Quyết định 1248/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006 - 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1248/2007/QĐ-BKH
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1248/2007/QĐ-BKH |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Võ Hồng Phúc |
Ngày ban hành: | 30/10/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đầu tư |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1248/2007/QĐ-BKH
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 1248/2007/QĐ-BKH
NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2007 VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG THEO DÕI
ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA THỜI KỲ 2006 - 2010
Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 150/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện “Chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010”;
Căn cứ Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006 - 2010”;
Căn cứ Quyết định số 94/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010”;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Thông tư số 04/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (Ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ);
Căn cứ Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006 - 2010 (sau đây gọi tắt là Khung theo dõi và đánh giá ODA) kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương các đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề khó khăn vướng mắc, các Bộ, ngành và địa phương phản ánh gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xử lý.
BỘ TRƯỞNG
Võ Hồng Phúc
KHUNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC
CHƯƠNG TRÌNH,
DỰ ÁN ODA THỜI KỲ 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1248/2007/QĐ-BKH
ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
LỜI NÓI ĐẦU
Để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương tiếp tục thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm khả năng trả nợ.
Các nhà tài trợ tiếp tục cam kết mạnh mẽ cung cấp ODA cho Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).
Theo dự kiến, trong thời kỳ 5 năm 2006 - 2010, các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam khoảng 19 - 21 tỷ USD vốn ODA. Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 đề ra nhiệm vụ giải ngân 11 tỷ USD trong số vốn cam kết này.
ODA là nguồn tài chính công của Chính phủ, với các khoản vốn vay ưu đãi bình quân chiếm khoảng 80% cơ cấu vốn ODA dành cho Việt Nam, do vậy cần thiết phải tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc sử dụng vốn ODA ở tất cả các cấp (Ban quản lý chương trình, dự án (gọi tắt là Ban QLDA), Chủ dự án, Cơ quan chủ quản, Cơ quan quản lý Nhà nước về ODA), từ phía các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng người thụ hưởng ODA và từ phía các nhà tài trợ nhằm bảo đảm tối đa hoá trách nhiệm giải trình, hiệu quả viện trợ và an toàn nợ quốc gia.
Tại Quyết định số 150/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện “Chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010”, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng “Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006 - 2010”; xây dựng phương pháp luận và quy trình đánh giá tác động của các dự án đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành (sau đây gọi tắt là Khung theo dõi và đánh giá ODA).
Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA; chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan và nhà tài trợ, khai thác có hiệu quả hệ thống này.
Quyết định số 94/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010” đề ra nhiệm vụ tăng cường công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA với 4 hoạt động chính, gồm: (i) Xây dựng kho dữ liệu về ODA, (ii) Quy chế chia sẻ thông tin về ODA giữa các cơ quan Việt Nam và nhà tài trợ, (iii) Xác định các chỉ tiêu về ODA để đưa vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của Thống kê quốc gia và (iv) Thể chế hoá hệ thống theo dõi và đánh giá dự án ODA.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA trong thời gian qua, những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thí điểm việc thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá ODA ở một số Bộ, ngành và địa phương1, tham khảo kinh nghiệm về theo dõi và đánh giá dự án của một số nước trên thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Khung theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA, kèm theo Kế hoạch hành động nhằm thiết lập và vận hành Hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006 - 2010.
Khung theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA được xây dựng trên cơ sở:
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010;
- Định hướng Quản lý nợ nước ngoài đến năm 2010 (theo Quyết định số 135/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ);
- Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006 - 2010” (theo Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ);
- Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006 - 2010” ban hành kèm theo Quyết định số 94/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
- Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 131/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA;
- Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA;
- Những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thí điểm thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá ODA tại 6 Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế) và 7 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bắc Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi)2.
I. THỰC TRẠNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH
GIÁ
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA
Trong thời gian qua, Việt Nam đã thu hút và sử dụng một khối lượng vốn ODA tương đối lớn để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Việc sử dụng ODA trong thời gian qua về cơ bản có hiệu quả, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội; tăng cường năng lực thể chế và con người.
Một trong nhiều nguyên nhân sử dụng ODA có hiệu quả là công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA đã được đặt ra và từng bước được hoàn thiện, góp phần cải thiện tình hình thực hiện chương trình, dự án, thúc đẩy giải ngân vốn ODA.
Những kết quả chủ yếu đạt được trong công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA trong thời gian qua bao gồm:
Thứ nhất, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA đã từng bước được thể chế hoá và hoàn thiện thông qua các Nghị định của Chính phủ, các văn bản pháp quy của các cơ quan có liên quan về quản lý và sử dụng vốn ODA, Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA đã quy định việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA, chia sẻ thông tin về ODA giữa các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ, khai thác có hiệu quả hệ thống này. Để tăng cường công tác theo dõi và giám sát tình hình thực hiện dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH quy định chế độ báo cáo dựa trên hệ thống mẫu biểu được hài hoà hoá với các nhà tài trợ.
Thứ hai, thông qua việc thực hiện thí điểm công tác theo dõi, đánh giá dự án tại 6 Bộ và 7 tỉnh, thành phố đã xây dựng được phương pháp kỹ năng theo dõi và đánh giá dự án đồng thời thu được những kinh nghiệm và bài học cần thiết để triển khai công tác theo dõi, đánh giá chương trình, dự án ODA trên diện rộng, tiến tới xây dựng một hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA vận hành một cách chuyên nghiệp và ổn định lâu dài.
Công tác đánh giá chương trình, dự án ODA trong quá trình thực hiện cũng như đánh giá tác động sau khi dự án hoàn thành, kể cả đánh giá chung với các nhà tài trợ bước đầu được triển khai, nhất là đối với một số chương trình, dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải, cấp nước đô thị, điện nông thôn, y tế …
Thứ ba, quan hệ hợp tác với các nhà tài trợ đã được đẩy mạnh trong lĩnh vực theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, phát triển năng lực theo dõi và đánh giá cũng như thực hiện một số đánh giá chung.
Thứ tư, trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động liên quan đến theo dõi và đánh giá dự án nói chung, đánh giá tình hình thực hiện Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ nói riêng.
Tuy đã đạt được những tiến bộ nhất định, song công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và yếu kém. Đó là:
- Một hệ thống quốc gia đồng bộ về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA chưa được thiết lập và vận hành dựa trên các nguyên lý, phương pháp luận và thể chế thống nhất.
- Thiếu một cơ cấu tổ chức có tính hệ thống xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở chuyên trách về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng trong việc theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA ở các cấp còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực và kỹ năng chuyên môn, kể cả chuyên gia độc lập về theo dõi và đánh giá dự án.
- Chưa có một cơ sở dữ liệu quốc gia về ODA để phục vụ công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA cũng như phục vụ nhu cầu thông tin về nguồn vốn này, kể cả để phản ánh nguồn và việc sử dụng vốn ODA trong hệ thống Thống kế quốc gia về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
II. KHUNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA.
Mục tiêu của Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010 là xác định những định hướng chiến lược của công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA và những hoạt động chủ yếu cần thực hiện nhằm xây dựung, vận hành và hoàn thiện hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA và để thực hiện 4 nhiệm vụ đề ra trong Quyết định số 94/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Để đạt được mục tiêu trên, Khung theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010 bao gồm hai nội dung chủ yếu sau đây:
a) Định hướng chiến lược theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010 (sau đây gọi tắt là Định hướng chiến lược).
b) Chương trình hành động thực hiện Định hướng chiến lược trong thời kỳ 2006-2010 (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động).
2.1. Định hướng chiến lược
Định hướng chiến lược nhằm xác định những mục tiêu và nội dung có tính chiến lược làm cơ sở để xây dựng và vận hành hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA trong thời kỳ 2006-2010 và từng bước hỗ trợ phát triển hệ thống theo dõi và đánh giá đầu tư công.
Định hướng chiến lược bao gồm 7 mục tiêu:
Mục tiêu 1. Xây dựng hệ thống thông tin thống nhất để đảm bảo vận hành hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA ;
a) Thông nhất hệ thống chỉ tiêu quốc gia về theo dõi và đánh giá ở các cấp (Ban QLDA, Chủ dự án, Cơ quan chủ quan và Cơ quan quản lý nhà nước về ODA);
Về phương thức, công cụ trao đổi thông tin, dữ liệu;
- Xác định và thiết lập hệ thống các chỉ tiêu thống nhất về theo dõi các chương trình, dự án ODA ở từng cấp;
- Xác định và thống nhất hệ thống các chỉ tiêu áp dụng cho đánh giá đầu kỳ, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động đối với các chương trình, dự án ODA;
- Thông nhất phương pháp luận, quy trình thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin, dữ liệu ở từng cấp và cách thức tích hợp và phản hồi thông tin, dữ liệu về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA.
b) Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, dữ liệu trong hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA;
- Xây dựng các tiêu chuẩn về trao đổi thông tin, dữ liệu theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA giữa cấp Ban QLDA, Chủ dự án, Cơ quan chủ quản và Cơ quan quản lý nhà nước về ODA theo hướng tích hợp từ dưới lên và phản hồi từ trên xuống;
- Xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất về phần mềm thu thập, lưu trữ, xử lý, tổng hợp và truyền tải thông tin, số liệu phục vụ công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA, đảm bảo việc tích hợp thông tin báo cáo và phân tích tình hình thực hiện và đánh giá chương trình, dự án ODA;
- Xây dựng hệ thống mã hóa thống nhất các chương trình, dự án ODA phù hợp với hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân để phục vụ công tác phân tích danh mục các chương trình, dự án ODA ở cấp quốc gia, cấp ngành, lãnh thổ và tổng hợp các chỉ tiêu thống kê định kỳ về tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA để phản ánh vào Hệ thống Thống kê quốc gia về tình hình phát triển kinh tế - xã hội;
- Duy trì và phát triển trang tin điện tử (Website) về Theo dõi và Đánh giá chương trình, dự án ODA của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ công tác truyền thông, đào tạo và tăng cường năng lực, trao đổi thông tin và kinh nghiệm về theo dõi và đánh giá, chia sẻ các bài học đúc kết thông qua việc thiết kế và thực hiện các chương trình, dự án ODA.
Về thể chế trao đổi thông tin, dữ liệu;
- Thực hiện các quy định của Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA, trong đó có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, mối quan hệ và cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cấp trong quá trình theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA;
- Thực hiện chế độ cung cấp thông tin, dữ liệu về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA trên cơ sở hệ thống biểu mẫu báo cáo thống nhất được áp dụng chung giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ theo Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngay 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ODA phục vụ công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA cũng như nhu cầu thông tin đối với nguồn vốn này;
- Quy định việc sử dụng thông tin, số liệu và kết quả theo dõi, đánh giá các chương trình và dự án ODA phục vụ công tác quản lý và ra quyết định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA;
- Quy định việc sử dụng thông tin, số liệu và kết quả theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án ODA trong công tác nghiên cứu, truyền thông và phổ biến những kinh nghiệm và thực tiễn tốt về quản lý và sử dụng ODA.
Mục tiêu 2: Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA tiên tiến và thường xuyên cập nhật để phù hợp với điều kiện của Việt Nam:
a) Áp dụng các công cụ theo dõi tiến độ thực hiện các chương trình, dự án ODA ở các cấp, bao gồm Công cụ theo dõi tiến độ thống nhất ở cấp Ban QLDA (AMT), Công cụ theo dõi danh mục ở cấp Cơ quan chủ quan (PMT), Công cụ theo dõi danh mục ở cấp quốc gia (NMT) và áp dụng các phương pháp và chuẩn mực đánh giá dự án theo hướng dẫn của tổ chức OECD - DAC.
b) Thực hiện chương trình công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA:
Thiết lập hệ thống thông tin kết nối giữa Ban QLDA, Chủ dự án, Cơ quan chủ quản và Cơ quan quản lý nhà nước về ODA để phục vụ các hoạt động theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA, đồng thời tạo điều kiện cho các cá nhân, các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông có thể tiếp cận được hệ thống thông tin này.
c) Áp dụng công cụ AMT để các Ban QLDA chuẩn bị cho Chủ dự án báo cáo cơ quan chủ quản về tiến độ thực hiện chương trình, dự án ODA, Công cụ AMT đủ linh hoạt và có khả năng mở rộng để đáp ứng yêu cầu đa dạng của các cơ quan Việt Nam và nhà tài trợ.
d) Áp dụng công cụ PMT để Cơ quan chủ quản tổng hợp tình hình thực hiện danh mục chương trình, dự án ODA do mình quản lý và lập báo cáo tổng hợp về tình hình vận động, thu hút và quản lý vốn ODA theo quy định hiện hành.
đ) Áp dụng công cụ NMT ở cấp Cơ quan quản lý nhà nước về ODA (Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính) để các cơ quan này có thể tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình thu hút và sử dụng ODA nói chung và tình hình giải ngân và nợ ODA nói riêng.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư sử dụng công cụ NMT để tổng hợp kế hoạch giải ngân vốn ODA hàng năm và lập báo cáo toàn diện về tình hình vận động, thu hút và quản lý vốn ODA ở cấp quốc gia và báo cáo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định hiện hành;
- Bộ Tài chính sử dụng công cụ NMT để đánh giá tình hình giải ngân và nợ ODA cũng như khả năng trả nợ đến hạn để thực hiện Chiến lược vay và trả nợ nước ngoài đến 2010 trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định hiện hành;
- Cập nhật tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA ở cấp quốc gia trên website về theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA.
e) Xây dựng Trung tâm nguồn quốc gia về lưu trữ thông tin, dữ liệu, các tài liệu về theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA:
- Xây dựng quy định về lưu trữ thông tin (cứng và mềm) về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA;
- Đưa Trung tâm nguồn quốc gia vào hoạt động phục vụ công tác quản lý ODA và đáp ứng yêu cầu công tác thống kê quốc gia về ODA cũng như nhu cầu truyền thông về ODA.
Mục tiêu 3. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA:
a) Tăng cường hệ thống tổ chức tại các đơn vị đầu mối về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA ở các cấp.
b) Chuyên nghiệp hóa công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA:
- Xác định việc theo dõi và đánh giá là hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công;
- Xây dựng tiêu chuẩn công nhận những người làm công tác theo dõi và đánh giá chuyên nghiệp;
- Phát triển mạng lưới các cán bộ nguồn về theo dõi và đánh giá, làm nền tảng tiến tới việc thành lập Hiệp hội nghề nghiệp của những người làm công tác theo dõi và đánh giá. Trước mắt trong năm 2008 với sự hỗ trợ của VAMESP II, thành lập Câu lạc bộ những người làm công tác theo dõi và đánh giá;
- Phát triển quan hệ hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để chia sẻ thông tin và học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực theo dõi và đánh giá.
c) Tăng cường năng lực cán bộ làm công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA, bao gồm:
- Lồng ghép nội dung theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA vào chương trình đào tạo về quản lý dự án;
- Xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo chuẩn cho những người làm công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án chuyên nghiệp;
- Biên soạn và phát hành sổ tay hướng dẫn thể chế và kỹ năng theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA; giới thiệu các phương pháp và công cụ theo dõi và đánh giá;
- Đào tạo về theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA chuyên nghiệp có cấp chứng chỉ.
Mục tiêu 4. Đảm bảo ngân sách cho các hoạt động theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA:
a) Quy định về nguồn và kinh phí cho công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA ở các cấp.
b) Quy định về nguồn và kinh phí cho công tác đánh giá tác động (đánh giá chương trình, dự án ODA sau khi hoàn thành).
Mục tiêu 5. Phối hợp với các nhà tài trợ trong công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA:
a) Phối hợp với các nhà tài trợ hài hòa và thống nhất phương pháp và công cụ sử dụng trong hoạt động theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA.
b) Thiết lập cơ chế phối hợp song phương và đa phương với các nhà tài trợ trong công tác theo dõi đánh giá.
c) Hợp tác với các nhà tài trợ trong công tác đánh giá các chương trình, dự án ODA:
- Hợp tác với các nhà tài trợ tổ chức đánh giá độc lập đối với một số chương trình dự án ODA;
- Hợp tác với các nhà tài trợ đánh giá tác động đối với một số chương trình, dự án ODA;
d) Hợp tác tăng cường năng lực theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA.
Mục tiêu 6. Sử dụng kết quả theo dõi và đánh giá để quản lý theo kết quả phát triển:
a) Đảm bảo khả năng tiếp cạn và chia sẻ thông tin về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thông qua các kết quả theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA: tất cả các cơ quan, tổ chức, nhà tài trợ, các cơ quan truyền thông đều có thể dễ dàng tiếp cận và chia sẻ thông tin theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA.
b) Ban hành các quy định về cơ chế phản hổi thông tin đối với các vấn đề cần can thiệp và xử lý nhờ kết quả của công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA: xây dựng những quy định về phản hồi thông tin phát hiện trong quá trình theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA của từng cấp trong hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA.
Mục tiêu 7. Lồng ghép và sử dụng công cụ, kỹ năng, kinh nghiệm của hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA để hỗ trợ phát triển hệ thống theo dõi và đánh giá đầu tư công:
Trên cơ sở phát triển và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA, từng bước hỗ trợ việc phát triển và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đầu tư công trong thời kỳ sau năm 2010.
2.2. Chương trình hành động
Chương trình hành động thưc hiện Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010 nêu tại Phụ lục kèm theo tập trung vào những nội dung ưu tiên trên cơ sở Định hướng chiến lược nêu tại Mục 2.1.
1 Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực theo dõi và đánh giá dự án Việt Nam - Ôxtrâylia” Giai đoạn II (gọi tắt là VAMESP-II) do Chính phủ Ôxtrâylia tài trợ.
2 Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực theo dõi và đánh giá dự án Việt Nam - Ôxtrâylia” Giai đoạn II (gọi tắt là VAMESP-II) do Chính phủ Ôxtrâylia tài trợ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------------------
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN
KHUNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA THỜI KỲ 2006-2010
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 1248/2007/QĐ-BKH
ngày 30 tháng 10 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
NỘI DUNG |
CƠ QUAN |
CƠ QUAN |
THỜI GIAN |
KẾT QUẢ |
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin ODA thống nhất để đưa hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA vào vận hành. |
|
|
|
|
1.1. Thể chế hóa công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA, bao gồm: - Hệ thống chỉ tiêu và chế độ theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ở 3 cấp: Cấp chủ chương trình, dự án; Cấp cơ quan chủ quản và Cấp cơ quan quản lý nhà nước về ODA. - Mẫu biểu thu thập thông tin và dữ liệu về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA. - Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA. |
Bộ Kế hoạch |
Các Bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án/Ban QLDA và các nhà tài trợ quan tâm. |
Tháng 7 năm 2007 |
Ban hành các văn bản pháp quy về theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA: - Nghị định số 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA (đã ban hành). - Thông tư số 04/2007/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ (đã ban hành). - Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA (đã ban hành). |
1.2. Ban hành chế độ thống kê định kỳ về tình hình tiếp nhận và sử dụng ODA để phản ánh vào Hệ thống Thống kê quốc gia về tình hình phát triển kinh tế, xã hội. |
Tổng cục Thông kê và Đầu tư) |
Các Bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án/Ban QLDA và các nhà tài trợ quan tâm. |
Quý II năm 2008 |
Tổng cục Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ về tình hình tiếp nhận và sử dụng ODA trong Hệ thống Thống kê quốc gia về tình hình phát triển kinh tế, xã hội. |
1.3. Phát triển Cổng điện tử về Theo dõi và Đánh giá chương trình, dự án ODA với cơ sở dữ liệu về ODA và chế độ công bố và chia sẻ thông tin, dữ liệu về ODA. |
Bộ Kế hoạch |
Các Bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án/Ban QLDA và các nhà tài trợ quan tâm. |
Quý II năm 2008 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định về chế độ công bố và chia sẻ thông tin, dữ liệu về ODA và Cổng điện tử về Theo dõi và Đánh giá ODA đi vào hoạt động. |
2. Phát triển công cụ theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA ở cả 3 cấp: Cấp chủ dự án; Cấp cơ quan chủ quản và Cấp cơ quan quản lý nhà nước về ODA. |
|
|
|
|
2.1. Ban hành sổ tay hướng dẫn công tác theo dõi và đánh giá ODA. |
Bộ Kế hoạch |
Các Bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án/Ban QLDA và các nhà tài trợ quan tâm. |
Quý I năm 2008 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành sổ tay hướng dẫn công tác theo dõi và đánh giá ODA. |
2.2. Xây dựng và áp dụng mẫu đánh giá thống nhất với nhà tài trợ. |
Bộ Kế hoạch |
Các Bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án/Ban QLDA và các nhà tài trợ quan tâm. |
Quý III năm 2008 |
|
2.3. Xây dựng hệ thống xếp hạng dự án trên cơ sở kết quả đánh giá. |
Bộ Kế hoạch |
Các Bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án/Ban QLDA và các nhà tài trợ quan tâm. |
Quý III năm 2008 |
|
2.4. Cài đặt phần mềm để áp dụng công nghệ thông tin trong công tác theo
dõi và đánh giá dự án ở cả 3 cấp: Cấp chủ dự án; Cấp cơ quan chủ quản; Cấp cơ
quan quản lý nhà nước về ODA (Bộ Kế hoạch |
Bộ Kế hoạch |
Các Bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án/Ban QLDA và các nhà tài trợ và VAMESP II (gia hạn). |
Quý II năm 2008 |
Tất cả các Chủ dự án/Ban QLDA, cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính được cài đặt phần mềm theo dõi và đánh giá dự án. |
2.5. Xây dựng Trung tâm nguồn quốc gia về theo dõi và đánh giá dự án trên cơ sở Cổng điện tử về Theo dõi và Đánh giá chương trình, dự án ODA (Trung tâm nguồn ảo). |
Bộ Kế hoạch |
Các Bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án/Ban QLDA và các nhà tài trợ quan tâm. |
Quý II năm 2008 |
Trung tâm nguồn ảo về theo dõi và đánh giá dự án đi vào hoạt động. |
3. Phát triển năng lực theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. |
|
|
|
|
3.1. Đưa nội dung theo dõi và đánh giá dự án vào chương trình đào tạo quản lý dự án ODA do Chương trình CCBP thực hiện |
Bộ Kế hoạch |
Các Bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án/Ban QLDA. |
Theo chương trình đào tạo quản lý dự án do Chương trình CCBP thực hiện |
Các khóa đào tạo về quản lý dự án được tổ chức. |
3.2. Xây dựng khuyến nghị về tổ chức bộ máy theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA ở các cấp. |
Bộ Kế hoạch |
Các Bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án/Ban QLDA. |
Quý IV năm 2007 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra những khuyến nghị về tổ chức bộ máy theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ở các cấp. |
3.3. Hỗ trợ thành lập câu lạc bộ về theo dõi và đánh giá dự án. |
Bộ Kế hoạch |
Các Bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án/Ban QLDA. |
Quý II năm 2008 |
Câu lạc bộ được thành lập và đi vào hoạt động. |
3.4. Hỗ trợ thành lập Hiệp hội nghề nghiệp những người làm công tác theo dõi và đánh giá dự án. |
Bộ Kế hoạch |
Bội Nội vụ và các cơ quan có liên quan. |
Quý II năm 2009 |
Hiệp hội được thành lập và đi vào hoạt động. |
4. Bảo đảm tài chính cho công tác theo dõi và đánh giá dự án. |
|
|
|
|
4.1. Bổ sung định mức chi phí theo dõi và đánh giá dự án. |
Bộ Tài chính |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan. |
Quý II năm 2008 |
Bộ Tài chính ban hành quy định về định mức chi phí theo dõi và đánh giá dự án. |
4.2. Xây dựng kế hoạch tài chính bảo đảm thực hiện đánh giá tác động chương trình, dự án ODA. |
Bộ Kế hoạch |
Các Bộ, ngành và địa phương có liên quan. |
Hàng năm theo tiến độ tổng hợp Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đánh giá tác động các chương trình, dự án ODA. |
5. Đánh giá tác động một số chương trình, dự án ODA và hiệu quả thu hút và sử dụng ODA 5 năm 2006-2010. |
|
|
|
|
5.1. Đánh giá tác động một số dự án trong lĩnh vực giao thông vận tải. |
Bộ Giao thông vận tải |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà tài trợ có liên quan. |
6 tháng cuối năm 2008 |
Báo cáo kết quả đánh giá trình Thủ tướng Chính phủ và gửi các nhà tài trợ. |
5.2. Đánh giá tác động một số dự án trong lĩnh vực năng lượng điện. |
Bộ Công thương và tập đoàn Điện lực Việt Nam |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà tài trợ có liên quan. |
6 tháng cuối năm 2008 |
Báo cáo kết quả đánh giá trình Thủ tướng Chính phủ và gửi các nhà tài trợ. |
5.3. Đánh giá tác động một chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế. |
Bộ Y tế |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà tài trợ có liên quan. |
6 tháng đầu năm 2008 |
Báo cáo kết quả đánh giá trình Thủ tướng Chính phủ và gửi các nhà tài trợ. |
5.4. Đánh giá tác động một chương trình, dự án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà tài trợ có liên quan. |
6 tháng cuối năm 2008 |
Báo cáo kết quả đánh giá trình Thủ tướng Chính phủ và gửi các nhà tài trợ. |
5.5. Đánh giá tác động một chương trình, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói, giảm nghèo. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ có liên quan. |
6 tháng cuối năm 2008 |
Báo cáo kết quả đánh giá trình Thủ tướng Chính phủ và gửi các nhà tài trợ. |
5.6. Đánh giá hiệu quả ODA hỗ trợ thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính |
Các Bộ, ngành, địa phương và nhà tài trợ. |
Quý I năm 2010 |
Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ và phục vụ việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; gửi nhà tài trợ. |
|
|
|
|
|
6. Sử dụng kết quả hoạt động của hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA hỗ trợ phát triển hệ thống theo dõi và đánh giá đầu tư công. |
|
|
|
|
6.1. Công bố các báo cáo theo dõi tình hình thực hiện, các báo cáo đánh giá chương trình, dự án ODA và báo cáo kết quả đánh giá tác động trên cổng điện tử về Theo dõi và Đánh giá chương trình, dự án ODA của Bộ kế hoạch và Đầu tư. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Các Bộ, ngành, địa phương và nhà tài trợ. |
Định kỳ và đột xuất |
Các báo cáo được công bố thường xuyên. |
6.2. Tổng kết hoạt động của hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA và khuyến nghị phát triển hệ thống theo dõi và đánh giá đầu tư công. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, |
Các Bộ, ngành, địa phương và nhà tài trợ. |
Quý I năm 2010 |
Những khuyến nghị về phát triển hệ thống theo dõi và đánh giá đầu tư công. |
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 1248/2007/QD-BKH | Hanoi, October 30, 2007 |
DECISION
PROMULGATING THE FRAMEWORK FOR MONITORING AND EVALUATION OF ODA PROGRAMS AND PROJECTS DURING 2006-2010
THE MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT
Pursuant to the Governments Decree No. 61/2003/ND-CP of June 6, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;
Pursuant to the Prime Ministers Decision No. 150/2006/QD-TTg of June 23, 2006, promulgating the Governments program of action for implementation of the national strategy on foreign borrowings and payment of foreign debts till 2010;
Pursuant to the Prime Ministers Decision No. 290/2006/QD-TTg of December 29, 2006, approving the scheme on orientation to attract and use official development assistance (ODA) during 2006-2010;
Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 94/2007/QD-TTg of June 27, 2007, approving the plan of action for implementation of the scheme on orientation to attract and use ODA during 2006-2010;
Pursuant to the Governments Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, promulgating the Regulation on ODA management and use;
Pursuant to the Ministry of Planning and Investments Circular No. 04/2007/QD-TTg of July 30, 2007, guiding the implementation of the Regulation on ODA management and use (promulgated together with the Governments Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006);
Pursuant to the Planning and Investment Ministers Decision No. 803/2007/QD-BKH of July 30, 2007, promulgating the regime of reporting on the implementation of ODA programs and projects;
At the proposal of the Director of the Foreign Economics Department, the Ministry of Planning and Investment,
DECIDES:
Article 1. To promulgate together with this Decision the framework for monitoring and evaluation of ODA programs and projects during 2006-2010 (below referred to as ODA monitoring and evaluation framework for short).
Article 2. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, central agencies of mass organizations and Peoples Committees of provinces and centrally run cities shall direct, implement and guide their attached units to implement this Decision.
Article 3. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
Article 4. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, central agencies of mass organizations and Peoples Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decision.
Ministries, branches and localities shall report problems arising in the course of implementation to the Ministry of Planning and Investment for solution.
| MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT |
FRAMEWORK
FOR MONITORING AND EVALUATION OF ODA PROGRAMS AND PROJECTS DURING 2006-2010
(Promulgated together with the Planning and Investment Ministers Decision No. 1248/2007/QD-BKH of October 30, 2007)
FOREWORD
In order to support the performance of 2006-2010 socio-economic development tasks, the Vietnamese Communist Party and State are determined to further attract and use official development assistance (ODA) while raising the efficiency of its use and ensuring debt payment capacity.
Donors have further made strong commitments to providing ODA for Vietnam, especially after the country became the 150th member of the World Trade Organization (WTO).
It is expected that during the 5 years from 2006-2010, donors will commit to grant USD 19-21 billion of ODA capital to Vietnam. The 2006-2010 five-year plan has set the task of disbursing USD 11 billion of this committed amount.
As ODA constitutes a public financial source of the Government, with concessional loans accounting for around 80%, it is necessary to enhance the inspection, supervision, monitoring and evaluation by political organizations, social organizations, communities benefiting from ODA and donors of the use of ODA capital at all levels (program/project management units (referred to as PMUs for short)), project owners, managing agencies and state management agencies in charge of ODA), in order to maximize accountability and aid effectiveness as well as national debt safety.
In Decision No. 150/2006/QD-TTg of June 23, 2006, promulgating the Governments program of action for implementation of the national strategy on foreign borrowings and payment of foreign debts till 2010, the Prime Minister assigned the Ministry of Planning and Investment to formulate a framework for monitoring and evaluation of ODA programs and projects during 2006-2010; the methodology and process of evaluation of impacts of completed investment and construction projects (below referred to as ODA monitoring and evaluation framework).
The Governments Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, set the tasks of establishing, operating and perfecting a national system of monitoring and evaluation of ODA programs and projects; sharing information with concerned agencies and donors and efficiently exploiting this system.
The Prime Ministers Decision No. 94/2007/QD-TTg of June 27, 2007, approving the plan of action for implementation of the scheme on orientation to attract and use ODA during 2006-2010, set the task of enhancing the monitoring and evaluation of ODA programs and projects with 4 major activities, including (i) building a database on ODA, (ii) elaborating a regulation on sharing of information between Vietnamese agencies and donors, (iii) identifying ODA indicators to be included in socio-economic indicators in national statistics, and (iv) institutionalizing the system of monitoring and evaluation of ODA projects.
Based on the assessment of the actual monitoring and evaluation of ODA programs and projects in the recent past, research results and experience drawn in the process of pilot establishment of an ODA monitoring and evaluation system in some ministries, branches and localities1, and relevant experience of some foreign countries, the Ministry of Planning and Investment has formulated a framework for monitoring and evaluation of ODA programs and projects together with a plan of action to establish and operate a national system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects during 2006-2010.
The ODA monitoring and evaluation framework has been formulated on the basis of:
- The 2006-2010 five-year socio-economic development plan;
- The orientation for foreign debt management toward 2010 (according to the Prime Ministers Decision No. 135/2005/QD-TTg of June 8, 2005);
- The scheme on orientation to attract and use ODA during 2006-2010 (according to the Prime Ministers Decision No. 290/2006/QD-TTg of December 29, 2006):
- The plan of action for implementation of the scheme on orientation to attract and use ODA during 2006-2010, promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 94/2007/QD-TTg of June 27, 2007;
- The Governments Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, promulgating the Regulation on ODA management and use;
- The Ministry of Planning and Investments Circular No. 04/2007/TT-BKH of July 30, 2007, guiding the implementation of the Governments Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, on ODA management and use;
- The Planning and Investment Ministers Decision No. 803/2007/QD-BKH of July 30, 2007, promulgating the regime of reporting on the implementation of ODA programs and projects;
- The study results and experience drawn in the process of pilot establishment of an ODA monitoring and evaluation system in 6 ministries (the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Transport, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Education and Training, and the Ministry of Health), and 7 provinces and cities (Hanoi, Ho Chi Minh City, Can Tho, Bac Ninh, Nghe An, Quang Nam and Quang Ngai)2.
I. REAL SITUATION OF MONITORING AND EVALUATION OF ODA PROGRAMS AND PROJECTS
Recently, Vietnam has attracted and used a relatively big amount of ODA capital to assist the performance of national socio-economic development tasks.
The recent use of ODA is basically efficient, contributing to developing socio-economic infrastructure and enhancing institutional and human capacity.
One of many factors attributing to the efficient use of ODA is the work of monitoring and evaluation of ODA programs and projects, which has been carried out and incrementally improved, contributing to bettering the implementation of ODA programs and projects and accelerating the disbursement of ODA capital.
During the past time, the work of monitoring and evaluation of ODA programs and projects has achieved the following major results:
First, this work has been gradually institutionalized and improved through government decrees and legal documents of concerned agencies regarding ODA management and use. The Governments Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, on ODA management and use provides for the establishment and operation of a national system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects, sharing of information on ODA between Vietnamese agencies and donors and efficient exploitation of this system. In order to enhance the monitoring and supervision of the implementation of projects, the Ministry of Planning and Investment issued Decision No. 803/2007/QD-BKH, providing for a reporting regime based on the system of forms harmonized with donors ones.
Second, based on the pilot monitoring and evaluation of projects in 6 ministries and 7 provinces and cities, project monitoring and evaluation methods and techniques have been developed and necessary experience and lessons have been drawn for conducting the monitoring and evaluation of ODA programs and projects on a wider scale and building a professional and stable national system for this work.
The evaluation of ODA programs and projects during their implementation and the evaluation of impacts after their completion, including evaluation joined by donors, have initially been carried out, particularly with regard to a number of large programs and projects in the domains of transport, urban water supply, rural electricity and health.
Third, the cooperative relations with donors have been promoted in the monitoring and evaluation of ODA programs and projects through sharing experience, improving monitoring and evaluation capacity, and some joint evaluation activities.
Fourth, on the international arena, Vietnam has actively participated in activities related to project monitoring and evaluation in general and in the evaluation of the implementation of the Paris Declaration and Hanoi Commitments on aid effectiveness in particular.
Despite some achievements, the monitoring and evaluation of ODA programs and projects still see many shortcomings and weaknesses as follows:
- A synchronous national system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects has not yet been established and operated on the basis of unified principles, methodologies and institutions.
- A systematic organizational structure from the central to grassroots level in charge of monitoring and evaluating ODA programs and projects with clearly defined functions, tasks and responsibilities has not yet existed.
- The contingent of personnel in charge of monitoring and evaluating ODA programs and projects at all levels, including independent specialists, remains insufficient in quantity and restricted in professional capacity and skills.
- A national database on ODA servicing the monitoring and evaluation of ODA programs and projects and the need for information on this capital source, including information on sources and the use of ODA in the national statistical system on socio-economic development is not available.
II. FRAMEWORK FOR MONITORING AND EVALUATION OF ODA PROGRAMS AND PROJECTS
The objective of the ODA monitoring and evaluation framework during 2006-2010 is to set forth strategic orientations for this work and major activities to be carried out in order to build, operate and perfect a national system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects and fulfill the four tasks defined in the Prime Ministers Decision No. 94/2007/QD-TTg of June 27, 2007.
To achieve the above objective, the ODA monitoring and evaluation framework during 2006-2010 covers two main contents as follows:
a/ Strategic orientations for monitoring and evaluation of ODA programs and projects during 2006-2010 (below referred to as strategic orientations for short).
b/ A program of action for implementation of the 2006-2010 strategic orientations (below referred to as program of action for short).
2.1. Strategic orientations
The strategic orientations are aimed to identify strategic objectives and contents serving as a basis for the establishment and operation of a national system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects during 2006-2010 and step by step support the development of a public investment monitoring and evaluation system.
The strategic orientations cover 7 objectives:
Objective 1. To establish a unified information system to ensure the operation of the national system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects:
a/ To unify the systems of national monitoring and evaluation criteria at all levels (PMUs, project owners, managing agencies and state management agencies in charge of ODA):
Regarding modes and instruments of information and data exchange:
- To identify and establish a system of uniform criteria for monitoring and evaluation of ODA programs and projects at each level;
- To identify and unify the system of criteria applicable to initial evaluation, mid-term evaluation, final evaluation and impact evaluation of ODA programs and projects;
- To unify methodologies and processes of gathering, analyzing and synthesizing information and data at each level and methods of synthesizing and responding to information and data on monitoring and evaluation of ODA programs and projects.
b/ To establish a mechanism for information and data exchange within the national system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects:
- To set standards on the exchange of information and data on monitoring and evaluation of ODA programs and projects between PMUs, project owners, managing agencies and state management agencies in charge of ODA in the direction of bottom-up synthesis and top-down response;
- To set uniform standards on software for gathering, storing, processing, synthesizing and transmitting information and data in service of the monitoring and evaluation of ODA programs and projects, ensuring synthesis of reported information and analysis of the situation of monitoring and evaluation of ODA programs and projects;
- To set up a uniform coding system of ODA programs and projects in conformity with the system of national economic branches in service of the analysis of ODA program and project portfolios at the national, branch and territorial levels, and synthesize periodical statistical indicators on the receipt and use of ODA capital for reflection in the national system of statistics on socio-economic development;
- To maintain and develop the Planning and Investment Ministry’s website on monitoring and evaluation of ODA programs and projects in service of public information, training and capacity strengthening, exchange of information and experience on monitoring and evaluation, and sharing of lessons drawn from the formulation and implementation of ODA programs and projects.
Regarding information and data exchange institutions:
- To implement the Planning and Investment Ministry’s Circular No. 04/2007/TT-BKH of July 30, 2007, on monitoring and evaluation of ODA programs and projects, which defines the functions, tasks, responsibilities, relationships and mechanism of coordination and exchange of information between different levels in the course of monitoring and evaluation of ODA programs and projects;
- To provide information and data on the implementation of ODA programs and projects on the basis of the system of harmonized report forms applied jointly by Vietnam and donors under the Planning and Investment Ministry’s Decision No. 803/2007/QD-BKH of July 30, 2007;
- To provide for the establishment of a national database on ODA in service of the monitoring and evaluation of ODA programs and projects as well as the need for information on this capital source;
- To provide for the use of information, data and results of monitoring and evaluation of ODA programs and projects for management and decision making purposes in accordance with the functions and tasks of ODA management and using agencies:
- To provide for the use of information, data and results of monitoring and evaluation of ODA programs and projects in the study, communication and dissemination of good experience and practices in ODA management and use.
Objective 2. To select and use advanced methods and tools for monitoring and evaluation of ODA programs and projects and regularly update them in light of Vietnams conditions:
a/ To apply tools for monitoring the implementation progress of ODA programs and projects at all levels, including aligned monitoring tools (AMT) at PMU's, portfolio monitoring tools (PMT) at managing agencies, and national monitoring tools (NMT), and apply project evaluation methods and standards under the guidance of the OECD-DAC.
b/ To implement an information technology program to support the monitoring and evaluation of ODA programs and projects:
To establish an information system linking PMUs, project owners, managing agencies and state management agencies in charge of ODA to serve the monitoring and evaluation of ODA programs and protects, and concurrently create conditions for individuals, social organizations and media agencies to access this information system.
c/ To apply AMT for PMUs to make preparation for project owners to report to managing agencies on the implementation progress of ODA programs and projects. AMT must be adequately flexible and extendable to meet various requirements of Vietnamese agencies and donors.
d/ To apply PMT for managing agencies to synthesize the implementation of ODA programs and projects on the portfolios they manage and make review reports on ODA mobilization, attraction and management according to current regulations.
dd/ To apply NMT at the state management agencies in charge of ODA (the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance) for these agencies to review, analyze and assess the attraction and use of ODA in general and the disbursement of ODA capital and debts in particular.
- The Ministry of Planning and Investment shall use NMT for synthesizing annual ODA capital disbursement plans and making comprehensive reports on ODA mobilization, attraction and management at the national level and assessment reports on the efficiency of ODA use, for submission to the Prime Minister according to current regulations;
- The Ministry of Finance shall use NMT to evaluate the situation of ODA capital disbursement and ODA debts as well as the capability of paying due debts for implementation the strategy on foreign borrowings and payment of foreign debts up to 2010, for submission to the Prime Minister according to current regulations;
- To update the situation of implementation of ODA programs and projects at the national level on the website on monitoring and evaluation of ODA programs and projects.
e/ To set up a national source center for storing information, data and documents on monitoring and evaluation of ODA programs and projects:
- To elaborate regulations on storing information (hard and soft copies) on monitoring and evaluation of ODA programs and projects;
- To put the national source center into operation to serve ODA management and meet the requirements of producing national ODA statistics as well as ODA-related communication.
Objective 3. To professionalize the contingent of cadres conducting the monitoring and evaluation of ODA programs and projects:
a/ To strengthen the system of organizations in major units to conduct the monitoring and evaluation of ODA programs and projects at all levels.
b/ To professionalize the work of monitoring and evaluation of ODA programs and projects:
- To consider monitoring and evaluation a highly professional operation in the domain of provision of public services;
- To set standards for recognition of monitoring and evaluation professionals;
- To develop a network of source monitoring and evaluation personnel as a basis for the establishment of a professional association of monitoring and evaluation officers. Right in 2008, with the assistance of VAMESP-II, to set up a club of monitoring and evaluation officers;
- To develop cooperative relations with other countries and international organizations in order to share information and learn their experience in the monitoring and evaluation domain.
c/ To enhance the capacity of officers in charge of monitoring and evaluation of ODA programs and projects, including:
- Integrating contents of monitoring and evaluation of ODA programs and projects into project management training programs;
- Compiling standard training programs and documents for professional program and project monitoring and evaluation officers;
- Training and granting certificates to professional ODA program and project monitoring and evaluation officers.
Objective 4. To ensure budgets for the monitoring and evaluation of ODA programs and projects:
a/ To issue regulations on funding sources and funds for the monitoring and evaluation of ODA programs and projects at all levels;
b/ To issue regulations on funding sources and funds for impact evaluation (evaluation of ODA programs and projects after their completion).
Objective 5. To coordinate with donors in the monitoring and evaluation of ODA programs and projects:
a/ To work with donors in harmonizing and unifying methods and tools used in the monitoring and evaluation of ODA programs and projects;
b/ To establish bilateral and multilateral mechanisms for coordination with donors in monitoring and evaluation work.
c/ To cooperate with donors in evaluating ODA programs and projects:
To cooperate with donors in organizing independent evaluation of some ODA programs and projects;
To cooperate with donors in evaluating impacts of some ODA programs and projects;
d/ To cooperate in strengthening the capacity of monitoring and evaluating ODA programs and projects.
Objective 6. Use of monitoring and evaluation results for development results-based management:
a/ To ensure the possibility of accessing and sharing information on the implementation of ODA programs and projects acquired from their monitoring and evaluation results: All agencies, organizations, donors and media agencies may easily access and share information on monitoring and evaluation of ODA programs and projects;
b/ To promulgate regulations on the mechanism of providing feedback to issues which need intervention and solution based on results of monitoring and evaluation of ODA programs and projects: To elaborate regulations on feedback to information discovered in the process of monitoring and evaluating ODA programs and projects at each level within the national system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects.
Objective 7. To integrate and use tools, skills and experience of the system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects to support the development of a public investment monitoring and evaluation system:
Based on the development and operation of a system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects, to step by step support the development and operation of a public investment monitoring and evaluation system in the post-2010 period.
2.2. Program of action
The program of action for implementation of the ODA monitoring and evaluation framework during 2006-2010 in the enclosed Appendix identifies priority contents based on the strategic orientations mentioned in Section 2.1.
Footnotes:
1 Within the framework of the Vietnam-Australia monitoring and evaluation support project, phase II (VAMESP-II) financed by the Australian Government.
2 Within the framework of the Vietnam-Australia monitoring and evaluation support project, phase II (VAMESP-II) financed by the Australian Government.
program of action for implementation of the framework for monitoring and evaluation of ODA programs and projects during 2006-2010
(Promulgated together with the Planning and Investment Ministers Decision No. 1248/2007/QD-BKH of October 30, 2007)
Contents of work | Managing agencies | Coordinating agencies | Time for completion | Expected results |
1. Establishing a uniform ODA information database so as to operate the system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects |
|
|
|
|
1.1. Institutionalizing the work of monitoring and evaluation of ODA programs and projects, including: - The system of criteria and regulations for monitoring and evaluating programs and projects at three levels: project owners, managing agencies and state management agencies in charge of ODA - Forms for gathering information and data on the implementation of ODA programs and projects - Regulations on reporting on the implementation of ODA programs and projects | Ministry of Planning and Investment | Ministries, branches, localities, project owners/PMUs and interested donors | July 2007 | Promulgating legal documents on monitoring and evaluation of ODA programs and projects: - Government Decree No. 131/2006/ND-CP on ODA management and use (already promulgated). - The Planning and Investment Ministry’s Circular No. 04/2007/TT-BKH, guiding the implementation of Government Decree No. 131/2006/ND-CP (already promulgated). - The Planning and Investment Ministry’s Decision No. 803/2007/QD-BKH, on reporting on the situation of ODA programs and projects (already promulgated) |
1.2. Promulgating regulations of periodical statistics on the receipt and use of ODA for reflection in the national system of statistics on socio-economic development | General Statistics Office (Ministry of Planning and Investment) | Ministries, branches, localities, project owners/PMUs and interested donors | Quarter II of 2008 | The General Statistics Office shall promulgate regulations on periodical statistical reports on the receipt and use of ODA within the national system of statistics on socio-economic development. |
1.3. To develop an e-gateway on monitoring and evaluation of ODA programs and projects with an ODA database and regulations on making public and sharing information and data on ODA | Ministry of Planning and Investment | Ministries, branches, localities, project owners/PMUs and interested donors | Quarter II of 2008 | The Ministry of Planning and Investment shall promulgate regulations on making public and sharing information and data on ODA and the e-gateway on ODA monitoring and evaluation. |
2. Developing tools for monitoring and evaluation of ODA programs and projects at all three levels: project owners; managing agencies and state agencies in charge of ODA |
|
|
|
|
2.1. Issuing a manual guiding ODA monitoring and evaluation | Ministry of Planning and Investment | Ministries, branches, localities, project owners/PMUs and interested donors | Quarter I of 2008 | The Ministry of Planning and Investment shall issue a manual guiding ODA monitoring and evaluation. |
2.2. Joining donors in setting and applying unified evaluation forms | Ministry of Planning and Investment | Ministries, branches, localities, project owners/PMUs and interested donors | Quarter III of 2008 |
|
2.3. Building a project classification system based on evaluation results | Ministry of Planning and Investment | Ministries, branches, localities, project owners/PMUs and interested donors | Quarter III of 2008 |
|
2.4. Installing software for application of information technology to monitoring and evaluation of ODA programs and projects at all three levels: project owners; managing agencies and state agencies in charge of ODA (the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance) | Ministry of Planning and Investment | Ministries, branches, localities, project owners/PMUs and interested donors and VAMESP-II (with extension) | Quarter II of 2008 | The monitoring and evaluation software shall be installed for all project owners/PMUs, managing agencies, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance. |
2.5. Building a national source center for project monitoring and evaluation based on the e-gateway on monitoring and evaluation of ODA programs and projects (the virtual source center) | Ministry of Planning and Investment | Ministries, branches, localities, project owners/PMUs and interested donors | Quarter II of 2008 | The virtual source center for project monitoring and evaluation will be put into operation. |
3. Developing the capacity of monitoring and evaluation of ODA programs and projects towards professionalism and sustainability |
|
|
|
|
3 1. To include contents of project monitoring and evaluation into training programs on ODA project management, under the Comprehensive Capacity Building Program (CCBP) | Ministry of Planning and Investment (via the CCBP) | Ministries, branches, localities, project owners/PMUs | According to training programs on project management under the CCBP | Training courses on project management will be organized. |
3.2. Making recommendations on organization of apparatuses to monitor and evaluate ODA programs and projects at all levels | Ministry of Planning and Investment | Ministries, branches, localities, project owners/PMUs | Quarter IV of 2007 | The Ministry of Planning and Investment shall make recommendations on organization of apparatuses to monitor and evaluate ODA programs and projects at all levels. |
3.3. Supporting the setting up of a project monitoring and evaluation club | Ministry of Planning and Investment | Ministries, branches, localities, project owners/PMUs | Quarter II of 2008 | The club will be set up and put into operation. |
3.4. Supporting the setting up of a professional association of project monitoring and evaluation officers | Ministry of Planning and Investment | Ministry of Home Affairs and relevant agencies | Quarter II of 2009 | The association will be set up and put into operation. |
4. Ensuring funds for project monitoring and evaluation |
|
|
|
|
4.1. Adding norms of expenses for project monitoring and evaluation | Ministry of Finance | Ministry of Planning and Investment and relevant agencies | Quarter II of 2008 | The Ministry of Finance shall promulgate regulations on norms of project monitoring and evaluation expenses. |
4.2. Elaborating financial plans, ensuring the evaluation of impacts of ODA programs and projects | Ministry of Planning and Investment | Relevant ministries, branches and localities | Annually, based on the schedule of integration of socio-economic development plans | The Ministry of Planning and Investment shall submit to the Prime Minister a plan on evaluation of impacts of ODA programs and projects. |
5. Evaluating impacts of some ODA programs and projects and efficiency of ODA attraction and use during live years of 2006-2010 |
|
|
|
|
5.1. Evaluating impacts of some projects in the domain of transport | Ministry of Transport | Ministry of Planning and Investment and related donors | Last 6 months of 2008 | A report on evaluation results will be submitted to the Government and sent to donors. |
5.2. Evaluating impacts of some projects in the domain of electric energy | Ministry of Industry and Trade and the Vietnam Electricity Group (EVN) | Ministry of Planning and Investment and related donors | Last 6 months of 2008 | A report on evaluation results will be submitted to the Government and sent to donors. |
5.3. Evaluating impacts of a program or project in the domain of health | Ministry of Health | Ministry of Planning and Investment and related donors | First 6 months of 2008 | A report on evaluation results will be submitted to the Prime Minister and sent to donors. |
5.4. Evaluating impacts of a program or project in the domain of education and training | Ministry of Education and Training | Ministry of Planning and Investment and related donors | Last 6 months of 2008 | A report on evaluation results will be submitted to the Prime Minister and sent to donors. |
5.5. Evaluating impacts of a program or project in the domain of agriculture and rural development, combined with hunger elimination and poverty | Ministry of Agriculture and Rural Development | Ministry of Planning and Investment and related donors | Last 6 months of 2008 | A report on evaluation results will be submitted to the Prime Minister and sent to donors. |
5.6. Evaluating efficiency of ODA in support of the implementation of the 2006-2010 five-year plan | Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance | Ministries, branches, localities and donors | Quarter I of 2010 | A report will be submitted to the Prime Minister in service of elaboration of the 2010-2010 five-year socio-economic development plan and sent to donors. |
6. Using the results of operation of the system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects in support of development of a public investment monitoring and evaluation system |
|
|
|
|
6.1. Publicizing reports on monitoring implementation, reports on evaluation of ODA programs and projects and reports on impacts of the Planning and Investment Ministry’s e-gateway on monitoring and evaluation of ODA programs and projects | Ministry of Planning and Investment | Ministries, branches, localities and donors | Periodical and extraordinary | Reports will be publicized regularly. |
6.2. Summing up operation of the system for monitoring and evaluation of ODA programs and projects and making recommendations on development of a public | Ministry of Planning and Investment | Ministries, branches, localities and donors | Quarter I of 2010 | Recommendations on development of the public investment monitoring and evaluation system. |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây