Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 33/2008/QĐ-BGDĐT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Bành Tiến Long |
Ngày ban hành: | 01/07/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 33/2008/QĐ-BGDĐT
NGÀY 01 THÁNG 07 NĂM 2008
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC PHÁP LUẬT
DÙNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình môn học pháp luật kèm theo Quyết định này được thực hiện từ năm học 2008-2009 và thay thế cho Chương trình môn Giáo dục pháp luật được ban hành theo Quyết định số 2080/QĐ-GD-ĐT ngày 24 tháng 5 năm 1996 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý các trường có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
CHƯƠNG TRÌNH
môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 7 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Phần I: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
I. THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH: 30 tiết/2 đơn vị học trình (đvht)
II. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2 - 4 tiết/tuần (các trường tự bố trí)
III. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU:
1. Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) được xây dựng nhằm: mở rộng những tri thức phổ thông, lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật; một số kiến thức về pháp luật thực định liên quan đến đời sống lao động, sản xuất của công dân; nâng cao văn hoá pháp lý cho người học; bồi dưỡng niềm tin cho người học để có thói quen lựa chọn hành vi xử sự đúng pháp luật; biết tôn trọng kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo và hoàn thiện nhân cách cho người học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân; nâng cao ý thức tự giác thực hiện pháp luật, tạo dựng tình cảm, củng cố lòng tin của người học về những giá trị chuẩn mực của pháp luật, có thái độ bảo vệ tính đúng đắn, tính nghiêm minh và tính công bằng của pháp luật.
2. Sau khi học xong Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ TCCN, người học đạt được những chuẩn sau:
a) Về kiến thức:
- Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản được đưa vào trong Chương trình các vấn đề mới về hệ thống pháp luật Việt Nam, một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số vấn đề cơ bản về luật pháp Quốc tế.
- Trình bày được những nội dung cơ bản trong các bài học, biết liên hệ thực tiễn và ứng dụng kiến thức đã học vào trong học tập, công tác và trong đời sống;
b) Về kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học vào trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại nơi làm việc và trong công đồng dân cư;
- Biết phân biệt tính hợp pháp, không hợp pháp của các hành vi biểu hiện trong đời sống hàng ngày;
- Có khả năng tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội (thực hiện và tuyên truyền thực hiện nội quy, quy chế, các quy định khác đối với công dân.. và cách xử sự trong các mối quan hệ).
c) Về thái độ:
Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống và làm việc theo pháp luật; biết lựa chọn hành vi và khẳng định sự tự chủ của mình trong các quan hệ xã hội, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.
IV. NỘI DUNG TÓM TẮT VÀ KẾ HOẠCH LÊN LỚP
1. Nội dung tóm tắt
Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ TCCN bao gồm những kiến thức cơ bản về các vấn đề: Nhà nước và Pháp luật; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; một số ngành luật cơ bản: Luật Nhà nước - Hiến pháp 1992, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hình sự và một số chuyên đề tự chọn (trong đó có pháp Luật quốc tế).
2. Kế hoạch lên lớp
Lý thuyết, bài tập |
Thực hành (xêmina), kiểm tra |
Tổng số |
26 tiết |
04 tiết |
30 tiết/2 đvht |
V. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC MÔN HỌC
1. Phương pháp dạy - học
Giáo viên kết hợp sử dụng các phương pháp: thuyết trình, diễn giảng có minh hoạ, phát vấn, thảo luận nhóm và hướng dẫn giải quyết các bài tập tình huống có liên quan kết hợp thực hành dự một số phiên toà (nếu có điều kiện).
2. Đánh giá kết thúc môn học
- Kiểm tra định kỳ: giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và hình thức
- Đánh giá kết thúc môn học: thi (viết hoặc vấn đáp) theo kế hoạch
- Hình thức ra đề: tự luận, trắc nghiệm, bài tập tình huống, ...
- Thang điểm đánh giá: 10/10.
VI. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1. Phần kiến thức bắt buộc
a) Bài 1: Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước (02 tiết)
- Bản chất, đặc trưng của Nhà nước
+ Bản chất của Nhà nước
+ Đặc trưng của Nhà nước
- Chức năng của Nhà nước, Bộ máy Nhà nước
+ Chức năng cơ bản của Nhà nước
+ Bộ máy nhà nước
+ Nhà nước pháp quyền
b) Bài 2. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật (02 tiết)
- Bản chất, đặc trưng và vai trò của pháp luật
+ Bản chất của pháp luật
+ Đặc trưng cơ bản của pháp luật
+ Vai trò của pháp luật
- Hệ thống pháp luật
+ Khái niệm hệ thống pháp luật
+ Hệ thống cấu trúc
+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
c) Bài 3. Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý (02 tiết)
- Thực hiện pháp luật
+ Thực hiện pháp luật (khái niệm, các hình thức)
+ Áp dụng pháp luật (khái niệm, đặc điểm)
- Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý
+ Vi phạm pháp luật (khái niệm, phân loại)
+ Trách nhiệm pháp lý (khái niệm, đặc điểm, phân loại)
d) Bài 4. Ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa (02 tiết)
- Ý thức pháp luật
+ Khái niệm ý thức pháp luật
+ Cấu trúc ý thức pháp luật
+ Nâng cao ý thức pháp luật
- Pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN)
+ Khái niệm pháp chế XHCN
+ Yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN
+ Các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN
e) Bài thảo luận ( 01 tiết); kiểm tra (01 tiết)
g) Bài 5. Luật Nhà nước - Hiến pháp 1992 (02 tiết)
- Luật Nhà nước
+ Khái niệm
+ Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Nhà nước
- Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992
+ Một số chế định cơ bản của Hiến pháp 1992 (chế độ kinh tế, chế độ chính trị, chế độ văn hoá giáo dục, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân)
+ Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp 1992
h) Bài 6. Luật Hành chính (02 tiết)
- Một số vấn đề chung về Luật Hành chính
+ Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh (khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh)
+ Quan hệ pháp luật hành chính (đặc điểm, chủ thể quan hệ pháp luật hành chính)
+ Quản lý hành chính nhà nước (phương thực quản lý, vấn đề cề cải cách hành chính)
- Vi phạm hành chính - Xử lý vi phạm hành chính
+ Vi phạm hành chính (khái niệm, đặc điểm)
+ Xử lý vi phạm hành chính (thẩm quyền, nguyên tắc, các hình thức xử lý vi phạm)
i) Bài 7. Luật Lao động (02 tiết)
- Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật lao động
+ Khái niệm
+ Đối tượng và phương pháp điều chỉnh (đối tượng, phương pháp)
+ Quan hệ pháp luật lao động (đặc điểm, nội dung của quan hệ pháp luật lao động)
- Một số chế định cơ bản của Luật Lao động
+ Tiền lương
+ Hợp đồng lao động
+ Kỷ luật lao động
+ Bảo hiểm
k) Bài 8. Luật Dân sự (02 tiết)
- Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và quan hệ pháp Luật dân sự
+ Khái niệm
+ Đối tượng và phương pháp điều chỉnh (đối tượng, phương pháp)
+ Quan hệ pháp luật dân sự (đặc điểm, nội dung)
- Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự
+ Quyền dân sự (quyền nhân thân, quyền sở hữu, quyền thừa kế)
+ Hợp đồng dân sự
l) Bài 9. Luật Hình sự (02 tiết)
- Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự
+ Khái niệm
+ Đối tượng và phương pháp điều chỉnh (đối tượng, phương pháp)
- Tội phạm và hình phạt
+ Tội phạm (khái niệm, những dấu hiệu cơ bản, phân loại tội phạm theo Bộ luật hình sự Việt Nam)
+ Hình phạt và các biện pháp tư pháp (khái niệm, hệ thống hình phạt, các biện pháp tư pháp)
m) Bài 10. Pháp luật về tố tụng ( 02 tiết)
- Tố tụng về hành chính
+ Quyền khiếu kiện hành chính.
+ Thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính của Toà án
+ Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
- Tố tụng dân sự
+ Nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự
+ Người tham gia tố tụng dân sự
+ Thủ tục giải quyết vụ án dân sự
- Tố tụng hình sự
+ Nguyên tắc của tố tụng hình sự
+ Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
+ Các giai đoạn tố tụng hình sự
n) Bài thảo luận (02 tiết)
2. Kiến thức tự chọn (thời lượng dành cho kiến thức tự chọn là 06 tiết)
Khi thiết kế chương trình đào tạo cho mỗi ngành/chuyên ngành, các trường chủ động lựa chọn ít nhất là 03 chuyên đề trong tổng số các chuyên đề được giới thiệu sau đây:
a) Chuyên đề 1. Pháp luật về đất đai
- Quản lý nhà nước về đất đai.
- Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Các quy định về chuyển quyền sử dụng đất
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai
b) Chuyên đề 2: Pháp luật về môi trường và tài nguyên
- Nguyên tắc bảo vệ môi trường
- Những hoạt động bảo vệ môi trường được Nhà nước khuyến khích
- Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
- Một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng
c) Chuyên đề 3. Pháp luật về hôn nhân gia đình và bình đẳng giới
- Một số chế định cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình (kết hôn, quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng; quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con; ly hôn)
- Khái niệm bình đẳng giới, nội dung bình đẳng giới trên một số lĩnh vực (chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và trong gia đình)
d) Chuyên đề 4. Pháp luật về kinh doanh
- Quyền tự do kinh doanh.
- Các loại hình doanh nghiệp
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
- Chia tách, hợp nhất, giải thể, phá sản và tổ chức lại doanh nghiệp
e) Chuyên đề 5. Pháp luật Quốc tế
- Một số vấn đề cơ bản về Công pháp quốc tế
- Một số vấn đề cơ bản về Tư pháp quốc tế
g) Chuyên đề 6. Pháp luật về du lịch - văn hoá
- Một số nội dung cơ bản của Luật du lịch
+ Nguyên tắc phát triển du lịch
+ Các loại tài nguyên du lịch
+ Bảo vệ môi trường du lịch
+ Quy định chung về kinh doanh du lịch
+ Các hành vi bị nghiêm cấm
- Một số nội dung cơ bản của Luật di sản văn hoá
+ Quyền sở hữu di sản văn hoá
+ Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá
+ Các hành vi bị nghiêm cấm
+ Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể
h) Chuyên đề 7. Pháp luật về giáo dục
- Hệ thống pháp luật về giáo dục
- Giới thiệu Luật Giáo dục 2005
i) Chuyên đề 8. Pháp luật về an toàn giao thông
- Nguyên tắc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ
- Quy tắc tham gia giao thông đường bộ (quy định chung khi tham gia giao thông, quy định đối với người đi bộ, người điều khiển xe đạp, xe mô tô; điều kiện đối với người lái xe cơ giới tham gia giao thông, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi xảy ra tai nạn)
- Xử lý hành vi vi phạm giao thông
- Một số nội dung cơ bản của Luật Đường sắt
- Một số nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường thủy
k) Chuyên đề 9. Pháp luật về thương mại điện tử
- Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử
- Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
- Chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử
- Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- An ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử
l) Chuyên đề 10. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo
- Khiếu nại
+ Quyền khiếu nại của công dân
+ Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
+ Thủ tục giải quyết khiếu nại
- Tố cáo
+ Quyền tố cáo của công dân
+ Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo
+ Thủ tục giải quyết tố cáo
m) Chuyên đề 11. Pháp luật về phũng chống tham nhũng
- Các hành vi tham nhũng
- Nguyên tắc xử lý tham nhũng
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
- Các hành vi bị nghiêm cấm
- Nguyễn tắc, nội dung công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; các lĩnh vực phải công khai minh bạch
- Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
- Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng
- Giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng, xử lý hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng
n) Chuyên đề 12. Pháp luật về phòng chống ma tuý, HIV/AIDS
- Nguyờn tắc phòng, chống HIV/AIDS
- Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
- Những hành vi bị nghiêm cấm
- Các biện pháp xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
- Phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình, tại nơi làm việc, trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trong các nhóm người di biến động, trong cộng đồng dân cư
- Các biện pháp xã hội khác trong phòng, chống HIV/AIDS
o) Chuyên đề 13. Pháp luật về sở hữu trí tuệ
- Quyền sở hữu trí tuệ
- Quyền tác giả và quyền liên quan
- Quyền sở hữu công nghiệp
- Quyền đối với giống cây trồng
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
p) Chuyên đề 14. Pháp luật về xây dựng
- Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng
- Giấy phép xây dựng
- An toàn và bảo đảm vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình
- Bảo hành và bảo trì công trình xây dựng
- Thanh tra xây dựng
VII. TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC; YÊU CẦU VỀ GIÁO VIÊN
1. Trang thiết bị dạy học
Giáo trình học phần; các loại phương tiện và đồ dùng dạy học (máy chiếu Overhead, Media projector, máy vi tính, các băng tư liệu, các đĩa hình, giấy chịu nhiệt, ... ) có liên quan đến nội dung Chương trình môn học.
2. Yêu cầu về giáo viên
Giáo viên có trình độ đại học trở lên về các ngành/chuyên ngành luật, có kiến thức về khoa học sư phạm, có thực tiễn công tác và tư cách công dân tốt.
Những giáo viên có bằng đại học không chuyên luật, ngoài yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO DÙNG CHO MÔN HỌC
Ngoài giáo trình môn học, tài liệu dùng để tham khảo bao gồm:
- Sách Bình luận pháp luật;
- Các tài liệu lý luận về pháp luật;
- Hệ thống văn bản pháp luật mới;
- Các báo, tạp chí pháp luật có liên quan đến chương trình đào tạo;
- Các bộ luật.
Phần 2. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
I. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời điểm thực hiện chương trình
- Đối với hệ tuyển học sinh tốt nghiệp THPT và tương đương: thực hiện Chương trình này trong năm học thứ nhất, song song với Chương trình Chính trị TCCN;
- Đối với hệ tuyển học sinh tốt nghiệp THCS và tương đương: thực hiện Chương trình này trong năm học thứ 2 (sau khi học xong phần văn hóa phổ thông trong đào tạo TCCN theo từng nhóm ngành häc).
Chương trình này được dùng trong đào tạo TCCN cho các hình thức: giáo dục chính quy và vừa làm vừa học.
2. Cấu trúc chương trình (gồm 2 phần: phần bắt buộc và phần tự chọn)
a) Phần kiến thức bắt buộc (24 tiết), gồm những kiến thức phải thực hiện trong chương trình đào tạo TCCN đối với tất cả các ngành/chuyên ngành, gồm 2 nhóm kiến thức:
- Nhóm kiến thức lý luận chung về nhà nước pháp luật gồm từ bài 1 đến bài 4. Sau Bài 4, có bài thảo luận (01 tiết);
- Nhóm kiến thức pháp luật thực định gồm từ bài 5 đến bài 10. Sau Bài 10, có bài thảo luận (02 tiết).
b) Phần tự chọn dành cho mỗi Chương trình đào tạo TCCN là 06 tiết. Phạm vi các lĩnh vực kiến thức đưa vào phần tự chọn có thể được thay đổi tuỳ theo yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ TCCN.
3. Nội dung chương trình
a) Phần kiến thức bắt buộc
- Kiến thức lý luận chung: gồm hệ thống tri thức phổ thông về lý luận nhà nước và pháp luật như: Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước; Một số vấn đề cơ bản về pháp luật; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; ý thức pháp luật và pháp chế XHCN.
- Kiến thức pháp luật thực định: Giới thiệu một số ngành luật chủ yếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam gắn với tổ chức bộ máy nhà nước, hoạt động quản lý nhà nước như: Luật Nhà nước (Hiến pháp), Luật Hành chính; Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hình sự và giới thiệu một số nội dung cơ bản của pháp luật về tố tụng.
b) Phần kiến thức tự chọn
Gồm 14 chuyên đề giới thiệu các quy định pháp luật về các lĩnh vực của đời sống xã hội có liên quan đến các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Tuỳ theo tính chất, mục tiêu của ngành nghề đào tạo, các trường lựa chọn và bố trí thời lượng cho mỗi chuyên đề (ít nhất là 01 tiết/chuyên đề).
Việc đưa kiến thức tự chọn vào chương trình học phần tạo tính linh hoạt của chương trình, tạo điều kiện cho việc lồng ghép nội dung trong chương trình trên cơ sở kết hợp giữa các nội dung giáo dục pháp luật chung với giáo dục pháp luật chuyên ngành, phù hợp với mục tiêu, đáp ứng nhu cầu khác nhau về kiến thức pháp luật tương ứng với từng ngành nghề đào tạo.
Các trường có thể chủ động lựa chọn 06 tiết (ít nhất là 3 chuyên đề) trong số các chuyên đề đã được đưa vào chương trình cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng ngành/chuyên ngành.
4. Một số nguyên tắc khi thực hiện chương trình
a) Nguyên tắc chung
- Một là: Tiếp cận sát mục tiêu chương trình và mục tiêu chung về giáo dục TCCN (kiến thức, kỹ năng thực hiện hành vi pháp luật và thái độ hay hành vi công dân), mang tính đặc thù của học phần và hướng tới chuẩn bị cho người học hành trang pháp luật để chuẩn bị hội nhập kinh tế thế giới.
- Hai là: Việc thực hiện nội dung phải đảm bảo:
+ Tính kế thừa (những nội dung hiện hành mang tính kinh điển được giữ nguyên và khai thác theo hướng mới);
+ Tính cập nhật và hiện đại;
+ Tính liên thông về kiến thức giữa các phần trong chương trình và liên thông giữa các bậc học;
+ Tính vừa sức;
+ Tính thực tiễn, phù hợp với các ngành nghề đào tạo.
- Ba là: Về thời lượng phải đảm bảo quy định về phân bố thời lượng của chương trình; cân đối giữa các phần của chương trình.
- Bốn là: Trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn phải đảm bảo tính logic và khai thác phù hợp sự phát triển về nhận thức trong cùng một bài học (kiến thức của phần sau phải là sự phát triển logic của kiến thức phần trước; kiến thức phần trước phải là điều kiện tiên quyết, là tiền đề để nhận thức lĩnh hội kiến thức phần sau).
- Năm là: Việc thực hiện chương trình phải đảm bảo đảm bảo tính hài hòa giữa thời lượng và nội dung, bám sát mục tiêu chương trình để đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, dễ kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo TCCN.
b) Nguyên tắc thực hiện
- Phần kiến thức bắt buộc gồm có 10 bài là phần kiến thức chung cho tất cả các Chương trình đào tạo trình độ TCCN;
- Phần kiến thực tự chọn được giới thiệu 14 chuyên đề, mỗi chuyên đề có nội dung đề cập tới kiến thức luật pháp điều chỉnh đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Khi xây dựng chương trình đào tạo, các nhà trường căn cứ vào đặc điểm của ngành nghề và mục tiêu đào tạo để lựa chọn ít nhất là 03 chuyên đề phù hợp, đáp ứng mục tiêu đào tạo đối với ngành nghề đào tạo.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình m«n häc ph¸p luËt dïng cho ®µo t¹o tr×nh ®é TCCN được đưa vào thực hiện bắt buộc đối với những khoá học được tuyển sinh sau ngày Quyết định Ban hành Chương trình có hiệu lực thi hành. Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp trực tiếp chỉ đạo thực hiện và quản lý thống nhất trong cả nước về quá trình thực hiện Chương trình này.
2. Các sở giáo dục và đào tạo theo dõi, giám sát việc thực hiện chương trình trong các trường TCCN, các cơ sở giáo dục khác có đào tạo TCCN (TW và địa phương) đóng trên địa bàn, tập hợp và phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
3. Các trường TCCN, các cơ sở giáo dục khác có đào tạo TCCN, khi xây dựng chương trình đào tạo TCCN, căn cứ vào mục tiêu đào tạo đối với các ngành nghề đào tạo để lựa chọn các chuyên đề cho phù hợp. Việc lựa chọn các chuyên đề ở phần kiến thức tự chọn phải được thể hiện trong nội dung Chương trình đào tạo TCCN đăng ký với Bộ.
Đối với các ngành/chuyên ngành đã đăng ký và đang được đào tạo từ trước ngày Quyết định Ban hành Chương trình này có hiệu lực thi hành, các trường lập kế hoạch bổ sung, điều chỉnh Chương trình đào tạo và thống kê báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Việc tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo đối với học phần này được tiến hành theo Quy chế đào tạo hiện hành. Số bài kiểm tra (01 tiết) đinh kỳ ít nhất là 01 bài, số lần kiểm tra không định kỳ khác, do giáo viên chủ động thực hiện.
5. Sau 02 năm thực hiện Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ TCCN, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về tính phù hợp, hiệu quả của việc thực hiện Chương trình này và tiếp tục được bổ sung (nếu cần thiết).
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần trao đổi, phản ảnh kịp thời về các cơ quan quan lý (lãnh đạo trường, sở giáo dục và đào tạo) hoặc trực tiếp phản ảnh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tập hợp, xử lý.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây