Quyết định 29/2007/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2015, có xét đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 29/2007/QĐ-BCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Công nghiệp |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 29/2007/QĐ-BCN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 11/07/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 29/2007/QĐ-BCN
BỘ CÔNG NGHIỆP ---------- Số: 29/2007/QĐ-BCN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------- Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
-------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Thông báo số 3174/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ ngày 11 tháng 6 năm 2007 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch và uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt các chiến lược quy hoạch;
Xét tờ trình số 242/TTr-VCL ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2015, có xét đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
Phát triển công nghiệp Vùng với tốc độ cao, hiệu quả và bền vững, phát huy được lợi thế của từng tỉnh trong vùng. Đảm bảo tính liên kết vùng trên cơ sở phân bố hợp lý về không gian lãnh thổ, về cơ cấu các ngành công nghiệp. Hình thành được một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, đưa Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung trở thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với phát triển các ngành kinh tế khác, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
2. Mục tiêu phát triển
Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2006-2010 đạt 13,5%; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12,5%;
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP năm 2010 chiếm 40,91%; năm 2015 chiếm 43,70% (trong đó công nghiệp là 30,73% và 34,28%);
Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là 16,90%, giai đoạn 2011-2015 là 15,0%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là 20,16%, giai đoạn 2011 - 2015 là 19,35%.
3. Định hướng phát triển
Phát triển công nghiệp theo phương châm huy động tối đa mọi nguồn lực của các địa phương trong vùng, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên vùng và liên ngành.
Phát triển các khu công nghiệp tập trung gắn với nguồn nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất. Chú trọng phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, rút ngắn dần khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa nông thôn và thành thị, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn.
Chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực có hàm lượng chất xám cao như kỹ thuật điện tử, cơ điện tử, sản xuất thiết bị máy móc siêu trường, siêu trọng, đóng và sửa chữa tầu thủy, sản xuất thép, vật liệu xây dựng cao cấp.
Khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng cho sản xuất ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, động cơ điện.
Đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
4. Quy hoạch phát triển các ngành
4.1. Quy hoạch ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim
a) Quan điểm phát triển
Phát triển công nghiệp cơ khí và luyện kim thành ngành công nghiệp chủ lực của Vùng, từng bước trang bị các máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến; tăng cường liên kết sản xuất các linh kiện, phụ kiện; từng bước hội nhập vào tiến trình phân công sản xuất quốc tế.
b) Mục tiêu phát triển
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 22,94%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 20,50%.
Phấn đấu đến năm 2010 và 2015, các sản phẩm chủ yếu như máy động lực, máy nông nghiệp, linh kiện ô tô, xe máy, van công nghiệp, thiết bị y tế, thép cán đáp ứng đủ nhu cầu trong vùng và một phần cho xuất khẩu.
c) Định hướng phát triển
- Khai thác thế mạnh của vùng để đầu tư phát triển ở những nơi có hạ tầng cơ sở tốt. Hình thành mạng lưới doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ phục vụ cho nhu cầu phát triển ngành.
- Từng bước trang bị lại và hiện đại hoá các trang thiết bị, đổi mới công nghệ, ứng dụng kỹ thuật số trong khâu thiết kế, chế tạo.
Đầu tư mới cơ sở sản xuất thép tấm với công nghệ hiện đại, phục vụ nhu cầu trong vùng và cả nước.
d) Quy hoạch phát triển
- Các sản phẩm cơ khí chế tạo máy, chế tạo thiết bị tập trung phát triển tại Đà Nẵng, các ngành phụ trợ tại Quảng Nam;
Lắp ráp ô tô, xe máy và phương tiện vận tải tập trung phát triển tại Quảng Nam, chế tạo linh kiện thiết bị phụ trợ tại Đà Nẵng;
Công nghiệp đóng tàu tập trung phát triển tại Quảng Ngãi;
Công nghiệp luyện kim phát triển tại Quảng Ngãi, Đà Nẵng.
4.2. Quy hoạch công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản - thực phẩm
a) Quan điểm phát triển
- Tập trung phát triển những sản phẩm truyền thống và có nguồn nguyên liệu tại địa phương phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chú trọng liên kết ngành và liên kết vùng trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản gắn với phát triển bền vững nguồn nguyên liệu và đảm bảo vệ sinh thực phẩm, môi trường công nghiệp.
b) Mục tiêu phát triển
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 18,53%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 18,17%.
c) Định hướng phát triển
- Chú trọng đầu tư chiều sâu nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng chế biến, đặc biệt với nhóm sản phẩm thuỷ sản, súc sản, nước giải khát, đồ gỗ;
- Tăng cường nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm và nguồn nguyên liệu để chủ động trong sản xuất, hạn chế ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, tình trạng thời tiết.
d) Quy hoạch phát triển
- Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Định là trung tâm sản xuất thuỷ, hải sản đông lạnh xuất khẩu. Phát triển vùng nguyên liệu, công nghiệp sơ chế bán thành phẩm và thức ăn nuôi trồng thuỷ sản ở Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
- Đồ gỗ xuất khẩu và đồ gỗ cao cấp phục vụ nhu cầu nội địa tập trung phát triển tại Bình Định - Quảng Ngãi với mạng lưới sản xuất hỗ trợ ở Thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, vùng nguyên liệu là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và cao nguyên miền Trung.
- Đồ uống phục vụ tiêu dùng trong nước, cho khách du lịch và xuất khẩu sang Lào, Campuchia tập trung phát triển ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.
4.3. Quy hoạch ngành sản xuất vật liệu xây dựng
a) Quan điểm phát triển
- Phát triển đa dạng chủng loại và đáp ứng đủ nhu cầu trong vùng các vật liệu xây dựng thông thường trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại địa phương.
- Đầu tư công nghệ, kỹ thuật để sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng mới, cao cấp tại một số địa phương có lợi thế, trong đó tập trung khai thác đá khối, gia công đá ốp lát để xuất khẩu.
- Việc phát triển quy mô và phân bố sản xuất phải phù hợp với nguồn tài nguyên, thị trường tiêu thụ.
b) Mục tiêu phát triển
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 22,05%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 19,53%.
- Phấn đấu đến năm 2015, các sản phẩm chủ yếu như xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, đá ốp lát đáp ứng đủ nhu cầu của Vùng và đẩy mạnh xuất khẩu.
c) Định hướng phát triển
- Tập trung phát triển các loại vật liệu có lợi thế như khai thác đá khối, gia công đá ốp lát, vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, cát sỏi xây dựng, gạch ốp lát các loại, gạch ceramic.
- Tăng cường đầu tư công nghệ để sản xuất một số sản phẩm cao cấp, sản phẩm mới phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
- Chuyển đổi dần công nghệ sản xuất xi măng theo công nghệ tiên tiến lò quay và sản xuất gạch nung theo công nghệ lò tuy nen.
d) Quy hoạch phát triển
Ưu tiên phát triển sản xuất xi măng ở các địa phương như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Đá ốp lát ở Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi; gạch ốp lát ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Men màu cho sản xuất gốm, sứ, gạch men ở Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi; Kính xây dựng ở Quảng Nam; sứ vệ sinh ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi...
4.4. Quy hoạch công nghiệp điện tử - tin học
a) Quan điểm phát triển
- Phát triển ngành điện tử - tin học thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Vùng.
- Phát triển ngành gắn với phân công lao động, tăng cường hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài, đặc biệt với các doanh nghiệp có công nghệ nguồn.
- Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để khai thác nguồn vốn và công nghệ mới.
b) Mục tiêu phát triển
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 21,81%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 31,58%.
- Đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đầu tàu trong lĩnh vực phát triển công nghệ phần mềm và tạo mạng lưới liên kết với các địa phương trong vùng sản xuất máy tính, thiết bị văn phòng, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông, ...và các dịch vụ nhằm đáp ứng 70 - 85% nhu cầu của toàn Vùng.
c) Định hướng phát triển
- Tập trung phát triển các nhóm sản phẩm điện tử với công nghệ cao, sản xuất linh kiện điện tử, ti vi màu. Chú trọng đầu tư nghiên cứu, thiết kế một số loại sản phẩm điện tử công nghiệp, gắn với sản phẩm cơ khí, hình thành các sản phẩm cơ điện tử có khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Phát triển các sản phẩm tin học, hình thành một số khu, cụm công nghiệp phần mềm. Nghiên cứu thiết kế, sản xuất các thiết bị thu phát sóng vô tuyến và truyền thanh phục vụ cho nhu cầu của các huyện, các tỉnh trong vùng và toàn quốc.
d) Quy hoạch phát triển
Giai đoạn đến năm 2015, tập trung đầu tư để Đà Nẵng trở thành trung tâm điện tử - công nghệ thông tin của Vùng ; từng bước phát triển công nghiệp phần mềm tại Đà Nẵng, Huế và Bình Định cùng với phát triển phần cứng tại các tỉnh trong vùng.
4.5. Quy hoạch công nghiệp hóa chất
a) Quan điểm phát triển
- Phát triển công nghiệp hóa chất nhằm đáp ứng đủ một số sản phẩm thiết yếu, có lợi thế trong vùng để cung cấp cho thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu như phân bón, lốp ôtô - xe máy, lốp xe đạp...
- Hình thành và phát triển công nghiệp lọc hoá dầu với công nghệ hiện đaị, nhằm tạo ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh, góp phần giảm kim ngạch nhập khẩu và chuyển đổi cơ cấu ngành.
b) Mục tiêu phát triển
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 15,26%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 31,80%.
c) Định hướng phát triển
- Từng bước xây dựng ngành công nghiệp hóa chất, hoá dầu hiện đại, hình thành các tổ hợp sản xuất có quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Ưu tiên phát triển các loại hoá chất phục vụ nông nghiệp, các loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao, các loại phân bón lá và phân vi sinh, các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại đối với môi trường và con người.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm chế biến từ cao su, các sản phẩm hoá chất tiêu dùng và gia dụng khác với nhiều mẫu mã đẹp, chất lượng và giá cả cạnh tranh.
d) Quy hoạch phát triển
Tại Thừa Thiên Huế phát triển công nghiệp phân bón, nhựa dân dụng, bao bì, sơn, composit, hình thành cơ sở chế biến các sản phẩm từ rác thải.
Tại Đà Nẵng phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su, phân bón, khí công nghiệp, nến mỹ thuật…
Tại Quảng Nam phát triển các loại phân vi sinh, lốp ôtô, xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp, các loại nhựa PP, PE, PVC, UPR...
Tại Quảng Ngãi phát triển công nghiệp lọc hoá dầu.
Tại Bình Định phát triển công nghiệp phân bón hữu cơ, vi sinh, phân NPK, một số sản phẩm cao su dân dụng, cao su kỹ thuật.
4.6. Quy hoạch công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản
a) Quan điểm phát triển
- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở lợi thế về tài nguyên khoáng sản của mỗi tỉnh trong Vùng.
- Tăng cường chế biến sâu khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô; sử dụng tổng hợp các loại khoáng sản, nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản chính, các khoáng sản đi kèm và giá trị của các sản phẩm chế biến.
- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chủ yếu dựa vào nội lực trong nước. Trong trường hợp cần thiết, có thể liên doanh với nước ngoài để điều tra, thăm dò, tiến tới khai thác các khoáng sản ở dưới sâu, chưa được phát hiện, đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn, công nghệ phức tạp.
b) Mục tiêu phát triển ngành
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2010 khoảng 22,38%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 18,77%.
c) Định hướng phát triển
- Coi trọng các điều kiện phát triển bền vững, quản lý tốt nguồn tài nguyên, bảo vệ tốt môi trường, ổn định đời sống của người lao động.
- Việc phân bố các cơ sở khai thác, chế biến phải gắn với thị trường, gần nguồn tài nguyên và xa các khu du dịch đã được khoanh vùng, đặc biệt là các lăng tẩm ở Thừa Thiên Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn...
- Tiếp tục tổ chức đánh giá trữ lượng đối với các mỏ, điểm quặng có triển vọng, làm cơ sở tin cậy để đầu tư khai thác, chế biến đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu.
d) Quy hoạch phát triển
Khai thác vàng ở Quảng Nam; Quặng titan ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; grafit ở Quảng Ngãi; đá ốp lát, đá xây dựng Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; cao lanh , fenspat ở Quảng Nam, Quảng Ngãi...
4.7. Quy hoạch ngành dệt may - da giầy
a) Quan điểm phát triển
- Đầu tư phát triển ngành dệt may, da giày theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại, hướng vào khâu thiết kế, tạo mẫu mốt, sản phẩm cao cấp. Chú trọng phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và phụ tùng cho ngành.
- Phát triển ngành dệt may, da giầy bằng mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của tư nhân trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần, hình thành nhiều doanh nghiệp mới, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
b) Mục tiêu phát triển
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 21,45%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 16,48%. Trong đó tương ứng dệt may đạt 18,66% và 16,48%; Da giày đạt 29,85% và 16,47%.
Đến năm 2015 sản xuất trong nước đáp ứng phần lớn nguyên, phụ liệu của ngành.
c) Định hướng phát triển
- Phát triển ngành dệt may, da giày theo định hướng xuất khẩu. Bố trí lại lực lượng sản xuất theo hướng hình thành các cụm công nghiệp dệt may, da giày. Tại các đô thị, thành phố, các đầu mối giao thông chính, các cảng biển, dân trí cao, hạ tầng cơ sở thuận lợi sẽ phát triển các nhà máy có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm thời trang, cao cấp và xuất khẩu. Tại các khu dân cư thị trấn, thị xã, thị tứ dọc các tuyến giao thông chính, phát triển các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, sử dụng lao động tại chỗ, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nội địa và làm vệ tinh cho các nhà máy lớn.
- Tập trung đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu, hình thành một số cụm chợ đầu mối cung cấp nguyên phụ liệu cho vùng, giảm dần tỷ trọng sản phẩm gia công, tăng tỷ trọng sản phẩm tự sản xuất.
- Tăng cường khâu nghiên cứu, thiết kế mẫu mốt; mở rộng hệ thống siêu thị, bán buôn, hệ thống đại lý; ứng dụng công nghệ điện tử trong các hoạt động giao dịch, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu.
d) Quy hoạch phát triển
* Dệt may: Phát triển các nhà máy sản xuất sợi, nhà máy dệt ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; Phát triển các nhà máy may ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định ; Phát triển Đà Nẵng, Quảng Nam trở thành trung tâm sản xuất nguyên phụ liệu dệt may của vùng.
* Da giầy: Phát triển các nhà máy sản xuất giày dép ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định; Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành ở Đà Nẵng.
(Danh mục các công trình công nghiệp chủ yếu xây dựng mới xem Phụ lục 1)
4.8. Quy hoạch công nghiệp điện lực
a) Quan điểm phát triển
- Phát triển điện lực Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, có tính đến các điều kiện cụ thể Vùng, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài, đa dạng hoá các hình thức đầu tư để phát triển nguồn điện. Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo cho các địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
- Ưu tiên xây dựng các công trình thuỷ điện đa mục tiêu trong vùng nhằm chống lũ, cấp nước, phát điện cho vùng và hỗ trợ nguồn cho hệ thống điện cả nước.
- Phát triển và hoàn thiện mạng lưới điện trong Vùng nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy trong cung cấp điện theo tiêu chí N-1, giảm thiểu tổn thất điện năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo lưới trung áp sang điện áp 22kV và điện khí hoá nông thôn.
- Sơ đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao, cung cấp điện an toàn, ổn định, đảm bảo chất lượng điện năng (điện áp và tần số) cho phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, đặc biệt đối với khu vực trung tâm thành phố Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn và các khu chế xuất, khu công nghiệp.
b) Mục tiêu phát triển
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu tiêu dùng điện của sản xuất và tiêu dùng dân cư trong Vùng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện áp, chú trọng tới các khu vực trung tâm, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Trong giai đoạn 2006 - 2010, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng điện năng khoảng 22%/năm; tốc độ tăng trưởng công suất khoảng 19,3%/năm. Trong các giai đoạn sau tốc độ tăng trưởng điện năng và công suất khoảng 17,3% - 16% (giai đoạn 2011 - 2015) và khoảng 14,5% - 13,1% (giai đoạn 2016 - 2020).
c) Quy hoạch phát triển
Thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét đến triển vọng 2025 và các Quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh trong Vùng giai đoạn đến 2015. Đến 2015 trong Vùng sẽ phát triển thêm 12 công trình thuỷ điện với tổng công suất khoảng 1.450 MW và các công trình thuỷ điện nhỏ, nâng tổng công suất nguồn lên khoảng 1.560 MW. Khẩn trương nghiên cứu địa điểm phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của Vùng trong trường hợp tăng trưởng cao hơn dự kiến. Phát triển đồng bộ lưới điện ở các cấp điện áp nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu dùng điện cho Vùng.
4.9. Quy hoạch tiểu thủ công nghiệp
a) Quan điểm phát triển
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở những ngành nghề truyền thống, có lợi thế về lao động, tài nguyên trên địa bàn, chú trọng các vùng nông thôn đang đô thị hoá, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, môi sinh; Kết hợp hài hoà giữa công nghệ mới với công nghệ cổ truyền, giữa sản xuất với kinh doanh du lịch và các hoạt động dịch vụ khác.
b) Mục tiêu phát triển
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 14,84%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 11,23%.
c) Định hướng phát triển
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang nông thôn trong vùng, với phát triển thương mại, dịch vụ và giải quyết tốt các vấn đề môi trường.
- Ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, kết hợp mở thêm nghề mới, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, chế biến nông sản, thực phẩm và các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp khác.
- Chú trọng đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại kết hợp với công nghệ cổ truyền, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc
- Hình thành một số làng văn hoá - du lịch tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
d) Quy hoạch phát triển
- Phát triển nghề gốm Phước Tích làm gốm trang trí nội ngoại thất để trùng tu các di tích lịch sử. Tranh gương ở phố cổ Bao Vinh. Đúc đồng (Thừa Thiên Huế), tre đan (ở Bao La, Thuỷ lập - Huyện Quảng Điền), mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên - Phong Điền, dệt zeng ở A Lưới.
- Quy hoạch làng đúc nhôm đồng Phước Kiều - Quảng Nam thành làng nghề kiểu mẫu, hình thành khu thương mại làng nghề, trưng bày giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm.
- Phát triển nghề dâu tằm tơ tại Đông Yên (Quảng Nam) sản xuất các loại lụa cao cấp...
- Khôi phục và phát triển nghề đan mây tre tại Tam Vinh (Phú Ninh) và Duy Sơn (Duy Xuyên) tỉnh Quảng Nam với sự tài trợ của các tổ chức phát triển liên hợp quốc UNIDO và UNESCO.
- Phát triển nghề đá mỹ nghệ tại Non nước, Đà Nẵng; đẩy mạnh các hoạt động thương mại tạo thị trường cho nghề phát triển.
- Đầu tư phát triển sản phẩm Rượu Bầu Đá (Bình Định) để cung cấp cho thị trường khu vực và tham gia xuất khẩu .
- Tập trung phát triển sản phẩm gỗ mỹ nghệ tại An Nhơn để đáp ứng nhu cầu trong nuớc, phục vụ du lịch và xuất khẩu.
4.10. Quy hoạch phân bố khu công nghiệp
a) Quan điểm quy hoạch
- Tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy diện tích các khu cụm công nghiệp hiện có. Chỉ đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới khi tỷ lệ lấp đầy đạt được trên 75%.
- Cần hình thành một số khu công nghiệp chuyên ngành như điện tử tin học, hoá chất, một số khu công nghệ cao.
- Các khu cụm công nghiệp cần được đầu tư từ mọi nguồn vốn, nhất là vốn từ các doanh nghiệp và cần được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt nhất để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư.
b) Mục tiêu quy hoạch
Trong giai đoạn đến năm 2015, 2020 dự kiến mở rộng và triển khai xây dựng thêm khoảng 22 nghìn ha các khu cụm công nghiệp.
c) Định hướng quy hoạch
- Hình thành mối liên kết theo tuyến các khu công nghiệp trong các khu kinh tế lớn như Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội nhằm phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, như công nghiệp phục vụ cảng, vận tải biển, chế biến hàng xuất khẩu, công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí lắp ráp, công nghiệp hàng tiêu dùng, lọc hóa dầu, hóa chất…
Trong đó:
- Khu công nghiệp Chân Mây Lăng Cô (Thừa Thiên Huế): Phát triển công nghiệp phục vụ cảng, vận tải biển, chế biến hàng xuất khẩu.
- Khu công nghiệp Tam Hiệp (Quảng Nam): công nghiệp điện tử, cơ khí lắp ráp chính xác; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp hàng tiêu dùng.
- Khu công nghiệp Bắc Chu Lai (Quảng Nam): công nghiệp lắp ráp cơ khí; điện dân dụng, vật liệu điện, vật liệu xây dựng; công nghiệp may, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Khu công nghiệp Tam Thăng (Quảng Nam): công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp da giày, may mặc; công nghiệp lắp ráp hàng điện, điện tử, điện lạnh.
- Khu công nghiệp Phía Đông (Quảng Ngãi): lọc - hóa dầu, hóa chất, đóng tàu, luyện - cán thép, sản xuất xi măng, chế tạo thiết bị nặng, lắp ráp ôtô, dịch vụ cảng.
- Khu công nghiệp phía Tây (Quảng Ngãi): Là Khu công nghiệp nhẹ tập trung các cơ sở sản xuất VLXD, cơ khí sửa chữa, chế biến nông hải sản, hàng dệt may, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện, điện tử; kho bãi.
- Khu công nghiệp Nhơn Hội (Bình Định): Công nghiệp hóa dầu, đóng tàu, cơ khí, điện tử, lắp ráp ôtô, dệt may.
Hình thành một số trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ khu vực Nam Trung Bộ mà nòng cốt là các khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội và Vân Phong (Khánh Hòa).
(Danh mục các khu cụm công nghiệp như Phụ lục số 2)
5. Nhu cầu vốn đầu tư
- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2015 khoảng 131.039 tỷ đồng, trong đó cho các ngành công nghiệp khoảng 98.539 tỷ đồng; cho cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp khoảng 28.500 tỷ đồng; cho điện, nước khoảng 4.000 tỷ đồng (chỉ tính riêng cho lưới điện trung, hạ thế).
- Khả năng huy động các nguồn vốn dự kiến:
a. Vốn trong nước khoảng 57- 67% gồm huy động từ ngân sách khoảng 12-14%, vay tín dụng khoảng 14-16%, vốn liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp khoảng 9-10%, huy động từ thị trường chứng khoán và các nguồn khác khoảng 22-24%.
b. Vốn nước ngoài khoảng 33 - 43% gồm vay ưu đãi khoảng 10-12%, vốn FDI khoảng 23 - 31%.
6. Giải pháp và chính sách
6.1. Các giải pháp chủ yếu
a) Giải pháp về tổ chức quản lý
- Từng bước hình thành các cụm liên kết doanh nghiệp trong đó bao gồm doanh nghiệp sản xuất, cơ sở dịch vụ công nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu-triển khai, cơ sở cung ứng nguyên liệu, kho bãi…
- Hình thành một số khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghệ cao, khu công nghiệp hỗ trợ, một số trung tâm cung cấp nguyên phụ liệu chuyên ngành.
b) Giải pháp về vốn
- Vốn từ nguồn ngân sách tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để đến năm 2010 hoàn thành các công trình chủ yếu, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng; một phần hỗ trợ cho đầu tư nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Ưu tiên cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vay đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Nhà nước khuyến khích.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, chú trọng các nguồn vốn của doanh nghiệp, từ thị trường chứng khoán, từ cổ phần hoá doanh nghiệp, nguồn FDI, vốn vay...Kết hợp lồng ghép giữa các nguồn vốn để bảo đảm hiệu quả sử dụng.
- Khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới, khuyến khích tư nhân đầu tư sản xuất thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục thành lập, tạo điều kiện tiếp cận mặt bằng sản xuất, nguồn vốn, thông tin...
c) Giải pháp về đất đai
- Phân bố kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả, đặc biệt đất giành cho khu công nghiệp.
- Có giải pháp và chính sách tích cực, đồng bộ để thực hiện giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư cho các dự án bảo đảm tiến độ xây dựng.
d) Giải pháp về công nghệ
- Khuyến khích doanh nghiệp hình thành Quỹ phát triển khoa học công nghệ, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất theo phương châm đổi mới từng phần, từng công đoạn tiến tới đổi mới toàn bộ.
- Phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng. Gắn hoạt động nghiên cứu phát triển của các cơ sở nghiên cúu với các doanh nghiệp.
đ) Giải pháp về nguồn nhân lực
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành then chốt như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới... cho các khu công nghiệp, các dự án công nghiệp trọng điểm, các ngành nghề mới. Chú trọng đào tạo nghề để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, nâng dần chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.
- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Củng cố và đầu tư phát triển các Trường công nhân kỹ thuật, Trường dạy nghề của các tỉnh trong Vùng.
- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và các địa phương tổ chức đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, tổ chức dạy nghề cho cư dân nông thôn.
e) Giải pháp bảo vệ môi trường
- Thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường của dự án và đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch.
- Giành đủ nguồn lực cho việc đầu tư các dự án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải từ các nhà máy tới các khu công nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tăng tích luỹ, hình thành nguồn vốn hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Thực hiện đầy đủ công tác theo dõi, quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
6.2 Các chính sách chủ yếu
a) Chính sách về thị trường
- Xây dựng đồng bộ chính sách kích cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp ở nông thôn.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường để giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý liên quan tới thương mại để hạn chế những hành vi gian lận thương mại (hàng giả, hàng nhái, buôn lậu...), vi phạm các nguyên tắc và luật lệ thương mại quốc tế như trợ cấp, bán phá giá; các hành vi cạnh tranh không bình đẳng; nâng cao ý thức của người tiêu dùng và tăng cường vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng.
- Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong Vùng.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, để giảm phiền hà và chi phí cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành.
b) Chính sách xúc tiến đầu tư
- Công bố danh mục các dự án công nghiệp kêu gọi đầu tư trong từng thời kỳ để các nhà đầu tư lựa chọn các phương án đầu tư thích hợp.
- Triển khai cụ thể hoá các chủ trương chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn trong vùng.
- Khuyến khích các Tập đoàn, Tổng công ty lớn trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành nghề công nghệ cao, các dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, với nhiều hình thức đầu tư khác nhau.
c) Chính sách huy động vốn
- Áp dụng chính sách tạo vốn đầu tư thông qua hình thức thuê tài chính, nhất là thuê tài chính của các tổ chức nước ngoài.
- Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với khách hàng để đầu tư hạ tầng mà trước tiên là đầu tư cho điện, nước và giao thông.
- Các địa phương trong Vùng có kế hoạch giành từ ngân sách địa phương 0,5 - 1% tổng thu ngân sách hàng năm để bổ sung nguồn kinh phí khuyến công.
d) Chính sách về tài chính, thuế
- Tạo thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn tài chính một cách bình đẳng, nhanh chóng. Có cơ chế hỗ trợ tích cực cho các hoạt động khoa học công nghệ, hình thành doanh nghiệp mới, tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ...
- Từng địa phương cần công khai khung giá thuê đất cho từng khu vực tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn; phổ biến các biểu thuế theo lộ trình cam kết với WTO để doanh nghiệp chủ động các giải pháp thực hiện.
- Sử dụng công cụ thuế, phí một cách linh hoạt, phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, đồng thời bảo hộ hợp lý một số sản phẩm công nghiệp.
đ) Chính sách khoa học công nghệ
- Có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí để đổi mới, công nghệ, chuyển giao hoặc mua thiết kế, đào tạo nhân lực.....
- Hình thành một số trung tâm nghiên cứu và phát triển mạnh đủ khả năng cung cấp thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng.
- Có chính sách hỗ trợ tài chính để tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm chế thử lần đầu từ các kết quả nghiên cứu.
- Các địa phương nghiên cứu giành một phần ngân sách để hỗ trợ các hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ mới, các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng các giải pháp hữu ích...
- Cần có chính sách để thu hút cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, công nhân có tay nghề cao như về nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, phụ cấp lương...
e) Chính sách phát triển vùng nguyên liệu
- Khuyến khích hình thành mối liên kết giữa nhà sản xuất với người cung cấp nguyên liệu bằng nhiều hình thức phù hợp trên cơ sở hài hoà lợi ích để phát triển vùng nguyên liệu và ổn định nguồn cung cấp.
- Các địa phương, doanh nghiệp có cơ chế hỗ trợ người trồng nguyên liệu về giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.
g) Chính sách đào tạo và sử dụng lao động
- Có chính sách thu hút các trí thức, chuyên gia, thợ lành nghề giỏi chuyển về công tác tại các địa phương trong vùng. Các doanh nghiệp cần giành kinh phí đưa cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo tại các nước phát triển.
- Thực hiện chính sách tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển, bố trí đúng người, đúng việc; chuyển dần hình thức bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp sang hình thức ký hợp đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ công nghiệp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thực hiện quy hoạch này và tham gia có hiệu quả các hoạt động của Ban chỉ đạo điều phối phát triển các Vùng Kinh tế trọng điểm do Phó thủ tướng Chính phủ phụ trách.
2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Ngân hàng Nhà nước theo chức năng của mình phối hợp với Bộ Công nghiệp triển khai các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung chỉ đạo các Sở Công nghiệp:
- Hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn mỗi tỉnh, thành phố cho phù hợp với quy hoạch tổng thể của Vùng.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp triển khai các dự án.
- Đưa các nội dung triển khai quy hoạch công nghiệp theo vùng vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm (đến năm 2015) để Bộ Công nghiệp tổng hợp, cân đối.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, - Cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các Phó chủ nhiệm, - VPCP: BTCN, các Phó chủ nhiệm, Website Chính phủ,Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KH. | BỘ TRƯỞNG
(đã ký) Hoàng Trung Hải |
PHỤ LỤC 1. DANH MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU THEO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2007/QĐ-BCN ngày tháng năm 2007)
A. NGÀNH CƠ KHÍ VÀ LUYỆN KIM
TT | Tên dự án (Theo toàn Vùng) | Địa điểm (Tỉnh, Thành phố, Huyện, Khu CN) | Năng lực thiết kế | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Nguồn vốn | Thời gian | ||
2006-2010 | 2011-2015 | 2006-2010 | 2011-2015 |
|
| |||
1. | NMSX van công nghiệp. | Quảng Ngãi | 10.000 tấn/năm |
| 500 |
| Vốn tự có + vốn vay | 2006-2010 |
2. | SX và sửa chữa thiết bị dầu khí | KCN Dung Quất | - | 50.000 tấn/n |
| 1000 | Vốn tự có + vốn vay | 2011-2015 |
3. | Mở rộng NM đóng tàu Dung Quất | KCN Dung Quất | 2 chiếc 100.000 DWT/năm | 2 chiếc 100.000 DWT/n | 600 | 600 | Vốn tự có + vốn vay | 2006-2015 |
4. | Dự án công nghiệp nặng DOOSAN. | Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi). |
|
| 160 triệu USD | 100 triệu USD | Vốn vay + LD | 2006-2015 |
5. | NM luyện phôi thép lò cao Dung Quất (Tập đoàn Tycoons) | KCN Dung Quất, Q Ngãi | 2 triệu tấn/n | 2 triệu tấn/n | 1,5 tỉ USD |
| Vốn tự có + vốn vay | 2006-2010 |
6. | Đúc và cán phôi thép cho chế tạo chi tiết lớn của tàu thuỷ. | KCN Dung Quất
| - | 150.000 t/n |
| 650 | Vốn tự có + vốn vay | 2011-2015 |
7. | XD Trung tâm nghiên cứu SX phần mềm Tự động hoá. | TT Huế |
|
| 100 |
| Vốn tự có + vốn vay | 2006-2010 |
8. | XD Trung tâm phát triển công nghệ và sản phẩm Cơ điện tử. | Đà Nẵng |
|
|
| 200 | Vốn tự có + vốn vay | 2011-2015 |
B. NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG
TT | Tên dự án (Theo toàn Vùng) | Địa điểm (Tỉnh, Thành phố, Huyện, Khu CN) | Năng lực thiết kế | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Nguồn vốn | Thời gian | ||
2006-2010 | 2011-2015 | 2006-2010 | 2011-2015 |
|
| |||
1. | NM chế biến sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. | Bình Định | 5000 tấn/năm | 10.000 tấn/năm | 50 | 50 | Vốn tự có + vốn vay | 2006-2015 |
2. | Xây dựng NM chế biến sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. | QuảngNgãi | - | 5.000 tấn/năm |
| 50 | Vốn tự có + vốn vay | 2011-2015 |
3. | Xây dựng cụm chế biến sản phẩm gỗ cao cấp cho nhu cầu nội địa. | Quảng Ngãi | - | 100.000 m3/năm |
| 50 | Vốn tự có + vốn vay | 2011-2015 |
4. | Xây dựng NM chế biến bột giấy, công suất. | Quảng Ngãi | - | 100.000 tấn/năm |
| 1000 | Vốn tự có + vốn vay | 2011-2015 |
5. | Nâng công suất NM Bia Huế | TT Huế | 100 triệu lít/năm | - | 500 |
| Vốn tự có + vốn vay | 2006-2010 |
6. | Xây dựng NM Bia Phú Bài. | KCN Phú Bài, TT Huế | 50 triệu lít/năm | 100 triệu lít/năm | 600 | 600 | Vốn tự có + vốn vay | 2006-2015 |
7. | NM chế biến Sữa Đà Nẵng (Vinamilk). | KCN Hoà Khánh, Đà Nẵng | 70-100 triệu lít/năm | - | 250 |
| Vốn tự có + vốn vay | 2006-2010 |
8. | Nhà máy Bia Sài Gòn. | KCN Quảng Phú, Quảng Ngãi | 100 triệu lít/năm |
| 1.200 |
| Vốn tự có + vốn vay | 2006-2010 |
C. CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT-CAO SU-NHỰA
TT | Tên dự án (Theo toàn Vùng) | Địa điểm (Tỉnh, Thành phố, Huyện, Khu CN) | Năng lực thiết kế | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Nguồn vốn | Thời gian | ||||
2006-2010 | 2011-2015 | 2006-2010 | 2011-2015 | |||||||
Các dự án sản phẩm phân bón các loại | ||||||||||
1 | Đầu tư nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh | Đà Nẵng | 1.200 tấn/năm |
| 87 tỷ đ |
| Vốn vay | 2006-2010 | ||
2 | Nhà máy SX phân bón NPK | Tịnh Phong-Quảng Ngãi |
| 50.000 tấn/năm |
| 6 Tr USD | Vốn vay | 2011-2015 | ||
Các dựa án sản phẩm sơn và chất chống thấm | ||||||||||
1 | Xây dựng mới một cơ sở sản xuất sơn, vecni và chất chống thấm | Đà Nẵng | 10.090 Tấn/năm |
| 20 triệu USD |
| Kêu gọi VĐT | 2006-2010 | ||
2 | Nhà máy sản xuất sơn công nghiệp và tàu biển | Dung Quất-Quảng Ngãi | 10.000 tấn/năm | 29.000 tấn/năm | 12 triệu USD | 8 Tr USD | Kêu gọi VĐT | 2006-2015 | ||
Các dự án nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa các loại | ||||||||||
1 | Nhà máy chế tạo thiết bị khuôn mẫu ngành nhựa | KCN Chân Mây (KCN Phú Bài)-Thừa Thiên Huế | 80.000 tấn/năm |
| 10 triiệu USD |
| Kêu gọi VĐT | 2006-2010 | ||
2 | Nhà máy sản xuất sản phẩm bằng nhựa và composit | KCN Chân Mây- Thừa Thiên Huế | 5.000 tấn SP/năm |
| 3-5 triệu USD |
| VĐT nước ngoài | 2006-2010 | ||
3 | Nhà máy sản xuất bao bì cao cấp (màng phức hợp đa lớp) | Đà Nẵng |
|
| 80 tỷ đ |
| Liên doanh (cổ phần) | 2006-2010 | ||
4 | Nhà máy sản xuất linh kiện chi tiết nhựa ôtô | Dung Quất-Quảng Ngãi |
| 1.000 tấn/năm |
| 15 Tr USD | Liên doanh | 2011-2015 | ||
Các dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm từ cao su | ||||||||||
1 | Nhà máy hiện đại sản xuất săm lốp ôtô | Đà Nẵng | 2-3 triệu bộ/năm |
| 1.500 tỷ đồng |
| Kêu gọi VĐT | 2006-2010 | ||
2 | Liên doanh SX săm lốp ôtô | Nhơn Hội-Bình Định |
| 2 Tr bộ/năm |
| 800 tỷ đồng | Liên doanh | 2011-2015 | ||
3 | Nhà máy sản xuất cao su dân dụng và y tế | Nhơn Hội-Bình Định |
| 3.000 tấn/năm |
| 30 tỷ đồng | Vốn vay | 2011-2015 | ||
Các dự án sản phẩm chất tẩy rửa | ||||||||||
1 | Nhà máy sản xuất hoá mỹ phẩm | KCN Chân Mây-Thừa Thiên Huế | 10.000 SP/năm |
| 5-10 Tr USD |
| ĐTNN | 2006-2010 | ||
2 | Nhà máy sản xuất chất tẩy rửa CN | Dung Quất-Quảng Ngãi |
| 80.000 tấn/năm |
| 100 tỷ đồng | Kêu gọi VĐT | 2011-2015 | ||
Các dự án sản phẩm lọc dầu và hoá dầu | ||||||||||
1 | Nhà máy lọc dầu số 1 | Dung Quất-Quảng Ngãi | 6,5 Tr tấn/năm |
| 2.500TrUSD (40.000 tỷđ) |
| TCty Dầu khí VN | 2006-2010 | ||
2 | Nhà máy Polypropylen | Dung Quất-Quảng Ngãi | 145.000 Tấn/năm |
| 154,7TrUSD (2.400 tỷđ) |
| Liên doanh | 2006-2010 | ||
3 | Nhà máy nhựa PP | Quảng Ngãi | 150.000 tấn/năm |
| 200 Tr USD |
| Liên doanh | 2006-2010 | ||
4 | Nhà máy sản xuất PE | Dung Quất-Quảng Ngãi | 350.000 tấn/năm |
| 320 Tr USD |
| ĐTNN | 2006-2010 | ||
Các dự án sản phẩm hoá chất cơ bản |
| |||||||||
1 | Nhà máy chế biến khí công nghiệp | Đà Nẵng |
|
| 150 tỷ đồng |
| Kêu gọi ĐT | 2006-2010 | ||
2 | Nhà máy SX keo dán | Đà Nẵng |
|
| 75 tỷ đồng |
| Kêu gọi ĐT | 2006-2010 | ||
3 | SX Cồn công nghiệp | Chu Lai- Quảng Nam |
|
| 15 Tr USD |
| Cty Amasia VN (Mỹ) | 2006-2010 | ||
4 | Nhà máy SX Sô đa | Núi Thành-Quảng Nam |
| 20.000 tấn/năm |
| 500 tỷ đồng | ĐTNN | 2011-2015 | ||
Các dự án sản phẩm hoá dược |
| |||||||||
1 | Nhà máy chiết xuất dược liệu và bán tổng hợp |
|
| 350-400 tấn/năm |
| 10 Tr.USD | Kêu gọi ĐT | 2011-2015 | ||
2 | ĐT chiều sâu XN SX thuốc các loại | Bình Định | 1,2Tr SP/năm | 1,7 Tr SP/năm | 30 tỷ đồng | 20 tỷ đồng | Kêu gọi ĐT | 2006-2015 | ||
3 | Nhà máy dịch truyền | Bình Định | 20.000 chai/năm | 25.000 chai/năm | 120 tỷ đồng | 30 tỷ đồng | Kêu gọi ĐT | 2006-2015 | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
TT | Tên dự án | Địa điểm | Năng lực thiết kế | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Nguồn vốn | Thời gian | ||
2006-2010 | 2011-2015 | 2006-2010 | 2011-2015 |
|
| |||
1. | Khai thác quặng Ti tan tại 2 khu vực mỏ sa khoáng lớn Quảng Ngạn, Kế Sung | Thừa Thiên Huế | 1,2 triệu tấn | 1,3 triệu tấn | 120 | 20 | Vốn tự có + vốn vay | 2006-2015 |
2. | Đầu tư mở rộng nâng cao công suất khai thác Vàng Bồng Miêu, Phước Đạt | Quảng Nam | 1 tấn Au/năm |
| 100 | 50 | Vốn tự có + vốn vay | 2006-2015 |
3. | Đầu tư khai thác nguyên liệu đá vôi, sét xi măng và mỏ than đá Nông Sơn | Quảng Nam |
|
| 60 | 20 | Vốn tự có + vốn vay | 2006-2015 |
4. | Đầu tư khai thác đá ốp lát Granit Núi Dung, An Tường, An Nhơn, Canh Vinh | Bình Định | 200.000m3/năm | 250.000m3/năm | 100 | 10 | Vốn tự có + vốn vay | 2006-2015 |
5. | Đầu tư mở rộng các cơ sở khai thác quặng Ti tan | Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định | 1 triệu tấn | 1,2 triệu tấn | 300 | 120 | Vốn tự có + vốn vay | 2006-2015 |
E. CÔNG NGHIỆP DỆT – MAY, DA GIẦY
TT | Tên dự án (Theo toàn Vùng) | Địa điểm (Tỉnh, Thành phố, Huyện, Khu CN) | Năng lực thiết kế | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Nguồn vốn | Thời gian | ||
2006-2010 | 2011-2015 | 2006-2010 | 2011-2015 |
|
| |||
I. NGÀNH DỆT - MAY | ||||||||
1. | Đầu tư xây dựng mới và mở rộng CCN dệt may hiện đại. | KCN Hòa Khánh - Đà Nẵng |
|
| 1.300 | 500 | TCT Dệt May LD với Hoa Kỳ | 2006-2007 2011-2012 |
2. | Đầu tư xây dựng mới và mở rộng nhà máy sợi, vải tại Quảng Nam | Quảng Nam |
|
| 500 | 500 | TCT Dệt May | 2006-2008 2011-2012 |
3. | Xây dựng mới 6 cơ sở may quy mô lớn | Đà Nẵng, Q.Nam, QuảngNgãi | 20tr.sp |
| 200 |
| Vốn tự có, vốn vay | 2006-2007
|
4. | Xây dựng mới thêm 3 - 4 cơ sở may | Đà Nẵng, Q.Nam, Q.Ngãi. |
| 30tr.sp |
| 300 | Vốn tự có, vốn vay | 2011-2012 |
II. NGÀNH DA - GIẦY | ||||||||
1. | Đầu tư xây mới và mở rộng nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da - giầy (đế giầy, form giầy, mút xốp, mút VA). | Đà Nẵng |
|
| 40 | 40 |
| 2006-2007 2011-2012 |
2. | Đầu tư mới khoảng 10 dây chuyền sản xuất giầy các loại tại các tỉnh . | các tỉnh trong Vùng | 10tr. đôi | 10 tr.đôi | 300 | 300 | Vốn tự có, vốn vay | 2006-2012 |
3. | Đầu tư mới và mở rộng công suất 5 cơ sở sản xuất cặp, túi xách, valy | các tỉnh trong Vùng | 2 tr. chiếc | 2 tr. chiếc | 50 | 40 | Vốn tự có, vốn vay | 2006-2007 |
PHỤ LỤC 2. DANH MỤC CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP DỰ KIẾN XÂY DỰNG MỚI VÀ MỞ RỘNG ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29 /2007/QĐ-BCN ngày 11 tháng 7 năm 2007)
STT | Khu công nghiệp | Dtích (ha) |
Địa điểm
|
1. | KCN Phú Bài 1 (cũ, bao gồm giai đoạn 1, 2, 3) | 300 | Hương Thủy, TT. Huế |
2. | KCN Phú Bài 2 (mở rộng giai doạn 4) | 600 | “ |
3. | KCN Chân Mây 1 | 398 | Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô |
4. | KCN Chân Mây 2 | 346 | “ |
5. | KCN Chân Mây 3 | 164 | “ |
6. | KCN Tứ Hạ | 300 | Hương Trà - TT. Huế |
7. | KCN Phong Điền | 400 | Phong Điền – TT. Huế |
8. | 28 CCN – TTCN và 4 CCN làng nghề thuộc các huyện – TT.Huế | 1.427 | TP. Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Hương Điền, Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền, Nam Đông, A Lưới – TT. Huế |
9. | Tổng DT đã quy hoạch các KCN của Đà Nẵng, bao gồm: Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Hòa Cầm, dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Thanh Vinh | 1.357 |
|
10. | Mở rộng KCN Hòa Khánh mở rộng về hướng Tây – Bắc | 110 | Quận Liên Chiểu - Đà Nẵng |
11. | KCN Hòa Khương | 400 | Hòa Khương – Hòa Vang – ĐN |
12. | KCN Hòa Minh | 200 | Hòa Minh – Hòa Vang – ĐN |
13. | 6 CCN tại một số huyện - Đà Nẵng | 316 | Các huyện Hòa Vang, Quận Ngũ Hành Sơn, Q. Thanh Khê, Q. Liên Chiểu, Q. Sơn Trà – ĐN |
14. | KCN Điện Nam- Điện Ngọc | 418 | Huyện Điện Bàn – Quảng Nam |
15. | KCN Thuận Yên | 130 | Thị Xã Tam Kỳ – Quảng Nam |
16. | KCN Tam Hiệp | 120 | H. Núi Thành - Qnam |
17. | KCN Bắc Chu Lai | 120 | H. Núi Thành - Qnam |
18. | KCN Tam Thăng | 292 | H. Thăng Bình – Qnam |
19. | KCN Đông Quế Sơn | 381 | Huyện Quế Sơn – Qnam |
20. | KCN An Hòa – Nông Sơn | 300 | H. Duy Xuyên – Qnam |
21. | KCN Phú Mỹ Xuân | 550 | H. Phú Ninh – Qnam |
22. | KCN Phú Xuân (giai đoạn 1) | 350 | H. Phú Ninh – Qnam |
23. | 157 CCN nằm ở các huyện – Quảng Nam | 3.096 | Các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Quế Sơn, Phước Sơn, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An, Thăng Bình, Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành – Quảng Nam |
24. | KCN Phía Đông (Khu Kinh tế Dung Quất) | 5.054 | Khu Kinh tế Dung Quất – Quảng Ngãi |
25. | KCN Phía Tây (Khu Kinh tế Dung Quất) | 2.100 | Khu Kinh tế Dung Quất |
26. | KCN Tịnh Phong | 350 | Quảng Ngãi |
27. | KCN Quảng Phú | 147 | Phía Tây TX. Q.Ngãi |
28. | KCN Phổ Phong | 138 | Đức Phổ – Q.Ngãi |
29. | KCN phía Tây Sơn Tịnh | 80 | Quảng Ngãi |
30. | Các CCN (vốn ĐT 300tỷ đ) tại một số huyện – Quảng Ngãi | 25 | TX. Q. Ngãi, Huyện Nghĩa Hành... |
31. | KCN Phú Tài | 348 | TP. Quy Nhơn – Bình Định |
32. | KCN KCN Long Mỹ | 210 | TP. Quy Nhơn – Bình Định |
33. | KCN Nhơn Hòa | 272 | An Nhơn – BĐ |
34. | KCN Bình Nghi | 150 | Bình Định |
35. | KCN Nhơn Hội | 1.077 | Bình Định |
36. | KCN Hòa Hội | 300 | Cát Hanh, Phù Cát – BĐ |
37. | KCN Cát Khánh | 150 | Phù Cát – BĐ |
38. | KCN Bồng Sơn | 100 | Hoài Nhơn – BĐ |
39. | 33 CCN thuộc các huyện – Bình Định | 670 | Tại các huyện, thành phố |
| Tổng diện tích các KCN dự kiến đến 2015 (ha) | 16.476 |
|
| Tổng diện tích các CCN dự kiến đến 2015 (ha) | 5.534 |
|
| Vốn đầu tư vào các KCN dự kiến đến 2015 (tỷ đ) | 23.000 |
|
| Vốn đầu tư vào các CCN dự kiến đến 2015 (tỷ đ) | 5.500 |
|
| Tổng diện tích đất x/d Khu cụm công nghiệp đến 2015 (ha) | 22.010 |
|
| Tổng vốn đầu tư Khu cụm công nghiệp đến 2015 (tỷ đ) | 28.500 |
|
THE MINISTRY OF INDUSTRY
------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness --------- |
No. 29/2007/QD-BCN
|
Hanoi, July 11, 2007
|
Pursuant to the Government Office’s Notice No. 3174/VPCP-CN of June II, 2007. announcing the Prime Minister's opinions on evaluation and approval of strategies and planning and authorizing the Minister of Industry to approve strategies and planning;
Considering Report No. 242/TTr-VCLofMy 10, 2007, of the Institute for Industrial Strategy and Policy Research;
Al the proposal of the director of the Planning Department,
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây