Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Thông tư 25/2016/TT-BCT và Thông tư 39/2015/TT-BCT

thuộc tính Thông tư 30/2019/TT-BCT

Thông tư 30/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:30/2019/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành:18/11/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Điện lực

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha có thể vượt quá 3%

Ngày 18/11/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 30/2019/TT-BCT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối.

Khác với quy định cũ tại Thông tư 25/2016/TT-BCT: thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không được vượt quá 3% điện áp danh định, Thông tư này quy định: trong một số trường hợp con số này có thể vượt quá 3% nhưng phải đảm bảo 95% các giá trị đo với thời gian đo ít nhất 01 tuần và tần suất lấy mẫu 10 phút/lần không vươt quá giới hạn quy định.

Bên cạnh đó, Thông tư còn: Bãi bỏ quy định về vận hành và lắp đặt rơ le tần số thấp trong Hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số; bổ sung thêm quy định về định nghĩa côcng suất định mức của nhà máy, DIM – hệ thống quản lý thông tin lệnh điều độ giữa các cấp điều độ…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 03/01/2020.

Thông tư này làm hết hiệu lực một phần Thông tư 39/2015/TT-BCT và Thông tư 25/2016/TT-BCT.

Xem chi tiết Thông tư30/2019/TT-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG

-------------

Số: 30/2019/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2019

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối

---------------

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhỉệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải
1. Bổ sung Khoản 5a sau Khoản 5, Khoản 6a sau Khoản 6 Điều 3 như sau:
“5a. Công suất định mức của nhà máy điện là tổng công suất định mức của các tổ máy trong nhà máy điện ở chế độ vận hành ổn định, bình thường và được nhà sản xuất công bố theo thiết kế của tổ máy. Đối với nhà máy điện mặt trời, công suất định mức của nhà máy điện mặt trời là công suất điện xoay chiều tối đa có thể phát được của nhà máy được tính toán và công bố, phù hợp với công suất điện một chiều của nhà máy điện mặt trời theo quy hoạch.
6a. DIM (viết tắt theo tiếng Anh: Dispatch Instrụction Management) là hệ thống quản lý thông tin lệnh điều độ giữa cấp điều độ có quyền điều khiển với nhà máy điện hoặc Trung tâm Điều khiển các nhà máy điện.”
2. Sửa đổi Khoản 10, Khoản 35, Khoản 49, Khoản 53 Điều 3 như sau:
“10. Điều khiển tần số trong hệ thống điện (sau đây viết tắt là điều khiển tần số) là quá trình điều khiển trong hệ thống điện để duy trì sự vận hành ổn định của hệ thống, bao gồm điều khiển tần số sơ cấp, điều khiển tần số thứ cấp và điều khiển tần số cấp 3:
a) Điều khiển tần số sơ cấp là quá trình điều khiển tức thời tần số hệ thống điện được thực hiện tự động bởi số lượng lớn các tổ máy phát điện có trang bị hệ thống điều tốc;
b) Điều khiển tần số thứ cấp là quá trình điều khiển tiếp theo của điều khiển tần số sơ cấp được thực hiện thông qua tác động của hệ thống AGC nhằm đưa tần số về dải làm việc lâu dài cho phép.
c) Điều khiển tần số cấp 3 là quá trình điều khiển tiếp theo của điều khiển tần số thứ cấp được thực hiện bằng lệnh điều độ để đưa tần số hệ thống điện vận hành ổn định theo quy định hiện hành và đảm bảo phân bổ kinh tế công suất phát các tổ máy phát điện.
35. Mức nhấp nháy điện áp ngắn hạn (Pst) và mức nhấp nháy điện áp dài hạn (Plt) là giá trị đo theo tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. Trường hợp giá trị đo Pst và Plt chưa có trong tiêu chuẩn quốc gia, đo theo Tiêu chuẩn IEC hiện hành do Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế công bố.
49. Thiết bị ổn định hệ thống điện PSS (viết tắt theo tiếng Anh: Power System Stabilizer) là thiết bị đưa tín hiệu bổ sung tác động vào bộ tự động điều chỉnh điện áp (AVR) để làm suy giảm mức dao động công suất trong hệ thống điện.
53. Sa thải phụ tải tự động là tác động cắt tải tự động của rơ le theo tín hiệu tần số, điện áp, mức công suất truyền tải của hệ thống điện khi tần số, điện áp, mức công suất truyền tải ra ngoài ngưỡng cho phép theo tính toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.”.
3. Sửa đổi Điều 7 như sau:
“Điều 7. Cân bằng pha
1. Trong chế độ vận hành bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không được vượt quá 3% điện áp danh định đối với các cấp điện áp danh định trong lưới điện truyền tải.
2. Cho phép thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha trên lưới điện truyền tải trong một số thời điểm vượt quá giá trị quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phải đảm bảo 95% các giá trị đo với thời gian đo ít nhất 01 tuần và tần suất lấy mẫu 10 phút/lần không được vượt quá giới hạn quy định.”.
4. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 và bổ sung Khoản 6 Điều 8 như sau:
“1. Sóng hài điện áp
a) Tổng biên dạng sóng hài điện áp là tỷ lệ giữa giá trị hiệu dụng của sóng hài điện áp với giá trị hiệu dụng của điện áp bậc cơ bản được tính theo công thức sau:
Thông tư 30/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối
Trong đó:
- THD: Tổng biến dạng sóng hài điện áp;
- Vi: Giá trị hiệu dụng của sóng hài điện áp bậc i và N là bậc cao nhất của sóng hài cần đánh giá;
- Vl: Giá trị hiệu dụng của điện áp bậc cơ bản (tần số 50 Hz).
b) Giá trị cực đại cho phép của tổng biến dạng sóng hài điện áp do các thành phần sóng hài bậc cao gây ra đối với các cấp điện áp 220 kV và 500 kV phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%.
2. Sóng hài dòng điện
a) Tổng biến dạng sóng hài dòng điện là tỷ lệ giữa giá trị hiệu dụng của sóng hài dòng điện với giá trị hiệu dụng của dòng điện bậc cơ bản ở chế độ phụ tải, công suất phát cực đại được tính theo công thức sau:
Thông tư 30/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối
Trong đó:
- TDD: Tổng biến dạng sóng hài dòng điện;
- Ii: Giá trị hiệu dụng của sóng hài dòng điện bậc i và N là bậc cao nhất của sóng hài cần đánh giá;
- IL: Giá trị hiệu dụng của dòng điện bậc cơ bản (tần số 50 Hz) ở phụ tải, công suất phát cực đại (phụ tải, công suất phát cực đại là giá trị trung bình của 12 phụ tải, công suất phát cực đại tương ứng với 12 tháng trước đó, trường hợp đối với các đấu nối mới hoặc không thu thập được giá trị phụ tải, công suất phát cực đại tương ứng với 12 tháng trước đó thì sử dụng giá trị phụ tải, công suất phát cực đại trong toàn bộ thời gian thực hiện phép đo).
b) Giá trị cực đại cho phép của tổng biến dạng sóng hài dòng điện do các thành phần sóng hài bậc cao gây ra đối với các cấp điện áp 220 kV và 500 kV phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%.
6. Cho phép đỉnh nhọn bất thường của sóng hàỉ trên lưới điện truyền tải vượt quá tổng biến dạng sóng hài quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nhưng phải đảm bảo 95 % giá trị đo sóng hài điện áp và sóng hài dòng điện với thời gian đo ít nhất 01 tuần và tần suất lấy mẫu 10 phút/lần không được vượt quá giới hạn quy định”.
5. Sửa đổi Điều 12 như sau: 

“Điều 12. Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố

1. Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép

a) Trị số dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ sự cố bằng bảo vệ chính trong hệ thống điện truyền tải được quy định tại Bảng 6 như sau:

Bảng 6

Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép
và thời gian tối đa loại trừ sự cố bằng bảo vệ chính

Cấp điện áp

Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép (kA)

Thời gian tối đa loại trừ sự cố bằng bảo vệ chính (ms)

500 kV

50

80

220 kV

50

100

b) Bảo vệ chính trang thiết bị điện là bảo vệ chủ yếu và được lắp đặt, chỉnh định để thực hiện tác động trước tiên, đảm bảo các tiêu chí về độ chọn lọc, độ tin cậy tác động và thời gian tác động của hệ thống bảo vệ khi có sự cố xảy ra trong phạm vi bảo vệ đối với trang thiết bị được bảo vệ;

c) Thanh cái 110 kV của các trạm biến áp 500 kV, 220 kV trong lưới điện truyền tải được áp dụng dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 40 kA.

2. Thiết bị đóng cắt trên lưới điện truyền tải phải có đủ khả năng cắt dòng điện ngắn mạch lớn nhất qua thiết bị đóng cắt trong ít nhất 10 năm tiếp theo kể từ thời điểm dự kiến đưa thiết bị vào vận hành và chịu đựng được dòng điện ngắn mạch này trong thời gian tối thiểu từ 01 giây trở lên.

3. Đối với tổ máy thủy điện và nhiệt điện có công suất lớn hơn 30 MW, tổng giá trị điện kháng siêu quá độ chưa bão hòa của tổ máy phát điện (Xd”-%) và điện kháng ngắn mạch của máy biến áp đầu cực (Uk-%) tính trong hệ đơn vị tương đối (đơn vị pu quy về công suất biểu kiến định mức của tổ máy phát điện) không được nhỏ hơn 40%.

Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu trên, chủ đầu tư có trách nhiệm tính toán, đầu tư và lắp đặt thêm kháng điện để tổng giá trị của Xd”, Uk và kháng điện tính trong hệ đơn vị tương đối (đơn vị pu quy về công suất biểu kiến định mức của tổ máy phát điện) không được nhỏ hơn 40%.

4. Các công trình điện đấu nối vào hệ thống điện truyền tải có giá trị dòng điện ngắn mạch tại điểm đấu nối theo tính toán mà lớn hơn giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép quy định tại Bảng 6 thì chủ đầu tư các công trình điện có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để dòng điện ngắn mạch tại điểm đấu nối xuống thấp hơn hoặc bằng giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép quy định tại Bảng 6. 5.

5. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm thông báo giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu nối tại thời điểm hiện tại và theo tính toán trong ít nhất 10 năm tiếp theo để Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phối hợp trong quá trình đầu tư, lắp đặt thiết bị, đảm bảo thiết bị đóng cắt có đủ khả năng đóng cắt dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu nối trong ít nhất 10 năm tiếp theo kể từ thời điểm dự kiến đưa thiết bị vào vận hành.”.

6. Sửa đổi Khoản 3 Điều 28 như sau:
“3. Trường hợp phương án đấu nối đề nghị của khách hàng không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm thông báo cho khách hàng có nhu cầu đấu nối biết để thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo quy định.”.
7. Sửa đổi Khoản 1 Điều 31 như sau:
“1. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt, quản lý vận hành hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý của mình và đảm bảo kết nối hệ thống này với hệ thống thông tin của Đơn vị truyền tải điện và cấp điều độ có quyền điều khiển; đảm bảo thông tin liên lạc, truyền dữ liệu (bao gồm cả dữ liệu của hệ thống SCADA, PMU, giám sát ghi sự cố) đầy đủ, tin cậy và liên tục phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Các phương tiện thông tin liên lạc tối thiểu phục vụ công tác điều độ, vận hành trong hệ thống điện truyền tải gồm kênh trực thông, điện thoại, fax và DIM phải hoạt động tin cậy và liên tục.”.
8. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 32 như sau:
“1. Trạm biến áp có cấp điện áp từ 220 kV trở lên, nhà máy điện có công suất lắp đặt trên 30 MW và nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải chưa kết nối đến Trung tâm điều khiển phải được trang bị Gateway hoặc RTU và thiết lập hai kết nối độc lập về mặt vật lý với hệ thống SCADA của cấp điều độ có quyền điều khiển.
2. Trạm biến áp có cấp điện áp từ 220 kV trở lên, nhà máy điện có công suất lắp đặt trên 30 MW và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải đã kết nối và được điều khiển, thao tác xa từ Trung tâm điều khiển phải được trang bị Gateway hoặc RTU và thiết lập một kết nối với hệ thống SCADA của cấp điều độ có quyền điều khiển và hai kết nối với hệ thống điều khiển tại Trung tâm điều khiển.”.
9. Sửa đổi Điều 36 như sau:
“Điều 36. Hệ thống sa thải phụ tải tự động
1. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để thông nhất lắp đặt thiết bị và đảm bảo hoạt động của hệ thống sa thải phụ tải tự động trong hệ thống điện của mình theo tính toán và yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
2. Hệ thống sa thải phụ tải tự động phải được thiết kế, chỉnh định đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Độ tin cậy không nhỏ hơn 99%;
b) Việc sa thải không thành công của một phụ tải nào đó không làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống điện;
c) Trình tự sa thải và lượng công suất sa thải phải tuân thủ mức phân bổ của Cấp điều độ có quyền điều khiển, không được thay đổi trong bất kỳ trường hợp nào nếu không có sự cho phép của cấp điều độ có quyền điều khiển.
3. Trình tự khôi phục phụ tải điện phải tuân thủ theo lệnh điều độ của cấp điều độ có quyền điều khiển.”.
10. Sửa đổi Khoản 2 Điều 37 như sau:
“2. Yêu cầu kết nối của Trung tâm điều khiển
a) Yêu cầu về kết nối hệ thống thông tin
- Có một đường truyền dữ liệu kết nối với hệ thống thông tin của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Trường hợp có nhiều cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều độ có trách nhiệm thống nhất phương thức chia sẻ thông tin;
- Có hai đường truyền dữ liệu (một đường truyền làm việc, một đường truyền dự phòng) kết nối với hệ thống điều khiển và thông tin của nhà máy điện, trạm điện do Trung tâm điều khiển thực hiện điều khiển từ xa;
- Các phương tiện thông tin liên lạc tối thiểu phục vụ công tác điều độ gồm trực thông, điện thoại, fax, DIM và mạng máy tính phải hoạt động tốt.
b) Yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA
- Có một kết nối với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Trường hợp có nhiều cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều độ có trách nhiệm chia sẻ thông tin;
- Có hai kết nối với thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống điều khiển của nhà máy điện, trạm điện và thiết bị đóng cắt trên lưới điện do Trung tâm điều khiển thực hiện điều khiển từ xa;
c) Trung tâm điều khiển phải trang bị màn hình giám sát và kết nối với hệ thống camera giám sát an ninh tại nhà máy điện, trạm điện và thiết bị đóng cắt trên lưới điện về Trung tâm điều khiển.”.
11. Sửa đổi Khoản 3 Điều 38 như sau:
“3. Tổ máy phát điện của nhà máy điện phải có khả năng tham gia vào việc điều khiển tần số sơ cấp khi tần số lệch ra khỏi dải chết của hệ thống điều tốc và đáp ứng toàn bộ công suất điều khiển tần số sơ cấp của tổ máy trong 15 giây và duy trì công suất này tối thiểu 15 giây. Công suất điều khiển tần số sơ cấp của tổ máy được tính toán theo độ lệch tần số thực tế và các thông số cài đặt do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện yêu cầu.”.
12. Sửa đổi Điều 42 như sau:

“Điều 42. Yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời

1. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát công suất tác dụng theo các chế độ sau:

a) Chế độ phát tự do: Vận hành phát điện công suất lớn nhất có thể theo sự biến đổi của nguồn năng lượng sơ cấp (gió hoặc mặt trời);

b) Chế độ điều khiển công suất phát:

Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải có khả năng giới hạn công suất phát theo lệnh điều độ trong các trường hợp sau:

- Trường hợp nguồn năng lượng sơ cấp biến thiên thấp hơn giá trị giới hạn theo lệnh điều độ thì phát công suất lớn nhất có thể;

- Trường hợp nguồn năng lượng sơ cấp biến thiên bằng hoặc lớn hơn giá trị giới hạn theo lệnh điều độ thì phát công suất đúng giá trị giới hạn theo lệnh điều độ với sai số trong dải ±01% công suất định mức.

2. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời tại mọi thời điểm đang nối lưới phải có khả năng duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu tương ứng với các dải tần số vận hành theo quy định tại Bảng 8 như sau:

Bảng 8

Thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện của nhà máy điện gió,

nhà máy điện mặt trời tương ứng với các dải tần số của hệ thống điện

Dải tần số của hệ thống điện

Thời gian duy trì tối thiểu

Từ 47,5 Hz đến 48,0 Hz

10 phút

Trên 48 Hz đến dưới 49 Hz

30 phút

Từ 49 Hz đến 51 Hz

Phát liên tục

Trên 51 Hz đến 51,5 Hz

30 phút

Trên 51,5 Hz đến 52 Hz

01 phút

 

 

3. Khi tần số hệ thống điện lớn hơn 50,5 Hz, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời có khả năng giảm công suất tác dụng theo độ dốc tương đối của đường đặc tuyến tĩnh (droop characteristics) trong dải từ 2% đến 10%. Giá trị cài đặt độ dốc tương đối của đường đặc tuyến tĩnh do cấp điều độ có quyền điều khiển tính toán và xác định.                                 3// i

4. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải có khả năng điều chỉnh công suất phản kháng theo đặc tính như hình vẽ dưới đây và mô tả tại Điểm a, Điểm b Khoản này:

 

a) Trường hợp nhà máy điện phát công suất tác dụng lớn hơn hoặc bằng 20% công suất tác dụng định mức và điện áp tại điểm đấu nối trong dải ± 10% điện áp danh định, nhà máy điện phải có khả năng điều chỉnh liên tục công suất phản kháng trong dải hệ số công suất 0,95 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,95 (ứng với chế độ nhận công suất phản kháng) tại điểm đấu nối ứng với công suất định mức;

b) Trường hợp nhà máy điện phát công suất tác dụng nhỏ hơn 20% công suất định mức, nhà máy điện có thể giảm khả năng nhận hoặc phát công suất phản kháng phù hợp với đặc tính của nhà máy điện.

5. Chế độ điều khiển điện áp và công suất phản kháng:

a) Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời có khả năng điều khiển điện áp và công suất phản kháng theo các chế độ sau:

- Chế độ điều khiển điện áp theo đặc tính độ dốc điều chỉnh điện áp (đặc tính quan hệ điện áp/công suất phản kháng);

- Chế độ điều khiển theo giá trị đặt công suất phản kháng;

- Chế độ điều khiển theo hệ số công suất.

b) Nếu điện áp tại điểm đấu nối trong dải ± 10% điện áp danh định, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải có khả năng điều chỉnh điện áp tại phía hạ áp máy biến áp tăng áp với độ sai lệch không quá ± 0,5% điện áp định mức (so với giá trị đặt điện áp) bất cứ khi nào công suất phản kháng của tố máy phát điện còn nằm trong dải làm việc cho phép và hoàn thành trong thời gian không quá 05 giây.

6. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời tại mọi thời điểm đang nối lưới phải có khả năng duy trì vận hành phát điện tương ứng với dải điện áp tại điểm đấu nối trong thời gian như sau:

 

a) Điện áp dưới 0,3 pu, thời gian duy trì tối thiểu là 0,15 giây;

b) Điện áp từ 0,3 pu đến dưới 0,9 pu, thời gian duy trì tối thiểu được tính theo công thức sau:

Tmin = 4 x U - 0,6

Trong đó:

- Tmin (giây): Thời gian duy trì phát điện tối thiểu;

- U (pu): Điện áp thực tế tại điểm đấu nối tính theo đơn vị pu (đơn vị tương đối).

c) Điện áp từ 0,9 pu đến dưới 1,1 pu, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải duy trì vận hành phát điện liên tục;

d) Điện áp từ 1,1 pu đến dưới 1,15 pu, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải duy trì vận hành phát điện trong thời gian 03 giây;

đ) Điện áp từ 1,15 pu đến dưới 1,2 pu, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải duy trì vận hành phát điện trong thời gian 0,5 giây.

7. Độ mất cân bằng pha, tổng biến dạng sóng hài và mức nhấp nháy điện áp do nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời gây ra tại điểm đấu nối không được vượt quá giá trị quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư này.

8. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải đầu tư các trang thiết bị, hệ thống đỉều khiển, tự động đảm bảo kết nối ổn định, tin cậy và bảo mật với hệ thống điều khiển công suất tổ máy (AGC) của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phục vụ điều khiển từ xa công suất nhà máy theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.”.

13. Sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 59 như sau:
“a) Mức dự phòng điều tần thứ cấp, dự phòng khởi động nhanh thấp hơn mức yêu cầu ở chế độ vận hành bình thường”.
14. Sửa đổi Điểm b Khoản 3 Điều 64 như sau:
“b) Sa thải phụ tải theo từng tuyến đường dây bằng rơ le tự động sa thải hoặc sa thải phụ tải theo lệnh điều độ.”
15. Bổ sung Khoản 2a sau Khoản 2 Điều 69 như sau:
“2a. Cung cấp thông tin về nguồn năng lượng sơ cấp (thông tin về thủy văn đối với nhà máy thủy điện, than - dầu - chất đốt đối với nhà máy nhiệt điện, thông tin quan trắc khí tượng đối với nhà máy điện gió, mặt trời), dự báo công suất, sản lượng của nhà máy và truyền số liệu về Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.”
16. Sửa đổi Điều 72 như sau:
“Điều 72. Các loại dịch vụ phụ trợ
Các loại dịch vụ phụ trợ trong hệ thống điện bao gồm:
1. Điều khiển tần số thứ cấp (Điều tần thứ cấp).
2. Khởi động nhanh.
3. Điều chỉnh điện áp.
4. Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện.
5. Khởi động đen.”
17. Sửa đổi Điều 73 như sau:
“Điều 73. Yêu cầu kỹ thuật đối với các dịch vụ phụ trợ
1. Điều tần thứ cấp: Tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ điều tần thứ cấp phải có khả năng bắt đầu cung cấp công suất điều tần trong vòng 20 giây kể từ khi nhận được tín hiệu AGC từ Đơn vị hành hành hệ thống điện và thị trường điện và cung cấp toàn bộ công suất điều tần thứ cấp đã đăng ký trong vòng 10 phút và duy trì mức công suất này tối thiểu 15 phút.
2. Khởi động nhanh: Tổ máy phát điện cung cấp dự phòng khởi động nhanh phải có khả năng tăng đến công suất định mức trong vòng 25 phút và duy trì ở mức công suất này tối thiểu 08 giờ.
3. Điều chỉnh điện áp: Tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ điều chỉnh điện áp phải có khả năng thay đổi công suất phản kháng ngoài dải điều chỉnh quy định tại Khoản 2 Điều 38 Thông tư này, đáp ứng yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
4. Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện: Tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện phải có khả năng tăng đến công suất định mức trong vòng 01 giờ và duy trì mức công suất định mức tối thiểu trong 08 giờ (không bao gồm thời gian khởi động).
5. Khởi động đen: Tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ khởi động đen phải có khả năng tự khởi động từ trạng thái nguội mà không cần nguồn cấp từ hệ thống điện quốc gia và phải có khả năng kết nối, cấp điện cho hệ thống điện sau khi đã khởi động thành công.”
18. Sửa đổi Điều 74 như sau:
“Điều 74: Xác định nhu cầu và vận hành dịch vụ phụ trợ
1. Nguyên tắc chung để xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ, bao gồm:
a) Đảm bảo duy trì mức dự phòng điện năng và công suất của hệ thống điện để đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành và an ninh hệ thống điện;
b) Đảm bảo chi phí tối thiểu phù hợp với các điều kiện, ràng buộc trong hệ thống điện quốc gia.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán và trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhu cầu dịch vụ phụ trợ cho hệ thống điện quốc gia theo Quy trình xác định nhu cầu và vận hành dịch vụ phụ trợ do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
3. Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm trình Cục Điều tiết điện lực thông qua nhu cầu dịch vụ phụ trợ cho hệ thống điện quốc gia năm tới để làm cơ sở lập kế hoạch mua và huy động các dịch vụ phụ trợ trong kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới.”
19. Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 85 như sau:
“b) Khi xảy ra trạng thái mất cân bằng trên hệ thống điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện huy động các tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ phụ trợ và điều chỉnh công suất phát của các tổ máy phát điện căn cứ vào thứ tự huy động của các tổ máy phát điện trong hệ thống để đưa hệ thống điện trở lại trạng thái cân bằng và duy trì mức dự phòng theo quy định.”
20. Bổ sung Khoản 4 Điều 90 như sau:
“4. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này bằng văn bản theo đường văn thư và thư điện tử (email).”.
21. Bổ sung Khoản 5 Điều 91 như sau:
“5. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này bằng văn bản theo đường văn thư và thư điện tử (email).”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hê thống điện phân phối
1. Bổ sung Khoản 3a sau Khoản 3 Điều 3 như sau:
“3a. Công suất định mức của nhà máy điện là tổng công suất định mức của các tố máy trong nhà máy điện ở chế độ vận hành ổn định, bình thường và được nhà sản xuất công bố theo thiết kế của tổ máy. Đối với nhà máy điện mặt trời, công suất định mức của nhà máy điện mặt trời là công suất điện xoay chiều tối đa có thể phát được của nhà máy được tính toán và công bố trong thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt, phù hợp với công suất điện một chiều của nhà máy điện mặt trời theo quy hoạch.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Điện áp
1. Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân phối bao gồm 110 kV, 35 kV, 22 kV,15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,38 kV.
2. Độ lệch điện áp vận hành cho phép trên lưới điện phân phối trong chế độ vận hành bình thường:
a) Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại thanh cái trên lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện so với điện áp danh định là + 10% và - 05%;
b) Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối so với điện áp danh định như sau:
- Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ± 05%;
- Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là + 10% và - 05%;
- Trường hợp nhà máy điện và khách sử dụng điện đấu nối vào cùng một thanh cái, đường dây trên lưới điện phân phối thì điện áp tại điểm đấu nối do Đơn vị phân phối điện quản lý vận hành lưới điện khu vực quyết định đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật vận hành lưới điện phân phối và đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hàng sử dụng điện theo quy định.
3. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, cho phép độ lệch điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp do sự cố trong khoảng + 5% và - 10% so với điện áp danh định.
4. Trong chế độ sự cố hệ thống điện hoặc khôi phục sự cố, cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện phân phối trong khoảng ± 10% so với điện áp danh định.
5. Trong thời gian sự cố, điện áp tại nơi xảy ra sự cố và vùng lân cận có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 110% điện áp danh định ở các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.
6. Dao động điện áp tại điểm đấu nối trên lưới điện phân phối do phụ tải của khách hàng sử dụng điện dao động hoặc do thao tác thiết bị đóng cắt trong nội bộ nhà máy điện gây ra không được vượt quá 2,5% điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi giá trị điện áp vận hành cho phép được quy định tại Khoản 2 Điều này.
7. Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có yêu cầu chất lượng điện áp cao hơn so với quy định tại Khoản 2 Điều này, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có thể thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện. Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm lấy ý kiến của cấp điều độ có quyền điều khiển trước khi thỏa thuận thống nhất với khách hàng”.
3. Sửa đổi Điều 6 như sau:
“ Điều 6. Cân bằng pha
1. Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá 03 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 05 % điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
2. Cho phép thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha trên lưới điện phân phối trong một số thời điểm vượt quá giá trị quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phải đảm bảo 95% các giá trị đo với thời gian đo là ít nhất 01 tuần và tần suất lấy mẫu 10 phút/lần không được vượt quá giới hạn quy định”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau: 

“Điều 7. Sóng hài

1. Sóng hài điện áp:

a) Tổng biến dạng sóng hài điện áp là tỷ lệ giữa giá trị hiệu dụng của sóng hài điện áp với giá trị hiệu dụng của điện áp bậc cơ bản được tính theo công thức sau:

Trong đó:

- THD: Tổng biến dạng sóng hài điện áp; Vi: Giá trị hiệu dụng của sóng hài điện áp bậc i và N là bậc cao nhất của sóng hài cần đánh giá;

- Vl: Giá trị hiệu dụng của điện áp bậc cơ bản (tần số 50 Hz).

b) Độ biến dạng sóng hài điện áp tối đa cho phép trên lưới điện phân phối quy định trong Bảng 1a như sau:

Bảng 1a

Độ biến dạng sóng hài điện áp tối đa cho phép

Cấp điện áp

Tổng biến dạng sóng hài (THD)

Biến dạng riêng lẻ

110 kV

3,0%

1,5%

Trung áp

5%

3,0%

Hạ áp

8%

5%

 

2. Sóng hài dòng điện:

a) Tổng biến dạng sóng hài dòng điện là tỷ lệ giữa giá trị hiệu dụng của sóng hài dòng điện với giá trị hiệu dụng của dòng điện bậc cơ bản ở phụ tải/công suất phát cực đại được tính theo công thức sau:

Trong đó:

- TDD: Tổng biến dạng sóng hài dòng điện;

- Ii: Giá trị hiệu dụng của sóng hài dòng điện bậc i và N là bậc cao nhất của sóng hài cần đánh giá;

- IL: Giá trị hiệu dụng của dòng điện bậc cơ bản (tần số 50 Hz) ở phụ tải, công suất phát cực đại (phụ tải, công suất phát cực đại là giá trị trung bình của 12 giá trị phụ tải, công suất phát cực đại tương ứng với 12 tháng trước đó, trường hợp đối với các đấu nối mới hoặc không thu thập được giá trị phụ tải, công suất cực đại tương ứng với 12 tháng trước đó thì sử dụng giá trị phụ tải, công suất phát cực đại trong toàn bộ thời gian thực hiện phép đo).

b) Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải đảm bảo không gây ra biến dạng sóng hài dòng điện vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1b như sau:

Bảng 1b

Độ biến dạng sóng hài dòng điện tối đa cho phép đối với nhà máy điện

Cấp điện áp

Tổng biến dạng

Biến dạng riêng lẻ

110 kV

3%

2%

Trung áp, hạ áp

5%

4%

 

c) Phụ tải điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải đảm bảo không gây ra biến dạng sóng hài dòng điện vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1c như sau:

Bảng 1c

Biến dạng sóng hài dòng điện tối đa cho phép đối với phụ tải điện

Cấp điện áp

Tổng biến dạng

Biến dạng riêng lẻ

110 kV

4%

3,5%

Trung áp

8%

7%

Hạ áp

12% nếu phụ tải ≥50 kW

20% nếu phụ tải <50 kW

10% nếu phụ tải ≥50 kW

15% nếu phụ tải <50 kW

3. Cho phép đỉnh nhọn bất thường của sóng hài trên lưới điện phân phối vượt quá tổng biến dạng sóng hài quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nhưng phải đảm bảo 95% các giá trị đo sóng hài điện áp và sóng hài dòng điện với thời gian đo ít nhất 01 tuần và tần suất lấy mẫu 10 phút/lần không được vượt quá giới hạn quy định.”.

5. Sửa đổi Điều 8 như sau:

“Điều 8. Nhấp nháy điện áp

1. Trong điều kiện vận hành bình thường, mức nhấp nháy điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định trong Bảng 2 như sau:

Bảng 2

Mức nhấp nháy điện áp

Cấp điện áp

Mức nhấp nháy cho phép

110 kV

Pst95% = 0,80

Plt95% = 0,60

Trung áp

Pst95% = 1,00

Plt95% = 0,80

Hạ áp

Pst95% = 1,00

Plt95% = 0,80

 

2. Mức nhấp nháy điện áp ngắn hạn (Pst) và mức nhấp nháy điện áp dài hạn (Plt) là giá trị đo theo tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. Trường hợp giá trị đo Pst Plt chưa có trong tiêu chuẩn quốc gia, đo theo Tiêu chuấn IEC hiện hành do Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế công bố.”.

6. Sửa đổi Điều 9 như sau:

“Điều 9. Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố

1. Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép trên lưới điện phân phối và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính được quy định trong Bảng 3 như sau:

Bảng 3

Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ sự cố

Điện áp

Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép (kA)

Thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính (ms)

110 kV

31,5

150

Trung áp

25

500

 

2. Thiết bị đóng cắt trên lưới điện phân phối phải có đủ khả năng cắt dòng điện ngắn mạch lớn nhất qua thiết bị đóng cắt trong ít nhất 10 năm tiếp theo kể từ thời điểm dự kiến đưa thiết bị vào vận hành và chịu đựng dòng điện ngắn mạch này trong thời gian tối thiểu 01 giây trở lên.

3. Đối với đường dây trung áp có nhiều phân đoạn, khó phối hợp bảo vệ giữa các thiết bị đóng cắt trên lưới điện, cho phép thời gian loại trừ sự cố của bảo vệ chính tại một số vị trí đóng cắt lớn hơn giá trị quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phải nhỏ hơn 01 giây và phải đảm bảo an toàn cho thiết bị và lưới điện.

4. Các công trình điện đấu nối vào hệ thống điện phân phối có giá trị dòng điện ngắn mạch tại điểm đấu nối theo tính toán mà lớn hơn giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép quy định tại Bảng 3, chủ đầu tư các công trình điện có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để dòng điện ngắn mạch tại điểm đấu nối xuống thấp hơn hoặc bằng giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép quy định tại Bảng 3.

5. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu nối để Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phối hợp trong quá trình đàu tư, lắp đặt thiết bị, đảm bảo thiết bị đóng cắt có đủ khả năng đóng cắt dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu nối trong ít nhất 10 năm tiếp theo kể từ khi dự kiến đưa thiết bị vào vận hành.”.

7. Bổ sung Điều 17a sau Điều 17 như sau:
“Điều 17a. Công bố thông tin về độ tin cậy cung cấp điện, tổn thất điện năng và chất lưựng dịch vụ khách hàng
1. Trước ngày 10 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm công bố trên Trang thông tin điện tử của đơn vị các thông tin về độ tin cậy cung cấp điện, tổn thất điện năng và chất lượng dịch vụ khách hàng của tháng trước liền kề.
2. Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm công bố trên Trang thông tin điện tử của đơn vị các thông tin về độ tin cậy cung cấp điện, tổn thất điện năng và chất lượng dịch vụ khách hàng của năm trước liền kề.”.
8. Sửa đổi Khoản 2 Điều 28 như sau:
“2. Trường hợp phương án đấu nối đề nghị của khách hàng không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm thông báo cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối biết để thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo quy định.”.
9. Sửa đổi Điều 32 như sau:
“Điều 32. Yêu cầu về biến dạng sóng hài
Biến dạng sóng hài cho phép tại điểm đấu nối với lưới điện phân phối phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 7 Thông tư này.”.
10. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 38 như sau:
“1. Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có công suất từ 10 MW trở lên (không phân biệt cấp điện áp đấu nối) và các trạm biến áp 110 kV chưa kết nối đến Trung tâm điều khiển phải được trang bị Gateway hoặc RTU và thiết lập hai kết nối độc lập về mặt vật lý với hệ thống SCADA của cấp điều độ có quyền điều khiển. Trường hợp nhà máy điện, trạm biến áp có nhiều cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều độ có trách nhiệm chia sẻ thông tin phục vụ phối hợp vận hành hệ thống điện.
2. Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có công suất từ 10 MW trở lên, các trạm biến áp 110 kV đã kết nối đến Trung tâm điều khiển phải được trang bị Gateway hoặc RTU được thiết lập một kết nối với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển và hai kết nối với hệ thống điều khiển tại Trung tâm điều khiển.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 40 như sau: 

“Điều 40. Yêu cầu đối với nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện phân phối từ cấp điện áp trung áp trở lên

1. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát công suất tác dụng theo các chế độ sau:

a) Chế độ phát tự do: Vận hành phát điện công suất lớn nhất có thể theo sự biến đổi của nguồn năng lượng sơ cấp (gió hoặc mặt trời);

b) Chế độ điều khiển công suất phát:

Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải có khả năng giới hạn công suất phát theo lệnh điều độ trong các trường hợp sau:

- Trường hợp nguồn năng lượng sơ cấp biến thiên thấp hơn giá trị giới hạn theo lệnh điều độ thì phát công suất lớn nhất có thể;

- Trường hợp nguồn năng lượng sơ cấp biến thiên bằng hoặc lớn hơn giá trị giới hạn theo lệnh điều độ thì phát công suất đúng giá trị giới hạn theo lệnh điều độ với sai số trong dải ±01% công suất định mức.

2. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời tại mọi thời điểm đang nối lưới phải có khả năng duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu tương ứng với các dải tần số vận hành theo quy định tại Bảng 8 như sau:

Bảng 8

Thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện của nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời tương ứng với các dải tần số của hệ thống điện

Dải tần số của hệ thống điện

Thời gian duy trì tối thiểu

Từ 47,5 Hz đến 48,0 Hz

10 phút

Trên 48 Hz đến dưới 49 Hz

30 phút

Từ 49 Hz đến 51 Hz

Phát liên tục

Trên 51 Hz đến 51,5 Hz

30 phút

Trên 51,5 Hz đến 52 Hz

01 phút

 

3. Khi tần số hệ thống điện lớn hơn 50,5 Hz, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời có khả năng giảm công suất tác dụng theo độ dốc tương đối của đường đặc tuyến tĩnh (droop characteristics) trong dải từ 2% đến 10%. Giá trị cài đặt độ dốc tương đối của đường đặc tuyến tĩnh do cấp điều độ có quyền điều khiển tính toán và xác định.

4. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải có khả năng điều chỉnh công suất phản kháng theo đặc tính như hình vẽ dưới đây và mô tả tại Điểm a, Điểm b Khoản này:

 

a) Trường hợp nhà máy điện phát công suất tác dụng lớn hơn hoặc bằng 20% công suất tác dụng định mức và điện áp tại điểm đấu nối trong dải ± 10% điện áp danh định, nhà máy điện phải có khả năng điều chỉnh liên tục công suất phản kháng trong dải hệ số công suất 0,95 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,95 (ứng với chế độ nhận công suất phản kháng) tại điểm đấu nối ứng với công suất định mức;

b) Trường hợp nhà máy điện phát công suất tác dụng nhỏ hơn 20% công suất định mức, nhà máy điện có thể giảm khả năng nhận hoặc phát công suất phản kháng phù hợp với đặc tính của nhà máy điện.

5. Chế độ điều khiển điện áp và công suất phản kháng:

a) Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời có khả năng điều khiển điện áp và công suất phản kháng theo các chế độ sau:

- Chế độ điều khiển điện áp theo đặc tính độ dốc điều chỉnh điện áp (đặc tính quan hệ điện áp/công suất phản kháng);

- Chế độ điều khiển theo giá trị đặt công suất phản kháng;

- Chế độ điều khiển theo hệ số công suất.

b) Nếu điện áp tại điểm đấu nối trong dải ± 10% điện áp danh định, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải có khả năng điều chỉnh điện áp tại phía hạ áp máy biến áp tăng áp với độ sai lệch không quá ± 0,5% điện áp định mức (so với giá trị đặt điện áp) bất cứ khi nào công suất phản kháng của tổ máy phát điện còn năm trong dải làm việc cho phép và hoàn thành trong thời gian không quá 05 giây.

6. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời tại mọi thời điểm đang nối lưới phải có khả năng duy trì vận hành phát điện tương ứng với dải điện áp tại điểm đấu nối trong thời gian như sau:

 

a) Điện áp dưới 0,3 pu, thời gian duy trì tối thiểu là 0,15 giây;

b) Điện áp từ 0,3 pu đến dưới 0,9 pu, thời gian duy trì tối thiểu được tính theo công thức sau:

Tmin = 4 x U - 0,6

 

Trong đó:

- Tmin (giây): Thời gian duy trì phát điện tối thiểu;

- U (pu): Điện áp thực tế tại điểm đấu nối tính theo đơn vị pu (đơn vị tương đối).

c) Điện áp từ 0,9 pu đến dưới 1,1 pu, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải duy trì vận hành phát điện liên tục;

d) Điện áp từ 1,1 pu đến dưới 1,15 pu, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải duy trì vận hành phát điện trong thời gian 03 giây;

đ) Điện áp từ 1,15 pu đến dưới 1,2 pu, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải duy trì vận hành phát điện trong thời gian 0,5 giây.

7. Độ mất cân bằng pha, tổng biến dạng sóng hài và mức nhấp nháy điện áp do nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời gây ra tại điểm đấu nối không được vượt quá giá trị quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.

8. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải đầu tư các trang thiết bị, hệ thống điều khiển, tự động đảm bảo kết nối ổn định, tin cậy và bảo mật với hệ thống điều khiển công suất tổ máy (AGC) của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phục vụ điều khiển từ xa công suất nhà máy theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.”.

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:

“Điều 41. Yêu cầu đối vói hệ thống điện mặt trời đấu nối vào lưới điện phân phối cấp điện áp hạ áp

Hệ thống điện mặt trời được phép đấu nối với lưới điện hạ áp khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Công suất đấu nối

a) Tổng công suất đặt của hệ thống điện mặt trời đấu nối vào cấp điện áp hạ áp của trạm biến áp hạ thế không được vượt quá công suất đặt của trạm biến áp đó;

b) Hệ thống điện mặt trời có công suất dưới 20 kWp trở xuống được đấu nối vào lưới điện 01 pha hoặc 03 pha theo thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện;

c) Hệ thống điện mặt trời có công suất từ 20 kWp trở lên phải đấu nối vào lưới điện 03 pha.

2. Tại mọi thời điểm đang nối lưới, hệ thống điện mặt trời được phép đấu nối với lưới điện hạ áp phải có khả năng duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu tương ứng với các dải tần số vận hành theo quy định tại Bảng 5a như sau:

Bảng 5a

Thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện
tương ứng với các dải tần
số của hệ thống điện

Dải tần số của hệ thống điện

Thời gian duy trì tối thiểu

48 Hz đến 49 Hz

30 phút

49 Hz đến 51 Hz

Phát liên tục

51 Hz đến 51,5 Hz

30 phút

 

3. Khi tần số hệ thống điện lớn hơn 50,5 Hz, hệ thống điện mặt trời có công suất từ 20 kWp trở lên phải giảm công suất tác dụng xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- ΔP: Mức giảm công suất phát tác dụng (MW);

- Pm: Công suất tác dụng tương ứng với thời điểm trước khi thực hiện giảm công suất (MW);

- fn: Tần số hệ thống điện trước khi thực hiện giảm công suất (Hz).

4. Hệ thống điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát điện liên tục trong các dải điện áp tại điểm đấu nối theo quy định tại Bảng 5b như sau:

Bảng 5b

Thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện
tương ứng với các dải điện áp tại điểm đấu nối

Điện áp tại điểm đấu nối

Thời gian duy trì tối thiểu

Nhỏ hơn 50% điện áp danh định

Không yêu cầu

50% đến 0,85 điện áp danh định

2 giây

85% đến 110% điện áp danh định

Vận hành liên tục

110% đến 120% điện áp danh định

2 giây

Lớn hơn 120% điện áp danh định

Không yêu cầu

 

5. Hệ thống điện mặt trời đấu nối vào lưới điện hạ áp không được phát công suất phản kháng vào lưới điện và hoạt động ở chế độ tiêu thụ công suất suất phản kháng với hệ số công suất (cosφ) lớn hơn 0,98.

6. Hệ thống điện mặt trời không được gây ra sự xâm nhập của dòng điện một chiều vào lưới điện phân phối vượt quá giá trị 0,5% dòng định mức tại điểm đấu nối.

7. Hệ thống điện mặt trời đấu nối vào lưới điện hạ áp phải tuân theo các quy định về điện áp, cân bằng pha, sóng hài, nhấp nháy điện áp và chế độ nối đất quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 10 Thông tư này.

8. Hệ thống điện mặt trời phải trang bị thiết bị bảo vệ đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Tự ngắt kết nối với lưới điện phân phối khi xảy ra sự cố nội bộ hệ thống điện mặt trời;

b) Tự ngắt kết nối khi xảy ra sự cố mất điện từ lưới điện phân phối và không phát điện lên lưới khi lưới điện phân phối đang mất điện;

c) Không tự động kết nối lại lưới điện khi chưa đảm bảo các điều kiện sau:

- Tần số của lưới điện duy trì trong dải từ 48Hz đến 51Hz trong thời gian tối thiểu 60 giây;

- Điện áp tất cả các pha tại điểm đấu nối duy trì trong dải từ 85% đến 110% điện áp định mức trong thời gian tối thiểu 60 giây.

d) Đối với hệ thống điện mặt trời đấu nối vào lưới điện hạ áp 03 pha, khách hàng có đề nghị đấu nối phải thỏa thuận, thông nhất các yêu cầu về hệ thống bảo vệ với Đơn vị phân phối điện nhưng tối thiểu bao gồm các bảo vệ quy định tại các Điểm a, Điếm b, Điểm c Khoản này, bảo vệ quá áp, thấp áp và bảo vệ theo tần số.”.

13. Sửa đổi Khoản 2 Điều 42 như sau:
“2. Yêu cầu kết nối của Trung tâm điều khiển
a) Yêu cầu về kết nối hệ thống thông tin:
- Có một đường truyền dữ liệu kết nối với hệ thống thông tin của cấp điều độ có quyền điều khiển. Trường hợp có nhiều cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều độ có trách nhiệm thống nhất phương thức chia sẻ thông tin;
- Có hai đường truyền dữ liệu (một đường truyền làm việc, một đường truyền dự phòng) kết nối với hệ thống điều khiển và thông tin của nhà máy điện, trạm điện do Trung tâm điều khiển thực hiện điều khiển từ xa;
- Các phương tiện thông tin liên lạc tối thiểu phục vụ công tác điều độ gồm trực thông, điện thoại, fax và mạng máy tính phải hoạt động tốt.
b) Yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA:
- Có một kết nối với hệ thống SCADA của cấp điều độ có quyền điều khiển. Trường hợp có nhiều cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều độ có trách nhiệm chia sẻ thông tin;
- Có hai kết nối với thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống điều khiển của nhà máy điện, trạm điện và thiết bị đóng cắt trên lưới điện do Trung tâm điều khiển thực hiện điều khiển từ xa.
c) Trung tâm điều khiển phải trang bị màn hình giám sát và kết nối với hệ thống camera giám sát an ninh tại nhà máy điện, trạm điện và thiết bị đóng cắt trên lưới điện về Trung tâm điều khiển.”.
14. Bổ sung Khoản 3 Điều 43 như sau:
“3. Trường hợp tại thời điểm làm hồ sơ đề nghị đấu nối vào cấp điện áp trung áp và 110 kV mà chưa có đầy đủ các thông tin, tài liệu quy định tại Khoản 2 Điều này, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện về việc cung cấp thông tin, tài liệu và ghi rõ trong thỏa thuận đấu nối.”.
15. Sửa đổi tên Điều 44 như sau:
“Điều 44. Trình tự thỏa thuận đấu nối đối với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có đề nghị đấu nối ở cấp điện áp 110 kV và khách hàng sở hữu tổ máy phát điện có đề nghị đấu nối vào lưới điện trung áp”
16. Sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 44 như sau:
“c) Lấy ý kiến của cấp điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị có liên quan đến đấu nối về ảnh hưởng của việc đấu nối đối với hệ thống điện, lưới điện khu vực, yêu cầu kết nối với hệ thống thông tin và hệ thống SCADA của cấp điều độ có quyền điều khiển, các yêu cầu về rơ le bảo vệ, tự động hóa và các nội dung liên quan đến yêu cầu kỹ thuật với thiết bị tại điểm đấu nối;”.
17. Sửa đổi Khoản 2 Điều 45 như sau:
“2. Đối với khách hàng sử dụng điện có trạm điện riêng đấu nối vào lưới điện trung áp: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm khảo sát hiện trường, thỏa thuận và ký Thỏa thuận đấu nối với khách hàng sử dụng điện có trạm điện riêng đấu nối vào lưới điện trung áp.”.
18. Sửa đổi Khoản 2 Điều 51 như sau:
“2. Đối với Khách hàng sử dụng điện có trạm điện riêng đấu nối vào lưới điện trung áp: Trong thời hạn 05 ngày làm vỉệc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đóng điện điểm đấu nối hợp lệ của Khách hàng sử dụng điện có trạm điện riêng đấu nối vào lưới điện trung áp theo quy định tại Điều 48 Thông tư này, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp với khách hàng hoàn thành đóng điện chạy thử, nghiệm thu và đóng điện vận hành chính thức cho khách hàng có đề nghị đấu nối.”.
19. Sửa đổi Khoản 2, Khoản 6 Điều 52 như sau:
“2. Trường hợp hai bên không thống nhất về kết quả kiểm tra và nguyên nhân gây ra vi phạm, hai bên phải thỏa thuận về phạm vi kiểm tra để khách hàng thuê Đơn vị thí nghiệm độc lập tiến hành kiểm tra, thí nghiệm lại. Trường hợp kết quả kiểm tra của Đơn vị thí nghiệm độc lập cho thấy các vi phạm gây ra do thiết bị của khách hàng mà khách hàng không chấp nhận các giải pháp khắc phục hoặc không hoàn thành việc khắc phục theo thời gian đã cam kết với Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối điện có quyền tách đấu nối các thiết bị của khách hàng ra khỏi lưới điện phân phối. Thời gian khắc phục do hai bên thỏa thuận, trường hợp hai bên không thống nhất được thời gian khắc phục, các bên giải quyết tranh chấp theo Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành.”.
6. Trong quá trình vận hành, nếu tại điểm đấu nối phát hiện nguy cơ không đảm bảo vận hành an toàn cho hệ thống điện do các thiết bị thuộc sở hữu của khách hàng gây ra, Đơn vị phân phối điện phải thông báo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng để khắc phục, loại trừ nguy cơ không đảm bảo vận hành an toàn cho hệ thống điện. Trường hợp nguyên nhân kỹ thuật không khắc phục được hoặc có nghi ngờ thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối gây ảnh hưởng xấu đến lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có quyền yêu cầu khách hàng tiến hành kiểm tra, thí nghiệm lại các thiết bị thuộc phạm vi quản lý của khách hàng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”.
20. Bổ sung Điểm d Khoản 2 Điều 64 như sau:
“d) Đơn vị phát điện có trách nhiệm cung cấp thông tin về nguồn năng lượng sơ cấp (thông tin về thủy văn đối với nhà máy thủy điện, than - dầu - chất đốt đối với nhà máy nhiệt điện, thông tin quan trắc khí tượng đối với nhà máy điện gió, mặt trời), dự báo công suất, sản lượng của nhà máy và truyền số liệu về Cấp điều độ điều khiển theo Quy trình lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành.”
21. Sửa đổi Điều 79 như sau:
“Điều 79. Điều khiển phụ tải điện
1. Điều khiển phụ tải điện trong hệ thống điện bao gồm các biện pháp:
a) Ngừng, giảm mức cung cấp điện;
b) Sa thải phụ tải điện;
c) Điều chỉnh phụ tải điện của khách hàng sử dụng điện khi tham gia vào các chương trình quản lý nhu cầu điện.
2. Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị phân phối điện thực hiện điều khiển phụ tải điện theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia và Quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện do Bộ Công Thương ban hành.”.
22. Sửa đổi Khoản 1 Điều 82 như sau:
“1. Sa thải phụ tải tự động là sa thải do rơ le tần số, điện áp và mức công suất tác động để cắt có chọn lọc phụ tải nhằm giữ hệ thống điện vận hành trong giới hạn cho phép, tránh mất điện trên diện rộng.”.
23. Bổ sung Khoản 4 Điều 99 như sau:
“4. Tổng công ty Điện lực và Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này bằng văn bản theo đường văn thư và thư điện tử (email).”.
Điều 3. Bãi bỏ một số điều, khoản của Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối
1. Bãi bỏ Khoản 8, Khoản 9, Khoản 36 Điều 3Chương IV Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải.
2. Bãi bỏ Chương IVĐiều 101 Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 01 năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị có liên quan phản ánh về Cục Điều tiết điện lực để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo về Bộ Công Thương để giải quyết./.
 

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;

Văn phòng Tổng Bí thư;

Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;

Toà án Nhân dân Tối cao;

Kiểm toán Nhà nước;

Bộ trưởng, các Thứ trưởng;

Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

Công báo;

- Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;

Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;

Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia;

Các Tổng Công ty phát điện;

Công ty Mua bán điện;

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia;

- Lưu: VT, PC, ĐTĐL.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

Trần Tuấn Anh

 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THEMINISTRY OF
INDUSTRY AND TRADE

-------------

No. 30/2019/TT-BCT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom – Happiness
------------------

Hanoi, November 18, 2019

 

 

CIRCULARS
Amending and supplementing a number of articles oftheCircular No. 25/2016/TT-BCT dated November 30, 2016 of the Ministry of Industry and Trade on regulations on electricity transmission system and Circular No. 39/2015/TT-BCT dated November 18, 2015 of the Minister of Industry and Trade on regulations on electricity distribution system
---------------

Pursuant to the Law on Electricity dated December 3, 2004 and the Law dated November 20, 2012 amending and supplementing a number of articles of the Law Electricity;

Pursuant to the Government s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government s Decree No. 137/2013/ND-CP dated October 21, 2013 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Electricity and the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Electricity;

At the request of the Director of Electricity Regulatory Authority;

The Minister of Industry and Trade promulgatesatheCircular amending and supplementing a number of articles of Circular No. 25/2016/TT-BCT dated November 30, 2016 of the Ministry of Industry and Trade on regulations on electricity transmission system and Circular No. 39/2015/TT-BCT dated November 18, 2015 of the Minister of Industry and Trade on regulations on electricity distribution system

Article 1. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 25/2016/TT-BCT dated November 30, 2016 of the Ministry of Industry and Trade on regulations on electricity transmission system

11. Adding Clause 5a following Clause 5, Clause 6a following Clause 6 of Article 3 as follows:

“5a.Rated capacity of a power plantis the total rated capacity of the generating sets in such power plant in stable and normal operation mode and declared by the manufacturer in the design description of the generating sets. For solar power plants, the rated capacity of a solar power plant is the maximum alternating electric power of such plant that can be calculated and announced in line with the planned DC capacity of such solar power plant.

6a.DIM(Dispatch Instruction Management) is the information management system of dispatch instruction between the dispatching level with control authority and the power plant or the Control Center of power plants.”

2. Amending Clauses 10, 35, 49 and 53 of Article 3 as follows:

“10.Frequency adjustment in an electricity system(hereinafter referred to as frequency adjustment) is an adjustment process in an electricity system to maintain the stable operation of such system, including primary frequency adjustment, secondary frequency adjustment, and tertiary frequency adjustment:

a) Primary frequency adjustment is the process of adjusting electricity system frequency immediately by a large number of generating sets equipped with a governor.

b) Secondary frequency adjustment is the adjustment process following the primary frequency adjustment carried out through the impact of AGC system to keep thefrequencywithin the permissible long-term working band.

c) Tertiary frequency adjustment is the adjustment process following the secondary frequency adjustment carried out by a dispatch instruction to keep the electricity system frequency operating stably according to current regulations and ensure economical distribution of generating capacity among generating sets.

35.Short-termflicker perceptibility(Pst) and long-term flicker perceptibility (Plt)are values calculated according to current National Standards. In case the Pstand Pltvalues ​​are not included in the National Standards, they shall be calculated according to the current IEC Standards published by the International Electrotechnical Commission.

49.PSS (Power System Stabilizer)is a device that injects additional signals into the automatic voltage regulator (AVR) to decrease voltage fluctuation in the electricity system.

53.Automatic load sheddingis the act of automatically cutting loads by relays in accordance with the signals of frequency, voltage or transmission power of the electricity system when such frequency, voltage or transmission power level drops below the permissible limits calculated by the electricity system and market operator.”.

3. Amending Article 7 as follows:

“Article 7. Phase balance

1. In normal operation mode, negative sequence voltage components are not allowed to exceed 3% of nominal voltage in case of nominal voltage levels on transmission grid.

2. The negative sequence voltage components on the transmission grid at some points of time are allowed to exceed the value specified in Clause 1 of this Article, but 95% of the values​​which is calculated within at least 01 week long with samples taken frequency of every 10 minutes shall not exceed the prescribed limitshall be calculated within at least 01 week longand samples shall be taken every 10 minutes without exceeding the prescribed limit.”.

4. Amending Clauses 1, 2 and adding Clause 6 to Article 8 as follows:

“1. Voltage harmonics

a) The total harmonic distortion shall be calculated as the ratio of the root mean square (RMS) value of the voltage harmonics to the RMS value of the voltage at fundamental frequency in the following formula:

Description: Screenshot_12

Where:

- THD: Total harmonic distortion;

- Vi: is the RMS voltage ofithharmonic and N is the highest order of harmonics to be assessed;

- Vl: is the RMS value of the voltage at fundamental frequency (50 Hz).

b) Permissible maximum value of total harmonic distortion caused by high-level harmonic components to the voltage level of 220 kV and 500 kV is not allowed to exceed 3%.

2. Current harmonics

a) The total demand distortion shall be calculated as the ratio of the RMS value of the current harmonics to the RMS value of the maximum demand load current at fundamental frequency in the following formula:

Description: Screenshot_13

Where:

- TDD: Total demand distortion;

- Ii: is the RMS current ofithharmonic and N is the highest order of harmonics to be assessed;

- IL: is the RMS value of the maximum demand load current at fundamental frequency (50 Hz) (the maximum demand and load is the average of the 12 maximum monthly demands and loads over the previous 12 months respectively; in case of new connections or inability to recording the maximum monthly demands and loads over the previous 12 months, the maximum demand and load shall be equal to the maximum demand and load during the time of calculation).

b) Permissible maximum value of total demand distortion caused by high-level harmonic components to the voltage level of 220 kV and 500 kV is not allowed to exceed 3%.

6. Unusually harmonic sharp peaks on the transmission grid are allowed to exceed the total harmonic distortion as specified in Clauses 1 and 2 of this Article, but95% of the voltage and current harmonic values which is calculated within at least 01 week long with samples taken frequency of every 10 minutes shall not exceed the prescribed limit95% of the voltage and current harmonic values ​​shall be calculated within at least 01 week long and samples shall be taken every 10 minutes without exceeding the prescribed limit.”.

5. Amending Article 12 as follows:

“Article 12. Short-circuit current and fault clearing time

1. Permissible maximum short-circuit current

a)Permissible maximum value of short-circuit current and fault clearing time by main protection on the electricity transmission system are stipulated in Table 6 below:

Table 6

Permissible maximum value of short-circuit current and fault clearing time by main protection

Voltage level

 

Permissible maximum short-circuit current(kA)

Maximum fault clearing time by main protection(ms)

500 kV

50

80

 

220 kV

50

100

 

 

b) Main protection of an electrical equipment is a key element of protection which is installed and set to make initial impacts, ensuring selectivity and reliability of impacts and time of impacts of the protection system in case of a fault within the scope of protection;

c) For 110 kV busbars of 500 kV or 220 kV transformers in the transmission grid, permissible maximum short-circuit current is 40 kA.

2. The switchgears on the electricity transmission grid shall be able to de-energize maximum short-circuit current through the switchgears at least for the next 10 years from the expected time of putting the switchgears into operation and enduring this short-circuit current for at least 01 second.

3. For hydroelectric and thermoelectric generating sets with the capacity of more than 30 MW, total value of unsaturated sub transient reactance of a generating set (Xd’’-%) and short-circuit reactance of a terminal transformer (Uk-%) according to the per-unit systempu(puunits shall refer to the rated apparent power of the generating set) is not allowed to be less than 40%.

If the aforesaid requirements cannot be met, the investor shall be responsible for installing further reactance so that total value of Xd’’, Ukand electrical reactance according to the per-unit systempu(puunits shall refer to the rated apparent power of the generating set) is not less than 40%.

4. If value of short-circuit current at connection point of any electrical works to an electricity transmission system is greater than permissible maximum short-circuit as stipulated in Table 6, the investor shall take measures to restrict the short-circuit current at connection points to a level lower or equal to permissible maximum short-circuit current as stipulated in Table 6.

5. The transmission network operator shall be responsible for informing the customer using transmission grid about the maximum value of short-circuit current at connection point at the present time and the calculations for at least the next 10 years for coordination during the investment and installation of equipment, ensuring that the switchgears are able to de-energize maximum short-circuit current at connection point at least for the next 10 years.”.

6. Amending Clause 3 of Article 28 as follows:

“3. If any connection proposed by a customer is in opposition to the approved electricity development planning, the transmission network operator shall be responsible for making notification to the such customer for adjustments and supplements to the planning according to the related regulations.”

7. Amending Clause 1 of Article 31 as follows:

“1. The customer using transmission grid shall be responsible for investing, installing and managing the information system under his/her scope of management and ensuring it is connected to the information system belonging to the transmission network operator and the dispatch level as well as  the telecommunication and data transmission (including data of SCADA system, PMU and fault recording management) are sufficient, reliable and uninterrupted for electricity system and market operation. Means of communications serving dispatching and operation, including at least direct communication channel, telephone, facsimile and DIM, shall be ensured operating reliably and uninterruptedly.”.

8. Amending Clauses 1 and 2 of Article 32 as follows:

“1. Transformers from 220 kV and on, power plants with installed capacity greater than 30 MW and power plants connected to the transmission grid which is not yet connected to the Control Center shall be equipped with a Gateway or RTU with two ports physically connecting independently to the SCADA system of the dispatch level.

2. Transformers from 220 kV and on, power plants with installed capacity greater than 30 MW and power plants connecting to the transmission grid which is connected to and controlled by the Control Center must be equipped with a Gateway or RTU with one port connecting to the SCADA system of the dispatch level and two ports connecting to the controlling system at the Control Center.”.

9. Amending Article 36 as follows:

“Article 36. Automatic frequency load shedding system

1. The customer using transmission grid shall be responsible for cooperating with relevant units in unifying the installation of the automatic frequency load shedding system in his/hẻ electricity system and ensuring that it operates in accordance with calculations and requirements of the dispatch level.

2. The system shall be designed and set to meet following requirements:

a) Reliability shall not be less than 99%;

b) Any unsuccessful load shedding of any load shall not affect the operation of the entire electricity system.

c) Load shedding procedures and amount of shed power shall be in compliance with level of distribution by the dispatch level and shall not be changed in any case without consent of the dispatch level.

3. Load recovery procedures shall be in compliance with dispatch instruction of the dispatch level.”.

10. Amending Clause 2 of Article 37 as follows:

“2. Requirements for connection of Control Center

a) Requirements for connection to information system

- There is one data transmission line to be connected to the information system of the dispatch level. If multiple dispatching levels with control authority exist, an information sharing method must be agreed by all the dispatching levels;

- There are two data transmission lines (one operating and one backup) to be connected to the control and information system of power plants, substations remotely controlled by the Control Center;

- Means of communications serving dispatching and operation, including at least direct communication channel, telephone, facsimile, DIM and computer network, shall be ensured well operating.

b) Requirements for connection to SCADA system

- There is one port connecting to SCADA system of the dispatch level. If multiple dispatching levels with control authority exist, all the dispatching levels shall share information;

- There are two ports connecting to RTU/Gateway, control system of power plants, substations and switchgears on the electrical grid remotely controlled by the Control Center.

c) The Control Center must install a monitoring screen connected to the surveillance camera system at power plants, substations and switchgears on the electrical grid, which sends information back to the Control Center.”.

11. Amending Clause 3 of Article 38 as follows:

“3. Generating sets of a power plant shall be capable of adjusting the primary frequency as the frequency drops out of the governor dead-band as well as meeting all the primary frequency adjusting capacity of the generating sets in 15 seconds and maintaining such capacity at least 15 seconds. The primary frequency adjusting capacity of the set shall be calculated according to the actual frequency deviation and settings required by the electricity system and market operator.”

12. Amending Article 42 as follows:

“Article 42. Technical requirements of wind and solar power plants

1. Wind and solar power plants shall be capable of maintaining generation of active power in following modes:

a) Free generation mode: Generation of possible maximum powerin accordance with change of primary sources(wind or solar)

b) Generating capacity control mode:

Wind and solar power plants shall be capable of adjusting generating power according to dispatch instruction as follows:

-Generation of possible maximum powerin case primary sources are lower than limited valueof dispatch instruction;

- Generation of power in accordance with dispatch instructionwithin ± 01 % of rated powerin case primary sources are equal or greater than value than limited valueof dispatch instruction.

2. Wind and solar power plants at every time of connection to the grid shall be capable of maintaining generation of power for a minimum period of time in proportion to working frequency band prescribed in Table 8 below:

 

Table 8

Minimum time to maintain power generation in proportion to frequency band of electricity system of wind or solar power plants

Frequency band

Minimum time

From 47.5 Hz to 48.0 Hz

10 minutes

Over 48 Hz to under 49 Hz

30 minutes

From 49 Hz to 51 Hz

Continuous generation

From 51 Hz to 51.5 Hz

30 minutes

Over 51.5 Hz to 52 Hz

01 minute

 

3. When the electricity system’s frequency is greater than 50.5 Hz, wind and solar power plants shall reduce active power with thedroop characteristics ranging from 2% to 10%. The setting value ofdroop characteristicsshall be calculated and determined by dispatch level.

4. Wind and solar power plants shall be capable of adjusting reactive power as described by the graph below and at Point a, b of this Clause:

 

a) If a power plant generates an active power greater or equal to 20% of rated active power and voltageat connection point varying beyond ± 10 % of nominal voltage, such power plant shall be capable of adjusting reactive power continuously in a power factor from0.95[CNT1] (corresponding to reactive power generation mode) to 0.95 (corresponding to reactive power receiving mode) at connection point in proportion to the rated power;

b) If a power plant generates an active power less than 20% of rated power, such power plant shall reduce the ability to receive or generate reactive power in accordance with its characteristics.

5. Control mode of voltage and reactive power:

a) Wind and solar power plants shall be capable of adjusting voltage and reactive power in the following modes:

- Voltage control mode according to voltage adjustment droop characteristics (voltage/reactive power characteristics);

- Control mode according to the value of reactive power setting;

- Control mode according to the power factor.

b) If voltage at connection point varies beyond ± 10 % of rated voltage, the power plant shall be capable of adjusting the voltage at the lower side of the booster transformer with deviation no more than ± 0.,5 % of rated voltage (compared to the voltage setting) whenever the reactive power of the generating set is still within the permissible working band and completed in no more than 05 seconds.

6.Wind and solar power plants at every time of connection to the gridshall be capable of maintaining generation of power in proportion to voltage at the connection in the time as follows:

 

a)Voltage less than 0.3 pu, minimum time is 0.15 seconds;

b) Voltage from 0.3 pu to under 0.9 pu, minimum time is calculated in following formula:

 

Tmin= 4 x U – 0.6

Where:

- Tmin(second): Minimum time to maintain power generation:

- U (pu): Actual voltage at connectionpoint (pu).

c) Voltage from 0.9 pu to under 1.1 pu, wind and solar power plants shall maintain continuous generation;

d) Voltage from 1.1 pu to under 1.15 pu, wind and solar power plants shall maintain generation for 03 seconds;

dd) Voltage from 1.15 pu to under1.152[CNT2] pu[l3] , wind and solarpower[l4] plants shall maintain generation for 0.5 seconds.

7. Phase unbalance, total harmonic distortion  and flicker perceptibility caused by wind and solar power plants at connection point shall not be allowed to exceed the values prescribed in Articles 7, 8 and 9 herein.

8. Wind and solar power plants shall invest in equipment and adjusting systems which automatically ensure a stable, reliable and secured connection to theAutomatic Generation Control(AGC) system of the electricity system and market operator for remotely adjusting the capacity of such plants through the dispatch instruction by such electricity system and market operator”.

13. Amending Point a, Clause 2 of Article 59 as follows:

“a) Frequency regulation reserve and quick-start reserve levels are lower than required in normal operation mode”.

14. Amending Point b, Clause 3 of Article 64 as follows:

“b) Carry out load shedding on each line through an automatic load shedding relay or carry out load shedding under dispatch instruction.”

15. Adding Clause 2a following Clause 2 to Article 69 as follows:

"2a. Provide information on primary sources (hydrological information for hydroelectric plants, information about coal/oil/fuel for thermal power plants, meteorological observation information for wind and solar power plants), forecast the capacity and output of the plants and transmit such data to the electricity system and market operator.”.

16. Amending Article 72 as follows:

“Article 72. Types of ancillary services

Types of ancillary services used for the electricity transmission system:

1. Secondary frequency regulation (secondary regulation).

2. Quick-start.

3. Voltage adjustment.

4. Must-run operation reserves to ensure electricity system security

5. Black start.”

17. Amending Article 73 as follows:

“Article 73. Technical requirements of ancillary services

1. Secondary regulation: Generating sets providing secondary regulation service shall be capable of starting to provide frequency regulation power within 20 seconds after receiving an AGC signal from the electricity system and market operator and fully provide secondary regulation power as registered within 10 minutes and maintaining such power for a minimum of 15 minutes.

2. Quick-start: Generating sets providing quick-start reserve shall be capable of increasing to the rated power within 25 minutes and maintaining such rated power for a minimum of 08 hours

3. Voltage adjustment: Generating sets providing voltage adjustment shall be capable of changing reactive power outside the adjustment band as prescribed in Clause 2, Article 38 herein, meeting requirements of the electricity system and market operator.

4. Must-run operation reserves to ensure electricity system security: Generating sets providing must-run operation to ensure electricity system security shall be capable of increasing to a rated power within one hour and maintaining such rated power for a minimum of 08 hours (excluding the time of starting).

5. Black start: Generating sets providing black start shall be capable of self-starting in a cold state without power supply from the national electricity system and capable of supplying electricity to transmission grids, distribution grids after successfully started.”

18. Amending Article 74 as follows:

“Article 74. Determining demand for and operating ancillary services

1. General principles of determining demand for ancillary services:

a) Maintain electrical energy and capacity reserves of the electricity system in order to meet electricity system operation and security standards;

b) Ensure minimum expenses in accordance with conditions and obligations of the national electricity system.

2. The electricity system and market operator shall be responsible for calculating and reporting to Vietnam Electricity the demand for ancillary services of the national electricity system according to the Procedures for determining demand for and operating ancillary services issued by the Electricity Regulatory Authority.

3. Before November 01 annually, the Vietnam Electricity shall be responsible for reporting to the Electricity Regulatory Authority for approval of the demand for ancillary services of the national electricity system in the coming year, serving as a basis for planning the procurement and/or mobilization of ancillary services in the plan of national electricity system operation for the coming year.

19. Amending Point b, Clause 1 of Article 85 as follows:

“b) When an unbalance occurs on the electricity system, the electricity system and market operator shall mobilize generating sets to provide ancillary services and adjust generation capacity of the generating sets based on the mobilization order of generating sets in the electricity system to keep the system back in equilibrium and maintain the reserves in accordance with regulations.”

20. Adding Clause 4 to Article 90 as follows:

“4. The transmission network operator shall be responsible for making a written report as prescribed by Clauses 1, 2 and 3 of this Article and sending it through documentation process or via email.”.

21. Adding Clause 5 to Article 91 as follows:

“5. The electricity system and market operator shall be responsible for making a written report as prescribed by Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article and sending it through documentation process or via email.”.

Article 2. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 39/2015/TT-BCT dated November 18, 2015 of the Minister of Industry and Trade on regulations on electricity distribution system

1. Adding Clause 3a following Clause 3 to Article 3 as follows:

“3a.Rated capacity of a power plantis the total rated capacity of the generating sets in such power plant in stable and normal operation mode and declared by the manufacturer in the design description of the generating sets. For solar power plants, the rated capacity of a solar power plant is the maximum alternating electric power of such plant that can be calculated and announced in the approved technical design in line with the planned DC capacity of such solar power plant.”.

2. Amending and supplementing Article 5 as follows:

“Article 5. Voltage

1. Nominal voltage levels in the electricity distribution system are110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV and 0.38 kV.

2. Permissible working voltage fluctuations on the distribution grid in normal operation mode:

a) Permissible working voltage fluctuations at busbars on the distribution grid of the electricity distributor are + 10% and - 05% of the nominal voltage;

b) Permissible working voltage fluctuations at the connection point compared with the rated voltage:

- At the connection point of electricity customers: ± 05%;

- At the connection point of the power plant: + 10% and - 05%;

- If the power plant and the electricity customers connect to the same busbar or line on the distribution grid, the voltage at the connection point shall be decided by the electricity distributor operating the regional grid, which shall ensure the compliance with technical requirements of electricity distribution grid operation and the voltage quality for the electricity customer according to regulations.

3. For the unstable grid after encountering a fault, the voltage fluctuations at the connection point with the customers directly affected by such fault are + 5% and - 10% of the nominal voltage.

4. In an emergency operation mode or electricity system restoration mode,permissible voltage fluctuationon the distribution grid is ± 10% of the nominal voltage.

5. During the fault, voltage at the place where the fault occurs and its surrounding areas shall drop to 0 at phases with fault or increase over 110% of the nominal voltage at phases without fault until the fault is cleared.

6. The voltage fluctuation at the connection point on the distribution grid caused by the fluctuations in the loads of electricity customers or the operation of switchgears within the power plant shall not exceed 2.5% of the nominal voltage and among the permissible working voltages as specified in Clause 2 of this Article.

7. In case customers using distribution grid require higher voltage quality than those specified in Clause 2 of this Article, such customers shall negotiate with the electricity distributor or electricity retailers. The electricity distributor or electricity retailers shall be responsible for asking for consultancy from the dispatch level before negotiating with the customers.”.

3. Amending Article 6 as follows:

“Article 6. Phase balance

1. In normal operation mode, negative sequence components of the phase voltage shall not exceed 03% of the nominal voltage at 110 kV or 05% of the nominal voltage at medium and low voltage levels.

2. Negative sequence components of the phase voltage on the distribution grid at some points of time are allowed to exceed the values as specified in Clause 1 of this Article, butt95% of the voltage and current harmonic values which is calculated within at least 01 week long with samples taken frequency of every 10 minutes shall not exceed the prescribed limit95% of the voltage and current harmonic values ​​shall be calculated within at least 01 week long and samples shall be taken every 10 minutes without exceeding the prescribed limit.”.

4. Amending and supplementing Article 7 as follows:

“Article 7. Harmonics

1. Voltage harmonics:

a) The total harmonic distortion shall be calculated as the ratio of the root mean square (RMS) value of the voltage harmonics to the RMS value of the voltage at fundamental frequency in the following formula:

Description: Screenshot_15

Where:

- THD: Total harmonic distortion;

- Vi: is the RMS voltage ofithharmonic and N is the highest order of harmonics to be assessed;

- V1: is the RMS value of the voltage at fundamental frequency (50 Hz).

b) Permissible maximum harmonic distortions on the distribution grid is specified in Table 1a below:

Table1a

Permissible maximum harmonic distortions

Voltage level

Total harmonic distortion (THD)

Separate distortions

110 kV

3,0%

1,5%

Medium voltage

5%

3,0%

Low voltage

8%

5%

 

2. Current harmonics

a) The total demand distortion shall be calculated as the ratio of the RMS value of the current harmonics to the RMS value of the maximum demand load current at fundamental frequency in the following formula:

Description: Screenshot_16

Where:

- TDD: Total demand distortion;

- Ii: is the RMS current ofithharmonic and N is the highest order of harmonics to be assessed;

- IL: is the RMS value of the maximum demand load current at fundamental frequency (50 Hz) (the maximum demand and load is the average of the 12 maximum monthly demands and loads over the previous 12 months respectively; in case of new connections or inability to recording the maximum monthly demands and loads over the previous 12 months, the maximum demand and load shall be equal to the maximum demand and load during the time of calculation).

b) Power plants connected to the distribution grid shall not cause demand distortions to exceed the values specified in Table 1b below:

Table 1b

Permissible maximum demand distortion for power plants

Voltage level

Total demand distortion

Separate distortions

110 kV

3%

2%

Medium, low voltage

5%

4%

 

c) The electrical loads connected to the distribution grid shall not cause the demand distortions to exceed the values specified in Table 1c below:

Table 1c

Permissible maximum demand distortion for electrical loads

Voltage level

Total demand distortion

Separate distortions

110 kV

4%

3,5%

Medium voltage

8%

7%

Low voltage

12% in case of ≥50 kW loads

20% in case of <50 kW loads

10% in case of ≥50 kW loads

15% in case of <50 kW loads

 

3. Unusually harmonic sharp peaks on the distribution grid are allowed to exceed the total harmonic distortion as specified in Clauses 1 and 2 of this Article, but95% of the voltage and current harmonic values which is calculated within at least 01 week long with samples taken frequency of every 10 minutes shall not exceed the prescribed limit95% of the voltage and current harmonic values shall be calculated within at least 01 week long and samples shall be taken every 10 minutes without exceeding the prescribed limit.”.

5. Amending Article 8 as follows:

“Article 8. Flicker perceptibility

1. In normal operational conditions, flicker perceptibility at any connection point shall not exceed the limits as prescribed in Table 2 below:

Table 2

Flicker perceptibility

Voltage level

Permissible flicker perceptibility

110 kV

Pst95%= 0.,80

Plt95%= 0.,60

Medium voltage

Pst95%= 1.,00

Plt95%= 0.,80

Low voltage

Pst95%= 1.,00

Plt95%= 0.,80

 

2.Short-term flicker perceptibility (Pst) and long-term flicker perceptibility (Plt) are values calculated according to current National Standards. In case the Pst and Plt values are not included in the National Standards, they shall be calculated according to the current IEC Standards published by the International Electrotechnical Commission.”.

6. Amending Article 9 as follows:

“Article 9. Short-circuit current and fault clearing time

1. Permissible maximum short-circuit current on the distribution grid and fault clearing time by main protection are stipulated in Table 3 below:

Table 3

Permissible maximum short-circuit current and fault clearing time by main protection

Voltage level

 

Permissible maximum short-circuit current (kA)

Maximum fault clearing time by main protection (ms)

110 kV

31.,5

150

 

Medium voltage

25

500

 

 

2. The switchgears on the electricity distribution grid shall be able to de-energize maximum short-circuit current through the switchgears at least for the next 10 years from the expected time of putting the switchgears into operation and enduring this short-circuit current for at least 01 second.

3. For medium-voltage lines with many segments, which cause difficulties for switchgears in coordinating protection on the grid, permissible fault clearing time by main protection at some switching positions is allowed to be greater than the values specified in Clause 1 of this Article less than 01 second while ensuring the safety of the switchgears and the grid.

4. If value of short-circuit current at connection point of any electrical works to an electricity distribution system is greater than permissible maximum values of short-circuit current as stipulated in Table 3, the investor of such electrical works shall take measures to restrict the short-circuit current at connection points to a level lower or equal to permissible maximum short-circuit current as stipulated in Table 3.

5. The electricity distributor shall inform the customer using electricity distribution grid about the maximum value of short-circuit current at connection point at the time of connection for coordination during the investment and installation of equipment, ensuring that the switchgears are able to de-energize maximum short-circuit current at connection point at least for the next 10 years from the expected time of putting the switchgears into operation.”.

7. Adding Article 17a following Article 17:

“Article 17a. Disclosure of information on electricity supply reliability, power loss and customer service quality.

1. Before the 10thday of every month, the electricity distributor shall publish information on electricity supply reliability, power loss and customer service quality of the previous month on its website.

2. Before January 31 annually, the electricity distributor shall publish information on electricity supply reliability, power loss and customer service quality of the previous year on its website.”.

8. Amending Clause 2 of Article 28 as follows:

“2. If any connection proposed by a customer is in opposition to the approved electricity development planning, the electricity distributor or electricity retailers shall be responsible for making notification to the such customer for adjustments and supplements to the planning according to the related regulations.”

9. Amending Article 32 as follows:

“Article 32. Requirements for harmonic distortion

The permissible harmonic distortion at the connection point to the distribution grid shall meet the requirements specified in Article 7 herein.”.

10. Amending Clauses 1 and 2 of Article 38 as follows:

“1. Power plants connected to the distribution grid with the capacity of at least 10 MW (regardless of the voltages at connection point) and 110kV transformers which is not yet connected to the Control Center shall be equipped with a Gateway or RTU with two ports physically connecting independently to the SCADA system of the dispatch level. If multiple dispatching levels with control authority exist in the power plants or transformers, all the dispatching levels shall share information for coordination in operating the electricity system.

2. Power plants connected to the distribution grid with the capacity of at least 10 MW and 110kV transformers which is connected to the Control Center shall be equipped with a Gateway or RTU with one port connecting to the SCADA system of the dispatch level and two ports connecting to the controlling system at the Control Center.”.

11. Amending and supplementing Article 40 as follows:

“Article 40. Technical requirements of wind and solar power plantsconnected to power distribution grids at the medium voltage and on

1. Wind and solar power plants shall be capable of maintaining generation of active power in following modes:

a) Free generation mode: Generation of possible maximum powerin accordance with change of primary sources(wind or solar)

b) Generating capacity control mode:

Wind and solar power plants shall be capable of adjusting generating power according to dispatch instruction as follows:

- Generation of possible maximum power in case primary sources are lower than limited valueof dispatch instruction;

- Generation of power in accordance with dispatch instructionwithin ± 01 % of rated powerin case primary sources are equal or greater than value than limited valueof dispatch instruction.

2. Wind and solar power plants at every time of connection to the grid shall be capable of maintaining generation of power for a minimum period of time in proportion to working frequency band prescribed in Table 8 below:

Table 8

Minimum time to maintain power generation in proportion to frequency band of electricity system of wind or solar power plants

Frequency band

Minimum time

From 47.5 Hz to 48.0 Hz

10 minutes

Over 48 Hz to under 49 Hz

30 minutes

From 49 Hz to 51 Hz

Continuous generation

From 51 Hz to 51.5 Hz

30 minutes

Over 51.5 Hz to 52 Hz

01 minute

 

3. When the electricity system’s frequency is greater than 50.5 Hz, wind and solar power plants shall reduce active power with thedroop characteristics ranging from 2% to 10%. The setting value ofdroop characteristicsshall be calculated and determined by dispatch level.

4. Wind and solar power plants shall be capable of adjusting reactive power as described by the graph below and at Point a, b of this Clause:

 

a) If a power plant generates an active power greater or equal to 20% of rated active power and voltageat connection point varying beyond ± 10 % of nominal voltage, such power plant shall be capable of adjusting reactive power continuously in a power factor from0.95[CNT5] (corresponding to reactive power generation mode) to 0.95 (corresponding to reactive power receiving mode) at connection point in proportion to the rated power;

b) If a power plant generates an active power less than 20% of rated power, such power plant shall reduce the ability to receive or generate reactive power in accordance with its characteristics.

5. Control mode of voltage and reactive power:

a) Wind and solar power plants shall be capable of adjusting voltage and reactive power in the following modes:

- Voltage control mode according to voltage adjustment droop characteristics (voltage/reactive power characteristics);

- Control mode according to the value of reactive power setting;

- Control mode according to the power factor.

b) If voltage at connection point varies beyond ± 10 % of rated voltage, the power plant shall be capable of adjusting the voltage at the lower side of the booster transformer with deviation no more than ± 0,.5 % of rated voltage (compared to the voltage setting) whenever the reactive power of the generating set is still within the permissible working band and completed in no more than 05 seconds.

6. Wind and solar power plants at every time of connection to the grid shall be capable of maintaining generation of power in proportion to voltage at the connection in the time as follows:

Description: Screenshot_14

 

a)Voltage less than 0.3 pu, minimum time is 0.15 seconds;

b) Voltage from 0.3 pu to under 0.9 pu, minimum time is calculated in following formula:

 

Tmin= 4 x U – 0.6

Where:

- Tmin(second): Minimum time to maintain power generation:

- U (pu): Actual voltage at connectionpoint (pu).

c) Voltage from 0.9 pu to under 1.1 pu, wind and solar power plants shall maintain continuous generation;

d) Voltage from 1.1 pu to under 1.15 pu, wind and solar power plants shall maintain generation for 03 seconds;

dd) Voltage from 1.15 pu to under 1.2 pu, wind and solar power plants shall maintain generation for 0.5 seconds.

7. Phase unbalance, total harmonic distortion and flicker perceptibility caused by wind and solar power plants at connection point shall not be allowed to exceed the values prescribed in Articles 6, 7 and 8 herein.

8. Wind and solar power plants shall invest in equipment and adjusting systems which automatically ensure a stable, reliable and secured connection to theAutomatic Generation Control(AGC) system of the electricity system and market operator for remotely adjusting the capacity of such plants through the dispatch instruction by such electricity system and market operator”.

12. Amending and supplementing Article 41 as follows:

“Article 41. Requirements for solar power systems connected to the low-voltage electricity distribution grid

Solar power systems are allowed to connect to low-voltage grid when meeting the following requirements:

1. Connection capacity

a) The total installed capacity of the solar power systems connected to the low-voltage transformers shall not exceed the installed capacity of such transformers;

b) Solar power systems with the capacity of less than 20 kWp shall be connected to a single-phase or 03-phase grid upon agreement with the electricity distributor and electricity retailers;

c) Solar power systems with the capacity of more than 20 kWp shall be connected to 03-phase grid.

2. At every time of connection to the grid, solar power systems allowed to be connected with low-voltage grid shall be capable of maintaining generation of power for a minimum period of time in proportion to working frequency band prescribed in Table 5a below:

Table 5a

Minimum time to maintain power generation in proportion to frequency band of electricity system

Frequency band

Minimum time

48 Hz to 49 Hz

30 minutes

49 Hz to 51 Hz

Continuous generation

51 Hz to 51.,5 Hz

30 minutes

 

3. When the electricity system’s frequency is greater than 50.5 Hz, solar power systems with the capacity of more than 20 kWp shall reduce active power determined in the following formula:

Description: Screenshot_18

Where:

- ΔP: Level of active power reduction (MW);

- Pm: Active power in proportion to the point of time prior to power reduction (MW);

- fn: Electricity system frequency prior to power reduction (Hz).

4. Solar power systems shall be capable of maintaining continuous generation of power within the voltage ranges at connection points as prescribed in Table 5b below:

Table 5b

Minimum time to maintain power generation in proportion to voltage ranges at connection points

Voltage at connection point

Minimum time

Less than 50% of nominal voltage

No requirement

50% to 85% of nominal voltage

2 seconds

85% to 110% of nominal voltage

Continuous generation

110% to 120% of nominal voltage

2 seconds

More than 120% of nominal voltage

No requirement

 

5. Solar power systems connected to the low-voltage grid shall not generate reactive power into the grid and operate in reactive power consumption mode in a power factor (cosφ) greater than 0.98.

6. Solar power systems shall not cause direct current-electrical penetration into the distribution grid to exceed 0.5% of the rated current at the connection point.

7. Solar power systems connected to the low-voltage grid shall comply with the regulations on voltage, phase balance, harmonics, flicker perceptibility and grounding as prescribed in Articles 5, 6, 7, 8 and 10 herein.

8. Solar power systems shall be equipped with protective equipment meeting the following requirements:

a) Disconnect itself from the distribution grid when there is a fault within the solar power system;

b) Disconnect itself when power failure occurs in the distribution grid and not generate power when the distribution grid is out of power;

c) Not automatically reconnect to the grid if the following conditions are satisfied:

- The frequency of the grid shall be maintained from 48Hz to 51Hz in at least 60 seconds;

- Voltage of all phases at connection point shall be maintained from 85% to 110% of rated voltage in at least 60 seconds.

d) For solar power systems connected to 03-phase low-voltage grid, customers who request connection shall negotiate and agree on the protection system requirements with the electricity distributor, in which at least protections specified at Points a, b, c of this Clause, overvoltage protection, undervoltage protection and frequency protection shall be included.”.

13. Amending Clause 2 of Article 42 as follows:

“2. Requirements for connection of Control Center

a) Requirements for connection to information system

- There is one data transmission line to be connected to the information system of the dispatch level. If multiple dispatching levels with control authority exist, an information sharing method must be agreed by all the dispatching levels;

- There are two data transmission lines (one operating and one backup) to be connected to the control and information system of power plants, substations remotely controlled by the Control Center;

- Means of communications serving dispatching and operation, including at least direct communication channel, telephone, facsimile and computer network, shall be ensured well operating.

b) Requirements for connection to SCADA system

- There is one port connecting to SCADA system of the dispatch level. If multiple dispatching levels with control authority exist, all the dispatching levels shall share information;

- There are two ports connecting to RTU/Gateway, control system of power plants, substations and switchgears on the electrical grid remotely controlled by the Control Center.

c) The Control Center must install a monitoring screen connected to the surveillance camera system at power plants, substations and switchgears on the electrical grid, which sends information back to the Control Center.”.

14. Adding Clause 3 to Article 43 as follows:

 

“3. At the time of making the application for connection to the medium and 110 kV voltage class, if the information and documents as specified in Clause 2 of this Article are not sufficient, the customer using the distribution grid shall negotiate with the electricity distributor about the supply of information and documents and clearly state in the connection agreement.".

15. Renaming Article 44 as follows:

“Article 44. Connection agreement negotiation order for customers using distribution grid who have proposed connection at 110 kV and customers who own generating sets and propose connection to the medium-voltage grid”

16. Amending Point c, Clause 2 of Article 44 as follows:

“c) Collecting opinions of the dispatch level and related entities about the effect of connection on the regional electricity system and grid, the requests for connection to the information system and SCADA system of the dispatch level, requirements of protective relays, automation and contents related to technical requirements of equipment at connection points;”.

17. Amending Clause 2 of Article 45 as follows:

“2. For electricity customers with separate power stations connected to the medium-voltage grid: Within 02 working days after receiving complete and valid applications from the customers, the electricity distributor or electricity retailers shall be responsible for carrying out practical investigation, then negotiating and signing the grid connection agreement with the electricity customers who have their own power stations connected to the medium-voltage grid.”

18. Amending Clause 2 of Article 51 as follows:

“2. For electricity customers with separate power stations connected to the medium-voltage grid: Within 05 working days after receiving complete and valid applications for energizing the connection points from the customers with separate power stations connected to the medium-voltage grid as prescribed in Article 48 herein, the electricity distributor shall coordinate with customers in testing, acceptance and officially energizing the connections at the request of the customers.”.

19. Amending Clauses 2 and 6 of Article 52 as follows:

“2. In case the two parties do not agree on the inspection results and the causes of the violations, the two parties shall negotiate and agree on the scope of inspection scope so that customer can hire an independent testing unit to conduct the testing and reinspection. If the testing results of the independent testing unit show that the violations are caused by the equipment of the customer, but the customer does not accept the consequence improvement measures or fails to complete the consequence improvement in time as committed to the electricity distributor, the electricity distributor shall disconnect customers’ equipment from the distribution grid. The time for consequence improvement shall be agreed upon by the two parties,in whichif the two parties fail to agree on the time for consequence improvement, the parties shall resolve their disputes according to the Regulations on inspection of electricity activities and use,electricitysettlement of disputes related to electricity trading contracts issued by the Ministry of Industry and Trade.”.

6. During operation, if there emerge risks against operational safety of the electricity system caused by equipment of the customers, the electricity distributor shall notify without delay the dispatching levels with control authority and the customers using distribution grid with separate power stations for solving the risks. If the technical problems cannot be solved or the equipment of the customers is suspected to  adversely affect the distribution grid, the electricity distributor shall request the customers to conduct inspection and revision of the equipment under their scope of management according to Clauses 1 and 2 of this Article.”.

20. Adding Point d to Clause 2 of Article 64 as follows:

“d) The generating units shall be responsible for providing information on primary sources (hydrological information for hydroelectric plants, information about coal/oil/fuel for thermal power plants, meteorological observation information for wind and solar power plants), forecast the capacity and output of the plants and transmit such data to the dispatch level according to the Procedures for planning the operation of national electricity system issued by the Electricity Regulatory Authority.”.

21. Amending Article 79 as follows:

“Article 79. Load regulation

1. Load regulation in the electricity system includes the following measures:

a) Stopping or reducing power supply;

b) Load shedding;

c) Adjusting the electrical loads of electricity customers when they participate in power demand management programs.

2. The dispatching level with control authority and the electricity distributor shall carry out load regulation according to the Procedures for dispatching national electricity system and the Regulations on contents and implementation order of load regulation programs issued by the Ministry of Industry and Trade.”.

22. Amending Clause 1 of Article 82 as follows:

“1. Automatic load shedding is the act of selectively cutting loads with impacts of frequency relays, voltage or transmission power level to keep the electricity system operating within the permissible limits, avoiding widespread power outages.”.

23. Adding Clause 4 to Article 99 as follows:

“4. The Vietnam Electricity Corporation and the electricity distributor shall make written reports as prescribed by Clauses 1, 2 and 3 of this Article and sending it through documentation process or via email.”.

Article 3. Annulling a number of clause and articles in Circular No. 25/2016/TT-BCT dated November 30, 2016 of theMinistryMinisterof Industry and Trade on regulations on electricity transmission system and Circular No. 39/2015/TT-BCT dated November 18, 2015 of the Minister of Industry and Trade on regulations on electricity distribution system

1. Annulling Clauses 8, 9 and 36 of Article 3 and Chapter IV of Circular No. 25/2016/TT-BCT dated November 30, 2016 of the Minister of Industry and Trade on electricity transmission system.

2. Annulling Chapter IV and Article 101 of Circular No. 39/2015/TT-BCT dated November 18, 2015 of the Minister of Industry and Trade on electricity distribution system.

Article 4. Effect

1. This Circular takes effect from January 3, 2020.

2. In the course of implementation, if any problem arises, relevant units shall report them to the Electricity Regulatory Authority for consideration and settlement according to its competence or for submission to the Ministry of Industry and Trade for settlement./.

 

 

MINISTER

 

 

(signed)

 

Tran Tuan Anh

 


 [CNT1]Văn bản gốc có 2 số liệu trùng nhau, đều là 0,95

 [CNT2]1.2? Số liệu trong văn bản gốc trùng nhau

 [l3]

 [l4]

 [CNT5]Văn bản gốc có 2 số liệu trùng nhau, đều là 0,95

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 30/2019/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 30/2019/TT-BCT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1829/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tuyển chọn thực hiện năm 2025 tham gia "Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025" thực hiện Đề án "Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025"

Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ

Thông tư 29/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2014/TT-BCT ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ và bãi bỏ Thông tư 06/2016/TT-BCT ngày 14/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2014/TT-BCT ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo, Điện lực

văn bản mới nhất