ảnh liên hoàn.

+ Tác dụng ảnh liên hoàn, đề tài, khả năng và giá trị của chúng.

+ Sự hình thành ấn tượng trong ngôn ngữ tạo hình.

- Quy trình công nghệ sản xuất phim                                                      2 đvht

Những thành tựu về sự phát triển mới của kỹ thuật điện ảnh thế giới; nguyên lý cơ bản về kỹ thuật và quá trình của hệ thống tổ chức sản xuất phim. Gồm các phần:

+ Khái quát về quá trình phát triển kỹ thuật điện ảnh và những thành tựu mới.

+ Những bước tiến mới trong kỹ thuật làm phim trên thế giới.

+ Trình độ sản xuất của bộ phận in tráng.

+ Thu thanh lồng tiếng.

+ Tổ chức sản xuất phim.

+ Tham quan các cơ sở sản xuất phim.

4.4. Thực tập tốt nghiệp: được thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 7, nội dung: thu thập tài liệu, thực tập nghề nghiệp, nghiên cứu mô hình tổ chức liên quan đến đề tài phim tốt nghiệp.

4.5. Phim và khóa luận tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên nhận đề tài phim và khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình sinh viên thực hiện làm phim tốt nghiệp, phim được quy định có độ dài từ 20 - 30 phút trở lên. Nội dung phim và khóa luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương đã được hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp./.

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Điêu khắc (Sculpture)

Mã ngành:                   

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03 /2009/TT-BGDĐT  ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Điêu khắc trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Điêu khắc có khả năng sáng tạo các tác phẩm với nhiều chất liệu khác nhau, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật và có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về mỹ thuật.

1.2. Mục tiêu cụ thể: sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Điêu khắc phải đạt được các yêu cầu sau:

1.2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, có lòng say mê yêu nghề, nắm vững đường lối chủ chương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

1.2.2. Kiến thức

Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, các kiến thức về ngành Điêu khắc nói riêng và Mỹ thuật tạo hình nói chung, có khả năng tự học và nghiên cứu.

1.2.3. Kỹ năng

Nắm vững các kỹ năng, kỹ thuật về sáng tác các tác phẩm Điêu khắc; có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả cao hoạt động trong lĩnh vực Mỹ thuật.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 258 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

 - Thời gian đào tạo: 5 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                                       đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

 75

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

183

 

Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành.

 27

Kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành)

121

Thực tập nghề nghiệp.

 20

Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp.

 15

 

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                            51 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

10

7

Tin học cơ bản

4

8

Mỹ học đại cương

3

9

Nghệ thuật học đại cương

3

10

Mỹ thuật học I

3

11

Phương pháp nghiên cứu khoa học

4

12

Giáo dục học đại cương

3

13

Giáo dục thể chất

5

14

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 13 và 14.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                     138 đvht

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành                                                                  27 đvht

1

Lịch sử mỹ thuật Thế giới I

6

2

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam I

4

3

Giải phẫu tạo hình

6

4

Định luật xa gần

4

5

Đạc họa

2

6

Lý thuyết bố cục

3

7

Nghiên cứu Mỹ thuật cổ

2

- Kiến thức ngành                                                                                                           76 đvht

1

Tượng tròn 1

5

2

Tượng tròn 2

5

3

Tượng tròn 3

5

4

Tượng tròn 4

5

5

Tượng tròn 5

5

6

Tượng tròn 6

5

7

Phù điêu 1

3

8

Phù điêu 2

3

9

Phù điêu 3

3

10

Hình họa 1

3

11

Hình họa 2

3

12

Hình họa 3

3

13

Sáng tác tượng tròn 1

3

14

Sáng tác tượng tròn 2

3

15

Sáng tác tượng tròn 3

3

16

Sáng tác tượng tròn 4

3

17

Sáng tác phù điêu 1

2

18

Sáng tác phù điêu 2

2

19

Sáng tác phù điêu 3

2

20

Sáng tác phù điêu 4

2

21

Chất liệu 1

2

22

Chất liệu 2

2

23

Chất liệu 3

2

24

Chất liệu 4

2

- Thực tập nghề nghiệp: 20 đvht

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 15 đvht

3.2 Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                        8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; sự biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trư­ờng xã hội của tộc ngư­ời Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của các vùng văn hóa ở Việt Nam.

6. Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

7. Tin học cơ bản                                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học như: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành và một số tiện ích; soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính; khai thác dịch vụ cơ bản của mạng internet. Ngoài ra giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

8. Mỹ học đại cương                                                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học và các môn xã hội học

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học, giúp người học có ý thức và khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

9. Nghệ thuật học đại cương                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguồn gốc nghệ thuật, đặc thù của các loại hình nghệ thuật và một số thông tin về nghệ thuật của nhân loại… Trên cơ sở đó, giúp sinh viên có những hiểu biết toàn diện, ứng dụng vào học tập cũng như trong cuộc sống.

10. Mỹ thuật học I                                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thực hành chất liệu

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng phân tích, xử lý, nắm bắt các yếu tố biểu đạt của ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình: đường nét, mảng, hình, màu sắc, không gian, khối, và sự chuyển động, bố cục; các nguyên lý - yếu tố tạo hình, sự kết hợp giữa nội dung ý tưởng và các hình thức biểu đạt.

11. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa học và bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như­ cấu trúc lôgic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học. Từ đó, sinh viên biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Đồng thời nắm đ­ược phư­ơng pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết một công trình khoa học và bư­ớc đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập.

12. Giáo dục học đại c­ương                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không                 

- Nội dung: những vấn đề chung của Giáo dục học: chức năng của giáo dục, đối t­ượng, nhiệm vụ, mục đích, phư­ơng pháp nghiên cứu Giáo dục học; hệ thống giáo dục quốc dân; những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, nguyên tắc dạy học; nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; những lý luận về quản lý trư­ờng học: nội dung và phương pháp quản lý; vai trò của Hiệu trưởng, vai trò của giáo viên, vai trò của tập thể sinh viên.

13. Giáo dục thể chất                                                                           5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

14. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                       165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

15. Lịch sử Mỹ thuật Thế giới  I                                                            6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức hệ thống về lịch sử mỹ thuật thế giới; thành tựu, đặc điểm của mỹ thuật thời nguyên thuỷ, mỹ thuật thời cổ đại, mỹ thuật thời trung cổ, mỹ thuật thời cận đại, mỹ thuật hiện đại và một số nền mỹ thuật phương Đông như: Trung hoa, Ấn Độ, Nhật Bản.

16. Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam I                                                           4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam thông qua việc giới thiệu bối cảnh lịch sử, thành tựu nghệ thuật của các giai đoạn như: mỹ thuật thời nguyên thuỷ, thời phong kiến, thời Pháp thuộc và từ Cách mạng tháng 8 đến nay; từ đó nêu bật đặc điểm và truyền thống nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.

17. Giải phẫu tạo hình                                                                           6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: đã học một số bài vẽ nghiên cứu hình họa về người

- Nội dung: những kiến thức về cấu trúc, tỷ lệ con người, cấu tạo của cơ, xương và sự thay đổi khi con người vận động. Thông qua những hiểu biết về giải phẫu người, sinh viên có điều kiện để học tập tốt hơn các môn học hình họa cũng như các môn học khác.

18. Định luật xa gần                                                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về luật phối cảnh và phương pháp biểu hiện không gian trên mặt phẳng. Thông qua đó, sinh viên có cái nhìn chính xác, khoa học hơn trong không gian tự nhiên cũng như không gian của các tác phẩm, tạo điều kiện để sinh viên học tốt hơn môn học sáng tác cũng như các môn học khác.

19. Đạc họa                                                                                          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: phương pháp đo đạc, cách rút tỷ lệ, vẽ các mặt cắt, mặt đứng, xây dựng được bản vẽ kiến trúc chính xác, khoa học. Thông qua đó, sinh viên học tập được những giá trị nghệ thuật của các công trình kiến trúc cổ.

20. Lý thuyết bố cục                                                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về các nguyên tắc và quy luật về bố cục, các yếu tố tạo hình như: đường nét, hình thể, màu sắc... để bố cục một tác phẩm có không gian, có ý tưởng, có cảm xúc của người vẽ.

21. Nghiên cứu Mỹ thuật cổ                                                                  2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về một số di tích tiêu biểu để nhận biết những nét độc đáo, điển hình của nghệ thuật cổ Việt Nam; từ đó, sinh viên biết học tập những vốn quý trong nghệ thuật cổ để áp dụng vào các bài học khác.

22. Tượng tròn 1                                                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về nặn tượng chân dung phác mảng, chân dung mẫu người nam, nữ; bán thân mẫu người nam, nữ bằng chất liệu đất sét, tỷ lệ bằng mẫu người thật. Thông qua những bài nặn nghiên cứu trên, sinh viên sẽ hiểu kỹ các hình khối cơ bản của đầu người, cổ vai và ngực người. Từ đó, sinh viên sử dụng được chất liệu đất sét để nặn nghiên cứu hình khối và không gian.

23. Tượng tròn 2                                                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tượng tròn 1

- Nội dung: những kiến thức về nặn mẫu người nam, nữ cả người khỏa thân, với các dáng đứng tĩnh. Thông qua những hiểu biết về hình khối chân dung, bán thân người mẫu, sinh viên nặn toàn thân người mẫu bằng cách đơn giản hóa các chi tiết, các bộ phận của cơ thể được diễn tả bằng các khối diện phác mảng lớn và được lắp ráp với nhau thành một tổng thể có cấu trúc chắc chắn, rõ ràng và biểu hiện.

24. Tượng tròn 3                                                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tượng tròn 1 và 2

- Nội dung: những kiến thức về nặn mẫu người nam, nữ cả người khỏa thân, với các dáng đứng khác nhau. Trên cơ sở đó, sinh viên hiểu kỹ hơn về hình khối cơ bản các bộ phận trên cơ thể con người, nâng cao phương pháp phác mảng, cấu trúc hoàn thiện chắc chắn và có đặc điểm của người mẫu.

25. Tượng tròn 4                                                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tượng tròn 1, 2 và 3

- Nội dung: những kiến thức về nặn mẫu người nam, nữ cả người khỏa thân và mặc quần áo, với các dáng đứng - ngồi động. Thông qua đó, sinh viên có thể nghiên cứu sâu hơn về hình khối, không gian các động tác, cấu tạo của các nếp vải, quần áo; đồng thời diễn tả được đặc điểm và tình cảm của người mẫu.

26. Tượng tròn 5                                                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tượng tròn 1, 2, 3 và 4

- Nội dung: những kiến thức về nặn mẫu người nam, nữ cả người khỏa thân và mặc quần áo, với nhiều dáng động khác nhau (đứng, ngồi, nằm...)

Trong khi nghiên cứu kỹ các bộ phận của cơ thể, cần chú ý đến tương quan tỷ lệ và cấu trúc tổng thể, lược bỏ những chi tiết không cần thiết, tập trung diễn tả những hình khối chính, điển hình, có sáng tạo và cách điệu.

27. Tượng tròn 6                                                                                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết : Tượng tròn 1, 2, 3, 4 và 5

- Nội dung: những kiến thức về nặn mẫu hai người nam hoặc nữ khỏa thân hay mặc quần áo gần với dáng vẻ trong cuộc sống; nghiên cứu hình khối của hai người mẫu cạnh nhau, so sánh để diễn tả đặc điểm của từng người; phối hợp diễn tả sao cho thể hiện được toàn bộ không gian xa gần, trước sau. Trên cơ sở đó, sinh viên nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nhân vật với nhau trong không gian.

28. Phù điêu 1                                                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về tạo hình phù điêu thấp và phù điêu cao để nặn tượng sọ người, tượng phác mảng, chân dung mẫu người nam, nữ. Thông qua đó, sinh viên sẽ hiểu kỹ các hình khối cơ bản của đầu người, phương pháp tạo hình phù điêu trên mặt phẳng 2 chiều, phân chia các lớp, diện cao thấp hợp lý để diễn đạt không gian 3 chiều.

29. Phù điêu 2                                                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phù điêu 1

- Nội dung: những kiến thức về đắp nổi bán thân người mẫu khoả thân trên bề mặt hai chiều bằng chất liệu đất sét. Trên cơ sở đó, sinh viên nắm vững vàng hơn về phương pháp tạo hình phù điêu trên mặt phẳng hai chiều, cấu trúc tỷ lệ giữa phần đầu, cổ, thân người, để tạo ra không gian chiều thứ 3.

30. Phù điêu 3                                                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phù điêu 1 và 2

- Nội dung: những kiến thức về đắp nổi mẫu người khoả thân hoặc mặc quần áo, trên mặt phẳng hai chiều bằng đất sét. Thông qua đó, sinh viên hiểu được cấu trúc cơ thể, mối quan hệ của các bộ phận với nhau theo các chiều hướng của dáng; hiểu và đắp nổi được toàn bộ con người với những dáng khác nhau (đứng, ngồi, nằm…); củng cố phương pháp tạo hình phù điêu trên mặt phẳng bằng đất sét.

31. Hình họa 1                                                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về cấu trúc, tỉ lệ, hình khối cơ bản của đầu người thông qua vẽ nghiên cứu tượng sọ người, tượng phác mảng, chân dung mẫu người nam, nữ.

32. Hình họa 2                                                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa 1

- Nội dung: những kiến thức về vẽ bán thân người mẫu khoả thân. Trên cơ sở đó, sinh viên nắm được cấu trúc của các bộ phận cơ thể quan hệ với nhau trên bề mặt phẳng.

33. Hình họa 3                                                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình hoạ 1 và 2

- Nội dung: những kiến thức về vẽ mẫu người khoả thân hoặc mặc quần áo. Thông qua đó, sinh viên rèn luyện kỹ năng diễn tả cấu trúc, tỷ lệ, khai thác đặc điểm và tình cảm của người mẫu.

34. Sáng tác tượng tròn 1                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết bố cục và Tượng tròn 1, 2, 3, 4, 5 và 6

- Nội dung: những kiến thức về nguyên lý sáng tác tượng tròn: ý tưởng tạo hình, sự hài hòa, tính nhiều vẻ, cân đối, tỷ lệ, tính trội, chuyển động… Trên cơ sở đó, sinh viên sáng tác tượng bố cục 1 người hoặc một người với các khối phù trợ hay với các đồ vật bằng chất liệu đất sét.

35. Sáng tác tượng tròn 2                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác tượng tròn 1

- Nội dung: những kiến thức về sáng tác tượng nhóm (từ 2 nhân vật trở lên) có nội dung tự chọn hoặc nội dung quy định bằng chất liệu đất sét. Học phần này giúp sinh viên nâng cao kiến thức bố cục tượng tròn, quan hệ của các khối và mảng giữa các nhân vật với nhau.

36. Sáng tác tượng tròn 3                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác tượng tròn 1 và 2

- Nội dung: những kiến thức về nguyên lý bố cục, từ đó sinh viên tập sáng tác những bố cục tượng khối trong không gian. Chủ đề, chất liệu do sinh viên tự chọn. Thông qua đó, sinh viên biết sử dụng thành thạo kỹ thuật chất liệu, đồng thời tạo được cơ cấu hình tượng phù hợp với chất liệu sinh viên đã chọn.

37. Sáng tác tượng tròn 4                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác tượng tròn 1, 2 và 3

- Nội dung: nghiên cứu và sáng tác tượng trang trí ngoài trời bằng chất liệu sinh viên ưa thích. Thông qua đó, sinh viên thể hiện những nhận thức về bố cục thẩm mỹ, những vận động của khối trong không gian, hiểu và sử dụng thành thạo hơn các chất liệu, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo riêng của mình trong sáng tác.

38. Sáng tác phù điêu 1                                                                       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: nghiên cứu vốn cổ (chạm nổi đình chùa); nghiên cứu hoa lá; nghiên cứu động vật (đơn giản và cách điệu). Thông qua đó, sinh viên cảm thụ được vẻ đẹp và sự thay đổi phong phú về hình của thiên nhiên. Từ những hình mẫu ngoài thiên nhiên, sinh viên được học để đơn giản hóa hay cách điệu tạo thành bố cục trang trí đắp nổi trên mặt phẳng hai chiều. Nghiên cứu vốn cổ giúp sinh viên hiểu biết thêm về tinh hoa nghệ thuật của dân tộc, cách đơn giản hóa hình mẫu người, cách sử dụng tài tình các họa tiết trang trí.

39. Sáng tác phù điêu 2                                                                       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác phù điêu 1

- Nội dung: nghiên cứu các quy tắc về bố cục phù điêu bằng việc thể hiện một bài sáng tác bố cục có nội dung gắn với hình tượng con người. Thông qua đó, sinh viên biết cách xử lý, diễn tả hình thể đắp nổi trên bề mặt hai chiều để tạo không gian ảo ba chiều. Cần chú trọng tính trang trí và không gian ước lệ của thể loại phù điêu.

40. Sáng tác phù điêu 3                                                                       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác phù điêu 1 và 2

- Nội dung: nghiên cứu, thể hiện bài sáng tác phù điêu và gò đồng có nội dung tự chọn. Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ thuật thể hiện cách chặn nét, cách gò nổi khối, cách hun đồng, các loại dụng cụ để gò đồng… Trọng tâm của học phần này là kỹ năng thể hiện chất liệu.

41. Sáng tác phù điêu 4                                                                       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác phù điêu 1, 2 và 3

- Nội dung: nghiên cứu thể hiện bài bố cục phù điêu gắn liền với công trình kiến trúc. Học phần này giúp sinh viên có kiến thức tổng hợp về sáng tác bố cục phù điêu, phát huy khả năng đơn giản, cách điệu hình khối theo ý tưởng sáng tạo và sử dụng không gian ước lệ phù hợp với nội dung và hình thức trang trí.

42. Chất liệu 1                                                                                      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về chất liệu đất nung (gốm) như: pha trộn đất, cách sử dụng các loại men, các loại dụng cụ làm gốm, cách nung gốm… Trên cơ sở đó, sinh viên sáng tác một tượng bằng chất liệu gốm.

43. Chất liệu 2                                                                                      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Chất liệu 1

- Nội dung: nghiên cứu và tập sáng tác tượng bằng chất liệu gỗ. Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ thuật thể hiện chất liệu đó. Trọng tâm của học phần này là kỹ năng sử dụng chất liệu và cấu trúc của tượng phải phù hợp với tính chất của chất liệu.

44. Chất liệu 3                                                                                      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Chất liệu 1 và 2

- Nội dung: nghiên cứu và tập sáng tác tượng bằng chất liệu đá. Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ thuật thể hiện chất liệu đó. Trọng tâm của học phần này là kỹ năng sử dụng chất liệu và cấu trúc của tượng phải phù hợp với tính chất của chất liệu.

45. Chất liệu 4                                                                                      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Chất liệu 1, 2 và 3

- Nội dung: nghiên cứu và tập sáng tác tượng bằng chất liệu kim loại. Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ thuật thể hiện chất liệu đó. Trọng tâm của học phần này là kỹ năng sử dụng chất liệu và cấu trúc của tượng phải phù hợp với tính chất của chất liệu.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH ĐIÊU KHẮC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung

4.1.1. Chương trình khung giáo dục đại học ngành Điêu khắc được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Điêu khắc ở trình độ đại học hệ chính quy với thời gian đào tạo 5 năm và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 258 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

4.1.2. Các học phần bắt buộc đã được tính toán, đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau được bố trí phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

4.1.3. Các học phần được thiết kế theo đơn vị học trình (đvht). Mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực hành, 45 tiết thực tập.

4.2. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

4.2.1. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

4.2.2. Ch­ương trình khung trình độ đại học ngành Điêu khắc được thiết kế theo hư­ớng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành.

4.2.3. Trên cơ sở những quy định tại mục 2.2, khối lượng kiến thức tự chọn gồm:

- Phần kiến thức giáo dục đại cương: 24 đvht

- Phần kiến thức ngành: 45 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

4.2.4. Đánh giá, tổ chức thực tập, thi tốt nghiệp:

- Sau mỗi học phần đều có nhận xét đánh giá và chấm điểm theo thang đểm 10.

Điểm của các học phần được tích lũy thành điểm trung bình của từng năm học để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích lũy trong toàn khóa để xếp loại tốt nghiệp.

- Thực tập nghề nghiệp: khai thác, sưu tầm những chất liệu, kỹ thuật của các làng nghề truyền thống và những vẫn đề thực tế của cuộc sống.

- Thi tốt nghiệp: gồm 3 bài: nghiên cứu tượng tròn; sáng tác một tác phẩm điêu khắc (phỏc thảo phải được Hội đồng thông qua và kích thước, chất liệu do hội đồng quy định) và khúa luận tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Lý luận và lịch sử mỹ thuật

 (Theory and history of Fine Arts)

Mã ngành:                   

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03 /2009/TT-BGDĐT  ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật có trình độ nghiên cứu về lý luận và lịch sử mỹ thuật; có khả năng làm công tác phê bình mỹ thuật và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về mỹ thuật.

1.2. Mục tiêu cụ thể: sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật phải đạt được các yêu cầu sau:

1.2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, có lòng say mê yêu nghề, nắm vững đường lối chủ chương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

1.2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về tiến trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam và thế giới, nghệ thuật tạo hình; có khả năng nghiên cứu và phê bình mỹ thuật.

1.2.3. Kỹ năng

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật có thể làm việc tại các viện, trường, trung tâm nghiên cứu về mỹ thuật.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 258 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục - quốc phòng an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 5 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                                       đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

75

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

183

 

Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

22

Kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành)

131

Thực tập nghề nghiệp

15

Khóa luận tốt nghiệp

15

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                           51 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

10

7

Tin học cơ bản

4

8

Mỹ học đại cương

3

9

Nghệ thuật học đại cương

3

10

Mỹ thuật học I

3

11

Phương pháp nghiên cứu khoa học

4

12

Giáo dục học đại cương

3

13

Giáo dục thể chất

5

14

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 13, 14

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:                                                                   133 đvht

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành:                                                                 22 đvht

1

Lịch sử mỹ thuật Thế giới I

6

2

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam I

4

3

Khảo cổ học

3

4

Tâm lý học nghệ thuật

3

5

Hán nôm

6

- Kiến thức ngành                                                                                                          81 đvht

1

Mỹ thuật học II

5

2

Lịch sử tư tưởng thẩm mỹ

6

3

Lý luận mỹ thuật I

5

4

Lý luận mỹ thuật II

5

5

Lý luận mỹ thuật III

5

6

Lý luận mỹ thuật IV

5

7

Lịch sử mỹ thuật Thế giới II

5

8

Lịch sử mỹ thuật Thế giới III

5

9

Lịch sử mỹ thuật Thế giới IV

5

10

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam II

4

11

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam III

4

12

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam IV

4

13

Tiếng Anh chuyên ngành

6

14

Hình họa, điêu khắc cơ bản

5

15

Trang trí - Bố cục cơ bản

2

16

Thực hành chất liệu phương Đông cơ bản

6

17

Thực hành chất liệu phương Tây cơ bản

4

- Thực tập nghề nghiệp: 15 đvht

- Khóa luận tốt nghiệp: 15 đvht

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                        8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; sự biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trư­ờng xã hội của tộc ngư­ời Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của các vùng văn hóa ở Việt Nam.

6. Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

7. Tin học cơ bản                                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học như: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành và một số tiện ích; soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính; khai thác dịch vụ cơ bản của mạng internet. Ngoài ra giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

8. Mỹ học đại cương                                                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học và Xã hội học

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học, giúp người học có ý thức và khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

9. Nghệ thuật học đại cương                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguồn gốc nghệ thuật, đặc thù của các loại hình nghệ thuật và một số thông tin về nghệ thuật của nhân loại… Trên cơ sở đó, giúp sinh viên có những hiểu biết toàn diện, ứng dụng vào học tập cũng như trong cuộc sống.

10. Mỹ thuật học I                                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thực hành chất liệu

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng phân tích, xử lý, nắm bắt các yếu tố biểu đạt của ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình: đường nét, mảng, hình, màu sắc, không gian, khối, và sự chuyển động, bố cục; các nguyên lý - yếu tố tạo hình, sự kết hợp giữa nội dung ý tưởng và các hình thức biểu đạt.

11. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa học và bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như­ cấu trúc lôgic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học. Từ đó, sinh viên biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Đồng thời nắm đ­ược phư­ơng pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết một công trình khoa học và bư­ớc đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập.

12. Giáo dục học đại c­ương                                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không                             

- Nội dung: những vấn đề chung của Giáo dục học: chức năng của giáo dục, đối t­ượng, nhiệm vụ, mục đích, phư­ơng pháp nghiên cứu Giáo dục học; hệ thống giáo dục quốc dân; những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, nguyên tắc dạy học; nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; những lý luận về quản lý

trư­ờng học: nội dung và phương pháp quản lý; vai trò của Hiệu trưởng, vai trò của giáo viên, vai trò của tập thể sinh viên.

13. Giáo dục thể chất                                                                           5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

14. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                       165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

15. Lịch sử Mỹ thuật Thế giới I                                                             6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức hệ thống về lịch sử mỹ thuật thế giới, thành tựu, đặc điểm của mỹ thuật thời nguyên thuỷ, mỹ thuật cổ đại, mỹ thuật trung cổ, mỹ thuật cận đại, mỹ thuật hiện đại và một số nền mỹ thuật phương Đông như: Trung hoa, Ấn Độ, Nhật Bản.

16. Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam I                                                           4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam thông qua việc giới thiệu bối cảnh lịch sử, thành tựu nghệ thuật của các giai đoạn như: mỹ thuật thời nguyên thuỷ, thời phong kiến, thời Pháp thuộc và từ Cách mạng tháng 8 đến nay; từ đó nêu bật đặc điểm và truyền thống nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.

17. Khảo cổ học                                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khoa học khảo cổ, các phương pháp của công tác khảo cổ cũng như thành tựu chủ yếu của ngành khảo cổ thế giới và trong nước.

18. Tâm lý học nghệ thuật                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về các dạng thức tâm lý có ảnh hưởng hay tác động đến quá trình sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ như: tâm lý dân tộc, tôn giáo; tâm lý vùng miền, khu vực; tâm lý về đề tài, chất liệu, màu sắc, bút pháp… Qua đó, giúp sinh viên xác định được phương pháp và mục tiêu trong sáng tác nghệ thuật.

19. Hán nôm                                                                                         6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ cổ của dân tộc Việt Nam; nghiên cứu thư tịch, phương pháp viết chữ tạo hình; những nét tinh hoa, đặc sắc của Hán Nôm.

20. Mỹ thuật học II                                                                                5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Mỹ thuật học I

- Nội dung: kỹ năng phân tích, xác định các đặc trưng cấu trúc của thể loại hội hoạ-đồ hoạ-điêu khắc, chất liệu, bút pháp, phong cách sáng tạo. Từ những kiến thức cơ bản về nghệ thuật tạo hình, các yếu tố, thuộc tính ngôn ngữ mỹ thuật, sinh viên có khả năng tiếp cận tác phẩm mỹ thuật ở chính ngôn ngữ chủ đạo của loại hình và hiểu rõ kết cấu thẩm mỹ đặc thù của nghệ thuật tạo hình, ứng dụng các kỹ năng tạo hình vào nghiên cứu tác phẩm và các hiện tượng mỹ thuật trong quá trình hình thành và tồn tại của chúng.

21. Lịch sử tư tưởng thẩm mỹ                                                              6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Mỹ học đại cương

- Nội dung: những kiến thức về lịch sử hình thành tư tưởng thẩm mỹ của con người từ thời cổ đại đến nay; từ quan điểm duy tâm đến quan điểm duy vật của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

22. Lý luận mỹ thuật I                                                                          5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Mỹ học, Lịch sử mỹ thuật, Mỹ thuật học

- Nội dung: những quan điểm tạo hình và luận điểm lý luận mỹ thuật trong quá trình lịch sử, giúp sinh viên có phương pháp tiếp cận và khả năng chuyển tải tư duy một cách có hệ thống về các tác phẩm mỹ thuật qua các bài viết ngắn hoặc bài báo.

23. Lý luận mỹ thuật II                                                                         5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận mỹ thuật I

- Nội dung: kiến thức đại cương về phương pháp nghiên cứu nghệ thuật nói chung và kỹ năng giới thiệu, phân tích, đánh giá về nghệ thuật tạo hình nói riêng ở các bình diện khác nhau (tác phẩm, tác giả, trường phái…). Từ đó, giúp sinh viên có phương pháp viết các thể loại bài về mỹ thuật ở cấp độ nghiên cứu, tiểu luận chuyên đề một cách có hệ thống.

24. Lý luận mỹ thuật III                                                                         5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận mỹ thuật II

- Nội dung: những kỹ năng chuyên biệt, đặc thù về phê bình mỹ thuật; các vấn đề lý luận về tính khách quan, chính xác và khoa học; các phương pháp viết chuyên ngành và kỹ năng viết loại bài chuyên đề.

25. Lý luận mỹ thuật IV                                                                        5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận mỹ thuật III

- Nội dung: các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu về một chuyên đề nghệ thuật tạo hình; các kỹ năng tổng hợp và thể hiện kiến thức trong mỗi bài nghiên cứu, bài viết ở nhiều cấp độ đánh giá, phân tích khác nhau.

26. Lịch sử mỹ thuật thế giới II                                                            5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử mỹ thuật thế giới I

- Nội dung: những kiến thức nâng cao về lịch sử mỹ thuật phương Tây qua các thời kỳ lịch sử: cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại.

27. Lịch sử mỹ thuật thế giới III                                                           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử mỹ thuật thế giới II

- Nội dung: những kiến thức nâng cao về một số nền mỹ thuật phương Đông, tiêu biểu là: Trung hoa, Ấn Độ, Nhật Bản.

28. Lịch sử mỹ thuật thế giới IV                                                          5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử mỹ thuật thế giới III.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về mỹ thuật đương đại trên thế giới.

29. Lịch sử mỹ thuật Việt Nam II                                                          4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử mỹ thuật Việt Nam I

- Nội dung: những kiến thức về mỹ thuật thời kỳ đồ đá, kim khí, Chămpa; thời Lý, thời Trần.

 

30. Lịch sử mỹ thuật Việt Nam III                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử mỹ thuật Việt Nam II

- Nội dung: những kiến thức về mỹ thuật thời Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII), Lê Mạt (thế kỷ XVIII).

31. Lịch sử mỹ thuật Việt Nam IV                                                        4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử mỹ thuật Việt Nam III

- Nội dung: những kiến thức về mỹ thuật thời Nguyễn (từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1945), mỹ thuật hiện đại từ 1925 đến nay.

32. Tiếng Anh chuyên ngành                                                                6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: tiếng Anh cơ bản

- Nội dung: hệ thống các thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh để có thể cập nhật thông tin, biên dịch tài liệu nước ngoài và bổ sung kiến thức về mỹ thuật thế giới.

33. Hình hoạ, điêu khắc cơ bản                                                           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu các hình khối cơ bản, tượng, người… Thông qua đó, sinh viên hiểu kỹ về cấu trúc của các bộ phận cơ thể quan hệ với nhau và diễn tả được đặc điểm cơ thể, tình cảm người mẫu bằng những hình khối cơ bản, điển hình.

34. Trang trí - bố cục cơ bản                                                                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu hoa lá bằng cách đơn giản và cách điệu tạo thành những họa tiết trang trí; nghiên cứu lý thuyết về màu sắc, các quy tắc bố cục trang trí, thể hiện các bài trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềm.

35. Thực hành chất liệu phương Đông cơ bản                                    6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa, Phương pháp nghiên cứu khoa học

- Nội dung: thực hành sáng tác trên các chất liệu sơn mài, lụa, khắc gỗ màu… Trên cơ sở đó, sinh viên được bổ sung kiến thức về quy trình sáng tác một tác phẩm nghệ thuật, đồng thời được kiểm nghiệm các kiến thức về lý luận và phê bình nghệ thuật đã học.

36. Thực hành chất liệu phương Tây cơ bản                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hình họa, Phương pháp nghiên cứu khoa học

- Nội dung: thực hành sáng tác trên chất liệu sơn dầu. Trên cơ sở đó, sinh viên được bổ sung kiến thức về quy trình sáng tác một tác phẩm sơn dầu, đồng thời được kiểm nghiệm các kiến thức về lý luận và phê bình nghệ thuật đã học.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung

4.1.1. Chương trình khung giáo dục đại học ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật ở trình độ đại học hệ chính quy với thời gian đào tạo 5 năm và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 258 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

4.1.2. Các học phần bắt buộc đã được tính toán, đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau được bố trí phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

4.1.3. Các học phần được thiết kế theo đơn vị học trình (đvht). Mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực hành, 45 tiết thực tập.

4.2. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

4.2.1. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

4.2.2. Ch­ương trình khung trình độ đại học ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật được thiết kế theo hư­ớng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành.

4.2.3. Trên cơ sở những quy định tại mục 2.2, khối lượng kiến thức tự chọn gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 24 đvht

- Kiến thức ngành: 50 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

4.2.4. Đánh giá, tổ chức thực tập, thi tốt nghiệp

- Sau mỗi học phần đều có nhận xét đánh giá và chấm điểm theo thang đểm 10.

Điểm của các học phần được tích lũy thành điểm trung bình của từng năm học để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích lũy trong toàn khóa để xếp loại tốt nghiệp.

- Thực tập nghề nghiệp: bao gồm chụp ảnh tư liệu, in dập hoa văn, thu thập tư liệu tại thực địa, hoặc tác phẩm tại triển lãm; đo vẽ tại di tích, nhận biết các thành phần kiến trúc cổ tại di tích, nhận biết các tác phẩm điêu khắc, hoa văn trang trí và đồ ứng dụng trong di tích, các tác phẩm trong triển lãm, làm báo cáo điền dã di tích, lập hồ sơ di tích và hồ sơ triển lãm mỹ thuật; nghiên cứu một vấn đề khoa học về nghệ thuật tạo hình.

- Khóa luận tốt nghiệp: nghiên cứu, trình bày một vấn đề lý luận nghệ thuật tạo hình. Khóa luận cần có ý tưởng sâu sắc, nghiên cứu công phu, văn phong giản dị trong sáng, dài khoảng từ 30 đến 50 trang. Khuyến khích sinh viên đặt vấn đề mới, tránh và hạn chế lặp lại những vấn đề đã được nghiên cứu, công bố./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Nhiếp ảnh (Photography)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03 /2009/TT-BGDĐT  ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Nhiếp ảnh trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Nhiếp ảnh, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong các lĩnh vực Nhiếp ảnh báo chí, Nhiếp ảnh ứng dụng, Nhiếp ảnh nghệ thuật...

1.2. Mục tiêu cụ thể: sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Nhiếp ảnh phải đạt được các yêu cầu sau:

1.2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

1.2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Nhiếp ảnh ở trình độ đại học.

1.2.3. Kỹ năng

Nắm vững các kỹ năng về kỹ thuật, nghệ thuật Nhiếp ảnh; có khả năng độc lập, tư duy khoa học, năng lực sáng tạo trong sáng tác các tác phẩm Nhiếp ảnh trong các lĩnh vực Nhiếp ảnh báo chí, Nhiếp ảnh ứng dụng, Nhiếp ảnh nghệ thuật...

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                                        đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

75

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

135

Kiến thức cơ sở của ngành

49

Kiến thức ngành

66

Thực tập nghề nghiệp

10

Khoá luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                            50 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

10

7

Tin học cơ bản

4

8

Lịch sử Văn học Việt Nam

4

9

Lịch sử Văn học Thế giới

6

10

Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam

2

11

Lịch sử nghệ thuật tạo hình Thế giới

3

12

Giáo dục thể chất

5

13

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

* Chưa tính các học phần 12 và 13

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                    115 đvht

- Kiến thức cơ sở của ngành                                                                                           49 đvht

1

Lịch sử Nhiếp ảnh Việt Nam

3

2

Lịch sử Nhiếp ảnh Thế giới

4

3

Nghiệp vụ báo chí

6

4

Chế bản điện tử - in offset và báo điện tử

5

5

Lý luận phê bình ảnh

3

6

Biên tập ảnh

3

7

Tin học chuyên ngành nhiếp ảnh 1

3

8

Thực hành tin học chuyên ngành Nhiếp ảnh 1

4

9

Tin học chuyên ngành nhiếp ảnh 2

3

10

Thực hành tin học chuyên ngành Nhiếp ảnh 2

5

11

Nghệ thuật trình bày ấn phẩm ảnh

3

12

Thực hành nghệ thuật trình bày ấn phẩm ảnh

3

13

Cảm quang

4

- Kiến thức ngành                                                                                                           46 đvht

1

Kỹ thuật nhiếp ảnh 1

4

2

Kỹ thuật nhiếp ảnh 2

4

3

Kỹ thuật nhiếp ảnh 3

5

4

Nghệ thuật nhiếp ảnh 1

4

5

Thực hành nghệ thuật nhiếp ảnh 1

4

6

Nghệ thuật nhiếp ảnh 2

4

7

Thực hành nghệ thuật nhiếp ảnh 2

4

8

Nghệ thuật nhiếp ảnh 3

4

9

Thực hành nghệ thuật nhiếp ảnh 3

4

10

Nghệ thuật nhiếp ảnh 4

2

11

Thực hành nghệ thuật nhiếp ảnh 4

4

12

Nhiếp ảnh đặc biệt và kỹ xảo

3

- Thực tập nghề nghiệp : 10 đvht

- Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp: 10 đvht

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin                      8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng     Cộng sản Việt Nam      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bố cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn)

+ Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                  4 đvht

Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển của văn hoá Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

6. Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                                                      10 đvht

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viờn đó hoàn thành chương trỡnh ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thụng, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trỡnh độ trung cấp (Intermediate Level).

7. Tin học cơ bản                                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: Giới thiệu những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính; xử lý văn bản, quản lý dữ liệu; giới thiệu về Internet và cách truy cập. Ngoài ra giúp sinh viên hình thành, phát triển kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng.

8. Lịch sử Văn học Việt Nam                                                               4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức khái quát về quá trình phát triển của văn học Việt Nam; hệ thống các tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất trong từng giai đoạn lịch sử. Gồm các phần:

+ Văn học dân gian Việt Nam: khái quát văn học dân gian Việt Nam và giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.

+ Văn học trung đại Việt Nam: một số vấn đề về loại hình và lịch sử trung đại.

+ Văn học hiện đại Việt Nam: khái quát văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến nay).

9. Lịch sử Văn học thế Giới                                                                 6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của văn học trong lịch sử nhân loại qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở từng thời kỳ cụ thể; rèn luyện kỹ năng khám phá bản chất thẩm mỹ của văn chương, cá tính sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Gồm các phần:

+ Văn học cổ đại Hy Lạp.

+ Văn học thời kỳ phục hưng.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVII.

+ Văn học Pháp thế kỷ XVIII.

+ Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX.

+ Văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX.

+ Văn học thế kỷ XX.

10. Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam                                            2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu cho sinh viên về nghệ thuật tạo hình Việt Nam, gồm 4 phần chính: nghệ thuật tạo hình trước năm 1945, nghệ thuật tạo hình trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nghệ thuật tạo hình từ sau khi đất nước thống nhất; mối quan hệ nghệ thuật tạo hình với các ngành nghệ thuật khác.

11. Lịch sử nghệ thuật tạo hình Thế giới                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: học phần gồm 8 phần chính, giới thiệu cho sinh viên về nghệ thuật tạo hình thế giới thời Cổ đại; nghệ thuật tạo hình phương Đông; nghệ thuật tạo hình Hy Lạp; nghệ thuật tạo hình Rôman; nghệ thuật tạo hình Gôtích; nghệ thuật tạo hình thời Phục hưng; nghệ thuật tạo hình thế kỷ XVIII, XIX; nghệ thuật tạo hình hiện đại.

12. Giáo dục thể chất                                                                           5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

13. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                       165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

14. Lịch sử Nhiếp ảnh Việt Nam                                                          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: sự ra đời của nhiếp ảnh Việt Nam, các thời kỳ hình thành và phát triển; sự phát triển của nhiếp ảnh dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự phát triển của nhiếp ảnh báo chí và thể loại; quan hệ của nhiếp ảnh Việt Nam và nhiếp ảnh thế giới.

15. Lịch sử Nhiếp ảnh thế giới                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: sự hình thành và phát triển của lịch sử Nhiếp ảnh thế giới, các giai đoạn phát triển và các thành tựu khác; mối quan hệ giữa nhiếp ảnh và hội họa; các tổ chức và các hoạt động Nhiếp ảnh thế giới.

16. Nghiệp vụ báo chí.                                                                         6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: sự ra đời và vai trò của báo chí; sơ lược lịch sử báo chí Việt Nam và sự phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay; công tác phóng viên trong các tòa soạn báo, nhiệm vụ của phóng viên báo chí, nhiệm vụ của biên tập viên báo viết, báo ảnh.

17. Chế bản điện tử - in offset và báo điện tử                                      5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: các quá trình in, sử dụng các phần mềm đã học để thể hiện Makét, xuất phim (bình bản), các phương pháp in; tách màu điện tử và quá trình tách màu thủ công và điện tử; kỹ xảo montage (lắp ghép); nguyên tắc phối hợp chữ, ảnh và sự phân trang trong trình bày và in ấn; kiểm tra chất lượng sản phẩm; giới thiệu về báo điện tử và công nghệ.

18. Lý luận phê bình ảnh.                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: vai trò và mối quan hệ giữa lý luận phê bình đối với sáng tác; vai trò của kiến thức xã hội trong sáng tạo; những đặc điểm, tính chất cơ bản và các nguyên tắc bố cục chính được vận dụng trong lý luận phê bình ảnh, nhiếp ảnh báo chí và các thể loại.

19. Biên tập ảnh                                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận phê bình ảnh

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về các nguyên tắc bố cục chính và quy luật nhìn với góc độ biên tập ảnh; vai trò bố cục ảnh và mối quan hệ giữa bố cục ảnh với việc làm nổi bật chủ đề trong biên tập ảnh; những sai sót thường gặp trong khi bố cục ảnh; vị trí, vai trò của người biên tập ảnh.

20. Tin học chuyên ngành nhiếp ảnh 1                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về máy tính và các thiết bị liên quan như máy quét, máy in, máy ảnh số cũng như các kiến thức nền tảng của các hệ điều hành và các quy trình điều khiển thiết bị; xử lý ảnh trên máy tính thông qua các thiết bị nhập xuất cơ bản như máy ảnh số, máy quét, máy in; cách sử dụng các phần mềm.

21. Thực hành tin học chuyên ngành nhiếp ảnh 1                               4 đvht

            - Điều kiện tiên quyết: Tin học chuyên ngành Nhiếp ảnh 1

            - Nội dung: thực hành về tin học ngành Công nghệ xử lý ảnh; thao tác cơ bản hoàn tất bức ảnh; xử lý ánh sáng và màu sắc; chỉnh sửa và lồng ghép ảnh.

22. Tin học chuyên ngành nhiếp ảnh 2                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tin học chuyên ngành nhiếp ảnh 1

- Nội dung: các kỹ thuật về xử lý ảnh trên máy tính thông qua phần mềm Adobe Photoshop và các phần mềm ứng dụng khác; kỹ năng ứng dụng các phần mềm xử lý ảnh kỹ thuật số.

23. Thực hành tin học chuyên ngành nhiếp ảnh 2                               5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tin học chuyên ngành nhiếp ảnh 2

- Nội dung: các kỹ năng nâng cao về làm ảnh kỹ thuật số: kỹ thuật nâng cao chất lượng ảnh nghệ thuật; các hệ thống liên quan trong công nghệ xử lý ảnh; công nghệ nhiếp ảnh nâng cao.

24. Nghệ thuật trình bày ấn phẩm ảnh                                                 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: các nguyên tắc biên tập ảnh, sử dụng ảnh trên mặt báo và các ấn phẩm; các nguyên tắc trình bày ảnh trên các ấn phẩm.

25. Thực hành nghệ thuật trình bày ấn phẩm ảnh                               3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật trình bày ấn phẩm ảnh

- Nội dung: thực hành về biên tập ảnh báo chí, biên tập ảnh sách; thực hành tại cơ sở in ấn, phát hành ấn phẩm ảnh.

26. Cảm quang                                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: lý thuyết và thực hành về cấu tạo và tính năng các loại phim nhựa đen trắng, màu, trực hình, âm bản, dương bản; cách tiếp nhận hình ảnh trên hạt bạc, những kiến thức cơ bản về màu sắc; những nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật in tráng phim và nhân bản in; đặc biệt giới thiệu điểm xác định lộ sáng nhằm nâng cao hiệu quả nghệ thuật tạo hình của người nhiếp ảnh. Trên cơ sở đó, sinh viên thực hành 02 bài tập về xác định các thông số cảm quang của phim đen trắng và màu.

27. Kỹ thuật nhiếp ảnh 1                                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: Học phần gồm 2 phần chính, bao gồm 45 tiết lý thuyết và 15 tiết bài tập thực hành.

Về lý thuyết có 3 chương: các trang thiết bị buồng tối; hình ảnh quang học và cấu tạo máy ảnh; các loại máy ảnh.

Về bài tập thực hành: chụp ảnh đen trắng, chụp ảnh màu qua sử dụng bộ thấu kính tạo hiệu quả (1 cuộn phim đen trắng và 1 cuộn phim màu, ở phòng chụp ảnh); thực hành tráng rửa phim, in phóng ảnh đen trắng, số giấy ảnh: 04 tờ khổ A4/1sv/hóa chất đầy đủ các loại; thực hiện trong phòng tráng rửa phim và phòng phóng ảnh, mỗi nhóm có 2 sinh viên.

28. Kỹ thuật nhiếp ảnh 2                                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật nhiếp ảnh 1

- Nội dung: học phần gồm 2 phần chính, bao gồm 45 tiết lý thuyết và 15 tiết bài tập thực hành.

Về lý thuyết gồm các chương: các quá trình gia công hóa học nhiếp ảnh; cơ sở lý luận của quy trình nhiếp ảnh 2 bước Negatip-Positip; các quy trình ảnh đặc biệt; giấy ảnh và các tính chất; cơ sở của quá trình in phóng ảnh.

Về bài tập thực hành: tráng phim, tráng ảnh và nâng cao chất lượng về ảnh; thực hiện trong phòng tráng rửa phim và phòng phóng ảnh. Sinh viên được chia theo nhóm.

29. Kỹ thuật nhiếp ảnh 3                                                                      5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật nhiếp ảnh 1 và 2

- Nội dung: Học phần gồm 2 phần chính, bao gồm 45 tiết lý thuyết và 15 tiết bài tập thực hành.

Về lý thuyết gồm các chương: những khái niệm chung về số hóa và ứng dụng số hóa trong công nghệ nhiếp ảnh; hệ thiết bị xử lý ảnh số và các phần mềm ứng dụng; các thiết bị đầu ra; mối tương quan giữa kỹ thuật ảnh số và ảnh bạc; sử dụng kỹ thuật ảnh số trong thiết kế các thể loại ảnh..

Về bài tập thực hành: sinh viên được tiếp tục thực hành trên các hệ máy tính có chất lượng ảnh cao với các tính năng, các phần mềm xử lý ảnh số, các chuẩn ảnh số; thực hành thiết kế các thể loại ảnh.

30. Nghệ thuật nhiếp ảnh 1                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: gồm có 5 chương: khái niệm khuôn hình nhiếp ảnh; kỹ thuật chụp và làm ảnh; bố cục khuôn hình nhiếp ảnh; ánh sáng trong nhiếp ảnh; xử lý tạo hình nhiếp ảnh. Học phần được tổ chức học song song với Thực hành nghệ thuật Nhiếp ảnh 1 và phân chia theo hai học kỳ.

31. Thực hành nghệ thuật nhiếp ảnh 1                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật nhiếp ảnh 1

- Nội dung: gồm các thể loại bài tập cơ bản sau: bài tập kỹ thuật; bài tập ánh sáng; bài tập xử lý tạo hình nhiếp ảnh; bài tập tổng hợp. Tổng số có 10 bài tập/1 năm học, phân chia theo 2 học kỳ, có sự hướng dẫn của giảng viên.

32. Nghệ thuật nhiếp ảnh 2                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật nhiếp ảnh 1

- Nội dung: gồm 4 chương: những khái niệm về thể loại ảnh; nội dung và hình thức thể loại ảnh; một số khuynh hướng sáng tác nhiếp ảnh, thẩm mỹ trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Học phần được tổ chức học song song với Thực hành nghệ thuật Nhiếp ảnh 2 và phân chia theo hai học kỳ.

33. Thực hành nghệ thuật nhiếp ảnh 2                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật nhiếp ảnh 2

- Nội dung: gồm các loại bài tập cơ bản: bài tập ngoại; bài tập nội; bài tập hiệu quả đặc biệt; bài tập nâng cao. Tổng số có 10 bài tập/1 năm học, phân chia theo 2 học kỳ, có sự hướng dẫn của giảng viên.

34. Nghệ thuật nhiếp ảnh 3                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật nhiếp ảnh 1 và 2

- Nội dung: gồm các chương: khái niệm về ảnh liên hoàn; đặc trưng kết cấu trong ảnh liên hoàn; các dạng thức ảnh liên hoàn; khả năng và giá trị của ảnh liên hoàn. Học phần được tổ chức học song song với Thực hành nghệ thuật Nhiếp ảnh 3 và phân chia theo hai học kỳ.

35. Thực hành nghệ thuật nhiếp ảnh 3                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật nhiếp ảnh 3

- Nội dung: gồm các loại bài tập cơ bản: bài tập liên hoàn ngoại; bài tập liên hoàn nội. Tổng số có 4 bài tập/1 năm học, phân chia theo 2 học kỳ, có sự hướng dẫn của giảng viên.

36. Nghệ thuật nhiếp ảnh 4                                                                  2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật nhiếp ảnh 1, 2 và 3

- Nội dung: Gồm 4 chương: khái niệm về công nghệ ảnh kỹ thuật số; ảnh kỹ thuật số trong nhiếp ảnh; khả năng xử lý của ảnh kỹ thuật số; một số ứng dụng của công nghệ ảnh kỹ thuật số. Học phần được tổ chức học song song với Thực hành nghệ thuật Nhiếp ảnh 4 và học trong một học kỳ.

37. Thực hành nghệ thuật nhiếp ảnh 4                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Nghệ thuật nhiếp ảnh 4

- Nội dung: bài tập ảnh kỹ thuật số; bài tập ảnh chụp liên hoàn dã ngoại. Tổng số có 2 bài tập/ học kỳ, phân chia theo 1 học kỳ, có sự hướng dẫn của giảng viên.

38. Nhiếp ảnh đặc biệt và kỹ xảo                                                         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: giới thiệu một số loại ảnh đặc biệt cùng lý thuyết cơ bản về: chụp ảnh từ trên không, chụp ảnh dưới nước, chụp ảnh khoa học hình sự, chụp ảnh phục vụ nghiên cứu khoa học, chụp ảnh phục vụ công tác y tế, chụp ảnh địa lý môi trường, chụp ảnh thú vật; ảnh trong điện ảnh, video; các kỹ xảo chính về ảnh; ảnh vi tính.

Bài tập thực hành có 2 nội dung chính: chụp ảnh về một số thể loại ảnh theo nội dung học phần; các kỹ xảo chính về ảnh bằng ảnh vi tính.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH NHIẾP ẢNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung

4.1.1. Chương trình khung giáo dục đại học ngành Nhiếp ảnh được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Nhiếp ảnh trình độ đại học hệ chính quy với thời gian đào tạo 4 năm và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 210 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

4.1.2. Các học phần bắt buộc đã được tính toán, đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau được bố trí phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức từ thấp đến cao, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

4.2. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể Quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

4.3. Phần kiến thức chuyên ngành và tự chọn

4.3.1. Căn cứ quy định tại mục 2.2 (cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục 3, các học phần còn lại thuộc kiến thức tự chọn, bao gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 25 đvht

- Kiến thức ngành: 20 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các chuyên môn sâu theo ngành nghề đào tạo của trường mình.

4.3.2. Giới thiệu các học phần tự chọn theo các chuyên ngành thuộc ngành Nhiếp ảnh:    20 đvht

1. Chuyên ngành nhiếp ảnh Báo chí, gồm các học phần

a

Nhiếp ảnh báo chí 1

5

b

Nhiếp ảnh báo chí 2

5

c

Nhiếp ảnh báo chí 3

5

d

Nhiếp ảnh báo chí 4

5

2. Chuyên ngành nhiếp ảnh ứng dụng, gồm các học phần

a

Nhiếp ảnh ứng dụng 1

5

b

Nhiếp ảnh ứng dụng 2

5

c

Nhiếp ảnh ứng dụng 3

5

d

Nhiếp ảnh ứng dụng 4

5

3. Chuyên ngành nhiếp ảnh nghệ thuật, gồm các học phần

a

Nhiếp ảnh nghệ thuật 1

5

b

Nhiếp ảnh nghệ thuật 2

5

c

Nhiếp ảnh nghệ thuật 3

5

d

Nhiếp ảnh nghệ thuật 4

5

4. Chuyên ngành lý luận phê bình nhiếp ảnh, gồm các học phần

a

Lý luận phê bình nhiếp ảnh 1

5

b

Lý luận phê bình nhiếp ảnh 2

5

c

Lý luận phê bình nhiếp ảnh 3

5

d

Lý luận phê bình nhiếp ảnh 4

5

4.4. Thực tập tốt nghiệp: được thực hiện sau khi kết thúc học kỳ 7, nội dung: thu thập tài liệu, thực tập nghề nghiệp, nghiên cứu mô hình tổ chức liên quan đến đề tài tốt nghiệp.

4.5. Ảnh phóng sự và khóa luận tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên nhận đề tài về ảnh phóng sự và khóa luận tốt nghiệp. Nội dung ảnh phóng sự và khóa luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương đã được hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Sáng tác âm nhạc (Music Composition)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03 /2009/TT – BGDĐT  ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Sáng tác âm nhạc trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Sáng tác âm nhạc có kiến thức, năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

1.2. Mục tiêu cụ thể: sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Sáng tác âm nhạc phải đạt được các yêu cầu sau:

1.2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

1.2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung và Sáng tác âm nhạc nói riêng.

1.2.3. Kỹ năng

Nắm vững kỹ năng Sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp ở trình độ đại học. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Sáng tác âm nhạc có thể đảm nhiệm các công việc chuyên môn tại các đơn vị nghệ thuật và tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo Âm nhạc chuyên nghiệp.

2. KHUNG CH­ƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 198 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh(165 tiết)

- Thời gian đào tạo : 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                                       đvht

2.2.1

 Kiến thức giáo dục đại c­ương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

75

2.2.2

 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

123

 

Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành         

 36

Kiến thức ngành                                                           

 67

Thực tập nghề nghiệp               

 10

Chương trình báo cáo tác phẩm tốt nghiệp

 10

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                            49 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

T­ư tưởng Hồ Chí Minh                                      

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đ­ường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở Văn hóa Việt Nam

4

6

Mỹ học đại cương

3

7

Tin học cơ bản                                                 

4

8

Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                       

10

9

Giáo dục học đại cương                                                 

3

10

Phương pháp nghiên cứu khoa học                  

4

11

Tâm lý học đại cương

4

12

Giáo dục thể chất                                                         

5

13

Giáo dục quốc phòng - an ninh                                      

165 tiết

* Chưa tính các học phần 12 và 13

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                                     112 đvht

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành                                                                  36 đvht

1

Lịch sử âm nhạc phương Tây I

4

2

Lịch sử âm nhạc phương Tây II

4

3

Lịch sử âm nhạc phương Đông

4

4

Lịch sử âm nhạc Việt Nam                                

4

5

Âm nhạc truyền thống Việt Nam

4

6

Phân tích âm nhạc I                                          

4

7

Phân tích âm nhạc II                                         

4

8

Hòa âm I                                  

4

9

Ký - Xướng âm I

4

- Kiến thức ngành                                                                                                          56 đvht

1

Ký - Xướng âm II

4

2

Hòa âm II

3

3

Hòa âm III

3

4

Phức điệu I

4

5

Phức điệu II                                         

4

6

Phối khí I

4

7

Phối khí II

4

8

Đọc tổng phổ

4

9

Piano I

3

10

Piano II

3

11

Tính năng nhạc cụ Việt Nam

2

12

Chỉ huy

2

13

Sáng tác I

4

14

Sáng tác II                    

4

15

Sáng tác III       

4

16

Sáng tác IV                              

4

- Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

- Chương trình tốt nghiệp: 10 đvht

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                        8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đư­ờng lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của Văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sảnViệt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu trong xây dựng văn hóa từ tr­ước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hư­ớng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học và văn hóa Việt Nam và tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức; văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi tr­ường xã hội của tộc ngư­ời Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam

6. Mỹ học đại c­ương                                                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học nhằm tạo cho ng­ười học ý thức, khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

7. Tin học cơ bản                                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học: khái niệm về tin học và máy tính, cách sử dụng hệ điều hành, soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.

8. Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

9. Giáo dục học đại c­ương                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không                 

- Nội dung: những vấn đề chung của Giáo dục học: chức năng của giáo dục, đối t­ượng, nhiệm vụ, mục đích, phư­ơng pháp nghiên cứu giáo dục học; hệ thống giáo dục quốc dân; những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, nguyên tắc dạy học; nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; những lý luận về quản lý trư­ờng học: nội dung và phương pháp quản lý, vai trò của Hiệu trưởng, vai trò của giáo viên, vai trò của tập thể sinh viên.

10. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Những khái niệm cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học.

+ Chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học, các đặc điểm của nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học.

+ Khái niệm đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

+ Khái niệm chung về giả thuyết nghiên cứu.

+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, bao gồm: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, quan hệ giữa loại hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

+ Trình tự nghiên cứu khoa học: lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, kế hoạch nghiên cứu, các phương tiện và điều kiện nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu.

11. Tâm lý học đại cương                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về những quy luật chung trong sự hình thành, phát triển, vận hành tâm lý con người và sự vận dụng những quy luật đó vào việc giáo dục, phát triển con người toàn diện. Học phần bao gồm: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý con người, hoạt động giao tiếp - bản thể của tâm lý con người, sự hình thành nhân cách, tính cách và xu hướng năng lực.

12. Giáo dục Thể chất                                                                          5 đvht

Nội dung: Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cư­ơng (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng S­ư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Ch­ương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

13. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                      165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

14. Lịch sử âm nhạc phương Tây I                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền âm nhạc châu Âu từ thời kỳ cổ đại cho tới nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó, sinh viên nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như­ bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trư­ờng phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

15. Lịch sử âm nhạc phương Tây II                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Âm nhạc phương Tây I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp châu Âu, Bắc Mỹ từ thời kỳ cuối thế kỷ XIX cho tới nửa sau thế kỷ XX. Giúp sinh viên nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ, bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trường phái âm nhạc thông qua một số nhạc sỹ tiêu biểu.

16. Lịch sử âm nhạc ph­­ương Đông                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc phương Đông từ thời nguyên thuỷ, cổ đại đến th­ời kỳ cận đại; về thể loại và những đặc trưng cơ bản trong âm nhạc các nước, các dân tộc, các khu vực thuộc phạm vi phương Đông: âm nhạc Trung Quốc, âm nhạc Ấn Độ, âm nhạc bán đảo Triều Tiên, âm nhạc Nhật Bản, âm nhạc khu vực Đông Nam Á.

17. Lịch sử âm nhạc Việt Nam                                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam từ thời đại Hùng Vương đến nay, bao gồm: âm nhạc Việt Nam thời đại Hùng Vương và thời Bắc thuộc (từ cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên); âm nhạc Việt Nam thời phong kiến (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX); âm nhạc Việt Nam thời Pháp thuộc (từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945); âm nhạc Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến nay.

18. Âm nhạc truyền thống Việt Nam                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không.

- Nội dung: những kiến thức về âm nhạc dân gian và âm nhạc truyền thống, bao gồm các nội dung: tổng quan về âm nhạc ng­­­ười Việt, một số thể loại ca cổ, ca trù, chầu văn, ca Huế, ca tài tử; một số làn điệu dân ca tiêu biểu: hát ru, đồng dao, hát giao duyên, dân ca nghi lễ và phong tục, hò, lý của các tộc người; những kiến thức về âm nhạc sân khấu (Chèo, Tuồng, Cải lương, hòa tấu Nhã nhạc (nhạc Lễ, nhạc tài tử); những nét khái quát về âm nhạc của các dân tộc thiểu số Việt Nam tiêu biểu ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Tổng quan về hệ nhạc cụ dân tộc Việt Nam, nguyên tắc phân loại nhạc cụ, giới thiệu một số nhạc cụ tiêu biểu và ph­­ương thức tổ chức dàn nhạc trong âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình.

19. Phân tích âm nhạc I                                                                        4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và của một số tác giả điển hình. Thông qua các tác phẩm tiêu biểu, sinh viên nắm vững đ­ược những nguyên tắc chung trong ph­ương pháp phân tích tác phẩm, những đặc điểm cơ bản để phân biệt hình thức, thể loại và cách xây dựng chủ đề, xác định chức năng từng phần trong cấu trúc âm nhạc ở các thời kỳ: Baroque, Cổ điển, Lãng mạn.

20. Phân tích âm nhạc II                                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phân tích âm nhạc I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và của từng tác giả. Thông qua các tác phẩm tiêu biểu, sinh viên nắm được những nguyên tắc chung trong ph­ương pháp phân tích tác phẩm, những đặc điểm cơ bản để phân biệt hình thức, thể loại và cách xây dựng chủ đề, xác định chức năng từng phần trong cấu trúc âm nhạc ở các thời kỳ: sau lãng mạn, âm nhạc thế kỷ XX.

21. Hòa âm I                                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hòa âm: cấu trúc điệu thức và vai trò của hệ thống công năng; tính ổn định và không ổn định trong điệu thức; màu sắc và vai trò của hệ thống biến âm, âm nền; các lý thuyết về chuyển điệu: chuyển điệu công năng, chuyển điệu đẳng âm, chuyển điệu bất ngờ, chuyển điệu bằng giai điệu, nhảy điệu, chuyển thể và hệ thống trưởng thứ liên hợp.

22. Ký - Xướng âm I                                                                             4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: các kỹ năng: xướng âm, đọc tiết tấu, ghi âm và luyện tai nghe thông qua các bài tập và các trích đoạn của các tác phẩm kinh điển có từ 0 đến 7 dấu hóa; đọc gam cromatic, quãng; các loại hợp âm ba, hợp âm bảy; xướng âm 1 bè, nhiều bè; ký âm 1 bè và nhiều bè có ly điệu, có biến âm, ly điệu, chuyển điệu; xướng âm trên khóa sol, khoá Fa, khóa đô alto; ký âm trên khóa sol, khóa fa.

23. Ký - Xướng âm II                                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ký - Xướng âm I

- Nội dung: Rèn luyện các kỹ năng:

+ Xư­ớng âm và các ph­ương pháp xử lý, thể hiện các tác phẩm thanh nhạc từ 1 đến nhiều bè, từ thể loại nhỏ như ca khúc đến Romance, Aria… thuộc mọi phong cách khác nhau: cổ điển, lãng mạn, âm nhạc thế kỷ XX, âm nhạc ngũ cung.

+ Nghe và xác định giọng (nếu có), tính chất sắc thái âm nhạc, cấu trúc, hòa âm, loại nhịp.

+ Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc quãng từ 2 thứ đến 7 trưởng, các quãng ghép.

24. Hòa âm II                                                                                         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hòa âm I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về chuyển điệu cấp II từ điệu trưởng, điệu thứ, chuyển điệu cấp III từ điệu trưởng, điệu thứ; chuyển điệu đẳng âm; chuyển điệu đẳng âm qua hợp âm 7 giảm, hợp âm 7 át, hợp âm 3 tăng, hợp âm bặc VI giáng, hợp âm bậc II giáng (Napoliten); phân tích hòa âm, thực hành hòa âm trên đàn các nội dung đã học; sáng tác Prelude hòa âm áp dụng các nội dung đã học trong học phần.

25. Hòa âm III                                                                                       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hòa âm II

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về chuyển điệu bất ngờ, nhảy điệu, chuyển điệu qua hợp âm trùng âm chủ (trưởng thứ cùng tên); hệ thống biến âm; lối tiến hành bất ngờ; giai điệu hòa các bè hòa âm; lịch sử hình thành và phát triển của hòa âm; những cơ sở của nguyên lý hòa âm Tonal và Atonal; phong cách hòa âm thế kỷ XX; thực hành hòa âm trên đàn; sáng tác Prelude hòa âm dựa trên những kiến thức đã học.

26. Phức điệu I                                                                                    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phức điệu: phức điệu tương phản, phức điệu mô phỏng, phức điệu nghiêm khắc, đối vị tư­ơng phản, một số hình thức mô phỏng, đối vị đảo ảnh; mối quan hệ giữa âm nhạc phức điệu và âm nhạc chủ điệu.

27. Phức điệu II                                                                                   4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: phức điệu I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử phức điệu; Fugue 3, 4 bè; phức điệu tự do: Invention, Fuga, Fughetta, Fugato, các thủ pháp phức điệu trong các tác phẩm cho thanh nhạc và khí nhạc; các phong cách âm nhạc phức điệu; thực hành viết Fugue 3, 4 bè.

28. Phối khí I                                                                                        4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hoà âm I và II; Phức điệu I và II; Phân tích âm nhạc I và II

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển dàn nhạc, các loại dàn nhạc, dàn nhạc giao hưởng và tổng phổ, cơ cấu tổ chức dàn nhạc giao hưởng nhỏ, vừa và lớn...; vai trò của bộ dây trong dàn nhạc giao hưởng và các lối viết 1, 2, 3, 4 bè trong bộ dây; bộ gỗ trong dàn nhạc giao hưởng, hoà âm trong bộ gỗ, bộ gỗ đi giai điệu, bộ gỗ đi giai điệu với bè dây đệm, bộ gỗ đi đồng âm cùng loại và khác loại; dàn nhạc giao hưởng nhỏ.

29. Phối khí II                                                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phối khí I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về vai trò của bộ gỗ và bộ đồng trong dàn nhạc giao hưởng lớn; tính chất linh động của các nhạc cụ gõ, vai trò của chúng trong tiết tấu và âm sắc; các đặc trưng của kèn đồng, hòa âm trong bộ đồng, bộ đồng đi đồng âm cùng loại và khác loại; Tutti và sự pha trộn các bộ; đối thoại trong dàn nhạc giao hưởng; Pédal trong dàn nhạc.

30. Đọc tổng phổ                                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tính năng nhạc cụ giao hưởng phương Tây

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về những kỹ năng đọc tổng phổ dàn nhạc và có thể đánh trên đàn Piano để nghiên cứu, phân tích các tác phẩm; cách đọc tổng phổ dàn nhạc dây và các nguyên tắc tổng hợp dàn nhạc dây trên đàn Piano; cách đọc các loại khóa, cách đọc tổng phổ bộ gỗ, bộ gỗ kết hợp với bộ dây và các nguyên tắc tổng hợp trên đàn Piano; cách đọc các loại khóa, cách xác định âm thực của các nhạc cụ so với cách viết trên tổng phổ của các nhạc cụ kèn gỗ, kèn đồng, cách chuyển soạn từ tổng phổ sang đàn Piano.

31. Piano I                                                                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: củng cố, phát triển các dạng kỹ thuật của Piano, các dạng kỹ thuật: chạy đơn nốt, chạy rải, quãng 8, hợp âm và gam ngũ cung; khả năng đàn phức điệu, khả năng thể hiện các tác phẩm ở thể loại sonata thuộc các phong cách cổ điển, lãng mạn, cận đại, ấn tư­ợng.

32. Piano II                                                                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Piano I

- Nội dung: tiếp tục nâng cao kỹ thuật: chạy nốt đơn, quãng 8, hợp âm, gam ngũ cung; củng cố khả năng đàn phức điệu; rèn luyện khả năng sử dụng pédal, khả năng thị tấu, khả năng thể hiện các tác phẩm ở thể loại sonata thuộc các phong cách cổ điển, lãng mạn, cận đại, ấn tư­ợng.

33. Tính năng nhạc cụ Việt Nam                                                          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và tính năng các nhạc cụ truyền thống Việt Nam; hệ thống phân loại các nhạc cụ.

34. Chỉ huy                                                                                           2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, xuất xứ của môn học chỉ huy cơ bản, sự giống nhau và khác nhau giữa chỉ huy dàn nhạc và chỉ huy hợp xướng; tính năng nhạc cụ và kỹ thuật cơ bản của chỉ huy hợp xướng; kỹ thuật xử lý tác phẩm; từ đó, sinh viên nắm được những kỹ thuật chỉ huy đơn giản của hai tay trên các nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 3/8, 6/8… và các nhịp lẻ như 5/8, 7/8….

35. Sáng tác I                                                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp sáng tác, gồm:

+ Cách viết thể loại prelude cho Piano.

+ Cách viết thể loại tiểu phẩm cho các nhạc cụ solo có phần đệm piano ở hình thức từ 2 đến 3 đoạn đơn.

+ Cách viết thể loại romance cho giọng hát có phần đệm piano.

+ Cách viết thể loại hòa tấu cho 2 hoặc 3 nhạc cụ ở hình thức nhỏ.

36. Sáng tác II                                                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp sáng tác, gồm:

+ Cách viết ở hình thức chủ đề và biến tấu cho Piano hoặc một nhạc cụ bất kỳ với phần đệm piano.

+ Cách viết ở hình thức hòa tấu cho 3 hoặc 4 nhạc cụ ở hình thức từ 3 đoạn đơn đến 3 đoạn phức.

+ Cách viết ở hình thức rondo cho nhạc cụ solo có phần đệm Piano hoặc cho 1 tốp nhạc hay cho một nhạc cụ truyền thống.

+ Cách viết thể loại romance cho giọng hát có phần đệm Piano.

37. Sáng tác III                                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác II

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp sáng tác, gồm:

+ Cách viết ở hình thức sonate cho Piano hoặc một nhạc cụ bất kỳ với phần đệm Piano.

+ Cách viết ở hình thức tứ tấu cho đàn dây: Violon I, Violon II, Viola, Cello.

+ Cách viết cho tứ tấu kèn.

+ Cách viết ở thể loại solo hoặc hòa tấu cho các nhạc cụ dân tộc.

+ Cách viết thể loại hợp xướng 1 chương hoặc nhiều chương có phần đệm piano hoặc dàn nhạc nhỏ hoặc không có phần đệm.

38. Sáng tác IV                                                                                    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Sáng tác III

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp sáng tác, gồm:

+ Cách viết ở hình thức giao hưởng thơ, tổ khúc giao hưởng; Ballet, Ouverture, Ballade cho giao hưởng.

+ Cách viết thể loại concerto cho nhạc cụ solo với dàn nhạc giao hưởng.

+ Cách viết hòa tấu nhạc cụ dân tộc

Hoàn chỉnh tác phẩm tốt nghiệp (luận văn).

39. Thực tập nghề nghiệp

- Điền dã sưu tầm chất liệu âm nhạc dân gian, truyền thống tại một số vùng miền tiêu biểu.

- Thực tập sáng tác tại một số địa phương, đơn vị nghệ thuật không chuyên và chuyên nghiệp (dành cho sinh viên năm thứ 3, năm thứ 4).

4. H­ƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH SÁNG TÁC ÂM NHẠC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung

4.1.1 Chương trình khung giáo dục đại học ngành Sáng tác âm nhạc được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Sáng tác âm nhạc ở trình độ đại học hệ chính quy với thời gian đào tạo 4 năm và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 198 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

4.1.2. Các học phần bắt buộc đã được tính toán, đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau được bố trí phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức từ thấp đến cao, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

4.2. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

4.2.1. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

4.2.2. Căn cứ quy định tại mục 2.2 (Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc đã quy định tại mục 3, các đơn vị học trình còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn, bao gồm:

+ Kiến thức giáo dục đại cương: 26 đvht

+ Kiến thức ngành: 11 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

4.2.3. Thang điểm đánh giá kết quả học tập đư­ợc tính theo thang điểm: 10 điểm

- Điểm trực tiếp của cán bộ giảng dạy được làm tròn đến một con số thập phân.

- Điểm trung bình của Hội đồng chấm thi đư­ợc làm tròn đến hai chữ số thập phân.

4.2.4. Điểm của các học phần sẽ được tích lũy thành điểm trung bình chung của từng năm để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và đư­ợc tích lũy toàn khóa để xếp loại tốt nghiệp.

4.2.5. Hình thức thi tốt nghiệp: Biểu diễn trực tiếp trước Hội đồng giám khảo, chương trình biểu diễn tốt nghiệp với thời gian tối thiểu 45 phút./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Thanh nhạc (Music Voice)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03 /2009/TT-BGDĐT  ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Thanh nhạc trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Thanh nhạc có kiến thức, năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

1.2. Mục tiêu cụ thể: sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Thanh nhạc phải đạt được các yêu cầu sau:

1.2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

1.2.2. Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức về lĩnh vực Âm nhạc nói chung và biểu diễn Thanh nhạc nói riêng.

1.2.3. Kỹ năng

Nắm vững kỹ thuật biểu diễn Thanh nhạc ở trình độ đại học. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Thanh nhạc có thể đảm nhiệm các công việc chuyên môn tại các đơn vị nghệ thuật và tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo Âm nhạc chuyên nghiệp.

2. KHUNG CH­ƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 198 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                           đvht

2.2.1

 Kiến thức giáo dục đại c­ương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

75

2.2.2

 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

123

 

 Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

 36

 Kiến thức ngành                                                          

 67

 Thực tập nghề nghiệp              

 10

Chương trình biểu diễn tốt nghiệp

 10

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                49 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

T­ư tưởng Hồ Chí Minh                                      

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

4

Đ­ường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Mỹ học đại cương

3

7

Tin học cơ bản                                                 

4

8

Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                       

 10

9

Giáo dục học đại cương                                                 

3

10

Phương pháp nghiên cứu khoa học                  

4

11

Tâm lý học đại cương

4

12

Giáo dục thể chất                                                         

5

13

Giáo dục quốc phòng - an ninh                                      

 165 tiết

* Chưa tính các học phần 12 và 13

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                         114 đvht

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành:      36 đvht

1

Lịch sử âm nhạc phương Tây I              

4

2

Lịch sử âm nhạc phương Tây II

4

3

Lịch sử âm nhạc phương Đông

4

4

Lịch sử âm nhạc Việt Nam                                

4

5

Âm nhạc truyền thống Việt Nam

4

6

Phân tích âm nhạc I                                          

4

7

Phân tích âm nhạc II                                         

4

8

Hòa âm I                                  

4

9

Ký - Xướng âm I

4

- Kiến thức ngành:                                                                                             58 đvht

1

Ký- Xướng âm II           

4

2

Ký- Xướng âm III

4

3

Thanh nhạc I

4

4

Thanh nhạc II               

4

5

Thanh nhạc III  

4

6

Thanh nhạc IV                          

6

7

Piano I 

4

8

Piano II

4

9

Hợp xướng I

4

10

Hợp xướng II

4

11

Lịch sử nghệ thuật Thanh nhạc 

4

12

Kỹ thuật diễn viên

4

13

Phát âm tiếng Ý, Đức, Nga

4

14

Phương pháp sư­ phạm Thanh nhạc      

4

 - Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

 - Chương trình tốt nghiệp: 10 đvht

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin                        8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sảnViệt Nam trong lãnh đạo văn hóa.

 + Những thành tựu trong xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

 + Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không.                                        

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về Văn hóa học, Văn hóa Việt Nam và tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; trình bày biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rõ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

6. Mỹ học đại cương                                                                             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, hiện đại, hệ thống và tương đối toàn diện về Mỹ học nhằm tạo cho người học ý thức, khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống, cho bản thân và cho nghệ thuật.

7. Tin học cơ bản                                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học: khái niệm về tin học và máy tính; cách sử dụng hệ điều hành; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng Internet. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.

8. Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không     

- Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đã học chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thông, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

9. Giáo dục học đại c­ương                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không                             

- Nội dung: những vấn đề chung của Giáo dục học: chức năng của giáo dục, đối t­ượng, nhiệm vụ, mục đích, phư­ơng pháp nghiên cứu Giáo dục học; hệ thống giáo dục quốc dân; những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, nguyên tắc dạy học; nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; những lý luận về quản lý trư­ờng học: nội dung và phương pháp quản lý; vai trò của Hiệu trưởng, vai trò của giáo viên, vai trò của tập thể sinh viên.

10. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                             4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Những khái niệm cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học.

+ Chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học, các đặc điểm của nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học.

+ Khái niệm đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

+ Khái niệm chung về giả thuyết nghiên cứu.

+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, bao gồm: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm, quan hệ giữa loại hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

+ Trình tự nghiên cứu khoa học: lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, kế hoạch nghiên cứu, các phương tiện và điều kiện nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu.

11. Tâm lý học đại cương                                                                    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về các quy luật chung trong sự hình thành, phát triển và vận hành tâm lý con người; sự vận dụng các quy luật đó vào việc giáo dục, phát triển con người toàn diện. Học phần bao gồm: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý con người, hoạt động giao tiếp - bản thể của tâm lý con người, sự hình thành nhân cách, tính cách và xu hướng năng lực.

12. Giáo dục thể chất                                                                           5 đvht

Nội dung: ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao)

13. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                      165 tiết

Nội dung: ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

14. Lịch sử âm nhạc phương Tây I                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền âm nhạc châu Âu từ thời kỳ cổ đại cho tới nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó, sinh viên nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như­ bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trư­ờng phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

15. Lịch sử âm nhạc phương Tây II                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử âm nhạc phương Tây I.

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp châu Âu, Bắc Mỹ từ thời kỳ cuối thế kỷ XIX cho tới nửa sau thế kỷ XX. Trên cơ sở đó sinh viên nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trường phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.

16. Lịch sử âm nhạc ph­­ương Đông                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc phương Đông từ thời nguyên thủy, cổ đại đến th­ời kỳ cận đại; về thể loại và những đặc trưng cơ bản trong âm nhạc các nước, các dân tộc, các khu vực thuộc phạm vi phương Đông: âm nhạc Trung Quốc, âm nhạc Ấn Độ, âm nhạc bán đảo Triều Tiên, âm nhạc Nhật Bản, âm nhạc khu vực Đông Nam Á.

17. Lịch sử âm nhạc Việt Nam                                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam từ thời đại Hùng Vương đến nay, bao gồm các nội dung: âm nhạc Việt Nam thời đại Hùng Vương và thời Bắc thuộc (từ cuối thế kỷ thứ III trư­ớc Công nguyên đến thế kỷ X sau Công nguyên); âm nhạc Việt Nam thời phong kiến (từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX); âm nhạc Việt Nam thời Pháp thuộc (từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945); âm nhạc Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến nay.

18. Âm nhạc truyền thống Việt Nam                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về âm nhạc dân gian và âm nhạc truyền thống, bao gồm các nội dung: tổng quan về âm nhạc ng­­ười Việt; một số thể loại ca cổ, ca trù, Chầu văn, ca Huế, ca tài tử; một số làm điệu dân ca tiêu biểu: hát ru, đồng dao, hát giao duyên, dân ca nghi lễ và phong tục, hò, lý của các tộc người. Những kiến thức về âm nhạc sân khấu (Chèo, Tuồng, Cải lương, hoà tấu Nhã nhạc (nhạc lễ, nhạc tài tử); những nét khái quát về âm nhạc của các dân tộc thiểu số Việt Nam tiêu biểu ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam bộ; tổng quan về hệ nhạc cụ dân tộc Việt Nam; nguyên tắc phân loại nhạc cụ; giới thiệu một số nhạc cụ tiêu biểu và phư­ơng thức tổ chức dàn nhạc trong âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình.

19. Phân tích âm nhạc I                                                                        4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và một số tác giả điển hình. Thông qua các tác phẩm tiêu biểu, sinh viên nắm vững những nguyên tắc chung trong ph­ương pháp phân tích tác phẩm, những đặc điểm cơ bản phân biệt hình thức, thể loại và cách xây dựng chủ đề, xác định chức năng

từng phần trong cấu trúc Âm nhạc ở thời kỳ Baroque, thời kỳ Cổ điển và thời kỳ Lãng mạn.

20. Phân tích âm nhạc II                                                                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phân tích âm nhạc I

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và của từng tác giả. Thông qua các tác phẩm tiêu biểu, sinh viên nắm được những nguyên tắc chung trong ph­ương pháp phân tích tác phẩm, những đặc điểm cơ bản để phân biệt hình thức, thể loại và cách xây dựng chủ đề và xác định chức năng từng phần trong cấu trúc âm nhạc ở thời kỳ: sau lãng mạn, âm nhạc thế kỷ XX.

21. Hòa âm I                                                                                         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hòa âm: cấu trúc điệu thức và vai trò của hệ thống công năng; tính ổn định và không ổn định trong điệu thức; màu sắc và vai trò của hệ thống biến âm, âm nền; các lý thuyết về chuyển điệu: chuyển điệu công năng, chuyển điệu đẳng âm, chuyển điệu bất ngờ, chuyển điệu bằng giai điệu; nhảy điệu, chuyển thể và hệ thống trưởng thứ liên hợp.

22. Ký - Xướng âm I                                                                             4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: các kỹ năng: xướng âm, đọc tiết tấu, ghi âm và luyện tai nghe thông qua các bài tập và các trích đoạn của các tác phẩm kinh điển có từ 0 đến 7 dấu hóa; đọc gam cromatic, quãng, các loại hợp âm ba và hợp âm bảy; xướng âm 1 bè và nhiều bè; ký âm 1 bè và nhiều bè có ly điệu, có biến âm, ly điệu, chuyển điệu; xướng âm trên khóa sol, khoá fa, khóa đô alto; ký âm trên khóa sol, khóa fa.

23. Ký - Xướng âm II                                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ký Xướng âm I

- Nội dung: rèn luyện các kỹ năng: xướng âm, đọc tiết tấu, ghi âm và tai nghe thông qua các bài tập và các tác phẩm kinh điển trong các thời kỳ từ cổ điển, lãng mạn, ấn tượng và âm nhạc thế kỷ XX; luyện tập các kỹ năng đọc quãng 4 tăng, 5 giảm, 6 trưởng, 6 thứ, 7 thứ, 7 trưởng; xướng âm hòa thanh 4 bè; các loại khoá Đô dòng 4, dòng 1 và 2; gam toàn cung; hệ thống Série 12 âm; các loại nhịp hỗn hợp; tiết tấu phức 2, 3 bè; các âm hình tiết tấu phức tạp trong âm nhạc lãng mạn và thế kỷ XX; xướng âm 2, 3, 4 bè; ghi âm 2, 3 bè phức điệu; nghe xác định giọng, tính chất sắc thái, cấu trúc, âm sắc nhạc cụ.

24. Ký - Xướng âm III                                                                           4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Ký - Xướng âm II

- Nội dung: rèn luyện các kỹ năng xướng âm và các phương pháp xử lý, thể hiện các tác phẩm thanh nhạc từ 1 đến nhiều bè, từ thể loại nhỏ như ca khúc đến Romance, Aria… thuộc các phong cách khác nhau như: cổ điển, lãng mạn, âm nhạc thế kỷ XX, âm nhạc ngũ cung; nghe và xác định giọng (nếu có), tính chất sắc thái âm nhạc, cấu trúc, hòa âm, loại nhịp; tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc quãng từ 2 thứ đến 7 trưởng, các quãng ghép.

25. Thanh nhạc I                                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về hơi thở, khẩu hình, vị trí âm thanh, hát chuyển giọng, luyện tập thống nhất vị trí âm thanh trên các âm khu của giọng.

26. Thanh nhạc II                                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thanh nhạc I

- Nội dung: Tiếp tục phát triển những yêu cầu về kỹ thuật và nghệ thuật của học phần Thanh nhạc I được áp dụng vào những tác phẩm thanh nhạc với những yêu cầu phức tạp hơn, mở rộng hơn ở nhiều mặt. Trong thời gian này, giảng viên chuyên môn hướng dẫn sinh viên tự học tập các tác phẩm sau giờ học chuyên môn.

27. Thanh nhạc III                                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thanh nhạc II

- Nội dung: Tiếp tục giải quyết những nhiệm vụ kỹ thuật phức tạp và bắt đầu tích luỹ tác phẩm, hình thành thẩm mỹ nghệ thuật; tăng cường khả năng tự rèn luyện của sinh viên.

28. Thanh nhạc IV                                                                                6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Thanh nhạc III.

- Nội dung: Tiếp tục hoàn thiện những yêu cầu về kỹ thuật và phát triển âm vực của giọng hát; mở rộng chương trình tác phẩm theo năng lực biểu diễn nghệ thuật với sự đa dạng về phong cách và chuẩn bị chư­ơng trình tốt nghiệp.

29. Piano I                                                                                             4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: củng cố, phát triển các dạng kỹ thuật của Piano, các dạng kỹ thuật: chạy đơn nốt, chạy rải, quãng 8, hợp âm, gam ngũ cung; khả năng đàn phức điệu, khả năng thể hiện các tác phẩm ở thể loại sonate thuộc các phong cách cổ điển, lãng mạn, cận đại.

30. Piano II                                                                                            4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Piano I.

- Nội dung: Tiếp tục nâng cao kỹ thuật: chạy nốt đơn, quãng 8, hợp âm, gam ngũ cung; củng cố khả năng đàn phức điệu; rèn luyện khả năng sử dụng pédal; khả năng thị tấu, thể hiện các tác phẩm ở thể loại sonate thuộc các phong cách cổ điển, lãng mạn, cận đại có yêu cầu tương đối khó.

31. Hợp xướng I                                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về lịch sử phát triển của hợp xướng, mục đích của hát hợp xướng; những kỹ năng hát hợp xướng, kỹ năng nghe và hoà tấu hợp xướng, kỹ năng biểu diễn; học hát và thể hiện các tác phẩm hợp xướng

32. Hợp xướng II                                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Hợp xướng I

- Nội dung: tiếp tục phát triển những kỹ năng hát hợp xướng, kỹ năng nghe và hòa tấu hợp xướng, kỹ năng biểu diễn; học hát và thể hiện các tác phẩm hợp xướng ở trình độ cao hơn, những thể loại hợp xướng phức tạp.

33. Lịch sử nghệ thuật Thanh nhạc                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về lịch sử thanh nhạc từ thời kỳ Trung cổ (giữa thế kỷ V-VI), thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XIV-XVI), thời kỳ Baroque (đầu thế kỷ XVII - cuối thế kỷ XVIII); thanh nhạc trào lưu cổ điển (giữa thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX); thanh nhạc thời kỳ cận đại (cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX).

34. Kỹ thuật diễn viên                                                                           4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương pháp biểu hiện, quy tắc thực hành của sân khấu; phát triển kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể: phát triển khả năng tưởng tượng trong hoạt động của diễn viên thích ứng với hoàn cảnh quy định; biểu hiện được mối quan hệ giữa các nhân vật với những đối tượng, mục đích, phương thức; thể hiện được sự giải phóng cơ thể khi hát và diễn…

35. Phát âm tiếng Ý, Đức, Nga                                                             4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: luyện phát âm cơ bản các tiếng Ý, Đức, Nga: phát âm nguyên âm, phụ âm; cách nhấn trọng âm, diễn đạt ngữ điệu trong các loại câu: trần thuật, cảm thán, câu hỏi, câu nghi vấn….

36. Phương pháp sư phạm Thanh nhạc                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận phương pháp dạy học thanh nhạc, bao gồm: hơi thở, khẩu hình, phân loại giọng, vị trí âm thanh; tiêu chuẩn âm thanh sau vị trí âm thanh; phương pháp biên soạn giáo án giảng dạy; phương pháp tiếp cận từng đối tượng sinh viên và cách giải quyết cho từng trường hợp trong quá trình thực hiện giáo án; phương pháp đánh giá sinh viên trong quá trình giảng dạy.

37. Thực tập nghề nghiệp                                                                    10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành chương trình học của năm thứ 2

- Nội dung:

+ Thực hành biểu diễn dưới các hình thức đơn ca, tốp ca, hợp xướng, nhạc kịch trong các chương trình biểu diễn của nhà trường cũng như tại một số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.

+ Thực tập giảng dạy: trợ giảng dưới sự hướng dẫn của các giáo sư, giảng viên chính (dành cho sinh viên năm thứ 3, năm thứ 4).

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH THANH NHẠC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CH­ƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung:

4.1.1 Chương trình khung giáo dục đại học ngành Thanh nhạc được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Thanh nhạc ở trình độ đại học hệ chính quy với thời gian đào tạo 4 năm và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 198 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

 4.1.2. Các học phần bắt buộc đã được tính toán, đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau được bố trí phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức từ thấp đến cao, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

4.2. H­ướng dẫn tổ chức đào tạo

4.2.1. Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

4.2.2. Trên cơ sở bảo đảm số đơn vị học trình (đvht) theo quy định tại mục 2.2 (Cấu trúc kiến thức của ch­ương trình đào tạo), ngoài các học phần bắt buộc trên, các đvht còn lại thuộc phần kiến thức tự chọn gồm:

+ Kiến thức giáo dục đại c­ương: 26 đvht

+ Kiến thức ngành: 9 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

4.2.3. Thang điểm đánh giá kết quả học tập đ­ược tính theo thang điểm: 10 điểm

- Điểm trực tiếp của cán bộ giảng dạy được làm tròn đến một con số thập phân.

- Điểm trung bình của Hội đồng chấm thi đ­ược làm tròn đến hai chữ số thập phân.

4.2.4. Điểm của các học phần sẽ được tích lũy thành điểm trung bình chung của cả năm để xếp loại học tập, xét học bổng hàng năm và được tích lũy trong toàn khoá học để xếp loại tốt nghiệp.

4.2.5. Hình thức thi tốt nghiệp: biểu diễn trực tiếp trước Hội đồng giám khảo, chư­ơng trình biểu diễn tốt nghiệp với thời gian tối thiểu 45 phút./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Xuất bản (Publishing)

Mã ngành:                   

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03 /2009/TT-BGDĐT  ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Xuất bản trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Xuất bản có năng lực chuyên môn và khả năng tổ chức hoạt động xuất bản trên thị trường.

1.2. Mục tiêu cụ thể: sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Xuất bản phải đạt được các yêu cầu sau:

1.2.1. Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, yêu nghề; nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, đặc biệt trong các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thông tin.

1.2.2. Kiến thức:

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; lĩnh vực xuất bản, biên tập và tổ chức quản lý xuất bản.

1.2.3. Kỹ năng

Nắm vững kỹ năng nghiệp vụ ở tất các các khâu trong quy trình biên tập - xuất bản; có kỹ năng tổ chức tuyên truyền quảng cáo, kênh tiêu thụ, các hình thức và biện pháp tiêu thụ xuất bản phẩm trên thị trường; soạn thảo hợp đồng, phân tích đánh giá kết quả kinh doanh và quản trị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 198 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

- Thời gian đào tạo : 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                                       đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh)

75

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyờn nghiệp

123

 

Kiến thức cơ sở ngành

29

Kiến thức ngành

74

Thực tập nghề nghiệp

10

Khúa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

10

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1 Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1 Kiến thức giáo dục đại cương                                                                             51 đvht*

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

8

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

4

4

Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

6

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

10

7

Tin học cơ bản

4

8

Lịch sử văn minh thế giới

4

9

Văn hóa học đại cương

3

10

Lịch sử văn học Việt Nam

4

11

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

12

Xã hội học đại cương

3

13

Giáo dục thể chất

5

14

Giáo dục quốc phũng - an ninh

165 tiết

* Chưa kể học phần 13 và 14

3.1.2 Kiến thức giáo dục chuyờn nghiệp                                                                     102 đvht

- Kiến thức cơ sở ngành:                                                                                                29 đvht

1

Tiếng Anh chuyên ngành

5

2

Cơ sở ngôn ngữ học

4

3

Tiếng Việt thực hành

4

4

Phong cách học tiếng Việt hiện đại

4

5

Chuẩn hóa ngụn ngữ trong biên tập

3

6

Lý thuyết truyền thụng

3

7

Kinh tế văn hóa

3

8

Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản

3

- Kiến thức ngành:                                                                                                         53 đvht

1

Lịch sử Xuất bản

3

2

Cơ sở lý luận biên tập

3

3

Tổ chức bản thảo

3

4

Các nguyên tắc và kỹ năng biên tập bản thảo

3

5

Biên tập ngôn ngữ văn bản

3

6

Thiết kế tổng thể xuất bản phẩm

3

7

Cụng nghệ in

3

8

Tin học chuyờn ngành

3

9

Đại c­ương Phát hành xuất bản phẩm

3

10

Marketing trong hoạt động xuất bản

3

11

Biên tập sách Lý luận chính trị

3

12

Biên tập sách Văn học

3

13

Biên tập sách Giáo khoa

3

14

Biên tập sách Tra cứu chỉ dẫn

2

15

Biên tập sách Khoa học kỹ thuật

2

16

Biên tập sách Thiếu nhi

2

17

Biên tập Tạp chí

2

18

Tổ chức tiờu thụ xuất bản phẩm

3

19

Quản trị doanh nghiệp xuất bản

3

- Thực tập nghề nghiệp: 10 đvht

- Khúa luận hoặc thi tốt nghiệp: 10 đvht

3.2 Mụ tả các học phần bắt buộc:

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-LêNin                        8 đvht

Nội dung ban hành tại quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam                       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Những quan điểm và nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn húa.

+ Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.

+ Quỏ trình hình thành, phát triển và hoàn thiện những nội dung cơ bản trong Đường lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích những nội dung có liên quan trong các văn kiện của Đảng (chú ý đến bối cảnh lịch sử, xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn).

+ Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lónh đạo văn hóa.

+ Những thành tựu lớn về xây dựng văn hóa từ trước tới nay.

+ Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

+ Phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam trong tiến trình phát triển qua các giai đoạn lịch sử; những biểu hiện của văn hóa Việt Nam thông qua: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của tộc người Việt giữ vai trò chủ thể và xác định rừ những đặc điểm của vùng văn hóa ở Việt Nam.

6. Ngoại ngữ (tiếng Anh)                                                                      10 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về tiếng Anh làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có  thể tiếp thu dễ dàng những bài học ở cấp độ cao hơn. Đối với những sinh viên đó hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học phổ thụng, sau khi hoàn thành học phần này phải đạt trình độ trung cấp (Intermediate Level).

7. Tin học cơ bản                                                                                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học, gồm: một số khái niệm về tin học và máy tính; sử dụng hệ điều hành MS DOS và Windows; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính Excel; khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng toàn cầu Internet. Ngoài ra, giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.

8. Lịch sử văn minh thế giới                                                                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tiến trình xõy dựng và phát triển của những nền văn minh thế giới thông qua lịch sử các quốc gia, các khu vực điển hình trong từng thời kỳ.

9. Văn hóa học đại cương                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Khái niệm văn hóa và văn hóa học.

+ Các thành tố của văn hóa.

+ Đặc điểm của văn hóa.

+ Sự hình thành và phát triển của văn hóa.

+ Giao lưu và tiếp biến văn hóa, sự hội nhập văn hóa trong thời đại hiện nay.

+ Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội

10. Lịch sử văn học Việt Nam                                                              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung:

+ Lịch sử văn học Việt Nam: Văn học thời kỳ Lý -Trần (thế kỷ XI-XIV); văn học thời Lê (thế kỷ XV-XVIII); văn học thời kỳ Nguyễn (thế kỷ XIX); văn học thời thuộc Pháp (nửa đầu thế kỷ XX); văn học cách mạng (từ năm 1945 đến nay).

+ Những đặc điểm chung của văn học Việt Nam.

11. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phương phỏp nghiên cứu khoa học núi chung và phương phỏp nghiên cứu khoa học xã hội- nhõn văn núi riêng; kỹ năng vận dụng các phương phỏp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xuất bản.

12. Xã hội học đại cương                                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: khỏi quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học Xã hội học; đối tượng, phương pháp nghiên cứu xã hội học.

13. Giáo dục thể chất                                                                           5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn 1) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng Sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường Đại học và Cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).

14. Giáo dục quốc phòng - an ninh                                                      165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

15. Tiếng Anh chuyên ngành                                                               5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: tiếng Anh cơ bản

- Nội dung: Hệ thống các thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh; thực hành soạn thảo hợp đồng mua bán xuất bản phẩm với nước ngoài; biên tập các loại sách dịch xuôi, dịch ngược, giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh và thực hiện thanh toán quốc tế.

16. Cơ sở ngôn ngữ học                                                                     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức có  hệ thống về lớ thuyết ngụn ngữ học: quan hệ ngôn ngữ và tư duy, âm vị, âm tiết, các hình thức cấu tạo từ, các hình thức tổ hợp ngữ nghĩa, cấu trỳc văn bản ngôn ngữ học.

17. Tiếng Việt thực hành                                                                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Cơ sở ngôn ngữ học

- Nội dung: những kiến thức về thực trạng sử dụng chuẩn tiếng Việt trong giao tiếp, đặc biệt là rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ ở mọi cấp độ (từ, câu, đoạn văn) một cách đúng đắn, chuẩn mực và có hiệu quả.

18. Phong cách học tiếng Việt hiện đại                                               4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt thực hành

- Nội dung: hệ thống kiến thức cơ bản về các phong cách ngụn ngữ trong tiếng Việt hiện đại (phong cách khoa học, phong cách báo chí, phong cách văn học, phong cách hành chính) ở cả hai bình diện lý thuyết và thực hành; trờn cơ sở đú, giúp sinh viên sử dụng tiếng Việt hiệu quả hơn trong từng ngữ cảnh văn bản cụ thể.

19. Chuẩn hóa ngụn ngữ trong biên tập                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Phong cách học tiếng Việt hiện đại

- Nội dung: quan điểm, nội dung những vấn đề cơ bản về chuẩn và chuẩn húa tiếng Việt; cách sử dụng ngôn ngữ đúng đắn, hợp chuẩn trong công việc cũng như giao tiếp, đặc biệt trong công việc biên tập ngôn ngữ văn bản, bản thảo sách báo, từ đú sinh viên nõng cao ý thức giữ gỡn sự trong sỏng của tiếng Việt.

20. Lý thuyết truyền thụng                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, hệ thống về lý thuyết và kỹ năng truyền thụng vận động xã hội; củng cố, mở rộng và nõng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền thụng, thõm nhập xã hội; nõng cao năng lực hũa nhập, hội nhập bình đẳng trong giao tiếp, hoạt động nghề nghiệp trong khu vực và trờn thế giới.

21. Kinh tế văn hóa                                                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về quy luật kinh tế trong lĩnh vực văn hóa và vận dụng các quy luật đó trong quản lý văn hóa nghệ thuật như: những khái niệm, phạm trù và quy luật của kinh tế văn hóa, thị trường hàng húa văn hóa, quản lý thị trường văn hóa.

22. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức quản lý nhà nước về xuất bản; vai trò và hiệu quả của quản lý nhà nước về xuất bản thụng qua các qui định pháp luật về xuất bản và quyền tác giả, các chính sách đối với xuất bản hiện nay.

23. Lịch sử Xuất bản                                                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản nhất về quỏ trình ra đời, phát triển của hoạt động xuất bản sách trờn thế giới và Việt Nam.

24. Cơ sở lý luận biên tập                                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản, có  hệ thống về những khỏi niệm cơ bản của lý luận biên tập xuất bản; bản chất của hoạt động xuất bản với các lĩnh vực hoạt động xã hội; những tớnh chất, chức năng và đặc trưng của hoạt động xuất bản; khỏi quát về bản chất, đặc điểm của xuất bản Việt Nam hiện nay.

25. Tổ chức bản thảo                                                                           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về quy trình, phương phỏp tổ chức khai thác, sỏng tạo và thẩm định các bản thảo xuất bản phẩm theo yờu cầu, kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản và nhu cầu của thị trường; giúp sinh viên bước đầu làm quen với nghề biên tập ở nhà xuất bản, các cách thức tiến hành tổ chức, khai thác bản thảo của nhà xuất bản. Trờn cơ sở đú, giúp sinh viên luyện kỹ năng biên tập xuất bản.

26. Các nguyên tắc và kỹ năng biên tập bản thảo                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức về quy trình, nguyờn tắc và nội dung cụ thể của việc biên tập bản thảo; từ đú sinh viên nắm vững và rốn luyện các kỹ năng đọc, phõn tớch và gia cụng biên tập một bản thảo cụ thể.

27. Biên tập ngôn ngữ văn bản                                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các nguyên tắc và kỹ năng biên tập bản thảo

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về nội dung công việc, các hoạt động và thao tác biên tập ngôn ngữ văn bản trên cơ sở phân loại bản thảo sách báo.

28. Thiết kế tổng thể xuất bản phẩm                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về đồ họa sách để nờu ý tưởng và đánh giá được kết quả trình bày của họa sĩ đối với các loại trang sách, bìa và các hình minh họa trong sách; trách nhiệm của người biên tập trong khâu công tác này; giúp cho sinh viên có  thể tự trình bày một số loại trang sách.

29. Cụng nghệ in                                                                                  3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: một số khái niệm cơ bản về in; vị trí, vai trò, tác dụng của in và sửa morat trong hoạt động xuất bản; quy trình cụng nghệ các phương pháp in sách báo cơ bản; nguyờn tắc sửa morat, các cách đọc morat, sửa morat, dấu sửa và cách sử dụng.

30. Tin học chuyờn ngành                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ bản

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng trong ngành xuất bản, kỹ năng sử dụng một số phần mềm thông dụng trong ngành xuất bản hiện nay.

31. Đại cương Phát hành xuất bản phẩm                                            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về phát hành xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; làm rừ các vấn đề: đặc trưng của Phát hành xuất bản phẩm, nhu cầu thị trường về xuất bản phẩm và các kỹ năng để thỏa mãn nhu cầu xuất bản phẩm cho khách hàng theo định hướng của nhà nước.

32. Marketing trong hoạt động xuất bản                                              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung: những nguyên lý cơ bản và các chiến lược Marketing trong xuất bản xuất bản phẩm.

33. Biên tập sách Lý luận chính trị                                                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biên tập ngôn ngữ văn bản

- Nội dung: những kiến thức chuyờn sõu về loại sách lý luận, chính trị; rốn luyện kỹ năng biên tập các loại sách lý luận chính trị núi chung và một số mảng sách tiờu biểu trong loại sách này.

34. Biên tập sách Văn học                                                                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biên tập ngôn ngữ văn bản

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc trưng của sách văn học; đặc điểm tổng thể của công tác biên tập sách văn học và các tri thức biên tập cụ thể; trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng biên tập các loại sách văn học.

35. Biên tập sách Giáo khoa                                                                3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biên tập ngôn ngữ văn bản

- Nội dung: Trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyờn ngành về sách giáo khoa, biên tập và rốn luyện kỹ năng biên tập một số mảng sách giáo khoa cụ thể.

36. Biên tập sách Tra cứu chỉ dẫn                                                       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biên tập ngôn ngữ văn bản

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về sách tra cứu chỉ dẫn và từ điển, phương pháp và thao tác biên tập các loại sách tra cứu, từ điển cũng như sách chỉ dẫn thông thường.

37. Biên tập sách Khoa học kỹ thuật                                                   2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biên tập ngôn ngữ văn bản

- Nội dung: những kiến thức về sách khoa học kỹ thuật, đặc trưng của cộng tác viên về sách khoa học kỹ thuật; các kiến thức, kỹ năng tổ chức bản thảo, nhận xột và biên tập bản thảo; trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng biên tập sách khoa học kỹ thuật.

38. Biên tập sách Thiếu nhi                                                                 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biên tập ngôn ngữ văn bản

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về bạn đọc thiếu nhi, xuất bản phẩm dành cho thiếu nhi và cụng tác biên tập sách thiếu nhi.

39. Biên tập Tạp chí                                                                             2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Biên tập ngôn ngữ văn bản

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về khỏi niệm, đặc trưng của tạp chí; đặc điểm tổng thể của cụng tác biên tập tạp chí và các tri thức biên tập cụ thể; trờn cơ sở đú rốn luyện kỹ năng biên tập các loại tạp chí.

40. Tổ chức tiờu thụ xuất bản phẩm                                                    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: các học phần về nghiệp vụ biên tập

- Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận tiêu thụ xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường; vai trò của hoạt động tiêu thụ đối với xuất bản; những tổ chức kênh phân phối, hình thức tiêu thụ, biện pháp xỳc tiến tiờu thụ xuất bản phẩm hiện nay.

41. Quản trị doanh nghiệp xuất bản                                                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Học phần này bố trí học cuối cùng của chương trình đào tạo

- Nội dung: hệ thống kiến thức tổng quan về quản trị doanh nghiệp xuất bản, giúp sinh viên nắm được những nghiệp vụ cơ bản đáp ứng được các đòi hỏi khác nhau của các bộ phận trong doanh nghiệp.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRèNH KHUNG NGÀNH XUẤT BẢN TRèNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRèNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

4.1. Phạm vi áp dụng của chương trình khung

4.1. Chương trình khung giáo dục đại học ngành Xuất bản được thiết kế để đào tạo cử nhân ngành Xuất bản ở trình độ đại học hệ chính quy với thời gian đào tạo 4 năm và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 198 đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết).

4.1.2. Các học phần bắt buộc đã được tính toán, đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống. Học phần nào học trước, học phần nào học sau được bố trí phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ sở đến chuyên sâu trên nguyên tắc tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

4.2. Hướng dẫn tổ chức đào tạo

Chương trình được thực hiện kết hợp giữa niên chế và học phần. Tùy điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

4.3. Về khối lượng kiến thức tự chọn

Trên cơ sở những qui định tại mục 2.2, khối lượng kiến thức tự chọn gồm:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 24 đvht

- Kiến thức ngành: 21 đvht

Hiệu trưởng các trường quyết định các học phần tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm ngành nghề đào tạo của trường mình.

4.4. Phần thực tập nghề nghiệp

Trong toàn bộ khóa học sinh viên đi thực tập 2 đợt:

- Đợt 1: Thực tập giữa khóa (dạng kiến tập)

Thời gian: 7 tuần vào cuối học kỳ VI (năm thứ 3)

- Đợt 2: Thực tập tốt nghiệp

Thời gian: 12 tuần vào học kỳ VIII (năm thứ 4).

4.5. Khóa luận tốt nghiệp: được thực hiện ở học kỳ 8, sinh viên nhận đề tài về khóa luận tốt nghiệp, nội dung khóa luận tốt nghiệp phải đúng với đề cương đã được hội đồng thông qua. Sinh viên bảo vệ trước hội đồng chấm thi tốt nghiệp./.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất