Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-BKH-BTC của Bộ Kế hoach và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia

thuộc tính Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-BKH-BTC

Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-BKH-BTC của Bộ Kế hoach và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2003/TTLT-BKH-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng; Võ Hồng Phúc
Ngày ban hành:06/01/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-BKH-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Thông tư

LIÊN TỊCH BỘ KẾ HOACH VÀ ĐẦU TƯ - BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 01/2003/TTLT-BKH-BTC NGÀY 06 THÁNG 01 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 42/2002/QĐ-TTG NGÀY 19/3/2002 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Căn cứ Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 Thủ tướng Chính phủ "Về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005"

Căn cứ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19-3-2002 của Thủ tướng Chính phủ, "Về quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia".

Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và điều hành các CTMTQG như sau:

PHẦN I
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA

 

Kế hoạch hoá các chương trình mục tiêu quốc gia gồm các khâu công việc sau:

- Đề xuất chương trình,dự án;

- Xây dựng chương trình,dự án;

- Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án;

- Thực hiện chương trình, dự án;

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình,dự án;

 

I. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

 

Các Bộ, ngành,cơ quan Trung ương, dựa vào các tiêu chuẩn của CTMTQG qui định tại Điều 3 của QĐ 42/2002/QĐ-TTg, đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là CTMTQG) của ngành mình trong kỳ kế hoạch. Công việc này được tiến hành vào giai đoạn hướng dẫn xây dựng kế hoạch (tháng 4, tháng 5 hàng năm).

Nội dung chủ yếu của văn bản đề xuất CTMTQG gồm:

1- Sự cần thiết phải giải quyết vấn đề bằng CTMTQG.

2- Mục tiêu tổng quát của chương trình.

3- Dự kiến thời gian thực hiện chương trình.

4- Địa bàn thực hiện chương trình.

5- Xác định sơ bộ tổng mức vốn của chương trình, chia theo các nguồn vốn

6- Tính toán sơ bộ đối tượng tác động, đối tượng thụ hưởng và hiệu quả của chương trình,

7- Hợp tác quốc tế (nếu, có).

8- Đề xuất cơ quan quản lý, cơ quan phối hợp và các cơ quan thực hiện chương trình, dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, tổng hợp, lựa chọn danh mục CTMTQG do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đề xuất và dự kiến cơ quan quản lý chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua cùng với kế hoạch hàng năm và 5 năm. Sau khi được Quốc hội thông qua, cơ quan quản lý CTMTQG chủ động xây dựng chương trình, dự án, có sự phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Trong giai đoạn 2001-2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục các CTMTQG tại Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001, vì vậy không đề xuất thêm các CTMTQG trong giai đoạn 2001-2005.

 

II. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Việc xây dựng các CTMTQG được tiến hành cùng với việc xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm. Nội dung văn bản CTMTQG bao gồm:

1. Các căn cứ để xây dựng CTMTQG:

1.1. Xác định yêu cầu khách quan phải hình thành chương trình, bao gồm:

- Phân tích, đánh giá hiện trạng tình hình thuộc lĩnh vực của CTMTQG sẽ xử lý.

- Căn cứ vào các số liệu và các chỉ tiêu đặc trưng nhất về kinh tế - xã hội trong một số năm để xem xét xu hướng phát triển của vấn đề mà chương trình sẽ giải quyết.

1.2. So sánh các chỉ tiêu giữa các vùng, các khu vực và quốc tế để rút ra mức độ cấp bách của vấn đề phải giải quyết.

1.3. Các vấn đề xã hội mà Chính phủ Việt Nam cam kết với quốc tế.

2. Mục tiêu của CTMTQG:

Mục tiêu của CTMTQG phải nằm trong chiến lược chung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. CTMTQG có thể có một hoặc một số mục tiêu, nhưng các mục tiêu phải rõ ràng, lượng hoá được và cũng dễ dàng trong việc tính toán, kiểm tra, đánh giá thực hiện. Có thể phân định mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài khi kết thúc CTMTQG.

3. Thời gian thực hiện CTMTQG:

Là thời gian cần thiết cho việc đạt được mục tiêu của chương trình. Thời gian này phải có giới hạn, thường là 5 năm.

4. Phạm vi hoạt động của CTMTQG:

Phạm vi hoạt động của toàn bộ chương trình và từng dự án là giới hạn tác động trực tiếp của chương trình, dự án đến ngành nào, lĩnh vực nào, vùng nào hay đối với cả nước.

5. Các giải pháp cần thiết bảo đảm thực thi CTMTQG:

5.1. Giải pháp về nguồn vốn:

- Giải pháp về nguồn vốn của CTMTQG là xác định các biện pháp để đảm bảo tổng mức vốn cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu của chương trình. Tổng mức vốn được tính toán căn cứ vào mức vốn của từng dự án cho cả thời kỳ thực hiện chương trình và cho từng năm.

- Các nguồn vốn của CTMTQG bao gồm:

a) Vốn Ngân sách Nhà nước (kể cả vốn vay ODA và vốn viện trợ)

b) Vốn tín dụng trong nước.

c) Vốn huy động từ cộng đồng (bao gồm cả bằng tiền, hiện vật và ngày công lao động)...

Các nguồn vốn trên đây phải được nêu rõ về các biện pháp huy động, phương thức vay, trả và phân tích hiệu quả; đồng thời phân định rõ vốn Trung ương và địa phương; vốn xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp.

5.2. Giải pháp về nhân lực:

- Bao gồm các giải pháp đảm bảo đủ nhân lực để thực hiện CTMTQG gồm cả khâu quản lý và triển khai thực hiện.

- Tính toán chi phí quản lý, chi phí đào tạo, kể cả chi phí thuê chuyên gia nước ngoài ( nếu có).

5.3. Giải pháp về vật tư, nguyên liệu, phương tiện, thiết bị máy móc:

- Mô tả công nghệ lựa chọn về đặc trưng kinh tế - kỹ thuật, đánh giá mức độ thích hợp, ưu điểm và hạn chế;

- Nguồn cung cấp công nghệ, thiết bị máy móc và lý do lựa chọn (ưu tiên mua hàng sản xuất trong nước);

- Danh mục, biểu giá trang thiết bị máy móc chủ yếu và phương thức mua sắm (đấu thầu trong nước hay quốc tế)...

6. Hiệu quả của CTMTQG:

Khi xây dựng cũng như khi đánh giá tình hình thực hiện CTMTQG, các cơ quan quản lý chương trình phải xác định được kết quả của chương trình thông qua các chỉ tiêu, chỉ số về các mặt: lợi ích kinh tế - xã hội đem lại; đối tượng thụ hưởng từ kết quả hoạt động của các dự án cũng như của toàn bộ chương trình; vấn đề môi sinh, môi trường và việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ tham gia điều hành thực hiện chương trình, dự án.

7. Đề xuất và kiến nghị các cơ chế, chính sách để thực hiện CTMTQG:

Các chính sách cụ thể áp dụng cho CTMTQG và lồng ghép các hoạt động có nội dung giống nhau với các CTMTQG khác ( nếu có).

7.1. Lồng ghép các hoạt động có nội dung giống với các CTMTQG khác.

Các cơ quan quản lý chương trình có trách nhiệm đề xuất việc lồng ghép các hoạt động có nội dung giống với CTMTQG khác ( nếu có)và mô hình, cơ chế cho việc thực hiện lồng ghép.

7.2. Vấn đề cần hợp tác quốc tế CTMTQG ( nếu có ).

Nếu có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế hoặc với tổ chức nước ngoài cho việc thực hiện CTMTQG, cơ quan quản lý chương trình phải nêu rõ mục đích, nội dung, hình thức hợp tác và nguồn lực của các bên tham gia hợp tác (phía nước ngoài và phía Chính phủ Việt Nam) cũng như thời gian để thực hiện và những vấn đề cần xin ý kiến Chính phủ xử lý.

7.3. Các cơ chế chính sách cần ban hành để áp dụng cho việc thực hiện chương trình.

8. Quản lý, điều hành thực hiện CTMTQG:

8.1 Các cơ quan quản lý CTMTQG thành lập Ban quản lý chương trình. Thành phần và quy chế hoạt động của Ban quản lý CTMTQG do thủ trưởng cơ quan quản lý chương trình quyết định.

8.2. Đối với những CTMTQG có tầm quan trọng đặc biệt, có tính liên ngành, Ban Chủ nhiệm CTMTQG cần có thành viên thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan. Thành phần và qui chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm CTMTQG này do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của cơ quan được phân công quản lý chương trình.

Giúp việc cho Ban Chủ nhiệm CTMTQG này có Văn phòng chương trình.

9. Theo dõi, kiểm tra giám sát, đánh giá tình hình thực hiện CTMTQG:

9.1. Xác định hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện chương trình, dự án, bao gồm các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra và các chỉ số về tác động của chương trình, dự án.

9.2. Xác định chế độ thu thập, báo cáo thông tin về tình hình thực hiện chương trình, dự án. Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện của từng dự án và của toàn bộ chương trình, bao gồm thời gian tiến hành, cơ quan thực hiện, nội dung và các tiêu chí làm căn cứ để theo dõi, kiểm tra giám sát, đánh giá tình hình thực hiện, biểu mẫu và lịch trình báo cáo và cơ quan nhận báo cáo.

10. Các dự án trong CTMTQG.

Các dự án trong CTMTQG được xây dựng nhằm giải quyết một mục tiêu hoặc một nhóm mục tiêu cụ thể của chương trình trong một khoảng thời gian và địa bàn cụ thể.

Đối với các dự án sử dụng kinh phí từ Ngân sách Nhà nước phải có các nội dung cơ bản như sau:

(1). Tên dự án,

(2). Cơ quan quản lý dự án, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp.

(3). Các mục tiêu và nội dung chủ yếu của dự án:

- Khái quát tình hình chung, lý do và sự cần thiết của dự án.

- Xác định các mục tiêu cụ thể của dự án trong mối quan hệ với mục tiêu chung của CTMTQG.

- Xác định nội dung, nhiệm vụ cơ bản của dự án.

(4). Các giải pháp thực hiện dự án:

- Các phương án và địa điểm cụ thể để triển khai dự án;

- Yêu cầu tài chính, phân theo nguồn bảo đảm và nội dung chi tiêu;

- Kiến nghị về cơ chế, chính sách để thực hiện dự án, trong đó nêu rõ nội dung và cơ chế lồng ghép (nếu có);

- Mô hình tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động.

(5). Thời gian thực hiện dự án: Thời gian bắt đầu và kết thúc.

(6). Đối tượng thụ hưởng dự án, ước tính hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

(7). Kế hoạch thực hiện các hoạt động chủ yếu của dự án chia theo từng năm.

Đối với các CTMTQG đã được phê duyệt theo Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 4/5/2001của Thủ tướng Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu kinh phí.

III. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT CTMTQG

 

Sau khi đã hoàn thành việc soạn thảo văn bản CTMTQG, cơ quan quản lý chương trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan tổ chức thẩm định chương trình và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

1. Hồ sơ thẩm định CTMTQG gồm:

- Văn bản đề nghị thẩm định CTMTQG của cơ quan quản lý chương trình;

- Văn bản CTMTQG đã được cơ quan quản lý chương trình thông qua;

- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG;

- Ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương có liên quan;

- Các tài liệu cần thiết có liên quan khác (nếu có).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành,cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan tổ chức thẩm định CTMTQG, làm báo cáo thẩm định, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Thời gian thẩm định CTMTQG không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Việc thẩm định các dự án trong từng CTMTQG do Chủ nhiệm chương trình xem xét quyết định theo qui định hiện hành. Nếu dự án thuộc nhóm A thì lập hồ sơ đầy đủ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nếu dự án thuộc nhóm B thì Bộ trưởng Cơ quan quản lý chương trình, quản lý dự án phê duyệt.

2. Nội dung thẩm định CTMTQG tập trung vào các điểm sau:

- Mục tiêu của chương trình: được xem xét, đối chiếu với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước;

- Phạm vi thực hiện, đối tượng thụ hưởng của chương trình.

- Tổng mức vốn của chương trình; cơ cấu vốn; vốn của các dự án thành phần.

- Các giải pháp thực hiện chương trình bao gồm cả các giải pháp về nguồn lực, khả năng cân đối tài chính;

- Thời gian thực hiện chương trình;

- Kết quả thực hiện và hiệu quả Kinh tế - xã hội của chương trình;

- Cách tổ chức thực hiện chương trình;

Khi thẩm định chương trình sẽ xem xét và thoả thuận về số lượng mục tiêu, số lượng và nội dung của các dự án trong chương trình.

3. Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG.

Nội dung chủ yếu của Quyết định bao gồm:

- Xác định tên đầy đủ của CTMTQG và cơ quan quản lý chương trình;

- Mục tiêu, nhiệm vụ của CTMTQG;

- Thời gian và địa điểm thực hiện chương trình, các mốc tiến độ chính;

- Tổng mức vốn và cơ cấu nguồn vốn, trong đó phần Ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương trình;

- Trách nhiệm của các cơ quan phối hợp thực hiện chương trình;

- Các cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình;

- Hiệu quả đạt được của chương trình.

 

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG CỦA CTMTQG

 

Việc điều chỉnh nội dung của CTMTQG được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của QĐ 42/2002/QĐ-TTg và một số quy định cụ thể như sau:

1. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần thiết phải thay đổi nội dung của CTMTQG, Cơ quan quản lý chương trình phải có đề xuất bằng văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung của chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (vào tháng 7, tháng 8 hàng năm) để đảm bảo các nội dung được điều chỉnh của chương trình, dự án sẽ được thực hiện ngay từ đầu năm sau.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thẩm định nội dung văn bản đề nghị điều chỉnh của cơ quan quản lý chương trình và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản).

3. Sau khi nội dung điều chỉnh của CTMTQG đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cơ quan quản lý chương trình điều chỉnh nội dung các dự án của CTMTQG nhằm đảm bảo mục tiêu của dự án trong tổng mức kinh phí đã được giao (trong thời hạn 30 ngày).

 

V. LỒNG GHÉP CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ NỘI DUNG GIỐNG NHAU
CỦA CÁC CTMTQG

 

Việc lồng ghép các hoạt động có nội dung giống nhau của các CTMTQG được thực hiện ngay từ khâu tổng hợp, phân bổ chỉ tiêu kế hoạch hàng năm ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở tổng nguồn vốn các CTMTQG và mục tiêu, nhiệm vụ của từng CTMTQG đã được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành phối hợp, lồng ghép các hoạt động có nội dung giống nhau trên cùng địa bàn của các CTMTQG; phân bổ mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí theo mục tiêu, nhiệm vụ của từng CTMTQG và giao kế hoạch cho các quận, huyện, các chủ dự án thực hiện; giao trách nhiệm cho các Sở chuyên ngành tổ chức điều hành các quận, huyện, các chủ dự án triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG trên địa bàn. Yêu cầu của việc lồng ghép là phải tuân thủ việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của từng CTMTQG, bảo đảm đúng nguyên tắc công việc của ngành nào thì do ngành đó làm và hướng hoạt động của các CTMTQG vào đúng đối tượng và địa bàn cần ưu tiên.

 

PHẦN II
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

 

I. KẾ HOẠCH HOÁ NGUỒN LỰC CỦA CTMTQG

1. Hàng năm, theo hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện CTMTQG phải đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo, đề xuất nhu cầu năm kế hoạch, kiến nghị thay đổi mục tiêu dự án khi thấy mục tiêu dự án đó không phù hợp và không sát với tình hình thực tế của địa phương (nếu có) gửi cơ quan quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

2. Căn cứ vào mục tiêu 5 năm và hàng năm của các CTMTQG, cơ quan quản lý chương trình đánh giá tình hình thực hiện chương trình năm báo cáo, tổng hợp đề xuất nhu cầu nguồn lực năm kế hoạch của chương trình, bao gồm vốn Ngân sách Nhà nước (vốn trong nước, vốn vay và viện trợ của nước ngoài, đồng thời phân chia theo nguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), vốn tín dụng trong nước, vốn huy động từ cộng đồng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

3. Sau khi nhận được nhu cầu của cơ quan quản lý chương trình, của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, tổng hợp các nhiệm vụ, mục tiêu của các CTMTQG và đề xuất nguồn lực để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG trong kỳ kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và trình Quốc hội thông qua.

II. PHÂN BỔ VỐN VÀ GIAO KẾ HOẠCH CHO CÁC CTMTQG

 

1. Phân bổ vốn của các CTMTQG:

Căn cứ tổng mức kinh phí của chương trình được cấp có thẩm quyền thông báo, cơ quan quản lý CTMTQG chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính dự kiến phương án phân bổ kinh phí của CTMTQG cho từng dự án và chi tiết cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ đã được duyệt (trong trường hợp còn có ý kiến chưa thống nhất về cơ cấu và mức vốn cụ thể cho các đơn vị thực hiện thì ý kiến của cơ quan quản lý chương trình là quyết định).

Kết quả phân bổ mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí của các CTMTQG được gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào ngân sách chung của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Giao chỉ tiêu kế hoạch các CTMTQG.

2.1. Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các chỉ tiêu:

- Tổng kinh phí của tất cả các CTMTQG. Trong đó gồm có vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp;

- Các mục tiêu, nhiệm vụ của từng CTMTQG thực hiện trên địa bàn.

2.2. Trách nhiệm phân bổ dự toán CTMTQG.

Đối với Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương: Căn cứ dự toán Ngân sách đã được Thủ tướng Chính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiến hành phân bổ, giao nhiệm vụ, mục tiêu và kinh phí cho các đơn vị thực hiện, gửi Bộ Tài chính theo qui định để thẩm định, làm căn cứ cấp phát ngân sách.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hàng năm, căn cứ tổng dự toán ngân sách và mục tiêu nhiệm vụ của các CTMTQG được Thủ tướng Chính phủ giao, huy động các nguồn lực của địa phương theo luật định để bổ sung cho việc thực hiện các CTMTQG, UBND các tỉnh, thành phố tiến hành việc phối hợp, lồng ghép và phân bổ kinh phí cho từng mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG thực hiện trên địa bàn (bao gồm vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp), trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt cùng với việc phê duyệt phân bổ dự toán ngân sách địa phương hàng năm.

3. Cơ chế cấp phát và quyết toán kinh phí của các CTMTQG.

3.1. Kinh phí thực hiện các CTMTQG được cân đối trong dự toán chi Ngân sách Trung ương do Bộ Tài chính cấp cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ của CTMTQG do Trung ương quản lý và cấp bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG do địa phương quản lý.

Việc cấp phát, quản lý, quyết toán kinh phí chi cho CTMTQG được thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Riêng vốn NSNN cấp mới để cho vay giải quyết việc làm được cấp để cho vay theo quy định tại Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

3.2. Chế độ chi tiêu của các CTMTQG thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành áp dụng đối với các khoản chi từ nguồn vốn NSNN, vốn vay, viện trợ, vốn tín dụng và chế độ chi đặc thù của từng chương trình, dự án( nếu có).

 

PHẦN III
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

 

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Là đầu mối giúp Chính phủ trong việc quản lý và điều hành các CTMTQG.

- Đề xuất, lựa chọn danh mục các CTMTQG trình Chính phủ.

- Căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và 10 năm của Nhà nước và đề xuất của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn lập danh mục các CTMTQG, dự kiến cơ quan quản lý chương trình, tổng hợp trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua danh mục các CTMTQG thực hiện trong kỳ kế hoạch.

- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan để tổ chức thẩm định các CTMTQG, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Chủ trì cùng Bộ Tài chính đề xuất tổng mức kinh phí Ngân sách phân bổ cho từng CTMTQG cụ thể (bao gồm cả kinh phí sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển) trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua.

- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương xây dựng cơ chế về quản lý và điều hành các CTMTQG trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính tình hình thực hiện các CTMTQG hàng quí, cả năm và giữa kỳ; phát hiện các vướng mắc, tồn tại và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý kịp thời.

- Tham gia cùng các cơ quan quản lý CTMTQG trong việc xây dựng, phân bổ kinh phí cuả chương trình theo nhiệm vụ và mục tiêu.

- Tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển và sự nghiệp các CTMTQG do các cơ quan quản lý chương trình dự kiến phân bổ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

- Tổng hợp nguồn kinh phí đã được phân bổ cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào kế hoạch chung của các Bộ, ngành, địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Thông tin cho các cơ quan quản lý chương trình và các địa phương về định hướng xây dựng kế hoạch hàng năm của các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Phối hợp với các Bộ, ngành để tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các CTMTQG của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương.

2. Bộ Tài chính:

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn lập danh mục các CTMTQG, dự kiến cơ quan quản lý chương trình, đề xuất tổng mức phân bổ Ngân sách cho các CTMTQG (bao gồm cả kinh phí sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển).

- Tham gia cùng các cơ quan quản lý chương trình trong việc phân bổ kinh phí cuả chương trình theo nhiệm vụ và mục tiêu.

- Tổng hợp phương án phân bổ kinh phí thực hiện CTMTQG vào dự toán ngân sách hàng năm của Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.

- Cấp phát kinh phí đã được cân đối trong dự toán chi Ngân sách Trung ương hàng năm cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của CTMTQG do Trung ương quản lý; cấp bổ sung kinh phí có mục tiêu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo kế hoạch phân bổ kinh phí của các CTMTQG do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương theo chế độ tài chính hiện hành.

- Thẩm tra và thông báo quyết toán năm đối với kinh phí CTMTQG trong quyết toán Ngân sách Nhà nước do các cơ quan Trung ương thực hiện;

- Tổng hợp quyết toán chi CTMTQG trong tổng quyết toán Ngân sách Nhà nước hàng năm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn.

3. Đối với các cơ quan quản lý CTMTQG:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức xây dựng chương trình, dự án theo nhiệm vụ được giao (bao gồm cả điều chỉnh chương trình, dự án khi cần thiết) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Tổ chức phê duyệt các dự án thuộc chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đối với các dự án vượt thẩm quyền.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm về thực hiện chương trình. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan quản lý chương trình và được tiến hành theo nội dung cụ thể sau:

+ Hàng năm, cơ quan quản lý chương trình có trách nhiệm lập kế hoạch về nhiệm vụ, mục tiêu, nhu cầu kinh phí và đề xuất các giải pháp để thực hiện chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ.

+ Căn cứ tổng mức kinh phí của chương trình được cấp có thẩm quyền thông báo, Cơ quan quản lý chương trình chủ trì và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính dự kiến phân bổ kinh phí của chương trình về cơ cấu và mức vốn phân bổ cụ thể cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ đã được duyệt.

Kết quả phân bổ vốn và mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình được gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào ngân sách chung của các Bộ, ngành cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Tổ chức hướng dẫn các cơ quan ngành dọc ở địa phương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình (bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí và cơ chế chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện,v.v...) để tổng hợp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Thành lập Ban Chủ nhiệm chương trình để giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý chương trình tổ chức thực hiện chương trình; giải thể Ban Chủ nhiệm chương trình khi chương trình kết thúc.

Chủ nhiệm chương trình là một đồng chí lãnh đạo Bộ, cơ quan Trung ương; các thành viên gồm đại diện có thẩm quyền của các bộ phận: kế hoạch, tài vụ và các bộ phận có liên quan. Qui chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm CTMTQG do cơ quan quản lý chương trình quyết định. Kinh phí hoạt động của Ban Chủ nhiệm CTMTQG được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý CTMTQG. Chế độ chi tiêu của Ban Chủ nhiệm CTMTQG thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

- Đối với những CTMTQG có tầm quan trọng đặc biệt, cần có thành viên của các Bộ, cơ quan Trung ương tham gia Ban Chủ nhiệm chương trình. Thành phần Ban Chủ nhiệm chương trình và Qui chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng cơ chế, chính sách và hướng dẫn nghiệp vụ cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để có căn cứ thực hiện.

- Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và chế độ chi tiêu phù hợp với từng mục tiêu, nhiệm vụ của CTMTQG.

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các CTMTQG của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình hàng quí, hàng năm và giữa kỳ theo các qui định thống nhất về nội dung và biểu mẫu.

- Hướng dẫn và yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ nội dung và tiến độ báo cáo tình hình thực hiện CTMTQG theo qui định chung.

4. Nhiệm vụ của các cơ quan được phân công quản lý và thực hiện các dự án của chương trình.

Trong một số CTMTQG, ngoài việc Thủ tướng Chính phủ phân công cho một cơ quan quản lý chung toàn bộ chương trình thì còn một số dự án được giao cho các Bộ, ngành khác quản lý và tổ chức thực hiện; các Bộ, ngành này có nhiệm vụ như sau:

- Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của các Cơ quan quản lý CTMTQG các Bộ tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đề xuất nguồn lực để thực hiện các dự án của CTMTQG do Bộ được phân công quản lý và thực hiện, gửi về Cơ quan quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp chung vào kế hoạch của CTMTQG.

- Tổ chức bảo vệ kế hoạch hàng năm của các dự án được phân công với Cơ quan quản lý chương trình CTMTQG, có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

- Căn cứ tổng mức kinh phí của dự án được cấp có thẩm quyền thông báo, cơ quan quản lý dự án chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính phân bổ kinh phí của dự án cho các đơn vị thực hiện.(Trong trường hợp còn có ý kiến chưa thống nhất về cơ cấu và mức vốn cụ thể cho các đơn vị thực hiện, thì ý kiến của cơ quan quản lý dự án là quyết định). Kết quả phân bổ vốn và mục tiêu, nhiệm vụ của dự án được gửi về cơ quan quản lý chương trình, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào Ngân sách chung của các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức hướng dẫn các cơ quan ngành dọc ở địa phương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá để xây dựng kế hoạch thực hiện dự án (bao gồm nhiệm vụ, kinh phí, cơ chế chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện,...) để tổng hợp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tuỳ tính chất và mức độ phức tạp của dự án, có thể thành lập Ban quản lý dự án để giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý dự án tổ chức thực hiện dự án. Chủ nhiệm dự án có thể là một lãnh đạo Bộ, các thành viên gồm đại diện có thẩm quyền của các bộ phận kế hoạch, tài vụ và các bộ phận khác có liên quan. Qui chế hoạt động của Ban quản lý dự án do Thủ trưởng cơ quan quản lý dự án qui định. Kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý dự án. Chế độ chi tiêu thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

- Ngoài nguồn kinh phí đã được giao, được phép huy động các nguồn lực khác theo luật định để bổ sung cho việc thực hiện các dự án của chương trình; báo cáo cho cơ quan quản lý chương trình biết (nếu có)về mức huy động và phải thực hiện thanh quyết toán theo qui định hiện hành về tài chính (nếu trực tiếp sử dụng).

- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí của các dự án được giao thực hiện đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát.

- Báo cáo với cơ quan quản lý CTMTQG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tình hình thực hiện dự án của CTMTQG do Bộ quản lý và thực hiện theo nội dung, biểu mẫu và thời gian qui định.

5. Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý thống nhất nguồn lực, điều hành, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG hoạt động trên địa bàn, bao gồm các nội dung:

- Thành lập Ban Chỉ đạo các CTMTQG của địa phương để giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý, lập kế hoạch, lồng ghép và tổ chức điều hành thực hiện các CTMTQG trên địa bàn. Trưởng ban Chỉ đạo là một đồng chí Lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thường trực Ban chỉ đạo là lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên là đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành có liên quan. Mỗi tỉnh, thành phố chỉ thành lập duy nhất một Ban chỉ đạo để điều hành chung tất cả các CTMTQG thực hiện trên địa bàn. Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo do Ngân sách địa phương đảm bảo. Chế độ chi tiêu thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

- Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của các cơ quan quản lý CTMTQG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hàng năm của CTMTQG (mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí, biện pháp tổ chức thực hiện) gửi cơ quan quản lý dự án, chương trình tổng hợp chung vào kế hoạch của các dự án, CTMTQG gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp chung vào kế hoạch của CTMTQG.

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án của các CTMTQG do địa phương quản lý theo qui định hiện hành.

- Tổ chức lồng ghép và phối hợp các nguồn lực của các CTMTQG: Căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung hoạt động của từng chương trình, cùng với đặc điểm cụ thể của địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lồng ghép các dự án do địa phương quản lý ngay từ khâu phân bổ dự toán để tránh sự trùng chéo, giảm bớt đầu mối và tập trung nguồn lực cho mục tiêu cần ưu tiên.

- Ngoài nguồn kinh phí Trung ương đã giao cần huy động các nguồn lực của địa phương (bao gồm cả kinh phí, ngày công lao động và các yếu tố vật chất khác) để bổ sung cho việc thực hiện chương trình; báo cáo mức bổ sung kinh phí của từng chương trình (nếu có) cho cơ quan quản lý chương trình, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và phải thực hiện thanh quyết toán theo qui định hiện hành về tài chính.

- Giao chỉ tiêu kế hoạch về mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí của các CTMTQG do địa phương quản lý trên địa bàn cho các chủ dự án và UBND quận, huyện thực hiện.

- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí của các CTMTQG đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát và chịu trách nhiệm về việc không thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG hoạt động trên địa bàn do kinh phí không được thực hiện đúng mục đích.

- Báo cáo với cơ quan quản lý CTMTQG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tình hình thực hiện các CTMTQG thuộc quyền quản lý trên địa bàn theo nội dung, biểu mẫu và thời gian qui định.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình tại cơ sở, chủ yếu là xã, phường. Kịp thời uốn nắn các hiện tượng mất dân chủ trong việc thực hiện chương trình và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp để thất thoát kinh phí do vô trách nhiệm hoặc tham nhũng.

 

Phần IV
Chế độ báo cáo

 

1. Báo cáo phân bổ dự toán CTMTQG:

- Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương: Căn cứ dự toán Ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao phải khẩn trương phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, để bảo đảm đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc nhận được dự toán ngân sách chi CTMTQG cùng dự toán chi ngân sách thường xuyên trước ngày 31 tháng 12 năm trước; bảo đảm khớp đúng về tổng mức và chi tiết theo từng mục chi đã được giao, đồng thời tổng hợp kết quả phân bổ trong dự toán phân bổ chi tiết của Bộ, ngành, cơ quan Trung ương gửi Bộ Tài chính thẩm định làm căn cứ cấp phát ngân sách, chậm nhất vào ngày 05 tháng 01 năm sau. Ngoài ra các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải gửi báo cáo phân bổ CTMTQG cho cơ quan quản lý chương trình để theo dõi.

Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định kết quả giao dự toán ngân sách CTMTQG của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, nếu có vấn đề không phù hợp với nội dung dự toán do cơ quan có thẩm quyền giao thì yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại. Sau 15 ngày nhận được báo cáo kết quả giao dự toán ngân sách của các đơn vị, nếu Bộ Tài chính không có ý kiến thì kết quả giao dự toán của đơn vị coi như được chấp nhận.

- Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Căn cứ tổng dự toán ngân sách các CTMTQG được Thủ tướng Chính phủ giao, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành việc phối hợp, lồng ghép và phân bổ kinh phí cho từng mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG thực hiện trên địa bàn, trong đó phân định rõ vốn ngân sách Trung ương và phần vốn huy động tại địa phương để làm căn cứ cấp phát ngân sách cùng với việc phân bổ dự toán ngân sách địa phương để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt. Kết quả phân bổ CTMTQG được gửi đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan quản lý CTMTQG chậm nhất 05 ngày sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt

2. Báo cáo tình hình thực hiện CTMTQG:

Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện CTMTQG gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan quản lý CTMTQG.

Báo cáo định kỳ gồm: báo cáo quý, báo cáo năm và báo cáo giữa kỳ (báo cáo giữa kỳ áp dụng đối với CTMTQG có thời hạn là 5 năm được tiến hành vào giữa thời gian thực hiện chương trình) theo biểu mẫu và thời gian quy định cụ thể:

- Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan được phân công quản lý và thực hiện dự án của CTMTQG và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện các CTMTQG (bao gồm cả khối lượng, nhiệm vụ và kinh phí đã thực hiện trong kỳ) gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan quản lý chương trình (phần kinh phí do cơ quan quản lý chương trình chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện).

- Cơ quan quản lý CTMTQG: Căn cứ vào báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan được phân công quản lý và thực hiện các dự án của CTMTQG chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ (quí, năm và giữa kỳ) về tình hình thực hiện CTMTQG gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

- Thời gian nộp báo cáo:

Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan được phân công quản lý và thực hiện các dự án của CTMTQG và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: báo cáo quý gửi chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc quý; báo cáo năm gửi chậm nhất vào cuối tháng 3 năm sau.

Đối với cơ quan quản lý CTMTQG: Báo cáo quý gửi chậm nhất 45 ngày sau khi kết thúc quý; báo cáo năm gửi chậm nhất vào cuối tháng 4 năm sau.

3.Báo cáo quyết toán CTMTQG:

Việc quyết toán CTMTQG được thực hiện cùng với quyết toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành. Cùng với số liệu quyết toán kinh phí thực hiện CTMTQG hàng năm, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương có trách nhiệm thuyết minh cụ thể trong báo cáo quyết toán ngân sách kết quả thực hiện CTMTQG về khối lượng thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu tương ứng với mức kinh phí đã thực hiện.

- Trường hợp các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo quy định tại các điểm 1, 2, 3 phần IV của Thông tư này thì cơ quan Tài chính sẽ tạm dừng cấp phát, hoặc thông báo cho Kho Bạc Nhà nước dừng thanh toán kinh phí CTMTQG cho đến khi nhận được báo cáo.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, tổng hợp, đánh giá tình hình, kiến nghị các giải pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định nhằm xử lý những vướng mắc, khó khăn, uốn nắn kịp thời những sai lệch trong quá trình thực hiện, đảm bảo không chệch mục tiêu cuối cùng của CTMTQG.

 

Phần V
Điều khoản thi hành

- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với quy định của thông tư này đều bãi bỏ.

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu thấy có khó khăn vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ảnh về Liên bộ để nghiên cứu giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
THE MINISTRY OF FINANCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 01/2003/TTLT-BKH-BTC

Hanoi, January 6, 2003

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER’S DECISION No. 42/2002/QD-TTg OF MARCH 19, 2002 ON MANAGEMENT AND ADMINISTRATION OF NATIONAL TARGET PROGRAMS

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.71/2001/QD-TTg of May 4, 2001 on "the National Target Programs in the 2001-2005 Period";

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 42/2002/QD-TTg of March 19, 2002 on management and administration of national target programs, The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance hereby jointly guide the management and administration of national target programs as follows:

Part I

THE PLANNING OF NATIONAL TARGET PROGRAMS

The planning of national target programs covers the following working processes:

- Proposing programs, projects;

- Elaborating programs, projects;

- Appraising, approving programs, projects;

- Implementing programs, projects;

- Monitoring, inspecting and evaluating the situation of implementing programs, projects.

I. PROPOSING NATIONAL TARGET PROGRAMS

The ministries, branches and central agencies shall base on criteria of national target program, prescribed in Article 3 of Decision No. 42/2002/QD-TTg to propose to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance lists of national target programs (hereinafter abbreviated to NTPs) of their respective branches in the plan period. This work is carried out at the stage of guiding the elaboration of plans (April, May every year).

The major contents of the NTP- proposing documents shall include:

1. The necessity to settle issues through NTPs.

2. The overall objectives of the programs.

3. The estimated time for implementation of the programs.

4. The geographical areas for implementation of the programs.

5. The preliminary determination of the total capital amounts of the programs, split up according to capital sources.

6. The preliminary calculation of the affected subjects, the beneficiaries and efficiency of the programs.

7. International cooperation (if any).

8. Recommendations on the managing agencies, the coordinating agencies and program-, project- implementing agencies.

The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in synthesizing, selecting lists of NTPs proposed by ministries, branches and/or central agencies and recommending the program-managing agencies, and submit them to the Prime Minister for consideration before submitting them to the National Assembly for adoption together with annual and five-year plans. After they are adopted by the National Assembly the NTP- managing agencies shall take initiative in elaborating programs or projects in coordination with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the concerned ministries, branches and localities.

For the 2001-2005 period, the Prime Minister has already approved the list of NTPs in his Decision No.71/2001/QD-TTg of May 4, 2001; therefore, no more NTPs shall be proposed for the 2001-2005 period.

II. ELABORATING NATIONAL TARGET PROGRAMS

The elaboration of NTPs is carried out simultaneously with the elaboration of annual and five-year plans. The contents of NTP documents include:

1. The bases for elaboration of NTPs:

1.1. Determining the objective requirements to formulate programs, including:

- Analyzing and evaluating the current situation of the domains to be handled by the NTPs.

- Basing on the data and the most typical socio-economic targets in a number of years to scrutinize the development trends of the issues to be settled by the programs.

1.2. Comparing the targets of various zones, regions and the world in order to determine the urgency of the issues to be tackled.

1.3. The social issues committed by the Vietnamese Government to the world.

2. Objectives of NTPs:

The objectives of NTPs must lie within the general strategy for socio-economic development of the country. One NTP may have one or several objectives, which, however, must be clear, quantifiable and easy for calculation, inspection and evaluation of the attainment. They can be classified into immediate objectives and long-term objectives upon the completion of the NTP.

3. NTP- implementing duration is the duration needed for the attainment of the program’s objectives. This duration must be limited, usually 5 years.

4. Operation scope of NTPs: The operation scope of an entire program and each project is the limit of direct impacts of the program, project on which branch, which domain, which region or on the whole country.

5. Necessary solutions to ensure the implementation of NTPs:

5.1. Capital source solution:

- The solution to capital sources of NTPs means the determination of measures to ensure the total capital amounts needed for the achievement of the objectives of the programs. The total capital amounts shall be calculated on the basis of the capital amount of each project for the whole program-implementing period and for each year.

- The capital sources of NTPs shall include:

a) The State budget capital (including ODA loan capital and aid capital).

b) Domestic credit capital.

c) Capital mobilized from the community (in cash, in kind and in work days...).

The above capital sources must be clearly stated in terms of mobilization measures, modes of borrowing and repayment and efficiency analysis; and at the same time must be clearly defined into the central capital and local capital; capital construction capital and non-business capital.

5.2. Human resource solution:

- Including solutions to ensure enough personnel for the implementation of NTPs, including the management and implementation deployment.

- Calculating managerial expenses, training expenses, including expenses for hiring foreign experts (if any).

5.3. Solutions on supplies, raw materials, means, equipment and machinery:

- Description of selected technologies in terms of economic and technical features, evaluation of compatibility extent, pluses and minuses;

- Sources of supply of technologies, equipment and machinery and the reasons for the selection (with priority given to the purchase of home-made goods);

- The list and price index of principal equipment and machinery and modes of procurement (domestic or international bidding)....

6. Efficiency of NTPs:

When elaborating and evaluating the implementation of NTPs, the program-managing agencies must determine the programs’ results through targets and indexes in various aspects: the socio-economic benefits brought about; the subjects benefiting from the results of operation of projects as well as the entire program; the question of environment, ecology and raising of the managerial capability of the contingent of officials engaged in administering the implementation of the programs, projects.

7. Recommending and proposing mechanisms and policies for implementation of NTPs:

The specific policies applicable to NTPs and integrating activities having similar contents with other NTPs (if any).

7.1. Integrating activities having similar contents with other NTPs.

The program-managing agencies shall have to propose the integration of activities having similar contents with other NTPs (if any) and the model and mechanism for effecting the integration.

7.2. Issues requiring international cooperation in NTPs (if any)

If the cooperation with international organizations or foreign organizations is needed for the implementation of NTPs, the program-managing agencies must clearly state the purposes, contents and forms of cooperation and resources of the parties participating in the cooperation (the foreign party and the Vietnamese Government party) as well as the duration for implementation and issues requiring the handling opinions of the Government.

7.3. Policies and mechanisms to be promulgated for application to the implementation of programs.

8. Managing and administering the implementation of NTPs:

8.1. The NTP-managing agencies shall set up the program-managing boards. The composition and operation regulation of the NTP-managing boards shall be decided by the heads of the program-managing agencies.

8.2. For NTPs of special importance and inter-branch character, the NTP-managing boards should be composed of members from the concerned ministries, branches and central agencies. The composition and operation regulations of these NTP-managing boards shall be decided by the Prime Minister at the proposals of the agencies assigned to manage the programs.

Assisting the NTP-managing boards are the program offices.

9. Monitoring, inspecting and supervising, evaluating the implementation of NTPs:

9.1. Determining the system of norms reflecting the implementation of programs, projects, including input and output norms and the indexes on the impacts of programs, projects.

9.2. Determining the regime of gathering information and reporting on the situation of implementing programs and projects, the plans to monitor, inspect, monitor and evaluate the implementation of each project and the entire program, including the implementation duration, the implementing agencies, contents and criteria serving as basis for monitoring, inspecting, supervising and evaluating the implementation situation, reporting forms and time table and report-receiving agencies.

10. Projects in NTPs

Projects in NTPs are drawn up to settle an objective or a group of specific objectives of the programs within a specific period of time and at specific places.

For State budget-funded projects, the following basic contents are required:

(1) The projects’ names.

(2) The project-managing agencies, the implementing agencies, the coordinating agencies.

(3) The major targets and contents of the projects:

- Outline of the general situation, the reasons and necessity of the projects.

- The determination of specific objectives of the projects in relation to the general objectives of the NTPs.

- The determination of the basic contents and tasks of the projects.

(4) Project-implementing solutions:

- Specific schemes and places for deployment of the projects;

- The financial requirements, distributed according to sources of supply and spending contents;

- The proposals on mechanisms and policies for implementation of projects, clearly stating the contents and mechanism for integration (if any);

- The models for management organization and operation mechanism.

(5) Project-implementing duration: The starting and concluding time points.

(6) Beneficiaries of the projects, the estimated socio-economic impacts of the projects.

(7) Plans for carrying out major activities of the projects, divided for each year.

For NTPs already approved under Decision No. 71/2001/QD-TTg of May 4, 2001 of the Prime Minister, it is necessary to draw up annual detailed plans on the objectives, tasks and fund demand.

III. APPRAISING AND APPROVING NTPs

After completing the drafting of NTP documents, the program-managing agencies shall send them to the Prime Minister, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries, branches and central agencies in organizing the appraisal of the programs and submitting them to the Prime Minister for consideration and decision.

1. The dossiers of appraising NTPs include:

- The written request for NTP appraisal of the program-managing agency;

- The NTP documents already adopted by the program-managing agency;

- The draft decision of the Prime Minister, approving the NTP;

- Comments contributed by the concerned ministries, branches, central agencies and localities.

- Other relevant necessary documents (if any).

The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries, branches, central agencies and localities in organizing the appraisal of NTPs, making the appraisal report, drafting the Prime Minister’s decisions approving the NTPs and submitting them to the Prime Minister for consideration and decision.

The NTP-appraising duration shall not exceed 45 days as from the date of receiving the valid dossiers.

The appraisal of projects in each NTP shall be considered and decided by the program director according to the current regulations. If the projects belong to group A, complete dossiers must be compiled and sent to the Ministry of Planning and Investment for appraisal before they are submitted to the Prime Minister for approval; if the projects belong to group B, the ministers of the program- or project- managing agencies shall approve them.

2. The contents of appraisal of NTPs shall focus on the following points:

- The programs’ objectives: To be considered and compared with the tasks of general socio-economic development of the country;

- The implementation scope, the beneficiaries of the programs;

- The total capital amounts of the programs; the capital structure; the capitals of component projects;

- The program-implementing solutions, including solutions to resources, financial balancing capability;

- The program-implementing duration;

- The implementation results and socio-economic impacts of the programs;

- Ways of organizing the implementation of programs.

Upon the appraisal of programs, the number of objectives, the number and contents of projects in the programs shall be considered and agreed upon.

3. Drafting the Prime Minister’s decisions approving NTPs.

Major contents of such a decision shall include:

- The full name of the NTP and the program-managing agency;

- The objectives and tasks of the NTP;

- The time and place for implementation of the program, major time points in the schedule;

- The total capital amount and capital structure, including the State budget capital invested in the program;

- The responsibilities of the coordinating agencies for implementation of the program;

- The mechanisms and policies for implementation of the program;

- The impacts to be achieved by the program.

IV. ADJUSTING THE CONTENTS OF NTPS

The adjustment of NTPs’ contents shall comply with the provisions in Article 8 of Decision No. 42/2002/QD-TTg and a number of specific provisions as follows:

1. In the course of implementation, if deeming it necessary to change the contents of NTPs, the program-managing agencies shall have to propose in writing the adjustment of contents of NTPs to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance (in July and August every year) so as to ensure that the adjusted contents of programs, projects shall be implemented right at the beginning of the subsequent year.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in organizing the appraisal of contents of the written adjustment proposals of the program-managing agencies and submit them to the Prime Minister for approval (within 30 days as from the date of receiving the documents).

3. After the adjusted contents of the NTPs are approved by the Prime Minister, the program-managing agencies shall adjust the contents of the projects of the NTPs, aiming to ensure the projects’ objectives within the total funding amount already assigned (within 30 days).

V. INTEGRATING ACTIVITIES WITH SIMILAR CONTENTS OF NTPs.

The integration of activities with similar contents of NTPs shall be carried out right at the stage of synthesizing and allocating annual plan targets at the level of province or centrally-run city. On the basis of the total capital sources of the NTPs and the objectives as well as tasks of each NTP, assigned by the Prime Minister for implementation in the localities, the presidents of the People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall coordinate and integrate activities with similar contents of the NTPs in the same localities; assign objectives, tasks and funding according to the objectives and tasks of each NTP and assign plans to urban districts, rural districts and project owners for implementation; assign responsibilities to provincial/municipal specialized Services for organizing the administration of urban districts, rural districts and project owners in deploying the fulfillment of objectives and tasks of the NTPs in the localities. The integration requires the observance of the implementation of objectives and tasks of each NTP, strictly observing the principle that the work of any branch shall be done by that branch which shall direct the activities of NTPs to the right objects and the priority localities.

Part II

FINANCIAL MECHANISM FOR NATIONAL TARGET PROGRAMS

I. PLANNING THE RESOURCES OF NTPs

1. Annually, under the plan elaboration guidance of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance, the ministries, branches, central agencies and localities, which implement NTPs, must assess the situation of implementation in the reporting year, propose the plan year’s requirements as well as change (if any) of projects’ objectives when deeming that such objectives are not suitable and close to the practical situation of the localities to the program-managing agencies, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

2. Basing themselves on the five-year and annual targets of the NTPs, the program-managing agencies shall assess the situation of implementation of the programs in the reporting year, synthesize them and propose the programs’ demands for resources in the plan year, including State budget capital (domestic capital, borrowed capital and foreign aid, and at the same time divided according to sources of investment capital and non-business capital), domestic credit capital, and capital mobilized from the community, and send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

3. After receiving the demands from the program-managing agencies, the ministries, branches, central agencies and localities, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in synthesizing the tasks and targets of NTPs and propose resources to ensure the fulfillment of targets and tasks of NTPs in the plan period and submit them to the Prime Minister for consideration and submission to the National Assembly for adoption.

II. ALLOCATION OF CAPITAL AND ASSIGNMENT OF PLANS TO NTPs

1. Allocation of capital of NTPs:

Basing themselves on the total funding of programs, notified by competent authorities, the NTP- managing agencies shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in projecting the plans on allocation of funds of the NTPs to each project and specific levels for ministries, branches, central agencies and provinces as well as centrally-run cities in accordance with the approved objectives and tasks (where still exists divergent opinions on capital structure and specific capital levels to implementing units, the opinion of the program-managing agency is the decisive one).

The results of allocation of objectives, tasks and funding of NTPs shall be sent to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for synthesizing them into the general budgets of the ministries, branches, central agencies, provinces and centrally-run cities before they are submitted to the Prime Minister for decision.

2. Assignment of plan norms of NTPs.

2.1. The Prime Minister shall assign the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, the central agencies and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees the following norms:

- The total fund of all NTPs, including the development investment capital and the non-business funding;

- The objectives and tasks of each NTP to be implemented in the localities.

2.2. Responsibility to allocate NTP cost estimates

For ministries, branches, central agencies: Basing themselves on the budget estimates assigned by the Prime Minister and guided by the Ministry of Finance as well as the Ministry of Planning and Investment, to assign tasks, objectives and to allocate funding to the implementing units, send them to the Ministry of Finance according to regulations for appraisal and use as basis for budget allocation.

For provinces and centrally-run cities: Annually, basing themselves on the total budget estimates and objectives as well as tasks of the NTPs, assigned by the Prime Minister, the mobilization of local resources as prescribed by law for supplement to the implementation of NTPs, the provincial/municipal People’s Committees shall coordinate, integrate and allocate funding for each objective, each task of the NTPs to be implemented in the localities (including development investment capital and non-business capital) and submit them to the provincial/municipal People’s Councils for approval together the allocation of annual local budget estimates.

3. Mechanism for allocating and settling funds of the NTPs.

3.1. The funds for implementation of NTPs are included in the central budget expenditure estimates allocated by the Ministry of Finance to the ministries, branches, central agencies for the performance of tasks of the centrally-managed NTPs and additionally allocated with targets to provinces and centrally-run cities for fulfillment of objectives and tasks of the locally-managed NTPs.

The allocation, management and settlement of the expenditure funds for NTPs shall comply with the State Budget Law and the current guiding documents.

Particularly the State budget capital newly allocated for lending to create jobs shall be allocated for lending under the provisions in the Government’s Decree No.78/ND-CP of October 4, 2002 on credit for the poor and other social policy beneficiaries.

3.2. The spending regime applicable to the NTPs shall comply with the current financial expenditure regime applicable to expenditures from sources of State budget capital, loan capital, aids, credit capital and the special expenditure regime of each program, project (if any).

Part III

ASSIGNMENT AND DECENTRALIZATION OF MANAGEMENT AND ADMINISTRATION OF NATIONAL TARGET PROGRAMS

1. The Ministry of Planning and Investment:

- To act as the main body assisting the Government in the management and administration of NTPs.

- To propose and select lists of NTPs for submission to the Government.

- Based on the 5-year and 10-year socio-economic development orientations of the State and the proposals of the ministries, branches, central agencies and localities, to coordinate with the Ministry of Finance in selecting and making the list of NTPs, propose the program-managing agencies, synthesize and submit them to the Government for consideration before they are submitted to the National Assembly for adoption of the list of NTPs to be implemented in the plan period.

- To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance as well as the concerned ministries, branches and central agencies in organizing the appraisal of NTPs and submit them to the Prime Minister for approval.

- To assume the prime responsibility together with the Ministry of Finance in proposing the total State budget fund allocated to each specific NTP (including the non-business fund and the development investment capital), and submit it to the Government for consideration before it is submitted to the National Assembly for adoption.

- To assume the prime responsibility and coordinate with ministries, branches, central agencies and localities in working out mechanism for management and administration of the NTPs and submit it to the Prime Minister for promulgation.

- To sum up and report to the Prime Minister and concurrently to the Ministry of Finance on the situation of implementation of the NTPs every quarter, the whole year and in the middle of period; to detect problems and shortcomings and propose to the Prime Minister measures for timely handling thereof.

- To join the NTP- managing agencies in elaborating, allocating funds of the programs according to their tasks and objectives.

- To sum up the schemes on allocation of development investment capital and non-business capital of the NTPs to be allocated by the program-managing agencies, and report them to the Prime Minister for consideration and decision.

- To sum up the sources of funding already allocated to the ministries, branches, central agencies, provinces and centrally-run cities into the general plans of the ministries, branches, localities, and submit them to the Prime Minister for decision.

- To inform the program-managing agencies and localities of the orientations for elaboration of annual plans of the NTPs.

- To coordinate with ministries and branches in organizing the inspection and supervision of the situation of implementation of the NTPs by the ministries, branches, central agencies and localities.

2. The Ministry of Finance:

- To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in selecting and making list of NTPs, projecting the program- managing agencies, propose the total State budget allocations to the NTPs (including non-business funding and development investment capital).

- To join the program-managing agencies in allocating the programs’ funding according to tasks and objectives.

- To synthesize the schemes on allocation of fund for implementation of NTPs into the annual budget estimates of the ministries, branches, central agencies and localities for submission to the Prime Minister, then to the National Assembly Standing Committee for decision.

- To allocate funding already included in the annual central budget expenditure estimate to the ministries, branches and central agencies for the performance of tasks and objectives of the centrally-managed NTPs; to additionally provide targeted funding for the provinces and centrally-run cities according to the fund-allocating plans of the NTPs managed by the provinces and centrally-run cities.

- To guide, inspect and supervise the situation of implementation of funding of the NTPs of the ministries, branches, central agencies and localities according to the current financial regimes.

- To examine and notify the annual settlement of NTP funding in the State budget settlement made by the central agencies;

- To integrate the NTP expenditure settlements into the annual general State budget settlements of the ministries, branches, central agencies and localities and submit them to the Government for submission to the National Assembly for ratification.

3. For the NTP- managing agencies:

- To assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, branches and localities in organizing the elaboration of programs or projects according to their assigned tasks (including the adjustment of programs and projects when necessary), send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for appraisal and submission to the Prime Minister for approval.

- To organize the approval of projects under the programs, submit to the Prime Minister for consideration and decision projects falling beyond their competence.

- To draw up annual plans for implementation of programs. This is the major task of the program-managing agencies and shall be carried out according to the following specific contents:

+ Annually, the program-managing agencies shall have to draw up plans on tasks, objectives and funding demands and propose solutions to implement the programs and submit them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for sum-up and submission to the Government.

+ Basing on the programs’ total funding levels notified by competent authorities, the program-managing agencies shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in projecting the allocation of funding of the programs regarding the structure and level of capital specifically allocated to the ministries, central agencies and provinces as well as centrally-run cities in accordance with the approved objectives and tasks.

The results of allocation of capital, objectives and tasks of the programs shall be sent to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for inclusion into the general budgets of the ministries, branches, central agencies and provinces as well as centrally-run cities, and for submission to the Prime Minister for decision.

- To guide the hierarchical bodies in localities to coordinate with the provincial/municipal Services of Planning and Investment and the Finance-Pricing Service in drawing up plans for implementation of programs (including objectives, tasks, funding and policies, mechanism and measures for organization of implementation, etc.) for general synthesis into the socio-economic development plans of the localities.

- To set up the program- managing boards to assist the heads of the program-managing agencies in organizing the implementation of programs; to dissolve the program-managing boards upon the completion of the programs.

Such a board is composed of a program manager being a leader of a ministry or central agency; and members being competent representatives of the sections of planning, accountancy and concerned sections. The regulation on operation of the NTP managing boards shall be decided by the program-managing agencies. The funding for operation of the NTP managing boards shall be arranged in the regular operation funding of the NTP-managing agencies. The spending regime applicable to the NTP- managing boards shall comply with the regulations of the Ministry of Finance.

- For NTPs of special importance, the representatives of ministries and central agencies should join the program-managing boards as their members. The composition and operation regulation of the program-managing boards shall be decided by the Prime Minister.

- To assume the prime responsibility and coordinate with functional agencies in elaborating mechanisms, policies and professional instructions for ministries, central agencies and provinces as well as centrally-run cities for use as bases for implementation.

- To coordinate with the Ministry of Finance in guiding the spending contents and regimes suitable to each objective or each task of the NTPs.

- To urge, inspect and supervise the situation of implementation of NTPs of the ministries, branches, central agencies and provinces as well as centrally-run cities. To make quarterly, annual and mid-period reports on the situation of implementation of programs according to the uniform regulations on contents and forms.

- To guide and request the provincial/municipal People’s Committees to fully implement the contents and tempo of reporting on the situation of implementation of NTPs according to general regulations.

4. Tasks of agencies assigned to manage and implement projects of the programs.

For a number of NTPs, apart from an agency assigned by the Prime Minister to generally manage the entire program, other ministries and/or branches are assigned to manage and organize the implementation of a number of projects. Those ministries and/or branches shall have the following tasks:

- Annually, basing themselves on the guidance of the NTP-managing agencies, the ministries shall proceed to elaborate plans for the fulfillment of targets and tasks, propose resources for implementation of projects under the NTPs, which have been assigned to the ministries for management and implementation, then send them to the program-managing agencies, the Ministry of Planning and Investment as well as the Ministry of Finance for general synthesis into plans of the NTPs.

- To organize the defense of the annual plans of the assigned projects before the NTP-managing agencies, with the participation of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

- Basing themselves on the total funding level of the projects, notified by competent authorities, the project-managing agencies shall assume the prime responsibility and coordinate with the program-managing agencies, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in allocating the projects’ funding to the implementing units. (If there still exist divergent opinions on capital structure and specific levels to be allocated to the implementing units, the opinion of the project-managing agency is decisive). The results of allocation of capital and objectives as well as tasks of the projects shall be sent to the program-managing agencies and concurrently to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for synthesis into the general budgets of the ministries, central agencies, provinces or centrally-run cities, then submit them to the Prime Minister.

- To guide the hierarchical bodies in localities to coordinate with the provincial/municipal Services of Planning and Investment as well as Finance-Pricing Services in drawing up plans for implementation of the projects (covering tasks, funding, mechanism, policy and measures for organization of the implementation....) for general synthesis into plans on socio-economic development of the localities..

- Depending on the nature and complexity of the projects, the project-managing boards may be set up to assist the heads of the project-managing agencies in organizing the implementation of the projects. Such a board shall be composed of the manager being a leader of the ministry, and members being competent representatives of the sections of planning and accountancy as well as other relevant sections. The regulations on operation of the project-managing boards shall be prescribed by the heads of the project-managing agencies. The funding for operation of the project-managing boards shall be arranged in the regular operation funds of the project-managing agencies. The spending regime shall comply with the regulations of the Ministry of Finance.

- In addition to the source of allocated fund, to be entitled to mobilize other resources as provided for by law in order to supplement capital for the implementation of projects of the programs; report to the program-managing agencies (if any) on the mobilization levels and must make payment and settlement according to the current financial regulations (if directly using the fund).

- To take responsibility for the use of funds of projects assigned for implementation for the right purposes, with efficiency and without waste and loss.

- To report to the NTP-managing agencies, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance on the situation of implementation of projects of the NTPs managed by the ministries and comply with the prescribed contents, forms and time limits.

5. Tasks of the provincial/municipal People’s Committees:

The provincial/municipal People’s Committee presidents shall have to uniformly manage the resources, administer and organize the fulfillment of the objectives and tasks of the NTPs operating in their respective localities, covering the following contents:

- Setting up the local NTP Steering Boards to assist the provincial/municipal People’s Committees in managing, planning, integrating and administering the implementation of, NTPs in the localities. The head of the Steering Board shall be a leading official of the provincial/municipal People’s Committee. The Standing Member of the Steering Board shall be a leading official of the provincial/municipal Service of Planning and Investment, and its members shall be representatives of the leaderships of the concerned Services, departments, branches. Each province or centrally-run city shall set up only one Steering Board for general administration of all NTPs implemented in its locality. The regulations on operation of the Steering Boards shall be decided by the provincial/municipal People’s Committees. The funding for operation of the Steering Boards shall be supplied by the local budgets. The spending regime shall comply with the regulations of the Ministry of Finance.

- Annually, based on the guidance of the NTP- managing agencies, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance, the provincial/municipal People’s Committees shall have to draw up the annual plans of the NTPs (objectives, tasks, funding, measures for organization of the implementation) and send them to the project- and program- managing agencies for general synthesis into the plans of projects, NTPs for sending to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for general synthesis into the plans of the NTPs.

- Organizing the appraisal and approval of projects of the NTPs managed by localities according to the current regulations.

- Organizing the integration and coordination of resources of the NTPs: Based on the characteristics, nature and operation contents of each program, together with the specific characteristics of their localities, the provincial/municipal People’s Committees shall organize the integration of projects under their respective management right at the stage of distribution of cost estimates in order to avoid overlapping and reduce the intermediaries and concentrate resources on priority objectives.

- In addition to the centrally-allocated funding sources, the local resources should be mobilized (including funding, work days and other material elements) for supplementation to the implementation of the programs; reporting the level of funding supplementation of each program (if any) to the program-managing agencies, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment, and having to make payment and settlement under the current financial regulations.

- Assigning plan norms regarding the objectives, tasks and funding of NTPs in the localities under the local management to the project owners and the People’s Committees of urban districts or rural districts for implementation.

- Taking responsibility for the use of funds of the NTPs for the right purposes, with efficiency and without waste and loss, and being held responsible for failure to fulfill the objectives and tasks of the NTPs operating in the localities for the reason that the funding has not been used for the right purposes.

- Reporting to the NTP- managing agencies, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance on the situation of implementation of the NTPs under their respective management in the localities according to the prescribed contents, forms and time limits.

- Organizing the inspection and supervision of the implementation of programs in localities, mainly communes and wards. Redressing in time phenomena of lack of democracy in the implementation of programs, and severely handling cases of funding loss due to irresponsibility or corruption.

Part IV

REPORTING REGIME

1. Reporting on allocation of NTP cost estimates:

- For ministries, branches and central agencies: Basing themselves on the State budget estimates allocated by competent authorities, they must quickly allocate estimates to their attached units according to the provisions of the State Budget Law in order to ensure that the attached budget-using units receive the NTP budget expenditure estimates together with the regular budget expenditure estimates before December 31 of the preceding year; ensure the compatibility and accuracy in total amount and in detail of each spending item already assigned, and at the same time, sum up the results of allocation in the detailed allocation estimates of the ministries, branches and central agencies, send them to the Finance Ministry for appraisal and use as bases for budget allocations, on January 5 of the subsequent year at the latest. Besides, the ministries, branches and central agencies must send the reports on NTP allocations to the program-managing agencies for monitoring.

The Ministry of Finance shall have to appraise the results of NTP budget estimate allocation by the ministries, branches and central agencies; if finding anything incompatible with the contents of the estimates assigned by competent bodies, it shall request the concerned units to readjust them. Within 15 days after receiving the units’ reports on results of budget estimate allocations, if the Ministry of Finance has no comments thereon, the units’ estimate allocation results shall be considered being approved..

- For provincial/municipal People’s Committees: Basing themselves on the total NTP budget estimates assigned by the Prime Minister, the provincial/municipal People’s Committees shall proceed to coordinate, integrate and allocate funding for each target and each task of the NTPs implemented in their respective localities, clearly defining the central budget capital and the local mobilized capital for use as basis for budget allocation together with the allocation of local budget estimates for submission to the provincial/municipal People’s Councils for approval. The results of NTP allocation shall be addressed to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the NTP-managing agencies within 5 days after they are approved by the provincial/municipal People’s Councils.

2. Reporting on the situation of implementation of NTPs:

The ministries, branches, central agencies and localities shall have to make and send the reports on the implementation of the NTPs to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the NTP-managing agencies.

The periodical reports shall include the quarterly, annual and mid-term reports (the mid-term reports shall apply to NTPs with the 5-year terms, which are made by middle of the program-implementing duration) according the specified forms and time limits:

- The ministries, branches, central agencies and agencies assigned to manage and implement projects of the NTPs as well as the provinces and centrally-run cities shall have to make reports on the situation of implementation of NTPs (including work volume, tasks and funds implemented in the period) and send them to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the program-managing agencies (the funding parts whose implementation is monitored by the program-managing agencies).

- The NTP-managing agencies: Basing themselves on the reports of the provincial/municipal People’s Committees, ministries and central agencies, the agencies assigned to manage and implement the projects of the NTPs shall have to synthesize the period (quarterly, annual and mid-term) reports on the situation of implementation of the NTPs and send them to the Government’s Office, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

- Time for submitting reports:

For the ministries, branches, central agencies, agencies assigned to manage and implement the projects of the NTPs and the provincial/municipal People’s Committees: The quarterly reports shall be submitted within 30 days after the end of the quarter; the annual reports shall be submitted by the end of March of the subsequent year at the latest.

For NTP-managing agencies: The quarterly reports shall be submitted within 45 days after the end of the quarter; the annual reports shall be submitted by the end of April of the subsequent year at the latest.

3. NTP settlement reports:

The settlement of NTPs shall be carried out simultaneously with the annual State budget expenditure settlement of the ministries, branches, central agencies and localities according to the provisions of the current State Budget Law. Together with the data on settlement of the annual funding for implementation of NTPs, the ministries, branches, central agencies and localities shall have to explain in detail in their budget settlement reports the results of implementation of the NTPs regarding the volumes of tasks and targets already implemented correspondingly to the implemented funding amounts.

- Where the ministries, branches, central agencies and the provincial/municipal People’s Committees fail to comply with the regulations on the reporting regime prescribed at Points 1,2 and 3, Part IV of this Circular, the finance bodies shall temporarily stop the allocation or notify the State Treasury to stop the payment of NTP funding till the reports are received.

- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in synthesizing and assessing the situation, proposing solutions to the Prime Minister for consideration and decision in order to remove obstacles and difficulties, redress shortcomings in time in the course of implementation, ensuring that the ultimate goals of the NTPs are not sidetracked.

Part V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

- This Circular takes effect 15 days after its promulgation. The previous provisions contrary to the provisions of this Circular are all hereby annulled.

- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Circular.

In the course of implementation, if meeting with any difficulties and problems, the ministries, branches and localities are requested to report them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for study and settlement.

 

MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT




Vo Hong Phuc

MINISTER OF FINANCE




Nguyen Sinh Hung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 01/2003/TTLT-BKH-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất