Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 187/2004/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 187/2004/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/11/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị định187/2004/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 187/2004/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 187/2004/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2004
VỀ VIỆC CHUYỂN CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là cổ phần hoá)
1. Chuyển đổi những công ty nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
3. Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Điều 2. Đối tượng và điều kiện cổ phần hoá
1. Nghị định này áp dụng đối với công ty nhà nước không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hoá, bao gồm: các tổng công ty nhà nước (kể cả ngân hàng thương mại nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước); công ty nhà nước độc lập; công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp cổ phần hoá).
Danh mục công ty nhà nước thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
2. Các công ty nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành cổ phần hoá khi còn vốn nhà nước (chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) sau khi giảm trừ giá trị tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý; các khoản tổn thất do lỗ, giảm giá tài sản, công nợ không có khả năng thu hồi và chi phí cổ phần hoá.
3. Việc cổ phần hoá đơn vị hạch toán phụ thuộc của các công ty nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được tiến hành khi:
a) Đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập;
b) Không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
Điều 3. Hình thức cổ phần hoá công ty nhà nước
1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn áp dụng đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ. Mức vốn huy động thêm tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ảnh trong phương án cổ phần hoá.
2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
3. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
Điều 4. Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
1. Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động theo luật pháp Việt Nam và cá nhân người Việt Nam định cư ở trong nước (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư trong nước) được quyền mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá với số lượng không hạn chế.
2. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư nước ngoài) được mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hoá phải mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần; nhận, sử dụng cổ tức và các khoản thu khác từ đầu tư mua cổ phần đều phải thông qua tài khoản này.
Điều 5. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá bằng đồng Việt Nam.
Điều 6. Chi phí thực hiện cổ phần hoá
Chi phí thực hiện cổ phần hoá được trừ vào vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá. Nội dung và mức chi phí cổ phần hoá thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 7. Cổ phần, cổ phiếu và cổ đông sáng lập
1. Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mệnh giá 1 cổ phần quy định thống nhất là 10.000 đồng.
2. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cổ đông góp vốn trong công ty. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên nhưng phải có đủ nội dung chủ yếu quy định tại Điều 59 của Luật Doanh nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu cổ phiếu thống nhất để các doanh nghiệp in và quản lý theo quy định.
3. Cổ đông sáng lập của doanh nghiệp cổ phần hoá là những cổ đông có đủ các điều kiện sau:
a) Tham gia thông qua Điều lệ lần đầu của công ty cổ phần;
b) Cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán;
c) Sở hữu số lượng cổ phần bảo đảm mức tối thiểu theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Số lượng cổ phần tối thiểu của mỗi cổ đông sáng lập và số lượng cổ đông sáng lập do Đại hội đồng cổ đông quyết định và quy định tại Điều lệ Công ty.
Điều 8. Nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động tại thời điểm quyết định cổ phần hoá và giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định hiện hành.
Công ty cổ phần có trách nhiệm kế thừa mọi nghĩa vụ đối với người lao động từ công ty nhà nước chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Công ty cổ phần được chủ động sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn đã cổ phần hoá để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty nhà nước trước khi cổ phần hoá và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II. XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI CỔ PHẦN HÓA
Điều 9. Trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hoá trong việc xử lý tồn tại về tài chính
Các doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá và trong quá trình cổ phần hóa. Trường hợp có vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền thì doanh nghiệp cổ phần hoá phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Điều 10. Xử lý tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, phúc lợi
1. Đối với tài sản do doanh nghiệp thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Trước khi chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp phải thanh lý hợp đồng hoặc thoả thuận với chủ sở hữu tài sản để công ty cổ phần kế thừa các hợp đồng đã ký trước đây hoặc ký lại hợp đồng mới.
2. Đối với những tài sản của doanh nghiệp không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý: doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chuyển cho đơn vị khác theo quy định hiện hành. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp nếu những tài sản trên chưa kịp xử lý thì được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp. Trong quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp tiếp tục xử lý những tài sản này, đến thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp nếu chưa xử lý thì chuyển giao cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản thuộc công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, phúc lợi thì chuyển giao cho công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
Riêng đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan nhà đất của địa phương để quản lý hoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành.
4. Đối với tài sản đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được công ty cổ phần tiếp tục dùng trong sản xuất kinh doanh thì tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá và chuyển thành cổ phần để chia cho người lao động trong doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá theo thời gian thực tế đã làm việc tại doanh nghiệp của từng người.
Điều 11. Các khoản nợ phải thu
1. Doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi các khoản nợ phải thu đến hạn trước khi cổ phần hoá. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
2. Đến thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không có khả năng thu hồi đã loại khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá (kèm theo hồ sơ, các tài liệu liên quan) cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
Điều 12. Các khoản nợ phải trả
1. Doanh nghiệp phải huy động các nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả trước khi cổ phần hoá hoặc thoả thuận với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.
Việc chuyển nợ thành vốn góp cổ phần được xác định thông qua kết quả đấu giá bán cổ phần hoặc do doanh nghiệp và chủ nợ thoả thuận để xác định giá tham gia đấu giá.
2. Trong quá trình cổ phần hóa, nếu doanh nghiệp có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn do kinh doanh thua lỗ thì xử lý nợ theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
Điều 13. Các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi
1. Các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm: doanh nghiệp sử dụng để trợ cấp cho lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hoá, nếu còn thì hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Các Quỹ dự phòng rủi ro, dự phòng nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tài chính được chuyển sang công ty cổ phần tiếp tục quản lý.
4. Quỹ dự phòng tài chính để bù lỗ (nếu có), bù đắp các khoản tài sản tổn thất, nợ không thu hồi được, số còn lại tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá.
5. Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước (nếu có), bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định hiện hành trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
6. Các khoản lỗ tính đến thời điểm doanh nghiệp cổ phần hoá chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận trước thuế đến thời điểm cổ phần hoá để bù đắp. Trường hợp thiếu thì thực hiện các biện pháp xoá nợ ngân sách nhà nước, nợ ngân hàng và nợ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
Sau khi áp dụng các giải pháp trên mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ thì được giảm trừ vào vốn nhà nước.
Điều 14. Vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác
1. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá kế thừa vốn đầu tư dài hạn của công ty nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thì toàn bộ số vốn này được tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo nguyên tắc quy định tại Điều 20 Nghị định này.
2. Trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hoá không kế thừa các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý như sau:
a) Thoả thuận bán lại vốn đầu tư cho đối tác hoặc các nhà đầu tư khác;
b) Chuyển giao cho doanh nghiệp khác làm đối tác.
Điều 15. Số dư bằng tiền của các Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi.
Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp để mua cổ phần. Người lao động không phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập này.
CHƯƠNG III. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HOÁ
MỤC 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Điều 16. Các công ty nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá được áp dụng một trong các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp như sau:
1. Phương pháp tài sản.
2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu.
3. Các phương pháp khác.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo các phương pháp trên.
MỤC 2. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN
Điều 17. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo phương pháp tài sản
1. Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hoá là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được.
Giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
Trường hợp cổ phần hoá toàn bộ tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập thì giá trị vốn nhà nước toàn tổng công ty để cổ phần hoá là giá trị thực tế vốn nhà nước của văn phòng tổng công ty; của các công ty thành viên và các đơn vị sự nghiệp thuộc tổng công ty (nếu có).
Trường hợp cổ phần hoá toàn bộ tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập thì giá trị vốn nhà nước để cổ phần hoá là giá trị thực tế vốn nhà nước tại công ty mẹ.
2. Các khoản sau đây không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá:
a) Giá trị những tài sản quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 10 của Nghị định này;
b) Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi;
c) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
d) Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác được quy định tại tiết b khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.
Điều 18. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp
1. Số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
2. Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
3. Giá thị trường của tài sản tại thời điểm cổ phần hoá.
Điều 19. Giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
1. Đối với diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hoá đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch; xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh; đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối (kể cả đất đã được Nhà nước giao có thu hoặc không thu tiền sử dụng đất) thì doanh nghiệp cổ phần hoá được quyền lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giao đất theo quy định của Luật Đất đai.
a) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn hình thức thuê đất thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá;
b) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn hình thức giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá là giá do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo quy định của Chính phủ. Trình tự và thủ tục giao đất, nộp tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.
2. Đối với diện tích đất Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện theo quy định tại tiết b khoản 1 Điều này.
3. Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp gồm: vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.
Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá và lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Điều 20. Xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hoá tại các doanh nghiệp khác
1. Giá trị vốn đầu tư dài hạn của công ty nhà nước tại các doanh nghiệp khác được xác định trên cơ sở:
a) Giá trị vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp mà công ty nhà nước có đầu tư vốn;
b) Tỷ lệ vốn đầu tư của công ty nhà nước trước khi cổ phần hoá tại các doanh nghiệp khác;
c) Trường hợp công ty nhà nước đầu tư vốn bằng ngoại tệ thì khi xác định vốn đầu tư được quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm định giá.
2. Trường hợp giá trị vốn đầu tư dài hạn của công ty nhà nước tại doanh nghiệp khác được xác định thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán thì giá trị ghi trên sổ kế toán của công ty nhà nước là cơ sở để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
3. Giá trị vốn góp của công ty nhà nước vào công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán được xác định trên cơ sở giá cổ phần giao dịch trên thị trường chứng khoán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
MỤC 3. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU
Điều 21. Giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
1. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định theo phương pháp dòng tiền chiết khấu dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.
Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp của toàn tổng công ty nhà nước theo phương pháp này thì khả năng sinh lời của tổng công ty nhà nước được xác định trên cơ sở lợi nhuận của tổng công ty nhà nước theo quy định tại quy chế tài chính của công ty nhà nước.
Trường hợp công ty nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác thì căn cứ vào lợi nhuận do việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác mang lại để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
2. Giá trị thực tế của doanh nghiệp bao gồm giá trị thực tế phần vốn nhà nước, nợ phải trả, số dư bằng tiền nguồn Quỹ khen thưởng, phúc lợi và số dư kinh phí sự nghiệp (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao đất thì phải tính bổ sung giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này.
Điều 22. Căn cứ xác định
1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 05 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 đến 05 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
3. Lãi suất trái phiếu Chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp được định giá.
MỤC 4. TỔ CHỨC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Điều 23. Phương thức tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá
1. Doanh nghiệp cổ phần hoá có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên thì việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện thông qua các tổ chức có chức năng định giá như: các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có năng lực định giá (dưới đây gọi tắt là tổ chức định giá).
Cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn tổ chức định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố.
Trường hợp lựa chọn các tổ chức định giá nước ngoài chưa hoạt động tại Việt Nam thì phải được sự thoả thuận của Bộ Tài chính.
Tổ chức định giá khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp phải bảo đảm các quy định hiện hành và hoàn thành đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký; phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, tính hợp pháp của kết quả định giá.
2. Doanh nghiệp cổ phần hoá có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán dưới 30 tỷ đồng thì không nhất thiết phải thuê tổ chức định giá để xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp không thuê tổ chức định giá thì doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp.
3. Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp phải gửi Bộ Tài chính và cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp thẩm tra trước khi quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
Điều 24. Sử dụng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp
Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo các quy định tại Nghị định này là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán cổ phần.
Điều 25. Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá
Đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần, cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính phát sinh từ thời điểm định giá đến thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xác định lại giá trị phần vốn nhà nước.
Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý như sau:
1. Trường hợp có chênh lệch tăng thì:
a) Nộp về tổng công ty nhà nước hoặc công ty nhà nước độc lập khi cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên tổng công ty nhà nước hoặc cổ phần hoá bộ phận công ty nhà nước độc lập và được sử dụng như quy định tại Điều 35 của Nghị định này;
b) Nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính khi cổ phần hoá toàn bộ công ty nhà nước độc lập, toàn bộ tổng công ty nhà nước và được sử dụng như quy định tại Điều 35 của Nghị định này.
2. Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để tổ chức kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý trách nhiệm bồi thường vật chất (nếu do nguyên nhân chủ quan), khoản chênh lệch giảm còn lại được xử lý như sau:
a) Được dùng tiền thu từ cổ phần hoá (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần) để bù đắp.
b) Nếu không đủ thì điều chỉnh giảm vốn Nhà nước góp tại doanh nghiệp và phương án bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp, đồng thời điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần.
c) Sau khi xử lý theo quy định tại tiết a, b khoản 2 Điều này mà vẫn không đủ bù chênh lệch giảm thì:
- Cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét, quyết định chuyển sang hình thức bán hoặc phá sản doanh nghiệp (đối với trường hợp chưa đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp).
- Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường (đối với trường hợp đã đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp) để biểu quyết theo hướng:
+ Chấp nhận kế thừa khoản lỗ còn lại để tiếp tục hoạt động.
+ Thực hiện bán doanh nghiệp với điều kiện bên mua kế thừa nợ và lỗ.
+ Tuyên bố phá sản, bán tài sản để thanh toán nợ.
- Trường hợp chuyển sang thực hiện bán hoặc phá sản thì doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan hoàn trả lại các nhà đầu tư số tiền mua cổ phần trước khi thanh toán cho các chủ nợ khác.
CHƯƠNG IV. BÁN CỔ PHẦN VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN BÁN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
MỤC 1. BÁN CỔ PHẦN LẦN ĐẦU
Điều 26. Đối tượng mua cổ phần lần đầu.
1. Người lao động trong doanh nghiệp
2. Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước như: người sản xuất và thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp; người cam kết tiêu thụ lâu dài sản phẩm của doanh nghiệp; người gắn bó lợi ích chiến lược lâu dài trong kinh doanh, có tiềm năng về tài chính và năng lực quản lý.
Khi xây dựng phương án cổ phần hoá, doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, trình cơ quan quyết định cổ phần hoá phê duyệt.
3. Các nhà đầu tư khác (bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài).
Điều 27. Cơ cấu cổ phần lần đầu
1. Cổ phần Nhà nước nắm giữ.
2. Người lao động trong doanh nghiệp được mua cổ phần ưu đãi quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
3. Nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 20% số cổ phần bán ra theo giá ưu đãi. Mức cổ phần bán cho từng nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo phương án cổ phần hoá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư không thấp hơn 20% vốn điều lệ (bao gồm cả cổ phần mua thêm ngoài cổ phần ưu đãi của nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp).
Điều 28. Giá bán cổ phần lần đầu
1. Giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp được giảm 40% so với giá đấu bình quân.
2. Giá bán cổ phần ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược được giảm 20% so với giá đấu bình quân.
3. Giá bán cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định này thực hiện theo giá đấu thành công của từng nhà đầu tư.
Điều 29. Giá trị ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá
Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá và nhà đầu tư chiến lược được lấy từ nguồn thu tăng thêm do đấu giá cổ phần, nếu thiếu được trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá nhưng không vượt quá số vốn nhà nước có tại doanh nghiệp sau khi trừ giá trị cổ phần Nhà nước nắm giữ và chi phí cổ phần hoá.
Điều 30. Phương thức tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu
1. Đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá có khối lượng cổ phần bán ra từ 1 tỷ đồng trở xuống (doanh nghiệp tự tổ chức đấu giá bán cổ phần).
2. Đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá có khối lượng cổ phần bán ra trên 1 tỷ đồng.
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá có khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng thì tổ chức bán đấu giá cổ phần tại trung tâm giao dịch chứng khoán để thu hút các nhà đầu tư.
Cơ quan quyết định cổ phần hoá công ty nhà nước lựa chọn để thuê các tổ chức bán đấu giá.
3. Trường hợp doanh nghiệp nằm ở vùng sâu, không có tổ chức tài chính trung gian đảm nhận việc bán cổ phần thì cơ quan quyết định cổ phần hoá thoả thuận với Bộ Tài chính về phương thức bán.
Điều 31. Trình tự tổ chức bán đấu giá lần đầu
1. Trước khi bán đấu giá tối thiểu 20 ngày, cơ quan thực hiện bán đấu giá (doanh nghiệp, tổ chức tài chính trung gian, Trung tâm giao dịch chứng khoán) phải thông báo công khai tại doanh nghiệp, tại nơi bán đấu giá và trên các phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, hình thức bán, điều kiện tham gia, số lượng cổ phần dự kiến bán và các vấn đề khác có liên quan đến việc bán cổ phần.
2. Tổ chức bán đấu giá cho các nhà đầu tư khác theo các hình thức quy định tại Điều 30 của Nghị định này.
3. Xác định giá đấu bình quân để tính giá ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược và người lao động.
4. Tổ chức việc phân phối và bán cổ phần cho từng nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp.
5. Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá, doanh nghiệp phải hoàn thành việc bán cổ phần. Trường hợp cổ phần chưa bán hết thì doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá để điều chỉnh quy mô hoặc cơ cấu vốn điều lệ trong phương án cổ phần hoá và thực hiện chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
Điều 32. Đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần
Sau khi hoàn thành việc bán cổ phần và tổ chức Đại hội đồng cổ đông theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp cổ phần hoá phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Điều 33. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Công ty cổ phần phải thực hiện báo cáo công khai về tài chính cho các cổ đông và cơ quan quản lý theo đúng quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật.
2. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá có đủ điều kiện thực hiện niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán.
Điều 34. Quản lý phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần
1. Phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.
2. Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá không thuộc đối tượng Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì tuỳ theo điều kiện cụ thể, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần được quyền quyết định việc bán tiếp cổ phần thuộc sở hữu nhà nước tại công ty cổ phần theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ Công ty cổ phần.
Điều 35. Quản lý và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hoá công ty nhà nước
Số tiền Nhà nước thu được từ cổ phần hoá công ty nhà nước (bao gồm tiền thu từ bán phần vốn nhà nước và tiền chênh lệch tăng do bán đấu giá cổ phần phát hành thêm tại các doanh nghiệp cổ phần hoá), sau khi trừ chi phí cổ phần hoá được sử dụng vào các mục đích sau:
1. Hỗ trợ doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện chính sách đối với người lao động tại thời điểm cổ phần hoá.
a) Hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán trợ cấp cho số lao động thôi việc, mất việc khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
b) Hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá để bố trí việc làm mới trong công ty cổ phần.
2. Số tiền còn lại được quản lý và sử dụng như sau:
a) Trường hợp cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên tổng công ty nhà nước hoặc cổ phần hoá bộ phận công ty nhà nước độc lập thì tổng công ty nhà nước hoặc công ty nhà nước độc lập được sử dụng vào hoạt động kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp cổ phần hoá tiếp tục giải quyết lao động dôi dư theo quy định tại khoản 8 Điều 36 của Nghị định này.
b) Trường hợp cổ phần hoá toàn bộ công ty nhà nước độc lập, toàn bộ tổng công ty nhà nước thì số tiền còn lại chuyển về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính để đầu tư cho công ty mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn nhưng thiếu vốn, công ty cổ phần nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối nhưng vốn nhà nước có tại doanh nghiệp cổ phần hoá không đủ đảm bảo số cổ phần của Nhà nước và hỗ trợ các doanh nghiệp cổ phần hoá tiếp tục giải quyết lao động dôi dư theo quy định tại khoản 8 Điều 36 của Nghị định này. Số còn lại đầu tư vào các doanh nghiệp thông qua Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
CHƯƠNG V. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU CỔ PHẦN HOÁ
Điều 36. Doanh nghiệp sau cổ phần hoá được hưởng các ưu đãi sau:
1. Được hưởng ưu đãi như đối với doanh nghiệp thành lập mới theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư mà không cần phải làm thủ tục cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán thì ngoài các ưu đãi trên còn được hưởng thêm các ưu đãi theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp cổ phần hóa thành sở hữu của công ty cổ phần.
3. Được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi chuyển từ công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
4. Được duy trì các hợp đồng thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan Nhà nước hoặc được ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hoá để ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.
5. Được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai trong trường hợp giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá đã bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất.
6. Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế như đối với công ty nhà nước.
7. Được duy trì và phát triển Quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như: các công trình văn hóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng, nhà trẻ để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. Những tài sản này thuộc sở hữu của tập thể người lao động do công ty cổ phần quản lý.
8. Sau khi công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động ở công ty nhà nước chuyển sang bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc thì được giải quyết như sau:
a) Trong 12 tháng kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu người lao động bị mất việc do cơ cấu lại công ty thuộc đối tượng hưởng chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ thì được Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ.
Các đối tượng lao động mất việc, thôi việc còn lại thì được hưởng trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật lao động hiện hành và được hỗ trợ từ tiền thu của Nhà nước do cổ phần hoá công ty nhà nước quy định tại Điều 35 của Nghị định này.
b) Trường hợp người lao động bị mất việc, thôi việc trong 4 năm tiếp theo thì công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, số còn lại được thanh toán từ tiền thu của Nhà nước do cổ phần hoá công ty nhà nước quy định tại Điều 35 của Nghị định này. Hết thời hạn trên, công ty cổ phần chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ trợ cấp cho người lao động.
Điều 37. Người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được hưởng các chính sách ưu đãi sau:
1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hoá được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá giảm 40 % so với giá đấu bình quân bán cho nhà đầu tư khác.
2. Được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành nếu chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần.
3. Được hưởng chế độ hưu trí và các quyền lợi theo chế độ hiện hành nếu đã có đủ điều kiện tại thời điểm cổ phần hóa.
4. Nếu bị mất việc, thôi việc tại thời điểm cổ phần hoá được thanh toán trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VI. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG
Điều 38. Các cổ đông chiến lược có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Quyền lợi:
a) Được mua cổ phần ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều 27 và khoản 2 Điều 28 của Nghị định này;
b) Được quyền tham gia quản lý công ty cổ phần theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty cổ phần;
c) Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố, thế chấp trong các quan hệ tín dụng ở Việt Nam;
d) Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty cổ phần.
2. Nghĩa vụ:
a) Thực hiện các cam kết khi tham gia mua cổ phần;
b) Không được chuyển nhượng số cổ phần được mua ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của Nghị định này trong vòng 03 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Hội đồng quản trị công ty cổ phần chấp thuận;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty cổ phần.
Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của các cổ đông khác
Các cổ đông khác được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty cổ phần.
Riêng đối với cổ đông nước ngoài được đổi các khoản thu về cổ tức, tiền chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật. Trường hợp dùng cổ tức thu được để tái đầu tư tại Việt Nam thì được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
CHƯƠNG VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 40. Quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
a) Tổ chức xác định giá trị các tổng công ty nhà nước thực hiện cổ phần hoá, gửi kết quả về Bộ Tài chính để thẩm tra và quyết định công bố;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hoá toàn bộ tổng công ty nhà nước;
c) Quyết định cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; quyết định giá trị doanh nghiệp; phê duyệt phương án cổ phần hoá để chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
d) Rà soát, chủ động chuyển những doanh nghiệp trong danh sách thực hiện cổ phần hoá nhưng không còn vốn nhà nước sang thực hiện các hình thức khác như giao, bán hoặc phá sản doanh nghiệp;
đ) Giải quyết những vướng mắc cho các doanh nghiệp cổ phần hoá theo thẩm quyền được giao trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì có trách nhiệm kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
e) Gửi về Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính các quyết định công bố kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá công ty nhà nước và các văn bản về cổ phần hoá để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp không thực hiện phương án đã được phê duyệt thì Thủ trưởng các cơ quan quản lý doanh nghiệp phải chịu các hình thức kỷ luật theo quy định hiện hành.
2. Hội đồng quản trị các tổng công ty nhà nước có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp thuộc tổng công ty theo đề án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chỉ đạo các công ty thành viên: xử lý các vấn đề tài chính theo quy định tại Chương II Nghị định này, tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án cổ phần hoá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp cổ phần hoá theo thẩm quyền.
Trường hợp không thực hiện phương án đã được phê duyệt thì Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước phải chịu các hình thức kỷ luật theo quy định hiện hành.
3. Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổng công ty nhà nước thực hiện công tác cổ phần hoá theo quy định của pháp luật và phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt.
CHƯƠNG VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 41. Nghị định này thay thế Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây về cổ phần hóa trái với Nghị định này đều không còn hiệu lực thi hành.
Các doanh nghiệp cổ phần hoá đã có quyết định phê duyệt phương án chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần của cấp có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực không phải thay đổi phương án theo Nghị định này.
Điều 42. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ và cơ quan khác có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 43. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
THE GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.187/2004/ND-CP | Hanoi, November 16th,2004 |
DECREE
ON CONVERSION OF STATE OWNED COMPANIES INTO SHAREHOLDING COMPANIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization ofthe Governmentdated 25December2001;
Pursuant to the Law on Enterprises dated 12 June 1999;
Pursuant to the Law on State Owned Enterprisesdated 26 November 2003; On the proposal of the Minister of Finance;
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.TheobjectivesofandrequirementsforconversionofStateownedcompaniesintoshareholdingcompanies (hereinafter referred to asequitization)shall be:
1. Toconvertthose Stateowned companiesinwhichitisnotnecessaryfortheStateto continuetohold onehundred (100)per cent of charter capital into shareholding companies with manyowners;to mobilize capital from both domesticand foreign individuals, economic organizations and social organizations for thepurpose ofincreasing financial capacity and renovating technology and management methods in order to raise theefficiency and competitiveness of theeconomy.
2. ToensureharmonybetweentheinterestsoftheState,theenterprise,theinvestorandemployeesof the enterprise.
3. To ensurepublic notification and transparency on market principles; to overcome the situationof equitizationtakingplaceinsecretwithinenterprises;andtoensurethatdevelopmentrunsparallel with development of the capital marketand the securities market.
Article 2.Applicable subjects
1. This Decree shall apply to State owned companiesnot in the category of those in which itis necessaryfortheStatetoholdonehundred(100)percentofchartercapital,whichshallundergo equitization, comprising: State corporations (including State commercial banks and State finance institutions);independentStateownedcompanies;enterpriseswhicharemembersofcorporations, whichmaintainanindependentcost accounting systemandfor whichthe State madethedecisionon investment andestablishment; and dependently accounting affiliates of State corporations (hereinafterall referred to asenterprises undergoingequitization).
ThePrimeMinisteroftheGovernmentshallmakedecisionsfromtimetotimeonthelistofState ownedcompaniesinwhichitisnecessaryfortheStatetoholdonehundred(100)percentofcharter capital.
2. EquitizationoftheStateownedcompaniesprescribedinclause1ofthisarticlemaybecarriedout whentheystillhaveStatecapital(excludingthevalueoflanduserights)afterdeductingthevalueof assets not required tobe used,assetsawaiting liquidation,losses caused by [annual] losses, reduction inthe value ofassets, baddebts and equitization expenses.
3. EquitizationofdependentlyaccountingaffiliatesofStatecorporationsprescribedinclause1ofthis articlemay only be carriedout when:
(a) Thedependentlyaccountingaffiliateofanenterprisesatisfiesallconditionsformaintainingan independent cost accounting system;
(b) Itdoesnotcausedifficultiesorhaveadverseconsequencesontheproductionandbusiness results of theenterprise orthe remainingpart of the enterprise.
Article 3.Forms of equitization of State owned companies
1. MaintainingtheexistingStateownedcapitalinanenterpriseandissuingsharesinordertomobilize additional capital applicable to enterprises to be equitized which have a requirement toincrease charter capital. The level of additional capital to be mobilized shall depend on the scale of the companyundergoingequitizationanditscapitalrequirements.Thestructureofchartercapitalina company undergoing equitizationshallbe set out in the equitizationplan.
2. SellingpartoftheexistingStateownedcapitalinanenterprise,orcombiningthesaleatdiscountof part of the existing State owned capital in the enterprise withissuing sharesin order tomobilize additional capital.
3. SellingthewholepartoftheexistingStateownedcapitalinanenterprise,orcombiningthesaleof thewholepartoftheexistingStateownedcapitalintheenterprisewithissuingsharesinorderto mobilize additional capital.
Article 4.Whomay purchasesharesand conditions forpurchasing
1. Economic organizations and socialorganizations operatingpursuant to the law of Vietnamand individualsbeingVietnameseresidinginVietnam(hereinafterallreferredtoasdomesticinvestors)shallhave the right to purchase an unlimitednumber of shares inan equitizedenterprise.
2. Enterprises with foreign owned capital and foreign individualslawfully operating in Vietnam and Vietnameseresidingoverseas(hereinafterallreferredtoasforeigninvestors)shallhavetherightto purchaseshares inan equitized enterprise inaccordancewith the law of Vietnam.
Foreigninvestorswishingtopurchasesharesinanequitizedenterprisemustopenanaccountatan organizationprovidingpaymentserviceswhichiscurrentlyoperatingintheterritoryofVietnam,and mustcomplywiththelawofVietnam. Allactivitiesofpurchasingandsellingshares,receivingand usingdividendsandotherincomefrominvestmentsinthepurchaseofsharesmustbeconductedvia that account.
Article 5.Both domestic investors and foreign investors must purchase shares in an equitized enterprisein Vietnamesedong.
Article 6.Equitizationexpenses
The expenses of conducting equitization shall be deducted from the existing State owned capital in the enterpriseundergoingequitization.Thecontentsandlevelofequitizationexpensesshallbeimplementedin accordancewith guidelines issuedby the Ministry of Finance.
Article 7.Shareholding,shares and founding shareholders
1. Chartercapitaldividedintoanumberofequalpartsisreferredtoasshareholding.Theparvalueof each unit of shareholding shall be uniformly regulatedat ten thousand (10,000) Vietnamese dong.
2. Asharemeansacertificateissuedbyashareholdingcompanyconfirmingtheownershipofoneora numberofsharesofashareholderwhocontributescapitaltothecompany. Sharesmaybenamed orbearer sharesbut must contain all of the basic items stipulated inarticle 59 of theLawon Enterprises.
The Ministry of Finance shallprovide guidelines on unified sample forms for shares in order for enterprises to print and manage them inaccordancewith regulations.
3. Foundingshareholdersofanequitizedenterprisemeansshareholderswhosatisfyallofthefollowing conditions:
(a) They participate in approving the first charter of the shareholding company;
(b) Theytogetherholdatleasttwenty(20)percentofthenumberofordinaryshareswhichare freely transferable;
(c) Theycomplywiththeprovisionsofthecharterofthecompanyonownershipofaminimum number of shares.
Thegeneral meeting of shareholders shall decide the minimum numberof shares whicheach foundingshareholdermust own,andtheminimumnumber offounding shareholders,andtheseitems shallbe provided for in thecharter of thecompany.
Article 8.Principlesforinheritanceofrightsandobligationsbyashareholdingcompanyafterconversion froma Stateowned company
1. Equitized enterprises shall be responsible for restructure, for employing the maximum numberof employeesasatthetimeofequitization,andforresolvingregimesforemployeesinaccordancewith current regulations.
Ashareholdingcompanyshallberesponsibletoinheritallobligationsinrespectofemployeesfrom the converted State owned company; and shallhave the right to select, arrange and employ employeesand to co-ordinate with the relevant authorities in resolving regimes for employeesin accordancewith regulations.
2. Ashareholdingcompanyshallbeentitled,onitsowninitiative,tousethewholeoftheassetsandcapital funds which have been equitized in order to organize production and business;and shall inheritallinterests,obligationsandliabilitiesoftheStateownedcompanypriortoequitization,and shallhave other rightsandobligations inaccordancewith law.
Chapter II
DEALING WITH FINANCES ON EQUITIZATION
Article 9.Responsibilities of enterprises undergoing equitization to deal withexisting financial issues
An enterprise undergoing equitization shall be responsible, on its own initiative, to co-ordinate with the relevant agencies to deal in accordance withauthority and in accordance with regulations with existing financialissuespriortovaluingtheenterprisetobeequitizedandthroughouttheequitizationprocess.In casesofdifficultiesorincasesoutsideauthority,theenterpriseundergoingequitizationmustreporttothe competent agency for thelatter sconsiderationand resolution.
Article10.Dealingwithleasedorborrowedassets,assetsreceivedasjointventurecapitalcontribution, jointassets,assetsnotrequiredtobeusedandinvestmentsfundedbytherewardandwelfare funds
1. Assetswhichanenterpriseleases,borrowsorreceivesasjointventurecapitalcontribution,andjoint assetsandotherassetswhichdonotbelongtotheenterpriseshallnotbeincludedinthevalueof theenterprisetobeequitized.Priortoconversiontoashareholdingcompany,anenterprisemust liquidatecontractsoragreementswithownersofassetsinorderfortheequitizedcompanytoinherit the previously-signed contracts orsignnewones.
2. With respect to assets of an enterprise which are not required to be used, idle stock and assets awaitingliquidation,theenterpriseshallliquidate,transferorsellthem,or reporttothecompetent agencytotransferthemtoanotherunitinaccordancewithcurrentregulations. Iftheseassetshave notbeendealtwithbythetimeofvaluationoftheenterprise,theyshallnotbeincludedinthevalue of the enterprise. During the equitization process the enterpriseshall continue to deal with these assets,andiftheseassetshavestillnotbeendealtwithbythetimeofthedecisionannouncingthe valuationoftheenterprisethentheyshallbetransferredtoacompanyspecializinginthepurchase and sale ofdebts and idlestock forsuch company to realize in accordance withlaw.
3. Withrespecttoassetsbelongingtowelfarebuildingssuchaskindergartens,nurseries,dispensaries andotherwelfareassetsfrominvestmentsfundedbytherewardandwelfarefunds,theyshallbe transferred to the shareholding company for management and use for the benefit ofthe labour collective of the enterprise.
Inparticularwithrespecttoresidencesofstaffandofficials,includingresidencesfundedbytheState budget,theyshallbetransferredtothelocallandandhousingauthorityformanagementorsoldto their current users inaccordancewith current regulations.
4. Withrespecttoassetsoftheenterprisebeinginvestmentsfundedbytherewardandwelfarefunds andwhich the shareholding company continues touse forproductionandbusiness, theyshallbe includedinthevalueoftheenterpriseundergoingequitizationandconvertedintoshareholdingtobe dividedamongstemployeesoftheenterpriseatthetimeofequitizationinaccordancewiththeactual period of work of each person at the enterprise.
Article11.Debts receivable
1. An enterprise undergoing equitization shall be responsible to review, confirm and recover debts whicharedueandreceivablepriortoequitization. If,bythetimeofvaluationoftheenterprise,there arestillarrearsofbaddebts,theyshallbedealtwithinaccordancewithcurrentregulationsofthe State on dealing with arrears of bad debts.
2. By the time of thedecisionannouncing the valuation of theenterprise, the enterprise undergoing equitizationshallberesponsibletotransferallirrecoverabledebtswhichhavebeenexcludedfrom thevaluationoftheenterprise(togetherwithfilesonthedebtsandotherrelevantdata)toacompany specializingin thepurchaseand sale of debtsand idle stock from enterprises in order for such company to realize in accordancewith law.
3. Withrespecttoitemspaidinadvancetosuppliersofgoodsandservicessuchasrentforhousingor land,purchasepriceofgoodsandwages,theseitemsmustbereviewedandincludedinthevalueof the enterprise.
Article12.Debts payable
1. Anenterprisemustmobilizefundstopaydebtswhichmaturepriortoconductingequitization,orit mustagreewithcreditorsonthemethodofdealingwiththedebtsorontheconversionthereofinto shareholding capitalcontribution.
Theconversionofdebtsintoshareholdingcapitalcontributionshallbedeterminedontheresultsofa share auction, ortheenterpriseand a creditor shall reachagreementinorder to fix a price for participatingin an auction.
2. Ifduringtheequitizationprocesstheenterpriseisindifficultyregardingabilitytopayoverduedebts because businessincurred losses, the debts shall be dealt with inaccordance with current regulations of the State on dealing witharrears of baddebts.
Article13.Reserves,losses orprofits
1. Reservesforreductionofpriceofgoodsinstock,forbaddebts,forreductionofvalueofsecurities, and for exchange rate differences shall be accounted for in the business results of the enterprise.
2. The enterprise undergoing equitization shalluse reserves for retrenchment allowances to pay to employeeswhoareretrenchedduringtheequitizationprocess,andifnotsopaidthensuchreserves shallbe accounted for in the business results of theenterprise.
3. Reservesfor risksandprofessionalreserves withinthebankingandinsurance systems oroffinancial organizations shall be transferred to theshareholdingcompany to continue to manage.
4. Thebalanceinfinancialreservestocoverlosses(ifany)andinfinancialreservestocoverdamage toassetsandirrecoverabledebtsshallbeincludedinthevalueoftheportionofStateownedcapital in the enterprise undergoing equitization.
5. Thebalanceinreservesofprofitsgeneratedinordertocoverpreviousyears losses(ifany)andin reservestocoverlossesbeingassetsnotrequiredtobeused,assetsawaitingliquidation,reductioninthevalueofassets,anddebtswhichtheenterprisedoesnothavetheabilitytocollectshallbe distributed inaccordancewith current regulationsprior to valuationof the enterprise to be equitized.
6. Theenterpriseundergoingequitizationshallusefinancialreservesandpre-taxprofitstocoverlosses calculatedup until the time of equitizationand conversion of the enterpriseinto a shareholding company.Iftheenterpriselacks[suchreserves]thenitshalltakemeasurestowriteoffitsdebtsto the State budget, bankdebtsanddebts to the Development Assistance Fund inaccordance with current regulations of theState ondealing with arrears of bad debts.
Ifafterapplyingalltheabovemeasuresanenterprisestillsuffersaloss,theenterpriseshalldeduct the loss fromthe portion ofState ownedcapital.
Article14.Long-term investment capital in other enterprises suchas joint venture capital contribution, associatedventures,shareholdingcapitalcontribution,capitalcontributiontoestablishmentof limited liability companiesand other forms of long-terminvestment
1. Iftheenterpriseundergoingequitizationinheritedlong-terminvestmentcapitalwhichaStateowned companyinvestedinotherenterprises,thenthewholeofsuchcapitalshallbeincludedinthevalue oftheenterpriseundergoingequitizationinaccordancewiththeprinciplesstipulatedinarticle20of this Decree.
2. If the enterprise undergoing equitization does notinherit the long-terminvestmentsmade in other enterprises,thentheenterprisemustreport[suchinvestments]tothecompetentagencytodealwith them as follows:
(a) Reach agreement on sale of the investment capital to another partner/entity or to other investors;
(b) Transfer them to anotherenterprise to act aspartner/entity.
Article15.Cash balancein reward funds and welfare funds
Anycashbalanceinrewardfundsandwelfarefundsshallbedistributedtothecurrentworkforceinthe enterpriseforthepurposeofpurchaseofshares.Employeesshallnotberequiredtopayincometaxon such item ofincome.
Chapter III
VALUATION OF AN ENTERPRISE TO BE EQUITIZED
Section 1. METHODS OFVALUATION OFAN ENTERPRISE
Article16.When any State owned company undergoesequitization, it shall apply one of the following methods of valuation of the enterprise:
1. The asset method.
2. The discounted currency method.
3. Other methods.
The Ministryof Financeshall provideguidelinesonvaluation ofan enterpriseundergoingequitizationin accordancewith the above methods.
Section 2. VALUATION OFAN ENTERPRISE IN ACCORDANCEWITH THEASSET METHOD
Article17.Value of anenterprise undergoing equitization inaccordancewith the assetmethod
1. Theactualvalueofanenterpriseundergoingequitizationshallbethetotalvalueofallexistingassets oftheenterpriseatthetimeofequitization,includingtheprofitabilityoftheenterprise,asacceptedby both the purchaser and theseller ofshareholding.
TheactualvalueoftheportionofStateownedcapitalinanenterpriseshallbetheactualvalueofthe enterpriseminus(-)debtspayable,includingbalancesinrewardandwelfarefundsandbalancein the professional funding source (if any).
InthecaseofequitizationofthewholeofacorporationforwhichtheStatemadethedecisionon investmentandestablishment, the value of the portion of Stateowned capital in the whole of the corporationundergoingequitizationshallbetheactualvalueoftheportionofStateownedcapitalin theofficeofthecorporation,inthemembercompanies,andintheprofessionalunitsbelongingtothe corporation (ifany).
Inthecaseofequitizationofthewholeofacorporationforwhichcompaniesmadetheirown[fon] investmentandestablishment,thevalueoftheportionofStateownedcapital[inthewholeofthe corporation]undergoingequitizationshallbetheactualvalueoftheportionofStateownedcapitalin the parent company.
2. The followingitems shall not be included inthe valueof an enterprise undergoing equitization:
(a) Value of the assetsstipulated in clauses 1, 2 and 3 of article10 of this Decree;
(b) Debts receivable but whichthe enterprisedoesnot have the ability to collect;
(c) Expensesofunfinishedcapitalconstructionworksinabeyancepriortothetimeofvaluationof the enterprise;
(dd) Long-terminvestments in otherenterprises stipulated in clause 2(b) ofarticle14 of this Decree.
Article18.Bases for determiningactual value of anenterprise
1. Data frombooks of account of theenterprise at the time of equitization.
2. Dataontheinventory,classificationandassessmentofqualityofassetsoftheenterpriseatthetime of equitization.
3. Market valueof assets at the time of equitization.
Article19.Value of landuse rightsand value of business advantages of enterprise
1. Withrespecttoareasoflandwhichtheenterpriseundergoingequitizationiscurrentlyusingasland forconstructionofitsheadoffice,transactionofficeandproductionandbusinessestablishment;or landforthepurposesofagriculture,forestry,aquacultureandsaltproduction(includinglandwhich has been allocated by the State with or without collection of landuse fees), then theenterprise undergoingequitizationshallbeentitledtoselecttheformoflandleaseortheformoflandallocation pursuant to theLawon Land.
(a) Iftheenterpriseundergoingequitizationselectstheformoflandleasethenthevalueofthe landuse right shall not beincluded in the value of the enterprise undergoingequitization;
(b) Iftheenterpriseundergoingequitizationselectstheformoflandallocationthenthevalueof thelanduserightmustbeincludedinthevalueoftheenterpriseundergoingequitization.The valueofalanduserightwhichisincludedinthevalueofanenterpriseundergoingequitization shallbethepricestipulatedbythepeople’scommitteeoftheprovinceorcityundercentral authority,closetotheactualmarketpricesofassignmentoflanduserightsandannounced annually on 1 January in accordance with regulations of the Government. The order and proceduresforlandallocation,paymentoflandusefees,andissuanceofcertificatesofland use right shall be implemented in accordance with the current lawon land.
2. With respect to areas of land which the State has allocated to the enterprise for construction of residentialhousingforsaleorlease,orforconstructionofinfrastructurebusinessforassignmentor lease, the value of thelanduse right mustbe includedin the value of the enterpriseundergoing equitization.Suchvalueoflanduserightsshallbedeterminedinaccordancewithclause1(b)ofthis article.
3. Business advantages of an enterprise shall comprise geographical position, the value of trade names, and the potentialfor development.
Valueofbusinessadvantagesoftheenterpriseshallbebasedontheratioofafter-taxprofitsover Stateownedcapitalintheenterprisepriortoequitizationandthepre-paidinterestrateforlongterm Governmentbonds at the most recent date priorto the time of valuation of the enterprise.
Article20.Determiningvalueoflong-terminvestmentcapitaloftheenterpriseundergoingequitizationin other enterprises
1. Thevalueofthelong-terminvestmentcapitalofaStateownedcompanyinotherenterprisesshallbe determinedon the following bases:
(a) Valueofthecapitaloftheownerrecordedinthemostrecentauditedfinancialstatementsof the enterprisein which the State ownedcompany made its investment;
(b) Investment capital ratio of the State owned companyprior to equitization in other enterprises;
(c) WheretheStateownedcompanymadeitsinvestmentinforeigncurrency,whendetermining the investment capital it must be converted into Vietnamesedong at the average trading exchangerateontheinter-bankforeignexchangemarketasannouncedbytheStateBankat the date of valuation.
2. If the value of the long-term investment capital of a State owned companyin otherenterprisesis determinedto belowerthanthevaluein thebooksofaccount,thenthevalueinthebooksofaccount shallbe usedas the basisfor valuationof the enterprise to be equitized.
3. ThevalueofthecapitalcontributionofaStateownedcompanyinshareholdingcompanieslistedon thesecuritiesmarketshallbedeterminedonthebasisofthesharetradingpriceonthesecurities market at the time of valuation of the enterprise.
Section 3. VALUATION OFAN ENTERPRISE IN ACCORDANCEWITH THEDISCOUNTEDCURRENCYMETHOD
Article21.Value of anenterprise inaccordance with the discounted currencymethod
1. TheactualvalueoftheportionofStateownedcapitalinanenterpriseundergoingequitizationshall be determined by the discounted currency method based on the ability of the enterprise to be profitable inthe future.
WherethewholeofaStateownedcompanyisvaluedbythismethod,theabilityoftheStateowned companytobeprofitableshallbedeterminedonthebasisoftheprofitoftheStateownedcompany pursuant to provisions in the financial regulations of [such] State owned company.
WheretheStateownedcompanymadecapitalinvestmentsinotherenterprises,thenthebasisfor valuationoftheenterprisetobeequitizedshallbetheprofitbroughtinfromsuchcapitalinvestments in other enterprises.
2. Theactualvalue of theenterprise shall comprisetheactual value of the portion of State owned capital,debtspayable1,cashbalancesinrewardandwelfarefundsandbalanceintheprofessional fundingsource (if any).
Iftheenterpriseselectstheformoflandallocationthenthevalueofthelanduserightmustalsobe includedinthevalueoftheenterpriseundergoingequitizationinaccordancewithclause1ofarticle 19 of this Decree.
Article22.Bases for determination
1. Financialstatementsoftheenterpriseforthefiveconsecutiveyearspriortothetimeofvaluationof the enterprise.
2. Plan for production and business operations of the enterprise for from three to five years after conversion toa shareholding company.
3. InterestrateforlongtermGovernmentbondsatthemostrecentdatepriortothetimeofvaluationof the enterpriseand the discountedcurrency indicatorof the enterprise being valued.
Section 4. HOLDING AVALUATION OF ANENTERPRISE
Article23.Methods of holding avaluation of an enterpriseundergoing equitization
1. If anenterprise undergoing equitization has totalasset value inits books ofaccount of thirty (30) billion Vietnamese dong or more then valuation of the enterprise shall be conducted by an organizationspecializinginvaluationssuchasanauditingcompany,asecuritiescompany,aprice evaluationorganizationoraninvestmentbank,eitherdomesticorforeign,withthecapacitytomake the valuation(hereinafter referred to asa valuation organization).
The agency authorized to make thedecision valuing the enterprise undergoing equitization shall select a valuation organization from the list announcedby the Ministry of Finance.
IfaforeignvaluationorganizationnotyetoperatinginVietnamisselected,itmustbeapprovedby the MinistryofFinance.
Whenthevaluationorganizationholdsavaluationofanenterpriseundergoingequitization,itmust complywithcurrentregulationsandcompletethevaluationwithinthetimeschedulestipulatedinthe signed contract, and the valuation organization shall be liable for theaccuracy and legality of the results of thevaluation.
2. Ifanenterpriseundergoing equitizationhastotalasset valueinitsbooksofaccountoflessthanthirty (30)billionVietnamesedongthenitshallnotbeabsolutelynecessarytohireavaluationorganization to value such enterprise,and in sucha case theenterprise shall be permitted to conduct its own valuationand shall notify the resultto the agency authorized to make the decisionvaluing the enterprise.
3. The file giving the valuation of the enterprise undergoingequitization must be forwarded to the MinistryofFinanceandtotheagencyauthorizedtomakethedecisionvaluingtheenterprise.The agencyauthorizedtomakethedecisionvaluingtheenterpriseshallcheckthefilepriortoissuingits decision andannouncingthe valuationof the enterprise.
Article24.Use of results of valuationof enterprise
TheresultsofavaluationofanenterprisecarriedoutinaccordancewiththeprovisionsofthisDecreeshall bethebasisforfixingthescaleofchartercapital,thestructureofsharesfortheinitialissue,andapriceas the startingpoint for holding an auction to sell shares.
Article25.Adjustment of value of anenterprise undergoing equitization
Upuntilthetimewhenanenterpriseofficiallyconvertsintoashareholdingcompany,theagencyauthorized to make the decision valuing theenterprise shallbe responsible to inspectand deal with any financial issuesarisingbetweenthetimeofthevaluationandthetimewhenthebusinessregistrationcertificateis issuedtotheshareholdingcompany,inordertoadjustthevalueoftheportionofStateownedcapitalinthe enterprise.
ThedifferencebetweentheactualvalueoftheportionofStateownedcapitalintheenterpriseatthetime when theenterprise converts into a shareholding company and theactual value of the portion of State owned capitalin the enterprise at the time of the valuation shallbe dealt withas follows:
1. Where the difference isan increase:
(a) ItshallbepaidtotheStateownedcorporationortotheindependentStateownedcompany when amember of such State owned corporation or a section of such independent State owned company is equitized, and shallbe used inaccordancewith article35 of this Decree.
(b)ItshallbepaidtotheAssistance Fundfor Restructure of Enterprises under the Ministry of Finance when the whole of an independent State owned company or the whole of a State owned corporation is equitized, and shall be usedin accordance with article 35 of this Decree.
2. Wherethedifferenceisadecrease,theenterpriseshallberesponsibletoreporttotheagencywhich madethedecisiononequitizationinorderforthelattertocheckandclarifythereasons,dealwith liabilitytopaycompensationformaterialloss(ifsuchlosswasduetosubjectivereasons),andthe remaining differenceshallbe dealt withas follows:
(a) Moneycollectedfromequitization(includinganydifferenceinsellingpricesofshares)shallbe used to cover the difference;
(b) Ifthereisinsufficient,thenthereshallbeareductionintheportionofStateownedcapitalin theenterpriseandtheplanforsharesalesatincentiveratestoemployeesoftheenterprise, andatthesametimethereshallbeanadjustmenttothescaleandstructureofchartercapital of the shareholdingcompany;
(c) Ifaftertakingtheactionstipulatedinsub-clauses(a)and(b)abovethereisstillinsufficientto cover thedecrease, then:
- Theagencywhichmadethedecisiononequitizationshallconsidermakingadecisionon conversionto theformofsaleorbankruptcyoftheenterprise(wherebusinessregistration pursuant to theLaw on Enterpriseshasnot yet been conducted);
- The board of management shall convene an extraordinary general meetingof shareholders(inacasewherebusinessregistrationpursuanttotheLawonEnterpriseshas already been conducted) in order tovote on:
+ Agreementto inheriting remaining losses so as to continue to operate;
+ Agreementto sell the enterpriseon condition that the purchaserinherits debts and losses;
+ Declare bankruptcy and sellassets inorder to pay debts.
- Inthecaseofconversiontoimplementingasaleorbankruptcy,theenterpriseshallbe responsibletoco-ordinatewiththerelevantauthoritiestoreturntoallinvestorsthemoney they paid to purchase shares, prior to paying any other creditors.
Chapter IV.
SALE OF SHARES, AND MANAGEMENT AND UTILIZATION OF PROCEEDS OF SALE OF PORTION OF STATE OWNED CAPITAL IN [EQUITIZED] ENTERPRISES
Section 1. INITIAL SALE OF SHARES
Article26.Whomay purchase initialshares
1. Employees of the enterprise.
2. Strategicinvestors being domesticinvestors such asproducers and regular suppliers of raw materialstotheenterprise;peoplewhoundertaketopurchasetheproductsoftheenterpriseona long-term basis;people closely connected to thelong-term strategic business interests [of the enterprise], with financialpotential andmanagement capability.
When an enterprise undergoing equitization formulates itsequitization plan, suchenterprise may select strategic investors and submit a list of them forapproval to theagency which made the decision onequitization.
3. Other investors (including foreign investors).
Article27.Initial share structure
1. Shares whichthe State shall hold.
2. Sharesforsaleatincentiveratesfortheemployeesoftheenterpriseasprovidedforinarticle37of this Decree.
3. Strategicinvestorsshallbepermittedtopurchaseamaximumoftwenty(20)percentofthenumber ofsharesforsaleatincentiverates.Thelevelofshareswhichmaybesoldtoeachstrategicinvestor shallbeimplementedinaccordancewiththeequitizationplanapprovedbytheagencywhichmade the decision on equitization.
4. Theinitialsharestobesoldatapubliclyannouncedpricetoinvestorsshallnotbelessthantwenty (20) per cent of charter capital (including shares purchasedadditionally to incentive shares by strategic investors andemployees of the enterprise).
Article28.Selling priceof initial shares
1. Thesellingpriceofincentivesharestoemployeesofanenterpriseshallbeareductionofforty(40) per cent compared to the average auction price.
2. Thesellingpriceofincentivesharestostrategicinvestorsshallbeareductionoftwenty(20)percent compared to the averageauctionprice.
3. Thesellingpricetoentitiesprescribedinarticle27.4ofthisDecreeshallbethesuccessfulauction bid of each such investor.
Article29.Value of incentives to strategic investors and employees of an equitizedenterprise
The total value of incentives to employees of anequitized enterpriseand to strategic investors shall be taken fromadditional funding collected from share auctions, and if there is a deficiency then it shallbe deductedfromtheportionofStateownedcapitalintheequitizedenterprisebut shallnotexceedtheportion ofStateownedcapitalintheequitizedenterpriseafterdeductingsharesheldbytheStateandequitization expenses.
Article30.Methods of holding initial shareauction
1. Auction directlyattheenterpriseinthe case ofan enterpriseundergoing equitizationwith avolume of sharesforsaleofonebillionVietnamesedongorless(theenterpriseshallitselfholdthesharesale auction).
2. Auctionatanintermediaryfinancialorganizationinthecaseofanenterpriseundergoingequitization with a volume of shares forsaleabove one billion Vietnamese dong.
Inthecaseofanenterpriseundergoingequitizationwithavolumeofsharesforsaleaboveten(10) billionVietnamesedong,anauctionshallbeheldataSecuritiesTradingCentreinordertoattract investors.
The agency which made the decision on equitization of the State owned company shall make a selection inorder to hireauctioneeringorganizations.
3. Inthecaseofanenterpriseinaremoteareawherethereisnointermediaryfinancialorganization available totakeon thesale of shares, the agencywhichmadethe decisionon equitization shall reach agreement with theMinistry of Finance on asale method.
Article31.Order forholding initial share auction
1. Atleasttwenty(20)dayspriortotheauction,theorganizationholdingtheauction(theenterprise,or an intermediary financial organization, or a SecuritiesTrading Centre) must make a public announcementattheenterprise,attheplacewheretheauctionwillbeheld,andonthemassmedia aboutthetime,location,formofsale,conditionsforparticipation,numberofsharesproposedtobe soldand other issues relevant to the share auction.
2. Theauctiontootherinvestorsshallbeheldinaccordancewiththemethodsprescribedinarticle30 of this Decree.
3. Theaverageauctionpriceshallbedeterminedinordertocalculatetheincentivepriceforstrategic investors andemployeesofthe enterprise.
4. There shall be distribution and sale of shares to each strategicinvestor and employee of the enterprise.
5. Theenterprisemustcompletethesaleofshareswithinatime-limitoffourmonthsfromthedateof thedecisionapprovingtheequitizationplan.Ifthesharesarenotallsold,thentheenterpriseshall reporttotheagencyauthorizedtomakethedecisiononequitizationinorderforthelattertoadjust thescaleorstructureofchartercapitalintheequitizationplanandtoimplementconversionofthe State ownedcompany intoa shareholding company.
Article32.Business registrationby the shareholding company
After completion of the sale of shares and afterholding a general meeting of shareholders correctly in accordance with theLaw on Enterprises, theequitizedenterprisemust conduct business registration pursuant to Decree No. 109-2004-ND-CP of the Government dated2 April 2004on business registration.
Article33.Ensuringpublic notification and transparency of information, listing on the securitiesmarket
1. Anequitizedenterprisemustprovidepubliclynotifiedfinancialstatementstoitsshareholdersandto the administrative agency correctly in accordance with theLaw on Enterprisesand other laws.
2. The State shall have a preferential policy in favour of equitized enterprises which satisfy the conditions for immediate listing on the securities market.
Article34.Management of portion ofState ownedcapital in ashareholding company
1. TheportionofStateownedcapitalinashareholdingcompanyshallbemanagedinaccordancewith the law onmanagement ofthe portion ofState ownedcapital invested in otherenterprises.
2. InthecaseofequitizedenterprisesnotinthecategoryofthoseinwhichitisnecessaryfortheState to be the controlling shareholder, then depending on theparticular conditions, the agency representingtheowneroftheportionofStateownedcapitalintheshareholdingcompanyshallhave therighttomakedecisionstoon-selltheStatesharesintheshareholdingcompanyinaccordance with current law and the charter of the shareholding company.
Article35.Managementand utilizationof proceeds fromequitization of a State owned company
TheproceedswhichtheStatecollectsfromequitizationofaStateownedcompany(comprisingproceeds from thesaleof the portion of Stateownedcapitaland thedifference beingan increaseresulting fromtheauctionofadditionallyissuedsharesinanequitizedenterprise),afterdeductingequitization expenses shall be used for the following purposes:
1. To assist the equitizedenterprise to implement the policies applicable to people who were employees atthe time of equitization;
(a) Toassisttheenterprisetopaysubsidiestoemployeeswhoceaseworkorlosetheirjob uponconversion of the State owned company into the shareholding company.
(b) To assist the enterprise to train employees of the equitized enterprise so as to assign them to newwork in the shareholding company.
2. The remaining sum of money shall bemanaged andusedas follows:
(a) In the case of equitization of amember of a State owned corporationorequitization of a section ofan independent State owned company, then such State owned corporation or independent State owned company shalluse theproceeds for business operations and to assistequitized enterprises to continue to resolve the issueof retrenched employees in accordancewith article 36.8 of this Decree;
(b) InthecaseofequitizationofthewholeofanindependentStateownedcompanyorthewhole of a Stateowned corporation, the remaining sum of money shall be transferred to the AssistanceFund for Restructure of Enterprises at the Ministry of Finance for investment in companiesinwhichitisnecessaryfortheStatetoholdonehundred(100)percentofcapital but which lack capital, in shareholding companies in which the State is the controlling shareholderwheretheStatecapitalinsuchequitizedenterpriseisinsufficienttoensurethefull numberofStateshares,andtoassistequitizedenterprisestocontinuetoresolvetheissueof retrenchedemployeesinaccordancewitharticle36.8ofthisDecree.Theremainingsumof money shall beinvested inenterprises viathe State Capital Businessand Investment Corporation.
Chapter V
POLICIES APPLICABLE TO ENTERPRISES AND TO EMPLOYEES AFTER EQUITIZATION
Article36.Incentives applicable to enterprises after they have been equitized
1. Incentivesshallbeapplicableasinthecaseofnewly-establishedenterprisesinaccordancewiththe provisions of the law on encouragement of investment, andequitizedenterprises shall notbe required to carry out procedures forissuanceof a certificate of investment incentives.
Equitized enterprises which are listed on the securities market shall, in addition to theabove- mentionedincentives,alsobeentitledtoincentivesinaccordancewiththeprovisionsofthelawon securities and the securities market.
2. Exemptionfromregistrationfeesshallbegrantedwithrespecttoanytransferofassetsunderthe right of management and use of an equitized State owned enterprise to the ownership of the shareholding company.
3. Equitizedenterprises shall be exempt from registration fees for the issuance of a business registration certificate upon conversionfrom a State owned enterprise into ashareholding company.
4. Equitizedenterprisesshallbeentitledtomaintainleasecontractsforresidentialhousingandother buildingsofStateagenciesorshallbeentitledtopreferentialtreatmentwithrespecttoacquisitionof such housing and buildings at the marketpriceas at the timeof equitization, inorder to stabilize production and businessactivities.
5. EquitizedenterprisesshallbeentitledtolanduserightsinaccordancewiththeprovisionsoftheLaw onLandwhen the value of the enterpriseundergoingequitization included the value oflanduse rights.
6. The regime applicable to State owned companies shall continue to apply to loansborrowed by equitizedenterprisesfromcommercialbanks,financecompaniesandothercreditinstitutionsofthe State.
7. Equitized enterprises shall be permitted to maintain and develop welfare funds in kind, suchas cultural facilities, clubs, dispensaries, nursing homes and kindergartens, in order to ensure the welfareofemployeesofshareholdingcompanies. Suchassetsshallbeundertheownershipofthe labour collective and shall be managedby the shareholdingcompany.
8. IfafteraStateownedcompanyconvertsintoashareholdingcompany,someemployeesintheState owned company whichhas converted lose their jobs or cease work including voluntary cessation becauseoftheneedto restructure businessoperationsorthe need tochange technology,then these issues shall be resolved as follows:
(a) Anyemployeewhowithintwelvemonthsfromthedatetheshareholdingcompanyisissued withabusinessregistrationcertificateloseshisjobasaresultofthecompanyrestructureandfalls within the categoryof retrenched employees of a reorganized State owned enterprise entitled to assistancepursuant to Decree No.41-2002-ND-CP of theGovernment dated 11 April 2002, then suchemployee shall receiveassistance from the Fund for Assistance of RetrenchedEmployees;
Theremainingemployees wholosetheirjobsor ceaseworkshallbeentitledto a retrenchment allowanceortoanallowanceforlossofworkpursuanttothecurrentlawonlabourandshall receiveassistancefromtheState sproceedsfromequitizationofStateownedcompaniesas stipulated in article35 of this Decree.
(b) If,withinthefollowingfouryears,employeeslosetheirjobsorceasework,theshareholding company shall be responsible to paythem fifty (50)per cent of the total rate of allowance pursuant to the Labour Code, and the remaining fifty (50)per cent shall be paid from the State sproceedsfromequitizationofStateownedcompaniesasstipulatedinarticle35ofthis Decree.Afterexpiryoftheaboveperiod,theshareholdingcompanyshallberesponsibleto pay the whole of the allowance to suchemployees.
Article37.Employees of an equitizedenterprise shall be entitledto the following incentives:
1. Employeesnamedonthelistofregularemployeesoftheequitizedenterpriseasatthetimeofthe decisiononequitization,shallbeentitledtopurchaseuptoamaximumofonehundred(100)shares foreachyearofactualemploymentintheStatesectoratadiscountrateofforty(40)percentofthe average auction price onsales to other investors.
2. Employeeswhotransfertoworkintheshareholdingcompanyshallcontinuetoparticipateinsocial insuranceand shallbe entitled to benefits in accordancewith current regulations.
3. Employeeswhosatisfytheconditionsforentitlementtopensionbenefitsasatthetimeofequitization shallbe entitled to receipt of a pension on retirement and tobenefits inaccordance with current regulations.
4. Employees who lose their jobs or who cease work at the time of equitization shall be paid retrenchmentallowancesand allowances on ceasingwork inaccordance with regulations.
Chapter VI
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF SHAREHOLDERS
Article38.Strategic investors shall have the following rights andobligations:
1. Rights:
(a) To purchase incentive shares pursuantto articles 27.3 and 28.2 ofthis Decree;
(b) Toengageinmanagementoftheshareholdingcompanyinaccordancewiththeprovisionsof law and the charter of the shareholding company;
(c) To use their shares to pledge or mortgage in credit relationships in Vietnam;
(d) To exerciseother rights stipulated by thelaw and thecharter of the shareholding company.
2. Obligations:
(a) To discharge undertakings made whenpurchasingshares;
(b) Not to transfer shares purchased at incentive rates pursuant to article 27.3of this Decree within a period of three years after the date on which abusiness registration certificate is issuedtotheshareholdingcompany.Ifinspecialcircumstancesthisnumberofsharesneeds to be transferred, then theboard of management of the companymust agree;
(c) Otherobligationsstipulated by thelaw and the charter of the shareholding company.
Article39.Rights andobligations of other shareholders
Other shareholders shall have the rights and obligations stipulated in theLaw on Enterprisesand the charter of theshareholdingcompany.
Inparticular,foreignshareholdersshallconvertincomereceivedassharedividendsorproceedsofshare assignmentinVietnamintoforeigncurrencyforremittanceoverseasafterpaymentofalltaxobligationsin accordancewiththeprovisionsofthelaw.Ifforeigninvestorsusesharedividendstore-investinVietnam, they shall beentitled to incentives under theLaw onPromotion of Domestic Investment.
Chapter VII
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article40.Powersandresponsibilities ofministries, people scommittees of provincesand cities under central authority, and boards ofmanagement of State owned corporations
1. Ministers,heads of ministerialequivalent bodies,heads of Government bodiesand chairmen of people s committees of provinces and citiesunder central authority shall, basedon the plansfor restructuring State ownedenterprisesas approvedbythe Prime Minister of the Government:
(a) Organize valuations of State owned corporationsundergoing equitizationand send the results to the Ministry of Financeto check andto make adecisionon announcement;
(b) Submit equitization plans for the whole of State corporationsto the Prime Minister of the Government for approval;
(c) Makedecisionsonequitizationofenterpriseswithintheirmanagement;makedecisionsonthe value of enterprises;and approveequitization plansinorder to convert State owned companies into shareholding companies;
(d) OntheirowninitiativecheckforenterpriseswhichnolongerhaveanyportionofStateowned capitalandthentransferthoseenterprisesfromthelistofenterprisestoundergoequitization to the list of enterprises tobe assigned,soldor declared bankrupt;
(dd) Resolve, within their authority, any difficulties for equitized enterprises within a time-limitof fifteen(15)daysfromthedateofreceiptofacompletefile.Anyissuesoutsideauthoritymust bepromptly reported to the Prime Minister ofthe Governmentfor hisconsideration anddecision;
(e) Forwarddecisionsannouncingthevaluationofanenterprise,decisionsapprovingequitization plansandanyotherlegalinstrumentsonequitizationformonitoringpurposestotheSteering CommitteeforEnterprise RenovationandDevelopmentandtothe MinistryofFinance,inorder for the latter bodies to provide overall reports to the Prime Minister of the Government;
Ifanyapprovedequitizationplanfailstobeimplemented,theheadoftheagencymanaging the enterpriseshall be disciplined inaccordancewith current regulations.
2. Boards of management of State ownedcorporationsshallbe responsible:
(a) Toorganizetherestructureofenterprisesunderthecorporationinaccordancewiththeplans for restructuring Stateowned enterprisesasapproved by the PrimeMinister of the Government;
(b) TodirectmembercompaniestodealwithexistingfinancialissuesinaccordancewithChapter IIofthisDecree,toholdvaluationsofenterprises, andtoprepareequitizationplansandsubmitthem to the competent level for approval;
(c) Tothemselvesdealwithexistingfinancialissuesofenterprisesundergoingequitizationwithin their authority;
Ifanyapprovedequitizationplanfailstobeimplemented,theboardofmanagementofaState owned corporation shall bedisciplined inaccordancewith current regulations.
3. The Steering Committee for Enterprise Renovation and Development and the Ministry of Finance shallberesponsibletoassistthePrimeMinisteroftheGovernmenttodirect,inspect,superviseand activate ministries, ministerial equivalent bodies, Government bodies,people s committeesof provincesandcitiesundercentralauthorityandStatecorporationstocarryoutequitizationworkin accordancewith lawandapproved plans for restructuring Stateowned enterprises.
Chapter VII
IMPLEMENTING PROVISIONS
Article41
ThisDecreeshallreplaceDecree64-2002-ND-CPoftheGovernmentdated19June2002andshallbeof full force and effect after fifteen (15)days from the date of its publication in the Official Gazette. Any previousprovisions onequitization whichare inconsistent with thisDecree shall no longer beeffective.
Anyenterpriseundergoingequitizationforwhichtherewasadecisionapprovingaplanforconversionof the State owned company into a shareholding companyprior to the effective date of this Decree shall remain effective and need not be changed to a planin accordancewith this Decree.
Article42
TheMinistryofFinance;theMinistryofLabour,WarInvalidsandSocialAffairs;theStateBankofVietnam; the Ministry of Natural Resources and Environment, and other relevant ministriesand bodies shallbe responsible to provideguidelines for implementation of this Decree.
Article43
Ministers, heads of ministerial equivalent bodies, heads of Government bodies, chairmen of people s committees of provinces and cities under central authority, and boards of management of State corporations for which the Prime Minister of the Government made thedecisionon investmentand establishment shall be responsible forimplementation of this Decree.
| FOR THE GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây