Quyết định 1771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 1771/QĐ-TTg

Quyết định 1771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1771/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:05/12/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Xây dựng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Số: 1771/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô,

tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 93 /TTr-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2008 và của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tại tờ trình số 4786/TTr-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 với những nội dung chính như sau:
1. Phạm vi nghiên cứu
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô bao gồm thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, với quy mô 27.108 ha.
2. Tính chất
- Là đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Là một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Là đô thị phát triển các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao.
3. Dự báo phát triển dân số và đất xây dựng
a) Dân số
- Đến năm 2015 quy mô dân số đạt khoảng 90.000 người (trong đó dân số chính thức của Khu kinh tế là 80.000 người, thành phần dân số khác là 10.000 người);
- Đến năm 2025 quy mô dân số đạt khoảng 170.000 người (trong đó dân số chính thức của Khu kinh tế là 140.000 người, thành phần dân số khác là 30.000 người).
b) Đất xây dựng
- Đến năm 2015: khoảng 3.810 ha (trong đó đất đô thị là 1.363 ha, chỉ tiêu đất đô thị là 170 m2/người).
- Đến năm 2025: khoảng 9.980 ha, (trong đó đất đô thị là 3.980 ha, chỉ tiêu đất đô thị là 284 m2/người).
4. Định hướng phát triển không gian
a) Các định hướng phát triển không gian:
- Phía Nam: khai thác tối đa diện tích đất thuận lợi cho xây dựng đô thị đến sát chân núi Bạch Mã Hải Vân, tăng cường các mối liên kết với thành phố Đà Nẵng. Việc phát triển quỹ đất không được làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường.
- Phía Bắc: phát triển các khu dân cư dịch vụ đô thị kết hợp du lịch sinh thái gắn liền với cửa biển Tư Hiền và vùng đầm phá Cầu Hai. Khu vực mũi Chân Mây Đông kéo dài lên núi Phú Gia và sông Bu Lu dành để phát triển cảng, dịch vụ hậu cảng và công nghiệp sạch.
- Phía Đông: khu vực mũi Chân Mây Đông và vùng Lăng Cô - đầm Lập An - đèo Hải Vân khai thác phát triển du lịch sinh thái gắn liền cảnh quan môi trường.
- Phía Tây: phát triển các khu dân cư thấp tầng, kết hợp du lịch và dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Toàn bộ khu vực các núi Giòn, núi Phú Gia, núi Phước Tượng, Hòn Voi, Hải Vân và hệ sinh thái dọc các sông Bu Lu, sông Thừa Lưu, Mỹ Vân, đầm Lập An trong Khu kinh tế được xác định là khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nghiêm ngặt.
b) Phân khu chức năng:
Toàn bộ không gian Khu kinh tế được quy hoạch thành các khu chức năng đô thị và phân loại theo quy chế quản lý không gian khác nhau, bao gồm các khu vực bắt buộc tuân thủ quy hoạch và các khu vực được phép sử dụng đất linh hoạt. Cụ thể như sau:
- Các khu vực bắt buộc tuân thủ quy hoạch:
+ Khu cảng Chân Mây bố trí tại mũi Chân Mây Đông có quy mô 370 ha bao gồm cảng tổng hợp và cảng riêng dành cho khu phi thuế quan.
+ Trung tâm tiếp vận hàng hoá và thương mại dịch vụ đầu mối: quy mô 120 ha phân bố tại khu vực giao cắt giữa quốc lộ 1A và đường ra cảng Chân Mây.
+ Đô thị Chân Mây và các trung tâm chủ yếu: quy mô khoảng 1.545 ha, phân bố tại khu vực dọc sông Bu Lu, sông Thừa Lưu và chân núi Phước Tượng bao gồm:
. Các khu đô thị: dân số dự kiến 120.000 - 130.000 người, bao gồm các khu đô thị mới và hiện trạng cải tạo có quy mô khoảng 1.022 ha.
. Các trung tâm cấp đô thị và khu ở: quy mô khoảng 66 ha, trong đó gồm trung tâm hành chính quy mô 10 - 12 ha, trung tâm tổng hợp: bao gồm các trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ thông tin.., quy mô 25 - 30 ha được xây dựng thành quần thể kiến trúc cao tầng hình thức hiện đại; trung tâm y tế: quy mô khoảng 5 ha bao gồm bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế quy mô 300 - 500 giường, các trung tâm khu ở quy mô khoảng 19 ha.
. Trung tâm đào tạo: quy mô 65 - 70 ha, bố trí giáp khu phi thuế quan, là nơi đào tạo nghề phục vụ phát triển cảng và khu công nghiệp.
. Khu công viên cây xanh: quy mô diện tích 198 ha bao gồm hệ thống các công viên và hành lang cây xanh dọc các sông và xen kẽ trong các khu đô thị, khu trung tâm văn hoá, thể dục thể thao: quy mô 25 - 30 ha bố trí tại cù lao giữa sông Bu Lu, bao gồm các công trình như sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi và các sân bãi thể dục thể thao.
. Giao thông chính đô thị: quy mô diện tích khoảng 190 ha.
+ Khu phát triển du lịch và dịch vụ du lịch sinh thái cao cấp: phân bố từ cửa Cảnh Dương, Cù Dù đến Cầu Tư Hiền, khu vực Lăng Cô ven núi Hải Vân và hòn Sơn Chà. Quy mô dự kiến khoảng 1.950 ha. Trong đó khu du lịch Lăng Cô 950 ha, khu du lịch Bãi Chuối 120 ha, khu du lịch đảo Sơn Chà 150 ha, khu du lịch Cù Dù 360 ha, khu du lịch Cảnh Dương 270 ha, các khu du lịch còn lại 100 ha.
+ Khu du lịch kết hợp với nhà ở đô thị: phân bố tại thị trấn Lăng Cô và khu vực phía Tây đầm Lập An, Hói Mít, Hói Dừa quy mô khoảng 485 ha, bao gồm: khu vực thị trấn Lăng Cô diện tích 135 ha, khu tái định cư đầm Lập An 30 ha, khu vực Hói Mít, Hói Dừa 320 ha.
+ Khu vực cây xanh sinh thái, vùng bảo vệ cảnh quan, rừng phòng hộ, đất cây xanh cách ly đường giao thông quốc gia, đường điện cao thế: phân bố trên các khu vực núi như Hòn Voi, Hải Vân, Phú Gia, Phước Tượng, núi Giòn…quy mô khoảng 2190 ha.
+ Đất giao thông đối ngoại, đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: quy mô 280 ha. Trong đó đất giao thông đối ngoại đường bộ quy mô 120 ha gồm trung tâm tiếp vận và ga đường sắt, bến xe đối ngoại; các công trình đầu mối hạ tầng như bãi xử lý rác, trạm xử lý nước quy mô 30 ha.
- Các khu vực được phép sử dụng đất linh hoạt:
+ Khu phi thuế quan - công nghiệp - dịch vụ hậu cảng: phân bố tại khu vực từ mũi Chân Mây Đông đến sông Bu Lu, quy mô khoảng 1540 ha. Trong đó quy mô khu phi thuế quan là 1000 ha, các khu công nghiệp và dịch vụ hậu cảng quy mô khoảng 540 ha.
+ Dịch vụ đô thị công nghiệp - công nghiệp kỹ thuật cao; dịch vụ du lịch; khu vui chơi giải trí: quy mô khoảng 1.500 ha, phân bố tại khu vực từ quốc lộ 1A đến chân núi Hòn Voi. Khu vực này dành ưu tiên phát triển công nghiệp sạch kỹ thuật cao hoặc đô thị dịch vụ, các khu vui chơi giải trí…
5. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Định hướng qui hoạch giao thông
- Giao thông đối ngoại
+ Đường bộ:
. Quốc lộ 1A: đoạn tuyến qua Khu du lịch Lăng Cô được xây dựng chỉnh tuyến về phía tây đầm Lập An (theo hướng tuyến đường du lịch ven đầm Lập An), đến chân cầu mới Lăng Cô nhập vào tuyến quốc lộ 1A hiện nay để qua hầm Hải Vân. Quốc lộ 1A được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp I, lộ giới rộng 54 m; xây dựng hầm đường bộ qua đèo Phú Gia và Phước Tượng.
. Đường cao tốc Bắc - Nam: đoạn qua Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đi trùng với tuyến đường Hồ Chí Minh cách đô thị Chân Mây khoảng 20 km về phía Nam dãy núi Bạch Mã, quy mô 4 - 6 làn xe. Xây dựng một tuyến đường nối Khu kinh tế với đường cao tốc Bắc - Nam song song với đường sắt Bắc - Nam, mặt cắt ngang rộng 52 m.
+ Đường sắt: giữ hướng tuyến như hiện nay, đảm bảo hành lang toàn tuyến rộng 16 m. Xây dựng tuyến đường sắt nhánh nối vào cảng Chân Mây. Xây dựng mới nhà ga Chân Mây kết hợp với Trung tâm tiếp vận hàng hóa và thương mại dịch vụ đầu mối.
+ Đường thủy:
. Cảng Chân Mây là cảng tổng hợp gồm: cảng trung chuyển container; cảng phục vụ du lịch và phục vụ giao thương hàng hoá.
. Giai đoạn đến năm 2025 xây dựng các bến cảng dọc mũi Chân Mây Đông sử dụng chung cảng tổng hợp và cảng khu phi thuế quan, quy mô khoảng 150 ha. Giai đoạn ngoài năm 2025 tiếp tục xây dựng các bến cảng từ đường Cảnh Dương tới mép bờ biển; tách riêng chức năng cảng tổng hợp Chân Mây và cảng khu phi thuế quan.
- Giao thông đối nội
+ Khu Chân Mây:
. Đường ven biển Cảnh Dương giữ nguyên lộ giới 52 m. Đoạn đi qua cảng Chân Mây xây dựng thành 2 cốt. Phần đường đi trên cao, dành cho giao thông đô thị và du lịch rộng 18 m, phần đi dưới thấp dành cho giao thông vận chuyển hàng từ cảng Chân Mây tới khu phi thuế quan rộng 65 m.
. Các tuyến giao thông chính lộ giới từ 30 - 44 m. Đường nội bộ lộ giới từ  18 - 24 m. Hệ thống giao thông trong khu trung chuyển hàng hóa rộng 15 - 30 m.
+ Khu Lăng cô:
. Đường trục chính: Tận dụng tuyến quốc lộ 1A hiện nay chạy dọc khu du lịch từ đèo Phú Gia đến cửa hầm Hải Vân lộ giới 36 m. Đường giáp núi Phú Gia rộng 30 m. Đường khu vực rộng 22,5 m. Đường nội bộ rộng từ 13 - 16 m.
. Xây dựng các tuyến xe chạy bằng điện phục vụ khách du lịch: tuyến xe điện một ray (monorail) chạy xung quanh khu du lịch Lăng Cô, có từ 2 đến 3 nhà ga trung tâm gần các đầu mối giao thông và khoảng 300 m bố trí một trạm dừng đón trả khách. Tuyến đường tham quan bằng xe cáp treo (Cable - Car) dài khoảng trên 10 km xuất phát từ nhà ga tại triền núi phía Tây Nam đầm Lập An, chạy theo hướng Bắc đến đỉnh đèo Phú Gia, lên đỉnh núi Phú Gia theo đường ra núi Giòn.
- Các công trình phục vụ giao thông
+ Bãi đỗ xe: rộng khoảng 25 ha (năm 2025), 55 ha (giai đoạn ngoài năm 2025); khuyến kích xây dựng các bãi đỗ xe ngầm dưới các tòa nhà cao tầng và các khu công viên cây xanh.
+ Nút giao thông: xây dựng 3 nút giao khác cốt để kết nối hệ thống giao thông đối ngoại đường bộ với các tuyến đường chính Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, nút giao với tuyến đường chính Chân Mây - Cảnh Dương vào đô thị mới Chân Mây; nút nối với đường ra cảng Chân Mây và nút trước khi vào hầm đèo Hải Vân. Ngoài ra xây dựng nút giao khác cốt đấu nối từ đường cao tốc Bắc - Nam tới Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
b) San nền thoát nước
- Khu vực Chân Mây:
+ Khu công nghiệp Chân Mây và khu phi thuế quan cao độ nền xây dựng ³ + 3,3 m. Khu vực công viên cây xanh tuỳ theo từng vị trí có cao độ nền thích hợp với các công trình gắn kết xung quanh. Khu đô thị Chân Mây cao độ nền xây dựng ³ + 3,0 m. Khu công nghiệp Chân Mây phía Nam quốc lộ 1A, ga mới và trung tâm tiếp nhận cao độ xây dựng > + 4,0 m ¸ + 20,0 m.
+ Khu vực này có 3 lưu vực chính theo các sông. Lưu vực 1: khu phi thuế quan, khu công nghiệp số 1 thoát theo hệ thống kênh đào và sông Bu Lu và ra vịnh Chân Mây Tây qua cửa Cảnh Dương. Lưu vực 2: khu đô thị Chân Mây, khu công nghiệp số 3 và 4 thoát ra sông Thừa Lưu, sông Bu Lu và ra cửa Cảnh Dương. Lưu vực 3: khu công nghiệp số 2 và khu vực giáp chân núi Phú Gia, núi Đá Kẹp, núi Giòn theo sông Chu Mới, kênh đào thoát ra vịnh Chân Mây Đông.
- Khu vực Lăng Cô:
+ Cao độ nền xây dựng > 2,7 m (lớn hơn mực nước đỉnh triều). Thực hiện san lấp cục bộ từng doi cát để phục vụ cho từng công trình, cân bằng đào đắp tại chỗ, không san mặt bằng quá lớn làm huỷ hoại dải cây xanh ven biển đã được trồng xanh tốt. Khu dân cư được san tạo để bảo đảm độ dốc thoát nước tự chảy, tận dụng đất và khuyến khích dân trồng nhiều cây xanh để tạo cảnh quan và chống cát trôi.
+ Thoát nước khu vực Lăng Cô theo từng lưu vực nhỏ thoát ra đầm Lập An và biển Đông.
c) Cấp nước:
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 180 lít/người/ngày đêm; nhu cầu cấp nước: 117.000 m3/ ngày đêm.
- Nguồn cấp nước: đợt đầu đến năm 2015: với nhu cầu 60.000 m3/ngày đêm, tiếp tục sử dụng nhà máy nước Bo Ghe công suất 6.000 m3/ngày đêm và xây dựng mới nhà máy nước Lộc Thuỷ, công suất 55.000 m3/ngày đêm. Trong đó 25.000 m3/ngày đêm nguồn nước hồ Thuỷ Yên, Thuỷ Cam và 30.000 m3/ngày đêm nguồn nước thô hồ Truồi. Dài hạn đến năm 2025: nâng công suất nhà máy nước Lộc Thuỷ lên thành 110.000 m3/ngày đêm; nguồn nước từ hồ Thuỷ Yên, Thuỷ Cam.
d) Cấp điện:
- Tiêu chuẩn cấp điện: cho sinh hoạt: 300 - 500 w/người; cho công nghiệp: 100 - 400 kw/ha; cho công cộng dịch vụ: 50 - 150 kw/ha; nhu cầu điện: giai đoạn đợt đầu là 258 MW, giai đoạn dài hạn 629 MW.
- Nguồn điện: cấp điện cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là lưới điện quốc gia khu vực miền Trung qua các công trình đầu mối: trạm 500 KV Huế (Cầu Hai) dự kiến theo tổng sơ đồ 6. Trạm 220 kV Chân Mây xây dựng trong giai đoạn từ  2010 - 2015, công suất đặt máy đợt đầu: 250 mVA, đến 2025 nâng công suất thành 2 x 250 mVA. Trạm 220 kV Cầu Hai: 220/110 kV - 2 x  250 mVA nằm ngoài ranh giới thiết kế sẽ hỗ trợ công suất cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô bằng lưới điện 110 kV.
- Lưới điện cao thế 500 kV và 220 kV: Tuyến 500 kV, 220 kV quốc gia giữ nguyên hướng và vị trí các cột, tạo hành lang cách ly và vận hành phù hợp. Các tuyến 110 kV xây mới đi theo hành lang cách ly đã quy hoạch dành cho đường điện. Cải tạo hướng tuyến một số đoạn của đường dây 110 kV hiện có để dành đất cho xây dựng.
- Lưới điện trung thế: Khu du lịch Lăng Cô, khu phi thuế quan và khu cây xanh công viên ven biển sử dụng toàn bộ mạng điện trung thế là cáp ngầm chống thấm dọc. Khu thuế quan và các vùng khác: có thể sử dụng  mạng điện trung thế đi nổi.
đ) Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị
- Quy hoạch thoát nước thải
+ Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng hoàn toàn. Nước thải công nghiệp và nước thải đô thị được thu gom và xử lý riêng.
+ Mạng lưới thoát nước bao gồm hệ thống đường cống tự chảy từ D300 đến D600; trạm bơm chuyển tiếp bố trí kiểu trạm xây chìm với bơm nước thải kiểu ướt.
+ Xây dựng 6 trạm xử lý nước thải gồm: trạm xử lý nước thải số 1 công suất 25.000 m3/ngày đêm, quy mô 5,0 ha và trạm xử lý nước thải số 2 công suất 10.000 m3/ngày đêm, quy mô 2,0 ha (phục vụ khu công nghiệp). Trạm xử lý nước thải số 3 công suất 15.000 m3/ngày đêm, quy mô 3 ha (phục vụ khu du lịch). Trạm xử lý số 4 công suất 5.000 m3/ngày đêm, quy mô 1,0 ha và trạm xử lý số 5 công suất 15.000 m3/ngày đêm, quy mô khoảng 3,0 ha (phục vụ khu đô thị Chân Mây). Trạm xử lý nước thải số 6 công suất trạm xử lý là 5.000 m3/ngày đêm, quy mô 1,0 ha.
- Thu gom và xử lý chất thải rắn
Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại phía Đông đèo Phước Tượng thuộc xã Lộc Thuỷ (hiện đã lập dự án khả thi). Trong đó bố trí một khu riêng để xử lý chất thải độc hại, diện tích khoảng 10 - 20 ha. Giai đoạn dài hạn chất thải rắn sẽ đưa về Khu liên hợp xử lý chất thải rắn liên vùng tỉnh (dự kiến đặt      tại huyện Hương Trà - theo Quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung)
- Nghĩa trang: xây dựng nghĩa trang Chân Mây tại chân núi Phước Tượng, quy mô 30 ha, nghĩa trang Trường Đồng tại chân đèo Phú Gia quy mô 3,5 ha. Các khu dân cư độc lập như: khu vực Hói Dừa, Hói Mít sẽ sử dụng nghĩa trang riêng.
e) Thông tin liên lạc:
- Hệ thống chuyển mạch: phát triển dự án ODA HOST tại khu vực Chân Mây phục vụ nhu cầu về thông tin viễn thông của Khu kinh tế; nâng cấp 2 tổng đài thành loại ALCATEL 1000E10MM trong giai đoạn đầu.
- Truyền dẫn: hệ thống trung kế thiết kế theo dạng mạch vòng đảm bảo an toàn truyền dẫn. Giai đoạn đầu triển khai các tuyến dọc Lăng Cô, Cảnh Dương, Tư Hiền, Vinh Giang nối với cáp dọc quốc lộ 1A. Kết hợp cung cấp các loại hình dịch vụ như truyền hình, internet băng thông rộng, videophone…
6. Quy hoạch đợt đầu - giai đoạn đến 2015:
a) Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật:
- Đầu tư xây dựng các khu tái định cư: khu tái định cư Lộc Vĩnh quy mô 35 ha, khu tái định cư Lộc Thuỷ và Lộc Tiến quy mô 19 ha, khu tái định cư đầm Lập An quy mô 30 ha;
- Xây dựng các khu công nghiệp - phi thuế quan: xây dựng khu công nghiệp số 1, số 2 và số 3 quy mô khoảng 560 ha, khu phi thuế quan quy mô 1000 ha;
- Phát triển các khu du lịch, vui chơi giải trí: Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô quy mô 200 ha, khu du lịch Cù Dù quy mô 300 ha, khu du lịch Bãi Chuối quy mô 100 ha;
- Xây dựng các trung tâm chức năng: Trung tâm y tế quy mô khoảng 5 - 6 ha, trung tâm đào tạo 25 - 70 ha, trung tâm thương mại, tài chính, viễn thông và thể dục thể thao qui mô khoảng 100 ha;
- Phát triển các khu dân cư đô thị: xây dựng các khu nhà ở số 1, số 2 cùng các trung tâm hành chính và thương mại tổng hợp;
- Phát triển hệ thống hạ tầng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đợt đầu.
b) Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư:
- Các dự án tái định cư Lập An, Lộc Vĩnh, Lộc Thuỷ và Lộc Tiến;
- Các dự án xây dựng các trung tâm và hạ tầng đô thị khu vực Chân Mây;
- Dự án xây dựng khu phi thuế quan;
- Các khu công nghiệp số 1, số 2 và số 3;
- Dự án nhà máy nước Lộc Thuỷ công suất 55.000 m3/ngày đêm từ hồ Thuỷ Yên, Thuỷ Cam cùng hệ thống mạng truyền dẫn chính;
- Dự án xây dựng bến số 2, số 3 và đê chắn sóng cảng Chân Mây;
- Xây dựng các trạm điện 220 KV và 110 KV phục vụ các khu công nghiệp số 1, số 2, số 3 và khu phi thuế quan, khu du lịch Laguna Huế. Nâng công suất các trạm 110 KV Cầu Hai và Lăng Cô lên 2 x 25 MVA;
- Xây dựng các trạm xử lý nước thải số 1,2,4,5, trạm xử lý thu gom rác, xây dựng nghĩa trang Chân Mây;
- Xây dựng ga Chân Mây mới và bến xe đối ngoại tại Chân Mây;
- Dự án tuyến đường nối Chân Mây - Lăng Cô với tuyến đường cao tốc Bắc - Nam (đoạn trong ranh giới Khu kinh tế).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức và triển khai thực hiện quy hoạch theo nội dung Quyết định này.
2.  Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế:
a) Công bố Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đến năm 2025 để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện; tổ chức việc thực hiện quy hoạch theo các quy định của pháp luật hiện hành.
b) Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch xây dựng cho khu vực Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
c) Triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị và điều chỉnh quy hoạch chi tiết các đồ án đã duyệt phù hợp với đồ án Quy hoạch chung được duyệt.
d) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xác định vị trí hướng tuyến và quy mô các công trình giao thông đối ngoại trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây -  Lăng Cô.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối bố trí vốn hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung quy hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;

- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư,

  Tài chính, Tài nguyên và Môi trường;

  Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế,

  Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải,

  Công Thương, Quốc phòng;

- Văn phòng Trung ương;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Ban Quản lý KKT Chân Mây - Lăng Cô;

- VPCP: BTCN, các PCN,

  các Vụ: TH, KTTH, ĐP, NC, KGVX, TTĐT,

  Công báo;

- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 1771/QD-TTg

Hanoi, December 5, 2008

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON CONSTRUCTION OF CHAN MAY-LANG CO ECONOMIC ZONE, THUA THIEN - HUE PROVINCE, UP TO 2025

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 26, 2003 Law on Construction;

Pursuant to the Government's Decree No. 08/ 2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning;

At the proposal of the Construction Minister in Report No. 93/TTr-BXD of November 10,2008, and the People's Committee of Thua Thien - Hue province in Report No. 4786/TTr-UBND of September 25, 2008, approving the master plan on construction of Chan May-Lang Co economic zone, Thua Thien - Hue province, up to 2025,

DECIDES:

Article 1.- To approve the master plan on construction of Chan May - Lang Co economic zone, Thua Thien - Hue province, up to 2025 with the. following principal contents:

1. Scope of study:

Chan May-Lang Co economic zone encompasses Lang Co township and Loc Thuy, Loc Tien and Loc Vinh communes of Phu Loc district, Thua Thien - Hue province, covering an area of 27,108 ha.

2. Characteristics of the economic zone:

- It is a port town and an important sea transport hub which provides deep-water port services and regulates goods circulation in the Central Vietnam key economic region.

- It is one of big and modem international trade hubs and tourist and resort centers of national and international scale in the Central Vietnam key economic region.

- It is an urban center for development of clean industries and hi-tech industries.

3. Population and construction land forecasts a/ Population

- By 2015, the zone's population will be about 90,000 (including 80,000 registered inhabitants in the economic zone and other 10,000 people living in the zone);

- By 2025, the zone's population will be about 170,000 (including 140,000 registered inhabitants and other 30,000 people living in the zone).

b/ Construction land

- By 2015, the construction land area will be about 3,810 ha (including 1,363 ha of urban land with a per-capita construction norm of 170 m2).

- By 2025, the construction land area will be about 9,980 ha (including 3,980 ha of urban land with a per-capita construction norm of 284 m2).

4. Orientations for spatial development

a/ Orientations for spatial development

- In the south: To exploit to the utmost land areas convenient for the construction of urban centers up to the foot of Bach Ma Hai Van mountain to promote links with Da Nang city. The development of the land fund must not affect the landscape and environment.

- In the north: To develop urban residential and service quarters combined with eco-tourism in close association with Tu Hien estuary and Cau Hai lagoon. The area stretching from East Chan May cape to Phu Gia mountain and Bu Lu river will be reserved for the development of ports, port logistic services and clean industries.

- In the east: The area of East Chan May cape and Lang Co area - Lap An lagoon - Hai Van pass will be exploited for the development environmental landscape-related eco-tourism.

- In the west: To develop low-rise residential quarters combined with tourism and industrial and handicraft services.

- The whole area of Gion, Phu Gia and Phuoc Tuong mountains, Voi islet, Hai Van pass, and ecosystems along Bu Lu and Thua Luu rivers, My Van and Lap An lagoon in the economic zone will be zoned off for the strict protection of the natural landscape.

b/Functional quarters

The whole space of the economic zone is planned to consist of urban functional quarters classified under different regulations on spatial management, including quarters which must comply with the master plan and quarters where land areas can be used in a flexible manner.

Specifically:

- Quarters which must comply with the master plan:

+ Chan May port of 370 ha in East Chan May cape, including a general port and a port exclusively reserved for the non-tariff area.

+ A major cargo transshipment and service trade center of 120 ha in the crossroads between National Highway IA and the road to Chan May port.

+ Chan May urban center and major centers, which cover a total area of about 1,545 ha along Bu Lu and Thua Luu rivers and at the foot of Phuoc Tuong mountain, including:

Urban centers of a total area of 1,022 ha and with an estimated population of 120,000-130,000. including new urban centers and upgraded ones.

Urban-level centers and residential quarters on a total area of about 66 ha, including an administrative center of 10-12 ha, a multi-purpose center on a total area of 25-30 ha, covering commercial, financial and information service centers which will be built into modem high-rise architectural complexes; a 5-hectare medical center, consisting of a general hospital and a medical center of 300-500 patient beds, and residential centers on a total area of about 19 ha.

A training center of 65-70 ha adjacent to the non-tariff area, where job training will be provided for port and industrial park development.

Parks and greenery areas on a total area of 198 ha. including a system of parks and greenery strips along rivers and intermingled with urban centers, and a cultural and sports and physical training center of 25-30 ha in the isle of Bu Lu river, consisting of such facilities as stadium, gymnasium, swimming pool and physical training and sports grounds.

Total urban road land will be about 190 ha,

+ The zone for high-class tourism and eco-

tourism service development: To cover about 1,950 ha in the area from Canh Duong estuary, Cu Du to Tu Hien bridge and Lang Co area along Hai Van mountain and Son Tra islet, including Lang Co tourist resort of950 ha, Bai Chuoi tourist resort of 120 ha, Son Cha island tourist resort of 150 ha, Cu Du tourist resort of 360 ha and Canh Duong tourist resort of 270 ha, and other tourist resorts of 100 ha.

+ Tourist resorts combined with urban residential houses: To occupy a total area of about 485 ha located in Lang Co township and areas to the west of Lap An lagoon. Hoi Mit and Hoi Dua. including an area of 135 ha of Lang Co township, 30 ha of Lap An lagoon resettlement area and 320 ha in Hoi Mit and Hoi Dua.

+ Ecological greenery and landscape protection areas, protective forests, greenery strips along national highways and high-voltage power transmission lines: To occupy about 2,190 ha located in mountains such as Hon Voi, Hai Van, Phu Gia, Phuoc Tuong and Gion.

+ Areas for outbound traffic and key technical infrastructure works: To occupy 280 ha. including 120 ha for outbound roads, including a transshipment center, a railway station and an inter-provincial car terminal; and 30 ha for key infrastructure works such as landfills and water treatment stations.

- Areas where land can be used in a flexible manner:

+ The non-tariff area, industrial parks and port logistic centers: To be located in the area stretching from East Chan May cape to Bu Lu river, cover about 1,540 ha, of which the non-tariff area will occupy 3.000 ha and industrial parks and port logistic centers, 540 ha.

+ Industrial and hi-tech industrial urban service areas, tourist service areas and entertainment centers: To occupy a total area of about 1.500 ha in the area from National Highway IA to the foot of Hon Voi mountain. This area will be reserved for the development of prioritized clean and hi-tech industries or urban service centers and entertainment centers.

5. Orientations for development of the technical infrastructure system

a/ Traffic planning orientations - Outbound traffic + Roads:

National Highway 1A: The section running across Lang Co tourist resort will be built and redirected to the west of Lap An lagoon (in the direction of the tourist route along Lap An lagoon), to new Lang Co bridge and connected to the existing National Highway 1A's section running through Hai Van tunnel. This section of National Highway 1A will be built up to grade-1 road standard with a road width of 54 m and tunnels through Phu Gia and Phuoc Tuong mountain passes.

The North - South expressway: The 4-motorlane section running through Chan May-Lang Co economic zone will lap Ho Chi Minh road, with about 20 km from Chan May urban center to the south of Bach Ma mountain range.

To build a road with a crosssection width of 52 m linking the economic zone with the North-South expressway in parallel with the North-South railway.

+ Railways: Not to redirect the existing railway section and ensure a safety corridor of 16 m for the whole section. To build a branch railway to Chan May port. To build new Chan May railway station combined with a major cargo transshipment and service trade center.

+ Waterways:

Chan May port is a general port consisting of a container transshipment port and a port to serve tourism and trade.

From now to 2025: To build ports along East Chan May cape which share the general port and the non-tariff area's port, covering about 150 ha. After 2025, to continue building ports from Canh Duong road to the coastline, with the functions of Chan May general port separated from those of the non-tariff area's port.

- Inbound traffic

+ Chan May area:

Canh Duong coastal road will have its planned width of 52 m unchanged. The section through Chan May port will be built ai two surface course levels. The higher one with a width of 18 m will be reserved for urban and tourist traffic, while the lower one with a width of 65 m will be for cargo transportation from Chan May port to the non-tariff area.

Trunk roads will have a planned width of 30-44 m. Internal roads will have a planned width of 18-24 m. Roads within the cargo transshipment area will be 15-30 m wide.

+ Lang Co area:

Trunk roads: To use the existing National Highway 1A section with a road width of 36 m running along tourist resorts from Phu Gia mountain pass to Hai Van tunnel. A road adjacent to Phu Gia mountain will be 30 m wide. Regional roads will be 22.5 m wide. Internal roads will be 13-16 m wide.

To build electric tramcars for tourist use: A monorail section surrounding Lang Co tourist resort will have 2-3 central stations near traffic hubs and one passenger embarkation/ disembarkation station for every 300 m; a 10 km-long cable-car line for sight-seeing starting from a station on the mountain slope to the southwest of Lap An lagoon, running northward to the tops of Phu Gia mountain pass and Phu Gia mountain and linking to the road to Gion mountain.

- Traffic service works

+ Parking lots: To occupy a total area of 25 ha (by 2025) and 55 ha (beyond 2025). To promote the building of underground parking lots beneath high-rises and parks and greenery areas.

+ Traffic hubs: To build three interchanges to link the outbound road system with trunk roads of Chan May - Lang Co economic zone: an interchange with the Chan May - Canh Duong thoroughfare to new Chan May urban center, an interchange with the road to Chan May pert, and another on the section running through Hai Van tunnel. In addition, to build an interchange linking the North-South expressway with Chan May-Lang Co economic zone.

b/ Ground leveling and water drainage

- In Chan May area:

+ Chan May industrial park and the non-tariff area will have a construction ground level of + 3.3 m. Parks and greenery areas will have a ground level appropriate to surrounding works, depending on each location. Chan May urban center will have a construction ground level of + 3 m. Chan May industrial park to the south of National Highway 1A, the new station and reception center will have a construction ground level of + 4 m + 20 m.

+ This area has three main basins along rivers. In basin 1 covering the non-tariff area and industrial park No. 1, water will be drained by a system of dug canals and Bu Lu river to West Chan May bay through Canh Duong estuary. In basin 2 covering Chan May urban center and industrial parks No. 3 and 4, water will be drained to Thua Luu and Bu Lu rivers to Canh Duong estuary. In basin 3 covering industrial park No. 2 and areas adjacent to the foots of Phu Gia, Da Kep and Gion mountains along Chu Moi river, water will be drained by dug canals to East Chan May bay.

- Lang Co area:

+ The construction base level will be > 2.7 m (higher than the high tide level). To conduct sectional ground leveling of each sand bar to serve each work, balance on-site excavation and embankment, and refrain from leveling too large grounds to harm planted coastal tree lines. To level grounds for building residential areas in a way ensuring a natural drainage slope, make the fullest use of land and encourage people to plant trees to create a beautiful environmental landscape and prevent quicksand.

+ Water in Lang Co area will be drained through sub-basins to Lap An lagoon and the East Sea.

c/ Water supply:

- The daily-life water supply norm will be 180 liters per person per day and die total water supply demand will be 117,000 m3 per day.

- Water supply source: At the first stage from now to 2015: In order to meet the total demand of 60,000 m per day, to continue using Bo Ghe water plant with an output of 6,000 m3 per day and build Loc Thuy water plant with an output of 55,000 m3 per day, of which 25,000 m3 per day will be taken from Thuy Yen and Thuy Cam lakes and 30,000 m3 per day will be unpurified water from Truoi lake. Up to 2025, to increase the output of Loc Thuy water plant to 110,000 m3 per day with water from Thuy Yen and Thuy Cam lakes.

d/ Electricity supply:

- The electricity supply norm will be 300-500W per person for daily life activities, 100-400 kW per hectare for industries, and 50-150 kW per hectare for public utility and services. The total electricity demand will be 258 MW for the first stage and 629 MW for a long term.

- Electricity sources: Electricity for Chan May-Lang Co economic zone will be supplied from the national electricity grid in Central Vietnam through the following major stations: a 500 kV station of Hue (Cau Hai) to be built according to the genera] diagram No. 6; Chan May 200 kV station to be built during 2010-2015 with an initial output of 250 MVA to be increased to 2 x 250 MVA by 2025; and Cau Hai 220 kV station with an output of 220/110 kV - 2 x 250 MVA to be built outside the designed boundaries and supply an additional output to Chan May - Lang Co economic zone through a 110 kV grid.

- 500 kV and 220 kV high-voltage grids: The directions and positions of poles of the national 500 kV and 200 kV transmission lines with appropriate isolation and operation corridors will be kept unchanged. Newly built 110 kV transmission lines will run along the isolation corridors already planned for transmission lines. To redirect and renovate some sections of the existing 110 kV transmission lines in order to have more land for construction.

Medium-voltage grids: Lang Co tourist resort, the non-tariff area and parks and greenery areas along the coast will use electricity supplied from the underground waterproof medium-voltage cable grid. The non-tariff area and other areas may get access to electricity from the overhead medium-voltage grid.

dd/ Urban water drainage and environmental sanitation

- Wastewater drainage planning

+ To build a totally separate wastewater drainage system. Industrial and urban wastewater will be separately collected and treated.

+ The water drainage network will consist of a system of D300-D600 pressure sewers and underwater relay pump stations with wet-type sewage pumps.

+ To build 6 wastewater treatment plants, including wastewater treatment plant No. 1 with a capacity of 25,000 m3 per day on 5 ha and wastewater treatment plant No. 2 with a capacity of 10,000 m3 per day on 2 ha (for die industrial park); wastewater treatment plant No. 3 with a capacity of 15,000 m3 per day on 3 ha (for the tourist resort); wastewater treatment plant No. 4 with a capacity of 5,000 m3 per day on 1 ha and wastewater treatment plant No. 5 with a capacity of 15,000 m3 per day on about 3 ha (for Chan May urban center); and wastewater treatment plant No. 6 with a capacity of 5,000 m3 per day on I hectare.

- Solid waste collection and disposal

To build a solid waste disposal facility to the east of Phuoc Tuong mountain pass in Loc Thuy commune (at present, its feasibility study project is available) with a separate section of 10-20 ha for hazardous waste treatment. For a long term, solid waste will be transported to an inter-provincial solid waste treatment complex (to be located in Huong Tra district under the master plan on construction of the Central Vietnam key economic region).

- Cemeteries: To build Chan May cemetery of 30 ha at the foot of Phuoc Tuong mountain and Truong Dong cemetery of 3.5 ha at the foot of Phu Gia mountain pass. For independent residential areas in Hoi Dua and Hoi Mit areas, separate cemeteries will be built.

e/ Information and communication:

- Circuit-switching system: To develop ODA-funded project HOST in Chan May area to meet the economic zone's information and telecommunications requirements; to upgrade two switchboards into ALCATEL-type 1,000E10MM ones at the initial stage.

- Transmission: A relay system will be designed in the loop-circuit layout to ensure transmission safety. At the initial stage, to build transmission lines along Lang Co, Canh Duong, Tu Hien and Vinh Giang areas connected to transmission cable lines along national highway 1A. To provide such services as television, broadband Internet, videophone, etc.

6. The initial stage of the master plan - up to 2015:

a/ Land use and technical infrastructure planning:

- To invest in building resettlement areas: Loc Vinh resettlement area of 35 ha, Loc Thuy and Loc Tien resettlement areas of 19 ha and Lap An lagoon resettlement area of 30 ha;

- To build industrial parks No. 1.2 and 3 on a total area of 560 ha and the non-tariff area of around 1.000 ha;

- To develop tourist resorts and entertainment centers: Lang Co international eco-tourism and resort of200 ha: Cu Du tourist resort. 300 ha; and Bai Chuoi tourist resort, 100 ha;

- To build functional centers: A health center of 5-6 ha: a training center, 25-70 ha; and a trade, financial, telecommunications, sports and physical training center, 100 ha;

- To develop urban residential areas: To build residential quarters No. 1 and 2 adjacent to general administrative and trade centers;

- To develop an infrastructure system in line with the first-stage land use planning.

b/ Programs and projects prioritized for investment:

Lap An, Loc Vinh, Loc Thuy and Loc Tien resettlement projects;

- Projects on urban centers and infrastructure in Chan May area;

- A project on building the non-tariff area;

Industrial parks No. 1,2 and 3;

- A project on building Loc Thuy water plant with an output of 55,000 m3 per day using water from Thuy Yen and Thuy Cam lakes through the main water pipeline system;

- A project to build wharves No. 2 and 3 and a breakwater dam in Chan May port;

- Projects to build 220 kV and 110 kV transformer stations to serve industrial parks No. 1, 2 and 3, the non-tariff area and Laguna - Hue tourist resort. To increase the capacity of Cau Hai and Lang Co 110 kV stations to 2 x 25 MVA;

- Projects to build wastewater treatment plants No. 1,2,4 and 5, garbage collection and disposal facilities, and Chan May cemetery;

- Projects to build new Chan May railway station and Chan May inter-provincial car terminal;

- A project to build a road seed on linking Chan May-Lang Co with the North-South expressway (the section running through the economic zone).

Article 2.- Organization of implementation

1. The Construction Ministry shall direct and guide the People's Committee of Thua Thien -Hue province in organizing the implementation
of the master plan under this Decision.

2. The People's Committee of Thua Thien-Hue province shall:

a/ Publicize the master plan on construction of Chan May-Lang Co economic zone up to 2025, so that concerned organizations and individuals can know and implement it; organize the implementation of the master plan under current law.

b/ Promulgate the Regulation on management of the master plan on construction of Chan May-Lang Co economic zone.

c/ Organize the elaboration and approval of detailed plans on functional urban quarters and adjustment of approved detailed plans to make them in line with the approved master plan.

d/ Coordinate with the Transport Ministry in determining directions and sizes of outbound traffic works in Chan May-Lang Co economic zone.

3. The Planning and Investment Ministry and the Finance Ministry shall balance and allocate annual capital amounts under the State Budget Law for implementation of this master plan.

Article 3.- This Decision takes effect on the date of its signing.

The president of the People's Committee of Thua Thien - Hue province, the Construction Minister, other ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and concerned organizations and individuals shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1771/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất