Quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020

thuộc tính Quyết định 1400/QĐ-TTg

Quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1400/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành:30/09/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Số: 1400/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống

giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

nhayĐề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 được Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 2080/QĐ-TTg.nhay

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
2. Mục tiêu cụ thể
a) Triển khai thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp học phổ thông. Từ năm 2010 - 2011 triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016; đạt 100% vào năm 2018 - 2019; 
b) Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục nghề nghiệp cho khoảng 10% số lượng học sinh dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp vào năm học 2010 - 2011, 60% vào năm 2015 - 2016 và đạt 100% vào năm học 2019 - 2020;
c) Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục đại học (cả các cơ sở đào tạo chuyên ngữ và không chuyên ngữ) cho khoảng 10% số lượng sinh viên cao đẳng, đại học vào năm học 2010 - 2011; 60% vào năm học 2015 - 2016 và 100% vào năm 2019 - 2020; 
d) Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong chương trình giáo dục thường xuyên với nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với các cấp học, trình độ đào tạo góp phần tích cực vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, viên chức; thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu người học.
Phấn đấu có 5% số cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên vào năm 2015 và đạt 30% vào năm 2020. 
II. NHIỆM VỤ
1. Quy định môn ngoại ngữ được dạy và học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.
2. Xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết gồm 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng để làm căn cứ biên soạn chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học.
Khung trình độ năng lực ngoại ngữ cần xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực nghe, nói, đọc, viết tương thích với các tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (viết tắt là KNLNN) trong đó bậc 1 là bậc thấp nhất và bậc 6 là bậc cao nhất.
3. Xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN.
Tổ chức xây dựng các chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy, phù hợp với quy định về năng lực trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình.
Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Xây dựng và triển khai các chương trình dạy và học bằng ngoại ngữ cho một số môn như: Toán và một số môn phù hợp ở các trường trung học phổ thông.
4. Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục chuyên nghiệp (trung cấp và dạy nghề) với mức trình độ tối thiểu đạt được bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trường nghề và bậc 3 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.
Đối với giáo dục chuyên nghiệp, chương trình đào tạo ngoại ngữ có thể áp dụng theo một số chương trình khác nhau, phù hợp với các đối tượng người học có kiến thức phổ thông hoặc trình độ khác nhau.
5. Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục đại học. Nội dung chương trình đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục đại học có thể áp dụng cho hai nhóm đối tượng chính: một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học ngoại ngữ theo chương trình 7 năm ở phổ thông và một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học theo chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học không chuyên ngữ, chương trình đào tạo mới phải có mức kiến thức đạt trình độ tối thiểu là bậc 3 theo KNLNN sau khoá tốt nghiệp.
Đối với các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngữ, chương trình đào tạo mới phải có mức kiến thức đạt trình độ bậc 4 sau khoá tốt nghiệp cao đẳng và bậc 5 sau khoá tốt nghiệp đại học và bắt buộc người học phải đồng thời được đào tạo hai ngoại ngữ trong một khoá đào tạo, một ngoại ngữ chính (ngoại ngữ 1) và một ngoại ngữ phụ (ngoại ngữ 2), trong đó thời lượng đào tạo ngoại ngữ phụ không quá 1/2 thời lượng dành cho việc đào tạo ngoại ngữ chính.
Xây dựng và triển khai chương trình dạy bằng ngoại ngữ một số môn cơ bản, cơ sở chuyên ngành và tự chọn ở một số ngành trọng điểm trong chương trình đại học ở năm cuối bậc đại học.
6. Thực hiện đổi mới chương trình đào tạo ngoại ngữ đối với giáo dục thường xuyên.
Chương trình đào tạo ngoại ngữ áp dụng trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải phù hợp nhu cầu đa dạng phong phú về hình thức, đối tượng, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu người học, có tác dụng tích cực khắc phục những hạn chế của giáo dục chính quy.
Chương trình đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đảm bảo yêu cầu nội dung, chất lượng. Trình độ năng lực ngoại ngữ của người học sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đạt tương đương với trình độ đào tạo theo hình thức chính quy tương ứng ở các cấp học, trình độ đào tạo.
7. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ; xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo các môn ngoại ngữ.
III. GIẢI PHÁP
1. Thành lập Ban Chỉ đạo ở Trung ương để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án này gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan liên quan, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban. 
2. Tổ chức rà soát, quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục và cả nước, bảo đảm đáp ứng nhu cầu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo. 
- Tiến hành việc rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ trong các cấp học, nhất là ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hàng năm và các giai đoạn đến năm 2010, năm 2020, phù hợp với các quy định, tiêu chí hiện hành;
- Triển khai thực hiện các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ các cấp học, nhằm bổ sung, chuẩn hóa về trình độ đào tạo đội ngũ theo quy định. Mở các khoá bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định mà có nguyện vọng được tuyển dụng làm giáo viên, giảng viên dạy ngoại ngữ; 
Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích bồi dưỡng giáo viên qua các khoá tập huấn quốc tế trong nước và nước ngoài, được cấp chứng chỉ quốc tế;
- Nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng, đại học đào tạo chuyên ngoại ngữ hiện có; mở rộng việc thành lập các khoa đào tạo ngoại ngữ ở một số trường đại học, cao đẳng có điều kiện bảo đảm, chú trọng xây dựng, phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên ngoại ngữ trình độ cao đẳng, đại học ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long;
- Thực hiện đổi mới công tác tuyển sinh đào tạo giáo viên ngoại ngữ theo hướng tăng cường tính tự chủ của các nhà trường trong công tác tuyển sinh đào tạo bồi dưỡng;
- Khuyến khích mạnh mẽ, tạo cơ chế thuận lợi để các trường liên kết, hợp tác giảng dạy, đào tạo, tuyển dụng người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có đủ trình độ ngoại ngữ làm giáo viên dạy ngoại ngữ trong các nhà trường. Nhất là đối với các trường phổ thông chuyên ngữ, dạy các chương trình ngoại ngữ tăng cường, dạy song ngữ. Thu hút sự giúp đỡ, tham gia đào tạo của các tổ chức, đội ngũ giáo viên tình nguyện có chất lượng của những nước nói tiếng Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. 
3. Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách chế độ cần thiết, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung những cơ chế, chính sách phù hợp dành cho đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ các cấp học, tạo điều kiện thực hiện các chương trình hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục;
- Xây dựng, ban hành các chính sách đầu tư, các tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo ngoại ngữ; 
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, thu hút sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác dạy và học ngoại ngữ; khuyến khích đầu tư nước ngoài phát triển mở rộng các loại hình cơ sở đào tạo ngoại ngữ; 
- Hoàn chỉnh các quy định về việc dạy và học, kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ có chất lượng.
4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ 
- Xây dựng danh mục thiết bị tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ trong các cấp học, trình độ đào tạo; ban hành tiêu chuẩn phòng học tiếng nước ngoài, phòng nghe nhìn và phòng đa phương tiện; 
- Từng bước đầu tư mua sắm các thiết bị dạy và học ngoại ngữ phù hợp cho các cơ sở giáo dục theo lộ trình triển khai đề án, bảo đảm 100% các trường tham gia đề án đều có phòng học tiếng nước ngoài và có phòng nghe nhìn; 
- Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về công tác sử dụng thiết bị dạy và học ngoại ngữ, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các nhà trường.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ
- Dành ưu tiên một phần nguồn vốn viện trợ phát triển giáo dục và đào tạo để đầu tư cho công tác dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường;
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế với các tổ chức ở các quốc gia có bản ngữ hoặc ngôn ngữ quốc gia phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam; thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên với nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên người nước ngoài tham gia đào tạo ngoại ngữ trong các trường cao đẳng, đại học của Việt Nam.
Phấn đấu từ nay đến năm 2015 tổ chức được cho 100% số giáo viên ngoại ngữ của các trường cao đẳng, đại học và một bộ phận giáo viên ngoại ngữ của các trường phổ thông, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp được đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn ngắn hoặc dài hạn ở các nước ngoài. 
Xây dựng, hoàn chỉnh các chính sách về việc hợp tác quốc tế trong giảng dạy, học tập ngoại ngữ; chính sách, chế độ thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài tham gia vào công tác đào tạo ngoại ngữ ở trong nước.
6. Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ của thế hệ trẻ Việt Nam. 
- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội; nhất là đối với thế hệ trẻ về việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu mới; 
- Xây dựng và phát huy mạnh mẽ các môi trường tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ của mọi đối tượng; 
- Xây dựng các môi trường làm việc có sử dụng ngoại ngữ ở các cơ quan, công sở; gắn yêu cầu về ngoại ngữ trong việc tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức nhà nước; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trẻ; 
- Duy trì thường xuyên, mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, phát thanh dành riêng cho việc dạy và học ngoại ngữ. Sử dụng các kênh có dạy ngoại ngữ của các đài truyền thanh và truyền hình của nước ngoài. Khuyến khích phát hành các loại báo, tạp chí bằng ngoại ngữ; các hoạt động văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, quảng bá có sử dụng ngoại ngữ; 
- Khuyến khích phát triển các câu lạc bộ giáo viên ngoại ngữ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kế hoạch thực hiện
Đề án được triển khai thực hiện theo ba giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn 2008 - 2010: trọng tâm của giai đoạn này là hoàn thành các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng, thí điểm các chương trình ngoại ngữ mới và chuẩn bị để triển khai đại trà ở các cấp học phổ thông. Cụ thể:
- Xây dựng, chi tiết hoá các chương trình đào tạo;
- Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các mục tiêu đề án trong giai đoạn 2008 - 2010;
- Hoàn thành việc xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa ở phổ thông theo chương trình 10 năm và chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học cho các trường dạy nghề trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học và giáo dục thường xuyên. Đồng thời triển khai việc lựa chọn, sử dụng một số chương trình, sách giáo khoa, tài liệu dạy học ngoại ngữ của nước ngoài phù hợp với mục tiêu, yêu cầu dạy học ngoại ngữ ở Việt Nam;
- Hoàn thành việc xây dựng chương trình và tài liệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ ở một số môn học của giáo dục phổ thông, một số môn học, ngành học của cao đẳng, đại học;
- Rà soát, đánh giá thực trạng và triển khai các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ ở cấp tiểu học và trung học cơ sở để chuẩn bị triển khai các chương trình ngoại ngữ mới ở cấp tiểu học và năm học 2010 - 2011 và trung học phổ thông vào năm học 2012 - 2013 theo kế hoạch;
- Rà soát, đánh giá thực trạng và triển khai các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngoại ngữ cho các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, chuẩn bị cho các năm học 2009 - 2010;
- Tăng cường trang thiết bị dạy học, xây dựng phòng học tiếng nước ngoài, phòng nghe nhìn và phòng đa phương tiện cho một số trường học ở các cấp học và trình độ đào tạo;
- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích, thu hút các công dân Việt Nam giỏi ngoại ngữ và các giáo viên là người Việt Nam ở nước ngoài, các giáo viên bản ngữ, các giáo viên ngoại ngữ do các tổ chức tình nguyện của các nước nói tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc tham gia dạy học ngoại ngữ ở các cấp học;
- Trong năm 2009, các tỉnh, thành phố hoàn thành việc xây dựng kế hoạch triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm của địa phương trong giai đoạn từ 2010 cho đến 2020. Đặc biệt khuyến khích các trường thuộc các thành phố lớn, đô thị, thị xã, thị trấn và các trường tiểu học đã thực hiện dạy theo chế độ 2 buổi/ngày tham gia chương trình ngay từ giai đoạn ban đầu. Các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học không chuyên ngữ và chuyên ngữ hoàn thành kế hoạch triển khai việc dạy và học ngoại ngữ tăng cường của trường trong giai đoạn từ 2009 cho đến 2020;
- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chính sách xây dựng môi trường làm việc, văn hóa, thông tin theo hướng hỗ trợ sử dụng thường xuyên và hiệu quả ngoại ngữ, nâng cao động lực học ngoại ngữ trong thế hệ trẻ;
- Trong năm 2009 - 2010 triển khai đào tạo theo các chương trình tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh ở bậc đại học;
- Từ 2009 tiến hành thí điểm chương trình 10 năm ở phổ thông và chương trình ngoại ngữ tăng cường cho các cơ sở đào tạo.
b) Giai đoạn 2011 - 2015: trọng tâm của giai đoạn này là triển khai đại trà chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông và chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với các bậc, trình độ đào tạo.
- Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ của giáo viên ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo;
- Tiếp tục xây dựng các phòng dạy và học ngoại ngữ, phòng nghe nhìn và học đa phương tiện cho các trường học các cấp;
- Từ năm học 2010 - 2011: triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm theo các mục tiêu đề ra cho các cấp học phổ thông;
- Triển khai dạy và học ngoại ngữ tăng cường ở các cơ sở đào tạo, ưu tiên cho các ngành công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, du lịch và quản trị kinh doanh;
- Triển khai dạy môn Toán bằng ngoại ngữ ở khoảng 30% các trường trung học phổ thông tại các thành phố, đô thị lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và một số địa bàn trọng điểm khác. Mỗi năm tăng thêm khoảng từ 15 - 20% số trường, mở rộng ra 5 tỉnh, thành phố và một số môn học khác;
- Triển khai chương trình dạy bằng ngoại ngữ một số môn cơ bản, chuyên ngành và chuyên sâu ở một số ngành trọng điểm ở năm cuối bậc đại học, bắt đầu với khoảng 20% sinh viên của các Đại học quốc gia, Đại học vùng và một số trường đại học trọng điểm khác và tăng dần tỷ lệ hàng năm, mở rộng dần đối với số trường và địa phương.
c) Giai đoạn 2016 - 2020: trọng tâm của giai đoạn này là triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm trên quy mô cả nước và triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp cao đẳng và đại học.
- Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ của giáo viên ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo;
- Tiếp tục xây dựng các phòng dạy và học ngoại ngữ, phòng nghe nhìn và phòng học đa phương tiện cho các trường học các cấp;
- Triển khai chương trình 10 năm đối với 100% học sinh lớp 3 trong cả nước;
- Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trong cả nước.
2. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện Đề án
- Kinh phí dự toán để thực hiện dự án giai đoạn 2008 - 2010 là 1.060 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 là 4.378 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 4.300 tỷ đồng, tổng cộng là 9.378 tỷ đồng.
- Vốn từ ngân sách nhà nước được bố trí trong chương trình mục tiêu quốc gia và dự toán phi thường xuyên hàng năm theo phân cấp quản lý quy định tại Luật Ngân sách hiện hành;
- Các nguồn vốn vay, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì đề án có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, các địa phương cụ thể hoá nội dung Đề án thành các chương trình, kế hoạch thực hiện chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi cả nước theo hằng năm và từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan liên quan, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban;
- Phối hợp với Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về định mức biên chế giáo viên, giảng viên ngoại ngữ; các cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, quản lý việc dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng ngoại ngữ, thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Đề án trong lĩnh vực dạy nghề, phù hợp với lộ trình, kế hoạch triển khai chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì hướng dẫn.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các kế hoạch triển khai hoạt động và đầu tư thực hiện Đề án theo hàng năm và từng giai đoạn để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định;
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, xây dựng các kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án.
d) Bộ Tài chính có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, cơ quan liên quan phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chi kinh phí thực hiện Đề án theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.
đ) Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, hướng dẫn, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng định mức biên chế giáo viên, giảng viên ngoại ngữ phù hợp trong hệ thống giáo dục quốc dân.
e) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về các chương trình đổi mới công tác giáo dục, đào tạo ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu mới; tạo môi trường văn hoá, điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học ngoại ngữ.
g) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án tại địa phương, định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, cơ quan Trung ương để chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung toàn quốc việc triển khai thực hiện Đề án này trên địa bàn.
h) Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm:
- Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo ngoại ngữ trong cơ sở mình, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ Đề án đã đặt ra;
- Tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ trong thẩm quyền mà Đề án đã giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Thiện Nhân

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
- Freedom - Happiness
----------

No. 1400/QD-TTg

Hanoi, September 30,2008

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON FOREIGN LANGUAGE TEACHING AND LEARNING IN THE NATIONAL EDUCATION SYSTEM IN THE 2008-2020 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 14, 2005 Education Law and the Government's Decree No. 75/ 2006/ND-CP of August 2, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law;

At the proposal of the Minister of Education and Training,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Scheme on foreign language teaching and learning in the 2008-2020 period with the following principal contents:

I. OBJECTIVES

1. Overall objectives

To comprehensively renew foreign language teaching and learning in the national education system, to implement new foreign language teaching and learning programs at different education levels and training levels in order to remarkably improve human resources' foreign language proficiency, especially in a number of prioritized domains, by 2015; by 2020, most young Vietnamese graduates of professional secondary schools, colleges and universities will have a good command of foreign language which enables them to independently and confidently communicate, study and work in a multilingual and multicultural environment of integration; to turn foreign languages into a strength of Vietnamese to serve national industrialization and modernization.

2. Specific targets

a/ To implement a 10-year foreign language teaching program under which foreign language is a compulsory subject starting from third grade at all levels of the general education. From the 2010-2011 school year, to implement the new foreign language teaching program for 20% of third graders and gradually expand the program to reach the rate of around 70% by the 2015-2016 school year and 100% by the 2018-2019 school year;

b/ To implement an intensive foreign language training program in vocational education for 10% of vocational and professional secondary school students by the 2010-2011 school year, 60% by the 2015-2016 school year and 100% by the 2019-2020 school year:

c/ To implement an intensive foreign language training program in tertiary education (for both foreign language-oriented and non-foreign language-oriented training institutions) for around 10% of college and university students by the 2010-2011 school year; 60% by the 2015-2016 school year and 100% by the 2019-2020 school year;

d/ To renew foreign language teaching and learning in the continuing education program with training contents and curricula suitable to education and training levels, making active contributions to fostering and improving foreign language proficiency of human resources and state employees and civil servants; to diversify forms of learning to meet learners' demand.

To strive for the target that 5% and 30% of cadres, state employees and civil servants in state agencies will reach the level-3 or higher command of foreign language by 2015 and 2020, respectively.

II. TASKS

1. To prescribe that English and some other foreign languages be the foreign language subject at education institutions of the national education system.

2. To formulate and promulgate a uniform and detailed framework of 6 levels of foreign language proficiency compatible with universal foreign language levels to serve as a basis for elaborating curricula and teaching courses and plans, and elaborating evaluation criteria at each education or training level, ensuring the transferability in foreign language training between education levels.

The framework on foreign language proficiency levels should specify requirements on listening and reading comprehension and speaking and writing skills corresponding to criteria on 6 levels promulgated by the European Associaiion for Language Testing and Assessment (EALTA) under which level 1 is the lowest and level 6 is the highest.

3. To formulate and implement a new compulsory foreign language training program at general education levels to reach the following targets: primary school graduates will each EALTA level 1; lower secondary school graduates. EALTA level 2; and upper secondary school graduates, EALTA level 3.

To organize the formulation of 10-year foreign language teaching programs for general education starting from third grade to twelfth grade, to compile textbooks, learning and training materials suitable to each grade or education level. To encourage education institutions to proactively formulate and implement bilingual and intensive foreign language training programs.

In addition to the compulsory foreign language subject (foreign language 1). pupils may choose to study another foreign language (foreign language 2). Foreign language 2 may only be taught to pupils of sixth grade to twelfth grade who will reach EALTA-equivalent level 2 after graduating from upper secondary schools.

To formulate and implement programs to teach and learn in foreign languages a number of subjects such as mathematics and some relevant subjects at upper secondary schools.

4. To implement a new foreign language training program in professional education (professional secondary schools and vocational schools) under which vocational school graduates will reach at least EALTA level 2 and professional secondary school graduates, EALTA level 3.

For professional education, to apply different foreign language training programs suitable to learners at general education levels or different education levels.

5. To implement a new foreign language training program for tertiary education. Foreign language training contents at tertiary education institutions may be applied to two main target groups: those having studied foreign languages under the 7-year foreign language teaching program at general education schools and those having studied under the 10-year teaching program.

For non foreign language-oriented tertiary training institutions, the new training program must ensure that graduates reach at least EALTA level 3.

For foreign language-oriented training institutions, the new training program must ensure that college graduates reach level 4 and university graduates reach level 5 and that learners must study two foreign languages in a training course, one is principal (foreign language 1) and the other is additional (foreign language 2). The training period for additional foreign language must not exceed 1/2 of that for principal foreign language.

To formulate and implement a program to teach in foreign languages in the senior year of tertiary education a number of basic, fundamental, specialized and optional subjects of some key disciplines of study.

6. To renew foreign language training programs for continuing education

Foreign language training programs applicable to continuing education institutions must be diversified in training forms and levels and learners to meet learners' needs and positively address limitations of formal education.

Foreign language training programs at continuing education institutions must meet content and quality requirements. The level of foreign language proficiency of graduates from continuing education institutions must be equivalent to the level of those trained under formal education at corresponding education and training levels.

7. To renew testing and assessment methods in foreign language training; to form banks of questions to serve the testing and assessment of learners' foreign language proficiency; to intensify the application of information technology to foreign language training; to raise the efficiency of examination and accreditation of foreign language training quality.

III. SOLUTIONS

1. To set up the Central Steering Committee, which is composed of representatives of leaderships of concerned ministries and agencies with the Minister of Education and Training being its head, to direct the organization of implementation of this Scheme.

2. To review and formulate master plans and plans on training, retraining and recruitment of teachers and lecturers at training institutions nationwide, ensuring to meet requirements on quantity, structure and levels of training.

- To review and assess the pool of foreign language teachers and lecturers at all education levels, especially at general education institutions, thereby formulating master plans and plans on recruitment, training and retraining of teachers annually, up to 2010 and 2020, according to current regulations and criteria;

- To implement plans on training, retraining and recruitment of foreign language teachers of different education levels in order to supplement teachers and standardize their training levels under regulations. To open courses on, and grant certificates of, training skills to those reaching prescribed foreign language levels and wishing to become foreign language teachers or lecturers:

- To boost the renewal of training and retraining methods. To encourage training of teachers in international courses at home or overseas in which trainees are to be granted international certificates:

- To raise the training capacity and quality of existing foreign language colleges and universities; to expand the establishment of foreign language faculties in a number of eligible universities and colleges, to attach importance to building and developing the network of institutions which train foreign language teachers of college and university levels in the northwestern, northeastern, central highlands and Mekong River delta regions:

- To renew the enrollment of students to be trained into foreign language teachers in the direction of empowering schools in their enrollment of students for training and retraining:

- To strongly encourage and create a favorable mechanism for schools to link or cooperate with one another in training and recruiting qualified overseas Vietnamese or foreigners to teach foreign languages in these schools, especially foreign language-oriented schools or those providing intensive foreign language or bilingual training. To attract the assistance and participation in training of qualified voluntary organizations and teachers of English, French, Russian and Chinese-speaking countries.

3. To study, adjust, supplement and complete necessary and appropriate mechanisms, polices and regulations to meet requirements of foreign language teaching and learning in the national education system.

- To review, adjust and supplement appropriate mechanisms and polices for foreign language teachers and lecturers of all education levels, to facilitate the implementation of programs to raise the quality of teachers and education administrators;

- To formulate and promulgate investment policies and criteria on material foundations for foreign language training institutions;

- To boost the socialization of. and attract the entire society's contributions to, foreign language teaching and learning; to encourage foreign investment in diversifying forms of foreign language training institutions;

- To complete regulations on foreign language teaching and learning, testing and assessment and grant of foreign language diplomas or certificates; to encourage the establishment of quality foreign language training institutions.

4. To increase investment in material foundations and equipment for foreign language teaching and learning

- To formulate lists of essential equipment required for foreign language teaching and learning at all education and training levels; to promulgate standards on language labs; audio visual and multimedia labs;

- To step by step invest in procuring foreign language teaching and learning aids suitable to training institutions according to the Scheme implementation schedule, ensuring that 100% of schools covered by the Scheme have language and audio-visual labs:

- To formulate and implement plans on regular and periodical training in the use of foreign language teaching aids to ensure the practicality and efficiency, to intensify the application of information technology to foreign language teaching and learning at schools.

5. To increase international cooperation in foreign language teaching and learning

- To set aside part of education and training development aid funds for investment in foreign language teaching and learning at schools;

- To encourage education institutions to expand and diversify forms of international cooperation with organizations of countries which have native languages or national languages suitable to foreign language teaching and learning in Vietnam; to implement programs on cooperation and exchange of teachers with foreign countries in order to create favorable conditions for foreign teachers to teach foreign languages in colleges and universities in Vietnam.

To strive for the target that from now to 2015. 100% of foreign language teachers of colleges and universities and a segment of foreign language teachers of general education schools, vocational schools and professional secondary schools will receive short- or long-term professional training overseas.

To formulate and complete policies on international cooperation in foreign language teaching and learning; and policies and mechanisms to attract overseas Vietnamese and foreign experts to participate in foreign language training at home.

6. To build a favorable environment for foreign language teaching and learning, creating a motivation for Vietnamese young generations to learn foreign languages

- To increase propagation in order to raise the awareness of the entire society, especially young generations, about foreign language teaching and learning in the national education system to meet new requirements;

- To build and promote environments which encourage self-learning and improvement of foreign language proficiency and use by all people;

- To build a foreign language-used working environment in agencies and offices: to include the requirement on foreign language proficiency in the recruitment and employment of public employees and civil servants; to organize regular foreign language training for public employees and civil servants, especially young ones;

- To regularly maintain, expand and improve the quality of television and radio broadcasts exclusively reserved for foreign language teaching and learning. To use foreign language teaching channels of foreign radios and televisions. To encourage the publication of newspapers and magazines in foreign languages; and cultural, musical, artistic, communication, promotion and advertising activities using foreign languages;

- To encourage the development of foreign language teachers clubs.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Implementation plan

The Scheme shall be implemented in three periods as follows:

a/ The 2008-2010 period: This period will focus on completing conditions for formulating and experimenting new foreign language training programs and making preparations for mass implementation thereof at general education levels, specifically:

-To formulate and detail training programs;

- To work out plans and allocate funds for implementing the Scheme's 2008-2010 targets;

- To complete the formulation of curricula and compilation of textbooks for the 10-year foreign language teaching program of general education and curricula, teaching courses and materials for vocational and professional secondary schools, colleges, universities and continuing education institutions. To simultaneously select and use a number of foreign curricula, textbooks and materials on language training suitable to the targets and requirements of foreign language training in Vietnam;

- To complete the elaboration of curricula and compilation of training and learning materials for foreign language intensive, foreign language-oriented and bilingual training for a number of subjects in general education and a number of subjects and disciplines of colleges and universities;

- To review and assess the situation, and implement plans on recruitment, training and retraining, of foreign language teachers of primary and lower secondary school levels to prepare for the implementation of new foreign language training programs at the primary school level by the 2010-2011 school year and the upper secondary school level by the 2012-2013 school year according to plans;

- To review and assess the situation, and implement plans on recruitment, training and retraining, of foreign language teachers of vocational and professional secondary schools, colleges and universities to prepare for the 2009-2010 school year;

- To supplement teaching aids and equipment, to build foreign language labs, audio-visual and multimedia labs for a number of schools of different education and training levels;

- To complete the formulation and promulgation of incentive policies to attract Vietnamese citizens with a good command of foreign languages and teachers being overseas Vietnamese, native language teachers, foreign language teachers of voluntary organizations of English, French, Russian and Chinese-speaking countries to teach foreign languages at different education levels;

- In 2009, provinces and cities shall complete plans to implement local 10-year foreign language teaching programs in the 2010-2020 period. Especially, to encourage schools in big cities, urban centers, towns and townships and primary schools which have provided two shifts of teaching a day to join these programs from the initial stage. Vocational and professional secondary schools, foreign language-oriented and non-foreign language-oriented colleges and universities shall complete their plans on intensive foreign language teaching and learning for the 2009-2020 period:

- To complete the formulation and promulgation of policies to create working, cultural and communication environments which support frequent and effective use of foreign languages, raising the motivation to study foreign languages among young generations;

- In the 2009-2010 school year, to implement advanced programs on training in English at tertiary education level;

- From 2009, to implement on a trial basis the 10-year foreign language teaching program for general education and intensive foreign language training programs for training institutions.

b/ The 2011-2015 period: This period will focus on the mass implementation of the 10-year foreign language teaching program for general education and intensive foreign language training programs for education and training levels.

- To continue recruiting, training, fostering and improving foreign language proficiency levels for foreign language teachers at different education and training levels;

- To continue building language labs, audio­visual and multimedia labs for schools of different education levels;

- From the 2010-2011 school year, to implement the 10-year foreign language teaching program according to the targets set for general education levels;

- To implement intensive foreign language teaching and learning programs at training institutions with priority given to such disciplines as information technology, finance-banking, tourism and business administration;

- To teach mathematics in foreign languages at around 30% of upper secondary schools in big cities and urban centers including Hanoi, Ho Chi Minh, Hai Phong, Hue and Da Nang cities and some other key localities. Each year, to increase the number of schools by around 15-20% and expand the program to 5 provinces and cities and to some other subjects;

- To teach in foreign languages a number of basic, specialized and in-depth subjects in a number of key disciplines in the senior year of tertiary education, starting with around 20% of students of national universities, regional universities and some other key universities. To gradually increase the annual percentage and expand the program to other schools and localities.

c/ The 2016-2020 period: This period will focus on the implementation of the 10-year foreign language teaching program nationwide and the intensive foreign language training program for all vocational and professional secondary schools, colleges and universities.

- To continue recruiting, training, fostering and improving foreign language proficiency levels for foreign language teachers at different education and training levels:

- To continue building language labs, audio­visual and multimedia labs for schools of different education levels:

- To implement the 10-year foreign language teaching program for 100% of third graders nationwide;

- To implement the intensive foreign language training program for all vocational and professional secondary schools, colleges and universities.

2. Funds and capital sources for implementation of the Scheme

- The fund for implementing the scheme is estimated at VND 1.060 billion for the 2008-2010 period, VND 4.378 billion for the 2011-2015 period and VND 4,300 billion for the 2016-2020 period, totaling at VND 9,378 billion.

- State budget funds will be allocated under the national target program and annual expenditure estimates according to the management decentralization under the current State Budget Law;

- Loans, aid and other lawful funding sources.

3. Responsibilities of ministries, branches and agencies

a/ The Ministry of Education and Training in charge of the Scheme shall:

- Assume the prime responsibility for. and coordinate-with concerned ministries, agencies and localities in, translating contents of the Scheme into detailed programs and plans for implementation direction and guidance; annually and periodically examine, supervise, assess and synthesize results of the Scheme implementation nationwide for reporting to the Prime Minister:

- Assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and agencies in. setting up an inter-branch steering committee for the Scheme implementation which is composed of representatives of leaderships of concerned ministries and agencies with the Minister of Education and Training being its head;

- Coordinate with the Ministry of Home Affairs in amending, supplementing and completing regulations on norms of state payrolls of foreign language teachers and lecturers; mechanisms and policies on recruitment and employment of foreign language teachers and management of foreign language training in the national education system;

- Assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Home Affairs in. guiding the regular foreign language retraining for cadres, state employees and civil servants.

b/The Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Education and Training and concerned agencies in, directing, guiding and organizing the implementation of the Scheme in vocational training suitable to the overall implementation schedule and plan guided by the Ministry of Education and Training.

c/ The Ministry of Planning and Investment shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training in. synthesizing annual and periodical plans on implementation of and investment in the Scheme for inclusion into the national socio-economic development plan, and submitting them to the Prime Minister according to regulations;

- Coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in synthesizing and elaborating state budget-funded investment plans for the Scheme implementation.

d/ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training and concerned ministries and agencies in, allocating, and guiding, examining and supervising the spending of, funds for the Scheme implementation according to the current State Budget Law.

e/ The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training in, studying, guiding, promulgating or submitting to competent authorities for promulgation documents amending and supplementing regulations on appropriate mechanisms and policies on recruitment and use of norms of foreign language teacher and lecturer state payrolls in the national education system.

f/ The Ministry of Information and Communication shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education andTraining in. directing mass media agencies in increasing propagation and raising social awareness about renewal programs on foreign language education and training in the national education system to meet new requirements; creating a cultural environment which facilitates foreign language teaching and learning.

g/ People's Committees of provinces and centrally run cities shall:

- Direct the education and training sector and local functional agencies in formulating, and organizing the implementation of, programs and plans to implement the Scheme in their localities; examine, supervise, assess and synthesize results of the Scheme implementation in their localities and periodically report them to the Central Steering Committee and the Ministry of Education and Training;

- Coordinate with the Ministry of Education and Training, other ministries and central agencies in directing the Scheme implementa­tion in their localities in a coordinated and uniform manner in conformity with the overall national plan and requirements;

h/ Education institutions shall:

- Fully understand and organize the serious and effective implementation of foreign language training-related activities in their institutions to meet the Scheme's requirements on guidelines, targets and tasks;

- Proactively perform the assigned tasks under the Scheme within their powers.

Article 2.- This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People's Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
 DEPUTY PRIME MINISTER



Nguyen Thien Nhan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1400/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất