Thông tư 03/2003/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 03/2003/TT-BKH
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2003/TT-BKH |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Võ Hồng Phúc |
Ngày ban hành: | 19/05/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư03/2003/TT-BKH tại đây
tải Thông tư 03/2003/TT-BKH
THÔNG TƯ
CỦA BỘ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 03/2003/TT-BKH
NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
- Căn cứ Khoản 10, Điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ (gọi tắt là NĐ 07/CP) về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 52/CP (gọi tắt là NĐ 52/CP và NĐ12/CP);
- Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư
Giám sát, đánh giá đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra và xác định mức độ đạt được so với yêu cầu của qúa trình đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư để đảm bảo đầu tư đạt hiệu quả cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển trong phạm vi cả nước, từng ngành, lĩnh vực, từng vùng, địa phương và từng dự án đầu tư.
Giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
- Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.
Giám sát tổng thể đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư ở các cấp của các ngành và địa phương; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót để đảm bảo đầu tư đúng quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu và đảm bảo hiệu quả.
Đánh giá tổng thể đầu tư là phản ảnh tình hình phân tích và đánh giá kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương; xác định mức độ đạt được so với quy hoạch, kế hoạch trong từng thời kỳ hay từng giai đoạn; phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hay giai đoạn kế hoạch sau.
- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư.
Giám sát dự án đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình đầu tư của dự án nhằm đảm bảo quá trình đầu tư đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án.
Đánh giá dự án đầu tư là việc phân tích, xác định mức độ đạt được theo từng chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư dự án hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định.
2. Phạm vi, đối tượng giám sát, đánh giá đầu tư
a) Đối tượng giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư là hoạt động đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế, của từng ngành, lĩnh vực kinh tế, địa phương hoặc vùng lãnh thổ.
b) Đối tượng giám sát, đánh giá dự án đầu tư là các dự án, chương trình đầu tư (sau đây gọi chung là dự án đầu tư) quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo NĐ 52/CP.
Giám sát, đánh giá dự án đầu tư trước hết tập trung vào các dự án trong chương trình đầu tư công cộng, các dự án được tài trợ bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương), vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
3. Mục đích giám sát, đánh giá đầu tư:
Giám sát, đánh giá đầu tư nhằm mục đích sau:
- Đảm bảo cho hoạt động đầu tư chung và từng dự án cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội và tiến hành theo đúng khuôn khổ pháp luật, chính sách của Nhà nước.
- Giúp cơ quan quản lý đầu tư các cấp nắm sát và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong quá trình đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực gây thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thực hiện đầu tư.
- Giúp các cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để nghiên cứu về cơ cấu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư cho từng thời kỳ.
4. Yêu cầu đối với giám sát, đánh giá đầu tư
Cơ quan, đơn vị thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giám sát thường xuyên quá trình đầu tư; đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp.
- Phản ảnh đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan các nội dung giám sát, đánh giá đầu tư.
- Đề xuất, kiến nghị phải kịp thời, cụ thể và có tính khả thi.
5. Nhiệm vụ cụ thể giám sát và đánh giá đầu tư
a) Theo dõi và kiểm tra thường xuyên quá trình đầu tư trên cơ sở:
- Cơ sở dữ liệu về hoạt động đầu tư tại các cơ quan giám sát đầu tư.
- Các báo cáo thường kỳ và cập nhật (theo mẫu quy định);
- Các hoạt động kiểm tra tại chỗ (theo chương trình, hoặc khi cần thiết);
b) Đánh giá đầu tư bao gồm:
- Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư;
- Đánh giá việc thực hiện mục tiêu đầu tư (sự tuân thủ quy hoạch, phù hợp với mục tiêu phát triển);
- Đánh giá mức độ hoàn thành (theo kế hoạch hay tiến độ được duyệt);
- Đánh giá hiệu quả đầu tư (quan hệ giữa chi phí và lợi ích đầu tư).
Kết quả quá trình giám sát, đánh giá đầu tư được thể hiện trong các báo cáo:
- Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư toàn quốc;
- Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư theo ngành, vùng, địa phương;
- Báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo từng giai đoạn của quá trình đầu tư (chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đưa dự án vào vận hành).
PHẦN II: NỘI DUNG GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
1. Đánh giá tổng thể đầu tư:
Đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế, ngành và địa phương, vùng lãnh thổ:
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương theo các chỉ tiêu phản ảnh quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quả đầu tư.
- Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước.
- Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau; Đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
Đánh giá tổng thể đầu tư toàn bộ nền kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành tổng hợp thực hiện hàng năm, 5 năm hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.
Đánh giá tổng thể đầu tư của ngành, địa phương do Bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện hàng năm và trong từng thời kỳ kế hoạch (thường là 5 năm).
b) Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư:
Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý đầu tư ở các bộ, ngành và địa phương, phát hiện những sai phạm, những vướng mắc để kịp thời chấn chỉnh hoạt động đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương và xử lý kịp thời về mặt cơ chế, chính sách cho thích hợp với tình hình thực tế, gồm:
- Đánh giá tình hình triển khai của các bộ, địa phương và các cấp về việc:
+ Thực hiện các quy định trong công tác chuẩn bị đầu tư: Trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; Sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư;
+ Thực hiện các quy định trong quá trình thực hiện đầu tư: Quản lý sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, huy động các nguồn vốn, trình tự xây dựng cơ bản (lập, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán,..), tổ chức đấu thầu và các quy định cụ thể khác về thực hiện dự án đầu tư.
- Phân tích các nguyên nhân thực hiện tốt và chưa tốt Quy chế quản lý đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương; Phát hiện các vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế và đề xuất các giải pháp xử lý kể cả các kiến nghị bổ sung sửa đổi các quy định hiện hành.
Giám sát, đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư do Bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện 6 tháng một lần.
2. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư
Giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo các giai đoạn gồm:
2.1. Giám sát chuẩn bị đầu tư:
Giám sát chuẩn bị đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới về quá trình chuẩn bị và ra quyết định đầu tư của dự án. Giám sát, đánh giá chuẩn bị đầu tư được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, khảo sát lập dự án đến khi có quyết định đầu tư, gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra sự đảm bảo các quy định về pháp lý trong việc chuẩn bị đầu tư (lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án); kiểm tra nội dung quyết định đầu tư theo quy định nêu tại Điều 30 Nghị định 52/CP; đánh gía sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành, địa phương; thẩm quyền và trình tự ra quyết định đầu tư đối với dự án.
Đối với dự án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp chỉ xem xét và đánh giá về sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch của ngành và địa phương.
- Đánh giá tổng thể về tính khả thi của quyết định đầu tư theo những yếu tố chủ yếu của dự án (mục tiêu, quy mô, công nghệ, tiến độ, vốn, nguồn vốn, môi trường và hiệu quả đầu tư); làm rõ những mâu thuẫn (nếu có) giữa quyết định đầu tư và nội dung dự án.
Đối với dự án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp chỉ xem xét, đánh giá về mục tiêu, quy mô và bảo đảm môi trường của dự án.
- Đánh giá về năng lực của Chủ đầu tư (năng lực về tài chính và chuyên môn, kinh nghiệm quản lý dự án).
2.2. Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư
Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra, xác định mức độ đạt được của quá trình thực hiện dự án theo quyết định đầu tư.
Nội dung giám sát đánh giá quá trình thực hiện đầu tư bao gồm:
- Theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện dự án, gồm:
+ Việc chấp hành các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán; công tác đấu thầu; điều kiện khởi công xây dựng,....
+ Việc bố trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn của dự án; việc thanh toán trong quá trình thực hiện dự án.
+ Việc thực hiện tiến độ, tổ chức quản lý dự án; các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Kiểm tra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án.
- Đánh giá năng lực của Ban quản lý dự án theo phương thức thực hiện đầu tư đã lựa chọn.
- Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu (khối lượng, tiến độ, chất lượng, giải ngân), ảnh hưởng về môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện đầu tư.
- Trên cơ sở theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện dự án phát hiện những vấn đề phát sinh (thay đổi thiết kế, dự toán, nguồn vốn, các điều kiện khác để thực hiện dự án), các sai phạm hoặc bất hợp lý, những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cần giải quyết.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cơ quan liên quan xem xét, giải quyết để đảm bảo tiến độ đầu tư.
Đối với dự án sử dụng vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác, giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư chỉ bao gồm một số nội dung sau:
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tiến độ; các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai.
+ Kiểm tra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án.
d) Đối với dự án sử dụng nhiều nguồn vốn:
Đối với dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn, nội dung giám sát, đánh giá được áp dụng theo nguồn vốn sử dụng đầu tư cho từng hạng mục trong trường hợp có thể tách riêng được nguồn vốn cho từng hạng mục, hoặc theo nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong trường hợp không tách riêng được nguồn vốn sử dụng cho từng hạng mục, hoặc theo phương thức quản lý áp dụng cho dự án đã được thoả thuận của các thành viên đối với các dự án sử dụng vốn góp của nhiều thành phần.
2.3. Đánh giá sau thực hiện dự án đầu tư:
a) Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư:
Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư là việc tổng hợp, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư một cách toàn diện từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng. Nội dung đánh giá kết thúc quá trình đầu tư bao gồm:
- Đối chiếu nội dung và kết quả thực hiện đầu tư với quyết định ban đầu để thấy rõ những sai lệch, điều chỉnh các yếu tố của dự án trong quá trình thực hiện đầu tư.
Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư cần kết hợp với việc nghiệm thu công trình để nắm được toàn diện các vấn đề liên quan đến dự án như sự đảm bảo tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và chất lượng công trình,....
- Đánh giá việc thực hiện quyết toán công trình và giá trị tài sản cố định mới tăng.
- Xác định các nguyên nhân phát sinh khối lượng hoặc điều chỉnh thiết kế trong quá trình thực hiện đầu tư; xem xét căn cứ pháp lý, tính khả thi về mặt kỹ thuât và mức chi phí các giải pháp khắc phục các yếu tố phát sịnh trong quá trình thực hiện dự án.
Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư đối với dự án không muộn hơn 6 tháng kể từ khi hoàn thành đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
b) Đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án:
Đánh giá quá trình khai thác vận hành dự án được thực hiện vào thời điểm vào thời điểm thích hợp như khi mới đưa vào khai thác, sử dụng hay khi đạt được công suất thiết kế, khi sản xuất ổn định,.... Nội dung đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án bao gồm:
- Đánh giá hiệu quả đầu tư trên cơ sở so sánh chi phí và kết quả thực tế đạt được trong quá trình khai thác, vận hành.
- Phân tích tác động đối với dự án về các mặt sử dụng đất đai, chính sách về tài chính, xã hội, môi trường, năng lực quản lý của chủ đầu tư, biến động của thị trường tới hiệu quả của dự án.
- Đề xuất các biện pháp để đảm bảo khai thác, vận hành dự án có hiệu quả.
PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
1. Hệ thống thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1.1. Các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân địa phương
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; giám sát, đánh giá các dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và các dự án nhóm A được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc.
- Tổ chức thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc theo từng thời kỳ kế hoạch hoặc theo yêu cầu của Chính phủ và tổng hợp báo cáo đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ quản lý ngành và địa phương liên quan thực hiện giám sát, đánh giá các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư trên phạm vi toàn quốc.
Tuỳ theo từng dự án cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan cử cán bộ, chuyên gia tham gia giám sát, đánh giá dự án dưới hình thức thành lập các Tổ công tác liên ngành.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện giám sát, đánh giá các dự án nhóm A do Bộ tổ chức hoặc chủ trì tổ chức thực hiện.
- Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hoặc với các bộ, ngành, địa phương liên quan (theo thẩm quyền) về các giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các ngành, các địa phương hoặc đối với các dự án nhóm A để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.
- Xem xét, có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ khi có yêu cầu của các bộ, ngành khác, địa phương và chủ đầu tư.
b) Các bộ, cơ quan quản lý tổng hợp (Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Tài nguyên - Môi trường) có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư theo yêu cầu của Chính phủ;
- Tham gia cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ cho phép hoặc quyết định đầu tư đối với các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của bộ;
- Giải quyết các kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.
c) Các bộ quản lý chuyên ngành có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổ chức thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý;
- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư);
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc cho phép đầu tư về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ (đồng thời gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định;
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, ngành khác về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư chung của Bộ, ngành và liên quan đến các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;
- Có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành khi có yêu cầu của các bộ, ngành khác, địa phương và chủ đầu tư.
d) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổ chức thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của địa phương mình;
- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư);
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc cho phép đầu tư trên địa bàn của mình;
- Giám sát việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, đảm bảo môi trường của các dự án trên địa bàn của tỉnh, thành phố;
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ (đồng thời gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định;
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư chung của địa phương và liên quan đến các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;
- Có ý kiến hoặc giải quyết kịp thời các vấn đề về giải phóng mặt bằng, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình khi có yêu cầu của các bộ, ngành và chủ đầu tư.
1.2. Các doanh nghiệp, các chủ đầu tư:
Các doanh nghiệp, các chủ đầu có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình quyết định đầu tư hoặc thuộc quyền quản lý của mình và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan giám sát đầu tư của Nhà nước ở các cấp trực thuộc (Bộ, Ngành hoặc UBND cấp tỉnh).
Đối với các dự án nhóm A ngoài báo cáo cấp quyết định đầu tư, hàng quý chủ đầu tư phải gửi báo cáo tới cơ quan quản lý cấp trên và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan tổ chức giám sát đầu tư những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và kiến nghị các giải pháp khắc phục; kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh dự án trong trường hợp cần thiết.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền, các bộ, ngành, địa phương về những vấn đề cần giải quyết liên quan đến dự án do mình quản lý để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.
Ban quản lý dự án tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình quản lý và báo cáo chủ đầu tư về công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo các nội dung do chủ đầu tư quy định đồng thời phát hiện, báo cáo kịp thời với chủ đầu tư những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và kiến nghị các giải pháp khắc phục.
1.3. Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có chức năng giúp lãnh đạo các bộ, các ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Có kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư do cấp có thẩm quyền thông qua và tổ chức thực hiện các công việc giám sát, đánh giá đầu tư trong phạm vi trách nhiệm được giao.
- Tổ chức hệ thống cung cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong phạm vi bộ, ngành, địa phương hoặc các dự án (đối với các chủ đầu tư) do mình quản lý.
- Thu thập các báo cáo, thông tin liên quan phục vụ giám sát, đánh giá đầu tư theo từng đối tượng quy định.
- Thực hiện xem xét, phân tích, đánh giá các thông tin, báo cáo, lập Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư phù hợp với nội dung và yêu cầu quy định trình các cấp có thẩm quyền xem xét.
Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có các quyền hạn sau:
- Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan báo cáo theo chế độ quy định, cung cấp các thông tin, tài liệu bổ sung liên quan đến nội dung giám sát, đánh giá đầu tư nếu thấy cần thiết.
- Trong trường hợp cần thiết có thể tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan, với chủ đầu tư và kiểm tra trực tiếp tại hiện trường. Cơ quan có nhu cầu tiếp xúc, trao đổi trực tiếp hoặc kiểm tra trực tiếp tại hiện trường phải có kế hoạch, nội dung làm việc cụ thể và thông báo trước với các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Kiến nghị với cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh dự án khi cần thiết hoặc huỷ bỏ quyết định đầu tư, đình chỉ, tạm dừng thực hiện các dự án đầu tư nếu trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng. Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư, của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi nhiệm vụ giám sát, đánh giá được quy định và kiến nghị các biện pháp xử lý theo mức độ vi phạm.
1.4. Giám sát của cộng đồng
Bên cạnh việc giám sát thường xuyên, trực tiếp của của các cơ quan quản lý nhà nước, chủ các chương trình, các dự án đầu tư (kể cả dự án của tư nhân) sau khi quyết định đầu tư phải công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, chương trình kế hoạch đầu tư (tên dự án, quy mô xây dựng, phạm vi chiếm đất, vốn đầu tư, nguồn vốn, chủ đầu tư, tiến độ thực hiện,...) tại địa điểm thực hiện đầu tư, trụ sở HĐND, UBND địa phương nơi có dự án, đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo với HĐND địa phương các cấp về các nội dung cơ bản của dự án để HĐND và nhân dân địa phương giám sát. Dự án của các ngành, cơ quan trung ương phải thông báo cho HĐND cấp tỉnh nơi có dự án; Dự án của các ngành và cơ quan cấp tỉnh phải thông báo cho HĐND cấp huyện nơi có dự án; Dự án của các ngành và cơ quan cấp huyện phải thông báo cho HĐND cấp xã nơi có dự án để HĐND các cấp tổ chức giám sát. Dự án do xã làm chủ đầu tư phải công khai trong cộng đồng nhân dân xã đó.
Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc thực hiện dự án theo quyết định đầu tư và các quy định của Nhà nước, góp phần làm cho việc thực hiện dự án đúng quy định, tiết kiệm, có hiệu quả.
Giám sát của cộng đồng dân cư thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và Hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội có thể gửi ý kiến về dự án đến cơ quan được giao là đầu mối tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các cấp. Dự án do cấp nào quản lý thì ý kiến giám sát cộng đồng được gửi về cơ quan đầu mối giám sát đầu tư cấp ấy.
Các cơ quan tiếp nhận ý kiến có trách nhiệm xem xét, kiến nghị xử lý những vấn đề phát sinh và thông báo các kết luận tới nơi gửi ý kiến đóng góp.
2. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư :
2.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân công một đơn vị (Vụ) làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư, cung cấp thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ và xử lý các vấn đề về giám sát, đánh giá đầu tư.
2.2. Các bộ, ngành chỉ định đơn vị (Vụ hoặc Ban kế hoạch) chịu trách nhiệm thường xuyên về giám sát, đánh giá đầu tư của bộ, ngành; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị trực thuộc, các dự án đựơc bộ, ngành phân cấp hoặc uỷ quyền cho cấp dưới.
2.3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của tỉnh, thành phố; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các cấp, đơn vị trực thuộc, các dự án đựơc UBND tỉnh, thành phố phân cấp hoặc uỷ quyền cho cấp dưới.
2.4. Doanh nghiệp, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Phương thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
1. Tổ chức theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình:
Các cơ quan thực hiện nhiệm vụ theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư trên cơ sở các thông tin, báo cáo định kỳ theo hệ thống và chế độ quy định.
Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các bộ, ngành và địa phương cần tổ chức mạng thông tin liên thông để thu thập và cập nhật thông tin, phối hợp theo dõi và đánh giá tình hình đầu tư.
2. Kiểm tra, xem xét thường xuyên:
Các cơ quan nhà nước thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư bằng việc kiểm tra, xem xét thường xuyên hoạt động đầu tư thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Trong trường hợp phát hiện có những dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án hoặc có những vấn đề chưa rõ trong Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư thì các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có thể yêu cầu chủ đầu tư báo cáo hoặc tiến hành giám sát tại chỗ về vấn đề cần tìm hiểu.
Các cơ quan nhà nước thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có thể thực hiện các nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư tại các cơ quan quản lý đầu tư các cấp của các bộ, ngành, địa phương, tại hiện trường của dự án.
Việc giám sát tại chỗ chỉ tiến hành khi thấy cần thiết phải trao đổi, tiếp xúc với các cơ quan, đơn vị quản lý đầu tư hoặc quan sát trực tiếp đối tượng đầu tư. Trường hợp có yêu cầu thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư tại chỗ, cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cần báo cáo và phải được người có thẩm quyền quyết định. Việc thực hiện giám sát tại chỗ phải có kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể và thông báo trước ít nhất là 5 ngày làm việc cho cơ quan, đơn vị liên quan biết.
3. Tổ chức đánh giá hoạt động đầu tư:
Ngoài việc đánh giá tổng thể đầu tư và tình hình thực hiện dự án đầu tư theo định kỳ, các cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư các cấp có thể thực hiện nhiệm vụ đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án (gọi chung là đánh giá đầu tư) vào thời điểm cần thiết theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của người quyết định đầu tư như đã nêu ở phần nội dung giám sát, đánh giá đầu tư.
Nhiệm vụ, nội dung và thời điểm đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án đầu tư do cơ quan cấp trên hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định.
Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án đầu tư có thể mời các tổ chức tư vấn, chuyên gia có đủ năng lực chuyên môn về các lĩnh vực liên quan tham gia. Các tổ chức tư vấn và chuyên gia thực hiện đánh giá đầu tư trên cơ sở hợp đồng với đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ này. Khi có nhu cầu thuê các tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia thực hiện đánh giá đầu tư, các đơn vị được giao thực hiện đánh giá đầu tư phải có kế hoạch trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư:
4.1. Chế độ báo cáo
Các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các cấp (các Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư) thực hiện chế độ báo cáo qui định như sau:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm và từng thời kỳ kế hoạch theo yêu cầu của Chính phủ; tổng hợp báo cáo về giám sát tổng thể đầu tư 6 tháng một lần; báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc một quý một lần.
2. Các bộ, ngành, địa phương định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng một lần, đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp. Các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo quy định của các bộ, ngành và địa phương.
3. Chủ đầu tư thực hiện báo cáo quý, 6 tháng và năm cho cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của bộ, ngành, tỉnh chủ quản của mình; chủ đầu tư dự án của các bộ, ngành đồng thời gửi báo cáo cho cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án.
Riêng chủ đầu tư dự án nhóm A ngoài việc lập và gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án đến cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của các bộ, ngành và địa phương, đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo quý, 6 tháng, năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các dự án hoàn thành đưa vào hoạt động chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giá kết thúc quá trình đầu tư không chậm hơn 6 tháng kể từ khi hoàn thành đưa dự án vào khai thác, sử dụng theo nội dung quy định và gửi đến các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của các bộ, ngành và địa phương trực thuộc và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án nhóm A).
Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm báo cáo đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án theo nội dung quy định gửi đến các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của các bộ, ngành và địa phương trực thuộc và và đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án nhóm A).
4. Ban quản lý dự án thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án do mình quản lý theo quy định của Chủ đầu tư.
Nội dung báo cáo định kỳ của các cấp thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo mẫu nêu trong phần Phụ lục.
4.2. Thời hạn báo cáo định kỳ:
1. Chủ đầu tư:
Gửi báo cáo quý về giám sát, đánh giá dự án đầu tư đến các cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, ngành và địa phương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp (đối với dự án nhóm A) trong thời gian 5 ngày đầu của quý sau.
2. Các Bộ, ngành và địa phương:
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong thời gian 10 ngày đầu tháng 7 (đối với báo cáo 6 tháng) và 15 ngày đầu tháng 1 năm sau (đối với báo cáo năm).
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm trong tháng 2 năm sau.
- Báo cáo quý về giám sát đánh giá dự án đầu tư nhóm A trong tháng đầu của quý sau.
4) Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có thể có báo cáo bất thường khi cần thiết.
PHẦN IV: TRÁCH
NHIỆM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM CỦA CÁC
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN GIÁM SÁT,
ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
1. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
1.1. Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về các hậu quả do không tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư hoặc không báo cáo theo qui định.
1.2. Các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư phải chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo của mình.
1.3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về mọi hậu quả phát sinh do không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ các quy định về giám sát đầu tư hoặc do báo cáo, cung cấp thông tin sai sự thực về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi mình quản lý.
1.4. Các Bộ, ngành, địa phương phải xem xét và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, các kiến nghị của cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư, chủ đầu tư về những vấn đề thuộc quyền hạn và trách nhiệm của mình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của bên có liên quan và chịu trách nhiệm về các quyết định về việc xử lý đó hoặc báo cáo kịp thời với cấp trên các vấn đề vượt thẩm quyền.
2. Xử lý vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư
2.1. Trong thời hạn quy định mà các Bộ, ngành, địa phương không gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị các hình thức xử lý thích hợp.
2.2. Các đơn vị trực thuộc bộ, ngành và UBND cấp tỉnh, các chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thì cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cần báo cáo cấp có thẩm quyền và kiến nghị các hình thức xử lý về hành chính hoặc đề nghị ngừng thực hiện dự án.
2.3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan trong trường hợp phải ngừng thực hiện dự án do không báo cáo kịp thời.
2.4. Các cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh đầu tư đối với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định.
2.5. Các dự án sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau nếu không có đầy đủ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư năm trước. Dự án chỉ được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư khi thực hiện đầy đủ các quy định giám sát, đánh giá đầu tư.
3. Xử lý các vi phạm về quản lý đầu tư và xây dựng trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư:
2.1. Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trong các hoạt động đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý theo quy định.
2.2. Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cố tình che giấu các trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư và xây dựng sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về các sai phạm và hậu quả gây ra.
PHẦN V: CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
1. Chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1.1. Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm các chi phí có liên quan đến công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp, bao gồm:
a. Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư được sử dụng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp của cơ quan thực hiện nhiệm vụ này.
b. Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
2.2. Việc quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện hướng dẫn của Bộ Tài chính. Định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ Xây dựng quy định.
2. Hiệu lực và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này thay thế Thông tư 01/2000/TT-BKH ngày 10 tháng 1 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về Giám định đầu tư và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư cần tổ chức triển khai ngay công tác giám sát, đánh giá đầu tư thuộc phạm vị quản lý của mình theo quy định của Thông tư này.
- Các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện ngay từ 6 tháng đầu năm 2003 và có báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.
- Đối với công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư:
+ Các dự án đầu tư được phê duyệt sau ngày Nghị định 07/CP có hiệu lực, hoặc đã được phê duyệt trước ngày Nghị định 07/CP có hiệu lực nhưng chưa triển khai thực hiện thì thực hiện ngay công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Thông tư này.
+ Các dự án đầu tư phê duyệt trước ngày Nghị định 07/CP có hiệu lực và đang triển khai thực hiện dự án và công tác giám định đầu tư theo quy định của NĐ52/CP và Thông tư 01/2000/TT-BKH ngày 10 tháng 1 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đây, nay thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Thông tư này.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, xử lý nhằm thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
Mẫu số 1/GĐĐT:
Báo cáo đánh giá tổng thể đầu tư của các Bộ, Ngành, Địa phương
BỘ... (UBND TỈNH....)
Số...../BCĐT |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ...., ngày.... tháng.... năm..... |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ ĐẦU TƯ NĂM .........
I. Tình hình thực hiện đầu tư
1. Vốn đầu tư thực hiện trong năm
|
Vốn đầu tư thực hiện theo quý |
Cả năm |
|||
|
Quý I |
Quý II |
Quý III |
Quý IV |
|
Kế hoạch |
|
|
|
|
|
Thực hiện |
|
|
|
|
|
% hoàn thành KH |
|
|
|
|
|
% So với cùng kỳ năm trước |
|
|
|
|
|
Công trình khởi công mới |
|
|
|
|
|
Công trình hoàn thành |
|
|
|
|
|
2. Cơ cấu đầu tư:
- Theo ngành (theo quy định báo cáo thống kê đối với bộ, ngành, địa phương)
TT |
Ngành |
Năm trước năm báo cáo |
Năm báo cáo |
||
|
|
Tổng mức (tr.đồng) |
Tỷ lệ % |
Tổng mức (tr.đồng) |
Tỷ lệ % |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
- Theo khoản mục chi phí đầu tư:
TT |
Khoản mục chi phí đầu tư |
Năm trước năm báo cáo |
Năm báo cáo |
||
|
|
Tổng mức (tr.đồng) |
Tỷ lệ % |
Tổng mức (tr.đồng) |
Tỷ lệ % |
|
Tổng số |
|
|
|
|
1 |
Xây lắp |
|
|
|
|
2 |
Thiết bị |
|
|
|
|
3 |
Chi phí khác trong đó: đền bù, tái định cư |
|
|
|
|
3. Kết quả đầu tư
|
Hàng quý |
Cả năm |
|||
|
Quý I |
Quý II |
Quý III |
Quý IV |
|
Giá trị tài sản mới tăng |
|
|
|
|
|
Tỷ lệ % so với vốn đầu tư thực hiện |
|
|
|
|
|
II. Đánh giá tình hình và kết quả đầu tư
1. Đánh giá mức độ đạt được so với kế hoạch hoặc so với thực tế cùng kỳ (đánh giá của cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư; những vấn đề mới phát hiện trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư liên quan đến chính sách, định hướng ở tầm vĩ mô,...)
2. Phân tích nguyên nhân tác động đến tình hình và kết quả đầu tư
III. Đề xuất và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
a) Giải pháp thuộc về cơ chế, chính sách
b) Giải pháp kinh tế-kỹ thuật
c) Giải pháp quản lý thực hiện đầu tư
Mẫu số 2/GĐĐT: Báo cáo
hàng năm về giám sát đầu tư
của các bộ, ngành, địa phương
BỘ... (UBND TỈNH....)
Số...../BCĐT |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ...., ngày.... tháng.... năm..... |
BÁO CÁO THỰC HIỆN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ
(báo cáo 6 tháng, năm)
I. Tình hình thực hiện giám sát đầu tư
TT |
Chỉ tiêu |
Tổng số |
Phân theo nhóm |
||
|
|
|
A |
B |
C |
1 |
Số dự án thực hiện đầu tư trong năm |
|
|
|
|
2 |
Số dự án được quyết định đầu tư trong năm |
|
|
|
|
3 |
Số dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong năm |
|
|
|
|
4 |
Số dự án đã thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong năm |
|
|
|
|
5 |
Số dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư: - Không phù hợp quy hoạch - Không đúng thẩm quyền - Không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án - Đấu thầu không đúng quy định - Bỏ giá thầu không phù hợp - Phê duyệt không kịp thời - Ký hợp đồng không đúng quy định - Chậm tiến độ - Chất lượng xây dựng thấp - Có lãng phí |
|
|
|
|
6 |
Số dự án phải điều chỉnh: - Nội dung đầu tư - Tiến độ đầu tư - Vốn đầu tư |
|
|
|
|
7 |
Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác nhau |
|
|
|
|
8 |
Số dự án đưa vào hoạt động nhưng không có hiệu quả |
|
|
|
|
II. Đánh giá tình hình thực hiện giám sát đầu tư và kết quả đạt được
1. Đánh giá tình hình: Phân tích kết quả thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư; đối chiếu với năm trước.
2. Phân tích nguyên nhân: phân tích các nguyên nhân về điều kiện thực hiện đầu tư, về tổ chức quản lý đầu tư.
III. Đề xuất, kiến nghị
1. Các đề xuất về đổi mới cơ chế, chính sách, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành
2. Các đề xuất về tổ chức thực hiện
Mẫu số 3/GĐĐT: Báo cáo
quý về giám sát, đánh giá dự án đầu tư
của các bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BỘ... (UBND TỈNH....)
Số...../BCĐT |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ...., ngày.... tháng.... năm..... |
BÁO CÁO TỔNG HỢP VỀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GÍA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Quý....../năm......
I. Tình hình thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư
TT |
Chỉ tiêu |
Tổng số |
Phân theo nhóm |
||
|
|
|
A |
B |
C |
1 |
Số dự án thực hiện đầu tư trong quý |
|
|
|
|
2 |
Số dự án được quyết định đầu tư trong quý |
|
|
|
|
3 |
Số dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong quý |
|
|
|
|
4 |
Số dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư: - Không phù hợp quy hoạch - Không đúng thẩm quyền - Không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án |
|
|
|
|
5 |
Số dự án phải điều chỉnh: - Nội dung đầu tư - Tiến độ đầu tư - Vốn đầu tư |
|
|
|
|
6 |
Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác nhau |
|
|
|
|
Các mục từ 1 đến 6 phải kèm theo danh mục cụ thể theo bảng sau
TT |
Tên dự án |
Địa điểm xây dựng |
Tổng mức đầu tư |
Tiến độ thực hiện |
I |
Dự án nhóm A |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
2... |
|
|
|
|
II |
Dự án nhóm B |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
2... |
|
|
|
|
III |
Dự án nhóm C |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
2... |
|
|
|
|
II. Những giải pháp và kiến nghị xử lý
1. Giải pháp xử lý đối với các dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư hoặc gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành, địa phương liên quan về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của các dự án.
Mẫu số 4/GĐ ĐT: Báo cáo đánh giá về chuẩn bị đầu tư dự án của Chủ đầu tư
(gửi
cơ quan đầu mối của bộ, ngành, địa phương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(đối với dự án nhóm A)
BỘ... (UBND TỈNH....) ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
Số...../BCĐT |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ...., ngày.... tháng.... năm..... |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Tên dự án: ; Địa điểm xây dựng:
I. Các chỉ tiêu chủ yếu theo Quyết định đầu tư
1. Mục tiêu chính:
2. Quy mô, công suất:
3. Địa điểm, diện tích đất sử dụng
4.Tổng mức đầu tư:
5. Nguồn vốn
6. Tiến độ thực hiện:
II. Báo cáo đánh giá ban đầu về dự án (*)
1. Các văn bản về quyết định đầu tư (Cơ quan, số, ngày tháng năm quyết định đầu tư).
2. Cơ quan thẩm tra, thẩm định dự án (nêu rõ Tên, địa chỉ cơ quan, đơn vị tham gia thẩm tra, thẩm định dự án).
3. Hình thức quản lý dự án (theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng).
4. Cơ cấu, nhân sự Ban quản lý dự án (số lượng, chuyên ngành và trình độ chuyên môn)
5. Đánh giá sự phù hợp của mục tiêu, quy mô đầu tư với các quy hoạch được duyệt (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch ngành; Quy hoạch xây dựng).
6. Đánh giá tổng thể về tính khả thi của các yếu tố chính của dự án (quy mô, công nghệ, giải pháp xây dựng, vốn và nguồn vốn, tiến độ thực hiện, môi trường).
7. Những vấn đề cần quan tâm xử lý để đảm bảo thực hiện dự án có kết quả.
Mẫu số 5/GĐ ĐT: Báo cáo kế hoạch triển khai thực hiện dự án
BỘ... (UBND TỈNH....) ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
Số...../BCĐT |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ...., ngày.... tháng.... năm..... |
BÁO CÁO KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
(do Chủ đầu tư tự lập và tự đánh giá trong quá trình thực hiện)
1. Kế hoạch tiến độ thực hiện dự án
TT |
Tên công việc chính |
Thời gian bắt đầu |
Thời gian kết thúc |
Đơn vị thực hiện |
Cơ quan phê duyệt (nếu có) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
2. Kế hoạch huy động vốn
TT |
Nguồn vốn |
Nội dung sử dụng vốn |
Tổng số (1000 đ) |
Thời gian huy động |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
3. Kế hoạch đưa vào khai thác, huy động từng phần (nếu có)
TT |
Tên hạng mục/bộ phận dự định đưa vào huy động |
Công suất/năng lực phục vụ |
Vốn đầu tư (1000 đ) |
Thời gian đưa vào huy động |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
Mẫu số 6/GĐ ĐT: Báo cáo giám sát, đánh giá về thực hiện dự án của
gửi
cơ quan đầu mối của Bộ, ngành, địa phương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(đối với dự án nhóm A)
BỘ... (UBND TỈNH....) ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
Số...../BCĐT |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ...., ngày.... tháng.... năm..... |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GÍA THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
QUÝ......./NĂM.....
Tên dự án: , Địa điểm xây dựng:
I. Các chỉ tiêu chủ yếu theo Quyết định đầu tư
1. Mục tiêu chính:
2. Quy mô, công suất:
3. Địa điểm, diện tích đất sử dụng
4.Tổng mức đầu tư:
5. Nguồn vốn
6. Tiến độ thực hiện:
II. Tình hình thực hiện dự án
1. Kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện dự án (ghi rõ các mốc thời gian thực hiện các công việc chính hoặc giai đoạn theo Kế hoạch được duyệt).
2. Kế hoạch đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tình hình thực hiện dự án
3.1. Phê duyệt thiết kế, Tổng dự toán, dự toán các hạng mục: Số lượng các hạng mục hoàn thành thiết kế kỹ thuật, dự toán; mức hoàn thành theo số lượng hạng mục và theo mức vốn đầu tư:
3.2. Thực hiện đấu thầu:
3.2.1. Kết quả lựa chọn nhà thầu:
TT |
Tên gói thầu và phương thức lựa chọn nhà thầu |
Tình hình thực hiện |
||
|
|
Giá gói thầu (theo KH đấu thầu) |
Giá trúng thầu |
So với KH đấu thầu |
1 |
|
|
|
|
2... |
|
|
|
|
3.2.2. Tiến độ thực hiện đấu thầu:
3.3. Thực hiện khối lượng:
TT |
Chỉ tiêu |
Tình hình thực hiện |
||
|
|
Quý báo cáo |
Luỹ kế |
So với KH hoặc Giá gói thầu |
1 |
Nguồn vốn đã huy động được |
|
|
|
2 |
Vốn đầu tư thực hiện: - Vốn xây lắp: - Vốn thiết bị: - Vốn khác: |
|
|
|
3 |
Vốn đầu tư đã được giải ngân |
|
|
|
4 |
Giá trị khối lượng đã thanh toán cho nhà thầu |
|
|
|
5 |
Vốn đã được quyết toán (nếu có) |
|
|
|
3.4. Tiến độ thực hiện: Đối chiếu kế hoạch tiến độ, đánh giá mức độ đảm bảo, nguyên nhân chậm (nếu có); biện pháp khắc phục.
3.5. Những vấn đề khác: Môi trường, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư, áp dụng chính sách, chế độ,....(phân tích so với hồ sơ được duyệt)
3.6. Những vấn đề phát sinh: Thay đổi thiết kế, biện pháp thi công, khối lượng, thay đổi vốn, nguồn vốn, sự cố, ....
III. Đánh giá tình hình thực hiện dự án:
1. Đánh giá chung tình hình thực hiện dự án trên các mặt chủ yếu: Thủ tục XDCB, khối lượng thực hiện, tiến độ, giải ngân,... Đánh giá mức độ đạt được so với kế hoạch, những tồn tại, vướng mắc.
2. Phân tích nguyên nhân những tồn tại, trách nhiệm
3. Các giải pháp xử lý các tồn tại, vướng mắc
IV. Kiến nghị
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành, địa phương liên quan, các cấp thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án.
Mẫu số 7/GĐ ĐT: Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư dự án
của
Chủ đầu tư gửi cơ quan đầu mối của Bộ, ngành, địa phương và
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án nhóm A)
BỘ... (UBND TỈNH....) ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
Số...../BCĐT |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ...., ngày.... tháng.... năm..... |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GÍA KẾT THÚC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Tên dự án:
I. Đánh giá kết quả thực hiện dự án
TT |
Chỉ tiêu |
Theo QĐ đầu tư |
Theo QĐ điều chỉnh (nếu có) |
Thực tế |
Chênh lệch |
1 |
Mục tiêu đầu tư |
|
|
|
|
2 |
Quy mô đầu tư Các hạng mục chính |
|
|
|
|
3 |
Tổng mức đầu tư: Phân theo: - Xây lắp - Thiết bị - Khác |
|
|
|
|
4 |
Tiến độ thực hiện - Khởi công - Kết thúc đưa vào HĐ |
|
|
|
|
5 |
Đánh giá về chất lượng công trình theo tiêu chuẩn, quy phạm (khi nghiệm thu) |
|
|
|
|
II. Nhận xét, đánh giá về dự án:
1. Đánh giá chung vê quá trình thực hiện dự án: Mức độ đạt được theo các chỉ tiêu chủ yếu nói trên.
2. Phân tích các nguyên nhân đạt được kết quả tốt, tồn tại, thiếu sót; xác định trách nhiệm đối với từng vấn đề, từng việc.
3. Đánh giá khả năng phát huy hiệu quả của dự án; những vấn đề cần xử lý tiếp để dự án phát huy hiệu quả
III. Kiến nghị:
Kiến nghị của Chủ đầu tư với các cấp, các ngành, địa phương về những vấn đề liên quan cần được hỗ trợ, phối hợp để đảm bảo dự án hoạt động có hiệu quả.
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 03/2003/TT-BKH | Hanoi, May 19, 2003 |
CIRCULAR
GUIDING THE INVESTMENT- SUPERVISING AND -EVALUATING WORK
Pursuant to Clause 10, Article 1 of the Government’s Decree No. 07/2003/ND-CP of January 30, 2003 (referred to as Decree No. 07/CP for short) on amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 promulgating the Regulation on investment and construction management and the Government’s Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles of Decree No. 52/CP (referred to as Decree No. 52/CP and Decree No. 12/CP for short);
Pursuant to the Government’s Decree No. 75/CP of November 1, 1995 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;
The Ministry of Planning and Investment issues the Circular guiding the investment-supervising and -evaluating work as follows:
Part I
GENERAL PROVISIONS
1. Investment-supervising and -evaluating activities
Investment supervision and evaluation means activities of overseeing, examining and determining the extent of attainment against the requirements of the investment process, which are conducted by competent State agencies in order to perform their function of State management over investment with a view to ensuring that investment be highly efficient and compliant with the development objectives and orientations of the whole country, each branch, domain, region, locality and each investment project.
Investment supervision and evaluation comprise:
- Overall investment supervision and evaluation.
Overall investment supervision means the oversight and examination of the process of investment execution by various branches and localities at all levels; the timely detection and redress of wrong-doings and mistakes so as to ensure that investment comply with plannings, plans and objectives and be efficient.
Overall investment evaluation means the reflection of the situation, the analysis and evaluation of investment results of the economy, branches or localities; the determination of the extent of attainment against plannings and plans in each period or each stage; the analysis of causes affecting the investment results as well as the putting forward of measures to raise investment efficiency in the subsequent period or plan stage.
- Supervision and evaluation of investment projects.
Supervision of investment projects means the regular oversight and examination of the projects’ investment process to ensure its compliance with the regulations on investment and construction management, and the projects’ objectives and efficiency.
Evaluation of investment projects means the analysis and determination of the extent of attainment according to each specific norm compared with the project investment decisions or the State-prescribed evaluation criteria at a given time.
2. Scope and objects of investment supervision and evaluation
a/ Objects of overall investment supervision and evaluation are investment activities of all economic sectors in the economy, of each economic branch or domain, each locality or territory.
b/ Objects of supervision and evaluation of investment projects are investment projects and programs (hereinafter referred to collectively as investment projects) prescribed in the Regulation on investment and construction management, promulgated together with Decree No. 52/CP.
Supervision and evaluation of investment projects shall concentrate first of all on projects within public investment programs, projects financed with the State budget capital (central and local), the State’s development investment credit capital, the State-guaranteed credit capital or the State capital in enterprises.
3. Purposes of investment supervision and evaluation
The purposes of investment supervision and evaluation are:
- To ensure that investment activities in general and projects in particular bring about high socio-economic benefits, conform with the socio-economic development objectives and orientations and be carried out within the framework of laws and policies of the State.
- To assist the investment management agencies at all levels in closely grasping and correctly evaluating the investment situation, the results of investment activities, the investment execution progress as well as constraints and difficulties in the investment process so as to work out measures to make appropriate adjustments; to detect and promptly stop wrong-doings and negative acts that cause capital loss and wastage in the investment execution process.
- To assist the policy-making agencies in obtaining factual materials for studying the investment structure and investment promotion policies for each period.
4. Requirements on investment supervision and evaluation
The investment-supervising and -evaluating agencies and units must satisfy the following requirements:
- Regularly supervising the investment process; ensuring uniform and close coordination among various branches and levels.
- Fully, promptly, honestly and objectively reflecting the contents of investment supervision and evaluation.
- Making timely, specific and feasible proposals and recommendations.
5. Specific tasks of investment supervision and evaluation
a/ Regularly supervision and supervising the investment process on the basis of:
- Databases on investment activities, which are available at investment-supervising agencies;
- Periodical and updated reports (made according to set forms);
- Field inspection activities (planned or when necessary).
b/ Investment evaluation includes:
- Overall evaluation of investment management;
- Evaluation of the realization of investment objectives (compliance with plannings, conformity with development objectives);
- Evaluation of the level of completion (according to approved plans or schedules);
- Evaluation of investment efficiency (relationship between investment costs and benefits).
The results of the investment-supervising and
-evaluating processes are presented in the following reports:
- Reports on overall investment supervision and evaluation in the whole country;
- Reports on overall investment supervision and evaluation by branch, region or locality;
- Reports on supervision and evaluation of investment projects according to different stages of the investment process (investment preparation, project implementation and putting of projects into operation).
Part II
CONTENTS OF INVESTMENT SUPERVISION AND EVALUATION
1. Overall investment evaluation:
Overall investment evaluation includes;
a/ Overall investment evaluation of the economy, branches, localities and territories:
- Summing up, analyzing and evaluating the investment situation and results of the economy, branches and localities according to the indexes indicating the investment size, speed, structure, progress and efficiency.
- Evaluating the extent of attainment against the approved plannings, the plan tasks or that of the previous period.
- Identifying factors and causes that affect the investment situation and results; proposing measures to raise investment efficiency in the subsequent period or plan stage; appraising the feasibility of the approved plannings and plans.
The overall investment evaluation of the whole economy shall be conducted by the Ministry of Planning and Investment in coordination with other ministries and general branches on an annual and five-year basis or at the Government’s request.
The overall investment evaluation of branches or localities shall be conducted by the branch-managing ministries or the provincial-level People’s Committees annually and in each plan period (usually five years).
b/ Overall evaluation of investment management:
Overall evaluation of investment management aims to evaluate the implementation of the investment management regulations by the ministries, branches and localities; to detect wrong-doings and problems so as to promptly redress investment activities at these ministries, branches and localities and adopt mechanisms and policies in time to suit the practical situation, including:
- Evaluation of the implementation by the ministries, localities and levels of:
+ The regulations on the investment preparation work: The order of elaborating, examining, evaluating and approving investment projects; the compatibility with the State’s strategies, plannings and plans in the issuance of investment decisions;
+ The regulations on the investment execution process: Land management and use, ground clearance and compensation, mobilization of various capital sources, order of capital construction (making and approval of designs, total cost estimates…), organization of bidding, and other specific regulations on the implementation of investment projects.
- Analysis of reasons for the proper as well as improper implementation of the Investment Management Regulation by the ministries, branches and localities. Identification of matters not suitable to the practical situation and proposal of remedies, including amendments and supplements to the current regulations.
Overall supervision and evaluation of investment management shall be conducted by the branch-managing ministries and the provincial-level People’s Committees once every six months.
2. Supervision and evaluation of investment projects
Supervision and evaluation of investment projects according to different stages include:
2.1. Supervision of investment preparation:
Supervision of investment preparation means the oversight and examination by the superior management agencies of their subordinates regarding the process of investment preparation and investment decision-making of projects. Supervision and evaluation of investment preparation shall be conducted in the process of project research, survey and elaboration till the issuance of investment decisions, comprising the following contents:
- Examining the observance of law provisions in the investment preparation (project elaboration, verification, evaluation and approval); checking the contents of investment decisions under the provisions in Article 30 of Decree No. 52/CP; evaluating the compliance of investment decisions with the investment planning, plans and programs of the branches or localities; competence to and order of issuing investment decisions to the projects.
For projects using the capital under the ownership of enterprises and the capital mobilized by enterprises, they shall be considered and evaluated only in terms of their investment decisions’ compatibility with the branches’ or localities’ plannings.
- Overall evaluation of the feasibility of investment decisions according to the projects’ principal elements (objectives, size, technology, progress, capital, capital sources, environment and efficiency of investment); identification of contradictions (if any) between investment decisions and projects’ contents.
For projects using the capital under the ownership of enterprises and the capital sources mobilized by enterprises, they shall be considered and evaluated only in terms of their objectives, size and environmental protection).
- Evaluation of the investors’ capabilities (financial capability, professional capability and project management experiences).
2.2. Supervision and evaluation of the process of implementation of investment projects
Supervision and evaluation of the process of implementation of investment projects mean the oversight, examination and determination of the extent of attainment of the project implementation process under the investment decisions.
The supervision and evaluation of the project implementation process cover the following contents:
- Regularly overseeing and examining the project implementation process, regarding:
+ The observance of the regulations on the elaboration, evaluation and approval of designs, total cost estimates and estimates, bidding; conditions for construction commencement,…
+ The projects’ capital mobilization and use plans; payment in the project implementation process.
+ The implementation of the project schedules, the project management organization; requirements on environmental protection.
- Examining the application and implementation of policies and mechanisms prescribed by the State, branches or localities for the projects.
- Evaluating the capacity of the project management boards by the selected investment execution modes.
- Assessing the extent of attainment of major norms (volume, progress, quality and capital disbursement), environmental and social impacts in the investment execution process.
- Through overseeing, examining and evaluating the project implementation process, detecting newly arising matters (changes in designs, cost estimates, capital sources, other conditions for project implementation), wrong-doings or irrationalities, difficulties and problems related to mechanisms and policies, which need to be tackled.
- Putting forward solutions and recommendations to persons competent to decide on investment or concerned agencies for consideration and settlement so as to keep to the investment schedule.
For projects using the capital mobilized by enterprises and capital of other sources, the supervision and evaluation of investment execution shall cover only the following contents:
+ Examining and evaluating the implementation progress; requirements on environmental protection and land use.
+ Examining the application and observance of policies and regimes prescribed by the State, branches and localities for the projects.
d/ For projects using different capital sources:
For projects using different capital sources, the supervising and evaluating contents shall be compatible with the sources of capital invested in each project item, for cases where capital sources can be separated for each item, or with the source of capital accounting for the largest percentage, for cases where capital sources cannot be separated for each item, or with the management mode applicable to the projects as agreed upon by members, for projects using capital contributed by various sectors.
2.3. Post-implementation evaluation of investment projects:
a/ Evaluation upon completion of the investment process:
Evaluation upon completion of the investment process means the summing up and evaluation of the entire investment execution process in a comprehensive manner, from the stage of preparation to the stage of completion and putting of projects into exploitation or use. The evaluation upon completion of the investment process covers the following contents:
- Comparing the investment execution contents and results with the initial decisions so as to clearly identify deviations and adjust the projects’ elements in the investment execution process.
Evaluation upon completion of the investment process should be conducted in combination with the pre-acceptance test of the works so as to grasp all matters related to the projects, such as assurance of technical standards and norms as well as the quality of works,…
- Appraising the works’ financial settlement and the newly increased value of fixed assets.
- Identifying reasons for newly arising volumes or adjusting designs in the investment execution process; considering legal grounds and technical feasibility as well as expenditures for dealing with matters arising in the project implementation process.
Evaluation upon completion of the investment process of projects must be conducted within 6 months after the projects are completed and put into exploitation and use.
b/ Evaluation of the process of exploitation and operation of projects:
Evaluation of the process of exploitation and operation of projects shall be conducted at an appropriate time like when projects are put into exploitation and use, when they reach their design capacity or when production becomes stable,… The evaluation of the process of exploitation and operation of projects covers the following contents:
- Assessing investment efficiency by comparing costs with results actually obtained in the process of exploitation and operation.
- Analyzing impacts of land use, financial, social and environmental policies, investors’ managerial capabilities on the projects, and of the market fluctuations on the projects’ efficiency.
- Proposing measures to ensure efficient exploitation and operation of projects.
Part III
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION OF INVESTMENT SUPERVISION AND EVALUATION
1. The system of implementation of investment supervision and evaluation
1.1. Ministries, branches and local People’s Committees
a/ The Ministry of Planning and Investment shall assist the Prime Minister in organizing the implementation of overall investment supervision and evaluation; monitor and evaluate important national projects in which investment is decided by the Prime Minister and Group-A projects in which investment is permitted by the Prime Minister.
The Ministry of Planning and Investment shall have the following specific tasks:
- Guiding, supervision and summing up for reporting to the Prime Minister on the work of investment supervision and evaluation nationwide.
- Organizing the overall investment evaluation nationwide according to each plan period or at the Government’s request an summing up the annual overall investment evaluation by the ministries, branches and localities for reporting to the Prime Minister.
- Assuming the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance, the State Bank, the concerned branch-managing ministries and localities in supervising and evaluating important national projects and Group-A projects in which investment is permitted by the Prime Minister nationwide.
Depending on each specific project, the Ministry of Planning and Investment shall request the concerned ministries, branches and/or localities to send their officials and specialists to participate in supervising and evaluating projects through the setting up of inter-branch working teams.
- Reporting to the Prime Minister on the supervision and evaluation of Group-A projects the implementation of which the Ministry has organized or assumed the prime responsibility for.
- Proposing to the Prime Minister or concerned ministries, branches and localities (according to their competence) the remedies to for problems in investment activities of the branches and localities or for Group-A projects so as to ensure the investment progress and efficiency.
- Considering, giving opinions on or solving matters falling under the Ministry’s functions and tasks when it is so requested by the other ministries, branches, localities and/or investors.
b/ The ministries and general management agencies (the Ministry of Finance, the State Bank, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Natural Resources and Environment) shall have the following specific tasks:
- Coordinating with the Ministry of Planning and Investment in conducting overall investment evaluation at the Government’s request.
- Joining the Ministry of Planning and Investment in supervising and evaluating Group-A projects in which investment is permitted or decided by the Prime Minister in the domains falling under their respective management.
- Settling recommendations made by the ministries, branches, localities and investors on matters falling under their respective functions and tasks.
c/ Specialized managerial ministries shall have the following specific tasks:
- Organizing, and reporting to the Prime Minister on, the overall investment supervision and evaluation within the branches or domains falling under their respective management;
- Organizing the supervision and evaluation of projects falling under their respective deciding competence (including projects which have been decentralized and authorized to subordinate levels for investment decision);
- Coordinating with the Ministry of Planning and Investment in supervising and evaluating Group-A projects in which investment is decided or permitted by the Prime Minister in the domains under their respective management;
- Sending reports to the Prime Minister (and concurrently to the Ministry of Planning and Investment) on the overall investment-supervising and -evaluating work within the branches or domains under their respective management and the supervision and evaluation of investment projects falling under their respective deciding competence according to the prescribed regime.
- Proposing to the Prime Minister or other ministries and branches on matters related to the general investment activities of the ministries or branches and to the projects under their respective management in order to promptly settle difficulties and problems, thus ensuring the investment progress and efficiency;
- Giving opinions on or solving matters falling under the functions and tasks of their ministries or branches when it is so requested by other ministries, branches, localities and/or investors.
d/ The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have the following specific tasks:
- Organizing the implementation of, and reporting to the Prime Minister on, the overall supervision and evaluation of investment falling under the scope of management by their respective localities;
- Organizing the supervision and evaluation of projects falling under their respective deciding competence (including projects on which investment decision has been decentralized or authorized to subordinate levels);
- Coordinating with the Ministry of Planning and Investment in supervision and evaluating Group-A projects in which investment is decided or permitted by the Prime Minister in the provinces or cities under their respective management;
- Supervising the implementation of land use plannings and plans and environmental protection of the projects in the provinces or cities;
- Sending reports to the Prime Minister (and concurrently to the Ministry of Planning and Investment) on the work of overall investment supervision and evaluation falling under the scope of their respective management and the supervision and evaluation of investment projects falling under their respective deciding competence according to the prescribed regime.
- Proposing to the Prime Minister or other ministries and branches on matters related to the general investment activities of their localities and to the projects under their respective management in order to promptly solve difficulties and problems, thus ensuring the investment progress and efficiency;
- Giving opinions on, or promptly solving matters related to, ground clearance and land use falling under their functions and tasks when it is so requested by the ministries, branches and/or investors.
1.2. Enterprises and investors:
Enterprises and investors shall have the following tasks:
- Organizing the supervision and evaluation of projects in which investment has been decided by themselves or which fall under their management, and reporting thereon to the superior managing agencies and the investment- supervising State agencies of relevant authorities (ministries, branches or provincial-level People’s Committees).
For Group-A projects, apart from reporting to the investment-deciding authorities, investors must quarterly send reports to their superior managing agencies and the Ministry of Planning and Investment for summing up and reporting to the Prime Minister.
- Promptly detecting and reporting to the authorities competent to decide on investment and the investment-supervising agencies difficulties and problems arising in the process of project implementation and proposing remedies therefor; proposing the persons with investment-deciding competence to adjust projects when necessary.
- Proposing to competent authorities, ministries, branches and localities to solve problems related to the projects under their management so as to ensure investment progress and efficiency.
The project management boards shall organize and conduct the supervision and evaluation of the projects under their management and report to the investors on the work of supervision and evaluating investment projects according to the contents required by the investors and at the same time detect and report promptly to the investors difficulties and problems arising in the process of project implementation and propose remedies therefor.
1.3. Investment-supervising and -evaluating agencies and units
The agencies and units assigned to conduct investment supervision and evaluation and assist the leaderships of the ministries, branches and People’s Committees at all levels in performing the investment supervision and evaluation shall have the following specific tasks:
- Having investment supervision and evaluation plans approved by competent authorities and organizing the performance of investment supervision and evaluation tasks within the ambit of their assigned responsibilities.
- Organizing the system of supplying and storing information on the investment situation in the ministries, branches, localities or projects (for investors) under their management.
- Collecting related reports and information in service of the investment supervision and evaluation according to each prescribed object.
- Considering, analyzing and assessing information, reports and making investment supervision and evaluation reports suitable to the prescribed contents and requirements, then submitting them to competent authorities for consideration.
The investment-supervising and -evaluating agencies and units shall have the following powers:
- Requesting the investment-supervising and -evaluating agencies and units at relevant levels to report according to the prescribed regime, supply additional information and materials related to the investment supervision and evaluation contents if they deem it necessary.
- In case of necessity, to directly contact and meet with the investment-supervising and -evaluating agencies and units at relevant levels, with investors and conduct field inspection. The agencies which need to have direct contact or meetings or conduct field inspection must work out specific plans and working agendas and notify them in advance to the concerned agencies and units.
- Proposing competent authorities to adjust projects when necessary or cancel investment decisions, suspend or temporarily cease the implementation of investment projects if detecting serious errors and violations in the process of investment supervision and evaluation. Reporting to competent authorities on the investors’, concerned agencies’ and units’ violations of the regulations on investment supervision and evaluation within the scope of their prescribed supervision and evaluation tasks and proposing handling measures depending on the seriousness of such violations.
1.4. Supervision by communities
Besides the regular and direct supervision by State management bodies, the owners of programs and investment projects (including private projects), after receiving investment decisions, must make public the contents of such investment decisions, the investment programs and plans (project titles, construction scope, to be-occupied land areas, investment capital, capital sources, investors, implementation progress,…) at the investment execution sites, the headquarters of the People’s Councils and People’s Committees of the localities where the projects are to be implemented, and at the same time announce them on the mass media.
Investors shall have to report to the local People’s Councils of different levels on the principal contents of their projects so that the local People’s Councils and people can supervise them. The projects of central branches and agencies must be notified to the provincial-level People’s Councils of the localities where they are to be implemented. The projects of provincial-level branches and agencies must be notified to the district-level People’s Councils of the localities where they are to be implemented; the projects of district-level branches and agencies must be notified to the commune-level People’s Councils of the localities where they are to be implemented so that the People’s Councils at these levels can organize the supervision thereof. Projects whose investors are communes must be publicized among the population communities of such communes.
The State encourages the population communities to participate in supervision the project implementation according to their investment decisions and the State’s regulations, contributing to make the project investment lawful, thrifty and efficient.
The communities’ supervision shall be effected through social and mass organizations as well as the People’s Councils at all levels, which may send their opinions on the projects to the sole investment-supervising and -evaluating agencies and units at different levels. Communities’ supervising opinions on projects shall be addressed to the agencies acting as sole investment-supervising agencies at the levels that manage such projects.
The opinion-receiving agencies must consider arising matters, propose measures to handle them and notify the conclusions to the opinion-contributing places.
2. Organization and implementation of investment supervision and evaluation:
2.1. The Ministry of Planning and Investment shall assign one of its units (Department) to act as a sole agency in performing the Ministry’s investment- supervising and -evaluating tasks, coordinating with the other ministries, branches, localities and investors, supply information and professional guidance, and handle matters related to investment supervision and evaluation.
2.2. The ministries and branches shall designate their units (Planning Departments or Sections) to take regular charge of their ministries or branches’ invest-ment supervision and evaluation; to provide guidance for the investment supervision and evaluation of their attached units and projects decentralized or authorized by the ministries or branches to subordinate levels.
2.3. For the provinces and centrally-run cities, their Planning and Investment Services shall take responsibility for regularly performing the investment- supervising and -evaluating tasks of their provinces or cities; providing guidance for the investment supervision and evaluation by the lower levels and attached units, as well as projects decentralized or authorized by the provincial/municipal People’s Committees to subordinate levels.
2.4. Enterprises, investors and project management boards shall designate their divisions to take responsibility for regular performance of the tasks of investment supervision and evaluation of projects under their management.
3. Mode of conducting investment supervision and evaluation:
1/ Organization of oversight, summing up and analysis of the situation:
The agencies shall perform the tasks of overseeing, analyzing and evaluating the situation of investment execution as well as management of investment activities on the basis of information and periodical reports sent in a systematic way and according to the prescribed regime.
The ministries’, branches’ and localities’ investment-supervising and -evaluating agencies and units should organize inter-connected communication networks so as to gather and update information, coordinate in overseeing and evaluating the investment situation.
2/ Regular examination and scrutiny:
The investment-supervising and -evaluating State agencies shall perform their tasks of investment supervision and evaluation by regularly examining and scrutinizing investment activities falling under the ambit of their responsibilities.
If detecting signs of violation of the regulations on investment management, difficulties and problems in the process of project implementation or unclear matters in the investors’ investment supervision and evaluation reports, the investment-supervising and -evaluating agencies and units may request the investors to report on, or conduct field supervision of, these matters.
The investment-supervising and -evaluating State agencies may perform their tasks of investment supervision and evaluation at the ministries’, branches’ or localities’ investment management agencies, or at the projects’ sites.
Field supervision shall be conducted when it is deemed necessary to have direct contacts and/or meetings with investment management agencies or units or to directly observe the investment objects. When having the need to conduct investment supervision and/or evaluation in the field, the investment- supervising and -evaluating agencies must report such to competent persons for decision. Field supervision must have specific working plans and programs which must be notified at least five days in advance to the concerned agencies or units.
3/ Organization of the evaluation of investment activities:
Apart from conducting overall evaluation of investment and the situation of the implementation of investment projects on a periodical basis, the investment-supervising and -evaluating agencies at all levels may conduct overall investment evaluation or evaluation of projects (referred collectively to as investment evaluation) at necessary points of time at the requests of the superior agencies or the investment decision makers as stated in the part on the contents of investment supervision and evaluation.
The tasks, contents and points of time for overall investment evaluation or evaluation of investment projects shall be considered and decided by the superior agencies or persons competent to decide on investment.
The agencies or units assigned the task of conducting overall investment evaluation or evaluation of investment projects may invite consulting organizations and/or experts professionally qualified in relevant domains to participate therein. Consulting organizations and experts shall conduct investment evaluation on the basis of contracts signed with the units assigned to perform this task. If having the need to hire consulting organizations or experts to conduct investment evaluation, the units assigned to conduct investment evaluation must work out plans and submit them to competent persons for consideration and decision.
4. Investment supervision and evaluation reports:
4.1. The reporting regime
The investment-supervising and -evaluating agencies and units at all levels (ministries, branches, localities and investors) shall implement the reporting regime prescribed below:
1. The Ministry of Planning and Investment shall report to the Prime Minister on the overall investment evaluation once every year and every plan period at the Government’s request; sum up and report on overall investment supervision once every six months; report on the general supervision and evaluation of Group-A projects nationwide once every quarter.
2. The ministries, branches and localities shall send reports to the Prime Minister on overall investment supervision and evaluation once every six months, and at the same time send them to the Ministry of Planning and Investment for sum-up. The units attached to the ministries, branches, provinces and centrally-run cities shall implement the regular reporting regime according to the regulations of the ministries, branches and localities.
3. Investors shall send quarterly, biannual and annual reports to the sole investment-supervising and -evaluating agencies of their managing ministries, branches or provinces; project owners of the ministries and branches, and at the same time send reports to the sole investment-supervising and -evaluating agencies of the localities where their projects are implemented.
In particular, the investors of Group-A projects shall, apart from making and sending reports on their projects’ investment supervision and evaluation to the sole investment-supervising and -evaluating agencies of the ministries, branches or localities, also send quarterly, biannual and annual reports to the Ministry of Planning and Investment for sum-up and reporting to the Prime Minister.
For projects completed and put into operation, the investors must make reports, with the prescribed contents, on evaluation upon completion of the investment process within six months after their projects are completed and put into use, and also send them to the investment-supervising and -evaluating agencies of their managing ministries, branches or localities as well as to the Ministry of Planning and Investment (for Group-A projects).
The investors shall have to make reports evaluating the project exploitation and operation process according to the prescribed contents and send them to the investment-supervising and -evaluating agencies of their managing ministries, branches or localities as well as to the Ministry of Planning and Investment (for Group-A projects).
4. The project management boards shall report on the investment supervision and evaluation of the projects under their management according to the investors’ regulations.
The contents of periodical reports of the investment-supervising and -evaluating agencies at different levels shall comply with set forms.
4.2. Time limits for sending periodical reports:
1. Investors:
To send quarterly reports on supervision and evaluation of investment projects to the sole investment-supervising and -evaluating agencies of the ministries, branches and localities as well as the Ministry of Planning and Investment for sum-up (for Group-A projects) within the first five days of the first month of the subsequent quarter.
2. Ministries, branches and localities:
To report to the Prime Minister on overall investment supervision and evaluation within the first 10 days of July (for biannual reports) and the first 15 days of January of the subsequent year (for annual reports).
3. The Ministry of Planning and Investment:
- To report to the Prime Minister on annual overall investment supervision and evaluation in February of the subsequent year.
- To make quarterly reports on supervision and evaluation of Group-A projects in the first month of the subsequent quarter.
4. The investment-supervising and -evaluating agencies may make extraordinary reports when necessary.
Part IV
RESPONSIBILITIES AND HANDLING OF VIOLATIONS OF INVESTMENT-SUPERVISING AND -EVALUATING AGENCIES AND UNITS
1. Responsibilities of the investment-supervising and -evaluating agencies and units:
1.1. The heads of the ministries, branches and localities and the investors shall bear responsibility for consequences caused by their failure to organize the investment supervision and evaluation or to report according to regulations.
1.2. The agencies assigned the tasks of investment supervision and evaluation shall bear responsibility for the contents of their reports.
1.3. The investors shall bear responsibility for the contents of their reports and be accountable before law for all consequences caused by their failure to implement or fully implement the regulations on investment supervision or for reporting and/or supplying untrue information on the situation of investment execution falling under the scope of their management.
1.4. The ministries, branches and localities must consider and promptly handle all arising problems and recommendations made by the investment-supervising and -evaluating agencies as well as investors on matters falling under their respective powers and responsibilities within 15 days after receiving the written requests of the concerned parties and bear responsibility for handling decisions or report promptly to subordinate agencies on matters beyond their competence.
2. Handling violations of investment supervision and evaluation
2.1. If past the prescribed time limits, ministries, branches or localities fail to send investment supervision and evaluation reports, the Ministry of Planning and Investment shall report such to the Prime Minister and propose appropriate handling forms.
2.2. If the units attached to the ministries, branches and provincial-level People’s Committees fail to fully implement the reporting regime, the investment-supervising and -evaluating agencies should report such to competent authorities and propose administrative handling forms or stoppage of the project implementation.
2.3. The investors shall bear responsibility for problems that arise due to the stoppage of the project implementation for their failure to make timely reports.
2.4. Competent authorities shall not be allowed to adjust investment for projects failing to conduct investment supervision and evaluation as prescribed.
2.5. Projects shall not be included in the subsequent year’s capital plan if they fail to have fully investment supervision and evaluation reports of the preceding year. Projects shall have their investment capital settlement reports approved only if they fully comply with the regulations on investment supervision and evaluation.
3. Handling violations of investment and construction management in the process of investment supervision and evaluation:
3.1. The investment-supervising and -evaluating agencies shall promptly report cases of violation of the Regulation on investment and construction management in investment activities under their respective management to competent authorities for handling according to regulations.
3.2. The investment-supervising and -evaluating agencies which deliberately cover up cases of violation of investment and construction management shall bear joint responsibility before law for their wrong-doings and entailed consequences.
Part V
OTHER PROVISIONS
1. Funding for the investment supervision and evaluation
1.1. The funding for investment supervision and evaluation shall cover expenses related to the investment supervision and evaluation at all levels, including:
a/ Expenses for the overall investment supervision and evaluation, to be covered with the non-business funding source of the agencies performing this task.
b/ Expenses for the supervision and evaluation of investment projects shall be included in the projects’ total investment amounts.
1.2. The management and use of the investment supervision and evaluation funding shall comply with the guidance of the Ministry of Finance. The spending norms for the investment supervision and evaluation funding shall be stipulated by the Ministry of Construction.
2. Effect and organization of implementation
1. This Circular replaces the Planning and Investment Ministry’s Circular No. 01/2000/TT-BKH of January 10, 2000 providing guidance for investment expertise and takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
2. The ministries, branches, localities and investors should organize immediately the implementation of the investment supervising and evaluating falling under the scope of their management under the provisions of this Circular.
- The ministries, branches and localities shall organize the performance of the overall investment supervision and evaluation immediately in the first six months of 2003 and make reports thereon.
- For the investment supervision and evaluation of investment projects:
+ Investment projects which were approved after the effective date of Decree No. 07/CP or were approved before the effective date of Decree No. 07/CP but not yet implemented shall perform the investment supervision and evaluation under the provisions of this Circular.
+ Investment projects which were approved before the effective date of Decree No. 07/CP and are being implemented and performing the investment expertise under the provisions of Decree No. 52/CP and the Planning and Investment Ministry’s Circular No. 01/2000/TT-BKH of January 10, 2000 shall now shift to perform the investment supervision and evaluation under the provisions of this Circular.
- The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the ministries, branches, provinces and centrally-run cities shall guide the organization of the implementation of this Circular.
3. Any problems arising in the course of implementation should be reported by the ministries, branches, localities and concerned units to the Ministry of Planning and Investment for timely consideration and handling so as to ensure the good performance of the investment supervision and evaluation.
| MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây