Quyết định 32/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch liên quan

thuộc tính Quyết định 32/QĐ-TTg

Quyết định 32/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch liên quan
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:32/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:13/01/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phát triển, nâng cấp cụm ngành có lợi thế cạnh tranh

Ngày 13/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 32/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và dịch vụ liên quan.
Chương trình này đề ra mục tiêu trong năm 2015, hoàn thành nghiên cứu, xác định các vùng tiềm năng, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và mô hình cụm ngành phù hợp để triển khai thí điểm phát triển 05 cụm ngành nêu trên; hoàn thành rà soát các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành/lĩnh vực và vùng kinh tế để xác định định hướng thu hút đầu tư theo hướng hình thành phát triển cụm ngành. Đến năm 2020, cơ bản hình thành được cụm 05 ngành thí điểm tại các vùng tiềm năng đã xác định; hoàn chỉnh cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, nâng cao năng lực doanh nghiệp, hỗ trợ liên kết, phát triển nguồn lực…
Với mục tiêu nêu trên, Chương trình nhấn mạnh tới nhiệm vụ phát triển các cụm ngành sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và cụm ngành du lịch, dịch vụ liên quan, trong đó, đặc biệt là việc nâng cấp và hình thành các cụm ngành đặc trưng ở một số địa phương, như: Cụm ngành điện tử gia dụng ở Bình Dương; cụm ngành điện tử nghe - nhìn ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương; cụm sản phẩm công nghệ thông tin ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; cụm ngành dệt dợi và may mặc ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang; cụm ngành máy và thiết bị nông nghiệp ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định32/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 32/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2015
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG BỘ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CẤP CỤM NGÀNH VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH: ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, DỆT MAY, CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM, MÁY NÔNG NGHIỆP, DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN
-----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2011/QH13 ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Phê duyệt Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và dịch vụ liên quan với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM
- Phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế và của các địa phương; coi trọng và phát huy các lợi thế về nông nghiệp, công nghiệp, phát triển mạnh kinh tế dịch vụ, du lịch; hướng đến xây dựng cơ cấu kinh tế với các ngành kinh tế chủ lực làm trọng tâm và phát triển đa dạng các loại hình và ngành, nghề kinh doanh có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong nước và ngoài nước theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh, ổn định và bền vững;
- Phát triển đồng bộ các cụm sản xuất liên ngành nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế gắn với việc hình thành chuỗi giá trị sản xuất và nâng cao giá trị trong nước; phát huy lợi thế của từng vùng, chuyển đổi và hình thành cơ cấu vùng kinh tế hợp lý, đa dạng về ngành, nghề và trình độ phát triển.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất của các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc năm ngành: Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và các dịch vụ liên quan.
2. Mục tiêu cụ thể
- Năm 2015: Hoàn thành nghiên cứu, xác định các vùng tiềm năng, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và mô hình cụm ngành phù hợp để triển khai thí điểm phát triển 5 cụm ngành cho 5 lĩnh vực: Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và các dịch vụ liên quan; hoàn thành rà soát các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành/lĩnh vực và vùng kinh tế để xác định định hướng thu hút đầu tư theo hướng hình thành phát triển các cụm ngành;
- Đến 2020: Về cơ bản hình thành được 5 cụm ngành thí điểm tại các vùng tiềm năng đã xác định; hoàn chỉnh cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, nâng cao năng lực doanh nghiệp, hỗ trợ liên kết, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ phục vụ việc nâng cấp chuỗi giá trị và hình thành cụm ngành công nghiệp.
III. NHIỆM VỤ
1. Nâng cấp chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc các ngành điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và các dịch vụ liên quan
a) Ngành điện tử và công nghệ thông tin
- Xây dựng định hướng phát triển dài hạn và định hướng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào các công nghệ nguồn, sản xuất một số linh phụ kiện chủ chốt;
- Khuyến khích và thu hút đầu tư từ nước ngoài để hình thành các cụm ngành điện tử, tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư khác, đồng thời khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trong nước tham gia cụm ngành theo hướng cung ứng linh, phụ kiện điện tử gắn kết vào chuỗi sản xuất, cung ứng quốc tế;
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển cho lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin; đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu cho các phòng thí nghiệm trọng điểm về điện tử, công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, thử nghiệm phục vụ sản xuất; khuyến khích doanh nghiệp liên kết với các nhà khoa học, tổ chức khoa học, nghiên cứu, ứng dụng nghiên cứu vào sản xuất các sản phẩm điện tử thông qua nguồn hỗ trợ từ các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia;
- Tập trung phát triển đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin; chú trọng tăng cường liên kết đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, có thể làm chủ công nghệ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp;
- Khuyến khích phát triển các sản phẩm phần cứng - điện tử; phần mềm; nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin có giá trị gia tăng cao.
b) Ngành dệt may
- Phát triển, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may, đặc biệt là khâu dệt, nhuộm và hoàn thiện để các doanh nghiệp chuyển sản xuất từ phương thức gia công từ khâu đầu đến khâu cuối (CMT) sang các hình thức khác như gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu - sản xuất - bán thành phẩm (FOB) hoặc thiết kế - sản xuất - cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM), tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM);
- Khuyến khích hình thành và phát triển cụm ngành dệt may tại các khu vực/địa phương có tiềm năng; thúc đẩy liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong chuỗi từ khâu cung ứng nguyên liệu đến phân phối sản phẩm may mặc;
- Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời cho các doanh nghiệp trong ngành;
- Củng cố hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may, đặc biệt trong lĩnh vực dệt, nhuộm, thiết kế và thời trang.
c) Ngành chế biến lương thực, thực phẩm
- Rà soát, hoàn thiện quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch mạng lưới chế biến của từng ngành theo hướng tập trung phát triển những ngành hàng có năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cao;
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để gắn kết các nhà máy, cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ nông dân tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tạo sự liên kết chặt chẽ trong toàn chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ;
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cho các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp, đặc biệt là các viện nghiên cứu liên quan đến các sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao như: Lúa gạo, cà phê, thủy sản.
d) Ngành máy nông nghiệp
- Tập trung triển khai các dự án sản xuất máy móc nông nghiệp, dự án sản xuất các loại linh phụ kiện quan trọng, dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao;
- Thúc đẩy liên kết giữa các viện nghiên cứu với doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng; hình thành các trung tâm trình diễn cơ khí hóa nông nghiệp như chợ công nghệ thực hành để tập trung năng lực ứng dụng, trình diễn kỹ thuật, quảng bá sản phẩm, sớm phổ biến đại trà thiết bị công nghệ tiên tiến;
- Khuyến khích, thu hút các hãng sản xuất máy nông nghiệp nước ngoài đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp trong nước sản xuất máy nông nghiệp và tham gia cung ứng chi tiết, linh kiện theo hướng gắn với phát triển cụm ngành cơ khí, máy nông nghiệp;
- Ban hành các chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất máy, thiết bị nông nghiệp và linh phụ kiện nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong ngành.
đ) Ngành du lịch và dịch vụ liên quan
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống cảng thương mại, đường bay quốc tế kết nối với những thị trường tiềm năng và các dịch vụ công cộng;
- Cải thiện các chính sách về thị thực đối với khách du lịch; triển khai hệ thống cấp thị thực điện tử, cấp thị thực tại cửa khẩu; mở rộng đối tượng miễn thị thực cho các thị trường du lịch tiềm năng; đơn giản hóa các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh;
- Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức và đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng tham gia chuỗi giá trị du lịch; tổ chức các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đối tượng lao động trong các cơ sở dịch vụ du lịch;
- Đẩy mạnh các biện pháp quản lý liên ngành đối với các cơ sở ăn uống, cơ sở mua sắm du lịch, hỗ trợ các địa phương phát triển thương hiệu các sản vật địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hóa lưu niệm phục vụ du lịch.
2. Phát triển các cụm ngành sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và cụm ngành du lịch, dịch vụ liên quan
a) Rà soát các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành/lĩnh vực và địa phương/vùng lãnh thổ, đồng thời công bố định hướng thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành/lĩnh vực, địa phương/vùng lãnh thổ theo hướng hình thành, phát triển các cụm ngành; tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư có chiến lược đồng thời có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia hình thành và phát triển cụm ngành tại các khu vực/địa phương có tiềm năng;
b) Huy động sự tham gia của mọi thành phần xã hội trong việc đầu tư hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các cụm ngành đặc trưng tại các địa phương và khu vực có tiềm năng; sử dụng các nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, phân phối, thương mại gắn với bảo vệ môi trường tại các cụm ngành;
c) Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; các cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn công nhân kỹ thuật cao cho các doanh nghiệp tại các cụm ngành; hình thành một số trung tâm tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ chuyên ngành phục vụ cho hoạt động của các cụm ngành tại các địa bàn và khu vực có tiềm năng;
d) Rà soát, điều chỉnh và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các ngành theo hướng hình thành cụm để phục vụ chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành; xây dựng các chương trình đào tạo và nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo nghề, đào tạo công nhân bậc cao, hướng tới đào tạo công nhân có kỹ năng nghề theo chuẩn quốc tế phục vụ nhu cầu tại chỗ của các cụm ngành;
đ) Nâng cấp và hình thành các cụm ngành đặc trưng ở một số địa phương:
- Cụm ngành điện tử gia dụng ở Bình Dương; cụm ngành điện tử nghe nhìn ở khu vực các tỉnh/thành phố Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, thành phố Hà Nội, Hải Dương; cụm sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ liên quan ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng;
- Cụm ngành dệt sợi và may mặc ở khu vực các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang; cụm ngành may mặc ở Thành phố Hồ Chí Minh (chuyên về cung ứng nguyên phụ liệu và dịch vụ) và khu vực miền Trung (chuyên về ODM);
- Cụm ngành chế biến sản phẩm thủy sản ở các tỉnh vùng Tây Nam bộ; cụm ngành chế biến thủy sản và nông sản ở các tỉnh duyên hải và cao nguyên miền Trung; cụm ngành chế biến nông sản ở các tỉnh trung du phía Bắc;
- Cụm ngành máy và thiết bị nông nghiệp ở khu vực các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và cụm ngành tại khu vực các tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai;
- Cụm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh phát triển các sản phẩm du lịch tham quan thưởng ngoạn thắng cảnh và sinh thái biển; cụm du lịch Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng Nam phát triển cụm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển gắn với vui chơi giải trí, tham quan thắng cảnh, tìm hiểu di sản văn hóa; cụm du lịch Khánh Hòa - Bình Thuận phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển dài ngày, vui chơi giải trí đô thị, tham quan khám phá cảnh quan, thể thao biển; cụm du lịch Bình Định - Phú Yên - Ninh Thuận phát triển theo các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển gắn với thiên nhiên hoang sơ; cụm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển dịch vụ nghỉ dưỡng biển và giải trí đô thị; cụm du lịch đảo Phú Quốc với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, khám phá đảo.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhóm giải pháp chính sách
a) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Hỗ trợ liên kết giữa các cơ sở đào tạo, đặc biệt là cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp thông qua các chương trình hợp tác đào tạo, tham vấn nội dung chương trình đào tạo, tăng cường thời lượng thực hành;
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề nâng cao năng lực giảng viên, cập nhật thông tin, kiến thức mới thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp;
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tận dụng các chương trình hỗ trợ, hợp tác với các tổ chức nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo nghề.
b) Thu hút đầu tư
- Xây dựng các chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các khâu thượng nguồn, phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm và hình thành cụm ngành công nghiệp của các sản phẩm này;
- Xây dựng các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn lớn, đa quốc gia đối với đối với các dự án/lĩnh vực đầu tư gắn với chuyển giao các công nghệ sản xuất trình độ cao và hình thành chuỗi liên kết cung ứng với các doanh nghiệp trong nước;
- Xây dựng các cơ chế ưu đãi đặc thù khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất tại các cụm ngành.
c) Phát triển khoa học công nghệ
- Xây dựng cơ chế đặc thù nhằm thu hút các công nghệ nguồn từ nước ngoài thông qua các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên kết nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong các khâu thượng nguồn và sản xuất linh phụ kiện phục vụ sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh;
- Thúc đẩy hoạt động ứng dụng chuyển giao kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia; xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ phục vụ việc nâng cấp chuỗi giá trị cho các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trong các ngành;
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành; đầu tư tăng cường trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ có đủ năng lực tiếp thu làm chủ công nghệ mới, sáng tạo công nghệ phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên;
- Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, hài hòa tiêu chuẩn sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật với quốc tế.
2. Nhóm giải pháp hỗ trợ thông qua các dự án ưu tiên thực hiện Chương trình
a) Các dự án chung
- Rà soát các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành/lĩnh vực và địa phương/vùng lãnh thổ, đồng thời công bố định hướng thu hút đầu tư theo ngành/lĩnh vực, địa phương/vùng lãnh thổ nhằm hỗ trợ việc nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và hình thành phát triển các cụm ngành;
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm và nâng cấp, phát triển cụm ngành công nghiệp, du lịch;
- Tăng cường năng lực cho các cơ sở nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ phục vụ việc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm có lợi thế cạnh tranh;
- Hỗ trợ hình thành liên kết đào tạo nhân lực giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp công nghiệp/dịch vụ phục vụ việc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm và nâng cấp, hình thành cụm ngành;
b) Các dự án theo ngành
- Phát triển thí điểm cụm ngành và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ngành điện tử - công nghệ thông tin;
- Phát triển thí điểm cụm ngành và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ngành dệt may;
- Phát triển thí điểm cụm ngành và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ngành máy nông nghiệp;
- Phát triển thí điểm cụm ngành và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ngành chế biến lương thực, thực phẩm;
- Thiết lập hệ thống logistics thúc đẩy liên kết vùng trong sản xuất, cung ứng, chế biến và tiêu thụ lúa gạo khu vực phía Nam;
- Phát triển thí điểm cụm ngành và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ngành du lịch và các dịch vụ liên quan;
- Nâng cao nhận thức và ứng xử du lịch;
- Nâng cấp cảng thương mại phục vụ du lịch.
(Chi tiết các dự án nêu tại Phụ lục kèm theo Quyết định này)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai Chương trình điều hành hoạt động của Chương trình và thực hiện các nhiệm vụ, dự án cụ thể được phân công;
b) Thành lập Ban điều hành do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban để thực hiện Chương trình, thành phần bao gồm: Đại diện các Bộ ngành liên quan. Quy chế hoạt động của Ban điều hành và Văn phòng thường trực do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định;
c) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình và định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Chương trình; và đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung nội dung, nhiệm vụ Chương trình trong trường hợp cần thiết.
2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí phù hợp cho các nhiệm vụ, dự án thực hiện Chương trình phát triển cụm liên kết công nghiệp và nâng cấp chuỗi giá trị sản xuất các ngành: Điện tử và công nghệ thông tin; dệt may; chế biến lương thực, thực phẩm; máy nông nghiệp; du lịch và các dịch vụ liên quan đến du lịch.
3. Các Bộ ngành có liên quan:
a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án cụ thể được phân công;
b) Định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả và báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ, dự án được giao.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện Dự án Nâng cấp cảng thương mại phục vụ du lịch đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan;
b) Phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ ngành có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ, dự án của Chương trình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên minh các HTX Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b). XH 213
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIMEMINISTER

Decision No.32/QD-TTg dated January 13, 2015 of the Prime Ministerapproving the synchronous development and upgrading solution for the industries, sectors and value chains of production of competitive commodities such as: electronics and information technology, textile and garment, food processing, agricultural machineries, tourism and related services

Pursuant to the Law on organization of the Government dated 25 December 2001;

Pursuant to Resolution No. 11/2011/QH13 dated 9 November 2011 issued by the National Assembly regarding 2012 socio-economic development Solution;

Pursuant to governmental Resolution No. 10/NQ-CP dated 24 April 2012 promulgating the Government’s Action Solution for 2011-2020 socio-economic development Strategy, national development direction and duties for 2011 - 2015;

Pursuant to Decision No. 339/QD-TTg dated 19 February 2013 issued by the Prime Minister approving the Master Solution on economic restructuring in parallel with growth model conversion for quality, efficiency and competitiveness enhance for 2013 – 2020 [“2013-2020 MPER”];

In consideration of the proposal made by the Minister of Industry and Commerce,

DECIDES:

Article 1.To approve the synchronous development and upgrading Solution for the industry groups and value chains of production of competitive commodities such as: Electronics and information technology [“IT”], textile and garment, food processing, agricultural machineries, tourism and related services, detailed as follows:

I. VIEWPOINT

- Developing and upgrading selected industry groups and value chains of production of competitive commodities so as to promote the competitive advantages of selected industries, fields, in selected economic zones and local areas; elevating and promoting agricultural and industrial advantages, strong economic development of services and tourism; orientating an economic structure in which flagship economic sectors act as the focal points and diversified development for the business models and industries which are adaptable to the fast changes of the domestic and international socio-economic development situation, in line with the objectives of green, stable and sustainable economic growth;

- Synchronously developing joint-sector production clusters to accelerate economic structure shifting, enhance efficiency and connection among economic sectors, industries and economic zones in association with establishing value chains of production and promoted domestic value; promoting the advantages of every zone, converting and establishing rational and diversified economic zone structure in terms of economic sector, industries and development level.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

Synchronous development and upgrade of selected industry groups and value chains of production for competitive commodities in five areas: Electronics, and IT, textile and garment, food processing, agricultural machineries, tourism and related services.

2. Particular objectives

- In 2015: Fulfilling the study and identification of potential areas, competitive commodities and appropriate models for industry groups serving pilot development of 5 industry groups in 5 areas: Electronics and IT, textile and garment, food processing, agricultural machineries, tourism and related services; fulfilling the review of development strategies and/or solutions for all industries/sectors and economic zones in order to define the orientation for investment attraction in line with the development of all industry groups;

- By 2020: Basically, 5 pilot industry groups are established in the defined potential areas; completed investment attraction mechanism and/or policy, improved corporate capability, connected and developed human resources, science and technology for upgraded value chain and established industrial groups shall be in place.

III. DUTIES

1. Upgrade of the value chain of production of competitive commodities related to electronics and IT, textile and garment, food processing, agricultural machineries, tourism and related services.

a) Electronic and IT industry

- Establishing the orientation on long-term development and attracting corporate investment to source technologies, key spare part production;

- Encouraging and attracting foreign investment to establish electronic industry groups, attract investment from other investors, simultaneously encouraging and/or drawing domestic companies to the mentioned industry groups in terms of supply of electronic parts and spare parts, which is connected to international production and/or supply chains;

- Enhancing research and development capabilities in electronics, IT; investing in improved research capacities for key laboratories on electronics and IT to meet research and/or testing demands for production; applying researches to production of electronic products funded by national scientific and technological projects;

- Focusing on the development of highly-qualified IT forces for IT industry; promoting joint training, supplying highly-qualified human resources, capable for controlling technologies connected between the training facilities and companies;

- Stimulating the development of hardware – electronic products; software; digitized data and IT services with high value-added.

b) Textile and garment

- Developing and attracting investment to material production for the textile and garment industry with regard to technology and/or equipment renovation, particularly embroidery, dyeing and finalization stages, so that related companies may shift their production from Cut-Make-and-Trim (CMT) to other production models such as original equipment manufacturer (OEM), Free-On-Board (FOB) or original design manufacturer (ODM), and finally original brand manufacturer (OBM);

- Encouraging the establishment and development of textile and garment industry group in potential areas; promoting joint production among related companies in the chain, from material supply to finished product distribution;

- Constructing material supply centers in Hanoi, Ho Chi Minh City and big cities to timely supply to the companies in the industry;

- Reinforcing the training system for textile and garment industry, particularly embroidery, dyeing, designing and fashion.

c) Food processing

- Reviewing, finalizing the solutions on material areas and food processing networks for every branch of the food processing segment to be in line with concentrated development of competitive and high value-added branches;

- Establishing and refining related mechanism and/or policies to connect food processing factories and/or enterprises with the material areas by means of production and distribution joint contracts, support farmers to approach and apply technical advances, make a close connection within the chain of production, processing and distribution;

- Improve the capacity on scientific research and technological application for agricultural research organizations, particularly the research institutes involving in competitive commodities such as: Rice, coffee, aquatic products.

d) Agricultural machinery

- Focusing on development of the projects on agricultural machinery manufacture, critical part and spare part production, investment inclining to high technology;

- Promoting the connection between research institutes and companies involving in researches and application; establishing the centers of agricultural mechanization demonstration and applied technology fairs so as to bring together application capabilities, technical demonstration, production promotion, for mass popularization of advanced technological equipment;

- Encouraging and attracting foreign agricultural machinery manufacturers to invest and/or cooperate with domestic companies to manufacture agricultural machinery and supply parts, spare parts in line with the development of mechanical industry and agricultural machinery industry;

- Issuing policies on support for domestic companies to invest in the manufacture of agricultural machinery and/or equipment and spare parts to improve localization of the sector.

dd) Tourism and related services

- Upgrading tourist infrastructure, particularly commercial port system, international flights, to connect to potential markets and public services;

- Improving tourist visa policies; developing the systems of e-visa issuance, visa issuance at the border checkpoints; expanding visa exempted subjects aiming at potential tourist markets; simplifying customs, immigration procedures;

- Organizing short-term programs of awareness raising and training aiming at the entities involving in the value chain of tourism; tourist trainings, tourist profession fostering courses addressing the employees working for tourist service agencies;

- Intensifying joint-departmental management measures applied to food and beverage and/or tourist shopping companies, supporting local areas to promote the brand names of their produce, handicrafts, and souvenir items for tourists.

2. Developing the branches of competitive commodity production, tourism and related services

a) Reviewing development strategies, solutions of various sectors/fields and local areas/territories, simultaneously popularizing the orientation for foreign investment attraction by sector/business field, local area/territory in line with the establishment and/or development of such industry groups; enhancing strategic investment promotion activities and setting forth appropriate stimulating, supporting policies to attract the companies to the sector establishment and development at potential areas;

b) Advocating all social entities to involve in infrastructure investment and development for typical industry groups in potential areas; making use of preferential funding to support infrastructure investment to cater production, distribution, commerce in line with environmental protection of the sectors/branches;

c) Encouraging and supporting the development of research, scientific and technology application agencies; human resource training entities, particularly those focusing on high-tech workers for related industry groups; establishing counseling and/or research centers on specialized technology serving activities of industry groups in potential areas;

d) Reviewing, adjusting and establishing human resource development solutions for all sectors in the way to segment them to be in line with sectoral strategy on competitiveness enhancement; developing the training and capacity building programs for high-grade worker vocational and training centers, in preparation for training of international-standard skilled workers to meet the demands of local industry groups;

dd) Upgrading and establishing typical industry groups in selected areas such as:

- Household electronics in Binh Duong; audio and visual electronics in Thai Nguyen, Bac Ninh, Bac Giang, Hanoi City, Hai Duong; IT products and related services in Hanoi, Ho Chi Minh City, Da Nang;

- Fiber weaving, textile and garments in Thai Binh, Nam Dinh, Ninh Binh, Bac Giang; textile and garment in Ho Chi Minh City (specializing in material supply and services) and the middle region (specializing in ODM);

- Aquatic product processing in the Southwestern provinces [Mekong Delta]; aquatic and agro-product processing in coastal and highlands provinces; agro-product processing in northern midlands provinces;

- Agricultural machinery and equipment in provinces/cities such as: Hanoi, Hai Duong, Hai Phong and Ho Chi Minh City, Long An, Dong Nai;

- Hai Phong – Quang Ninh tourism area for tourism products such as sightseeing tourism products and eco-tourism; Da Nang – Thua Thien Hue – Quang Nam tourism area for coastal retreat tourist compounds including recreational activities, sightseeing and cultural heritage tours; Khanh Hoa – Binh Thuan tourism area for long-stay coastal retreat tourism products, urban recreation activities, landscape discovery tours, sea sports; Binh Dinh – Phu Yen – Ninh Thuan tourism area for coastal retreat tourism products with wildlife nature; Ho Chi Minh City – Ba Ria – Vung Tau tourism area for coastal retreat and urban recreational services; Phu Quoc Island tourism area for coastal retreat tourism products, island discoveries.

IV. IMPLEMENTATION SOLUTIONS

1. Policy-related solution

a) Human resource training and development

- Supporting the connection among training centers, particularly between vocational training centers and companies through joint training programs; counseling details of the training programs; increasing the time of theory practice;

- Supporting vocational training centers in capacity building for trainers, regular upgrade of information and knowledge to meet labor demands of the companies;

- Promoting international cooperation, making good use of the support and/or cooperation programs with international organizations to build the capacity for vocational training centers.

b) Investment attraction

- Setting forth preferential policies to attract companies to invest in input stages, supporting industrial development for the production of competitive commodities in order to elevate the value chain of products and establish industrial clusters for such products;

- Setting forth preferential policies, attracting foreign direct investment, particularly from large investor groups and/or multi-national investment groups, to the projects/fields related to high-level production technology transfer and joint supply chains in connection with domestic companies;

- Setting forth typical preferential mechanisms to encourage companies to invest in various production sectors.

c) Scientific and technological development

- Setting forth typical mechanism to attract international source technologies through the activities related to foreign direct investment attraction, joint researches, technology transfer pertaining to input stages and spare part production to cater the production of competitive commodities;

- Promoting the application of transferred research results from national scientific and technological projects to the companies’ production and business activities; establishing and developing scientific and technological projects to upgrade the value chains of competitive commodities of the sectors;

- Supporting the capacity building carried out by specialized research agencies; investing to increase equipment and facilities for scientific and technological research agencies so that they are qualified for acquiring and controlling new technologies, being technologically creative to cater the development of prioritized industries and/or fields;

- Supporting companies in their researches, application, renovation of technologies and/or equipment to improve production outputs, quality and competitiveness, to be included in the global value chains, and their application of advanced management systems, harmonization of production and technical standards with international standards.

2. Supporting sub-solution executed through prioritized projects for the development of the above-mentioned synchronous development and upgrading Solution

a) General projects

- Reviewing development strategies and/or solutions of various sectors/fields and local areas/territories, simultaneously popularizing the orientation for foreign investment attraction by sector/fields, local area/territory to support the upgrade of the value chains of competitive commodities, establishment and development of industry groups;

- Refining the mechanism and/or policies to support investment attraction and upgrade of value chains of products, upgrade and development of industrial lines, tourism;

- Building capacity for research, scientific and technological development agencies to upgrade the value chains of competitive commodities;

- Supporting the connection between training centers and industrial/services companies on human resource training to upgrade the value chains of products, upgrade and establish  industry groups;

b) Projects sorted by industries

- Pilot development and upgrading the value chain of competitive commodities of electronics – IT industry;

- Pilot development and upgrading the value chain of competitive commodities of the textile and garment industry;

- Pilot development and upgrading the value chain of competitive commodities of the agricultural machinery industry;

- Pilot development and upgrading the value chains of competitive commodities of food processing industry;

- Establishing logistics system to promote sectoral connection for rice production, supply, processing and consumption in the Southern region;

- Pilot development and upgrading the value chains of competitive commodities of the tourist and related services industry;

- Raising awareness and improving tourism manners;

- Upgrading commercial ports serving tourism.

(Refer to the Appendix of this Decision for details of the projects)

Article 2. Implementation organization

1. Ministry of Industry and Commerce:

a) Taking the lead and cooperating with related Ministries, departments, agencies and People’s Committees of the provinces to develop the Action Solution of the synchronous development and upgrading Solution mentioned herein and specific assigned duties, projects;

b) Establishing a Management Board led by the Minister of Industry and Commerce and constituted by representatives of the related Ministries and departments, to develop the mentioned Solution. Operation regulations of the Management Board and its Standing Office shall be decided by the Minister of Industry and Commerce;

c) Expediting, inspecting and supervising the implementation of the synchronous development and upgrading Solution and submitting yearly summary report to the Prime Minister; evaluating, preliminarily and finally, the implementation and efficiency of the mentioned Solution; and proposing the issues and/or duties stated in the Solution to be amended and/or supplemented to the Prime Minister when required.

2. The Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment shall balance and allocate appropriate funds to implement the duties and supporting projects related to the development Solution for connected industry lines and upgrade of value chains of production of Electronics and IT; textile and garment; food processing, agricultural machinery; tourism and related services.

3. The related Ministries and departments:

a) Organizing the implementation of specific assigned duties and/or projects;

b) Reviewing periodically, evaluating implementation outcomes and reporting the progress of assigned duties and/or projects.

4. People’s Committees of the provinces shall:

a) Organize the development of the Project on commercial port upgrade to cater tourism at related provinces;

b) Cooperate with the Ministry of Industry and Commerce and related Ministries and departments in implementation of solutions and tasks of the Program.

Article 3.This Decision takes effect on the signing date.

Article 4.The Ministers and Heads of ministerial-level agencies, governmental agencies; Chairmen of the People’s Committees of the provinces, and related agencies shall implement this Decision./.

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

THE PROJECTS SUPPORTING THE SOLUTION FOR SYNCHRONOUS DEVELOPMENT AND UPGRADATION OF INDUSTRIES/SECTORS AND VALUE CHAINS OF PRODUCTION OF COMPETITIVE COMMODITIES: ELECTRONICS AND INFORMATION TECHNOLOGY; TEXTITLE AND GARMENT; FOOD PROCESSING, AGRICULTURAL MACHINERY; TOURISM AND RELATED SERVICES
(Issued  with Decision No. 32/QD-TTg dated 13 January 2015 issued by the Prime Minister)

I. GENERAL PROJECTS

1. Supporting the cooperation in human resource training among training centers and industrial/services companies for the upgrade of the value chains of products, upgrade and establishment of required industry groups

a

Objective

Supporting the training, supply of high-quality human resources for the development of competitive commodities

b

Target entities

The training centers, companies involving in: Electronics and IT, textile and garment, food processing, agricultural machinery; and tourist services companies.

c

Key components

- Evaluating the human resources for the development of the mentioned industries and supply of high-quality human resources, skilled workers in the mentioned industries;

- Evaluating the qualification of training centers and demand for high-grade human resources, workers for production and development of the industries;

- Reviewing, modifying and proposal the solutions for human resource training and development for the mentioned industries;

- Developing and supporting the execution of joint training programs between the training centers, particularly in-house training agencies, and the companies in the industry groups;

- Proposing capacity building solution for training centers, particularly those providing in-house training to the companies of the industry groups.

d

Leading and cooperating agencies

Leading agency: Ministry of Education and Training

Cooperating agencies: Ministry of Industry and Trade; Ministry of Information and Communication, Ministry of Agriculture and Rural Development; Ministry of Culture, Sports and Tourism; Ministry of Planning and Investment, Ministry of Science and Technology; and Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs.

dd

Implementation

2015-2020

e

Funding

State fund, aided funds

2. Reviewing development strategies and/or solutions of related industries/sectors and areas/territories, simultaneously popularizing the orientation for foreign investment attraction by industry/sector, area/territory to support the upgrade of the value chains of competitive commodities and development of such industry groups;

a

Objective

Unity of the orientation to long-stay investment attraction and competitiveness maximization for related areas/ territories and competitive commodities of related industries/sectors to upgrade the value chains of commodities and develop related industry groups

b

Target entities

The industries such as: Electronics and IT, textile and garment, food processing, agricultural machinery, tourism and related services

c

Key components

- Reviewing the strategies, solutions of related industries/sectors/areas/territories;

- Reviewing the current investment attraction orientations by industry/sector and area/territory;

- Promoting the investment attraction orientation by industry/sector (electronics and IT, textile and garment, food processing, agricultural machinery and tourism) and by area/territory which is potential for the development of industry groups and tourism industry.

d

Leading and cooperating agencies

Leading agency:

- Ministry of Planning and Investment (on strategies, planning for regional/territorial socio-economic development);

- The Ministries such as: Ministry of Industry and Trade (on strategies, planning for textile and garment industry); Ministry of Information and Communication (on strategies, planning for electronics and IT industry); Ministry of Agriculture and Rural Development (on food processing); Ministry of Culture, Sports and Tourism (on tourism and related services).

Cooperating agencies: People’s Committees of related provinces.

dd

Implementation period

2015

e

Funding

The non-income economics fund for related Ministries, departments’ planning

3. Refining the mechanism, policies which support investment attraction and upgrade of value chains of products, upgrade and development of industry and tourism sectors

a

Objective

Refining the mechanism, policies which support investment attraction and upgrade of value chains of products, upgrade and development of industry and service sectors

b

Target entities

The industries such as: Electronics and IT, textile and garment, food processing, agricultural machinery, tourism and related services

c

Key components

- Reviewing the current investment support, attraction mechanism, policies applied to related industries/fields and areas/territories; typical preferential investment attraction mechanisms for the development of industrial zones;

- Reviewing the investment support, attraction demands/requests for upgrade of the value chains of competitive commodities and development of related industry groups in potential areas/regions;

- Establishing typical investment support, attraction mechanisms, policies for upgrade of value chains of products, upgrade and development of related industrial, servicing sectors.

d

Leading and cooperating agencies

Leading agency: Ministry of Planning and Investment

Cooperating agencies: Ministry of Industry and Trade; Ministry of Information and Communication, Ministry of Agriculture and Rural Development; Ministry of Culture, Sports and Tourism; People’s Committees of related provinces/cities under Central management.

dd

Implementation period

2015-2016

e

Funding

State fund

4. Building capacity for scientific and technological research and development agencies to upgrade the value chains of products with competitive advantage

a

Objective

Building capacity for scientific and technological research and development agencies to support the upgrade of the value chains of competitive commodities

b

Target entities

Scientific and technological research and development agencies involving in: Electronics and IT, textile and garment, food processing, agricultural machinery and the services companies related to tourism and related services.

c

Key components

- Reviewing and evaluating current qualification of scientific and technological research and development agencies involving in electronics and IT, textile and garment, food processing, agricultural machinery and the services companies related to tourism and related services;

- Evaluating the demands for capacity building and development of scientific and technological research and development agencies in the development, upgrade of the value chains of competitive commodities;

- Proposing investment, upgrade and establishment solutions to support scientific and technological research facilities which assist the upgrade of the value chains of competitive commodities.

d

 Leading and cooperating agencies

Leading agency:  Ministry of Science and Technology

Cooperating agencies:  Ministry of Industry and Trade [“MIT”]; Ministry of Information and Communication [“MIC”]; Ministry of Agriculture and Rural Development [“MARD”], and Ministry of Culture, Sports and Tourism [“MCST”]

D

dd

Implementation period

2015-2020

e

Funding

State fund, aided funds

II. PROJECTS BY INDUSTRIES

1. Pilot development and upgrade of value chains of competitive commodities related to electronics - IT

a

Objective

Supporting the development and upgrade of value chains of competitive commodities related to electronics - IT

b

Target entities

Producers and services companies related to electronics – IT

c

Key components

Reviewing and/or reviewing the development strategies, planning related to electronics – IT to support the upgrade of value chains of competitive commodities, establish and develop industry groups; Developing supporting policies and/or solutions aiming at producers of competitive commodities such as: Electronic microcircuit technologies, software platform, information and communication equipment, software and digital data; Establishing and developing scientific and technological programs to support the upgrade of value chains of competitive commodities such as: Electronic microcircuit technologies, software platform, information and communication equipment, software and digital data; Piloting the development of 01 of the potential selected industry groups such as: Household electronic industry group in Binh Duong; audio and visual electronic industry group in Thai Nguyen, Bac Ninh, Bac Giang, Hanoi City, Hai Duong; IT product and related services in Hanoi, Ho Chi Minh City, Da Nang.

D

Leading and cooperating agencies

Leading agency:  Ministry of Information and Communication

Cooperating agencies:  People’s Committees of related provinces

D

Implementation period

2015-2020

e

Funding

State fund, corporate investment capital and other legitimate funding

2. Pilot development and upgrade of value chains of competitive commodities related to textile and garment

a

Objective

Supporting the development and upgrade of selected industries/sectors and value chains of production of competitive commodities related to Textile and garment

b

Target entities

Producers and services companies related to textile and garment

c

Key components

Reviewing and adjusting textile and garment development strategies and/or planning to support the upgrade of value chains of competitive commodities and establishment and development of industry groups; Proposing the list of competitive commodities related to Textile and garment; selecting and supporting the pilot production of selected competitive commodities of this industry; Establishing and developing scientific and technological programs to support the upgrade of value chains of competitive commodities related to textile and garment; Piloting the development of 01 of the potential industry groups such as: Weaving and garment in Thai Binh, Nam Dinh, Ninh Binh, Bac Giang provinces; textile and garment in Ho Chi Minh City (specializing in material supply and services provision) and central region (specializing in ODM).

d

Leading and cooperating agencies

Leading agency:  Ministry of Industry and Trade

Cooperating agencies:  Ministry of Science and Technology, People’s Committees of related provinces.

D

Implementation period

2015 -2020

e

Funding

State fund, corporate investment, other legitimate grants and funding

3. Pilot development and upgrade of value chains of competitive commodities related to agricultural machinery

a

Objective

Supporting the development and upgrade of the industry group value chains of production of competitive commodities related to agricultural machinery

b

Target entities

Producers and services companies related to agricultural machinery

c

Key components

Reviewing and adjusting the development strategies and/or planning related to agricultural machinery to support the upgrade of value chains of competitive commodities and establishment and development of industry groups; Proposing the list of competitive commodities related to agricultural machinery; selecting, supporting the pilot production of selected commodities of this industry line; supporting small-batch production of critical agricultural machines; Establishing and developing scientific and technological programs to support the upgrade of value chains of competitive commodities related to agricultural machinery; Piloting the development of 01 of the potential selected industry groups such as: agricultural machinery and equipment in Hanoi, Hai Duong, Hai Phong; machinery and equipment industry in Ho Chi Minh City, Long An, Dong Nai.

d

Leading and cooperating agencies

Leading agency:  Ministry of Industry and Trade

Cooperating agencies:  Ministry of Science and Technology, People’s Committees of related provinces.

D

Implementation period

2015 - 2020

e

Funding

State fund, corporate investment, grants and other legitimate funding

4. Pilot development and upgrade of value chains of competitive commodities related to food processing

a

Objective

Supporting the development and upgrade of the industry group and value chains of production of competitive commodities related to food processing

b

Target entities

Producers and services companies related to food processing

c

Key components

Reviewing, adjusting food processing development strategies and/or planning to support the upgrade of value chains of competitive commodities and establishment and development of industry groups; Proposing the list of competitive commodities related to food processing; selecting, supporting the pilot production of selected competitive commodities of this industry; Establishing and developing scientific and technological programs to support the upgrade the value chains of competitive commodities related to food processing; Piloting the development of 01 of the potential industry groups such as: Aquatic product processing in the Southwestern provinces [Mekong Delta]; aquatic and agro-product processing in coastal and highlands provinces; central region; agro-product processing in the Northern midland provinces.

d

Leading and cooperating agencies

Leading agencies:  MARD in cooperation with MST, MIT and People’s Committees of related provinces, cities under Central management.

D

Implementation period

2015-2020

e

Funding

State fund, corporate investment, grants and other legitimate funding

5. Establishing the logistics system to boost regional connection for rice production, supply, processing and consumption in the Southern region

a

Objective

Improving value chains of rice with upgraded and flexible warehousing system in connection with mass industrial processing in rice specializing areas in the Mekong Delta region

b

Target entities

The companies related to food processing, transportation, logistics in the Southern region;

c

Key components

Planning and supporting site clearance for the construction of industrial parks for centralized agro-product processing, in line with infrastructural development (seaway, land);Establishing warehousing, forwarding systems; supporting trade promotion, maintaining activities of regional production chains.

D

Leading and cooperating agencies

Leading agency:  MARD
Cooperating agencies:  People’s Committees of related provinces

D

Implementation period

2015-2020

e

Funding

Non-income generating capital allocated to MARD; Calling for investment from interested companies under PPP (public-private partnership)

6. Pilot development and upgrade of value chains of competitive products related to tourism and related services

a

Objective

Supporting the development and upgrade of the industry group and value chains of production of competitive products related to tourism and related services

b

Target entities

Services companies related to tourism

c

Key components

Reviewing, adjusting tourism development strategies and/or planning to support the upgrade of value chains of competitive products and establishment and development of industry groups; Developing piloting programs for selected brand names of local products, handicrafts, souvenir items for tourists; Piloting the development of 01 of potential selected industries/sectors such as: Hai Phong – Quang Ninh tourism area for sightseeing tours and eco-tours; Da Nang – Thua Thien Hue – Quang Nam tourism area for coastal retreat and entertainment, sightseeing, cultural heritage tours; Khanh Hoa – Binh Thuan tourism area for long-stay coastal retreat, urban relaxation, sightseeing, sea sports tours; Binh Dinh – Phu Yen – Ninh Thuan tourism area for coastal retreat and wildlife tours; Ho Chi Minh City – Ba Ria – Vung Tau tourism area for coastal retreat and urban relaxation tours; Phu Quoc Island tourism area for coastal retreat, island discovery tours.

D

Leading and cooperating agencies

Leading agency:  Ministry of Culture, Sports and Tourism

Cooperating agencies:  People’s Committees of related provinces

D

Implementation period

2015 -2020

e

Funding

State fund, corporate investment, grants and other legitimate funding

7. Raising awareness and improving tourism manners

a

Objective

Raising awareness on tourism, professional and efficient servicing skills and conducts for tourism and non-tourism entities involving directly in the value chains of sea tourism with training programs.

b

Target entities

Staff of hotels, restaurants; tour guides, commentators at tourist spots; Import, export, customs staff; Tour drivers, taxi drivers, electric vehicle drivers, motorbike taxi drivers (“xe ôm”); retailed souvenir shops and other shops at tourist centers; restaurant in tourist centers; residents at tourist spots.

c

Key components

Organizing training courses on servicing skills to cater tourists. Organizing training workshops on conducts and servicing manners to cater tourists. Organizing communication, educational programs on conducts and servicing manners to cater tourists.

d

Leading and cooperating agencies

Leading agency:  Ministry of Culture, Sports and Tourism

Cooperating agencies:  Ministry of Public Security, Ministry of Finance, People’s Committees of related provinces

D

Implementation period

2015-2020

e

Funding

The National Action Solution on tourism

8. Upgrading commercial ports serving tourism

a

Objective

Investing, upgrading selected commercial sea ports adjacent to big tourist centers into sea ports to cater tourists

b

Target entities

Central region: developing Chan May Port into tourist sea ports based on its advantages of connecting to international airports as well as renowned tourist sites in Hue, Da Nang. Southern region: developing at least 01 specialized wharf for tourist cruisers in Ho Chi Minh City and Vung Tau

c

Key components

Central region: Short-term: Renovating, developing 01 specialized wharf in Chan May Port to welcome tourists. Long-term: Developing sea harbour at Chan May Port. Southern region: Short-term: Renovating, developing 01 port near Ho Chi Minh City and Vung Tau to cater tourist cruisers which will be spacious, without cargo vessels and simple. Long-term: Constructing 01 main quay to cater large tourist cruisers and a wharf to be as close to Ho Chi Minh City as possible.

d

Leading and cooperating agencies

Leading agency:  People’s Committees of related provinces

Cooperating agencies:  MOT, MPI, Ministry of Culture, Sports and Tourism

D

Implementation period

2015 – 2020

e

Funding

Local fund for infrastructure development

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 32/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất