Quyết định 04/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

thuộc tính Quyết định 04/2014/QĐ-TTg

Quyết định 04/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2014/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:14/01/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn xác định cơ quan chủ trì vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế
Ngày 14/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, quy định cơ quan chủ trì vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể là cơ quan bị kiện.
Trường hợp có 02 hoặc nhiều hơn 02 cơ quan Nhà nước của Việt Nam là cơ quan bị kiện trong 01 vụ tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể, các cơ quan này phải thống nhất để 01 trong các cơ quan này là cơ quan chủ trì. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bị kiện mà không thống nhất được cơ quan chủ trì, các cơ quan này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Tư pháp. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trên nguyên tắc cơ quan chủ trì là cơ quan Nhà nước có liên quan nhiều nhất và năng lực phù hợp nhất để giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế đó.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam trên cơ sở hiệp định bảo hộ đầu tư hoặc liên quan đến khoản vay, nợ của Chính phủ (hay khoản vay, nợ được Chính phủ bảo lãnh) theo quy định của pháp luật, cơ quan chủ trì giải quyết là Bộ Tư pháp hoặc Bộ Tài chính.
Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến việc khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài; làm đầu mối liên lạc, trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện và với trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; tham gia phiên xét xử của trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tranh chấp đầu tư quốc tế...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2014.

Xem chi tiết Quyết định04/2014/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
------------

Số: 04/2014/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
----------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP

TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định s 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Theo đnghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Điều 2. Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và là Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2014.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính ph;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chtịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: V.I, QHQT, KTTH, TH, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định, nhiệm vụ, quyền hạn và quy trình phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền, bao gồm cả việc thuê luật sư tư vấn, chuyên gia kỹ thuật, mời nhân chứng và cơ chế tài chính phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Tranh chấp đầu tư quốc tế theo Quy chế này là tranh chấp phát sinh từ việc Nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ, Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi chung là Chính phủ Việt Nam) hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền quản lý nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước) dựa trên cơ sở:
a) Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư hoặc hiệp định thương mại hoặc điều ước quốc tế khác có quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam là thành viên (sau đây gọi chung là hiệp định bảo hộ đầu tư), trong đó có quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa Nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam tại trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền; hoặc
b) Hợp đồng, thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có quy định cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, thỏa thuận này là trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
2. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức hoặc cá nhân đáp ứng các tiêu chí về Nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Cơ quan bị kiện là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đã ban hành, áp dụng biện pháp mà căn cứ vào đó Nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện trong một vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, là bị đơn trong vụ việc tranh chấp đó.
4. Cơ quan chủ trì là cơ quan đầu mối giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể, được xác định theo Điều 5 và có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 6 Quy chế này.
5. Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ là Bộ Tư pháp, có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 7 Quy chế này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và được Cơ quan chủ trì mời hoặc yêu cầu tham gia giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể.
7. Tổ Công tác liên ngành là Tổ công tác làm nhiệm vụ tư vấn cho Cơ quan chủ trì trong quá trình giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể, do Cơ quan chủ trì thành lập.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
1. Cơ quan chủ trì và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế chủ động, đồng bộ, chính xác, kịp thời, hiệu quả theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam.
2. Cơ quan chủ trì và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả phát sinh do không phối hợp hoặc phối hợp không đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan chủ trì và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ giữ bí mật Nhà nước, bí mật thông tin trong quá trình giải quyết tranh chấp theo quy định tố tụng giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể và quy định của pháp luật.
Điều 4. Nội dung phối hợp
Việc phối hợp giữa Cơ quan chủ trì và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:
1. Giải quyết khiếu nại, tham vấn, thương lượng, hòa giải các bất đồng, mâu thuẫn với Nhà đầu tư nước ngoài.
2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
3. Cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng cứ và tài liệu liên quan phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
4. Cử người có đủ năng lực của cơ quan, tổ chức mình tham gia giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu.
5. Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong giai đoạn tố tụng của trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
6. Thực hiện, phối hợp xử lý các nội dung liên quan đến thi hành phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế hay của cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
Điều 5. Xác định Cơ quan chủ trì
1. Cơ quan chủ trì vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể là Cơ quan bị kiện, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 của Điều này.
Trong trường hợp có hai hoặc nhiều hơn hai cơ quan nhà nước của Việt Nam là Cơ quan bị kiện trong một vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể, các cơ quan này phải thống nhất để một trong các cơ quan này là Cơ quan chủ trì. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bị kiện mà không thống nhất được Cơ quan chủ trì, các cơ quan này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Tư pháp. Thủ tướng Chính phủ quyết định Cơ quan chủ trì theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trên nguyên tắc Cơ quan chủ trì là cơ quan nhà nước có liên quan nhiều nhất và năng lực phù hợp nhất để giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế đó.
2. Bộ Tư pháp là Cơ quan chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh khi Nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam trên cơ sở hiệp định bảo hộ đầu tư theo Điểm a Khoản 1 Điều 2 Quy chế này.
3. Cơ quan nhà nước Việt Nam chủ trì đàm phán hoặc thay mặt Chính phủ Việt Nam ký hợp đồng, thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Nhà đầu tư nước ngoài theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Quy chế này là Cơ quan chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận đó.
4. Bộ Tài chính là Cơ quan chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp phát sinh khi Nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam liên quan đến khoản vay, nợ của Chính phủ hoặc khoản vay, nợ được Chính phủ bảo lãnh theo Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ và Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
5. Trong trường hợp cần thiết theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công hoặc thay đổi Cơ quan chủ trì.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan chủ trì
Cơ quan chủ trì có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến việc khởi kiện của Nhà đầu tư nước ngoài.
2. Làm đầu mối liên lạc, trao đổi với Nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện và với trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
3. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
4. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
5. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chỉ định trọng tài viên trong trường hợp thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
6. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ lựa chọn, thuê và giám sát tổ chức hành nghề luật sư (sau đây gọi chung là luật sư) tư vấn giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
7. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp đầu tư quốc tế, trong đó có việc thuê chuyên gia kỹ thuật và mời nhân chứng phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp.
8. Tham gia phiên xét xử của trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
10. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tranh chấp đầu tư quốc tế theo Quy chế này và quy định pháp luật.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ
Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam.
2. Phối hợp với Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê theo quy định tại Quy chế này tư vấn cho Cơ quan chủ trì các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu.
3. Hỗ trợ Cơ quan chủ trì thuê luật sư giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể.
4. Phối hợp với Cơ quan chủ trì trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể.
5. Thay mặt Chính phủ Việt Nam tham gia phiên xét xử vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của Cơ quan chủ trì.
6. Cử đại diện tham gia Tổ Công tác liên ngành, tham gia phiên xét xử của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
7. Phối hợp với Cơ quan chủ trì và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thi hành phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
8. Xây dựng, cập nhập danh sách các chuyên gia pháp lý có thể làm trọng tài viên và danh sách tổ chức hành nghề luật sư có thể làm luật sư cho Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Phối hợp với Cơ quan chủ trì và Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì và Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ phù hợp với khả năng chuyên môn hoặc lĩnh vực quản lý chuyên ngành.
2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và giải trình các nội dung liên quan theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì và/hoặc Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
3. Tham gia Tổ Công tác liên ngành theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì.
4. Yêu cầu Cơ quan chủ trì cung cấp hoặc bổ sung thông tin về vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Chương 2.
PHỐI HỢP TRONG GIAI ĐOẠN NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KHIẾU NẠI VÀ THAM VẤN
Điều 9. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và tham vấn
1. Việc giải quyết khiếu nại và tham vấn với Nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại và cam kết với Nhà đầu tư nước ngoài.
2. Trong trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân nhận được khiếu nại hay yêu cầu tham vấn của Nhà đầu tư nước ngoài nhưng không có thẩm quyền giải quyết, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân đó phải hướng dẫn Nhà đầu tư nước ngoài gửi khiếu nại hoặc yêu cầu tham vấn đến cơ quan có thẩm quyền và thông báo việc này đến cơ quan có thẩm quyền.
Điều 10. Xử lý trường hợp biện pháp bị khiếu nại hoặc tham vấn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc cam kết với Nhà đầu tư nước ngoài
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại hoặc tham vấn với Nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan phải ngay lập tức báo cáo về vụ việc bị khiếu nại hoặc tham vấn cho cơ quan cấp trên trực tiếp của mình và Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ nếu xét thấy:
a) Biện pháp bị khiếu nại hoặc tham vấn có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật hoặc cam kết với Nhà đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà đầu tư nước ngoài; hoặc
b) Không thể giải quyết dứt điểm khiếu nại của Nhà đầu tư nước ngoài; hoặc
c) Có khả năng phát sinh vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết khiếu nại hoặc tham vấn với Nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này phải thường xuyên thông báo tình hình kết quả giải quyết khiếu nại hoặc tham vấn cho Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo tiến trình giải quyết vụ việc.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại hoặc tham vấn với Nhà đầu tư nước ngoài, nếu phù hợp, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan tiến hành việc thương lượng, hòa giải với Nhà đầu tư nước ngoài theo phương án đã được cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt sau khi có ý kiến của Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
Chương 3.
PHỐI HỢP TRONG GIAI ĐOẠN TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TẠI TRỌNG TÀI QUỐC TẾ HOẶC CƠ QUAN TÀI PHÁN NƯỚC NGOÀI CÓ THẨM QUYỀN
Điều 11. Tiếp nhận thông tin, tài liệu về tranh chấp đầu tư quốc tế
1. Cơ quan chủ trì là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thông báo ý định khởi kiện, thông báo trọng tài hoặc thông báo tương tự của Nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân không phải là Cơ quan chủ trì theo quy định tại Điều 5 Quy chế này nếu nhận được thông báo ý định khởi kiện, thông báo trọng tài hoặc thông báo tương tự của Nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao toàn bộ thông tin, tài liệu đã nhận trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo đó đến:
a) Cơ quan chủ trì theo quy định tại Điều 5 Quy chế này; hoặc
b) Cơ quan cấp trên trực tiếp và Bộ Tư pháp nếu không xác định được Cơ quan chủ trì theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.
3. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này hoặc thông báo bằng văn bản từ nguồn khác, Bộ Tư pháp phải gửi văn bản kèm theo bản sao toàn bộ hồ sơ nhận được đến:
a) Cơ quan chủ trì theo quy định tại Điều 5 Quy chế này; hoặc
b) Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Cơ quan chủ trì theo quy định tại đoạn 2 Khoản 1 và Khoản 5 Điều 5 Quy chế này.
4. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tư pháp theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Cơ quan chủ trì.
Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Cơ quan chủ trì, Văn phòng Chính phủ gửi thông báo về quyết định phân công Cơ quan chủ trì đến Cơ quan chủ trì để thực hiện.
Điều 12. Thông báo về việc Nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện và yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
1. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo ý định khởi kiện hoặc thông báo trọng tài hoặc thông báo tương tự của Nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền. Cơ quan chủ trì phải thông báo bằng văn bản kèm theo các thông tin, tài liệu liên quan đến Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Nội dung thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tên, quốc tịch của Nhà đầu tư nước ngoài;
b) Căn cứ khởi kiện và biện pháp bị khởi kiện;
c) Cơ quan tài phán giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;
d) Các tình tiết của vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;
đ) Yêu cầu của Nhà đầu tư nước ngoài;
e) Đánh giá sơ bộ ban đầu về vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;
g) Tên cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được đề nghị hoặc yêu cầu phối hợp và các thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu cần được cung cấp để phục vụ giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;
h) Các nội dung cần thiết khác cho việc giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phối hợp theo Khoản 2 Điều này trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hoặc yêu cầu của Cơ quan chủ trì có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan chủ trì yêu cầu Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp bổ sung thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và cử người tham gia Tổ Công tác liên ngành phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp bổ sung thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và cử người tham gia Tổ Công tác liên ngành theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
5. Trong trường hợp vì lý do khách quan không thể đáp ứng thời hạn bảy (07) ngày làm việc theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải thông báo lại với Cơ quan chủ trì, trong đó nêu rõ lý do và thời hạn hoàn thành sớm nhất có thể.
Điều 13. Xây dựng chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế
1. Trong thời hạn ba mươi lăm (35) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo ý định khởi kiện, thông báo trọng tài hoặc thông báo tương tự của Nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền, Cơ quan chủ trì phối hợp với Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và Tổ Công tác liên ngành (nếu đã được thành lập), luật sư (nếu có) xây dựng chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế gửi Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ để lấy ý kiến.
Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận dự thảo chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ gửi Cơ quan chủ trì ý kiến về các nội dung trong dự thảo chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế đó.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ về các nội dung trong dự thảo chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, Cơ quan chủ trì phải hoàn thiện và gửi chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế đến cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc Thủ tướng Chính phủ (nếu Cơ quan chủ trì là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để phê duyệt.
2. Chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế bao gồm các nội dung sau:
a) Tóm tắt vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và cơ sở pháp lý liên quan;
b) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của phía Việt Nam và của Nhà đầu tư nước ngoài;
c) Trình bày quy trình tố tụng đối với vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và nhiệm vụ của Cơ quan chủ trì, Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong các bước của quy trình tố tụng này;
d) Việc sử dụng luật sư, chỉ định trọng tài viên (nếu có);
đ) Đề xuất các phương án xử lý vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, trong đó có phương án thương lượng, hòa giải;
e) Nhận xét, kiến nghị liên quan.
3. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo Khoản 1 Điều này có ý kiến phê duyệt chiến lược này và gửi Cơ quan chủ trì, Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
4. Trong quá trình thực hiện chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được phê duyệt, nếu cần thiết, Cơ quan chủ trì phối hợp với Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và Tổ Công tác liên ngành (nếu đã được thành lập) sửa đổi, bổ sung chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung phương án xử lý vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế nêu tại Điểm đ Khoản 2 Điều này, Cơ quan chủ trì phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung đó theo quy định tại Điều này và gửi cho Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
5. Chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được bảo quản theo chế độ mật.
Điều 14. Thành lập, giải thể Tổ Công tác liên ngành
1. Tùy theo tính chất của vụ việc, Cơ quan chủ trì quyết định việc thành lập Tổ Công tác liên ngành.
Tổ Công tác liên ngành được thành lập khi vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được khởi kiện ra trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết, Tổ Công tác liên ngành có thể được thành lập sau khi Cơ quan chủ trì nhận được thông báo ý định khởi kiện của Nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
2. Thành viên Tổ Công tác liên ngành gồm đại diện của Cơ quan chủ trì và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là lãnh đạo của Cơ quan chủ trì.
Phó Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành được xác định như sau:
a) Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam là bị đơn theo Khoản 2 Điều 5 Quy chế này, Phó Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành là đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam là bị đơn theo Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 5 Quy chế này, Phó Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành là đại diện của Bộ Tư pháp;
c) Trong trường hợp một cơ quan nhà nước cụ thể của Việt Nam (không phải là Chính phủ Việt Nam) là bị đơn, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của cơ quan nhà nước cùng cấp với Cơ quan chủ trì và do Cơ quan chủ trì quyết định.
3. Cơ quan chủ trì quyết định việc thành lập và hoạt động của Tổ Công tác liên ngành.
4. Tổ Công tác liên ngành tự giải thể và chấm dứt hoạt động sau khi vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế kết thúc.
Điều 15. Nhiệm vụ của Tổ Công tác liên ngành
1. Tổ Công tác liên ngành có nhiệm vụ tư vấn cho Cơ quan chủ trì và Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ (khi Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ yêu cầu) về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
2. Tổ Công tác liên ngành có trách nhiệm thực hiện theo chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế đã được phê duyệt theo quy định của Điều 13 Quy chế này.
3. Thành viên Tổ Công tác liên ngành báo cáo xin ý kiến lãnh đạo của cơ quan cử thành viên đó về những nội dung liên quan đến lĩnh vực do cơ quan mình quản lý. Ý kiến của thành viên Tổ Công tác liên ngành là ý kiến chính thức của cơ quan cử thành viên đó.
4. Thành viên Tổ Công tác liên ngành có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu ý kiến đó khác với ý kiến của Tổ Công tác liên ngành hoặc của Cơ quan chủ trì.
Điều 16. Chế độ làm việc của Tổ Công tác liên ngành
1. Các thành viên Tổ Công tác liên ngành hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Các thành viên Tổ Công tác liên ngành thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành và có trách nhiệm tham gia đầy đủ, hiệu quả các hoạt động của Tổ Công tác liên ngành. Khi cần thiết, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành mời luật sư được thuê tư vấn tham gia các hoạt động của Tổ Công tác liên ngành.
3. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổ chức một bộ phận giúp việc cho Tổ Công tác liên ngành để thực hiện các công việc hành chính và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho các hoạt động của Tổ Công tác liên ngành.
Điều 17. Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày chiến lược giải quyết vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế được phê duyệt theo Khoản 3 Điều 13 Quy chế này nhưng không muộn hơn thời điểm nộp bản tự bảo vệ đầu tiên của Chính phủ Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam theo quy trình tố tụng giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, Cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ Công tác liên ngành, Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê (nếu có) phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế căn cứ vào chiến lược đã được phê duyệt theo quy định của Điều 13 Quy chế này.
2. Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế gồm có các nội dung sau đây:
a) Tóm tắt vụ việc tranh chấp;
b) Các công việc cần triển khai phục vụ giải quyết vụ việc tranh chấp và mốc thời gian dự kiến của các công việc đó;
c) Nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan chủ trì, Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và của luật sư (nếu có);
d) Các vấn đề cần báo cáo, xin ý kiến của cơ quan cấp trên trực tiếp của Cơ quan chủ trì hoặc Thủ tướng Chính phủ (nếu Cơ quan chủ trì là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
đ) Dự kiến các khoản chi phí và nguồn kinh phí cho việc giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
3. Cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ Công tác liên ngành, Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê (nếu có) tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế. Trong trường hợp cần thiết và để phù hợp với thực tế, Cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu trên thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
4. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và các sửa đổi, bổ sung (nếu có) theo quy định của Khoản 2 và Khoản 3 Điều này cho cơ quan cấp trên trực tiếp của Cơ quan chủ trì hoặc Thủ tướng Chính phủ (nếu Cơ quan chủ trì là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
5. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm thường xuyên (hàng tháng hoặc hàng quý tùy theo tính chất phức tạp và tiến độ của vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế) thông báo cho Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ về tiến độ thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế. Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Cơ quan chủ trì và kịp thời phối hợp xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
6. Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được bảo quản theo chế độ mật.
Điều 18. Xây dựng, hoàn thiện các bản tự bảo vệ, tài liệu nộp trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền
1. Cơ quan chủ trì phối hợp với Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) xây dựng, hoàn thiện các bản tự bảo vệ, tài liệu nộp trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền theo quy trình tố tụng giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm góp ý bằng văn bản đối với dự thảo các bản tự bảo vệ, tài liệu nộp trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị bằng văn bản của Cơ quan chủ trì, trừ khi Cơ quan chủ trì có yêu cầu thời hạn trả lời dài hơn.
3. Khi nộp các bản tự bảo vệ cho trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền, Cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi một bản sao đến Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
Điều 19. Tham gia phiên xét xử của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền
1. Cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ Công tác liên ngành, Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) chuẩn bị nội dung tham gia vào phiên xét xử của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
2. Tùy theo tính chất vụ việc, Cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ Công tác liên ngành, Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) quyết định thành phần tham gia phiên xét xử và mời nhân chứng, chuyên gia kỹ thuật tham gia phiên xét xử.
Điều 20. Xử lý các vấn đề liên quan sau phiên xét xử của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền
1. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày phiên xét xử của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền kết thúc, Cơ quan chủ trì có trách nhiệm báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan chủ trì hoặc Thủ tướng Chính phủ (nếu Cơ quan chủ trì là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ về kết quả phiên xét xử của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
2. Cơ quan chủ trì phối hợp với Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý các vấn đề phát sinh sau phiên xét xử của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
Điều 21. Đàm phán, thương lượng, hòa giải với Nhà đầu tư nước ngoài
1. Trong quá trình giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, căn cứ vào tình hình thực tế, chiến lược và kế hoạch giải quyết vụ việc, Cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ Công tác liên ngành, Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) xây dựng phương án hòa giải với Nhà đầu tư nước ngoài trình cơ quan cấp trên trực tiếp của Cơ quan chủ trì hoặc Thủ tướng Chính phủ (nếu Cơ quan chủ trì là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) phê duyệt và sao gửi Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
2. Trong trường hợp phương án hòa giải với Nhà đầu tư nước ngoài được phê duyệt theo Khoản 1 Điều này, Cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ Công tác liên ngành, Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) tiến hành đàm phán, thương lượng, hòa giải với Nhà đầu tư nước ngoài theo đúng phương án đó.
Chương 4.
PHỐI HỢP TRONG GIAI ĐOẠN THI HÀNH PHÁN QUYẾT, QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ HOẶC CƠ QUAN TÀI PHÁN NƯỚC NGOÀI CÓ THẨM QUYỀN
Điều 22. Công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết, quyết định giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền
1. Việc công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết, quyết định giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
2. Cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý việc thi hành tại Việt Nam phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
Điều 23. Thi hành ở nước ngoài phán quyết, quyết định giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền
Cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thi hành ở nước ngoài phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
Điều 24. Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành, áp dụng biện pháp trái pháp luật trái cam kết quốc tế của Việt Nam dẫn đến tranh chấp đầu tư quốc tế
1. Việc xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành, áp dụng biện pháp trái pháp luật Việt Nam, trái cam kết quốc tế của Việt Nam dẫn tới tranh chấp đầu tư quốc tế được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam.
2. Việc xác định trách nhiệm của cá nhân đã ký hợp đồng, thỏa thuận với Nhà đầu tư nước ngoài trái pháp luật Việt Nam, gây ra tranh chấp đầu tư quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chương 5.
THUÊ LUẬT SƯ TƯ VẤN, CHUYÊN GIA KỸ THUẬT VÀ MỜI NHÂN CHỨNG
PHỤC VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Điều 25. Thuê luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
1. Tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, Cơ quan chủ trì tham vấn Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ để quyết định việc lựa chọn, thuê luật sư tư vấn.
2. Cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan xây dựng các tiêu chí, điều khoản giao việc, cơ chế kiểm soát luật sư, dự kiến danh sách (không ít hơn 03) tổ chức hành nghề luật sư dự kiến được thuê và tổ chức đàm phán hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư được lựa chọn phù hợp với các quy định pháp luật.
Cơ quan chủ trì báo cáo cơ quan cấp trên và thông báo cho Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ về kết quả đàm phán hợp đồng dịch vụ pháp lý trước khi ký.
3. Thủ trưởng Cơ quan chủ trì hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư sau khi báo cáo kết quả đàm phán theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan kiểm soát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với tổ chức hành nghề luật sư.
Điều 26. Thuê chuyên gia kỹ thuật, mời nhân chứng
Tùy theo yêu cầu của vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, Cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ Công tác liên ngành, Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) quyết định việc thuê chuyên gia kỹ thuật, mời nhân chứng phục vụ quá trình giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
Chương 6.
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Điều 27. Nguyên tắc bố trí kinh phí phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
1. Trong trường hợp Cơ quan chủ trì là cơ quan nhà nước ở trung ương, kinh phí phục vụ giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được ngân sách trung ương đảm bảo.
2. Trong trường hợp Cơ quan chủ trì là cơ quan nhà nước ở địa phương, kinh phí phục vụ giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định về phân cấp ngân sách.
3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự toán kinh phí của Cơ quan chủ trì, cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định, rà soát kinh phí phục vụ giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và phối hợp với Cơ quan chủ trì báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.
4. Trong quá trình giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, khi cần thiết, Cơ quan chủ trì có quyền chủ động sử dụng kinh phí thường xuyên cấp cho cơ quan đó để phục vụ các hoạt động giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và sau đó được cấp bù theo dự toán kinh phí được phê duyệt theo Khoản 3 Điều này.
Điều 28. Chi phí phát sinh từ việc tham gia của các cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
1. Chi phí phát sinh từ việc thực hiện nhiệm vụ đại diện pháp lý cho Chính phủ được cấp trong kinh phí hoạt động hàng năm của Bộ Tư pháp.
2. Chi phí phát sinh từ việc thực hiện các hoạt động khác trong phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được cấp cho Cơ quan chủ trì theo từng vụ việc cụ thể (bao gồm cả chi phí phục vụ hoạt động của Tổ Công tác liên ngành) và được thực hiện theo quy định pháp luật.
3. Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định kinh phí phục vụ vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo đề nghị của Cơ quan chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế đó.
Điều 29. Chi phí chi trả cho trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền, luật sư, chuyên gia kỹ thuật, nhân chứng và thi hành phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền
1. Kinh phí chi trả cho trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền, luật sư, chuyên gia kỹ thuật, nhân chứng và thi hành phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền được cấp cho từng vụ việc cụ thể từ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 27 Quy chế này.
Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định về nguồn kinh phí chi trả cho trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền, luật sư, chuyên gia kỹ thuật, nhân chứng và thi hành phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Chi phí cho hoạt động tố tụng trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền được Cơ quan chủ trì chi trả theo yêu cầu thực tế của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
3. Chi phí luật sư, chuyên gia kỹ thuật được chi trả theo hợp đồng được ký giữa Cơ quan chủ trì với các chủ thể này.
4. Cơ quan chủ trì hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở của nhân chứng theo thực tế phù hợp quy định của pháp luật.
5. Căn cứ vào phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, Cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan nhà nước liên quan trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí thi hành phán quyết, quyết định đó.
Chương 7.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 30. Điều khoản thi hành
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy chế này và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp khi được yêu cầu để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập một đơn vị chuyên trách thuộc Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quy chế này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế này và sao gửi Bộ Tư pháp.
Điều 31. Đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quy chế
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.  04/2014/QD-TTg dated Hanoi, January 14, 2014 of the Prime Minister on promulgation of regulation on coordination in resolution of international investment disputes

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government’s Decree No. 22/2013/ND-CP dated March 13, 2014, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice,

At the proposal of Minister of Justice;

The Prime Minister decides on promulgation of Regulation on coordination in resolution of international investment disputes,

Article 1.To promulgate together with this decision the regulation on coordination in resolution of international investment disputes.

Article 2.The Ministry of Justice shall be agency assisting the Prime Minister to has unified directions in resolution of international investment disputes and act as legal representative agency of Government in resolution of international investment disputes.

Article 3.This Decision takes effect on March 03, 2014.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People s Committees shall implement this Decision.

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

REGULATION

ON COORDINATION IN RESOLUTION OF INTERNATIONAL INVESTMENT DISPUTES
(Issued with Decision No. 04/2014/QD-TTg dated January 14, 2014 of the Prime Minister)

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Regulation provides for tasks, powers and process of coordination among state agencies, relevant organizations and individuals in resolution of international investment disputes at international arbitration or competent foreign tribunals, including the hiring of barristers, technical experts, invitation of witnesses and financial regime serving resolution of international investment disputes at international arbitration or competent foreign tribunals.

2. This Regulation applies to state agencies, organizations and individuals involving resolution of international investment disputes at international arbitration or competent foreign tribunals aiming to protect lawful rights and benefits of Vietnamese Government and Vietnamese state agencies.

Article 2. Interpretation of terms

1. International investment disputes according to this Regulation are disputes arising from time when foreign investors sue Vietnamese Government or State (hereinafter collectively referred to as Vietnamese Government) or state agencies, organizations authorized for state management (hereinafter collectively referred to as state agencies) on the basis:

a) The Agreement on Promotion and Guarantee of Investments or commercial agreements or other international treaties which provide for investment promotion and guarantee of which Vietnam is a contracting member (hereinafter collectively referred to as investment guarantee agreements), in which provide for resolution of disputes between foreign investors and Vietnamese Government at international arbitration or competent foreign tribunals; or

b) Contracts, agreements between Vietnamese Government or Vietnamese state agencies and foreign investors, in which provides that agencies for resolution of disputes arising from these contracts, agreements shall be international arbitration or competent foreign tribunals.

2. Foreign investors are organizations or individuals satisfying criteria on foreign investors according to Vietnamese law or International treaties of which Vietnam is a contracting party.

3. The sued agencies are state agencies or competent persons of state agencies which have promulgated, applied measures as basis for foreign investors to sue in an international investment dispute, as the defendant in that dispute.

4. The presiding agency which acts as focal agency in resolving a specific international investment dispute shall be defined according to Article 5 and have tasks and powers according to Article 6 of this Regulation.

5. The Ministry of Justice shall be legal representative agency of Government, have tasks and powers according to Article 7 of this Regulation.

6. Relevant agencies, organizations and individuals are state agencies, organizations and individuals related to the resolution of international investment dispute and invited or requested for participating in the resolution of a specific international investment dispute by the presiding agency.

7. Inter-branch work team means a work team that does task of consultancy for the presiding agency during resolution of a specific international investment dispute, being established by the presiding agency.

Article 3. The principles of coordination

1. The presiding agencies and relevant agencies, organizations and individuals shall coordinate in resolution of international investment disputes proactively, adequately, timely, efficiently as prescribed in this Regulation and legislation of Vietnam to protect maximally the lawful rights and benefits of Vietnamese Government, Vietnamese state agencies.

2. The presiding agency and relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible before law about consequences arising because they fail to coordinate or coordinate in a manner failing to satisfy Clause 1 this Article.

3. The presiding agencies and relevant agencies, organizations and individuals shall keep State secrets, information secrets during resolution of disputes according to proceeding provisions on resolving specific international investment dispute and legislations.

Article 4. Content of coordination

The coordination between the presiding agencies and relevant agencies, organizations and individuals in the resolution of international investment dispute includes the following contents:

1. Resolution of complaints, consultancy, negotiation, conciliation for disagreements, conflicts with foreign investors.

2. Elaboration and implementation of strategies, plans to resolve international investment disputes.

3. Supply of related information, dossiers, evidences and documents in serve of resolution of international investment disputes.

4. Appointment of persons who have full capacity in agencies, organizations to participate in resolution of international investment at the request of the presiding agency.

5. Implementation of affairs related to resolution of international investment disputes in proceeding stage of international arbitration or competent foreign tribunals.

6. Implementation and coordination in handling of contents related to executing judgments, decisions of international arbitration or competent foreign tribunals.

Article 5. Determination of the presiding agency

1. The presiding agency of a specific international investment dispute is the sued agency, except for cases defined at Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 of this Article. 

In case where there are two or more Vietnamese state agencies being the sued agencies in the same specific international investment dispute, these agencies must unify to have one of these agencies being the presiding agency. Within seven (07) working days after receiving notify of lawsuit, if selection of the presiding agency is still not unified, these agencies must report to the Prime Minister and notify the Ministry of Justice.  The Prime Minister shall decide the presiding agency at the proposal of Minister of Justice in principle which the presiding agency is state agency related within most contents and having most adequate capacity to resolve that international investment dispute.

2. The Ministry of Justice shall be the presiding agency for resolution of international investment disputes arising when foreign investors sue Vietnamese Government on the basis of agreements on investment guarantee according to point a Clause 1 Article 2 of this Regulation.

3. The Vietnamese state agency that presides over negotiation or signs, on behalf of Vietnamese Government, contracts and agreements between the Vietnamese Government and foreign investors according to point b Clause 1 Article 2 of this Regulation shall be the presiding agency for resolution of international investment disputes arising on the basis of those contracts and agreements.

4. The Ministry of Finance shall be the presiding agency for resolution of disputes arising in case where foreign investors sue Vietnamese Government involving loans, debts of Government or loans, debts guaranteed by Government according to the Government’s Decree No. 15/2011/ND-CP dated February 16, 2011, on provision and management of Government guarantee and the Government’s Decree No. 01/2011/ND-CP dated January 05, 2011, on issuance of government bond, government-guaranteed bonds and local government bonds.

5. In necessary case, at the proposal of Minister of Justice, the Prime Minister shall decide the appointment or change of the presiding agency.

Article 6. Tasks and powers of the presiding agency

The presiding agency has following tasks and powers:

1. To receive, handle information, documents related to the lawsuit of foreign investors.

2. To act as focal unit to contact, exchange with the foreign investor who initiates lawsuit and with international arbitration or foreign tribunals competent to resolution of international investment disputes.

3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the legal representative agency of Government and relevant agencies, organizations and individuals during resolution of international investment disputes at international arbitration or competent foreign tribunals.

4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the legal representative agency of Government and relevant agencies, organizations and individuals in elaborating strategies, plans to resolve international investment disputes.

5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the legal representative agency of Government and relevant agencies, organizations and individuals in appointing arbitrator in case of establishment of the Arbitration Council for resolution of international investment disputes.

6. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the legal representative agency of Government in selecting, hiring and supervising law-practicing organizations (hereinafter collectively referred to as barristers) which provide advisory in resolution of international investment disputes.

7. To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies, organizations and individuals in handling issues related to international investment disputes, including the hire of technical experts and invitation of witnesses in serve of course of resolving disputes.

8. To participate in sessions of international arbitration or competent foreign tribunals.

9. To assume the prime responsibility for, and coordinate with competent state agencies in executing judgments, decisions of international arbitration or competent foreign tribunals.

10. To report to the Prime Minister, the legal representative agency of Government and competent state agencies, about issues involving international investment disputes according to this Regulation and legislation.

Article 7. Tasks and powers of the legal representative agency of Government

The legal representative agency of Government in resolution of international investment disputes has the following tasks and powers:

1. To act as focal unit to assist Government, the Prime Minister in directing uniformly resolution of international investment disputes with the aim to protect lawful rights and benefits of Vietnamese Government and Vietnamese state agencies.

2. To coordinate with relevant agencies, organizations and individuals, and hired barristers as prescribed in this Regulation to advice the presiding agency about legal issues involving resolution of international investment disputes as requested by the presiding agency. 

3. To support the presiding agency in hiring barristers to resolve a specific international investment dispute.

4. To coordinate with the presiding agency in elaborating strategies, plans to resolve a specific international investment dispute.

5. On behalf of Vietnamese Government, to participate in sessions of international investment disputes as necessary or at the request of the presiding agency.

6. To appoint representatives to participate in the inter-branch work team, participate in sessions of international arbitration or competent foreign tribunals.

7. To coordinate with the presiding agency and relevant agencies, organizations, and individuals in executing judgments, decisions of international arbitration or competent foreign tribunals.

8. To make and update list of legal experts who may act as arbitrators and list of law-practicing organizations which may act as barristers for Vietnamese Government, Vietnamese state agencies in resolution of international investment disputes.

Article 8. Tasks and powers of the relevant agencies, organizations and individuals

The relevant agencies, organizations and individuals shall have the following tasks and powers:

1. To coordinate with the presiding agencies and the legal representative agency of Government in resolving international investment disputes at the request of the presiding agency and the legal representative agency of Government in line with their specialized capacity or field of line management.

2. To supply fully, timely and exactly information, dossier, evidences, documents and make explanations on related contents at the request of the presiding agency and/or the legal representative agency of Government.

3. To participate in the inter-branch work team at the request of the presiding agency.

4. To request the presiding agency in supplying or supplementing information of international investment disputes to perform their tasks.

Chapter 2.

COORDINATON IN STAGE WHEN FOREIGN INVESTORS MAKE COMPLAINTS AND QUESTIONS

Article 9. Responsibilities for resolving complaints and consultancy

1. The resolution of complaints and consultancy for foreign investors shall comply with law on complaints and commitments with foreign investors.

2. In case where state agencies, organizations and individuals receive complaints or requests for consultancy sent by foreign investors but they have no competence for resolution, they must guide foreign investors to send complaints or request for consultancy to competent agencies and notify this event to competent agencies.

Article 10. Handling in case where measures being the subject of complaints or consultancy have signs of violation of law or commitments with foreign investors

1. During the course of resolving complaints or consultancy with foreign investors, relevant state agencies, organizations and individuals must immediately report about the case being the subject of complaint or consultancy to their directly superior agencies and the legal representative agency of Government if they deem that:

a) Measures being the subject of complaints or consultancy have signs of violation of law or commitments with foreign investors, affect to lawful rights and benefits of foreign investors; or

b) Failing to definitely resolve complaints of foreign investors; or

c) International investment dispute is able to arise.

2. State agencies, organizations and individuals, in the course of resolving complaint or consultancy with foreign investors for cases defined in Clause 1 this Article must regularly notify changes of result of resolving complaints or consultancy to the legal representative agency of Government, competent state agencies for coordination according to the process of resolving case.

3. During the course of resolving complaints or consultancy with foreign investors, if it is appropriate, relevant state agencies, organizations and individuals may conduct negotiation, conciliation with foreign investors according to plan approved by their directly superior agencies after they have opinion of the legal representative agency of Government.

Chapter 3.

COORDINATION IN STAGE WHEN INTERNATIONAL INVESTMENT DISPUTES ARE RESOLVED AT INTERNATIONAL ARBITRATION OR COMPETENT FOREIGN TRIBUNALS

Article 11. Receipt of information, document on international investment disputes

1. The presiding agency shall be the agency which receive notice of intend of initiating lawsuit, notice of arbitration or similar notice of foreign investors of initiating lawsuit for international investment dispute at international arbitration or competent foreign tribunals.

2. State agencies, organizations and individuals which are not the presiding agency as prescribed in Article 5 of this Regulation, in case of receiving notice of intend of initiating lawsuit, notice of arbitration or similar notice of foreign investors of initiating lawsuit for international investment dispute at international arbitration or competent foreign tribunals, must send written notice enclosed with copy of all information, documents received within three (03) working days after receiving those notices to:

a) The presiding agency as prescribed at Article 5 of this Regulation; or

b) The directly superior agency and the Ministry of Justice if they fail to identify the presiding agency as prescribed at Article 5 of this Regulation.

3. Within three (03) working days after receiving written notice as prescribed at point b Clause 2 this Article or written notice from other source, the Ministry of Justice must send a report enclosed with copy of all dossiers received to:

a) The presiding agency as prescribed at Article 5 of this Regulation; or

b) Government’s Office to submit to the Prime Minister for decision on the presiding agency as prescribed at paragraph 2 Clause 1 and Clause 5 of this Article.

4. Within five (05) working days, after receiving report of the Ministry of Justice as prescribed at point b Clause 3 of this Article, the Government’s Office shall submit to the Prime Minister for decision on assigning an agency to act as the presiding agency.

Within three (03) working days, after the Prime Minister has decided on assigning an agency to act as the presiding agency, the Government’s Office shall send notice on decision of assignment thereof to the presiding agency for implementation.

Article 12. Notice of lawsuit of foreign investors and request for supplying information, dossiers, evidences and documents in serve of resolution of international investment disputes

1. Within seven (07) working days after receiving notice of intend of initiating lawsuit or notice of arbitration or similar notice of foreign investors of initiating lawsuit for international investment dispute at international arbitration or competent foreign tribunals. The presiding agency must notify in writing enclosed with relevant information and documents to the legal representative agency of Government and relevant agencies, organizations and individuals.

2. Content of notice as prescribed at Clause 1 this Article includes:

a) Name, nationality of foreign investor;

b) Grounds for initiating lawsuit and the sued measures;

c) The tribunal shall resolve international investment dispute;

d) Facts of international investment dispute;

e) Requirements of foreign investor;

e) Initial preliminary assessment on international investment dispute;

g) Name of state agencies, organizations, individuals who are suggested or requested for coordination and information, dossiers, evidences, documents which must be supplied to serve for resolution of international investment disputes;

h) Other necessary contents for resolution of international investment disputes.

3. State agencies, organizations and individuals which are suggested, requested for coordination according to Clause 2 of this Article within seven (07) working days from the day of receiving suggestion or request, the presiding agency shall reply in writing and supply fully and exactly information, dossiers, evidences, documents.

4. In necessary case, the presiding agency shall request the relevant agencies, organizations and individuals to provide additionally information, dossiers, evidences, documents and appoint persons to participate in the inter-branch group team in serve of resolution of international investment disputes.

The relevant agencies, organizations and individuals shall supply additional information, dossier, evidences, documents and appointed persons to participate in the inter-branch team at the request of the presiding agency within seven (07) working days after receiving request.

5. In case of failing to meet in seven (07) working days due to objective reason according to Clause 3 and Clause 4 of this Article, the relevant agencies, organizations and individuals must notify with the presiding agency, in which state clearly reason and earliest duration for completion in their possibility.  

Article 13. Elaboration of strategy on resolution of international investment disputes

1. Within thirty five (35) working days after receiving notice of intend of initiating lawsuit or notice of arbitration or similar notice of foreign investors of initiating lawsuit for international investment dispute at international arbitration or competent foreign tribunals, the presiding agency shall coordinate with agencies, organizations, relevant agencies and the inter-branch team (if it has been established), barristers (if any) to elaborate strategy on resolution of international investment dispute and send it to the legal representative agency of Government for consulting.

Within seven (07) working days after receiving draft strategy on resolution of international investment dispute, the legal representative of Government shall send the presiding agency for consulting on contents in that draft strategy on resolution of international investment dispute.

Within five (05) working days after receiving opinion of the legal representative of Government about contents in draft strategy on resolution of international investment dispute, the presiding agency must complete and send the strategy on resolution of international investment dispute to its directly superior agency or the Prime Minister (if the presiding agency is Ministry, Ministerial-level agency, agency of Government or People’s Committee of province, centrally-run city) for approval.

2. Strategy on resolution of international investment dispute shall include the following contents:

a) Summary of international investment dispute and concerned legal grounds;

b) Analyze strong point, weakness of Vietnamese party and foreign investor;

c) To present the proceeding process for international investment dispute and task of the presiding agencies and relevant agencies, organizations and individuals in steps of this proceeding process;

d) Use of barristers, appointment of arbitrator (if any);

e) Proposal of plans in handling of international investment dispute, in which plan on negotiation, conciliation;

f) Relevant comments, proposals.

3. Within seven (07) working days after receiving strategy on resolution of international investment dispute, the agency competent to approval according to Clause 1 this Article shall have opinion on approval of this strategy and send to the presiding agency, the legal representative agency of Government.

4. During the course of implementing the approved strategy on resolution of international investment dispute, as necessary, the presiding agency shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies, organizations and individuals and the inter-branch team (if it has been established), in amending, supplementing the strategy on resolution of international investment dispute.

In case of amendments, supplementations of content of plan on handling of international investment dispute stated in point e clause 2 of this article, the presiding agency must submit to the competent agency for approving those amendments, supplementations as prescribed in this Article and send to the legal representative agency of Government.

5. Strategy on resolution of international investment dispute shall be preserved according to the confidential regime.

Article 14. Establishment and dissolution of the inter-branch team

1. Depending on nature of issues, the presiding agencies shall decide on establishment of the inter-branch work team.

The inter-branch work team shall be established when international investment dispute is sued at international arbitration or competent foreign tribunals. In necessary case, the inter-branch work team may be established after the presiding agency receiving notice of intend of initiating lawsuit sent by foreign investor regarding initiating lawsuit for international investment dispute at international arbitration or competent foreign tribunal.

2. Members of the inter-branch work team include representatives of the presiding agency and agencies, organizations and individuals.  Head of the inter-branch work team shall be leader of the presiding agency.

Deputy head of the inter-branch work team shall be determined as follows:

a) In case where Vietnamese Government is defendant according to Clause 2 Article 5 of this Regulation, deputy head of the inter-branch work team shall be representative of the Ministry of Planning and Investment;

b) In case where Vietnamese Government is defendant according to Clause 3 or Clause 4 Article 5 of this Regulation, deputy head of the inter-branch work team shall be representative of the Ministry of Justice;

c) In case where a specific state agency of Vietnam (not being Vietnamese Government) is defendant, deputy head of the inter-branch work team shall be representative of the state agency at the same level with the presiding agency and be decided by the presiding agency.

3. The presiding agency shall decide on the establishment and operation of the inter-branch work team.

4. The inter-branch work team shall be dissolved by itself and terminate operation after ending resolution of international investment dispute.

Article 15. Task of the inter-branch work team

1. The inter-branch work team shall advise for the presiding agency and the legal representative agency of the Government (as requested by the legal representative agency of the Government) about issues involving resolution of international investment dispute.

2. The inter-branch work team shall implement according to the approved strategy on resolution of international investment dispute as prescribed in Article 13 of this Regulation.

3. Members of the inter-branch work team shall make report to consult leaders of agencies appointed them about contents involving sectors managed by their agencies. Opinions of members of the inter-branch work team shall be official opinions of agencies appointed such members.

4. Members of the inter-branch work team have right to preserve their opinions if those opinions are different to opinions of the inter-branch work team or the presiding agency.

Article 16. The working regime of the inter-branch work team

1. Members of the inter-branch work team shall operate under the part-time regime.

2. Members of the inter-branch work team shall implement tasks according to the assignment of head of the inter-branch work team and participate fully and effectively in activities of the inter-branch work team. As necessary, the head of inter-branch work team may invite barristers hired for consultancy to participate in activities of the inter-branch work team.

3. The presiding agency shall organize a division assisting for the inter-branch work team to perform administrative jobs and prepare necessary conditions for activities of the inter-branch work team.

Article 17. Elaboration and implementation of plan on resolution of international investment dispute

1. Within thirty (30) working days after the strategy on resolution of international investment dispute is approved according to Clause 3 Article 13 of this Regulation but not late than time of submission of first justification for self protection of the Vietnamese Government or Vietnamese state agencies according to the proceeding process in resolution of international investment dispute, the presiding agency shall coordinate with the inter-branch work team, relevant agencies, organizations and individuals, and the hired barristers (if any) in completing the elaboration of plan on resolution of international investment dispute based on the approved strategy as prescribed in Article 13 of this Regulation.

2. Plan on resolution of international investment dispute shall include the following contents:

a) Summary of dispute;

b) Contents which need be performed to resolve dispute and the tentative timeline of such contents;

c) Specific tasks of the presiding agency, relevant agencies, organizations and individuals and barristers (if any);

d) Matters which need be reported, consulted with the directly superior agency of the presiding agency or the Prime Minister (if the presiding agency is a Ministry, a Ministerial-level agency, agency of Government or provincial/municipal People’s Committee) and other competent state agencies;

e) Estimate of expenses and funding source for resolution of international investment dispute.

3. The presiding agency shall coordinate with the inter-branch work team, relevant agencies, organizations, and individuals, and the hired barristers (if any) in organizing implementation of plan on resolution of international investment dispute. In necessary case and to be appropriate with actuality, the presiding agency shall coordinate with agencies, organizations, and individuals mentioned above in adjusting plan on resolution of international investment dispute.

4. The presiding agency shall send plan on resolution of international investment dispute and amendments, supplementations (if any) as prescribed at Clause 2 and Clause 3 of this Article to the directly superior agency of the presiding agency or the Prime Minister (if the presiding agency is a Ministry, a Ministerial-level agency, agency of Government or provincial/municipal People’s Committee) and the legal representative agency of Government;

5. The presiding agency shall regularly (monthly or quarterly, depending on complex nature and progress of international investment dispute) notify the legal representative of Government about progress of implementation of plan on resolution of international investment dispute. The legal representative agency of Government shall monitor, implement plan on resolution of international investment dispute of the presiding agency and timely coordinate in handling problems during implementation of plan on resolution of international investment disputes.

6. Plan on resolution of international investment dispute shall be preserved according to the confidential regime.

Article 18. Elaboration and completion of justifications, documents to submit to international arbitration or competent foreign tribunals

1. The presiding agency shall coordinate with relevant agencies, organizations and individuals and barristers (if any) in elaborating and completing justifications, documents to submit to international arbitration or competent foreign tribunals according to the proceeding process in resolution of international investment dispute.

2. Relevant agencies, organizations and individuals shall give out comments in writing for drafts of justifications and documents to submit to international arbitration or competent foreign tribunals within seven (07) working days after receiving written request of the presiding agency, unless the presiding agency requests longer time limit for reply.

3. When submit the justifications to international arbitration or competent foreign tribunals, the presiding agency shall send a copy to the legal representative agency of Government.

Article 19. To participate in sessions of international arbitration or competent foreign tribunals

1. The presiding agency shall coordinate with the inter-branch work team, relevant agencies, organizations, and individuals, and barristers (if any) in preparing contents to participate in sessions of international arbitration or competent foreign tribunals.

2. Depending on nature of dispute case, the presiding agency shall coordinate with the inter-branch work team, relevant agencies, organizations, and individuals, and barristers (if any) in deciding on members who will participate in sessions and invitation of witnesses, technical experts to participate in sessions.

Article 20. Handling of related problems after sessions of international arbitration or competent foreign tribunals

1. Within 10 (ten) working days, after ending sessions of international arbitration or competent foreign tribunals, the presiding agency shall report to its directly superior agency or the Prime Minister (if the presiding agency is a Ministry, a Ministerial-level agency, agency of Government or provincial/municipal People’s Committee) and the legal representative agency of Government about result of session of international arbitration or competent foreign tribunals.

2. The presiding agency shall coordinate with the relevant agencies, organizations, individuals in handling of matters arising after the sessions of international arbitration or competent foreign tribunals.

Article 21. Negotiation, conciliation with foreign investor

1. During resolution of international investment dispute, basing on actuality, strategy and plan on resolution of dispute, the presiding agency shall coordinate with the inter-branch work team, relevant agencies, organizations, and individuals, and the hired barristers (if any) in building plan on conciliation with foreign investor to submit to its directly superior agency or the Prime Minister (if the presiding agency is a Ministry, a Ministerial-level agency, agency of Government or provincial/municipal People’s Committee) for approval and send a copy to the legal representative agency of Government.

2. If plan on conciliation with foreign investor is approved according to Clause 1 of this Article, the presiding agency shall coordinate with the inter-branch work team, relevant agencies, organizations, and individuals, and the hired barristers (if any) in conducting negotiation and conciliation with foreign investor in accordance with such plan.

Chapter 4.

COORDINATION IN STAGE OF EXECUING THE JUDGMENTS, DECISION ON RESOLUTION OF INTERNATIONAL INVESTMENT DISPUTE OF INTERNATIONAL ARBITRATION OR COMPETENT FOREIGN TRIBUNALS

Article 22. Recognition and execution in Vietnam of the judgments, decision on resolution of international investment dispute of international arbitration or competent foreign tribunals

1. The recognition and execution in Vietnam of the judgments, decision on resolution of international investment dispute of international arbitration or competent foreign tribunals shall comply with Vietnamese legislations and relevant international treaties of which Vietnam is a contracting party.

2. The presiding agency shall coordinate with the competent state agency in handling the execution in Vietnam of judgments, decisions of international arbitration or competent foreign tribunals.

Article 23. Execution in foreign countries of the judgments, decision on resolution of international investment dispute of international arbitration or competent foreign tribunals

The presiding agency shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the legal representative agency of Government and competent state agencies in executing in foreign countries the judgments, decisions of international arbitration or competent foreign tribunals.

Article 24. Determination of duties of agencies, organizations and individuals which have promulgates, applied measures in contravention with law, international commitments of Vietnam resulting the international investment dispute

1. The determination of duties of agencies, organizations and individuals which have promulgates, applied measures in contravention with law, international commitments of Vietnam resulting the international investment dispute shall comply with Vietnamese law.

2. The determination of duties of individuals who have signed contracts, agreements with foreign investors in contravention with law, causing international investment disputes shall comply with Vietnamese law.

Chapter 5.

HIRING OF BARRISTERS, TECHNICAL EXPERTS AND INVITATION OF WITNESSES IN SERVE OF RESOLUTION OF INTERNATIONAL INVESTMENT DISPUTES

Article 25. Hiring of barristers in serve of resolution of international investment disputes

1. Depending on the complex nature of international investment disputes, the presiding agency shall consult the legal representative of Government to decide on selection, hiring of barristers.

2. The presiding agency shall coordinate with relevant state agencies in elaborating criteria, terms in assignment of job, mechanism to control barristers, tentative list of (not less than 03) law-practicing organizations who are anticipated to be hired and organize negotiation of legal service contract with the selected law-practicing organization in accordance with law.

The presiding agency shall report to the superior agency and report to the legal representative agency of Government about result of negotiation for legal service contract before signing such contract.

3. Head of the presiding agency or authorized person shall sign the legal service contract with law-practicing organization after reporting result of negotiation as prescribed at Clause 2 this Article.

4. The presiding agency shall coordinate with relevant state agencies in controlling implementation of the legal service contract signed with law-practicing organization.

Article 26. Hiring of technical experts and invitation of witnesses

Depending on requirement of international investment disputes, the presiding agency shall coordinate with the inter-branch work team, relevant agencies, organizations and individuals, and barristers (if any) in deciding on hiring technical experts, inviting witnesses in serve of resolution of international investment disputes.

Chapter 6.

THE FINANCIAL MECHANISM IN SERVE OF RESOLUTION OF INTERNATIONAL INVESTMENT DISPUTE

Article 27. Principle in allocating funding in serve of resolution of international investment disputes

1. If the presiding agency is a central state agency, the funding in serve of resolution of international investment dispute shall be covered by central budget.

2. If the presiding agency is a local state agency, the funding in serve of resolution of international investment dispute shall be covered by local budget according to regulations on budget decentralization.

3. Within fifty (15) working days after receiving the expenditure estimate of the presiding agency, the financial agency at the same level shall appraise, review funding in serve of resolution of international investment dispute and coordinate with the presiding agency in reporting to the competent agency for decision.

4. During the course of resolution of international investment dispute, as necessary, the presiding agency shall proactively use the regular funding allocated for it to serve for activities involving resolution of international investment dispute and after that, it will be allocated additionally according to the approved expenditure estimate according to Clause 3 of this Article.

Article 27. Expenses arising from participation of state agencies in resolution of international investment dispute

1. Expenses arising from implementation of task of acting as legal representative of Government shall be allocated in annual operational funding of the Ministry of Justice.

2. Expenses arising from implementation of other activities in coordinating to resolve international investment dispute shall be allocated to the presiding agency according to each specific case (including expenses for activities of the inter-branch work team) and comply with law.

3. In special case, the Prime Minister shall decide on funding in serve of resolution of international investment dispute at the proposal of the presiding agency in that resolution of international investment dispute.

Article 29. Expenses to pay for international arbitration or competent foreign tribunals, barristers, technical experts, witnesses and execution of judgments, decision of international arbitration or competent foreign tribunals

1.Funding to pay for international arbitration or competent foreign tribunals, barristers, technical experts, witnesses and execution of judgments, decision of international arbitration or competent foreign tribunals shall be allocated for each specific case from state budget in the principles prescribed at clause 1 and clause 2 Article 27 of this Regulation.

In special case, the Prime Minister shall decide on funding source to pay for international arbitration or competent foreign tribunals, barristers, technical experts, witnesses and execution of judgments, decision of international arbitration or competent foreign tribunals at the proposal of Minister of Finance.

2. Expenses for proceeding activities of international arbitration or competent foreign tribunals shall be paid by the presiding agency according to the actual requirements of international arbitration or competent foreign tribunals.

3. Expenses for barristers, technical experts shall be paid according to contracts signed between the presiding agency and these entities.

4. The presiding agency shall support expenses for traveling, accommodation of witnesses in actuality in line with legislation.

5. Based on judgments, decisions of international arbitration or competent foreign tribunals for resolution of international investment dispute, the presiding agency shall coordinate with the financial agency at the same level and relevant state agencies in submitting to the competent agency for approving the funding for execution of such judgments, decisions.

Chapter 7.

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 30. Implementation provisions

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People s Committees shall direct, organize implementation of this Regulation and send reports to the Ministry of Justice as requested for summing up and reporting to the Prime Minister.

2. Minister of Justice shall submit to competent agency about establishment of its specialized unit to perform the assigned tasks according to this Regulation.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People s Committees shall timely report to the Prime Minister about problems during the course of implementation of this Regulation and send copy of report to the Ministry of Justice.

Article 31. Urging and checking implementation of this Regulation

The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People s Committees in urging, checking implementation of this Regulation.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 04/2014/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất