Quyết định 176/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 176/2006/QĐ-TTg

Quyết định 176/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:176/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:01/08/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 176/2006/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦATHỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 176/2006/QĐ-TTg NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 2006

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG

QUẶNG CHÌ, KẼM GIAI ĐOẠN 2006 - 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại các văn bản số 4683/TTr-BCNngày 31 tháng 8 năm 2005; số 1712/BCN-KH ngày 30 tháng 3 năm 2006 và ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan,

 

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu pháttriển

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển bền vững ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng và luyện chì, kẽm trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên chì, kẽm của đất nước.

- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng và luyện chì, kẽm phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia và của địa phương có khoáng sản chì, kẽm.

- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng và luyện chì, kẽm trên tinh thần tự lực, tự cường và chủ động hội nhập quốc tế.

- Phát triển hợp lý và hài hòa các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng và luyện chì, kẽm. Công tác thăm dò phải đi trước một bước, phải tạo được nguồn quặng chì, kẽm dự trữ chiến lược cho khai thác, chế biến. Các cơ sở chế biến phải gắn với nguồn tài nguyên đủ lớn và tin cậy về trữ lượng, chất lượng, phải sử dụng tổng hợp, triệt để các nguồn và loại quặng trong nước.

- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng và luyện chì, kẽm phải phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử và các công trình văn hoá có giá trị, bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có tài nguyên chì, kẽm.

b) Định hướng pháttriển

- Xây dựng ngành khai thác, chế biến quặng và luyện chì, kẽm trởthành  ngành công nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu cơ bản để phát triển, tạo nhiều việc làm ở các vùng, địa bàn kém phát triển.

- Phát huy tối đa nguồn lực trong nước về vốn, khoa học công nghệ và cơ sở vật chất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài.

- Công tác thăm dò được ưu tiên cho các điểm quặng có triển vọng khai thác quy mô công nghiệp và phù hợp với tiến độ đưa các mỏ vào khai thác.

- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng và luyện chì, kẽm theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt vừa tính đến chiến lược lâu dài: kết hợp quy mô vừa và nhỏ, cơ giới hóa với bán cơ giới, từng bước hiện đại hoá công nghệ khai thác và chế biến quặng, nhập công nghệ luyện chì, kẽm tiên tiến nhằm tối đa hóa hệ số thu hồi chì, kẽm, kim loại đi kèm và phụ phẩm.

- Tạo lập thị trường quặng và kim loại chì, kẽm trong nước cạnh tranh bình đẳng, liên kết chặt chẽ với thị trường quặng và kim loại chì, kẽm thế giới.

c) Mục tiêu

- Đẩy mạnh công tác thăm dò, bảo đảm trữ lượng để công tác khai thác, chế biến phát triển bền vững: đến năm 2010, khẳng định trữ lượng và tài nguyên quặng chì, kẽm của 5 - 6 mỏ đủ điều kiện thiết kế xây dựng mỏ và trong giai đoạn 2011 - 2020 là 3 - 5 mỏ.

- Hoạt động khai thác, chế biến quặng phải đáp ứng tối đa, kịp thời nhu cầu nguyên liệu khoáng với chất lượng phù hợp cho các nhà máy luyện chì, kẽm.

- Đến năm 2010, phải đáp ứng một phần nhu cầu chì, kẽm kim loại của nền kinh tế; trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ tăng nhanh sản lượng, đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước.

- Tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm tinh quặng sunphua, bột ôxít kẽm và kim loại chì, kẽm trên thị trường quốc tế.

2. Nội dung Quyhoạch

a) Nhu cầu kim loại chì, kẽm

Nhu cầu kim loại chì, kẽm giai đoạn 2005 - 2020 dự kiến như sau:

 

Năm

2005

2010

2015

2020

Chì (1.000 tấn)

17 - 20

26 - 30

33 - 38

39 - 45

Kẽm (1.000 tấn)

50 - 55

90 - 100

125 - 135

160 - 165

 

b) Quy hoạch thăm dò quặngchì, kẽm

- Giai đoạn đến năm 2010

Tiến hành thăm dò 12 đề án, bao gồm:

+ Đề án thăm dò Thành Cóc (Tuyên Quang).

+ 04 đề án thăm dò các mỏ đang khai thác nhưng nguồn quặng chưa được thăm dò là: mỏ Lũng Váng, mỏ Nà Bốp và Pù Xáp (Bắc Kạn), mỏ Tà Pan và mỏ/khu quặng Ao Xanh (Hà Giang).

+ 02 đề án thăm dò khu Nam Chợ Điền và khu vực Ba Bồ để chuẩn bị khai thác cấp quặng cho cơ sở chế biến quặng và luyện kim trong vùng Chợ Điền - Chợ Đồn (Bắc Kạn).

+01 đề ánthăm dò điểm quặng Cúc Đường để cấp quặng cho xưởng tuyển mỏ Lang Hích (Thái Nguyên).

+ 03 đề án thăm dò những điểm quặng có khả năng trở thành mỏ trong vùng quặng Tràng Đà và Thượng Ấm (Tuyên Quang), và 1 trong 2 vùng đang điều tra đánh giá là Sỹ Bình - Đèo Giàng và Ba Xứ (Bắc Kạn).

+ 01 đề án thăm dò những điểm quặng có khả năng trở thành mỏ trong vùng quặng Na Hang (Tuyên Quang) để thực hiện thí điểm đấu thầu quyền khai thác mỏ sau khi có kết quả thăm dò.

- Giai đoạn 2011- 2015.

Triển khai Đề án thăm dò vùng quặng Bản Bó - Pắc Nậm (Cao Bằng) và 4 dự án thăm dò được xác định từ kết quả điều tra đánh giá thực hiện trong giai đoạn 2005 - 2010 hoặc một số dự án thăm dò của giai đoạn trước chưa hoàn thành, nhằm chuẩn bị trữ lượng cho khai thác trong những giai đoạn sau.

- Giai đoạn 2016 - 2020

Tiến hành 05 đề án thăm dò xác định từ kết quả điều tra đánh giá thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2015 nhằm chuẩn bị trữ lượng cho công tác khai thác trong những giai đoạn sau.

Vốn đầu tư cho công tác thăm dò khoảng 88 tỷ đồng, riêng giai đoạn 2006 - 2015 khoảng 64 tỷ đồng. Danh mục cụ thể các dự án thăm dò thể hiện trong Phụ lục I.

c) Quy hoạch khai thác chế biến quặng chì, kẽm

- Quy hoạch khai thác, tuyển quặng sunphua

Từ nay đến năm 2020 đầu tư cải tạo xưởng tuyển mỏ Lang Hích hiện có; đầu tư mới 8 mỏ và xưởng tuyển. Tổng công suất khai - tuyển dự kiến đạt khoảng 385.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

Vốn đầu tư cho các công trình khai thác - tuyển quặng sunphua giai đoạn 2006 - 2020 khoảng 292 tỷ đồng.

- Quy hoạch khai thác, chế biến quặng ôxít:

+ Từ nay đến năm 2020 đầu tư khai thác 03 mỏ mới tại Tuyên Quang với tổng công suất khoảng 100.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

+ Đến năm 2015 đầu tư xây dựng mới 01 nhà máy luyện bột ôxít kẽm lò quay hiện đại với công suất 7.000 tấn bột 60% Zn/năm.

Vốn đầu tư cho các dự án khai thác quặng ôxít và luyện bột ôxít kẽm: khoảng 60 tỷ đồng.

Các dự án đầu tư về khai thác, chế biến quặng sunphuavà khai thác, chế biến quặng ôxít được thể hiện trong Phụ lục II.

d) Quy hoạch luyện chì, kẽm từ quặng

- Luyện kẽm

Giai đoạn 2006 - 2015 đầu tư xây dựng 1 nhà máy luyện kẽm hiện đại với công suất 15.000 - 20.000 tấn kẽm/năm trong khu công nghiệp Long Bình An (Tuyên Quang).

- Luyện chì

Ngoài dự án luyện chì Thái Nguyên đang chuẩn bị xây dựng, trong giai đoạn 2006 - 2015 sẽ đầu tư nhà máy luyện chì công nghệ thủy luyện với công suất 10.000 tấn chì/năm tại cụm công nghiệp Nam Bằng Lũng (Bắc Kạn) và nhà máy luyện chì tách bạc công suất 5.000 - 10.000 tấn/năm tại Hà Giang (trong cụm công nghiệp Bình Vàng hoặc Tòng Bá).

Dự kiến sản lượng kim loại chì, kẽm giai đoạn 2006 - 2020 như sau:

 

Kim loại

Đơn vị
tính

Năm

2006

2010

2015

2020

Chì thỏi

tấn

0

13.000

20.000

25.000

Kẽm thỏi

tấn

5.000

25.000

25.000

30.000

Vốn đầu tư cho các dự án luyện chì, kẽm khoảng 460 tỷ đồng. Danh mục các dự án đầu tư trong lĩnh vực luyện chì, kẽm kim loại thể hiện trong Phụ lục III.

đ) Các khu vực cấm hoạt động khoáng sản quặng chì, kẽm

Các vùng rừng đầu nguồn phòng hộ của hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) và hồ thuỷ điện Na Hang (Tuyên Quang).

e) Các khu vực dự trữ tài nguyên và đấu thầu thăm dò, khai thác

- Vùng quặng Bảo Lâm - Pắc Nậm là khu vực dự trữ tài nguyên quặng chì, kẽm quốc gia.

- Vùng quặng Na Hang (Tuyên Quang) là vùng đấu thầu quyền khai thác.

3. Các giải pháp, chính sách chủ yếu

a) Nhóm giải pháp, chính sách chung

- Xây dựng chính sách tài nguyên khoáng sản quốcgia, trong đó có quặng chì, kẽm, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành khai khoáng - luyệnkim với một số nội dung cơ bản là: bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước; tăng cường chế biến quặng thành kim loại; không xuất khẩu quặng thô và hạn chế xuất khẩu tinh quặng; có định hướng sử dụng nguyên liệu khoáng và sản phẩm thô nhập khẩu và thực hiện chủ trương đầu tư khai thác tài nguyên chì, kẽm ở các nước trong khu vực.

- Đổi mớitoàn diệncông tác quản trị tài nguyên khoángsản; xây dựngvà áp dụng thống nhất hệ thống quản trị tài nguyên khoáng sản trên toàn quốc.

b) Nhóm giải pháp, chính sách cụthể

- Nhóm giải pháp, chính sách về nguồn tài nguyênchì, kẽm

+ Tập trungđánh giá, phân loại triển vọng các điểm quặng chì, kẽm;côngbố rộng rãi các điểm quặng chì, kẽm có triển vọng để kêu gọi đầu tư thăm dò và khai thác.

+ Tăng cường công tácbảo vệtài nguyên quặng chì, kẽm kể cả tài nguyên chưa được thăm dò và khai thác.

+ Trong quá trình hoạt động, các cơ sở khai thác mỏ phải đầu tư thoả đáng cho công tác thăm dòtrướckhai thác và thăm dò mở rộng các khu vựcngoại vi, lân cận nhằm tăng trữ lượng quặng, kéo dài đời mỏ.

- Nhóm giải pháp tạo lập và phát triển thịtrường

+Tạo lập thị trường quặng chì, kẽm, sản phẩm chế biến quặng chì, kẽm trong nước và từng bước tham gia vào thị trường quốctế.

+ Xây dựng, phổ biến phương pháp xác định giá quặng và tinh quặng chì, kẽm, bột ôxít kẽm phù hợp cơ chế thị trường và khuyến khích các cơ sở khai khoáng - luyện kim khai thác, chế biến và sử dụng triệt để các loại quặng trong nước, bao gồm cả quặng nghèo, nhằm tiết kiệm tài nguyên.

- Nhóm giải pháp côngnghệ

+ Nghiên cứu phát triển và chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí phù hợp với các công trình khai thác hầm lò quặng kim loại.

+ Triển khai công tác nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ xử lý (làm giàu) quặng ôxít chì, quặng barít chì, kẽm có hiệu quả, công nghệ luyện chì, kẽm tiên tiến, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả công nghệ chuyển giao.

+Mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt công tác chuyển giao công nghệ chế biến quặng và luyện chì, kẽm.

- Một số giải pháp, chính sáchkhác

+ Chấn chỉnh công tác tổng hợp và nộp báo cáo hoạt động khoáng sản (về điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, thương mạivà xuất khẩu); có những biện pháp mạnh để xử lý những tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về nghĩa vụ báo cáo định kỳ.

+Cải cáchthủ tục hành chính trong cấp phéphoạt độngkhoáng sản theo  hướng công khai và minh bạch.

+ Sửa đổi quy định về phân cấp trữ lượng và quy mô mỏ quặng chì, kẽm; xây dựng và ban hành quy phạm thăm dò quặng chì, kẽm (đặc biệt là các điểm quặng có tổng trữ lượng cấp C2 và tài nguyên dự báo cấp P1 dưới 10.000 tấn kim loại chì, kẽm).

+ Xây dựng và ban hành quy phạm khai thác quặng chì, kẽm bằng phương pháp hầm lò.

Điều 2.Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công nghiệp

- Có trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện Quy hoạch này, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo việc thực hiện các nội dung Quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng và ban hành quy phạm khai thác hầm lò quặng kim loại.

- Chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Namnghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ xử lý (làm giàu) quặng ôxít chì, quặng barít chì, kẽm (các đề tài R&D);mở rộng hợp tác quốc tếvề đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tuyển và luyện chì, kẽm.

2. Bộ Tài nguyên và Môitrường

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách tài nguyên khoáng sản quốc gia.

- Kiện toàn công tác thanh tra chuyên ngành khoáng sản.

- Thực hiện đổi mới công tác quản trị tài nguyên khoáng sản nói chung, chỉ đạo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, xây dựng và triển khai hệthống quản trị khoáng sản chì, kẽm trong giai đoạn 2006 - 2010. Nghiên cứu xây dựng quy trình thăm dò tối ưu các điểm quặng, thân quặng có quy mô trữ lượng cấp C2 và tài nguyên cấp P1 nhỏ hơn 10.000 tấn kim loại chì, kẽm. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp trữ lượng và quy mô mỏ quặng chì, kẽm. Rà soát và chuẩn hóa chức năng nhiệm vụ của các liên đoàn, đơn vị địa chất.

- Cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép hoạt động khoáng sảntheo hướng bình đẳng, thông thoáng, thuận tiện hơn.

- Thực hiện thí điểm đấu thầu quyền khai thác các mỏ, điểm quặng chì, kẽm trong vùng quặng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang sau khi hoàn thành công tác thăm dò vùng quặng này.

3.Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành chính sách đảm bảo quyền lợi của các địa phương trong bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; quy chế và thành lập quỹ bảo hiểm rủi ro hoạt động khoáng sản; thông tư hướng dẫn xây dựng giá bán tính thuế tài nguyên khoáng sản.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp và Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy chế đấu thầu quyền thăm dò và khai thác mỏ.

5. Ủy ban nhân dân cáctỉnh

- Lập quy hoạch khoáng sản trên địa bàn phù hợp với quy hoạch khoáng sản của cả nước; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch tài nguyên quặng chì, kẽm trên địa bàn.

- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm; kiểm tra, thanh tra các cơ sở hoạt động khoáng sản; chấn chỉnh trật tự khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản trên địa bàn.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có tài nguyên quặng chì, kẽm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

Phụ lục I

DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN THĂM DÒ QUẶNG CHÌ KẼM

(Ban hành kèm theo Quyết định số176/2006/QĐ-TTg

ngày 01 tháng 8  năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 


STT

Tên đề án thăm dò

Thời gian
thực hiện

Vốn đầu tư

(tỷ đồng)

Tổng số

1.

Các đề án đang thực hiện

Đến năm 2005

1,27

 

Thăm dò Thành Cóc

2003 - 2005

1,27

2.

Các đề án thăm dò mới, quy hoạch

 

 

a

 

Đến năm 2010

 

-

TD Cúc Đường

2006 - 2007

1,00

-

TD khu Nam Chợ Điền

2006 - 2007

0,52

-

TD mỏ Lũng Váng

2006 - 2008

2,50

-

TD mỏ Nà Bốp và Pù Xáp

2006 - 2008

2,00

-

TD khu vực Ba Bồ

2006 - 2009

7,00

-

TD vùng quặng mỏ Tà Pan

2006 - 2007

1,50

-

TD khu quặng Ao Xanh

2006 - 2007

2,00

-

TD Núi Dùm - Nông Tiến (Tràng Đà)

2006 - 2009

4,34

-

TD mỏ Thượng Ấm

2006 - 2009

2,98

-

TD vùng quặng Na Hang

2006 - 2008

7,00

-

TD vùng Sỹ Bình - Đèo Giàng hoặc
vùng Ba Xứ

2006 - 2010

4,00

 

Cộng giai đoạn đến năm 2010

§Õn năm  2010

40,84

b

 

Đến năm 2015

 

1

TD vùng Bản Bó - Pắc Nậm

2011 - 2013

5,00

2

4 đề án TD khác được xác định trong số các đề án ĐTĐG thực hiện trong giai đoạn đến 2010

2011 - 2015

18,0

 

Cộng giai đoạn 2011 - 2015

Đến năm 2015

23,0

c

 

Đến năm 2020

 

 

5 đề án thăm dò được xác định từ kết quả ĐTĐG thực hiện trong giai đoạn đến 2010 (nếu còn) và giai đoạn 2011 - 2015

2016 - 2020

25,0

Nhu cầu vốn đầu tư

2005 - 2020

87,84

 

 

Phụ lục II

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC, CHẾ BIẾN THÔ QUẶNG CHÌ KẼM

(Ban hành kèm theo Quyết định số176/2006/QĐ-TTg

ngày 01 tháng 8  năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

Số
TT

Lĩnh vực, dự án đầu t­ư

Thời gian
thực hiện

Vốn đầu tư

(tỷ đồng)
 

1

Dự án khai - tuyển quặng sunphua

292.0

a

Dự án cải tạo

2.0

-

Xưởng tuyển mỏ Lang Hích
(CS 20.000 tấn QNK/năm)

2007 - 2008

 

2.0

b

Dự án quy hoạch đầu tư­ mới

290.0

-

DA khai thác mỏ Cúc Đư­ờng
(CS 20.000 tấn QNK/năm)

2006 - 2007

5.0

-

DA khai - tuyển mỏ Nà Tùm
(CS 60.000 tấn QNK/năm)

2006 - 2007

55.0

-

DA khai - tuyển mỏ Ba Bồ
(CS 120.000 tấn QNK/năm)

2010 - 2012

100.0

-

DA khai - tuyển mỏ Thành Cóc
(20.000 T quặng sunphua và 25.000 tấn quặng ôxít NK/năm)

2006 - 2007

20.0

-

DA khai - tuyển mỏ Đồng Quán và/hoặc Dốc Chò (CS 20.000 tấn QNK/năm)

2007 - 2008

20.0

-

DA khai - tuyển mỏ Thư­ợng ấm
(CS 60.000 tấn QNK/năm)

2007 - 2008

50.0

-

DA khai - tuyển Ao Xanh
(CS 20.000 tấn QNK/năm)

2008 - 2009

25.0

-

DA NM tuyển Tà Pan
(CS 20.000 tấn QNK/năm)

2006 - 2009

15.0

2

Dự án khai thác quặng ôxít - luyện bột kẽm

60.0

a

DAKT quặng ôxít mỏ Nông Tiến
(CS 60.000 tấn QNK/năm)

2006 - 2007

20.0

b

DAKT quặng ôxít mỏ Núi Dùm và Dốc Chò(CS 20.000 tấn QNK/năm)

2009 - 2010

5.00

c

DA luyện bột ôxít kẽm lò quay Tuyên Quang (CS 7.000 tấn/n bột 60% Zn)

2006 - 2007

35.0

 

Phụ lục III

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT CHÌ KẼM KIM LOẠI TỪ QUẶNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số176/2006/QĐ-TTg

ngày 01 tháng 8  năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

Số
TT

Lĩnh vực,
dự án đầu t­ư

Thời gian
thực hiện

Vốn đầu tư

(tỷ đồng)

1

NM luyện kẽm Tuyên Quang
(CS 15.000 tấn kẽm thỏi/năm)

2006 - 2009

340.0

2

NM luyện chì Thái Nguyên
(CS 5.000 tấn chì thỏi/năm)

2006 - 2007

35.0

3

NM luyện chì Bắc Kạn
(CS 10.000 tấn chì thỏi/năm)

2006 - 2008

50.0

4

NM luyện chì Hà Giang
(CS 5.000 tấn chì thỏi/năm)

2008 - 2010

35.0

 

Nhu cầu vốn đầu tư

460.0

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 176/2006/QD-TTg

Hanoi, August 01, 2006

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON EXPLORATION, EXPLOITATION, PROCESSING AND USE OF LEAD AND ZINC ORES IN THE 2006-2015 PERIOD, WITH ORIENTATIONS UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the March 20, 1996 Law on Minerals and the June 14, 2005 Law Amending and Supplement a Number of Articles of the Law on Minerals;

At the proposal of the Industry Ministry in Documents No. 4683/TTr-BCN of August 31, 2005 and No. 1712/BCN-KH of March 30, 2006, and the opinions of concerned ministries and agencies,

DECIDES:

Article 1.- To approve the planning on exploration, exploitation, processing and use of lead and zinc ores in the 2006-1015, with orientations up to 2020, which has the following principal contents:

1. Development viewpoints, orientations and objectives

a/ Development viewpoints:

- To develop the industry of lead and zinc ore exploitation and processing and lead and zinc working in a sustainable manner and on the basis of rational, efficient and economical exploitation and use of lead and zinc resources of the country.

- To develop the industry of lead and zinc ore exploitation and processing and lead and zinc working in line with the master plan on development of Vietnam's industry and the socio-economic development planning, ensuring the harmony between national interests and interests of localities where exist lead and zinc ores.

- To develop the industry of lead and zinc ore exploitation and processing and lead and zinc working in the spirit of self-reliance and proactive international integration.

- To rationally and harmoniously develop activities of exploration, exploitation and processing of lead and zinc ores and lead and zinc working. Exploration work must be conducted one step ahead to find strategic reserve lead and zinc ores for exploitation and processing. Processing establishments must be located in areas where exist mineral resources of sufficient volume and reliable quality, and use all sources and kinds of domestic ores in an integrated and exhaustive manner.

- To develop the industry of lead and zinc ore exploitation and processing and lead and zinc working in compliance with requirements on consolidation of security and defense, protection of natural heritages, historical relics and valuable cultural works, and protection of ecological environment in geographical areas where exist lead and zinc resources.

b/ Development orientations:

- To build the industry of lead and zinc ore exploitation and processing and lead and zinc working into one developing in a stable and sustainable manner. To consider socio-economic benefits a fundamental objective of development and create jobs in underdeveloped regions and geographical areas.

- To bring into the fullest play domestic resources in terms of capital, science, technology and material foundations, and efficiently use external resources.

- To prioritize exploration in ore sites where there is potential for exploitation on an industrial scale and in compliance with the set mining schedules.

- To develop the industry of exploitation and processing of lead and zinc ores and the lead and zinc working in the direction of satisfying immediate demands while taking the long-term strategy into account: Combining medium-scale with small-scale exploitation and mechanized with semi-mechanized operations, step by step modernizing ore exploitation and processing technologies, importing advanced lead and zinc working technologies in order to maximize the output coefficient of lead, zinc, accompanying metals and by-products.

- To form the domestic market for lead and zinc ores and metals conducive to fair competition and closely linked with the world market for lead and zinc ores and metals.

c/ Objectives:

- To intensify exploration work to ensure sufficient ore reserves for sustainable development of exploitation and processing work. By 2010, to affirm sufficient reserves of lead and zinc ores in 5-6 mines for their designing and building, and 3-5 more mines in the 2011-2020 period.

- Ore exploitation and processing must satisfy to the utmost and in time the lead and zinc working plants' demand for quality mineral materials.

- By 2010, to partially satisfy the economy's demand for lead and zinc metals. In the 2011-2020 period, to quickly raise the output to fully satisfy the domestic demand.

- To raise the competitiveness of pure sulfide ore, zinc oxide powder and lead and zinc metals in the world market.

2. Contents of the planning

a/ Demand for lead and zinc metals

Demand for lead and zinc metals in the 2005-2020 period shall be as follows:

Year

2005

2010

2015

2020

Lead (1,000 tons)

17 - 20

26 - 30

33 - 38

39 - 45

Zinc (1,000 tons)

50 - 55

90 - 100

125 - 135

160 - 165

b/ Planning on exploration of lead and zinc ores

- In the period from now to 2010:

There will be 12 exploration schemes, including:

+ One scheme on exploration in Thanh Coc (Tuyen Quang).

+ Four schemes on exploration in mines currently under exploitation where exist unexplored ore sources, including: Lung Vang, Na Bop and Pu Xap mines (Bac Kan province), Ta Pan mine and Ao Xanh mine/ore site (Ha Giang province).

+ Two schemes on exploration in southern Cho Dien and Ba Bo area in preparation for exploitation and supply of ores to ore processing and metallurgical establishments in Cho Dien-Cho Don (Bac Kan province).

+ One scheme on exploration of Cuc Duong ore site for supply of ores to the ore-sorting factory of Lang Hich mine (Thai Nguyen province).

+ Three schemes on exploration of ore sites which have potentials to become mines in Trang Da and Thuong Am ore areas (Tuyen Quang province), and either of two areas currently under investigation and assessment in Sy Binh-Deo Giang and Ba Xu (Bac Kan province).

+ One scheme on exploration of ore sites which have potential to become mines in Na Hang ore area (Tuyen Quang province) for pilot bidding of the mining right after exploration results are available.

- In the 2011-2015 period:

To organize the execution of the scheme on exploration of Ban Bo-Pac Nam ore area (Cao Bang province) and four exploration schemes determined on the basis of results of investigation and assessment conducted in the 2005-2010 period, or some exploration schemes not yet completed in the previous period with a view to preparing reserves for exploitation in subsequent periods.

- In the 2016-2020 period:

To execute five exploration schemes determined on the basis of results of investigation and assessment conducted in the 2006-2015 period, with a view to preparing reserve deposits for exploitation in subsequent periods.

Investment capital for exploration activities shall be around VND 88 billion, of which around VND 64 billion shall be invested in the 2006-2015 period. The list of specific exploration schemes is specified in Appendix I to this Decision.

c/ Planning on lead and zinc ore exploitation and processing

- Planning on exploitation and sorting of sulfide ores:

From now till 2020, to invest in renovating the existing ore-sorting factory of Lang Hich mine; to invest in 8 new mines and ore-sorting factories. The projected total output of exploited and sorted ores shall be around 385,000 tons of crude ores per year.

Investment capital for sulfide ore exploitation and sorting projects in the 2006-2020 shall be around VND 292 billion.

- Planning on exploitation and sorting of oxide ores:

+ From now till 2020, to invest in exploitation in three new mines in Tuyen Quang province with a total output of around 100,000 tons of crude ores per year.

+ By 2015, to invest in building one new plant for zinc oxide powder working with modern rotary kiln with an output of 7,000 tons of 60% zinc powder per year.

Investment capital for projects on oxide ore exploitation and zinc oxide powder working shall be around VND 60 billion.

Investment projects on exploitation and processing of sulfide ores and oxide ores are specified in Appendix II to this Decision.

d/ Planning on purification of lead and zinc from ores

- Zinc purification:

In the 2006-2015 period, to invest in building one modern zinc working plant with an output of 15,000- 20,000 tons of zinc per year in Long Binh An industrial park (Tuyen Quang province).

- Lead purification:

In the 2006-2015, apart from the project on lead purification in Thai Nguyen province for which construction preparations are under way, to invest in a lead working plant applying hydrometallurgical technology with an output of 10,000 tons of lead per year in Nam Bang Lung industrial complex (Bac Kan province) and a plant for lead purification and silver separation with an output of 5,000-10,000 tons per year in Ha Giang province (in Binh Vang or Tong Ba industrial complex).

Projected output of lead and zinc metals in the 2006-2020 shall be as follows:

Year

2006

2010

2015

2020

Lead ingot

tons

0

13,000

20,000

25,000

Zinc ingot

tons

5,000

25,000

25,000

30,000

Investment capital for lead and zinc purification projects shall be around VND 460 billion. The list of investment projects on lead and zinc purification is specified in Appendix III.

e/ Areas where lead and zinc ore-related activities are banned:

Headwater protective forest areas of Ba Be lake (Bac Kan province), Nui Coc lake (Thai Nguyen province) and Na Hang hydropower reservoir (Tuyen Quang province).

f/ Area of natural resource reserve and area where exploration and exploitation rights will be put out to tender:

- Bao Lam-Pac Nam ore area is an area of national lead and zinc ore reserve.

- Na Hang ore area (Tuyen Quang province) is an area where exploration and exploitation rights will be put out to tender.

3. Major solutions and policies

a/ Group of general solutions and policies

- To formulate national policies on mineral resources, including lead and zinc ores, to ensure the sustainable development of the mining and metallurgical industry, which shall have such principal contents as protection, exploitation and rational use of domestic natural resources; intensification of processing of ores into metals; ban on export of crude ores and restriction of export of pure ores; orientations for use of imported mineral materials and crude products; and investment in the exploitation of lead and zinc resources in the regional countries.

- To comprehensively renew the management of mineral resources; to formulate and uniformly apply the system of management of mineral resources throughout the country.

b/ Group of specific solutions and policies

- Group of solutions and policies on lead and zinc resources:

+ To concentrate on evaluating and grading prospects of lead and zinc ore sites; publicly announce lead and zinc sites with good prospects and call for investment in exploration and exploitation thereof.

+ To enhance the protection of lead and zinc ores, including unexplored and unexploited ones.

+ In the course of operation, mining establishments shall have to make adequate investment in pre-mining exploration and exploration in adjacent and neighboring areas in order to increase ore reserves and prolong the life of mines.

- Group of solutions to market formation and development:

+ To form a domestic market for lead and zinc ores and products processed therefrom, and step by step integrate it into the world market.

+ To develop and popularize pricing methods for lead and zinc ores and pure ores and zinc oxide powder appropriate to the market mechanism, and encourage mining and working establishments to exploit, process and exhaustively use domestic ores, including also poor ores, with a view to thrifty using natural resources.

- Group of technological solutions:

+ To research, develop and manufacture mechanical machines and equipment for use in projects for pit mining of metal ores.

+ To organize research into and development of technological processes for efficiently processing (enriching) lead oxide, lead and zinc barite ores, and advanced technologies for lead and zinc purification, and receive and efficiently use transferred technologies.

+ To expand international cooperation, especially in the transfer of technologies for processing lead and zinc ores and working lead and zinc.

- Some other solutions and policies:

+ To reorganize the review and submission of reports on mineral activities (survey, exploration, exploitation, processing, trading and export of minerals); to take strong measures to handle organizations and individuals that fail to fully comply with current regulations on the periodical reporting obligation.

+ To reform administrative procedures for granting mineral activity permits to become more public and transparent.

+ To amend regulations on grading reserves and sizes of lead and zinc ore mines; to elaborate and promulgate the process of exploration of lead and zinc ores (especially in ore sites with a total reserve of C2 grade and forecast natural resources of P1 grade of under 10,000 tons of lead and zinc).

+ To elaborate and promulgate the process of exploitation of lead and zinc ores by pit mining method.

Article 2.- Organization of implementation

1. The Industry Ministry shall:

- Assume the prime responsibility for organizing the implementation of this planning, and coordinate with the Natural Resources and Environment Ministry, the Planning and Investment Ministry and provincial People's Committees in directing the implementation of this planning according to their assigned functions and tasks.

- Elaborate and promulgate the procedural process of pit mining of metal ores.

- Direct the Vietnam Coal and Mineral Industry Group in researching and elaborating technological processes of processing (enriching) lead oxide ore, lead and zinc barite ore (R&D subjects); expand international cooperation on training, scientific research and transfer of technologies for sorting lead and zinc ores and refining lead and zinc.

2. The Natural Resources and Environment Ministry shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, formulating national mineral resource policies.

- Enhance the specialized mineral inspection.

- Renew the management of mineral resources in general, direct the Department of Geology and Minerals of Vietnam in building and developing the system of management of lead and zinc minerals in the 2006-2010 period. Study and elaborate the process of optimal exploration of ore sites and ore bodies with C2-grade reserves and P1-grade natural resources of under 10,000 tons of lead and zinc metals. To review and standardize functions and tasks of geological federations and units.

- Reform administrative procedures for granting mineral activity permits to be more equal, open and convenient.

- Conduct on a trial basis the bidding of the right to exploit lead and zinc ore mines and sites in Na Hang ore area, Tuyen Quang province after the exploration of this ore area is completed.

3. The Finance Ministry shall:

Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Natural Resources and Environment Ministry in, formulating and promulgating policies on assurance of interests of localities engaged in protecting unexploited mineral resources; promulgating the regulations on setting up the insurance fund for risks of mineral activities, and a circular guiding the elaboration of selling prices inclusive of mineral resource tax.

4. The Planning and Investment Ministry shall:

Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Industry Ministry and the Natural Resources and Environment Ministry in, elaborating regulations on bidding of the rights to explore and exploit mines.

5. Provincial People's Committees shall:

- Work out plannings on minerals in their localities in line with the national mineral planning; organize and inspect the implementation of the planning on lead and zinc ore resources in their localities.

- Enhance the protection of lead and zinc ore resources; inspect and scrutinize mining establishments; reorganize mineral exploitation, processing and trading activities in their localities.

Article 3.- This Decision shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People's Committees of provinces where exist lead and zinc ore resources shall have to implement this Decision.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 176/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất