Chỉ thị 57/2007/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong ngành giáo dục

thuộc tính Chỉ thị 57/2007/CT-BGDĐT

Chỉ thị 57/2007/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong ngành giáo dục
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:57/2007/CT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Bành Tiến Long
Ngày ban hành:04/10/2007
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, An ninh trật tự, An ninh quốc gia

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

Số: 57/2007/CT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

 

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2007

 

 

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác giáo dục quốc phòng trong ngành giáo dục

 

 

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12/2/2001 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới, ngày 3/7/2001 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị số 25/2001/CT-BGD&ĐT về các biện pháp tăng cường công tác giáo dục quốc phòng ở các cơ sở thuộc ngành trong tình hình mới.

Trong 6 năm qua, giáo dục quốc phòng, an ninh trong ngành giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc tổ chức thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo dục đã có sự chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh trong toàn ngành. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng ở cấp trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp đã bước đầu được hình thành và phát triển. Nhiều sở giáo dục và đào tạo đã từng bước thực hiện biên chế giáo viên theo các văn bản quy định hiện hành; việc tổ chức học theo phân phối chương trình, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho từng học sinh đã được thực hiện ở nhiều địa phương trên cả nước. Giáo dục quốc phòng, an ninh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ngày càng có chất lượng, hiệu quả; việc kiện toàn, phát triển hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên theo Quyết định 07/2003/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên giai đoạn 2001 - 2010 đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện hiệu quả cho sinh viên.

Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng, an ninh; tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh của ngành còn bộc lộ một số hạn chế như sau:

Nhận thức và trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo các nhà trường và địa phương đối với nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh chưa sâu sắc, từ đó chưa thật sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư  đúng mức cho công tác này. Còn có những cơ sở giáo dục và địa phương chưa coi giáo dục quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ lâu dài, ỷ lại vào sự giúp đỡ của các đơn vị và cơ quan quân sự địa phương; chưa thực hiện tốt chế độ giao ban, báo cáo, sơ kết, tổng kết theo quy định dẫn đến việc quản lý, chỉ đạo chưa kịp thời, kém hiệu quả.

Đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng, an ninh chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt có địa phương gần như chưa có giáo viên đã qua đào tạo dù ở bất cứ hình thức nào. Việc đào tạo giáo viên cho các trường trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp vẫn chưa thật sự mang tính chiến lược; chưa có phương án và giải pháp cụ thể cho việc tạo nguồn giảng viên giáo dục quốc phòng trong các trường đại học, cao đẳng. Việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học ở các trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo còn hạn chế.

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được coi trọng và thực hiện thường xuyên nên những sai sót ở cơ sở chậm được chấn chỉnh kịp thời.

Để tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh, ngày 03 tháng 5 năm 2007 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

Triển khai thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục trong ngành thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:

1. Tổ chức quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị tới từng cơ sở giáo dục và mọi cán bộ đảng viên trong ngành giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cơ sở giáo dục và mỗi cán bộ đảng viên đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Đặt công tác giáo dục quốc phòng, an ninh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các tổ chức cơ sở đảng, sự điều hành của các cấp chính quyền.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện. Tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng. Quán triệt quan điểm giáo dục toàn diện, nhận thức đúng vị trí của môn học giáo dục quốc phòng, an ninh đến từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

2. Các cơ quan chức năng thuộc Bộ có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quốc phòng.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và chỉ đạo đào tạo giảng viên giáo dục quốc phòng- an ninh, đẩy nhanh tiến độ đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng- an ninh cho cấp trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp đảm bảo đến năm 2015 có đủ giáo viên theo biên chế. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo lại tiến tới chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và giảng viên giáo dục quốc phòng- an ninh theo quy định.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục quốc phòng, an ninh phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng với yêu cầu phát triển, trong đó chú trọng giáo dục lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, lịch sử truyền thống của Đảng, của dân tộc, lòng tự tôn dân tộc và ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân trước tình hình mới.

d) Tổ chức biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, chỉ đạo sản xuất và hướng dẫn các địa phương, nhà trường mua sắm thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh.

e) Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên theo Quyết định 07/2003/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch Hệ thống Trung tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên giai đoạn 2001 - 2010. Hoàn chỉnh quy định liên kết đào tạo và phân luồng các trường đưa sinh viên vào học tại các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên hợp lý và hiệu quả.

3. Đối với các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp:

a) Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục quốc phòng - an ninh.

b) Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả nội dung, chương trình môn học giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định. Xây dựng đội ngũ giáo viên cho các trường trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp theo biên chế đã quy định. Có kế hoạch gửi đi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên để đổi mới phương pháp, nâng cao năng lực, chất lượng giảng dạy; nhanh chóng chuyển từ hình thức học tập trung sang hình thức học tập theo phân phối chương trình.

c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, giáo trình, tài liệu môn giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định.

d) Các đại học, trường đại học và địa phương được giao nhiệm vụ xây dựng trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên khẩn trương hoàn thiện dự án để sớm đưa trung tâm vào hoạt động đáp ứng yêu cầu số lượng học sinh, sinh viên ngày càng tăng. Các trường đại học, cao đẳng thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phân luồng, liên kết giảng dạy giáo dục quốc phòng- an ninh cho sinh viên; kiên quyết không mời những cán bộ không có chức năng và không đủ tiêu chuẩn làm giảng viên theo quy định tham gia giảng dạy.

e) Thực hiện tốt các công tác quốc phòng, quân sự địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan quân sự địa phương.

g) Hàng năm, theo định kỳ các sở giáo dục và đào tạo, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng- an ninh và công tác quốc phòng, quân sự địa phương của đơn vị mình về Bộ Giáo dục và Đào tạo và hội đồng giáo dục quốc phòng- an ninh tỉnh, thành phố.

4. Vụ Giáo dục Quốc phòng chủ trì cùng các cơ quan chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan có liên quan của Bộ Quốc phòng đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung trên. Xây dựng kế hoạch và định kỳ kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong các nhà trường và địa phương.

Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành Chỉ thị này.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

Bành Tiến Long

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất