Thông tư 12/2000/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

thuộc tính Thông tư 12/2000/TT-BKH

Thông tư 12/2000/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:12/2000/TT-BKH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Giá
Ngày ban hành:15/09/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 12/2000/TT-BKH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 12/2000/TT-BKH

NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

 

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 (sau đây gọi chung là Luật Đầu tư nước ngoài);

- Căn cứ Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định 24/2000/NĐ-CP);

- Căn cứ Nghị định 75/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư này hướng dẫn thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam như sau:

 

CHƯƠNG I

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ LỰA CHỌN, HÌNH THÀNH DỰ ÁN

 

Điều 1. Xây dựng, công bố Danh mục dự án và các biện pháp khuyến khích đầu tư

1. Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài, Nghị định 24/2000/NĐ-CP và các quy định có liên quan, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành quy định về quản lý nhà nước trên địa bàn đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài ở địa phương; các Bộ, ngành ban hành quy định hướng dẫn về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuộc chức năng và thẩm quyền quản lý của mình. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần trao đổi ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi ban hành các văn bản trên.

2. Căn cứ quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế-xã hội đã được phê duyệt trong từng thời kỳ, các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài của ngành và địa phương mình.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ công bố Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài. Các Bộ, ngành, ủy ban Nhân dân cấp tỉnh công bố Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài của ngành và địa phương mình sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư .

4. Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài phải kèm theo Tóm tắt dự án gồm các thông tin sơ bộ về mục tiêu, địa điểm, thông số kỹ thuật chủ yếu và dự kiến Bên Việt Nam tham gia theo Mẫu 1 và 2 Phụ lục I Thông tư này.

5. Việc công bố Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn dự án đầu tư và làm cơ sở để tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư.

6. Về nguyên tắc, khi Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài được công bố theo từng thời kỳ, thì các dự án được nêu trong Danh mục được coi là đã phù hợp với quy hoạch trong thời kỳ đó. Đối với những dự án không thuộc các Danh mục nói trên do các Bên tham gia đầu tư chủ động đề xuất, lựa chọn, Cơ quan cấp giấy phép đầu tư tổng hợp ý kiến các cơ quan có liên quan, cho ý kiến về quy hoạch và chủ trương  thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các Bên tham gia đầu tư đàm phán, lập hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.

7. Các Bộ, ngành, ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thường xuyên rà soát, cập nhật để kịp thời có sự điều chỉnh Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài cho phù hợp với quy hoạch và nhu cầu vận động đầu tư trong từng thời kỳ.

 

Điều 2. Xúc tiến đầu tư

1. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tuyên truyền, giới thiệu Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài và vận động đầu tư cho từng lĩnh vực, dự án dưới hình thức tiếp xúc trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức các cuộc hội thảo hoặc các hoạt động xúc tiến đầu tư khác ở trong và ngoài nước.

2. Các hoạt động nói trên có thể được thực hiện với sự phối hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cơ quan đại diện ngoại giao, kinh tế, thương mại của Việt Nam ở nước ngoài hoặc các tổ chức xúc tiến, tư vấn đầu tư ở trong và ngoài nước.

3. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đầu mối chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch, Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài; giới thiệu địa điểm, các Bên tham gia đầu tư và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho việc xây dựng và triển khai dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư.

4. Dự án đầu tư có thể giới thiệu cho nhiều đối tác khác nhau nhằm lựa chọn được nhà đầu tư thích hợp nhất, có đủ tư cách pháp lý, năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện dự án. Việc tìm hiểu các thông tin nói trên về nhà đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện qua tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại, kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài, các ngân hàng, công ty kiểm toán, tư  vấn đầu tư trong và ngoài nước.

 

Điều 3. Tổ chức đàm phán

1. Bên Việt Nam và Bên nước ngoài tổ chức đàm phán trực tiếp các dự án đầu tư theo hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Về nguyên tắc, Bên Việt Nam đàm phán với Bên nước ngoài theo phương án đàm phán đã được chuẩn bị, trong đó dự kiến trước những yêu cầu cần đạt được, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến phương thức, tỷ lệ góp vốn, vay vốn đầu tư, phân chia lợi nhuận, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước... Đối với các dự án đầu tư theo chương trình của Chính phủ, các dự án trọng điểm của Bộ, ngành, địa phương, phương án đàm phán cần được trình Cơ  quan có thẩm quyền thông qua.

Trong quá trình đàm phán, nếu gặp vướng mắc, Bên Việt Nam có thể tham khảo ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc các Bộ, ngành có liên quan.

2. Đối với dự án đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài thoả thuận với ủy ban Nhân dân cấp tỉnh về địa điểm, mức tiền thuê đất, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng,... theo quy định hiện hành.

3. Đối với dự án có quy mô lớn hoặc dự án quan trọng do Chính phủ quyết định, để đảm bảo yêu cầu phối hợp liên ngành, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Bên Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm đàm phán tổ chức việc lấy ý kiến hoặc mời đại diện các cơ quan có liên quan cùng tham gia đàm phán với Bên nước ngoài.

 

Điều 4. Lập hồ sơ dự án

Chủ đầu tư có thể tự mình lập hồ sơ hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư được phép hoạt động tại Việt Nam lập hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài, Nghị định 24/2000/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.

 

Điều 5.  Hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư được phép hoạt động tại Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đăng ký hành nghề tư vấn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông báo danh sách doanh nghiệp Việt Nam có đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cùng phối hợp trong việc quản lý, hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp này để đảm bảo thực hiện đúng các định hướng, mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài.

2. Tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư nêu tại Khoản 1 Điều này được phép cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến việc hình thành và triển khai hoạt động của dự án đầu tư phù hợp với quy định của Luật Đầu tư nước ngoài, Nghị định 24/2000/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư được thỏa thuận với chủ đầu tư  về mức phí tư vấn trên cơ sở quy mô, tính chất của dự án và nội dung tư vấn; trường hợp cung cấp dịch vụ mà Nhà nước có quy định khung giá thì thực hiện theo khung giá đó.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thường xuyên phổ biến pháp luật, quy hoạch, cơ chế, chính sách về đầu tư nước ngoài, phối hợp và hỗ trợ các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư.

4. Tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư hoạt động phù hợp với quy định trong Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài) và các quy định của pháp luật về hành nghề tư vấn.

Tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về tính chính xác, trung thực của dịch vụ tư vấn; trường hợp gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước Việt Nam hoặc của chủ đầu tư thì tuỳ tính chất và mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

CHƯƠNG II

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ, GIẤY PHÉP ĐIỀU CHỈNH

 

Điều 6. Hồ sơ dự án xin cấp Giấy phép đầu tư

1. Việc cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo một trong hai quy trình:

- Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư

- Thẩm định cấp Giấy phép đầu tư

2. Hồ sơ dự án xin cấp Giấy phép đầu tư quy định như sau:

- Hồ sơ dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 106 Nghị định 24/2000/NĐ-CP. Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư được lập theo Mẫu 1 và các tài liệu gửi kèm theo Đơn được lập theo Mẫu 2.b, 3.b, 3.c và 4.b Phụ lục II Thông tư này;

- Hồ sơ dự án thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép đầu tư bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 107 Nghị định 24/2000/NĐ-CP. Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư và các tài liệu gửi kèm theo Đơn được lập theo các Mẫu 2, 3 và 4 Phụ lục II Thông tư này.

3. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, phù hợp với tính chất của dự án xin cấp Giấy phép đầu tư, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể yêu cầu chủ đầu tư cung cấp bổ sung một số văn bản, tài liệu liên quan như:

- Các tài liệu liên quan đến đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu dự án thuộc Danh mục các dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố);

- Văn bản liên quan đến việc sử dụng đất (đối với các dự án có nhu cầu sử dụng đất);

- Các thoả thuận, Hợp đồng kinh tế có liên quan đến thực hiện dự án đầu tư (ví dụ như việc thuê nhà xưởng để thực hiện dự án, tổ chức cung ứng nguyên liệu, ...);

- Thiết kế sơ bộ về phương án kiến trúc đối với các dự án có công trình xây dựng là một phần nêu trong Giải trình kinh tế - kỹ thuật.

4. Hồ sơ dự án xin cấp Giấy phép đầu tư đối với  các dự án đặc thù (dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT, dự án thuộc lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí,...) được lập theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

 

Điều 7. Tiếp nhận hồ sơ dự án

1. Đối với các dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư  cấp Giấy phép đầu tư: hồ sơ dự án được gửi  đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Đối với các dự án do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư: hồ sơ dự án được gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư;

Đối  với các dự án trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu Công nghệ cao: hồ sơ dự án được gửi đến Ban quản lý Khu công nghiệp theo cơ chế uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư .

2. Khi tiếp nhận hồ sơ dự án, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, đặc biệt là các vấn đề sau:

- Số lượng bộ hồ sơ dự án cần phải nộp và đầu mục những văn bản cần phải có trong hồ sơ dự án theo quy định.

- Tính hợp lệ của hồ sơ dự án: Các trang của Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư, Hợp đồng liên doanh hay Hợp đồng hợp  tác kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp phải có các chữ ký của đại diện có thẩm quyền của các Bên tham gia đầu tư.

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các chủ đầu tư; Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các văn bản xác nhận trên.

3. Sau khi nộp hồ sơ dự án, chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền được cấp Giấy biên nhận tiếp nhận hồ sơ dự án.

 

Điều 8. Quy định chung về  xem xét, thẩm định dự án đầu tư

1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện thực hiện theo quy trình đăng ký cấp Giấy phép đầu tư: Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự án theo quy định tại các Điều 105 và 106 Nghị định 24/2000/NĐ-CP và các quy định tại  Điều 9 Thông tư này.

2. Đối với dự án đầu tư thuộc diện thực hiện theo quy trình thẩm định cấp Giấy phép đầu tư: Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự án theo quy định tại  Điều 107 Nghị định 24/2000/NĐ-CP và nội dung thẩm định dự án đầu tư theo Điều 108 Nghị định 24/2000/NĐ-CP và quy định tại các Điều 9, 10, 11 và 12 Thông tư này.

 

Điều 9. Thẩm định tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên

1. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư  xem xét, thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư thông qua văn bản thành lập doanh nghiệp (đối với các chủ đầu tư là doanh nghiệp) hay văn bản chứng minh tư cách pháp lý  (đối với chủ đầu tư nước ngoài là cá nhân);

2. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư  xem xét, thẩm định năng lực tài chính  của chủ đầu tư thông qua tài liệu sau:

- Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp đang hoạt động: xem xét báo cáo tài chính đã được kiểm toán hai năm gần nhất, trong đó chú ý doanh thu, giá trị tài sản, lợi nhuận hàng năm;

- Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp mới được thành lập để thực hiện dự án hoặc đối với chủ đầu tư là cá nhân người nước ngoài: xem xét khả năng huy động vốn của các chủ đầu tư; chứng nhận của ngân hàng về tài khoản của các chủ đầu tư (đối với chủ đầu tư nước ngoài là cá nhân); sự hỗ trợ của Công ty mẹ (nếu có).

Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể đề nghị Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc đại diện thương mại, kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài cung cấp thông tin về tư cách pháp lý, năng lực tài chính của chủ đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư.

3. Đối với Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn. Trường hợp sử dụng tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước (gồm cả giá trị quyền sử dụng đất) để góp vốn phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nếu có yêu cầu đền bù, giải phóng mặt bằng, Bên Việt Nam phải có phương án tài chính để đền bù, giải phóng mặt bằng hoặc có giải pháp thích hợp.

 

Điều 10. Thẩm định về mức độ phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và lợi ích kinh tế-xã hội

- Dự án đầu tư phải thuộc lĩnh vực ngành nghề  phù hợp với quy hoạch. Đối với các dự án thuộc những ngành nghề hoặc hoạt động tại các địa điểm chưa rõ quy hoạch, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư tham khảo ý kiến của Bộ quản lý ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Xem xét khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề, sản phẩm mới và mở rộng thị trường, xuất khẩu sản phẩm.

- Xem xét khả năng tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt các dự án có chương trình đào tạo, thay thế dần người nước ngoài bằng lao động Việt Nam.

- Phân tích lợi ích kinh tế của dự án, các khoản nộp cho ngân sách. Khuyến khích các dự án có khả năng nộp ngân sách cao, có khả năng xuất khẩu sản phẩm hoặc dịch vụ thu ngoại tệ.

 

Điều 11. Thẩm định về  trình độ kỹ thuật và công nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái

- Việc nhập khẩu thiết bị máy móc để thực hiện dự án phải được thực hiện theo quy định tại các Điều 72, 73 và 74 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

- Việc chuyển giao công nghệ và góp vốn bằng công nghệ của các chủ đầu tư phải phù hợp quy định tại các Điều 80 và 81 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

- Đối với dự án thuộc Danh mục các dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư phải giải trình trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư các đánh giá tác động môi trường của dự án với các nội dung theo mẫu do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

- ý kiến của các Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này.

Điều 12. Thẩm định về  tính hợp lý của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn cuả Bên Việt Nam

Trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc bằng tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, việc thẩm định dự án cần lưu ý những vấn đề sau:

- Xem xét tính hợp lý của việc sử dụng đất (diện tích, tiến độ sử dụng) theo cam kết  của các chủ đầu tư tại Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng liên doanh, Điều lệ doanh nghiệp và Giải trình kinh tế-kỹ thuật; Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất phải hoàn thành thủ tục thuê đất và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cần thoả thuận trước với Bên nước ngoài về giá trị chi phí đền bù giải toả.

- Việc xem xét phương án đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp với quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư nước ngoài và Điều 89 Nghị định 24/2000/NĐ-CP. Ngoài ra, có thể xem xét những trường hợp sau:

+ Trường hợp ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thu xếp trước được nguồn kinh phí thì có thể thoả thuận với chủ đầu tư nước ngoài về việc chủ đầu tư có thể ứng trước chi phí cần thiết. Chi phí này được tính vào vốn đầu tư của dự án.

+ Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thu xếp được nguồn kinh phí thì chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng hoặc được chủ đầu tư hoàn trả riêng hoặc được tính gộp vào giá cho thuê đất.

- Bên Việt Nam góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, thì tài sản đó phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý Bên Việt Nam định giá trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm góp vốn và được các Bên chấp thuận. Tài sản góp vốn nếu thuộc nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì Bên Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Điều 13. Quy trình xem xét,  thẩm định dự án

1. Quy trình xem xét đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 3, Điều 106 Nghị định 24/2000/NĐ-CP, Điều 8 của Thông tư này, nếu thấy nội dung dự án đáp ứng được các yêu cầu, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ban hành Giấy phép đầu tư.

- Nếu có yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ dự án, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thông báo cho chủ đầu tư về yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án.

2. Quy trình xem xét đối với dự án thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép đầu tư:

Quy trình thẩm định dự án  đầu tư  do Bộ Kế họach và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư được quy định tại Điều 109 Nghị định 24/2000/NĐ-CP. Quy trình thẩm định đối với các dự án đầu tư do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư được quy định tại Điều 110  Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

3. Thời hạn chủ đầu tư gửi văn bản bổ sung, sửa đổi hồ sơ dự án là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Cơ quan Giấy phép đầu tư. Nếu cần thiết, chủ đầu tư làm đơn xin gia hạn việc bổ sung, sửa đổi gửi Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư để được chấp thuận. Hết thời hạn trên, nếu không có trả lời, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư gửi văn bản đến chủ đầu tư thông báo việc Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư của chủ đầu tư được coi là hết giá trị xem xét.

 

Điều 14. Giấy phép đầu tư

1. Giấy phép đầu tư được lập theo mẫu thống nhất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành cho từng hình thức đầu tư quy định tại Mẫu 1, 2 và 3 Phụ lục III Thông tư này.

2. Khi soạn thảo và ban hành Giấy phép đầu tư, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư lưu ý một số điểm sau đây:

a. Về hình thức:

- Giấy phép đầu tư do từng Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư cấp được đánh theo số thứ tự liên tục từ số 1 kể từ khi Cơ quan này bắt đầu thực hiện việc cấp Giấy phép đầu tư theo Quyết định phân cấp của Chính phủ hoặc Quyết định ủy quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Chuỗi ký tự tiếp sau Số Giấy phép đầu tư được quy ước như sau:

/GP đối với  Giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.

(ví dụ: Số 01/GP);

/GP-(ký hiệu tên tỉnh/thành phố) đối với Giấy phép đầu tư do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp. (ví dụ: Số 01/GP-HN);

/GP-KCN-(ký hiệu tên tỉnh/thành phố) đối với Giấy phép đầu tư do Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh cấp. (ví dụ: Số 01/GP-KCN-HN).

Ký hiệu tên tỉnh/thành phố quy định tại Bảng Phụ lục III Thông tư này.

b. Về nội dung:

- Tên và địa chỉ của chủ đầu tư: ghi chính xác theo đề nghị trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư;

- Trụ sở của Doanh nghiệp được thành lập: ghi địa chỉ trụ sở chính và trụ sở chi nhánh sản xuất (không ghi trụ sở văn phòng hoặc chi nhánh giao dịch);

- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh: quy định các sản phẩm chủ yếu của dự án. Đối với các dự án sản xuất các sản phẩm cần khống chế sản lượng thì quy định công suất thiết kế của từng loại sản phẩm. Đối với dự án cần có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm tối thiểu theo quy định hoặc có cam kết tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm mà theo đó dự án được hưởng ưu đãi thì cần quy định rõ tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm;

- Vốn đầu tư đăng ký và vốn pháp định đăng ký: ghi theo cam kết trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư. Đối với vốn pháp định hoặc vốn do các Bên góp để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh: quy định rõ vốn góp và phương thức góp vốn của mỗi Bên;

Đối với một số lĩnh vực đặc thù như dầu khí, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, văn hóa, dự án thực hiện theo hình thức BOT, BTO, BT, các dự án thuộc Danh mục dự án cần lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng công trình... thì những quy định đặc thù này cần được quy định trong Giấy phép đầu tư.

 

Điều 15. Điều chỉnh Giấy phép đầu tư

Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh có thể đề nghị điều chỉnh các điều khoản được quy định tại Giấy phép đầu tư.

Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận đề nghị của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh dưới hình thức cấp Giấy phép điều chỉnh hoặc ra văn bản chấp thuận đối với trường hợp điều chỉnh một số quy định cụ thể .

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra văn bản chấp thuận và thông báo cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư  mà Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư không cần phải điều chỉnh Giấy phép đầu tư đối với những trường hợp sau:

+ Mở Chi nhánh giao dịch, Văn phòng giao dịch; kho hàng; cửa hàng giới thiệu sản phẩm (không mang tính sản xuất) tại địa phương;

+ Thay đổi  địa điểm trụ sở, địa điểm đầu tư  trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

 

Điều 16. Thẩm quyền điều chỉnh Giấy phép đầu tư

Thẩm quyền điều chỉnh Giấy phép quy định tại Điều 111 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp cấp tỉnh quyết định điều chỉnh Giấy phép đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong những trường hợp sau:

+ Do điều chỉnh Giấy phép đầu tư mà vượt quá hạn mức vốn đầu tư đối với dự án được phân cấp, uỷ quyền;

+ Thay đổi mục tiêu, bổ sung mục tiêu thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, giảm tỷ lệ góp vốn của Bên Việt Nam tham gia liên doanh, giảm tỷ lệ xuất khẩu xuống dưới mức quy định đối với các sản phẩm có quy định tỷ lệ xuất khẩu;

+ Chuyển đổi hình thức đầu tư từ Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh thành Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với những dự án thuộc diện đã phân cấp, uỷ quyền, do điều chỉnh Giấy phép đầu tư mà trở thành dự án nhóm A quy định tại Điều 114 Nghị định 24/2000/NĐ-CP, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuyển hồ sơ dự án để Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc điều chỉnh và thực hiện việc quản lý.

 

Điều 17. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép đầu tư

1. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép đầu tư, bao gồm:

- Đơn xin điều chỉnh Giấy phép đầu tư do Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất ký;

- Nghị quyết của Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc Thỏa thuận của các Bên hợp doanh hoặc đề nghị của chủ đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) về vấn đề xin điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư;

- Báo cáo tình hình triển khai, thực hiện dự án kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư đến thời điểm xin điều chỉnh.

2. Ngoài tài liệu nêu trên, tuỳ nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh cần bổ sung các văn bản sau:

2.1. Trường hợp chuyển đổi hình thức đầu tư, chuyển nhượng vốn, bổ sung các tài liệu quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 24/2000/NĐ-CP;

2.2. Trường hợp thay đổi, bổ sung mục tiêu hoạt động, bổ sung các tài liệu:

- Bản giải trình việc điều chỉnh mục tiêu hoạt động, trong đó nêu rõ các giải pháp để thực hiện mục tiêu mới như thị trường, vốn, công nghệ,...

- ý kiến của Bộ quản lý ngành đối với các dự án sản xuất các sản phẩm cần khống chế sản lượng mà trong Giấy phép đầu tư đã quy định công suất thiết kế của từng loại sản phẩm.

2.3. Trường hợp mở Chi nhánh làm cơ sở sản xuất, bổ sung các tài liệu:

- Bản giải trình việc mở Chi nhánh làm cơ sở sản xuất (nội dung, quy mô hoạt động của Chi nhánh, vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm ...);

- ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về địa điểm, mức tiền thuê đất (nếu có) đối với địa điểm dự định đặt chi nhánh làm cơ sở sản xuất;

- ý kiến của Bộ quản lý ngành đối với các dự án sản xuất các sản phẩm cần khống chế sản lượng mà trong Giấy phép đầu tư đã quy định công suất thiết kế của từng loại sản phẩm.

2.4. Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất Doanh nghiệp, bổ sung các tài liệu theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2000/NĐ-CP kèm theo Quyết định chia, tách, Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập Doanh nghiệp quy định tại các Điều 41, 42, 43 và 44 Thông tư này;

2.5. Trường hợp cơ cấu lại vốn đầu tư, cần có các văn bản, tài liệu sau giải trình lý do:

+ Giải trình kinh tế - kỹ thuật bổ sung;

+ Các điều kiện tài chính đảm bảo cho việc điều chỉnh vốn đầu tư;

+ Danh mục máy móc, thiết bị bổ sung (nếu có).

3. Số bộ hồ sơ: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh nộp 03 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất một bộ gốc.

Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép đầu tư được in ấn và đóng bìa để bảo quản theo quy chế lưu trữ.

Trong một số trường hợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể yêu cầu nộp bổ sung ngoài số bộ hồ sơ quy định trên.

 

Điều 18. Thời hạn điều chỉnh Giấy phép đầu tư

Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thực hiện việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư trong thời hạn quy định tại Điều 111 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP. Thời hạn trên không kể thời gian Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh giải trình bổ sung hồ sơ.

 

Điều 19. Giấy phép điều chỉnh

Giấy phép điều chỉnh được lập theo mẫu thống nhất theo quy định tại Mẫu 4 Phụ lục III Thông tư này và thực hiện theo các quy ước sau:

1. Số của Giấy phép điều chỉnh gồm 2 phần:

- Số Giấy phép điều chỉnh: giữ nguyên như số Giấy phép đầu tư gốc;

- Chuỗi ký tự tiếp theo sau Số Giấy phép đầu tư quy ước như sau:

/GPĐC và số thứ tự lần điều chỉnh Giấy phép đầu tư  đối với Giấy phép điều chỉnh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. (ví dụ: Số 01/GPĐC1);

/GPĐC và số thứ tự lần điều chỉnh Giấy phép đầu tư - (ký hiệu tên tỉnh/thành phố) đối với Giấy phép điều chỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp. (ví dụ: Số 01/GPĐC1-HN);

 

/GPĐC và số thứ tự lần điều chỉnh Giấy phép đầu tư -KCN - (ký hiệu tên tỉnh/thành phố) đối với Giấy phép điều chỉnh do Ban quản lý Khu công nghiệp cấp. (ví dụ: Số 01/GPĐC1-KCN-HN)

2. Đối với Giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp trước đây, nay đã bàn giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Ban quản lý Khu công nghiệp quản lý thì số Giấy phép đầu tư vẫn giữ nguyên như Giấy phép đầu tư gốc, chuỗi ký tự tiếp theo sau Số Giấy phép đầu tư quy ước như sau:

/GPĐC và số thứ tự lần điều chỉnh Giấy phép đầu tư - BKH - (ký hiệu tên tỉnh/thành phố) đối với  Giấy phép điều chỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp. (ví dụ: Số 01/GPĐC1-BKH-HN);

/GPĐC và số thứ tự lần điều chỉnh Giấy phép đầu tư -BKH- KCN - (ký hiệu tên tỉnh/thành phố) đối với Giấy phép điều chỉnh do Ban quản lý Khu công nghiệp cấp. (ví dụ: Số 01/GPĐC1-BKH-KCN-HN).

 

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP

 

Điều 20. Ban điều phối Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Các Bên hợp doanh có thể thành lập Ban điều phối để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP và đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp cấp tỉnh. Ban điều phối không có tư cách pháp nhân, không có con dấu.

 

Điều 21. Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài

Bên hợp doanh nước ngoài  có thể thành lập Văn phòng điều hành để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định tại  Điều 9 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP.

1. Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài có thể được đề nghị thành lập theo một trong hai quy trình sau:

- Đồng thời với việc nộp Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư, nếu thấy cần thiết, Bên hợp doanh nước ngoài đề nghị thành lập Văn phòng điều hành với Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư  và nếu được chấp thuận thì việc thành lập Văn phòng điều hành sẽ được quy định tại Giấy phép đầu tư;

- Sau một quá trình triển khai Hợp đồng hợp tác kinh doanh, nếu thấy cần thiết, Bên hợp doanh nước ngoài đề nghị Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư về việc thành lập Văn phòng điều hành và nếu được chấp thuận thì việc thành lập Văn phòng điều hành sẽ được quy định tại Giấy phép điều chỉnh.

2. Đối với dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh, có thể đồng thời thực hiện việc các Bên hợp doanh đề nghị thành lập Ban điều phối và Bên hợp doanh nước ngoài đề nghị thành lập Văn phòng điều hành để thực hiện các hoạt động phù hợp với các quyền và nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

3. Sau khi được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận việc thành lập Văn phòng điều hành, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện các thủ tục đăng ký theo quy định hiện hành.

Bên hợp doanh nước ngoài đăng ký nhân sự Văn phòng điều hành tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc tại Ban quản lý Khu công nghiệp; thực hiện các thủ tục hành chính liên quan quy định tại Điều 30 Thông tư này.

 

Điều 22. Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh

1. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, các Bên liên doanh thông báo cho nhau bằng văn bản danh sách những người tham gia Hội đồng quản trị và cử người giữ chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại các Điều 11 và 12 Luật Đầu tư nước ngoài, Điều 17 Nghị định 24/2000/NĐ-CP, phù hợp với thoả thuận đã được quy định tại Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh.

2. Việc cử hoặc thay thế thành viên Hội đồng quản trị  của Bên Việt Nam liên doanh quy định như sau:

- Đối với Bên Việt Nam là Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, việc cử người tham gia Hội đồng quản trị phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của Doanh nghiệp thông qua;

Đối với  một số dự án quan trọng, việc cử người tham gia Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh có thể do Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Đối với Bên Việt Nam thành lập theo Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, việc cử người tham gia Hội đồng quản trị phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ doanh nghiệp thông qua.

 

Điều 23. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh

Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh là cơ quan lãnh đạo của Doanh nghiệp liên doanh, gồm đại diện của các Bên tham gia liên doanh. Đại diện của mỗi  bên trong Hội đồng quản trị là đại diện toàn quyền, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và các Bên mà họ đại diện.

Từng thành viên Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị về công việc được phân công.

 

Điều 24. Trách nhiệm của các Bên liên doanh

Các Bên liên doanh tham gia việc quản lý Doanh nghiệp liên doanh thông qua thành viên của mình trong Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, không trực tiếp can thiệp vào việc quản lý, điều hành Doanh nghiệp.

 

Điều 25.  Họp Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh

1. Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự và tổ chức các cuộc họp theo quy định tại Điều 13 Luật Đầu tư nước ngoài, các Điều 18 và 25 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

2. Biên bản họp Hội đồng quản trị phải được Hội đồng quản trị thông qua ngay trước khi bế mạc mỗi phiên họp và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Thời gian và địa điểm họp;

- Tổng số thành viên dự họp, các thành viên của Hội đồng quản trị được ủy quyền của thành viên khác dự phiên họp ;

- Chương trình, nội dung làm việc;

- Tóm tắt ý kiến phát biểu tại cuộc họp;

- Các vấn đề biểu quyết, kết quả biểu quyết đối với từng vấn đề và các quyết định đã được thông qua;

Biên bản họp Hội đồng quản trị phải bao gồm đầy đủ họ tên và chữ ký của chủ toạ và thư ký cuộc họp.

3. Căn cứ Biên bản cuộc họp, Hội đồng quản trị có thể ban hành các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị về từng vấn đề cụ thể. Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị phải bao gồm đầy đủ họ tên, chức danh và chữ ký của tất cả các thành viên dự họp.

4. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho người khác đến dự các phiên họp của Hội đồng quản trị và biểu quyết thay trong phạm vi được ủy quyền. Giấy ủy quyền phải có chữ ký đã được đăng ký của người ủy quyền, nội dung ủy quyền không vượt quá những quyền mà người ủy quyền có.

 

Điều 26. Cơ chế thông qua quyết định của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh

- Hội đồng quản trị thực hiện việc quản lý Doanh nghiệp thông qua Nghị quyết của Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 14 Luật Đầu tư nước ngoài, Điều 18 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

Trong trường hợp những vấn đề phải thông qua theo nguyên tắc nhất trí (ngoài các vấn đề phải được thông qua theo nguyên tắc nhất trí quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài) mà không đạt được sự nhất trí trong các thành viên của Hội đồng quản trị và do đó ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của Doanh nghiệp, thì Hội đồng quản trị có thể  đề nghị Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư đứng ra làm trung gian hoà giải. Trường hợp việc hoà giải không thành thì thực hiện các bước tiếp theo quy định tại Điều 122 Nghị định  24/2000/NĐ-CP.

- Trong thời gian 6 tháng trước khi hết nhiệm kỳ, Hội đồng quản trị họp tổng kết hoạt động của Hội đồng trong nhiệm kỳ; các Bên liên doanh cử người tham gia Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới; tiến hành bàn giao công việc giữa Hội đồng quản trị nhiệm kỳ cũ và Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới.

- Khi kết thúc thời hạn hoạt động hoặc giải thể Doanh nghiệp trước thời hạn, Hội đồng quản trị có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý và chỉ đạo hoạt động của Ban thanh lý theo quy định tại các Điều 39 và 40 Nghị định 24/2000/NĐ-CP và Điều 47 Thông tư này.

 

Điều 27.  Bộ máy điều hành Doanh nghiệp liên doanh

1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng (hoặc Giám đốc tài chính) theo  quy định tại Điều 25 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

2. Trường hợp Hợp đồng liên doanh, Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh qui định quyền của mỗi Bên được đề cử người giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất thì người của Bên nào do Bên đó có quyền thay thế khi cần thiết với điều kiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.

Việc đề cử được thông báo bằng văn bản cho các Bên khác ít nhất là 30 ngày trước khi thay thế. Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu các Bên cử  người thay thế người khác khi không đáp ứng yêu cầu.

 

Điều 28.  Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất

Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Doanh nghiệp liên doanh được quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chức Tổng Giám đốc Doanh nghiệp thì phải phân biệt hai chức năng khác nhau khi điều hành Doanh nghiệp; căn cứ  vào tính chất, nội dung từng văn bản để quyết định ký tên, đóng dấu với cương vị thích hợp.

Trường hợp Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của Doanh nghiệp không phải là thành viên Hội đồng quản trị thì Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất  được tham dự các phiên họp của Hội đồng quản trị, nhưng không được phép biểu quyết các vấn đề của Hội đồng quản trị.

Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất có trách nhiệm thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp quyết định của Hội đồng quản trị không phù hợp với tình hình thực tế, tuỳ từng trường hợp cụ thể, nếu thấy cần thiết, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất có thể đề nghị  Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp bất thường của Hội đồng quản trị để xem xét, giải quyết.

Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất có quyền từ chối chấp hành các quyết định của cá nhân các thành viên Hội đồng quản trị hoặc các quyết nghị trái pháp luật của Hội đồng quản trị.

Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc  ký Hợp đồng lao động với đại diện của  Hội đồng quản trị phù hợp với quy định của pháp luật lao động hiện hành.

 

Điều 29. Thành lập Hội đồng quản trị Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể thành lập Hội đồng quản trị Doanh nghiệp phù hợp với Điều lệ của Doanh nghiệp.

 

CHƯƠNG IV

CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN SAU KHI  ĐƯỢC CẤP

GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

 

Điều 30. Các thủ tục hành chính

Sau khi được bổ nhiệm, Tổng Giám đốc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Đại diện các Bên hợp doanh thực hiện các thủ tục hành chính bao gồm:

1. Đăng bố cáo thành lập Doanh nghiệp trên báo Trung ương hoặc báo địa phương theo quy định tại Điều 27 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

2. Đăng ký trụ sở doanh nghiệp, đăng ký nhân sự tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

3. Khắc và đăng ký con dấu tại Công an cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

4. Mở tài khoản của Doanh nghiệp tại ngân hàng;

5. Nếu có nhu cầu áp dụng chế độ kế toán nước ngoài thì làm thủ tục đăng ký áp dụng chế độ kế toán nước ngoài với Bộ Tài chính;

6. Làm thủ tục xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài;

7. Thực hiện việc đăng ký các thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú... cho người nước ngoài; đăng ký hành nghề (theo quy định tại Điều 28 Nghị định 24/2000/NĐ-CP); đăng ký sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc; đăng ký chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá,...;

8. Các thủ tục hành chính khác theo quy định.

 

Điều 31. Các công việc thực hiện sau khi có Giấy phép đầu tư

Sau khi có Giấy phép đầu tư và Doanh nghiệp được thành lập, Tổng Giám đốc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đại diện các Bên hợp doanh thực hiện các công việc bao gồm:

1. Làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

Đối với Doanh nghiệp Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu Công nghệ cao thì thực hiện việc ký hợp đồng thuê lại đất và sử dụng các tiện ích công cộng trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu Công nghệ cao với Doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu Công nghệ cao.

2. Đăng ký kế hoạch nhập khẩu tại Sở Thương mại địa phương;

3. Làm thủ tục duyệt thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng;

4. Thực hiện việc đấu thầu hoặc tuyển chọn tư vấn, thiết kế; tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hoá... theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu;

5. Ký hợp đồng cung ứng lao động;

6. Các công việc khác theo quy định.

 

Điều 32. Mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài

Việc mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 29 Nghị định 24/ 2000/NĐ-CP thực hiện như sau:

1. Trong trường hợp cần thiết, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được mở Chi nhánh, Văn phòng giao dịch ở nước ngoài với điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, không vi phạm pháp luật;

- Việc mở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện ở nước ngoài nhằm mục đích thực hiện các hoạt động giao dịch, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp, đặc biệt là để thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu.

2. Khi có nhu cầu mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:

- Đơn xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài;

- Giải trình mục đích, tính hợp lý của việc mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài; phương thức hoạt động, chuyển vốn, quản lý lợi nhuận thu được từ Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định việc cho phép Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài; Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trước khi ra quyết định.

4. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được phép mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài, Doanh nghiệp phải báo cáo với Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam tại nước sở tại về việc mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện.

5. Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải thực hiện thông qua tài khoản của Doanh nghiệp và tuân theo các quy định về quản lý ngoại hối.

Lợi nhuận và các khoản thu nhập (nếu có) của Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài phải được chuyển về Việt Nam trong thời gian chậm nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước sở tại. Trường hợp quá thời hạn nêu trên mà chưa thực hiện được thì phải báo cáo rõ lý do cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

Điều 33. Thuê Tổ chức quản lý

Việc thuê Tổ chức quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định 24/2000/NĐ-CP và theo quy định của liên bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về thuê Tổ chức quản lý.

Mọi tranh chấp giữa Tổ chức quản lý với Doanh nghiệp và tranh chấp giữa Tổ chức quản lý với các tổ chức kinh tế Việt nam khác được giải quyết theo quy định tại Điều 24 Luật Đầu tư nước ngoài và Điều 122 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

 

Điều 34. Báo cáo quyết toán công trình, báo cáo thực hiện vốn đầu tư

1. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng,  đưa công trình vào khai thác sử dụng, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải hoàn tất Báo cáo quyết toán công trình và đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư. Đối với dự án có nhiều hạng mục công trình được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn, khi hoàn thành nếu độc lập vận hành khai thác sử dụng và xét thấy cần thiết thì cũng có thể được quyết toán. Trong trường hợp này, sau khi hoàn thành xây dựng toàn bộ dự án, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải hoàn tất tổng quyết toán toàn bộ dự án.

Chi phí được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Toàn bộ chi phí nêu trong Báo cáo quyết toán công trình là một phần của Báo cáo thực hiện vốn đầu tư .

2. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày chính thức hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh hoàn tất Báo cáo thực hiện vốn đầu tư .

 

Điều 35. Hồ sơ Báo cáo quyết toán công trình, Báo cáo thực hiện vốn đầu tư

1. Hồ sơ báo cáo quyết toán công trình, báo cáo thực hiện vốn đầu tư bao gồm Báo cáo quyết toán công trình, Báo cáo thực hiện vốn đầu tư, Chứng chỉ giám định máy móc, thiết bị nhập khẩu, Báo cáo kết quả kiểm toán chi phí xây dựng.

Báo cáo quyết toán công trình, Báo cáo thực hiện vốn đầu tư  được lập theo Mẫu 1 và 2 Phụ lục IV Thông tư này.

Báo cáo quyết toán công trình, Báo cáo thực hiện vốn đầu tư  phải do Tổng Giám đốc doanh nghiệp hoặc  đại diện có thẩm quyền của các Bên hợp doanh ký; trong trường hợp Doanh nghiệp liên doanh phải được Hội đồng quản trị nhất trí thông qua.

2. Báo cáo quyết toán công trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a. Chi phí xây dựng công trình, bao gồm:

- Chi phí cho các công việc dưới mặt đất (phá dỡ, móng, công trình ngầm);

- Chi phí phần thân và hoàn thiện công trình xây dựng;

- Chi phí về trang thiết bị bên trong công trình;

- Chi phí xây dựng cảnh quan (tường rào, sân chơi, vườn hoa, cây cảnh,...);

- Chi phí về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy; bảo hiểm xây dựng....

b. Chi phí về máy móc, thiết bị, bao gồm:

- Chi phí mua sắm;

- Chi phí vận chuyển;

- Chi phí bảo hiểm;

- Chi phí lắp đặt, hiệu chỉnh.

c. Chi phí khác bao gồm chi phí chuẩn bị đầu tư; đền bù giải phóng mặt bằng, giá trị quyền sử dụng đất do Bên Việt Nam góp vốn, lãi tiền vay trong quá trình xây dựng, chi phí đào tạo, chi phí kiểm toán, giám định và các chi phí hợp lý khác phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.

Các khoản nộp phạt do lỗi của Doanh nghiệp hoặc của các Bên hợp doanh không được tính vào chi phí.

3. Báo cáo thực hiện vốn đầu tư, bao gồm:

a. Toàn bộ các chi phí nêu trong Báo cáo quyết toán công trình;

b. Vốn lưu động thực hiện (nếu có);

c. Trong Báo cáo thực hiện vốn đầu tư, các khoản đã thực hiện cần được chia theo từng năm từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khai thác sử dụng; chia theo nguồn vốn góp và vốn vay.

4. Đối với dự án đầu tư mà trong Giấy phép đầu tư quy định việc xây dựng và khai thác kinh doanh chia thành nhiều giai đoạn, Báo cáo quyết toán công trình, Báo cáo thực hiện vốn đầu tư được lập theo từng giai đoạn đã được quy định.

 

Điều 36. Kiểm toán chi phí xây dựng công trình

Chi phí xây dựng công trình nêu trong Báo cáo quyết toán công trình phải được kiểm toán.

Sau khi thực hiện kiểm toán, Tổ chức kiểm toán cấp Báo cáo kết quả kiểm toán  cho chủ đầu tư.

 

Điều 37. Giám định máy móc, thiết bị nhập khẩu

1. Thiết bị, máy móc  nhập khẩu để thực hiện dự án phải được giám định theo qui định tại Điều 73 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP.

2. Phí giám định được tính vào chi phí đầu tư của dự án.

3. Sau khi thực hiện giám định, tổ chức giám định cấp Chứng chỉ giám định. Chứng chỉ giám định gồm các nội dung sau:

- Tên tổ chức giám định;

- Địa điểm, thời gian thực hiện giám định;

- Tên, ký mã hiệu, quy cách, năm sản xuất, nước sản xuất, nhà sản xuất, số lượng, tình trạng kỹ thuật, công suất, chất lượng, đơn giá, giá trị của thiết bị, máy móc;

- Kết luận về giá trị, chất lượng của thiết bị, máy móc;

- Xác nhận trách nhiệm pháp lý của tổ chức giám định: dấu, chữ ký

 

Điều 38. Tái giám định máy móc, thiết bị nhập khẩu

1. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể yêu cầu một tổ chức giám định khác thực hiện việc tái giám định thiết bị, máy móc  nhập khẩu để thực hiện dự án.

2. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu được giải thích, đối chất với kết quả tái giám định, nhưng phải chấp hành quyết định của Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư. Mọi khiếu nại, tranh chấp về giám định, tái giám định được xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Điều 39. Xác nhận đăng ký báo cáo quyết toán công trình, báo cáo thực hiện vốn đầu tư

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ quyết toán công trình, hồ sơ báo cáo thực hiện vốn đầu tư đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư  cấp Giấy xác nhận đăng ký Báo cáo quyết toán công trình, Giấy xác nhận đăng ký Báo cáo thực hiện vốn đầu tư  cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh theo Mẫu 3 và 4 Phụ lục IV Thông tư này.

Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể thẩm định  Báo cáo quyết toán công trình, Báo cáo thực hiện vốn đầu tư và yêu cầu Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh điều chỉnh vốn đầu tư theo đúng chi phí hợp lý.

Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký Báo cáo quyết toán công trình, Giấy xác nhận đăng ký Báo cáo thực hiện vốn đầu tư làm cơ sở để Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện các thủ tục thanh khoản đối với máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đã nhập khẩu theo quy định tại Điều 102 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

 

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP

 

Điều 40. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chia thành hai hoặc một số Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài. Sau khi chia thành các Doanh nghiệp mới, Doanh nghiệp bị chia chấm dứt tồn tại.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của Doanh nghiệp hiện có (gọi là Doanh nghiệp bị tách) để thành lập một  hoặc một số Doanh nghiệp mới hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài (gọi là Doanh nghiệp được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp bị tách sang Doanh nghiệp được tách mà vẫn duy trì sự tồn tại của Doanh nghiệp bị tách.

3. Hai hoặc nhiều Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi là Doanh nghiệp bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một Doanh nghiệp mới (gọi là Doanh nghiệp hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Doanh nghiệp hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các Doanh nghiệp bị hợp nhất.

4. Một hoặc nhiều Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi là Doanh nghiệp bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác (gọi là Doanh nghiệp nhận sáp nhập) bằng  cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Doanh nghiệp nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt tồn tại của các Doanh nghiệp bị sáp nhập.

Đối với các dự án thuộc diện phân cấp, uỷ quyền, trong những trường hợp do tổ chức lại doanh nghiệp mà trở thành dự án nhóm A quy định tại Điều 114 Nghị định 24/2000/NĐ-CP, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuyển hồ sơ để Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định và tổ chức việc quản lý.

 

Điều 41.  Thủ tục chia doanh nghiệp

1. Thủ tục chia doanh nghiệp được quy định như sau:

- Doanh nghiệp bị chia nộp đơn chia Doanh nghiệp với các đầu mục hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 24/2000/NĐ-CP kèm theo Quyết định chia Doanh nghiệp;

- Quyết định chia Doanh nghiệp phải được Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc chủ đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) thông qua và bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên Doanh nghiệp bị chia;

+ Tên (các) Doanh nghiệp sẽ thành lập;

+ Nguyên tắc và thủ tục chia tài sản Doanh nghiệp;

+ Phương án sử dụng lao động, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp của Doanh nghiệp bị chia sang các Doanh nghiệp mới thành lập;

+ Nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của Doanh nghiệp bị chia; thời hạn thực hiện chia Doanh nghiệp.

Quyết định chia Doanh nghiệp được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua Quyết định.

2. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y việc chia Doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp bị chia và cấp Giấy phép thành lập các Doanh nghiệp mới theo quy định hiện hành.

3. Các Doanh nghiệp mới hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp bị chia, hoặc thoả thuận cho một trong số các Doanh nghiệp đó thực hiện; Thực hiện các thủ tục thành lập như quy định đối với các Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy phép đầu tư.

 

Điều 42. Thủ tục tách doanh nghiệp

1. Thủ tục tách doanh nghiệp được quy định như sau:

- Doanh nghiệp bị tách nộp đơn  tách Doanh nghiệp với các đầu mục hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 24/2000/NĐ-CP kèm theo Quyết định tách Doanh nghiệp;

- Quyết định tách Doanh nghiệp phải được Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc chủ đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) thông qua và bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên Doanh nghiệp bị tách;

+ Tên (các) Doanh nghiệp được tách sẽ thành lập;

+ Phương án sử dụng lao động;

+ Giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ  Doanh nghiệp  bị tách sang Doanh nghiệp được tách; thời hạn thực hiện tách Doanh nghiệp . Quyết định tách Doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả  chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua Quyết định.

2. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y việc tách Doanh nghiệp theo trình tự sau:

Cấp Giấy phép điều chỉnh cho Doanh nghiệp bị tách, trong đó bao gồm chuẩn y việc tách Doanh nghiệp và cấp Giấy phép đầu tư thành lập (các) Doanh nghiệp mới theo quy định hiện hành.

3. Về nguyên tắc, Doanh nghiệp bị tách vẫn tiếp tục phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp trước khi diễn ra việc tách doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị tách và Doanh nghiệp sẽ được tách cũng có thể thoả thuận việc Doanh nghiệp sẽ được tách chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm về các nghĩa vụ nêu trên; Các Doanh nghiệp được tách thực hiện các thủ tục hành chính và các thủ tục sau khi thành lập như quy định đối với các Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy phép đầu tư.

 

Điều 43. Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp

1. Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp được quy định như sau

- Các Doanh nghiệp bị hợp nhất nộp đơn xin hợp nhất Doanh nghiệp với các đầu mục hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 24/2000/NĐ-CP kèm theo Hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp;

- Hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp ký giữa các Doanh nghiệp bị hợp nhất và được Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc chủ đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) thông qua, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên (các) Doanh nghiệp bị hợp nhất;

+ Tên, trụ sở Doanh nghiệp hợp nhất;

+ Thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản; chuyển đổi phần vốn góp của (các) Doanh nghiệp bị hợp nhất thành phần vốn góp của Doanh nghiệp hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ Doanh nghiệp hợp nhất;

Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

2. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y việc hợp nhất Doanh nghiệp,  chấm dứt hoạt động của (các) Doanh nghiệp bị hợp nhất và cấp Giấy phép thành lập Doanh nghiệp mới theo quy định hiện hành.

3. Về nguyên tắc, Doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các Doanh nghiệp bị hợp nhất, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa các Doanh nghiệp. Doanh nghiệp hợp nhất thực hiện các thủ tục thành lập như quy định đối với Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy phép đầu tư.

 

Điều 44. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

1. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được quy định như sau:

- Các Doanh nghiệp bị sáp nhập nộp đơn xin sáp nhập Doanh nghiệp với các đầu mục hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 24/2000/NĐ-CP kèm theo Hợp đồng sáp nhập Doanh nghiệp;

- Hợp đồng sáp nhập Doanh nghiệp ký giữa các Doanh nghiệp bị sáp nhập với Doanh nghiệp nhận sáp nhập và được Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc chủ đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) thông qua, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên Doanh nghiệp nhận sáp nhập;

+ Tên (các) Doanh nghiệp bị sáp nhập;

+ Thủ tục và điều kiện sáp nhập;

+ Phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản; chuyển đổi phần vốn góp của Doanh nghiệp bị sáp nhập thành phần vốn góp của Doanh nghiệp nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày,  kể từ ngày thông qua.

2. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y việc sáp nhập Doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của (các) Doanh nghiệp bị sáp nhập và cấp Giấy phép điều chỉnh cho Doanh nghiệp nhận sáp nhập hoặc cấp Giấy phép đầu tư thành lập Doanh nghiệp mới theo quy định hiện hành.

3. Về nguyên tắc, Doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp bị sáp nhập, trừ trường hợp có sự thoả thuận khác giữa các Doanh nghiệp.

 

CHƯƠNG VI

TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG HOẶC GIÃN TIẾN ĐỘ, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG, THANH LÝ, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

 

Điều 45. Tạm ngừng hoạt động hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án

Việc tạm ngừng hoạt động hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án được thực hiện theo qui định tại Điều 36 Nghị định 24/2000/NĐ-CP. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Tài chính và Cơ quan thuế về thời hạn  tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải nộp đủ số thuế còn nợ, vẫn phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ, chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp có thoả thuận khác với khách hàng và người lao động.

Khi hoạt động trở lại, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thông báo cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.

Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thông báo bằng văn bản cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh về việc chấp thuận cho  tạm ngừng hoạt động hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án. Văn bản chấp thuận của Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư quy định rõ thời gian tạm ngừng hoạt động hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án để làm căn cứ cho việc xem xét miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính của Doanh nghiệp.

 

Điều 46. Chấm dứt hoạt động

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 37 Nghị định  24/2000/NĐ-CP.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh khi chấm dứt hoạt động, phải thực hiện các công việc sau:

- Chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh và giao dịch; Trường hợp cần tiếp tục thực hiện các Hợp đồng kinh tế đã ký kết, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải báo cáo để Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận;

- Khoá sổ sách kế toán;

- Tổ chức bảo vệ tài sản;

- Cho lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

- Tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

 

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh khi chấm dứt hoạt động không được thực hiện các hành vi sau:

+ Phân tán tài sản dưới mọi hình thức;

+ Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;

+ Từ bỏ quyền đòi các khoản phải thu;

+ Chuyển các khoản nợ không có đảm bảo thành các khoản nợ có đảm bảo;

+ Ký kết mới các hợp đồng kinh tế.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện việc bố cáo chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 38 Nghị định 24/2000/NĐ-CP  với những nội dung sau:

+ Tên, địa chỉ Doanh nghiệp hoặc các Bên hợp doanh bị chấm dứt hoạt động;

+ Lĩnh vực hoạt động kinh doanh;

+ Ngày quyết định chấm dứt hoạt động;

+ Yêu cầu các chủ nợ hoặc Bên liên quan thứ ba đến đối chiếu công nợ.

 

Điều 47. Thành lập Ban thanh lý

1. Ban thanh lý được thành lập theo quy định tại Điều 39 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

2. Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc chủ đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) hoặc các Bên hợp doanh không phải thành lập Ban thanh lý trong các trường hợp sau:

- Các Bên chưa triển khai thực hiện dự án hoặc mới chỉ triển khai thực hiện một số thủ tục hành chính nhưng không nợ lương, chi phí bảo hiểm xã hội đối với người lao động, các khoản thuế đối với Nhà nước hoặc các khoản nợ đối với một Bên thứ ba;

- Các Bên chưa thực hiện việc góp vốn pháp định theo quy định tại Giấy phép đầu tư hoặc đã góp vốn nhưng chưa được Hội đồng quản trị hoặc các Bên hợp doanh nghiệm thu, xác nhận, đồng thời chưa phát sinh nghĩa vụ chung đối với Nhà nước hoặc với một Bên thứ ba;

Đối với các trường hợp trên, sau khi tự giải quyết các vấn đề tồn tại, các Bên gửi báo cáo tới Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, trong đó cam kết giữa các Bên không còn tranh chấp và đã hoàn thành mọi nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nước Việt Nam hay với một Bên thứ ba.

Sau 15 ngày kể từ khi nhận được báo cáo kèm theo xác nhận của Cơ quan thuế nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính,  Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các Bên có trách nhiệm nộp lại bản gốc Giấy phép đầu tư, hồ sơ hoạt động cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, nộp con dấu cho Cơ quan cấp dấu.

 

Điều 48. Ban thanh lý do Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thành lập

1. Thành phần của Ban thanh lý thành lập theo quyết định của Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư (theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định 24/2000/NĐ-CP) bao gồm:

- Đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính

- Đại diện của Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư;

- Đại diện của Cục Thuế nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính

- Đại diện của Sở Lao động và Thương binh Xã hội nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Trong một số trường hợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể mời thêm đại diện các cơ quan và tổ chức  khác có liên quan.

2. Hoạt động của Ban thanh lý thành lập theo quyết định của Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư được quy định như sau:

- Ban thanh lý có toàn quyền, độc lập  đối với Hội đồng quản trị Doanh nghiệp trong việc tiến hành thanh lý phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các nội dung quy định tại Quyết định thành lập.

- Ban thanh lý chịu trách nhiệm trước Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư và trước pháp luật Việt Nam về hoạt động của mình.

- Tối đa trong 30 ngày, Ban thanh lý tổ chức phiên họp đầu tiên để thông báo kế hoạch, phương thức, kinh phí hoạt động trình Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư phê duyệt, đồng thời thông báo cho Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc chủ đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) hoặc các Bên hợp doanh biết và thực hiện. Trường hợp cần thiết, Trưởng ban thanh lý có quyền triệu tập cuộc họp bất thường của Ban thanh lý.

- Yêu cầu Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc chủ đầu tư nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh, Tổng Giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và các cá nhân có liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ, tài khoản, kinh phí phục vụ hoạt động thanh lý.

- Mọi chi phí về thanh lý do doanh nghiệp hoặc các Bên hợp doanh chịu và được ưu tiên thanh toán so với các nghĩa vụ khác.

 

Điều 49. Báo cáo kết quả thanh lý

Ban thanh lý lập báo cáo và Hồ sơ thanh lý theo quy định tại Điều 37 Nghị định 24/2000/NĐ-CP gồm:

- Báo cáo thanh lý được Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh,  chủ đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), các Bên hợp doanh phê chuẩn.

- Văn bản xác nhận của Cơ quan thuế và hải quan về việc hoàn thành các nghĩa vụ tài chính

- Các văn bản khác nếu có.

Trường hợp Ban thanh lý thành lập theo quyết định của Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, Ban thanh lý trình phương án thanh lý, báo cáo kết quả thanh lý cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư để được phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, Ban thanh lý tiến hành việc thanh lý, báo cáo kết quả thanh lý cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư và thông báo cho Hội đồng quản trị doanh nghịêp liên doanh hoặc chủ đầu tư nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh biết.

Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ thanh lý đầy đủ, hợp lệ Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Điều 50. Tài sản thanh lý

Tài sản của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh bao gồm động sản và bất động sản.

Trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và các Bên tham gia liên doanh, các Bên hợp doanh đã góp đủ vốn thì giá trị quyền sử dụng đất trong thời gian còn lại thuộc tài sản thanh lý của doanh nghiệp.

Trường hợp bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và các Bên tham gia liên doanh, các Bên hợp doanh chưa góp đủ vốn thì giá trị quyền sử dụng đất và tài sản khác nếu có của Bên Việt Nam được xác định tương ứng phần góp vốn thực tế của Bên nước ngoài theo tỷ lệ góp vốn được ghi trong Giấy phép đầu tư.

 

Điều 51. Thủ tục giải quyết khi lâm vào tình trạng phá sản

1. Ban thanh lý báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấm dứt việc thanh lý và chuyển sang giải quyết theo thủ tục phá sản theo Điều 44 Nghị định 24/2000/NĐ-CP.

2. Ban thanh lý thông báo Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh,  chủ đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), các Bên hợp doanh, các chủ nợ về việc chấm dứt việc thanh lý để nộp đơn đến Toà án yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9  Luật phá sản Doanh nghiệp.

3. Việc phá sản Doanh nghiệp được giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

 

CHƯƠNG VII

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THỐNG KÊ CỦA DOANH NGHIỆP,

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ  LÝ VI PHẠM

 

Điều 52. Nội dung báo cáo thống kê

1. Báo cáo thống kê định kỳ và điều tra thống kê (gọi chung là báo cáo thống kê) áp dụng đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh nước ngoài  thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước về:

- Hệ thống biểu mẫu, ngày gửi, cơ quan nhận báo cáo;

- Phương pháp tính các chỉ tiêu, đơn vị tính;

- Kỳ báo cáo.

2. Số liệu thống kê do Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh báo cáo là tài liệu có giá trị pháp lý để đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ của đơn vị theo quy định của Giấy phép đầu tư. Báo cáo thống kê phải lập đầy đủ, tính toán các chỉ tiêu theo đúng nội dung, phương pháp quy định và nộp đúng thời hạn quy định.

 

Điều 53. Chế độ báo cáo, thống kê

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải gửi Báo cáo tài chính hàng năm có kiểm toán tới Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê .

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định riêng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê ban hành.

2. Đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh, các Bên thoả thuận việc cử Ban điều phối hoặc một Bên làm đại diện thực hiện công tác báo cáo, thống kê, các Bên khác có trách nhiệm cung cấp số liệu cho Bên làm đại diện.

 

Điều 54. Khen thưởng

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động đầu tư nước ngoài được khen thưởng theo quy định tại Điều 123 Nghị định 24/2000/NĐ-CP, căn cứ vào các tiêu chuẩn chính sau:

1. Đối với doanh nghiệp:

- Tạo dựng được môi trường làm việc tốt;

- Đạt kết quả tốt trong sản xuất, kinh doanh;

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về nghĩa vụ tài chính, về chế độ báo cáo thống kê,...;

- Giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ người lao động;

- Hoạt động tích cực của tổ chức công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác theo quy định của pháp luật;

- Tham gia tích cực vào các công tác xã hội, quan hệ với địa phương sở tại.

2. Đối với cá nhân:

- Hoàn thành tốt các công việc và trách nhiệm được giao;

- Đóng góp tích cực trong hoạt động của Doanh nghiệp và các hoạt động của tập thể người lao động trong Doanh nghiệp.

 

Điều 55. Xử lý vi phạm

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh, chủ đầu tư nước ngoài và người lao động vi phạm các quy định của Giấy phép đầu tư và pháp luật Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VIII

CHẾ ĐỘ PHỐI HỢP CÔNG TÁC TRONG QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

Điều 56. Trách nhiệm chung trong phối hợp công tác

Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư), các Bộ, ngành và Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp chung trong việc thực hiện công tác này.

Điều 57. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Các quy định chung:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tổng hợp tình hình tiếp nhận dự án, cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư và tình hình thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong phạm vi cả nước.

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài tại địa phương và trong Khu công nghiệp.

2. Chế độ báo cáo nhanh:

- Báo cáo nhanh hàng tuần về tình hình tiếp nhận dự án, cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh thực hiện và gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào ngày thứ Sáu hàng tuần theo Mẫu 1 và 2 Phụ lục VI Thông tư này.

- Báo cáo nhanh hàng tháng về tình hình thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương do Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh thực hiện và gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào ngày 20 hàng tháng theo Mẫu 3 Phụ lục VI Thông tư này.

- Báo cáo hàng tháng về tình hình đầu tư nước ngoài trong phạm vi cả nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào ngày 23 hàng tháng phục vụ phiên họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ.

3. Chế độ báo cáo định kỳ:

- Định kỳ hàng quý, sáu tháng và hàng năm, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo tổng hợp về hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn (kể cả các dự án trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu công nghệ cao) đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp tình hình và cung  cấp thông tin về các dự án trong Khu công nghiệp để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban nhân dân cấp  tỉnh có liên quan để tổng hợp chung về hoạt động đầu tư nước ngoài tại địa phương.

Báo cáo quý và sáu tháng gửi chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Báo cáo năm gửi chậm nhất là ngày 31 tháng 1 của năm tiếp theo.

- Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài báo cáo Thủ tướng Chính phủ, thông báo cho các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

 

Điều 58. Trao đổi về tình hình đầu tư nước ngoài

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư  chủ trì tổ chức giao ban theo vùng, lãnh thổ với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương, đồng thời thông báo các văn bản luật pháp, chính sách mới liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài và hướng dẫn thực hiện.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định chế độ và chủ trì tổ chức thực hiện việc gặp mặt định kỳ với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

 

Điều 59.  Phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh

Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư làm đầu mối giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh. Căn cứ vào tình hình cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương chủ động tổ chức làm việc với các cơ quan liên quan đến công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài để phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh và thông báo cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư về các vấn đề phát sinh này.

Trường hợp các vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của mình, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư và các cơ quan liên quan báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để giải quyết hoặc tổng hợp ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án đầu tư nước ngoài để phối hợp với các cơ quan liên quan đề ra phương án giải quyết và đề xuất chính sách, biện pháp cải thiện môi trường đầu tư.

 

Điều 60. Cơ chế phối hợp công tác  kiểm tra

1. Các quy định chung:

- Việc kiểm tra các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện định kỳ, theo chuyên ngành hoặc đột xuất, thông qua đầu mối là các Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.

- Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện đoàn kiểm tra và đại diện doanh nghiệp được kiểm tra.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra, Cơ quan chủ trì  kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan để phối hợp quản lý.

2. Kiểm tra định kỳ:

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh chủ trì tổ chức kiểm tra định kỳ đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Hợp doanh trên địa bàn. Thành phần tham gia kiểm tra định kỳ gồm đại diện các cơ quan liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.

- Nội dung kiểm tra định kỳ: kiểm tra toàn diện việc thực hiện các quy định của Giấy phép đầu tư, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tiếp thu kiến nghị của doanh nghiệp về các vấn đề phát sinh cần giải quyết.

- Cơ quan chủ trì kiểm tra thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ cho Doanh nghiệp ít nhất 7 ngày làm việc trước khi tiến hành việc kiểm tra.

3. Kiểm tra chuyên ngành:

- Việc kiểm tra chuyên ngành do các cơ quan quản lý chuyên ngành chủ trì nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định của  pháp luật liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền. Tuỳ theo đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực, các Bộ, ngành có thể ủy quyền cho các Sở, ban, ngành địa phương thực hiện việc kiểm tra.

- Kế hoạch và nội dung kiểm tra chuyên ngành do cơ quan quản lý chuyên ngành lập và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với các đợt kiểm tra do các Bộ, ngành tổ chức) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với kiểm tra do các Sở, ban ngành địa phương tổ chức) ít nhất 15 ngày trước khi tiến hành kiểm tra.

 

- Cơ quan chủ trì kiểm tra thông báo kế hoạch kiểm tra chuyên ngành cho Doanh nghiệp ít nhất 7 ngày làm việc trước khi tiến hành việc kiểm tra.

4. Kiểm tra đột xuất:

Việc kiểm tra đột xuất tiến hành khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có vụ việc phát sinh và được thực hiện theo đúng các thủ tục do pháp luật quy định.

Đối với các dự án lớn hoặc phức tạp, khi cần thiết Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ chuyên ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để tiến hành kiểm tra.

 

CHƯƠNG IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 61. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2000 và thay thế các Thông tư số 03/BKH-QLDA ngày 15 tháng 3 năm 1997 và số 04/1998/TT-BKH ngày 18 tháng 5 năm 1998 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các quy định trước đây trái với  Thông tư này đều bãi bỏ.

 

 

 

PHỤ LỤC

BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SỐ 12/2000/TT-BKH

NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 2000 CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

 

 

 

 

 

Trang

 

Phụ lục I

 

Mẫu Danh mục và tóm tắt dự án gọi vốn ĐTNN

 

1

 

Mẫu số 1

 

Danh mục gọi vốn đầu tư nước ngoài

 

1

 

Mẫu số 2

 

Tóm tắt dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài

 

2

 

Phụ lục II

 

Mẫu hồ sơ dự án đầu tư nước ngoài

 

3

 

Mẫu số 1

 

Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư

 

3

 

Mẫu số 2.a

 

Đơn xin Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng

 

8

 

Mẫu số 2.b

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

 

10

 

Mẫu số 3.a

 

Đơn xin thành lập Doanh nghiệp liên doanh

 

15

 

Mẫu số 3.b

 

Hợp đồng liên doanh

 

17

 

Mẫu số 3.c

 

Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh

 

22

 

Mẫu số 4.a

 

Đơn xin thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

 

29

 

Mẫu số 4.b

 

Điều lệ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

 

31

 

Phụ lục III

 

Mẫu Giấy phép đầu tư và Giấy phép điều chỉnh

 

36

 

Mẫu số 1

 

Giấy phép đầu tư cấp cho HĐHTKD

 

36

 

Mẫu số 2

 

Giấy phép đầu tư cấp cho Doanh nghiệp liên doanh

 

41

 

Mẫu số 3

 

Giấy phép đầu tư cấp cho Doanh nghiệp 100% vốn NN

 

46

 

Mẫu số 4

 

Giấy phép điều chỉnh

 

51

 

Bảng

 

Ký tự tên tỉnh, thành phố

 

54

 

Phụ lục IV

 

Mẫu quyết toán công trình, báo cáo thực hiện vốn ĐT

 

55

 

Mẫu số 1

 

Báo cáo quyết toán công trình

 

55

 

Mẫu số 2

 

Báo cáo thực hiện vốn đầu tư

 

57

 

Mẫu số 3

 

Xác nhận đăng ký quyết toán công trình

 

59

 

Mẫu số 4

 

Xác nhận đăng ký Báo cáo thực hiện vốn đầu tư

 

61

 

Phụ lục V

 

Mẫu Quyết định tổ chức lại doanh nghiệp; chấm dứt, giải thể doanh nghiệp

 

63

 

Mẫu số 1

 

Giấy phép điều chỉnh thành DN 100% vốn nước ngoài

 

63

 

Mẫu số 2

 

Quyết định chuẩn y việc chuyển thành DN Việt Nam

 

67

 

Mẫu số 3

 

Quyết định chấm dứt hoạt động DN (hoặc HĐHTKD)

 

70

 

Mẫu số 4

 

Quyết định thành lập Ban thanh lý của Cơ quan cấp GPĐT

 

73

 

Mẫu số 5

 

Văn bản phê chuẩn Báo cáo thanh lý (trường hợp Ban thanh lý do HĐQT hoặc Nhà đầu tư, hoặc các Bên HD thành lập)

 

75

 

Mẫu số 6

 

Văn bản phê chuẩn Báo cáo thanh lý (trường hợp Ban thanh lý do Cơ quan cấp GPĐT thành lập)

 

77

 

Mẫu số 7

 

Quyết định giải thể DN (hoặc chấm dứt HĐHTKD)

 

79

 

Phụ lục VI

 

Mẫu báo cáo nhanh của các Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư  thực hiện

 

82

 

Mẫu số 1

 

Tình hình nhận và cấp Giấy phép đầu tư nước ngoài

 

82

 

Mẫu số 2

 

Tình hình điều chỉnh Giấy phép đầu tư nước ngoài

 

84

 

Mẫu số 3

 

Tình hình thực hiện dự án đầu tư nưóc ngoài

 

85

 

 

 

 

 

 

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

TẠI VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, tháng 10 năm 2000

 

 

 

 

PHỤ LỤC I

MẪU DANH MỤC VÀ TÓM TẮT DỰ  ÁN GỌI VỐN

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

 

 

 


Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài

Giai đoạn ...  -  ...

 

STT

(1)

 

Tên dự án

(2)

 

Địa điểm

(3)

 

Thông số kỹ thuật

(4)

 

Hình thức đầu tư

(5)

 

Ghi chú

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

MÉu sè 2 - Phô lôc I

Tãm t¾t dù ¸n gäi vèn §TNN

 
 

 

 


TÓM TẮT DỰ ÁN GỌI VỐN ĐẦU TƯ  NƯỚC NGOÀI

 

1. Tên dự án:

2. Mục tiêu:

3. Địa điểm:

4. Yêu cầu xuất khẩu (nếu có):

5. Hình thức đầu tư:

(Hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng BOT, BTO,BT)

6. Quy mô dự kiến:

7. Thông tin về đối tác Việt Nam:

- Tên Công ty:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Fax:

- Lĩnh vực kinh doanh:

- Người đại diện:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

MẪU HỒ SƠ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

 

 

 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày...... tháng...... năm.....

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

(áp dụng đối với tất cả các hình thức đầu tư)

 

Kính gửi:  Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(hoặc UBND tỉnh, thành phố...,

hoặc Ban quản lý KCN tỉnh, thành phố...)

 

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;

- Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết chi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,

Những người ký dưới đây trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư (UBND tỉnh, thành phố...., Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố...) Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 

I. CHỦ ĐẦU TƯ:

 

A. Bên (các Bên)Việt Nam:

1. Tên công ty:

2. Đại diện được uỷ quyền:

Chức vụ:

3. Trụ sở chính:

Điện thoại:....................... Telex:....................... Fax:.................

4. Ngành nghề kinh doanh chính:

5. Giấy phép thành lập công ty:

Đăng ký tại:.................................. ngày:

B. Bên (các Bên) nước ngoài:

1. Tên công ty hoặc cá nhân:................................................................

2. Đại diện được uỷ quyền:...................................................................

Chức vụ: .....................................................................................

Quốc tịch: ...................................................................................

Địa chỉ thường trú: .....................................................................

3. Trụ sở chính:  ...................................................................................

Điện thoại: ....................... Telex: ....................... Fax: ..............

4. Ngành nghề kinh doanh chính: ........................................................

5. Giấy phép thành lập công ty: (hoặc số hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân)

Đăng ký tại: .................................. ngày: ...................................

 

Ghi chú: Nếu có nhiều chủ đầu tư thì mô tả riêng từng chủ đầu tư

 

II. DOANH NGHIỆP XIN THÀNH LẬP

 

1. Tên gọi của Doanh nghiệp (trường hợp Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), tên gọi Hợp đồng hợp tác kinh doanh:

- Tên tiếng Việt:

- Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài thông dụng:

2. Hình thức đầu tư: ( Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh)

3. Mục tiêu hoạt động chính của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh): ............................................................

4. Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh):  ...... năm.

5. Vốn đầu tư:

5.1. Tổng vốn đầu tư dự kiến................. đô la Mỹ, trong đó:

- Vốn cố định:........................................ đô la Mỹ, bao gồm:

+ Nhà xưởng:.............m2, trị giá............ đô la Mỹ

+ Văn phòng:.............m2, trị giá............ đô la Mỹ

+ Máy móc thiết bị:............................... đô la Mỹ,

+ Vốn cố định khác:............................... đô la Mỹ

- Vốn lưu động:...................................... đô la Mỹ

5.2. Nguồn vốn:

Tổng số:.................................................. đô la Mỹ, trong đó:

- Vốn pháp định (hoặc vốn góp để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh).................................................... đô la Mỹ, trong đó:

+ Bên Việt Nam góp:................... đô la Mỹ, gồm:

- Tiền:.......................................... đô la Mỹ

- Tài sản khác:..... tương đương ... đô la Mỹ (nêu chi tiết)

+ Bên nước ngoài góp................... đô la Mỹ, bao gồm:

- Tiền nước ngoài:......................... đô la Mỹ

- Thiết bị, máy móc, vật tư:........... đô la Mỹ

- Vốn khác:.................................... đô la Mỹ (chi tiết)

- Vốn vay:...................................... đô la Mỹ

(Nêu rõ Bên chịu trách nhiệm dàn xếp vốn vay, các điều kiện vay trả, bảo lãnh).

6. Danh mục các sản phẩm chủ yếu và dự kiến thị trường tiêu thụ:

Tên sản phẩm

 

Năm thứ 1

 

Năm thứ 2

 

Năm sản xuất ổn định

 

 

 

Số lượng

 

Tỷ lệ tiêu thụ(%)

 

......

 

Số lượng

 

Tỷ lệ tiêu thụ(%)

 

 

 

Đơn vị

 

Số lượng

 

Trong nước

 

Xuất khẩu

 

 

 

Đơn vị

 

Số lượng

 

Trong nước

 

Xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Qui trình công nghệ chủ yếu và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm: .....

(Trình bày ngắn gọn quy trình công nghệ hoặc  sơ đồ quy trình công nghệ chủ yếu; nếu có chuyển giao công nghệ, trình bày chi tiết trong hồ sơ kèm theo)

8. Danh mục thiết bị, máy móc

 

Tên thiết bị

 

Tính năng kỹ thuật

 

Hiện trạng

 

Nước sản xuất

 

Số lượng

 

Ước giá

 

Giá trị

 

 

 

 

 

Mới

 

Đã qua sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Nếu là thiết bị đã qua sử dụng cần bổ sung các thông tin về năm chế tạo, đánh giá chất lượng và giá trị còn lại, các biện pháp tân trang, sửa chữa và nâng cấp sẽ được áp dụng)

9. Mặt bằng địa điểm và xây dựng - kiến trúc (áp dụng đối với các dự án ngoài KCN, KCX)

- Địa chỉ (xã, huyện, tỉnh), ranh giới và/hoặc toạ độ địa lý của địa điểm dự án (kèm theo bản vẽ).

- Hiện trạng mặt bằng và cơ sở hạ tầng của địa điểm (đường xá,  điện nước, thoát nước ...)

- Diện tích mặt đất, mặt nước, mặt biển sử dụng cho dự án và mức giá cho thuê.

- Nguồn gốc khu đất; Giá trị đền bù, di chuyển cần thực hiện để giải phóng mặt bằng trên cơ sở thoả thuận với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố (nếu có).

- Sơ đồ tổng mặt bằng (kèm theo bản vẽ)

10. Các nhu cầu cho sản xuất

- Nhu cầu về lao động vào năm sản xuất ổn định, trong đó, chia ra tổng số người Việt Nam và người nước ngoài.

- Nhu cầu về điện vào năm sản xuất ổn định là...  Kwh/năm với công suất sử dụng cực đại là ... KW.

- Nhu cầu về nước cho sản xuất vào năm sản xuất ổn định:... m3/ ngày đêm

- Nhu cầu về nguyên liệu chính  cho năm sản xuất ổn định:

 

Tên nguyên liệu

 

Số lượng

 

Ước giá

 

Dự kiến nguồn cung cấp

(nhập khẩu hay tại Việt Nam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án: (kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư)

- Hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp (hoặc Hợp đồng HTKD): tháng thứ.......

- Thuê địa điểm, thuê nhà xưởng hoặc mua nhà xưởng:         tháng thứ......

- Khởi công xây dựng:                                                                      tháng thứ .....

- Lắp đặt thiết bị:                                                                     tháng thứ......

- Bắt đầu hoạt động:                                                              tháng thứ......

- Sản xuất thương mại:                                                                     tháng thứ......

12. Khả năng và biện pháp cân đối ngoại tệ của dự án:..................................

13. Kiến nghị về các ưu đãi:............................................................................

 

III. CHÚNG TÔI XIN CAM KẾT

 

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin và hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đầu tư nước ngoài và các quy định của Giấy phép đầu tư.

 

IV. CÁC TÀI LIỆU GỬI KÈM THEO ĐƠN NÀY GỒM:

 

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu đầu tư theo hình thức Hợp đồng HTKD); Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh (nếu đầu tư theo hình thức Doanh nghiệp liên doanh);  Điều lệ Doanh nghiệp (nếu đầu tư theo hình thức Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Những tài liệu nêu trên được lập theo mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý (Giấy phép hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp, bản sao hộ chiếu đối với chủ đầu tư là cá nhân người nước ngoài), tình hình tài chính của các Bên (chứng nhận của Ngân hàng về số dư tài khoản hoặc báo cáo hoạt động tài chính);

3. Các hồ sơ quy định tại các Điều 81, 82, 89, 95 của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000.

 

Làm tại ..., ngày.. tháng.... năm...

 

Bên (các Bên) nước ngoài

(Ký tên đóng dấu)

 

Bên (các Bên) Việt Nam

(Ký tên đóng dấu)

 


 

MÉu sè 2.a - Phô lôc II

§¬n xin HTKD trªn c¬ së hîp ®ång

 
 

 

 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng... năm....

 

ĐƠN XIN HỢP TÁC KINH DOANH TRÊN CƠ SỞ HỢP ĐỒNG

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(hoặc UBND tỉnh, thành phố.....

hoặc Ban quản lý KCN tỉnh, thành phố....)

 

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000;

- Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Những người ký tên dưới đây gửi Đơn xin phép đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư (UBND tỉnh, thành phố..., Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố...) với các nội dung như sau:

 

I. CÁC BÊN HỢP DOANH:

 

- Bên (các Bên) Việt Nam:...

- Bên (các Bên ) nước ngoài:...

Xin được cấp Giấy phép đầu tư để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh ký ngày ... tháng... năm... với các mục tiêu hoạt động như sau:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

II. CHÚNG TÔI XIN CAM KẾT:

 

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin và hồ sơ kèm theo.

2. Nếu được cấp Giấy phép đầu tư sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đầu tư nước ngoài và các quy định của Giấy phép đầu tư.

 

III. CÁC TÀI LIỆU GỬI KÈM THEO ĐƠN NÀY GỒM:

 

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

2. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các Bên (chứng nhận của Ngân hàng về giá trị tài khoản hoặc báo cáo hoạt động tài chính trong 2 năm gần nhất);

3. Giải trình kinh tế - kỹ thuật;

4. Các hồ sơ quy định tại các Điều 81, 82, 89, 95 của Nghị định 24/2000/NĐ-CP (nếu có).

Làm tại..., ngày... tháng.... năm...

Đại diện

Bên (Các Bên) nước ngoài

(Ký tên, chức vụ và đóng dấu)

 

Đại diện

Bên (Các Bên)Việt Nam

(Ký tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 


 

MÉu sè 2.b - Phô lôc II

Hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh

 
 

 

 


HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

 

Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp lý khác có liên quan, các Bên dưới đây mong muốn được tiến hành hoạt động đầu tư tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh với nội dung và phạm vi được quy định trong Hợp đồng này như sau:

 

A. Bên (các Bên)Việt Nam:

1. Tên công ty: ...................................................................................

2. Đại diện được uỷ quyền: ................................................................

Chức vụ:..............................................................................................

3. Trụ sở chính:...................................................................................

Điện thoại:.............................................. Fax: ...................................

4. Ngành nghề kinh doanh chính:.......................................................

5. Giấy phép thành lập công ty: .........................................................

Đăng ký tại:.................................. Ngày:............................................

B. Bên (các Bên) nước ngoài:

1. Tên công ty hoặc cá nhân: ..............................................................

2. Đại diện được uỷ quyền: .................................................................

Chức vụ: .....................................................................................

Quốc tịch: ...................................................................................

Địa chỉ thường trú: ......................................................................

3. Trụ sở chính:  ...................................................................................

Điện thoại: .............................................. Fax: ...........................

4. Ngành nghề kinh doanh chính: ........................................................

5. Giấy phép thành lập công ty: ............................................................

Đăng ký tại: .................................. Ngày: ...................................

Ghi chú: Nếu một hoặc cả hai Bên hợp doanh  gồm nhiều thành viên, thì từng thành viên sẽ mô tả đầy đủ theo các chi tiết nêu trên; Mỗi Bên cần chỉ định đại diện được uỷ quyền của mình.

Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

 

Điều 1:

Mục tiêu hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng .......

(mô tả chi tiết nội dung và phạm vi hợp tác kinh doanh)

 

Điều 2:

1. Địa điểm thực hiện:

2. Năng lực sản xuất: Hàng hoá/dịch vụ vào năm sản xuất ổn định

(Chia thành sản phẩm chính và phụ - nếu cần thiết)

3. Sản phẩm của Hợp đồng hợp tác kinh doanh này sẽ được tiêu thụ:

- Tại thị trường Việt Nam:.......... % sản phẩm

- Tại thị trường nước ngoài: ....... % sản phẩm

4. Văn phòng điều hành của Bên nước ngoài (nếu có)......................

Địa chỉ:.............................................................................................

Điện thoại: .......................:....................... Fax:...............................

 

Điều 3:

Trách nhiệm của các Bên hợp doanh trong việc góp vốn để thực hiện Hợp đồng:

a) Bên (các Bên) Việt Nam: góp............ bằng................. (quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, bộ phận rời, linh kiện, tiền mặt, các chi phí khác....)

b) Bên (các Bên) nước ngoài: góp.............. bằng................................ (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, bộ phận rời, linh kiện, tiền nước ngoài, các chi phí khác....).

Nếu vào thời điểm đóng góp thực tế, những giá trị trên đây thay đổi so với giá trị hiện tại thì các Bên phải thoả thuận về những sửa đổi đó và báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét và chuẩn y.

Trong trường hợp một Bên không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ như đã thoả thuận thì Bên đó phải thông báo cho các Bên kia biết lý do và những biện pháp xử lý trước..... ngày. Thiệt hại thực tế và chính đáng do sự chậm trễ hay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của một Bên gây ra,  sẽ được bồi thường theo thoả thuận của các Bên; trong trường hợp không thoả thuận được thì sẽ do cơ quan xét xử hoặc trọng tài quy định tại Điều 10 Hợp đồng này quyết định.

 

Điều 4:

Các trách nhiệm, nghĩa vụ khác của các Bên trong việc thực hiện Hợp đồng:

- Bên Việt Nam: .................................................................................

- Bên nước ngoài: ...............................................................................

(Quy định cụ thể Bên chịu trách nhiệm, thời hạn hoàn thành.... trong từng việc như tổ chức và quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật và công nghệ, mua sắm thiết bị, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm.....).

 

Điều 5:

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các Bên thoả thuận cơ chế giám sát như sau:......

(Miêu tả cụ thể cơ chế, trong đó có thể thành lập Ban điều phối, Văn phòng điều hành của Bên nước ngoài bao gồm phương thức thành lập, hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm ....).

 

Điều 6:

Thời hạn Hợp đồng này là...... năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Bất kỳ sự thay đổi nào về thời hạn của Hợp đồng phải được các Bên thoả thuận và báo cáo cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét và chuẩn y.

Nếu một Bên hợp doanh muốn kéo dài thời hạn Hợp đồng ngoài thời hạn đã được thoả thuận phải thông báo cho (các) Bên kia ít nhất là.... tháng trước ngày Hợp đồng hết hạn. Nếu các Bên thoả thuận kéo dài thời hạn Hợp đồng thì phải báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét trong thời hạn ít nhất là 6 tháng trước khi hết  hết hạn Hợp đồng.

 

Điều 7:

Kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Hợp đồng này được thực hiện theo tiến độ sau:

1. Khởi công xây dựng:                    từ tháng thứ  .....

2. Lắp đặt thiết bị:                               từ tháng thứ.......

3. Vận hành thử:                                từ tháng thứ ......

4. Sản xuất chính thức:                                từ tháng thứ ......

 

Điều 8:

1. (Các) Bên nước ngoài thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định tại Giấy phép đầu tư. (ghi rõ phương thức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của Bên nước ngoài: nộp trực tiếp, Bên Việt Nam nộp hộ v.v....).

2. (Các) Bên Việt Nam thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng đối với Doanh nghiệp trong nước và các quy định tại Giấy phép đầu tư.

 

Lưu ý: cần xác định rõ Bên chịu trách nhiệm nộp các loại thuế  chung liên quan đến thực hiện Hợp đồng như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng....

 

Điều 9

Các Bên tham gia Hợp đồng thoả thuận chia sản phẩm và/hoặc lợi nhuận, các khoản lỗ thông qua việc thực hiện Hợp đồng như sau:

- (Các) Bên Việt Nam (ghi rõ từng Bên,nếu cần thiết)........................

- (Các) Bên Nước ngoài (ghi rõ từng Bên,nếu cần thiết)......................

 

Điều 10:

Tranh chấp giữa các Bên có liên quan, hoặc phát sinh từ Hợp đồng trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp các Bên tranh chấp vẫn không thoả thuận được với nhau thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra... (ghi rõ tên và địa chỉ Toà án hoặc tổ chức trọng tài).

Quyết định của.....(tổ chức trên) là chung thẩm và các Bên phải tuân theo.

 

Điều 11:

Các Bên có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn của mình trong Hợp đồng, theo các qui định tại Điều 34 Luật Đầu tư nước ngoài và các điều khoản liên quan của Nghị định 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ.

 

Điều 12:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh này có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn và / hoặc kết thúc trong các trường hợp sau: .......

(Mô tả chi tiết các trường hợp, phù hợp với các quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư nước ngoài và các điều khoản liên quan của Nghị định 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ).

 

Điều 13:

Khi Hợp đồng hết hạn, các Bên thoả thuận việc thanh lý các tài sản liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:.....

(Mô tả chi tiết các điều kiện có liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ, tài sản ..... phù hợp với các quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư nước ngoài và các điều khoản liên quan của Nghị định 24/2000/NĐ-CP)

 

Điều 14:

Mọi điều khoản khác có liên quan không được quy định cụ thể tại Hợp đồng hợp tác kinh doanh này sẽ được các Bên thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và của Giấy phép đầu tư.

 

Điều 15:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh này có thể được sửa đổi, bổ sung sau khi có thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên và phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y trước khi thực hiện.

 

Điều 16:

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

 

Điều 17:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh này được ký ngày........, tại........, gồm..... bản gốc bằng tiếng Việt Nam và bằng tiếng..... (tiếng nước ngoài thông dụng). Cả hai bản tiếng Việt Nam và tiếng...... đều có giá trị pháp lý như nhau.

 

Đại diện

Bên (các Bên) nước ngoài

(Ký tên, chức vụ và dấu)

 

Đại diện

Bên (các Bên) Việt Nam

(Ký tên, chức vụ và dấu)

 

 

Trường hợp có nhiều Bên: từng bên sẽ ký, ghi rõ chức vụ người đại diện ký, đóng dấu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MÉu sè 3.a - Phô lôc II

§¬n xin thµnh lËp DN liªn doanh

 
 

 

 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng... năm....

 

ĐƠN XIN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(hoặc UBND tỉnh, thành phố....

hoặc Ban quản lý KCNtỉnh, thành phố...)

 

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;

- Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,

Những người ký tên dưới đây gửi Đơn xin phép đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc UBND tỉnh, thành phố.... ; Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố ....)

 

I. CÁC BÊN LIÊN DOANH GỒM:

 

- Bên (các Bên) Việt Nam...

- Bên (các Bên) nước ngoài...

Xin được cấp Giấy phép đầu tư để thực hiện Hợp đồng liên doanh ký ngày... tháng... năm... với các mục tiêu hoạt động như sau:

- .........................................................................................................

 

II. CHÚNG TÔI XIN CAM KẾT:

 

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin và hồ sơ kèm theo.

2. Nếu được cấp Giấy phép đầu tư sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đầu tư nước ngoài và các quy định của Giấy phép đầu tư.

III. CÁC TÀI LIỆU GỬI KÈM THEO ĐƠN NÀY GỒM:

 

1. Hợp đồng liên doanh;

2.  Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh;

3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các Bên (Chứng nhận của Ngân hàng về giá trị tài khoản hoặc báo cáo hoạt đồng tài chính trong 2 năm gần nhất);

4. Giải trình kinh tế - kỹ thuật;

5. Các hồ sơ quy định tại các Điều 81, 82, 89, 95 của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ... (nếu có)

Làm tại..., ngày... tháng.... năm...

Đại diện

Bên (Các Bên) nước ngoài

(Ký tên, chức vụ và dấu)

 

Đại diện

Bên (Các Bên) Việt Nam

(Ký tên, chức vụ và dấu)

 


 

MÉu sè  3.b - Phô lôc II

Hîp ®ång liªn doanh

 
 

 


HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH

 

Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp lý khác có liên quan, các Bên dưới đây đã ký Hợp đồng liên doanh để xin thành lập tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam một Doanh nghiệp liên doanh với nội dung như sau:

 

A. Bên (các Bên)Việt Nam:

1. Tên Công ty: ....................................................................................

2. Đại diện được uỷ quyền: ..................................................................

Chức vụ: .....................................................................................

3. Trụ sở chính: ....................................................................................

Điện thoại: ....................... :....................... Fax: ........................

4. Ngành nghề kinh doanh chính:

..............................................................................................................

5. Giấy phép thành lập Công ty: ...........................................................

Đăng ký tại: .................................. Ngày: ...................................

B. Bên (các Bên) nước ngoài:

1. Tên công ty hoặc cá nhân: ................................................................

2. Đại diện được uỷ quyền: ..................................................................

Chức vụ: .....................................................................................

Quốc tịch: ...................................................................................

Địa chỉ thường trú: ......................................................................

3. Trụ sở chính:  ...................................................................................

Điện thoại: .............................................. Fax: ...........................

4. Ngành nghề kinh doanh chính: .........................................................

5. Giấy phép thành lập công ty: ............................................................

Đăng ký tại: .................................. Ngày: ........................................

Ghi chú: Nếu một hoặc cả hai Bên liên doanh  gồm nhiều thành viên, thì từng thành viên sẽ mô tả đầy đủ các chi tiết nêu trên; Mỗi Bên cần chỉ định đại diện được uỷ quyền của mình.

 

Điều 1:

1. Các Bên thoả thuận thành lập một Doanh nghiệp liên doanh tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm mục đích:

(mô tả các mục tiêu sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp liên doanh).

2. Tên Doanh nghiệp liên doanh là...... (tiếng Việt Nam), tên giao dịch (bằng tiếng nước ngoài thông dụng) của Doanh nghiệp liên doanh là...................................

 

Điều 2:

1. Địa chỉ của Doanh nghiệp liên doanh

- Trụ sở chính: .....................................................................................

- Nhà máy/ xưởng sản xuất chính: .......................................................

- Chi nhánh (nếu có): ............................................................................

- Văn phòng đại diện (nếu có): .............................................................

2. Năng lực sản xuất: Hàng hoá/dịch vụ vào năm sản xuất ổn định

Chia thành sản phẩm chính và phụ (nếu cần thiết)

3. Sản phẩm của Doanh nghiệp liên doanh sẽ được tiêu thụ:

- Tại thị trường Việt Nam:................ % sản phẩm

- Tại thị trường nước ngoài:.............. % sản phẩm

4. Các cam kết chung khác của các Bên liên doanh trong việc thực hiện dự án: ..... (tiến độ và nội dung thực hiện chương trình nội địa hoá đối với các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử .....)

 

Điều 3:

1. Tổng vốn đầu tư của Doanh nghiệp là:............................................

2. Vốn pháp định của Doanh nghiệp là:..............................................

Trong đó:

a. Bên Việt Nam: góp............................, chiếm ........... % vốn pháp định, bằng:

- Tiền: .................................................................................................

- Giá trị máy móc, thiết bị: .................................................................

- Giá trị chuyển giao công nghệ (nếu có):...........................................

(kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ)

- Giá trị quyền sử dụng đất, nhà xưởng hoặc các khoản góp vốn khác theo Luật Đầu tư nước ngoài.........................................................................................

b. Bên nước ngoài: góp........................, chiếm ............ % vốn pháp định, bằng:

- Tiền:  ...............................................................................................

- Giá trị máy móc, thiết bị:  ...............................................................

- Giá trị chuyển giao công nghệ:  ......................................................

(kèm theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ)

- Các khoản góp vốn khác theo Luật Đầu tư nước ngoài  ............

(Trường hợp Doanh nghiệp liên doanh gồm nhiều Bên, trình bày chi tiết tỷ lệ, phương thức góp vốn pháp định của từng Bên).

3. Vốn vay:

(Nêu chi tiết về quy mô; Bên chịu trách nhiệm thu xếp vốn vay; các điều kiện vay trả, bảo lãnh....)

 

Điều 4:

Các Bên cam kết góp vốn đầy đủ theo đúng tiến độ như sau:.............

(miêu tả chi tiết tiến độ góp vốn pháp định của từng Bên).

 

Điều 5:

Bên nào không có khả năng hoàn thành tiến độ góp vốn như đã cam kết tại Điều 4 thì Bên đó phải thông báo cho (các) Bên kia lý do và biện pháp xử lý trước..... ngày và phải bồi thường những thiệt hại cho (các) bên kia nếu có, mức bồi thường do các Bên thoả thuận, trường hợp không thoả thuận được sẽ do cơ quan xét xử hoặc Trọng tài quy định tại điều 10 Hợp đồng này quyết định.

 

Điều 6:

Thời hạn Hợp đồng liên doanh này là... năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Bất kỳ sự thay đổi nào về thời hạn phải được các Bên thoả thuận và báo cáo cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét chuẩn y.

 

Điều 7:

Kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, dự án này được thực hiện theo tiến độ sau:

1. Khởi công xây dựng: từ tháng thứ......

2. Lắp đặt thiết bị: từ tháng thứ..............

3. Vận hành thử: từ tháng thứ.................

4. Sản xuất chính thức: từ tháng thứ ......

Điều 8:

Trách nhiệm khác của các Bên  liên doanh được quy định như sau:....

(Phân định rõ trách nhiệm của từng Bên trong việc xin cấp giấy phép đầu tư, thuê đất, cung ứng điện, nước, tài chính, vật liệu xây dựng, thiết bị, công nghệ, thị trường, quản lý, đào tạo....)

 

Điều 9:

Sau khi hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, các Bên chia lợi nhuận và chịu rủi ro của Doanh nghiệp liên doanh theo tỷ lệ góp vốn của mỗi Bên (trừ trường hợp các Bên có thoả thuận khác phù hợp với pháp luật Việt Nam được quy định trong Hợp đồng liên doanh).

(Ghi rõ tỷ lệ chia lợi nhuận và rủi ro cho từng Bên liên doanh).

 

Điều 10:

Tranh chấp giữa các Bên có liên quan, hoặc phát sinh từ Hợp đồng trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp các Bên tranh chấp vẫn không thoả thuận được với nhau thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra..... (ghi rõ tên và địa chỉ toà án hoặc tổ chức trọng tài).

Quyết định của.......... (tổ chức trên) là chung thẩm và các Bên sẽ phải tuân theo.

 

Điều 11:

Doanh nghiệp liên doanh có thể chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp  trong các trường hợp sau:

(mô tả chi tiết các trường hợp, phù hợp với quy định tại điều 52 Luật Đầu tư nước ngoài).

 

Điều 12:

Các Bên liên doanh có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn của mình trong Doanh nghiệp liên doanh theo các qui định tại Điều 34 Luật Đầu tư nước ngoài.

 

Điều 13:

Mọi điều khoản khác có liên quan không được quy định cụ thể tại Hợp đồng liên doanh này sẽ được các Bên thực hiện theo pháp luật Việt Nam và Giấy phép đầu tư.

 

Điều 14:

Hợp đồng liên doanh này có thể được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị và phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư nước ngoài chuẩn y trước khi thực hiện.

 

Điều 15:

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư

 

Điều 16:

Hợp đồng liên doanh này được ký ngày........, tại........, gồm..... bản gốc bằng tiếng Việt Nam và bằng tiếng..... (tiếng nước ngoài thông dụng). Cả hai bản tiếng Việt Nam và tiếng...... đều có giá trị pháp lý như nhau.

 

Đại diện

Bên (các Bên) nước ngoài

(Ký tên, chức vụ và dấu)

 

Đại diện

Bên (các Bên)  Việt Nam

(Ký tên, chức vụ và dấu)

 

 

Trường hợp có nhiều Bên: từng Bên sẽ ký, ghi rõ chức vụ người đại diện ký và đóng dấu (nếu có)

 

MÉu sè 3.c - Phô lôc II

§iÒu lÖ Doanh nghiÖp liªn doanh

 
 

 

 


ĐIỀU LỆ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

 

Điều 1:

Điều lệ này được lập trên cơ sở Hợp đồng liên doanh đã được ký kết ngày .... tháng .... năm...... giữa các Bên sau:

A. Bên (các Bên)Việt Nam:

1. Tên Công ty: ..................................................................................

2. Đại diện được uỷ quyền: ................................................................

Chức vụ: ...................................................................................

3. Trụ sở chính: ..................................................................................

Điện thoại: ....................... : ....................... Fax: .....................

4. Ngành nghề kinh doanh chính:

............................................................................................................

5. Giấy phép thành lập Công ty: ........................................................

Đăng ký tại: .................................. Ngày: ................................

B. Bên (các Bên) nước ngoài:

1. Tên công ty hoặc cá nhân: .............................................................

2. Đại diện được uỷ quyền: ................................................................

Chức vụ: ...................................................................................

Quốc tịch: .................................................................................

Địa chỉ thường trú: ...................................................................

3. Trụ sở chính:  .................................................................................

Điện thoại: .......................   ....................... Fax: .....................

4. Ngành nghề kinh doanh chính: .......................................................

5. Giấy phép thành lập công ty: ...........................................................

Đăng ký tại: .................................. Ngày: ...................................

 

Ghi chú: Nếu một hoặc cả hai Bên liên doanh  gồm nhiều thành viên, thì từng thành viên sẽ mô tả đầy đủ các chi tiết nêu trên; Mỗi Bên cần chỉ định đại diện được uỷ quyền của mình. (Ghi chi tiết các thông tin của từng Bên như quy định tại Hợp đồng liên doanh, Giấy phép đầu tư đối với Doanh nghiệp liên doanh tham gia liên doanh mới,...).

 

 

Điều 2:

Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam.

 

Điều 3

Doanh nghiệp liên doanh thành lập tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm mục đích:

(Mô tả các mục tiêu sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp liên doanh)

 

Điều 4

1. Tên Doanh nghiệp  là .... (tiếng Việt Nam), tên giao dịch (bằng tiếng nước ngoài thông dụng) của Doanh nghiệp liên doanh là ...........................................

2. Địa chỉ của Doanh nghiệp liên doanh:

- Trụ sở chính.........................................................................................

- Nhà máy/Xưởng sản xuất chính.........................................................

- Chi nhánh (nếu có).............................................................................

- Văn phòng đại diện (nếu có)..................................................................

 

Điều 5:

1. Tổng vốn đầu tư của Doanh nghiệp là ............................................

2. Vốn pháp định của Doanh nghiệp là .......................................... trong đó:

a) Bên Việt Nam góp.... chiếm....% vốn pháp định;

b) Bên nước ngoài góp... chiếm ... % vốn pháp định.

Trường hợp Liên doanh gồm nhiều Bên, trình bày chi tiết tỷ lệ phương thức góp vốn pháp định của từng Bên.

3. Tiến độ góp vốn pháp định:

Các Bên cam kết góp vốn đầy đủ theo đúng tiến đọ như sau:

(miêu tả chi tiết tiến độ góp vốn pháp định của từng Bên)

4. Ngoài vốn pháp định, Doanh nghiệp liên doanh có thể vay ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng số vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

5. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận và lỗ cho các Bên liên doanh: ................... (quy định chi tiết, kể cả việc thay đổi theo thời gian, nếu có)

 

Điều 6:

Thời gian hoạt động của Doanh nghiệp là...... năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Bất kỳ sự thay đổi nào về thời hạn phải được Hội đồng quản trị thông qua và báo cáo  Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét chuẩn y.

 

Điều 7

1. Hội đồng quản trị của Doanh nghiệp có ... thành viên, gồm:

- (Các) Bên Việt Nam:..... người

- (Các) Bên nước ngoài:..... người

2. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là ... năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Doanh nghiệp do các Bên liên doanh nhất trí bầu ra, có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị, tổ chức giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị.

3. Mỗi Bên đều có quyền thay đại diện của mình trong Hội đồng quản trị vào bất kỳ lúc nào với điều kiện là phải thông báo cho (các) Bên kia ít nhất trước .... ngày. Trong mọi trường hợp, việc thay thế đó không được gây bất cứ thiệt hại hoặc, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Doanh nghiệp liên doanh.

 

Điều 8:

Hội đồng quản trị họp định kỳ mỗi năm ít nhất một lần. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc của ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị hoặc của Tổng Giám đốc hoặc của Phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể uỷ quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị.

2. Cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị đại diện của các bên liên doanh tham gia. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người đại diện tham gia cuộc họp và biểu quyết thay về các vấn đề được uỷ quyền.

3. Hội đồng quản trị thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền theo hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

 

Điều 9

1. Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của  Doanh nghiệp liên doanh gồm: bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất; sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp do Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp.

Các Bên liên doanh có thể thoả thuận trong Điều lệ doanh nghiệp các vấn đề khác cần được quyết định theo nguyên tắc nhất trí.

2. Đối với những vấn đề không quy định tại Khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc  biểu quyết quá bán số thành viên  Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp.

 

Điều 10:

Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật Việt Nam về việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

- Tổng Giám đốc là người do Bên ... đề cử, với các nhiệm vụ và quyền hạn như sau: ... (quy định chi tiết)

- Phó Tổng Giám đốc thứ nhất là người do Bên .... đề cử, với các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:... (quy định chi tiết)

- Các Phó Tổng Giám đốc khác (nếu có) là người do Bên ... đề cử, với các nhiệm vụ và quyền hạn như sau: .... (quy định chi tiết)

 

Điều 11

Tổng Giám đốc là người đại diện cho Doanh nghiệp trước Toà án, tổ chức trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam. (nếu có quy định khác thì ghi rõ quy định đó)

Trường  hợp Tổng Giám đốc  và Phó Tổng Giám đốc  thứ nhất có ý kiến khác nhau trong điều hành Doanh nghiệp, thì Tổng Giám đốc có quyền quyết định, nhưng Phó Tổng Giám đốc  thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến và có thể đưa ra Hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại phiên họp gần nhất.

 

Điều 12

Tất cả lao động làm việc cho Doanh nghiệp liên doanh được tuyển chọn, sử dụng phù hợp với quy định của luật pháp Việt Nam. Người Việt Nam được ưu tiên khi tuyển chọn nếu đáp ứng yêu cầu công việc.

Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được bảo đảm bằng Hợp đồng lao động ký kết giữa từng người lao động với Tổng Giám đốc  Doanh nghiệp liên doanh; Thoả ước lao động tập thể ký kết giữa đại diện tập thể lao động với Tổng Giám đốc  Doanh nghiệp liên doanh và phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.

 

Điều 13

Kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân: ... (quy định chi tiết ).

 

Điều 14

Các tranh chấp giữa các Bên liên doanh hoặc tranh chấp giữa Doanh nghiệp liên doanh với các Doanh nghiệp khác  trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp các Bên vẫn không thoả thuận được với nhau thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra... (ghi rõ tên và địa chỉ Toà án hoặc tổ chức trọng tài).

Quyết định của .....(tổ chức trên) là quyết định cuối cùng mà các Bên phải tuân theo.

 

Điều 15

1. Doanh nghiệp liên doanh dùng ... là đơn vị tiền tệ trong hạch toán (nêu tên đồng tiền cụ thể); việc chuyển đổi giữa các đồng tiền khác và đồng tiền hạch toán được thực hiện theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển đổi.

2. Doanh nghiệp liên doanh thực hiện việc thanh, quyết toán thông qua tài khoản tiền Việt Nam và tiền nước ngoài mở tại Ngân hàng Việt Nam, hoặc tại ngân hàng liên doanh, hoặc tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam. (nếu xin mở tài khoản ở nước ngoài cần ghi rõ)

 

Điều 16

1. Hệ thống kế toán được áp dụng của Doanh nghiệp liên doanh là .... (Trường hợp áp dụng chế độ kế toán nước ngoài phải được Bộ Tài chính Việt Nam chuẩn y và chịu sự giám sát của cơ quan tài chính có thẩm quyền của Việt Nam).

2. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định của Doanh nghiệp liên doanh được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính Việt Nam.

3. Năm tài chính của Doanh nghiệp Liên doanh bắt đầu từ .... và kết thúc vào... hàng năm. Năm tài chính đầu tiên của Doanh nghiệp liên doanh bắt đầu từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư và kết thúc vào...

4. Doanh nghiệp liên doanh lập báo cáo tài chính hàng năm và được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm toán.

 

Điều 17

Tài sản của Doanh nghiệp liên doanh được bảo hiểm tại.... (tên và địa chỉ của tổ chức bảo hiểm ) và không bị quốc hữu hoá, trưng thu, tịch thu hoặc chuyển sang chủ sở hữu khác bằng biện pháp hành chính.

 

Điều 18

Doanh nghiệp liên doanh có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn và /hoặc kết thúc trong các trường hợp sau: .......

(Mô tả chi tiết các trường hợp, phù hợp quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư nước ngoài).

 

Điều 19

ít nhất 6 tháng trước khi kết thúc thời gian hoạt động của Doanh nghiệp liên doanh, hoặc trong vòng một tháng kể từ khi có quyết định giải thể Doanh nghiệp trước thời hạn, Hội đồng quản trị lập Ban thanh lý Doanh nghiệp liên doanh, quy định nhiệm vụ cụ thể Ban thanh lý. Các thành viên của Ban thanh lý có thể được tuyển chọn trong số các nhân viên của Doanh nghiệp liên doanh hoặc các chuyên gia ngoài Doanh nghiệp liên doanh.

 

Điều 20

Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh báo cáo với Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư về ngày thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Ban thanh lý. Kể từ đó, Ban thanh lý đại diện cho Doanh nghiệp trước Toà án và các tổ chức hành chính về tất cả các vấn đề có liên quan đến thanh lý. Thời gian hoạt động của Ban thanh lý không quá 12 tháng.

Văn phòng đại diện và chi nhánh của Doanh nghiệp liên doanh kết thúc hoạt động đồng thời với việc giải thể của Doanh nghiệp liên doanh.

 

Điều 21

Sau khi kết thúc hoạt động, tài sản còn lại của Doanh nghiệp liên doanh  sau khi thanh toán mọi nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam, được phân chia theo phương thức sau: ......

(Nêu rõ phương thức xử lý, như chuyển giao không bồi hoàn cho Bên Việt Nam, đấu giá, phân chia theo tỉ lệ góp vốn pháp định...)

 

Điều 22

Doanh nghiệp liên doanh thành lập Ban kiểm tra để tiến hành kiểm tra các hoạt động tài chính và kinh doanh của mình bao gồm.... thành viên do Hội đồng quản trị cử. Nhiệm kỳ của Ban kiểm tra là... năm.

Ban kiểm tra chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của mình, đệ trình lên Hội đồng quản trị báo cáo về hoạt động kiểm tra và các đánh giá về báo cáo hàng năm của Doanh nghiệp liên doanh.

 

Điều 23

Điều lệ này có thể được sửa đổi, bổ sung theo quyết định nhất trí của Hội đồng quản trị và phải được đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư .

 

Điều 24

Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

 

Điều 25

Điều lệ này được ký ngày..., tại ...., gồm .... bản gốc bằng tiếng Việt Nam và bằng tiếng.... (tiếng nước ngoài thông dụng). Cả hai bản tiếng Việt Nam và tiếng.... đều có giá trị pháp lý như nhau.

 

Đại diện

Bên (các Bên) nước ngoài

(Ký tên, chức vụ và dấu)

 

Đại diện

Bên (các Bên) Việt Nam

(Ký tên, chức vụ và dấu)

 

 

Trường hợp có nhiều Bên: từng Bên  sẽ ký, ghi rõ chức vụ người đại diện ký và đóng dấu (nếu có)


 

MÉu sè 4.a - Phô lôc II

§¬n xin thµnh lËp DN 100% vèn NN

 
 

 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

........., ngày......tháng.......năm......

 

ĐƠN XIN THÀNH LẬP

DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(hoặc UBND tỉnh, thành phố ....

hoặc Ban quản lý KCN tỉnh, thành phố...)

 

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;

- Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ  nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam quy định chi tiết về thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam;

Những người ký tên dưới đây gửi Đơn xin phép đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc UBND tỉnh, thành phố..., hoặc Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố ...)

I. (Các) Công ty (hoặc cá nhân):.....

Xin được cấp Giấy phép đầu tư để thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam theo Điều lệ đính kèm với  các mục tiêu hoạt động như sau:

- ----------------------------------------------------------------------------

- --------------------------------------------------------------------------

---

II. Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin và hồ sơ kèm theo.

2. Nếu được cấp Giấy phép đầu tư sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đầu tư nước ngoài và các quy định của Giấy phép đầu tư.

III. Các tài liệu gửi kèm theo đơn này gồm:

1. Điều lệ Doanh nghiệp ;

2. Văn bản xác nhân tư cách pháp lý, tình hình tài chính của chủ đầu tư (chứng nhận của Ngân hàng về giá trị tài khoản của bên nước ngoài hoặc báo cáo hoạt đồng tài chính trong 2 năm gần nhất);

3. Giải trình kinh tế - kỹ thuật;

4. Các hồ sơ quy định tại các Điều 81, 82, 89, 95 của Nghị định 24/2000/NĐ-CP... (nếu có).

(Làm tại), ..., ngày.. tháng.... năm...

Chủ đầu tư

(hay đại diện được uỷ quyền )

(Ký tên, chức vụ và dấu)

 

 


 

Mẫu số 4.b - Phụ lục II

Điều lệ DN 100% vốn NN

 

 

ĐIỀU LỆ

DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI

 

Điều 1

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do (các ) chủ đầu tư sau đây xin thành lập tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam:

1. Tên Công ty hoặc cá nhân: ..........................................................

2. Đại diện được uỷ quyền: ..............................................................

Chức vụ:........

Quốc tịch:

Địa chủ thường trú:

3. Trụ sở chính: ..................................................................................

Điện thoại ................  ............................Fax...........................

4. Ngành nghề kinh doanh chính:

..................................................................................................................

5. Giấy phép thành lập Công ty: ...........................................................

Đăng ký tại:

Ghi chú: Nếu chủ đầu tư bao gồm nhiều thành viên thì từng thành viên sẽ mô tả đầy đủ các chi tiết nêu trên.

 

Điều 2

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn và có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

 

Điều 3

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm mục đích:

(Mô tả các mục tiêu sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp)

 

Điều 4

1. Tên Doanh nghiệp là ... (Tiếng Việt Nam), tên giao dịch (bằng tiếng nước ngoài thông dụng)  của Doanh nghiệp là ...............................

2. Địa chỉ của Doanh nghiệp:

- Trụ sở chính: ....................................................................................

- Nhà máy/ xưởng sản xuất chính: .....................................................

- Chi nhánh (nếu có): .......................................................................

- Văn phòng đại diện: (nếu có) ..........................................................

3. Năng lực sản xuất: Hàng hoá/dịch vụ vào năm sản xuất ổn định (Chia thành sản phẩm chính và phụ nếu cần thiét)

4. Sản phẩm của Doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ:

- Tại thị trường Việt Nam: .....% sản phẩm

- Xuất khẩu: .....% sản phẩm

5. Các cam kết khác: .... (Ví dụ như tiến độ và nội dung thực hiện chương trình nội địa hoá đối với các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử...)

 

Điều 5:

1. Tổng vốn đầu tư của Doanh nghiệp là ....

2. Vốn pháp định của Doanh nghiệp là ... bằng ... (ghi rõ phương thức).

3. Thời hạn thực hiện vốn pháp định như sau:

(Ghi rõ tiến độ và thời hạn hoàn thành việc đưa vốn pháp định vào Việt Nam)

 

Điều 6

Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp là ... năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Bất kỳ sự thay đổi nào về thời hạn phải được chủ doanh nghiệp báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét và chuẩn y.

 

Điều 7

Kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, tiến độ dự án này được thực hiện như sau:

1. Khởi công xây dựng:              từ tháng thứ....

2. Lắp đặt thiết bị:                      từ tháng thứ...

3. Vận hành thử:                          từ tháng thứ ...

4. Sản xuất chính thức:               từ tháng thứ...

 

Điều 8

1. Doanh nghiệp dùng ... là đơn vị tiền tệ trong hạch toán (nêu tên đồng tiền cụ thể). Việc chuyển đổi giữa các đồng tiền khác và đồng tiền hạch toán được thực hiện theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển đổi.

2. Doanh nghiệp thực hiện việc thanh, quyết toán thông qua tài khoản tiền Việt Nam và tiền nước ngoài mở tại Ngân hàng Việt Nam, hoặc tại ngân hàng liên doanh, hoặc tại chi nhánh  Ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam,  hoặc tại ngân hàng nước ngoài nếu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.

 

Điều 9

1. Hệ thống kế  toán được áp dụng của Doanh nghiệp là ... (Trường hợp áp dụng hình thức kế toán nước ngoài  phải được Bộ Tài chính Việt Nam chuẩn y và chịu sự giám sát của cơ quan tài chính có thẩm quyền của Việt Nam).

2. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định của  Doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính Việt Nam.

3. Năm tài chính của Doanh nghiệp bắt đầu từ ... và kết thúc vào... hàng năm. Năm tài chính đầu tiên của Doanh nghiệp bắt đầu từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư và kết thúc vào...

4. Doanh nghiệp báo cáo tài chính hàng năm và được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm toán.

 

Điều 10

Tài sản của Doanh nghiệp được bảo hiểm tại .... (Tên và địa chỉ của tổ chức bảo hiểm) và không bị quốc hữu hoá, trưng thu, tịch thu hoặc chuyển sang chủ sở hữu khác bằng biện pháp hành chính.

 

Điều 11

Doanh nghiệp sẽ thành lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi và các quỹ khác. Cơ cấu hoạt động, quy mô, nguồn vốn và nguyên tắc sử dụng từng quỹ do Tổng Giám đốc quyết định trên cơ sở lợi nhuận thu được, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Điều 12

Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước Việt Nam theo pháp luật  Việt Nam và các quy định ghi trong Giấy phép đầu tư.

 

Điều 13

Người đại diện có thẩm quyền của Doanh nghiệp trước toà án, tổ chức trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam là ....

 

Điều 14

Tất cả lao động làm việc cho Doanh nghiệp được tuyển chọn, sử dụng phù hợp với quy định của luật pháp Việt Nam, người Việt Nam được ưu tiên khi tuyển chọn nếu đáp ứng yêu cầu công việc.

Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được bảo đảm bằng Hợp đồng lao động ký kết giữa từng ngươì lao động với Tổng Giám đốc doanh nghiệp; thoả ước lao động tập thể ký kết giữa đại diện tập thể lao động với Tổng Giám đốc doanh nghiệp và phù hợp với các quy định của pháp luật Việt nam về lao động.

 

Điều 15

Kế hoạch đạo tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân: ... (quy định chi tiết )

Điều 16

Doanh nghiệp có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn và/hoặc kết thúc trong các trường hợp sau: .....

(Mô tả chi tiết các trường hợp, phù hợp với quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư nước ngoài)

 

Điều 17

Mọi điều khoản khác liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp không được quy định tại Điều lệ này sẽ được Doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và Giấy phép đầu tư.

 

Điều  18

Điều lệ này có thể được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của Người đại diện có thẩm quyền của Doanh nghiệp theo quy định tại Điều 14 của Điều lệ này và được đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư trước khi thực hiện.

 

Điều 19

Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

 

Điều 20

Điều lệ Doanh nghiệp này được ký ngày...., tại...., gồm .... bản gốc bằng tiếng Việt Nam và tiếng... (tiếng nước ngoài thông dụng). Cả hai bản tiếng Việt Nam và tiếng ... đều có giá trị pháp lý như nhau.

 

Chủ đầu tư

(Chữ ký, chức vụ và dấu)

 

 

Trường hợp có nhiều chủ đầu tư: Ghi rõ tên và đóng dấu

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

MẪU GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ VÀ GIẤY PHÉP ĐIỀU CHỈNH

 

 

Mẫu số 1- Phụ lục III

Giấy phép đầu tư cấp cho HĐHTKD

 

 

 

 

Tên cơ quan cấp

giấy phép đầu tư

đối với dự án do BKH&ĐT cấp:

Số:       /GP

đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp:

Số:     /GP-ký tự tên tỉnh, thành phố

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

Số:    /GP-KCN-ký tự tên tỉnh, thành phố

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

........, ngày ....  tháng ...  năm ....

 

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT cấp)

hoặc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp)

 

Phần ghi chung

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000  và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Luật và các văn bản pháp lý về lĩnh vực đặc thù (nếu có);

đối với dự án do BKH&ĐT cấp:

- Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp:

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

- Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

- Căn cứ Quyết định số...ngày ... tháng .... năm... của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý các Khu công nghiệp ...

- Căn cứ Quyết định số.../BKH-KCNngày ... tháng .... năm...của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý các Khu công nghiệp....;

Phần ghi chung:

- Xét đơn và hồ sơ dự án do ...... và .......(tên nước) nộp ngày..... tháng..... năm.... {và Phụ lục sửa đổi, bổ sung nộp  ngày.... tháng.... năm .... (nếu có)},

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1:

Cho phép các Bên, gồm:

- Bên Việt Nam: ...............; trụ sở đặt tại ........................;

- Bên nước ngoài: .......................; trụ sở đặt tại .....................,

(liệt kê đầy đủ từng Bên Việt Nam và từng Bên nước ngoài)

hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Văn phòng điều hành của Bên nước ngoài có  trụ sở đặt tại.....(nếu thành lập Văn phòng điều hành)

 

Điều 2:

a) Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của Hợp doanh:

liệt kê cụ thể nội dung sản xuất-kinh doanh, kể cả năng lực sản xuất từng loại sản phẩm (nếu thuộc loại sản phẩm cần có quy định khống chế sản lượng)

+...................................;

+....................................

b) Sản phẩm của Hợp doanh để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

hoặc

b) ít nhất .....% (viết bằng số và chữ) sản phẩm của Hợp doanh để xuất khẩu; số sản phẩm còn lại tiêu thụ tại Việt Nam. (nếu có quy định tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc hoặc để được hưởng ưu đãi)

hoặc

b) Toàn bộ sản phẩm của Hợp doanh để xuất khẩu.

 

Điều 3:

Chuẩn y Hợp đồng hợp tác kinh doanh do các Bên hợp doanh ký ngày..... tháng..... năm....... {và Phụ lục sửa đổi, bổ sung ký ngày.... tháng.... năm .... (nếu có)} trừ những điều khoản trái với pháp luật Việt Nam và các quy định tại Giấy phép đầu tư này.

 

Điều 4:

Thời hạn hiệu lực của Hợp đồng là ........ (viết bằng số và chữ) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

{Hết thời hạn trên, Bên nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn tài sản của mình cho Nhà nước Việt Nam  (nếu nhà đầu tư nước ngoài cam kết chuyển giao không bồi hoàn và được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận)}.

 

Điều 5:

Trách nhiệm của các Bên hợp doanh:

a) Bên Việt Nam: (liệt kê trách nhiệm của từng Bên Việt Nam)

- Góp ............. (viết bằng số và chữ) đô la Mỹ, chiếm ......% (viết bằng số và chữ) vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh, bằng ................... (hình thức góp vốn);

- Các trách nhiệm khác (liệt kê cụ thể các trách nhiệm chính theo thoả thuận trong Hợp đồng)

b) Bên nước ngoài: (liệt kê trách nhiệm của từng Bên nước ngoài)

- Góp ............. (viết bằng số và chữ) đô la Mỹ, chiếm ......% (viết bằng số và chữ) vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh, bằng ................... (hình thức góp vốn);

- Các trách nhiệm khác (liệt kê cụ thể các trách nhiệm chính theo thoả thuận trong Hợp đồng)

 

Điều 6:

a) Các Bên hợp doanh có trách nhiệm nộp thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.

b) Bên nước ngoài có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước Việt Nam:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng .....% (viết bằng số và chữ) lợi nhuận thu được trong ...... (viết bằng số và chữ) năm và bằng .....% (viết bằng số và chữ) trong các năm tiếp theo;

- Thuế chuyển lợi nhuận bằng .....% (viết bằng số và chữ) số lợi nhuận chuyển ra khỏi Việt Nam;

Bên nước ngoài được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong ..... (viết bằng số và chữ) năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm .....% (viết bằng số và chữ) trong ..... (viết bằng số và chữ) năm tiếp theo.

c) Bên Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định đối với doanh nghiệp trong nước.

d) Các Bên hợp doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Trường hợp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng phải tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam. (nếu dự án có nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng)

 

Điều 7:

Trong quá trình hoạt động, các Bên hợp doanh phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định của Giấy phép đầu tư, các điều khoản của Hợp đồng hợp tác kinh doanh {và Phụ lục sửa đổi, bổ sung ký ngày.... tháng.... năm .... (nếu có)}

Mọi điều khoản của Hợp đồng hợp tác kinh doanh {và Phụ lục sửa đổi, bổ sung (nếu có)} trái với nội dung của Giấy phép đầu tư này và pháp luật Việt Nam phải được hiểu theo quy định của Giấy phép đầu tư này và pháp luật Việt Nam.

(Các quy định khác đối với dự án thuộc các ngành có đặc thù riên).

Các Bên hợp doanh phải thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải; bảo vệ môi trường, môi sinh, phòng-chống cháy, nổ và an toàn lao động theo các quy định của Nhà nước Việt Nam.

 

Điều 8:

đối với dự án do BKH&ĐT cấp:

Giấy phép này được lập thành....... (viết bằng số và chữ) bản gốc; ....... bản cấp cho các Bên hợp doanh, một bản gửi Uỷ ban nhân dân......., một bản đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp:

Giấy phép này được lập thành....... (viết bằng số và chữ) bản gốc; ....... bản cấp cho các Bên hợp doanh, một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản đăng ký tại Uỷ ban nhân dân........

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

Giấy phép này được lập thành....... (viết bằng số và chữ) bản gốc; ....... bản cấp cho các Bên hợp doanh, một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh.... và một bản đăng ký tại Ban quản lý các Khu công nghiệp....

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT cấp)

hoặc

TM. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

Chủ Tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp)


 

 

Mẫu số 2 - Phụ lục III

Giấy phép đầu tư cấp cho DN liên doanh

 

 

 

 

Tên cơ quan cấp

giấy phép đầu tư

 

đối với dự án do BKH&ĐT cấp

Số:      /GP

đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp

Số:    /GP-ký tự tên tỉnh, thành phố

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp

Số:    /GP-KCN-ký tự tên tỉnh, thành phố

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

........, ngày ....  tháng ...  năm ...

 

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT cấp)

hoặc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp)

hoặc

trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp)

 

Phần ghi chung

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Luật và các văn bản pháp lý về lĩnh vực đặc thù (nếu có);

đối với dự án do BKH&ĐT cấp:

- Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp:

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Quyết định số ..... của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

- Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

- Căn cứ Quyết định số...ngày ... tháng .... năm... của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý các Khu công nghiệp ...

- Căn cứ Quyết định số.../BKH-KCNngày ... tháng .... năm...của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý các Khu công nghiệp....;

Phần ghi chung

- Xét đơn và hồ sơ dự án do ...... và .......(tên nước) nộp ngày..... tháng..... năm.... {và Phụ lục sửa đổi, bổ sung nộp  ngày.... tháng.... năm .... (nếu có)},

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1:

Cho phép các Bên, gồm:

- Bên Việt Nam: .................; trụ sở đặt tại ........................;

- Bên nước ngoài: ........................; trụ sở đặt tại ...................,

(liệt kê đầy đủ từng Bên Việt Nam và từng Bên nước ngoài)

thành lập Doanh nghiệp liên doanh theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Doanh nghiệp liên doanh có tên gọi là.............., tên giao dịch là............., tên viết tắt là...............; trụ sở và nhà xưởng sản xuất đặt tại.........;

Doanh nghiệp liên doanh có chi nhánh sản xuất đặt tại.........; (trường hợp có thành lập chi nhánh sản xuất)

Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Điều 2:

Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của Doanh nghiệp liên doanh: ...

{liệt kê cụ thể nội dung sản xuất-kinh doanh, kể cả năng lực sản xuất từng loại sản phẩm chính (nếu thuộc loại sản phẩm cần có quy định khống chế sản lượng)}

b) Sản phẩm của Doanh nghiệp liên doanh để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

hoặc

b) ít nhất .....% (viết bằng số và chữ) sản phẩm của Doanh nghiệp liên doanh để xuất khẩu; số sản phẩm còn lại tiêu thụ tại Việt Nam. (nếu có quy định tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc hoặc để được hưởng ưu đãi)

hoặc

b) Toàn bộ sản phẩm của Doanh nghiệp liên doanh để xuất khẩu.

 

Điều 3:

a) Vốn đầu tư đăng ký của Doanh nghiệp liên doanh là...... (viết bằng số và chữ) đô la Mỹ.

b) Vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh là............(viết bằng số và chữ) đô la Mỹ, trong đó:

- Bên Việt Nam góp............. (viết bằng số và chữ) đô la Mỹ, chiếm .....% (viết bằng số và chữ) vốn pháp định,, bằng............(hình thức góp vốn);

(liệt kê từng Bên Việt Nam góp)

- Bên nước ngoài góp .................. (viết bằng số và chữ) đô la Mỹ, chiếm ...% (viết bằng số và chữ) vốn pháp định, bằng........... (hình thức góp vốn).

(liệt kê từng Bên nước ngoài góp)

 

Điều 4:

Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp liên doanh là...... (viết bằng số và chữ) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

{Hết thời hạn trên, Bên nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn tài sản của mình cho Nhà nước Việt Nam (nếu nhà đầu tư nước ngoài cam kết chuyển giao không bồi hoàn và được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận)}.

 

Điều 5:

a) Doanh nghiệp liên doanh có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước Việt Nam:

đối với dự án do BKH&ĐT cấp:

- Tiền thuê đất hàng năm kể từ khi được bàn giao đất trên thực địa đối với diện tích đất sử dụng tại.........(địa điểm đất thuê) theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh..... Mức tiền thuê đất được điều chỉnh lại sau mỗi chu kỳ 5 (năm) năm và có tỷ lệ gia tăng không vượt quá 15% (mười lăm phần trăm) so với lần công bố trước đó; (nếu Doanh nghiệp liên doanh thuê đất của Việt Nam)

đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp:

- Tiền thuê đất hàng năm kể từ khi được bàn giao đất trên thực địa đối với diện tích đất sử dụng tại.......... (địa điểm đất thuê) với mức..... (viết bằng số và chữ) đô la Mỹ/ha/năm. Mức tiền thuê đất được điều chỉnh lại sau mỗi chu kỳ 5 (năm) năm và có tỷ lệ gia tăng không vượt quá 15% (mười lăm phần trăm) so với lần công bố trước đó; (nếu Doanh nghiệp liên doanh thuê đất của Việt Nam)

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

- Tiền thuê đất hàng năm kể từ khi được bàn giao đất trên thực địa đối với diện tích đất sử dụng theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh..... (trường hợp Doanh nghiệp liên doanh thuê đất của Nhà nước Việt Nam ở ngoài Khu công nghiệp để xây dựng chi nhánh)

 

 

Phần ghi chung

- Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng .....% (viết bằng số và chữ) lợi nhuận thu được trong ...... (viết bằng số và chữ) năm và bằng .....% (viết bằng số và chữ) trong các năm tiếp theo;

- Các loại thuế khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm.

Doanh nghiệp liên doanh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong.......(viết bằng số và chữ) năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm .........% (viết bằng số và chữ) trong... (viết bằng số và chữ) năm tiếp theo.

đối với dự án do BKH&ĐT hoặc UBND cấp tỉnh cấp:

b) Doanh nghiệp liên doanh có nghĩa vụ trả tiền thuê địa điểm cho Bên cho thuê theo Hợp đồng ký kết giữa các Bên. (trường hợp Doanh nghiệp liên doanh thuê địa điểm)

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

b) Doanh nghiệp liên doanh có nghĩa vụ trả tiền thuê mặt bằng và phí sử dụng hạ tầng kỹ thuật của Khu công nghiệp ...  cho Công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp ... theo Hợp đồng ký kết giữa các Bên.

c) Doanh nghiệp liên doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Trường hợp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng phải tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.

d) Khi chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam, Bên nước ngoài nộp thuế bằng ...% (viết bằng số và chữ) số lợi nhuận chuyển ra.

 

Điều 6:

Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp liên doanh phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định của Giấy phép đầu tư, các điều khoản của Hợp đồng liên doanh, Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh {và Phụ lục sửa đổi, bổ sung ký ngày.... tháng.... năm .... (nếu có)}

Mọi điều khoản của Hợp đồng liên doanh, Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh {và Phụ lục sửa đổi, bổ sung (nếu có)}trái với nội dung của Giấy phép đầu tư này và  pháp luật Việt Nam phải được hiểu theo quy định của Giấy phép đầu tư này và pháp luật Việt Nam.

(Các quy định khác đối với dự án thuộc các ngành có đặc thù riêng).

Doanh nghiệp liên doanh phải thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải; bảo vệ môi trường, môi sinh, phòng-chống cháy, nổ và an toàn lao động theo các quy định của Nhà nước Việt Nam.

Điều 7:

Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh của.......... (tên Doanh nghiệp liên doanh) và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Điều 8:

đối với dự án do BKH&ĐT cấp:

Giấy phép này được lập thành.....  (viết bằng số và chữ) bản gốc;....... bản cấp cho các Bên liên doanh, một bản cấp cho ........(tên Doanh nghiệp liên doanh), một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh ....... và một bản đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp:

Giấy phép này được lập thành...... (viết bằng số và chữ) bản gốc;..... bản cấp cho các Bên liên doanh, một bản cấp cho......... (tên Doanh nghiệp liên doanh), một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một bản đăng ký tại Uỷ ban nhân dân tỉnh............

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

Giấy phép này được lập thành...... (viết bằng số và chữ) bản gốc;..... bản cấp cho các Bên liên doanh, một bản cấp cho......... (tên Doanh nghiệp liên doanh), một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh...... và một bản đăng ký tại Ban quản lý các Khu công nghiệp......

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT cấp)

hoặc

TM. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

Chủ Tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp)


 

 

Mẫu số 3 - Phụ lục III

Giấy phép đầu tư cấp cho DN 100% vốn NN

 

 

 

 

Tên cơ quan cấp

giấy phép đầu tư

 

đối với dự án do BKH&ĐT cấp:

Số:      /GP

đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp:

Số:      /GP-ký tự tên tỉnh, thành phố

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

Số:      /GP-KCN-ký tự tên tỉnh, thành phố

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

...., ngày ....  tháng ...  năm ...

 

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT cấp)

hoặc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp)

 

Phần ghi chung

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000  và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Luật và các văn bản pháp lý về lĩnh vực đặc thù (nếu có);

đối với dự án do BKH&ĐT cấp:

- Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp:

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Quyết định số ... của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

- Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

- Căn cứ Quyết định số...ngày ... tháng .... năm... của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý các Khu công nghiệp ...

- Căn cứ Quyết định số.../BKH-KCNngày ... tháng .... năm...của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý các Khu công nghiệp....;

Phần ghi chung

- Xét đơn và hồ sơ dự án do ...... và .......(tên nước) nộp ngày..... tháng..... năm.... {và Phụ lục sửa đổi, bổ sung nộp  ngày.... tháng.... năm .... (nếu có)},

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1:

Cho phép...................(tên doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài); trụ sở đặt tại.........., do..........., quốc tịch........., ...(chức vụ).... làm đại diện,

thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Doanh nghiệp có tên gọi là.............., tên giao dịch là................., tên viết tắt là.............; trụ sở và nhà xưởng sản xuất đặt tại.........;

Doanh nghiệp có chi nhánh sản xuất đặt tại......... ;(trường hợp có thành lập chi nhánh sản xuất)

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Điều 2:

a) Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của Doanh nghiệp:

{liệt kê cụ thể nội dung sản xuất-kinh doanh, kể cả năng lực sản xuất từng loại sản phẩm chính (nếu thuộc loại sản phẩm cần có quy định khống chế sản lượng)}

+...................................;

+....................................

b) Sản phẩm của Doanh nghiệp để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

hoặc

b) ít nhất .....% (viết bằng số và chữ) sản phẩm của Doanh nghiệp để xuất khẩu; số sản phẩm còn lại tiêu thụ tại Việt Nam. (nếu có quy định tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc hoặc để được hưởng ưu đãi)

hoặc

b) Toàn bộ sản phẩm của Doanh nghiệp để xuất khẩu.

 

Điều 3:

a) Vốn đầu tư đăng ký của Doanh nghiệp là........ (viết bằng số và chữ) đô la Mỹ.

b) Vốn pháp định của Doanh nghiệp là............... (viết bằng số và chữ) đô la Mỹ.

 

Điều 4:

Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp là........ (viết bằng số và chữ) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

{Hết thời hạn trên, Bên nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn tài sản của mình cho Nhà nước Việt Nam (nếu nhà đầu tư nước ngoài cam kết chuyển giao không bồi hoàn và được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận)}.

 

Điều 5:

a) Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước Việt Nam:

đối với dự án do BKH&ĐT cấp:

- Tiền thuê đất hàng năm kể từ khi được bàn giao đất trên thực địa đối với diện tích đất sử dụng tại.........(địa điểm đất thuê) theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh..... Mức tiền thuê đất được điều chỉnh lại sau mỗi chu kỳ 5 (năm) năm và có tỷ lệ gia tăng không vượt quá 15% (mười lăm phần trăm) so với lần công bố trước đó; (nếu Doanh nghiệp thuê đất của Việt Nam)

đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp:

- Tiền thuê đất hàng năm kể từ khi được bàn giao đất trên thực địa đối với diện tích đất sử dụng tại........... (địa điểm đất thuê) với mức..... (viết bằng số và chữ) đô la Mỹ/ha/năm. Mức tiền thuê đất được điều chỉnh lại sau mỗi chu kỳ 5 (năm) năm và có tỷ lệ gia tăng không vượt quá 15% (mười lăm phần trăm) so với lần công bố trước đó; (nếu Doanh nghiệp thuê đất của Việt Nam)

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

- Tiền thuê đất hàng năm kể từ khi được bàn giao đất trên thực địa đối với diện tích đất sử dụng theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố.... (trường hợp Doanh nghiệp thuê đất của Nhà nước Việt Nam ở ngoài Khu công nghiệp để xây dựng chi nhánh).

Phần ghi chung:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng .....% (viết bằng số và chữ) lợi nhuận thu được trong ...... (viết bằng số và chữ) năm và bằng .....% (viết bằng số và chữ) trong các năm tiếp theo;

- Thuế chuyển lợi nhuận bằng .....% (viết bằng số và chữ) số lợi nhuận chuyển ra khỏi Việt Nam;

- Các loại thuế khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm;

Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong........ (viết bằng số và chữ) năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm ...% (viết bằng số và chữ) trong... (viết bằng số và chữ) năm tiếp theo.

 

đối với dự án do BKH&ĐT hoặc UBND cấp tỉnh cấp:

b) Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả tiền thuê địa điểm cho Bên cho thuê theo Hợp đồng ký kết giữa các Bên (trường hợp Doanh nghiệp thuê địa điểm).

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

b) Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả tiền thuê mặt bằng và phí sử dụng hạ tầng kỹ thuật của Khu công nghiệp ...  cho Công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp ... theo Hợp đồng ký kết giữa các Bên.

c) Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Trường hợp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng phải tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam (nếu dự án có nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng).

 

Điều 6:

Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định của Giấy phép đầu tư, Điều lệ Doanh nghiệp {và Phụ lục sửa đổi, bổ sung ký ngày.... tháng.... năm .... (nếu có)}.

Mọi điều khoản của Điều lệ Doanh nghiệp {và Phụ lục sửa đổi, bổ sung (nếu có)} trái với nội dung của Giấy phép đầu tư này và pháp luật Việt Nam phải được hiểu theo quy định của Giấy phép đầu tư này và pháp luật Việt Nam.

(Các quy định đối với dự án thuộc các lĩnh vực đặc thù).

Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải; bảo vệ môi trường, môi sinh, phòng-chống cháy, nổ và an toàn lao động theo các quy định của Nhà nước Việt Nam.

 

Điều 7:

Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký Điều lệ Doanh nghiệp của............. (tên Doanh nghiệp)  và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Điều 8:

đối với dự án do BKH&ĐT cấp:

Giấy phép này được lập thành...... (viết bằng số và chữ) bản gốc;..... bản cấp cho (các) chủ đầu tư, một bản cấp cho......... (tên Doanh nghiệp), một bản gửi Uỷ ban nhân dân....... và một bản đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp:

Giấy phép này được lập thành...... (viết bằng số và chữ) bản gốc;..... bản cấp cho (các) chủ đầu tư, một bản cấp cho............(tên Doanh nghiệp), một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một bản đăng ký tại Uỷ ban nhân dân tỉnh........... .

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

Giấy phép này được lập thành...... (viết bằng số và chữ) bản gốc;..... bản cấp cho (các) chủ đầu tư, một bản cấp cho......... (tên Doanh nghiệp), một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh...... và một bản đăng ký tại Ban quản lý các Khu công nghiệp......

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT cấp)

hoặc

TM. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

Chủ Tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh cấp)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp)


 

 

Mẫu số 4 - Phụ lục III

Giấy phép điều chỉnh

(áp dụng đối với mọi hình thức đầu tư)

 

 

 

 

Tên cơ quan cấp

giấy phép đầu tư

 

đối với dự án do Bộ KH&ĐT điều chỉnh:

Số:       /GPĐC + số  lần điều chỉnh

đối với dự án do UBND cấp tỉnh điều chỉnh:

Số:              /GPĐC+ số  lần điều chỉnh - ký tự tên tỉnh, thành phố

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh điều chỉnh:

Số:              /GPĐC+số  lần điều chỉnh-KCN-ký tự tên tỉnh, thành phố

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

........, ngày ....  tháng ...  năm ......

 

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐTđiều chỉnh)

hoặc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh điều chỉnh)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh điều chỉnh)

 

Phần ghi chung

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000  và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Luật và các văn bản pháp lý về lĩnh vực đặc thù (nếu có);

đối với dự án do BKH&ĐT điều chỉnh:

- Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

đối với dự án do UBND cấp tỉnh điều chỉnh:

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh điều chỉnh:

- Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

- Căn cứ Quyết định số...ngày ... tháng .... năm ... của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý các Khu công nghiệp ...

- Căn cứ Quyết định số.../BKH-KCNngày ... tháng .... năm...của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý các Khu công nghiệp....;

Phần ghi chung:

- Căn cứ Giấy phép đầu tư số ... ngày ... của ... cho phép thành lập công ty... và Giấy phép điều chỉnh số ... ngày ... (những Giấy phép điều chỉnh liên quan đến nội dung điều chỉnh);

- Căn cứ ý kiến của Bộ chuyên ngành/Uỷ ban nhân dân .... (trong trường hợp cần thiết) tại công văn số... ngày ....;

- Xét đề nghị của công ty... tại văn thư số....... ngày......... và hồ sơ kèm theo nộp ngày....,

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1:

Chuẩn y việc .................. của công ty ...... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh ....... )

 

Điều 2:

Điều .... của Giấy phép đầu tư  số ...  ngày ...  tháng ...  năm ... được sửa đổi như sau:

Điều ...:

 

Điều 3:

Mọi điều khoản khác của Giấy phép đầu tư số ...  ngày ... và Giấy phép điều chỉnh số ... ngày ... (tất cả các Giấy phép điều chỉnh còn hiệu lực, nếu có) vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.

 

Điều 4:

Giấy phép điều chỉnh này là bộ phận không tách rời của Giấy phép đầu tư số ... ngày ... và thay thế Giấy phép điều chỉnh số ... ngày ... (trường hợp cần thay thế), đồng thời có giá trị là Giấy chứng nhận sửa đổi những điều khoản liên quan đến Giấy phép điều chỉnh này của Điều lệ công ty ... và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Điều 5:

đối với dự án do BKH&ĐT điều chỉnh:

Giấy phép điều chỉnh này được lập thành ...  (viết cả bằng số và  chữ) bản gốc; ...  bản cấp cho ...  Bên liên doanh (hoặc các Bên hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản cấp cho công ty .... (tên Doanh nghiệp liên doanh hoặc Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ... và một bản đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

đối với dự án do UBND cấp tỉnh điều chỉnh

Giấy phép điều chỉnh này được lập thành ...  (viết cả bằng số và  chữ) bản gốc; ...  bản cấp cho ...  Bên liên doanh (hoặc các Bên hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản cấp cho công ty .... (tên Doanh nghiệp liên doanh hoặc Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một bản đăng ký tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ....

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh cấp:

Giấy phép điều chỉnh này được lập thành ...  (viết cả bằng chữ và số) bản gốc; ...  bản cấp cho ...  Bên liên doanh (hoặc các Bên hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản cấp cho công ty .... (tên Doanh nghiệp liên doanh hoặc Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ..., một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một bản đăng ký tại Ban quản lý các Khu công nghiệp....

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT điều chỉnh)

hoặc

TM. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

Chủ tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh điều chỉnh)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh điều chỉnh)


 


 

Bảng - Phụ lục III

Ký tự tên tỉnh, thành phố

 

 

 

QUY ĐỊNH KÝ TỰ TÊN TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ VÀ GIẤY PHÉP ĐIỀU CHỈNH

 

Tên tỉnh, thành phố

 

 

Ký tự viết tắt

 

Tên tỉnh, thành phố

 

Ký tự viết tắt

 

Hà Giang

 

HG

 

Đà Nẵng

 

ĐNg

 

Cao Bằng

 

CB

 

Quảng Nam

 

QNa

 

Lai Châu

 

LCh

 

Quảng Ngãi

 

QNg

 

Bắc Cạn

 

BC

 

Bình Định

 

 

Lạng Sơn

 

LS

 

Phú Yên

 

PY

 

Tuyên Quang

 

TQ

 

Khánh Hoà

 

KH

 

Lào Cai

 

LC

 

Ninh Thuận

 

NT

 

Yên Bái

 

YB

 

Gia Lai

 

GL

 

Thái Nguyên

 

TNg

 

Kon Tum

 

KT

 

Phú Thọ

 

PT

 

Đắc Lắc

 

ĐL

 

Bắc Giang

 

BG

 

Bình Dương

 

BD

 

Sơn La

 

SL

 

Bình Phước

 

BP

 

Hoà Bình

 

HB

 

Tây Ninh

 

TNh

 

Hà Nội

 

HN

 

Đồng Nai

 

ĐN

 

Hải Phòng

 

HP

 

Bà Rịa-Vũng Tàu

 

BV

 

Quảng Ninh

 

QN

 

Bình Thuận

 

BT

 

Vĩnh Phúc

 

VP

 

Lâm Đồng

 

 

Bắc Ninh

 

BN

 

Tp Hồ Chí Minh

 

HCM

 

Hà Tây

 

HT

 

Long An

 

LA

 

Hải Dương

 

HD

 

Đồng Tháp

 

ĐT

 

Hưng Yên

 

HY

 

An Giang

 

AG

 

Hà Nam

 

HNm

 

Tiền Giang

 

TG

 

Nam Định

 

 

Vĩnh Long

 

VL

 

Thái Bình

 

TB

 

Bến Tre

 

BTr

 

Ninh Bình

 

NB

 

Kiên Giang

 

KG

 

Thanh Hoá

 

TH

 

Cần Thơ

 

CT

 

Nghệ An

 

NA

 

Trà Vinh

 

TV

 

Hà Tĩnh

 

HTh

 

Sóc Trăng

 

ST

 

Quảng Bình

 

QB

 

Bạc Liêu

 

BL

 

Quảng Trị

 

QT

 

Cà Mau

 

CM

 

Thừa Thiên-Huế

 

TTH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

MẪU QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH, BÁO CÁO

THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ

 

 

Mẫu số 1  - Phụ lục IV

Báo cáo quyết toán công trình

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

........, ngày ....  tháng ...  năm 20...

 

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH

 

Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số ..... /2000/TT-BKH ngày       tháng    năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng, Công ty ..........  (tên Doanh nghiệp hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh),  thành lập theo Giấy phép đầu tư số ..........., cấp ngày ....... tháng .......... năm .....; trụ sở đặt tại   ..........

xin gửi tới ................. (tên Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư) Báo cáo quyết toán công trình với các nội dung sau:

 

1/ Ngày khởi công công trình ......

Ngày hoàn thành công trình .......

 

2/ Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật số ..... ngày .... của ..... (Bộ Xây dựng hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố ....)

 

3/ Vốn đầu tư công trình đã thực hiện:....... đôla Mỹ

Chia theo các năm:

........

........

Trong đó:

a/ Chi phí xây dựng công trình: ....... đôla Mỹ

bao gồm:

- Chi phí cho các công việc dưới mặt đất ....... đôla Mỹ

(phá dỡ, móng, công trình ngầm)

- Chi phí phần thân và hoàn thiện công trình xây dựng ....... đôla Mỹ

- Chi phí về trang thiết bị bên trong công trình....... đôla Mỹ

- Chi phí xây dựng cảnh quan ....... đôla Mỹ

(tường rào, sân chơi, vườn hoa, cây cảnh,...)

- Chi phí về bảo vệ môi trường,

phòng chống cháy; bảo hiểm xây dựng........... đôla Mỹ

b/ Chi phí về máy móc, thiết bị....... đôla Mỹ

bao gồm:

- Chi phí mua sắm....... đôla Mỹ

Trong đó nhập khẩu....... đôla Mỹ

- Chi phí vận chuyển....... đôla Mỹ

- Chi phí bảo hiểm....... đôla Mỹ

- Chi phí lắp đặt, hiệu chỉnh....... đôla Mỹ

c/ Chi phí khác:....... đôla Mỹ

bao gồm:

- Chi phí chuẩn bị đầu tư....... đôla Mỹ

- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng....... đôla Mỹ

- Giá trị quyền sử dụng đất do Bên Việt Nam góp vốn ....... đôla Mỹ

- Lãi tiền vay trong quá trình xây dựng....... đôla Mỹ

- Chi phí đào tạo....... đôla Mỹ

- Chi phí kiểm toán, giám định....... đôla Mỹ

- Các chi phí hợp lý khác....... đôla Mỹ

Các tài liệu kèm theo:

a. Báo cáo kiểm toán chi phí xây dựng của dự án.

b. Báo cáo giám định và các chứng chỉ giám định của Tổ chức giám định (nêu tên Tổ chức giám định ) về kết quả giám định giá trị thiết bị, máy móc cho dự án.

 

Chủ đầu tư


 

 

Mẫu số 2  - Phụ lục IV

Báo cáo thực hiện vốn đầu tư

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

........, ngày ....  tháng ...  năm 20...

 

BÁO CÁO THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ

 

Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số ..... /2000/TT-BKH ngày       tháng    năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng, Công ty ..........  (tên Doanh nghiệp hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh), thành lập theo Giấy phép đầu tư số ..........., cấp ngày.......... tháng .......... năm .....; trụ sở đặt tại ...................

xin gửi tới ................. (tên Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư) Báo cáo thực hiện vốn đầu tư với các nội dung sau:

1/ Tổng vốn đầu tư thực hiện ....... đôla Mỹ

Chia theo các năm:

19...

19...

.......

Trong đó:

a/ Tài sản cố định theo Báo cáo quyết toán công trình....... đôla Mỹ

b/ Vốn lưu động thực hiện (đến thời điểm báo cáo)....... đôla Mỹ

2/ Các nguồn vốn đã sử dụng:

a/ Vốn pháp định (hoặc vốn góp)(viết bằng số và chữ) ....... đôla Mỹ

Đối với doanh nghiệp liên doanh, chia ra:

+ Bên Việt Nam góp ....... (viết bằng số và chữ) đôla Mỹ, chiếm .... (viết bằng số) % (viết bằng chữ phần trăm) vốn pháp định, bằng....... (liệt kê chi tiết các khoản góp vốn);

+ Bên nước ngoài góp ....... (viết bằng số và chữ) đôla Mỹ, chiếm .... (viết bằng số) % (viết bằng chữ phần trăm) vốn pháp định, bằng....... (liệt kê chi tiết các khoản góp vốn)

b/ Vốn vay (viết bằng số và chữ) ....... đôla Mỹ

Các tài liệu kèm theo:

a. Báo cáo kiểm toán chi phí xây dựng của dự án.

b. Báo cáo giám định và các chứng chỉ giám định của Tổ chức giám định (nêu tên Tổ chức giám định ) về kết quả giám định giá trị thiết bị, máy móc cho dự án.

 

Chủ đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 3  - Phụ lục IV

Xác nhận đăng ký

Báo cáo quyết toán công trình

 

 

Tên cơ quan cấp

giấy phép đầu tư

 

Số:              /

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

........, ngày ....  tháng ...  năm 20...

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000  và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Giấy phép đầu tư  số ... của ... cho phép thành lập công ty... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh.....)

- Căn cứ Báo cáo quyết toán công trình của Công ty..... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh .... ) và hồ sơ kèm theo nộp ngày .....

- Xét đề nghị của công ty ... (hoặc các Bên hợp doanh) tại văn thư  số ... ngày ...,

 

XÁC NHẬN

 

Điều 1:

Công ty .......... (tên Doanh nghiệp hoặc các Bên hợp doanh ) đã đăng ký Báo cáo quyết toán công trình với nội dung sau:

1/ Ngày khởi công công trình ......

Ngày hoàn thành công trình .......

2/ Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật số ..... ngày .... của ..... (Bộ Xây dựng hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố ....)

3/ Vốn đầu tư công trình đã thực hiện:....... đôla Mỹ

Trong đó:

a/ Chi phí xây dựng công trình: ....... đôla Mỹ

b/ Chi phí về máy móc, thiết bị....... đôla Mỹ

c/ Chi phí khác:....... đôla Mỹ

 

Điều 2:

Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh (hoặc Tổng Giám đốc Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoặc các Bên hợp doanh) chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của Báo cáo quyết toán công trình.

 

Điều 3:

Giấy xác nhận đăng ký quyết toán công trình được lập thành ..... (viết bằng số và chữ) bản gốc, một bản cấp cho Doanh nghiệp...... (hoặc các Bên hợp doanh),  một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ..., một bản đăng ký tại Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh/thành phố ....(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý).

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

tm. Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố.....

chủ tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

Sao gửi:

- Tổng cục Hải quan

- Tổng cục Thuế

- Sở Kế hoạch và Đầu tư .....

- Lưu . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 4  - Phụ lục IV

Xác nhận đăng ký

Báo cáo thực hiện vốn đầu tư

 

 

Tên cơ quan cấp

giấy phép đầu tư

 

Số:              /

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

........, ngày ....  tháng ...  năm 20...

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000  và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Giấy phép đầu tư  số ... của ... cho phép thành lập công ty... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh);

- Căn cứ Báo cáo quyết toán công trình của Công ty..... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh ....), Báo cáo thực hiện vốn đầu tư và hồ sơ kèm theo nộp ngày ....;.

- Xét đề nghị của công ty ... (hoặc các Bên hợp doanh) tại văn thư số ... ngày ...,

 

XÁC NHẬN

 

Điều 1:

Công ty .......... (tên Doanh nghiệp hoặc các Bên hợp doanh) đã đăng ký Báo cáo thực hiện vốn đầu tư với nội dung sau:

1/ Tổng vốn đầu tư thực hiện ....... đôla Mỹ

Trong đó:

a/ Tài sản cố định theo Báo cáo quyết toán công trình....... đôla Mỹ

b/ Vốn lưu động thực hiện (đến thời điểm báo cáo)....... đôla Mỹ

2/ Các nguồn vốn đã sử dụng:

a/ Vốn pháp định (hoặc vốn góp)(viết bằng số và chữ) ....... đôla Mỹ

b/ Vốn vay (viết bằng số và chữ) ....... đôla Mỹ

 

Điều 2:

Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh (hoặc Tổng Giám đốc Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoặc các Bên hợp doanh) chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của Báo cáo thực hiện vốn đầu tư.

 

Điều 3:

Giấy xác nhận đăng ký Báo cáo thực hiện vốn đầu tư được lập thành ..... (viết bằng số và chữ) bản gốc, một bản cấp cho Công ty...... (hoặc các Bên hợp doanh),  một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ..., một bản đăng ký tại Ban quản lý các Khu công nghiệp....(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý).

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

tm. Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố.....

chủ tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

Sao gửi:

- Tổng cục Hải quan

- Tổng cục Thuế

- Sở Kế hoạch và Đầu tư .....

- Lưu . . . .

 

PHỤ LỤC V

MẪU QUYẾT ĐỊNH TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP,

CHẤM DỨT, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

 

Mẫu số 1 - Phụ lục V

Giấy phép điều chỉnh

thành DN 100% vốn nước ngoài

 

 

Tên cơ quan cấp

giấy phép đầu tư

 

đối với dự án do BKH&ĐT quản lý:

Số:  .....A/GP

đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý:

Số:  .....A/GP-ký tự tên tỉnh, thành phố

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý:

Số:  .....A/GP-KCN-ký tự tên tỉnh, thành phố

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

........, ngày ....  tháng ...  năm 20...

 

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

Phần ghi chung

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000  và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Luật và các văn bản pháp lý về lĩnh vực đặc thù (nếu có);

Phần ghi riêng:

đối với dự án do BKH&ĐT quản lý:

- Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý:

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý:

- Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

- Căn cứ Quyết định số...ngày ... tháng .... năm... của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý các Khu công nghiệp ...

- Căn cứ Quyết định số.../BKH-KCN ngày ... tháng .... năm...của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý các Khu công nghiệp....;

Phần ghi chung:

- Căn cứ Giấy phép đầu tư số .... cho phép thành lập công ty... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh) và các Giấy phép điều chỉnh số ... (tất cả những Giấy phép điều chỉnh còn hiệu lực);

- Căn cứ ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trừ trường hợp dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý) tại công văn số.....; ý kiến của Bộ chuyên ngành/Uỷ ban nhân dân .... (trong trường hợp cần thiết) tại công văn số ..;

- Xét đề nghị của Công ty ... (tên Doanh nghiệp liên doanh) (hoặc các Bên Hợp doanh) tại văn thư số ... ngày ... tháng ... năm ..., Hợp đồng chuyển nhượng ký giữa ... ngày ... tháng ... năm ...

- Xét đơn và hồ sơ  dự án do .... (tên nước) nộp ngày ... tháng ... năm ...,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1:

Chuẩn y việc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty ... (Bên chuyển nhượng Việt Nam) trong Công ty .... (tên Doanh nghiệp liên doanh, hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh) cho Công ty ... (Bên nhận chuyển nhượng) theo Hợp đồng chuyển nhượng ký giữa ... ngày ... tháng ... năm ... và chuyển đổi hình thức đầu tư của Công ty .... (tên Doanh nghiệp liên doanh, hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh) thành Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

 

Điều 2:

Công ty ... (Bên chuyển nhượng) và Công ty ... (Bên nhận chuyển nhượng) thực hiện việc chuyển nhượng theo Hợp đồng chuyển nhượng ký ngày ... tháng ... năm ...

Công ty ... (Bên chuyển nhượng) có trách nhiệm nộp bản gốc Giấy phép đầu tư số ... và các Giấy phép điều chỉnh (nếu có) số .... đã được cấp cho .....(tên Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư).

Trong trường hợp phát sinh lợi nhuận do chuyển nhượng, Công ty ... (Bên chuyển nhượng) có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước Việt Nam thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 25% (hai mươi lăm phần trăm) lợi nhuận thu được.

 

Điều 3:

Các Điều ... (liệt kê các điều khoản sửa đổi, lưu ý huỷ bỏ các điều khoản chỉ quy định cho Doanh nghiệp liên doanh, hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước đây) của Giấy phép đầu tư số ... cấp ngày ... tháng ... năm ...  được sửa đổi như sau:

(các điều khoản quy định theo Mẫu 3, Phụ lục III Thông tư này)

Điều .....

Điều .....

 

Điều 4:

Giấy phép điều chỉnh này là bộ phận không tách rời của Giấy phép đầu tư số ... và thay thế các Giấy phép điều chỉnh số ... (nếu có) đồng thời có giá trị là Giấy chứng nhận đăng ký Điều lệ công ty ... (Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mới) và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Điều 5:

Cụm từ "Công ty liên doanh" (hoặc các Bên hợp doanh) quy định tại Giấy phép đầu tư số ... cấp ngày ... tháng ... năm ... được thay bằng cụm từ "Doanh nghiệp”.

 

Điều 6:

đối với dự án do BKH&ĐT quản lý:

Giấy phép điều chỉnh này được lập thành ... (viết bằng số và chữ) bản gốc; một bản cấp cho Công ty ... (Bên chuyển nhượng), một bản cấp cho Công ty ... (Bên nhận chuyển nhượng), một bản cấp cho công ty ... (Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mới), một bản lưu trong hồ sơ công ty .... (tên Doanh nghiệp liên doanh, tên Hợp đồng hợp tác kinh doanh),  một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố......., một bản đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý:

Giấy phép điều chỉnh này được lập thành ... (viết bằng số và chữ) bản gốc; một bản cấp cho Công ty ... (Bên chuyển nhượng), một bản cấp cho Công ty ... (Bên nhận chuyển nhượng), một bản cấp cho công ty ... (Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mới), một bản lưu trong hồ sơ công ty .... (tên Doanh nghiệp liên doanh, tên Hợp đồng hợp tác kinh doanh),  một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản đăng ký tại Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố ........

 

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý:

Giấy phép điều chỉnh này được lập thành ... (viết bằng số và chữ) bản gốc; một bản cấp cho Công ty ... (Bên chuyển nhượng), một bản cấp cho Công ty ... (Bên nhận chuyển nhượng), một bản cấp cho công ty ... (Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mới), một bản lưu trong hồ sơ công ty .... (tên Doanh nghiệp liên doanh, tên Hợp đồng hợp tác kinh doanh),  một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố.... và một bản đăng ký tại Ban quản lý các Khu công nghiệp....

 

Bộ trưởng bộ kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

tm. Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố.....

chủ tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)


 

Mẫu số 2 - Phụ lục V

Quyết định chuẩn y việc chuyển

thành Doanh nghiệp Việt Nam

 

 

TÊN CƠ QUAN CẤP

GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

 

Số:              /

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

........, ngày ....  tháng ...  năm 20...

 

Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

Phần ghi chung:

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000  và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Luật và các văn bản pháp lý về lĩnh vực đặc thù (nếu có);

Phần ghi riêng:

đối với dự án do BKH&ĐT quản lý:

- Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý:

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý:

- Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

- Căn cứ Quyết định số...ngày ... tháng .... năm... của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý các Khu công nghiệp ...

- Căn cứ Quyết định số.../BKH-KCNngày ... tháng .... năm...của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý các Khu công nghiệp....;

Phần ghi chung:

- Căn cứ Giấy phép đầu tư số ... của ... cho phép thành lập công ty... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh) và các Giấy phép điều chỉnh số ... (tất cả Giấy phép điều chỉnh còn hiệu lực);

- Căn cứ ý kiến của Bộ chuyên ngành/Uỷ ban nhân dân .... (trong trường hợp cần thiết) tại công văn số ..;

- Xét đề nghị của công ty ... tại văn thư số ... ngày ... về việc chuyển nhượng vốn và hồ sơ kèm theo nộp ngày ....,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1:

Chuẩn y việc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của công ty ... (Bên chuyển nhượng) trong công ty ... cho Công ty ..... (Bên nhận chuyển nhượng) theo Hợp đồng chuyển nhượng ký giữa ... ngày ... và chuyển hình thức đầu tư của công ty ... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh)  thành Doanh nghiệp 100% vốn Việt nam.

 

Điều 2:

công ty ... (Bên chuyển nhượng) và Công ty ... (Bên nhận chuyển nhượng) thực hiện việc chuyển nhượng theo Hợp đồng chuyển nhượng ký ngày ... tháng ... năm ...

Trong trường hợp phát sinh lợi nhuận do chuyển nhượng, công ty ... (Bên chuyển nhượng) có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước Việt Nam thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% (hai mươi lăm phần trăm) lợi nhuận thu được.

 

Điều 3:

Chấm dứt hiệu lực pháp lý của Giấy phép đầu tư số ... ngày ...

 

Điều 4:

công ty ... (Bên chuyển nhượng) có trách nhiệm nộp bản gốc Giấy phép đầu tư và Giấy phép điều chỉnh (nếu có) đã được cấp cho ..... (Cơ quan cấp Giấyphép đầu tư);  nộp con dấu cho Cơ quan cấp dấu.

Công ty ... (Bên nhận chuyển nhượng) có trách nhiệm đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp theo quy định hiện hành đối với Doanh nghiệp trong nước.

 

Điều 5:

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Công ty ... (Bên chuyển nhượng) và công ty ... (Bên nhận chuyển nhượng) có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Điều 6:

đối với dự án do BKH&ĐT quản lý:

Quyết định này được lập thành ... (viết bằng số và chữ) bản gốc; một bản cấp cho Công ty ... (Bên chuyển nhượng), một bản cấp cho Công ty ... (Bên nhận chuyển nhượng), một bản lưu trong hồ sơ công ty .... (tên Doanh nghiệp liên doanh, tên Hợp đồng hợp tác kinh doanh),  một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố......., một bản đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý:

Quyết định này được lập thành ... (viết bằng số và chữ) bản gốc; một bản cấp cho Công ty ... (Bên chuyển nhượng), một bản cấp cho Công ty ... (Bên nhận chuyển nhượng), một bản lưu trong hồ sơ công ty .... (tên Doanh nghiệp liên doanh, tên Hợp đồng hợp tác kinh doanh),  một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản đăng ký tại Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố ........

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý:

Quyết định này được lập thành ... (viết bằng số và chữ) bản gốc; một bản cấp cho Công ty ... (Bên chuyển nhượng), một bản cấp cho Công ty ... (Bên nhận chuyển nhượng), một bản lưu trong hồ sơ công ty .... (tên Doanh nghiệp liên doanh, tên Hợp đồng hợp tác kinh doanh),  một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố.... và một bản đăng ký tại Ban quản lý các Khu công nghiệp....

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

tm. Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố.....

Chủ tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

Sao gửi:

- Bộ/ngành liên quan

- Tổng cục Hải quan

- Tổng cục Thuế

- UBND ... có liên quan

- Lưu . . . .


 

Mẫu số 3 - Phụ lục V

Quyết định chấm dứt hoạt động DN

(hoặc HĐ hợp tác kinh doanh)

 

 

TÊN CƠ QUAN CẤP

GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

 

Số:              /

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

......, ngày....  tháng...  năm 20...

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

Phần ghi chung

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000  và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Luật và các văn bản pháp lý về lĩnh vực đặc thù (nếu có);

Phần ghi riêng:

đối với dự án do BKH&ĐT quản lý:

- Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý:

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, uỷ quyền cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý:

- Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

- Căn cứ Quyết định số...ngày ... tháng .... năm... của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý các Khu công nghiệp ...

- Căn cứ Quyết định số.../BKH-KCNngày ... tháng .... năm...của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý các Khu công nghiệp....;

 

Phần ghi chung:

- Căn cứ Giấy phép đầu tư số ... của ... cho phép thành lập công ty... và các Giấy phép điều chỉnh số ... (tất cả Giấy phép điều chỉnh còn hiệu lực);

- Căn cứ ý kiến của Bộ chuyên ngành/Uỷ ban nhân dân .... (trong trường hợp cần thiết) tại công văn số ..;

- Xét đề nghị của ... tại văn thư số ... ngày ... và hồ sơ kèm theo nộp ngày...;

- Xét việc..... (nêu lý do phải chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh),

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1:

Chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty... (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh....).

 

Điều 2:

Hội đồng quản trị công ty... (hoặc các Bên Hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý và thực hiện việc thanh lý Doanh nghiệp (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh) theo quy định tại các Điều 37 và 39 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ.

 

Điều 3:

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hội đồng quản trị công ty... (hoặc các Bên hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Điều 4:

đối với dự án do BKH&ĐT quản lý:

Quyết định này được lập thành... (viết bằng số và chữ) bản gốc;...  bản cấp cho... Bên liên doanh (hoặc các Bên hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản lưu trong hồ sơ chấm dứt hoạt động của công ty .... (trường hợp là Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì không cần), một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố......., một bản đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý:

Quyết định này được lập thành... (viết bằng số và chữ) bản gốc;...  bản cấp cho ... Bên liên doanh (hoặc các Bên hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản lưu trong hồ sơ chấm dứt hoạt động của công ty.... (trường hợp là Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì không cần), một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản đăng ký tại Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố........

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý:

Quyết định này được lập thành... (viết bằng số và chữ) bản gốc;...  bản cấp cho... Bên liên doanh (hoặc các Bên hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản lưu trong hồ sơ chấm dứt hoạt động của công ty .... (trường hợp là Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì không cần), một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố.... và một bản đăng ký tại Ban quản lý các Khu công nghiệp....

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

tm. Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố.....

Chủ tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

Sao gửi:

- Bộ/ngành liên quan

- Tổng cục Hải quan

- Tổng cục Thuế

- UBND... có liên quan

- Lưu....

 

 

 

 

 

 


 

Mẫu số 4 - Phụ lục V

Quyết định thành lập Ban thanh lý  của Cơ quan cấp GPĐT

 

 

TÊN CƠ QUAN CẤP

GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

 

Số:              /

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

......, ngày....  tháng...  năm 20...

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Luật và các văn bản pháp lý về lĩnh vực đặc thù (nếu có);

- Căn cứ  Quyết định số... ngày... Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố ...., hoặc Ban Quản lý KCN....);

- Xét việc Hội đồng quản trị Công ty....  (hoặc nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh) không thành lập Ban thanh lý theo quy định tại Điều 39 Nghị định 24/2000/NĐ-CP,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1:

Thành lập Ban thanh lý Công ty.... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh.....), gồm:

1/ Ông (Bà)...... (chức vụ và nơi công tác) - Trưởng Ban;

2/ Ông (Bà)...... (chức vụ và nơi công tác) - Thành viên;

......

(thành phần Ban thanh lý nêu tại Điều 48 Thông tư số ..../2000/TT-BKH ngày ....của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Trong trường hợp một hoặc một số thành viên nói trên không tham gia vào Ban thanh lý và không giới thiệu người thay thế, thì các thành viên còn lại của Ban thanh lý vẫn tiến hành việc thanh lý Công ty .... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh ..... ) theo quy định hiện hành.

 

Điều 2:

Ban thanh lý công ty ... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh ...) có con dấu riêng và có trách nhiệm thực hiện việc thanh lý Doanh nghiệp (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh) theo quy định tại các Điều 38, 40, 41 và 44 Nghị định .24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ, các Điều 48, 49 và 51 Thông tư số ..../2000/TT-BKH ngày ....của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

Điều 3:

Thời hạn hoạt động của Ban thanh lý công ty... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh...) là 12 tháng kể từ ngày ký Quyết định này.

 

Điều 4:

Mọi chi phí liên quan đến việc thanh lý công ty... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh ...) do công ty ...  (hoặc nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh) chịu.

 

Điều 5:

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ban thanh lý và các thành viên Ban thanh lý công ty ... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh ...), Hội đồng quản trị công ty... (hoặc nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh), các Bên tham gia Doanh nghiệp liên doanh (đối với Doanh nghiệp liên doanh) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

tm. Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố.....

Chủ tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

Sao gửi:

- UBND tỉnh/TP...(hoặc Bộ KH&ĐT, hoặc Ban quản lý KCN ...)

- Các Bộ/ngành liên quan

- Các Bên LD.. (hoặc nhà đầu tư NNDN 100% vốn NN hoặc các Bên HD)

- Lưu....

 

 

Mẫu số 5 - Phụ lục V

Văn bản phê chuẩn Báo cáo thanh lý (trường hợp Ban thanh lý do HĐQT hoặc Nhà đầu tư, hoặc các Bên HD thành lập)

 

 

TÊN CƠ QUAN CẤP

GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

 

Số:              /

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

........, ngày ....  tháng ...  năm 20...

 

Kính gửi: Công ty...... (hoặc các Bên hợp doanh.....)

 

- Căn cứ  Quyết định số ... ngày ... của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố...., hoặc Ban Quản lý KCNtỉnh/TP....) về việc chấm dứt hoạt động của Công ty.... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh....);

- Căn cứ Báo cáo thanh lý của Ban thanh lý được Hội đồng quản trị Công ty.... (hoặc nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh) thông qua ngày ....;

- Xét đề nghị của Hội đồng quản trị  Công ty.... (hoặc nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh) đề ngày... và hồ sơ kèm theo nộp ngày ....

Bộ Kế hoạch và Đầu tư  (hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố...., hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh/thành phố...) có ý kiến như sau:

1/ Chấp thuận kết quả thanh lý của Ban thanh lý Công ty .... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh ....) tại Báo cáo thanh lý ngày...;

Hội đồng quản trị Công ty .... (hoặc nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh) chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của Báo cáo thanh lý.

2/ Hội đồng quản trị Công ty .... (hoặc nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh) có trách nhiệm ra Quyết định chấm dứt hoạt động của Ban thanh lý. Mọi tranh chấp còn tồn tại (nếu có) sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 122 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ.

3/ Công ty .... (hoặc nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh) có trách nhiệm:

- Giải quyết mọi vấn đề tồn tại của Công ty .... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh  doanh ....) liên quan đến Bên thứ ba;

- Giải quyết các chế độ đối với người lao động; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện hành, kể cả nghĩa vụ phát sinh do thanh lý và nhượng bán tài sản của Công ty .... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh  doanh ....) tại thị trường Việt Nam;

- Thực hiện việc thu các khoản phải thu, trả các khoản phải trả; thực hiện phân chia tài sản còn lại cho các Bên theo phương án thanh lý đã được chuẩn y;

- Gửi hồ sơ thanh lý trình Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định giải thể Công ty .... (hoặc chấm dứt hiệu lực pháp lý của Hợp đồng hợp tác kinh  doanh ......), bao gồm: Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung nêu trên, văn bản xác nhận của Cơ quan thuế, Cơ quan Hải quan và đại diện người lao động về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam và giải quyết các chế độ đối với người lao động.

Thông báo để công ty ... (hoặc các Bên hợp doanh) biết và thực hiện.

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

tm. Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố.....

Chủ tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

Sao gửi:

- UBND tỉnh/TP...(hoặc Bộ KH&ĐT, hoặc Ban quản lý KCN ...)

- Các Bộ/ngành liên quan

- Cục thuế và Hải quan tỉnh/TP...

- Lưu....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Mẫu số 6 - Phụ lục V

Văn bản phê chuẩn Báo cáo thanh lý (trường hợp Ban thanh lý do  Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư  thành lập)

 

 

TÊN CƠ QUAN CẤP

GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

 

Số:              /

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

........, ngày ....  tháng ...  năm 20...

 

Kính gửi: - Ban thanh lý Công ty.... (hoặc HĐHTKD....)

- Công ty...... (hoặc các Bên hợp doanh .....)

 

- Căn cứ  Quyết định số ... ngày ... của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố...., hoặc Ban Quản lý KCNtỉnh/TP....) về việc chấm dứt hoạt động của Công ty.... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh....);

- Căn cứ Báo cáo thanh lý của Ban thanh lý Công ty.... (hoặc Hợp  đồng hợp tác kinh doanh....) thành lập theo Quyết định số.... ngày .... của.... (tên Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư),

- Xét đề nghị của Ban thanh lý Công ty.... (hoặc Hợp  đồng hợp tác kinh doanh....) và hồ sơ kèm theo nộp ngày ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư  (hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố...., hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh/thành phố...) có ý kiến như sau:

1/ Chấp thuận kết quả thanh lý của Ban thanh lý Công ty.... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh) tại Báo cáo thanh lý ngày ... ;

2/ Ban thanh lý có trách nhiệm thông báo cho Hội đồng quản trị Công ty .... (hoặc nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh) biết để có trách nhiệm thực hiện:

- Giải quyết mọi vấn đề tồn tại của Công ty.... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh  doanh....) liên quan đến Bên thứ ba;

- Giải quyết các chế độ đối với người lao động; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện hành, kể cả nghĩa vụ phát sinh do thanh lý và nhượng bán tài sản của Công ty.... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh  doanh....) tại thị trường Việt Nam;

- Thực hiện việc thu các khoản phải thu, trả các khoản phải trả; thực hiện phân chia tài sản còn lại cho các Bên theo phương án thanh lý đã được chuẩn y;

- Gửi hồ sơ thanh lý trình Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định giải thể Công ty.... (hoặc chấm dứt hiệu lực pháp lý của Hợp đồng hợp tác kinh  doanh), bao gồm: Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung nêu trên, văn bản xác nhận của Cơ quan thuế, Cơ quan Hải quan và đại diện người lao động về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam và giải quyết các chế độ đối với người lao động.

Mọi tranh chấp còn tồn tại (nếu có) sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 122 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ.

Thông báo để Ban thanh lý công ty ... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh ...), Hội đồng quản trị Công ty .... (hoặc nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh) biết và thực hiện.

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

tm. Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố.....

Chủ tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

Sao gửi:

- UBND tỉnh/TP...(hoặc Bộ KH&ĐT, hoặc Ban quản lý KCN ...)

- Các Bộ/ngành liên quan

- Cục thuế và Hải quan tỉnh/TP...

- Lưu....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Mẫu số 7- Phụ lục V

Quyết định giải thể DN (hoặc chấm dứt  hiệu lực pháp lý HĐHTKD)

 

 

TÊN CƠ QUAN CẤP

GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

 

Số:              /

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

........, ngày ....  tháng ...  năm 20...

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch  và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.....

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

 

Phần ghi chung

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000  và Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Luật và các văn bản pháp lý về lĩnh vực đặc thù (nếu có);

Phần ghi riêng

đối với dự án do BKH&ĐT quản lý:

- Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý:

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý:

- Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

- Căn cứ Quyết định số... ngày... tháng.... năm... của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý các Khu công nghiệp ...

- Căn cứ Quyết định số.../BKH-KCNngày... tháng.... năm... của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý các Khu công nghiệp....;

Phần ghi chung:

- Căn cứ Giấy phép đầu tư số... của... cho phép thành lập công ty... (hoặc hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng...);

- Căn cứ  Quyết định số... ngày... của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố...., hoặc Ban Quản lý KCNtỉnh/thành phố....) về việc chấm dứt hoạt động của Công ty.... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh....);

- Căn cứ Báo cáo của Công ty.... (hoặc nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh) [hoặc của Ban thanh lý Công ty .... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh...)] kèm theo hồ sơ thanh lý nộp ngày .....,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1:

Giải thể trước thời hạn công ty... (hoặc chấm dứt hiệu lực pháp lý của Hợp đồng hợp tác kinh doanh....).

 

Điều 2:

Các Bên liên doanh (hoặc các Bên Hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) có trách nhiệm nộp các bản gốc Giấy phép đầu tư số..... và hồ sơ cho.... (tên Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư); nộp con dấu cho Cơ quan cấp dấu trước ngày....

 

Điều 3:

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các Bên liên doanh (hoặc các Bên hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Điều 4:

đối với dự án do BKH&ĐT quản lý:

Quyết định này được lập thành... (viết bằng số và chữ) bản gốc;...  bản cấp cho ... Bên liên doanh (hoặc các Bên hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản lưu trong hồ sơ chấm dứt hoạt động của công ty.... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh....), một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố......., một bản đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý:

Quyết định này được lập thành... (viết bằng số và chữ) bản gốc;...  bản cấp cho... Bên liên doanh (hoặc các Bên hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản lưu trong hồ sơ chấm dứt hoạt động của công ty.... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh....), một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản đăng ký tại Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố........

đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý:

Quyết định này được lập thành... (viết bằng số và chữ) bản gốc; ...  bản cấp cho ... Bên liên doanh (hoặc các Bên hợp doanh hoặc nhà đầu tư Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), một bản lưu trong hồ sơ chấm dứt hoạt động của công ty.... (hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh....), một bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố.... và một bản đăng ký tại Ban quản lý các Khu công nghiệp....

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư

(đối với dự án do BKH&ĐT quản lý)

hoặc

tm. Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố.....

Chủ tịch

(đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý)

hoặc

Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố ......

(đối với dự án do BQL KCN cấp tỉnh quản lý)

Sao gửi:

- Bộ/ngành liên quan

- Tổng cục Hải quan

- Tổng cục Thuế

- UBND ... có liên quan

- Lưu....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC VI

MẪU BÁO CÁO NHANH DO CÁC CƠ QUAN CẤP

GPĐT THỰC HIỆN

 


Mẫu số 1- Phụ lục VI

Báo cáo tình hình tiếp nhận dự án và cấp GPĐT

 

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh..../Ban quản lý KCN tỉnh...

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(Vụ Đầu tư Nước ngoài-Fax: 84-4-8.437.927 hoặc 84-4-8.459.271)

 

Tình hình nhận và cấp giấy phép dự án đầu tư nước ngoài

Trong tuần, từ ngày....../..... đến ngày ....../..... năm 200..

 

I. TIẾP NHẬN

 

Dự án 1: Ngày nhận:....../....../200...

Tên dự án:

Mục tiêu hoạt động:

Tổng vốn đầu tư:....................USD   Vốn pháp định (PĐ):...................... USD

 

- Đối tác

 

Tên

 

Nước

 

Vốn PĐ (USD)

 

+ Bên thứ nhất

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời hạn: ..........năm Tỷ lệ XKSP:..........%

Ghi chú:

Dự án 2:       . . .

....

 

II. CẤP GP

 

Dự án 1:  Số GP:            Ngày cấp:....../...../200...   Ngày nhận:...../..../200...

Tên dự án:

Mục tiêu hoạt động:

Tổng vốn đầu tư:........... USD  Vốn PĐ:.............. USD   Thời hạn:........ năm

 

- Đối tác

 

Tên

 

Nước

 

Vốn PĐ (USD)

 

+ Bên thứ nhất

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tên sản phẩm

 

Công suất thiết kế /năm

 

Tỷ lệ xuất khẩu (%)

 

+

 

 

 

 

 

+

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Dự án 2

......

Luỹ kế từ đầu năm:

 

 

 

Nhận

 

Cấp

 

Số dự án

 

 

 

 

 

Tổng vốn đầu tư (USD)

 

 

 

 

 

 

Người lập báo cáo:.................... ngày..... tháng..... năm 200...

Điện thoại liên hệ: Giám đốc Sở KHĐT (Trưởng ban quản lý KCN)

(Ký tên, đóng dấu)


 

Mẫu số 2 - Phụ lục VI

Báo cáo tình hình điều chỉnh GPĐT

 

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.......

(Ban quản lý KCN tỉnh.............)

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vụ Quản lý dự án ĐTNN (với dự án ngoài KCN)

Vụ quản lý KCN-KCX (với dự án trong KCN, KCX)

Fax: 84-4-8.437.927 ; 84-4-8.459.271

 

TÌNH HÌNH ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP DỰ ÁN

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Trong tuần, từ ngày....../..... đến ngày....../..... năm 200...

 

1. Điều chỉnh GPĐT (lập riêng cho từng dự án )

Tên dự án:

Số GP: Ngày cấp:....../..... /200....

Lần điều chỉnh: Số GPĐC: Ngày ĐC:....../..... /200....

Nội dung điều chỉnh: (chỉ ghi những phần có thay đổi )

- Mục tiêu:

+ Trước lần điều chỉnh này:

+ Sau khi điều chỉnh:

 

- Điều chỉnh vốn

 

Tổng vốn (USD)

 

Vốn pháp định (USD)

 

+ Trước khi điều chỉnh

 

 

 

 

 

+ Sau khi điều chỉnh

 

 

 

 

 

 

- Chuyển nhượng, thay đối tác

 

Tên

 

Nước

 

Vốn PĐ (USD)

 

Trước khi điều chỉnh

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ nhất

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi điều chỉnh

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ nhất

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

- Các thay đổi khác:

(thời hạn, tỷ lệ xuất khẩu, địa điểm, tiền thuê đất, thuế lợi tức, giải thể, hết hạn,...)

Ghi chú:

 

Tổng hợp

 

Trong tuần

 

Từ đầu năm

 

- Số dự án điều chỉnh

 

 

 

 

 

- Vốn điều chỉnh (USD)

 

 

 

 

 

 

Người lập báo cáo:............................. ngày..... tháng... năm 200...

Điện thoại liên hệ:  Giám đốc Sở KHĐT (Trưởng ban quản lý KCN)

(Ký tên, đóng dấu)


 

Mẫu số 3 - Phụ lục VI

Báo cáo tình hình thực hiện dự án ĐTNN

 

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.......

(Ban quản lý KCN tỉnh.............)

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vụ Quản lý dự án ĐTNN (với dự án ngoài KCN)

Vụ quản lý KCN-KCX ( với dự án trong KCN, KCX)

(Fax: 84-4-8.437.927 ; 84-4-8.459.271)

 

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Tháng..... từ ngày 20/..... đến ngày 20/... năm 200....

 

Số TT

 

Chỉ tiêu

 

Đơn vị tính

 

Tháng....

 

Từ đầu năm

 

1

 

Số dự án ĐTNN trên địa bàn

 

Dự án

 

 

 

 

 

2

 

Tổng vốn đầu tư đăng ký

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

3

 

Vốn đầu tư thực hiện

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

4

 

Vốn pháp định thực hiện

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bên Việt Nam góp:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Giá trị quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhà xưởng, thiết bị hiện có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tiền mặt

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Vốn vay

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

 

 

- Vay trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vay nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

6

 

Số lao động

 

người

 

 

 

 

 

 

 

- Người Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Người nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

7

 

Giá trị hàng nhập khẩu

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

 

 

- Để XDCB hình thành DN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Để sản xuất kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

8

 

Doanh thu

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

 

 

- Xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tiêu thụ nội địa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỷ lệ xuất khẩu thực hiện

 

%

 

 

 

 

 

9

 

Thuế và các khoản nộp ngân sách NN

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

10

 

Ngoại tệ chuyển ra NN

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

 

Người lập báo cáo:...............

Giám đốc Sở KHĐT (Trưởng BQL KCN )

Điện thoại liên hệ:

Ký tên, đóng dấu

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC VI

MẪU BÁO CÁO NHANH DO CÁC CƠ QUAN CẤP

GPĐT THỰC HIỆN

 

Mẫu số 1- Phụ lục VI

Báo cáo tình hình tiếp nhận dự án

và cấp GPĐT

 

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh..../Ban quản lý KCN tỉnh...

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(Vụ Đầu tư Nước ngoài - Fax:84-4-8.437.927

hoặc 84-4-8.459.271)

 

TÌNH HÌNH NHẬN VÀ CẤP GIẤY PHÉP DỰ ÁN

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Trong tuần, từ ngày....../..... đến ngày....../..... năm 200..

 

I. TIẾP NHẬN

 

Dự án 1: Ngày nhận: ....../....../200...

Tên dự án:

Mục tiêu hoạt động:

Tổng vốn đầu tư:................... USD   Vốn pháp định (PĐ): ..................... USD

 

- Đối tác

 

Tên

 

Nước

 

Vốn PĐ (USD)

 

+ Bên thứ nhất

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời hạn:.......... năm Tỷ lệ XKSP:..........%

Ghi chú:

Dự án 2:......

....

 

 

II. CẤP GP

 

Dự án 1:  Số GP:            Ngày cấp: ....../ ...../200...   Ngày nhận: ...../ ..../200..

Tên dự án:

Mục tiêu hoạt động:

Tổng vốn đầu tư:..............USD  Vốn PĐ:................. USD   Thời hạn:........năm

 

- Đối tác

 

Tên

 

Nước

 

Vốn PĐ (USD)

 

+ Bên thứ nhất

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tên sản phẩm

 

Công suất thiết kế /năm

 

Tỷ lệ xuất khẩu (%)

 

+

 

 

 

 

 

+

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Dự án 2

......

Luỹ kế từ đầu năm:

 

 

 

Nhận

 

Cấp

 

Số dự án

 

 

 

 

 

Tổng vốn đầu tư (USD)

 

 

 

 

 

 

Người lập báo cáo:.............  ngày..... tháng..... năm 200.....

Điện thoại liên hệ: Giám đốc Sở KHĐT (Trưởng ban quản lý KCN)

(Ký tên, đóng dấu)


 

Mẫu số 2 - Phụ lục VI

Báo cáo tình hình điều chỉnh GPĐT

 

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.......

(Ban quản lý KCN tỉnh..............)

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vụ Quản lý dự án ĐTNN (với dự án ngoài KCN)

Vụ quản lý KCN-KCX (với dự án trong KCN, KCX)

Fax: 84-4-8.437.927 ; 84-4-8.459.271

 

TÌNH HÌNH ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP DỰ ÁN

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Trong tuần, từ ngày....../..... đến ngày....../..... năm 200....

 

1. Điều chỉnh GPĐT (lập riêng cho từng dự án )

Tên dự án:

Số GP: Ngày cấp: ....../ ..... /200..

Lần điều chỉnh: Số GPĐC: Ngày ĐC: ....../ ..... /200..

Nội dung điều chỉnh: (chỉ ghi những phần có thay đổi )

- Mục tiêu:

+ Trước lần điều chỉnh này:

+ Sau khi điều chỉnh:

- Điều chỉnh vốn

 

Tổng vốn (USD)

 

Vốn pháp định (USD)

 

+ Trước khi điều chỉnh

 

 

 

 

 

+ Sau khi điều chỉnh

 

 

 

 

 

 

- Chuyển nhượng, thay đối tác

 

Tên

 

Nước

 

Vốn PĐ (USD)

 

Trước khi điều chỉnh

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ nhất

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi điều chỉnh

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ nhất

 

 

 

 

 

 

 

+ Bên thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các thay đổi khác:

( thời hạn, tỷ lệ xuất khẩu, địa điểm, tiền thuê đất, thuế lợi tức, giải thể, hết hạn,...)

Ghi chú:

Tổng hợp

 

Trong tuần

 

Từ đầu năm

 

- Số dự án điều chỉnh

 

 

 

 

 

- Vốn điều chỉnh (USD)

 

 

 

 

 

 

Người lập báo cáo: ........................    ......ngày....... tháng......năm 200...

Điện thoại liên hệ:  Giám đốc Sở KHĐT (Trưởng ban quản lý KCN)

( Ký tên, đóng dấu )


 

 

Mẫu số 3 - Phụ lục VI

Báo cáo tình hình thực hiện dự án ĐTNN

 

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.......

( Ban quản lý KCN tỉnh....................)

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vụ Quản lý dự án ĐTNN (với dự án ngoài KCN)

Vụ quản lý KCN-KCX ( với dự án trong KCN, KCX)

(Fax: 84-4-8.437.927 ; 84-4-8.459.271)

 

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Tháng ..... từ ngày 20/ ..... đến ngày 20/  ..... năm 200..

 

Số

TT

 

Chỉ tiêu

 

Đơn vị tính

 

Tháng....

 

Từ đầu năm

 

1

 

Số dự án ĐTNN trên địa bàn

 

Dự án

 

 

 

 

 

2

 

Tổng vốn đầu tư đăng ký

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

3

 

Vốn đầu tư thực hiện

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

4

 

Vốn pháp định thực hiện

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

 

 

trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bên Việt Nam góp:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Giá trị quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhà xưởng, thiết bị hiện có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tiền mặt

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Vốn vay

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

 

 

- Vay trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vay nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

6

 

Số lao động

 

người

 

 

 

 

 

 

 

- Người Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Người nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

7

 

Giá trị hàng nhập khẩu

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

 

 

- Để XDCB hình thành DN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Để sản xuất kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

8

 

Doanh thu

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

 

 

- Xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tiêu thụ nội địa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỷ lệ xuất khẩu thực hiện

 

%

 

 

 

 

 

9

 

Thuế và các khoản nộp ngân sách NN

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

10

 

Ngoại tệ chuyển ra NN

 

nghìn USD

 

 

 

 

 

 

Người lập báo cáo: ................          Giám đốc Sở KHĐT (Trưởng BQL KCN )

Điện thoại liên hệ:                                         Ký tên, đóng dấu

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No.12/2000/TT-BKH
Hanoi, September 15, 2000
 
CIRCULAR
GUDING FOREIGN INVESTMENT ACTIVITIES IN VIETNAM
Pursuant to the Law on Foreign Investment in Vietnam dated November 12,1996; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on ForeignInvestment in Vietnam dated June 9, 2000 (hereinafter referred collectively to as theForeign Investment Law);
Pursuant to the Government’s Decree No.24/2000/ND-CP dated July31, 2000 detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam(hereinafter referred to as Decree No.24/2000/ND-CP);
Pursuant to the Government’s Decree No.75/CP dated November 1,1995 defining the functions, tasks and powers of the Ministry of Planning and Investment;
The Ministry of Planning and Investment hereby guides the directforeign investment activities in Vietnam as follows:
Chapter I
INVESTMENT PROMOTION AND SELECTION, FORMULATION OF PROJECTS
Article 1.- Elaborating, announcing lists of projects and measuresto encourage investment
1. Basing themselves on the Foreign Investment Law, DecreeNo.24/2000/ND-CP and relevant provisions, the People's Committees of the provinces andcentrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-levelPeople's Committees) shall promulgate regulations on the local State management overforeign investment activities and measures to encourage foreign investment in theirrespective localities; the ministries and branches shall promulgate guiding regulations onforeign investment in domains under their respective managing functions and jurisdiction.The ministries, branches and provincial-level People's Committees should consult with theMinistry of Planning and Investment before promulgating the above legal documents.
2. Basing themselves on the socio-economic planning and orientationalready approved in each period, the ministries, branches and provincial-level People'sCommittees shall make their own lists of projects calling for foreign investment capital.
3. The Ministry of Planning and Investment shall make and submit to thePrime Minister for promulgation the lists of State projects calling for foreign investmentcapital. The ministries, branches and provincial-level People's Committees shallpromulgate their own lists of projects calling for foreign investment capital afterreaching agreement with the Ministry of Planning and Investment.
4. The lists of projects calling for foreign investment capital must beenclosed with the project summaries containing preliminary information on the objectives,locations, major technical parameters and the projected participation by the Vietnameseparties according to Forms 1 and 2 of Appendix I to this Circular.
5. The promulgation of the lists of projects calling for foreigninvestment capital aims to create favorable conditions for investors to select investmentprojects and serve as basis for organizing investment mobilization and promotion.
6. In principle, when the lists of projects calling for foreigninvestment capital are announced for each period, the projects mentioned therein areconsidered having been in line with the planning in such period. For projects not on theabove-said lists, which are proposed and selected by the investing parties, theinvestment- licensing bodies shall sum up opinions of concerned agencies and give theircomments on the planning and implementation guidelines so as to create favorableconditions for investing parties to negotiate and compile dossiers of application forinvestment licenses.
7. The ministries, branches and provincial-level People's Committeesshall make regular revision and updating so as to make timely adjustment of the lists ofprojects calling for foreign investment capital in conformity with the planning andinvestment mobilization requirements in each period.
Article 2.- Investment promotion
1. The ministries, branches and provincial-level People's Committeesshall organize the propagation and introduction of the lists of projects calling forforeign investment capital and mobilize investment for each field, each project in form ofdirect contact with foreign investors, organize workshops or other investment promotionactivities within and without the country.
2. The above-mentioned activities may be carried out in coordinationwith the Ministry of Planning and Investment, the Vietnam Chamber of Commerce andIndustry, Vietnam's diplomatic, economic and trade representations overseas or investmentpromotion or consultancy organizations within and without the country.
3. The ministries, branches and provincial-level People's Committeesshall designate main bodies in charge of supplying information on planning and lists ofprojects calling for foreign investment capital; recommending locations, investmentparticipants and other necessary information in service of project elaboration anddeployment at the request of investors.
4. Investment projects may be recommended to various partners with aview to selecting the most appropriate investors having full legal status, financialcapability and experience for project execution. The inquiry into the above-saidinformation on foreign investors may be carried out through direct contacts or viadiplomatic, economic and trade representations of Vietnam in foreign countries, banks,audit companies, investment consultancy firms inside and outside the country.
Article 3.- Organizing negotiations
1. The Vietnamese parties and the foreign parties shall organize directnegotiations on investment projects in forms of joint venture or business cooperationcontract. In principle, the Vietnamese parties shall negotiate with the foreign partiesunder the already prepared negotiation plans, which anticipate the requirements to be met,particularly matters relating to modes and percentage of capital contribution, investmentcapital borrowing, profit sharing, performance of financial obligations toward theState... For investment projects under the Government's programs and key projects of theministries, branches or localities, the negotiation plans should be submitted to thecompetent bodies for approval.
In the course of negotiation, if meeting with problems, the Vietnameseparties may consult the Ministry of Planning and Investment, provincial-level People'sCommittees or concerned ministries or branches.
2. For investment projects in form of enterprises with 100% foreigninvestment capital, the foreign investors shall reach agreement with the concernedprovincial-level People's Committees on the locations, land rent amounts, plans forcompensation and ground clearance..., according to current regulations.
3. For large-scale or important projects decided by the Government, inorder to ensure the requirement of inter-branch coordination, the competent State bodiesor the Vietnamese parties assigned by the Prime Minister the negotiation responsibilityshall gather comments of concerned agencies or invite their representatives to participatein the negotiations with the foreign parties.
Article 4.- Compilation of project dossiers
Investors may themselves compile dossiers or hire investmentconsultancy service organizations licensed to operate in Vietnam to compile dossiers ofapplication for investment licenses according to the provisions of the Foreign InvestmentLaw, Decree No.24/2000/ND-CP and relevant legal documents. In all circumstances, theinvestors shall have to bear responsibility for the accuracy and truthfulness of thedossiers of application for investment licenses.
Article 5.- Foreign investment consultancy service activities
1. The investment consultancy service organizations of all economicsectors, which are licensed to operate in Vietnam, shall register their investmentconsultancy practice according to the current provisions of law. The ministries, branchesand provincial-level People's Committees shall notify the lists of Vietnamese enterprisesregistering for foreign investment consultancy service business to the Ministry ofPlanning and Investment and coordinate with the latter in managing and guiding activitiesof these enterprises in order the ensure the strict compliance with the orientations andobjectives of attracting foreign investment.
2. The investment consultancy service organizations stated in Clause 1of this Article are allowed to provide consultancy services relating to the formulationand operation deployment of investment projects in accordance with the provisions of theForeign Investment Law, Decree No.24/2000/ND-CP and relevant legal documents. Theinvestment consultancy service organizations may reach agreement with investors on theconsultancy charge levels, based on the scales and nature of the projects as well as theconsultancy contents; where the services are provided according to the price frameprescribed by the State, such price frame shall apply.
3. The Ministry of Planning and Investment, other ministries, branchesand provincial-level People's Committees shall regularly disseminate legislation,planning, mechanism and policies on foreign investment, coordinate with and supportinvestment consultancy service organizations in carrying out investment promotionactivities.
4. The investment consultancy service organizations shall operate inaccordance with the provisions in their business registrations or investment licenses (forenterprises set up under the Foreign Investment Law) and the law provisions on privateprofessional practice.
The investment consultancy service organizations shall bearresponsibility before law and investors for the accuracy and truthfulness of theirconsultancy services; where damage is caused to the interests of the Vietnamese State orthe investors, they shall be handled according to current law provisions, depending on thenature and seriousness of their violations.
Chapter II
PROCEDURES FOR GRANTING INVESTMENT LICENSES, ADJUSTED LICENSES
Article 6. - Dossiers of application for investment licenses
1. The granting of investment licenses to foreign direct investmentprojects shall be conducted through either of the two following processes:
- Registration for the granting of investment license.
- Appraisal for the granting of investment license.
2. The project dossiers of application for investment licenses are stipulated asfollows:
- The project dossiers subject to registration for the granting ofinvestment licenses shall include documents prescribed in Article 106 of DecreeNo.24/2000/ND-CP. The written application of registration for the granting of investmentlicense shall be made according to Form 1 and the documents attached to the applicationshall be made according to set forms in Appendix II to this Circular;
- The project dossiers subject to the appraisal for the granting ofinvestment licenses shall include documents prescribed in Article 107 of DecreeNo.24/2000/ND-CP. The written application for the granting of investment license anddocuments attached to the application shall be made according to set forms in Appendix IIto this Circular.
3. Depending on each specific case as well as the nature of the projectapplying for the investment license, the investment licensing body may request theinvestor to additionally supply some relevant documents and materials such as:
- Materials related to the assessment of environmental impacts of theproject (if the project is on the list of projects which require the report orenvironmental impact assessment, which is announced by the Ministry of Science, Technologyand Environment);
- Documents related to land use (for projects requiring the use ofland);
- Agreements or economic contracts related to the execution ofinvestment projects (for example the renting of workshops and building for the executionof the projects, the organization of raw material supply,...).
- The preliminary design on architectural scheme for projects withconstruction works being part mentioned in the economic and technical exposition.
4. The project dossiers of application for investment licenses forpeculiar projects (investment projects in forms of BOT, BTO, BT, projects for petroleumprospection, exploration and exploitation,...) shall be made according to the provisionsof relevant legal documents.
Article 7.- Receipt of project dossiers
1. For investment projects licensed by the Ministry of Planning andInvestment: The dossiers shall be addressed to the Ministry of Planning and Investment;
For investment projects licensed by the provincial-level People’sCommittees: The project dossiers shall be addressed to the provincial Planning andInvestment Services;
For projects in industrial parks, export processing zones and hi-techparks: The project dossiers shall be addressed to the Industrial Parks Management Boardsunder the authorization mechanism of the Ministry of Planning and Investment.
2. When receiving the project dossiers, the recipients shall check thevalidity of the dossiers, particularly in the following matters:
- The number of dossier sets to be submitted and the list of documentswhich must be included in the project dossier as prescribed.
- The validity of the project dossier: The pages of the application forinvestment license, joint venture or business cooperation contract and theenterprise’s charter must be signed by the competent representatives of the investingparties.
- The documents certifying the legal status financial capability of theinvestors; the investors shall bear responsibility for the legality of the abovecertifying documents.
3. After submitting the project dossiers, investors or their authorizedrepresentatives shall be granted the receipt of the project dossiers.
Article 8.- General provisions on investment project considerationand appraisal
1. For investment projects subject to the process of registration forthe granting of investment licenses. The investment-licensing bodies shall consider thevalidity of the project dossiers according to the provisions in Articles 105 and 106 ofDecree No.24/2000/ND-CP and the provisions in Article 9 of this Circular.
2. For investment projects subject to the process of appraisal for thegranting of investment licenses: The investment-licensing bodies shall consider thevalidity of the project dossiers according to the provisions in Article 107 of DecreeNo.24/2000/ND-CP and investment project appraisal contents according to Article 108 ofDecree No.24/2000/ND-CP and the provisions in Articles 9, 10, 11 and 12 of this Circular.
Article 9.- Examination of legal status and financial situation ofthe parties
1. The investment-licensing bodies shall consider and examine the legalstatus of investors through the documents on the establishment of enterprises (forinvestors being enterprises) or documents evidencing their legal status (for foreigninvestors being individuals);
2. The investment-licensing bodies shall consider and appraise the financialcapabilities of investors through the following documents:
- For investors being operating enterprises: To examine the alreadyaudited financial reports in the two latest years, with attention being paid to turnoverasset values, annual profits;
- For investors being newly set-up enterprises to execute projects orinvestors being foreign individuals: To consider the capital mobilizing capabilities ofinvestors; the banks' certification of the investors' accounts (for investors beingforeign individuals); the support from the parent companies (if any).
The investment-licensing bodies may request Vietnamese diplomatic,economic or trade representations overseas to supply information on the legal status andfinancial capability of foreign investors participating in the investment.
3. Vietnamese enterprises of all economic sectors participating in theinvestment cooperation with foreign countries must satisfy the following conditions:
- Being set up under the provisions of law;
- Having the lawful ownership over the capital-contributing assets.Where State assets (including the land use right value) are used for capital contribution,the permission of the competent State bodies is required;
- Where the Vietnamese parties contribute capital with the land useright value, which requires compensation and ground clearance, they shall have to draw upthe financial plans for compensation and ground clearance or work out appropriatesolutions.
Article 10. - Appraisal of the investment projects’compatibility with the planning and socio-economic benefits
- The investment projects must belong to production or business domainsin line with the planning. For projects belonging to domains or operating in locations,for which the planning has not yet specified, the investment-licensing bodies shallconsult with the branch-managing ministries and the Ministry of Planning and Investment.
- Considering the capability to generate new production capacity, newproduction and business lines, new products and expand the product outlets and export.
- Considering the capability to generate jobs for laborers,particularly projects with training programs for Vietnamese laborers to gradually replaceforeigners.
- Analyzing the economic benefits of the projects, the amounts to beremitted into the State budget. Encouraging projects capable of making large payment tothe State budget, of exporting products or providing services paid in foreign currencies.
Article 11. - Appraisal of the technical levels and applicabletechnology the rational use and protection of natural resources, the protection ofecological environment.
- The importation of machinery and equipment for project execution mustcomply with the provisions in Articles 72, 73 and 74 of Decree No.24/2000/ND-CP.
- The technological transfer and the contribution of capital withtechnologies by investors must comply with the provisions in Articles 80 and 81 of DecreeNo.24/2000/ND-CP.
- For projects on the list of projects subject to the elaboration ofreports on environmental impact assessment, the investors shall have to expose in thedossiers of application for investment licenses the assessment of environmental impacts ofthe projects with contents made according to forms set by the Ministry of Science,Technology and Environment.
- Comments of branch- managing ministries, the Ministry of Planning andInvestment, the concerned provincial-level People's Committees on matters falling underthe scope of their respective management.
Article12.- Appraisal of the rationality of the land use, valuationof the assets used for capital contribution by the Vietnamese parties.
Where the Vietnamese parties contribute capital with the land use rightvalue or with the assets under the State ownership, the project appraisal should focus onthe following matters:
- Considering the rationality of the land use (acreage, use tempo) ascommitted by the investors in the application for investment licenses, businesscooperation contracts, joint venture contracts, the enterprises' charters and theeconomic-technical exposition; the Vietnamese parties which contribute capital with theland use right value shall have to complete the procedures for land lease and fulfilltheir obligations towards the Vietnamese State under the current provisions of law, makethe ground clearance compensation according to the Finance Ministry’s regulations,the provincial-level People's Committees and should reach prior agreement with the foreignparties on the value of expense for ground clearance compensation.
- The consideration of plans for compensation and ground clearanceshall comply with the provisions in Article 46 of the Foreign Investment Law and Article89 of Decree No.24/2000/ND-CP. Besides, the following cases may be considered:
+ Where the provincial-level People’s Committee cannot arrange inadvance the funding sources, they may reach agreement with the foreign investors onadvancing necessary expenses by the investors. Such expenses shall be calculated into theinvestment capital of the projects.
+ Where the provincial-level People’s Committee can arrange thefunding sources, the expenses for compensation and ground clearance shall be refunded bythe investors or included in the land rentals.
- Where the Vietnamese parties contribute capital with State-ownedassets, such assets must be valued by the competent bodies managing the Vietnamese partieson the basis of the market prices at the time of capital contribution, which must beaccepted by the parties. If the capital-contributing assets belong to the State budget'scapital source or originate from the State budget, the Vietnamese parties shall have tofulfill the financial obligations towards the Vietnamese State according to the currentprovisions of law.
Article13.- The process of considering and appraising projects
1. The process of considering projects subject to registration for thegranting of investment licenses:
- Within 15 working days after the receipt of valid dossiers, asprovided for in Clause 3, Article 106 of Decree No.24/2000/ND-CP, Article 8 of thisCircular, the investment- licensing bodies shall issue the investment licenses if deemingthat the project contents satisfy the requirements.
- If having requests for supplements or amendments to the projectdossiers, within 7 working days after the receipt of the dossiers, theinvestment-licensing bodies shall notify the investors of their requests for supplementsor amendments to the project dossiers.
2. The process of considering projects subject to the appraisal for thegranting of investment licenses:
The process of appraising investment projects licensed by the Ministryof Planning and Investment is stipulated in Article 109 of Decree No.24/2000/ ND-CP. Theprocess of appraising investment projects licensed by the provincial-level People'sCommittees is stipulated in Article 110 of Decree No.24/2000/ND-CP.
3. The time limit for investors to send their documents supplementingor amending the project dossiers shall be 30 working days after the receipt of the writtenrequests of the investment-licensing bodies. If necessary, the investors may make and sendtheir applications for extension of the supplement and amendment time limit to theinvestment- licensing bodies for approval. Past the above time limit, if no reply isreceived, the investment-licensing bodies shall send dispatches to the investors notifyingthem that their application for investment licenses are considered no longer valid forconsideration.
Article 14.- Investment licenses
1. The investment licenses are made according to uniform form set bythe Ministry of Planning and investment for each form of investment prescribed in Forms 1,2 and 3 of Appendix III to this Circular.
2. When compiling and issuing the investment licenses, theinvestment-licensing bodies shall pay attention to some following points:
a/ Regarding the forms:
- The investment licenses issued by each investment-licensing bodyshall be numbered in successive order from No.1 when such body starts issuing theinvestment licenses under the Government's decisions on responsibility division or theMinistry of Planning and investment's authorization decisions.
- The series of letters following the serial number of the investmentlicense shall be conventionalized as follows:
/GP for the investment licenses issued by the Ministry of Planning andinvestment. (For example: No.01/GP,
/GP-(letter indicating the name of province/city) for the investmentlicenses issued by the provincial-level People’s Committees. (For example No.01/GP-HN);
/GP-KCN-(letter indicating the name of province city) for theinvestment licenses issued by the provincial-level Industrial Parks Management Boards.(For example: No.01/GP-KCN-HN).
The letters indicating the names of provinces/cities are prescribed inAppendix III to this Circular.
b/ Regarding the contents:
- Name and addresses of investors: To be inscribed accurately accordingto the proposal in the dossiers of application for investment licenses;
- The headquarters of the to be set-up enterprises: Inscribing theaddresses of main offices and production branches (not inscribing the addresses oftransaction offices or branches);
- Business objectives and scope: Prescribing major products of theprojects. For projects on manufacture of products subject to output control, prescribingthe designed capacity of each type of product. For projects requiring the minimumpercentage of product export according to regulations or with committed percentage ofproduct export, thereby the projects have enjoyed preferences, the product exportpercentages must be clearly stipulated;
- The registered investment capital and the registered legal capital:To be inscribed as committed in the dossiers of application for investment licenses. Forthe legal capital or the capital contributed by the parties for the performance ofbusiness cooperation contracts: Prescribing clearly the contributed capital and mode ofcapital contribution by each party;
For a number of particular fields like petroleum, education andtraining, scientific research, public health, culture, projects to be implemented in formsof BOT, BTO, BT, projects on the list of projects subject to the elaboration of reports onenvironmental impacts assessment before starting the construction,... these particularprovisions should be prescribed in the investment licenses.
Article 15.- Adjusting investment licenses
In the course of operation, foreign-invested enterprises and parties tothe business cooperation contracts may propose the adjustment of the terms prescribed inthe investment licenses.
The investment- licensing bodies shall approve the proposals offoreign-invested enterprises and parties to business cooperation contracts in form ofgranting the adjusted licenses or issue written approvals for cases of adjusting a numberof specific provisions.
The provincial-level People’s Committees shall issue writtenapprovals and notify such to the investment-licensing bodies which need not to adjust theinvestment licenses for the following cases:
+ Opening transaction branches, transaction offices; commoditywarehouses; product showrooms (without the manufacturing character) in the localities;
+ Relocating offices, investment locations within the provinces,centrally-run cities where the enterprises are headquartered.
Article 16.- Competence to adjust the investment licenses
The competence to adjust the investment licenses is stipulated inArticle 111 of Decree No.24/2000/ND-CP.
The provincial-level People’s Committees and the provincial-levelIndustrial Parks Management Boards shall decide the adjustment of investment licensesafter getting written approval of the Ministry of Planning and Investment in the followingcases:
+ Where the adjustment of investment license results in the excess ofthe investment capital limit for assigned or authorized projects;
+ Where the objectives of projects on the list of domains subject toconditional investment are changed or supplemented, the percentage of capital contributionby the Vietnamese parties to joint ventures has reduced, the export percentage has beenreduced to below the prescribed levels for products requiring the export percentages;
+ Where the investment form has been changed from the joint venture orbusiness cooperation contract into enterprises with 100% foreign capital.
For assigned or authorized projects which, due to adjustment ofinvestment licenses, have become Group A projects provided for in Article 114 of DecreeNo.24/2000/ND-CP, the investment-licensing bodies shall transfer the dossiers to theMinistry of Planning and Investment for considering the adjustment and effecting themanagement.
Article17.- Dossiers for investment license adjustment
1. A dossier for investment license adjustment shall include:
- The application for adjustment of investment license, signed by the general directoror the first deputy general director;
- The resolution of the Managing Board of the joint-venture enterpriseor the agreement reached between business cooperation parties or the proposal of theforeign investor (for enterprises with 100% foreign capital) on the application foradjustment or supplement of investment license;
- The report on the project deployment and execution from the date of being granted theinvestment license to the time of applying for the adjustment.
2. Apart from the above-mentioned documents, depending on the contentsof adjustment or supplement of the investment license, the foreign invested enterprisesand business cooperation parties should supplement the following documents:
2.1. In case of change of investment forms, capital transfer, thedocuments prescribed in Clause 2, Article 33 of Decree No.24/2000/ND-CP shall besupplemented.
2.2. In case of change or supplement of operation objective, thefollowing documents shall be added:
- The exposition of the adjustment of the operation objectives, clearlystating solutions to achieve new objectives like markets, capital, technology,..
- The branch-managing ministry’s comments on projects formanufacture of products subject to output control, for which the investment license hasstipulated the designed capacity of each type of products.
2.3. In case of setting up branches as production establishments, thefollowing documents shall be added:
- The exposition on the setting up of a branch as a productionestablishment (the contents and scale of operation of the branch, investment capital,product consumption...)
- The provincial-level People’s Committee’s comments on thelocation, the land rental level (if any) for the location selected for the branch to beused as production establishment;
- The branch-managing ministry’s comments on the project formanufacture of products subject to output control, for which the investment license hasstipulated the designed capacity of each type of product.
2.4. In case of division, separation, merger, consolidation ofenterprises, the documents prescribed in Article 31 of Decree No.24/2000/ND-CP shall besupplemented together with the decisions on enterprise division, separation, consolidationor merger prescribed in Articles 41, 42, 43 and 44 of this Circular;
2.5. In case of restructuring of investment capital, there should bethe following documents and materials explaining the reasons therefor:
+ The supplementary economic-technical exposition;
+ The financial conditions ensuring the adjustment of investmentcapital;
+ The additional list of machinery and equipment (if any).
3. The number of dossier sets: Foreign-invested enterprises andbusiness cooperation parties shall submit 3 sets of dossiers, including at least oneoriginal set.
The dossiers on investment license adjustment shall be printed andbound with covers for preservation according to the archival regulations.
In some cases of necessity, the investment licensing bodies may requestthe additional submission of dossier sets prescribed above
Article 18.- The time limits for investment license adjustment
The investment-licensing bodies shall effect the adjustment ofinvestment licenses within the time limits prescribed in Article 111 of DecreeNo.24/2000/ND-CP. The above-said time limits shall not include the time foreign-investedenterprises and business cooperation parties to make supplementary expositions of thedossiers.
Article 19.- Adjusted licenses
The adjusted licences shall be made in sets forms prescribed inAppendix III to this Circular and according to the following conventions:
1. The serial number of the adjusted license is composed of two parts:
- The serial number of the adjusted license: to be the same as thenumber of the original investment license;
- The series of letters following the serial number of the investmentlicense are conventionalized as followed:
/GPDC and the ordinal number of the time of adjustment of theinvestment license for the adjusted licenses issued by the Ministry of Planning andInvestment. (Example: No.01/GPDC1);
/GPDC and the ordinal number of the time of adjustment of theinvestment license- (letters indicating the name of province/city) for the adjustedlicenses issued by the provincial-level People’s Committees. (Example:No.01.GPDC1-HN);
/GPDC and the ordinal number of the time of adjustment of theinvestment license-KCN- (letters indicating the name of the province/city), for theinvestment licenses issued by the Industrial Parks Management Boards. (Example:No.01/GPDC1 - KCN-HN).
2. For the investment licenses previously granted by the Ministry ofPlanning and Investment and now transferred to the provincial/municipal People'sCommittees or the Industrial Parks Management Board for management, their serial numbersshall be kept in tact like the original investment licenses, the series of lettersfollowing the serial number of such investment licenses are conventionalized as follows:
/GPDC and the ordinal number of the time of adjustment of theinvestment license- BKH- (letters indicating the name of the province/city), for theadjusted licenses issued by the provincial-level People's Committees. (Example:No.01/GPDC1 - BKH-HN);
/GPDC and the ordinal number of the time of adjustment of theinvestment license- BKH- KCN- (letters indicating the name of the province/city), for theadjusted licenses issued by the industrial Parks Management Boards. (Example: No.01/GPDC1-BKH- KCN- HN).
Chapter III
ORGANIZATION AND ADMINISTRATION OF ENTERPRISES
Article 20.- The business cooperation contract coordinating board
Business cooperation parties may set up coordinating boards to performtheir business cooperation contracts under the provisions in Article 8 of DecreeNo.24/2000/ND-CP and make registration with the provincial/municipal Planning andInvestment Services or the provincial-level Industrial Parks Management Boards. Thecoordinating boards have no legal person status and no seals.
Article 21. - Executive offices of foreign business cooperationparties
Foreign parties to business cooperation contracts may set up executiveoffices to perform the business cooperation contracts under the provisions in Article 9 ofDecree No.24/2000/ND-CP.
1. Executive offices of foreign business cooperation parties may be setup as proposed according to either of the two following process:
- Simultaneously with the submission of application for investmentlicenses, the foreign business cooperation parties, if deeming it necessary, shall proposethe setting up of executive offices to the investment-licensing bodies and if approved,the setting up of executive offices shall be prescribed in the investment licenses;
- After a period of deploying the business cooperation contracts, theforeign business cooperation parties, if deeming it necessary, shall propose the settingup of executive offices to the investment-licensing bodies and if approved, the setting upof executive offices shall be prescribed in the adjusted licenses.
2. For projects on business cooperation contracts, the proposal by thecooperation parties on the setting up of the coordinating boards can be madesimultaneously with the proposal by the foreign business cooperation parties on thesetting up of executive offices to carry out activities in conformity with the rights andobligations prescribed in the business cooperation contracts.
3. After the investment- licensing bodies approve the setting up ofexecutive offices, the foreign business cooperation parties shall carry out procedures forregistration under the current regulations.
The foreign business cooperation parties shall register the personnelof their executive offices at the provincial/municipal Planning and Investment Services orthe Industrial Parks Management Board, and fill in the relevant administrative proceduresprescribed in Article 30 of this Circular.
Article 22.- Managing Boards of joint-venture enterprises
1. Within 30 days after being granted the investment licenses, thejoint-venture parties shall inform each other in writing of the lists of persons to jointhe Managing Board and persons nominated for the posts of chairman and vice-chairman ofthe Managing Board as prescribed in Articles 11 and 12 of the Foreign Investment Law,Article 17 of Decree No.24/2000/ND-CP, in conformity with the agreement prescribed in thejoint-venture contract and the charter of the joint-venture enterprise.
2. The appointment or replacement of Managing Board members by theVietnamese parties are stipulated as follows:
- For Vietnamese parties being State enterprises, enterprises ofpolitical organizations or socio-political organizations, the appointment of people to theManaging Boards must be approved by their immediate superior managing bodies;
For a number of important projects, the appointment of people to theManaging Boards of the joint-venture enterprises may be decided by the Prime Minister orthe heads of the competent bodies.
- For Vietnamese parties being enterprises set up under theCooperatives Law, the Enterprise Law, the appointment of people to the Managing Boardsmust be approved by their own Managing Boards, the Members' Council and the enterpriseowners.
Article 23.- Responsibilities of members of the Managing Boards ofjoint-venture enterprises
The Managing Boards of joint-venture enterprises are the leading bodiesof the joint-venture enterprises, consisting of representatives of the parties to thejoint ventures. The parties’ representatives in the Managing Boards are theplenipotentiary representatives who take responsibility before the Managing Boards and theparties they represent.
Each Managing Board member takes personal responsibility before theManaging Board for the work assigned to him/her.
Article 24.- Responsibilities of the joint-venture parties.
The joint-venture parties shall participate in the management of thejoint-venture enterprises through their members in the Managing Boards of thejoint-venture enterprises, without direct interference into the management andadministration of the enterprises.
Article 25.- Meetings of Managing Boards of joint-ventureenterprises
1. The Managing Boards of joint-venture enterprises shall effect theappointment and dismissal of personnel and organize meetings according to the provisionsin Article 13 of the Foreign Investment Law, Articles 18 and 25 of DecreeNo.24/2000/ND-CP.
2. The minutes of the Managing Board meetings must be approved by theManaging Boards immediately before the conclusion of the meetings, each of which shallcontain the following main contents:
- The time and venue of the meeting;
- The total number of participating members, Managing Board membersauthorized by other members to participate in the meeting;
- The agenda and content of the meeting;
- Summary of opinions expressed at the meeting;
- Issues voted, the voting results for each issue and the decisionsapproved;
The minutes of the Managing Board meetings must fully contain the fullnames and signatures of the chairmen and secretaries of the meetings.
3. Basing themselves on the minutes of meetings, the Managing Boardsmay promulgate resolutions and decisions of the Managing Boards on each specific issue.Such resolutions and decisions must fully contain the full names, titles and signatures ofall participating members.
4. Managing Board members may authorize other persons to attend theManaging Board meetings and vote within the authorized scope. The authorization lettersmust bear the authorizers’ registered signatures and the authorization contents mustnot go beyond the authorizers' powers.
Article 26. - Mechanism for approving decisions of the ManagingBoards of joint-venture enterprises
- The Managing Boards exercise the management of the enterprisesthrough their resolutions as provided for in Article 14 of the Foreign Investment LawArticle 18 of Decree No.24/2000/ND-CP.
Where consensus can not be reached among Managing Board members onmatters which must be approved on the principle of consensus (other than matters to beapproved on the principle of consensus prescribed in Foreign Investment Law), thusadversely affecting the enterprise's activities, the Managing Board may propose theinvestment- licensing body to act as the conciliator. Where the conciliation fails, thefollowing steps shall be taken as provided for in Article 122 of Decree No.24/2000/ND-CP.
- Within 6 months before the expiry of its term of office, the ManagingBoard shall meet to review its activities during such term; the joint-venture partiesshall nominate people to join the Managing Board for the new term; and conduct the workhand-over between the outgoing Managing Board and the new Managing Board.
- Upon the expiry of its operation duration or the prematuredissolution of the enterprise, the Managing Board shall have to set up the LiquidationBoard and direct its operation under the provisions in Articles 39 and 40 of DecreeNo.24/2000/N D-CP and Article 47 of this Circular.
Article 27.- Executive apparatus of the joint-venture enterprises
1. The Managing Board shall nominate the general director,deputy-general directors and the chief accountant (or finance director) according to theprovisions in Article 25 of Decree No.24/2000/ND- CP.
2. Where the joint-venture contract and/or the joint-ventureenterprise’s charter prescribes the right of each party to nominate its people tohold the post of general director, first deputy general director, such party may replaceits people when necessary provided that such shall not affect the enterprise's activities.
The nomination shall be notified in writing to the other parties atleast 30 days before the replacement. The Managing Board may request the parties tonominate other replacement when the former nominees fail to satisfy the requirements.
Article 28.- Rights and responsibilities of the general director and the firstdeputy-general director
The rights and responsibilities of the general directors and the firstdeputy-general directors of joint-venture enterprises are prescribed in Article 20 ofDecree No.24/2000/ND-CP.
Where the Managing Board chairman is concurrently the general directorof an enterprise, these two functions must be distinguished when administering theenterprise, basing him-herself on the nature and content of each document to decide thesignature and stamping under the appropriate title.
Where the general director or the first deputy- general director of anenterprise is not a Managing Board member, he/she may attend meetings of the ManagingBoard but shall not be allowed to vote on matters of the Managing Board.
The general director and the first deputy-general director shall haveto execute the decisions of the Managing Board. Where a decision of the Managing Board isnot suited to the reality, depending on each specific case, if necessary, the generaldirector and the first deputy-general director may propose the Managing Board chairman toconvene an extraordinary meeting of the Managing Board for consideration and settlement.
The general director and the first deputy-general director may refuse to abide by thedecisions of individual members of the Managing Board or the illegal resolutions of theManaging Board.
The general director and the first deputy-general director sign laborcontracts with the Managing Board's representative in accordance with the currentprovisions of the labor legislation.
Article 29.- Setting up the Managing Boards of enterprises with100% foreign capital
Enterprises with 100% foreign capital may set up their Managing Boardsin accordance with their charters.
Chapter IV
WORK TO BE DONE AFTER THE INVESTMENT LICENSES ARE GRANTED
Article 30.- Administrative procedures
After being appointed, the general director of a foreign-investedenterprise and representatives of the business cooperation parties shall carry out theadministrative procedures including:
1. Publishing the announcement on the enterprise's establishment oncentral or local newspapers as provided for in Article 27 of Decree No.24/2000/ND-CP.
2. Registering the enterprise's headquarters and staff at theprovincial/municipal Planning and Investment Service or the provincial-level IndustrialParks Management Board of the locality where the enterprise is headquartered;
3. Engraving and registering seats at the provincial police of thelocality where the enterprise is headquartered;
4. Opening the enterprise's accounts at banks;
5. Carrying out procedures to register the application of foreignaccounting regime with the Ministry of Finance if they so wish;
6. Carrying out procedures to apply for work permits for foreigners;
7. Registering the procedures for exit, entry residence... forforeigners; registering the professional practice (as provided for in Article 28 of DecreeNo.24/2000/ND-CP); registering for use of communication and information means; registeringthe goods quality, trademarks...;
8. Other administrative procedures as prescribed.
Article 31.- Work to be done after obtaining the investmentlicenses
After obtaining the investment licenses and the establishment of theenterprise, the general director of a foreign-invested enterprise or representatives ofthe business cooperation parties shall perform the following tasks, including:
1. Carrying out the procedures to apply for the land use rightcertificate at the provincial-level People's Committee;
For enterprises in industrial parks, export processing zones or hi-tech parks, signing the contract for land sublease and the use of public land areas inindustrial parks, export processing zones or hi-tech parks with enterprises engaged in theconstruction of and dealing in infrastructures of industrial parks, export processingzones and hi-tech parks.
2. Registering the import plan at the provincial/municipal TradeService of their locality;
3. Carrying out procedures for approval of the technical design of theconstruction project;
4. Effecting the consultancy, design bidding or selection; organizingthe bidding for goods procurement... according to the current law provisions on bidding;
5. Signing contract for labor supply;
6. Other tasks as prescribed.
Article 32.- Opening overseas branches, representative offices
The opening of overseas branches and representative offices offoreign-invested enterprises, prescribed in Article 29 of Decree No.24/2000/ ND-CP, shallbe effected as follows:
1. In case of necessity, foreign-invested enterprises may open theiroverseas branches and/or representative offices on the following conditions:
- The enterprises have deployed their production and businessactivities, without breaching laws;
- The opening of overseas branches or representative offices aims tocarry out activities of transaction, marketing, sale of products of the enterprises,particularly to boost the export activities.
2. When having the need to open overseas branches or representativeoffices, foreign-invested enterprises shall toward dossiers to the Ministry of Planningand Investment, which include:
- The application for opening overseas branch or representativeoffices;
- The explanation of the purpose and reasonability of the opening ofoverseas branches or representative offices; modes of operation, capital transfermanagement of profits collected from overseas branches, representative offices.
3. The Ministry of Planning and Investment shall consider and permitthe foreign-invested enterprise to open overseas branches or representative office. Incase of necessity, the Ministry of Planning and Investment shall consult the concernedState management bodies before making any decisions.
4. Within 60 days after being allowed to open overseas branches orrepresentative offices, the enterprises shall have to report to the representativeagencies of the Socialist Republic of Vietnam in such foreign countries on the opening oftheir branches or representative offices.
5. All transactions of transferring money from Vietnam to foreigncountries and vice versa, which are related to the operations of the branches orrepresentative offices must be effected through the enterprises' accounts and comply withthe regulations on foreign exchange management.
Profits and incomes (if any) of the overseas branches or representativeoffices must be transferred back to Vietnam within 6 months after the end of the fiscalyear of the host countries. If past such time limit, this has not yet been done, it mustbe reported to the Vietnam State Bank with the reasons therefor clearly stated.
Article 33.- Hiring managerial organizations
The hiring of managerial organizations shall comply with Article 30 ofDecree No.24/2000/ND-CP and the joint regulations of the Ministry of Planning andInvestment and the Ministry of Finance on hiring of managerial organizations.
All disputes between the managerial organizations and enterprises anddisputes between managerial organizations and other economic organizations of Vietnamshall be settled according to Article 24 of the Foreign Investment Law and Article 122 ofDecree No.24/2000/ND-CP.
Article 34.- Report on project settlement, report on investmentcapital disbursement
1. Within 6 months after projects are completely build and put intooperation and use, foreign- invested enterprises or business cooperation parties shallhave to complete the report on project settlement and make registration with theinvestment-licensing bodies. For projects with various construction items where investmentis phased out, if such construction items, when completed, are put into operation and useseparately and deemed necessary, they may be settled independently. For this case, afterthe construction of the entire projects are completed, the foreign- invested enterprisesor business cooperation parties must complete the total settlement of the entire projects.
The expense to be settled is the entire lawful expense made in theinvestment process in order to put the projects into operation and use. The total expensestated in the project settlement report constitutes part of the report on investmentcapital disbursement.
2. Within 6 months from the date of official operation,foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall complete the reportson investment capital disbursement.
Article 35. - Dossiers on project settlement reports, investmentcapital disbursement reports
1. The dossiers on project settlement report or investment capitaldisbursement report comprise the project settlement report or the investment capitaldisbursement report, the certificate of expertise of imported machinery and equipment, andthe report on the results of auditing the construction expense.
The project settlement report and the investment capital disbursementreport shall be made according to Forms 1 and 2 of Appendix IV to this Circular.
The project settlement reports and the investment capital disbursementreports must be signed by the enterprise general directors or the authorizedrepresentatives of the business cooperation parties; in case of joint venture enterprises,they must be unanimously adopted by Managing Boards.
2. The project settlement report shall include the following principalcontents:
a/ The expense for project construction, including:
- Expense for underground work (destruction and dismantlement,foundation, underground projects);
- Expense for the construction frame and completion;
- Expense for equipment and furniture inside the project.
- Expense for construction of landscapes (fences, yards, flowergardens, ornamental plants,...);
- Expense for environmental protection, fire prevention and fighting,construction insurance....
b/ Expense for machinery and equipment, including:
- Expense for procurement;
- Expense for transportation;
- Insurance expense;
- Expense for installation, adjustment.
c/ Other expenses including those for investment preparation, groundclearance compensation, the land use right value contributed as capital by the Vietnameseparty, interests on borrowed money in the construction process, training, auditing,expertise and other reasonable expenses arising in the course of implementing theinvestment projects.
Fines paid due to the faults of the enterprises or business cooperationparties must not be calculated into expenditure.
3. The investment capital disbursement report shall include:
a/ All the expenses stated in the project settlement report;
b/ The implemented working capital (if any);
c/ In the investment capital disbursement report, the spent amountsshould be divided for each year from the stage of investment preparation to the time ofcompletion of construction and putting the project into operation and use; dividedaccording to sources of contributed capital and borrowed capital.
4. For investment projects with investment licenses stipulating thatthe construction and commercial operation shall be divided into various stages, theproject settlement report and the investment capital disbursement report shall be madeaccording to the prescribed stages.
Article 36.- Auditing project construction cost
The project construction cost stated in the project settlement reportmust be audited.
After performing the audit, the auditing organizations shall issue thereports on auditing results to investors.
Article 37. - Expertise of imported machinery and equipment
1. Equipment and machinery imported for project implementation must beexpertised according to the provisions in Article 73 of Decree No.24/2000/ND-CP.
2. The expertising charges shall be calculated into the investmentexpense of the projects.
3. After performing the expertise, the expertising organizations shallissue expertise certificates. An expertise certificate contains the following details:
- The name of the expertising organization;
- The venue and time of conducting the expertise;
- Names, codes, specifications, year of manufacture, country ofmanufacture; manufacturers, quantity, technical status, capacities, quality, unit pricesand value of the equipment and machinery;
- The conclusions on the value and quality of the equipment andmachinery;
- Determination of the legal liability of the expertising organization:seal, signature.
Article 38.- Re-expertise of imported machinery and equipment
1. In case of necessity, the investment- licensing bodies may requestanother expertising organization to perform the re-expertise of machinery and equipmentimported for project implementation.
2. The enterprises shall have the right to ask for the explanation ofto question the re-expertise results, but have to abide by the decisions of theinvestment-licensing bodies. All complaints about and disputes over the expertise,re-expertise shall be handled according to the provisions of law.
Article 39.- Certifying the registration of project settlementreports, investment capital disbursement reports
Within 30 days after receiving the complete and valid dossiers onproject settlement and the dossiers of investment capital disbursement report, theinvestment-licensing bodies shall issue the certificates of project settlement reportregistration, the certificates of investment capital disbursement report registration toforeign-invested enterprises and business cooperation parties according to Forms 3 and 4of Appendix IV to this Circular.
In case of necessity, the investment-licensing bodies may appraise theproject settlement reports and the investment capital disbursement reports and request theforeign-invested enterprises or business cooperation parties to adjust the investmentcapital according to reasonable expenses.
The investment-licensing bodies shall issue the certificates of projectsettlement report registration, the certificates of investment capital disbursement reportregistration for use by foreign-invested enterprises and business cooperation parties asbasis for carrying out procedures for liquidation of the imported machinery, equipment,raw materials and materials according to Article 102 of Decree No.24/2000/ND-CP.
Chapter V
REORGANIZATION OF ENTERPRISES
Article 40.- Division, separation, merger or consolidation of enterprises
1. A foreign-invested enterprise may be divided into two or a number ofenterprises operating under the Foreign Investment Law. After being divided into newenterprises, the divided enterprise shall terminate its existence.
2. A foreign-invested enterprise may be separated by transferring partof the property of the existing enterprise (called the separated enterprise) to set up oneor several new enterprises operating under the Foreign Investment Law (called separatingenterprises); transferring part of the rights and obligations of the separated enterpriseto the separating enterprises while still maintaining the existence of the separatedenterprise.
3. Two or more foreign-invested enterprises (called consolidatedenterprises) may be consolidated into a new enterprise (called the consolidatingenterprise) by transferring their entire property, rights, obligations and legitimateinterests to the consolidating enterprise and at the same time terminating theirexistence.
4. Two or more foreign-invested enterprises (called merged enterprises)may be merged together into a foreign-invested enterprise (called the merging enterprise)by transferring all their property, rights, obligations and legitimate interests to themerging enterprise and at the same time terminating their existence.
For projects falling under the scope of responsibility division orauthorization, which, due to the reorganization of enterprises, become Group A projectsprescribed in Article 114 of Decree No.24/ 2000/ND-CP the investment-licensing bodiesshall transfer their dossiers to the Ministry of Planning and Investment forconsideration, decision and organization of management.
Article 41.- Procedures for enterprise division
1. The procedures for enterprise division are stipulated as follows:
- The to be-divided enterprise shall file the application for divisionof enterprise, enclosed with the dossiers specified in Clause 1, Article 31 of DecreeNo.24/2000/ND-CP and the decision on enterprise division;
- The decision on enterprise division must be adopted by the ManagingBoard of the joint-venture enterprise or foreign investor (for enterprises with 100%foreign capital) and contain the following principal details:
+ The name of the to be-divided enterprise;
+ The names of the to be-set up enterprises;
+ The principle and procedures for division of the enterprise'sproperty;
+ The plan on labor employment, the time limit and procedures fortransferring the contributed capital of the divided enterprise to the newly set-upenterprises;
+ The principles for settling the obligations of the dividedenterprise; the time limit for effecting the division of enterprise.
The decision on enterprise division shall be sent to all creditors andnotified to the laborers within 15 days from the date the decision is adopted.
2. The investment-licensing bodies shall approve the division ofenterprises, terminate the operation of divided enterprises and grant the establishmentpermits to the new enterprises according to current regulations.
3. The new enterprises must either jointly bear responsibility for theunpaid debts, labor contracts and other property obligations of the divided enterprise oragree to let one of them do this; carry out the procedures for establishment as prescribedfor the enterprises after being granted the investment licenses.
Article 42. - Procedures for enterprise separation
1. The procedures for enterprise separation are stipulated as follows:
- The to be-separated enterprise shall file the application forenterprise separation, enclosed with the dossiers specified in Clause 1, Article 31 ofDecree No.24/2000/ND-CP and the decision on enterprise separation;
- The enterprise separation decision must be adopted by the ManagingBoard of the joint-venture enterprise or the foreign investor (for enterprises with 100%of foreign capital) and contain the following principal details;
+ The names of the separated enterprise;
+ The names of to be- set up separating enterprises;
+ The plan on labor employment;
+ The property value, rights and obligations to be transferred from theseparated enterprises to the separating enterprises; the time limit for effecting theseparation of enterprise.
The enterprise separation decision must be sent to all creditors andnotified to the laborers within 15 days from the date the decision is adopted.
2. The investment-licensing body shall approve the enterpriseseparation in the following order:
Granting the adjusted license to the separated enterprise, includingthe approval of the enterprise separation and granting investment licenses to newly set upenterprises according to current regulations.
3. In principle, the separated enterprise shall continue to bearresponsibility for its unpaid debts, labor contracts and other property obligations beforethe enterprise separation takes place. The separated enterprise and the separatingenterprises may also mutually agree that the separating enterprises shall be fully orpartly responsible for the above-said obligations. The separating enterprises shall carryout the administrative procedures and post-establishment procedures as prescribed for theenterprises after being granted the investment licenses.
Article 43.- The procedures for enterprise consolidation
1. The enterprise consolidation procedures are stipulated as follows:
- The consolidated enterprises shall file their applications forenterprise consolidation, enclosed with the dossiers specified in Clause 1, Article 31 ofDecree No.24/2000/ND-CP and the contract for enterprise consolidation;
- The enterprise consolidation contract shall be signed between theconsolidated enterprises and adopted by the Managing Board of the joint-venture enterpriseor foreign investor (for enterprises with 100% foreign capital), which includes thefollowing principal contents:
+ The names of the consolidated enterprises;
+ The name and head-office of the consolidating enterprise;
+ The consolidation procedures and conditions; the plan for laboremployment; the time limit, procedures and conditions for conversion of property,conversion of contributed capital of the consolidated enterprises into the contributedcapital of the consolidating enterprise; the time limit for effecting the consolidation;the draft charter of the consolidating enterprise;
The consolidation contract must be sent to all creditors and notifiedto the laborers within 15 days after its adoption.
2. The investment-licensing bodies shall ratify the enterpriseconsolidation, terminate the operation of the consolidated enterprises and license theestablishment of new enterprises according to current regulation.
3. In principle, the consolidating enterprise may enjoy the legitimaterights and interests, take responsibility for the unpaid debts, labor contracts and otherproperty obligations of the consolidated enterprises, except otherwise agreed upon amongthe enterprises. The consolidating enterprise shall carry out the procedures as prescribedfor the enterprises after being granted the investment license.
Article 44. - The procedures for enterprise merger
1. The procedures for enterprise merger are stipulated as follows:
- The merged enterprises shall file their applications for enterprisemerger, enclosed with the dossiers specified in Clause 1, Article 31 of DecreeNo.24/2000/ND-CP and the contract for enterprise merger;
- The enterprise merger contract shall be signed between the mergedenterprises and the merging enterprise and adopted by the Managing Board of thejoint-venture enterprise or the foreign investor (for enterprises with 100% foreigncapital), which includes the following principal contents:
+ The name of the merging enterprise;
+ The names of merged enterprises;
+ The merger procedures and conditions.
+ The plan for labor employment the time limit and conditions forproperty conversion; the conversion of the contributed capital of the merged enterprisesinto the contributed capital of the merging enterprise; the time limit for effecting themerger;
The merger contract must be sent to all creditors and notified to the laborers within15 day after its adoption.
2. The investment-licensing bodies shall ratify the enterprise merger,terminate the operations of the merged enterprises and grant the adjusted investmentlicenses to the merging enterprise or the investment licenses to the newly set upenterprises according to current regulations.
3. In principle, the merging enterprises may enjoy the legitimaterights and interests, bear responsibility for the unpaid debts, labor contracts and otherproperty obligations of the merged enterprises, except otherwise agreed upon among theenterprises.
Chapter VI
TEMPORARY CESSATION OF OPERATION OR SLOWING DOWN OF THE TEMPO,TERMINATION OF OPERATION, LIQUIDATION, DISSOLUTION OF ENTERPRISES
Article 45.- Temporary cessation of operation or slowing down of the projectimplementation tempo
The temporary cessation of operation or slowing down of the projectimplementation tempo shall comply with Article 36 of Decree No.24/2000/ND-CP. Theforeign-invested enterprises and business cooperation parties shall report to theinvestment- licensing bodies, the Ministry of Finance and the tax offices on the durationof temporary cessation of business operation. During the temporary cessation period, theforeign-invested enterprises and the business cooperation parties shall have to pay theiroutstanding tax amounts, still take responsibility to the creditors and have to performthe contracts already signed with the customers and the laborers, except otherwise agreedupon with the customers and the laborers.
When resuming their operations, the foreign-invested enterprises andbusiness cooperation parties shall notify the investment-licensing bodies thereof.
The investment-licensing bodies shall notify in writing theforeign-invested enterprises and business cooperation parties of the approval of temporarycessation of operation or the slowing down of project implementation tempo. The writtenapproval of the investment-licensing bodies shall clearly state the duration of temporarycessation of operation or slowing down of project implementation tempo for use as basisfor the consideration of exemption or reduction of financial obligations of theenterprises.
Article 46. - Operation termination
1. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shallterminate their operations according to the provisions in Article 37 of DecreeNo.24/2000/ND-CP.
2. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties, whenterminating their operations, shall have to do the following:
- Terminating their production and business activities andtransactions. In case of need to continue performing the already concluded economiccontracts, the foreign-invested enterprises and business cooperation parties shall have toreport it to the investment-licensing bodies for approval;
- Closing the accounting books;
- Protecting the assets;
- Letting the laborers leave their jobs while waiting for settlement ofregimes and policies as prescribed by law.
- Proceeding with the liquidation of the enterprise's assets or thebusiness cooperation contracts.
3. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties, whenterminating their operations, must not commit the following acts:
+ Dispersing their assets in any form;
+ Paying undue debts;
+ Giving up the right to claim the collectible amounts;
+ Converting non-secured debts into secured debts;
+ Signing new economic contracts.
4. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shallmake the announcement on operation termination as provided for in Article 38 of DecreeNo.24/2000/ND-CP with the following contents:
+ The names and addresses of the enterprises or business cooperationparties subject to operation termination;
+ The business operation scope;
+ The date of issuing the operation termination decision;
+ Requesting the creditors or the concerned third parties to come fordebt claim.
Article 47.- Setting up liquidation boards
1. The liquidation boards shall be sect up under the provisions ofArticle 39 of Decree No.24/2000/ND-CP.
2. The Managing Boards of joint-venture enterprises or foreigninvestors (for enterprises with 100% foreign capital) or business cooperation partiesshall not have to set up the liquidation boards in the following cases:
- The parties have not yet proceeded with the project implementation orhave proceeded with the implementation of some administrative procedures but do not owedebts of wages, social insurance premiums to the laborers, taxes to be paid to the Stateor debts to a third party;
- The parties have not yet contributed legal capital as provided for inthe investment licenses or have already contributed the capital which, however, have notyet been accepted and certified by the Managing Boards or the business cooperation partiesand at the same time the joint obligations towards the State or a third party have not yetarisen;
For the above cases, alter settling by themselves the existingproblems, the parties shall send reports thereon to the investment-licensing bodies,stating their commitment that there exist no more disputes among themselves and that allobligations and responsibilities towards the Vietnamese State or a third party have beenfulfilled.
15 days after receiving the reports enclosed with the certification bythe tax offices of the localities where the enterprises are headquartered, theinvestment-licensing bodies shall issue decisions to dissolve the foreign-investedenterprises or terminate the effect of the business cooperation contracts. The partiesshall have to submit the originals of the investment licenses and operation dossiers tothe investment-licensing bodies and their seats to the seal-granting bodies.
Article 48.- Liquidation boards set up by investment-licensing bodies
1. A liquidation board set up by decision of the investment-licensingbody (as prescribed in Clause 2, Article 39 of Decree No.24/2000/ND-CP) is composed of:
- A representative of the provincial-level People’s Committee of the localitywhere the enterprise is headquartered;
- A representative of the investment-licensing body;
- A representative of the provincial Tax Department of the locality where theenterprise is headquartered;
- A representative of the provincial Service of Labor, War Invalids andSocial Affairs of the locality where the enterprise is headquartered.
In some cases of necessity, the investment-licensing bodies may alsoinvite the representatives of other relevant bodies and organizations.
2. The operation of liquidation boards set up by decisions of theinvestment-licensing bodies is stipulated as follows:
- The liquidation boards have full power and are independent from theManaging Boards of the enterprises in conducting the liquidation in compliance of theprovisions of Vietnamese law and the contents prescribed in the establishment decisions.
- The liquidation boards take responsibility before theinvestment-licensing bodies and Vietnamese law for their activities.
- Within 30 days, the liquidation boards shall hold their first meetingto discuss their operation plans, mode and funding before they are submitted to theinvestment-licensing bodies for approval and at the same time to notify the ManagingBoards of the joint- venture enterprises or foreign investors (for enterprises with 100%foreign capital) or business cooperation parties thereof for implementation. If necessary,the heads of the liquidation boards may convene extraordinary meetings of the boards.
- To request the Managing Boards of joint-venture enterprises orforeign investors or business cooperation parties, general directors, deputy-generaldirectors, chief accountants and concerned individuals to supply dossiers, documents,vouchers, accounts and funding in service of the liquidation activities.
- All expenses for liquidation shall be borne by the enterprises orbusiness cooperation parties and be paid with higher priority than other obligations.
Article 49. - Report on liquidation results
The liquidation boards shall make liquidation reports and dossiers asprescribed in Article 37 of Decree No.24/2000/ND-CP, including:
- The liquidation reports approved by the Managing Boards ofjoint-venture enterprises, foreign investors (for enterprises with 100% foreign capital)or business cooperation parties.
- Documents certifying by the tax and customs offices of thefulfillment of the financial obligations.
- Other documents, if any.
Where the liquidation boards are set up by decisions of theinvestment-licensing bodies, the boards shall submit the liquidation plans and reports onthe liquidation results to the latter for approval. After getting the approval, theliquidation boards shall conduct the liquidation, report the liquidation results to theinvestment-licensing bodies and notify the Managing Boards of joint-venture enterprises,foreign investors or business cooperation parties thereof.
Within 15 days after receiving the complete and valid liquidationdossiers, the investment-licensing bodies shall decide to dissolve the enterprisesterminate the business cooperation contracts.
Article 50.- Liquidation assets
The assets of foreign-invested enterprises and business cooperationparties shall include moveables and immoveables.
Where the Vietnamese parties contribute capital with the land use rightvalue and the joint-venture parties or the business cooperation parties have fullycontributed the capital, the land use right value during the remaining period shall belongto the liquidation assets of the enterprises.
Where the Vietnamese parties contribute capital with the land use rightvalue and the joint-venture parties or business cooperation parties have not fullycontributed the capital, the land use right value and other assets, if any, of theVietnamese parties a determined in proportion to the actually contributed capital amountsof the foreign panics according the capital contributing percentages inscribed in theinvestment licenses.
Article 51.- Handling procedures in cases bankruptcy
1. The liquidation boards shall report to the investment-licensingbodies for the termination of the liquidation and switching to the settlement of the casesaccording to the bankruptcy procedures under Article 44 of Decree No.24/2000/ND-CP.
2. The liquidation boards shall notify the Managing Boards ofjoint-venture enterprises, foreign investors (for enterprises with 100% foreign capital),business cooperation parties and creditors of the liquidation termination for filing theapplication to the court for settlement by bankruptcy declaration as provided for inArticles 7, 8 and 9 of the Law on Enterprise Bankruptcy.
3. The enterprise bankruptcy shall be handled in the order andprocedures prescribed by the legislation on enterprise bankruptcy.
Chapter VII
ENTERPRISES' REGIMES OF REPORTING, STATISTICS, COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 52. - Contents of the statistical reports
1. The periodical statistical report and statistical surveys (calledcollectively the statistical reports) shall be applied nationwide to foreign-investedenterprises and foreign business cooperation parties, regarding:
- The system of forms, submitting dates, the report-receiving bodies;
- The method of calculation of norms, calculation units;
- Reporting period.
2. The statistical data reported by foreign-invested enterprises andbusiness cooperation parties are legally valid documents for evaluation of production andbusiness results, the performance of obligations of the units as provided for in theinvestment licenses. The statistical reports must be made fully with norm calculation inaccordance with the prescribed contents and methods and submitted as scheduled.
Article 53. - Reporting, statistical regimes
1. Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shallhave to send their audited annual financial reports to the Finance Ministry, the Planningand Investment Ministry and the Statistical Department.
Foreign-invested enterprises and business cooperation parties shallimplement the statistical report regime according to specific regulations promulgated bythe Ministry of Planning and Investment and the General Department of Statistics.
2. For business cooperation contracts, the parties thereto shall agreeon the appointment of a coordinating board or a party to represent them in performing thereporting and statistical work while other parties shall have to supply data for therepresenting party.
Article 54. - Commendation
Foreign-invested enterprises, business cooperation parties andindividuals that have recorded outstanding achievements in foreign investment activitiesshall be commended according to the provisions of Article 123 of Decree No.24/2000/ND-CP,based on the following principal criteria:
1. For enterprises:
- Having created a good working environment;
- Having achieved good results in production and business;
- Having strictly observed the State's regulations on financialobligations, reporting and statistical regimes...;
- Having well settled matters related to the recruitment, employmentand treatment of laborers;
- Having involved the trade unions and other mass organizations inactivities according to the provisions of law;
- Having actively participated in social activities and maintained goodrelations with the local administration and people.
2. For individuals:
- Having well fulfilled their assigned tasks and responsibilities;
- Having actively contributed to the operation of their enterprises aswell as the activities of the labor collectives therein.
Article 55. - Handling of violations
Foreign-invested enterprises, business cooperation parties, foreigninvestors and laborers that violate the provisions of investment licenses and ofVietnamese laws shall be sanctioned according to law.
Chapter VII
REGIME OF WORKING COORDINATION IN MANAGEMENT OF FOREIGN INVESTMENTACTIVITIES
Article 56. - Common responsibility in working coordination
Within the scope of their respective functions and powers, theprovincial-level People's Committees (with the provincial/municipal Services of Planningand Investment as the main actor), the ministries, branches and the provincial-levelIndustrial Parks Management Boards shall have to closely coordinate with one another inthe management of foreign investment activities. The Ministry of Planning and Investmentshall act as the main player for joint coordination in performing this tasks.
Article 57.- Information, reporting regimes
1. General provisions:
- The Ministry of Planning and Investment shall assume the mainresponsibility in summing up the situation on receiving projects, granting and adjustinginvestment licenses and the situation on the implementation of foreign investment projectsthroughout the country.
- The provincial-level People's Committees and the provincial-levelIndustrial Parks Management Boards shall sum up the situation on foreign investmentactivities in their respective localities and industrial parks.
2. Brief report regime:
- The weekly brief reports on the receipt of projects, the granting andadjustment of investment licenses for foreign investment projects which fall under theinvestment license granting and adjusting competence of the provincial-level People'sCommittees and Industrial Parks Management Boards shall be made by theprovincial/municipal Services of Planning and Investment and the provincial-levelIndustrial Park Management Boards and sent to the Ministry of Planning and Investment onevery Friday according to Forms 1 and 2, Appendix VI to this Circular.
- The monthly brief reports on the implementation of foreign investmentprojects in localities shall be made by the provincial/municipal Services of Planning andInvestment and sent to the Ministry of Planning and Investment on the 20th ofevery month according to Form 3 of Appendix VI to this Circular.
- The monthly-reports on the foreign investment situation throughoutthe country shall be made by the Ministry of Planning and Investment on the 23rdof every month in service of the monthly regular meeting of the Government.
3. Periodical report regime:
- Quarterly, biannually and annually, the provincial-levelPeople’s Committees shall send their sum-up reports on foreign investment activitiesin their respective localities (including projects in industrial parks, export processingzones and hi-tech parks) to the Ministry of Planning and Investment. The provincial-levelIndustrial Parks Management Boards shall have to sum up the situation and supplyinformation on projects in the industrial parks for reporting to the Ministry of Planningand Investment and concerned provincial-level People’s Committees for general sum-upof foreign investment activities in the localities.
The quarterly and biannual reports shall be sent no later than the 15thof the first month of the following quarter. The annual reports shall be sent no laterthan January 31 of the following year.
- Annually, the Ministry of Planning and Investment shall sum up thesituation on foreign investment activities for reporting it to the Prime Minister andnotifying it to the concerned ministries, branches and provincial-level People'sCommittees.
Article 58.- Exchange of opinions on foreign investment situation
1. The Ministry of Planning and Investment shall assume the primeresponsibility in organizing briefings according to regions, territories with theprovincial-level People's Committees on the situation of foreign direct investment inlocalities and at the same time notify the latter of new legal documents and policiesrelated to foreign investment activities and guide the implementation thereof.
2. The provincial-level People's Committees shall prescribe and assumethe prime responsibility in organizing periodical meetings with foreign-investedenterprises in their respective localities.
Article 59. - Coordination in settling arising matters
The investment-licensing bodies shall act as the main coordinators insettling problems arising in the course of implementation of projects of foreign-investedenterprises and business cooperation parties.
Basing themselves on the practical situation, the ministries, branchesand localities shall take initiative in organizing working sessions with bodies involvedin the management of foreign investment activities for coordinated settlement of arisingmatters and notify the investment-licensing bodies of these arising problems.
Where the arising problems are beyond their jurisdiction, theinvestment-licensing bodies and concerned bodies shall report them to their immediatesuperior agencies for settlement or sum up opinions to be reported to the Prime Minister.
The Ministry of Planning and Investment shall have to sum up problemsarising in the course of deploying the implementation of foreign investment projects forcoordination with concerned bodies in working out plans for settlement and proposingpolicies and measures for improving the investment environment.
Article 60.- Mechanism for coordination in inspection work
1. General provisions:
- The inspection of foreign-invested enterprises shall be carried outperiodically, extraordinarily or according to specialized branches, through thecoordinator being the investment-licensing bodies.
- The inspection records must be signed by the representative of theinspection team and the representative of the inspected enterprise.
- Within 30 working days after the end of the inspection, the bodytaking the prime responsibility for inspection shall have to notify the inspectionconclusions to the Ministry of Planning and Investment and concerned bodies forcoordinated management.
2. Periodical inspections:
- The provincial-level People's Committees and the provincial-levelIndustrial Parks Management Boards take the prime responsibility in organizing theperiodical inspection of foreign-invested enterprises and business cooperation parties intheir respective localities. The periodical inspection team is composed of representativesof agencies involved in the State management of foreign investment activities.
- Periodical inspection contents: Comprehensive inspection of theobservance of the provisions of the investment licenses, evaluation of the operationefficiency of the enterprises and acceptance of their proposals on arising problems thatneed to be solved.
- The agencies taking the prime responsibility for the inspection shallnotify the enterprises of the plans for periodical inspection at least 7 working daysbefore conducting the inspection.
3. Specialized inspection:
- The specialized inspection shall be conducted by the specializedmanagement bodies with a view to evaluating the observance of law provisions related totheir management scopes according to their respective competence. Depending on thecharacters of each branch, each field, the ministries or branches may authorize theirprovincial/municipal Services, committees or branches to conduct the inspection.
- The specialized inspection plans and contents shall be elaborated bythe specialized management bodies arid notified to the Ministry of Planning and Investment(for the inspections organized by ministries or branches), or the provincial-levelPeople's Committees (for the inspections organized by local Services, committees,branches) at least 15 days before conducting the inspection.
- The agencies taking the prime responsibility for inspection shallnotify the enterprises of the specialized inspection plans at least 7 working days beforeconducting the inspection.
4. Extraordinary inspection:
The extraordinary inspection shall be carried out when enterprises showsigns of violating laws or when incidents or cases arise, which must be effected strictlyaccording to the procedures prescribed by law.
For big or complicated projects, when necessary the Ministry ofPlanning and Investment shall coordinate with specialized ministries and theprovincial-level People’s Committees in conducting the inspection.
Chapter IX
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 61.- Implementation provisions
This Circular takes effect as from October 1, 2000 and replacesCirculars No.03/BKH- QLDA dated March 15, 1997 and No.04/1998/TT-BKH of May 18, 1998 ofthe Ministry of Planning and Investment. The previous regulations contrary to thisCircular shall all be annulled.
 

 
MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT




Tran Xuan Gia
 
APPENDIX
(Promulgated together with Circular No.12/2000/TT-BKH of the Ministry ofPlanning and Investment guiding foreign investment activities)

Appendix I
List forms and summary of projects calling for foreign investment capital
Form No.1
List of projects calling for foreign investment capital
Form No.2
Summary of projects calling for foreign investment capital
Appendix II
Forms of foreign investment project dossiers
Form No.1
Application of registration for granting of investment license
Form No.2a
Application for contractual business cooperation
Form No.2b
Business cooperation contract
Form No.3a
Application for establishment of joint-venture enterprises
Form No.3b
Joint-venture contract
Form No.3c
Joint-venture enterprise’s charter
Form No. 4a
Application for establishment of enterprises with 100% foreign capital
Form No. 4b
Charter of enterprise with 100% foreign capital
Appendix III
Forms of investment license and adjusted license
Form No.1
Investment license granted to business cooperation contracts
Form No.2
Investment license granted to joint-venture enterprises
Form No.3
Investment license granted to enterprises with 100% foreign capital
Form No.4
Adjusted license
Table
Letters indicating provinces, cities
Appendix IV
Forms of project settlement, investment capital disbursement report
Form No.1
Project settlement report
Form No.2
Investment capital disbursement report
Form No.3
Certification of registration for project settlement
Form No. 4
Certification of registration for investment capital disbursement report
Appendix V
Forms of decisions on reorganization, termination, dissolution of enterprises
Form No.1
License for adjustment of enterprises with 100% foreign capital
Form No.2
Decisions ratifying the conversion into Vietnamese enterprises
Form No.3
Decisions terminating operation of enterprises (or business cooperation contracts)
Form No. 4
Decisions setting up liquidation boards of investment-licensing bodies
Form No. 5
Documents ratifying liquidation reports (where liquidation boards are set up by Managing Boards, investors or business cooperation parties).

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 12/2000/TT-BKH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất