Tài sản đảm bảo bao gồm những gì theo Bộ luật Dân sự?

Nhiều trường hợp thế chấp, cầm cố... đều phải có tài sản đảm bảo. Vậy theo Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản đảm bảo bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết tại bài viết dưới đây.

Tài sản đảm bảo là gì?

Tài sản đảm bảo hay còn gọi là tài sản bảo đảm hiện không được định nghĩa cụ thể trong Bộ luật Dân sự cũng như các văn bản khác hướng dẫn về loại tài sản này.

Tuy nhiên, có thể hiểu tài sản bảo đảm là tài sản được bên bảo đảm dùng để thế chấp, đặt cọc, cầm cố, ký cược… với bên nhận bảo đảm nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Hiểu một cách đơn giản, tài sản đảm bảo là tài sản mà cá nhân, tổ chức dùng để “làm tin” với cá nhân, tổ chức khác về việc sẽ chắc chắn thực hiện một nghĩa vụ nào đó với bên nhận bảo đảm.

Đồng thời, theo định nghĩa nêu tại Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP:

- Bên bảo đảm là bên cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bên bảo lãnh… trong các mối quan hệ cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh…

- Bên nhận bảo đảm là bên nhận cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh…

Trong đó, hợp đồng bảo đảm cũng bao gồm các loại hợp đồng cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp… tài sản mà bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thoả thuận với nhau về tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nào đó.

Tài sản đảm bảo bao gồm những gì và ví dụ chi tiết (Ảnh minh hoạ)

Tài sản đảm bảo bao gồm những gì theo Bộ luật Dân sự 2015?

Việc xác định tài sản bảo đảm gồm những gì thực hiện theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 và được hướng dẫn chi tiết tại Chương II của Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, tài sản đảm bảo gồm 04 loại tài sản dưới đây:

- Tài sản hiện có hoặc được hình thành trong tương lai trừ các loại tài sản bị cấm mua bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sở hữu khác tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm:

  • Tài sản hiện có là tài sản đã có rồi, đã được hình thành và cá nhân, tổ chức đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác với tài sản đó trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

Ví dụ về tài sản hiện có gồm: Quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông A và bà B trước khi ông A và bà B thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất đó tại ngân hàng thương mại cổ phần C.

  • Tài sản hình thành trong tương lai là loại tài sản chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng cá nhân, tổ chức xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập giao dịch.

Có thể kể đến ví dụ về tài sản hình thành trong tương lai thường gặp là căn hộ chung cư trong dự án nhà chung cư chưa được bàn giao và chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cá nhân, tổ chức.

- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu. Trong đó, quyền sở hữu tài sản sẽ được bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

Ví dụ: Ông A mua đất của ông B nhưng do ông A chưa đủ tiền để thanh toán. Hai bên lập hợp đồng mua bán đất có bảo lưu quyền sở hữu. Theo đó, quyền sở hữu vẫn thuộc ông B cho đến khi ông A thanh toán hết tiền thì mới chuyển quyền sở hữu sang cho ông A.

- Tài sản bị cầm giữ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm nghĩa vụ.

Ví dụ: Theo Điều 346 Bộ luật Dân sự, ông A với ông B thực hiện hợp đồng song vụ nhưng do ông A vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên tài sản của ông A bị ông B chiếm giữ. Trường hợp này, cầm giữ tài sản là hợp pháp.

- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân: Theo Điều 197 Bộ luật Dân sự, tài sản thuộc sở hữu toàn dân gồm có đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi ở vùng trời, vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác… là tài sản cong thuộc sở hữu toàn dân với người đại diện chủ sở hữu và quản lý là Nhà nước.

Trên đây là thông tin chi tiết về vấn đề: Tài sản đảm bảo bao gồm những gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.