Phí đăng ký tài sản đảm bảo [năm 2023] là bao nhiêu?

Khi đăng ký tài sản đảm bảo, chủ tài sản phải nộp phí cho cơ quan nhà nước. Vậy phí đăng ký tài sản đảm bảo năm 2023 là bao nhiêu? Có điều gì đặc biệt không?

Phí đăng ký tài sản đảm bảo là bao nhiêu?

Người dân phải nộp phí khi thực hiện một trong các công việc sau đây:

- Đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.

- Yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Cấp mã dùng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

Đăng ký đảm bảo hết bao nhiêu tiền?
Đăng ký đảm bảo hết bao nhiêu tiền? (Ảnh minh hoạ)

Theo đó, mức phí đăng ký tài sản đảm bảo như sau:

Từ 01/7 đến hết 2023

Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 44/2023/TT-BTC trong đó có giảm phí đăng ký tài sản đảm bảo chỉ còn bằng 80% mức phí thông thường tương đương với việc giảm 20% mức phí so với thông thường.

Thời gian áp dụng là từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Cụ thể, mức phí đăng ký tài sản đảm bảo là động sản (trừ tàu bay), tàu biển trong thời gian được hỗ trợ này như sau:

STT

Phí đăng ký giao dịch bảo đảm

Mức phí

1

Đăng ký lần đầu

64.000 đồng/hồ sơ

2

Đăng ký thay đổi nội dung

48.000 đồng/hồ sơ

3

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

24.000 đồng/hồ sơ

4

Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm

16.000 đồng/hồ sơ

5

Cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm

20.000 đồng/trường hợp

Sau 31/12/2023

Do thời gian áp dụng việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chỉ thực hiện từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023 nên sau thời gian này, tức là từ ngày 01/01/2024, nếu không có quy định mới thì mức phí đăng ký tài sản đảm bảo sẽ quay trở về mức thường tại Thông tư 202/2016/TT-BTC.

Tức là, phí đăng ký sẽ tăng thêm 20% so với mức phí trong giai đoạn 01/7/2023 - 31/12/2023. Cụ thể:

STT

Phí đăng ký giao dịch bảo đảm

Mức phí

1

Đăng ký lần đầu

80.000 đồng/hồ sơ

2

Đăng ký thay đổi nội dung

60.000 đồng/hồ sơ

3

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

30.000 đồng/hồ sơ

4

Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm

20.000 đồng/hồ sơ

5

Cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm

25.000 đồng/trường hợp

Trường hợp được miễn phí đăng ký giao dịch bảo đảm

Các trường hợp được miễn phí đăng ký tài sản đảm bảo nêu tại Điều 5 Thông tư 20a2/2016/TT-BTC gồm:

- Mục đích vay vốn nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Viêc sửa chữa sai sót về nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng do lỗi của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm gây ra.

- Chấp hành viên yêu cầu thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, xoá thông báo việc kê biên.

- Sau khi tổ chức, cá nhân được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm thì thay đổi thông tin.

- Việc cung cấp thông tin về tài sản kê biên do Chấp hành viên yêu cầu.

- Việc thông tin phục vụ cho hoạt động tố tụng do Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán yêu cầu.

Trên đây là chi tiết mức phí đăng ký tài sản đảm bảo. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì?

Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì?

Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì?

Công dân có một số quyền nhất định đối với tài sản, trong đó bao gồm quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản. Vậy quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là gì? Được quy định như thế nào đối với pháp luật Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu về quyền này thông qua bài viết dưới đây!