Quyết định 429/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam

thuộc tính Quyết định 429/QĐ-TTg

Quyết định 429/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:429/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:12/04/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Mục tiêu đến 2015, Vinatex xuất khẩu đạt 3.865 triệu đô la
Đây là một trong những mục tiêu chính Thủ tướng Chính phủ đề ra cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam trong Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm giai đoạn 2011 - 2015 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).
Để đạt được mục tiêu đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 3.865 triệu đô la Mỹ, giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 28.000 tỷ đồng, doanh thu không VAT đạt xấp xỉ 54.000 tỷ đồng…, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Vinatex thực hiện một số giải pháp, như: Mở rộng vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may; tăng cường đánh giá, kiểm tra hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư, của các đơn vị thành viên; xây dựng các chiến lược phát triển riêng biệt cho thị trường trong nước và quốc tế; tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, rút ngắn vòng quay vốn…
Hội đồng thành viên Vinatex có trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt; định kỳ hàng năm báo cáo việc thực hiện kế hoạch và những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/04/2012.

Xem chi tiết Quyết định429/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------------------
Số: 429/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
5 NĂM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
--------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Kết luận số 78-KL/TW ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Chính trị về kết quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (khóa IX) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và về Đề án tiếp tục củng cố, phát huy vai trò của Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam thành đơn vị kinh tế vững mạnh, là đơn vị nòng cốt của ngành Dệt May Việt Nam, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng trong nước ngày càng cao, tạo nhiều việc làm cho xã hội, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Các mục tiêu chính trong giai đoạn 2011 - 2015
Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28.144 tỷ đồng; doanh thu không VAT đạt 53.858 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 3.865 triệu đô la Mỹ và lợi nhuận trước thuế đạt 2.434,3 tỷ đồng (xem chi tiết Phụ lục I).
2. Định hướng, mục tiêu đầu tư các dự án giai đoạn 2011 - 2015
Các dự án dự kiến đầu tư mới và các dự án chuyển tiếp trong giai đoạn 2011 - 2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị thành viên sẽ tiếp tục bám sát 03 chương trình mục tiêu chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tăng năng lực sản xuất của Tập đoàn, chiếm lĩnh thị trường nội địa, từng bước nâng cao sức cạnh tranh trên trường guốc tế, góp phần xác lập vị thế của ngành Dệt May Việt Nam.
Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm và Tổng hợp nguồn vốn đầu tư các dự án giai đoạn 2011 - 2015 (xem chi tiết Phụ lục II).
3. Các giải pháp thực hiện
a) Giải pháp chiến lược
Triển khai thực hiện kế hoạch cổ phần hóa Công ty mẹ Tập đoàn và các đơn vị thành viên chưa cổ phần hóa ngay trong năm 2012 nhằm thu hút thêm vốn đầu tư.
- Mở rộng vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may, đặc biệt là chương trình phát triển cây bông vải đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Phấn đấu diện tích trồng bông đạt 50.000 ha vào năm 2015, trong đó bông có tưới là 10.000 ha. Năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/ha, bông có tưới là 2 tấn/ha. Sản lượng bông xơ đạt 35 - 40 ngàn tấn.
- Tăng cường đánh giá, kiểm tra hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư, của các đơn vị thành viên. Tiến hành giải thể, sáp nhập các đơn vị hoạt động không có hiệu quả.
- Hoàn thiện quy chế chuẩn hóa bộ phận kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp Tập đoàn giữ cổ phần chi phối.
b) Công tác thị trường
- Cân bằng và nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng (Sợi - Dệt - Nhuộm hoàn tất - May) nhằm tăng sức cạnh tranh của Tập đoàn và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, sẵn sàng đón nhận xu thế dịch chuyển sản xuất dệt may từ Trung Quốc và châu Âu sang các nước ASEAN.
- Nâng cao chất lượng các bộ phận nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo các diễn biến kinh tế - xã hội, các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn.
- Tăng tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may của Tập đoàn, từng bước chuyển từ hình thức gia công sang chủ động sản xuất hàng FOB, ODM. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ giá trị thiết kế ODM đạt 10%.
- Xây dựng các chiến lược phát triển riêng biệt cho thị trường trong nước và quốc tế. Tập trung phát triển thương hiệu Vinatex cùng các thương hiệu thời trang của các đơn vị thành viên như Việt Tiến, San Sciaro, Mattana,… nhằm chiếm lĩnh thị phần nội địa, tiến tới phát triển ra thị trường quốc tế.
- Củng cố, gia tăng thị phần tại các thị trường dệt may lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản. Xây dựng các chương trình nghiên cứu khai thác các thị trường mới như Canada, Hàn Quốc, ASEAN, Nga,…
- Đầu tư cải tiến công tác tổ chức hội chợ và tích cực tham gia các hội chợ quốc tế. Nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ bán lẻ và thương mại điện tử.
c) Công tác tài chính
- Lập kế hoạch tài chính chi tiết, cân đối chặt chẽ nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, rút ngắn vòng quay vốn. Cân đối linh hoạt cơ cấu vay USD, VND để có được lãi suất bình quân thấp.
- Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam, tạo cơ sở cung cấp các nguồn vốn vay cho các đơn vị dệt may thuộc Tập đoàn.
- Với các dự án đầu tư xây dựng: Cân đối dòng tiền và mức độ ưu tiên của dự án. Tiến hành đánh giá hiệu quả dự án, qua đó:
+ Đẩy mạnh thực hiện đầu tư dự án hiệu quả.
+ Dừng dự án không hiệu quả.
- Ưu tiên đầu tư vốn vào công ty đang hoạt động hiệu quả.
- Ưu tiên góp, bổ sung vốn vào các công ty có hiệu quả và không thực hiện giảm tỷ lệ vốn nắm giữ tại các công ty này.
d) Công tác tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng cơ chế đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận đến năm 2015.
- Triển khai tuyển sinh hệ đại học của Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May thời trang Hà Nội bắt đầu từ năm học 2012 - 2013.
- Hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước để xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo quốc tế chuyên ngành dệt may, thời trang, kinh doanh thời trang.
đ) Công tác đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất
- Tập trung xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư theo Quy hoạch định hướng đầu tư của Tập đoàn nhằm hình thành chuỗi liên kết giá trị giữa các đơn vị trong Tập đoàn, nâng cao sức mạnh tổng hợp, tăng khả năng cạnh tranh.
- Chủ động, tích cực tìm kiếm đối tác hợp tác trong việc nghiên cứu, đầu tư các dự án trong các lĩnh vực: Khoa học công nghệ, thiết bị ngành Dệt May, sản xuất, chế biến nguyên phụ liệu nhằm ổn định nguồn nguyên, phụ liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kêu gọi đối tác đầu tư trong nước và nước ngoài vào các dự án trọng điểm của Tập đoàn trong giai đoạn 2011 - 2015.
- Nâng cao trách nhiệm quản lý của cá nhân trong công tác đầu tư mới.
- Thực hiện quyết liệt Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ nhằm thực hiện các giải pháp tiết kiệm, giảm mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, cải tiến hợp lý hóa sản xuất, áp dụng quy trình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và trên cơ sở đó cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc của người lao động.
e) Công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật công nghệ và môi trường
- Định hình, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của các viện nghiên cứu theo 03 khối chuyên ngành: Nghiên cứu sản phẩm mới, tư vấn và hoạt động kiểm định, kiểm nghiệm.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học gắn liền với yêu cầu thực tế, nâng cao tính thực tiễn của các đề tài, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học.
g) Về xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tiếp tục củng cố, phát triển văn hóa doanh nghiệp thành các giá trị cốt lõi trong Tập đoàn và các đơn vị thành viên, đảm bảo sự phát triển bền vững.
h) Về công tác truyền thông
- Xây dựng chiến lược truyền thông bài bản, làm nổi bật thương hiệu và các giá trị cốt lõi của tập đoàn Dệt May Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng và độ phổ biến của các tạp chí như Tạp chí Mốt, Tạp chí Thời trang Dệt May Việt Nam. Hoàn thiện và phát triển website mới của Tập đoàn.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc thường xuyên giám sát, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, bảo đảm doanh nghiệp thực hiện đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kịp thời xử lý những phát sinh cần giải quyết trong quá trình thực hiện kế hoạch; báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
2. Các Bộ, ngành liên quan theo thẩm quyền chức năng được giao chỉ đạo và phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện hỗ trợ để Tập đoàn Dệt May Việt Nam cụ thể hóa kế hoạch đề ra.
4. Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt. Định kỳ hàng năm báo cáo việc thực hiện kế hoạch và những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ;
- VPBCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tập đoàn Dệt May Việt Nam;
- Hiệp hội Dệt May Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No.: 429/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

Hanoi, April 12, 2012

 

DECISION

ON APPROVING THE FIVE-YEAR PLAN OF PRODUCTION AND TRADING, INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF The VIETNAM NATIONAL TEXTILE AND GARMENT GROUP FOR THE PERIOD OF 2011-2015

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Conclusion No. 78-KL/TW of July 26, 2010 of the Politburo on the inspection results of the implementation of the Central Resolution No.3 and No.9 (Term IX) and the Resolution of the Party Congress on further reorganizing, renovating, developing and improving efficiency of State-owned enterprises and on the scheme of further strengthen and promote the role of the state capital investment and trading corporations;

Pursuant to the Decision No. 36/2008/QD-TTg of March 14, 2008 of the Prime Minister approving the Strategy on development of Vietnams Textile and Garment industry till 2015 and orientations to 2020;

At the proposal of the Minister of Industry and Trade,

 

DECIDES:

 

Article 1.To approve the the five-year plan of production and trading, investment and development of The Vietnam National Textile and Garment Group for the period of 2011-2015 with the following principle contents:

I. OVERALL OBJECTIVES

To develop Vietnam Textile and Garment Group into a strong economical unit, the core unit of Vietnam textile industry, which is capable for competition in domestic and international market, effective in production and trading, meeting the increasing domestic needs and tastes, creating more jobs for the society, ensuring sustainable development, protecting ecological environment, integrating firmly in global and regional economics.

II. SPECIFIC OBJECTIVES

1. Key targets for the period of 2011 - 2015

By 2015, the industrial production value reaches 28,144 billion VND; non VAT turnover reaches 53,858 billion VND; export turnover reaches 3,865 million US dollars and before-tax profit reaches 2,434.3 billion VND (see details in Appendix I).

2. Orientation and investment targets of the projects for the period of 2011 – 2015

The expected new investment projects and transitional forwarding projects in the period 2011 - 2015 of the Vietnam Textile and Garment Group and its subsidiaries will continue to adhere to the 03 strategic target programs approved by the Prime Minister for the purpose of increasing of the production capacity of the Group, dominating the domestic market and gradually promoting their competitive capacity in the international market and establishing the position of Vietnam textile industry.

List of key investment projects and intergration aggregation of invested capitals in of projects for the period of 2011 - 2015 see Appendix II for details.

3. Implementation Solutions

a. Strategic solutions

- To implement immediately in 2012 the equitization plan of the Group parent company and its affiliates subsidiaries which have not been equitized in order to attract further investment capital.

- To expand the areas of raw material plantation for textile industry, especially the fabric cotton development program by 2015 and orientation to till 2020. To strive for the Cotton area to reach 50,000 ha by 2015, of which the irrigated cotton area will reach 10,000 ha. The average productivity will to reach 1.5 tons / ha, 2 tons / ha for irrigated cotton. The production of fiber cotton will to reach 35-40 thousand tons.

- To strengthen assessment, examination of production and business efficiency of investment projects and of the affiliates. To dissolve or merger the affiliates operating inefficiently.

- To perfect regulation on standardization of internal control department at Group enterprises holding controlling shares.

b, Market affairsaffairs

- To balance and improve the quality of supply chain (yarn - weaving - completed dyeing - sewing) in order to increase the competitiveness of the Group and Group subsidiary enterprises and be ready for the swifting of textile trend from Europe and China to ASEAN countries.

- To improve the quality of research, analysis, evaluation, and forecast of socio-economic reality and competitors in order to decide appropriate strategies for each stage.

- To increase the localization proportion of textile production of the Group, to gradually swift from processing role to actively producing of FOB, ODM. To to reach 10%for the the ODM designing value ratio by 2015.

- To build appropriate development strategics for domestic and international market. To emphasize on development of VINATEX brandname, together with other fashional brandnames of affiliates e.g. Viet Tien, San Sciaro, Mattana, etc, in order to dominate the domestic market and conquer international market.

- To consolidate and increase market share in large textile markets e.g the U.S., EU and Japan. develop research programs to exploit new markets such as Canada, Korea, ASEAN, Russia, etc.

- To invest in improving the fairs and exhibition organization and to actively participate in international fairs. To improve the quality of system of retail service and e-commerce.

c, Financial solutionsaffairs

- To develop detailed financial plan, to strictly balance capital demands in production and business and in development investment.

- To enhance the efficient use of capital, reduce capital turnover. To flexibly balance USD and VND loan structure for lower average interest rates.

- To focus on improving the performance efficience of Vietnam textile financial stock Company, forming the base of providing loans to textile subsidiaries of the Group.

- Regardig to construction projects: to balance cash flow and priority of the project. To evaluate the effectiveness of the project, through which:

+ Enhancing the investment effectiveness of projects.

+ Suspending inefficient projects.

- To priorly invest capital in efficiently performing companies.

- To priorly contribute and supplement capital to efficiently performing companies and shall not to reduce the holdings in these companies.

d) The organization and training of human resources

- Develop appropriate incentive policies in order to draw high quality human resources.

- To Train and develop succeeding forces till 2015.

- To start undergraduate enrollment of Hanoi Fashional Textile Industry College from school year 2012-2013.

- To cooperate with other universities at home and abroad to develop and implement international professional training programs in textile and garment, fashion and fashion business.

e) The investment, development and production efficiency improvement

- To emphasize on building and implementation of investment projects under the oriental investment planning of the Group for the establishment of the value-linked chain among afffiliates within the Group, improving synergic strength, increasing competitive capacity.

- To actively search for cooperation partners in research and investment projects in the fields of science and technology, textile equipments, raw materials manufacturing and processing for the stabilization of input raws and accessories for production.

- To step up trade promotion, to draw foreign and domestic investors to invest in the key projects of the Group during the period of 2011-2015.

- To improve management responsibilities of individuals in new investment affairs.

- To drastically implement the Resolution No. 01/NQ-CP of January 03, 2012 of the Government on implementation the solutions of saving, reducing raw material and fuel waste, renovating production rationalization and applicating advanced management processes in order to improve productivity, increase additional value for products and thereby improve the income and working conditions of workers.

e) Scientific research, engineering and environmental technology

- To formalize and perfect organization structure of research institutes in 03 major professional sectors: the new product research, consultation, and test and examination.

- To continuously promote the scientific researchs associated with the actual demands, to improve the practicality of themes, to commercialize products of scientific researchs.

g, Regrading to Cultivation of enterprise culture

To further consolidate and develop the enterprise culture into the core values of the Group and affiliates, ensuring the sustainable development.

h) communication

- To develop professional communication strategies, to emphasise the brand and core values of the Vietnam Textile and Garment Group.

- To improve the quality and popularity of magazines e.g. Fashion Magazine, Vietnam Fashional Textile Magazine.. ToTo perfect and develop the Group s new website.

Article 2.Organization of Implemetation

1. Ministry of Industry and Trade

a, To assume the prime responsibility for regular supervision and overall evaluation of performance of Vietnam Textile and Garment Group, ensuring the fulfillment of approved plan of the Group.

b, To coordinate with Ministry of Planning and Investment and Ministry of Financa to promptly handle issues arising during the implementation of plan; to report to the Prime Minister for handling over-competence issues.

2. Relevant Ministries and branches, according to their authozied line competence, shall together with the Ministry of Industry and Trade direct and organize the implemtation of this Decision.

3. People s Committees of cities and provincescentrally run shall facilitate and support the Vietnam Textile and Garment Group in actualization of the proposed plan.

4. Member Council of Vietnam Textile and Garment Group is responsible for implementation and ensuring the completion of the approved plan. To annually report on the plan implementation and the encumberments and difficulties arising in the implementation process.

Article 3.This Decision take effects on the date of signing..

Article 4.The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committee of cities and provincescentrally run and relevant organizations and individuals shall be responsible for implementing this Decision. /.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

ANNEX I

KEY TARGETS OF VIETNAM TEXTILE AND GARMENT GROUP FOR THE PERIOD OF 2011 – 2015
(Issued together with the Decision No. 429/QD-TTg of April 12, 2012 of the Prime Minister)

No.

Target

Implemented

Year 2011

Expected

Average increasing rate (%)

Year 2012

Year 2013

Year 2014

Year 2015

1

Industrial production value (billion VND)

15,144.1

17,200.1

23,431

26,946

28,144

14

2

Non VAT turnover (billion VND)

35,673.2

40,699.3

45,593

50,152

53,858

13

3

Full export turnover (million US dollars)

2,303.3

2,602.4

2,969

3,420

3,865

15

4

Full import turnover (million USD)

1,103

1,144.6

1,344

1,465

1,615

9.4

5

Key products

 

 

 

 

 

 

a

- Yarn (1,000 ton)

112

125.5

173

197

231

14.6

b

- Cloth – any kind (million m2)

231.9

258.2

383

440

506

17.9

c

- Textile products –any kind (million)

268.5

298.7

376

433

503

15.4

6

Before-tax profits (billion VND)

1,340.20

1,691.60

1,909.82

2,156.19

2,434.34

12.9

7

State Budget Remittance

1,077.30

1,239.33

1,425.22

1,639.00

1,884.85

15

 

ANNEX II

THE LIST OF KEY INVESTMENT PROJECTS AND INTEGRATION OF INVESTED CAPITAL IN PROJECTS OF VIETNAM TEXTILE AND GARMENT GROUP FOR THE PERIOD OF 2011-2015
(Issued together with the Decision No. 429/QD-TTg of April 12, 2012 of the Prime Minister)

1. List of key investment projects during period of 2011-2015

No.

List of Projects

Unit

Number of projects

Additional production capacity

Total of investment (billion VND)

1

Relocation

 

03

 

2,877

2

Yarn

Ton

29

175,000

10,424

3

Weaving - Dyeing

 Million m2

10

314

6,913

4

Sewing

Million unit

15

250

2,220

5

Other

 

14

 

1,424

Total

71

 

23,858

2. Integration of invested capital in projects for the period of 2011 - 2015

Capital resources

(Billion VND)

1. From Owners

7,500

Of which

 

+ From changing land-use purposes of Group affiliates

3,000

+ From issuing shares during Group equitization.

1,600

+ From left-over profits of the Group

1,400

+ From basic depreciation and profits of enterprises (other capital)

1,159

+ From share-capital partners

341

2. From commercial Loan

7,932

3. From investment credit

8,427

Total

23,858

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 429/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe