Quyết định 55/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

thuộc tính Quyết định 55/2008/QĐ-TTg

Quyết định 55/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:55/2008/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:28/04/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 55/2008/QĐ-TTg NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2008 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 ngày 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tại Tờ trình số 16/TTr-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2007 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 8581/BKH-TĐ&GSĐT ngày 22 tháng 11 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn với những nội dung chủ yếu sau:

 

I. PHẠM VI KHU KINH TẾ
CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN

 

Khu vực dự kiến thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được xác lập tại phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, bao gồm thành phố Lạng Sơn, thị trấn Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng và các xã: Thuỵ Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Tân Liên, xã Song Giáp, một phần xã Bình Trung - huyện Cao Lộc; xã Tân Thanh, Tân Mỹ - huyện Văn Lãng, một phần xã Vân An, huyện Chi Lăng; xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan; với diện tích 394 km2.

 

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN

 

1. Quan điểm phát triển

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn có ranh giới địa lý xác định cụ thể, có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi bao gồm: các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, khu dân cư, đô thị mới, các công trình dịch vụ và diện tích công cộng, với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định, lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

2. Mục tiêu phát triển

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng (khu phi thuế quan, khu công nghiệp, cửa khẩu quốc tế v.v…) giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ, các ngành kinh tế khác và phát triển các khu đô thị.

Khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế, chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng núi đông bắc bộ.

Đẩy mạnh tốc độ đầu tư xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cùng với phát triển tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc để sau năm 2010 phát triển thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

Tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại, môi trường xã hội thân thiện; nâng cao vị thế của Lạng Sơn và Việt Nam trong tiến trình Hội nhập; đồng thời củng cố quốc phòng toàn dân, bảo đảm an ninh trật tự và chủ quyền biên giới quốc gia.

3. Mô hình phát triển

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được hình thành trên diện tích 394 km2; là Khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh; trong đó, lĩnh vực mũi nhọn là phát triển kinh tế cửa khẩu. Về cơ bản, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được phân thành 2 khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan.

 

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHU KINH TẾ
CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN

 

1. Định hướng phát triển dịch vụ và hình thành khu phi thuế quan

- Khai thác triệt để lợi thế về kinh tế cửa khẩu để phát triển thương mại: Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành một trung tâm xuất nhập khẩu của Đông Bắc Bộ với Trung Quốc, vùng Đông Âu và Tây Âu. Hướng tới xây dựng Đồng Đăng - Lạng Sơn thành trung tâm giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ, trung tâm hàng xuất nhập khẩu lớn; một trung tâm xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Đông Bắc Bộ, có vai trò quan trọng trong cả nước. Song song với phát triển thương mại cần tập trung phát triển một số ngành, sản phẩm dịch vụ có lợi thế như dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi, dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, bưu chính - viễn thông v.v… Xây dựng khu phi thuế quan với các chính sách ưu đãi và quản lý đặc thù để thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ liên quan đến cửa khẩu, các loại hình gia công hàng xuất khẩu v.v…

- Tập trung phát triển du lịch: khu vực Đồng Đăng - Lạng Sơn gắn liền với khu kinh tế cửa khẩu, quần thể di tích tín ngưỡng Đền Mẫu - Đồng Đăng, khu nhất nhị tam thanh, khu du lịch sinh thái Hồ Nà Tâm của thành phố Lạng Sơn; do đó Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn rất thuận lợi trong liên kết phát triển du lịch. Vì vậy, cần chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch sau: du lịch sinh thái; du lịch leo núi, cắm trại, thăm các hang động, danh thắng v.v….; du lịch văn hoá, thăm các di tích lịch sử cách mạng, lễ hội; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch hội nghị, hội chợ, triển lãm v.v….; du lịch đường thuỷ trên sông Kỳ Cùng gắn với nhà máy thuỷ điện Khánh Khê.

2. Định hướng phát triển công nghiệp

- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gắn với các lợi thế về tài nguyên đá vôi, mỏ sét; công nghiệp khai thác khoáng sản gắn với mỏ quặng bôxit; các ngành công nghiệp gắn với khai thác lợi thế cửa khẩu; các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu.

- Tạo môi trường thuận lợi và chính sách ưu đãi, linh hoạt nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp lớn có công nghệ tiên tiến làm đầu tàu để thúc đẩy phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

- Hình thành khu công nghiệp tập trung trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

- Phát triển sản xuất các sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

- Ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Từ nay đến năm 2020, tập trung phát triển các ngành công nghiệp: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng; công nghiệp lắp ráp, gia công, đóng gói, bao bì; công nghiệp ôtô, chế tạo động cơ, phụ tùng; điện tử, cơ khí chính xác; công nghiệp chế biến nông - lâm sản v.v….

3. Định hướng phát triển nông - lâm nghiệp

Kinh tế nông - lâm nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; khai thác có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng: tăng mạnh tỷ trọng chăn nuôi; phát triển các cây, con (hoa, cây cảnh, rau sạch, cây ăn quả chất lượng) có giá trị phù hợp với điều kiện trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

4. Phát triển các lĩnh vực xã hội

- Dân số, lao động:

Quy mô dân số đến năm 2020 của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn khoảng 200.000 người, tỷ lệ đô thị hoá khoảng 70%, tổng lao động xã hội khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 60% dân số.

Nhu cầu lao động cho phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn rất lớn, năm 2020 khoảng 130 ngàn người, trong đó lao động nông - lâm nghiệp khoảng 20 ngàn người, lao động công nghiệp - xây dựng khoảng 50 ngàn người và lao động các ngành dịch vụ khoảng 60 ngàn người. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm 85% tổng lao động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

- Giáo dục - Đào tạo:

Đến năm 2020, có 100% cơ sở giáo dục - đào tạo trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đạt chuẩn quốc gia; quy hoạch xây dựng một số cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh đào tạo nghề và thực hiện xã hội hoá dạy nghề, liên doanh, liên kết trong đào tạo nghề.

- Y tế - chăm sóc sức khoẻ nhân dân:

Mở rộng các hình thức huy động vốn phát triển lĩnh vực y tế, cho phép một số khoa, bộ phận của các bệnh viện, trạm y tế trong khu vực Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn liên doanh thực hiện các dịch vụ y tế chất lượng cao; khuyến khích mở bệnh viện tư theo tiêu chuẩn quốc tế tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

- Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao:

Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá theo hướng tập trung cho việc xây dựng đời sống văn hoá, văn minh đô thị vừa thể hiện được nét đặc sắc của văn hoá truyền thống. Đưa hoạt động thể dục thể thao vào nền nếp thường xuyên trong các công sở, trường học và các địa bàn dân cư; phát triển các loại hình thể thao cộng đồng tại các khu đô thị, các khu công viên, cây xanh v.v…; nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sinh thái ở trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

- Bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững:

Chú trọng đặc biệt đến bảo vệ nguồn nước; cần có quy hoạch và quản lý môi trường. Các chương trình phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng và đô thị cần xem xét đến việc cải thiện môi trường; tăng cường thanh tra, giám sát các nguồn thải trong các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và du lịch.

Xử lý nước thải: quy hoạch và xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; đặc biệt chú trọng các khu công nghiệp, khu đô thị và dân cư. Bố trí xây dựng từ 1-2 nhà máy xử lý nước thải tập trung.

Xử lý chất thải rắn: chất thải rắn được thu gom và xử lý tập trung cùng với các chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn xây dựng 01 nhà máy phân loại rác và xử lý chất thải gồm cả tận dụng rác để sản xuất phân vi sinh và tái chế rác, tiêu huỷ, chôn lấp rác không xử lý được v.v….

Về xử lý bụi, khí thải và tiếng ồn: tất cả các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn phải có các thiết bị xử lý khói, bụi và tiếng ồn đảm bảo tiêu chuẩn; đồng thời tăng cường trồng cây xanh để bảo vệ, cải thiện môi trường. Tỷ lệ xây dựng công trình trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo quy hoạch.

5. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng

Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến giao thông quan trọng như đường cao tốc đoạn thành phố Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị (6 làn xe); hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng mới và hiện đại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, ga Đồng Đăng; mở rộng các tuyến đường đi cửa khẩu Tân Thanh, đường vào mốc 23 - Bảo Lâm, xây dựng Khu công nghiệp Hồng Phong. Quy hoạch, tái định cư xây dựng khu phi thuế quan. Xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, chiếu sáng công cộng trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn v.v…..

6. Định hướng bố trí không gian lãnh thổ

- Hướng sử dụng đất là: khai thác triệt để các khu đất tại các khu kinh tế cửa khẩu, vùng đất trống, đồi núi trọc để phát triển công nghiệp, đất tại các khu du lịch để phát triển du lịch, gắn với phát triển các khu đô thị và dân cư; đồng thời với bảo tồn, tôn tạo các vùng rừng sinh thái, vùng rừng núi đá vôi trong khu vực hiện có, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái; dành một quỹ đất canh tác để phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Phân thành các khu chức năng sau: khu phi thuế quan sẽ phát triển các loại hình hoạt động chính như sau: sản xuất hàng xuất khẩu, thương mại hàng hoá, dịch vụ thương mại, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, dịch vụ khác như trung chuyển hàng hoá, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, dịch vụ xuất nhập cảnh, tư vấn đầu tư, công nghệ, vui chơi giải trí v.v….; với cơ chế hoạt động mậu dịch tự do trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Khu thuế quan bao gồm các phân khu chính như: khu cửa khẩu quốc tế, khu công nghiệp, các khu du lịch, khu đô thị, hành chính và các khu dân cư. Trong các khu chức năng sẽ quy hoạch dành đất để xây dựng hệ thống công viên cây xanh phù hợp cho phát triển đô thị và du lịch; ngoài ra bố trí một số khu vực dành cho khu nghĩa trang có không gian riêng biệt đảm bảo vệ sinh và mỹ quan đô thị trong khu vực.

7. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho việc triển khai thực hiện Đề án là rất lớn. Tỉnh cần xác định nguồn vốn đầu tư chính là huy động trong dân và các doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải có lộ trình thích hợp, có các chính sách, các phương thức xúc tiến đầu tư phù hợp để thu hút vốn đầu tư. Vốn từ ngân sách Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các công trình hạ tầng trọng yếu, các chương trình có ý nghĩa nâng cao nguồn nhân lực.

8. Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư đến năm 2010

(Xin xem phụ lục kèm theo)

Trong thời gian trước mắt, cần tập trung ưu tiên nghiên cứu đầu tư các dự án sau:

- Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

- Đường cao tốc đoạn thành phố Lạng Sơn - Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

- Nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

- Nâng cấp Cửa khẩu ga đường sắt Đồng Đăng.

- Đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Hồng Phong.

- Di dân, tái định cư để xây dựng Khu phi thuế quan của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

9. Phân kỳ quy hoạch xây dựng

- Giai đoạn từ nay đến năm 2010:

Mục tiêu của giai đoạn này là hoàn thiện các công tác chuẩn bị, tạo điều kiện để phát triển nhanh trong giai đoạn sau với các nhiệm vụ chính như sau: hình thành được các cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách thông thoáng cho Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; xây dựng một bước các kết cấu hạ tầng cơ bản; xây dựng các hạ tầng cho các khu chức năng; xúc tiến mạnh việc thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

- Giai đoạn 2011 - 2020:

Tiếp tục xây dựng và đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; hoàn chỉnh các khu chức năng theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết được duyệt của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Thực hiện theo quy hoạch chi tiết và đi vào sản xuất kinh doanh các dự án trong khu công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu phi thuế quan và các công trình kinh tế khác. Hoàn thiện phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn theo quy hoạch. Hoàn thành xây dựng hiện đại các cửa khẩu, các khu công nghiệp, khu du lịch, các trung tâm thương mại, giao dịch quốc tế và các công trình dịch vụ công cộng cao cấp khác v.v….

 

IV. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CHO PHÁT TRIỂN KHU
KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN

 

Cơ chế, chính sách của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cần đáp ứng yêu cầu và nguyên tắc sau:

Cơ chế, chính sách của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cần đáp ứng yêu cầu: huy động cao nhất, hiệu quả nhất, mang tính đột phá huy động mọi nguồn lực vốn, công nghệ, lao động kỹ thuật v.v… trong và ngoài nước tham gia vào đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn theo các mục tiêu, dự án mà định hướng quy hoạch đã đề ra; phát huy cao nhất tính năng động, sáng tạo, tự chủ của các cá nhân, đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích, ưu đãi để hướng nhà đầu tư tham gia tích cực vào xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Đồng thời đảm bảo sự phối hợp thống nhất, có hiệu quả, có trật tự trong việc quản lý điều hành của các ngành, các cấp đối với các hoạt động trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Cơ chế, chính sách được áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cần đáp ứng được các nguyên tắc: Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được xác định là khu kinh tế cửa khẩu, có các đặc thù về an ninh, quốc phòng và biên giới; vì vậy, cơ chế, chính sách được áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn phải phù hợp với các quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và những ưu đãi cao nhất đang và sẽ được áp dụng tại các khu kinh tế ở Việt Nam, có tính đến một số đặc thù về an ninh, quốc phòng. Các cơ chế, chính sách áp dụng cho Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn phải mở, đồng bộ, ổn định lâu dài; phù hợp với quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; gắn với việc tổ chức bộ máy quản lý năng động, hiệu quả. Các cơ chế, chính sách áp dụng cho Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cần được luật hoá để tạo sự đồng bộ, ổn định và có tính pháp lý cao, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Cơ chế, chính sách của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn sẽ được nghiên cứu và quy định cụ thể, chi tiết trong Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng tại Khu kinh tế này.

 

V. MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ
KHU KINH TẾ ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN

 

1. Chức năng của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn

- Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

- Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong công tác quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

- Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; có trụ sở, có biên chế chuyên trách; kinh phí quản lý hành chính Nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn sẽ được quy định cụ thể, chi tiết trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, phù hợp với quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và pháp luật có liên quan.

 

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nêu trong Đề án khi đã được phê duyệt, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

- Xây dựng Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

- Sau khi Thủ tướng Chính phủ quy định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, xây dựng Đề án thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, kèm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch sử dụng đất, Kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn phù hợp với mục tiêu phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn;

- Tổ chức việc lập và trình duyệt theo quy định Quy hoạch chung xây dựng; chỉ đạo việc lập và phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng các phân khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn;

- Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn theo quy hoạch được duyệt; trình phê duyệt hoặc phê duyệt theo theo thẩm quyền danh mục các dự án đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm và 5 năm tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn;

- Chỉ đạo và tạo điều kiện cho Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn hoạt động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao;

- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các huyện có liên quan thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư; chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc đầu tư phát triển, quản lý và vận hành Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn;

- Có giải pháp và xây dựng phương án huy động các nguồn vốn một cách cụ thể, hợp lý, có tính khả thi nhằm thu hút vốn đầu tư; giảm tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) phù hợp với khả năng cân đối vốn và có các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực phù hợp nhằm bảo đảm tính khả thi của Đề án. Cần coi trọng và có giải pháp vừa đầu tư vừa khai thác quỹ đất để có nguồn thu, đầu tư trở lại phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Trước mắt, trong giai đoạn 2007 - 2010, cần xây dựng chính sách huy động, thu hút vốn đầu tư thật cụ thể, hấp dẫn đến từng dự án, lĩnh vực đầu tư; trước hết là chính sách huy động nguồn lực từ việc khai thác quỹ đất, thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài địa phương, các nhà đầu tư nước ngoài;

- Nghiên cứu ban hành hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

 

Điều 3. Giao các Bộ, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; phối hợp và hỗ trợ Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong việc lập, điều chỉnh, bổ sung các quy chế, đề án, quy hoạch nói trên và trong việc nghiên cứu xây dựng, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã được quyết định đầu tư; nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan đến dự kiến sẽ được đầu tư tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng


Phụ lục

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2008/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

 

1. Đường cao tốc đoạn thành phố Lạng Sơn - Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

2. Nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

3. Nâng cấp Cửa khẩu ga đường sắt Đồng Đăng.

4. Đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Hồng Phong.

5. Di dân, tái định cư để xây dựng Khu phi thuế quan của Khu kinh tế.

6. Mở rộng tuyến đường Đồng Đăng Tân Thanh.

7. Hạ tầng Khu hợp tác biên giới Đồng Đăng.

8. Dự án xử lý nước mặt, cấp nước cho Khu kinh tế.

9. Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại các khu dân cư, đô thị, các khu du lịch trong Khu kinh tế.

10. Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng, đô thị.

11. Dự án thu gom và chế biến rác.

12. Dự án tổng thể về hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Khu kinh tế.

Ghi chú: Về vị trí, địa điểm, diện tích chiếm đất, quy mô công suất, tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được xem xét, quyết định trong giai đoạn lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, tuỳ theo nhu cầu và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ.

 

 

 

  

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
- Freedom - Happiness
----------

No. 55/2008/QD-TTg

Hanoi, April 28, 2008

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON CONSTRUCTION OF DONG DANG-LANG SON BORDER-GATE ECONOMIC ZONE, LANGSONPROVINCE

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Investment Law;
Pursuant to the Governments Decree No. 108/2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Investment Law;
At the proposal of the Peoples Committee of Lang Son province in Report No. 16/TTr-UBND of May 3, 2007, and based on opinions of the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 8581/BKH- TD&GSDT of November 22, 2007, approving the scheme on construction of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone, Lang Son province,

DECIDES:

Article 1. To approve the scheme on construction of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone, Lang Son province, with the following principal contents:

I. SCOPE OF DONG DANG-LANG SON BORDER-GATE ECONOMIC ZONE

Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone is expected to be located in the north of Lang Son province, embracing Lang Son city, Cao Loc township, Dong Dang township, the communes of Thuy Hung, Phu Xa, Hong Phong, Tan Lien and Song Giap, part of Binh Trung commune of Cao Loc district, Tan Thanh and Tan My communes of Van Lang district, part of Van An commune of Chi Lang district, and Dong Giap commune of Van Quan district, with a total area of 394 km2.

II. DEVELOPMENT VIEWPOINT, OBJECTIVES AND MODEL OF DONG DANG-LANG SON BORDER-GATE ECONOMIC ZONE

1. Development viewpoint

Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone will have specific geographical boundaries and a separate economic space with a favorable investment and business environment, functional sub-zones, socio-technical infrastructure works, residential and new urban areas, and public service and utility works, where preferential, incentive, stable and permanent policies as well as open management mechanisms will be implemented for domestic and foreign investors to feel secure when investing in the development of goods production and trading and service provision.

2. Development objectives

To build Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone into a combined economic zone, with the Dong Dang border economic cooperation area (non-tariff area, industrial park, international border gate, etc.) playing a core role; to combine the development of tourism, services and other economic sectors with the development of urban areas.

To efficiently take advantage of its natural conditions and geographical, economic and political positions in international and domestic trade and services in order to promote socio-economic development in the northeastern mountainous region.

To speed up investment in the construction of the zone, which will, together with the northern key economic triangle, become a key economic quadrangle (Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh) after 2010.

To create jobs and improve the quality of human resources.

To build a civilized and modern urban center and a friendly social environment; to raise the profile of Lang Son as well as Vietnam in the integration process: at the same time, to consolidate all-people defense and maintain security and order as well as national border sovereignty.

3. Development model

Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone will be of 394 km2 as a combined and multifunctional economic, social, defense and security zone, in which border-gate economy will be a spearhead sector. The zone will be basically divided into two major functional sub-zones, a non-tariff area and a tariff area.

III. DEVELOPMENT ORIENTATIONS OF DONG DANG-LANG SON BORDER-GATE ECONOMIC ZONE

1. Orientations for service development and formation of a non-tariff area

- To tap to the utmost advantages of border-gate economy for trade development: To develop Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone into a center of import and export with China and eastern and western European regions. To build Dong Dang-Lang Son into a large trade transaction, wholesale, retail, import and export center in the northeastern region; a large market promotion and investment mobilization center playing an important role in the whole country. In parallel with trade development, efforts should be also concentrated on development of such advantageous branches and services as transportation, forwarding, warehousing, import, export, tourism, trade, finance-banking, and post-telecommunications. To build a non-tariff area with specific incentive and management policies in order to promote the development of border gate-related services and forms of export processing.

- To concentrate on tourism development: Since Dong Dang-Lang Son area is connected with the border-gate economic zone, Den Mau-Dong Dang religious relics complex, Tam Thanh zone and Na Tam lake eco-tourism zone of Lang Son city, Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone will have advantages in tourism development. Therefore, importance should be attached to the development of the following tourist products: eco-tourism; mountain climbing, camping, visits to caves and spots of beauty; cultural tourism, visits to historical and revolutionary relics, festivals; resort tourism; conference, fair, exhibition tourism; waterway tourism on Ky Cung river with Khanh Khe hydropower plant.

2. Industrial development orientations

- To concentrate efforts on the development of construction materials production based on limestone and clay-mine resources; the mineral exploitation industry based on bauxite ore mines; industries to exploit border gate advantages; and export-oriented industries.

- To create a favorable environment and apply incentive and flexible policies for domestic and foreign investors. To prioritize the attraction of large-sized enterprises with advanced technologies to take the lead in promoting the development of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone.

- To form an industrial park in Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone.

- To develop highly competitive products.

- To prioritize the attraction of industries with advanced technologies without environmental impacts.

From now to 2020, to concentrate on the development of the following industries: construction materials production; mining; assembly, processing and packaging; automobile and engine and accessories manufacture; electronics and precise mechanical engineering; agricultural and forest product processing, etc.

3. Agriculture-forestry development orientations

Agricultural-forestry and rural economy will be developed in the direction of producing commodities to meet demands of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone and efficiently exploiting agricultural land areas. Agriculture will be restructured toward quickly increasing the husbandry proportion; developing valuable trees and animals (flowers, bonsai, clean vegetables, quality fruit trees) suitable to the conditions in the zone.

4. Development of social domains

- Population, labor:

By 2020, Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone will have a population of around 200,000; an urbanization rate of around 70%; and total social laborers of around 150,000, accounting for around 60% of its population.

By 2020, laborers required for the zones development will be around 130,000, including around 20,000 for agriculture and forestry, around 50,000 for industry and construction, and approximately 60,000 for services. By 2020, laborers in industry and services sectors will represent 85% of total workforce of the zone.

- Education and training:

By 2020, 100% of education and training institutions in Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone will reach national standards; a number of training institutions up to international standards will be built, job training will be increased, vocational training will be socialized, and job training joint venture or cooperation will be promoted.

- Health, public healthcare:

To increase forms of raising capital for the development of the healthcare sector; to allow some faculties and sections of hospitals and health stations in Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone to enter into joint ventures to provide high-quality medical services; to encourage the establishment of international-standard private hospitals in the zone.

- Culture and information, physical training and sports:

To step up cultural activities and focus on building a cultured and civilized urban life imbued with traditional culture activities. To make physical training and sport activities regular in agencies, schools and residential areas; to diversify forms of community sports in urban areas and parks, etc; to raise the sense of protecting the eco-environment in the zone.

- Environmental protection, sustainable development assurance:

To attach special importance to protecting water sources; to plan and manage the environment. Economic, infrastructure and urban development programs should take into account environmental improvement issues; to enhance inspection and supervision of wastes from production activities, especially industrial production and tourism.

Wastewater treatment: To plan and build synchronous systems for collecting industrial and daily-life wastewater in Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone; to attach special importance to industrial parks and urban and residential areas. To build 1-2 wastewater treatment facilities.

Solid waste treatment: Solid wastes will be collected and treated together with industrial and daily-life wastes. In Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone, to build a facility for classifying garbage and treating wastes, even using garbage for producing micro-fertilizers, recycling garbage, destroying and burying garbage which cannot be processed, etc.

Dust, emission and noise treatment: All industrial parks, factories and enterprises in Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone must have exhaust, dust and noise treatment equipment up to international standards; at the same time, to plant more trees for environmental protection and improvement. The construction rate in the zone must strictly comply with planning.

5. Infrastructure development orientations

To upgrade and build new important roads such as Lang Son city-Huu Nghi border gate motorway (6 lanes); to build and modernize Huu Nghi international border gate and Dong Dang railway station; to expand roads running to Tan Thanh border gate, roads to landmark 23-Bao Lam; and to build Hong Phong industrial park. To plan, and resettle for the construction of, the non-tariff area. To build and upgrade water drainage, electricity supply and public lighting systems in the zone.

6. Territorial space orientations

- Land use: To exploit to the utmost land areas in the border-gate economic zone, bare land areas and barren hills for industrial development; land in tourist sites for tourist development combined with the development of urban and residential areas; to protect landscape and the eco-environment simultaneously with conserving and embellishing existing eco-forests and limestone mountain forests; to reserve part of the cultivation land fund for agricultural development.

- Functional sub-zones: In the non-tariff area, to develop the following major activities under a free-trade mechanism: production of goods for export, commodity trade, trade services, investment and trade promotion, other services, such as goods transshipment, transportation, finance, banking, insurance, post and telecommunications, entry and exit, investment consultancy, technologies, recreation, etc. The non-tariff area has such major functional sub zones as an international border gate, an industrial park, a tourist site, and urban, administrative and residential areas. In these sub-zones, to reserve land for the construction of parks suitable to urban and tourist development; in addition, to arrange cemetery areas with a separate space to ensure urban sanitation and landscape in the zone.

7. Investment capital requirements and source:

The scheme implementation requires a large amount of investment capital. The province should regard peoples and enterprises contributions as major investment capital sources. Therefore, a suitable roadmap and appropriate investment promotion policies and modes should be developed to attract investment. State budget capital will be used only for key infrastructure works and programs to improve human resources.

8. List of projects prioritized for investment study up to 2010 (See the attached Appendix).

In the immediate future, investment study should be prioritized for the following projects:

- A master plan and a detailed planning on the development of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone.

- A motorway linking Lang Son city with Huu Nghi international border gate.

- Upgrading of Huu Nghi international border gate.

- Upgrading of Dong Dang railway station border gate.

- Construction of Hong Phong industrial park.

- Relocation and resettlement of local inhabitants for the construction of the non-tariff area of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone.

9. Construction planning phasing

- From now to 2010:

To complete preparation works and create conditions for rapid development in the subsequent period with the following principal tasks: to form legal grounds and open mechanisms and policies for Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone; to step by step build basic infrastructure; to build infrastructure for functional sub-zones; to strongly promote the attraction of domestic and foreign investment projects.

- From 2011 to 2020:

To continue the synchronous development and modernization of the infrastructure system of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone; to improve its functional sub-zones according to the approved master plan and detailed planning of the zone. To implement according to the detailed planning and put into production and business projects in industrial park, tourist site, recreation area and non-tariff area, and other economic works. To further develop Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone according to planning. To complete the construction of modern border gates, industrial parks, tourist sites, international trade and transaction centers, and other high-grade public-service works, etc.

IV. DEVELOPMENT MECHANISMS AND POLICIES FOR DONG DANG-LANG SON BORDER-GATE ECONOMIC ZONE

Mechanisms and policies applicable to Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone should adhere to the following requirements and principles:

Requirements: To mobilize to the utmost domestic and foreign resources, namely capital, technology, technical workers, etc., in the most efficient and unprecedented manner, for investment in the development of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone according to the objectives and projects set forth in the planning: to bring into the fullest play the dynamism, creativity and autonomy of individuals and economic units inside and outside the province. To encourage and give incentives to investors to actively participate in the construction of the zone. At the same time, to ensure uniform, effective and orderly coordination among branches and levels in the management and administration of activities in the zone.

Principles: Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone has been considered the one with specific security, defense and border characteristics; therefore, the zone will enjoy mechanisms and policies in accordance with the Governments Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14, 2008, on industrial parks, export-processing zones, and economic zones, and the highest incentives which have been being and will be applied in Vietnams economic zones, with the zones specific security and defense characteristics taken into account. These mechanisms and policies should be open, synchronous and permanent, suitable to the zones master plan and detailed planning and associated with the organization of a dynamic and effective management apparatus. These mechanisms and policies should be issued as legal provisions that are complete, permanent and compulsory so as to assure investors confidence.

Mechanisms and policies applicable to Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone will be studied and specified in its Operation Regulation, which will be drafted and submitted by the Peoples Committee of Lang Son province to the Prime Minister for decision and promulgation.

V. MANAGEMENT MODEL OF DONG DANG-LANG SON BORDER-GATE ECONOMIC ZONE

1. Functions of the Management Board of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone

- The Management Board of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone is a state management agency under the Peoples Committee of Lang Son province, which performs direct state management of the zone under the Governments Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14, 2008, on industrial parks, export-processing zones and economic zones, and relevant laws: manage and organize the provision of public administrative services and other support services related to investment, production and business activities to investors in the zone.

- The Management Board of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone shall be set up under the Prime Ministers decision; submit to the Lang Son province Peoples Committees direction and management of its organization, payroll, work programs and plans and operating funds; submit to relevant line ministries and branches professional direction, guidance and inspection; and closely coordinate with specialized agencies under the Peoples Committee of Lang Son province in managing the zone.

- The Management Board of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone will have the legal entity status, bank account and national emblem-bearing seal; the head office and full-time payroll; and state administrative funds, non-business funds and development investment capital allocated from the state budget under annual plans.

2. Tasks and powers of the Management Board of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone will be specified in a Prime Ministers decision establishing the Management Board under the Governments Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14, 2008, on industrial parks, export-processing zones and economic zones, and relevant laws.

Article 2. To assign the Peoples Committee of Lang Son province to base itself on the socio-economic development objectives, tasks and orientations of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone mentioned in the approved scheme to coordinate with concerned ministries and branches in directing the formulation, submission for approval and implementation of the scheme according to the following regulations:

- To draft the Operation Regulation of the zone and submit it to the Prime Minister for consideration, decision on the zone establishment, and promulgation;

- After the Prime Minister issues a decision establishing, and promulgating the Operation Regulation of, Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone, to formulate a scheme establishing its Management Board, enclosed with its functions, tasks, powers and organizational structure, and submit it to the Prime Minister for consideration and decision.

- To adjust and supplement the socio-economic development master plan, land use planning and land use plan of Lang Son province suitable to the development objectives of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone:

- To formulate and submit for approval according to regulations a general construction planning; to direct the formulation and approval of a detailed planning on the construction of functional sub-zones of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone;

- To perform the state management of investment projects in Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone according to approved planning; to submit for approval or approve according to its competence a list of development investment projects and annual and five-year capital construction investment plans in the zone;

- To direct, and create conditions for, the Management Board of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone to operate and perform its assigned functions, tasks and powers;

- To direct Peoples Committees of concerned districts in carrying out ground clearance and resettlement; to direct provincial functional agencies in coordinating with the Management Board of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone in addressing matters related to development investment, management and operation of the zone;

- To formulate specific, rational and feasible solutions and plans to raise investment capital from different sources; to reduce the ratio of investment capital from the state budget (central and local budgets) suitable to its capital-balancing capacity, and adopt mechanisms and policies to mobilize appropriate resources in order to ensure the schemes feasibility. To attach importance to, and adopt solutions to simultaneously investing in and exploiting the land fund for re-investment in socio-economic development of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone. During 2007-2010, to adopt specific and attractive policies to raise and attract investment capital for each investment project and domain, first of all policies to mobilize resources from the land fund, attract investment capital from all economic sectors, enterprises, investors inside and outside the locality, and foreign investors;

- To study and promulgate, or submit to competent state agencies for promulgation (for issues falling beyond its competence) specific mechanisms and policies to mobilize and efficiently use resources, encourage and attract investment for the attainment of socio-economic development objectives, tasks and orientations set for Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone.

Article 3. To assign concerned ministries and branches to perform the state management of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone; coordinate with and support the Peoples Committee of Lang Son province and the Management Board of Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone in elaborating, adjusting or supplementing the above regulations, schemes and plannings as well as in studying, formulating and submitting to competent state agencies for promulgation specific mechanisms and policies applicable to the zone; speed up the investment in and implementation of regional works and projects important for the zones development in which investment has been decided; to study and consider the adjustment of, and addition of relevant works or projects to be invested in the zone to branch development plannings or investment plans.

Article 4. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 5. The president of the Peoples Committee of Lang Son province, ministers, and heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTEr




Nguyen Tan Dung

 

 

APPENDIX

LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY FROM NOW TO 2010
(Attached to the Prime Ministers Decision No. 55/2008/OD-TTg of April 28, 2008)

1. Motorway linking Lang Son city with Huu Nghi international border gate.

2. Upgrading of Huu Nghi international border gate.

3. Upgrading of Dong Dang railway station border gate.

4. Construction of Hong Phong industrial park.

5. Relocation and resettlement of local inhabitants for construction of the economic zones non-tariff area.

6. Expansion of Dong Dang-Tan Thanh route.

7. Infrastructure of Dong Dang border cooperation zone.

8. Surface water treatment and water supply for the economic zone.

9. Renovation and upgrading of water drainage and wastewater treatment systems in residential and urban areas and tourist sites in the economic zone.

10. Renovation and upgrading of public and urban lighting systems.

11. Garbage collection and processing.

12. A master project to support improvement of the quality of human resources in the economic zone.

Note: Positions, locations, occupied land areas, capacity, total investment capital and investment capital sources of the above projects will be considered and decided in the phase of formulating, evaluating and approving an investment project, depending on demand and resources in each period.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 55/2008/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất