Quyết định 1387/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinh viên giai đoạn 2011 - 2015

thuộc tính Quyết định 1387/QĐ-BGDĐT

Quyết định 1387/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinh viên giai đoạn 2011 - 2015
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1387/QĐ-BGDĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trần Quang Quý
Ngày ban hành:07/04/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

100% học sinh sẽ phải ký cam kết không chơi game bạo lực 
Ngày 07/04/2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 1387/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình hành động về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinh viên (HSSV) giai đoạn 2011-2015. 
Theo đó, trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh là những trò chơi kích động chống lại Nhà nước, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực, dâm ô, đồi truỵ, tội ác, cờ bạc; tiết lộ bí mật Nhà nước; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân. 
Mục tiêu của Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và HSSV về tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh và ngăn chặn kịp thời những tác động xấu của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với HSSV; khắc phục tình trạng HSSV sa sút đạo đức, thiếu tự tin, thiếu chuyên cần học tập. 
Phấn đấu: 100% cán bộ, giáo viên và HSSV nhận thức được tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh; 100% HSSV ký cam kết với nhà trường và các tổ chức đoàn thể không tham gia trò chơi này; 100% các trường không có các vi phạm trong nhà giáo, cán bộ quản lý và HSSV liên quan đến các nội dung bạo lực và không lành mạnh do tác động của trò chơi trực tuyến. 
Để đạt được các mục tiêu đó, các cơ sở đào tạo phải có kế hoạch phổ biến, giáo dục về tác hại của trò chơi trực tuyến lồng ghép vào môn giáo dục công dân, pháp luật, các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khoá do nhà trường tổ chức, qua đó giúp HSSV nhận thức được giá trị sống, nâng cao kỹ năng sống, định hướng hành vi và nhận thức đúng tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh. 
Đối với các trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm theo dõi chặt chẽ sĩ số học sinh hàng ngày, trong từng tiết học của lớp mình chủ nhiệm. Phối hợp quản lý không để xảy ra tình trạng học sinh đến trường nhưng trốn học, bỏ tiết. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường của học sinh thì phải tìm hiểu và liên lạc với gia đình để cùng có kế hoạch ngăn chặn, giáo dục kịp thời. 
Nhà trường chủ động đề nghị các cơ quan chức năng của địa phương xử lý các đại lý Internet vi phạm quy định hiện hành về tổ chức dịch vụ kinh doanh Internet trên địa bàn liên quan...

Xem chi tiết Quyết định1387/QĐ-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----------------------
Số: 1387/QĐ-BGDĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------
Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2011
 
 
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI
CỦA TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN CÓ NỘI DUNG BẠO LỰC VÀ KHÔNG LÀNH MẠNH
ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015
------------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 4420/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch khảo sát thực trạng tác động xấu của trò chơi trực tuyến và xây dựng Chương trình hành động về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinh viên.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinh viên giai đoạn 2011-2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

Nơi nhận:
- PTTg. Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (để b/c);
- VP Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: Công an, Bộ TT-TT, Văn hoá TTDL, Tư pháp, Y tế (để ph/h);
- TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- Uỷ ban Văn hoá TTNNĐ của Quốc hội;
- UBND các tỉnh;
- Như Điều 3 (để t/h);
- Lưu VT, Vụ CTHSSV.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quang Quý
  
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN CÓ NỘI DUNG BẠO LỰC VÀ KHÔNG LÀNH MẠNH ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1387/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 04 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
 
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
a. Chương trình hành động này quy định về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinh viên (HSSV) bao gồm: mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình hành động, tổ chức thực hiện.
b. Chương trình hành động áp dụng đối với HSSV trong cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là nhà trường), các tổ chức và cá nhân liên quan.
II. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
a. Trò chơi trực tuyến là:
Trò chơi trên mạng Internet có sự tương tác giữa những người chơi với hệ thống máy chủ của các đơn vị cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và giữa người chơi với nhau.
b. Trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh là:
Những trò chơi kích động chống lại Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực, dâm ô, đồi truỵ, tội ác, cờ bạc; tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách thuần phong mĩ tục của dân tộc và những bí mật khác do pháp luật quy định; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
a. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng sống cho HSSV để phòng, tránh tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh.
b. Góp phần đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân hiện, học sinh tích cực”, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, rèn kỹ năng sống, từng bước đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội trong HSSV.
c. Chương trình hành động này là căn cứ để các nhà trường xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể để tuyên truyền, giáo dục phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh cho HSSV trong nhà trường.
2. Mục tiêu cụ thể
a. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và HSSV về tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh, phấn đấu:
- 100% cán bộ, giáo viên và HSSV nhận thức được tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh.
- 100% HSSV ký cam kết với nhà trường và các tổ chức đoàn thể không tham gia trò chơi này.
- 100% các trường không có các vi phạm trong nhà giáo, cán bộ quản lý và HSSV liên quan đến các nội dung bạo lực và không lành mạnh do tác động của trò chơi trực tuyến.
b. Ngăn chặn kịp thời những tác động xấu của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với HSSV. Khắc phục tình trạng HSSV sa sút đạo đức, thiếu tự tin, thiếu chuyên cần học tập.
IV. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Nhiệm vụ chung
a. Các nhà trường có kế hoạch phổ biến cho cán bộ, giáo viên nâng cao nhận thức và hiểu biết về tác hại trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nội dung này đến toàn thể cán bộ, giáo viên và HSSV.
b. Tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ngoài giờ lên lớp nhằm thu hút HSSV tham gia, tạo ra sân chơi giải trí lành mạnh cho HSSV.
c. Phổ biến, giáo dục về tác hại của trò chơi trực tuyến lồng ghép vào môn giáo dục công dân, pháp luật, các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khoá do nhà trường tổ chức, qua đó giúp HSSV nhận thức được giá trị sống, nâng cao kỹ năng sống, định hướng hành vi và nhận thức đúng tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh.
d. Nhà trường chủ động đề nghị các cơ quan chức năng của địa phương xử lý các đại lý Internet vi phạm quy định hiện hành về tổ chức dịch vụ kinh doanh Internet trên địa bàn liên quan.
e. Tuyên truyền về tác hại của trò chơi trực tuyến thông qua các bài viết, hình ảnh có nội dung bạo lực, không lành mạnh và tác hại của “nghiện” trò chơi trực tuyến cho HSSV trên các phương tiện thông tin đại chúng.
f. Lập “hòm thư góp ý” để phát hiện những HSSV chơi trò chơi trực tuyến có nội dung không lành mạnh, bạo lực và nghiện trò chơi trực tuyến trong nhà trường để có biện pháp phối hợp, quản lý, giáo dục.
g. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có bạo lực và không lành mạnh là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua giữa các lớp, các khoa trong nhà trường.
2. Nhiệm vụ cụ thể
Ngoài các giải pháp chung, các cơ sở giáo dục phải thực hiện những giải pháp cụ thể theo từng cấp học sau:
2.1. Cơ sở giáo dục phổ thông
a. Giáo dục, vận động học sinh theo phương châm “3 không” đối với trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh:
- Không chơi trò chơi bạo lực.
- Không làm ngơ khi biết bạn nghiện trò chơi trực tuyến.
- Không làm ngơ khi biết có địa điểm tổ chức cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến trái phép.
b. Tuyên truyền nâng cao nhận thức đến phụ huynh học sinh về tác hại của trò chơi trực tuyến để làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc tuyên truyền, giáo dục học sinh.
c. Phụ huynh học sinh phải ký cam kết với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh về tác hại của trò chơi trực tuyến ngoài giờ lên lớp.
d. Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh vào các buổi chào cờ đầu tuần và trong tiết sinh hoạt lớp, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp các buổi phát thanh về tác hại của trò chơi trực tuyến mang tính bạo lực và không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi.
e. Trong các buổi họp phụ huynh học sinh theo định kỳ, giáo viên chủ nhiệm lồng ghép thêm nội dung về tác hại của trò chơi trực tuyến để phụ huynh có biện pháp quản lý, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp.
f. Giáo viên chủ nhiệm theo dõi chặt chẽ sĩ số học sinh hàng ngày, trong từng tiết học của lớp mình chủ nhiệm. Phối hợp quản lý không để xảy ra tình trạng học sinh đến trường nhưng trốn học, bỏ tiết. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường của học sinh thì phải tìm hiểu và liên lạc với gia đình để cùng có kế hoạch ngăn chặn, giáo dục kịp thời.
g. Phối hợp chặt chẽ và thông tin kịp thời giữa nhà trường và gia đình để phát hiện sớm những bất thường trong tâm lý của học sinh, kịp thời giáo dục, nhắc nhở, uốn nắn, phê bình.
h. Phối hợp với tổ chức đoàn, đội và các tổ chức hội đoàn thể (hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội cựu giáo chức…) ở địa phương trong công tác để giáo dục HSSV về đạo đức, nhân cách và phòng, chống, không chơi trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh.
i. Xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương triển khai, thực hiện, kiểm tra xử lý các vi phạm và ngăn chặn tác động xấu của trò chơi trực tuyến đối với học sinh.
2.2. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp
a. Lồng ghép phổ biến, tuyên truyền về tác hại trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh trong “Tuần sinh hoạt công dân HSSV đầu năm, đầu khoá và cuối khoá học”.
b. Tổ chức cho HSSV ký cam kết với nhà trường không chơi trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh vào đầu năm và đầu khóa học.
c. Có biện pháp quản lý, khống chế các trang web có nội dung xấu và trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh của mạng Internet trong nhà trường và ký túc xá sinh viên.
d. Phòng Công tác HSSV phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục thường xuyên cho HSSV về tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh.
e. Kịp thời xử lý các trường hợp HSSV vi phạm các nội dung đã ký cam kết với nhà trường về không chơi trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh.
f. Phối hợp với cơ quan công an ở địa phương xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện, kiểm tra xử lý các vi phạm và ngăn chặn tác động xấu của trò chơi trực tuyến đối với HSSV.
V. Tổ chức thực hiện
1. Bộ giáo dục và Đào tạo
a. Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Vụ Công tác học sinh, sinh viên là đơn vị chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các việc sau:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với HSSV.
- Tuyên truyền về hậu quả, tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh trong nhà trường, các tổ chức chính trị, xã hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin - Truyền thông, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động này; tập hợp các vụ án, vụ việc để xây dựng tài liệu tuyền truyền cho HSSV về tác động tiêu cực của trò chơi trực tuyến.
2. Các sở giáo dục và đào tạo
a. Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai tới các trường trực thuộc trên địa bàn.
b. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các trường trực thuộc, nắm bắt tình hình, tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c. Tăng cường tổ chức các hoạt động lồng ghép tuyên truyền, giáo dục HSSV về tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh.
d. Phát động các phong trào thi đua giữa các nhà trường về công tác phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh.
e. Phối hợp với cơ quan Công an, các cơ quan chức năng và tổ chức đoàn thể ở địa phương tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho HSSV.
f. Hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá việc triển khai, thực hiện của các đơn vị trực thuộc, khen thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác này.
3. Các nhà trường
a. Cụ thể hoá chương trình hành động này và có kế hoạch triển khai cụ thể việc tuyên truyền, giáo dục HSSV về tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh.
b. Tổ chức triển khai, thực hiện các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục đến HSSV về tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh.
c. Mỗi quý 01 lần các nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an để kiểm tra các địa điểm kinh doanh Internet và trò chơi điện tử trên địa bàn.
d. Hàng năm cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức ít nhất 01 cuộc họp với phụ huynh học sinh để phổ biến, tuyên truyền về tác hại của của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh, 100% phụ huynh học sinh ký cam kết với nhà trường quản lý không để học sinh chơi các trò chơi này.
e. Mỗi học kỳ nhà trường tổ chức ít nhất 01 lần hoạt động ngoại khoá để phổ biến, tuyên truyền, giáo dục tác hại của trò chơi trực tuyến cho HSSV.
f. Kết thúc năm học tổ chức tổng kết đánh giá việc triển khai, thực hiện và khen thưởng kịp thời các tập thể lớp, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này.
4. Chế độ báo cáo
Các sở giáo dục và đào tạo và các nhà trường báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này vào thời điểm kết thúc năm học và báo cáo đột xuất khi có những vụ việc phức tạp xảy ra.
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe