Quyết định 828-CNNg-QLTN của Bộ Công nghiệp nặng ban hành Quy chế đóng cửa mỏ các khoáng sản rắn
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 828-CNNg-QLTN
Cơ quan ban hành: | Bộ Công nghiệp nặng |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 828-CNNg-QLTN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trần Lum |
Ngày ban hành: | 16/12/1992 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 828-CNNg-QLTN
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG SỐ 828-CNNG/QLTN NGÀY 16-12-1992
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÓNG CỬA MỎ CÁC KHOÁNG SẢN RẮN.
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
Căn cứ pháp lệnh về tài nguyên Khoáng sản ngày 28-7-1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 95-HĐBT ngày 25-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 130-HĐBT ngày 30-4-1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Bộ máy của Bộ Công nghiệp nặng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý Tài nguyên khoáng sản Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. - Nay ban hành kèm theo quyết định này Quy chế đóng cửa mỏ các khoáng sản rắn để áp dụng thống nhất trong cả nước.
Điều 2. - Các Bộ quản lý ngành hữu quan, uỷ ban Nhân dân các tỉnh và thành phố trực thộc trung ương. Cục trưởng cục quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khai thác mỏ khoáng sản rắn có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 3. - Các quy định trước đây trái với quy chế kèm theo quyết định này đều bãi bỏ.
QUY CHẾ
ĐÓNG CỬA MỎ CÁC KHOÁNG SẢN CHẤT RẮN
(Ban hành kèm theo quyết định số 828-CNNg/QLTN ngày 16-12-1992)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. - Quy chế này quy định những việc phải thực hiện khi đóng cửa mỏ các khoáng sản rắn nhằm:
1. Bảo đảm việc khai thác đầy đủ trữ lượng khoáng sản có giá trị thương mại ở khu vực khai thác mỏ đã được phép thanh lý.
2. Bảo vệ trữ lượng khoáng sản chưa khai thác, bảo quản công trình, tài liệu địa chất và tài liệu khai thác của khu vực khai thác mỏ phải đóng cửa.
3. Bảo đảm an toàn và phục hồi môi trường ở khu vực khai thác mỏ sau khi đóng cửa.
Điều 2. - Các trường hợp phải đóng cửa mỏ phải thực hiện theo quy chế này bao gồm:
1. Đóng cửa một phần hay toàn bộ khu vực khai thác mỏ theo giấy phép khai thác đã cấp sau khi được thanh lý mỏ do đã khai thác hết trữ lượng khoáng sản có giá trị thương mại tại thời điểm xin thanh lý mỏ.
2. đóng cửa mỏ để bảo vệ do:
a) Điều kiện địa chất hoặc kinh tế kỹ thuật về khai thác mỏ thay đổi, hoặc do điều kiện thị trường không thể tiếp tục khai thác và chủ giấy phép khai thác mỏ được trả lại giấy phép khai thác mỏ.
b) Giấy phép khai thác mỏ hết hiệu lực do khu vực khai thác mỏ bị thu hồi hoặc bị đình chỉ khai thác trong các trường hợp quy đinh tại điều 24 pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản hoặc do giấy phép đầu tư nước ngoài để khai thác mỏ hết hiệu lực.
Điều 3. - Quy chế này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây khi giấy phép khai thác mỏ vẫn có hiệu lực:
a) Ngừng hoạt động khai thác theo định kỳ;
b) Tạm ngừng khai thác để giải quyết sự cố bất thường;
c) Bị đình chỉ khai thác có thời hạn do chủ giấy phép khai thác mỏ vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác mỏ.
Điều 4. - Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác mỏ có thẩm quyền cho phép thanh lý mỏ, phê duyệt đề án hoặc tờ trình đóng cửa theo phân cấp hiện hành của Chính phủ.
Điều 5. - Chủ giấy phép khai thác mỏ phải thực hiện các công việc đóng cửa mỏ để thanh lý theo đề án hoặc tờ trình đóng cửa mỏ đã được phê duyệt kèm theo quyết định cho phép thanh lý mỏ của cơ quan có thẩm quyền nói tại điều 4.
Chủ giấy phép khai thác mỏ bắt buộc phải thực hiện các công việc đóng cửa mỏ để bảo vệ sau khi giấy phép khai thác mỏ đã được trả lại hoặc hết hiệu lực theo đề án đã được cơ quan có thẩm quyền nói tại điều 4 phê duyệt.
Điều 6. - Khi đóng cửa toàn bộ khu vực khai thác mỏ theo giấy phép khai thác đã cấp, chủ giấy phép khai thác mỏ phải nộp toàn bộ tài liệu địa chất và tài liệu khai thác mỏ, các văn bản pháp lý về quyền khai thác mỏ, quyền sử dụng đất đai và các tài nguyên khác cũng như các công trình công cộng có tại xí nghiệp mỏ ở thời điểm đóng cửa mỏ cho cơ quan đã cấp giấy phép khai thác mỏ đó.
Điều 7. - Sau khi các công việc đóng cửa đã được nghiệm thu theo quy chế này và đã làm xong thủ tục trả lại đất đai thì tài nguyên khoáng sản còn lại ở khu vực khai thác mỏ đã được đóng cửa phải được bảo vệ như đối với tài nguyên khoáng sản chưa khai thác theo quy định tại điều N nghị định số 95-HĐBT ngày 25-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thi hành pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản.
Điều 8. - Mọi chi phí để thực hiện các công việc đóng cửa mỏ theo quy chế này do chủ giấy phép khai thác mỏ thanh toán.
CHƯƠNG II
NHỮNG CÔNG VIỆC PHẢI LÀM KHI ĐÓNG CỬA MỎ
Điều 9. - Chủ giấy phép khai thác mỏ được phép thanh lý một phần hay toàn bộ khu vực khai thác mỏ theo giấy phép đã cấp khi đủ căn cứ chứng minh trữ lượng khoáng sản có giá trị thương mại ở đó đã được khai thác hết.
1. Để được phép thanh lý một phần (một thân khoáng, một khối trữ lượng, một moong,...) của khu vực khai thác mỏ theo giấy phép khai thác đã cấp, chủ giấy phép phải gửi đến cơ quan có thẩm quyền cho phép thanh lý mỏ:
a) Tờ trình xin thanh lý một phần khu vực khai thác mỏ, trong đó cần làm rõ:
- Trữ lượng khai thác theo thiết kế;
- Trữ lượng thực tế đã khai thác, trữ lượng tổn thất theo từng nguyên nhân;
- Giải trình về trữ lượng có giá trị thương mại đã hết hoặc trữ lượng tài nguyên khoáng sản còn lại không có giá trị thương mại trong phạm vi xin thanh lý;
- Những công việc và biện pháp đóng cửa mỏ nhằm bảo đảm an toàn, phục hồi đất đai và môi trường ở khu vực xin thanh lý;
- Khối lượng công việc và thời gian hoàn thành.
b) Bản đồ hiện trạng khu vực xin thanh lý mỏ kể cả khu vực đồ thải liên quan.
2. Để được phép thanh lý toàn bộ khu vực khai thác mỏ theo giấy phép đã cấp, thì chủ giấy phép khai thác mỏ phải gửi đến cơ quan có thẩm quyền cho phép thanh lý mỏ:
a) Đơn xin thanh lý mỏ;
b) Đề án đóng cửa mỏ để thanh lý, trong đó cần làm rõ:
- Tóm tắt lịch sử khai thác mỏ;
- Trũ lượng khoáng sản, trữ lượng thăm dò, trữ lượng khai thác theo thiết kế, trữ lượng thực tế đã khai thác, trữ lượng tổn thất theo từng nguyên nhân;
- Giải trình về việc thanh lý mỏ;
- Hiện trạng, số lượng, khối lượng và tính chất an toàn các công trình mỏ kể cả các bãi thải và các công trình ngoài phạm vi khai trường;
- Những công việc và biện pháp đóng cửa mỏ, trong đó làm rõ các công việc phải làm để đảm bảo an toàn sau khi thanh lý mỏ kể cả biện pháp bảo đảm an toàn lâu dài các bãi thải của mỏ, công việc phục hồi đất đai và môi trường liên quan;
- Kiến nghị về việc sử dụng hợp lý các công trình mỏ và đất mỏ sau khi hoàn thành công việc đóng cửa mỏ được phép thanh lý;
- Khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc trong đề án và thời gian hoàn thành;
- Chi phí đóng cửa mỏ và nguồn bảo đảm những chi phí đó, kể cả những khoản bồi thường thiệt hại do việc khai thác và thanh lý mỏ gây ra.
c) Các bản vẽ kèm theo đề án:
- Bản đồ tổng mặt bằng mỏ ở thời điểm xin thanh lý;
- Bản đồ hiện trạng moong tầng khai thác lộ thiên hoặc công trình khai thác hầm lò ở thời điểm xin thanh lý.
d) Các văn bản kèm theo:
- Các biểu bảng về trữ lượng khoáng sản;
- Bảng thống kê tài liệu theo quy định tại điều 6.
Điều 10. - ngay sau khi giấy phép khai thác mỏ hết hiệu lực hoặc đề nghị trả lại giấy phép khai thác mỏ đã được cơ quan cấp giấy phép đó chấp nhận bằng văn bản, khu vực khai thác mỏ sẽ được bàn giao để bảo vệ, chủ giấy phép khai thác mỏ phải đồng gửi đến Cục quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước và phòng quản lý tài nguyên khoáng sản thuộc sở Công nghiệp của địa phương:
1. Đề án đóng cửa mỏ để bảo vệ, trong đó cần làm rõ:
- Lịch sử khai thác mỏ và lý do phải đóng cửa mỏ;
- Trữ lượng khoáng sản: Trữ lượng thăm dò, trữ lượng khai thác theo thiết kế, trữ lượng thực tế đã khai thác, trữ lượng tổn thất theo các nguyên nhân; trữ lượng chưa khai thác kể cả tài nguyên khoáng sản nếu có trong các bãi thải của mỏ;
- Hiện trạng các công trình mỏ kể cả các bãi thải và các công trình ngoại phạm vi khai trường;
- Những công việc và biện pháp đóng cửa mỏ để bảo vệ, trong đó cần nêu rõ những biện pháp bảo vệ trữ lượng chưa khai thác và các công trình mỏ kể cả các bãi thải, công việc khôi phục đất mỏ và môi trường khi đóng cửa mỏ;
- Khối lượng và thời gian hoàn thành các công việc phải làm để đóng cửa mỏ;
- Chi phí đóng cửa mỏ và các khoản bồi thường khác do hoạt động khai thác mỏ và đóng cửa mỏ gây ra.
2. Bản thống kê tài liệu theo quy định ở điều 6.
3. Bản đồ tổng mặt bằng mỏ ở thời điểm đóng cửa mỏ; bản đồ hiện trạng các công trình mỏ ở thời điểm đóng cửa mỏ.
Điều 11. - Cục quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước hoặc Phòng quản lý tài nguyên khoáng sản thuộc sở Công nghiệp của địa phương, theo chức năng được giao, có trách nhiệm chủ trì:
- Tổ chức kiểm tra thực tế hiện trường mỏ.
- Tổ chức thẩm tra tờ trình hoặc đề án đóng cửa mỏ trình Bộ trưởngBộ công nghiệp nặng hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền; thông báo nội dung đề án đã được phê duyệt đến các cơ quan hữu trách ở Trung ương, địa phương và đôn đốc chủ giấy phép khai thác mỏ thực hiện đề án đã được phê duyệt.
Điều 12. - Cục quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước (chi cục khu vực trực thuộc Cục) hoặc phòng quản lý tài nguyên khoáng sản thuộc sở Công nghiệp địa phương theo chức năng được giao có trách nhiệm chủ trì tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ, nhận bàn giao từ chủ giấy phép khai thác mỏ những tài liệu quy định ở điều 6; thông báo kết quả nghiệm thu công việc đóng cửa mỏ đến các cơ quan hữu quan ở Trung ương và địa phương.
Điều 13. - Chủ giấy phép khai thác mỏ phải làm thủ tục trả lại đất đai khai thác mỏ cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai ở địa phương theo luật đất đai và các quy định liên quan.
Điều 14. - Việc sử dụng các công trình khai thác mỏ không nhằm mục đích khai thác khoáng sản ở các khu vực mỏ đã được thanh lý cũng như ở khu vực mỏ đã đóng cửa để bảo vệ phải được chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép với sự thoả thuận của Bộ Công nghiệp nặng. Việc khôi phục lại hoạt động khai thác mỏ ở khu vực mỏ đã đóng cửa tuân theo các quy định hiện hành của Bộ Công nghiệp nặng về nguyên tắc, thủ tục xin khai thác mỏ các khoáng sản rắn.
CHƯƠNG III
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 15. - Những mỏ đã ngừng hoạt động từ trước ngày ban hành quy chế này, nếu xét thấy chưa đảm bảo các yêu cầu theo điều 1 thì xí nghiệp mỏ hặc cơ quan chủ quản
cấp trên của xí nghiệp (nếu xí nghiệp đã giải thể) phải thực hiện việc khảo sát lại khai trường và tiến hành các công việc phải làm khi đóng cửa mỏ theo quy chế này.
Điều 16. - Luận chứng kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ được xây dựng sau ngày ban hành quy chế này phải dự toán các công việc phải làm khi đóng cửa mỏ theo quy chế này.
Điều 17. - Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. những quy định trước đây trái với quy chế này đều bị bãi bỏ.
Điều 18. - Cục trưởng Cục quản lý tài nguyên khoáng sản nhà nước, Thủ trưởng các Vụ thuộc Bộ Công nghiệp nặng theo chức năng được giao có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành quy chế này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây