Thông tư 01/2003/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007

thuộc tính Thông tư 01/2003/TT-BTP

Thông tư 01/2003/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2003/TT-BTP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Uông Chu Lưu
Ngày ban hành:14/03/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 01/2003/TT-BTP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 01/2003/TT-BTP NGÀY 14  THÁNG 3 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 13/2003/QĐ-TTG NGÀY 17/01/2003 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2007

Thi hành Điều 2 của Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 (sau đây gọi tắt là Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ) kế thừa và phát triển Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 (ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ). Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ vừa mang tính định hướng, vừa chỉ rõ đối tượng, nội dung, gợi ý một số hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung thực hiện. Chương trình không quy định tiến độ, thời gian thực hiện cụ thể. Chính vì vậy, các Bộ, ngành, địa phương, từng cơ quan chủ động lựa chọn đối tượng, nội dung, hình thức, biện pháp, tiến độ phù hợp với điều kiện, đặc thù, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Nhằm nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong việc xây dựng, thi hành pháp luật, Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ đã quy định  nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và Bộ trưởng “Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ” (Khoản 4 Điều 4). Các Bộ, ngành xây dựng Kế hoạch chỉ đạo toàn ngành thực hiện nhiệm vụ này.
Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đã giao trách nhiệm  cụ thể tại điểm  2 Mục C  của Chương trình cho một số Bộ có chức năng quản lý chung trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính. Các cơ quan này có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đã giao.
3. Tại Mục C (Tổ chức thực hiện) của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Chính phủ giao trách nhiệm thực hiện Chương trình không chỉ là các Bộ, cơ quan ngang Bộ mà còn cả các cơ quan thuộc Chính phủ. Vì vậy, các cơ quan thuộc Chính phủ cũng có trách nhiệm thực hiện Chương trình.
4. Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Uỷ ban dân tộc, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Tôn giáo của Chính phủ, Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng, ban hành và thực hiện các Đề án cụ thể mang tính toàn quốc nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đạt hiệu quả thiết thực, cụ thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các Bộ, ngành được giao trách nhiệm này chủ động làm việc với các cơ quan phối hợp, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để sớm ban hành và thực hiện các Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
5. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông tin thường xuyên, kịp thời và báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho Bộ Tư pháp, tạo điều kiện để Bộ Tư pháp thực hiện tốt trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ, kết quả thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ.
II. VỀ KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Theo quy định tại điểm 1, 3 Mục C của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ,  hàng năm  các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai ở Bộ, ngành, địa phương mình. Do đặc thù của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là cần thực hiện liên tục, thường xuyên cho nên việc ban hành và thực hiện Kế hoạch mới theo Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật không làm gián đoạn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đang được thực hiện theo Kế hoạch trước đây của Bộ, ngành, địa phương.
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành được xây dựng trên cơ sở Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình thực tế của Bộ, ngành, trong đó chú trọng phổ biến, thông tin, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và công dân.
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần bám sát Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, hướng dẫn của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với lĩnh vực do Bộ, ngành quản lý, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương.
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được xây dựng trên cơ sở Kế hoạch và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên.
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương cần cụ thể hoá Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, đề ra các giải pháp đồng bộ, cụ thể, sát hợp để nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, trong đó đặc biệt chú ý các hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật ở cơ sở, đến tận người trực tiếp tổ chức thi hành và người thực hiện pháp luật.
Trong năm 2003, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương cần được ban hành trong Quý I. Theo định hướng của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ và kế thừa Kế hoạch của năm trước, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2004 trở đi cần được ban hành sớm từ đầu năm để kịp thời triển khai.
2. Về nội dung của Kế hoạch:
a) Đối tượng cần phổ biến, giáo dục pháp luật: Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ vẫn giữ 5 nhóm đối tượng như trong Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002, cụ thể là: các tầng lớp nhân dân; cán bộ, công chức; thanh thiếu niên; người lao động, người quản lý và cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp; lực lượng vũ trang, trong từng nhóm có chỉ rõ một số đối tượng cụ thể cần tập trung.
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của từng Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp tập trung vào các đối tượng mà Chương trình của Chính phủ đã xác định. Tuỳ đặc điểm, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật ở từng Bộ, ngành, địa phương, trong từng đối tượng chung đó, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cần đề ra các nội dung, hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho các đối tượng hẹp, cụ thể hơn.
b) Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật được lựa chọn phù hợp với đối tượng, địa bàn trên cơ sở định hướng về nội dung của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ; chú trọng phổ biến các quy định pháp luật cụ thể, hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục pháp luật; gắn phổ biến pháp luật với tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, với các cuộc vận động, các phong trào quần chúng do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động. Cần lưu ý là nội dung pháp luật được phổ biến không chỉ tập trung vào các văn bản mới được ban hành trong từng thời kỳ mà tuỳ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật ở Bộ, ngành, địa phương, các quy định pháp luật đã có hiệu lực áp dụng cũng cần được tuyên truyền, phổ biến.
c) Về hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật: Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đề ra 5 loại hình thức, biện pháp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đó là:
- Củng cố, mở rộng lực lượng tham  gia phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Phát triển các hình thức thông tin, phổ biến pháp luật đa dạng, thuận tiện đáp ứng nhu cầu của các đối tượng;
- Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường ở các cấp học, bậc học;
- Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý;
- Có các hình thức thích hợp tổ chức và phát động các đợt cao điểm, tập trung tuyên truyền, phổ biến, vận động chấp hành pháp luật theo từng chủ đề, nội dung cụ thể.
Trong các hình thức, biện pháp cụ thể, có hình thức, biện pháp cần được vận dụng chung ở các Bộ, ngành, địa phương, cho mọi đối tượng; có hình thức, biện pháp cần được vận dụng tuỳ đối tượng và điều kiện cụ thể. Trong Kế hoạch của các Bộ, ngành, địa phương chú ý các hình thức, biện pháp sau:
- Quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ trung ương đến địa phương; bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật để theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Coi trọng việc củng cố, mở rộng lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, bao gồm đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên, cán bộ tư vấn, trợ giúp pháp lý. Tích cực huy động, sử dụng lực lượng thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích trong phổ biến pháp luật cho nhân dân; cán bộ Công đoàn trong phổ biến pháp luật cho người lao động.
- Tiếp tục sử dụng những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đang phát huy tác dụng, như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tủ sách pháp luật, biên soạn tài liệu pháp luật (chú ý biên dịch và xuất bản tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số), tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật, đưa nội dung pháp luật vào sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể, câu lạc bộ, hội nghề nghiệp. Tích cực khai thác hiệu quả hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.
- Tổ chức các đợt, các tháng cao điểm tập trung tuyên truyền, phổ biến, vận động chấp hành pháp luật theo từng chủ đề, nội dung cụ thể.
Ngoài các hình thức, biện pháp nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương đề xuất và triển khai các hình thức, biện pháp phù hợp với điều kiện, đặc điểm, yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Bộ, ngành, địa phương mình.
d) Cùng với Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, các địa phương cần xây dựng và thực hiện các văn bản cụ thể hoá Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, cụ thể là:
- Xây dựng và thực hiện Đề án chỉ đạo điểm thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật theo đối tượng, hình thức, biện pháp, địa bàn, đơn vị nhằm tạo kết quả cụ thể của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc nâng cao ý thức pháp luật, ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật. Phạm vi Đề án chỉ đạo điểm không nên dàn trải mà chọn một số địa bàn, đơn vị, đối tượng tập trung chỉ đạo, từ đó rút kinh nghiệm, xây dựng điển hình, triển khai trên diện rộng.
- Xây dựng Kế hoạch liên ngành phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; giữa các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng với nội dung, hình thức, biện pháp cụ thể.
đ) Kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
Theo quy định tại điểm  1, 3 Mục C của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp phải bảo đảm kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ ngân sách Nhà nước hàng năm. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cần chỉ đạo tổ chức Pháp chế, cơ quan Tư pháp địa phương phối hợp với cơ quan tài chính lập dự toán chi ngân sách theo Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm đã được duyệt.
Tất cả các khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện theo Tiểu mục 11, 12 của Mục 111 trong hệ thống Mục lục ngân sách Nhà nước.
Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp xây dựng Đề án về thành lập Quỹ phổ biến, giáo dục pháp luật từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là Quỹ có phạm vi hoạt động trong toàn quốc. Bộ Tư pháp sẽ có hướng dẫn cụ thể để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện khi Đề án được Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan.
3. Cơ quan tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật là tổ chức Pháp chế thuộc các Bộ, ngành; cơ quan Tư pháp địa phương.
4. Trên cơ sở Kế hoạch đã được ban hành, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân chỉ đạo tổ chức Pháp chế, cơ quan Tư pháp địa phương phối hợp với các đơn vị hữu quan thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả hơn; kịp thời bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch cho sát với tình hình thực tế, yêu cầu, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương; đáp ứng yêu cầu nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng.
Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cần kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đề nghị Bộ Tư pháp trình các cơ quan có thẩm  quyền khen thưởng bằng hình thức khen thưởng cao đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
III. VỀ HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh được thành lập theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các Bộ, ngành tiếp tục được kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động.
Uỷ ban nhân dân chỉ đạo việc duy trì, nâng cao vai trò và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ sẽ có hướng dẫn cụ thể về tổ chức và hoạt động của Hội đồng cho phù hợp với yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện, có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, hướng dẫn.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 01/2003/TT-BTP

Hanoi, March 14, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER’S DECISION NO. 13/2003/QD-TTG OF JANUARY 17, 2003 APPROVING THE 2003-2007 LAW DISSEMINATION AND EDUCATION PROGRAM

In furtherance of Article 2 of the Prime Minister’s Decision No. 13/2003/QD-TTg of January 17, 2003 approving the 2003-2007 Law Dissemination and Education Program, the Ministry of Justice hereby guides in detail a number of issues as follows:

I. GENERAL ISSUES

1. The 2003-2007 Law Dissemination and Education Program (hereinafter referred to as the Government’s Law Dissemination and Education Program) has inherited and developed the Plan on Implementation of the Law Dissemination and Education Work from 1998 to 2002 (promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 03/1998/QD-TTg of January 7, 1998). The Government’s Law Dissemination and Education Program has not only laid down the direction for, clarified the subjects and contents, but also suggested a number of law dissemination and education forms and measures which should be implemented with concentrated efforts. The Program, however, does not prescribe concrete implementation tempo and schedule. Therefore, the ministries, branches, localities and agencies should take initiative in selecting the subjects, contents, forms, measures and tempos suitable to their respective conditions, characteristics, demands and tasks.

2. In order to enhance the role of the ministries and branches in formulating and implementing laws, the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 specified the tasks and powers of the ministries and ministers in "directing and organizing the performance of the work of propagating, educating in, and disseminating legal documents falling under their State management scope" (Clause 4, Article 4). The ministries and branches shall work out plans for directing the entire branches to perform this task.

The Government’s Law Dissemination and Education Program has assigned at Point 2, Section C concrete responsibilities to a number of ministries having the overall management function in the law dissemination and education work, which include the Ministry of Justice, the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Finance. These agencies shall have to direct the performance of the specific tasks assigned in the Government’s Law Dissemination and Education Program.

3. In Section C (Organization of implementation) of the Government’s Law Dissemination and Education Program, the Government has assigned the responsibility to implement the Program not only to the ministries and ministerial-level agencies but also to the agencies attached to the Government. Therefore, the agencies attached to the Government shall also have to implement the Program.

4. The Government’s Law Dissemination and Education Program has assigned various tasks to the Committee for Nationalities, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Government’s Committee for Religious Affairs and the Ministry of Justice to coordinate with concerned agencies and organizations in formulating, promulgating and implementing detailed schemes on a national scale with a view to creating vigorous, effective and practical changes in the law dissemination and education work. The ministries and branches assigned this task shall take initiative in working with the coordinating agencies, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in order to soon promulgate and implement the schemes already assigned by the Prime Minister.

5. The ministries, branches and the provincial-level People’s Committees shall notify the law dissemination and education work in a regular and timely manner and report its results to the Ministry of Justice, creating conditions for the latter to well fulfill its responsibilities in directing, guiding, urging, monitoring, summing up and reporting to the Prime Minister the tempo and results of the implementation of the Government’s Law Dissemination and Education Program.

II. ON THE LAW DISSEMINATION AND EDUCATION PLANS OF THE MINISTRIES, BRANCHES AND LOCALITIES

1. Under the provisions at Points 1 and 3, Section C of the Government’s Law Dissemination and Education Program, annually the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees at all levels shall work out law dissemination and education plans for implementation in their respective ministries, branches and localities. Due to the characteristics of the law dissemination and education work, which needs to be performed constantly, the promulgation and implementation of new plans under the Law Dissemination and Education Program must not interrupt the work currently performed under the previous plans of the ministries, branches or localities.

The ministries’ and branches’ law dissemination and education plans shall be worked out on the basis of the Government’s Law Dissemination and Education Program, suitable to the demands, tasks and practical situation of the ministries or branches, attaching importance to disseminating, and guiding the implementation of, legal documents in their respective management domains to agencies, units, enterprises as well as citizens.

The law dissemination and education plans of the provincial-level People’s Committees should closely follow the Government’s Law Dissemination and Education Program, guidelines of the Government’s Council for Coordination in Law Dissemination and Education Work, guidelines of the ministries and branches on the law dissemination and education work in their respective management domains, and suit the demands, tasks and practical situation of the localities.

The law dissemination and education plans of the district- and commune-level People’s Committees shall be made on the basis of the provincial-level People’s Committees’ plans, direction and guidance.

The ministries’, branches’ and localities’ law dissemination and education plans should concretize the Government’s Law Dissemination and Education Program, set forth synchronous, concrete and practical measures to raise the law knowledge and the law observance sense of officials and people, paying special attention to the forms and measures of propagating, disseminating and educating in law observance sense at the grassroots to people who directly organize the law enforcement and people who enforce laws.

In 2003, the ministries’, branches’ and localities’ law dissemination and education plans should be promulgated in the first quarter. According to the orientation of the Government’s Law Dissemination and Education Program and inheriting the previous years’ plans, the law dissemination and education plans for 2004 on should be promulgated right at the beginning of each year for timely implementation.

2. On the plans’ contents:

a/ Subjects of law dissemination and education: The Government’s Law Dissemination and Education Program still keep five subject groups as in the plans for performance of the law dissemination and education work from 1998 to 2002, concretely, people of all strata, State officials and employees, adolescents, laborers, managers and trade union cadres in enterprises; the armed forces. For each subject group, attention should be paid to a number of specific subjects.

The law dissemination and education plan of each ministry, branch or People’s Committee should focus on the subjects already identified by the Government’s Program. Depending on the law dissemination and education characteristics and demands of each ministry, branch or locality, for each of such general subject groups, the law dissemination and education plans should determine the contents, forms and measures for disseminating and educating the sense of law observance to narrower and more specific subjects.

b/ The law dissemination and education contents shall be selected to suit the subjects and localities on the basis of the directional contents of the Government’s Law Dissemination and Education Program; with importance attached to concrete law provisions; guiding the implementation of the legal orders and procedures; combining law dissemination with the propagation of the Party’s and State’s undertakings and policies, with mass campaigns and movements launched by the Fatherland Front and mass organizations. It should be borne in mind that the legal contents to be disseminated should not only include documents newly promulgated in each period but also those which have become effective, depending on the requirements of political tasks, prevention and restriction of law violations as well as law implementation guidance of the ministries, branches and localities.

c/ On the law dissemination and education forms and measures: The Government’s Law Dissemination and Education Program has set forth five forms and measures for performing the law dissemination and education work. They are:

- Consolidating and expanding the forces participating in law dissemination and education;

- Developing diversified and convenient forms of law dissemination and information, meeting the demands of various subjects;

- Raising the quality of law teaching and learning at schools of all educational levels;

- Expanding, and raising the quality of, various forms of legal counseling and assistance;

- Adopting appropriate forms of organizing and launching peak drives, concentrating on propagating, disseminating and mobilizing the law observance according to each specific topic and content.

Of concrete forms and measures, some should be commonly applied by the ministries, branches and localities to all subjects while others should be applied properly to each specific subject and condition. The ministries, branches and localities should pay attention to the following forms and measures in their plans:

- Strengthening the contingent of full-time officials engaged in the law dissemination and education work from the central to local levels; assigning officials with legal qualifications to monitor and perform the law dissemination and education work in agencies, units and localities.

- Attaching importance to consolidating and expanding the forces participating in law dissemination and education, including the contingents of law communicators and propagators, conciliators, legal counselors and assistants. Actively mobilizing and using the force of youth volunteers and shock youths in disseminating law to people; trade union cadres in popularizing law to laborers.

- Continuing to use the law dissemination and education forms which have proved effective, such as the mass media, law book cases, compilation of law documents (paying attention to the translation and publication of law documents in ethnic minority languages), organization of law knowledge contests and quizzes, incorporation of legal contents in activities of mass organizations, clubs and professional associations. Actively making effective use of various law dissemination and education forms through legal counseling and assistance activities.

- Organizing peak drives and months for intensified propagation, dissemination and mobilization of the law observance with specific topics and contents.

Apart from the above-said forms and measures, the ministries, branches and localities may propose and apply other forms and measures suitable to the conditions, characteristics and requirements of their law dissemination and education work.

d/ Together with the law dissemination and education plans, the localities should formulate and implement documents concretizing the Government’s Law Dissemination and Education Program, concretely as follows:

- Formulating and implementing the pilot direction schemes for law dissemination and education according to subjects, forms, measures, geographical areas and units in order to achieve practical results in raising the law awareness, preventing and restricting law violations. Such pilot direction schemes should not be wide in scope but focus on a number of selected geographical areas, units and subjects, for drawing experiences, building typical models for large-scale implementation.

- Working out inter-branch plans for coordination among State agencies, between State agencies as well as socio-political organizations and socio-professional organizations; between socio-political organizations and socio-professional organizations in law dissemination and education with specific contents, forms and measures to various subjects.

e/ Funding for the law dissemination and education work:

Under the provisions at Points 1 and 3, Section C of the Government’s Law Dissemination and Education Program, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees at all levels must ensure funding for the law dissemination and education work from the annual State budget. The ministries, branches and People’s Committees should direct the legal organizations or local judicial agencies to coordinate with the finance agencies in making budget expenditure estimates for the approved annual law dissemination and education plans.

All State budget expenditures for the law dissemination and education work shall comply with Sub-Sections 11 and 12 of Section 111 of the State Budget Classification.

Under the Government’s Law Dissemination and Education Program, the Ministry of Justice has been assigned to formulate a scheme on the setting up of the law dissemination and education fund from the sources contributed by organizations and individuals inside and outside the country. This fund shall operate nationwide. The Ministry of Justice shall provide concrete guidance for the ministries, branches and localities to implement the scheme after it is approved by the Government at the proposal of the Ministry of Justice and concerned ministries and branches.

3. Advisory agencies engaged in formulating, and organizing the implementation of, law dissemination and education plans are legal organizations of the ministries, branches and local judicial agencies.

4. Basing themselves on the promulgated plans, the ministries, branches and People’s Committees shall direct their legal organizations or local justice agencies to coordinate with the concerned units in regularly urging, inspecting, guiding and assessing the implementation thereof; and, stemming from this basis, making recommendations and proposals on more effective law dissemination and education forms and measures; supplement and revise in time the plans in order to make them close to the practical situation, requirements and tasks of the ministries, branches and localities; meeting the demand to raise the law awareness of all subjects.

The ministries, branches and People’s Committees should encourage and commend in time those collectives and individuals that have made outstanding achievements in the law dissemination and education work, propose the Ministry of Justice to submit to the agencies with the commending and rewarding competence to confer high rewards on agencies, units, organizations and individuals that have made exceptionally outstanding achievements in the law dissemination and education work.

III. ON THE COUNCILS FOR COORDINATION IN LAW DISSEMINATION AND EDUCATION

The provincial-level Councils for Coordination in Law Dissemination and Education shall be set up under the Prime Minister’s Decision No. 03/1998/QD-TTg of January 7, 1998. The ministries’ and branches’ Councils for Coordination in Law Dissemination and Education shall be further strengthened to raise their working quality.

The People’s Committees shall direct the maintenance of the provincial-, district- and commune-level level Councils for Coordination in Law Dissemination and Education, promote their role and create conditions for their operation.

The Government’s Council for Coordination in Law Dissemination and Education shall issue specific guidelines on the organization and operation of the Councils, which are suitable to the requirements of the law dissemination and education work in the present period.

This Circular takes implementation effect 15 days after its publication on the Official Gazette.

In the course of implementation, if facing any problems, the ministries, branches and People’s Committees at all levels should promptly report them to the Ministry of Justice for study and guidance.

 

MINISTER OF JUSTICE




Uong Chu Luu

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 01/2003/TT-BTP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe