Thông tư 15/1997/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức

thuộc tính Thông tư 15/1997/TT-BKH

Thông tư 15/1997/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:15/1997/TT-BKH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Giá
Ngày ban hành:24/10/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 15/1997/TT-BKH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 15/1997/TT-BKH NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC

(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ)

 

Ngày 5 tháng 8 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định 87/CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là Quy chế ODA).

Thực hiện Điều 3 của Nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chung một số vấn đề chủ yếu (ngoài những nôi dung hướng dẫn riêng từng lĩnh vực theo chức năng của các Bộ có liên quan) để thay thế Thông tư số 07 UB/KTĐN ngày 18 tháng 7 năm 1994 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 20/CP ngày 15 tháng 3 năm 1994

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Phạm vi áp dụng

Phạm vi áp dụng Quy chế ODA bao gồm những đối tượng được quy định tại Điều 1 của Quy chế ODA, nay hướng dẫn cụ thể như sau:

a. Các Bên nước ngoài cung cấp ODA bao gồm:

- Chính phủ nước ngoài;

- Các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc (LHQ), bao gồm: Chương trình phát triển của LHQ (UNDP); Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF); Chương trình Lương thực Thế giới (WFP); Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO); Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA); Quỹ Trang thiết bị của LHQ (UNCDF); Tổ chức Phát triển Công nghiệp của LHQ (UNIDO); Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR); Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA); Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của LHQ (UNESCO), v.v... - Các tổ chức liên Chính phủ, bao gồm: Liên minh Châu Âu (EU), Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), Hiệp hội các nước ASEAN...

- Các Tổ chức tài chính quốc tế bao gồm: Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng phát triển châu á (ADB); Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB) và Quỹ phát triển Bắc Âu (NID); Quỹ Kuwait, Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) v.v... (trừ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)).

- Các tập đoàn, công ty nước ngoài tài trợ cho Chính phủ. Quỹ ODA của Chính phủ nước ngoài viện trợ cho các chương trình, dự án thông qua các tổ chức phi Chính phủ (NGO).

 

 

b. Các hình thức cung cấp ODA gồm:

- Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA được cung cấp dưới dạng tiền mặt hoặc hàng hoá để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ.

- Hỗ trợ theo chương trình: gồm các khoản ODA được cung cấp để thực hiện một chương trình nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu với một tập hợp các dự án thực hiện trong một thời gian xác định các địa điểm cụ thể (Chương trình tín dụng ngành của Nhật Bản tài trợ khôi phục và phát triển giao thông nông thôn, phát triển lưới điện nông thôn, phát triển hệ thống cung cấp nước sinh hoạt ở các thị trấn, thị tứ...).

- Hỗ trợ kỹ thuật; nhằm giúp phát triển thể chế, tăng cường năng lực của các cơ quan Việt Nam, chuyển giao công nghệ, thông qua cung cấp chuyên gia, người tình nguyện, cung cấp một số trang thiết bị, nhận đào tạo cán bộ Việt Nam tại chỗ hoặc ở nước ngoài tại các khoá học ngắn hạn dưới 01 năm; hỗ trợ nghiên cứu, điều tra cơ bản (lập quy hoạch, báo cáo nghiên cứu khả thi...). Một hỗ trợ kỹ thuật có thể bao gồm một số hoặc tất cả các nội dung nói trên.

- Hỗ trợ theo dự án: ODA được cung cấp để thực hiện dự án xây dựng cơ bản bao gồm xây lắp, trang thiết bị hoặc chỉ thuần tuý cung cấp trang thiết bị. Trong nội dung dự án xây dựng cơ bản có thể bao gồm dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ Việt Nam tại chỗ hoặc gửi ra nước ngoài.

c. Các loại ODA:

- ODA không hoàn lại: Bên nước ngoài cung cấp viện trợ không phải hoàn lại để thực hiện chương trình, dự án ODA (mức độ tài trợ theo sự thoả thuận với Bên nước ngoài).

- ODA cho vay bao gồm:

+ ODA cho vay vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi) là các khoản OAD cho vay có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25% trị giá khoản vay. Bên nước ngoài thường quy định cụ thể các điều kiện cho vay ưu đãi.

+ ODA cho vay hỗn hợp là các khoản ODA bao gồm kết hợp một phần ODA không hoàn lại (hoặc ODA cho vay ưu đãi) và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).

 

2. Ngoài những lĩnh vực ưu tiên được sử dụng ODA quy định tại Điều 3 của Quy chế ODA, một số lĩnh vực khác có thể được sử dụng ODA là các chương trình, dự án có quy mô vừa và nhỏ, trị giá khoảng dưới 3 triệu đôla Mỹ thuộc lĩnh vực công nghiệp, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản.. . nhằm tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Căn cứ vào nguồn và điều kiện cung cấp ODA của Bên nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án thuộc một số lĩnh vực khác được sử dụng nguồn vốn ODA.

 

 

CHƯƠNG II
VẬN ĐỘNG, ĐÀM PHÁN, KÝ, PHÊ DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

 

1. Vận động ODA

a. Vận động ODA được tiến hành thông qua các diễn đàn như Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (CG), các Hội nghị điều phối viện trợ ngành, các hoạt động đối ngoại của các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoạt động của các cơ quan ngoại giao của ta tại nước ngoài.

b. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong việc chuẩn bị Hội nghị CG do Ngân hàng Thế giới (WB) chủ trì.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ chuyên ngành đồng chủ trì và tổ chức các Hội nghị điều phối viện trợ ngành.

Khi tiến hành hoạt động đối ngoại vận động ODA các cơ quan liên quan cần căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, chương trình đầu tư công cộng, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm và nhu cầu của Nhà nước về các nguồn vốn hỗ trợ bên ngoài trong từng thời kỳ phát triển cũng như nhu cầu và lĩnh vực ưu tiên kêu gọi ODA của ngành, địa phương.

Trước khi tiến hành vận động ODA, các cơ quan, địa phương liên quan cần trao đổi ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chính sách, khả năng và thế mạnh của các nhà tài trợ và chủ trương của ta với các nhà tài trợ liên quan.

 

2. Chuẩn bị và phê duyệt danh mục các chương trình, dự án có sử dụng vốn ODA.

a. Theo thoả thuận với Bên nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các cơ quan có nhu cầu về ODA) về:

- Hướng ưu tiên sử dụng ODA của Bên nước ngoài và của Chính phủ ta.

- Các điều kiện cung cấp ODA của Bên nước ngoài.

- Quy trình thủ tục ODA của Bên nước ngoài.

- Thời hạn chuẩn bị đề cương dự án.

b. Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan có nhu cầu về ODA có công văn đề nghị và kèm theo đề cương dự án (xem đề cương hướng dẫn tại phụ lục 1) viết bằng tiếng Việt và có bản dịch tiếng Anh và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

c. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét các đề cương dự án ODA, tham khảo ý kiến của các cơ quan tổng hợp và một số Bộ có liên quan để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

d. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các dự án sử dụng ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho Bên nước ngoài.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho cơ quan có nhu cầu ODA dự án được Bên nước ngoài đồng ý xem xét tài trợ để tiến hành các bước chuẩn bị tiếp theo.

e. Việc bổ sung và điều chỉnh danh mục dự án sử dụng ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan có nhu cầu về ODA và sự thoả thuận của Bên nước ngoài.

g. Trong trường hợp ngoại lệ, khi Bên nước ngoài đề xuất dự án với cơ quan có nhu cầu về ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan có nhu cầu về ODA kèm theo đề cương dự án ODA.

 

3. Chuẩn bị và phê duyệt nội dung các chương trình, dự án có sử dụng ODA.

a. Sau khi Bên nước ngoài cam kết xem xét tài trợ cho các dự án theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan có nhu cầu về ODA chỉ đạo cơ quan thực hiện (chủ dự án) tiến hành chuẩn bị hồ sơ dự án ODA. Phụ thuộc vào hình thức cung cấp ODA, hồ sơ dự án có thể là:

- Văn kiện dự án (đối với các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật).

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với các dự án xây dựng cơ bản).

Hình thức, yêu cầu về nội dung của văn kiện dự án hoặc báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi căn cứ vào quy định của Bên nước ngoài và các quy định hiện hành của ta tại các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng (42/CP, 92/CP và các Nghị định tiếp theo về lĩnh vực này).

Việc bỏ qua giai đoạn tiền khả thi đối với các dự án xây dựng cơ bản do cấp phê duyệt nội dụng dự án xem xét và quyết định.

Trong hồ sơ dự án ODA cần làm rõ quy định của Bên nước ngoài về cách thức thực hiện dự án ODA, thí dụ như phương thức mua sắm hàng hoá, dịch vụ (đấu thầu quốc tế rộng rãi; đấu thầu hạn chế; mua sắm quốc tế v.v...).

Việc xây dựng văn kiện dự án hoặc báo cáo tiền khả thi (báo cáo khả thi) do chủ dự án thực hiện hoặc với sự hỗ trợ của đại diện Bên nước ngoài.

b. Cơ quan có nhu cầu ODA gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồ sơ dự án ODA để thẩm định hoặc thoả thuận phê duyệt gồm:

- Văn bản đề nghị thẩm định hoặc thoả thuận phê duyệt.

- Văn kiện dự án hoặc Báo cáo tiền khả thi (Báo cáo khả thi): 5 bản tiếng Việt và 5 bản dịch tiếng Anh. Đây là tài liệu đã được cơ quan có nhu cầu về ODA và đại diện của Bên nước ngoài (chuyên gia do Bên nước ngoài cử để giúp xây dựng văn kiện dự án hoặc báo cáo tiền khả thi (báo cáo khả thi) nhất trí.

c. Việc thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA được tiến hành như sau:

- Các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA (bao gồm vốn vay và viện trợ không hoàn lại) có tổng vốn đầu tư tương đương dự án Nhóm A như quy định tại các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng (42/CP, 92/CP và các Nghị định tiếp theo về lĩnh vực này). Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án ODA hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định chương trình, dự án đầu tư. Việc thẩm định được thực hiện theo Nghị định 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.

- Các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại có mức vốn từ 500.000 đôla Mỹ trở lên. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ chuyên ngành (nếu có) đề nghị xem xét và có ý kiến bằng văn bản về văn kiện dự án. Sau 15 ngày, kể từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản, các cơ quan được hỏi ý kiến nói trên có ý kiến chính thức bằng văn bản về văn kiện dự án và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Văn bản này được coi là cơ sở chính thức cho thẩm định văn kiện dự án sau này. Sau thời hạn nói trên, nếu các cơ quan trên không có ý kiến bằng văn bản thì được xem là đồng ý với văn kiện dự án.

10 ngày sau thời hạn trên, tuỳ theo tính chất phức tạp của từng dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ hoặc tổ chức Hội nghị thẩm định văn kiện dự án. Các cơ quan được mời tham dự gồm: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài chính; Bộ, cơ quan ngang Bộ (trong trường hợp cần thiết).

Kết quả thẩm định và kết luận của Hội nghị thẩm định sẽ được thể hiện trong báo cáo thẩm định. Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét và phê duyệt hoặc uỷ quyền cho các Bộ, địa phương phê duyệt (tuỳ theo quy mô, tính chất quan trọng của từng dự án).

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho Bên nước ngoài về kết quả phê duyệt để tiến hành ký kết, thực hiện dự án.

d. Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ dự án ODA hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản về sự thoả thuận (hoặc không nhất trí) để cơ quan có nhu cầu ODA phê duyệt các sự án ODA không hoàn lại có mức vốn dưới 500.000 đôla Mỹ và các dự án ODA cho vay có tổng mức vốn dưới mức vốn Nhóm A và theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về Quản lý đầu tư và xây dựng (42/CP, 92/CP và các Nghị định tiếp theo về lĩnh vực này).

7 ngày sau khi phê duyệt dự án ODA, cơ quan có nhu cầu ODA phải gửi quyết định phê duyệt (bản chính) tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho Bên nước ngoài và các cơ quan liên quan của Chính phủ văn kiện dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) đã được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt để tiến hành đàm phán và ký kết các Điều ước quốc tế về ODA.

 

4. Đàm phán và ký kết các Điều ước quốc tế về ODA

a. Điều ước quốc tế về ODA được hiểu là các Hiệp định, Nghị định thư, Bản ghi nhớ (MOU), Văn kiện dự án hoặc bất kỳ văn bản nào khác được ký kết giữa phía Việt Nam (Lãnh đạo cơ quan có nhu cầu ODA được Nhà nước hoặc Chính phủ uỷ quyền) và Bên nước ngoài.

- Điều ước quốc tế khung về ODA là các cam kết trên nguyên tắc có nội dung liên quan tới chiến lược, chính sách và phương hướng ưu tiên trong hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Bên nước ngoài; danh mục các lĩnh vực, chương trình và dự án sử dụng ODA; điều kiện khung và cam kết ODA cho một năm hoặc một chu kỳ nhiều năm đối với một dự án (chương trình) hoặc nhiều dự án (chương trình); những nguyên tắc về thể thức và kế hoạch thực hiện và quản lý dự án... Hiện nay trong tập quán hợp tác phát triển giữa nước ta và Bên nước ngoài Điều ước quốc tế khung thường là: Danh mục chương trình, dự án hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB; Danh mục chương trình, dự án hàng năm và dài hạn hợp tác với các nhà tài trợ song phương; Các Nghị định thư, Thoả ước, các hiệp định có tính chất nguyên tắc về các chương trình, dự án ODA; Các thư trao đổi, các công hàm trao đổi; các bản ghi nhớ làm căn cứ để thực hiện các chương trình và dự án ODA cụ thể; Các chương trình quốc gia hợp tác với các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc (chu kỳ thường 2 năm đến 5 năm)...

- Điều ước quốc tế cụ thể về ODA là các văn kiện cụ thể hoá Điều ước khung về ODA liên quan tới các cam kết cụ thể của bên tài trợ và bên Việt Nam về nội dung; điều kiện tài trợ; vốn và cơ cấu vốn; trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của Bên Việt Nam và Bên nước ngoài; Tổ chức thực hiện và quản lý dự án; các điều kiện về trả nợ, rút vốn của một dự án và chương trình cụ thể để thực hiện các thủ tục tài chính của các chương trình, dự án nhằm thực hiện các điều ước khung đã ký.

b. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình đầu tư công cộng, Quy hoạch thu hút và sử dụng ODA, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm và nhu cầu về các nguồn vốn hỗ trợ bên ngoài trong từng thời kỳ phát triển của Nhà nước, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán, ký kết với Bên nước ngoài các Điều ước quốc tế khung về ODA.

c. Căn cứ vào Điều ước quốc tế khung về ODA đã được ký với Bên nước ngoài, văn kiện dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành đàm phán với Bên nước ngoài:

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan đàm phán các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại.

- Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan có nhu cầu về ODA và các cơ quan liên quan tiến hành đàm phán với Bên nước ngoài các Điều ước cụ thể về ODA vốn vay.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan có nhu cầu về ODA và các cơ quan liên quan chủ trì tiến hành đàm phán với Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA (Hiệp định vay, Thoả thuận vay, Hiệp định hỗ trợ kỹ thuật) theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA nếu có những chi tiết thay đổi so với văn kiện chương trình, dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì cấp ra quyết định phê duyệt các văn kiện chương trình đó sẽ quyết định những nội dung cần sửa đổi. Trong trường hợp cấp phê duyệt là Thủ tướng Chính phủ, thì căn cứ vào đề nghị của cơ quan chủ trì đàm phán, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

d. Kết thúc đàm phán cơ quan chủ trì đàm phán trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả đàm phán, nội dung các văn bản thoả thuận sẽ ký với Bên nước ngoài đồng thời đề xuất người thay mặt Chính phủ ký Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với Bên nước ngoài.

Căn cứ vào tờ trình Thủ tướng Chính phủ nói trên của cơ quan chủ trì đàm phán, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả đàm phán, kiến nghị việc phê duyệt kết quả đàm phán, kiến nghị uỷ quyền ký kết Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với Bên nước ngoài và thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với Bên nước ngoài.

Đối với các nhà tài trợ không yêu cầu đàm phán điều ước cụ thể về ODA, cơ quan thực hiện chương trình, dự án tổ chức ký kết và triển khai thực hiện sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chính thức thông báo về kết quả phê duyệt chương trình, dự án của các cơ quan có thẩm quyền của phía Việt Nam cho Bên nước ngoài.

 

CHƯƠNG III
THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
SỬ DỤNG VỐN ODA

 

1. Điều chỉnh, bổ sung tăng vốn cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA:

Việc điều chỉnh, bổ sung vốn của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không làm thay đổi mục tiêu, nội dung và quy mô chương trình, dự án ODA đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (không làm cho tổng số vốn ODA sau khi điều chỉnh, bổ sung vượt quá mức quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị đinh 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997) sẽ do cấp phê duyệt chương trình, dự án sử dụng vốn ODA quyết định sau 15 ngày khi có văn bản thoả thuận về sự thay đổi này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong trường hợp chương trình, dự án sử dụng vốn ODA do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan có nhu cầu ODA gửi văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung dự án tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ chuyên ngành (nếu có). Sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan có nhu cầu đề nghị điều chỉnh, bổ sung, nếu Bộ Tài chính và Bộ chuyên ngành không có ý kiến thì được xem là đồng ý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ sung.

 

2. Chậm nhất 2 tuần sau khi kết thúc quý và 1 tháng sau khi kết thúc năm, Ban quản lý chương trình, dự án ODA phải gửi báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án (riêng đối với các dự án ODA thuộc nhóm A, Ban quản lý dự án phải có báo cáo tình hình thực hiện hàng tháng) tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê theo biểu mẫu tại phụ lục số 2.

 

3. Trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, Ban quản lý chương trình, dự án phải có báo cáo gửi cơ quan cấp trên (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê về kết quả cuối cùng của việc thực hiện chương trình, dự án ODA (Mẫu báo cáo theo phụ lục số 3) và kèm theo bản quyết toán tài chính (theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc các Bộ, địa phương và các đơn vị có liên quan cần phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh Thông tư hướng dẫn này.

 

PHỤ LỤC 1

ĐỀ CƯƠNG

VỀ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA

 

I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

 

1.1. Tên Dự án:

1.2. Địa điểm thực hiện (nếu có thể kèm theo bản đồ)

1.3. Dự án thuộc ngành:

1.4. Cơ quan điều hành dự án (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương):

1.5. Chủ dự án:

- Tên:

- Địa chỉ liên lạc:

1.6. Tổng giá trị dự kiến của Dự án tính bằng đồng Việt Nam và đôla Mỹ (tỷ giá chuyển đổi):

Trong đó:

+ Vốn ODA (đôla Mỹ):

+ Vốn đối ứng (đồng Việt Nam):

1.7. Phân loại dự án ODA: - ODA không hoàn lại

- ODA cho vay

- ODA hỗn hợp (các loại kết hợp ODA cho vay và ODA không hoàn lại).

1.8. Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc Dự án:

1.9. Đề xuất Bên nước ngoài tài trợ và lý do lựa chọn:

 

II. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN ODA

 

2.1. Sự cần thiết phải có dự án (vị trí của dự án và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh chung của ngành, của địa phương...):

2.2. Các mục tiêu của dự án - Các mục tiêu ngắn hạn:

- Các mục tiêu dài hạn:

2.3. Quy mô, công suất thiết kế (dự kiến), chia theo giai đoạn (nếu có):

2.4. Nội dung cụ thể của dự án:

- Mô tả hiện trạng của đối tượng cần sự tài trợ của ODA:

- Những vấn đề chủ yếu đặt ra về mặt kinh tế, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế:

- Những yếu tố kinh tế - kỹ thuật cơ bản của dự án (khối lượng xây dựng, mua sắm vật tư thiết bị, nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật...)

- Những nội dung cụ thể yêu cầu tài trợ bằng ODA:

2.5. Dự kiến nguồn vốn, trong đó:

- Vốn ODA:

- Vốn đối ứng trong nước và nguồn đáp ứng (vốn tự có của cơ quan thực hiện dự án; vốn của cơ quan chủ quản, vốn đóng góp của dân cư thụ hưởng lợi ích của dự án; vốn ngân sách nhà nước).

2.6. Kế hoạch triển khai thực hiện dự án (trong trường hợp cần thiết phân thành các giai đoạn thực hiện).

 

III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN:

 

3.1. Sơ bộ đánh giá hiệu quả tài chính

3.2. Hiệu quả xã hội, nhất là tăng cường và phát triển nguồn nhân lực.

3.3. Hiệu quả môi trường

3.4. Tính bền vững của dự án trong quá trình phát triển tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 2

Cơ quan chủ quản:

Ban quản lý dự án:

Tên dự án: Hà Nội, ngày.... tháng.... năm...

Nhà tài trợ:

BÁO CÁO QUÝ........ NĂM.........
VỀ TÌNH HÌNH DỰ ÁN (CHƯƠNG TRÌNH) SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA

Đơn vị:........ đồng VN

........ đôla Mỹ

 

Kế hoạch cả năm

Kế hoạch quý...

Thực hiện quý...

Tỷ lệ %

 

Tổng số

Vốn ODA

Vốn TN

Tổng số

Vốn ODA

Vốn TN

Tổng số

Vốn ODA

Vốn TN

8/5

8/2

7/1

 

1

2

3

1

2

3

1

2

3

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Cơ cấu vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây lắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiết bị, vật tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kiến thiết cơ bản khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các hạng mục chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bị chú: Đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật, cơ cấu vốn gồm: (i) Chuyên gia, (ii) Máy móc thiết bị, (iii) Đào tạo, (iv) chi tiêu khác

NHỮNG VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC TRONG NĂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XỬ LÝ

- Đánh giá tình hình giải ngân, những nguyên nhân và yếu tố tác động với quá trình giải ngân.

- Những vấn đề nổi cộm, nguyên nhân và giải pháp.

Chủ nhiệm

Ban quản lý dự án

(Ký tên và đóng dấu)

Cơ quan chủ quản:

Ban quản lý dự án: Hà Nội, ngày.... tháng.... năm...

 

BÁO CÁO NĂM.........
VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN (CHƯƠNG TRÌNH) SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA

 

I. THÔNG TIN CHUNG:

1.1. Tên Dự án:

1.2. Địa điểm thực hiện:

1.3. Nhà tài trợ:

1.4. Loại Dự án (ODA cho vay, ODA không hoàn lại)

1.5. Năng lực thiết kế:

1.6. Thời gian bắt đầu và kết thúc:

1.7. Cơ chế tài chính trong nước:

 

II. BIỂU THỰC HIỆN

Đơn vị:........ đồng VN

........ đôla Mỹ

 

Tổng mức vốn được phê duyệt

Ngày HĐ có hiệu lực hoặc

Tổng vốn ký kết theo

Đã thực hiện rút vốn đến hết năm...

Trong đó năm báo cáo

Tỷ lệ %

 

Tổng

Vốn

Vốn

(ngày ký HĐ)

hiệp định

Tổng

Vốn

Vốn

Kế hoạch năm...

Thực hiện

7/5

13/10

 

 

số

ODA

TN

 

 

số

ODA

TN

Tổng số

Vốn ODA

Vốn TN

Tổng số

Vốn ODA

Vốn TN

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Cơ cấu vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xây lắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thiết bị, vật tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kiến thiết cơ bản khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các hạng mục chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bị chú: Đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật, cơ cấu vốn gồm: (i) Chuyên gia, (ii) Máy móc thiết bị, (iii) Đào tạo, (iv) Chi tiêu khác.

 

NHỮNG VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC TRONG NĂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XỬ LÝ

- Đánh giá tình hình giải ngân, những nguyên nhân và yếu tố tác động với quá trình giải ngân.

- Những vấn đề nổi cộm, nguyên nhân và giải pháp.

 

Chủ nhiệm

Ban quản lý dự án

(Ký tên và đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 15/1997/TT-BKH
Hanoi, October 24, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE REGULATION ON THE MANAGEMENT AND USE OF OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE
(issued together with Decree No. 87-CP of August 5, 1997 of the Government)
On August 5, 1997, the Prime Minister signed Decree No. 87-CP to issue the Regulation on the use and management of the official development assistance (hereafter referred to as the ODA Regulation).
In furtherance of Article 3 of this Decree, the Ministry of Planning and Investment hereby provides general guidance on some major issues (apart from the contents in different fields to be separately guided according to the functions of the concerned ministries) in replacement of Circular No. 07-UB/KTDN of July 18, 1994 of the State Planning Committee guiding the Regulation on the Management and Use of the Official Development Assistance issued together with Decree No. 20-CP of March 15, 1994.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
1. Scope of regulation
Following is the concrete guidance on the scope of regulation of the ODA Regulation which covers the subjects defined in Article 1 of the ODA Regulation :
a/ The foreign ODA donors include:
- Foreign governments;
- Development organizations of the United Nations (UN), including: the United Nations Development Program (UNDP); the United Nations Children�s Fund (UNICEF); the World Food Program (WFP); the Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO); the United Nations Population Fund (UNFPA); the United Nations Capital Development Fund (UNCDF); the United Nations Industry Development Organization (UNIDO); the Office of the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR); the World Health Organization (WHO); the International Atomic Energy Agency (IAEA); the United Nations Economic, Scientific and Cultural Organization (UNESCO), etc.
- Inter-governmental organizations, including: The European Union (EU), the Organization of Economic Cooperation and Development (OECD), the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN)...
- International financial organizations, including: the World Bank (WB); the Asian Development Bank (ADB); the Organization of Petroleum Exporting Countries (OPEC), the Northern Europe Investment Bank (NIB) and the Northern Europe Development Fund (NID); the Kuwait Fund, the International Fund for Agricultural Development (IFAD), etc. (except the International Monetary Fund)
- Foreign conglomerates and companies that provide financial support to the Vietnamese Government. The foreign governments� ODA funds that finance the programs and projects in Vietnam through non-governmental organizations (NGO).
b/ ODA provision forms include:
- Support for the payment balance: including ODA grants made in cash or commodities to support the government budget.
- Support for programs: including ODA grants for the implementation of a program so as to achieve one or more objectives through a number of projects carried on in a given period of time at particular places (Japan�s credit program to finance the restoration and development of rural communications, the development of the rural power supply network, the development of clean water supply systems in urban centers...)
- Technical assistance: in order to develop the institution and promote the capacity of Vietnamese agencies, encourage technology transfer through the supply of experts and volunteers, provision of equipment and facilities, organization of on-the-spot or overseas short-term training courses of less than one year for Vietnamese personnel, and support for basic research and survey (elaboration of overall planning and feasibility study reports...). Technical assistance may cover several or all the contents mentioned above.
- Support for projects; To grant ODA for carrying out capital construction projects including those under construction and installation or only the supply of equipment. Capital construction projects may include consultancy services, on-the-spot or overseas training of Vietnamese personnel.
c/ Types of ODA:
- Non-refundable ODA: Foreign parties grant non-refundable aid for the implementation of ODA programs and projects (the amount of financial support shall be agreed upon by the foreign parties).
- ODA loans, including:
+ Preferential ODA loans (or preferential credit) which are ODA loans with a non-refundable part representing at least 25% of the value of each loan. The foreign parties often set specific conditions for such preferential loans.
+ Mixed ODA loans which are composed partly of non-refundable ODA (or preferential ODA loans) and partly of commercial credit under the conditions set by the Organization of Economic Cooperation and Development (OECD).
2. In addition to the fields that are given priority in the use of ODA defined in Article 3 of the ODA Regulation, other fields that may have access to ODA include small- and medium-size projects capitalized at less than 3 million USD in the fields of industrial production, processing of agricultural, forestry, aquatic and marine products... so as to create jobs and increase the income of the laborers.
Basing itself on the ODA sources and conditions required by the foreign parties, the Ministry of Planning and Investment shall submit to the Prime Minister for decision the projects in other fields eligible for ODA fund.
Chapter II
MOBILIZATION, NEGOTIATION, CONCLUSION, APPROVAL AND RATIFICATION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS
1. ODA mobilization
a/ ODA mobilization shall be carried out at such forums as the consultative group meetings of Vietnam�s donors (CG), meetings on coordinating financial support for branches, external relation activities of the ministries, the provinces and cities directly under the Central Government and activities of overseas Vietnamese diplomatic missions.
b/ The Ministry of Planning and Investment is the Government�s coordinator in preparing CG meetings which are presided over by the World Bank (WB).
The Ministry of Planning and Investment shall, together with other specialized ministries, organize and preside over conferences coordinating financial support for branches.
While carrying out external relation activities to mobilize ODA the concerned agencies should base themselves on the social and economic development strategy, the public investment program, the ODA attraction and use plan, five-year plans, annual plans and the State�s demand for support capital from external sources in each period of development as well as the branches� and localities� needs and priority fields calling for ODA.
Before mobilizing ODA, the concerned agencies and localities should consult with the Ministry of Planning and Investment about the donors� policy, capabilities and strengths as well as our policy toward the concerned donors.
2. Preparation and approval of the list of ODA-funded programs and projects
a/ On the basis of the agreements with the foreign parties, the Ministry of Planning and Investment shall provide the following guidance for the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter referred to as agencies in need of ODA) on:
- Priorities for the use of ODA set by the foreign parties and our Government.
- The ODA provision conditions set by the foreign parties.
- The ODA procedures set by the foreign parties.
- The deadline for preparation of project plans.
b/ Basing themselves on the guidance of the Ministry of Planning and Investment, the ODA-requesting agencies shall make a written proposal attached with the project plan in Vietnamese language and their English translations and send all to the Ministry of Planning and Investment.
c/ The Ministry of Planning and Investment shall consider ODA project plans, consult the concerned agencies and ministries, make a list of the plans and submit it to the Prime Minister for decision.
d/ After the Prime Minister approves the list of ODA-funded programs and projects, the Ministry of Planning and Investment shall notify the foreign parties thereof.
The Ministry of Planning and Investment shall notify the ODA-requesting agencies of the projects which the foreign parties have agreed to consider for financial support so that preparatory steps can be made.
e/ The Ministry of Planning and Investment shall, on the basis of the written comments of the ODA-requesting agencies and the agreements of the foreign parties, sum up and submit to the Prime Minister for decision on any additions or adjustments to the list of ODA-funded programs and projects already approved by the Prime Minister
f/ In exceptional cases, when a foreign party proposes a project to an ODA-requesting agency, the Ministry of Planning and Investment shall, on the basis of the written comment of the ODA-requesting agency together with the ODA project plan, submit the matter to the Prime Minister for decision.
3. Preparation and approval of the contents of ODA-funded programs and projects
a/ After the foreign parties pledge to consider and finance the projects on the list already approved by the Prime Minister, the ODA-requesting agencies shall direct the implementing agencies (project owners) to prepare ODA project dossiers. Depending on the ODA grant forms, a project dossier may be:
- A project document (for technical support programs or projects).
- A pre-feasibility study or feasibility study report (for capital construction projects).
The form and requirements for the contents of a project document or pre-feasibility study or feasibility study report shall comply with the stipulations of the foreign party and our current regulations in the government decrees on the management of investment and construction (No. 42-CP, No. 92-CP and subsequent decrees regarding this field).
The skipping over the pre-feasibility study stage required by capital construction projects shall be considered and decided by the level competent to approve the project contents.
The ODA project dossier should clarify the foreign party�s stipulations on the mode of implementation of the ODA project, for example, the mode of procurement of goods, services (unrestricted international bidding, restricted bidding, international purchase, etc.).
The project document or the pre-feasibility study (feasibility study) report shall be made by the project owner with or without the assistance of the foreign party�s representative.
b/ The ODA-requesting agency shall send to the Ministry of Planning and Investment the ODA project dossier for evaluation or approval. A dossier includes:
- A written request for evaluation or approval.
- The project document or the pre-feasibility study (feasibility study) report: 5 Vietnamese language copies and 5 English translation copies. This is the document already agreed upon by the ODA-requesting agency and the foreign party�s representative (the expert(s) appointed by the foreign party to assist in the formulation of the project document or the pre-feasibility study (feasibility study) report).
c/ The evaluation and submission to the Prime Minister for approval of ODA-funded programs and projects shall be conducted as follows:
- For the programs and projects that use ODA capital (including loans and non-refundable aid) each with a total investment capital equal to that of a Group A project as prescribed in the government decrees on the management of investment and construction (No. 42-CP, No. 92-CP and subsequent relevant decrees). Within 45 days from the date of receipt of valid ODA project dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall organize the evaluation of the programs and/or projects. The evaluation shall comply with Decree No. 42-CP of July 16, 1996 of the Government issuing the Regulation on the management of investment and construction.
- For the programs and projects that use non-refundable ODA each with a capital of 500,000 or more USD, after receiving full and valid dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall send a written request to the Ministry of Finance and the specialized ministry (if any) to consider and give their written comments on the project documents. Within 15 days from the date the Ministry of Planning and Investment sends the written request, the above-said agencies, when being consulted, shall give their official written comments on the project documents and send them to the Ministry of Planning and Investment. These written comments shall be regarded as the official basis for subsequent evaluation of the project documents. Past this time limit, if these agencies have no written comments, they shall be deemed to have approved the project documents.
Ten days after the above-said time limit, depending on the complexity of each project, the Ministry of Planning and Investment shall sum up the evaluation comments and submit them to the Prime Minister or organize a meeting to evaluate the project document. The representatives of the Office of the Government, the Ministry of Finance, the ministries and the ministerial-level agencies (if necessary) shall be invited to such meeting.
The evaluation result and the conclusion of the evaluation meeting shall be incorporated in the evaluation report. Not later than 5 days from the date of evaluation, the Ministry of Planning and Investment shall finalize, submit the evaluation report to and propose the Prime Minister to consider and approve or authorize the ministries and localities to approve the project documents (depending on the size and importance of each project).
After the Prime Minister approves the project document, the Ministry of Planning and Investment shall notify the foreign party thereof so as to proceed with the signing and execution of the project.
d/ Within 30 days from the date of receipt of the valid ODA project dossier, the Ministry of Planning and Investment shall have a written agreement (or disagreement) to allow the ODA-requesting agencies to approve the non-refundable ODA projects each with a capital of less than 500,000 USD and projects using ODA loans each with a total capital of less than that of a Group A project and in accordance with the government decrees on the management of investment and construction (No. 42-CP, No. 92-CP and subsequent relevant decrees).
Within 7 days after the ODA project is approved, the ODA-requesting agency shall have to send the approval decision (the original version) to the Ministry of Planning and Investment.
The Ministry of Planning and Investment shall notify the foreign parties and the Government�s concerned agencies of the approval of the project document (feasibility study report) by the competent Vietnamese agencies for negotiation and conclusion of ODA international agreements.
4. Negotiation and conclusion of ODA international agreements
a/ ODA international agreements are construed as treaties, protocols, memos of understanding, project documents or any other documents that are concluded by the Vietnamese side (the heads of ODA-requesting agencies authorized by the State or the Government) and the foreign parties.
- The ODA framework international agreements are principle commitments related to the strategy, policy and priority orientation for the development cooperation between Vietnam and the foreign parties; the list of ODA-funded branches, programs and projects; the framework conditions and ODA pledges for one-year or multi-year cycle of a project (program) or many projects (programs), the principles on the project implementation and management mode and plan... At present, a framework international agreement in the practice of development cooperation between our country and a foreign party usually includes: a list of programs and/or projects for cooperation with such international financial institutions as WB, ADB; a list of annual and long-term programs and/or projects for bilateral cooperation with donors; principled protocols, pacts and/or agreements on ODA programs and/or projects; exchanged letters and notes; memos of understanding as basis for the implementation of specific ODA programs and projects; national programs (each with a cycle of from 2 to 5 years) in cooperation with the organizations of the United Nations system...
- Specific ODA international agreements are documents concretizing the ODA framework agreements related to the donors� and Vietnamese side�s specific commitments regarding the contents, financing conditions; capital and its structure; responsibilities, interests and obligations of the Vietnamese side and the foreign parties; project implementation and management; debt payment and capital disbursement conditions for a specific program and/or project so as to complete the financial procedures of programs and projects with a view to implementing the already signed framework agreement.
b/ On the basis of the socio-economic development strategy, the public investment program, the ODA solicitation and use plan, five-year and annual plans set by the State as well as its demand for external sources of financial support in each period of development of the State, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People�s Committee of the provinces and cities directly under the Central Government, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate actions with the concerned agencies in preparing the contents and negotiating and concluding ODA framework international agreements with the foreign parties.
c/ On the basis of the ODA framework international agreements already signed with foreign parties the project documents (feasibility study reports) already approved by the competent level, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People�s Committees of the provinces and cities directly under the Government shall proceed to negotiate with the foreign parties:
- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People�s Committee of the provinces and cities directly under the Central Government shall assume the prime responsibility and coordination with the Ministry of Planning and Investment and concerned agencies in negotiating specific international agreements on non-refundable ODA.
- The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the ODA-requesting agencies and concerned agencies in negotiating with the foreign parties on specific agreements on ODA loans.
- With the authorization of the State President or the Prime Minister, the State Bank of Vietnam shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the ODA-requesting agencies and the concerned agencies and assume the prime responsibility for entering into negotiations with the World Bank (WB), the Asian Development Bank (ADB) and the International Monetary Fund (IMF) on specific ODA international agreements (loan treaties, loan agreements, technical assistance agreements).
In the course of negotiating on specific ODA international agreements, if there are any changes in the program or project document (feasibility study report) already approved by the competent level, such competent level shall decide these changes. If the approval level is the Prime Minister, the Ministry of Planning and Investment shall, at the proposal of the agency in charge of negotiation, submit the change(s) to the Prime Minister for decision.
d/ Upon the completion of negotiation, the agency in charge of negotiation shall submit to the Prime Minister a report on the negotiation result together with the contents of the agreement to be signed with the foreign party and recommend the person who can, on behalf of the Government, sign the specific ODA international agreements with the foreign party.
Basing itself on the above-said report to the Prime Minister, the Ministry of Planning and Investment shall submit to the Prime Minister its opinion on the negotiation result, its recommendations on the approval of the negotiation result and recommendations on the authorization of the signing of the specific ODA international agreement with the foreign party and notify the foreign party of the Prime Minister�s decision.
For those donors that do not require negotiations on specific ODA international agreements, the program or project-execution agency shall organize the signing and proceed with the execution of the program or project after the Ministry of Planning and Investment officially notify the foreign party of the Vietnamese competent level�s approval of the program or project.
Chapter III
EXECUTION OF ODA-FUNDED PROGRAMS AND PROJECTS
1. Capital adjustment or addition to ODA-funded programs and projects:
The capital adjustment or addition for an ODA-funded program or project that does not alter its objective, contents and size already approved by the competent level (if total ODA capital after adjustment or addition does not exceed the level prescribed in Clause 2, Article 6 of Decree No. 87-CP of August 5, 1997) shall be decided by the level that has approved the ODA-funded program or project within 15 days from the date it receives a written approval of such change from the Ministry of Planning and Investment
For ODA-funded programs and projects approved by the Prime Minister, the ODA-requesting agency shall send a written request on the project�s capital adjustment or addition to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the specialized ministry (if any). After 15 days from the date the ODA-requesting agency sends such request, if the Ministry of Finance and the specialized ministry have no opinion, they shall be deemed to have approved it. The Ministry of Planning and Investment shall submit the capital adjustment or addition to the Prime Minister for approval.
2. Within two weeks after the end of each quarter and one month after the end of each year, the managing board of an ODA program or project shall have to send a report on the program or project execution according to the prescribed form (for ODA projects of Group A, monthly implementation reports are required) to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the General Department of Statistics.
3. Within 3 months after the completion of an ODA-funded program or project, the program or project managing board shall have to send to the higher-level agencies (the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government or the People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government), the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the State Bank and the General Department of Statistics report according to the prescribed form on the final implementation results of the ODA-funded program or project together with the financial statement (under the guidance of the Ministry of Finance).
This Circular takes effect 15 days after its signing. In the course of implementation if any problem arises, the ministries, localities and concerned units should promptly notify the Ministry of Planning and Investment for further improvement of this guiding Circular.
 

 
THE MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT




Tran Xuan Gia
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 15/1997/TT-BKH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất