Quyết định 29/2003/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định sử dụng Quỹ nâng cao chất lượng dự án giáo dục đại học
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 29/2003/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 29/2003/QĐ-BGDĐT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Minh Hiển |
Ngày ban hành: | 24/06/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 29/2003/QĐ-BGDĐT
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 29/2003/QĐ-BGDĐT NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH SỬ DỤNG QUỸ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 24/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án Củng cố và Cải cách giáo dục đại học (Dự án Giáo dục đại học);
Căn cứ Hiệp định tín dụng phát triển số 3126/VN cho Dự án Giáo dục đại học đã được ký kết ngày 08/9/1998 giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp định Phát triển Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định sử dụng Quỹ nâng cao chất lượng Dự án giáo dục đại học.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 03/1999/QĐ-BGDĐT ngày 11/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính, Giám đốc Dự án Giáo dục đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Hiệu trưởng các trường đại học tham gia Dự án Giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
SỬ DỤNG QUỸ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Ban hành
theo Quyết định số 29/2003/QĐ-BGDĐT ngày 24/6/2003
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích của quy định
1. Giới thiệu với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan Chính phủ và các cá nhân quan tâm về mục đích của Quỹ nâng cao chất lượng, về các tiêu chuẩn mà các trường đại học cần có để được nhận kinh phí từ Quỹ.
2. Hướng dẫn các thủ tục, công việc cần tiến hành trong quá trình làm hồ sơ đề nghị cấp và sử dụng kinh phí từ Quỹ nâng cao chất lượng.
3. Làm cơ sở cho việc đánh giá, phân loại, xếp hạng và cấp kinh phí cho các dự án đề nghị tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng.
Điều 2. Mục tiêu và nội dung của Dự án Giáo dục Đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự uỷ quyền của Chính phủ Việt Nam, thực hiện dự án Giáo dục đại học với sự hỗ trợ tín dụng của Hiệp hội Phát triển Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới.
1. Mục tiêu của Dự án Giáo dục Đại học bao gồm:
a. Nâng cao tính gắn kết, linh hoạt và thích ứng của hệ thống giáo dục đại học đối với nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội;
b. Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học;
c. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong toàn hệ thống giáo dục đại học và trong từng trường đại học.
2. Nội dung của Dự án Giáo dục Đại học bao gồm:
a. Thành phần I: Hỗ trợ việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành ở cấp hệ thống và ở các trường đại học (thuộc phạm vi Dự án Giáo dục Đại học);
b. Thành phần II: Hỗ trợ tài chính, trên cơ sở cạnh tranh, nhằm tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học thông qua Quỹ nâng cao chất lượng;
c. Thành phần III: Hỗ trợ công tác quản lý và thực hiện Dự án Giáo dục Đại học.
Điều 3. Nguồn tài chính, đối tượng và mục tiêu của Quỹ nâng cao chất lượng
1. Nguồn tài chính và đối tượng của Quỹ nâng cao chất lượng
Quỹ nâng cao chất lượng được lập trên cơ sở một khoản tiền trích từ vốn vay của Hiệp hội Phát triển quốc tế và từ Ngân sách Chính phủ Việt Nam để tài trợ cho các hoạt động do các trường đại học công lập tiến hành nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Các khoản tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng chỉ cấp cho các trường đại học công lập đủ tiêu chuẩn, trên cơ sở cạnh tranh.
2. Mục tiêu của Quỹ nâng cao chất lượng
Quỹ nâng cao chất lượng sẽ hỗ trợ cho những chương trình nâng cao chất lượng nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
a. Khuyến khích việc củng cố và phát triển các đại học đa lĩnh vực;
b. Đổi mới, cập nhật tài liệu, giáo trình, hiện đại hoá phương pháp dạy và học, cải tiến cơ cấu ngành đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo nhằm thích ứng với nhu cầu của thị trường lao động;
c. Nâng cao trình độ, kỹ năng của cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy nhằm cải tiến chất lượng và hiệu quả đào tạo, nghiên cứu;
d. Nâng cao tính linh hoạt và thích ứng của các trường đại học đối với yêu cầu đòi hỏi của xã hội.
Điều 4. Phạm vi của Quỹ nâng cao chất lượng
1. Các hoạt động thuộc phạm vi tài trợ của Quỹ nâng cao chất lượng bao gồm:
a. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành hoạt động đào tạo, nghiên cứu;
b. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy;
c. Cải tiến cơ cấu ngành đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo;
d. Nâng cấp và mua sắm mới phương tiện kỹ thuật phục vụ đào tạo và nghiên cứu;
e. Nâng cấp và mở rộng thư viện, trung tâm tư liệu, trung tâm máy tính và các phương tiện dùng chung khác phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu;
f. Nối mạng máy tính nội bộ trường.
2. Quỹ nâng cao chất lượng sẽ không cấp kinh phí cho các hoạt động xây dựng cơ bản trừ trường hợp cải tạo, sửa chữa nhỏ (theo Điều 19 của Quy định này).
Điều 5. Các mức tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng
Quỹ nâng cao chất lượng có 3 mức tài trợ: A, B và C. Mỗi trường đại học đủ tiêu chuẩn tham gia có thể đề nghị cấp và cũng có thể nhận được cả 3 mức tài trợ A, B, C nêu thoả mãn các tiêu chuẩn yêu cầu đối với từng mức.
1. Tài trợ mức A
Các trường đại học đủ tiêu chuẩn tham gia Quỹ nâng cao chất lượng, muốn được nhận tài trợ trước hết phải nộp hồ sơ đề nghị tài trợ mức A. Mỗi trường đại học chỉ được nhận một khoản tài trợ mức A trong suốt quá trình thực hiện Dự án Giáo dục Đại học. Kinh phí tối đa cho dự án đề nghị tài trợ mức A là 500.000 USD. Trường đại học nào chưa được cấp kinh phí mức A trong vòng xét chọn này có thể nộp hồ sơ một lần nữa ở các vòng sau.
2. Tài trợ mức B
Các trường đại học chứng minh được đã sử dụng khoản tài trợ mức A đúng mục đích, tiến độ và hiệu quả thì có thể nộp hồ sơ đề nghị tài trợ mức B. Mỗi trường đại học chỉ được nhận tài trợ mức B một lần trong suốt quá trình thực hiện Dự án Giáo dục Đại học. Kinh phí tối đa cho dự án đề nghị tài trợ ở mức B là 750.000 USD.
3. Tài trợ mức C
Các trường đại học đã được cấp tài trợ mức B thì có thể nộp hồ sơ đề nghị tài trợ cho một hay một số dự án ở mức C. Trường đại học nào nộp hồ sơ đề nghị tài trợ cho nhiều dự án mức C cùng một lúc thì phải sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên. Nếu dự án xếp thứ nhất được chọn cấp tài trợ mức "C" thì dự án xếp thứ hai cũng sẽ được đánh giá, nhưng nếu dự án xếp thứ nhất bị từ chối thì bất kỳ dự án nào khác (xếp thứ tự thấp hơn) sẽ không được đánh giá trong vòng đánh giá mà trường đã nộp hồ sơ tham gia, nhưng có thể nộp ở vòng đánh giá tiếp theo. Tuy nhiên dự án đã bị từ chối không được nộp lại.
Tổng kinh phí tài trợ cho một trường đại học ở cả 3 mức A, B, C không vượt quá mức kinh phí được ghi trong Điều 6 của Quy định này.
Điều 6. Kinh phí tài trợ cho một trường đại học từ Quỹ nâng cao chất lượng
Tổng kinh phí tài trợ cho một trường đại học từ Quỹ nâng cao chất lượng theo cả 3 mức A, B, C không vượt quá hoặc 800 USD nhân với số sinh viên quy đổi tương đương chính quy dài hạn tập trung (như đã quy định trong Điều 8 và được tính thông qua kết quả mới nhất của cuộc điều tra khảo sát các trường đại học, hoặc 10 triệu USD (tổng mọi khoản tài trợ đều phải nhỏ hơn con số này).
Điều 7. Kinh phí đóng góp của trường
Phần tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng cho cả 3 mức A, B, C sẽ chỉ chiếm tối đa 95% kinh phí dự kiến để thực hiện các dự án được đề xuất, phần kinh phí 5% còn lại phải do trường đại học đóng góp bằng nguồn kinh phí ngoài Ngân sách Nhà nước. Việc cam kết đóng góp này được coi như một điều kiện cần đối với các dự án đề nghị tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng.
CHƯƠNG II
TIÊU CHUẨN THAM GIA QUỸ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
Điều 8. Các tiêu chuẩn chung
Các trường đại học thoả mãn các tiêu chuẩn chung dưới đây sẽ được quyền nộp hồ sơ đề nghị tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng:
1. Là một trường đào tạo đại học (ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ) và có tư cách pháp nhân, có bộ máy quản lý hành chính và quản lý đào tạo độc lập duy nhất;
2. Thuộc loại hình trường công lập;
3. Đã tham gia Thành phần I của Dự án Giáo dục Đại học (như đã được cụ thể hoá trong Điều 9 đối với từng mức của QIG).
4. Có ít nhất 2000 sinh viên quy đổi tương đương chính quy dài hạn tập trung (ở trình độ cử nhân, thạc sỹ hoặc tiến sỹ) đang học tại trường theo kết quả mới nhất của cuộc điều tra khảo sát các trường đại học.
5. Đơn đề nghị tài trợ phải do Hiệu trưởng (hoặc Giám đốc đối với Đại học Quốc gia và Đại học vùng) ký.
Điều 9. Các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng mức tài trợ
1. Mức A
Để có thể đề nghị tài trợ mức A, mỗi trường đại học phải tham gia vào các hoạt động của Thành phần I, bao gồm:
a. Thu thập và cung cấp thông tin về các chỉ số thực hiện chủ yếu và các thông tin khác theo yêu cầu của cuộc điều tra khảo sát các trường đại học hàng năm và của Ban điều phối Dự án Giáo dục Đại học (sau đây gọi tắt là Ban Điều phối Dự án);
b. Tiến hành điều tra sinh viên tốt nghiệp và cung cấp các thông tin cần thiết cho Ban Điều phối Dự án;
c. Xây dựng và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo bản kế hoạch phát triển trung hạn của trường.
2. Mức B
Để có thể đề nghị tài trợ mức B, mỗi trường đại học cần phải:
a. Cam kết liên tục nâng cao chất lượng, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm thông qua việc trình Bộ Giáo dục và Đào tạo một bản kế hoạch trung hạn đã điều chỉnh dựa trên những thông tin thu được từ cuộc điều tra sinh viên tốt nghiệp do trường thực hiện và cuộc điều tra khảo sát các trường đại học trong cả nước;
b. Chứng minh đã sử dụng đúng mục đích và hiệu quả khoản tài trợ mức A thông qua một báo cáo chi tiết theo yêu cầu của Ban điều phối dự án.
3. Mức C
Để có thể đề nghị tài trợ mức C, mỗi trường đại học cần phải:
a. Chứng minh rằng các thông tin thu thập từ các cuộc điều tra khảo sát các trường đại học và điều tra sinh viên tốt nghiệp được sử dụng để đưa ra các quyết định có tính chiến lược trong việc cải tiến cơ cấu ngành đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học hoặc những thay đổi khác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, thể hiện qua việc cải thiện các chỉ số thực hiện cụ thể do Ban điều phối Dự án đề ra (như được chỉ rõ trong Điều 16 (c));
b. Đã được cấp tài trợ mức B.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ, XÉT CHỌN VÀ DUYỆT CẤP KINH PHÍ
CHO CÁC DỰ ÁN
Điều 10. Tổ chức của các bộ phận xét chọn và đánh giá
1. Hội đồng chỉ đạo Dự án Giáo dục Đại học được thành lập gồm các thành viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mời. Số lượng thành viên không quá 15 người làm việc kiêm nhiệm, bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng;
- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, phụ trách giáo dục Đại học - Uỷ viên thường trực Hội đồng
- Đại diện ở cấp Thứ trưởng của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Uỷ viên;
- Lãnh đạo một số trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định - Uỷ viên;
- Ít nhất một đại diện của các đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp - Uỷ viên;
- Một số nhà khoa học có kinh nghiệm và uy tín - Uỷ viên.
2. Ban đánh giá Dự án Giáo dục Đại học (sau đây gọi tắt là Ban đánh giá Dự án) gồm:
- Trưởng Ban do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm;
- Một cán bộ chuyên trách công tác thông tin;
- Một cán bộ chương trình;
- Một thư ký;
- Năm cố vấn khoa học (hoặc nhiều hơn) làm việc kiêm nhiệm được lựa chọn trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu và quản lý.
Ban Đánh giá Dự án có trách nhiệm đánh giá, xếp loại và phân hạng các dự án thông qua Hội đồng khoa học. Hội đồng khoa học gồm Trưởng ban Đánh giá Dự án và các cố vấn khoa học, được các chuyên gia hỗ trợ. Ban đánh giá Dự án mời các chuyên gia này theo từng loại dự án cụ thể nhằm cung cấp những ý kiến tư vấn chuyên môn đối với dự án được xem xét.
Điều 11. Trách nhiệm của các bộ phận đánh giá và xét chọn dự án
1. Hội đồng chỉ đạo Dự án Giáo dục Đại học chịu trách nhiệm xem xét, chọn các dự án, trên cơ sở đánh giá, phân loại và xếp hạng của Ban đánh giá Dự án, để trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo) ra quyết định cấp kinh phí.
2. Ban đánh giá Dự án chịu trách nhiệm:
a. Kiểm tra tiêu chuẩn tham gia Quỹ của các trường đại học nộp dự án;
b. Đánh giá các dự án theo các tiêu chuẩn quy định;
c. Phân loại các dự án theo các tiêu chuẩn quy định;
d. Xếp hạng các dự án trong phạm vi từng mức tài trợ A, B, C;
e. Chuẩn bị danh mục các dự án đã được xếp hạng và một báo cáo tóm tắt cho mỗi dự án, kèm theo các tài liệu cần thiết, trình Hội đồng chỉ đạo thông qua Giám đốc Dự án.
Điều 12. Điều kiện để dự án được lựa chọn
Dự án được chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau:
1. Có chất lượng cao;
2. Nhất quán với mục tiêu tổng thể của Dự án Giáo dục Đại học cũng như kế hoạch trung hạn của trường;
3. Nhằm đạt được kết quả cao trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học hoặc nâng cao hiệu quả và hiệu suất trong quản lý và sử dụng nguồn lực;
4. Có tính khả thi cao;
5. Khuyến khích liên kết với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khác ở trong nước và quốc tế.
Điều 13. Các tiêu chuẩn đánh giá dự án đề nghị tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng
Các dự án đề nghị tài trợ sẽ được đánh giá và xem xét trên cơ sở ba nhóm tiêu chuẩn sau:
1. Sự rõ ràng và hợp lý
Sự rõ ràng và hợp lý của dự án sẽ được đánh giá trên các mặt:
a. Các mục tiêu của dự án phải rõ ràng, hợp lý và có thể đo lường được;
b. Mục tiêu của dự án phải phù hợp với các mục tiêu chung của công cuộc phát triển giáo dục đại học và kế hoạch trung hạn của trường;
c. Dự án phải đảm bảo tính khoa học (dựa trên nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học và các chuyên gia chuyên môn);
d. Khi xét tổng thể, dự án phải góp phần tạo ra sự cân đối giữa phát triển đội ngũ cán bộ, tăng cường thiết bị và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo.
2. Tác động của dự án
Tác động của dự án được xem xét trên cơ sở những lợi ích dự kiến của dự án thông qua các chỉ số thực hiện như: tỷ lệ sinh viên/giáo viên, chi phí đơn vị tính trên đầu sinh viên quy đổi tương đương chính quy dài hạn tập trung, tỷ lệ lên lớp và bỏ học, tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp, việc đưa giáo trình mới vào sử dụng hoặc sửa đổi giáo trình nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường mối liên kết giữa giảng dạy và nghiên cứu, giữa đào tạo và sản xuất.
Hiệu suất sử dụng nguồn lực sẽ được xem xét trong phạm vi quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình đào tạo.
3. Tính khả thi
Tính khả thi của các dự án sẽ được đánh giá trên cơ sở xem xét về:
a. Năng lực quản lý và thực hiện, có tính đến kinh nghiệm của trường đại học nộp hồ sơ đề nghị tài trợ và kế hoạch thực hiện của các bộ phận thuộc trường chịu trách nhiệm trong việc thực hiện dự án;
b. Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất cần thiết để đảm bảo thực hiện dự án một cách hiệu quả;
c. Sự bền vững về tài chính thông qua sự đóng góp của trường cho việc thực hiện dự án từ nguồn kinh phí ngoài Ngân sách Nhà nước và nguồn lực dự kiến mà dự án sẽ tạo thêm để hỗ trợ cho các hoạt động cải thiện chất lượng và hiệu quả trong tương lai.
Tính khả thi của dự án sẽ được xem xét thông qua các kết quả thực hiện trong quá khứ của trường và các chi tiết của dự án. Một tiêu chuẩn quan trọng của tính khả thi là mức độ thể hiện năng lực quản lý và thực hiện của trường. Việc cam kết nâng cao năng lực quản lý và thực hiện thông qua việc triển khai có hiệu quả Thành phần I của Dự án Giáo dục Đại học sẽ được đặc biệt xem xét. Trường cần cam kết sẽ đảm bảo đủ cán bộ, nguồn vốn đối ứng ngoài Ngân sách Nhà nước (ít nhất là 5% tổng kinh phí dự án), cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện dự án, những yếu tố này sẽ là căn cứ khi đánh giá tính bền vững của dự án.
Khi xem xét dự án của một trường đại học, Ban đánh giá Dự án thông qua Hội đồng khoa học với sự hỗ trợ của các chuyên gia chuyên môn, sẽ không chỉ đánh giá chất lượng của dự án mà còn xem xét những tiến bộ theo thời gian thông qua những chỉ số thực hiện chủ yếu của trường. Những chỉ số này được phân tích trên cơ sở các số liệu do các cuộc điều tra khảo sát các trường đại học và điều tra sinh viên tốt nghiệp cung cấp.
Điều 14. Quy trình xét duyệt và quyết định cấp kinh phí cho các dự án từ Quỹ nâng cao chất lượng
1. Các dự án sẽ được xem xét, đánh giá qua 5 giai đoạn theo thứ tự sau:
a. Sàng lọc về tiêu chuẩn: Việc xem xét hồ sơ đề nghị tài trợ được dựa vào các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng mức tài trợ A, B, C. Chỉ những dự án có hồ sơ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó mới được đề nghị xét tiếp.
b. Đánh giá của các chuyên gia chuyên môn: Ban đánh giá dự án sẽ xem xét nội dung của mỗi dự án đủ tiêu chuẩn về mặt hồ sơ. Các dự án có nội dung chuyên sâu về khoa học hay kỹ thuật sẽ được gửi tới các chuyên gia chuyên môn để xem xét và đưa ra ý kiến tư vấn cho Ban đánh giá Dự án về các mặt khoa học và kỹ thuật của dự án. Đối với mức "B" và "C", Ban điều phối sẽ cung cấp cho Ban Đánh giá những thông tin về việc thực hiện các khoản tài trợ trước đó đã được trao cho các trường. Bên cạnh đó, Ban Đánh giá có thể, nếu thấy cần thiết, mời thêm các chuyên gia chuyên môn tiến hành việc thực hiện của các trường trong quá trình thực hiện các tiểu dự án ở các mức trước. Các chuyên gia này nên được lựa chọn trên cơ sở kiến thức trong lĩnh vực chuyên sâu.
c. Xếp loại các tiểu dự án: Các dự án đủ tiêu chuẩn sẽ được từng thành viên của Hội đồng khoa học xem xét trên cơ sở các báo cáo của các chuyên gia chuyên môn, các chỉ số và các tiêu chuẩn đánh giá theo mẫu do Ban đánh giá đề xuất. Để được đề nghị cấp kinh phí, các dự án cần đạt được ngưỡng tối thiểu đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể trong 3 nhóm tiêu chuẩn (tính hợp lý, tác động, tính khả thi). Ngưỡng tối thiểu sẽ tăng dần theo các loại mức tài trợ (tiêu chuẩn của mức B sẽ cao hơn của mức A và tiêu chuẩn của mức C sẽ cao hơn của mức B). Sau khi đánh giá, từng thành viên của Hội đồng khoa học sẽ xếp loại sơ bộ các dự án theo các mức: Xuất sắc, Tốt, Đạt hoặc bị Loại.
d. Đại diện các trường đại học bảo vệ tiểu dự án đệ trình: Mỗi trường đại học nộp hồ sơ tham gia QIG "B" hoặc "C" có thể được yêu cầu trả lời qua thư điện tử hoặc gửi một nhóm đại diện đến họp trực tiếp với Hội đồng Khoa học để lý giải và bảo vệ tiểu dự án của mình và trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà Hội đồng khoa học đưa ra liên quan đến tính hợp lý, diện tác động dự kiến và tính khả thi của tiểu dự án đệ trình. Trong cuộc họp này Hội đồng khoa học có thể yêu cầu các trường làm rõ các mục tiêu của tiểu dự án tham gia quỹ nâng cao chất lượng, giải thích các lợi ích dự kiến sẽ đạt được và sẽ được kiểm soát như thế nào, và trả lời các câu hỏi về việc thực hiện các tiểu dự án QIG mức trước và kế hoạch thực hiện của tiểu dự án tham gia chương trình nâng cao chất lượng.
e. Xếp hạng các dự án: Sau khi có kết quả xếp loại sơ bộ, Hội đồng khoa học sẽ nhóm họp để thảo luận những điểm mạnh và điểm yếu của tiểu dự án, và nhất trí về việc xếp loại cho tất cả các tiểu dự án lần cuối cùng và xếp hạng theo chất lượng dự án của mỗi mức A, B, C. Trong việc đánh giá, xếp loại và xếp hạng các dự án, Hội đồng khoa học cần đạt được sự nhất trí chung, trong trường hợp không đạt được sự nhất trí, Hội đồng khoa học sẽ quyết định theo hình thức bỏ phiếu. Lá phiếu của Trưởng Ban đánh giá sẽ có ý nghĩa quyết định trong trường hợp số phiếu thuận và không thuận bằng nhau. Kết quả xếp loại và xếp hạng sẽ được trình Hội đồng chỉ đạo, thông qua Giám đốc Dự án, cùng một báo cáo ngắn gọn nêu các nhận xét về từng dự án.
2. Quyết định cấp kinh phí từ Quỹ nâng cao chất lượng sẽ do Hội đồng chỉ đạo khuyến nghị, trên cơ sở kết quả đánh giá của Ban đánh giá và khả năng tài chính của Quỹ đối với từng mức A, B, C để Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo) ký duyệt. Hội đồng chỉ đạo sẽ quyết định số lượng dự án thích hợp được tài trợ từ Quỹ trong từng cuộc họp quyết định cấp kinh phí nhằm đảm bảo tính chọn lọc và việc sử dụng kinh phí của Quỹ một cách có hiệu quả nhất. Dự kiến số lượng trường được đánh giá mức A được cấp kinh phí là 9/10 (90%), mức B là 2/3 (66%) và mức C là 1/2 (50%). Dự kiến này sẽ được xem xét theo từng thời kỳ và có thể thay đổi trên cơ sở thoả thuận với Ngân hàng Thế giới.
3. Sau khi Hội đồng chỉ đạo họp và quyết định chọn các dự án, các trường đại học tham gia Quỹ nâng cao chất lượng sẽ được thông báo kết quả xét duyệt. Những trường đại học có dự án được duyệt sẽ được quyền rút vốn từ Quỹ nâng cao chất lượng để thực hiện dự án theo các thủ tục do Ban điều phối Dự án hướng dẫn.
4. Các nhận xét của chuyên gia chuyên môn, các ý kiến thảo luận của Hội đồng khoa học và Hội đồng chỉ đạo sẽ được hoàn toàn giữ bí mật. Các thành viên của Ban đánh giá Dự án, Hội đồng khoa học và Hội đồng chỉ đạo sẽ không cung cấp bất cứ thông tin nào về việc đánh giá, xếp loại và xếp hạng các dự án, đồng thời cũng không tư vấn về nội dung dự án cho các trường đang chuẩn bị tham gia Quỹ nâng cao chất lượng.
5. Không một thành viên nào của các bộ phận tham gia quá trình đánh giá các dự án được tư vấn cho các trường trong việc sửa lại dự án.
6. Hội đồng khoa học và Hội đồng chỉ đạo cần đảm bảo đánh giá, xét chọn các dự án một cách công bằng và không bị ảnh hưởng bởi một mâu thuẫn lợi ích nào. Các chuyên gia chuyên môn và thành viên của Hội đồng khoa học hiện đang công tác tại trường có dự án tham gia Quỹ nâng cao chất lượng sẽ không được tham gia vào quá trình đánh giá các dự án của trường mình.
7. Các trường nộp dự án chỉ có thể được Ban đánh giá Dự án giải thích về các thủ tục làm hồ sơ và tiêu chuẩn tham gia Quỹ nâng cao chất lượng.
8. Các trường có nhu cầu tư vấn kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án (bao gồm các phụ lục kỹ thuật được mô tả trong Điều 16) cần báo cáo Giám đốc Dự án xem xét và quyết định để Ban điều phối Dự án ký hợp đồng với các cơ quan cung cấp dịch vụ tư vấn về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ và thực hiện các tiểu dự án.
Điều 15. Công tác thông tin
1. Ban đánh giá Dự án có trách nhiệm:
- Gửi các thông báo thường xuyên về thời biểu nộp hồ sơ cho các trường tham gia Quỹ nâng cao chất lượng;
- Cung cấp thông tin về thủ tục, thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ, thời gian đánh giá, xét duyệt dự án;
- Phát hành tập san thông tin về tình hình tham gia và triển khai thực hiện Quỹ nâng cao chất lượng;
- Công bố danh sách thành viên của Hội đồng khoa học và các chuyên gia chuyên môn.
2. Khi thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 15.1, ngoài công bố tên dự án, tên trường và bộ phận thuộc trường chịu trách nhiệm về dự án, Ban đánh giá Dự án sẽ không cung cấp bất cứ thông tin nào khác về từng hồ sơ đề nghị tài trợ.
3. Trong thời gian sớm nhất sau khi có quyết định cấp kinh phí của Hội đồng chỉ đạo, Ban đánh giá Dự án có trách nhiệm thông báo cho từng trường nộp hồ sơ xin tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng về kết quả xét duyệt dự án của trường, kèm theo một thông báo tóm tắt của hội đồng khoa học về ưu, nhược điểm của dự án. Ngoài thông báo này, Ban đánh giá Dự án sẽ không cung cấp bất cứ thông tin nào khác liên quan đến việc đánh giá các dự án cụ thể.
CHƯƠNG IV
HỒ SƠ THAM GIA QUỸ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
Điều 16. Nội dung và quy định mẫu hồ sơ tham gia Quỹ nâng cao chất lượng
Để đảm bảo tính thống nhất của hồ sơ tham gia Quỹ nâng cao chất lượng nhằm đảm bảo tính công bằng và hiệu quả cho việc đánh giá và xét chọn dự án, các văn bản trong hồ sơ cần được chuẩn bị theo mẫu quy định bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Hồ sơ đề nghị tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng yêu cầu bao gồm:
1. Đơn đề nghị tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng
Đơn đề nghị tài trợ gồm các nội dung chính như sau:
- Tên trường đại học - Bộ chủ quản;
- Đơn vị (khoa, phòng, ban) và các cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện dự án;
- Tên của dự án;
- Tóm tắt các mục tiêu của dự án
- Tóm tắt các hoạt động cần tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng;
- Các chỉ tiêu dự kiến sẽ đạt được trong các hoạt động của các dự án dưới dạng các chỉ số thực hiện có thể đo lường được;
- Tóm tắt chi phí dự kiến của dự án (phân theo loại chi tiêu);
- Thời gian thực hiện dự án;
- Các hình thức đồng tài trợ (số lượng và nguồn).
2. Thông báo về việc trường đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia Quỹ nâng cao chất lượng
Các hồ sơ phải kèm theo một thông báo đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia Quỹ nâng cao chất lượng. Thông báo này phải được xác nhận bằng con dấu chính thức của trường và chỉ rõ trường đã đạt được các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với từng mức tài trợ, kèm theo các tài liệu minh chứng cần thiết bao gồm:
a. Đối với mọi mức tài trợ
- Số sinh viên quy đổi tương đương chính quy dài hạn tập trung (ở các trình độ cử nhân, thạc sỹ hoặc tiến sỹ) trong năm học gần nhất (như được tính trong Cuộc điều tra toàn diện gần nhất).
- Công bố trường có một hệ thống quản lý hành chính và đào tạo rõ ràng;
- Công bố trường đã tham gia và cung cấp các thông tin cần thiết cho cuộc điều tra các trường đại học hàng năm (cho biết ngày, tháng của kỳ làm việc gần nhất với điều tra viên);
- Công bố trường đã tiến hành điều tra sinh viên tốt nghiệp cùng với kết quả điều tra theo yêu cầu của Ban điều phối Dự án (ghi rõ ngày, tháng tiến hành điều tra);
- Bản kế hoạch trung hạn chính thức mới nhất trình lên Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Đối với tài trợ mức B
- Tóm tắt các sửa đổi trong kế hoạch trung hạn của trường trên cơ sở thông tin thu thập được qua các cuộc điều tra khảo sát các trường đại học hàng năm và điều tra sinh viên tốt nghiệp;
- Báo cáo tổng hợp cho Ban điều phối Dự án về việc thực hiện khoản tài trợ mức A;
c. Đối với tài trợ mức C
- Tóm tắt về việc sử dụng thông tin từ các cuộc điều tra khảo sát các trường đại học và điều tra sinh viên tốt nghiệp để đưa ra các định hướng phát triển, thể hiện qua việc điều chỉnh kế hoạch trung hạn của trường, thay đổi chương trình học, phương pháp giảng dạy cho các khoá học riêng biệt và/hoặc nâng cao chất lượng và hiệu quả của các trường (như đã được đo lường qua các chỉ số thực hiện).
- Báo cáo tổng hợp cho Ban điều phối Dự án về việc thực hiện tất cả các khoản tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng trước đó.
3. Dự án tham gia Quỹ nâng cao chất lượng
Nội dung của dự án tham gia Quỹ nâng cao chất lượng gồm các mục sau:
a. Thông tin về trường
- Sứ mệnh của trường;
- Tóm tắt kế hoạch trung hạn của trường;
- Các chỉ số thực hiện của trường.
b. Nội dung của dự án nâng cao chất lượng
- Mục tiêu của dự án;
- Mô tả dự án và các hoạt động của dự án;
- Các chỉ tiêu phấn đấu và các chỉ số thực hiện cụ thể của dự án;
- Các lợi ích dự kiến sẽ đạt được;
- Chi phí cho các hoạt động (phân loại chi tiêu theo thời hạn 6 tháng một).
c. Kế hoạch thực hiện dự án nâng cao chất lượng
- Kế hoạch thực hiện dự án và kế hoạch tài chính.
- Các hình thức đồng tài trợ.
d. Quản lý và thực hiện dự án
- Danh sách và trách nhiệm của các cán bộ tham gia quản lý và thực hiện dự án;
- Địa chỉ liên hệ
Ngoài ra, tất cả các tiểu dự án tham gia "B" và "C" cần phải nộp các Phụ lục kỹ thuật (theo mẫu Ban Điều phối đưa ra) cho biết cụ thể về chi phí dự kiến, kế hoạch thực hiện và đấu thầu của tiểu dự án.
Điều 17. Chu kỳ nộp hồ sơ
Trong thời gian thực hiện Dự án Giáo dục Đại học, mỗi năm sẽ có hai chu kỳ nộp hồ sơ hoặc nhiều hơn, đánh giá và xét chọn các dự án của Quỹ nâng cao chất lượng. Hồ sơ nào không kịp nộp trong chu kỳ này có thể nộp ở các chu kỳ sau theo Điều 5 của Quy định này.
CHƯƠNG V
SỬ DỤNG KINH PHÍ TỪ QUỸ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
Điều 18. Thoả thuận tài trợ
1. Trường đại học có dự án được Hội đồng chỉ đạo phê duyệt cấp kinh phí cần liên hệ và ký kết Thoả thuận tài trợ với Ban điều phối Dự án. Chỉ sau khi hoàn tất việc ký kết văn bản này trường mới có thể bắt đầu sử dụng kinh phí từ Quỹ nâng cao chất lượng;
2. Các trường đại học nhận được tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng phải triển khai thực hiện các dự án một cách tập trung, có hiệu quả và tuân theo các quy định và tiêu chuẩn về giáo dục, kỹ thuật, tài chính, quản lý, duy trì sổ sách riêng và đảm bảo các nguyên tắc kế toán.
Điều 19. Các loại chi tiêu hợp lệ
Các loại chi tiêu sau đây được coi là hợp lệ trong khuôn khổ của Quỹ nâng cao chất lượng:
- Mua sắm thiết bị;
- Mua sách báo và tạp chí khoa học;
- Thuê chuyên gia tư vấn quốc tế và các giáo sư thỉnh giảng nước ngoài;
- Thuê chuyên gia trong nước;
- Cấp học bổng và thực tập ngoài nước;
- Cấp học bổng và thực tập trong nước;
- Tổ chức các chuyến khảo sát nước ngoài;
- Tổ chức tập huấn trong nước;
- Thù lao cho cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý hành chính và cán bộ hỗ trợ;
- Chi cho việc cải tạo, sửa chữa nhỏ để chuẩn bị cơ sở tiếp nhận tài trợ;
- Chi cho vận hành và bảo trì;
- Mua sắm các vật liệu tiêu hao.
Điều 20. Quy định về mua sắm
Việc mua sắm của Dự án tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng phải tuân theo Tài liệu hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới phát hành vào tháng 01 năm 1995 (được sửa chữa bổ sung vào tháng 01 và tháng 8 năm 1996), Bảng kê số 3 của Hiệp định Tín dụng Phát triển cho Dự án Giáo dục Đại học được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội Phát triển Quốc tế. Phương pháp mua sắm hàng hoá và thiết bị, tuỳ thuộc vào quy mô của mỗi gói mua sắm, được quy định như sau:
- Các gói mua sắm có giá trị trên 100.000 USD phải tuân theo thủ tục đấu thầu cạnh tranh quốc tế, theo các tài liệu đấu thầu chuẩn của Ngân hàng Thế giới;
- Các gói mua sắm có giá trị trong khoảng 25.000 USD đến 100.000 USD phải tuân theo thủ tục đấu thầu cạnh tranh trong nước, theo các mẫu tài liệu đấu thầu chuẩn của Ngân hàng Thế giới;
- Các gói mua sắm có giá trị dưới 25.000 USD phải tuân theo thủ tục mua sắm trong nước và quốc tế. Phương pháp này yêu cầu phải có 3 bản báo giá của hai nước trong trường hợp mua sắm quốc tế và 3 báo giá của 3 nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn trong trường hợp mua sắm trong nước.
Điều 21. Quy định về tuyển dụng chuyên gia tư vấn
Việc tuyển dụng chuyên gia tư vấn của Dự án tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng phải tuân theo Tài liệu hướng dẫn về Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới ban hành vào tháng 01 năm 1997 (sửa đổi vào tháng 9 năm 1997). Để thuê công ty tư vấn, cần phải dựa trên giá cả và chất lượng (QCBS). Việc thuê chuyên gia tư vấn độc lập nên dựa trên trình độ, nhưng trong trường hợp ngoại lệ, có thể dùng phương pháp chỉ định với sự đồng ý của Hiệp hội Phát triển Quốc tế.
Điều 22. Quy định về giải ngân
Các dự án được duyệt sẽ tiếp nhận nguồn vốn tài trợ thông qua Ban điều phối Dự án. Tiến trình giải ngân được thực hiện theo thời gian biểu chi trả nêu trong Thoả thuận tài trợ. Cán bộ phụ trách tài chính của từng trường đại học sẽ giải ngân nguồn tài trợ theo hệ thống giải ngân hiện hành của trường và nộp các báo cáo giải ngân cùng các tài liệu giải thích theo yêu cầu của Hiệp hội Phát triển Quốc tế.
Điều 23. Sổ sách kế toán
Sổ sách kế toán của dự án phải được thực hiện và duy trì theo các nguyên tắc quản lý tài chính và phải sẵn sàng xuất trình để kiểm tra khi cần thiết theo yêu cầu của cán bộ và chuyên gia tư vấn của Hiệp hội Phát triển Quốc tế, cán bộ Ban điều phối Dự án và cán bộ kiểm toán.
CHƯƠNG VI
BÁO CÁO
Điều 24. Báo cáo của các trường đại học thực hiện dự án
Hiệu trưởng (Giám đốc) các trường đại học thực hiện dự án tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng có trách nhiệm chuẩn bị và nộp đúng thời hạn các báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết cho Ban điều phối Dự án, gồm:
1. Báo cáo tài chính: Trong quá trình thực hiện từng dự án, để đảm bảo việc dự trù kinh phí và giải ngân, các trường có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính hàng quý, năm và báo cáo quyết toán dự án cho Ban điều phối dự án;
2. Báo cáo tiến độ: Các trường đã được nhận tài trợ từ QIG phải nộp báo cáo ngắn về tiến độ thực hiện hàng quý cho Ban điều phối về việc sử dụng quỹ QIG và việc thực hiện chương trình nâng cao chất lượng.
3. Báo cáo tổng kết dự án: Sau khi kết thúc từng dự án, các trường có trách nhiệm nộp cho Ban điều phối một báo cáo tổng kết về tình hình triển khai và kết quả mà dự án đạt được theo nội dung thống nhất trong Thoả thuận tài trợ;
4. Báo cáo tổng kết chương trình: Các trường có trách nhiệm nộp cho Ban điều phối Dự án báo cáo tổng kết chương trình khi kết thúc toàn bộ các dự án tài trợ mà trường nhận được từ Quỹ nâng cao chất lượng.
Điều 25. Báo cáo kiểm định kỹ thuật và báo cáo tổng hợp
1. Báo cáo kiểm định kỹ thuật: Kiểm định kỹ thuật được thực hiện định kỳ hàng năm bởi một nhóm chuyên gia kế toán và chuyên gia kỹ thuật, độc lập với các cơ quan có trách nhiệm đánh giá, lựa chọn và điều phối QIGs. Báo cáo kiểm định kỹ thuật sẽ được gửi cho Chính phủ và Hiệp hội Phát triển Quốc tế.
2. Báo cáo tổng hợp: Ban đánh giá dự án có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp hàng năm cho hội đồng chỉ đạo dự án về các hoạt động của Quỹ nâng cao chất lượng.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Tổ chức, hướng dẫn thực hiện
Ban điều phối Dự án và Ban đánh giá Dự án có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn các trường thực hiện Quy định này.
Điều 27. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình thực hiện Dự án Giáo dục Đại học trên cơ sở thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội Phát triển Quốc tế, Quy định này có thể được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình cụ thể.
THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 29/2003/QD-BGDDT | Hanoi, June 24, 2003 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON THE USE OF THE QUALITY IMPROVEMENT FUND OF THE HIGHER EDUCATION PROJECT
THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING
Pursuant to the Government's Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government's Decree No. 29/CP of March 30. 1994 on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 649/QD-TTg of July 24, 1998 on the Higher Education Strengthening and Reform Project (Higher Education Project);
Pursuant to Development Credit Agreement No. 3126/VN for the Higher Education Project, which was signed on September 8, 1998 between the Socialist Republic of Vietnam Government and the International Development Association of the World Bank;
At the proposal of the director of the Office,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on the use of the Quality Improvement Fund of the Higher Education Project.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces Decision No 3/1999/QD-BGDDT of February 11, 1999 of the Minister of Education and Training.
Article 3.- The director of the Office, the director of the Planning and Finance Department, the director of the Higher Education Project, the heads of the concerned units and the principals of the universities participating in the Higher Education Project shall have to implement this Decision.
| MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING |
REGULATION
ON THE USE OF THE QUALITY IMPROVEMENT FUND OF THE HIGHER EDUCATION PROJECT
(Promulgated together with Decision No. 29/2003/QD-BGDDT of June 24, 2003 of the Minister of Education and Training)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Purposes of the Regulation
1. To introduce to the interested universities, research institutions, governmental agencies and individuals the objectives of the Quality Improvement Fund and the criteria which the universities need to satisfy so as to receive grants from the Fund.
2. To guide the procedures and work to be carried out in the process of compiling dossiers of application for grants and using grants from the Quality Improvement Fund.
3. To serve as a basis for the evaluation, classification, rating of, and provision of grants to, projects which apply for Quality Improvement Fund grants.
Article 2.- Objectives and contents of the Higher Education Project
The Ministry of Education and Training, under the authorization of the Vietnamese Government, implements the Higher Education Project with the credit support from the International Development Association of the World Bank.
1. Objectives of the Higher Education Project include:
a/ To increase coherence, flexibility, and responsiveness of the higher education system to the higher and diversified demands of the cause of socio-economic development;
b/ To improve the training and research quality of the universities;
c/ To raise the efficiency of using resources in the whole higher education system and in each university.
2. Contents of the Higher Education Project include:
a/ Component I: To support the enhancement of managerial and executive capabilities at the system level and of the universities (under the scope of the Higher Education Project);
b/ Component II: To provide grants, on a competitive basis, through the Quality Improvement Fund with a view to promoting activities of improving the training and research quality of the universities;
c/ Component III: To support the management and implementation of the Higher Education Project.
Article 3.- Financial resources, subjects and objectives of the Quality Improvement Fund
1. Financial resources and subjects of the Quality Improvement Fund
The Quality Improvement Fund is set up on the basis of an amount deducted from the loan of the International Development Association and from the Vietnamese Government's budget in order to finance activities carried out by public universities in order to improve the training quality and efficiency.
Grants from the Quality Improvement Fund shall be only provided to qualified public universities on a competitive basis.
2. Objectives of the Quality Improvement Fund
The Quality Improvement Fund shall support the quality improvement programs aiming to attain the following objectives:
a/ To encourage the consolidation and development of multi-disciplinary universities;
b/ To renew and update materials, textbooks and to modernize teaching and learning methods, improve the structure of training disciplines, the training contents and curricula in order to respond to the demands of the labor market;
c/ To raise the professional qualifications and skills of university administrators and lecturers with a view to improving the training and research quality and efficiency;
d/ To increase flexibility and responsiveness of the universities to the demands of society.
Article 4.- Scope of the Quality Improvement Fund
1. Activities falling under the funding scope of the Quality Improvement Fund include:
a/ Enhancing the capability of managing and conducting training and research activities;
b/ Training and fostering lecturers;
c/ Improving the structure of training disciplines, the training contents and curricula;
d/ Upgrading and procuring new technical equipment in service of training and research;
e/ Upgrading and expanding libraries, documentation centers, computer centers and other public facilities in service of training and research activities;
f/ Connecting the universities' intranets.
2. The Quality Improvement Fund shall not provide grants for capital construction activities, except for minor renovation and repair (under Article 19 of this Regulation).
Article 5.- Levels of Quality Improvement Fund grants
The Quality Improvement Fund has grants at three levels of A, B and C. Each qualified university may apply for and receive grants of all three levels if satisfying the criteria and requirements for each level.
1. Level-A grants
Universities which are qualified to participate in the Quality Improvement Fund and wish to receive grants must first of all submit dossiers of application for level-A grants. Each university may receive only one level-A grant throughout the process of implementation of the Higher Education Project. The maximum funding for a project applying for level-A grant is USD 500,000. Any university which is not provided with level-A grant in a certain round may submit dossiers therefor once more in next rounds.
2. Level-B grants
Universities which are able to prove that they have used level-A grants for the right purposes, on schedule and with efficiency can submit dossiers of application for level-B grants. Each university may receive only one level-B grant throughout the process of implementation of the Higher Education Project. The maximum funding for a project applying for level-B grant is USD 750,000.
3. Level-C grants
Universities which have been provided with level-B grants may submit dossiers of application for level-C grants for one or several projects. If universities submit dossiers of application for level-C grants for many projects at one time, they must arrange such projects in a priority order. If the first project is selected for the provision of level-C grant, then the second project will also be evaluated; but if the first project is rejected, then any other projects (ranked lower in the order) will not be evaluated in the evaluation round in which the universities have submitted their dossiers for participation, but they may re-submit dossiers in the next evaluation round. However, dossiers must not be re-submitted for the rejected projects.
The total amount of grants of all three levels A, B and C for a university shall not exceed the limit stated in Article 6 of this Regulation.
Article 6.- Quality Improvement Fund grants for a university
The total amount of Quality Improvement Fund grants of all three levels A, B and C for a university shall not exceed either USD 800 multiplied with the number of students converted to an equivalent of formal concentrated long-term training (as prescribed in Article 8 and calculated through the latest result of the survey of universities) or USD 10 million (the total of grants must be smaller than this figure).
Article 7.- Funding contributed by universities
The total amount of Quality Improvement Fund grants of all three levels A, B and C shall account for 95% at most of the estimated funding for the implementation of the proposed projects, the remainder of 5% must be contributed by the concerned universities from the non-State budget funding sources. This contribution commitment is regarded as a necessary condition for projects which apply for Quality Improvement Fund grants.
Chapter II
CRITERIA FOR PARTICIPATION IN THE QUALITY IMPROVEMENT FUND
Article 8.- General criteria
Universities which satisfy the following general criteria may submit dossiers of application for Quality Improvement Fund grants:
1. Providing higher-education training (at the bachelor, master or doctoral level) and having the legal person status, and a sole independent administrative management and training administration apparatus;
2. Being public universities;
3. Having participated in Component I of the Higher Education Project (as specified in Article 9 for each level of QIG);
4. Having at least 2,000 students converted to an equivalent of formal concentrated long-term training (at the bachelor, master or doctoral level) currently studying at the universities according to the latest result of the survey of universities;
5. Having the applications which are signed by their principals (or directors for national or regional universities).
Article 9.- Specific criteria for each grant level
1. Level A
To apply for level-A grants, each university must participate in activities of Component I, including:
a/ Collecting and supplying information on key implementation indicators and other information at the requests of the annual survey of universities and of the Higher Education Project's Coordinating Board (hereinafter referred to as the Project Coordinating Board for short).
b/ Conducting a survey of graduates and supplying necessary information to the Project Coordinating Board;
c/ Drawing up and submitting to the Ministry of Education and Training the university's medium-term development plan.
2. Level B
To apply for level-B grants, each university needs:
a/ To commit to further improve quality, enhance autonomy and self-responsibility through submitting to the Ministry of Education and Training a medium-term plan already revised on the basis of information gathered from the survey of graduates conducted by the university and the survey of universities nationwide;
b/ To prove that it has used efficiently for the right purposes level-A grant through a detailed report at the request of the Project Coordinating Board.
3. Level C
To apply for level-C grants, each university needs:
a/ To prove that information collected from the surveys of universities and of graduates has been used in making strategic decisions to improve the structure of training disciplines, renewing the training contents and curricula, teaching and learning methods or on other changes in order to raise training quality and efficiency, reflected through the improvement of specific implementation indicators set by the Project Coordinating Board (as clearly stated in Article 16 (c)).
b/ To have been provided a level-B grant.
Chapter III
EVALUATION, SELECTION OF PROJECTS AND APPROVAL OF PROVISION OF GRANTS THERETO
Article 10.- Organization of considering, approving and evaluating sections
1. The Project Directing Council of the Higher Education Project is set up and composed of members invited by the Minister of Education and Training. The number of members is no more than 15 working on a part-time basis, including:
+ The Minister of Education and Training - chairman of the Council;
+ A Vice Minister of Education and Training in charge of higher education - standing member of the Council;
+ Vice ministerial-level representatives of the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Government Office and the State Bank of Vietnam - members;
+ Leaders of some universities, designated by the Ministry of Education and Training - members;
+ At least one representative of the units employing graduates - member;
+ A number of experienced and prestigious scientists - members;
2. The Evaluating Board of the Higher Education Project (hereinafter referred to as the Project Evaluating Board for short) is composed of:
+ The chairman, appointed by the Minister of Education and Training;
+ A full-time official in charge of the information work;
+ A program officer;
+ A secretary;
+ Five scientific advisors (or more) working on a part-time basis, who are selected for their prestige and experiences in training, research and administration.
The Project Evaluating Board shall have to evaluate, classify and rate projects through a Scientific Council composed of the chairman of the Project Evaluating Board and scientific advisors and supported by specialists. The Project Evaluating Board shall invite these specialists according to each particular project type, who shall provide professional advice on the project being considered.
Article 11.- Responsibilities of the project-evaluating, -considering and -selecting sections
1. The Directing Council of the Higher Education Project shall have to consider and select projects on the basis of the evaluation, classification and rating by the Project Evaluating Board, and submit them to the Minister of Education and Training (chairman of the Directing Council) for decision on the provision of grants.
2. The Project Evaluating Board shall have to:
a/ Examine the project-submitting universities' criteria for participation in the Fund;
b/ Evaluate the projects according to the prescribed criteria;
c/ Classify the projects according to the prescribed criteria;
d/ Rate the projects within the scope of each level-A, level-B or level-C grant;
e/ Prepare a list of rated projects and a summary report on each project, enclosed with necessary documents, submit them to the Directing Council through the Project Director.
Article 12.- Conditions for projects to be selected
In order to be selected, projects must satisfy the following requirements:
1. Being of high quality;
2. Being consistent with the overall objectives of the Higher Education Project as well as the university's medium-term plan;
3. Aiming to obtain high results in the improvement of the quality of training and scientific research or the raising of effectiveness and efficiency in the management and utilization of resources;
4. Being highly feasible;
5. Encouraging alliance with other universities and research institutions at home and abroad.
Article 13.- Criteria for evaluation of projects applying for Quality Improvement Fund grants
The projects applying for grants shall be evaluated and considered on the basis of the three following groups of criteria:
1. Clarity and rationality:
Clarity and rationality of a project shall be assessed in the following aspects:
a/ The project's objectives must be well-defined, rational and measurable;
b/ The project's objectives must be consistent with the overall objectives of the cause of higher education development as well as the university's medium-term plan;
c/ The project must ensure scientificity (based on the comments and evaluation of the Scientific Council and professional specialists);
d/ In overall consideration, the project must contribute to creating a balance between the development of the contingent of officials, equipment reinforcement and the renewal of training contents and curricula.
2. The projects' impacts:
The impacts of a project shall be considered on the basis of the project's expected benefits through implementation indicators such as student/teacher ratio, expenses calculated per student converted to an equivalent of formal concentrated long-term training, class promotion and drop-out rates, the employment status of graduates, the use of new textbooks or revision of textbooks in order to meet the demand of improving the training quality and to strengthen the combination between teaching and research, training and production.
The resource utilization efficiency shall be considered within the scope of relationship of input and output factors of the training process.
3. Feasibility:
The feasibility of projects shall be evaluated on the basis of considering:
a/ The management and implementation capabilities, with the experiences of universities submitting dossiers of application for grants and the implementation plans of the universities' sections responsible for the project implementation being taken into consideration;
b/ The quality of the contingent of administrators and lecturers and necessary material bases so as to ensure effective project implementation;
c/ Financial sustainability through the universities' contributions to the project implementation from non-State budget funding sources and expected resources which the projects shall additionally generate to support quality and efficiency improvement activities in the future.
The feasibility of a project shall be considered through the past implementation results of the university and the project's details. An important criterion for feasibility is the extent of demonstration of the university's management and implementation capabilities. The commitment to raise the management and implementation capabilities through the efficient implementation of Component I of the Higher Education Project shall be specially considered. The universities should commit to ensure sufficient personnel and sources of reciprocal non-State budget capital (at least 5% of the project's total funding) as well as material foundations needed for the project implementation. These factors shall be used as a basis for evaluating the project's sustainability.
When considering projects of a university, the Project Evaluating Board shall, through the Scientific Council with the assistance of professional specialists, not only evaluate the quality of the projects but also consider progresses made according to time through key implementation indicators of the university. These indicators shall be analyzed on the basis of data supplied from the surveys of universities and graduates.
Article 14.- Process of consideration, approval and decision to provide Quality Improvement Fund grants for projects
1. Projects shall be considered and evaluated through 5 stages in the following order:
a/ Criteria-based screening: The consideration of dossiers of application for grants shall be based on the general criteria and specific criteria for each grant level, A, B or C. Only projects with dossiers meeting these criteria shall be proposed for further consideration.
b/ Evaluation by professional specialists: The Project Evaluating Board shall consider the contents of projects already qualified in terms of dossiers. Those projects with specialized scientific or technical contents shall be sent to professional specialists for consideration and giving of advice to the Project Evaluating Board on the project's scientific and technical aspects. With regard to level-B and -C grants, the Coordinating Board shall provide the Evaluating Board with information on the implementation of the grants previously provided for the universities. Besides, the Evaluating Board may, if deeming it necessary, invite other professional specialists who have participated in the implementation of previous sub-projects of the universities. These specialists should be based on their specialized knowledge.
c/ Classification of sub-projects: The qualified projects shall be considered by every member of the Scientific Council on the basis of the reports of professional specialists, indicators and evaluation criteria according to the form proposed by the Evaluating Board. In order to be proposed for the provision of grants, the projects should reach the minimum level in meeting the specific criteria in the three groups of criteria (rationality, impacts and feasibility). The minimum level shall increase according to the different grant levels (level-B criteria will be higher than those of level A, and level-C criteria higher than those of level B). After making the evaluation, each member of the Scientific Council shall preliminarily classify the projects at the level: Excellent, Good, Satisfactory or Rejected.
d/ The universities' representatives shall defend the submitted sub-projects: Each university submitting dossiers for participation in QIGs of level B or C may be requested to reply via e-mail or send a representative group to meet directly with the Scientific Council so as to justify and defend their sub-projects and reply any questions raised by the Scientific Council on rationality, projected impacts and feasibility of the submitted sub-projects. At this meeting, the Scientific Council may request the universities to clarify the objectives of the sub-projects proposed for participation in the Quality Improvement Fund, to explain the benefits expected to be achieved and how they will be controlled, and to reply questions on the implementation of sub-projects funded with QIGs of the preceding level and the plans on the implementation of the sub-projects proposed for participation in the quality improvement program.
e/ Rating of projects: After the preliminary classification results are made available, the Scientific Council shall meet to discuss strengths and weaknesses of the sub-projects, reach agreement on the final classification of all sub-projects and rate the projects according to their quality at the A, B and C levels. In evaluating, classifying and rating the projects, the Scientific Council members should reach consensus among themselves. If failing to reach consensus, the Scientific Council shall make decisions by vote. The vote of the chairman of the Evaluating Board shall be of decisive significance if the numbers of votes for and votes against are equal. The results of classification and rating shall be submitted to the Directing Council through the Project Director, together with a brief report on the comments on each project.
2. Decisions to provide Quality Improvement Fund grants shall be recommended by the Directing Council on the basis of the evaluation results of the Evaluating Board and the Fund's financial capability for each level, A, B or C, so that the Minister of Education and Training (chairman of the Directing Council) can sign such decisions. The Directing Council shall decide on an appropriate number of projects to be financed by the Fund in each meeting to decide on the provision of grants in order to ensure the optimal selection and the most efficient use of the Fund's grants. The estimated number of universities evaluated to be eligible for level-A grants is 9 out of ten (90%), for level-B grants, two out of three (66%) and level-C grants, one out of two (50%). This estimation shall be considered in each period and may be changed on the basis of the agreement with the World Bank.
3. After the Directing Council meets and decides to select projects, the universities participating in the Quality Improvement Fund shall be notified of the consideration and approval results. Those universities with approved projects shall be entitled to withdraw capital from the Quality Improvement Fund for the project implementation according to the procedures guided by the Project Coordinating Board.
4. Comments of the professional specialists, discussion opinions made by the Scientific Council and the Directing Council shall be kept absolutely confidential. The members of the Project Evaluating Board, the Scientific Council and the Directing Council shall not provide whatever information on the evaluation, classification and rating of projects and not give advice on the project contents to the universities which are preparing for participation in the Quality Improvement Fund.
5. No member of the sections participating in the evaluation of the projects shall give advice to the universities on revising their projects.
6. The Scientific Council and the Directing Council should ensure that the evaluation, consideration and selection of projects be conducted in an impartial manner and not influenced by any interest conflict. Those professional specialists and Scientific Council members who are currently working in the universities with projects participating in the Quality Improvement Fund shall not be allowed to participate in the evaluation of the projects of their universities.
7. The project-submitting universities shall be only explained by the Project Evaluating Board on the procedures for compiling dossiers and criteria for participation in the Quality Improvement Fund.
8. The universities wishing to receive technical advice in the process of preparing the project dossiers (including technical appendices described in Article 16) should report such to the Project Director for consideration and decision to let the Project Coordinating Board sign contracts with the consultancy service-providing agencies to advise on the preparation and submission of dossiers and the implementation of sub-projects.
Article 15.- Information work
1. The Project Evaluating Board shall have to:
+ Send regular notices on the schedule for submission of dossiers to the universities participating in the Quality Improvement Fund;
+ Supply information on the procedures and deadline for submission of dossiers, the time for evaluation, consideration and approval of projects;
+ Publish a journal on the participation and implementation of the Quality Improvement Fund;
+ Publicize the list of members of the Scientific Council and professional specialists.
2. When discharging the responsibilities defined in Article 15.1, apart from the projects' titles, the universities' names and the universities' sections in charge of projects, the Project Evaluating Board shall not supply any other information on each dossier of application for grants.
3. At the earliest time after the Directing Council makes the decisions on providing grants, the Project Evaluating Board shall have to notify each university which has submitted the dossier of application for Quality Improvement Fund grants of the result of consideration and approval of the university's project(s), enclosed with a brief notice of the Scientific Council on the project's strengths and weaknesses. Apart from these notices, the Project Evaluating Board shall not supply any other information on the evaluation of each particular project.
Chapter IV
DOSSIERS OF APPLICATION FOR PARTICIPATION IN THE QUALITY IMPROVEMENT FUND
Article 16.- Contents and forms of dossiers of application for participation in the Quality Improvement Fund
In order to ensure uniformity of the dossiers of application for participation in the Quality Improvement Fund with a view to ensuring fairness and efficiency for the evaluation, consideration and selection of projects, the documents in dossiers should be prepared according to the prescribed forms in Vietnamese and English. A dossier of application for Quality Improvement Fund grant consists of:
1. The application for Quality Improvement Fund grant:
The application for grant contains the following principal contents:
+ The name of the university - the managing ministry;
+ The unit (department, section or division) and officials in charge of the project implementation;
+ The project's title;
+ Summary of the project's objectives;
+ Summary of activities which need to be financed by the Quality Improvement Fund;
+ Norms expected to be achieved in the project's activities in the form of measurable implementation indicators;
+ Summary of the project's estimated expenditures (classified by expense items);
+ The project implementation duration;
+ Forms of co-financing (amount and sources).
2. Notification on the universities' satisfaction of the criteria for participation in the Quality Improvement Fund
The dossiers must be enclosed with a notice on the satisfaction of the criteria for participation in the Quality Improvement Fund. Such notice must be stamped for certification with the official seal of the university and clearly point out that the university has satisfied the general criteria as well as specific criteria for each grant level, enclosed with necessary proof documents, including:
a/ For all grant levels:
+ The number of students converted into an equivalent of formal concentrated long-term training (at the bachelor, master or doctoral level) in the latest academic year (as calculated in the latest comprehensive survey);
+ Announcement that the university has a clear administrative management and training system;
+ Announcement that the university has participated in and supplied necessary information for the annual survey of universities (indicating the date or month of the latest working session with surveyors);
+ Announcement that the university has conducted a survey of graduates, enclosed with the survey results requested by the Project Coordinating Board (clearly indicating the date and month when the survey was conducted);
+ The latest official medium-term plan submitted to the Ministry of Education and Training.
b/ For level-B grants
+ Summary of amendments to the university's medium-term plan on the basis of information gathered through annual surveys of universities and of graduates;
+ A general report on the implementation of level-A grant to the Project Coordinating Board.
c/ For level-C grants:
+ A summary of the use of information from the surveys of universities and graduates so as to put forth development orientations, demonstrated through the readjustment of the university's medium-term plan, changes in the training curricula, teaching methods for particular training courses and/or improving the quality and efficiency of the university (as measured with the implementation indicators);
+ A general report on the implementation of all previous Quality Improvement Fund grants to the Project Coordinating Board.
3. Projects participating in the Quality Improvement Fund
The contents of a project participating in the Quality Improvement Fund include:
a/ Information on the university
+ Mission of the university;
+ A summary of the university's medium-term plan;
+ The university's implementation indicators.
b/ Contents of a quality improvement project
+ The project's objectives;
+ Description of the project and its activities;
+ Targets to be achieved and specific implementation indicators of the project;
+ Benefits expected to be achieved;
+ Expenditures for activities (classified by expense items for every six months).
c/ The plan for implementation of the quality improvement project
+ The project implementation plan and the financial plan;
+ Form of co-financing.
d/ Project management and implementation
+ The list of personnel to participate in the project management and implementation and their duties;
+ Contact addresses.
Besides, all sub-projects participating at levels B and C must also submit technical appendices (made according to the forms set by the Project Coordinating Board), stating in detail the estimated expenditures, and plans for implementation and bidding for the sub-projects).
Article 17.- Dossier submission cycle
In the period of implementation of the Higher Education Project, there will be two or more cycles for submission of dossiers, evaluation, consideration and selection of projects of the Quality Improvement Fund. Any dossiers which cannot be submitted in a cycle may be submitted in subsequent cycles under Article 5 of this Regulation.
Chapter V
USE OF QUALITY IMPROVEMENT FUND GRANTS
Article 18.- Grant agreement
1. The universities with projects approved by the Directing Council for grants should contact and sign the grant agreements with the Project Coordinating Board. Only after the signing of these agreements can the universities start to use Quality Improvement Fund grants.
2. The universities which receive Quality Improvement Fund grants must implement the projects concentratedly, efficiently and comply with the regulations and criteria on education, technique, finance, management, keeping of separate records and abide by the accounting principles.
Article 19.- Valid expenses
The following expenses shall be regarded as valid within the frame of the Quality Improvement Fund:
+ Procurement of equipment;
+ Purchase of scientific newspapers and magazines;
+ Hire of international consultants and visiting professors as guest lecturers;
+ Hire of national specialists;
+ Granting scholarships for overseas training and practice;
+ Granting scholarships for domestic training and practice;
+ Organizing overseas field trips;
+ Organizing domestic training;
+ Paying remuneration to lecturers, administrative managers and facilitators;
+ Expenses for minor renovation and repair in preparation for the reception of grants;
+ Expenses for operation and maintenance;
+ Procurement of consumable materials.
Article 20.- Regulations on procurement
The procurement conducted by the projects funded with Quality Improvement Fund grants must comply with the guiding documents issued by the World Bank in January 1995 (amended and supplemented in January and August 1996), List No. 3 of Credit Development Agreement for the Higher Education Project signed between the Vietnamese Government and International Development Association. The method of procurement of goods and equipment, depending on the size of each procurement package, is prescribed as follows:
+ Procurement packages valued at more than USD 100,000 must comply with international competitive bidding procedures according to the standard bidding documents of the World Bank;
+ Procurement packages valued at between USD 25,000 and 100,000 must comply with domestic competitive bidding procedures, according to the standard bidding documents of the World Bank;
+ Procurement packages valued at under USD 25,000 must comply with domestic and international procurement procedures. This method requires three price quotations of two countries in cases of international procurement or three price quotations of three qualified suppliers in cases of domestic procurement.
Article 21.- Regulations on recruitment of consultants
The recruitment of consultants of the projects funded with Quality Improvement Fund grants must comply with the guiding documents on consultants issued by the World Bank in January 1997 (amended in September 1997). The hiring of consulting firms should be based on charges and quality (QCBS). The hiring of independent consultants should be based on their qualifications but, in exceptional cases, the method of designation may be used, if it is so consented by the International Development Association.
Article 22.- Regulations on capital disbursement
The approved projects shall receive grants through the Project Coordinating Board. The process of capital disbursement shall comply with the payment timetable stated in the grant agreements. Each university's financial officials shall disburse the grant according to the university's current disbursement system and submit the disbursement reports together with the explanatory documents as requested by the International Development Association.
Article 23.- Accounting books
The projects' accounting books must be kept according to the financial management principles and ready for production for examination when necessary at the requests of officials and consultants of the International Development Association, members of the Project Coordinating Board and auditors.
Chapter VI
REPORTING
Article 24.- Reports of the project-implementing universities
The principals (directors) of the universities which implement the projects financed by the Quality Improvement Fund shall have to prepare and submit on schedule periodical reports and sum-up reports to the Project Coordinating Board, including:
1. Financial statements: In the process of project implementation, in order to ensure the funding estimation and disbursement, the universities shall have to submit quarterly and annual financial statements and project settlement reports to the Project Coordinating Board;
2. Progress reports: The universities which have received Quality Improvement Fund grants must submit brief reports on the quarterly implementation progress to the Coordinating Board on the use of Quality Improvement Fund grants and the implementation of the quality improvement program;
3. Project review reports: After the completion of each project, the universities shall have to submit to the Coordinating Board a review report on the implementation process and results achieved by the project according to the contents agreed upon in the grant agreements;
4. Program review reports: The universities shall have to submit to the Project Coordinating Board the program review reports upon the completion of all projects financed by the Quality Improvement Fund.
Article 25.- Technical inspection reports and sum-up reports
1. Technical inspection reports: Technical inspections shall be conducted every year by a group of accountants and technicians independent from the agencies responsible for evaluating, selecting and coordinating quality improvement grants. Technical inspection reports shall be sent to the Government and the International Development Association.
2. Sum-up reports: The Project Evaluating Board shall have to make annual sum-up reports and send them to the Project Directing Council on the activities of the Quality Improvement Fund.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 26.- Implementation organization and guidance
The Project Coordinating Board and the Project Evaluating Board shall have to guide the universities in implementing this Regulation.
Article 27.- Amendments and supplements to the Regulation
In the process of implementation of the Higher Education Project, on the basis of the agreement between the Vietnamese Government and the International Development Association, this Regulation may be amended and supplemented so as to suit the practical situation.
| MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây