Chỉ thị 22/2003/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm

thuộc tính Chỉ thị 22/2003/CT-BGDĐT

Chỉ thị 22/2003/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:22/2003/CT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Minh Hiển
Ngày ban hành:05/06/2003
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 22/2003/CT-BGDĐT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 22/2003/CT-BGD&ĐT NGÀY 05 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO
VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HẰNG NĂM

 

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), trong những năm qua, công tác bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) đã từng bước đi vào nền nếp. Tuy vậy, chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học và quản lý giáo dục. Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) đã giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục và các địa phương: "Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thời kì mới". Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục đã có ý kiến chỉ đạo: Cần quan tâm đầy đủ đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời coi trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nhân cách nhà giáo; quan tâm đầy đủ tới việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp; bắt đầu từ năm học 2003, tổ chức để giáo viên được tập trung bồi dưỡng một tháng.

Để thực hiện kết luận của Trung ương Đảng và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục, nhằm bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hằng năm như sau:

1. Mục tiêu bồi dưỡng:

Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng; chủ trương, chính sách của Nhà nước và của ngành; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật, hiện đại hoá phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục.

2. Đối tượng bồi dưỡng:

Tất cả nhà giáo và CBQLGD đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo thuộc các loại hình trường và cơ sở giáo dục (trừ các nhà giáo, CBQLGD được cử đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp theo các chương trình khác trong hè với thời gian tối thiểu 1 tháng trở lên).

3. Thời gian bồi dưỡng: Một tháng trong hè.

4. Nội dung bồi dưỡng:

a. Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản về đường lối chính sách của Nhà nước và chủ trương của ngành; nhiệm vụ và kế hoạch giáo dục - đào tạo năm học mới; tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, trong nước và quốc tế.

b. Các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ, theo hướng cập nhật hoá, hiện đại hoá tri thức bộ môn và đổi mới phương pháp giảng dạy.

c. Kinh nghiệm hoạt động giáo dục, kinh nghiệm dạy học, các phương pháp dạy học mới; các biện pháp cần thiết để đổi mới phương thức đào tạo, phương pháp dạy học.

Đối với nhà giáo, CBQLGD ở các nhà trường, cơ sở giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa tập trung vào học tập, bồi dưỡng theo chương trình và sách giáo khoa mới; trao đổi, học tập các phương pháp, kĩ thuật dạy học, thực hành soạn giảng, dạy thử các chuyên đề, bài học liên quan đến chương trình và sách giáo khoa mới.

5. Phương pháp bồi dưỡng:

Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung, bảo đảm yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực, hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần phát triển các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành, thao giảng, tham quan thực tế.

6. Tổ chức thực hiện:

a. Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ:

Căn cứ vào nội dung nêu trên, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hằng năm có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo cụ thể về nội dung, kế hoạch, thời gian và các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng phù hợp với đối tượng quản lí; tham mưu với lãnh đạo Bộ việc phối hợp với các bộ, ngành có trường trong công tác quản lý chỉ đạo việc bồi dưỡng cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của các trường, cơ sở giáo dục thuộc các bộ, ngành khác.

b. Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương:

Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành và các cơ sở giáo dục ở địa phương triển khai thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí để các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD trong các mùa hè.

c. Các sở giáo dục và đào tạo, các trường sư phạm và các cơ sở giáo dục:

Căn cứ vào nội dung chỉ thị và hướng dẫn của Bộ, chủ động xây dựng kế hoạch bồi dường hè hằng năm cho phù hợp với các loại đối tượng, đảm bảo mọi nhà giáo, CBQLGD đều được bồi dưỡng. Sau khi kết thúc bồi dưỡng hè, gửi báo cáo tổng kết về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố và các bộ, ngành chủ quản vào trước ngày 15/10 hằng năm.

Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng các trường sư phạm, thủ trưởng các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung được nêu trong chỉ thị này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan để xin ý kiến chỉ đạo.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất