Chỉ thị 15/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

thuộc tính Chỉ thị 15/2007/CT-TTg

Chỉ thị 15/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:15/2007/CT-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/06/2007
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Chính sách thúc đẩy đầu tư - Ngày 22/6/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/2007/CT-TTg về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch không còn phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Hoàn chỉnh và công bố rộng rãi quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư… Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật… Tăng cường các đoàn vận động đầu tư làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ hiệu quả các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam… Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, các thủ tục tại địa phương, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể…

Xem chi tiết Chỉ thị15/2007/CT-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 15/2007/CT-TTg NGÀY 22 THÁNG 6 NĂM 2007

VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, với việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ của Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP của Chính phủ về "Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001-2005" và các Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 và số 13/2005/CT-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhiều khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ; môi trường đầu tư của nước ta không ngừng được cải thiện và càng trở lên hấp dẫn hơn. Nhờ đó, hoạt động đầu tư nước ngoài đã vượt qua giai đoạn suy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, từng bước phục hồi và tăng nhanh từ năm 2004. Cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp của nước ngoài cũng đã có xu hướng gia tăng đáng kể, nhất là từ sau khi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp cùng các nghị định hướng dẫn có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu huy động vốn lớn bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Tiến độ triển khai cũng như chất lượng của một số dự án đầu tư còn hạn chế, vốn đầu tư thực hiện còn thấp so với vốn đăng ký, chưa đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến vào nước ta.

Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tiếp tục khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: "Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm (2006-2010). Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài".

Bước vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, mặc dù phải đối phó với không ít khó khăn thách thức, nhưng nước ta đang có những thời cơ, thuận lợi mới, rất to lớn cho việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

Một là, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà tăng trưởng cao, ổn định, bền vững. Riêng năm 2006 mức tăng GDP trên 8,17%, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 40 tỷ đô la Mỹ; môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện đã khiến luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng trở lại từ năm 2004 và hiện đang xuất hiện một làn sóng đầu tư mới vào nước ta, tiếp tục tạo đà cho sự tăng trưởng cao trong những năm tới.

Hai là, với các sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổ chức thành công Hội nghị APEC 14, Quốc hội Hoa kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam, thành công của các chuyến thăm làm việc song phương, đa phương của lãnh đạo cấp cao nước ta thời gian qua, đã tạo ra tầm ảnh hưởng lớn hơn của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ba là, thể chế kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng được tập trung xây dựng và hoàn thiện, trong đó hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh đã có những bước tiến quan trọng, tạo môi trường pháp lý bình đẳng, ngày càng thông thoáng, minh bạch và thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư kinh doanh một cách có hiệu quả tại Việt Nam.

Bốn là, Việt Nam có tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; là một thị trường đang phát triển nhiều tiềm năng với dân số trên 80 triệu người và tương lai không xa là 100 triệu, đồng thời là một cửa ngõ thông thương thuận lợi với thị trường nhiều nước thành viên ASEAN. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế thế giới tiếp tục chiều hướng tích cực. Những trung tâm kinh tế lớn của thế giới hoặc đã qua giai đoạn suy thoái, bước vào thời kỳ ổn định hoặc đang tiếp tục đà phát triển mạnh, đều đang có nhu cầu gia tăng mạnh mẽ hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Các yếu tố trên là những tiền đề quan trọng tạo nên những cơ hội mới, thuận lợi mới để đẩy mạnh thu hút làn sóng đầu tư vào nước ta. Tuy vậy, để tận dụng tốt thời cơ, cần phải tập trung nỗ lực khắc phục những mặt còn hạn chế đối với hoạt động đầu tư, như việc thực thi pháp luật, chính sách, chất lượng kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư, thủ tục hành chính và hiện tượng tham nhũng, tiêu cực.

I. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Nhằm tranh thủ cơ hội mới, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương tiến hành một số giải pháp chủ yếu và công việc cụ thể sau đây:
1. Về công tác quy hoạch
a) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch không còn phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
b) Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, bảo đảm việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm không phù hợp với các cam kết quốc tế.
c) Hoàn chỉnh và công bố rộng rãi quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
2. Về xây dựng và thực thi chính sách pháp luật
a) Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh; rà soát luật pháp, chính sách, sửa đổi hoặc bãi bỏ các ưu đãi, trợ cấp không phù hợp với quy định của WTO, cam kết quốc tế và có giải pháp bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với dự án xây dựng công trình phúc lợi phục vụ người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bảo đảm tương thích với luật pháp hiện hành.
b) Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật.
3. Về xúc tiến đầu tư
a) Hoàn thiện, công bố Danh mục dự án quốc gia về kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 hướng tới năm 2020 (có phân kỳ 2006-2010). Xây dựng chương trình vận động đầu tư tại địa bàn trọng điểm và các tập đoàn xuyên quốc gia tiềm năng; chú trọng ngành công nghiệp phụ trợ của một số ngành (chế tạo, lắp ráp, dệt may, da giầy) và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.
b) Ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010 để bảo đảm kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư gắn với xúc tiến thương mại và du lịch. Khẩn trương điều chỉnh các mục tiêu, cơ chế và tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu (thành lập theo Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ) phù hợp nguyên tắc của WTO và pháp luật hiện hành. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với hoạt động xúc tiến đầu tư; tổ chức tốt các hội thảo ở trong nước và nước ngoài; nâng cao chất lượng tài liệu xúc tiến đầu tư và trang thông tin điện tử về đầu tư nước ngoài. Tổ chức tốt "Những ngày Việt Nam ở nước ngoài".
c) Tăng cường các đoàn vận động đầu tư làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ hiệu quả các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.
d) Khẩn trương đặt bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, ở trong nước lẫn đại diện ở nước ngoài nhằm đồng bộ và nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.
4. Khắc phục tình trạng yếu kém về kết cấu hạ tầng
a) Rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng.
b) Tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc - Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, đường sắt nối các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
c) Đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng điện từ, các loại năng lượng mới (sức gió, thủy triều, năng lượng mặt trời); trước mắt, bảo đảm cung cấp điện cho sản xuất.
d) Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điện độc lập.
đ) Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn như cảng Hiệp Phước - Thị Vải, Lạch Huyện, Vân Phong...
e) Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.
g) Tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng các khu du lịch quốc gia có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.
5. Về lao động - tiền lương
a) Phát triển nhanh về quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho doanh nghiệp; tập trung đầu tư phát triển 40 trường đào tạo nghề chất lượng cao, trong đó có một số trường đạt đẳng cấp quốc tế.
b) Để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh quan hệ lao động theo tinh thần Bộ Luật Lao động, tăng cường các biện pháp sau:
- Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động;
- Tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm bảo đảm chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
c) Xây dựng mặt bằng chung về mức lương tối thiểu cho lao động làm việc trong doanh nghiệp thuộc các thành viên kinh tế có tính đến các yếu tố về lạm phát, địa bàn đầu tư và quy định về mức sống tối thiểu của người Việt Nam.
6. Về cải cách hành chính
a) Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong phê duyệt, cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, quản lý các dự án đầu tư nước ngoài, gắn với tăng cường hợp tác, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật về đầu tư. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp và điều chỉnh Giấy Chứng nhận đầu tư.
b) Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài.
c) Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, các thủ tục tại địa phương, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể.
d) Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các bộ, ngành liên quan.
đ) Thành lập đường dây nóng tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở các cấp nhằm kịp thời nắm bắt, xử lý vướng mắc của nhà đầu tư và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với nhà đầu tư.
7. Các giải pháp khác
a) Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư ở cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
b) Đẩy mạnh việc xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.
c) Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hành động Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn II nhằm góp phần nâng cao môi trường đầu tư, kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Việt Nam.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để triển khai thực hiện các nhóm giải pháp nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hoàn chỉnh, trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư còn thiếu; rà soát các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành một số quy định của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp trong quý III năm 2007.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên quan làm việc với các cơ quan chức năng của Chính phủ Nhật Bản và các tập đoàn của Nhật Bản nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính và các Bộ, ngành liên quan làm việc với các cơ quan chức năng của Chính phủ Nhật Bản về dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam và dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2007.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương thiết lập bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài tại một số địa bàn trọng điểm theo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 103/TB-VPCP ngày 09 tháng 5 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về đề án tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài tại một số địa bàn trọng điểm.
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các cuộc vận động đầu tư nhằm vào các địa bàn trọng điểm, các đối tác, tập đoàn lớn, các dự án quan trọng. Triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia nhằm tăng cường phối hợp hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư.
e) Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện Chương trình hành động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn II góp phần nâng cao môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2007.
g) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng mạng thông tin toàn quốc về đầu tư nước ngoài, nhằm kịp thời cung cấp và thu thập thông tin về đầu tư.
h) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập đường dây nóng về đầu tư nhằm kịp thời nắm bắt, xử lý vướng mắc của nhà đầu tư và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với các nhà đầu tư.
i) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2007 chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án công nghệ cao nằm ngoài khu công nghệ cao.
k) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập Nhóm hỗ trợ các dự án đầu tư quy mô lớn ngay từ ban đầu nhằm đẩy mạnh quá trình hình thành và triển khai hiệu quả đầu tư tại Việt Nam.
2. Bộ Tài chính
a) Khẩn trương điều chỉnh các mục tiêu, cơ chế và tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thành lập theo Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với các nguyên tắc của WTO và pháp luật hiện hành và đổi tên Quỹ này thành Quỹ Xúc tiến thương mại - Đầu tư - Du lịch, trình Chính phủ trong quý II năm 2007. b) Chủ trì xây dựng chính sách khuyến khích và cơ chế quản lý hoạt động đầu tư gián tiếp và nguồn đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2007.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất các hình thức trợ cấp môi trường phù hợp với quy định của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) của WTO.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi các quy định bất hợp lý liên quan đến chi phí giao dịch trong hoạt động lưu chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan, trình Chính phủ trong quý III năm 2007.
3. Bộ Công nghiệp
a) Lập phương án cấp điện và biện pháp xử lý ứng với các mức độ thiếu nguồn điện; lập kế hoạch ưu tiên cấp điện cho sản xuất, nhất là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất và các địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp, dịch vụ quan trọng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2007.
b) Khẩn trương thực hiện lộ trình thị trường hóa ngành điện, xây dựng cơ chế và khung định giá năng lượng (than, khí, điện), trình Chính phủ phê duyệt và công bố công khai trong quý IV năm 2007.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định danh sách các dự án nguồn điện và năng lượng cần gọi vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư khác nhau; xây dựng tóm tắt đầu tư dự án và tổ chức vận động đầu tư.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng giải pháp sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời, trình Chính phủ trong quý IV năm 2007.
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá thực trạng chất thải công nghiệp trong quý IV năm 2007.
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu các biện pháp phát triển bền vững môi trường phù hợp với Luật bảo vệ môi trường năm 2005 trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2007.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ trong quý IV năm 2007 ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề.
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ lộ trình tiến tới một chính sách chung về mức lương tối thiểu áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả lao động làm việc trong các nhà thầu nước ngoài, có tính đến các yếu tố điều chỉnh như lạm phát, địa bàn đầu tư và các quy định về mức sống tối thiểu của người Việt Nam.
c) Phát triển nhanh về quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề theo ba cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho doanh nghiệp; tập trung đầu tư phát triển 40 trường đào tạo nghề chất lượng cao, trong đó có một số trường hợp đạt đẳng cấp quốc tế.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đổi mới các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, trong đó có lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nguồn nhân lực.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Xây dựng đề án tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2007.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi các quy định ưu đãi đầu tư về lĩnh vực đất đai, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2007.
c) Xây dựng đề án phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với các quy định WTO làm cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xử lý môi trường, cung cấp các dịch vụ môi trường, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2007.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công nghiệp nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi đối với hoạt động bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp.
đ) Xây dựng quan hệ đối tác trong công tác bảo vệ môi trường giữa các cơ quan quản lý môi trường, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp và cộng đồng.
6. Bộ Bưu chính, Viễn thông
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2007 phương án mở cửa đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông phù hợp với WTO và cam kết quốc tế.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó, nhấn mạnh việc xã hội hóa hoạt động giáo dục và đào tạo, tăng khả năng tự đào tạo của doanh nghiệp, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2007.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo nhu cầu phát triển, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2007.
c) Rà soát, đề xuất điều chỉnh Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2000 về khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo và Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam theo hướng phù hợp với pháp luật đầu tư và hội nhập quốc tế.
8. Bộ Y tế
a) Tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng; Quy hoạch mạng lưới y tế dự phòng trong quý II năm 2007.
b) Tiếp tục hoàn thiện Đề án phát triển công nghiệp dược, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2007.
c) Xây dựng dự thảo Luật Dược và Đề án phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2007.
9. Bộ Văn hóa - Thông tin
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành danh mục các lĩnh vực không cấp phép và lĩnh vực đầu tư có điều kiện trong lĩnh vực văn hóa, thông tin phù hợp với lộ trình cam kết quốc tế trong quý III năm 2007.
10. Bộ Thương mại
Chủ trì tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới các địa phương, các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước về lộ trình mở cửa thị trường liên quan đến các lĩnh vực đầu tư có điều kiện , phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam đã ký kết.
11. Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát việc ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư để đảm bảo các hoạt động đầu tư có hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ của mình và theo quy định của pháp luật hiện hành.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện việc tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam
13. Bộ Ngoại giao
a) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập và quản lý hoạt động của bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình quảng bá quốc gia dưới hình thức "Những ngày Việt Nam ở nước ngoài" giai đoạn 2007 - 2010.
14. Bộ Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan quản lý đầu tư và đăng ký kinh doanh phù hợp với quy định của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2007.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2007.
15. Bộ Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương rà soát các quy hoạch chuyên ngành bao gồm đường bộ, đường cao tốc, hệ thống cảng biển Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2007.
16. Bộ Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2007 về Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, đặc biệt ở các vùng kinh tế trọng điểm.
17. Bộ Khoa học và Công nghệ
Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chuyển giao công nghệ và dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện  hợp tác đầu tư với nước ngoài trong hoạt động khoa học và công nghệ, trình Chính phủ ban hành trong quý III năm 2007.
18. Tổng cục Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, địa phương liên quan lập đề an thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch nhằm hình thành các khu du lịch quốc gia có quy mô, chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2007.
19. Trách nhiệm của Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp lệnh chuyên ngành. Đồng thời, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp theo Chỉ thị này của Thủ tướng Chính phủ.
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương rà soát lại các điều kiện đầu tư, kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ ngay các điều kiện không còn phù hợp. Đồng thời, không được tự quy định thêm điều kiện đầu tư, kinh doanh, các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
c) Triển khai việc phân cấp và tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.
d) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy  ban nhân dân cấp tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Đặc biệt, khẩn trương hoàn chỉnh các cơ chế tài chính, đầu tư, chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.
đ) Tiếp tục cải cách, giảm thiểu thủ tục hành chính. Nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng và nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư; thực hành tiết kiệm, chỗng lãng phí, kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức ở các cấp quản lý.
e) Tăng cường công tác thông tin, quản lý dữ liệu đầu tư và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật đầu tư.
g) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành cơ chế phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, công khai các thủ tục đầu tư, kinh doanh.
h) Tiếp tục rà soát và có kế hoạch triển khai tốt các thỏa thuận trong Kế hoạch hành động thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn II góp phần nâng cao môi trường đầu tư, kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Chỉ thị này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết quả thực hiện chậm nhất trong quý I năm 2008 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp phát sinh những vấn đề vượt thẩm quyền cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo thực hiện./.

   THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom - Happiness

No. 15/2007/CT-TTg

Hanoi, June 22, 2007

DIRECTIVE

ON A NUMBER OF MAJOR SOLUTIONS TO PROMOTING FOREIGN INVESTMENT INTO VIETNAM

In recent years, thanks to the coordinated application of solutions under the Governments Resolution No. 09/2001/NQ-CP on enhancing the attraction and raising the efficiency of the use of foreign investment capital in the 2001 -2005 period, and the Prime Ministers Directives No. 19/2001/CT-TTg of August 28, 2001, and No. 13/2005/CT-TTg of April 8, 2005, on a number of solutions to create new changes in the attraction of foreign investment into Vietnam, many difficulties and obstacles have been tackled while the countrys investment environment has been constantly improved and become more attractive. As a result, foreign investment activities have overcome the period of depression of the 1997 regional financial crisis, have been incrementally recovered and quickly increased since 2004. Along with the foreign direct investment flow, foreign indirect investment has also seen a remarkable increase, particularly after the Investment Law, the Enterprise Law and their guiding documents took effect. Yet, the results of foreign investment attraction remain incommensurate with the big potential and requirements of capital mobilization to ensure quick and sustainable economic development. The progress and quality of some investment projects remain low and the amount of realized investment capital remains small compared to the registration, failing to boost the transfer of source and advanced technologies into the country.

The guideline on enhancing the attraction and raising the efficiency of the use of foreign direct investment (FDI) capital is manifested in various Party and State documents and was reiterated at the Xth National Party Congress: To enhance the attraction of foreign investment so that it will account for one third of the societys total development investment in five years (2006-2010). To expand domains, geographical areas and forms of FDI attraction, focusing on highly potential markets and the worlds leading economic groups, creating vigorous changes in quantity, quality and efficiency of FDI.

Beginning its 2006-2010 socio-economic development plan, though facing not a few challenges, Vietnam has new and big opportunities and advantages for the attraction of foreign investment:

First, Vietnams economy continues to grow at a high, stable and sustainable rate. Particularly in 2006, its GDP increased over 8.17% and export turnover reached nearly USD 40 billion; the investment environment was constantly improved, reincreasing the FDI flow from 2004 and giving rise to a new wave of investment into the country, further creating an impetus for a high growth rate in the years to come.

Second, that Vietnam officially became a member of the WTO, successfully organized the 14th APEC Summit and was granted the status of permanent normal trade relations (PNTR) by the US parliament as well as successful bilateral and multilateral working trips of its high-ranking state leaders have helped raise its prestige in the international arena.

Third, the countrys market economy institutions have been increasingly formulated and perfected. Particularly, the system of laws and policies related to the investment and business environment has seen important improvements, creating an equal, more transparent and favorable legal environment for domestic and foreign investors to do business fruitfully in Vietnam.

Fourth, Vietnam has a stable political situation and maintains social order and safety; is a developing potential market with a population of over 80 million, which will rise to 100 million in the near future. It is also a favorable commercial gateway to the markets of many ASEAN member countries. Meanwhile, the worlds economic environment continues its positive development trend. Big world economic centers have overcome depression and moved into a period of stabilization or continue developing vigorously and all strongly promote offshore investment activities.

These factors are important for the creation of new opportunities and advantages to boost the attraction of investment into Vietnam. However, to make full use of opportunities, efforts should be concentrated on overcoming investment-related limitations in the enforcement of laws and policies, the quality of infrastructure and human resources, the promotion of investment and administrative procedures, and handling corruption and negative practices.

I. MAJOR SOLUTIONS

In order to take advantage of new opportunities and increase foreign investment in the spirit of the Resolution of the Xth National Party Congress, the Prime Minister requests ministries, branches and provincial-level Peoples Committees to urgently implement the following major solutions and specific tasks:

1. Planning work

a/ To speed up the formulation and approval of required plannings; to review for regular supplementation or adjustment of inappropriate plannings so as to facilitate investors identification and formulation of projects.

b/ To firmly grasp and consistently implement the Investment Laws new provisions on planning, ensuring that branch, sector and product-based plannings conform with international commitments.

c/ To finalize and publicize land use plannings to accelerate the process of ground clearance for investment projects.

2. Elaboration and enforcement of laws and policies

a/ To promulgate more normative legal documents guiding investment and business laws; review laws and policies, revise or abrogate incentives or subsidies which are inconsistent with WTO regulations or international commitments while applying solutions to ensure investors interests; to enhance the training in and dissemination of the contents and roadmap of implementation of Vietnams commitments; to offer investment incentives for projects on the construction of welfare works for laborers in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks or economic zones in accordance with current laws.

b/ To monitor and oversee the enforcement of the investment law in order to promptly identify and handle arising problems; to end the promulgation and application of investment incentives and supports in contravention of law.

3. Investment promotion

a/ To finalize and announce a list of national projects calling for foreign investment in the 2006-2010 period, with orientations towards 2020; to work out investment mobilization programs targeted at key regions and potential transnational groups; attach importance to subsidiary industries in some branches (manufacturing, assembly, textile and garment and leather footwear) and socio-economic infrastructure; to continue reviewing and updating the list of projects calling for investment based on branch and local development requirements and plannings.

b/ To promulgate a regulation on formulation and implementation of the 2007-2010 national investment promotion program so as to ensure funds for investment promotion combined with trade and tourism promotion; to expeditiously adjust objectives, mechanisms and operational organization of the export assistance fund (set up under the Prime Ministers Decision No. 195/1999/QD-TTg of September 27, 1999) in accordance with the WTO principles and current law. To boost the promotion and popularization of the image of Vietnam, associate working trips of high-ranking Party and State leaders with investment promotion activities; to well organize investment promotion conferences at home and abroad; to raise the quality of investment promotion documents and the foreign investment website. To well organize Vietnamese days overseas.

c/ To increase investment mobilization delegations working directly with big conglomerates in some key foreign regions in order to call for investment in large important projects. To take the initiative in approaching and effectively assisting potential investors that wish to invest in Vietnam.

d/ To soon open investment promotion offices in some key foreign regions. To work out a regulation to ensure close coordination between investment promotion, trade promotion and tourism promotion agencies at all levels, at home and abroad so as to coordinate and improve their activities.

4. Overcoming of infrastructure weaknesses

a/ To revise, adjust, approve and announce infrastructural plannings toward 2020 as a basis for the attraction of investment in infrastructure development; to enhance the formulation and implementation of plannings on traffic and energy-works, and the attraction of investment in these works.

b/ To make full use of investment resources for infrastructure development, especially non-state budget capital, with priority given to water supply and drainage, environmental sanitation (solid waste and wastewater treatment) and the system of expressways, first of all the North-South route and two Vietnam-China economic corridors; to raise the quality of railway services, first of all the North-South expressway and the railway crossing two Vietnam-China economic corridors, the railway linking big mineral mines with the national railway system, the municipal railways of Hanoi and Ho Chi Minh City.

c/ To step up the study and formulation of policies to encourage the production and use of magneto-electricity and new types of energy (wind, tide or solar energy); in the near future, to ensure adequate electricity for production.

d/ To urgently formulate and promulgate mechanisms to encourage non-state economic sectors to participate in the development of infrastructures, including traffic works, seaports and independent power plants.

dd/ To expand forms of leasing out seaports and increase the categories of subjects allowed to invest in seaport services, particularly logistic services, so as to raise the competitiveness of Vietnams seaport system; to call for investment in large seaports such as Hiep Phuoc-Thi Vai, Lach Huyen, Van Phong, etc.

e/ To consider for promulgation a number of solutions to open earlier than committed the market of a number of services which the country needs.

g/ To enhance the attraction of investment in infrastructures in national tourist sites which are regionally and internationally competitive.

5. Labor and wage

a/ To quickly develop while raising the quality and efficiency of elementary, intermediate and collegial vocational training; to meet the enterprises demand for technical workers; to make investment in the development of 40 high-quality vocational training schools, including some international-standard ones.

b/ In order to prevent unlawful strikes and make labor relations healthy in the spirit of the Labor Code, to enhance the following measures:

Continuing to adapt laws and policies on labor and wage to the new situation; enhancing the inspection and supervision of labor users observance of labor law in ensuring working and living conditions for laborers;

Conducting propaganda and education in order to raise knowledge about labor law for laborers and labor users in foreign-invested enterprises, ensuring full and strict implementation of policies and laws on labor and wage.

c/ To set a common minimum wage level for laborers in enterprises of all economic sectors, taking into account the factors of inflation, investment regions and regulations on the minimum living conditions of Vietnamese people.

6. Administrative reform

a/ To well decentralize the management of foreign investment, especially in investment approval, grant of investment certificates and management of foreign investment projects, in combination with enhancement of effective cooperation and coordination in the inspection and supervision of the enforcement of the investment law. To resolutely and promptly solve problems in the process of granting and modifying investment certificates.

b/ To improve the capability of cadres and civil servants to fulfill the tasks prescribed in the Investment Law and new regulations on the decentralization of foreign investment management.

c/ To simplify and publicize foreign investment-related administrative processes and procedures, apply the one-stop shop mechanism to processing investment dossiers. To ensure uniform processes and procedures applied in localities to suit specific conditions.

d/ To enhance coordination in foreign investment management between central and local agencies and between relevant ministries and branches.

e/ To set up hotlines in state management agencies in charge of investment at all levels so as to promptly know and solve problems of investors and handle acts of harassing them.

7. Other solutions

a/ To continue raising the effectiveness of the prevention and combat of corruption, negative practices and harassment of investors. To raise the sense of individual responsibility in job performance, thrift practice and waste combat in state management agencies. At the same time, to enhance education, inspection and supervision work and strictly handle acts of corruption or harassment of investors at state management agencies at all levels.

b/ To boost the socialization of education, healthcare, culture and physical training and sport.

c/ To continue effectively implementing the phase-II Program of Action on Vietnam-Japan Joint Initiative in an effort to improve Vietnams investment and business environment and competitiveness.

II. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

In order to implement the above groups of solutions, the Prime Minister requests ministries, branches and provincial-level Peoples Committees to perform the following specific tasks:

1. The Ministry of Planning and Investment

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and branches in, finalizing and submitting to the Government for promulgation decrees guiding the implementation of the Enterprise Law and the Investment Law which are still needed; to identify problems in the course of implementation of the Enterprise Law and the Investment Law. To promulgate in the third quarter of 2007 legal documents detailing the implementation of a number of provisions of decrees guiding the implementation of the Enterprise Law and the Investment Law.

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Finance and concerned ministries, branches and localities in, working with functional agencies of the Japanese government and Japanese economic groups in order to accelerate investment in the development of infrastructures in Hoa Lac Hi-Tech Park.

c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport, the Ministry of Finance and concerned ministries and branches in, working with functional agencies of the Japanese government on the North-South expressway project and the North-South high-speed railway project, and report them to the Prime Minister in the third quarter of 2007.

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, quickly setting up foreign investment promotion offices in some key regions, based on the Prime Ministers conclusions in Notice No. 103/TB-VPCP of May 9, 2007, on the scheme on strengthening foreign investment promotion offices in some key regions.

dd/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches and provincial-level Peoples Committees in, organizing investment mobilization campaigns targeted at key regions, big partners and groups and important projects. To implement the national investment promotion program in order to enhance the effective coordination of investment promotion activities.

e/ To act as the major agency in coordinating with ministries and branches in implementing the Vietnam-Japan Joint Initiative Action Program, the second stage, contributing to improving Vietnams investment and business environment and strengthening its competitiveness, and report to the Prime Minister thereon in the fourth quarter of 2007.

g/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and provincial-level Peoples Committees in, establishing a national network of information on foreign investment in order to promptly supply and gather information on investment.

h/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches and provincial-level Peoples Committees in, setting up an investment hotline in order to promptly know and solve investors problems and troubles.

i/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Science and Technology in, submitting to the Prime Minister in the third quarter of 2007 investment incentives for hi-tech projects outside hi-tech parks.

k/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, setting up teams to assist large investment projects right from their start so as to accelerate the process of formulation and execution of investment projects in Vietnam.

2. The Ministry of Finance

a/ To expeditiously adjust the objectives, mechanisms and operational organization of the Export Assistance Fund set up under the Prime Ministers Decision No. 195/1999/QD-TTg of September 27, 1999, in compliance with the WTO principles and current law, and rename the Fund as the Trade-Investment-Tourism Promotion Fund, to report to the Government thereon in the second quarter of 2007.

b/ To assume the prime responsibility in formulating incentives and management mechanisms for indirect investment and investment from foreign investment funds into Vietnam, to submit them to the Prime Minister in the third quarter of 2007.

c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, proposing forms of environmental subsidies in accordance with the WTO Agreement on Subsidies and Countervailing Measures (SCM).

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, reviewing and amending inappropriate regulations on transaction costs in goods transport and customs procedures, and submit them to the Prime Minister in the third quarter of 2007.

3. The Ministry of Industry

a/ To work out a scheme on electricity supply and measures to cope with different extents of electricity scarcity; to elaborate plans to prioritize the supply of electricity for production, especially in localities where many production enterprises are based, and for the development of important industries and services in key areas, and report to the Prime Minister thereon in the third quarter of 2007.

b/ To expeditiously implement the roadmap on commercialization of the power industry, formulate a mechanism and framework for the determination of energy (coal, gas, electricity) prices, and submit them to the Government for approval and promulgation in the fourth quarter of 2007.

c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, drawing up a list of power source and energy projects calling for foreign investment in various forms; to outline the projects and mobilize investment for them.

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, studying and working out solutions to production and use of magneto-electricity and new types of energy such as wind, tide or solar energy, and submit them to the Government in the fourth quarter of 2007.

dd/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, reporting to the Prime Minister on the assessment of industrial waste in the fourth quarter of 2007.

e/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, studying measures for sustainable environmental development in accordance with the 2005 Environmental Protection Law, and submit them to the Prime Minister in the fourth quarter of 2007.

4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

a/ To expeditiously finalize and submit to the Government in the fourth quarter of 2007 for promulgation a decree guiding the implementation of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code and a decree guiding the implementation of the Law on Vocational Training.

b/ To work out and submit to the Government a roadmap for the application of a common policy on the minimum wage level to laborers in enterprises of all economic sectors, including laborers working for foreign contractors, taking into account such factors as inflation, geographical areas and regulations on the minimum living standards of Vietnamese people.

c/ To quickly develop the size while raising the quality and efficiency of vocational training schools of three levels (elementary, intermediate and collegial), meeting the enterprises demand for technical workers; to make concentrated investment in the development of 40 high-quality vocational training schools, including a number of international-standard schools.

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training and concerned ministries and branches in, studying and renewing vocational training programs to meet the demands of the labor market, including the labor demand of foreign-invested enterprises, so as to better satisfy the demand for human resources.

5. The Ministry of Natural Resources and Environment

a/ To work out a scheme on strengthening the environmental protection capacity of enterprises and submit it to the Prime Minister in the third quarter of 2007.

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, reviewing and amending regulations on land-related investment incentives, and submit it to the Government in the second quarter of 2007.

c/ To work out a scheme on the development of environmental services in accordance with WTO regulations, which serve as a basis for the attraction of foreign investment in environmental treatment and environmental services, and submit it to the Prime Minister in the second quarter of 2007.

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Industry in, studying and formulating incentives for enterprises environmental protection activities.

dd/ To establish environmental protection partnerships between environmental management agencies, foreign enterprise associations, enterprises and communities.

6. The Ministry of Post and Telematics

To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and brandies in, submitting to the Prime Minister in the third quarter of 2007 a scheme on opening the post and telecommunications market to foreign investors in accordance with WTO regulations and international commitments.

7. The Ministry of Education and Training

a/ To formulate a planning on the network :of universities and colleges, serving as a basis for the attraction of foreign investment in education and training, placing emphasis on the socialization of education and training activities and the enhancement of enterprises self-training capability, and submit it to the Prime Minister in the third quarter of 2007.

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and branches in, formulating a scheme on human resource training to meet the development requirements, and submit it to the Prime Minister in the fourth quarter of 2007.

c/ To review and propose amendments to the Governments Decree No. 06/2000/ND-CP of March 6, 2000, on the promotion of foreign investment in education and training and Decree No. 18/2001/ND-CP of May 4, 2001, on the establishment and operation of foreign cultural and educational institutions in Vietnam in line with the investment law and international integration trend.

8. The Ministry of Health

a/ To submit in the second quarter of 2007 to the Prime Minister for approval a planning on development of the medical examination and treatment and functional rehabilitation network and a planning on the preventive medicine network.

b/ To further finalize the scheme on development of the pharmaceutical industry, and submit it to the Prime Minister in the third quarter of 2007.

c/ To draft the Pharmacy Law and a scheme on development of the medical equipment industry, and submit them to the Prime Minister in the fourth quarter of 2007.

9. The Ministry of Culture and Information

To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, drawing up and submitting to the Government in the third quarter of 2007 for promulgation a list of culture and information domains in which investment is banned or conditional in accordance with international commitments.

10. The Ministry of Trade

To assume the prime responsibility for disseminating and popularizing to localities, domestic and foreign investors and enterprises the market-opening roadmap related to the conditional investment domains in accordance with Vietnams concluded international commitments.

11. The Ministry of Justice

Based on its functions and tasks and current legal provisions, to inspect and scrutinize the promulgation and guidance of the implementation of normative legal documents related to investment domains so as to ensure fruitful investment activities.

12. The State Bank of Vietnam

To promulgate legal documents guiding foreign credit institutions to purchase shares of Vietnamese commercial banks.

13. The Ministry of Foreign Affairs

a/ To closely coordinate with the Ministry of Planning and Investment in setting up and managing activities of investment promotion offices in some key regions.

b/ To coordinate with concerned ministries and branches in elaborating a national publicity program on Vietnamese days overseas for the 2007-2010 period.

14. The Ministry of Home Affairs

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and provincial-level Peoples Committees in, formulating a scheme on consolidation of the organization and apparatus of investment management and business registration agencies in accordance with new provisions of the Investment Law and the Enterprise Law, and submit it to the Government in 2007.

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, elaborating and submitting to the Government in 2007 for promulgation legal documents guiding the implementation of the Anti-Corruption Law regarding responsibilities of heads of state agencies and cadres and civil servants.

15. The Ministry of Transport

To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches and localities in, reviewing specialized plannings on Vietnams road, highway and seaport systems, and submit them to the Prime Minister in 2007.

16. The Ministry of Construction

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, reporting to the Prime Minister in the third quarter of 2001 on a planning on the construction of industrial solid waste and hazardous waste treatment areas, especially in key economic zones.

17. The Ministry of Science and Technology

To expeditiously finalize the draft decree guiding the implementation of the Law on Technology Transfer and the draft decree detailing and guiding investment cooperation with foreign countries in scientific and technological activities, and submit them to the Government for promulgation in the third quarter of 2007.

18. The Vietnam National Administration of Tourism

To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, formulating a scheme on the attraction of investment in tourism in order to create national tourist sites of large size and high quality which are regionally and internationally competitive, and submit it to the Prime Minister in the fourth quarter of 2007.

19. Responsibilities of ministries, branches and provincial-level Peoples Committees

a/ Ministries, branches and provincial-level Peoples Committees shall fully perform their function of state management of foreign investment according to investment and specialized laws. At the same time, they shall coordinate closely with relevant agencies in implementing the solutions in this Directive.

b/ Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level Peoples Committees shall review investment and business conditions; promptly cancel or propose for cancellation inappropriate conditions. They, at the same time, may not impose additional investment or business conditions or other conditional investment and business lines.

c/ To decentralize the state management of foreign investment activities and enhance coordination between ministries, branches and provincial-level Peoples Committees in this work.

d/ Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level Peoples Committees shall focus on directing the implementation of the Governments Resolution No. 05/2005/NQ-CP on enhancing the socialization of educational, medical, cultural and physical training and sport activities. Particularly, they shall quickly finalize financial and investment mechanisms and land and infrastructure policies in order to attract all investment resources in the educational, medical, cultural, physical training and sport domains.

dd/ To continue reforming and streamlining administrative procedures. To raise the effectiveness of the combat against corruption and harassment of investors; to practice thrift, combat waste, and inspect, supervise and strictly handle acts of corruption of cadres and civil servants at all management levels.

e/ To enhance the communication and management of investment data and stringently observe the regime of reporting on foreign investment in accordance with the investment law.

g/ Provincial-level Peoples Committees shall promulgate mechanisms of coordination between services, departments and branches in investment and business domains and publicize investment and business procedures.

h/ To continue reviewing and adopting plans to well implement agreements in the Vietnam-Japan Joint Initiative Action Program, the second stage, contributing to improving Vietnams investment and business environment and strengthening its competitiveness.

The Ministry of Planning and Investment shall monitor, urge, inspect, review and report to the Prime Minister on the implementation of this Directive.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial-level Peoples Committees shall well organize the implementation of this Directive and report the implementation results to the Ministry of Planning and Investment in the first quarter of 2008 at the latest for summing up and reporting to the Prime Minister.

Problems arising beyond their competence should be reported to the Prime Minister for consideration and direction.

 

PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 15/2007/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất