Nghị định 85/2003/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo

thuộc tính Nghị định 85/2003/NĐ-CP

Nghị định 85/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:85/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:18/07/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Cơ cấu tổ chức - Ngày 18/07/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2003/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học, sau đại học và giáo dục không chính quy, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ, thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Bộ bao gồm: Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Đại học và Sau đại học, Báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Giáo dục...

Xem chi tiết Nghị định85/2003/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 85/2003/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 85/2003/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2003
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học, sau đại học và giáo dục không chính quy; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

 

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về giáo dục, các chương trình, dự án quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

2. Ban hành theo thẩm quyền các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình quốc gia sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục;

4. Về giáo dục mầm non:

a) Ban hành nội dung chương trình và phương pháp giáo dục mầm non; ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, điều lệ trường mầm non;

b) Hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non theo phân cấp của Chính phủ.

5. Về giáo dục phổ thông:

a) Trình Chính phủ về chủ trương cải cách nội dung, chương trình giáo dục phổ thông;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ chương trình mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục phổ thông;

c) Chỉ đạo thực hiện cải cách nội dung, chương trình giáo dục phổ thông, phổ cập giáo dục phổ thông sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, điều lệ trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông;

đ) Quy định về việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa; thống nhất quản lý và tổ chức biên soạn, xét duyệt sách giáo khoa phổ thông trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa;

e) Hướng dẫn, kiểm tra ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông theo phân cấp của Chính phủ.

6. Về giáo dục trung học chuyên nghiệp:

a) Trình Chính phủ cơ cấu ngành đào tạo, cơ cấu đầu tư và các chính sách về bảo đảm chất lượng đào tạo trung học chuyên nghiệp; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Quyết định danh mục ngành nghề đào tạo trung học chuyên nghiệp; phối hợp với các bộ chuyên ngành quy định chương trình khung về giáo dục trung học chuyên nghiệp;

c) Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, điều lệ trường trung học chuyên nghiệp;

d) Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trung học chuyên nghiệp theo phân công, phân cấp của Chính phủ.

7. Về giáo dục đại học và sau đại học:

a) Trình Chính phủ: cơ cấu ngành đào tạo, cơ cấu đầu tư và các chính sách về bảo đảm chất lượng đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học; chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ: mô hình tổ chức của các loại trường đại học; ban hành điều lệ trường đại học, quy chế trường đại học ngoài công lập; quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng; quy định thủ tục thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường đại học, cao đẳng và danh mục ngành nghề đào tạo đại học và sau đại học; quy định cụ thể văn bằng tốt nghiệp sau đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt; giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đình chỉ hoạt động các trường đại học; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng;

c) Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, điều lệ trường cao đẳng; quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động các trường cao đẳng, trường dự bị đại học;

d) Quy định chương trình khung giáo dục đại học, nội dung, phương pháp đào tạo sau đại học; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra các trường đại học, cao đẳng trong việc xây dựng chương trình đào tạo theo chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, kiểm tra các cơ sở đào tạo sau đại học trong việc thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo;

đ) Tổ chức việc xét duyệt và biên soạn các giáo trình sử dụng chung cho các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học.

8. Về phương thức giáo dục không chính quy:

a) Ban hành chương trình xóa mù chữ;

b) Quy định chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn.

9. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

a) Các chế độ, chính sách đặc thù đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

b) Khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí; các chính sách khuyến khích khác đối với người học;

c) Quy định thành lập và hoạt động của các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;

d) Quy định việc tặng thưởng các danh hiệu vinh dự cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

10. Ban hành tiêu chuẩn cụ thể của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; các quy định về chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

11. Ban hành các quy định về tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, kể cả lưu học sinh nước ngoài học tại Việt Nam và lưu học sinh Việt Nam học tại nước ngoài;

12. Quy định tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng giáo dục; thống nhất quản lý việc kiểm định chất lượng giáo dục;

13. Quy định thủ tục cấp phát, thu hồi các văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân; quy định về tương đương văn bằng được cấp ở trong nước với nước ngoài;

14. Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;

15. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật;

16. Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động giáo dục - đào tạo;

17. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;

18. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;

19. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật;

20. Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có liên quan đến lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật;

21. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục thuộc thẩm quyền của Bộ;

22. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

23. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện các chế độ tiền lương, các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực giáo dục;

24. Về quản lý tài chính, tài sản:

a) Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phân bổ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục; điều chỉnh chi tiết trong phạm vi tài chính đã được duyệt cho chương trình mục tiêu giáo dục;

c) Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc sử dụng, quản lý kinh phí giáo dục và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ

a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

1. Vụ Giáo dục Mầm non;

2. Vụ Giáo dục Tiểu học;

3. Vụ Giáo dục Trung học;

4. Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp;

5. Vụ Đại học và Sau đại học;

6. Vụ Giáo dục thường xuyên;

7. Vụ Giáo dục Quốc phòng;

8. Vụ Công tác học sinh, sinh viên;

9. Vụ Kế hoạch - Tài chính;

10. Vụ Hợp tác quốc tế;

11. Vụ Khoa học - Công nghệ;

12. Vụ Pháp chế;

13. Vụ Tổ chức cán bộ;

14. Văn phòng;

15. Thanh tra;

16. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:

1. Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục;

2. Trung tâm Tin học;

3. Báo Giáo dục và Thời đại;

4. Tạp chí Giáo dục.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp khác, các trường cao đẳng, đại học công lập, bán công, dân lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong khi chưa có quyết định sắp xếp, điều chỉnh lại, các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tiếp tục hoạt động theo các quy định hiện hành.

 

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 29/CP ngày 30 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định trước đây trái với Nghị định này.

 

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 85/2003/ND-CP

Hanoi, July 18, 2003

 

DECREE

PRESCRIBING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to Resolution No. 02/2002/QH11 of August 5, 2002 of the first session of the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam defining the list of ministries and ministerial-level agencies of the Government;

Pursuant to the Government's Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 prescribing the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies;

At the proposals of the Minister of Education and Training and the Minister of the Interior,

DECREES:

Article 1.- Position and functions

The Ministry of Education and Training is an agency of the Government, which performs the functions of State management over education, including: pre-school education, general education, intermediate vocational education, tertiary education, post-graduate education and non-formal education; the State management of public services in the fields under its management; and acts as the representative of the owner of the State capital portions at the State-invested enterprises within the scope of its management as prescribed by law.

Article 2.- Tasks and powers

The Ministry of Education and Training shall have to perform the tasks and powers prescribed in the Government's Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies, as well as the following specific tasks and powers:

1. To submit to the Government and/or the Prime Minister bills, draft ordinances and other legal documents, strategies, plannings, long-term, five-year and annual plans on education, as well as its key programs and projects;

2. To issue according to its competence decisions, directives and circulars falling within the scope of its State management;

3. To direct, guide, inspect and be accountable for the implementation of legal documents; strategies, plannings, plans and national programs after they are approved, as well as other legal documents falling within the scope of its management; to conduct the propagation, dissemination and education of legislation as well as the provision of information on education;

4. On pre-school education:

a/ To promulgate the curriculum contents and methodology for pre-school education; to promulgate the organizational and operational regulations and charters of pre-schools;

b/ To guide and direct the provincial/municipal People's Committees in performing the function of State management over pre-school education as decentralized by the Government.

5. On general education:

a/ To submit to the Government undertakings on the reform of general education contents and curricula;

b/ To submit to the Prime Minister national target programs on general education universalization;

c/ To direct the realization of the reform of general education contents and curricula as well as programs on general education universalization after they are approved by competent authorities;

d/ To promulgate the organizational and operational regulations and charters of primary schools, basic secondary schools and general secondary schools;

e/ To provide for the compilation, publication, printing and distribution of textbooks; perform the uniform management and organize the compilation and approval of general education textbooks on the basis of the appraisal by the National Council for Textbook Appraisal;

f/ To guide and direct the provincial/municipal People's Committees in performing the function of State management over general education as decentralized by the Government.

6. On intermediate vocational education:

a/ To submit to the Government the structure of training majors, investment structure and policies on assurance of intermediate vocational training quality; to direct and inspect the implementation thereof after they are approved;

b/ To decide on the list of occupations and trades for intermediate vocational training; and coordinate with specialized ministries in specifying the framework curriculum for intermediate vocational education;

c/ To promulgate the organizational and operational regulations and charters of intermediate vocational schools;

d/ To guide and inspect the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and provincial/municipal People's Committees in performing the function of State management over intermediate vocational education as decentralized by the Government.

7. On tertiary education and post-graduate education:

a/ To submit to the Government the structure of training majors, investment structure and policies on assurance of the quality of collegial, university and post-graduate training; to direct, inspect and organize the implementation thereof after they are approved;

b/ To submit to the Prime Minister the organizational models of assorted types of universities; the promulgation of the charters of universities and regulations of non-public universities; the plannings on the network of universities and colleges; the regulations on procedures for the establishment, merger, division, separation, operation termination and dissolution of universities and colleges, as well as the list of university and post-graduate training majors; the specific regulations on post-graduate diplomas for some specialized majors; the assignment of the task of post-graduate training to training and research institutions; the decisions on the establishment, merger, division, separation, dissolution and operation termination of universities; and regulations on the tasks, powers, criteria and procedures for appointment and dismissal of principals of universities and colleges;

c/ To promulgate the organizational and operational regulations and charters of colleges; to decide on the establishment, merger, division, separation, dissolution and operation termination of colleges and pre-entrance schools;

d/ To prescribe the framework curriculum for university education, the content and methodology for post-graduate training; to assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and provincial/municipal People's Committees in checking universities and colleges in their elaboration of training programs according to the framework curriculum issued by the Ministry of Education and Training, and post-graduate institutions in their realization of training programs, contents and methodology;

e/ To organize the consideration, approval and compilation of textbooks for common use in collegial and university training institutions.

8. On the mode of non-formal education:

a/ To promulgate the program on illiteracy eradication;

b/ To prescribe the education programs for obtaining diplomas of the national education system in the forms of in-service learning, correspondence learning or guided self-learning.

9. To submit to the Government or the Prime Minister:

a/ Peculiar regimes and policies for teachers and education administrators;

b/ Bracket of school fees, regime of collection and use of school fees; and other incentive policies towards learners;

c/ The regulations on the establishment and operation of foreign education establishments in Vietnam;

d/ The regulations on conferment of honorary titles to teachers and education administrators.

10. To promulgate specific criteria for teachers and education administrators; the regulations on professional training and fostering programs so as to raise the qualifications of, and standardize, teachers and education administrators;

11. To promulgate the regulations on enrolment and management of pupils, students, trainees and research students, including foreign students studying in Vietnam and Vietnamese students studying abroad;

12. To prescribe standards for assurance of education quality; to perform the uniform management over the expertise of education quality;

13. To prescribe the procedures for the granting and withdrawal of diplomas and certificates within the national education system; to prescribe the equivalence between domestically granted diplomas and foreign ones;

14. To expertise and inspect the implementation of investment projects in the fields under its management as prescribed by law;

15. To undertake international cooperation in the field of education as prescribed by law;

16. To organize and direct the implementation of plans on scientific research and application of scientific and technological advances to education and training activities;

17. To decide on specific undertakings and measures and direct the realization of the mechanisms for operation of public-service organizations in the field of education according to law provisions; to manage and direct the operation of non-business organizations under its management;

18. To perform the specific tasks and powers within the rights of the representative of the owner of the State capital portions at the State-invested enterprises operating in the field of education under its management as prescribed by law;

19. To perform the State management over operation of associations and non-governmental organizations in the field of education according to law provisions;

20. To check legal documents of ministries, branches, People's Councils and People's Committees of various levels, which are related to the field of education according to law provisions;

21. To examine, inspect and settle complaints and denunciations, to combat corruption and negative acts and handle law violations regarding education, which fall under its competence;

22. To decide on, and direct the implementation of, its administrative reform program according to the objectives and contents of the State's overall administrative reform program already approved by the Prime Minister;

23. To manage its organizational apparatus and payroll; to direct the realization of wage policies as well as policies on preferential treatment, commendation, rewards and disciplines towards State officials and employees under its management, to provide professional training and fostering for, and build a contingent of, officials and employees in the education field.

24. On the management of assigned finance and assets:

a/ To manage its assigned finance and assets, and organize the execution of allocated budget according to law provisions;

b/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in allocating the State budget expenditures for education; make detailed adjustment within the financial limits already approved for education target programs;

c/ To coordinate with the Ministry of Finance in inspecting the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and provincial/municipal People's Committees in using and managing education funding and other revenue sources according to law provisions.

Article 3.- Organizational structure of the Ministry

a/ Organizations assisting the Minister in performing the State management function:

1. The Department for Pre-school Education;

2. The Department for Primary Education;

3. The Department for Secondary Education;

4. The Department for Vocational Education;

5. The Department for Tertiary and Post-Graduate Education;

6. The Department for Continued Education;

7. The Department for Defense Education;

8. The Department for Pupil and Student Work;

9. The Department for Planning and Finance;

10. The Department for International Cooperation;

11. The Department for Science and Technology;

12. The Legal Department;

13. The Department for Organization and Personnel;

14. The Office;

15. The Inspectorate;

16. The Department for Examination and Expertise of Education Quality.

b/ Non-business organizations under the Ministry:

1. The Institute for Education Strategies and Programs;

2. The Informatics Center;

3. The Education and Time newspaper;

4. The Education magazine.

The Minister of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Minister of the Interior in formulating plans on reorganizing other non-business units, colleges as well as public, semi-public and people-founded universities under the Ministry of Education and Training, and submitting them to the Prime Minister for decision. Pending decisions on their reorganization and rearrangement, non-business units under the Ministry shall continue operating according to the current regulations.

Article 4.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Government's Decree No. 29/CP of March 30, 1994 on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training and other previous provisions contrary to this Decree.

Article 5.- Implementation responsibility

The Minister of Education and Training, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 85/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất