Thông tư 130/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận và xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp Nhà nước khi sáp nhập, hợp nhất

thuộc tính Thông tư 130/1998/TT-BTC

Thông tư 130/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận và xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp Nhà nước khi sáp nhập, hợp nhất
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:130/1998/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Tá
Ngày ban hành:30/09/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 130/1998/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 130/1998/TT-BTC NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 1998
HƯỚNG DẪN VIỆC BÀN GIAO, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CÁC TỒN TẠI
VỀ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC KHI SÁP NHẬP,
HỢP NHẤT

 

Thực hiện Quyết định số 1179/1997/QĐ-TTg ngày 30/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 1998; Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; Bộ Tài chính hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận, xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp Nhà nước khi sáp nhập, hợp nhất như sau:

 

I. NGUYÊN TẮC CHUNG:

 

1. Quy định chung về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.

1.1. Sáp nhập doanh nghiệp là trường hợp một hoặc nhiều doanh nghiệp nhập vào một doanh nghiệp khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các doanh nghiệp nhập vào doanh nghiệp khác gọi là doanh nghiệp bị sáp nhập, sau khi sáp nhập không còn tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp tiếp nhận các doanh nghiệp khác nhập vào gọi là doanh nghiệp tiếp nhận vẫn giữ nguyên pháp nhân cũ. Quyền và nghĩa vụ dân sự của doanh nghiệp bị sáp nhập được chuyển giao cho doanh nghiệp tiếp nhận.

1.2. Hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp hai hoặc nhiều doanh nghiệp hợp nhất thành một doanh nghệp mới theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các doanh nghiệp tham gia hợp nhất gọi là doanh nghiệp hợp nhất, sau khi hợp nhất không còn tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở các doanh nghiệp hợp nhất lại gọi là doanh nghiệp mới và mang pháp nhân mới. Quyền và nghĩa vụ dân sự của các doanh nghiệp hợp nhất được chuyển giao cho doanh nghiệp mới.

1.3. Điều kiện sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp Nhà nước:

- Các doanh nghiệp thuộc diện sáp nhập, hợp nhất trong đề án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã được người có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc sáp nhập, hợp nhất không làm suy giảm hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới.

- Không thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất đối với doanh nghiệp có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản (là những doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp, tình hình tài chính khó khăn đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn hoặc không trả đủ lương cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp). Những doanh nghiệp này phải giải quyết theo Luật phá sản doanh nghiệp và Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp.

1.4. Người có thẩm quyền quyết định việc sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp là người ký quyết định thành lập doanh nghiệp đó. Thủ tục, trình tự sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 và Nghị định số 38/CP ngày 28/4/1997 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước.

2. Nguyên tắc xử lý tài chính khi sáp nhập, hợp nhất.

2.1. Phân định rõ trách nhiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất và doanh nghiệp tiếp nhận, doanh nghiệp mới.

2.2. Doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất có trách nhiệm bàn giao đầy đủ, nguyên trạng toàn bộ tài sản, tiền vốn kể cả quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp có đến thời điểm bàn giao cho doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới.

2.3. Doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới có quyền và nghĩa vụ tiếp nhận toàn bộ, nguyên trạng vốn, tài sản, các khoản nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất.

2.4. Doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới có trách nhiệm thừa kế và sử lý những vấn đề về tài chính, vốn, tài sản, các khoản nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất.

 

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

1. Kiểm kê phân loại tài sản.

1.1. Doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc hợp nhất phải thực hiện việc kiểm kê toàn bộ tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp, xác định rõ số lượng tài sản thực tế, tài sản dôi thừa, hao hụt, mất mát; đối chiếu các khoản công nợ phải thu, phải trả, xác định số nợ phải thu khó đòi, số phải trả không có người đòi, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với trường hợp hao hụt mất tài sản, nợ phải thu khó đòi theo quy định hiện hành; khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, xác định rõ các vấn đề tài chính còn tồn tại cần được xử lý để bàn giao cho doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới. Thời điểm kiểm kê, đối chiếu công nợ, lập báo cáo tài chính là thời điểm sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp.

1.2. Doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc hợp nhất phải cùng với doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới phân loại tài sản: tài sản chưa cần dùng, không cần dùng, chờ thanh lý, kém mất phẩm chất; xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể và cá nhân đối với tài sản kém, mất phẩm chất theo qui định chế độ hiện hành.

Việc phân loại tài sản tiến hành đồng thời với việc kiểm kê tài sản, quá trình kiểm kê phân loại tài sản phải có đại diện của doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới và phải lập thành biên bản có chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất và của doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới.

2. Bàn giao và tiếp nhận.

2.1. Trên cơ sở báo cáo tài chính kèm theo biên bản kiểm kê, phân loại tài sản, biên bản đối chiếu xác nhận các khoản công nợ, doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất phải bàn giao đầy đủ, nguyên trạng kể cả quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới kèm theo đầy đủ hồ sơ, chứng từ có liên quan.

2.2. Doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới có quyền và trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản (kể cả tài sản hư hỏng kém mất phẩm chất, không cần dùng, chờ thanh lý), các khoản công nợ phải thu (kể cả nợ phải thu khó đòi), các khoản nợ phải trả và các khoản lỗ luỹ kế của doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất.

2.3. Sau khi đã bàn giao tài sản và nợ, việc xử lý những tồn tại về tài sản, công nợ, lỗ luỹ kế thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới.

2.4. Thời điểm bàn giao và tiếp nhận tài sản theo thời điểm kiểm kê tài sản (việc ký biên bản bàn giao có thể chậm hơn nhưng không quá 1 tháng sau thời điểm kiểm kê). Trong thời gian chưa bàn giao, doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản không để hư hỏng, hao hụt, mất mát.

2.5. Việc bàn giao và tiếp nhận phải lập biên bản có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất và của doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới. Đại diện có thẩm quyền bên bàn giao là Giám đốc và kế toán trưởng của doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất; Đại diện có thẩm quyền của bên tiếp nhận là giám đốc và kế toán trưởng của doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới.

3. Xử lý những tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập, doanh nghiệp hợp nhất.

3.1. Xử lý tồn tại trước khi bàn giao:

Trong quá trình kiểm kê, phân loại tài sản, đối chiếu xác nhận các khoản công nợ, doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất phải tiến hành xử lý ngay những tồn tại thuộc phạm vi và quyền hạn của doanh nghiệp trước khi bàn giao cho doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới:

- Đối với công nợ phải thu: thu hồi ngay những khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được; xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với những khoản nợ phải thu khó đòi; Xử lý ngay các khoản phải thu khó đòi có đủ căn cứ pháp lý theo cơ chế tài chính hiện hành.

- Đối với tài sản hao hụt, mất mát: xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự phải bồi thường theo qui định của pháp luật. Đối với tài sản hao hụt, mất mát có mua bảo hiểm phải làm việc với cơ quan bảo hiểm để xác định mức bồi thường. Khoản chênh lệch giữa giá trị tổn thất và số tiền bồi thường thu được xử lý theo cơ chế tài chính hiện hành.

- Thực hiện việc nhượng bán hoặc thanh lý ngay những tài sản kém, mất phẩm chất, không cần dùng, chờ thanh lý để thu hồi vốn. Thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản và xử lý khoản chênh lệch giữa số thu về nhượng bán, thanh lý tài sản sau khi trừ đi giá trị còn lại của tài sản và chi phí nhượng bán thanh lý thực hiện theo qui định hiện hành.

Tài sản hao hụt mất mát, kém phẩm chất, nợ phải thu khó đòi chưa đủ căn cứ xử lý phải bàn giao cho doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới. Trách nhiệm đối với những tồn tại này thuộc Giám đốc, kế toán trưởng và người có liên quan của doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất.

3.2. Xử lý các tồn tại sau khi bàn giao:

a) Đối với tài sản hao hụt, mất mát: Doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới có trách nhiệm tiếp tục xử lý theo cơ chế xử lý tài chính hiện hành:

- Đương sự gây ra hao hụt, mất phải bồi thường.

- Yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường (đối với tài sản có mua bảo hiểm).

- Lấy quỹ dự phòng tài chính bù đắp.

- Hạch toán vào chi phí kinh doanh nếu sau khi đã xử lý bằng các nguồn nói trên không đủ.

b) Đối với tài sản kém, mất phẩm chất, không cần dùng, chờ thanh lý: Doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới tiến hành nhượng bán, thanh lý ngay để thu hồi vốn. Thủ tục thanh lý, nhượng bán theo quy định hiện hành. Khoản chênh lệch giữa số thu và giá trị còn lại của tài sản kể cả chi phí thanh lý nhượng bán xử lý theo cơ chế tài chính hiện hành.

c) Đối với các khoản phải trả: Doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế và các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ công nhân viên, hoặc xử lý theo chế độ hiện hành. Những khoản nợ phải trả không có người đòi được hạch toán vào thu nhập bất thường.

d) Đối với các khoản phải thu: Doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thu hồi các khoản nợ phải thu theo nội dung biên bản đối chiếu xác nhận nợ và biên bản bàn giao. Doanh nghiệp được trích lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh khoản dự phòng với các khoản phải thu khó đòi nhận bàn giao. Các khoản nợ phải thu không thu hồi được xử lý theo chế độ hiện hành.

đ) Đối với các khoản lỗ: Doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới được tiếp tục chuyển các khoản lỗ tiếp nhận của các doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất sang năm sau theo luật định. Thời gian chuyển lỗ được tính từ thời điểm nhận bàn giao. Trong thời gian chuyển lỗ theo luật định được bù đắp bằng lợi nhuận trước thuế. Số lỗ còn lại sau thời gian được chuyển lỗ theo luật định được bù đắp bằng lợi nhuận sau thuế.

 

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHI SÁP NHẬP, HỢP NHẤT

 

1. Đối với doanh nghiệp bị sáp nhập, doanh nghiệp hợp nhất.

- Ngay sau khi nhận được quyết định sáp nhập, hợp nhất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất phải tiến hành ngay việc kiểm kê, phân loại tài sản, đối chiếu xác nhận các khoản công nợ và làm các thủ tục cần thiết theo qui định để kịp thời bàn giao cho doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới.

- Nếu doanh nghệp không thực hiện việc kiểm kê, phân loại tài sản, đối chiếu xác nhận công nợ để trì hoãn hoặc kéo dài thời gian bàn giao gây khó khăn cho điều hành và hoạt động của doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới, làm tổn thất tài sản của doanh nghiệp thì giám đốc doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tổn thất do chậm bàn giao gây ra.

- Trong thời gian chưa bàn giao, doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, không để hư hỏng, hao hụt mất mát. Mọi hao hụt, mất mát tài sản trong thời gian chưa bàn giao, Giám đốc doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Đối với doanh nghiệp tiếp nhận, doanh nghiệp mới.

- Doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới phải cùng với doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất kiểm kê, phân loại tài sản đồng thời tiếp nhận toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc hợp nhất bàn giao.

- Chịu trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ, nguyên trạng vốn, tài sản, các khoản nợ phải thu, các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất; đồng thời phải thừa kế và xử lý những vấn đề về tài chính của doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc doanh nghiệp hợp nhất bàn giao theo qui định hiện hành.

- Việc tiếp nhận bàn giao tài sản không đúng với thực tế gây thất thoát về tài sản của doanh nghiệp thì Giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp tiếp nhận hoặc doanh nghiệp mới và các cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp kịp thời phản ánh với Bộ Tài chính để nghiên cứu xem xét, hướng dẫn bổ sung.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 130/1998/TT-BTC
Hanoi, September 30, 1998
 
CIRCULAR
GUIDING THE HAND-OVER, TAKE-OVER AND SETTLEMENT OF FINANCIAL PROBLEMS OF STATE ENTERPRISES DURING MERGER OR CONSOLIDATION
In furtherance of Decision No. 1179/1997/QD-TTg of December 30, 1997 of the Prime Minister on a number of policies and measures for the control of the socio-economic development plan and the 1998 draft State budget; and Directive No.20/1998/CT-TTg of April 21, 1998 of the Prime Minister on promoting the rearrangement and renewal of State enterprises; the Ministry of Finance hereby provides the following guidances on the hand-over, take-over and settlement of financial problems of State enterprises during their merger or consolidation:
I. GENERAL PRINCIPLES
1. General provisions on merger and consolidation of enterprises
1.1. Merger of enterprises is the act whereby one or many enterprises is/are amalgamated into a new enterprise by decision of the competent State agency. Enterprises to be merged into a new enterprise are called merged enterprises which shall, after the merger, no longer have legal person status. The enterprise integrating other enterprises is the accepting enterprise which shall retain its legal person status after the merger. The civil rights and obligations of the merged enterprises shall be transferred to the accepting enterprise.
1.2. Consolidation of enterprises means two or many enterprises combine with each other to create a new enterprise by decision of the competent State agency. Enterprises joining the consolidation are called consolidated enterprises which shall, after the consolidation, no longer have legal person status. The enterprise established on the basis of the consolidated enterprises is called new enterprise which shall have a new legal person status. The civil rights and obligations of the consolidated enterprises shall be transferred to the new enterprise.
1.3. Conditions for merger or consolidation of State enterprises:
- The enterprises eligible for merger or consolidation must be those already included in the plans for rearrangement of State enterprises of the ministries, branches and People�s Committees of the provinces and cities, and such plans have been ratified by the competent persons.
- The merger or consolidation must not reduce the business efficiency and competitiveness of the accepting or new enterprise.
- The merger or consolidation shall not apply to enterprises where signs of bankruptcy are found (which suffer losses for two consecutive years or fall into so difficult financial situation that they cannot pay their due debts or fully pay wages to the personnel for three consecutive months, according to the labor agreements and labor contracts). Such enterprises shall be dealt with according to the Law on Bankruptcy of Enterprises and Decree No.189-CP of December 23, 1994 of the Government guiding the implementation of the Law on Bankruptcy of Enterprises.
1.4. The person competent to decide the merger or consolidation of enterprises is the person who has signed the decision on the establishment of such enterprises. The procedures and order for the merger or consolidation of enterprises shall comply with the provisions of Decree No.50-CP of August 28, 1996 and Decree No.38-CP of April 28, 1997 of the Government on the establishment, re-organization, dissolution and bankruptcy of State enterprises.
2. Principles for the settlement of financial problems in merger or consolidation of enterprises
2.1. To clearly determine the responsibilities of persons in charge of the management and control of the merged enterprises or the consolidated enterprises as well as the accepting enterprise or new enterprise.
2.2. The merged or consolidated enterprises shall have to hand over fully and intact their properties and capital, including the right to use land still under their management and use by the time of the hand-over to the accepting or new enterprise.
2.3. The accepting enterprise or new enterprise shall have the right and obligation to accept fully and intact the capital, properties, the debts to be recovered and the payable debts of the merged or consolidated enterprises.
2.4. The accepting enterprise or new enterprise shall have to inherit and settle financial problems on capital, properties, the debts to be recovered and the payable debts of the merged or consolidated enterprises.
II. SPECIFIC PROVISIONS
1. Property inventory and classification
1.1. The merged or consolidated enterprises shall have to inventory all properties and capital under their management and use, clearly determine the amount of actual, redundant, diminished or lost properties; compare the debts to be recovered and the payable debts, determine the bad debts and the payable but unclaimed debts, the reasons and responsibilities of collectives and individuals for the decrease or loss of properties as well as for the bad debts as currently prescribed by law; close the accounting books, make financial statements and clearly define financial problems to be settled before the hand-over to the accepting or new enterprise. The time to inventory properties, compare debts and make financial statements shall be the time of the merger or consolidation of enterprises.
1.2. The merged or consolidated enterprises shall, together with the accepting or new enterprise, have to classify properties into categories such as properties temporarily unused, redundant properties, properties for future liquidation and degraded properties; and clearly determine the reasons as well as responsibilities of collectives and individuals for the degraded properties according to current regulations.
The classification of properties shall be conducted simultaneously with the inventory of properties in the presence of representative(s) of the accepting enterprise or new enterprise and must be recorded in writing and signed by the competent persons of the merged or consolidated enterprise and the accepting or new enterprise.
2. Hand-over and take-over
2.1. Basing themselves on the financial statements attached with the records of property inventory and classification and records on the debt comparison and acknowledgment, the merged or consolidated enterprises shall have to hand over fully and intact their properties, including the land use right to the accepting or new enterprise, together with all relevant dossiers and documents.
2.2. The accepting enterprise or new enterprise shall have the right and obligation to accept all properties (including the damaged and degraded properties, redundant properties and properties for liquidation), the debts to be recovered (including bad debts), payable debts and accumulative losses of the merged or consolidated enterprises.
2.3. After the properties and debts have been handed over, the settlement of all problems related to properties, debts and accumulative losses shall come under the responsibility of the accepting or new enterprise.
2.4. The time of the hand-over and acceptance of properties shall be the time of inventorying them (the hand-over records may be signed later but not later than one month after inventory). During the hand-over period, the merged or consolidated enterprises shall have to preserve all properties and prevent them from being damaged, deficient or lost.
2.5. The hand-over and acceptance must be recorded in writing and signed by the authorized representatives of the merged or consolidated enterprise and the accepting or new enterprise. The authorized representative of the handing-over party shall be the director and chief accountant of the merged or consolidated enterprise; the authorized representative of the accepting or new enterprise shall be the director and chief accountant of such enterprise
3. Handling problems of the merged or consolidated enterprises
3.1. With regard to problems arising before the hand-over:
In the course of inventorying and classifying properties, comparing and acknowledging debts, the merged or consolidated enterprises shall have to promptly settle the problems under their responsibility and competence before handing over such properties and debts to the accepting or new enterprise:
- With regard to the debts to be recovered: To promptly recover the collectible due debts; clearly determine the reasons and responsibilities of collectives and individuals for the bad debts; and promptly settle bad debts with full legal basis according to the current financial mechanism.
- With regard to deficient and lost properties: To clearly determine the reasons and responsibilities of collectives and individuals and ask the concerned persons to make compensation in accordance with the provisions of law. For deficient and lost properties for which insurance has been purchased, the concerned enterprise shall have to meet the insurance agency in order to determine the level of compensation. The difference of value between losses and compensations shall be dealt with according to the current financial mechanism.
- To promptly sell or liquidate the degraded properties, redundant properties or properties for liquidation for capital recovery. The procedures for liquidation and sale of properties as well as for the handling of difference between the property sale and/or liquidation revenues minus the remaining value of properties and the sale and/or liquidation cost shall comply with current regulations.
The diminished, lost and degraded properties as well as the bad debts without sufficient basis for recovery must be all transferred to the accepting or new enterprise. The settlement of these problems shall come under the responsibility of the director, chief accountant and the concerned persons of the merged or consolidated enterprise.
3.2. With regard to problems arising after the hand-over:
a/ With regard to diminished and lost properties: The accepting enterprise or new enterprise shall have to continue handling such properties in accordance with the current financial settlement mechanism:
- The person(s) who has caused the decrease or loss of properties shall have to make compensation therefor;
- To request the insurance company to make compensation (for properties for which insurance has been purchased).
- To use the financial reserve fund to make up for such deficiency or loss.
- To include the cost thereof in the business expenses if the above-mentioned sources cannot cover the deficiency or loss.
b/ Degraded properties, redundant properties and properties for liquidation:
The accepting enterprise or new enterprise shall promptly sell or liquidate such properties for capital recovery. The procedures for liquidation, and sale shall comply with current regulations. The difference between the sale and/or liquidation revenues and the remaining value of properties, including the liquidation and/or sale cost shall be dealt with in accordance with the current financial mechanism.
c/ Payable debts: The accepting enterprise or new enterprise shall have to pay due debts to the creditors according to the commitments, including debts payable to the tax agencies, budget and public employees or settle such debts according to current regulations. The unclaimed payable debts shall be accounted in the irregular incomes of the enterprise.
d/ For the debts to be recovered: The accepting enterprise or new enterprise shall have to supervise and urge the collection of the debts to be recovered according to the records on debt comparison and acknowledgment and hand-over. The enterprise shall be entitled to make depreciation for the establishment and account into business expenses the reserves for bad debts they have accepted. The unrecoverable due debts shall be dealt with according to current regulations.
e/ For losses: The accepting enterprise or new enterprise shall be entitled to transfer to the subsequent year losses they have taken over from the merged or consolidated enterprises as prescribed by law. The loss transfer period shall be counted from the time of the take-over. During the time of the loss-transfer as prescribed by law the enterprise shall be compensated with the pre-tax profits. Losses remaining after the loss-transfer period shall be covered by the after-tax profit.
III. RESPONSIBILITY OF ENTERPRISES DURING MERGER OR CONSOLIDATION
1. For the merged or consolidated enterprises
- Right after receiving a decision on the merger or consolidation from the competent State agency, the enterprises to be merged or consolidated shall have to promptly conduct the inventory and classification of properties, compare and acknowledge debts and fill the necessary procedures as prescribed by law for the prompt hand-over to the accepting enterprise or new enterprise.
- If an enterprise fails to conduct the inventory and classification of properties, compare and acknowledge debts, thus delaying or dragging the hand-over and causing difficulties to the control and operation of the accepting or new enterprise, and causing damage to such enterprise�s properties, the director of the merged or consolidated enterprise shall have to take full responsibility before law for losses caused by the delayed hand-over.
- Before the hand-over, the merged or consolidated enterprise shall have to preserve all the enterprise�s properties to prevent them from being damaged, diminished or lost. The director of the merged or consolidated enterprise shall take responsibility before law for any deficiency or loss of properties before the hand-over.
2. For the accepting or new enterprise
- The accepting or new enterprise shall have, together with the merged or consolidated enterprises to inventory and classify properties and at the same time take over all properties of the merged or consolidated enterprises.
- To accept fully and intact capital, properties, the to-be-recovered debts and payable debts of the merged or consolidated enterprises; and at the same time, to inherit and settle financial problems of the merged or consolidated enterprises according to current regulations.
- If the acceptance and hand-over of properties fail to comply with the set regulations, thus causing losses of enterprises� properties, the director and chief accountant of the accepting or new enterprise and the concerned persons shall have to make compensation therefor.
III. IMPLEMENTATION PROVISIONS
This Circular takes effect 15 days after its signing. In the course of implementation, if any problem arises, it should be reported by the concerned agency or enterprise to the Ministry of Finance for consideration and additional guidance.
 

 
THE MINISTRY OF FINANCE





Tran Van Ta
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 130/1998/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất